Khiêm tốn để học hỏi

 Nhớ đâu 20 năm về trước, sau khi mình viếng thăm Nam Dương về thì có vụ bạo loạn xẩy ra tại xứ này sau khi ông tổng thống gốc người Hoa từ chức. Khi viếng thăm xứ này thì bố mẹ người bạn học rằng bao nhiêu của cải, thương mại đều nằm trong tay của dòng họ tổng thống độc tài này khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng kêu gọi ông ta từ chức để có bầu cử tự do lại. Ở vùng Đông Nam Á, có nhiều lãnh đạo gốc người Hoa như Hun Sen của Cambuchia, Duerte của Phi Luật Tân, Suharto của Nam Dương,..

 Trong mấy ngày, người dân ở đây, đập phá tiệm buôn, hiếp dâm phụ nữ gốc tàu. Họ cho biết người gốc tàu là 5% dân số Nam Dương mà chiếm đến 80% tài sản xứ này, tạo ra bực tức, căm ghét của người sở tại. Trường hợp này không chỉ riêng tại Nam dương mà đa số các nước trong vùng đều lâm vào hoàn cảnh tương tự. Người Tàu chiếm lĩnh thị trường, kinh tế của các quốc gia này như thời Việt Nam Cộng Hoà, khiến ông thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ phải đem Tạ Vinh ra bắn mới làm giá gạo xuống. đám đầu cơ tích trữ này cũng bán gạo cho Việt Cộng,…

Mình nhớ học lịch sử với ông thầy Hà Mai Phương. Ông có cái tính ghét người Tàu. Thầy kêu tôi thà mua hàng ở tiệm người Việt dù đắt, thay vì mua ở tiệm người Tàu rẻ hơn. Mua của người Việt giúp người Việt làm giàu. Thấy chí lý nên mình đi mua đồ ở tiệm người Việt thì thấy đắt hơn tiệm tàu, nhất là chủ tiệm nhìn mình như khinh Bỉ, sợ mình ăn cắp đồ nên cuối cùng mình lại mua của người Tàu, vui vẻ. Mình hỏi mẹ mình thì bà cụ kêu người Tàu tin tưởng hơn. Mẹ mình bị nhiều người Việt giựt tiền, xù nợ nhưng tuyệt nhiên người Tàu thì không. Sau 75, chạy giặc về thì mất hết tiền bạc, may bà tàu bán tương ớt ở cầu thang chợ cho mượn tiền để buôn bán lại.

Người Tàu hay người Ấn Độ di cư đến một quốc gia lạ, như Fiji, Nam Phi, nghèo đói nhưng với sự chịu khó, từ từ họ chiếm lĩnh thị trường của xứ này. Nay ở Hoa Kỳ mới nhận ra. Các người di dân chịu khó nên tiết kiệm, làm ăn dần dần tạo ra một tài sản lớn.

Đi viếng Ý Đại Lợi, thấy mấy tiệm bán tạp hoá của người Á châu, mở cửa 24/7 trong khi người Ý thì lười, hay ở Tiệp, cũng thấy mấy người Việt có các cửa hàng tạp hoá nhỏ, mở cửa ngày đêm tạo ra một tầng lớp di dân giàu có dù không rành tiếng sở tại. Nghe nói đám da trắng kỳ thị cũng hay đập phá tiệm của người Việt.

Vào những thập niên 20 của thế kỷ trước, người gốc Do thái chiếm 6% dân số Hung Gia Lợi và 11% dân Ba Lan, nhưng họ có đến hơn 50% y sĩ của hai nước này, cũng như có mặt trong thương trường. Tương tự đầu thế kỷ 20, các công ty sản xuất lớn tại Ba Tây, đa số là người di dân gốc Đức làm chủ.

Vào thế kỷ 19, 3 nước Anh quốc, Hoa Kỳ và Đức quốc sản xuất tất cả sản phẩm bằng máy cho cả thế giới nhưng đến thế kỷ 20 thì 17% dân số trên thế giới sản xuất 80% sản phẩm tiêu thụ trên thế giới. Tại sao có sự khác biệt như vậy. Các nhà xã hội học hay kinh tế gia viện dẫn đủ chứng cớ nên rối đầu.

