Tài phiệt và chính trị Hoa Kỳ

 Hôm qua, đi bầu dù biết người mình bầu sẽ không đắc cử. Xem như đi bầu tượng trưng, lá phiếu mình nói lên sự phản đối với tình hình chính trị tại Hoa Kỳ nhất là tại Cali. Lý do là chính trị Hoa Kỳ đều do mấy tên tài phiệt cầm đầu, lũng đoạn. Bầu bí cho có vẻ dân chủ. Bầu cử là sân chơi của mấy tên tỷ phú người Mỹ, thậm chí cả thế giới và các chính phủ ngoại bang. Tỷ phú, lúc đầu họ mua du thuyền, máy bay riêng nhưng mau chán nên nhảy vào trò chơi bầu cử, vừa được trừ thuế vừa được lợi. 

Các chính trị gia cần tiền để tranh cử, nhận tiền của mấy tên tỷ phủ thì khi đắc cử, phải trả lễ, gấp mấy trăm lần số tiền mà mấy tên tài phiệt bỏ ra. Cơ quan bất vụ lợi Open Secrets cho biết năm nay, số tiền chi phí cho bầu cử lên đến 167 tỷ đôla so với năm 2018 chỉ có 14 tỷ Mỹ kim. Kinh

Đi ra khỏi Hoa Kỳ thì mới thất kinh. Trung Cộng chiếm thị trường của Hoa Kỳ và tây phương. Hy vọng sau vụ Ukraine, thiên hạ quay đầu về với tây phương. Nếu không thì Trung Cộng sẽ chiếm lĩnh toàn cầu trong nay mai. Ta thấy Đức quốc chửi bới Trung Cộng, tuần rồi thủ tướng Đức quốc phải thân chinh sang Trung Cộng để thương lượng, bộ trưởng tài chính của Đức quốc, cúi rập người chào Tập thị.

Các tỷ phú bỏ ra cả tỷ đôla cho cuộc bầu cử này theo cơ quan American for Fairness. 18 tỷ phú đóng góp nhiều tiền là đảng Cộng hOà, trên 200 triệu Mỹ kim so với tỷ phú ủng hộ Dân Chủ như ông Soros bỏ ra $180 triệu cho các ứng cử viên Dân Chủ.

Trên thực tế tiền của mấy tài phiệt cho bầu cử còn nhiều hơn vì họ đóng góp tiền vào các tổ chức 501(c), không bao giờ báo cáo tên các người cho tiền. American For Tax Fairness cho biết nếu cuộc chơi Dân Chủ cho công bằng thì phải hạn chế tiền đóng góp của mấy tên tài phiệt.

Khi xưa, Hoa Kỳ là vùng đất hứa, vùng đất của cơ hội nhưng ngày nay là vùng đất chính trị của những kẻ giàu có. Chính trị gia cần tiền bạc của mấy tài phiệt để đắc cử, sau đó thì phải trả ơn, bằng cách đề cử các đạo luật mà do chính các tay tài phiệt, nhờ luật sư viết để mấy đại biểu trình bày rồi bầu chọn. Do đó bao nhiêu năm nay, chả bao giờ thay đổi.

Họ bày trò qua giới truyền thông để người Mỹ tranh luận chửi bới nhau, để họ quảng cáo kiếm tiền. Ngày nay, lên mạng thấy thiên hạ tin vào những fake news để choảng nhau. Kỹ thuật toán biết ai ủng hộ Cộng Hoà, ai ủng hộ Dân CHủ hay trung lập là họ bắn các tin tức đa số là fake news vào tài khoản của người Mỹ. Khi mở tài khoản ra, người Mỹ thấy tin tức này thì tin ngay rồi tải lại rồi thiên hạ nhảy vào chửi bới. Thậm chí người ngoại quốc làm tiền nhiều nhờ tạo ra những fake news từ các xứ như Nga, Croatia,…

Mình nhớ có lần mua một căn nhà tại Garden Grove. Chủ nhà biến thành một phòng mạch y khoa trên 40 năm. Khi về hưu thì bán nhưng không ai mua. Mình muốn đổi thành nhà cư ngụ lại. Chạy lên thành phố thì họ bảo đặt cọc $5,000 để hội đồng thành phố xét xử 6 tháng sau. Chưa chắc sẽ được chấp thuận. Mình hỏi chủ nhà, chủ nhà gọi lại 5 phút sau đó. Kêu thứ 4 tuần sau, đem bản vẽ lên thành phố, gặp mặt tên trưởng phòng vào lúc 10:00 sáng. 

Tuần sau, mình đem bản vẽ lên, gặp tên trưởng phòng Planning của thành phố. Vừa bắt tay xong, hắn kêu tên doạ mình đóng $5,000 và 6 tháng chưa chắc được chấp thuận. Tên này đóng dấu cái rầm, ghi vào sổ. Chả cần đóng $5,000 hay đợi 6 tháng, có giấy phép đổi thành nhà cư ngụ. Lý do chủ nhà là bạn của city manager. Chỉ cần một cú điện thoại đã thay đổi đời Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen. Xong om

Một lần khác, một khách hàng kêu vẽ lại căn nhà vì tên con rể làm thêm chi đó. Hẹn với chủ tịch thành phố. Ông này đến với hai tên của Planning và Building department. Hai tên này làm khó dễ mình nên báo lại cho chủ nhà. Chủ nhà hẹn với thị trưởng, có mặt hai tên này. Thị trưởng kêu ông chủ nhà là nhân viên cao cấp CIA thế là chả cần vẽ véo gì, được đóng dấu cái rụp.

1 lần khác, mình thấy một nghị viên thành phố Westminster, đến thành phố Garden Grove với hai tên người Việt khác. Đã lấy hẹn trước, mọi việc được chấp thuận ngay, chả cần đợi chờ gì cả. Xứ này cũng tham nhũng ná thở. Chỉ cần cúng tiền vào quỹ tranh cử là xong. Như hai vợ chồng Clinton có foundation, có tiền trên 2 tỷ đôla. Chán Mớ Đời 

Cuộc bầu cử năm 2020, các tài phiệt bỏ ra đến 3 tỷ Mỹ kim, 53% cho Dân chủ và 47% cho Cộng Hoà. Thượng nghị sĩ Kyrsten Sinema, Arizona, nhận được 2.3 triệu Mỹ kim từ đầu tư và đã ủng hộ bỏ phiếu cho đạo luật Inflation Reduction Act của ông Biden, giúp các công ty lớn trở nên lớn hơn, khổng lồ hơn như JP Morgan, Blackrock, Blackstone, KKR,…trong khi nhân công tại Hoa Kỳ càng ngày càng chới với vì lạm phát.

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer nhận $1.28 triệu từ các người đóng góp vào quỹ bầu cử để đề luật cho tiền các chương trình về khí hậu. Luật này sẽ tốn $300 tỷ đô la thuế của người Mỹ trong vòng 10 năm tới, để trả tiền cho những công ty lớn về môi trường. 

Có một công ty tên là American Investment Council cho biết bà thượng nghị sĩ Sinema đóng vai trò rất quan trọng trong vụ biểu quyết luật về đầu tư như ngầm nói bà ta nên im lặng để tiếp tục nhận tiền từ các đầu tư. Các đại biểu quốc hội được biết trước tin tức công ty nào lên và sụp tiệm nên bán hay mua trước. Có luật cấm vụ này nhưng vẫn thấy họ làm như điên. Do đó có nhóm tài chánh, cứ theo dõi mấy địa biểu quốc hội mua hay bán cổ phiếu công ty nào là họ làm theo, kiếm khủng tiền.

Báo Wall Street Journal và New York Times đều đăng tin về bà nghị sĩ này, rất quan trọng cho các luật được thông qua, giúp các công ty tài chánh tránh bị đánh thuế cao và khấu hao tài sản nhanh. Chỉ đóng 15% thuế hàng năm nếu khấu trừ trên 1 tỷ đô la hàng năm thay vì 21%.

AdImpact cho hay bầu cử vừa qua tốn 9.7 tỷ Mỹ kim. Năm 2018 thì có 4 tỷ Mỹ kim và từ năm 2021 đến nay, các công ty tài chánh đã chi cho các quỹ bầu cử đến $610 triệu đôla.

Ông Robert Reich, bộ trưởng lao động dưới thời Bill Clinton, kêu là một “PURE SCAM”. Ông này có viết mấy cuốn sách khá hay, ông ta chửi vợ chồng Clinton quá cở dù khi xưa là bạn. Ông ta là Rhodes scholar, đi cùng thuyền với Bill Clinton sang Anh quốc. Các công ty tài chánh này dùng tiền người khác để đầu tư, không lo sợ thua lỗ, lại đóng thuế ít. Obama, Trump, Biden đều hứa cuội sẽ dẹp cái loopholes nhưng tại sao họ không dẹp. Tiền Nhiều. Bà thượng nghị sĩ chả đấu tranh gì có lợi cho dân tình ở Arizona, chỉ có những tên tài phiệt là vui vẻ chúc mừng nhau.

Năm 2017, ông Trump ra luật thuế để giảm cho người Mỹ. Trên thực tế người Mỹ trung bình vẫn đóng thuế kinh hoàng trong khi 82% dân giàu có hưởng lợi được từ thuế này.

Trong đạo luật Inflation Reduction Act, bà Sidema kêu phải loại bỏ phần đánh thuế 37% các tay tài phiệt xuống 20%, trước khi bà ta bỏ phiếu. Vụ này làm chính phủ Hoa Kỳ mất thu nhập từ thuế đến 14 tỷ Mỹ kim trong 10 năm tới. Bà này nhận $2.2 triệu từ năm 2016, khi còn là dân biểu, để bỏ điều khoản 1% thuế cho các công ty mua lại cổ phiếu của công ty của họ khiến các công ty như Apple Google,…tha hồ mà mua cổ phiếu của họ lại, chỉ trả 1% thuế lợi tức. Sau đây là các công ty mua lại cổ phiếu của họ năm vừa qua, chỉ trả 1%. Thí dụ một công ty ra IPO mỗi cổ phiếu là $50, sau mấy chục năm lên được $2,000, đóng thuế là 20% nhưng nêu sâu lại thì đóng có 1%

  • Apple: $91.3 billion.
  • Alphabet: $54.5 billion.
  • Meta: $53.2 billion.
  • Microsoft: $32.7 billion.
  • Bank of America: $21 billion…..

Các lobbyists về thuế vụ đông gấp mấy lần đại biểu quốc hội. Những nhóm này chỉ bảo vệ quyền lợi những tài phiệt còn dân ngu khu đen như mình thì chỉ có còng lưng ra mà đóng thuế. Người ta kêu ông Trump cho công khai hoá hồ sơ thuế của ông ta nhưng đến nay, ông ta chả thèm đưa.

Cơ quan thuế vụ, gửi thuế cho dân bình thường, kêu là thiếu $1,700 thì ai nấy đều gửi ngân phiếu thay vì bị cơ quan này hành. Xong om

Đi các nước khác thì Hoa Kỳ vẫn là số 1 để sinh sống. Chính trị tại thành phố, địa phương thì mình có thể bầu bí được nhưng ở tầm Quận trở lên thì bắt đầu khó.

Có người sinh sống ở Úc Đại Lợi, có cho biết như sau thấy đặc biệt nên tải lên đây.


Mỹ bầu cử người dân không bắt buộc phải bỏ phiếu, bầu bán hoàn toàn tự nguyện, không ưa thì nằm nhà ngủ - ngược lại xứ Úc không đi bầu phải có lý do, phải làm đơn xin phép - đi ngoại quốc, đi chơi xa cũng phải đi bầu, nằm nhà thương cũng có thùng phiếu mang đến cho mình bầu - không đi bầu sẽ bị phạt tiền $50 - khi bầu xong tất cả các lá phiếu đều được đếm, phiếu bầu qua bưu điện được đếm cho đến hai tuần sau khi ngày bầu cử, không sót một lá nào.


Ở Úc bầu cử kinh khủng lắm, ở đây bạn phải bầu cho tất cả các ứng cử viên có tên trên lá phiếu theo thứ tự từ 1 là người muốn nhất cho đến hết, không được bỏ sót một người nào - thí dụ vùng của bạn có 5 người ra ứng cử thì bạn phải bầu từ 1 đến 5 từ người mình ưa nhất cho đến người mình không ưa - khi đếm phiếu họ sẽ đếm số 1 trước sau khi đếm lần thứ nhất họ sẽ loại bỏ ứng cử viên có ít người bầu số 1 nhất, phiếu bầu cho người này sẽ được đếm lại để chia số 2 cho những người ứng cử viên còn lại, sau khi đếm lại lần thứ 2 ứng cử viên về hạng chót sẽ bị loại và cứ thế tiếp tục cho đến khi chỉ còn hai ứng cử viên- người được nhiều phiếu nhất sẽ trúng cử - bầu cử hoàn toàn bằng giấy bút, không sữ dụng máy bầu cử hay đếm phiếu - sự lựa chọn của bạn sẽ được tôn trọng tới mức tối đa. 

Trên là áp dụng cho việc bầu cử liên bang (federal election) trong các cuộc bầu cử Tiểu bang có nhiều tiểu bang  đơn giản hoá việc bầu bán bằng cách cho phép bạn không cần phải bầu cho tất cả mà có thể chỉ bầu cho ít nhất là 1 người - sau khi đếm xong lá phiếu của bạn sẽ “chết” nghĩa là không còn được đếm nữa nếu người bạn chọn không về được hạng 1 hay 2. Vì lối bầu cử này nên kết quả phải chờ ít nhất 2 tuần sau - sau khi tất cả phiếu kể cả những phiếu bầu trước (pre-poll) hay phiếu bầu qua bưu điện (postal votes) được đóng dấu trước hoặc đúng ngày bầu cử đếm xong. 

Kết quả bầu cử  liên bang sẽ do uỷ ban bầu cử quốc gia (Australian Election Commission) chứng nhận và tuyên bố - bầu cử tiểu bang nào thì do uỷ ban bầu cử của  tiểu bang đó chứng nhận (State Election Commission) 

Các Uỷ Ban Bầu Cử hoàn toàn độc lập không do chính quyền điều hành cho nên không bao giờ có vấn đề gian lận hoặc bầu giả dối - ai đi bầu nhiều lần sẽ bị trừng trị nghiêm khắc - phạt tiền và có thể bị bỏ tù (khi bạn bầu xong tên của bạn sẽ bị loại trong danh sách cử tri - dĩ nhiên nếu bạn bầu qua bưu điện bạn làm đơn xin phép đề được gởi phiếu trắng và bạn phải ghi rõ tên tuổi của mình) - Cần cũng nói thêm những lá phiếu không hợp lệ (informal) thí dụ bầu phiếu trắng, viết thêm trên lá phiếu hoặc bầu thiếu người trong cuộc bầu cử Liên bang, vv  sẽ bị loại bỏ, không được đếm.

Dân chủ là mình muốn đi bầu hay không là quyền của mình nhưng đứng trên phương diện khác, bắt phạt nếu không đi bầu là cũng có cái lý..

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn