Chị H

Kể chuyện Lá Diêu Bông thì nhận được i-meo của vài tên hơi hơi ganh tị, kêu ước gì khi xưa có bà nào vỗ đầu sai đi tìm lá Diêu Bông, khiến mình nhớ lại hơi hơi chuyện đời xưa, kể thêm cho chúng tức, chúng thèm. He he he.
Sau Mậu Thân, có lẻ vì an ninh, chính phủ VNCH thuyên chuyển Khu Công Chánh Cao Nguyên Trung Phần từ Ban Mê Thuột về Đà Lạt. Trước đó Đà Lạt chỉ có ty Công Chánh, ở đường Pasteur, cạnh sở Pasteur, nơi ông cụ làm việc từ khi giải ngủ. Mình không rành lắm nhưng DGT, có ông bố làm lớn ở Khu Công Chánh có thể bổ túc thêm. Khi Khu Công Chánh từ Ban Mê Thuột chuyển về Đà Lạt thì xóm mình rộ lên vì có 5, 6 gia đình dọn về, con nít đông hơn, trung bình mỗi hộ có từ 6 đến 10 người con. Trong những gia đình đó, 2 nhà có con gái rất đông và xinh còn mấy gia đình kia thì con gái không được xinh lắm.
Một gia đình có đến 7 cô con gái xinh nức nở, một trong những cô ấy mình có kể rồi là cô "Ừ trời Mưa". Cô này có cô chị hơn mình 2 tuổi, học Văn Học xinh đẹp nhất xóm dạo đó. Kể sau.

Địa chính trị hay cấm vận

Từ khi Liên Xô xụp đỗ, Hoa Kỳ được xem là cường quốc số 1 trên thế giới, không có đối thủ. Từ mấy thập kỷ nay, Hoa Thịnh Đốn được cai trị bởi các tập đoàn kinh tế, chuyển giao công nghệ qua các nước nghèo để sản xuất, được hưởng chế độ thuế nhẹ nhàng. Hậu quả của sự chuyển giao công nghệ ra ngoại quốc đưa đến tình trạng kinh tế, xã hội của người Mỹ trong nước xuống cấp. Ông Romney tuyên bố trong cuộc vận động bầu cử tổng thống là hiện nay Hoa Kỳ có 47% dân số thuộc giai cấp vô dụng (Useless Class), không còn là một đơn vị kinh tế, ăn trợ cấp tiểu bang hay liên bang.
Người Việt mình ghét người Tàu nhưng chúng ta phải nhìn nhận một điều là cấp lãnh đạo của họ, 24 trên 24 đều suy nghĩ, tìm cách làm bá chủ thế giới, làm giàu cho đất nước, để rữa nhục một thế kỷ bị người âu châu, nhật bản cai trị. Họ bỏ cả tỷ đô la để thực hiện chương trình “Belt and Road Initiative” để kiểm soát con đường tơ lụa Âu-Á sau đó toàn thế giới. Họ đã sử dụng những mánh khoé cho vay dễ dàng theo chủ thuyết “Tân Thực Dân” mà mình có kể rồi để chiếm lĩnh các hải cảng quan trọng từ Á châu đến Trung Đông và Phi châu,… đầu tư và đưa người Tàu đến làm việc tại các nước này với những đặc khu kinh tế, thuê đất. Cứ tưởng tượng người Tàu sinh đẻ, quen ở trong những phố xá đông đúc như Hương Cảng để rồi dân số trong các đặc khu 100 năm tới sẽ đông hơn dân số người sở tại, để bầu cử vô hình trung Trung Quốc sẽ có mặt, thống lĩnh khắp thế giới như các phố tàu (Chinatown) ngày nay.

Trâu cưa sừng

Mình và đồng chí gái có một nhóm bạn, cùng lưới tuổi, quen nhau khá lâu, từ khi mấy đứa con đi sinh hoạt hướng đạo, cắm trại chung với nhau,.., nay con cái lớn nhưng vẫn gặp nhau thường, hay rũ nhau, thay phiên kêu ăn cơm cuối tuần.
Hôm trước, nghe kể về một ông thầu khoán làm nhà cho một anh bạn, có mẹ vợ trẻ hơn anh ta 8 tuổi, ra đường, ai cũng tưởng vợ anh ta là con gái còn mẹ vợ là vợ. Ông này đâu 70 tuổi, cưa sừng trâu làm nghé, về Việt Nam lấy vợ trẻ.
Mấy bà kêu chừng nào có giấy tờ xong xuôi thì cô vợ sẽ đá cái rụp, như vơ đũa cả đám, cho rằng các cô gái lấy chồng ở hải ngoại, chỉ có mục đích là qua đây rồi chặt cầu. Mình thấy thiên hạ nhìn vấn đề hơi phiến diện.
Đồng chí gái có hai cô bạn học ngày xưa, có bồ việt kiều. Một cô thì năm ngoái về mình có gặp, có ông bồ ở San Jose, trên 6 bó về thăm, nghe nói đang bảo lãnh cho cô nàng sang. Cô này có nhà cửa đang hoàng, có nhà ở Đàlạt để lâu lâu lên chơi. Một cô thì cũng có bồ ở Gia Nã Đại, hàng năm cô ta đi Gia Nã Đại chơi, nói không muốn sang đó ở vì cô ta làm cho một công ty Úc Đại Lợi ở Sàigòn, thu nhập mấy ngàn đô/ tháng, sang Gia Nã Đại chỉ có nước xin trợ cấp.
Ơ Việt Nam, nhất là ở dưới vùng quê, nghèo nên nhiều cô gái dám làm những nàng Kiều thời đại, lấy chồng xứ khác như Đài Loan, Hàn quốc, tàu,… dù trong dân gian có câu “má ơi đừng gã con xa, chim kêu vượn hú, biết nhà má đâu…” cho thấy các cô gái ngày xưa, thường lấy chồng ở bên kia sông hay làng khác, vì cứ nghe hò con sáo sang sông, nên sợ lấy chồng ở xa, dạo ấy xe cộ không có, cứ đi ghe trên nước,…địa lý trắc trở.
Ngày nay vì chữ hiếu mà các cô gái dám lấy chồng ở các xứ Hàn, Trung Quốc, Đài Loan,… may thì lấy được người Việt ở tây phương vì có cùng tiếng nói. Nghe kể các ông chồng xứ Hàn hay xứ Đài, ba tàu,…, đa số là các ông ở quê, ế vợ như mình khi xưa nên phải nhờ mai mối sang Việt Nam trả tiền để mua nàng Kiều xứ Việt về làm vợ. Do đó có thể đoán là các cô lấy chồng xứ lạ ở Á châu, ít ai làm dâu nhà giàu nhưng họ vẫn lấy để báo hiếu, cho cha mẹ, xây nhà như bài thơ “Trăng nghẹn” đoạt giải thưởng rồi sau đó bị rút lại vì nhậy cảm, nghe nói tác giả là một cựu binh sĩ của VNCH.
Nghe kể ngày xưa, thời cha mẹ hay ông bà thì việc lấy nhau thường do các bà mai tạo nên. Người ta lấy nhau vì cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó, nói chung lấy nhau khá trẻ, nhiều khi dưới tuổi vị thanh niên. Đồng chí gái có người dì ruột, lấy chồng năm 16 tuổi, mình đoán là tuổi mụ. Ai đi xem mắt người chị hơn đâu 2 tuổi, đến nhà mới khám phá ra bà Mai quên xem tuổi, nói tuổi xung khắc nên để vớt vác, hỏi cô em kế, hạp tuổi nên kéo cô em đang núp dưới giường ra, đi lấy chồng, sinh ra tổng cộng 14 người con rồi hậu duệ ngày nay có đến trên 200 mạng.
Không biết nhau trước nhưng lấy nhau vẫn tồn tại lâu dài do đó mình nghĩ những đỗ vỡ của các cặp chồng hải ngoại có nhiều nguyên nhân khác, chớ không phải vì các cô chỉ muốn bán thân mình được vài năm rồi khi có đầy đủ giấy tờ thì hát “nghìn trùng xa cách”.
Những vụ trả tiền để lấy chồng, lấy vợ của các du học sinh để được ở lại thì không kể nhưng ngay vụ này cũng chăm. Đồng chí gái có cô bạn, cho con gái sang du học với thằng bồ. Thằng bồ và cô con gái kiếm người kết hôn kèm theo tiền hồi môn đâu $40,000, thằng bồ ra trường đi làm chỉ còn đợi thời gian thì sẽ có thẻ xanh, cô con gái thì khó hơn, mình đoán là ông chồng lấy của hồi môn, chắc nhân thân 3 đời dọc ngang, công ăn việc làm, học thức không cao nên đi phỏng vấn thì sở di trú nghi ngờ nên đến giờ chưa xong giấy tờ, cô con gái phải học tiếp để có giấy tờ ở lại. Hy vọng thằng bồ xong giấy tờ thì làm giấy cho con gái. Chán mớ đời.
Một anh chàng học cao học Berkeley, lấy cô gái ít học hơn, làm đinh (nail) thì sở di trú còn tin, trong khi cô con gái học cao học Berkeley, lấy anh chồng không bằng cấp, tiếng anh không rành, làm thợ hồ, thợ vịnh, lương bổng ít thì khó mà để cơ quan di trú tin. Nếu có một tên nào kỹ sư, lương khá khá nhận làm chồng lấy hồi môn thì khả tín nhưng mấy tên này đâu có dám làm.
Có lần đang ngồi ăn bún bò trong quán, mình nghe trộm bàn bên cạnh. Có người kêu “ mày về cứoi vợ ở Việt Nam, sang đây 3 năm sau, nó bỏ mày thì vẫn lời. 3 năm có người phục dịch, nấu ăn, giặt quần áo, giải quyết sinh lý, không tốn tiền cà phê Lú thay vì đi nhà thổ rồi được trừ thuế thì vẫn lời chán”.
Lấy vợ thì được khấu trừ thêm $12,000/ năm thuế theo luật thuế vụ của ông Trump. Lời chán. Mỗi năm được khấu trừ thêm $12,000, 3 năm là $36,000, lấy của hồi môn thêm $40,000 tối thiểu với giá ngày nay. Mình nghe nói, giá kỹ sư là trên $200,000 vì khả tín, có thể đem cả cha mẹ rồi anh em sang. Lấy thợ đi làm khai $15/ giờ thì ai cho bảo lãnh cha mẹ vợ sang. Nay giấy tờ, nghe nói lên đến 5 năm thì tính ra $60,000 khấu trừ thuế thêm $40,000 tổng cộng là $100,000 cho 5 năm thêm được nấu ăn, giải quyết sinh lý,…thì quá lời.
Tính ra các cô gái phải trả tiền để được ra hải ngoại, rồi còn phải làm nô lệ, phục dịch cho ông chồng già, làm nô lệ tình dục,.., thay tả, cho uống thuốc ,.. cho nên đánh giá mấy cô gái này phụ ông chồng già thì mình nghĩ không đúng. Phải nói họ là nạn nhân thì đúng hơn. Có ai muốn bỏ quê, gia đình để ra đi ở xứ người. Nghe nói ngày nay còn có những người vượt biển đi tìm con đường sống vì không thấy tương lai ở VN.
Người Việt mình hay nói đến tình nghĩa vợ chồng, nhiều khi tình yêu hết nhưng vẫn còn cái nghĩa. Khi đau ốm thay nhau chăm sóc nhau nên về già, người ta thương nhau hơn khi còn trẻ. Có nhiều người bạn kêu tại sao mình lại thương đồng chí gái dù nhan sắc đã theo thời gian, tối thì ngáy như người ta gọi đò trên sông Hương. Mình cảm thấy ngày nay thương đồng chí gái hơn thời mới lấy nhau. Vợ đi công tác là nhớ. Tháng tới đồng chí gái đi Seattle, rồi tháng 5 đi Florida, ăn cưới con của bạn học cũ nhưng không cho mình đi theo nên mình đi seminar để khỏi nhớ.
Chức Nữ kể là cứ một tuần cô nàng đi xe đò Hoàng qua Arizona, rồi một tuần Ngưu Lang về thăm mà cặp này lấy nhau cả 50 năm rồi. Kinh hoàng. Ông chồng làm việc ở Arizona còn vợ thì làm việc ở Cali.
Do đó mình nghĩ vợ chồng bỏ nhau là vì có nhiều mâu thuẩn mà họ không giải quyết được. Lấy vợ ở Việt Nam, nói tiếng Việt chưa chắc đã hiểu nhau. Những từ một người Việt tại Việt Nam dùng là ngữ vựng hậu 75, nghe đến là mình cứ như bò đội nón. Người sống tại hải ngoại lâu năm, đầu óc tư duy khác nhau nên lấy nhau về sẽ gặp xung đột về ngôn ngữ, văn hoá,..
Nhiều khi gia đình ngồi nói chuyện, mình hiểu mấy đứa con khi chúng nói về điển tích trong văn chương, các nhân vật lịch sử của Hoa Kỳ, tây phương vì học trường tây hồi nhỏ trong khi đồng chí gái thì cứ như bò đội nón vì chỉ học chương trình đại học ở Hoa Kỳ hay nhiều khi mình nói chuyện về VN ngày xưa, đồng chí gái cứ ngơ ngơ vì cô nàng sống ít năm hơn dưới chế độ VNCH, thêm được bồi dưỡng dưới mái trường xhcn thêm 8 năm. Mình phải giải thích cho đồng chí gái khá nhiều.
Lấy nhau về, đồng chí gái mất gần 2 năm mới đả thông tư tưởng, cải tạo mình để giúp mình giác ngộ cách mạng, chấp nhận cô nàng quản lý đời mình, biến mình thành người cha ưu tú, người chồng nhân dân. Những chuyện li ti nhưng phải cần 2 năm để khắc phục, như đi vệ sinh, mình quen để cái nắp đứng để tè cho mau nhưng đồng chí gái thì cứ la, bắt mình bỏ xuống nhưng tật khó bỏ nên phải đợi 2 năm mới thì hành chỉnh chu được. He he he
Có một vấn đề nhậy cảm mà ít ai để ý rồi cứ phang đại, lên án các cô gái chấp nhận làm nô lệ để được ra khỏi Việt Nam. Đó là vấn đề sinh lý. Mấy ông già trên 6 bó, cưa sừng làm nghé nhưng sức khoẻ với đủ bệnh cao máu, cao đường, cao mỡ,...thì khó có thể bồi dưỡng sinh lý cho cô vợ trẻ. Người ta nói gái 17 bẻ sừng trâu cũng gãy.
Thời trẻ, thanh niên nói như bên mỹ là đọc báo hàng ngày “daily”, sau có con, bận rộn công việc nên chỉ có thì giờ đọc “weekly”, gọi là đọc tuần san, rồi xồn xồn một tí thì đọc báo nguyệt san “monthly” rồi lên 6 bó thì coi như đọc đặc san “yearly”. Anh về Việt Nam, thay vì chọn mấy bà xồn xồn làm bạn già để bước chung trên chặn đường hoàng hôn xế bóng của mình, lại cưa sừng trâu làm nghé, lấy cô gái trẻ thì việc gì sẽ đến tắt sẽ đến.
Anh chồng già chơi báo đặc san trong khi cô vợ trẻ thì ở tuổi sung mãn, cứ thấy chim ông chồng già mang tính e thẹn, cúi đầu thì làm sao cô ta chịu nổi. Có cuốn sách “Sex at dawn”, tác giả là nhà tâm lý học người Úc, nghiên cứu về sinh lý của con người. Cho hay là mức độ thèm khát sinh lý của phụ nữ cũng không kém nam giới.
Nghiên cứu cho rằng sinh lý ở thời thượng cổ, con người đi săn bắn, sống chung với nhau nên họ giao hợp với ai họ thích, ngay cả cùng giới. Do đó đàn ông rất yêu thương các đứa trẻ trong bộ tộc vì có thể là con của họ nên cho ăn, bảo vệ khi đi săn,… họ đi săn thì chia đều cho mọi người vì ngày mai họ không săn được thì các người khác sẽ cho họ ăn. Xem như là xã hội chủ nghĩa. Không ai giàu không ai nghèo, chuyên chính vô sản, sống trong các hang động, làm theo năng sức, hưởng theo nhu cầu.
Đến thời nông nghiệp, người ta dừng lại một chỗ để trồng trọt thì cá tính ích kỷ, tham lam mới bộc phát. Khái niệm sở hữu, và tài sản mới nẩy mầm, sợ người khác đến dành đất của mình nên làm hàng rào, vô hình trung người phối ngẫu dần dần được sở hữu hoá, thuộc về mình, không chia sẻ cho ai. Giai cấp giàu nghèo bắt đầu được hình thành.
Khi lòng tham được kích hoạt thì người phụ nữ bị thiệt thòi vì không còn cái quyền như xưa vì họ có thể đi hái trái trong khi nam giới đi săn bắn, nay làm nông thì chỉ rút gọn vào những công việc nội trợ, nuôi con cái. Khi con người sở hữu được đất đai, tài sản thì họ muốn để lại cho con mình nên muốn biết con mình là của chính mình nên đòi hỏi người đàn bà phải thuỷ chung, trở thành một sở hữu của họ.
Các xứ theo Hồi Giáo thì tương tự, đàn bà không được ra ngoài nếu không có một người đàn ông trong gia đình đi kèm. Nếu người chồng chết thì người vợ phải lấy ông anh chồng hay em chồng vì tài sản sẽ thuộc về gia đình. Mình có xem một phim Thổ Nhĩ Kỳ, khá hay, nói đến thực trạng của xã hội ngày nay về chia tài sản, người phụ nữ coi như không là cái gì. Ở các xứ tây phương, thiên chúa giáo cũng rất nghiêm khắc với phụ nữ mà khi đi viếng đảo Sicily hay miền nam nước Ý thì mình thấy phụ nữ bận đồ đen, để tang rất nhiều.
Ở Trung Quốc, khổng giáo đưa ra cụm từ Tiết Hạnh, để ép buộc người phụ nữ phải chung thuỷ trong khi người chồng thì 5 thê 7 thiếp. Vợ con cả đàn nheo nhóc. Những luật lệ cộng đồng, tôn giáo được hình thành để ép buộc người phụ nữ, tước đoạt quyền làm người của họ.
Người ta nghiên cứu về sự hưng phấn, thèm khát tình dục của đàn ông và đàn bà. Họ cho đàn ông, đàn bà cùng lứa tuổi xem phim XXX, gắn các hệ thống đo trên người để xem có bị kích dục hay không và ở bộ phận nào,… kết quả cho thấy người phụ nữ cũng bị kích dục tương đồng với nam giới nhưng hơi phức tạp hơn. Do đó, khi lấy vợ trẻ trong thời gian mà họ đọc báo Daily hay weekly mà ông chồng 6, 7 bó đọc yearly thì chỉ có cách giết vợ họ đi hay làm như ở phi châu giải phẩu bộ phận sinh dục của họ thì may ra.
Chưa lấy vợ mình nghe đến đàn ông sợ vợ thì lấy làm lạ đến khi lấy vợ thì mới hiểu. Nhiều hôm sáng sớm, thức dậy, đầu gối bị long, đi không nổi nên khi thấy đồng chí gái mà tỏ vẽ thân thiện, chìu chuộng, hun hít là sợ lắm, mặt xanh như đít nhái, đi ngủ sớm. He he he
Mình nói mấy anh bạn là nên ngưng uống bia, rượu, hút thuốc lá, ngoài ra nên tập võ hay Hấp Tinh Đại Pháp, lối tập của vua chúa ngày xưa để khi vợ kêu trả bài mà có sức để phấn đấu đánh vào nội thành. Mấy anh bạn chỉ biết lắc đầu, dzô dzô, tìm ba cái rượu thuốc của vua Minh Mạng vớ vẩn nhưng chim vẫn e thẹn vì họ lười tập. Còn mình thì sáng dậy sớm mà đồng chí gái kêu ôm vợ một tí là biết đến giờ trả bài. Triệu like. He he he
Chán mớ đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Hôn nhân và hạnh phúc

Tuần vừa rồi, vào Home Depot mua đồ thì thấy khuyến mải cái máy hút bụi có 50% giá mọi lần nên mua về để hút bụi xe cho vợ. Từ ngày tên nào ăn cắp cái máy này ở công trường thì mình không lau dọn xe cho vợ nên cô nàng cứ la hoài. Cứ chần chừ mua lại cái máy.
Cuối tuần, nghỉ không làm vườn nên mình ra ga-ra, dọn dẹp thì thấy một cuốn sách dạy về hạnh phúc hôn nhân mà tên nào tặng cho mình nhân ngày mình nhập hộ khẩu gia đình vợ. Mình có đọc mấy trang khi đi hưởng tuần trăng mật rồi quên mất. Nay trên 22 năm lại bắt gặp nó lại nên tò mò ngồi xuống đọc, quên dọn dẹp nhà cửa.
Chương 4: chương này giải thích là vợ chồng lâu ngày, lo con cái nên quên bổn phận dành cho nhau, khuyên lâu lâu gửi con cho bố mẹ hay mướn ai trông con để hai vợ chồng đi ăn tiệm như thời mới quen nhau, trong một khung cảnh lãng mạn, để nối chặt lại tình cảm cho nhau, không gian ấm cúng sẽ làm rung động, khiến trái tim sẽ mở cửa đón nhận người hôn phối như thủa ban đầu. Đọc tới đây thì mình thấy cũng có lí vì từ ngày hai đứa con ra đời thì mạnh ai nấy ăn. Lúc mới quen nhau hay mới cưới thì mình mời em xơi cơm, bồi thêm câu “bon appetit” như khi xưa làm bồi bên Tây, đem cơm cho khách, chúc ăn ngon để câu tiền pourboire, trước khi cầm đũa đến khi có con thì vừa đứng vừa nhai vừa cho con bú chai. Ra đường thì mở cửa xe cho em cứ như Ge thể ăn ở London, đến khi có con thì vác cái ghế-nôi, vừa đèo con vừa kêu vợ đừng quên đem theo bịch tả, chai sữa,..

Nhớ

Nhớ hồi nhỏ đi học, mỗi lần trong lớp thầy hay cô giáo hỏi cái gì thì có mấy tên, mấy ả vừa giơ tay lên vừa hét "moi, moi". Có tên ngồi trước mình, không dám nói tên, cứ đưa tay lên dù thầy cô chưa nói xong câu hỏi. Nhiều khi được thầy giáo kêu, hắn lại đực ra như ngỗng ị. Mình thuộc dạng ngu lâu trong lớp nên không bao giờ đưa tay lên, thi đua làm học sinh tiên tiến, cháu ngoan của Charles De Gaulle.
Mình cứ như cái lục bình, trôi dạt theo dòng đời nên nay gặp lại bạn học cũ thì ít ai nhớ. Cái tính nhút nhát vẫn theo mình từ dạo đó nên chìm trong đám đông, không ai ngó ngàn. Được cái là ra đời, tính nhút nhát lại giúp mình khi đi mua nhà, xây nhà cho thiên hạ, mua vật liệu thì cái tính nhút nhát lại giúp mình nhiều hơn. Sau này đi học thương lượng thì mấy ông thầy bảo là người nói giá trước là người đó thua.
Tuần vừa rồi, mình gọi một người thuê nhà, nói là bà chủ nhà than là thuế và bảo hiểm lên cao nên muốn tăng tiền nhà. Mình có nói với chủ nhà, ông là người mướn nhà đàng hoàng, trả tiền đúng ngày. Ông ta hỏi tăng lên bao nhiêu, mình hỏi lại ông có thể trả thêm được bao nhiêu. Trong đầu thì mình tính thêm $20/ tháng, ai ngờ ông ta nói $100 khiến mình nức nở, dùng câu hỏi học từ thầy: " can you do better?" Ông ta nói $120 nên mình nói, sẽ hỏi bà chủ nhà rồi cho ông hay. 5 phút sau, mình gọi lại, nói mình phải thuyết phục chủ nhà lắm, nói tốt về ông nên bà chủ đồng ý $120. Nếu mình nói trước $20 thì coi như mất $1,200/ năm.
Nếu mình không hỏi câu: "can you do better?" Thì không được thêm $20. Khi ông ta nói $120 mà mình đồng ý liền thì ông ta sẽ cảm thấy ức ức nhưng mình nói sẽ hỏi bà chủ nhà thì khi mình gọi lại, ông ta rất vui vì đã thương lượng chỉ trả thêm có $120 vì trong đầu ông ta nghĩ là phải trả thêm $200, vì mướn lâu nên tiền thuê thấp hơn giá thị trường. Đây không phải là cái mánh nhưng khi hiểu tâm lý con người thì phải theo từng bước để người đối tác vui vẻ. Người mỹ hay nói; cắt lông con cừu thì mỗi năm mình được lông cừu đều đều còn lột da con cừu thì chỉ lấy được một lần.
Dạo mình mua cái vườn, theo nguyên tắc người bán trả tiền huê hồng cho chuyên viên địa ốc nhưng tên bán không chịu trả nên mình phải trả vì giá hời. Tên chuyên viên địa ốc bảo mình nó sẽ lấy ít tiền huê hồng và phải chia cho tên chuyên viên đem cái deal lại. Sau khi mua được rồi mình gửi thêm cái ngân phiếu riêng cho hắn, số tiền mà hắn phải tự bớt đi, hắn không cần phải chia 50% với chuyên viên đại diện của người bán. Hắn mừng muốn chảy nước mắt rồi mấy tháng sau, kêu mình bán căn nhà của hắn, sắp sửa bị tịch thâu với giá phân nữa. Ăn ít nhưng no lâu.
Họ lại dạy khi đang thương lượng, phải đếm 1 đến 10 trước khi trả lời. Thường thường thì người đối thoại, chịu không nổi sự yên lặng sau khi hỏi mình, nên tiếp tục nói trước mình. Có lẻ cái chiêu này là mình thích nhất, giúp mình được việc nhất là khi bị đồng chí gái la. Mình tính thì rất nóng nhưng tập đếm đến 10 thì mụ vợ chịu không nổi sự yên lặng trong 10 giây nên tiếp tục nói hoài, khi bưa rồi thì nằm thở. Xong om!
Nói tới nhút nhát, nhớ ngày xưa đi kiếm vợ lại nhút nhát không dám đăng ký quản lý đời mấy cô nên hụt mấy vố. Có nhiều cô nêu giá trước, bắt mình phải làm thế này, thế nọ, đòi hột xoàn loại to to nên bỏ chạy vì họ ra giá trước. Khi gặp đồng chí gái thì cô nàng này chỉ hỏi muốn mua nhà chung với cô ta không. Mình thì có cung điền trạch chiếu vào cung mệnh nên nghe nói mua nhà thì nhất trí ngay, ai ngờ mụ vợ dụ mua nhà rồi làm đám cưới. He he he. Chớ mụ dụ mua hột xoàn thì chắc ở giá tới ngày nay.
Hôm trước có tên 2b, kể là Văn Học có lớp dạy về thuật đắc nhân tâm, của ông Dale Carnegie. Hắn nghĩ chỉ là những mánh khi làm ăn nhưng đến khi già mới giác ngộ là những điểm được kể trong cuốn sách của ông Carnegie là pho bí kíp để làm kim chỉ nam trong đời người. Tiếc là khi xưa, không được học mấy lớp này ở Việt Nam.
Nhớ dạo mới lớn, có ông hàng xóm, đi xây dựng nông thôn, kêu mình vào nhà rồi cho mượn mấy cuốn sách học làm người của ông Hoàng Xuân Việt. Có lẻ mấy cuốn sách này quan trọng hơn những cuốn sách khác mình đọc, giúp mình khá nhiều trong những năm đầu ra hải ngoại. Sau này thì đọc đủ loại nên không nhớ nhiều về sách của ông Hoàng Xuân Việt. Nghe ông Nguyễn Hiến Lê kể là ông Hoàng Xuân Việt, viết nhiều sách học làm người, rồi bị vợ bỏ. Chắc lo làm người nên quên làm chồng.
Sau này mình cho hai đứa con đi học lớp của trường Dale Carnegie. Không biết chúng có học được gì không nhưng ít ra vào tuổi chúng đã biết học thuật đắc nhân tâm, không như mình vào tuổi chúng chỉ biết chửi thề.
Khi mình kể về giữ liên hệ với khách hàng, chuyên gia địa ốc hay bạn là đối với những người mình mến vì trong cuộc đời, có nhiều loại người nên chỉ kiếm những người nào mình mến thích để làm bạn hay làm ăn. Có nhiều người, gặp mặt thì thích mến ngay còn nhiều người thì nghi ngại nên tránh cho nên mụ vợ mình hay la vì mình không thích đi chơi với vài người của mụ quen vì thuộc thành phần, phải cẩn thận khi chơi với họ. Già rồi, chỉ cần vài người thân là đủ.
Có lần mình nói với mấy đứa con là trước khi trả tiền, lúc nào cũng phải hỏi câu: "do you have any discount today?" Có lần đi mua đồ với con gái. Trước khi trả tiền mình hỏi nó phải hỏi câu gì, con bé ấp úng hỏi cô thâu ngân viên có khuyến mải không thì cô thâu ngân viên là có, bớt được 25%. Được dịp mình nói mấy đứa con là muốn cái gì thì phải hỏi vì không ai biết mình muốn cái gì.
Có lần cô em từ bên Pháp sang chơi, vợ chồng mình dẫn đi Rodeo Drive chơi trên Hollywood. Vào tiệm bán quần áo Armani, tên bán hàng bảo mình muốn thử cái gì, mình làm sang thử bộ đồ vía. Phải công nhận vào mấy tiệm này, nhân viên của họ tiếp đón rất niềm nở. Cuối cùng tên bán hàng hỏi mình muốn bỏ trong bao da hay nhựa thì mình hỏi câu hỏi bất hủ "do you have any discount today?" Thì anh bán hàng nói " Sir, we never have discount at Armani!", mình trả lời "i never buy without discount" rồi cám ơn ông ta rồi đi ra. Mụ vợ kêu đi với anh ốt dột quá.
Đi vòng vòng đến tiệm Burberry's, cũng vào xem rồi tên bán hàng kêu mình thử bộ đồ vía. Cuối cùng mình hỏi có khuyến mãi không thì anh chàng bảo hôm nay không có nhưng tuần tới, công ty sẽ khuyến mãi vì cuối mùa. Mình nói vậy tuần sau trở lại. Anh này khôn bảo ông cứ mua rồi tuần sau trở lại tôi sẽ bớt vì không biết sẽ khuyến mãi bộ đồ bao nhiêu. Thế là mình vớt hai bộ để xem bộ nào sẽ được khuyến mãi, tuần sau trở lại thấy bớt 50%, thế là mụ vợ kêu mua luôn hai bộ, họ trả tiền lại 50%. Mấy chục năm rồi vẫn bận đi ăn cưới hỏi.
Có lẻ cái seminar quan trọng nhất mà mình theo học, không dính dáng gì đến mua nhà, đầu tư là của ông Stephen Covey, tác giả cuốn "the 7 habits of Highly effective people". Seminar mất 5 ngày nên thiên hạ oải lắm. Họ chỉ làm Mission Statement, đặt những Mục đích trong đời, viễn kiến và giá trị về mặt đạo đức thành kim chỉ nam của cuộc đời. Cuối tuần thì làm thời khoá biểu cho tuần tới, rồi mỗi ngày, đọc lại mấy mục đích,...
Có phần mài lưởi cưa khá hay. Ông Covey kể câu chuyện về hai người tiều fu, một người thì cắm đầu cưa cây từ sáng đến chiều còn một người thì lâu lâu lại ngừng, để mài lưởi cưa. Cuối ngày thì người mài lưởi cưa, cưa được nhiều cây hơn vì khi lưởi cưa bén, thì cưa cây nhanh hơn. Có phần xem việc quan trọng để thực hiện trước quadran.
Cuối tuần là bỏ ra 30 phút để đọc lại cuốn kim chỉ nam, rồi mài lưởi cưa như bổn phận làm con, làm chồng, làm cha, làm hàng xóm,..., bú xua la mua. Như tuần vừa rồi gửi bơ cho vài người bạn, làm chồng thì phải trả bài cho vợ, mỗi sáng trước khi đi vườn thì mi mụ vợ một cái dù mụ đang ngáy như cô gái chèo đò trên sông Hương, làm cha, làm con,..., ghi xuống ngày nào để làm,... Mỗi ngày, kể chuyện lêu bêu cho bà con giúp trí nhớ mình hoạt động nếu không vài năm nữa là teo lại hết.
Mình làm theo kim chỉ nam thì 10 năm sau là thực hiện hết những mục đích về công việc, đầu tư,... nên chả biết làm gì thêm nên về hưu mấy năm trời đến khi mua được cái vườn. Nay thì đang nghiên cứu mấy cây trái để trồng có lợi cho sức khoẻ thêm chuẩn bị cho mấy đứa con. Nếu chúng không thành công trong nghề nghiệp thì về làm việc với bố. Nghe nói trồng saboche phải đợi 5-7 năm mới có trái nhiều khi gặp loại cây đực hay lại cái là không có trái. Chán mớ đời!
Nhs
Sent from my iPad

Trăng Việt Nam

Dạo gần đây, mình nhận khá nhiều imeo từ thân hữu, chuyển những bài báo từ Việt Nam, đa phần là báo lá cải, bàn về phụ nữ ba miền Việt Nam. Có bài nói là không nên lấy gái Bắc kỳ, bài thì chê gái Huế, bài thì nói không nên lấy gái miền nam vì có những đặc điểm như là ngu.
Đọc mấy bài báo thì khởi đầu, xem vô thưởng vô phạt, vui vui nhưng nếu xét trên báo lại thì có lẻ là một tiến trình do chính Hà Nội sử dụng một cách hệ thống hoá, để gây chia rẽ người dân các miền để dễ cai trị.
Thực dân pháp đô hộ người Việt gần 100 năm, dùng chính sách chia để trị, gây kỳ thị giữa người Lào, Cao Miên, Bắc Kỳ, Nam Kỳ và An Nam của Đông Dương để tạo mâu thuẫn để cai trị lâu dài. Mình nghe kể có nhiều người nói thà để con gái lấy chồng ngoại quốc còn hơn lấy thằng Bắc kỳ hay Nam kỳ...
Có nhiều cư dân trên mạng chửi tác giả hay biên tập viên, đã đạp phụ nữ Việt Nam xuống vực thẳm. Họ đòi kiện nhà báo về tội phỉ báng phụ nữ Việt Nam nhưng chắc sẽ không dám. Những người viết những bài này, bắt chước các quan nô khi xưa bên tàu, phân loại phụ nữ mỗi tỉnh như Hàng Châu, Giang Nam, Tô Châu,..., để tâu lên triều đình, tuyển cung nữ vào Tử Cấm Thành cho vua chơi.

Tân Hoà Bình

Thế kỷ 20 có hai cuộc chiến tranh khắp toàn cầu mà người ta gọi là đệ nhất thế chiến và đệ nhị thế chiến, đưa không biết mấy triệu người vào lò sát sinh vì cuồng vọng bá chủ thế giới. Sau 1945, thế giới có chứng kiến cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, Việt Nam, hậu chứng của đệ nhị thế chiến, ngoài ra các cuộc chiến khác tại địa phương ít được nói đến.
Từ thời cổ đại đến nay, nước nào cũng lo ngại các nước láng giềng xâm chiếm, bắt họ làm nô lệ, lấy đất đai của họ. Việt Nam nom nớp lo sợ Trung Quốc, phải triều cống hàng năm, chạy xuống miền nam chiếm đất Chiêm Thành và Cam Bốt.
Thời đại nông nghiệp, đất đai là tài sản, nên các nước mạnh đều muốn chiếm đất đai các xứ láng giềng. Chiến tranh can qua giết trung bình 15% dân số. Trong thế kỷ 20 của cách mạng kỹ nghệ, tài sản là máy móc thì các cuộc chiến tàn khốc chỉ giết 5% dân số và những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, chỉ giết 1% tổng số người chết trên thế giới.
Thống kê cho thấy vào năm 2012, có khoảng 56 triệu người chết trên thế giới; chỉ có 620,000 chết vì bạo lực gây nên bởi loài người. Chiến tranh giết 120,000 và các tội ác giết độ 500,000. Ngược lại có đến 800,000 người tự tử chết và 1.5 triệu chết vì bệnh tiểu tháo đường, 3 triệu người chết vì bệnh béo phì. Hàng năm có đến 500,000 chết vì ung thư và tương tự bệnh tim mạch.

Mưa Đà Lạt (xưa + nay)

Hè vừa rồi về thăm Đà Lạt, không có đồng chí gái, không phải ghé thăm bạn bè, họ hàng bên vợ ở miền Trung và Sàigòn nên mình ở Đà Lạt đến 2 tuần thay vì 3 ngày như mọi lần. Mỗi lần về Đàlạt vào mùa hè nên gặp mưa nhưng chỉ ghé lại 2 đêm nên không để Ý lắm, lần này thì mới cảm nhận được lại cái mưa của Đà Lạt, đã quên dần trong kí ức của mình trên 47 năm qua.
Đồng chí gái không có phép nhiều nên 3 cha con về Đà Lạt chơi, rồi bay qua Hán Thành gặp mụ vợ, cả gia đình đi chơi ở Nam Hàn, trước khi về Cali.
Cơn mưa đầu tiên mình đón nhận, khi gặp lại vài người bạn học cũ và đối tượng một thời trong quán cà phê. Đang mừng mừng tủi tủi gặp lại cố nhân, đến khi chia tay thì mưa từ đâu ụp xuống làm trắng xoá mặt đường, như thời xưa học tiểu học, thấy mưa đá văng vào cái hiên nơi cửa lớp. Tên Tài, nghe mình kể Chảnh Thị quảng cáo trên diễn đàn, đâm thèm ăn bánh căn vì trên 40 năm qua, chưa có dịp nếm lại món ăn gốc Chàm trở thành đặc sản của người thị dân mà mình có thấy bán ngoài đường khi đi Nam Dương.
 Dù đã về Đà Lạt 6 lần, chưa nếm lại món đặc sản này, hắn đề nghị cả đám đi ăn bánh căn. Thế là 3 cô 3 cậu cựu học sinh Văn Học, rủ nhau ra ấp Xuân An để ăn, thay vì Dốc Nhà Làng, nghe nói ngon và đắt nhất Đà Lạt nhưng khó đậu xe con. Bổng nhiên mưa từ đâu ập xuống như chào đón mình, một đứa con hoang đàng của Đà Lạt, trở về như tắm gội các lớp bụi đóng trên quảng đường đời từ 41 năm qua. Mưa xối xả như trút bao giận hờn của người tình, chờ đợi tên thất hứa từ bao nhiêu năm.
Ngồi ăn bánh căn nhưng mình cứ nghĩ đâu đâu, nhìn mưa rơi trắng xoá mặt đường, nghe những hạt mưa lộp độp trên tấm tăng màu xanh, che cái bếp ngoài trời, che cô chủ quán với hai cái nồi bánh căn, làm bằng đất sét với chín cái khuôn tròn. Những cái nắp đậy có cái núm để cầm như ngực của các tượng phụ nữ Chăm ở tháp Chàm. Lâu lâu, ông chủ quán lấy cây chổi, đẩy tấm tăng từ dưới lên để nước đọng ở trên thoát xuống hai bên, hất tạt nước vào đám thực khách, vội vàng kéo cái ghế đẩu, cái đòn, xích vào trong để tránh nước mưa, rụt rè ái ngại, co ro trong tấm chăn không gian lạnh ướt.
Cảnh tượng đưa mình quay về dòng sông tuổi thơ, những ngày tháng đi học dưới mưa. Lối sống của người Đà Lạt vẫn không thay đổi sau 42 năm. Vẫn lấy cái chổi để làm ráo nước đọng trên mấy tấm tăng (tente) che mưa như các quán ở đường Trương Vĩnh Ký hay Cẩm Đô. Trời mưa ư? Họ lấy tấm tăng, căng ra che phủ cái ghế đẩu. Người Đà Lạt vẫn ngồi ăn, co ro trong gió lạnh giữa tiếng mưa rơi lộp độp.
Cảnh tượng hàng quán Đà Lạt vẫn như xưa, mưa thì che tấm tente để mưa khỏi tạt vào khách hàng.
Những ngày hè của thời học tiểu học, xếp giấy vở học trò cũ thành những chiếc ghe để thả trên đường mương khi trời mưa, đưa con tàu ra khơi, nước mưa làm nhoè đi những chữ mực tím rồi đắm chìm trong giây lát, cuốn trôi theo dòng thời gian như tiên đoán số phận những con tàu bé nhỏ bé vượt đại dương, chuyên chở hàng trăm ngàn người, rời bỏ quê hương ra đi vào thế kỷ trước để rồi không bao giờ cặp bến bờ Tự Do. Sau cơn mưa thường có mấy đàn mối trắng từ dưới đất, chui lên, làm từng ụ bay khắp trời rồi rớt xuống đất vì cánh bị ướt, giúp đám gà vịt, có một bửa ăn thịnh soạn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trên đường về, cô tài xế bất đắc dĩ, tưởng nhà mình ở đường Fan Đình Phùng nên chạy lộn nên mình có dịp xem quang cảnh cầu Nhà Đèn, nơi khi xưa đến mùa mưa là nước tháo từ hồ Xuân Hương, từ cái đập đê cầu Ông Đạo, chảy xiết về Cam Ly làm ngập mấy vườn rau ở Ấp Ánh Sáng và khúc gara STT, lò sát sinh nhất và vạt đất to lớn cạnh đó, sau này gia đình Tăng Trung, Tăng Hiếu có xây cái nhà to đùng để cách mạng sử dụng sau 75 cho hội kiến trúc sư Đà Lạt. Nay thì từ ngoài đường không có thấy nữa vì nhà cửa được xây đầy ngoài đường. Người ta gọi Cầu Ông Đạo là tên của ông Quản Đạo Tôn Thất Hối, người đứng ra chỉ huy, xây cất cái đập đê của hồ Xuân Hương.
Xe chạy qua cầu Cẩm Đô làm mình nhớ có lần trời mưa, khu này bị ngập lụt, mình chạy xe BS ngang thì nước vào ống Pô nên ngũm máy, phải sửa tốn tiền, lại bị thằng thợ sửa xe chơi khăm, vớt thêm tiền. Dân Việt Nam tìm đủ trò để moi tiền thiên hạ mà không ái ngại.
Nguyên nhân khiến đầu mùa mưa, các nơi bằng thấp của Đà Lạt bị lụt vì dân cư, sống cạnh mấy cái suối, đem rác đổ xuống suối thay vì đem ra đường cho xe rác của thị xã đến lấy theo ngày nên vào mùa khô thì suối toàn là rác, chất thành núi vì khi xưa Đà Lạt chỉ có một chiếc xe rác mà dân cư vì chiến tranh đổ dồn vào thị xã càng ngày càng đông. Khi mùa mưa trở về thì nước chảy không thông nên nghẹt và làm ngập nước khu dân cư cạnh bờ suối và đường xá. Tương tự dọc đường Fan Đình Phùng và Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu, con suối chảy từ số 4 về, làm ngập vùng thấp của hai bên bờ suối, kéo theo rác rưởi về thác Cam Ly khiến du khách viếng thăm phong cảnh vùng này phải bịt mũi.
Khi người Pháp thành lập Đà Lạt, họ dành các khu đất bằng cho người Việt. Còn trên đồi thì đành cho người Pháp. Mình có xem một lá thư của ông Võ Đình Dung, gửi cho thị trưởng tây của Đà Lạt. Và bản vẽ tiết kế Đà Lạt, mới hiểu vì sao ông ta mua hết đất từ Mả Thánh đến trường Việt Anh, sau này cho thuê để người ta làm vườn.
Có lẻ sang năm, mình sẽ lấy những bài mình viết về Đà Lạt xưa, cập nhật hoá các thông tin mà đã đọc thêm và hình ảnh rồi tải lên đây cho ai tò mò đọc lại. Khi xưa, mình chỉ kể về Đà Lạt theo ký ức, nay thì có thêm tài liệu và hình ảnh nên có những gì sai thì mình sẽ cập nhật hoá lại cho chính xác hơn.
Mình tránh viết về Đà Lạt hay đọc thêm thông tin của Đà Lạt xưa nhưng thiên hạ cứ gửi cho minh hình ảnh và tài liệu nên phải đọc. Có người lại to mồm kêu mình là nhà nghiên cứu về Đà Lạt. Người ta chịu khó gửi cho mình thêm tin tức, tài liệu xưa của Đà Lạt xưa thì phải viết lại. Chán Mớ Đời  
Mình về Đà Lạt, trông mưa như một du khách, không như khi xưa phải đội mưa, khiến mình bồi hồi nhớ đến thằng Nguyên. Ngày cuối cùng của niên học lớp 12, hai thằng bổng hứng đi dưới mưa như để đánh dấu ngày cuối của cuộc đời học sinh. Hai thằng đi từ trường Văn Học lên khu Hoà Bình, mua ổ bánh mì Vĩnh Chấn, vừa đi vừa cạp bánh mì, băng qua đường Hàm Nghi, mình để nó đi bộ về đường Tăng Văn danh, còn mình thì lang thang xuống ngã ba chùa rồi băng qua vườn ông 3 Đà để về lại nhà ở Hai Bà Trưng.
Ảnh này lột tả được cảnh mưa Đà Lạt. Thấy cái xe bán bánh mì thịt của bà người Huế, với tương ớt cay xè trước  tiệm Vĩnh Hoà.
Sau đó hai thằng bị bệnh gần cả tháng, chả học hành ôn bài để thi tú tài. Cuối cùng hai thằng chán đời, chở nhau ra đập Đa Thiện bơi thì hết bệnh nên ngày nào hai thằng đều rũ nhau đi bơi. Đến khi đi thi Tú tài, mình đã đen lại còn đen như anh 7 Chà của hãng Hynos, còn mấy tên học chung lớp, mặt mày bơ phờ, như phở tái. May hai thằng đều đậu và được du học. Mình gặp lại Nguyên 6 tháng trước khi hắn qua đời. Đó là lần đầu cũng như lần cuối hai thằng đi nghỉ hè với nhau.
Nhớ dạo bắt đầu biết thổn thức ngắm gái thì tối tối, mình hay đi với thằng hàng xóm ra phố Hoà Bình, xuống Hồ Xuân Hương. Khi có tiền thì rão về đường Minh Mạng, uống sữa đậu nành của bà 5. Khi nào sang hơn thì hai thằng chia nhau cái bánh chuối. Cái thú uống sữa đậu nành là khi trời mưa, trú dưới mái hiên của tiệm vàng của ông Bùi Duy Chước, vừa đứng vừa cầm ly sữa đậu nóng, vừa thổi khói bay phừ phừ, vừa nhấp nhấp từng ngụm, mặc mưa hắt dưới chân. Vào trời mưa thì thị dân Đà Lạt đi nhón nhón, lí do là họ mang dép nên nếu không để Ý, ép chiếc dép vào bàn chân thì đôi dép sẽ làm bắn bùn vô quần. Đi giày thì không bị vấn nạn này. Dạo đó biết ai là du khách vì cách họ đi trên dốc.
Tiệm vàng của ông Bùi Duy Chước, ngay góc Mình Mạng và Nguyễn Biểu (hình như Tăng Bạt Hổ, cái đừng từ Tăng Bạt Hổ, nối với Mình Mạng) bên cạnh có mấy thang cấp, có chiếc xe bán sữa đậu nành ban đêm của Bà Năm, người Nam, mà dân Đà Lạt thèm như điên.
Ông Bùi Duy Chước là bố của bà Bùi Thị Hiếu, có tiệm cầm đồ ở khu Hoà bÌnh, ngay góc Tăng Bạt Hổ. Nghe Huỳnh Ngọc Ánh kể; bố hắn học nghề thợ bạc từ ông Chước , sau này mở tiệm vàng.
Có hôm, sau cơm trưa, nằm trong phòng ngủ của mình khi xưa, nghe tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà bằng tôn, tiếng gió reo gọi qua mấy ống gạch thông hơi, trên cửa sổ như một bản sonate “phiên khúc mùa mưa” khiến mình lại bay về thời xưa. Nhớ những ngày mưa thối đất, co ro trong nhà, chả biết làm gì, nằm nghe đài phát thanh nhạc yêu cầu :" như mưa ngày nào thấm ước vai em, như mưa,....", mơ đến, ước ao mối tình đầu.
Nhớ đến những tháng đầu tiên ở xứ Tây, trời mùa đông, ru rú trong phòng ô-sin không có lò sưởi, nghe bản nhạc của Enrico Macias, Adieu Mon Pays, để rồi câm lặng trong đêm thâu của những ngày tháng của kẻ vô tổ quốc, không tin tức của gia đình trong suốt 3 năm trời.
J'ai quitté mon pays, j'ai quitté ma maison
Ma ville, ma triste vie se traîne sans raison
...
Lorsque souvenirs se réveillent, bien après mon adieu
Soleil, soleil de mon pays perdu
Hôm gặp lại đối tượng một thời thì nhớ lúc mới sang Tây, mình hay nhớ đến khuôn mặt của cô nàng rồi từ từ biến mất khi quen đầm. He he he.
J'ai quitté une amie, je vois encore ses yeux
Ses yeux mouillés de pluie, de la pluie de l'adieu
Je revois son sourire, si près de mon visage
Il faisait splendide les soirs de mon village...
Có một chị gốc Đà Lạt, tò mò hỏi đối tượng của mình khi xưa ở Đà Lạt là ai? Mình lục hình ảnh cũ, thấy tấm ảnh của cô nàng tặng trước khi đi Tây. Je revois son sourire et ses seins. Chán Mớ Đời 
Mình nhớ đến những ngày tắm mưa ngoài trời, cởi truồng dưới máng sối, có mấy thùng phi đựng để hứng nước mưa, nấu cơm hay khi cúng. Nhà mình có cái lu riêng, bằng đất sét có tráng men, loại dùng đựng rượu đế như ở tiệm của ông bà Võ Quang Tiềm, ở khu Hoà Bình, để hứng nước mưa, để dùng khi cúng, nấu đồ cúng cho sạch sẽ cả sợ thần hoàn vật chết. Có nhiều nhà, phụ nữ sau khi sanh, họ chôn cái nhau dưới đất, nơi cái mang xối chảy nước xuống, để mong đời con mình sẽ được tươi mát sau này.
Trên nhà bà Ấm Thảo, có chôn cái nhau của một người em mình khi bà cụ bị xảy thai. Có cái am ở đó nên mỗi lần đi ngang nhà bà Ấm Thảo, mình hay vào vái cái am. Sau này, về thăm Đà Lạt, có lên thăm nhà bà ta, thì thấy cái am biến mất. Họ xây nhà hết. Gặp thằng Thọ mà khi xưa, trong xóm hay gọi Thọ Thai, làm thợ mộc.
Thời đó, nhà nào cũng đun sôi nước, để nguội rồi chế vô chai. Lấy cái phễu bỏ vào miệng chai, lấy cục bông gòn để chận cái miệng phễu rồi đổ nước vào để lọc chất dơ, gọi là nước lọc. Dạo ấy học Leçons des choses, có dạy cách lọc kiểu này. Mình có nhiệm vụ, mỗi sáng phải đun nước sôi để pha trà cho ông bà cụ, đổ vào Bình Thuỷ để pha sữa còn ấm nước thì để nguội, sau đó lọc nước. Dạo đó hình như nhà nào cũng có cái bình thuỷ cạnh cái khay đựng tách và bình trà trên bàn.
Hồi nhỏ mình thích nhất là mùa mưa vì không phải đi xách nước. Dạo đó, nước máy nhà mình hay cả xóm, chảy rất yếu vì ống nước được làm thời tây, dạo đó bị rĩ sét làm nghẹt ống. Suốt một đêm chỉ hứng chưa được một thùng thiếc nước mắm. Thùng nước mắm được cắt mặt trên, gò lại cho mấy cạnh bén không cắt đứt tay. Có khúc gỗ làm cái quai, được đóng ngang cái thùng, không quên đệm miếng vỏ cao su để đinh không bị lõng lắc.
Dạo ấy, đi xin nước giếng ở Hai bà Trưng và Thi Sách, cả giếng vườn ông 3 Đà. Nhà nào cho lấy nước thì phải hầu đám con của họ như thờ vong, lạng quạng, chúng đóng cửa, không cho vào nhà là cả nhà khát nước. Nhà mình, phía hông nhà có 3 cái thùng phuy, đựng nước, có nắp đậy lại, có cái lỗ để bỏ cái vòi nước vào. Mình bỏ vòi nước từ phuy thứ nhất qua phuy thứ 2 rồi phuy thứ 2 qua phuy thứ 3, để khi nước dâng đầy thì sẽ theo cái vòi nước chảy qua phuy thứ 2, 3, khỏi mất công múc đổ qua. Sau này học vật lý thì mới hiểu lí do thể tích được bình quân qua cái vòi nước.
Một hôm, con gái đi với mình sang Ngã 3 Chùa, định đi kiếm thằng Khoa, khi xưa học Yersin, hay cúp cua, đi đá banh ở sân Cô Giang, nhưng tới nơi thì mình đứng như Từ Hải, toàn là ngân hàng không, nhà của PTTT (Thuỷ dâm) cũng biến mất, hỏi bên cạnh chả ai biết thằng Khoa là thằng Tây nào cả nên dắt con gái lên chùa Linh Sơn. Nghe nói tên bạn học ngày xưa, nay khổ lắm, chạy xe ôm. Nhìn sang bên kia đường, khu nhà bà 10 Võ với tiệm thuốc Tây cũng không nhận ra. Cái hợp tác xã rau khi xưa được dùng làm trụ sở nhân dân tự vệ cũng biến mất. Hôm trước quên hỏi tên Tài, gia cảnh ông Phấn, đoàn trưởng nhân dân tự vệ của khu phố này.
Trời bắt đầu mưa nên hai cha con chạy lên chùa. Mình không thấy mấy cái bờ thành ở hai bên thang cấp, có khắc hình rồng mà hồi nhỏ mình hay leo để cởi rồng như Na Tra, biến mất. Mấy vườn chè khi xưa, cây cối đầy mà các phật tử tranh nhau hái lộc đầu năm đều tan biến. Kí ức một thời bổng nhiên không còn nữa. Nada!
Chùa này, mình có nhiều kỷ niệm tuổi thơ
Chùa khi mình đứng núp mưa với con gái. Mình nhớ là có mấy con rồng chõ mấy thang cấp đi lên từ cổng, nay biến mất. Hay chỉ có 32 con này. 50 năm nên chỉ mại mại.
Hai bố con đứng núp mưa ở Tam Quang, mới nhớ đến chuyện mưa hắt. Đà Lạt ít nhà nào có tiền để làm máng xối nên khi mưa thì nước chảy từ nóc nhà xuống, chạm đất thì bắn mấy hạt đất hay nước mưa lên làm xoáy mấy cái lỗ. Ai đi đường, bị mắc mưa thì ghé tạt vào trú mưa dưới mấy cái hiên nhà để che nắng, nước mưa rơi xuống đất, bắn hắt vào chân. Cuối cùng không thấy mưa tạnh, đoàn gia đình Phật tử, hăng say tập văn nghệ cho lửa trại cũng bỏ mưa chạy lấy người theo các chú tiểu. Mình gọi Mai Linh Taxi, chạy lên tận chùa để đón lại có thêm cái dù do anh tài xế đem ra cho hai bố con. Hiện đại, hiện đại.
Mình kêu bác tài cho xe chạy vòng vòng Đà Lạt, ra hồ Xuân Hương, thấy nhiều xe honda, đứng trú mưa dưới mấy cái cây. Bổng nhận ra chiếc xe bán xắp xắp khi xưa ở gần đồi Cù, gần nhà hàng Thanh Thuỷ, cạnh nhà vệ sinh, được xây trong lòng đất. Chiếc xe đạp khi xưa, nay được thay thế bằng chiếc xe Honda, trang bị phía sau cái thùng gỗ có mấy cạnh bằng gỗ, xung quanh được gắn kính. Mưa nên cũng không muốn dừng lại nhất là ngày nay, tiệm Đakao ở Bolsa có món đu đủ khô bò trứ danh với gan chấy nên cũng không thèm nữa.
Xe quành về cầu Ông Đạo, người xây cái đập và cầu (Quản Đạo Tôn Thất Hối), thấy khu Ấp Ánh Sáng không còn bị ngập lụt như xưa. Các vườn rau được thay thế bởi một công viên nhưng không thấy ai vào cả. Nam nữ thì họ tìm chỗ nào vắng vẻ, đây vào công viên này, từ trên cầu, thiên hạ nhìn thấy hết. Có lẻ vì vậy vắng người.
Có thấy mấy cái dù cắm, mình đoán tác giả mượn ý của cặp vợ chồng Christo và JC, nghệ sĩ gốc Ru ma ni, nổi tiếng trên thế giới một thời, có làm triển lãm 1000 cái dù Nhật cạnh xa lộ 5 từ Los Angeles lên San Jose năm 1991, khi mới quen đồng chí gái, có chở cô nàng đi viếng. Trước đó thì cặp nghệ nhân này có triển lãm 1000 cái dù này ở Nhật Bản. Năm 1985, họ có dùng vãi để trùm cầu mới (pont neuf) ở Paris.
Xe chạy ngang mấy con suối thì mình khám phá ra, lòng con suối, đúng hơn là con kênh vì hai bờ thành được xây bằng đá ong và xi măng và lòng suối được xây theo thang cấp giúp nước thoát nhanh thay vì đóng trụ một chổ như xưa. Nhưng nước chảy rất xiết, ào ào, nghe ông tài kể là có người té xuống là bị cuốn trôi. Đi qua cầu Cẩm Đô, khúc nhà của Vy Nhật Tảo, khi xưa có học chung ở Yersin, sau này qua Văn Học, mấy tháng trước, qua Mệ Bửu Đàn, Fi Niên Xô và Cô Bé fao câu có gặp lại tên này, nghe nói nay là nhạc sĩ trứ danh ở Việt Nam. Ngày nay, đường đi bộ khúc này được nâng cao, có lót gạch cho bộ hành nên không bị lụt như xưa.
Đến khúc này thì nhớ đến Vũ Văn Tùng người Bắc, học Văn Học chung khi xưa. Có hỏi PMC nhưng hắn không nhớ tên này. Tên này mê Hàng Thị Ngọc Hiền một thời, cứ hít hà khi thấy đối tượng của hắn trong sân trường. Khúc này, khi xưa có cái thang cấp đi lên nhà thương, khi trời mưa thì nước đỏ, màu của đất sét Đà Lạt, chảy ào ào xuống thang cấp như thác nước xuống, làm ngập khu này, lỏng bỏng nước màu đỏ. Nay thì chỉ toàn là tiệm và tiệm nên chả nhận đâu ra đâu. Chỗ cầu Cẩm Đô nay có cái chợ chiều, mấy xe mì khi xưa biến mất.
Dọc đường Hai Bà Trưng, khi xưa có mấy cái vườn, hay bị nước ngập vào mùa mưa, nay biến mất bù vào đó là những căn nhà bé bé, lâu lâu thì có một căn cao ngời ngợi của một đại gia. Mình nói ca sĩ Văn Học, ngưng ở quán Quỳnh Anh, nhà của Võ Việt Điểu, học Yersin khi xưa, nay nghe nói chạy sang Tây nhưng không có tin tức, gần đây mới nhận tin hắn từ Maryland. Nghe nói làm về an ninh quốc phòng.
Rồi ù chạy lên dốc vô nhà, gặp bà cụ ngồi nhìn ra cửa sổ, lòng lo không biết thằng con đi đâu, có bị mắc mưa không. Không ngờ 60 tuổi đầu, tóc trắng trên đầu mà vẫn được bà cụ lo lắng. Không biết 41 năm qua, tuy ở xa nhưng chắc mẹ mình vẫn thắp hương tụng kinh cầu nguyện cho thằng con ở chân trời nào. Nước mắt bao giờ cũng chảy xuống.
Nguyễn Hoàng Sơn 

Sơn Ngu Cu Đen *

Nhớ dạo mình mới ra trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật, ngành kiến trúc, tuy vui nhưng lòng thấy lo lo, không biết tương lai mình đi về đâu. Mẹ một tên bạn, bảo đi xem thầy bói X. Nghe nói ông này giỏi lắm, tu ở núi Bà Đen với một ông thầy pháp gốc khờ me. Đi vượt biển, ông ta đội sớ, ngậm bùa trên đầu, hải tặc cầm mả tấu chém nhưng ông ta không hề hấn gì cả. Đám hải tặc bị ông ta quăn xuống biển hết, rồi lái tàu của đám hải tặc đưa mọi người lên bờ bình yên. Mình gọi điện thoại và hẹn đến căn hộ của ông ta ở quận 13.
Vào căn hộ thì phòng tối om, khói hương bay mịt mù khiến mình bị sặc ho. Không khí cực kỳ ghê rợn như căn nhà ma, lại thâm thẩm mùi mắm bò hóc. Ông ta bảo 100 quan Pháp 1 quẻ, đưa tiền trước, dạo ấy chưa có đồng euro. Mình kính cẩn đưa tiền cho thầy. Thầy cầm tờ 100 quan xem tới xem lui, trước ngọn nến, coi có phải tờ photocopy không vì mặt mình từ bé đến giờ, ai trông cũng bảo là ngu đần như bị down syndrome. Xem xong thầy bỏ vào bọc rồi hỏi cậu cần chi.
Mình bẩm thầy, dòng họ con tam chi tứ đại đều là dân ngu cu đen. Con sang đây hi vọng đổi đời nhưng không biết làm cách nào để thoát cảnh ngu đần. Nghe nói thầy thông thiên-văn, tường địa lí Tả Ao, trên thầy chơi với thánh thần, dưới âm phủ thì thầy quen các ngục sĩ, xin thầy cãi số cho dòng họ nhà con nhờ.

Nhớ về thầy cô

Khi xưa đi học, mình không được thầy cô yêu mến chi cả. Có lẻ mình học cực ngu hay giỏi như bèo dạt mây trôi nên thầy cô chả để ý, bạn bè chả thằng nào con mô nhớ cả. Có đứa nhớ là nhờ da mình mịn, đen như Kampuchia. Qua Văn Học thì có lẻ gần gần hơn nên có bạn nhớ, có thầy không quên nhờ cái tính ba lơn của mình.
Mình chỉ có 4 cô giáo còn toàn là thầy cho nên nhớ mấy thầy nhiều hơn là nhớ mấy cô giáo. Không nhớ năm 11 ème, học với ai, chỉ nhớ năm 10 ème thì học với một bà đầm, có lẻ lai mít, HCC có gửi cho tấm ảnh của lớp chụp chung, không nhớ tên. Chỉ nhớ cuối năm, bà ta đè đầu mình ra bắt chí, không cho mình nuôi chí. Năm 9 ème thì học cô Huệ, nhà đâu cạnh trường Văn Học. Đang học khơi khơi, cô giáo này đi tây, bà vợ ông proviseur của Grand Lycée, tên Decroix dạy thế. Bà này bận jupe nên học trò con trai, với đầu óc tò mò khoa học thực dụng, hay bò dưới đất phía sau bà, để xem có cái chi lạ dưới cái váy. Một hôm có tên Hiển, không nhớ họ, hình như họ Phạm, bố nó chạy xe gắn máy Goebel màu xanh, bò bò theo bà đầm, bị bắt gặp nên bị đuổi ra ngoài cửa đứng, sau bị hiệu trưởng ghé lại tát tai. Thằng này tham thì thâm. Mấy thằng như Tuấn Trung, Khoa bò trước nhưng không dám nhìn lâu.