Vào thập niên 60, người Tàu ở MÃ Lai có bằng cấp kỹ sư, đại học gấp 100 lần người mã lai. Ở phi châu như Nigeria, chỉ 9% dân số học đại học. Dưới thời đế chế Áo-Hung, năm 1900, 40% dân Ba lAn mù chữ, 75 % dân Serbo-Croatian mù chữ trong khi dân gốc đức chỉ có 6% là không biết đọc. Nói cho ngay, người Áo nói tiếng đức nên người đức dễ học còn các giống dân khác toàn là nông dân.

Các nhà xã hội học hay chính trị gia kêu gọi sự bình đẳng nhưng khi số lượng người mù chữ hay có bằng cấp đại học khác nhau thì làm sao chúng ta có thể gọi bình đẳng về lợi tức khi có sự bất bình đẳng về học vấn. Việt Nam đã hiểu ra vấn đề nên đã cải thiện đào tạo trên 24,000 tiến sĩ. Tại Quận Cam, số lượng y sĩ gốc la tinh rất ít nên họ đi khám các phòng mạch người Việt. Mình bảo đảm y sĩ và nha sĩ, dược sĩ ở Quận Cam đông hơn các đồng nghiệp tại Đà Lạt.

Sự khác biệt, chênh lệch về học vấn không phải là yếu tố chính đưa đến sự chênh lệch giữa giàu và nghèo. Nhớ lên San Jose chơi, ở nhà người bạn, có cổng gác đủ trò. Hai vợ chồng là kỹ sư, ở nhà 2 triệu dạo đó. Mình chỉ con mình căn nhà trên đồi cao, nói bạn của bố mẹ là kỹ sư ở nhà hai triệu, còn người Việt bán bánh mì ở nhà 10 triệu. 

Trong thời trung cổ, ở các xứ đông âu, các giống dân đức, do thái sống trong các thành phố, còn các giống dân slavic thì ở ngoài ruộng, làm nông như mình. Sống trong thành phố thì người ta mới học các nghề thủ công, buôn bán mới phát triển về tài chánh như nghề kim hoàn, làm móng ngựa,… còn ở ngoài đồng, làm ruộng thì muôn đời vẫn không thay đổi, đói khát dựa vào thời tiết.

Xem thống kê thì các giống dân di dân đến Hoa Kỳ hay Úc Đại lợi vào đầu thế kỷ 20. Các người đến từ đông Âu và Nam Âu châu, lợi tức của họ chỉ bằng 15% các giống dân đến từ Na Uy, Hoà LAn, Thuỵ Điển và Anh quốc.

Trong thời kỳ Liên Xô, người ta nhận thấy vùng Trung Á có nhiều con hơn người nga da trắng hay các vùng Baltic do đó khó mà có sự bình đẳng như các chính trị gia kêu gọi. Muốn học cần có khả năng thu thập kiến thức. Khi xưa, vào lớp là mình ngáp vì thầy cô dạy chi chi mình không hiểu hay không có sự thông minh để thu nhập các thông tin từ thầy cô. Nay làm nông dân thấy đúng nghề hơn.

Người ta kêu gọi bình đẳng là sự không tưởng. Văn hoá của mỗi giống dân tuỳ thuộc vào địa lý và phát triển lâu dài và có nhiều hệ quả khác biệt về văn hoá. Làm sao một người sinh sống tại Bắc Âu có thể hiểu về lạc đà của người Bedouin trong sa mạc? Ngược lại người Bedouin làm sao biết câu cá, đánh cá như người Bắc ÂU. Một người Eskimo không thể nào hiểu trồng bơ như mình hay ngược lại mình khó mà sống trong mấy cái igloo vì lạnh.

Người ta cho rằng khác biệt về địa lý gây nên sự khác biệt về tài sản, văn hoá,.. Khi người Tây Ban Nha xâm chiếm đảo Canary, khám phá một bộ lạc gốc da trắng sống như thời đồ đá. Tương tự khi người Anh quốc tìm ra Úc châu thì khám phá ra người aborigine. Các thành phố là những điểm tiền vệ của sự phát triển của nhân loại vì là nơi giao thoa thương mại và các văn hoá. Ngày nay, giới trẻ không muốn đụng chạm đến các nhóm người này, họ muốn họ tiếp tục sống như tổ tiên họ, không điện nước, máy điều hoà không khí,…thay vì sống với tiện nghi ngày nay để nhân danh bảo vệ văn hoá.

Điển hình trên vườn mình không có điện, wifi thì làm sao tiến bộ, không cập nhật tin tức thêm làm việc ngành nông thì phải tranh thủ làm cho xong để về vì sợ kẹt xe.

Năm nay, mình đi ta bà khắp nơi nên học hỏi được nhiều thứ, những hiểu biết qua sách vở được kiểm nghiệm, chứng tỏ mình bị định kiến qua cái nhìn của tác giả các bài báo. Ai Cập , Jordan không như mình nghĩ trước đây tương tự Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ,.. trước đây mình như con ếch ngồi đáy giếng với tư duy tre làng. Nói đến Thổ Nhĩ Kỳ, may quá khi mình viếng thăm xứ này không bị gì dù kiểm soát an ninh. Nhớ có năm, vừa rời Luân đôn bay sang Venice, xem truyền hình thấy chất nổ ở ngay gần khách sạn hôm qua.

Từ thời con người biết làm thuyền bè để di chuyển cho nhanh thì các thành phố đều được thành lập been cạnh các con sông. Sau đó khi họ chế được tàu lớn để ra biển khơi thì các thành phố được mọc lên cạnh bờ biển. Thành phố Lutece (Paris) được thành lập cạnh con sông Seine. Di chuyển bằng thuỷ lộ rất quan trọng từ ngàn xưa, như con sông Nile đã giúp phát triển xứ Ai Cập, tạo dựng một nền văn minh cực đỉnh.

Khi người Anh quốc vượt Đại Tây Dương, và gặp các người Iroquois ở các vùng Gia-nã-đại và Hoa Kỳ ngày nay, họ sử dụng các tay lái tàu sáng chế bởi người Tàu, xem xét địa bàn lượng giác do người Ai Cập sáng chế, tính toán với toán học do người ấn độ sáng lập, nhất là sự hiểu biết của họ được ghi lại bằng chữ viết do người La Mã sáng lập Mẫu tự Latinh.

Trong khi đó các người dân bản địa sinh sống tại Bắc Mỹ, không có liên hệ với các thổ dân của nền văn minh Aztec hay Inca tại Nam Mỹ. Sự xung đột văn hoá đầu tiên tại châu Mỹ không phải văn hoá Anh quốc chống chọi văn hoá người bản địa mà là sự xung đột văn hoá tạo dựng cả vùng đất rộng của thế giới với văn hoá của một vùng bị cô lập. Do đó văn hoá của hai bên khác nhau như ai đó nói địa lý chưa bao giờ được xem là công bằng.

Hồi nhỏ học địa lý về nước pháp cũng như âu châu thì thấy mấy con sông dài, chảy vòng vèo qua các ánh đồng, liên kết với các kinh tế và văn hoá khác nhau như sông Danube chảy qua nhiều nước từ Lỗ MA Ni, Hung Gia lợi, Áo quốc đến Đức quốc,… sông Meuse chảy từ Đức quốc, qua Bỉ quốc rồi đến Hoà Lan,… chảy qua nhiều vùng với ngôn ngữ khác nhau. Các xứ này có 4 mùa nên nước chảy xuyên Âu châu quanh năm. Ngược lại các dòng sông ở phi châu như dòng sông Nile mà mình có dịp đi du thuyền 3 ngày 3 đêm tháng vừa rồi. Nước lên xuống rất nhiều và làm ngập nước, gây ngập lụt, phá hoại mùa màn. Các thành phố không được thành lập gần dòng sông. Thương mại đều phải đi qua sa mạc, sử dụng lạc đà,…không di chuyển hàng hoá nhiều tạo dựng một văn hoá thương mại khác biệt với người âu châu, sử dụng thuyền bè.

Phi châu to gấp 2 âu châu nhưng lại ít bờ biển hơn âu châu. Các hải cảng ở phi châu rất ít trong khi âu châu có rất nhiều hải cảng giúp cho việc mua bán, tàu bè cập bến dễ dàng. Do đó thương mại quốc tế ít phát triển tại phi châu trước đây. Điểm đặc biệt là dân số phi châu chiếm 10% dân số thế giới nhưng ngôn ngữ của họ chiếm 1/3 ngôn ngữ thế giới.

