Showing posts with label Đây đó. Show all posts
Showing posts with label Đây đó. Show all posts

Con ngựa thành Troy


Nhớ hồi nhỏ học bi kịch Andromaque của Jean Racine, nói về cuộc chiến 10 năm, những anh hùng thần thoại của Hy Lạp, thân phận đau buồn của Andromaque, vợ của hoàng tử Hector và cha chồng là vua Priam, đứng trên thành Troy, nhìn Achilles giết chồng, rồi kéo lê xác suốt mấy ngày để trả thù cho người bạn Patroclus, bị quân đội thành Troy giết.

Khi mình đi chơi viếng Hy Lạp lần đầu tiên, bao nhiêu chuyện thần thoại, được nghe kể hay đọc từ bé khiến óc tò mò của mình, bắt mình phải đi đến những địa danh, được kể khi xưa, nhất là con ngựa thành Troy. 

 Mình khởi đầu cuộc hành trình từ Thessalonika, vùng Macedonia, quê hương của vua Philip II, cha của đại đế Alexander. Cũng từ đây, ông Alexander đã chinh phục các vùng đất bao la, được xem là đế quốc đầu tiên của nhân loại. Mình và cô bạn mướn xe của công ty Avis, chạy xuống từ từ, qua các thành phố như Sparta, đến Olympia, quê hương của thế vận hội, rồi đến thủ đô Athens. Từ đây mới đi tàu qua đảo Crete.

Đảo này, theo truyền thuyết, khởi đầu nền văn minh Minoan, theo tên của vua Minos. Tương truyền trên đảo này có một con quái vật có hình dáng đầu bò dáng người, ăn thịt người, tên Minotaur nên vua Minos, mới nhờ một kiến trúc sư, tên Daedalus xây một mê cung (labyrinthe) để nhốt con quái vật trong này. Lúc mình đến hòn đảo này thì có viếng thành Knossos, quá tuyệt đẹp dù xây cách đây trên 3000 năm, vẫn còn màu đỏ rất đẹp. Nghe nói Mê Cung là đây nhưng chỉ được xem viếng có một phần nhỏ. Mình phục dân của nền văn minh này vì mấy ngàn năm trước, họ đã hiểu sức nặng của mái nhà, đè xuống mấy cột trụ và sẽ có lực phản hồi từ dưới đất lên, sẽ làm gẫy phần giữa cột trụ, nên các trụ đá của họ xây thời đó, đã được làm to hơn ở giữa, giúp đứng vững đến hơn 3000 năm sau.  

Nghe kể, con của vua Minos bị giết hại ở Hy Lạp nên ông ta bắt mỗi năm, dân Hy Lạp phải cúng tế 7 cặp trai gái đồng trinh cho thần Minotaur do bà vợ của vua, giao hợp với con bò rồi có mang, sinh ra quái vật đầu bò thân người nên chỉ ăn thịt người. Có một anh chàng tên Theseus, dân Hy Lạp sang đảo Crete, quyết giết con quái vật để tránh dân Hy Lạp chết vô tội. Anh này tán con gái của vua Minos, để cô này đánh cắp cái bản đồ của Mê Cung tương tự Mỵ Châu đánh cắp cái nỏ thần cho Trọng Thuỷ. Anh chàng này lấy cái dây buột vào người rồi lần mò đi vào Mê Cung. Sau khi giết được quái vật thì mới lần theo sợi dây để ra khỏi mê cung. 

Anh chàng Theseus sau khi công thành danh toại thì bỏ cô con gái của vua Minos để trở về Athens. Trước khi đi, ông bố của Theseus là vua Aegus dặn, nếu thắng được Minotaur thì cho khói trắng còn bại thì khói đen. Có lẻ đây là một hiệu ước của người Tây phương khi liên lạc với nhau từ ngàn xưa, khi chưa có Morse, điện thoại,...., vì khi người ta bầu được vị lãnh đạo tối cao của Thiên Chúa Giáo thì họ cũng cho khói trắng ra ống khói của toà thánh Vatican. Thủy thủ quên lời dặn hay gỗ bị ước nên làm khói đen khiến ông vua, nhảy xuống biển tự tử, do đó biển Aegean ngày nay được mang tên của vua này. 

Viếng thăm nước Hy Lạp thì chỉ thấy toàn là núi đồi và biển. Người Hy Lạp trở nên giàu có nhờ họ biết đóng tàu bè, di chuyễn trên biển, buôn bán nên sung túc, tạo dựng được một nền văn minh tiên phong cho các nước Tây phương mà người ta thường gọi Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn mình La-Hy. Dân chúng ngày nay, chỉ sống vào sản xuất dầu olive, du lịch. Ông Onassis, khi xưa giàu có nhờ có tàu để chuyên chở, buôn bán.

Hồi nhỏ mình có coi ở rạp Hoà Bình, phim "La Colère d' Achille", kể chuyện một bà sinh con trai, rồi nhúng người con xuống dòng sông Styx để giúp con trai, có mình đồng da sắt để ra trận không bị chết nhưng vì bà ta nắm cái gót chân. Sau này, Achilles bị Pâris, nhắm cái gót chân, không phải da sắt, để bắn tên và hạ sát, do đó người tây phương hay dùng thành ngữ "gót chân của Achilles" để diễn đạt, ai cũng có cái nhược điểm.

Ông vua thành Troy, Priam có đến 46 người con, trong đó có Pâris. Theo truyền thuyết, khi có mang Pâris, bà Hebuka, vợ của vua Priam nằm mộng, được thần linh báo là Pâris, sau này sẽ phá nát, gây sụp đổ của đất nước này, và khuyên bà ta nên giết đi. Bà ta bỏ người con mới sinh ra trên núi Hia nhưng Pâris, được mấy người chăn cừu nhặt, đem về nuôi.

Thành Troy, nay thuộc về nước Thổ Nhỉ Kỳ, thuộc vùng Tiểu Á (Asie Mineure) mà khi xưa học lịch sử, mấy ông Tây bà đầm giảng hoài mà chả nhớ đâu ra đâu, nằm gần eo biển của Biển Đen và biển Aegean, nơi giao thoa của các tàu thương, chuyên chở vựa thóc từ các quốc gia xung quanh Biển Đen (Hắc Hải) và Agean.

Lớn lớn một chút thì học văn chương Pháp, ông Tây có dạy về bi kịch "Andromaque" của Jean Racine. Mình chỉ nhớ mang máng là trong tiệc cưới của bố mẹ Achilles, có một bà thần nào, hình như Artemis, nữ thần chiến tranh, không được mời tham dự nên gửi một trái táo, để tặng người đàn bà đẹp nhất buổi tiệc. Có 3 nữ thần tại bữa tiệc, không ai chịu thua ai về sắc đẹp nên hỏi thần Zeus. Ông này tuy là thần nhưng cũng sợ làm phật lòng đàn bà nên từ chối khéo, chỉ tên chăn cừu Pẩris, đang ở ngoài đồng và nói hỏi tên chăn cừu. 

Chuyện này xẩy ra 1400 năm trước Tây Lịch, đã nói đến trái táo. Mình không biết huyền thoại trái táo trong vườn địa đàng của thánh kinh, phúc âm sau Tây Lịch, không biết có dính dáng, bắt nguồn từ câu chuyện này. Ai biết cho em xin. 

Ba nữ thần này ra sức dụ dỗ tên chăn cừu, cho tiền bạc, uy quyền, cuối cùng tên chăn cừu thuộc loại mê gái như mình nên hắn nghe lời dụ dỗ của Aphrodite, nữ thần tình yêu, do đó từ Aphrodisiac xuất phát từ nữ thần tình yêu. Nữ thần này hứa sẽ cho hắn người đàn bà đẹp nhất thế gian, Helen. Xui cho hắn là khi hắn gặp Helen thì cô nàng đã lấy chồng nhưng hắn vẫn dụ dỗ cô này, bỏ chồng trốn theo hắn về thành Troy. 

Ông chồng bị cắm sừng, Melanaus, vua của vương quốc Sparta, nằm ở vùng Peloponnese ngày nay, kêu gọi người em là Agamemnon, một chiến tướng nổi danh rất tàn bạo, tiêu diệt kẻ thù hoàn toàn mà người tây phương khi nói đến từ Agamemnon để nói lên sự tiêu diệt tuyệt đối. Họ đem quân đi đánh nhưng gần 10 năm bao vây thành Troy, vẫn không hạ nổi. Ngày nay, người ta khám phá thành này có đến 9 lớp nên kỹ thuật chiến tranh thời ấy, không thể công phá được. Trong đoàn quân này, có Achilles là tướng giỏi nhất nhưng lại không ưa Agamemnon, nên không chịu ra trận, chỉ uống rượu nhậu như trong phim mà mình đã xem ở rạp Hoà Bình. 


Cuối cùng Patroclus, bạn của Achilles, lấy áo giáp của Achilles ra trận bị giết nên ông thần mình đồng da sắt này nổi điên lên, ra trận để trả thù cho bạn, giết hoàng tử Hector. Trong cuốn Andromaque, kể rất hay về Andromaque chứng kiến cảnh chồng chết và vua Priam đi xin xác con về để chôn. Những bài thơ của ông Jean Racine vẫn còn phảng phất sau mấy chục năm.

Cuối cùng, phá không được thành Troy, nên quân đội của Agamemnon rút lui, bỏ lại một con ngựa gỗ, đóng bằng gỗ của một chiến thuyền. Dân chúng trong thành mừng quá vì tưởng hết nạn can qua. Kéo con ngựa vào thành rồi ăn mừng cả đêm. Trong đêm tối, tàu của đội quân Agamemnon, trở lại, các binh lính núp trong thân con ngựa gỗ, chui ra để mở cửa thành và tàn sát thành này, bắt lại Helen. Pẩris lấy cung bắn vào gót của Achilles và giết tướng này. 

Trong bi kịch của Andromaque của Jean Racine, dạo ấy học nhưng chả hiểu, sau này sang tây, đọc lại thì mới cảm được cái tình, lòng của bà này đối với chồng, hoàng tử Hector. Bà ta đang mang thai một người con của Hector, nên phải bấm bụng chịu để kẻ thù hiếp dâm, để cứu lấy đứa con. Thông thường khi xưa, sau khi đã chiếm một thành phố, đoàn quân chiến thắng sẽ giết hết đàn ông và hiếp dâm phụ nữ, bắt làm vợ. 

Nguyên do là để trừ hậu hoạn, không có đàn ông chống trả, trả thù trong tương lai. Hiếp dâm phụ nữ, bắt làm vợ thì sau này con của họ sẽ không phản lại cha mình nên phụ nữ đang có mang là bị giết. Sau này vào cuối thế kỷ 20, khi đoàn quân theo thiên chúa giáo chiếm đóng Kosovo, họ đã giết người theo đạo hồi giáo không nương tay và hiếp dâm phụ nữ đến khi quân đội NATO, nhảy vào ngăn chận cuộc diệt chũng này.

Các nước nhỏ khi xưa đã thống nhất, tạo dựng nước Hy Lạp ngày nay, đã tạo dựng một nền văn minh rất cao, với khái niệm Dân Chủ, với những triết lý khởi xướng bởi các nhà hiền triết như Plato, Socrates, Aristotle,... Ngày nay, nước Hy Lạp là một trong những nước nghèo nhất của Âu châu. Dân họ bị đô hộ trên mấy trăm năm bởi đế quốc Ottoman, do Thổ Nhỉ Kỳ ngày nay lãnh đạo. Khi mình viếng thăm năm 1983, nước này rất nghèo so với Âu châu. 

Các lịch sử gia hay tâm lý gia cho rằng, khi nền văn minh Hy Lạp lên tột đỉnh thì người Hy Lạp đâm ra bị bệnh tâm thần, họ cứ tự cho mình là nữa thần, nữa tục, có quyền uy, hằm bà lằn nên xã hội bớt tiến bộ. Họ cứ tự chế ra các thần thánh, anh hùng kiểu Lê Văn 8, Fan Đình Giót,.... Dạo mình ở Âu Châu, nước này nổi tiếng về bệnh đồng tính luyến ái từ thủa xưa, khiến tinh thần đấu tranh, chiến đấu không còn như những đội quân Sparta mà Hollywood đã kể trong cuốn phim "300", nói về lòng cảm tử, thiện chiến của 300 người lính Hy Lạp, chống lại đạo quân của Ba Tư.

Ngày xưa, học lịch sử với ông tây bà đầm, rất chán vì chả hiểu gì cả. Cứ nghe nói về nền văn minh nhân loại được xuất phát từ Tiểu Á (Asie Mineure), nền văn minh Mesopotamie, vùng có dòng sông Tigris, có thành phố Babylon mà ngày nay là các nước như Syria, Iraq, Kuwait, Ba Tư,... Học các tên xa lạ như Dorique, Ionique,..., sau này học kiến trúc thì mới được học lại lịch sử thì mới hiểu.

Khi sang Hy Lạp, đi viếng các đền, các nhà hát lộ thiên,.., mà khi xưa các bi kịch Hy Lạp thường được trình diễn thì mới thấy trí óc con người quả là tột đỉnh. Học trường tây nhưng chả hiểu gì lắm, mỗi lần ông tây bà đầm hỏi là cứ đực ra như ngỗng ị nhưng may, sau này sang Pháp lại học về kiến trúc nên mới được bồi dưỡng lại những điển tích, những huyền thoại của nền văn minh La-Hy.

Lấy kinh nghiệm của mình để xét lại các cụ ngày xưa, học chữ Hán. Mình hay nghe người ta nói sôi kinh nấu sử. Nghiệm ra là họ học chữ Hán, tương tự mình khi xưa học trường tây nên chỉ học sử của Tầu như mình học "nos ancêtres sont des gaulois". Cho nên cha ông mình có thể, thuộc lầu, rành về chuyện Tào Tháo trong Tam Quốc Chí, rành về Nhà Chu, Nhà Tần,.., hay Đông Chu Liệt Quốc,.... nhưng i tờ về lịch sử Việt Nam. Sau này hứng hứng, vớt lịch sử của người Hoa, cải biên lại của mình như họ Hồng Bàng, Vua Hùng, Thánh Gióng,.... 

Ông Homer sinh vào thời người ta dùng mẫu tự của người thương buôn Phoenician nên hai tác phẩm Illiad và Odyssey được ghi chép để lại cho hậu thế, giúp ngày nay người ta hiểu thêm về thời đại cuộc chiến thành Troy. Có đi viếng xứ này với bao nhiêu núi non thì mới hiểu được tâm hồn của người dân Hy Lạp. Đầu óc của họ hơi bị lệch lạc, tự xem mình là nữa thần nữa người. 

Khi xưa, các giống dân Phoenician mà ngày nay là Lebanon, Syria, Do Thái, nổi tiếng là những con buôn rất giỏi khiến quốc gia của họ trù phú. Khi giao dịch buôn bán với các nước lân cận thì họ dùng mẫu tự để ghi chép và đối thoại. Tương tự ngày nay, anh ngữ rất được phổ thông khi giao tiếp với đối tác tương tự pháp ngữ được dùng vào thế kỷ 19.

Ngược lại thì fong cảnh của xứ này quá đẹp nhất là các đảo. Mình nhớ lúc chạy ngang ngọn núi Parnassus thì ghé lại viếng, đột suất mướn đồ trợt tuyết. Ngọn núi chỉ có mình và cô bạn Alice, trượt tuyết từ trên núi xuống. La hét để đem thần Apollo và các Muse có xuất hiện. Những hòn đảo nhỏ được phết vôi màu trắng bên cạnh biển màu xanh khiến mình cứ mơ mơ được sống thời cuộc chiến thành Troy để xem các thần linh đánh nhau ra sao.  

Hy vọng sẽ có ngày trở lại xứ này với vợ. (Năm vừa rồi đã đưa vợ đến đây).

Mình định đi Thổ Nhĩ Kỳ năm nay để viếng thành phố này xem, nghe đâu họ có làm một bức tượng con ngựa bằng gỗ và xem cựu đế chế Ottoman ra sao.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

 

Nhs

Chính trị và cuộc chiến Ukraine

 Tuần rồi, ông tổng thống Nước Ukraine, có nói chuyện với quốc hội Hoa Kỳ, xem như một thời điểm lịch sử, bận áo thung màu xanh quân đội. Ông ta được quốc hội Hoa Kỳ vổ tay đứng dậy liên hồi như ca ngợi lòng dũng cảm của người dân Ukraine, chống trả lại một quân đội được xem mạnh thứ 2 trên thế giới. Nếu không có ông tổng thống này thì chắc âu châu đã bỏ rơi Ukraine. Ngay chính Hoa Kỳ lên tiếng hỏi ông ta muốn được đưa di tản ra khỏi Ukraine và ông ta từ chối, chỉ muốn đạn dược và vũ khí.

Ông này là một cựu diễn viên nên đóng vai rất hay. Mình nghe nói ông ta sử dụng hai người làm marketing cho cuộc bầu cử của ông ta, làm các chương trình tuyên truyền trong cuộc chống xâm lăng của Putin. Hai người này rất trẻ, đâu mới 30 tuổi đầu. Họ liên lạc với ông chủ Starlink để có hệ thống liên lạc qua Internet, và hình ảnh của đoàn quân của Putin qua vệ tinh để đánh phá, tiêu thổ kháng chiến.

Mình đoán ở chiến trường Syria hay Á Phủ HÃn, chắc Nga Sô và Trung Cộng cũng đưa tin tức của vệ tinh cho quân Taliban, Assad, chống lại quân đội Hoa Kỳ,…nay Trung Cộng đang đàm phán để khai thác các mõ dầu tại Á Phủ Hãn. Nếu mấy xứ này không có khoáng sản hay dầu thô thì chả có thằng tây, thằng tàu nào, mò đến đây để chiếm đóng.

Logo của Mục Vụ Không Biên Giới, có mặt tại Ukraine

Lúc đầu cuộc chiến thì mình hơi lo vì ông Biden đã lớn tuổi, không biết có còn sáng suốt để lấy quyết định. Các cố vấn của ông ta làm việc không ngừng, tạo thế liên hoàn với các chính phủ của Liên Hiệp Âu Châu. Ngay chính Đức quốc dám lên tiếng ủng hộ cấm vận Nga Sô dù họ rất cần khí đốt của Nga Sô, bỏ dỡ chương trình đường ống dẫn dầu.

Nếu nhìn lại thì người ta cho biết Putin đoán sai sự phản ứng của ông Biden. Năm 2014, Nga Sô xâm lấn vùng Crimea, chính quyền Obama chỉ cấm vận sơ sài cho lấy lệ. Năm 2015, Putin hổ trợ Assad, đánh phá người dân ở Syria thì Obama cũng lặng thinh. Khi lên ngôi, ông Biden ký sắc lệnh, ngưng đường ống chở dầu Keystone XL, và mua dầu của Nga Sô. Dạo này đám tài phiệt dầu khí lên án chửi ông Biden về vụ này, kêu gọi mở lại đường ống dầu từ Gia-nã-đại mà hai anh em họ Koch bỏ tiền rất nhiều để xây dựng.

Theo mình điểm quan trọng nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống, ông Trump đồi hỏi tổng thống Ukraine, giao hồ sơ thương mại của con trai ông Biden thì mới giao $400 triệu vũ khí mà Hoa Kỳ đã hứa. Ông tổng thống này từ chối. Cuối cùng thì ông Trump hải giao vũ khí vì đã được quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận. Nếu ông ta đưa thì có thể ông Biden bị thất cử vì con ông ta hốt hụi ở Ukraine. Có lẻ nghèo vậy mà ông Biden mới lên tiếng ủng hộ Ukraine. Gặp quan chức tham nhũng bỏ túi thì nay đã cao xa bay chạy và người dân bị nô lệ háo của Putin.

Hình ảnh do anh bạn người Ukraine ở Kiev gửi để cảm ơn Mục Vụ Không Biên Giới 

Năm ngoái Biden, bỏ lệnh cấm vận đường ống ga Nord Stream 2 cho Đức quốc mà ông Trump đã ra lệnh, không đòi hỏi điều kiện gì từ Putin. Ông Biden lại giảm chi phí quốc phòng. Rồi đến tháng 6 năm ngoái, ông ta ngưng viện trợ quân sự 100 triệu đôla cho Ukraine. Có lẻ điều mà ông Biden gây tai hại nhiều nhất là cho rút quân khỏi Á Phủ Hãn nhanh chóng, bỏ rơi xứ này như Việt Nam Cộng Hoà năm 1975. Các quyết định của ông Biden đã khiến Putin ung dung tự tại, nghĩ ông này già lẩm cẩm nên đánh chiếm Ukraine vì nghĩ sẽ như năm 2014, Hoa Kỳ và Âu Châu sẽ lên án vớ vẫn để được mua dầu khí của Nga Sô với giá rẻ.

Lenin đã trừng tuyên bố, bọn tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây thòng lọng để siết cổ chúng. Hôm trước, nói chuyện với một anh du học sinh tại Ukraine, anh ta nói làm thương mại tại Hoa Kỳ sướng quá. Không sợ bị cướp như ở Nga Sô, Ukraine,…hay các nước theo cộng sản cũ. Anh ta phải đóng cửa văn phòng của công ty tại Việt Nam. Lý do là cứ đến Tết là thiên hạ cứ đến xin tiền quà Tết. Đủ loại cơ quan, nếu không thì khó làm ăn. 

Không ngờ tổng thống Ukraine đã anh dũng, không bỏ chạy mà ở lại chiến đấu với người dân, đã khiến thế giới phải lên tiếng ủng hộ, cảm thấy mình hèn. 3 vị thủ tướng các nước lân cận của Ukraine đã đi xe lửa đến gặp tổng thống Ukraine. Họ biết nếu không chống bây giờ thì Putin theo đà, đem xe tăng qua xứ họ, thành lập lại đế quốc Nga Sô. Có thể Ukraine sẽ không gia nhập khối Bắc Đại Tây Dương nhưng mấy xứ lân cận của Nga Sô sẽ thành lập một khối quân sự liên minh với nhau để chống lại sự bành trướng của Nga Sô trong tương lai.

Hồi bé mình hay nghe người lớn kêu “tướng tài quân ý” thì phải. Ông tổng thống này trẻ nhưng lại có một dàn cố vấn trẻ, rất giỏi, am hiểu tình hình về mạng xã hội, kinh tế chính trị, tốt nghiệp tại ngoại quốc về. Mình thấy Netflix đang chiếu mấy bộ phim “đày tớ nhân dân” của ông ta thực hiện như cải cách tư tưởng cho xã hội Ukraine. Tương tự ở Trung Cộng, khi Lương Khải Siêu viết tiểu thuyết hay Nhóm Tự Lực Văn Đoàn, tìm cách cải tiến xã hội Việt Nam khi xưa. Tuần này mình sẽ xem, mỗi tập độ 27 phút. Chắc có 3-4 phút quảng cáo.

3 thủ tướng nước lân cận đi xe lửa đến họp với ông ta, chắc sẽ tạo ra một liên minh quân sự mới, khác với NATO. Nhóm này chỉ là hình thức chớ, Putin xua quân, chả ai dám đánh cả, chỉ tiếp viện sơ sơ. Khi người ta có của ăn của để từ 1945 đến nay, khó mà bảo họ phải từ bỏ hết đến nhau, dù miệng lúc nào cũng kêu gào Nhân Quyền đủ trò. Họ sử dụng đòn này để thương lượng trong buôn bán. Truyền thông chiếu trực tiếp các vệ bịnh đỏ bắn giết các sinh viên khao khát tự do tại Thiên An Môn nhưng tây phương vẫn ký kết làm ăn với Trung Cộng, sau khi lên án vớ vẩn.

Liên Hiệp quốc, qua vụ này, chúng ta thấy chỉ là một tổ chức ăn hại. Khi xưa được thành lập để có thể giải quyết các tranh chấp giữa các nước trong tổ chức này. Nay, Putin đem quân đánh chiếm xứ khác, có đám lên tiếng chống, có đám không nên có lẻ nên huỷ bỏ hội này. Ai cũng bầu cho quyền lợi của mình. Ấn Độ , Trung Cộng không chỉ trích sự xâm lược của Putin vì mua dầu khí rẻ từ Putin.

Chúng ta không nên quên các người dân tỵ nạn tại Syria.

Lại nghe tin tình báo Hoa Kỳ và Đài Loan cho hay Trung Cộng dự tính đánh Đài Loan vào năm tới sau vụ Putin xâm chiếm Ukraine xong. Người Việt có đầu óc khoa bảng, chê ông tổng thống Ukraine là tên hài. Thật ra ông này đã tốt nghiệp luật khoa. Nghề hài giúp người dân hiểu rõ tình hình chính trị đương thời. Mình hay xem trên Netflix về các chương trình độc hài.

Mọi người phải cảm ơn ông tổng thống Ukraine, vô hình trung ông tạo ra sự đồng thuận giữa các nước trong liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ thì hai đảng chính chửi nhau như hàng tôm hàng cá, bổng nhiên nhất trí với nhau, hết thấy chửi bới nhau như hai vợ chồng cãi nhau bổng nghe con khóc. Cả hai chạy lại lo cho con. Cuộc xâm lược đã giúp người Tây phương nhận thức là hèn hạ trước dầu khí, quên đi sự đau khổ của các nước nghèo, kém may mắn hơn mình.

Gần đây Trung Cộng xin viện trợ nhân đạo thì nghe nói bà phó tổng thống Ukraine, kêu không cần. Mình chưa biết có phải tin vớ vẫn hay không. Chỉ biết Trung Cộng đang giảm ủng hộ Putin vì thấy thế giới tự do phản ứng quá mạnh. Cựu bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, ông Pompeo cứ đi thăm viếng Đài Loan, hô hào một Đài Loan độc lập.

Đức quốc từ xưa đến nay đi theo đường lối đàm phán để mua bán nhưng nay, viễn tưởng không dựa vào anh Mỹ thì có thể bị Nga Sô nuốt chửng như chơi. Cuộc đời con cháu họ sẽ lâm vào cảnh ông bà của họ bị xe tăng của Nga Sô đàn áp.

Theo tài liệu mình đọc thì nga sô và Trung Cộng bỏ tiền rất nhiều để chia rẽ dư luận âu châu và Hoa Kỳ như chúng ta đã thấy từ khi ông Trump làm tổng thống. Mình theo dõi nhiều trang nhà của Nga Sô trên mạng để hiểu cách thức của họ tuyên truyền. Nay bổng nhiên biến mất, có lẻ Hoa Kỳ ra lệnh xoá mấy chương trình này nên không còn thấy xuất hiện trên các mạng xã hội như trước.

Hôm trước, có ông tướng Hoa Kỳ, điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ, cho biết gián điệp của Trung Cộng và Nga Sô, hiện diện tại Mễ Tây Cơ rất nhiều để chống lại Hoa Kỳ. Họ bán ma-tuý cho giới buôn ma-tuý Mễ, để đem sang Hoa Kỳ, đầu độc người Mỹ để trả thù khi xưa, người tây phương bán thuốc phiện cho cha ông họ.

Mình hy vọng cuộc xâm lăng sẽ chấm dứt sớm để người khỏi bị chết oan, màn trời chiếu đất. Thấy mấy người bên Ukraine cho biết tin tức thì thấy thương họ quá. Mục Vụ Không Biên Giới tìm cách giúp đỡ họ như đóng góp chút gì nói lên người Việt đã từng chạy loạn cộng sản, bạo lực,..

Sang nay đến phiên mình đọc diễn văn bài tiểu luận của mình. Mình nói về nhóm bạn mình quen, tìm cách giúp đỡ chút gì nạn nhân chiến tranh tại Ukraine thì sau đó nhận tin một hội viên quen, hỏi mình bà ta muốn gửi tiền giúp người dân Ukraine. Mình hỏi bao nhiêu vì nhóm muốn gửi thêm $2,000 để mình gửi chung cho đỡ tốn tiền cước phí ngân hàng. Họ lấy $50 mỗi lần gửi.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Mượn đầu heo nấu cháo

 Hồi bé, mình ra chợ phụ dọn hàng cho bà cụ, bán hàng xén. Lâu lâu có người đến hỏi mấy món mẹ mình không có bày bán. Mẹ mình cứ kêu có, khiến mình như bò đội nón, bảo mình trông hàng rồi chạy đi đâu, rồi quay lại lấy tiền người hỏi rồi dẫn đi đâu lấy hàng. Lớn lên 1 tí thì hiểu mẹ mình tuy không có các món hàng đó nhưng biết người quen có bán mấy món hàng này nên kêu có rồi chạy đi hỏi người quen giá bao nhiêu rồi nói giá với người hỏi mua hàng, lấy thêm tiền lời, kiếm tiền nuôi đàn con. Đó là kiểu “mượn đầu heo nấu cháo”. Mình học ở mẹ mình cái tính này, không bao giờ khư khư giữ vững lập trường như bố mình. Nhìn lại, mấy cô em mình thì lại giống tính bố mình. Rất gia trưởng. Chán Mớ Đời 

 Sau này, ma dẫn lối quỷ đưa đường, kéo mình vào nghề mua nhà cho thuê. Cái khổ là mình không có tiền. Mình thấy người quen, bác sĩ, tiền như nước, cứ mua nhà ào ào để bớt đóng thuế khiến mình thất kinh. Rồi mình cũng mua được nhà cho thuê, chỉ tốn công sức, sơn phết lại, cho thuê, ít phải đặt tiền cọc. Căn nhà mình đặt cọc nhiều nhất là $8,000, còn thì chỉ độ 1% giá trị căn nhà.

Đồng chí gái kêu mình không biết ăn nói, mà người mỹ lại bán cho mình và cho vay lại. Đến nay, mụ vợ cũng chưa hiểu lý do. Đối với đồng chí gái, mình không biết ăn nói, nịnh hót, khen thiên hạ, xấu như ma mà cứ khen là hằng nga, bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Cách đây 6 năm, có ông chuyên viên địa ốc quen, từng mua cho mình rất nhiều nhà cho thuê với giá hữu nghị, hú mình, hỏi có muốn mua 2 duplex, và một căn nhà trên 5 mẫu anh hay không. Mình trả lời mụ vợ tôi không cho mua thêm nhà nữa. Mụ vợ kêu đủ rồi. Cuối cùng mình cũng lén đồng chí gái, bò đi xem. Mình hỏi chủ nhà cho vay lại thì mình mua. Họ đòi 1.2 triệu, cuối cùng mình trả 1.1M với đặt cọc là $140,000, họ cho vay lại $960,000. Vấn đề là mình không có tiền nên rút tiền trong HELOC (home equity line of Credit) để mua. Lý do mình đặt cọc 10% vì chủ nhà cần ít tiền và phải trả nợ thêm tiền huê hồng cho ông chuyên viên địa ốc.

Thường khi đi mua nhà thì ngân hàng bắt mình đặt cọc 20%, và họ cho vay 80% còn lại. Mình nên làm một cái nợ HELOC của ngân hàng để phòng bị lỡ cần tiền bất tử để chạy gạo hay mất việc thì lấy ra mà ăn, đợi ngày mai tươi sáng hơn. Hình như tối đa, họ cho $250,000. Dù không cần, mình cũng lấy ra một ít để trả tiền lời, giúp ngân hàng vui vẻ. Nếu họ không thấy mình xài, họ có thể cắt số vốn $250,000 mình có thể mượn.

Nếu nhà xuống thì rút hết tiền ngay cho đủ $250,000 vì nếu nhà xuống thì họ sẽ bớt số tiền $250,000. Năm 2008, mình đang có $250,000 ngon lành, đợi nhà xuống rồi rút ra mua. Ai ngờ sợ đóng tiền lời nên mình lấy ít ít, họ giảm xuống $90,000 thay vì $250,000 như trước. Nếu mình rút ra trước thì có thể mua thêm mấy căn nhà vì dạo ấy mình mua 4 căn có $99,000. Kinh nghiệm đau thương, ngân hàng réo mình, kêu có nhà tịch thâu bán như điên nhưng không có tiền. Mình bảo họ rút hết vốn của tôi rồi. Chán Mớ Đời 

Mình rút ra từ HELOC $140,000 để mua căn nhà và 4 căn hộ. Tiền lời mình trả mỗi tháng $3,875. Thuế thêm bảo hiểm , $1,200/ tháng. Tổng cộng trả $5,075/ tháng. Ông chủ bán vì bà vợ, chuyên lo cho thuê 4 căn hộ mới qua đời. Buồn tình một bà mướn nhà tới phụ giúp ông ta khi đau ốm, rồi lên giường luôn. Ông ta không muốn lo vụ nhà cửa nên bán.

Ông ta bán cho ai đó 1.2 triệu nhưng rồi lộn xộn sao đó, ông này lấy lại. Ông ta ở một căn nhà chính và có 4 căn hộ bên cạnh.

Mình mua thì ông ta đề nghị là cho ông ta ở lại căn nhà và đợi khi nào mình xây nhà, bán thì ông ta dọn đi. Ông ta chịu trả $1,000/ tháng. Mấy căn hộ kia không bao giờ tăng tiền nhà từ 10 năm nên chỉ lèo tèo đâu $800 trong khi giá thị trường thì cao hơn. Có một căn trả $900/ tháng. Cô thuê nhà kêu tại sao tôi trả $900 trong khi mọi người trả có $800. Mình nói theo tinh thần dân chủ, mình tăng lên hết $900 để khỏi ai kèo nèo khiến mấy người hàng xóm đè đầu cô ta ra chửi. Thế là được $3,600 + $1,000 của ông chủ bán, được $4,600/ thánh trong khi mình phải trả đến $5,075. Xem như lỗ $475/ tháng chưa kể là phải sửa chửa vì rất cũ, xây năm 1930. Ngoài ra mình còn lỗ tiền lời của HELOC mất $524. Xem như mỗi tháng mình lỗ $1,000.

Bù vào đó, mình được khấu trừ phần nhà cửa trong vòng 27.5 năm. Khoảng $75,000/ năm vào lợi tức hàng năm của hai vợ chồng cộng thêm tiền lỗ mỗi tháng $1,000/ tháng hay $12,000/ năm, tổng cộng $87,000/ năm. Mình định sau 1 năm sẽ tăng giá tiền nhà thì sẽ bớt lỗ. 

Đùng một cái con của bà mướn nhà, sau lấy ông chủ bán dọn ra nên mình cho thuê $1,200 thêm được $300/ tháng hay $3,600/ năm. Nhà bên cạnh là bố mẹ của cô nàng khiếu nại là trả cao hơn mọi người, kêu dọn sang cho cô con gái, mình lấy $1,200, thêm được $300/ tháng hay $3,600/ năm. Rồi có người khác đến mướn mình lấy thêm $1,200. Xem như 3x$1,200 + $900 +$1,000 = $5,400. Thấy đỡ khổ.

Cô ở căn bìa kêu là tiền Children support, tên chồng cũ đưa 2 tuần 1 lần nên xin đóng tiền nhà 2 lần một tháng (biweekly). 1 năm có 52 tuần, chia ra làm 2 thì cô ta phải đóng 26 lần hay 13 tháng tiền nhà, xem như thêm được 1 tháng tiền nhà. Thay vì đóng $900 x 12 = $10,800, nhưng vì đóng 13 tháng nên mình được thêm $900/ năm, hay tổng cộng tiền thuê nhà là $11,700. Trong khi mấy căn hộ kia đóng $10,800 năm đầu tiên, sau đó mình tăng tiền nhà thêm. Nay thì $1,600/ tháng hay $19,200 trong khi cô đóng 2 tuần 1 lần thì trả thêm $1,600 là $21,800. Dễ thở hơn.

Ngân hàng hay dụ khị thiên hạ trả thêm hàng tháng để trả hết nợ cho mau. Khi mình mới lấy vợ, không biết gì cả về tài chánh, đồng chí gái kêu trả như ri, mau hết nợ, mình nhất trí dù chả hiểu gì cả. Trên thực tế, mấy chục năm đầu toàn là trả tiền lời giúp ngân hàng có tiền nhiều. Không bao giờ nghe ngân hàng xúi bậy. Họ chỉ lấy 1 số tiền lời mấy năm đầu sau đó đem bán cái nợ của mình lại cho thiên hạ. Mình có mấy cái nợ mượn của ngân hàng, cứ vài năm sau, là họ bán cái lại cho ai khác.

Cái mất dạy nữa là họ xúi mình trả mau tiền lời cho họ rồi họ xúi tái tài trợ lại vì trung bình cứ 5 năm, người Mỹ tái tài trợ lại căn nhà hay dọn ra, mua căn khác. Cho nên đừng nghe những gì ngân hàng nói, hãy nhìn kỹ những gì ngân hàng làm. Đừng bao giờ nghe lời tài phiệt. Mình đang dạy nghề cho thằng con, thấy nó tiếp thu cũng khá nhiều nên mừng. Trong cuộc đời, phải học thêm về tài chánh nếu không thì ngọng.

Đúng hơn là người quen mình xúi dại. Đồng chí gái có mấy người em bà con làm nghề mượn tiền ngân hàng. Bà con nên nhờ họ mượn nợ ngân hàng. Cứ lâu lâu họ bò lại nhà kêu tiền lời rẻ lắm, tái tài trợ đi. Mình bị họ xúi 3 lần đến khi mình đi học về tài chánh là kêu KHÔNG. Bà con chỉ nghĩ đến huê hồng của họ. Chớ chả yêu thương gì đồng chí gái.

Mình biết bao nhiêu cặp vợ chồng ly dị vì tài chánh. Không phải họ không yêu nhau nhưng vì không hiểu về tài chánh, chi tiêu nên quyết định sai lầm, đưa đến hậu quả sai. Rồi đổ lỗi cho nhau rồi chửi nhau rồi bỏ nhau rồi hát dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em. Chán Mớ Đời 

Mình có quen 2 ông bác sĩ lợi tức trên 1 triệu khi xưa, khi về già banh ta lông hết vì không am hiểu về tài chánh. Khi có tiền thì đám ruồi bu lại kiếm ăn, xúi bậy bạ, đầu tư bú xua la mua rồi bể, ôm đầu máu.

Nay có người trả mình một số tiền khiến mình không thể từ chối. Lý do, là 5 mẫu anh của mình nằm trong khu vực, gọi là Opportunity Zone. Chính phủ liên bang, ra đạo luật Opportunity Zone, để giúp tái thiết lại các vùng trung tâm thành phố bị bỏ hoang. Khi người ta xây nhà ở ngoại ô thì thiên hạ bỏ chạy ra ngoại ô để ở nên thành phố cũ trở thành những Ghetto toàn là dân nghèo ở. Nay chính phủ ra luật mới, nếu mua và xây sửa chửa lại các vùng này thì sau 10 năm, bán đi sẽ không bị đánh thuế.

Vấn đề mà mình quên, không xem xét trước khi mua là khu vực này nằm trên đường bay của phi trường không quân nằm cách đó 5 dặm. Khu vực này, thuộc vùng xây được 15 căn hộ trên mỗi mẫu anh. Nghĩa là có thể xây được 75 căn hộ. Nếu xây căn hộ cho người ít lợi tức hay người già thì được xây gấp 2. Cơ quan an ninh phi trường chỉ cho xây tối đa 3 căn hộ cho mỗi mẫu anh. Thế là ngọng. Được cái là cơ quan không lực cho rằng nếu thành phố chấp thuận thì họ chấp thuận được phép xây nhiều hơn thì mất thì giờ hơn. Nay phải tốn tiền luật sư đủ trò nên mình ngưng thiết kế dự án 150 căn hộ cho người cao tuổi. Tốn cũng $30,000.

Tên chuyên gia địa ốc mỹ cứ xúi mình bán để hắn ăn huê hồng. Hắn kêu có người trả $1,600,000 là lời rồi nhưng mình không chịu. Mình tính chia lô lại, gom 2 duplex và căn nhà lại 1 lô, số 4 mẫu anh còn lại bán riêng. Cuối cùng thì họ trả giá mình muốn lúc đầu. Trả tiền mặt trong vòng 3 tuần lễ. Mình đoán là họ đã mua được mấy miếng đất bên cạnh để xây cái gì đó nên chỉ đòi trả trong vòng 3 tuần lễ vì sợ mình đổi ý là họ ngọng. Mình kêu đang thương lượng hùn với một nhóm khác để xây viện dưỡng lão. Chưa đi tới đâu.

Họ trả tiền tươi trong vòng 3 tuần lễ. Không biết tính sao. Có nhờ tụi chuyên viên địa ốc kiếm dùng mấy nhà hàng Taco Bell hay tiệm cà phê như Starbuck Coffee,..để mua rồi cho các franchisee thuê trong vòng mấy chục năm. Để xem nếu tìm được thì mua còn không thì đóng thuế, rồi đợi nhà xuống, chạy ra mua tiếp như năm 2008. Kẹt lắm thì mua nhà cho thuê, cũng được. Còn không thì đóng thuế tiền lời rồi, rồi để dành tiền, đợi nhà xuống rồi mua lại.

Tháng trước mình mua 6 căn nộ với tiền lời 4.5% nay lên đến gần 6% nên gía nhà sẽ không lên như điên nữa thêm tin tức chiến sự từ Ukraine nên có thể banh-ta-lông hết.

Sáng nay, mình ghé tiệm ông chủ trước bán lại cho mình, để nói chuyện. Hỏi ông muốn mình trả lại hết số tiền nợ $960,000 thì ông ta sẽ đóng thuế 20% = $180,000. Hay muốn mình chuyển cái nợ này sang 1 cái nhà mình đang cho thuê. Mình tiếp tục trả nợ hàng tháng cho ông ta trong vòng 30 năm tới. Người Mỹ gọi “walk the mortgage”. Ông ta nói sẽ suy nghĩ và cho mình biết thứ 2 tới.

Theo mình đoán qua những gì ông ta nói thì bà kế toán viên của ông không rành lắm về thuế vụ, sang bán nhà cửa và cho vay lại mà người Mỹ gọi là “installment sale”. Mình nói ông ta lấy hẹn với bà làm kế toán cho ông ta để mình gặp mặt, trình bày cho rõ, cả lạn quặng ông ta bị đánh thuế ná thở.

Hôm trước, đang ở Sedona, có ông Broker, gọi mình hỏi vụ 1031 exchange. Broker trên nguyên tắc là rành về địa ốc, lại hỏi thằng nông dân về luật địa ốc. Chán Mớ Đời  Khách hàng ông ta bị quá thời hạn để đổi nhà. Khi bán nhà mà lời thì có hai vấn đề: tiền lời phải đóng thuế còn nếu không muốn đóng thuế thì phải mua nhà khác để thế nhà mới bán.

Nếu nhà mình đang ở trên 2 năm thì sẽ được hưởng quy chế của luật Section 121. Mỗi người được hưởng $250,000 tiền lời miễn thuế. Hai vợ chồng được miễn thuế $500,000.

Lấy thí dụ: ông bà À mua căn nhà 10 năm về trước giá $500,000. Nay bán được $1,000,000. Xem như lời $500,000. Mỗi người được hưởng $250,000, hai vợ chồng được $500,000 thì xem như khỏi đóng thuế. Nếu bán nhà 2 triệu thì phải đóng thuế 1 triệu, bỏ tên mấy đứa con vào, mỗi đứa được miễn $250,000 . Xong om

Ngược lại nếu họ mua căn nhà này, nhưng không ở lại cho thuê. Thì khi bán sẽ phải đóng thuế trên số tiền $500,000 thêm các khấu trừ đã sử dụng.

Để tránh đóng thuế, người ta phải mua căn nhà khác với giá 1 triệu trở lên. Người ta gọi là “1031 exchange”, mang tên đạo luật này. Ông Broker kêu khách hàng bán cái Bin-Đinh 2.5 triều nhưng tìm chỗ khác để mua nhưng không được. Sau khi bán thì họ có 45 ngày để chỉ định 3 căn nhà để mua và có đến 6 tháng để đóng hồ sơ mua đổi.

Khách hàng ông ta chỉ định đến giờ phút 25, nghĩa 1 tuần lễ sau 45 ngày quy định. Thế là ngọng. Ông ta gọi hỏi mình cách binh, mình kêu phải hỏi luật sư hay CPA. Đa số mấy người này có thể đổi ngày tháng, ít ai để ý những nếu ty thuế vụ khám phá ra là ngọng.

Hôm qua, bà địa ốc gọi mình cho biết là cái nợ mà khách hàng bà ta mượn của mình từ tháng 11 vừa rồi, sắp sửa trả cho mình trước hạn kỳ khiến mình vui. Năm ngoái, gần cuối năm, mình nghe có bà nào muốn mượn tiền mua một cái business sẽ trả trong vòng 12 tháng. Cuối năm, thường cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ bị lộn xộn nên mình bán một số cổ phiếu, rút một ít trong quỹ hưu trí Solo 401k cho bà này mượn.

Bà ta mượn $125,000. Tiền Huê Hồng là 2% hay $2,500.00. Tiền lời là 12%, mỗi tháng bà ta đóng $1,250. Nay hồ sơ mượn tiền để tái tài trợ căn nhà của bà ta đã được ngân hàng phê chuẩn thì thủ tục sẽ trong vòng 30 ngày. Nếu tháng 4 tới, bà ta trả thì sẽ trả lại cho mình $125,000 cộng với 8 tháng còn lại vì trong tờ giấy nợ, cho rằng nếu trả sớm hơn thì vẫn phải trả đủ số tiền nợ trong một năm. Vậy mình có thêm 8 tháng tiền lời.

Bà này mua một cái thương mại nhưng thiếu tiền nên cần vay gấp, chịu trả tiền lời cao. Bù lại thì thương mại này sẽ đem lại cho bà ta lợi tức 3, 4 trăm ngàn hàng năm nên tiền lời không thành vấn đề. Cũng mượn đầu heo nấu cháo.

Để xem: $125,000 + $12,500 = $140,000 trong vòng 4 tháng. Xem như cho vay được 36%. Xong om

Tóm lại là căn nhà của mình, luôn luôn gắn thêm một cái nợ thứ 2, bằng một HELOC. Giúp phòng bị khi mình cần tiền để trả bệnh viện hay mất việc. Hay gặp dịp có căn nhà nào bán được giá thì rút ra, để đặt cọc. Đừng có lấy ra xài, mua xe xịn hay sửa nhà sửa cửa, tốn tiền mà khi cần bán không lên giá bao nhiêu. Có thể cho thiên hạ vay ngắn hạn trong vòng 1 năm với điều kiện là thế chân vào cái nhà của họ. Họ không trả thì mình xiết nhà của họ. Bà con anh em gì cũng làm như vậy cả. Đừng bao giờ cho vay quá một năm. Có nhiều người mua nhà, sửa chửa lại rồi bán, người ta gọi là Flipper. Họ cần tiền gấp thì mình cho vay ăn lời cao. Mấy tên này thương kêu “I Buy Ca$h”, thật ra thì họ mượn tiền của thiên hạ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nên hay không đầu tư tại Sedona

 Sedona là một vùng thiên nhiên, có cao độ tương tự như Đà Lạt, 4,000 cao bộ. Họ cho rằng vùng này là một trong những vùng có vòng xoáy năng lượng trên thế giới như ở các vùng như Kim Tự Tháp Ai Cập, Machu Picchu, Peru, Bali của Nam Dương, Stonehenge của Anh quốc, hay Uluru ở Úc Đại Lợi. Có lẻ vì vậy mà có những trung tâm thiền tại vùng này, khiến thiên hạ khắp nơi trên thế giới kéo về đây.

Đồng chí gái tại Sedona

Viếng vùng này, kinh tế dựa trên du lịch, thấy họ phát triển rất hay, không phá nát thiên nhiên. Nhà cửa đều thấp, che dấu sau bóng cây, màu mè rất hài hoà với thiên nhiên. Điển hình khi họ cho xây một trung tâm nghỉ dưỡng, họ vẫn để nguyên cái cây đã có sẵn, và xây bên cạnh khiến có nhiều nơi cứ như thể phong cảnh của Đế Thiên Đế Thích của Campuchia, rất hài hoà.

Cây già hơn căn phố, họ không chặt đi và xây bên cạnh

Nghe nói cao nguyên này mỗi 80 năm là cao hơn một tí vì đất trồi lên. Mình không ngờ là sau 20 năm, vùng này phát triển nhanh tương tự thành phố Phượng Hoàng (Phoenix), theo truyền thuyết sống lại từ đống tro tàn.

Nghe bà Mỹ quen, cho biết vùng này khí hậu rất tốt cho người già, bà tính dọn về đây hưu trí, để trị bệnh phong thấp. Mình có thấy rất nhiều viện dưỡng lão ở xa xa trung tâm thành phố. Nói chung là chỉ có du khách, ngoài ra không có gì cả. Tiệm ăn, khách sạn đầy.

Ngày nay, người Mỹ theo trào lưu về với thiên nhiên nên họ đi dã ngoại (hiking) hay đi xe đạp leo núi rất nhiều nên các vùng núi được du khách thăm viếng quanh năm thay vì chỉ vào mùa đông để trượt tuyết, còn mùa hè thì ngáp ruồi.

Đến đây, bổng nhớ Đà Lạt, đi hỏi các chuyên viên địa ốc để tìm hiểu thêm về đời sống ở đây và tương lai. Trung tâm du lịch nên kinh tế chỉ dựa vào du lịch. Gặp đại dịch như vừa qua thì chỉ có khóc. Mình gặp cặp vợ chồng chuyên viên địa ốc, họ mời đi xem mấy căn nhà để mua cho thuê mà giá trên trời. 

Theo họ chỉ có 20 căn nhà đang được rao bán tại đây. Mình đi cho biết trong khi mụ vợ thì cứ đòi mua khiến mình bực mình. Cặp vợ chồng đánh tâm lý vào mụ vợ nhưng cuối cùng mình mời họ đi ăn cơm trưa trước khi về.

Mình có nói chuyện với một ông người Ấn Độ, chủ nhân một motel. Người ấn đầu tư vào khách sạn nhất là Motel. Lý do là để có thẻ xanh cư trú tại Hoa Kỳ, vì tạo công ăn việc làm. Sau khi có giấy tờ thì họ bán lại cho đồng hương, lời hơn. Tình hình ở Arizona, không thân thiện với dân cư ở lậu như Cali nên dân lao động rất khan hiếm, khó kiếm người làm giường, nệm chùi dọn. Cho thấy không nên đầu tư vào mướn nhà cửa ở đây. Khách đến nhận phòng mà không có người dọn dẹp là mất tiền.

Các chuyên gia địa ốc là dân buôn bán. Họ nói hiện tại chỉ có 20 căn nhà rao bán nên chắc chắn là đói. Họ cố thuyết phục mình mua để họ có hoa hồng nên nghe họ báo cáo tình hình nhưng không nên quyết định ngay. Phải điều nghiên kỹ càng, không thể hứng lên là mua. Mua nhà đâu phải cưới vợ mà gấp rút. Mình thì không muốn đầu tư ở xa. Nếu có thì mua một tiệm ăn hay quán cà phê của Starbucks, cho thuê theo NNN thì được. Nghe nói Starbucks đang đóng cửa khá nhiều tiệm vì họ ra quá nhiều, không đủ khách hàng nên một số phải đóng cửa.

Mình đang tính mua mấy quán ăn như Sonic, Taco Bell, hay các tiệm như Dollar Store, bán đồ rẻ, mọc như nấm khắp Hoa Kỳ. Mua thì có lời, khỏi phải lo lắng sửa chửa vì theo dạng NNN nên người mướn nhà lo hết. Vấn đề là sau 15 năm hợp đồng, mình sẽ phải làm gì với mấy tiệm này nếu người mướn không ký tái hợp đồng lại. Có thể tuần sau, mình chạy lên Sacramento, để xem một tiệm ăn.

Họ bỏ thì giờ đưa đi xem nhà cũng nên mời họ ăn cơm rồi dặn có condomnium rẻ rẻ thì mua chớ còn mấy nhà tổ chảng thì chịu vì bảo trì rất tốn tiền. Họ cũng hiểu. Thật ra nếu có dịp đi chơi thì mướn căn nhà cho khỏe, tội vạ gì ôm cục nợ. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Người Tàu và cuộc chiến Ukraine

 Mò mò trên mạng, mình thấy câu chuyện về một ông tàu, gốc Bắc Kinh, đang làm việc tại Odessa, Ukraine. Ông này, không chịu di tản hay sơ tán qua Belarussie, lại không muốn đến biên giới Ba-Lan vì sợ nhầm lẫn là xin tỵ nạn thì kẹt với Trung Cộng, nên quyết định ở lại Odessa, Ukraine.

Ông ta làm một vờ-lốc (vlog), trăn trối, để di chúc trong tiếng bom đạn rơi cho bố mẹ ở Trung Cộng, khiến thiên hạ cảm động, có đến trên triệu người theo dõi vlog của ông ta. Mỗi ngày ông tường trình những gì xảy ra tại Odessa.

Ông tàu này bị xoá tài khoản WeChat nên buồn đời, dán cái mồm như bị khoá

Chỉ có tội là Trung Cộng theo anh Putin nên họ khoá sổ tài khoản weChat của anh ta nên buộc lòng phải  chơi YouTube của bọn tư bản, thế lực thù địch. Anh ta cho biết là hàng ngày anh phải chống chọi với hai kẻ thù. Bom đạn của quân đội Putin, cứ nã vô tư vào thành phố. Nguy hiểm hơn là các chiến sĩ an ninh mạng, đe doạ giết anh ta đủ trò. Bom đạn thì anh ta còn thấy từ đâu bay lại, là của quân đội Putin nhưng những người Tàu muốn bắt anh, bỏ tù hay giết, kêu anh ta là theo thành phần thù địch, chống phá nhà nước. Xem phần ghi hình di chúc của anh ta dưới đây:

 https://youtu.be/CcdlKXdA-6M

Tuy bị chắn bởi tường lửa, cũng có đến cả 100,000 người xem hàng ngày từ bên tàu. Người tàu tại Trung Cộng, có nhiều người còn sáng suốt nên chịu khó vượt tường lửa để xem các thông tin ở ngoài luồng hay nói lên sự thật như vụ cúm tàu vừa qua, có mấy người lên tiếng rồi bị chính quyền giúp chết sớm.

Ông ta kêu chính phủ xóa tài khoản WeChat của ông ta khiến đang là người vô danh tiểu tốt (有名的人) bổng nhiên trở thành nổi tiếng (名人). 

Sau một đêm bị pháo kích, ông Wang, đoán là Vương, nói trên vờ-lốc của mình: “bất chấp tôi là người gì; điều tiên quyết, tôi là một con người, tôn trọng sinh mệnh của đồng loại và quyền tối thiểu cho những ai khác có thể sống yên bình. Tôi không hèn nhát, không ai trong chúng ta sợ hải, chúng ta bị xúc phạm.”

Ông ta giải thích: tôi đi làm thường ngày, vui buồn với cuộc sống bình thường, bổng nhiên từ đâu, hoả tiễn rơi ngay bên cạnh văn phòng của tôi. Bất chấp quý vị thiên bên nào, tôi hy vọng quý vị ủng hộ về sự sống của con người. Người bình thường không muốn chiến tranh. Một đồng nghiệp, luật sư của tôi, và các thầy giáo, đều nhập ngủ, theo các lực lượng phòng vệ của Ukraine, để bảo vệ nhà cửa, quê hương của họ, nhà cửa của họ, làm bằng mồ hôi nước mắt của họ, tiền bạc tiết kiệm của họ hay của cha ông để lại. Tại sao họ bị pháo kích, tan nát nhà cửa? Ukraine không dính dáng gì đến Khối Lực Lượng BẮc Đại Tây Dương. Người dân bình thường chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường.

Sau đó ông ta có nói đến một tiểu luận của Wang Xiaobo: “Đa số thầm lặng”: con người thầm lặng vì họ thiếu tin tức, không có cơ hội để lên tiếng, hay bị che dấu sự thật, và nhiều lý do họ không thích lên tiếng,… tôi là người của nhóm này. Nay tôi có bổn phận phải lên tiếng, nói về những gì tôi đã thấy và nghe.

Từ hơn 2 tuần nay, ông này cứ thâu hình và tiếp tục kể về cuộc chiến tại Ukraine, những gì ông ta đang trải qua. Ông ta nói về công việc của mình, những người đồng nghiệp, bạn,… ông ta trả lời các câu hỏi, còm của người xem,…

Ông ta nói về một Trung Cộng khác, không có các biểu ngữ, nghị quyết, kiến nghị,…không có lồng vào tinh thần ái quốc như người Tàu đang sống tại Trung Cộng. Ông ta bị dư luận viên, chiến sĩ an ninh mạng lên án, phản quốc thậm chí có người muốn giết ông ta. 

Putin đang kêu gọi các chiến binh qua Ukraine, trả $200-$300/ tháng. Sao các dư luận viên, chiến sĩ an ninh mạng, không tình nguyện vào chí nguyện đoàn putin, thay vì chửi bới trên mạng. Có video, ông ta làm, hỏi các người chửi ông ta: “tôi tên Jixian, đang sống tại Ukraine. Mấy người là ai? Các người sợ cái gì? Tại sao lại sợ tôi lên tiếng? Tôi không đe doạ ai cả. Tôi không thích giết người. Tôi chỉ có nguyện vọng là mọi người tôn trọng cuộc sống và chấm dứt chiến tranh. Tại sao các người sợ hải người ta biết sự thật, những gì đang xẩy ra. Chúng tôi không có vũ khí, không có bom nguyên tử.

Tại sao các người chỉ muốn những người yêu thích chiến tranh, giết người lên tiếng nói? Những người tạo ra sự lo âu, hoảng sợ được quyền nói? Người ta nói với tôi là kẻ yếu phải phục tùng kẻ mạnh, quyền lực chính trị đi đôi với súng ống. Ai đã tuyên bố như thế? Tôi không phải là con cá nhỏ bé, đợi con cá lớn nuốt sống. Tôi là con người.

Ông ta nhắc đến những người đầu tiên thành lập đảng cộng sản tàu tương tự mấy ông bà Trần Phú, Nguyễn  thị Minh Khái,..của đảng cộng sản Việt Nam. Mấy người này, khi xưa, là một thiểu số, nếu họ chấp nhận phục tùng kẻ mạnh thì ngày nay, chúng ta không có đảng cộng sản.

Tôi không gia nhập đảng của quý vị và không muốn dính dáng đến đảng của mấy người. Như vậy không có nghĩa tôi sai. Quý vị yêu đảng của quý vị cả đời như yêu vợ của quý vị. Tôi không thích vợ của quý vị. Đó là lỗi lầm? Quý vị muốn giết tôi vì tôi không yêu vợ của quý vị?

Hôm nay, đọc trên WSJ thì họ cũng viết về ông này. Hình như đường lối của Trung Cộng thân Nga đang thay đổi nên Trung Cộng bớt chửi bới ông này. Họ cho biết, ông ta có quen một cô gái Ukraine, ở một thành phố khác, bổng mất liên lạc khi bom rơi. Đến tuần lễ thứ 3 mới bắt liên lạc lại được.

Ông này ra khỏi Trung Cộng nên có một cái nhìn bắt đầu khác với những gì ông ta được dạy tại trường học ở Trung Cộng. Bắt đầu đặt lại câu hỏi, về bản thể, những gì đã được học, có đúng không. Tương tự có nhiều người tầu ở Trung Cộng, sang viếng Đài Loan rồi tự đặt câu hỏi. Tại sao một nước cùng nói tiếng quan thoại, mà sao văn hoá của họ khác. Ra đường thấy sạch sẽ, người ta nhường bước cho nhau, không khạc nhổ. Ở trường được dạy là bọn phản quốc, ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Đâu là sự thật?

Khi mình sang Pháp, chung đụng với văn hoá khác dù có học chương trình pháp. Mình bắt đầu đặt lại những gì đã được thầy cô dạy ở trường.

Từ xưa đến nay, chúng ta đều là những người lập lại những gì đã đọc, đã học hay được thầy cô cấy trong đầu. Chúng ta được đào tạo 1 chiều, không có độc lập về tư duy, hay khuyến khích tư duy. Chúng ta chỉ là những con vẹt học từ chương rồi trả bài. Chúng ta lập lại những gì báo chí nói nhất là hôm nay, Internet bùng nổ, triệu cái điện thoại đua tiếng, chúng ta không thời gian suy tư, ùa theo đa số, bạn bè.

Anh tàu này, may mắn ra khỏi Trung Cộng, có cái nhìn bầu trời khác với Trung Cộng nên khi phát biểu, khác với đường lối học tập của người Tàu ở Trung Cộng nên bị chửi và hăm doạ đòi giết. Con gái mình không muốn sống ở Quận Cam sau khi ra trường. 3 trong 4 năm đại học, nó học ở ngoại quốc nên có cái nhìn khác với bạn học Trung học của nó. Khi trở lại, nó như bò đội nón khi thấy bạn thân khi xưa, có những tư tưởng chưa thoát được luỹ tre làng. Cuối cùng nó dọn qua New York ở.

Mình hiểu nó vì đã từng ở các thủ đô, thành phố lớn trên thế giới như Paris, Luân Đôn, Zurich, New York, Los Angeles,.. nên chỉ vui bên cạnh đồng chí gái, khi lập gia đình. Khi gặp người quen, mình ít nói, chỉ ngồi ăn và hóng chuyện. Chán Mớ Đời 

Facebook kiểm duyệt. Mình bỏ hình ông tàu lên, họ lại bỏ hình của mình. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tấm không ảnh của Đà Lạt

 Có anh nào dân Đà Lạt tên Phú, cựu học sinh trường Trần Hưng Đạo, gửi cho mình tấm không ảnh, lại khiến mình bay về miền quá khứ, nói như người Mỹ “back to the future”. Mình định không viết về Đà Lạt xưa vì toàn kể những kỷ niệm cá nhân, thấy bơ vơ quá nhưng lại có người liên lạc, gửi hình như thầm nói; viết tiếp. Có ông thần nào, người Sàigòn, yêu thích Đà Lạt nên cứ hỏi mình, rồi lượt gọt những từ phản động, rồi tải lên cho bà con ở Việt Nam đọc. Người Sàigòn còn chú ý đến sự tàn phá của Đà Lạt xưa nên mình kể tiếp.

Mình có tấm ảnh này nhưng thiên hạ gửi lại xem kỹ hơn thì thấy có nhiều điểm khác chưa kể. 

Tấm không ảnh này cho thấy 3 con đường: bên trái là đường Hàm Nghi trên đồi, bị cây che khá nhiều, ở giữa là đường Phan Đình Phùng mà khi xưa, thời Tây được người Việt gọi là Đường Cầu Quẹo và bên phải có một đoạn đường Hai Bà Trưng, từ trường Thăng Long (Hiếu Học) đến dốc Hai Bà Trưng. Sau khi giải ngủ, ông cụ mình đi học trường này ban đêm, lấy bằng tiểu học để vô ngạch công chức của ty Công Chánh Đà Lạt, được thêm lương mua sữa cho con. Tối mình hay đi đón ông cụ đi học ra. 

Trường này, nếu mình không lầm có lần do thầy Chử BÁ Anh làm giám đốc, sau này, dọn về đường Hoàng Diệu, đổi tên thành trường tư thục Văn Học mà mình có học tại đây hai năm cuối trung học đệ nhị cấp, được thầy Chử Bá ANh cho học miễn phí. Như có huông nên sau đó, được học bổng đi tây.

Mình đoán tấm ảnh được chụp từ trên máy bay, trước khi mình ra đời, vì thấy nhiều nơi khi mình lớn lên biến mất và những khu được xây cất thời mình còn nhỏ chưa được xây và sau Mậu Thân khi dân tình chạy giặc Việt Cộng, ở quê vào Đà Lạt.

 Nếu nhìn đường Hai Bà trưng từ bên tay phải sang thì thấy ít nhà cửa. Xa xa thấy dãy nhà của trường Thăng Long (Hiếu Học) xưa. Mình nhớ có học chung lớp hè với một cô nữ sinh trường Bùi Thị Xuân, ở khu chung cư này, tên Hoàng Lan thì phải. Khá xinh. Đối diện, trên đồi, có nhà của Hạnh, học chung khi xưa ở Yersin, mình có gặp lại một lần khi về Đà Lạt với con gái ga-ra STT, tên Phượng, chị của ca sĩ Lệ Thu bên Tây, có đến nhà mình một lần với Tú Anh, tại nhà con gái thầy Tạ Tất Thắng, thêm 1 trong hai chị em sinh đôi ở khu Nhà Chung. Cô chị thì nay ở Úc Đại Lợi.

Có con suối chảy song song đường Hai Bà Trưng, chảy về suối Cam Ly. Thật ra con suối này có chỗ được chia làm hai nhánh, 1 gần đường Hai Bà Trưng và một gần đường Phan Đình Phùng. Khu nhà thầy Thành Bắp Sú, chú Hồng dưới đồi lên nhà thương Đà Lạt, chưa được xây cất, ngay cả mấy nhà gỗ, nơi ông người Tàu, bán xắp xắp ở bên hông rạp Ngọc Hiệp ở.

Nói chung là phân nữa tấm ảnh bên phải là đất đai và nhà cửa của gia đình ông bà Võ Đình Dung. Ông này là thầu khoá có tiếng tại Đà Lạt khi xưa, người thầu xây cất nhà ga xe lửa Đà Lạt, và khu phố Hoà Bình (dãy nhà hàng Mekong, Việt Hoa và phía bên kia từ tiệm bánh mì Vĩnh Chấn đến phòng răng ông Trình). Theo mình đọc hay hỏi thiên hạ còn sống tại Đà Lạt thì từ Mã Thánh đến trường Việt Anh, toàn là đất và nhà của ông bà Võ Đình Dung. Như vườn ông Ba Đà, gần xóm mình.

Có chị bạn, nhà ở đầu đường Hai Bà Trưng, nơi mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, hay đạp xe đạp chở người em trai mà bạn bè hay gọi Vinh Kennedy đến thăm cô sinh viên đại học Đà Lạt, từ Sàigòn lên ở trọ sau này cưới nhau, cho hay là bố mẹ mướn nhà của ông bà Võ Đình Dung.

Chính ông bà Võ Đình Dung, đã hiến đất để xây chùa Linh Sơn và Linh Phong cho các phật tử Đà Lạt. Gia đình này có công xây dựng lên Đà Lạt khi xưa. Ông ta làm thầu khoán và nghị viên thành phố Đà Lạt dạo ấy nên biết rõ các khu vực được thiết kế, dành cho người Việt nên bỏ tiền ra mua hết đất đai và xây cất nên được xem là người giàu có nhất Đà Lạt.

Đây là rạp hát LangBian (Lâm Viên), sau này bị đập phá, biến thành cây xăng Ngọc Hiệp. Bên tay phải là tiệm Đức Lập, có cái hẻm đi vào, có tiệm mì quảng Thanh Bình thì phải của ông bắc kỳ nấu đồ ăn miền Trung, ngon có tiếng tại Đà Lạt. Mình có ăn 2 lần.

(Cảm ơn Sơn có nhắc đến rạp hát Langbian, hồi đó mình gọi là rạp Long Biên, là của ông bà nội chị là ông  Cai Sớm làm chủ. Sau vì thất bại trong việc xây dựng cơ ngơi nhà La Faro không được thanh toán sòng phẳng,  bà nội chị phải bán rạp hát lấy tiền trả công thợ. Lúc đó rạp Long Biên chiếu phim Việt Nam và phim Ấn Độ. Tụi chị vô xem khỏi mua vé. Lâu lâu cũng có hát cải lương.)

Nổi bật nhất là rạp xi-nê Ngọc Hiệp và rạp xi-nê LangBian. Giữa 2 rạp chiếu bóng nay là hai tiệm ăn của người Tàu tên Kim Linh và Như Ý. Sau này, rạp Xi-nê Lang Bian được phá bỏ để xây cây xăng Ngọc Hiệp, và dãy quán bên hông dãy phố Đức Tín, có quán mỹ quảng của ông bắc kỳ tên Thanh Bình thì phải.

Mình nghe một chị nữ sinh Yersin cho biết là con trai của rạp Xi-nê Ngọc Hiệp và Ngọc Lan, mới qua đời. Mình có nhắn tin cho Võ Hoàng Đa, bạn rất thân với anh chàng này từ bé nhưng không thấy trả lời.

Chỗ này, sau này họ xây một số nhà cửa trong hẻm này, đưa đến chiếc cầu nhỏ, băng qua vườn thiên hạ rồi đến đường Hai Bà Trưng, khúc trường Nữ Công Gia Chánh, không thấy trong ảnh. Hẻm này mình có học chung với Nguyễn Đình Tài, Lê NAm Sơn, Lê HÙng Sơn và Nguyễn Hùng. Mình có gặp lại Nguyễn Đình Tài, Lê HÙng Sơn và NGuyễn HÙng, còn Lê NAm Sơn thì nghe nói sau 75, làm CM30 nên bạn bè xa lánh, nay nghe nói ở Bảo Lộc, có tiệm mì rất nổi tiếng. 

Khu vực bên đường Hai Bà Trưng thì sau Mậu Thân thì thiên hạ cắm dùi xây nhà cửa nên khó nhận ra. Còn nay về thì chỉ biết tôi đi trong mưa sa.

Theo tấm ảnh thì khách sạn và tiệm ăn Cẩm Đô chưa được xây cất vì cao 2-3 tầng nhưng không thấy bóng dáng. Tương tự phía Hai Bà Trưng chưa thấy khu nhà của tên học chung khi xưa Vy Nhật Tảo. Ngược lại thì thấy tiệm bi-da Hồng Ngọc, nhà của bác sĩ Đào HUy Hách. Khu Dốc Nhà Làng hình như chưa được xây cất luôn. Có thấy mấy căn nhà gỗ mà anh bạn học chung khi xưa ở đó, cho thiên hạ thuê làm tiệm hớt tóc Như Ý, chưa thấy tiệm giầy Hồ Út.

Hôm trước, có đọc một bài viết của anh nào ở khu vực rạp Ngọc Hiệp, kể rất chi tiết các quán ăn, tiệm xung quanh. Ai tò mò thì lên tìm nhóm thân hữu Đà Lạt bắc Cali mà tìm đọc.

Bên phải đường phan đình PHùng, cận cảnh, sau dãy tiệm Đức Tín thì có dãy phố có tiệm sách Minh Thu. Mình gần như mướn và đọc hết sách của tiệm này vào mùa hè. Mình nghe nói con gái của tiệm này, học chung hay quen với Chử Nhất ANh tại Virginia, Hoa Kỳ.

Sau đó có tiệm Luồng Điện, của ông nội tên bạn học chung khi xưa tên Trần Trọng Ân. Mình có đến nhà hắn chơi bắn bi, xem hắn làm Sauce Mayonnaise. Phía sau có một con hẻm và vài căn nhà và đường đi ra ;hía sau vườn trồng rau. Hình như có một cô tên Bạch Tuyết, học trường Thành NGọc với mình. Lâu quá không nhớ rõ. Chán Mớ Đời 

Tên Ân này, nghe kể sau 75, làm công an, chửi bới bạn học khi lên văn phòng hắn, xin giấy đi đường chi đó rồi chết vì say rượu chi đó. Mình chỉ nhớ đi xem phim Độc Thủ Đại HIệp, Bambi với tên này. Hắn mê phim tàu lắm. Mình thì thích phim tây hơn. Sau này lên Grand Lycee thì hết chơi vì hắn học M1 còn mình học M2. Lâu lâu gặp mặt nhau thì cười một cái.

Kế bên tiệm Luồng Điện là tiệm sửa xe đạp và Honda, tên gì mà bổng nhiên quên tên. À Công Thành. Ông chủ là em của bác Cháu, có tiệm bán xe Honda ở đường Phan Bội Châu, bà con chi đó với mẹ mình. Chị em bạn dì chi đó nên mỗi lần gặp là phải chào. Hình gia đình này có một người em có tiệm sửa và bán xe Honda ở đường Mình Mạng, chỗ gần Photo Đại Việt, gần dốc Nhà Làng. Có nhà cậu Lan, từng làm trưởng ty cảnh sát Đà Lạt. Hình như là nằm vùng cho Việt Cộng.

Đại khái là khi xưa, bà cụ mình quen cả chợ Đà Lạt nên đi đâu cũng chào hỏi mà mình thì theo tục lệ xưa, phải cúi đầu chào đủ trò khi ra phố. Kể ra đây chắc ít ai còn nhớ những nhân vật này như bà Tư Bổ, bà Giáo Trình,…

Lâu lâu, đi ngang qua đây, mình hay đứng lại nghe thiên hạ chửi nhau bằng giọng Bắc và giọng Huế. Số là đối diện tiệm Công Thành có một tiệm khác, cũng sửa chửa và bán xe đạp, xe Honda. Thường thiên hạ đi hỏi giá tiệm này rồi qua tiệm kia hỏi gía, ai mất khách thì chửi thề rồi cãi nhau như mổ lợn. Thiên hạ bu lại xem rất đông. Mình nhớ cô gái tiệm Tân Tiến, chửi giọng Bắc kỳ mê luôn. Mình học để khi chửi lộn thì sử dụng. Mình học tiếng Việt nhờ nghe thiên hạ chửi lộn ngoài chợ và ngoài đường. Mình rất mê nghe thiên hạ chửi nhau nhất là phụ nữ. Họ chửi rất bài bản, có vần có điệu nên mình phục phụ nữ từ bé đến nay. Họ làm thơ qua những câu chửi. Ai buồn đời thì tìm mấy bài chửi của mình ghi lại, giọng bắc, giọng Huế đủ thứ. Chán Mớ Đời 

Có tên bạn học, con tiệm vàng Kim Thịnh, chửi tiếng Huế nghe cực đỉnh. Hắn hay đọc bài của mình nên kể lại đây để hắn tưởng niệm lại những ngày tháng năm cũ đã khiến nhiều tên trong lớp  nghe điếc con ráy. Nghe nói, sau này hai tiệm này, chuyên gia chửi ở đường Phan Đình Phùng làm sui gia, ký kết hiệp định tiệm sửa xe Honda, sinh đàn cháu mang tên Romeo và Juliet. Hôm nào buồn đời, mình kể chuyện tình của hai anh chị Romeo và Juliet đường Phan ĐÌnh Phùng. Kinh

Dãy phố cuối bên tay phải có tiệm may của ông Ba Hoà, chuyên may liểng đám ma, nay con ông ta nối nghiệp. Khi xưa, lính ra trận chết nhiều nên ông này giàu có vì Đà Lạt ít ai may liểng đám ma. Bên cạnh tiệm ông này là tiệm bán gạo, tạp hoá chi đó của gia đình một nữ sinh Bùi Thị Xuân, tên Liên, tập Thái Cực Đạo ở Thao Trường. Con trai Đà Lạt dạo đó hay gọi Liên Thái Cực Đạo, rất Tom Boy. Mình có gặp lại cô này tại Virginia, khi cô nàng chở vợ chồng Chử Nhị Anh đi xem nhà để mua. Mình không nhớ cô này có đẹp hay không chỉ nhớ là khá đẩy đà khi mình gặp lại.

Cạnh tiệm may của ông Ba Hoà, có con hẻm nhỏ mà người dân hay họp cho, thường được gọi là Chợ Nhỏ Phan Đình Phùng. Mình hay đi qua để về đường Hai Bà Trưng. Trong khu này có một tên học chung khi xưa ở Lycee tên Đào thì phải. Tên này lớn tuổi hơn mình, chở gái đi chơi khiến mình phục nức nở. Bố tên này có bồ hay sao ở Sàigòn. Mẹ hắn nhờ bà Dì mình, ở Sàigòn 20 năm, đi với bà ta xuống Sàigòn đánh ghen. Dạo ấy, dì mình, thợ may áo dài, từ Sàigòn lên, mướn chỗ may ở tiệm ông Ba Hoà. Kinh

Đặc điểm ở khu xóm này là nhà nào cũng xây một cái tường nhỏ trước cửa nhà để khi mùa mưa đến, bị lụt thì nước không tràn vào nhà. Phía sau khu nhà này có con suối. Dân xóm này, cứ đem rác ra đổ dưới suối, làm nghẹt nên mùa mưa là nước không thoát được, tràn lên bờ. Chuyện rất dễ hiểu, chỉ cần mọi người đồng ý đừng đổ rác xuống suối thì không bị lụt khi trời mưa nhưng dân khu đó theo chủ nghĩa mackeno. 

Đối diện tiệm may ông Ba Hoà thì mình không để ý lắm vì ít khi đi phía bên đó. Chỉ nhớ có tiệm giò chả An Lộc, tiệm Tân Tiến, tiệm gì làm nệm ghế Salon của một tên học Yersin khi xưa tên Châu. Nhà của ông thầy Tường dạy mình Thái Cực Đạo. Ngoài ra có tiệm bán vật liệu xây cất, tên gì có chữ Ký phía sau, bổng nhiêu quên tên. Không biết có phải Lưu Hội Ký, tiệm này hình như ở đường Minh Mạng, đối diện tiệm vàng Kim Thịnh. Cứ ghi xuống rồi khi nào tìm ra sẽ bổ sung. Cạnh tranh với tiệm Đức Lập bên kia đường.

Đối diện tiệm ăn Kim Linh và Như Ý thì chưa thấy dãy nhà phía sau có nhà Chú Cương, an ninh quân đội, bạn ông cụ mình. Thiên hạ hay gọi chú là Cương Đen, có lần chú được bổ sang Nhật Bản học về an ninh quân đội mấy tháng. Sau 75, đi tù rồi đi mỹ rồi về lại Đà Lạt và qua đời tại đây.

Đây là tấm ảnh nghe nói được chụp năm 1936, vị trí rạp Ngọc Hiệp, chỗ đường Mình Mạng quẹo xuống đường Cầu Quẹo, sau được đổi lại thành Phan Đình Phùng. Có chú thích bằng tiếng tây “quartier indigène “  mình có kể theo tấm ảnh này rồi.

Có anh nào, cựu học sinh Trần Hưng đạo, có kể rất chi tiết khu rạp Ngọc Hiệp nhưng không nói đến tiệm bảo hiểm Rồng Vàng của bác Nguyễn Đình Hoè, hay họ Võ thì phải, tay vợt số một bóng bàn của Đà Lạt khi xưa, nằm ngay góc con hẻm đi lên đường HÀm Nghi, chỗ tiệm phở Tùng. Mình có chơi với con trai của bác hồi nhỏ nhưng lớn lên thì quên. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Song Tịch hay Đa Tịch

 Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh vừa kết thúc, người Mỹ bắt đầu bàn đến vấn đề song tịch của cô lực sĩ Eileen Gu (Cốc Ái Linh). Có người tàu chê cô ta, nhất là cô lực sĩ gốc tàu khác, trượt băng nghệ thuật, bị ngã khi tranh tài, khiến đội Trung Cộng về hạng thứ 5. Người thì ca tụng cô Gu như anh hùng lao động được đảng và nhà nước đào tạo. Họ cho rằng, cô Gu đã được Trung Cộng cho phép đặc biệt, có song tịch để thi đấu cho Trung Cộng. Lý do là Trung Cộng không cho phép song tịch. Trung Cộng đi tắt để được một nữ lục sĩ, có khả năng đem về cho họ 3 huy chương. Nói chung thì với chế độ độc tài thì ít khi họ theo  luật lệ của họ đưa ra.

Truyền thông Trung Cộng cho rằng Giấc Mơ Hoa Kỳ đã chết, khiến cô gái sinh tại Hoa Kỳ, thi đấu cho Trung Cộng. Vạn tuế Giấc Mơ Trung Cộng. Chán Mớ Đời 

Người thì cho biết, các lực sĩ nào của Trung Cộng thi đấu cho các nước khác, còn giữ quốc tịch Trung Cộng hay không. Mình thấy có nhiều tay vợt bóng bàn gốc tàu, đánh cho Hoa Kỳ, Lỗ Ma Ni, Tiệp,.. vấn đề là họ không đoạt gì cả. Sau đó thì về lại Trung Cộng sinh sống hay ở lại Hoa Kỳ hay các nước mà họ thi đấu để sống khi về già. Mình ít để ý mấy vụ này, chỉ thấy khi thế vận hội đang tranh tài thì thấy toàn là tên tàu thay vì tên mỹ họ tàu.

15 ngày tham dự thế vận hội, cô Gu bỏ túi 15 triệu và số tiền khổng lồ sẽ đến nữa. Chưa kể 31 triệu trước khi tham dự và các công ty ngoại quốc nhảy vào thị trường Trung Cộng, mướn cô ta làm tiếp thị.

Cô Gu này mới 18 tuổi nên không thể nào bảo cô ta đã từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ vì chưa đến tuổi vị thành niên nên không làm được. Nếu mình không lầm có một cô lực sĩ đánh quần vợt khác, mang tên Naomi Osaka, sinh tại Hoa Kỳ và thi đấu cho Nhật Bản. Cô này dạo này bị áp lực khá nhiều nên tranh tài hay bị loại. Mình có xem một phim tài liệu về cô ta. Mẹ người nhật, bố người Mỹ da đen. Cho thấy khi chính trị xía vào thì mới có những câu hỏi quốc tịch được đặt ra.

Thường thì không thấy người Mỹ chỉ trích vụ này lắm vì họ tôn trọng tự do chọn lựa của mỗi cá nhân. Kỳ này Hoa Kỳ không đoạt nhiều huy chương nên có người bực mình nên báo chí khơi mào, đánh bú xua la mua. Không như Naomi, họ vẫn xem là đấu thủ người Mỹ dù thi đấu cho Nhật Bản.

Có nhiều người lên tiếng chỉ trích các lực sĩ tham dự thế vận hội, im lặng không chỉ trích Trung Cộng vi phạm nhân quyền, đàn áp các người Uighurs nếu không sẽ bị truật xuất, không được tranh tài. Cả đời họ luyện tập để có một vé tham dự thế vận hội nên họ bỏ quên hết những căn bản đạo Đức con người để thi đấu giúp Trung Cộng thành công trong việc phô trương thanh thế.

Thậm chí Nga Sô dù bị cấm thi đấu nhưng họ vẫn nể sợ Putin, cho phái đoàn Nga Sô thi đấu dưới danh nghĩa uỷ ban thế vận hội Nga Sô. Thế giới khiếp sợ trước Mạc Tư Khoa. Họ lại biết cô bé trượt băng nghệ thuật bị dính doping nhưng phải thi đấu. May quá, cô ta không thắng nếu không thì thế giới lại bị mất mặt. Putin đợi sau Thế VẬn Hội mới tấn công Ukraine. Dù muốn dù không, Hoa Kỳ không có khả năng bảo vệ Ukraina. Hỏi người Mỹ xem có ai muốn chết để bảo vệ tự do cho người Ukraina. Chắc chắn sẽ không có ai tham gia. Bao nhiêu người Mỹ biết nước Ukraina nằm ở đâu.

Hoa Kỳ không thể nào chịu thêm một cuộc chiến nữa. Trung Cộng đã mạnh lên khi Hoa Kỳ bị sa lầy tại trung đông từ 9/11/01 đến nay. Hôm trước, nghe đài France culture của pháp, họ cho biết chủ nghĩa thực dân pháp đã kết chung tại Phi Châu. Lính pháp rời khỏi các thành phố phi châu như lần cuối tại Đông Dương vào năm 1956. Họ cho biết; ngày nay Trung Cộng và Nga Sô đã thay thế hoàn toàn nước Pháp tại các thuộc địa cũ của xứ này.

Có rất nhiều người Mỹ sinh sống ở hải ngoại, muốn bỏ quốc tịch mỹ nhưng rất khó khăn về thủ tục hành chính. Thậm chí ông Paul Getty, một thời giàu có nhất Hoa Kỳ cũng từ bỏ quốc tịch mỹ khi về già. Một trong nhưng khó khăn của việc từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ, là phải đóng thuế hết nhưng cái gì nợ nước mỹ trước khi được huỷ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ. Anh có thể sống cả đời anh tại hải ngoại, nhưng anh vẫn phải đóng thuế lợi tức cho chính phủ Hoa Kỳ trên nguyên tắc hàng năm.

Nếu anh ở Hoa Kỳ, sau khi đóng thuế xong thì có thể xin từ bỏ quốc tịch, chạy về Việt Nam hưởng già. Bằng không thì mỗi năm, anh phải khai thuế. Khai thuế, anh phải kèm theo tờ khai thuế của nước đang sinh sống để sở thuế chiếu theo mà đánh thuế lợi tức anh hàng năm. Anh quên đóng thuế vì nghĩ ở Việt Nam là ngọng. Buồn đời, anh về lại Hoa Kỳ tại phi trường sẽ được sở thuế hỏi thăm. Nghe nói có nhiều người Mỹ ở ngoại quốc muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ nhưng rất khó. Họ có thể có song tịch, quốc tịch tại địa phương đang sinh sống nhưng muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ thì phải đóng cho hết thuế, nghĩa vụ công dân.

Ai trên đời đều chạy theo cơ hội kiếm tiền, giúp đời họ thoải mái hơn. Mình được Pháp quốc cho học bổng, đào tạo nhưng khi ra trường, không tìm được việc làm nên bò đi xứ khác kiếm ăn rồi đưa đẩy mình sang Hoa Kỳ. Không lẻ mình thuộc dạng ăn cháo đá bát? Mình vẫn không quên ơn của nước Pháp nhưng vì miếng ăn phải sang Thuỵ Sĩ, Anh quốc, Ý Đại Lợi,… rồi định cư tại Hoa Kỳ. Do đó, khi có cuộc tranh tài thể thao mình đều ủng hộ các đội tuyển Pháp, Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc. Pháp đoạt vô địch túc cầu thế giới, mình cũng ăn mừng bằng cách ra tiệm mua cái phô mát và bánh mì baguette về ăn mừng chiến thắng.

Mấy người khi xưa, chửi bới Việt Cộng đủ thứ, vượt biển. Sau này, thấy có cơ hội làm ăn tại Việt Nam thì bò về, chi cho công an, để làm ăn. Mình có mấy người bạn về Việt Nam làm ăn, rên là phải chi cho mấy ông để được bảo kê làm ăn. Đó là sự chọn lựa của họ. Có nên trách họ hay không? Họ trốn ra khỏi Việt Nam cũng vì muốn tìm một cuộc sống khá hơn tại Việt Nam. Đó là tỵ nạn kinh tế như các người di dân lậu tại Hoa Kỳ.

Khi Cao Uỷ Tỵ Nạn hỏi thì họ phải nói là tỵ nạn chính trị. Người chống cộng thật sự thì không về Việt Nam làm ăn. Mình nghe nhiều ca sĩ hải ngoại về Việt Nam, bị đì mệt thở, cấm hát chỗ này, chỗ kia nhưng vì miếng ăn họ phải chấp nhận để có chút tiền vào tuổi già. Ở Hoa Kỳ, ít có khán giả vì đã quá tuổi. Mình nên cảm thông họ. Thậm chí mấy người đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam, giúp đỡ người nghèo, cũng phải mềm mềm với công an khu vực để có thể giúp người nghèo. Thằng con mình đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam, mới khám phá ra Việt Cộng là ai. Nếu mình nói Việt Cộng dã man,…thì nó sẽ không hiểu nhưng khi chung đụng 15 ngày làm việc tại Việt Nam thì nó mới hiểu tại sao mẹ nó phải bỏ nước của đi.

4 năm nữa, chưa chắc cô Gu sẽ còn cơ hội thi đấu vì sóng sau đẩy sóng trước. Đó là luật đào thải. Cô ta có  một thời gian ngắn để hái tiền. Chưa đoạt huy chương đã lãnh được 31 triệu đô la, nay thì chắc vài trăm triệu. Lại có màn P.R., được đại học Stanford nhận vào. Đại học thì họ nhận các lực sĩ số một để thi đấu, quảng cáo cho đại học của họ để kiếm thêm tiền của bá tánh.

Mình rất ngạc nhiên khi thấy anh bạn theo dõi túc cầu Việt Nam, thậm chí thức khuya để xem. Mình thì chỉ xem đội tuyển Hoa Kỳ đá còn đội tuyển Việt Nam thì không. Theo mình thì tài nghệ còn thua xa thế giới lắm. Nam Hàn và Nhật Bản đang bắt kịp thế giới. Mình thích nhất là xem mấy đội phi châu đá.

Năm tới, có giải túc cầu nữ mà đội tuyển Việt Nam đã dành vé tham dự. Nếu đội tuyển đụng đội tuyển Hoa Kỳ thì mình sẽ ủng hộ ai? Nói đại khái thì ai đá hay thì mình ủng hộ. Chủ nghĩa huề vốn. Nhớ lần trước, khi đội tuyển Pháp đá với hội tuyển Hoa Kỳ thì mình có sự xung đột, không biết ủng hộ phe nào. Khi Hoa Kỳ thắng thì mình thở phào, vui mừng. Có lẻ mình mỹ hơn mình nghĩ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao Na Uy đoạt nhiều huy chương vàng?

 Thế vận hội mùa đông vừa chấm dứt, Na-Uy là một quốc gia có 5.46 triệu dân lại đoạt nhiều huy chương nhất trong số các quốc gia tranh tài, có đông dân cư như Trung Cộng có hơn 1,400 triệu dân, Hoa Kỳ có 360 triệu dân,…. (16 huy chương vàng, 8 huy chưng bạc và 13 huy chương đồng, tổng số là 37 huy chương trong số 109 huy chương được cấp phát).

Nghe nói các lực sĩ của xứ Na-Uy, không được nhận tiền thưởng gì cả khiến thiên hạ ngạc nhiên vì lực sĩ cần tiền để dành thời gian 100% cho việc luyện tập.

Trước đây, các lực sĩ tham gia thế vận hội đều là loại tài tử, nghĩa là không có nhận tiền lương như các lực sĩ nhà nghề. Nay chúng ta thấy Kobe Bryant thi đấu tại thế vận hội vì các nhà bảo trợ cần ông ta thi đấu để bán quảng cáo.

Ngày nay, các công ty bảo trợ thế vận hội, cần phải bán hình ảnh trên đài tuyền hình, quảng cáo nên thể thức tham dự thế vận hội đã được thương mại hoá. Do đó Nga Sô bị cấm tranh tài nhưng vẫn phải để nước này tham dự dưới danh nghĩa uỷ ban thế vận hội Nga Sô. Nếu không sẽ mất sức hấp dẫn cho khán giả truyền hình. Khi bế mạc thì không thấy danh sách các lực sĩ Nga Sô đoạt giải đâu hết.

Cô lực sĩ người Mỹ tên Mikaela Shiffrin, nổi tiếng 4 năm trước kỳ này không được gì hết. Nghe cô ta kể là bị trầm cảm trên đài danh vọng, đang tìm cách chữa bệnh nên có lẻ không được gì hết. Hy vọng cô ta sẽ có đoạn kết may mắn hơn khi không còn là người của công chúng.

Mình cảm động nhất là có một lực sĩ Hoa Kỳ nhường phần thi đấu cho một đồng đội vì cô này giỏi nhưng khi thi đấu để được tuyển, xui xẻo không được vào. Tại thế vận hội, cô này đoạt huy chương vàng và khóc như mưa khi chào quốc kỳ. Chỉ tội là nhan sắc không được mặn mòi lắm nên chắc sẽ không được bảo trợ nhiều sau này.

Lực sĩ luyện tập cho thế vận hội không có tiền. Lâu lắm rồi, công ty Home Depot có mướn các người luyện tập cho thế vận hội, chỉ làm bán thời gian để có thì giờ luyện tập. Hình như sau đó có người đoạt huy chương thì phải.

Các công ty thấy ai có khả năng đoạt huy chương thế vận hội là cho tiền quảng cáo như cô Eileen Gu, người Mỹ được trả trên 30 triệu đồng trước khi tham dự thế vận hội. Nay đoạt được 3 huy chương thì xem như cô ta có thể kiếm bạc tỷ Tiger Wood.

Ông kình ngư Michael Phelphs lãnh hàng triệu để tập dợt ngày đêm. Từ đó đưa đến vấn nạn, dùng thuốc cấm để tranh tài như phái đoàn Nga Sô, bị cấm tham dự dưới tên quốc gia. Ngoài tiền bạc, các quốc gia như Trung Cộng, Nga Sô,..sử dụng thể thao để tuyên truyền cho chế độ. Họ dùng đủ cách để giúp lực sĩ của họ ở tư thế tốt nhất để tranh tài, dành huy chương.

Chúng ta thấy các trẻ em dưới 18 tuổi, được thảy vào đám đông, bất chấp nguy hại để dành huy chương cho quốc gia, chế độ như trường hợp cô bé 15 tuổi trượt băng nghệ thuật của Nga Sô. Các nước không có lực sĩ giỏi, chạy đi mua chuộc các lực sĩ của nước khác, thi đấu cho họ. Cho tiền cho bạc rồi sau đó, sẽ loại bỏ không thương tiếc khi tìm ra một đối tác khác giỏi hơn.

Người ta tò mò tìm hiểu hệ thống đào tạo của xứ Na-Uy. Khó mà giải thích sự thành công của hệ thống Na-Uy, tuy ít người nhưng họ rất đam mê thể thao. Có lẻ xứ này 6 tháng có tuyết nên thiên hạ phải ra ngoài để sinh hoạt, chơi thể thao mùa đông thay vì xem truyền hình, chụp hình tạo dáng như Hoa Kỳ.

Hệ thống đào tạo của Na-uy không nhắm vào thành công mà khuyến khích người dân vui vẻ, hạnh phúc nhất là khoẻ mạnh. Cả năm chỉ thấy mặt trời có mấy tháng, đâm bị trầm cảm.

Theo mình Na-Uy là một xứ có dầu lửa. Mình có kể vụ này rồi. Được cái là họ chỉ xem dầu hoả là một ân sủng của thượng đế, cấm các chính trị gia sử dụng như một khí giới. Nhờ đó mà cuộc sống dân họ thư thả và có thể luyện tập thể thao để có cuộc sống lành mạnh.

Ngày nay, tinh thần tham gia thế vận hội xem như đã đi ngược lại với tinh thần của ông Pierre Coubertin đã định ra khi thành lập lại Thế Vận Hội của nền văn minh Hy-Lạp. Vấn đề là tương lai của những lực sĩ không lãnh huy chương hay được các công ty bảo trợ tài chính sau này.

Khi con mình còn nhỏ, chơi thể thao thì không lại đám Mỹ trắng vì vóc dáng. Chơi bóng rổ, con gái mình 12 tuổi, đứng tới nách mấy cô gái mỹ cao gần 2 mét. Làm sao chơi lại nên cuối cùng mình chọn bơi lội vì sợ chúng bị chết đuối. Ai ngờ chúng bơi giỏi, đứng đầu học khu. Một hôm, đi xem bơi đua, gặp tên bạn, chè Hiển Khánh. Hắn kêu: có trên 300,000 học sinh tại Hoa Kỳ thi bơi, mà họ chỉ chọn có 2 tay bơi để thi đấu cho Hoa Kỳ. Xác xuất con mình là bao nhiêu? Từ đó mình hết ham con mình đi bơi, kêu chúng ráng học cho chắc ăn.

Trong đội bơi, sau này mình thấy có một cậu gốc Nhật, khi xưa bơi tương đương với con trai mình, bơi cho đại học Princeton. Một cô khác, gốc Việt bơi cho Berkeley hay cháu của một tên mỹ quen cũng bơi cho Berkeley. Cuối cùng chả ai đi thế vận hội. Vấn đề là khi học đại học, chương trình huấn luyện nặng quá nên không có thời gian học nên phải ghi tên mấy môn về thể thao. Ra trường, có cái bằng, nếu hên thì được một trường trung học nào mướn để huấn luyện học sinh còn không thì bù trớt.

Mình nói chuyện với tên bạn mỹ, Bruce Furniss, vô địch thế vận hội 200 mét. Ông ta cho biết là cần có chương trình hỗ trợ các cựu lực sĩ thế vận hội. Thậm chí các sinh viên đại học, chuyên tập luyện nhưng không được đi tranh tài để kiếm tiền như kiểu vắt chanh bỏ vỏ như hiện nay. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nên xây ADU và JADU?

 Mình được đài truyền hình Little Sàigòn nhờ nói chuyện về ADU và JADU tuần sau. Lần này là trực tuyến nên khán giả có thể gọi vào hay đặt câu hỏi qua Zoom từ 2-3 giờ chiều thứ 5, ngày 24 tháng 2, năm 2022. Mình viết ra đây để chuẩn bị các câu hỏi mà thiên hạ có thể đặt.

https://abala.org/vbap/#!event-register/2022/2/18/vietnamese-business-advancement-program-ch-432-417-ng-tr-236-nh-ph-225-t-tri-7875-n-doanh-nghi-7879-p-vi-7879-t-nam

Theo các nghiên cứu, tiểu bang Cali cần thêm độ 3.5 triệu căn hộ. Với các đạo luật hiện hành về xây cất của tiểu bang và các thành phố thì khó có thể xây thêm 3.5 triệu căn hộ. Đi xa thành phố thì đất mua để xây cất lên giá rất cao. Do đó, các developer xây nhà và chỉ có người trung lưu mới mua nổi còn người có lợi tức thường thì chịu, phải tiếp tục mướn nhà. Các lệ phí phải trả cho thành phố trước khi được cấp giấy phép xây cất gần như 20% giá thành.

Vùng Los Angeles, gần như đã được xây cất hết, xung quanh được bao bọc bởi các ngọn núi mà mình đã leo lên năm ngoái cho cuộc tập luyện leo núi Whitney, cao nhất nội địa Hoa Kỳ. Theo các nghiên cứu, tiểu bang Cali hiện nay có trên 5.5 triệu người di dân lậu. Với tinh thần cấp tiến, các đạo luật của tiểu bang đã khiến các người di dân khác từ các tiểu bang khác như Arizona, dọn sang. Ngược lại có làn sóng người Mỹ dọn qua Texas.

Chính phủ Cali có những chương trình giúp người dân Cali xây cất ADU. Nếu buồn buồn mình sẽ kể thêm. Mình thì không được nhận nhưng biết đâu. Để mình làm đơn xem sao. Chán Mớ Đời 

Có người thắc mắc, hỏi ADU và JADU là gì. ADU viết tắc từ Accessory Dwelling Unit mà người Mỹ hay gọi là Mother in-law Unit, Granny flat,… người ta hay xây thêm một căn nhà nhỏ phía sau nhà để người Ô-sin ở hay mẹ vợ, mẹ chồng ở, để dễ chăm sóc vẫn giữ được sự riêng tư của mỗi người. ADU có thể được xây mới hoàn toàn hay sửa chửa lại một phần của căn nhà hiện tại như ga-ra, nhà kho…

Còn JADU được viết tắc từ Junior Accessory Dwelling Unit. Phần thuộc về căn nhà hiện tại nhưng có thể được chia ngăn ra độc lập với căn nhà chính. Thí dụ: một căn phòng lớn, có thể ngăn ra, xây thêm nhà bếp và trổ cửa ra ngoài. Mình thấy nhiều nhà người Việt tại Quận Cam làm kiểu này. Căn phòng chính (master bedroom), đã có sẵn phòng tắm riêng, chỉ cần gắn thêm cái bếp nhỏ, cửa đã có sẵn đi ra vườn sau. Chủ nhà ở đó, còn cho thuê phần còn lại, đi ngõ trước.

ADU có thể được xây cất như hình trên. 

Như đã nói trên, Cali cần 3.5 triệu căn hộ nên các dân biểu, thượng nghị sĩ tiểu bang, tư duy đột phá ra cho phép xây ADU, không cần phải làm chỗ đậu xe, nếu khoảng cách từ nhà đến bến xe buýt hay ga xe lửa, không quá nữa dậm. Trước đây, thành phố bắt phải xây thêm ga-ra đủ trò. Nay họ dẹp tiêu chuẩn, điều kiện này và các điều kiện khác giúp xây cất dễ dàng hơn.

Với những đạo luật mới từ năm 2021, người dân Cali có thể xây thêm một ADU và một JADU trên lô đất của căn nhà hiện tại. Tuỳ theo diện tích của lô đất. Điển hình một căn nhà 4 phòng ngủ, 2 phòng tắm trên lô đất 6,000 sq ft. Chúng ta có thể xây một ADU riêng biệt phía sau, không quá 1,200 sq ft. Sau đó chúng ta dùng trường hợp kể trên, lấy một căn phòng (master) xây thêm cái nhà bếp nhỏ, trổ cửa ra ngoài, đi riêng. Phân còn lại còn 2,3 căn phồng với phòng tắm và nhà bếp thì cho thuê. Người thuê nhà đi phía trước, còn chủ nhà và người mướn ADU đi phía bên hông.

Vấn đề là đạo luật về ADU và JADU được thông qua nhưng không thực hiện được. Lý do là gặp các tiêu chuẩn, luật lệ của địa phương. Có nhiều nơi chống được xây thêm ADU. Đa số là khu nhà giàu. Có ông thầu khoán kể là nộp đơn xin xây ADU tại thành phố Thousand Oaks, bị bác đơn hết. Người dân không muốn mất giá trị khu vực họ đang ở.

Do đó các đại biểu mới thông qua các đạo luật SB 9 và SB 10 nhằm giải quyết vấn đề này. SB 9 cho phép chúng ta chia lô đất thành 2. Tối thiểu là 1,200 sq ft. Trên đó có thể xây một ADU hay một căn nhà với ADU hay JADU.

Căn nhà này ngay mặt đường, chúng ta có thể chia lô ra làm hai. Một bên xây một ADU, sau đó bán lấy tiền trả nợ ngân hàng. Căn nhà cũ thì ở hay bán ở nhà mới.

Đạo luật này khiến mình liên tưởng đến nhà một cô cháu. Nằm ở thành phố Garden Grove, ngay góc đường. Lô đất đâu 6,700 sq ft, có ga-ra tách rời. Cô cháu chỉ cần làm giấy tờ, chia lô đất làm hai. Sửa cái ga-ra lại và xây thêm phòng tắm và nhà bếp nối tiếp ga-ra. Bán miếng miếng đất được ngăn thành hai, có ga-ra và nhà bếp mới. Trả nợ ngân hàng, còn lại căn nhà cũ, hết nợ ngân hàng. Xong om  

Có nhiều người hỏi mình tốn bao nhiêu. Cái này khó trả lời vì xây nhiều thì tốn ít hơn xây nhỏ vì công và tiền đóng lệ phí cho thành phố và các học khu, công viên,…

Có nhiều tin tức và tài liệu về ADU nhưng kể ra đây thì hơi nhiều. Thêm nữa, tuỳ địa thế mỗi căn nhà và thành phố nên chỉ có thể giải quyết từng trường hợp. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ăn cây nào rào cây nấy

 Thế vận hội mùa đông đang diễn ra tại Bắc Kinh. Thiên hạ xem truyền hình cũng tham dự bộ môn “ném đá (tuyết)” các lực sĩ sinh tại một nước lại thi đấu cho một nước khác. Có rất nhiều lực sĩ, muốn tranh tài tại thế vận hội nên đã đổi quốc tịch trước đây. Kỳ này có hai lực sĩ người Mỹ, gốc tàu đã đổi quốc tịch bị ném đá như điên. Có một cô trượt băng nghệ thuật, bị té khi thi tài khiến Trung Cộng về thứ 5, bị dân cư mạng tàu kêu mấy đời ra chửi mấy đời hay ông Nathan Chen, đọat huy chương vàng cho Hoa Kỳ cũng bị dân tàu chửi. Ngược lại họ ca tụng cô Eileen Gu (Cốc Ái Linh) như có bác Mao trong ngày vui đại thắng. Kinh

Có một người còm trên bờ-lốc như sau: “ Bài viết của Anh làm mình nhớ lại cách đây k lâu khi đội tuyển Túc Cầu Nam của Hoa Kỳ đụng độ với đội Mễ Tây Cơ.  Tôi mới hỏi Anh bạn làm chung hãng người gốc Mễ tên Juan là "You ủng hộ đội nào"  Anh ta ngập ngừng khoảng 30 giây và trả lời là "dỉ nhiên là đội tuyển Túc Cầu Nam Hoa Kỳ" mình tỏ vẻ ngạc nhiên là Anh không ủng hộ đội của quê hương Anh nên mình hỏi luôn "tại sao là đội Mỹ không phải đội Mễ Tây Cơ"  Anh liền trả lời "nước Mễ Tây Cơ luôn ơ trong tim tôi vì đó là quê hương"  nhưng tôi và gia đình đang sống và được đất Hoa Kỳ chiêu đãi thì làm sao tôi quay lưng không ủng hộ đội Hoa Kỳ"  Anh còn hỏi ngược lại Tôi, theo You thì You ủng hộ đội nào nếu You là Me/Juan.  Tôi gật gù mấy lần và bắt tay Anh rồi nói "Juan, You nói đúng lắm và Tôi cũng có vài lần suy nghĩ nếu như 1 ngày nào đó mà đội tuyển của VN/bất cứ chơi môn nào đấu với đội tuyển Hoa Kỳ thì tôi sẽ bắt đội nào và tôi cũng bắt như Anh bắt là đội tuyển Hoa Kỳ"  tôi còn nhớ 1 câu mà Mẹ của tôi thường dạy khi tôi còn nhỏ mà chắc suốt cuộc đời này không quên được là câu "Ăn cây nào, rào cây đó"  người Mỹ cũng có 1 câu tương tự như vậy "Don't bite the hand that feeds you".

Eileen Gu, siêu người mẫu cho các công ty thời trang danh tiếng, làm trên 30 triệu đô năm ngoái. Nay với 3 huy chương tại Thế Vận Hội thì biết đâu, một ngày nào có thể trở thành tỷ phú nếu không bị áp lực nặng, xài tiền, hay sì-ke.

Trong thế chiến thứ 2, những người gốc Nhật Bản, sinh sống tại Hoa Kỳ, bị nhốt trong các trại giam vì sợ làm nội tuyến cho Nhật Bản. Thậm chí các cựu chiến binh gốc nhật trong thế chiến thứ 1 cũng bị giam cầm trong các trại tập trung. Nghe nói có một số người gốc đức cũng lâm vào tình trạng tương tự. Sau này, thời chiến tranh Việt Nam, các người Mỹ gốc á châu đều bị đi quân dịch. Năm 1988, có đạo luật bồi thường $20,000 cho những nạn nhân sống sót. Hôm nào, buồn đời mình sẽ kể vụ này. Chúng ta phải hiểu lịch sử Hoa Kỳ, khá kỳ thị về chủng tộc da vàng để con cháu phải cẩn thận. Thay vì kêu con cháu học y khoa, dược khoa, nên khuyến khích chúng tham gia chính trị để bảo vệ quyền lợi của công đồng gốc vIệt.

Trại lính dùng để nhốt hơn 100,000 người Mỹ gốc Nhật Bản trong thế chiến thứ 2.

Tình trạng anh bạn đồng nghiệp của người còm, cho thấy hơi ngoại lệ, có thể sinh trưởng tại Hoa Kỳ hay đã suy nghĩ rất kỹ lưỡng về câu trả lời,… thông thường khi có trận đá banh tranh tài giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ hay các quốc gia miền Nam Mỹ Châu, mình thấy cờ xí Mễ đầy đường trong khi cổ động viên của Hoa Kỳ là thiểu số. Những năm gần đây, túc cầu trở nên phổ thông với người Mỹ nên ủng hộ viên người Mỹ bắt đầu đông với những câu U.S.A vang trời.

Mình thấy có nhiều cầu thủ người Mỹ, gốc Mễ, lúc đầu đá cho đội tuyển thiếu niên Hoa Kỳ rồi đổi quốc tịch để đá cho Mễ Tây Cơ tương tự cầu thủ McTominay của đội Mờ U. Lúc đầu cho đội tuyển Anh quốc rồi đổi qua đá cho đội tuyển Tô Cách Lan. Còn nhiều cầu thủ khác nữa. Theo mình thì vì quyền lợi nhiều hơn là tình cảm. Ông McTominay khó có thể được tuyển trong đội tuyển A của Anh quốc vì có nhiều cầu thủ Anh quốc đá hay hơn, có thể quảng cáo tại xứ Tô Cách Lan. Các công ty bảo trợ cho các cầu thủ đều khuyên họ làm gì để ký giao kèo, hợp đồng hoành tráng hơn.

Thiên hạ chửi cô Eileen Gu, tàu lai mỹ vì sinh tại Hoa Kỳ, lại chọn thi đấu cho Trung Cộng, đoạt 2 hủy chương. Cô này lại được ủng hộ tại Trung Cộng, đẹp, giỏi, được nhận vào đại học Stanford. Mẹ cô ta, du học sinh rồi ở lại Hoa Kỳ. Không ai biết về bố của cô ta. Họ đoán là bà mẹ lấy chồng mỹ để có quốc tịch để ở lại. Bảo lãnh bà ngoại sang mỹ sinh sống.

Năm ngoái, cô ta đã được trả trên 31 triệu để làm người mẫu cho Louis Vuitton, Tiffany & Co. Nay đoạt 3 huy chương thì chắc sẽ giàu to. Trong đời người, người ta chỉ có một lần khi trẻ để làm tiền thì không nên ném đá bú xua la mua. Nếu thi đấu cho Hoa Kỳ thì ít tiền vì Hoa Kỳ có quá đông lực sĩ thêm thị trường người á châu rất ít. Mình đoán công ty quản lý nghề nghiệp cô ta ta đề nghị nên thi đấu cho Trung Cộng để làm giàu. 4 năm nữa ai cũng sẽ quên cô ta nên tìm cách hốt bạc ngày nay. Louis Vuitton,… đánh vào thị trường Trung Cộng có đến 1.4 tỷ người. Cô này lai, mắt xanh, tóc vàng, không biết có nhuộm hay không, sẽ là thần tượng của các cô các bà tại Trung Cộng và á châu.

Cách đây 10 năm, có một sinh viên Harvard tên Jeremy Lin, cầu thủ bóng rổ, nổi đình nổi đám, tạo ra một giấc mơ cho giới trẻ người Mỹ gốc da vàng, mơ trở thành cầu thủ bóng rổ, tạo ra hiện tượng “Linsanity”cũng hái ra tiền khi sang Trung Cộng thi đấu, làm ăn. Nay có cô Gu, người ta gọi “Gusanity”. Mình không thích tàu nhưng phải công nhận là nên để họ có khả năng làm tiền trong giai đoạn này, độ 4 năm. Thế vận hội kỳ tới lại có vô địch mới, người ta lại quên cô ta như đã quên những người nổi tiếng một thời.

Có lần, mình thấy hai cô em mình ở Việt Nam, chụp hình tạo dáng với hai cái áo thung đỏ với ngôi sao vàng trước một trận đấu túc cầu tại Việt Nam khiến mình thất kinh. Mình ở hải ngoại, khi về Việt Nam, thấy lá cờ đỏ là mường tượng đến bài thơ “Nhất định thắng” cuả ông Trần Dần: 

….Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
       không thấy phố
              không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
           trên màu cờ đỏ…..

Khi mình về Đà Lạt, đến rạp Hoà Bình trong cơn mưa phùn của Đà Lạt, mới cảm được bài thơ của người ở phố Sinh Từ.

Trong thời chiến tranh, một người sinh ra miền Nam thì đi lính cho Việt Nam Cộng Hoà, còn người sinh ra tại Bắc Việt như chú mình thì đi bộ đội rồi chết trên đường mòn Hochiminh. Họ không có quyền chọn lựa như người Việt tại hải ngoại. Dạo ấy, cộng đồng người Việt được chia thành 2 nhóm: nhóm thân cộng được Việt Cộng gọi là Việt kiều yêu nước và người chống cộng. 2 phe đa số là sinh viên đánh nhau chí choé. Cứ Tết đến, tại rạp Maubert là hai bên đánh nhau khi tổ chức Tết.

Ngày nay, người Việt hải ngoại vẫn sống giữa hai quê. Do đó họ quan tâm đến tình hình tại quê nhà, thế hệ thứ hai như con mình chỉ nhớ đến Tết vì được lì-xì, họ hàng gặp nhau vui vẻ, đánh bầu cua cá cọp được một ngày rồi ai nấy về nhà nấy. Gia đình bà chị vợ của mình ở Boston, hàng năm là về Cali để trốn lạnh và họp mặt gia đình. Đồng chí gái dự tính bán được đất thì mời cả dòng họ đi du lịch một tuần. Hàng năm, đồng chí gái đều tổ chức họp mặt gia đình ở Cali.

Mình có anh bạn, thức khuya để xem đá banh khi đội tuyển Việt Nam tranh tài. Mình thì chịu vì theo mình trình độ đá còn thấp so với Âu Châu hay Mỹ Châu. Chỉ xem tóm lược 10 phút. Trên kênh Paramount +, mình thấy đủ loại. Ngay khi các đội tuyển Ba Tây, Á Căn Đình đấu mình cũng không xem vì thấy thua Âu Châu ngày nay. Túc cầu thế giới thì bỏ công xem hết các trận còn thường thì chịu.

Mình sống tại nhiều nước trước khi định cư tại Hoa Kỳ nên khi có các cuộc tranh tài, mình ủng hộ Pháp quốc, Anh quốc, Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Đức quốc lại có bạn ở Hoà Lan nên cũng ủng hộ. Mình có đi viếng vài nước tại Phi Châu nên cũng hay xem các nước này tranh tài.

Tranh tài có một yếu tố quan trọng là “may mắn”. Đội tuyển Đức quốc tấn công liên tục, vây hãm khung thành, nhưng không đá vào trái nào. Khi thì banh đụng xà ngang, đụng cột thành hay thủ môn bay đỡ mà thường ngày chưa chắc đã bắt hay cứu nguy được. Bà rá sao, banh trúng chân một cầu thủ Đức quốc chạy đến chân của một cầu thủ Nam Hàn, đang ở vị trí việt vị nhưng vì banh do cầu thủ Đức quốc chuyền nên không bị việt vị. Xong om 

Xem đội tuyển Việt Nam đá với Trung Cộng thì thấy Trung Cộng tấn công, áp đảo trong khi Việt Nam phản công lần nào là lọt vô trái đá. Thấy chụp hình, thiên hạ, ủng hộ viên đến sân Ba Đình, đem đồ cúng ai đó không biết. Chắc tổ đá banh nên Việt Nam thắng nhờ Phật độ hay chúa độ hay vua Lê Lợi không chừng.

Lực sĩ Erin Jackson của Hoa Kỳ, đoạt huy chương vàng nhờ một lực sĩ khác nhường cho cô ta thi đấu bộ môn này. Nói lên tình đồng đội, thân hữu, thay vì nghĩ mình bớt đi một đối thủ cho huy chương vàng. Đó là hình ảnh mình cảm nhận nhất về tinh thần thể thao.

Có lẻ câu chuyện về cô lực sĩ Erin Jackson của Hoa Kỳ đoạt huy chương vàng. Lẻ ra cô ta không được tham dự thế vận hội nhưng một lực sĩ khác trong phái đoàn nhường quyền thi đấu bộ môn trượt băng 500 mét. Cô ta đã đoạt huy chương vàng nhưng chắc sẽ không giàu lắm vì các công ty sẽ không bảo trợ. Bao nhiêu người Mỹ da đen có thể chơi bộ môn này. Rất đắt tiền! Mình có cho thằng con chơi môn này một vài tháng nhưng đắt quá lại xa nhà, phải chạy lên Los Angeles. Hình ảnh cô ta chào quốc kỳ Hoa Kỳ và khóc khiến mình mình cảm động. Có lẻ mình rất Mỹ hơn mình tưởng.  

Rốt cuộc, mình chỉ mong ai giỏi thì thắng nên trung lập. Đồng chí gái hỏi mình xem đá banh sao ngồi yên trong khi ông anh cột chèo, anh vợ đều nhảy cà tưng la hét. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn