Luật cho vay nặng lãi

Hôm trước, thằng con hỏi có nên gom tất cả các nợ, mượn tiền đi học thành một. Mình nói nên nếu tiền lời ít hơn thì thằng con đưa ra cái đơn xin gom các nợ lại mà có công ty nào bắt nó trả tiền công $799 với số tiền $39/ tháng cho 240 tháng hay 20 năm khiến mình thất kinh, bảo nó viết thư huỷ hợp đồng này.

Nó đi học, được mượn 25% tiền học phí nên sau 5 năm nợ đâu $27,000. Vì mỗi năm mượn một ít và tuỳ theo tiền lời năm đó nên có thể gom hết số nợ để trả một lần cho khoẻ nhất là sáng nay chính phủ mới hạ lãi thấp xuống 1/2 phân.

Mình nói nó đem máy tính ra, loại tài chánh. Kêu nó bỏ các số vào sau đây:

N
I/YR        
PV
PMT
FV
240
58.57
799
-39
0
N= số lần phải trả, 240 tháng
I/YR = tiền lời mỗi năm
PV = số tiền mượn (present Value) 
PMT = số tiền trả hàng tháng (payment)
FV = tiền sẽ còn trong tương lai (Future Value)

Đọc con số tiền lời 58.57% khiến nó thất kinh, run lẩy bẩy. Tổng cộng 20 năm đóng tiền lời cho số nợ $799 là $9,360. Chúng còn mất dậy, bỏ thêm là nếu trễ 1 ngày sẽ đóng phạt $35, 90% số tiền trả. Mình tính để viết cho tiểu bang Cali nhưng giấy hôm nay bận quá. Vì họ vi phạm luật “usury interest” của California có 10% tối đa. Các công ty thẻ tín dụng có thể lấy tiền lời đến 22% đây họ chơi đến 58.57%. Để tuần tới mình sẽ viết cho tiểu bang Cali, để họ không lợi dụng mấy sinh viên mới ra tường, không hiểu ất giáp gì cả về tài chánh, bị lừa.

Cái nguy hiểm là chúng ta đi học đại học nhưng họ không bao giờ dạy về tài chánh để khi ra đời không bị vấp phải những cảnh bị bọn tài chánh làm tiền ngon xương. Họ lấy công $799 với tiền lời tổng cộng lên tới $9,360.

Nếu ai cho vay nặng lãi thì khi bị thưa thì sẽ xem như mất cả lời và vốn. Toà sẽ cho không người mượn nợ không cần phải đền trả gì cả. Thường thì các người nghèo không hiểu gì về tài chánh nên chỉ nghĩ đến số tiền mà họ trả hàng tháng thôi. Thằng con nghe nói chỉ trả có $39/ tháng còn số tiền nợ mấy chục ngàn được xoá bỏ. Họ nói như chính phủ cho không vì dạo này ông Bernie Sanders hô hào, nếu đặc cử ông ta sẽ xoá nợ cho sinh viên hết nên nó tưởng thiệt. Ký

Thằng con có thể tự xin gom tất cả các nợ để trả nhưng có đám cứ lợi dụng vì chúng kêu là bỏ hết các nợ khiến thằng con tưởng thiệt nên ký cho họ làm. Đó là nói láo để bắt thằng con, tưởng thiệt là được bã nợ ký cái nợ 20 năm.

Tuần sau, mình rảnh sẽ giúp nó lo vụ này và con gái nữa.
Chán Mớ Đời 

Nhs

Thời sinh viên

Mỗi ngày đi tập, mình hay đi ngang một tiệm cà phê hay quán trà sữa mà đa số gần như 95% là du học sinh từ Việt Nam. Lý do họ nói tiếng Việt và ăn bận khá đặc thù như mang dép kéo lê thê như mình ngày xưa thay vì mang giày bata như nhóm trẻ á đông ở đây.

Mình thấy họ ngồi lướt sóng hay làm bài chi đó không rõ, bên cạnh lúc nào cũng có ly trà sữa hay cà phê hoặc thức ăn. Phía ngoài thì có mấy bàn, mấy cậu sinh viên của đại học OCC, nơi mà điệp viên nằm vùng Phạm Xuân Ẩn từng theo học hay ngồi đánh bài, đánh đàn hát hò. Lâu lâu thì thấy có một đầu tóc vàng hay tóc quăn, chắc bạn của họ ngồi chung. Theo mình đoán chắc họ ăn ở đây và học bài luôn, chỉ về nhà ngủ khi tiệm đóng cửa.

Mình đoán là con đại gia ở Việt Nam sang du học vì thấy họ đi xe láng cóng nhưng cũng thấy trong mấy tiệm ăn Việt, nhiều du học sinh đi làm chui. Gia đình chắc cũng đủ tiền cho du học nhưng phải đi làm thêm để có tiền xài, khác với mấy cậu ấm cô chiêu ở tiệm trà sữa. Ai khôn mở quán này cho sinh viên du học giàu vì mình thấy đông lắm, độ 30-40 người. Mỗi người tốn 1 ly trà sữa và món ăn tối hay trưa là cũng đi đong $20, mỗi ngày cũng có lợi nhuận từ $2,000-$3,000.

Sinh viên ngoại quốc ở Hoa Kỳ có thể đi làm nhưng ít giờ chẳng bù lại khi mình mới qua Pháp, muốn đi làm phải có giấy được phép đi làm (permis de travail) nên không tìm được việc làm hay phải đi làm chui, chủ trả rẻ bằng tiền mặt. Đến khi Sàigòn đầu hàng thì xin vào tỵ nạn, mới được đi làm chính thức.

Nhớ lần đầu tiên đi làm ở bên Tây, hãng không biết trả lương cho mình bằng cách nào vì không có an sinh xã hội hay giấy tờ đi làm. Lý do họ mướn mình, vào giờ chót, có một tên đăng ký đi làm, nổi hứng kêu bận đi không được. Tên Tây quen từng sang Việt Nam, chạy lại phòng trọ của mình vào lúc 6 giờ chiều, may quá mình ở nhà. Hắn hỏi muốn đi làm 1 tuần ở La Clusaz không, theo một đoàn thanh niên đi trượt tuyết trên núi. Bổn phận mình là phụ hai tên đầu bếp, rữa chén bát, chùi cầu tiêu. Mình chả hiểu ất giáp gì nhưng nghe có việc làm là cứ gật đầu như gà nuốt dây thung.

Hắn kêu mình lấy cái túi đựng áo quần, rồi hắn dắt mình ra nhà ga Lyon mà ông Cung Trầm Tưởng làm thơ đủ trò, tả về chia tay cô gái đầm nào đó. Vừa lên xe lửa là xe khởi hành. Hú vía. Đi làm 1 tuần trong colonie de vacance mà tây nhà giàu gửi con lên núi trượt tuyết vào mùa đông. Về lại Paris thì công ty hỏi mình giấy tờ, không có. Cuối cùng họ cũng trả nhưng không nhớ bằng cách nào. Dạo ấy Sàigòn mất thì sổ thông hành của mình vô hiệu lực như không có. 

Sau này, gặp nhiều tên du học sinh ở âu châu thời đó, kêu là sau 75, Hoa Kỳ cho họ di dân sang. Mình không biết vụ này, nếu không đã đi mỹ thời đó thì chắc nay, giàu to. Mất 12 năm lang thang ở âu châu làm người vô tổ quốc, vô gia đình, vô thê tử. Chán Mớ Đời 

Bù lại thì mình có 12 năm đẹp nhất đời mình, đi quá giang xe khắp âu châu và Bắc phi. Vẽ tranh bán cho thiên hạ, sống qua ngày vào mùa hè, làm tiền nhiều hơn đi làm hè, với lương tối thiểu lại được biết xứ này xứ nọ, quen nhiều người bạn mà đến nay vẫn còn liên lạc. Sau này, lên năm thứ 3 thì  ông thầy kêu mình đi vẽ cho văn phòng ông ta nên có đồng vô đồng ra, gửi về cho mẹ, nuôi mấy đứa em và ông cụ trong trại cải tạo.

Có cuốn phim nói về một ông Tỵ nạn, vô tổ quốc, gốc Ba-tư, tên Mehran Karini Nasseri, đến phi trường Charles de Gaulle và không có chiếu khán để đi nước khác nên sống từ tháng 8 năm 1988 đến tháng 7 năm 2006. Ông ta có kể về cuộc đời ông ta qua cuốn “the terminal Man” và đã được dạo diễn Steven Spielberg đưa lên màn bạc với Tom Hanks đóng vai chính.

Ông tỵ nạn gốc Ba-tư, sống 8 năm trời ở Terminal I
Khi nhận được tiền lương đầu tiên, mình ghé vào một quán ăn việt vì thèm cơm Việt Nam quá sau mấy tháng ăn đồ tây. Nhìn vào thực đơn, tim mình muốn ngưng đập. Giá tiền một tô bún bò hay phở đều gấp 20, 25 lần ở Việt Nam. Cuối cùng thấy món bún bò rẻ nhất, giá 2 giờ làm việc của mình nên kêu. Tên bồi bàn người Việt hỏi “c’est tout “ mình gật đầu. Tên này bỏ đi miệng lằm bằm chi đó, khinh bỉ mình. Mình đoán là một tên thân cộng. He he he

Khi tên này bưng ra tô bún bò, mình lại quặng ruột, một chén bún bò chớ không phải tô bún bò Huế thường ăn ở Đàlạt. Giá xem như gấp 40 lần tô bún bò ở Đàlạt. Hôm ấy, mình liếm hết cái chén bún bò, có ớt mình cũng ăn dù rất sợ cay cho đáng đồng tiền bát gạo. Mẹ kiếp 1 bát bún bò bằng 4 chục tô bún bò Đàlạt. 

Từ đó sợ hết dám đi ăn tiệm Việt Nam đến khi đi làm bồi ở tiệm Việt thì tha hồ ăn bún thịt nướng. Có bà vú trong nhà ông Dương Văn Minh, không biết sao lại sang Tây rồi mở tiệm ăn nhỏ có 4 cái bàn trong khu St Severin, bán thức ăn rẻ nên mình bò lại ăn. Một hôm, không thấy thằng con bà ta làm bồi bàn mà khách thì đông nên mình đứng dậy, giúp bà ta bưng thức ăn và gọi món. Sau hôm đó, bà ta kêu thằng con, không chịu học, đi đánh bài, cuối tuần nó đi chơi, nhảy đầm hay đánh bài nên cuối tuần ghé lại giúp bà ta hầu mấy thằng tây con đầm, con cháu thực dân thì mình đồng ý, được ăn cơm miễn phí. He he he

Có hôm, bà ta trả 100 franc mỗi buổi tối, bà kêu ở lại phụ đến khi Métro đóng cửa. Mình kêu taxi về thì tốn 120 franc xem như lỗ vốn nên từ đó, cứ ở lại trễ thì đi bộ về nhà, cũng mất đâu 5, 6 cây số vào mùa đông gió lạnh hay tuyết rơi.

Cái mất dạy với tây đầm là khi đi ăn với chúng, chúng gọi rượu đắt nhất mà mình không uống rượu nhưng khi trả tiền thì chia đồng đều. Mình xin làm người bạn quý bất đắc dĩ, trả tiền uống rượu cho tây đầm, con cháu thực dân. Thù nước thù thực dân của mình mới phát hiện ra khi sang Tây.

Chiếu khán của mình là sinh viên nên phải ghi tên học trường Alliance Française được một tháng để làm giấy tờ lưu trú. Sau đó đi làm chui từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Đi xe Métro về tới nhà vào nữa đêm nên chả biết trời trăng gì về Việt Nam, đến khi một hôm, chủ kêu đi giao hàng cho khách hàng bằng Taxi, tên tài xế hỏi mình người xứ nào, nói Việt Nam, hắn kêu là sáng nay, đám thân cộng chạy vào toà đại sứ Việt Nam Cộng Hoà, đập phá dương cờ cộng sản. Đó là 30/4/1975 của mình. Chán Mớ Đời 

Đi làm thì không được mà niên học đã học nữa năm. Bên tây dạo ấy chỉ có học nguyên năm như ở Việt Nam, không có kiểu như ở Mỹ, từng khoá tam  cá nguyệt. May là chưa vào học vì không biết tiền đâu sống vì sau 3 tuần lễ ở Pháp là mình mất liên lạc với gia đình suốt 2, 3 năm. Sau này cậu Mạnh, con ông bà Phúng, tiệm Hiệp Thạnh ở đường Duy Tân về thăm Việt Nam, mới nhận được lá thư đưa tay của dì Thanh, kể gia đình bình an, bố mình thì Việt Cộng bắt ở tù, lên án 18 năm cải tạo.

Thấy du học sinh ngày nay sướng. Ăn uống tại quán trong khi mình khi xưa đi ăn ở quán cơm đại học, 5 quan pháp một bữa, ngày hai bữa. Sáng nhịn đói. Đi ăn cơm đại học thì mình bắt chước tây, mua chai sữa uống cho có chất bổ, ai ngờ bị đi cầu ná thở, dần dần quen nên cũng đỡ. Cuối tuần thì chạy xuống Cité universitaire, khu ký túc xá của sinh viên để ăn. Chỗ này thì đám thân cộng khá đông nên không dám hỏi chuyện đám mít da vàng.

Sau này có quen một tên sinh viên người Thái Lan, ở đây nên hay ghé phòng nó ăn cơm và tắm rữa vì phòng trọ của mình là phòng ô-sin (chambre de bonne) nên không có phòng tắm, cầu tiêu chi cả. Muốn đi cầu thì ra ngoài hành lang có cầu công cộng như xóm mình khi xưa ở Đàlạt. Hè thì nóng như thiêu đốt nên ra đó tắm nước lạnh. Mùa đông thì đi từ cũng phải bận mấy chục cái áo, lạnh teo chim và đi bơi ở đại học hay đá banh để được tắm. Kinh

Sinh viên tây đầm có trò ăn trưa xong chúng phải uống cà phê, chém gió hay chém tuyết nhưng mình không có tiền nên đành khất, lấy cớ đi vẽ. Trời mùa đông giá lạnh, cũng phải bò ra bờ sông Seine để ngồi vẽ hay đi viếng các nơi triển lãm tranh, nghệ thuật.

Đi học kiến trúc thì mỗi cuối tháng hay hai tháng một lần, tuỳ đồ án. Gần ngày nộp bản vẽ của đồ án thì mấy tên đàn anh kêu bọn đàn em, sinh viên mới vào (nouveaux) phải thức khuya để phụ chúng vẽ hay làm maquette. Được cái mình thích vụ này vì được tụi đàn anh bao đi ăn tiệm nên ăn thả dàn. Lao động vì miếng ăn dù có tồi tàn đi chăng nữa. Đói là ăn. Đó là những lần mình được đi ăn tiệm loại sang 1 tí, và tìm hiểu về thức ăn của tây vì đám tây đầm giải thích cho mình, món này của vùng nào, uống với rượu nào,…bú xua la mua.

Sinh viên kiến trúc hay thức đêm để vẽ thường được gọi là “charrette” vì trong trường có mấy ateliers nhưng ngoài trường cũng có những atelier khác nên đúng 12 giờ ngày nộp đồ án, thì có một ông tây đi xe thổ mộ ngang các atelier ở ngoài trường để lấy bản vẽ của sinh viên nộp đem về trường nên họ cho một sinh viên canh me, khi nào chiếc xe thổ mộ gần đến thì chạy kêu “charrette”, để cha con ngưng vẽ, bê mấy bản vẽ ra nộp nếu không là hết được phép nộp là ngọng. Thông thường một sinh viên kiến trúc mất 10 năm mới ra trường, cho nên khi mình chỉ mất 6 năm được xem là một trong những người ra trường sớm nhất.

Mình thèm ăn cơm tây dạo đó nên charrette nào cũng có mặt mình nhưng nhờ vậy mà sau này mình học hết mấy cái mánh vẽ sao cho choáng của đàn anh nên đi xứ nào cũng kiếm được việc làm. Cứ kêu cựu sinh viên trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris là cha con nể rồi. He he he

Dạo mới vào đại học, mình có liên lạc được với một tên học chung khi xưa ở Đàlạt. Hắn rũ về đại học Orsay chơi với đám sinh viên Việt Nam. Mình bò xuống nhưng hoá ra chúng tổ chức nhảy đầm. Mình là dân quê nên ngồi một cục rồi về. Dạo ấy, mất tin tức gia đình, Sàigòn mất nên mình cũng không hứng thú nhảy đầm múa đôi.

Sau này, gặp ông thuyền trưởng của Hải quân pháp ở hội cựu chiến binh viễn chinh tây mà người ta có làm phim về cuộc đời ông ta, từ Việt Nam đến Bắc phi qua phim “le crabe Tambour” đoạt giải Cesar đủ trò. Ông ta tham gia OAS, nhằm ám sát de Gaulle, bị bắt ở tù. Ông ta khuyên mình nên tránh gặp các sinh viên Việt Nam. Lý do là khi họ tụ tập lại thì cứ khóc than về cố hương, làm nản chí cuộc đời, quên cả học hành.

Dạo ấy cứ nghe Khánh Ly hát bài “người di tản buồn” là Chán Mớ Đời, hết muốn làm gì hay bài “chút quà cho quê hương” của Việt Dũng là khóc. Ăn món ngon của Tây cũng nghĩ đến gia đình ở Việt Nam, ông cụ trong trại cải tạo nên mình hiểu ý của ông “le crabe Tambour” nên trốn người Việt. Sau này, đi Ma-rốc, ông ta có giới thiệu mình thằng cháu làm cooperant bên đó. Đám ma ông ta thì mình ở Hoa Kỳ nên không về được, nhất là chỉ biết sau này.

Sau này gặp lại nhóm du học sinh xưa thì đa số bỏ học đi làm hết vì không được gia đình tiếp tế tài chánh sau 75. Chúng còn nói móc mình; chào ông kiến trúc sư. Chán Mớ Đời 

Nói cho ngay các cậu ấm cô chiêu về Việt Nam, dù học OCC cũng le lói, lên làm cha thiên hạ nhưng nhóm du học sinh đi làm thêm, thì chắc sẽ tìm cách ở lại Hoa Kỳ vì về Việt Nam, chả làm gì được ngoại trừ làm việc cho công ty nước ngoài.

Nghĩ lại thời sinh viên nghèo đói, cũng vui. Ngày lễ, tiệm cơm đại học (resto-U) đóng cửa thì mình nấu cơm bằng cái lò ga đi cắm trại rồi, mở một lon cá mòi ma-rốc, ăn ngon nức nở con gà tây hay mua ổ baguette và phong sô-cô-la, kẹp bánh mì ăn cho có sức để học. Vậy mà cũng ra trường được.
Xong om

Nhs 

Ich Bin kein virus


Hôm nay, đọc bài báo đức ngữ https://www.sn.at/  có bức ảnh một người phụ nữ á đông, đi xe điện ngầm ở thành Wien, Áo quốc, cầm cái bảng đề “Ich Bin Kein Virus” cộng những bình luận và các người gốc tàu sinh sống tại đây lên tiếng về sự kỳ thị khiến mình nhớ đến bài tiểu luận Ich war, Ich bin, ich werde sein“ của một nhà cách mạng cộng sản quốc tế, Rosa Luxemburg. Thật ra câu này lấy từ nguyên văn của Die Revolution sagt ich war, ich bin, ich werde sein “ trong bài “Die Ordnung herrscht in Berlin “ đã được đăng trên tờ báo Die Rote Fahne hơn 100 năm về trước.

Mình rất khâm phục cô bé tên Saya, 27 tuổi này, dám đơn thân độc mả, cầm cái bảng để nêu lên vấn đề kỳ thị chủng tộc ở Âu Châu, nhất là Áo Quốc và Đức Quốc có tiền án, kỳ thị và sát hại hơn 6 triệu người Do Thái. Cho thấy phụ nữ can đảm hơn đàn ông như mình thì cúi mặt đi tỏng tiếng chửi thề của bọn kỳ thị.

Die 27-jährige Wienerin Saya machte mit ihrer Aktion auf Diskriminierung asiatischer Menschen infolge des Coronavirus aufmerksam. Fälle von Anfeindungen und gar Gewalt häufen sich auch in Österreich.


Dạo mình ở âu châu thì giới trí thức hay nghệ sĩ thường dùng cụm từ này trong văn học hay nghệ thuật thiên tả. Ich Bin Kein Virus là một đề tài khá hấp dẫn để vẽ tranh hay khắc tượng để đánh dấu lại thời đại hôm nay. Mình đoán ông nghệ sĩ tàu Ai Wei Wei sẽ làm một tác phẩm nghệ thuật về vi-rút corona.

Bệnh dịch Corona dấy lên khắp nơi trên thế giới đưa đến sự lo âu, thậm chí tẩy chay người gốc á đông sinh sống tại các nước tây phương cho dù họ sinh tại các xứ này. Ở Cali, có một học sinh á đông ho trong lớp, khiến ông thầy kêu lên phòng y tế, dấy lên tiếng nói kỳ thị đủ trò.

Ở Luân Đôn, trên đường lớn Oxford, có một du học sinh từ Tân-gia-ba bị đánh bầm mặt trước khi cảnh sát đến vì vi-rút cho thấy sự lo sợ vô hình sẽ khiến người ta kỳ thị và bạo loạn.

Trên tờ The Economist sáng nay cho  thấy Đức quốc là nơi nhóm cực hữu kỳ thị chủng tộc đánh đập, bạo hành người thiểu số nhiều nhất.
The Economist, hôm nay 
Đọc trên mạng, thấy người Việt viết hay đưa tin thoá mạ người Tàu, kêu cho họ chết đáng đời nhưng đối với người tây phương, không phân biệt được người á đông, đối với họ là người Tàu. Nghe nói bên tây, người Việt bị kỳ thị dù vỗ ngực kêu “tôi không phải người Tàu”. Mình có xem một cơ-líp bằng pháp ngữ, trong xe điện ngầm có một bà đầm, chửi một cặp á đông, kêu họ trở về xứ họ rồi mấy người da trắng khác can thiệp, kêu họ đừng xuống bến,… đọc còm thì có người cho biết là một phim ở Bỉ, đóng để hướng dẫn dân họ đừng có kỳ thị người á châu. Cho thấy xứ nhân bản, họ tìm cách chận đứng sự kỳ thị thay vì bỏ dầu vào lửa.

Nói cho cùng người Tàu bình thường cũng là nạn nhân của một chế độ độc tài, chỉ có đám cầm quyền mới đáng trách, chê bai. Nếu nghĩ xa hơn chút nữa thì thấy Trung Cộng họ gian ác, cách ly nguyên thành phố mấy chục triệu dân, thậm chí họ có thể hy sinh mấy chục triệu người đó để bệnh dịch không lân lan rộng hơn. Nếu họ không gian ác, ép buộc người dân của họ tự cấm cung thì có thể nay bệnh dịch đã lần tràn khắp nơi còn nhiều gấp bộ phần ngày nay.


Lại có nhiều thuyết âm mưu đủ trò, kêu gọi lật đổ nhà nước cộng sản bên tàu. Người thì nói do chính Trung Cộng sản xuất vi-trùng này để tiêu diệt các nhóm người chống đối, còn ai theo đạo thì kêu là ngày phán xét sắp đến, tu mau kẻo trễ nên không biết tin ai. Cho thấy thời đại a-còng tin tức đủ loại, mình chỉ tin vào những gì mình thích tin thôi vì có đủ loại tin tức về bệnh dịch.

Nghe nói người Việt ở Cali, đi chợ mua hết nước để trữ, phòng bệnh bị cách ly,… mình theo dõi vụ này thì thấy tin đồn khá nhiều, tin giả đủ trò và thiên hạ cứ muốn mình là người đưa tin sớm nhất, là phóng viên chiến trường của nạn dịch này rồi 1 đồn 10, đồn 100 khiến không biết đâu là bến bờ. Nhà mình có máy lọc nước nên không cần phải dự trữ nước. Vợ mình hay mua nước khi có khách nhưng nay bổng thấy mấy người bạn, rót nước lọc từ máy uống nên đỡ phải đi mua chai nước cho họ dùng. Có người còn hỏi mình mua máy lọc ở đâu.

Thiên hạ chạy đi mua khẩu trang khiến mình buồn cười vì vi-rút đâu có sợ khẩu trang. Mà đeo khẩu trang thì vi-rút vẫn bám vào áo quần. Muốn chắc ăn thì phải dùng khẩu trang loại chuyên nghiệp của các chuyên viên phá nhà hay thợ sơn thì mới có thể phòng ngừa được vi-rút vào mồm hay hơi thở. Loại này tốn mấy trăm đô. Lại phải bận độ bảo vệ, khi về nhà phải quăn sọt rác trước khi vào trong nhà.

Nhà ở Hoa Kỳ xây trước 1978, đều được sử dụng chất hoá học Asbestos mà ngày nay người ta khám phá ra gây nên bệnh ung thư. Các người thợ làm nghề xây dựng về già bị bệnh có cái tên khá dài nhưng xem như bị ung thư. Họ thưa kiện đủ trò nên khi phá nhà là làm chất Ásbestos vở ra thì chất này bay lên không gian. Người ta không muốn thợ hít vào các chất độc nên phải mua một cái mặt nạ chuyên nghiệp để đeo và phải bận áo quần, bận xong quăn giỏ rác đặc biệt để được chở qua tiểu bang Arizona để bỏ rác vì ấy có chỗ đặc biệt chứa loại rác này.

Khi mình mua nhà, việc đầu tiên là mình thay hệ thống sưởi và các thứ mà có chất asbestos để khỏi bị lo ngại về sau. Mua nhà hay mướn nhà, người ta cần đưa cho người mua nhà và người mướn nhà ký giấy tờ là có báo cho họ biết về ngôi nhà có khả năng có asbestos và chất chì trong nước sơn. Con nít mà ăn sơn có chất chì là họ kiện mệt thở.

Mình phải đi học mấy vụ này để được cấp phát chứng chỉ để xây nhà, sửa nhà, nếu không thợ có thể thưa kiện mình chết bỏ. Do đó khi sửa chửa nhà mình đều phải có mặt, theo dõi, chụp hình ghi lại để làm tài liệu. Thiên hạ bàn tán xôn xao đủ trò trên cái khẩu trang mua ở Home Depot, không thực tiễn.

Khi thợ phá nhà hay sơn, thường họ che kín căn nhà hay căn phòng, thậm chí đừng để bụi bặm qua hàng xóm vì có thể bị thưa kiện. Họ bận đồ trùm từ đầu tới chân, rồi mở cửa đi qua phòng bên, có máy hut bụi ra một cái máy riêng để sau này được đem qua Arizona đổ. Có những giai đoạn của quá trình do bộ y tế đưa ra để thay đồ để khỏi bị nhiễm trùng,.. Đây thiên hạ nghĩ mang khẩu trang là tránh được bệnh nhưng áo quần và tay chân vẫn có thể bị vi-rút lần qua, về nhà cởi khẩu trang ra là là hít vào. 

Mình thấy hình ảnh ở Việt Nam, có cán bộ hay công an đưa cái súng nhiệt kế, bắn tia vào người để xem nhiệt độ, chỉ đeo có một khẩu trang thường khiến mình buồn cười mà nếu các chuyên viên y tế ngoại quốc mà xem lại càng giúp họ Chán Mớ Đời thêm.

Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có trên 60,000 người chết vì bệnh dịch cúm mà không ai đá động hay 80,000 người chết vì uống thuốc do y tá theo toa bác sĩ tại nhà thương,… nay chỉ mới có 7 ca chết tại một viện dưỡng lão là báo chí la lối um xùm để bán quảng cáo trên đài truyền hình hay các mạng xã hội.

Vấn đề là các chính trị gia nhảy vào, lợi dụng thời cơ chính trị hoá vấn nạn này. Khi chính phủ ra lệnh phong toả, cách ly, cấm người di dân lậu thì họ la lên, cho là phản lại quyền làm người,...rồi khi cho vào không phải khám xét rồi bị dịch thì người ta lại chửi tại sao không cách ly, ngăn chận trước ở biên giới hay sân bay. Chán Mớ Đời

Mình được biết là khi người ta di dân hợp pháp thì phải qua một cuộc khám nghiệm y tế, chụp hình phổi,...để không đem bệnh lạ vào Hoa Kỳ. Nay một người di dân bất hợp pháp bị bắt tại biên giới thì người ta cần cách ly để khám nghiệm y tế, giấy tờ,... khi xưa, xin chiếu khán đi Tây du học, toà đại sứ tây bắt mình phải đi khám nghiệm, chụp hình phổi đủ trò để nộp cho họ trước khi đóng dấu chiếu khán.

Bên tàu nay họ bắt đầu sử dụng truyền nước biển sinh tố C (IVC) cho bệnh nhân. Mình có thấy hình ảnh hai chiếc xe vận tải chở mấy chục tấn IVC đến Vũ HÁn. Điều lạ là ông tiến sĩ Andrew Saul, người thành lập mạng Doctoryourself.com cho biết là tài khoản của ông ta trên Facebook, đưa tin về sinh tố C, có thể giúp hệ thống miễn dịch mạnh lên thì bị kêu là đưa tin tào lao nên ông ta sợ bị Facebook khoá tài khoản nên kêu ai theo dõi tin tức của ông ta nên thành lập tài khoản bên WeMe.com để theo dõi.

Mình cũng chia xẻ trên trương mục của mình thì Facebook cũng khoá luôn. Có lẻ các công ty dược phẩm tìm cách chận đứng các tin tức khả tín về bệnh dịch này để họ bán thuốc. Cứ công ty nào kêu đã tìm ra loại chích ngừa là cổ phiếu của họ lên như diều. Vụ này sẽ đem lại cho các công ty dược phẩm rất là nhiều tiền. Họ cần làm người dân hoang man lo sợ, khi thời cơ chín muồi thì họ sẽ đưa ra thuốc ngừa. Xong om

Thấy có ông bác sĩ gốc tàu, ở Houston, và các bác sĩ trong một hiệp hội về sinh tố C, liên lạc với ông tiến sĩ Saul, để giúp bên tàu vụ IVC. Có thể nhờ vậy mà dạo này số người lây truyền bị nhiễm trùng bớt lại. Thuốc tây được bán ở Hoa Kỳ và âu châu đều được sản xuất tại Trung Cộng.


Lý do là người ta chữa trị bệnh đậu mùa hay các bệnh khác như ung thư bằng sinh tố C và người tìm phương cách này đã đoạt 2 giải Nobel nhưng sinh tố C thì không làm ra tiền nên bác sĩ và nhà thương đều quên vụ này, kêu bà con uống thuốc hay chích ngừa thì họ mới làm ra tiền. Mình có giải thích vụ này trong bài “đừng sợ ung thư”.

Nếu bác sĩ gia đình có nhận làm truyền sinh tố C (IVC) thì nên làm để giúp giết các tế bào lạ. Còn không thì uống sinh tố C, tốt nhất là dùng liposamol vitamin C vì họ dùng chất béo để đưa sinh tố C vào trong máu tiện hơn. Có điều thuốc này rất đắt so với thuốc viên. Thuốc viên thì bị acid của dạ dầy tiêu hủy nhiều nên phải uống nhiều vì vào cơ thể có đâu 7-30% tùy loại sinh tố C. Mình còn một số sinh tố C nên uống cho xong rồi sẽ dùng liposamol vitamin C vì thuốc viên mình phải uống đến 6-10,000 mg mỗi ngày. Khi cảm thấy bị khó chịu thì uống nhiều hơn.

Ich Bin kein virus, Ich Bin schwarze Farbe

Sơn đen nhưng tâm hồn sơn trong trắng
Nhà sơn nghèo phơi nắng sơn đen

Nhs

Âm nhạc một thời Đàlạt xưa

Tuần này, trong cuộc họp mặt Toastmasters, có tiêu đề về các thế hệ tại Hoa Kỳ, một ông nói về những bài hát mà ông ta ưa thích thời trẻ nên khi lái xe, mở nhạc của đài vệ tinh Sirius để nghe lại Elvis Presley, Louis Amstrong,…. ông ta cho rằng âm nhạc đánh dấu văn hoá, biến chuyển của mỗi thế hệ của chúng ta, khiến mình nghĩ đến những bài ca với bao kỷ niệm mà mình yêu thích từ khi còn ở Việt Nam.

Ở Việt Nam thì mình có nghe nói đến nhạc cổ điển tây phương nhưng chưa bao giờ được nghe, còn các ban nhạc trẻ ngoại quốc như “The Beatles, Rolling Stones,….” thì chỉ nghe đám học chung trường nói nhưng chưa bao giờ được nghe, cho thấy mình thuộc loại ngu lâu dốt bền. 

Đi học thấy chúng cầm mấy đĩa hát 33 hay 45 vòng, cho nhau mượn. Nhà mình có một cái máy quay đĩa nhạc hiệu National, mua ở tiệm Công Đồng, ở đường Minh Mạng, đối diện tiệm giày Việt Hưng. Có mấy đĩa nhạc mua ở tiệm Hiệp Thạnh, đường Duy Tân. Hình như dì Thanh, nay ở Úc, bán không được mấy cái đĩa cải lương 78 vòng nên có cho mình đem về nghe. Do đó mà mình mê cải lương từ bé đến nay. Mình mê Út Trà Ôn còn hơn mê kẹo kéo.

Tết Mậu Thân, Việt Cộng vào, bom mỹ thả trên số 4, gia đình dì Ba Ca chạy tản cư xuống nhà mình. Tối tối, sau khi ăn cơm, 2 gia đình ngồi quanh cái máy quay đĩa để nghe đài BBC rồi sau đó mở đi mở lại mỗi ngày cái đĩa hát duy nhất mà ông cụ mua để ăn Tết. Đó là đĩa của ban AVT với những bài như “3 bà mẹ chồng, em tập vespa “ khiến mình nhớ lời đến ngày nay vì được nghe đi nghe lại mỗi đêm suốt 2 tháng trời nghỉ học.

Hàng xóm mình có một tên học trên mình đâu 5 lớp ở Yersin. Qua nhà ông thần này thì thấy có máy đĩa hát nhỏ. Ông thần cho nghe nhạc tây với mấy ca sĩ như Sylvie Vartan, Dalida, Françoise Hardy,… nghe chả hiểu gì hết nhưng cũng gật gật đầu như ta đây hiểu biết, trình độ thẩm âm cực kỳ. Mình thích nhất là hắn cho xem mấy báo Playboy đủ trò còn nhạc nhiệt thì chả màng. He he he 

Mấy cái đĩa 78 vòng này chạy nhanh chóng mặt, mau làm mòn mấy cây kim nên hay bị hát cà lăm. Mình mê bài “tình anh bán chiếu” của Út Trà Ôn đến nay vẫn ngâm nga bên vợ “tình anh bán bơ trọn đời không phai”. À nói đến bơ, hôm qua thợ hái hết bơ trên vườn. 

Dạo này bơ đắt hơn mọi năm nên mình hái bán cho xong. Tên đại diện của công ty mua sĩ, cho biết là vào tháng 5 này, bơ của Mễ và Peru sẽ nhập cảng cũng một lúc nên không dám để dành bán sau này. Hái hết thì mới nhớ là con vi-rút Corona khiến quan thuế, có lẻ không cho bơ của Mễ nhập vào. Chắc mình lại bán sớm hơn, số trời không cho làm giàu.

Có mấy ông bạn già, đem phu nhân lên vườn chơi. Đi bộ có 200 thước là họ oải rồi. Thấy họ tung tăng, hăm hở đi hái trái khiến mình vui lây. Hôm trước, có anh chàng kia quen qua Facebook, cựu học sinh Adran, lên vườn với bà đầm, đem cưa đến tỉa mấy cây quít. Anh chàng này cho mình một ý tưởng là năm tới, đem rao bán quít cho mấy chùa để thầy cho Lộc các tín nữ. Mình có thể hái quít với lá để bán cho chùa. Tại mấy năm nay, cứ để bạn bè lên hái ăn cho đả. Mình hái về, ép nước cho vợ con uống. Ngon hơn nước cam nhiều.

Bạn học trường tây, chúng chê mình là khiếm khuyết văn hoá, âm nhạc. Nghĩ lại, có thể chúng chỉ nghe ai nói đến rồi tương lên mây để khẳng định ta đây là dân hiểu biết nhiều. Đàlạt dạo ấy có một ban nhạc có tên Rolling Wheels, nghe nói đánh cho phòng trà nào mà mình có dịp nghe họ chơi cho trường Văn Học một lần vào lễ tất niên chi đó ở rạp Hoà Bình.

Sau này, mình sang học Văn Học thì mới thấy đám học chung hay tụ lại hát với mấy cô vào giờ ra chơi. Có lần tên học chung lớp tên Phụng thì phải, dân ở Cầu Đất, đứng lên hát trong lớp bài “tôi muốn” khiến cả lớp hoan hô đủ trò. Mình hỏi tên ngồi bên cạnh, hắn nhìn mình như nhìn mọi cà răng căng tai, kêu mày không biết Elvis Phương và ban nhạc Phượng Hoàng sao? khiến mình suýt bị quê vì thiếu văn hoá, nông dân không được bồi dưỡng về âm nhạc hiện đại.

Mỗi lần ra chơi thì đám con trai con gái hay ngồi hát cho nhau nghe trong lớp. Thấy vui vui, nên mình hát theo, ai ngờ bị chúng chửi kêu hát như ngáp ruồi nên đành câm. Có thể chúng ganh tị với giọng ca của mình? Bọn con trai hay hát “ em tan trường về, anh theo Ngọ về,….” Rồi ré lên cười khiến mình không hiểu. 

Sau hỏi ra thì mới biết trong lớp có một cô tên Ngọ, em của anh Bôn đá banh cho đội tuyển Đàlạt, ở đường Phan Đình Phùng nên đoán là chúng đổi lời hát để chọc cô này. Ai ngờ sau này ra hải ngoại, đọc tài liệu mới khám phá ra là ông thi sĩ Phạm Thiên Thư, mê cô học trò nào tên Hoàng Thị Ngọ nên mới làm bài thơ, nhớ về mối tình nắng mưa bụi mờ của ông ta.

Mình thì may mắn hơn ông thi sĩ này, khi xưa tan trường mình không cần phải đi theo đối tượng, đi song song cho nói oai. He he he. Mình có kể vụ này qua “ngày xưa Fan thị” rồi.

Kể tới đây mới nhớ một tên Bắc kỳ, hay đi chơi với thằng Dân, đường Tăng Văn Danh. Tên này kể là kết một cô học sinh Bùi Thị Xuân, tên Nhung, thân hình khá đẫy đà nhưng có đôi mắt đẹp. Mình cận thị nên chỉ nhìn xa xa khi chạy xe, liếc cái rẹt. Hắn có chỉ mình một lần. Ngày nào, mưa nắng chi hắn cũng ra đứng ở ngay bùng binh Hải Thượng và Duy Tân, để chờ cô nàng đi học về. Nếu mình không lầm thì cô này ở cư xá Phạm Ngũ Lão, cùng cư xá với Bùi Thanh, Hàng thị Ngọc Hiền và Kim Liên, vợ thằng Đa bây giờ.

Xóm công chức này có nhiều cô đẹp ngày xưa, nay về mình chả nhận ra đâu vào đâu. Vợ thằng Đa, nữ sinh Couvent des oiseaux, la mình sao thời đó, không biết cô nàng khiến mình ngọng vì Đàlạt rộng mênh mông sao mình biết hết mấy cô gái đẹp. Được cái là vợ nó và đối tượng một thời, vẫn chưa bị thời gian làm phai mờ vẻ đẹp khi đã trên 6 bó. 

Dạo mình học Văn Học thì có màn ra chơi, thầy CBA có mở nhạc cho cả trường nghe. Mấy cuốn băng nhạc trẻ hay Trường Sơn của Duy Khánh,…thậm chí còn kêu học sinh hát hò, thâu băng rồi cho phát thanh trên đài vô tuyến điện Văn Học nên mình được bồi dưỡng chút ít về nhạc trẻ, nhạc việt hay nhạc ngoại quốc được dịch sang việt ngữ.

Dạo ấy có một tên trong lớp, chuyên viết thư cho đài phát thanh Đàlạt, chương trình nhạc yêu cầu mỗi tuần, hình như chiều thứ 6, để thân tặng các bạn học nên mình để tâm nghe đài phát thanh để nghe chương trình này. Mình nghe Ngô Văn Thuỷ nói nên mở radio hàng tuần. Nghe phát ngôn viên đọc PMC thân tặng các bạn học lớp 11 B Văn Học là mình thấy ấm người dù không chơi thân với tên này. Năm sau, hắn đổi sang ban A nên chỉ thân tặng các bạn học 12 A nên mình hết nghe. Sau này, về lại Đàlạt thì anh chàng này hay tổ chức họp mặt, cho mình gặp lại bạn học và thầy cũ nhất là đối tượng một thời của mình ở Đàlạt.

Thật ra nhạc ngoại quốc được du nhập vào Việt Nam, đa số là nhạc cũ của tây hay mỹ. Dạo ấy chưa có Internet nên mất thời gian lâu để sách báo ngoại quốc được chuyển sang Việt Nam, bán ở chợ trời cho nên đa số các bản nhạc đều mất 3-4 năm mới được thính giả người Việt nghe đến.

Hè năm chuẩn bị qua trường việt, mình có học hè ở trường Việt Anh. Cuối khoá, có văn nghệ bỏ túi trong lớp, ông thầy dạy hoá, học lớp tiếng Nhật buổi chiều với mình, hát bài Sakura, rồi đề nghị mình nói một tràng tiếng nhật vì không biết hát. 

Sau đó, có một tên ở đâu trong đường Hoàng Diệu, hình như tên Anh Dũng hát bài “mal” lời Việt, nghe là lạ vì hắn cứ rên “đau, đau, trời ơi đau,…” rồi cô học sinh Couvent des oiseaux hát, cũng bài này bằng tiếng pháp nghe phê hơn (Mal! Au fond du cœur, oui j’ai mal...). Đó là lần đầu tiên mình được thính thị nhạc trẻ thời đó thay vì mấy đĩa cãi lương. Đúng là gốc nông dân.

Năm 12 B thì mấy ông cha trường nhà dòng Trí Đức, ấp Xuân An, cạnh nhà thờ Con GÀ, có tổ chức đại hội nhạc trẻ học sinh liên trường, hình như tháng 11 hay trước Giáng Sinh. Mình làm trưởng lớp 12 B nên thầy CBA giao mình luôn vụ này, kêu mấy tên biết chơi đàn như Nguyễn Đình Tài, Trần Thiện Tân, trống như Hùng Con Cua thêm vài cô làm ca sĩ chưa có tên tuổi trong trường để thành lập ban nhạc của trường Văn Học để đi thi đua.

TRƯỜNG TRUNG HỌC TRÍ ĐỨC. NẾU MÌNH KHÔNG LẦM THÌ BAN NHẠC Ở LẦU 3, CẠNH CẦU THANG
Nghe nói con trai của Photo Hồng Châu, nay ở hải ngoại và có giữ rất nhiều hình ảnh của ông bố, quen bà cụ mình. Hy vọng có ngày sẽ gặp được để xem hình ảnh Đàlạt khi xưa. 
Mình thì chả biết gì về văn nghệ, chỉ có nhiệm vụ kêu réo thiên hạ rồi mỗi tuần dợt một lần ở nhà thầy CBA. Ai không có xe thì mình chở xuống. 

Rút kinh nghiệm năm trước, mình cũng bị học sinh trong lớp bầu làm trưởng lớp thay vì Đoàn Thị Hường nên phải tham gia ban hợp ca của trường. Mình hát như con dê đực, bị ông thầy Ẩn dạy nhạc thì phải, la hoài khiến bị quê mấy cục. Sau này, phát hiện ra đồng chí gái thì cô nàng kêu giọng anh rất tồi, muốn lấy tui thì làm ơn đừng có hát. Cuối cùng đi hát thi liên trường, ở trường Bùi Thị Xuân thì phải, nhân dịp giải thể thao học đường Đàlạt, ban hợp ca Văn Học về áp chót. Ai nấy cũng nói tại thằng Sơn nhưng hôm đó mình được ông thầy kêu là không được hát, cứ đứng phía sau cho có vẻ xôm trò. Chán Mớ Đời 

Ngày đi thi đấu nhạc trẻ vào buổi chiều ở trường Trí Đức, khán đài thì ở lầu 2 Hay lầu 3, cạnh cái cầu thang. Khi tập thì thằng Tân đánh Bass với đàn 6 dây, đến khi đi thi thì nhà trường và ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn đàn hết nhưng đàn Bass của ban tổ chức lại có 4 dây nên ông thần Tân không biết đánh nên loạng quạng khiến cả ban nhạc chới với. Lúc tập thì hăng say lắm, còn tính chuyện phăng nhưng khi lâm trận, thằng Tân bị hoảng tiều nên ban nhạc chơi cực quái. Mình đứng dưới sân trường nghe bà con đi xem phê bình đủ trò. nhất là ban nhạc chơi bản Mustapha, một dân ca ả rập được đặt lời lại bởi Bob Azzam , mà hồi bé mình hay nghe “chérie, je t’aime, chérie je t’adore,... » mà con nít trong xóm hay nghêu ngao “cái đít ba tàu thằng nào cũng như thằng nấy...”. 

Xem như hôm đó ban nhạc Văn Học chơi bị bể dĩa dù có chị Hường, ban C hay A chi đó, nghe nói là ca sĩ đài phát thanh Đàlạt, hát bản nhạc chi mà có “tóc mai sợi vắn sợi dài, kết duyên chẳng Đặng thương Hoài ngàn năm,…” mình thấy lạ không hiểu vì nghe nói người ta sống có 100 tuổi mà đây tên nào kêu là nhớ đến 1000 năm hay 10 kiếp nên hỏi mấy tên học chung khiến chúng thở dài và lắc đầu kêu mày dốt đến thế là cùng.

Viết tới đây thì nhớ hồi còn bé, học tiểu học, có đi theo thằng Dư trong xóm, anh con Thúy, đến trường Bùi Thị Xuân nghe văn nghệ do hướng đạo Lâm Viên tổ chức, không nhớ vì lễ nào. Mình thấy thiên hạ lên khán đài trên lầu hai còn thiên hạ thì đứng dưới sân trường nghe cổ tay như bắp rang. Có lần mình có đến trường Bồ Đề, nghe văn nghệ Phật Đản, nghe thiên hạ hát “dưới ánh đạo vàng” chi đó khiến mình nản, bỏ về.

Nhớ năm 12B, viện đại học Đàlạt có tổ chức ngày để học sinh lốp 12 ở Đàlạt viếng đại học này, để kiếm sinh viên cho năm tới. Trong nhóm sinh viên hướng dẫn nhóm tụi này thì có một chị sinh viên rất xinh, đánh đàn hát hay, sau này mới khám phá ra nhạc sĩ của bản nhạc “vì đó là em”, được chị ta gửi tặng một CD. Hôm đó có văn nghệ trong hội trường, mình được nghe bản nhạc “cơn mưa phùn” lần đầu tiên bởi một tên sinh viên tóc dài và ông thầy Phó Bá Long, hát bài “khoẻ vì nước bánh ướt tôm khô....”

Ngoài ra, hàng xóm có một chị hay nghe đài phát thanh “Mẹ Việt Nam” hay “Mặt Trận Gươm thiêng ái quốc” nên mình hay qua chơi với tên em của chị này nên nghe ké mấy bản nhạc truy điệu khiến mình rợn tóc gáy với giọng nói của xướng ngôn viên “sinh Bắc tử nam”. Hôm nào rảnh mình kể lại hai cái đài phát thanh này, gây ảnh hưởng khá nhiều cho mình dạo ấy.

Đó là những kỷ niệm của mình về âm nhạc, đánh dấu tuổi thơ của mình ở Đàlạt. Xong om

Không hiểu sao bổng nhiên lại nhớ đến bài thơ ”Nỗi nhớ không ngờcủa Thuận Hữu

Cuộc đời ơi, sao lắm lạ kỳ
Có những năm tháng đi qua mà chẳng thành nỗi nhớ 
Nhưng nhiều khi chỉ một lần gặp gỡ 
Một thoáng nhìn cũng trăn trở mãi trong nhau 
.....

Nhs

Nhặt được tiền chưa chắc là may mắn

Đọc trên mạng, có câu chuyện khá lạ. Một cặp vợ chồng trẻ sửa chửa lại cái basement (lầu dưới đất) của nhà thì tình cờ thấy 2 cái Vali tiền rồi một con đường hầm bí mật, dẫn đến FBI đến phá nhà cửa của họ. Chán Mớ Đời 

Cách đây 4 năm có tin một cặp vợ chồng sửa chửa lại nhà hầm dưới nhà thì họ tìm thấy một cái Vali cũ, được dấu trong mấy cái đà. Lấy ra thì họ khám phá ra tiền cũ của mấy chục năm về trước.


Vali được dấu trong các đà, được phủ đóng bằng drywall
Tò mò họ mở ra thì thấy mấy bao nhựa, mở ra thì thấy tiền và tiền. Lo ngại, họ liên lạc với luật sư thì được biết là số tiền $23,000 trong Vali là thuộc quyền của họ vì nằm trong nhà của họ.

Sướng quá, họ phá nốt mấy drywall thì lại thấy thêm một cái Vali đầy nhóc tiền, thêm $45,000 nữa.


Hai Vali đầy nhóc tiền



Ngoài ra họ còn thấy một tờ Nhật trình đề ngày 25 tháng 3 năm 1951, xem như trên 67 năm rồi.
Nhật báo của Cleveland ngày 25 tháng 3 năm 1951
Hồ hỡi xông lên, họ thắc mắc không biết căn nhà xây năm 1941 này có còn những điều bí mật gì không. Họ đập phá từ từ thì khám phá ra một cửa nhà, rồi phá cái cửa này thì khám phá ra bên kia có nhiều tài liệu khá quan trọng như mấy băng cassettes.

Điều lo ngại là càng tò mò thì họ lại khám phá ra nhiều thứ khác như một cái cặp gồm toàn là đồng hồ đắt tiền và mấy bao thư gồm ngoại tệ.
Vali nhỏ đầy nữ trang, đồng hồ và ngoại tệ

Càng tò mò họ càng khám phá nhiều điều lạ nữa. Họ tìm thấy một tủ sắt, khi mở được tủ sắt thì lại thấy một tờ giấy đề “save yourself


Rồi lại thấy cái hột sắt nên mở ra thì thấy một đống băng cassettes, chắc là vào những thập niên 70 vì loại băng cassettes được xuất hiện sau 1951 như bai báo.




Tò mò mở ra coi thấy dòn g chữ “do NoT” trong cái hộp được mấy cái cassettes thì chưa xem hết cuốn đầu tiên, mặt họ xanh như đít nhái, phải gọi FBI.

FBI chạy đến liền và ngăn cản, đập phá, tìm tòi đủ thứ.

Nhân viên FBI lục soát, phá tan căn nhà để tìm kiếm các chứng vật

Cái khổ là họ bị FBI phỏng vấn quay như dế. Thay vì ngừng ở cái Vali $23,000 và cái Vali thứ 2 $45,000. Họ ham nên khám phá ra sự thật của chủ trước. $68,000 ở năm 1951 có giá trị độ $2 triệu đôla ngày nay.

Mình không biết câu chuyện này kết thúc ra sao nhưng có một điều mình biết là lượm được tiền chưa chắc là một cái may mắn. 

Nghe nói cặp vợ chồng này dùng số tiền lượm được để trả nợ ngân hàng còn tài liệu, tang vật được FBI đem đi thì không cho họ biết điều gì cả. Chán Mớ Đời

Nhs

Bella ciao!

Trong các nước mà mình có thời đi làm trước khi định cư tại Hoa Kỳ thì Ý Đại Lợi là nước mình yêu thích nhất. Nếu lương cao thì chắc mình đã ở lại xứ này. Sau này có con mình hay nhắc đến Ý Đại Lợi rồi dạy thằng con vài bản nhạc ý. Sau này đi nghỉ hè ở âu châu, nó sống với gia đình người đức, ý khiến họ ngạc nhiên vì nó biết mấy bản nhạc thời trẻ của bố mẹ chúng.

Dạo mình ở Ý Đại Lợi, có một bản nhạc mình rất thích dù đã được cộng sản hoá là bản nhạc “Bella Ciao” (Tạm biệt người đẹp). Thật ra bản nhạc này xuất phát từ một bài dân ca của vùng Piemonte, có thủ phủ là Torino, nơi mình làm việc trong thời gian ở Ý Đại Lợi.

Khởi đầu là bản dân ca, ra đời ở thế kỷ 19, có tên là "Alla mattina appena alzata" nói lên nổi đau thương của những phụ nữ làm việc nặng nhọc đồng áng ở vùng này. Vùng này giáp ranh với biên giới pháp nên thổ ngữ của vùng này hơi tương tự tiếng pháp nhưng mình cũng không hiểu nhiều. Có học vài chữ nhưng cũng mệt thở. Nói cho ngay, dạo ấy đi các nước âu châu, vẫn thấy nhiều vùng nói phương ngữ của họ nhưng nay chắc hết, được toàn cầu hoá nên chắc giới trẻ không còn nói được thổ ngữ của địa phương họ.

Vào những năm 1943-1945 thì nhóm kháng chiến, giới chống lại chế độ phát xít ở Ý Đại Lợi, do đồng minh hổ trợ, đã dùng bản dân ca này và có thay đổi lời cho hợp với tình hình và từ đó bản nhạc này được xem là bản nhạc đấu tranh của giai cấp bị trị và các Đảng cộng sản khắp thế giới đã dịch lời, sử dụng như một khí giới tuyên truyền cho họ, điển hình Đảng cộng sản quốc tế Tây Ban Nha đã dùng nó như một Đảng ca trong cuộc nội chiến với nhóm franquist.

Mình thích lời của dân ca cũ hơn là lời của Đảng cộng sản Ý Đại Lợi. Lời ca nói đến thân phận người nông dân, sáng thức dậy sớm, phải ra đồng làm việc với chân đất và thời gian qua mau, chúng ta mất tuổi trẻ. Họ chỉ mơ đến một ngày nào làm việc trong tự do.

Còn lời ca của Đảng viên cộng sản, xã hội thì nói lên sự hy sinh của Đảng viên, mà ẩn dụ của họ là cô gái chống phát xít, khi chết muốn được chôn cất trên núi dưới bóng một cái cây hoa đẹp,…



Đây là lời của bài dân ca hay hơn lời của bài do Đảng công sản chế lại mà mình học được khi sang Ý.

Alla mattina appena alzata
o bella ciao bella ciao bella ciao, ciao, ciao
alla mattina appena alzata
in risaia mi tocca andar.

E fra gli insetti e le zanzare
o bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
e fra gli insetti e le zanzare
un dur lavoro mi tocca far.

Il capo in piedi col suo bastone
o bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
il capo in piedi col suo bastone
e noi curve a lavorar.

O mamma mia o che tormento
o bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
o mamma mia o che tormento
io t'invoco ogni doman.

Ed ogni ora che qui passiamo
o bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
ed ogni ora che qui passiamo
noi perdiam la gioventù.

Ma verrà un giorno che tutte quante
o bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
ma verrà un giorno che tutte quante
lavoreremo in libertà.

Bài này được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất là các nước cộng sản. Bài này dịch ra tiếng Tây Ban Nha do nhóm Chico và Gipsy biểu diễn trên đài truyền hình pháp. 



Không biết có ai thích tiếng ý hay không nên lười dịch ra tiếng việt nhưng có nhiều lời bằng anh ngữ, pháp ngữ. Yves Montand hát bài này rất hay.

Xong om
Nhs

Cuộc hành trình đến miền đất hứa


Tuần này, trong buổi họp mặt của hội Toastmasters, mình được bầu diễn giả hay nhất (best speaker) của mục “table topics’ khiến mình hơi ngạc nhiên vì đa số hội viên là người Mỹ chính gốc, nhất là họ tham gia hội khá lâu. Tuần tới, mình được cử làm diễn giả thứ 1 nên mấy ngày nay, phải viết diễn văn về đề tài mình tự chọn.

Trong hai phút được dành cho người phát biểu, hội viên phải trả lời câu hỏi do người điều khiển mục này nêu lên. Điểm mừng là mình bớt kêu “ơ à, ừm, và,….” khi nói chuyện, có người sẽ theo dõi diễn giả, để tính bao nhiêu lần họ sử dụng những từ thừa thải.

Bài diễn văn đầu tiên, thường được gọi là “ice breaker “, để tự giới thiệu để giúp các hội viên hiểu thêm về lý lịch trích ngang của mình nhưng mình lại kể chuyện tếu lâm với tựa đề: “cuộc thăm viếng đầu tiên Hoa Kỳ của tôi”. Mình đưa cho hai đứa con đọc bài này trước thì chúng cười.

Mình kể lại chuyến bay đầu tiên đến thăm hiệp chủng quốc từ phi trường Franfurt, Đức quốc. Chuyến bay Luthansa rất bình yên đến khi phi cơ gần đến Nữu Ước thì mọi người nghe tiếng động ầm nên lo sợ. Sau khi ấy thì tiếng của phi cơ trưởng cho biết là có một động cơ bị hư nhưng hành khách đừng có lo ngại vì phi hành đoàn rất có kinh nghiệm và được thực tập các trường hợp xấu để đáp máy bay an toàn.

Ông ta đang nói thì nghe một tiếng ầm khác rồi tiếp theo 2 tiếng ầm. Mình phải pha giọng Đức thêm vài câu tiếng đức cho có vẻ hợp thời. Phi cơ trưởng kêu 4 máy đều bị hỏng nhưng mọi người an tâm, chúng tôi sẽ đáp xuống biển New York. Ông ta yêu cầu mọi người, buộc dây nịt an toàn lại.

Cuộc đáp khẩn cấp dài như một thiên thu đến khi mọi người nghe cái rầm rồi phi cơ bị chòng chành rồi ngưng. Ai nấy đều thở phào, cảm ơn thượng đế và vổ tay ca ngợi phi hành đoàn.

Giọng phi cơ trưởng “damen und herren,..chúng ta đã đáp xuống an toàn. Nay chúng tôi cần mọi người bình tỉnh, nghe theo lời của phi hành đoàn để thoát khỏi phi cơ và được cứu hộ.” Mình rất ngạc nhiên khi thấy hành khách đức rất kỹ luật, theo lệnh của phi hành đoàn trong sự im lặng, khác với dân tây đầm mà mình từng sống 8 năm trời ở Paris.

Phi cơ trưởng kêu gọi ai biết bơi thì xếp hàng bên tay phải của ông ta, còn ai không biết bơi thì xếp hàng bên tay trái của ông ta. Mình biết bơi nên đứng xếp hàng bên phải. Cuối cùng phi cơ trưởng kêu những ai đứng bên tay phải thì bỏ hành lý lại để tàu cứu hộ sẽ lo đem vào đất liền.

Ai biết bơi thì cởi bỏ giày dép lại, tiến lên từ từ không chen lấn để ra cửa cứu hộ số 1. Nước biển thì ấm, nhiệt độ bên ngoài là 80 độ F, Nữu Ước trước mặt độ 2 hải lý. Viel Glück!

Còn ai đứng bên tay trái của tôi. Nhân danh công ty hàng không Luthansa, chúng tôi vô cùng cảm ơn đã đồng hành với chúng tôi trong chuyến bay hôm nay, hy vọng sẽ gặp lại quý khách trong lần tới. Auf Wirdersehen.

Tới đây thì mọi người đều cười. Có một bà kêu bà ta tưởng thiệt vì mình có khiếu kể chuyện tếu như thật nhưng sau đó ông có trách nhiệm phê bình bài nói chuyện của mình, cho rằng bài diễn văn đầu tiên để mọi người làm quen với mình thì không nên kể chuyện tếu. 


Kỳ này, mình phải nói về đề tài nào cho chính chắn hơn nên chọn đề tài “cuộc hành trình về miền đất hứa”. Trong nhóm thì có người theo công giáo, có người theo tin lành, có người theo hồi giáo, theo do-thái giáo và cơ đốc giáo nên mình phải suy nghĩ khá nhiều để khỏi bị làm ai phiền.

Mình nói cuộc hành trình của mình, sinh sống tại mấy nước từ âu châu, phi châu để rồi đến miền đất hứa là Hoa Kỳ. Lý do mình chọn nơi đây làm quê hương thứ 7. Mấy ngày nay phải viết rồi đọc rồi sửa lại cho phù hợp với thời gian cho phép vì nếu nói quá thời gian hạn định, sẽ bị loại. Khi lái xe cũng phải tập nói.....

Xong om
Nhs

Mất niềm tin hôn nhân

Hôm qua đi tập về, vừa bước vào phòng thì nghe giọng nói trên máy truyền hình “em mất niềm tin vào hôn nhân” khiến mình thất kinh, nhìn mụ vợ đang dán mắt vào đài truyền hình, xem phim bộ lồng tiếng việt.

Mình xem YouTube rất nhiều nên trả $15.00 hàng tháng để khỏi bị cắt nữa chừng cho quảng cáo. Có dạo ai nói có phim truyện mới Cô Gái Đồ Long, mới ra nên nói mụ vợ để xem thử. Ai ngờ mụ vợ mê Chu Chỉ Nhược luôn và từ đó quên đi Shopping, để xem phim bộ. Đỡ tốn tiền ngược lại thì mụ lại dán mắt vào cái sờ mát ti-vi.

Nhiều khi muốn gặp lại Tống Thanh Thư để xem hắn bị Chu Chỉ Nhược (đối tượng một thời) hành hạ ra sao. Đồng chí gái là Triệu Mẫn nên cũng đì mình chết bỏ, được là cho mình tập Thái Cực Quyền và nội công Hồng Gia. He he he

Dạo này, mụ vợ đang xem phim bộ Trung Cộng thì phải. Chuyện vớ vẩn nhưng không hiểu sao phụ nữ lại tin. Có lẻ vì áo quần và tài tử đẹp. Mấy cô tài tử có giò nhỏ xíu như giò gà thấy Chán Mớ Đời. Câu chuyện mình chả hiểu đầu đuôi ra sao. Theo lời đồng chí gái kể; có một gia đình giàu bị thằng rể lừa để vớt tiền riêng, khiến gia đình này bị phá sản rồi hắn ly dị cô vợ đang mang thai.

Nhờ ơn đảng nên cô vợ sau khi sinh nở, dọn vào một căn hộ tình thương của Đảng nên từ từ vươn lên rồi vào làm việc cho một khách sạn 5 sao. Tại đó lại gặp thằng chồng cũ mà mụ vợ mình kêu “thằng điếm”, chồng của cô con gái của chủ khách sạn. Tên này tìm cách đuổi cổ cô vợ cũ đi nhưng cô ta cứ cương quyết sống dưới ngọn cờ cách mạng….

Cô vợ cũ, được một nhiếp ảnh gia mê và đăng ký kết hôn thì cô ta kêu là mất niềm tin vào hôn nhân khiến mình thất kinh nên hỏi mụ vợ có mất niềm tin vào hôn nhân hay không thì mụ đưa tay ra xua đuổi mình đi chỗ khác để mụ xem sờ mát ti-vi. Chán Mớ Đời 

Có dạo vợ chồng mình xem chương trình truyền hình thực tế ”bạn muốn hẹn hò” từ Việt Nam thì thấy vui vì lâu lâu có những nhân vật mà mình thấy chính mình của mấy chục năm về trước. Sau này họ thay người dẫn chương trình khác, không vui như người tiền nhiệm nên ngưng xem. Chương trình có màn kêu mấy người tham gia kiếm chồng kiếm vợ, phải hát hoặc trổ tài năng của mình cho đối tượng xem khiến mình nhớ lại thời đi kiếm vợ. Mới hiểu lý do bị ế ê càng, phải đi từ tây sang Ý Đại Lợi, rồi Thuỵ-sĩ đến Anh Quốc rồi Hoa Kỳ mới tìm ra đồng chí vợ.

Lúc ra trường, mình sang Thụy Sĩ làm việc thì buồn rảnh nên có kiếm được cuốn sách dạy tây ban cầm của Phạm Duy nên mua cây đàn về tập khỏ. Mỗi lần gặp đối tượng là mình hay trổ tài hát đánh đàn, hát những bản nhạc do mình sáng tác như trên chương trình thực tế đi kiếm đối tượng của đời mình để nhập hộ khẩu và sổ gạo.

Nghe mình hát xong, mấy cô đều bỏ chạy hết, gọi điện thoại rủ đi chơi là nghe bố mẹ kêu em nó không có nhà hay đi chơi với bạn trai rồi khiến mình buồn như mất sổ gạo.

Lý do là mình chỉ biết hát mấy bài mình thuộc vì ngày xưa hay hát theo đài quân đội vào mùa hè đỏ lửa như “giặc miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào” hay “cờ bay cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu,…” hoặc “giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh, phận nước ta gặp hồi gian nguy, anh em ta ơi cùng nhau kết đoàn không gì hay hơn. Nhân dân tự về cầm súng cầm dao, gậy gốc xuống đường,…” mà mình nghe trên đài phát thanh Đàlạt, chương trình Nhân dân tự vệ ngày xưa, mỗi tối thứ 4.

Đến khi gặp đồng chí gái thì sau khi nghe mình hát bài đầu tiên, thì cô nàng kêu “giọng ca anh rất tồi” và nói nếu muốn lấy tui thì ngưng hát, bỏ nghiệp dư ca sởi ngay, thế là mình đành bỏ đàn hát. Được cái là đồng chí gái thích nghe mình kể chuyện tếu lâm, cứ bắt mình kể lại hoài do đó mình lấy được vợ, hết bị ế là nhờ kể chuyện tếu lâm còn hát thì bị ế vĩnh cữu. Từ đó mình không bao giờ rờ tới cây đàn mấy chục năm nay.

Nay đi tới nhà bạn ăn uống thì hay có màn hát hò, nhiều người xúi dại mình hát nhưng đành xin làm người dự thính vì mình mất niềm tin vào tài ca hát của mình. Hát là bị vợ bỏ. Các ca sĩ viện dưỡng lão thì họ không thích nghe chuyện tếu lâm nên chỉ biết ngồi ngủ rồi đến khi vợ đánh thức kêu đi về. Chán Mớ Đời

Các thí sinh hồ hởi, tham gia chương trình đi kiếm người bạn đời để rồi mai sau, bị mụ vợ đì lên đì xuống hay gặp tên chồng cứ nhậu nhẹt, say sưa thì sẽ mất niềm tin vào hôn nhân.

Cái vui là mấy cô ở Việt Nam đều kêu là không thích trai gia trưởng nhưng lại muốn người chồng phải có chính kiến, có bản lĩnh đàn ông. Nói thì hay nhưng khi lấy nhau về thì xem như pha. Chồng cãi thì kêu dám cãi bà, ai cho mày có chính kiến. Bà lúc nào cũng sáng suốt, là mặt trời hồng cách mạng.

Có lần gặp tên bạn học cùng thời Đàlạt, hắn kể là không chịu ăn cơm mụ vợ nấu cả tuần đến khi nào nguôi cơn giận khiến mình thất kinh. Mình lấy vợ vì thấy vợ hắn cũng đi làm nhưng về sớm, nấu cơm cho hắn ăn nên mình thấy hay hay nên cũng lên xe bông với đồng chí gái. Dạo mới dọn sang Cali, mình ở nhà hắn được gần 1 tháng trước khi kiếm được nhà ở trên Los Angeles thấy lấy vợ rất có lý, được vợ nấu ăn, bồi dưỡng thay vì lông bông ăn đường cháo chợ.

Ai ngờ mụ vợ không biết nấu ăn nên mình đành phải nấu. Tên bạn vượt biên với vợ nên cô vợ vẫn mang theo tinh thần phụ nữ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Mình thì đi trước 75, sống tự lập một mình nên phải biết nấu ăn,… mình giặt quần áo cho vợ con là chuyện hàng ngày, nấu ăn cho vợ con vì con mình thích ăn đồ mình nấu hơn mẹ chúng nấu.

Như nhạc sĩ George Moustaki kể qua bài hát “Ma liberté” tả về cuộc chạy thoát, trốn thoát khỏi quê hương bị cai trị bởi chế độ độc tài, để rồi một ngày kia phản bội tự do, chui vào cái nhà tù yêu thương với người quản giáo xinh đẹp.



Ma liberté
Longtemps je t'ai gardée
Comme une perle rare
Ma liberté
C'est toi qui m'as aidé
À larguer les amarres
Pour aller n'importe où
Pour aller jusqu'au bout
Des chemins de fortune
Pour cueillir en rêvant
Une rose des vents
Sur un rayon de lune

Ma liberté
Devant tes volontés
Mon âme était soumise
Ma liberté
Je t'avais tout donné
Ma dernière chemise
Et combien j'ai souffert
Pour pouvoir satisfaire
Tes moindres exigences
J'ai changé de pays
J'ai perdu mes amis
Pour gagner ta confiance

Ma liberté
Tu as su désarmer
Toutes mes habitudes
Ma liberté
Toi qui m'as fait aimer
Même la solitude
Toi qui m'as fait sourire
Quand je voyais finir
Une belle aventure
Toi qui m'as protégé
Quand j'allais me cacher
Pour soigner mes blessures

Ma liberté
Pourtant je t'ai quittée
Une nuit de décembre
J'ai déserté
Les chemins écartés
Que nous suivions ensemble
Lorsque sans me méfier
Les pieds et poings liés
Je me suis laissé faire
Et je t'ai trahie pour
Une prison d'amour
Et sa belle geôlière

Et je t'ai trahie pour
Une prison d'amour
Et sa belle geôlière

Xong om
Nhs