Nói về Trung hoa thì họ dẫn đầu thế giới về kỹ thuật, tổ chức trong nhiều thế kỷ chỉ mấy thế kỷ sau này, họ bị bỏ xa bởi Âu châu. Họ chế ra thuốc nổ để làm pháo bông trong khi người âu châu sử dụng để làm súng đạn. Vào thế kỷ 15, trung hoa có tàu lớn hơn cả tàu Âu châu, gửi các chuyến tàu đi xa hơn dưới sự lãnh đạo của đô đốc Dương Hệ trước Kha luân Bố cả 50 năm. Người ta cho rằng các thuyền buồm này, to lớn và đi nhanh hơn tàu Âu châu. Không biết vì lý do gì mà nhà Minh bế môn toả cảng, đốt hết tàu bè, và bỏ các vùng dân cư ven biển. Và từ đó tụt hầu đưa đến bị người Âu châu chiếm đóng mà ngày nay Trung Cộng đang tìm cách rữa hận như bán fentanyl cho người Âu châu và người Mỹ để trả thù khi xưa bán cho tổ tiên họ thuốc phiện,…

Lịch sử cho thấy các người di dân từ các vùng đông Âu đến Bắc Mỹ hay Úc Châu, đều có lợi tức thấp hơn người đến từ Tây âu. Nếu người phi châu di dân đàng hoàng, không bị bắt làm nô lệ, di dân như các người đông Âu, liệu lợi tức của họ cao hơn các người đến từ đông Âu.

Chắc chắn là người phi châu sẽ bị kỳ thị nhưng đừng quên các giống người di dân khác đến Hoa Kỳ và Úc Châu có lợi tức cao như người Tàu và người Nhật Bản hơn người Mỹ trung bình mặc dù người Tàu và người Nhật Bản bị kỳ thị bởi người Mỹ da trắng.

Người da đen bị treo cổ bởi người Mỹ da trắng mà họ gọi lynching. Đám đông tự quyết định xử tử người da đen chưa được toà án xét xử. Có năm lên đến 181 người bị xử tử bới đám đông da trắng. Người da đen đến Haiti được dành độc lập từ 200 năm trước thì trên nguyên tắc họ được tự do và có nhiều lợi tức hơn các người Mỹ da đen.

Trên thực tế thì người Mỹ da đen có lợi tức cao hơn các người da đen ở Trung Mỹ, được tự do trước nm da đen 200 năm. Hàng ngày chúng ta cứ nghe Black Lives Matter, các chính trị gia ăn có rồi chúng ta cứ tư duy theo truyền thông nhưng nếu đọc thống kê thì ta thấy Haiti bây giờ loạn. Du khách không dám tới vì bị bắt cóc chuộc tiền,.. lượng bổng người da đen ở vùng Trung Mỹ thấp hơn rất nhiều người Mỹ da đen tại Hoa Kỳ.

Khi xưa, có sự kỳ thị, chia cách ở miền nam giữa người da đen và người Mỹ da trắng. Một đứa bé da đen đi học 9 năm bằng một đứa bé da trắng đi học 6 năm. Học sinh da trắng học xong thì sách cũ được đưa sang trường da đen để sử dụng do đó chắc chắn thi cử đều khác nhau. Một đứa da trắng vẫn khá hơn học sinh da đen. Chưa chắc.

Thử xem khi học sinh gốc Nhật Bản và Mễ di dân đến California. Không có sự kỳ thị giữa hai giống dân này, đều làm ruộng canh nông. Họ đều học chung lớp nhưng thi cử lại khác, kết quả khác với người da trắng và da đen. Lý do? Người ta không biết rõ, chỉ đoán là vì văn hoá của mỗi cộng đồng.

Người ta cho biết năm 1899, khi các trường trung học tại hoa thịnh đốn được chia 3 trường da trắng và 1 da màu. Khi thi cử thì trường da màu được điểm cao hơn 2 trường da trắng dù trường học, thiết bị tệ hại hơn trường da trắng. Ngày nay, trường học này được xây cất mới lại như trường da trắng thì họ khám phá ra thi cử của trường này thấp hơn da trắng. Cho thấy khi nghèo, người ta cố gắng học để hy vọng có tương lai tươi sáng hơn.

Lịch sử, địa lý và văn hoá gây nhiều ảnh hưởng cho sự thịnh vượng của một quốc gia nhưng không phải là một tiền định. Các quốc gia đều có thể thay đổi từ tụt hậu đến tiên phong của các nền văn minh. Điển hình một nước dân ít, nhỏ bé, trên một hòn đảo nhỏ như Anh quốc, lạc hậu để rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh rộng lớn như đế quốc la mã. 

Nước Tô Cách Lan được xem lạc hậu nhưng đến thế kỷ 18, khi họ bị đô hộ bởi người Anh quốc thì họ tạo ra một thế hệ trí thức rất cao, không những về mặt kinh tế, y khoa và kỹ nghệ cho Anh quốc và cả thế giới.

Người Anh quốc cần nhiều thế kỷ mới tiếp thu các kỹ thuật tân tiến mang lại từ các người la mã, Norman hay các người di dân Huguenot, Đức, Do Thái để phát triển nền kinh tế của họ. Khi người la mã rút khỏi Anh quốc để bảo vệ đế chế của họ tại châu âu thì kinh tế và cơ cấu chính trị của Anh quốc sụp đổ. Phải đợi đến 1,000 năm sau, Anh quốc mới vực dậy, trở thành tiên phong trong cuộc cách mạng kỹ nghệ và kiểm soát 1/4 đất trên thế giới.

Khi chiếc tàu Commodore Perry tặng Nhật Bản chiếc xe hoả. Người Nhật Bản xem nó như một quái vật, lo ngại rồi từ từ họ đam mê và giác ngộ rằng họ thua người da trắng và sẵn sàng học hỏi từ người da trắng. 1 thế kỷ sau, xe lửa của họ vượt xa xe amstrack của Hoa Kỳ. Sách giáo khoa của họ dạy học sinh Nhật Bản về Lincoln và franklin dù bị Hoa Kỳ chiếm đóng thay vì hô hào đánh cho Mỹ cút. Người Nhật Bản, khiêm tốn, biết mình thua xa người Mỹ, học tập và làm việc từ nhiều thế hệ để vượt qua sự lạc hậu về kỹ thuật. Kết quả là họ đã vượt trội Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Đi Phi châu, trung đông thậm chí tại Hoa Kỳ, xe hơi, đồ điền tử của họ đầy đường.

Dạo này trên mạng thấy thiên hạ tải hình chiếc tàu của Panama rồi một công ty người Việt mướn, sơn phết lại để tên công ty họ khiến bà con nhảy vào chỉ trích đủ trò. Mình thấy nên ủng hộ, bắt chước cách làm ăn của người ngoại quốc, quảng cáo có gì lạ đâu. Mướn chiếc tàu rẻ hơn là mua. Người mình thích chê bai nhưng ít khi chịu khó làm. Trên mạng có người viết bài hay tải hình ảnh lên là bị ném đá. Kêu viết như cứt, chụp hình như mọi,… phải lý giải vì sao người ta viết như cứt để người viết hiểu và học tập rút kinh nghiệm.

Mình thích đọc bài của người ngoại quốc nhất là các phản biện để hiểu rõ hơn vấn đề. Người đọc đưa ra nhiều ý kiến khá lạ và sáng tạo. Ít ai nhảy vào kêu viết như cứt cả. Họ không đồng ý thì phản biện, đưa ra lý do để thuyết phục độc giả, có thể giúp người viết có cái nhìn khác mà họ chưa nghĩ tới.

Người tô cách lan bắt chước người Anh quốc 100% để rồi họ bức phá người Anh quốc về kỹ thuật và y khoa,.. lịch sử chứng tỏ khi muốn thành công, chúng ta phải tự xét mình là dốt, thua kém người ta thì mới để tâm ra mà học hỏi cho bì kịp người hơn mình. Phải khiêm tốn, để học hỏi. Thay vì ganh tị rồi chửi tìm cách hạ nhục, chê bai. Như trường hợp người nam dương, đập phá tiệm nhà cửa của người nam dương gốc hoa. Thay vì nhận ra mình thua kém, học hỏi cách làm giàu của người Tàu. Đập phá để nói lên sự bất lực của dân mình, ngu dốt không giúp chúng ta khôn lên hay giàu có.

Hồi nhỏ ở Việt Nam, nghe mấy ông thầy nói người Việt mình thông minh, đủ trò. Đến khi qua tây, học chết bỏ, vẫn thấy thằng tây con đầm văn hoá chúng quá cao. Mình học 10 nhớ 1 còn chúng thì nói thao thao bất tuyệt về nghệ thuật, về lịch sử, địa lý, chính trị khiến mình chới với. Từ từ mình nhận ra mình cực dốt, bị nhồi sọ bởi mấy ông thầy có tinh thần yêu nước quá khích nên hỏi tây đầm chỉ cách học mới lò mò ra trường chớ cứ khư khư kêu mình thông minh hơn Tây đầm như thầy dạy việt văn nói là hỏng đời trai. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn