Vấn nạn giáo dục phổ thông tại Hoa Kỳ

Ông cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, có tham vọng trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hoà vào năm 2024, tuyên bố người nguy hiểm nhất hành tin là chủ tịch Công đoàn giáo chức Hoa Kỳ với chương trình 1619, khiến bà này nổi điên, chửi bới đủ trò. Ông này liên tục viếng thăm Đài Loan, chắc để xin tiền ứng cử vì thấy chụp hình với bà tổng thống xứ này và tuyên bố chửi Trung Cộng và ủng hộ Đài Loan. Nghe đâu bà tổng thống này đã từ chức chủ tịch đảng của bà vì thua trong lần bầu cử vừa qua tại Đài Loan.

Ông này bắt đầu bố trí tư tưởng cử tri Hoa Kỳ về nền giáo dục phổ thông Mỹ xuống cấp như bao ứng cử viên đi trước, rồi sau khi đắc cử, lại làm ngơ vì công đoàn giáo chức Hoa Kỳ quá mạnh. Họ tung tiền cho các ứng cử viên khác và quảng cáo để đánh sập những ai muốn cưỡng lại quyền lực của họ. Khi xưa, có con đi học, mình hay theo dõi vấn đề này.
Trước đây, hình như thời ông Obama, có một bà tên Michelle Rhee, gốc Đại Hàn được bổ làm trưởng học khu ở Hoa Thịnh Đốn, làm việc rất hay, đuổi các giáo chức dỡ đi sau khi thi tuyển lại, được phụ huynh khen nhưng rồi công đoàn giáo chức lobby để bà ta bay đi cánh chim biền biệt. Sau này ông Trump có mời bà ta làm bộ trưởng giáo dục nhưng bà ta hết dám nhận vì sợ bị báo chí đánh te tua.

Ở Hoa Kỳ, mỗi năm ai có bằng hành nghề như y sĩ, nha sĩ, tài chánh, địa ốc,…đều phải đi học thêm bổ túc văn hóa, cập nhật hoá các luật lệ, kỹ thuật mới của nghề nghiệp để bảo đảm các khách hàng. Do đó người ta muốn các giáo chức phải tiếp tục học trùng tu tại chức, để cập nhật hóa kiến thức để giảng dạy học sinh. Ngay chính bà Michelle Rhee cho biết là khi mới đi dạy, bà ta không được trang bị nghề nghiệp cách dạy, kiểm soát lớp cho nên thất bại. Bà ta chỉ muốn bỏ cuộc nhưng sau cố gắng, học thêm để hiểu cách khai trí các trẻ em.


Ở Hoa Kỳ công đoàn giáo chức rất mạnh, nền giáo dục phổ thông Mỹ bị chính trị hoá vì một quốc gia đa chủng tộc. Một số đại biểu và trí thức muốn các cộng đồng thiểu số hội nhập vào dòng chính của Hoa Kỳ, đồng thời muốn giữ bản sắc của người thiểu số nên gây nhiều tai hại và tranh cãi. Nguyên nhân chính là các giáo chức muốn bảo vệ quyền lợi của họ, không bị sa thải, hưu trí được nhiều quyền lợi. Nếu sa thải thì thường các giáo viên mới bị đuổi trước, còn ai đã thâm niên thì không lo ngại. Vấn đề là các giáo viên có thâm niên nằm trong nhóm cần được sa thải vì họ không cập nhật hoá tri thức, cách giảng dạy. 

Thật ra họ cũng có lý của họ, phải được lương bổng tốt thì mới có thời gian nghiên cứu để giảng dạy học sinh, vấn nạn là được chính trị hoá và tôn giáo hoá. Nhớ dạo thằng con học trung học, lâu lâu đi ăn ở tiệm ăn trong thành phố, gặp thầy của nó, làm bồi bàn thêm để kiếm tiền nuôi 5 đứa con của cô bồ. Sau này oải quá nên đành từ giả cô bồ 5 con. Khuyến mải Mua 1 tặng 5.

Người ta lý giải giáo dục cấp đại học của Hoa Kỳ được xem là số một trên thế giới vì các đại học được tự do dạy theo chủ trương của mỗi trường và tự lo về tiền bạc, chính phủ không dính dáng đến ngược lại nền giáo dục phổ thông thì miễn phí, được chính phủ tài trợ, bắt học đến 18 tuổi. Do đó giáo dục phổ thông Hoa Kỳ được định hướng tuỳ theo từng nhiệm kỳ và chủ trương của mỗi tổng thống nên te tua vì bị chính trị hoá, và bảo đảm quyền lợi của giáo chức. Thêm ở cấp tiểu bang, nhiều khi lại chống lại đường lối của chính quyền Liên Bang vì khác đảng. Cứ mỗi lần thay đổi tổng thống là thay đổi chủ trương và không có đường lối nào khá cả vì không đủ thì giờ để được áp dụng.

Các chương trình cải tổ chỉ thực hiện nữa vời như thời tổng thống Bush con thì kêu “No child left behind”, đến thời tổng thống Obama thì kêu gọi “Race to the top”. Sau đó ở trường, người ta cho xem phụ huynh xem phim “race to the death”, nói lên ảnh hưởng của chương trình cua rông Obama nên lại bỏ. Đến thời ông Trump thì muốn học sinh tự do chọn lựa trường mình muốn học. Mỗi năm chính phủ Hoa Kỳ dành quỹ đâu $5,000 cho mỗi học sinh phổ thông, đảng Cộng hoà thì chủ trương tự do giáo dục, cứ phát cho học sinh cái vouncher $5,000 để bố mẹ giao cho trường học nào họ muốn như trường tư hay trường công có chương trình họ thích hay gần chỗ họ làm. 

Mình nhớ khi con mình còn học tiểu học, được cô giáo cho thi trắc nghiệm để xem có nên cho học chương trình GATE hay không. Có lẻ chúng có gen của mẹ chúng nên đạt được số điểm. Thế là mình nhận điện thoại của hiệu trưởng và cô giáo, kêu không nên để con mình học trường GATE. Mình theo chủ nghĩa lười học từ bé nên cũng không muốn con mình theo học mấy chương trình này vì nghe nói rất nặng. Con nít thì nên cho chơi nhiều hơn là học học học như bác Lê Ninh bảo.

Mình trả lời là sẽ không cho con đổi trường. Tưởng êm ấm, ai ngờ trường học bên cạnh có chương trình GATE lại cứ réo. Mình đành hỏi con muốn học hay không. Nếu không thích thì trở lại. Thế là cho con đi học ở trường bên cạnh, mất công chở đi thay vì để chúng đi bộ đến trường.

Thật ra trường có chương trình GATE, thì chỉ dành ra một lớp riêng thôi còn mọi sinh hoạt đều giống nhau. Có trường thì ra chương trình rất nặng, trường thì tà tà. Con mình may học trường tà tà, cho đi viếng viện bảo tàng, dã ngoại,…nên thấy có lý, bạn học cùng trình độ nên học dễ hơn. Cô giáo kêu là bài tập ở nhà chỉ 20 phút. Nếu học sinh mất thì giờ hơn thì cho cô biết. Có tường thì theo chủ trương học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm khiến cha mẹ chới với. Họ nói như vậy giúp chúng quen cách học ở đại học. Nói chung thì học lớp này, được cái là họ dạy cách soạn chương trình, thời khoá biểu trong tuần cho mình. Mình đến 45 tuổi được công ty cho đi học bổ túc văn hoá lớp này vì thấy ngu quá.

 Nói chung thì không có chương trình nào thành công cả vì khi ra luật thì phải được quốc hội bỏ phiếu thuận nhưng công đoàn giáo chức rất mạnh, cúng tiền bầu cử cho đại biểu rất nhiều nên thua non. Ai cũng hứa khi ra ứng cử nhưng khi đắc cử thì trả nhớ về không đến 2 năm sau lại hát bài con cá sống vì nước lại. Đó là một trong những trở ngại của chế độ dân chủ.

     Người ta đổi lỗi nền giáo dục banh ta lông vì nạn Kỳ thị chủng tộc, có sự bất bình đẳng về lợi tức. Họ cho rằng học sinh của các cộng đồng thiểu số không thể nào thi đổ có điểm cao bằng học sinh các trường da trắng giàu có. Đưa đến sự bất bình đẳng trong xã hội ngay từ bé nên chính trị gia muốn giải quyết vấn nạn này dù Hoa Kỳ được xem là quốc gia của cơ hội cho mọi người. Lâu lâu, có học sinh điên điên vác súng vào trường học bắn chết lại khiến báo chí lên án và giáo dục phổ thông Hoa Kỳ lại được đưa ra mổ xẻ.

Vào đại học thì có những ưu tiên cho học sinh thiểu số. Vấn đề là người Á châu là thiểu số, chiếm độ 5.6% dân số Hoa Kỳ nhưng không được công nhận là thiểu số trong giáo dục. Trong khi đó, người Mỹ gốc La tinh lên đến 30.2% và người Mỹ da đen lên đến 12% lại được xem là thiểu số. Lý do là học sinh á châu học điểm cao hơn. Mình nói chuyện với anh bạn tốt nghiệp đại học M.I.T thì anh ta cho biết với những điều kiện của ngày nay thì chắc chắn anh ta không được vào đại học danh tiếng này.


Vì vậy mình thấy các ứng cử viên gốc việt cứ chửi nhau đâu đâu thay vì chú tâm đến tranh cãi về quyền lợi của cộng đồng A đông. Phải liên hiệp với các các cộng đồng khác Á Châu khác để bảo vệ quyền lợi của người Á châu. Nếu một người Mỹ gốc á châu không được vào đại học tại tiểu bang của mình thì phải đi học trường tư hay trường ở tiểu bang khác. Tốn thêm $20,000/ năm chưa kể tiền máy bay về thăm nhà,… 4 năm đại học là tốn thêm $80,000 hay mình phải đi làm $150,000, đóng thuế 45%.


Nhớ đi lãnh phần thưởng của mấy đứa con. Chúng học toàn kỳ trong năm được điểm A, mới được kêu lên lãnh bảng danh dự, trong khi một học sinh gốc Mễ, chỉ được có 3 điểm C, lại được khen thưởng đủ trò. Làm như vậy vô hình trung, các học sinh sẽ xem thường bạn học gốc Mễ, đưa đến sự kỳ thị từ bé về tri thức.


Họ giới hạn sinh viên Á châu vào các đại học danh tiếng. Mấy chục năm trước, khi người Việt mới sang thì được xem là thiểu số nên dễ xin vào đại học danh tiếng, nhất là phụ nữ nay thì rất châm. Phải học cực giỏi. Có anh bạn kể thằng con được nhận vào trường đại học ở Seatle, cho biết là họ cứ thấy học sinh á châu, có các sinh hoạt ngoại khoá như chơi dương cầm, vĩ cầm trong khi con anh ta chơi túc cầu nên được nhận còn nhiều đứa bạn, học giỏi hơn nhưng không được nhận. Thật ra, người ta muốn nhận sinh viên có sự khác thường thay vì cứ theo khuông của người Á châu, cho con học vĩ cầm hay dương cầm còn thể thao thì ơ hờ. May mình cho con học đàn bầu và đàn tranh nên khi viết tiểu luận xin vào trường đại học, nó kể nghe tiếng đan bầu lần đầu tiên,…


Cách đây đâu 10 năm, có một sinh viên gốc đại hàn kiện trường Princeton, anh ta thi SAT 100% điểm nhưng không được nhận trong khi một bạn học người Mỹ trắng, học điểm thấp hơn nhưng lại được nhận vào học.

 

Vấn đề giáo dục phổ thông xuống cấp, họ viện cớ đủ thứ về mặt tinh thần, kinh tế. Nào học sinh nghèo, sáng đến trường có thể ăn sáng miễn phí tại trường sẽ làm chúng mặc cảm nghèo khổ nên không học khá, thua xa bọn da trắng. Chính phủ có chương trình giúp học sinh nghèo, được miễn trả tiền ăn sáng và ăn trưa nhưng trên thực tế thì quỹ này rất ít nên các trường học phải mua loại thức ăn rẻ, khiến học sinh ăn vào lại gây ra bệnh béo phì. Con mình cũng như bạn của chúng không ăn vì dỡ nên mình phải làm cơm trưa cho chúng đem theo. Mình đã có kể.

Trên thực tế có những khu vực học sinh thiểu số thi đậu điểm cao hơn khu đông da trắng. Điển hình khu Bolsa, người Việt chiếm 50% học khu, có học sinh tốt nghiệp đậu ưu hạng, được vào các trường lớn. Nhờ đó các trường trung học phổ thông tại các vùng ngày được mang danh trường tiên tiến. Con của mấy người mướn nhà mình đều học Berkeley, UCLA,…

     Cuộc chiến giáo dục tại Hoa Kỳ từ bao nhiêu năm nay vẫn chưa có lối thoát. Người kêu phải dạy thánh kinh, đạo Đức ở trường. Người thì đòi dạy con nít về giới tính ở tuổi 5,6 để chúng không mặc cảm về sinh lý của chúng. Đủ trò. Do đó người Việt chúng ta cần dấn thân vào để tranh đấu theo tiêu chuẩn mình chọn lựa.

 Để hiểu rõ vấn đề, người ta mò tài liệu, thống kê từ năm 1899 để nghiên cứu cho một đáp án. Họ lấy thí dụ giáo dục trung học tại địa hạt Hoa Thịnh Đốn. Từ năm 1899, có 4 trường trung học tại Washington, D. C., 1 dành cho người da màu và ba trường kia dành cho người da trắng. Nên nhớ dạo ấy tuy Hoa Kỳ đã hủy bỏ chế độ nô lệ sau cuộc nội chiến nhưng đa đen và da trắng không có chung đụng kiểu Apartheid ở Phi Châu. Mình có kể vụ các ông cha dòng Jesuite của đại học John Hopkins vẫn có nô lệ làm nô dịch cho trường này và bị kiện, phải đền ná thở.

Họ nhận thấy học sinh trường da đen có điểm cao hơn hai trong ba trường da trắng. Họ xem lại kết quả thống kê của trường này từ năm 1870 đến 1955 và khám phá các môn thi điểm cuối năm đều bằng hay cao hơn điểm trung bình quốc gia khiến họ phải đặt lại câu hỏi về sự kỳ thị, nghèo giàu có ảnh hưởng thật sự đến trình độ học vấn của học sinh. Thế là bên Dân Chủ chửi bới và bên Cộng Hoà choảng lại, kêu gọi tự chủ tự do thay vì xã hội chủ nghĩa hoá học đường. Đảng Cộng hoà thì kêu gào đám giáo chức đang giảng dạy con cháu chúng ta xã hội chủ nghĩa, giới tính trong khi đó đảng Dân CHủ kêu gào tự do giới tính, tự do luyến ái, phá thai đủ trò.


      Năm 1890, trường này được mang tên M Street school và được đổi tên vào năm 1916 là trung học Dunbar nhưng học bạ của học sinh vẫn duy trì tốt đến cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. Khi tiến sĩ Thomas Sowell, một người da đen, giáo sư đại học Columbia, đưa ra một nghiên cứu về trường này vào năm 1974 thì người ta cho rằng trường này toàn là học sinh của giai cấp thiểu số trung lưu không thể so sánh với giai cấp nghèo thiểu số. Các đại biểu da đen chửi ông này là không bảo vệ quyền lợi người da đen. Thật ra ông này lúc còn trẻ, là cử tri của đảng Dân Chủ, thậm chí có thể nói là cộng sản nhưng dần dần ông ta thấy sự sai lầm khi chính trị hoá học đường nên đổi sang đảng Cộng hOà nên bị các đại biểu da đen chửi là phản động, phản lại quyền lợi người da đen, cu li tay sai của người da trắng.


      Các giáo viên dựa trên các giáo điều chính trị đã được định hướng, học sinh đạt điểm cao vì thuộc giai cấp trung lưu hay giàu có. Không muốn tìm hiểu rõ thêm vấn nạn của đa số học sinh các khu vực nghèo. Người ta có thống kê về phụ huynh từ 1892-93, trong số 81 hồ sơ còn lưu lại, 51 phụ huynh là công nhân, 1 y sĩ cho thấy học khu này, không thuộc giai cấp trung lưu. 
     
      Theo năm tháng người da đen vùng hoa thịnh đốn từ từ đạt được giai cấp trung lưu và gửi con cháu họ học tại trường người da đen nói trên. Từ từ người ta tìm thêm tài liệu, cho thấy mẹ của đa số học sinh người da đen học trường này, làm ô sin cho các gia đình giàu có trong vùng thay vì có cha làm bác sĩ. 


     Qua bao nhiêu năm tháng, trường này chỉ có một giáo viên người da đen cho toàn District of Columbia. Đến năm 1948, 1/3 học sinh da đen trong vùng theo học trường này. Điểm sáng nữa là các vụ cúp cua hay đi học trễ của học sinh trường này rất ít, so với mấy trường dành cho học sinh da trắng. 


     Sự việc này được giải thích, nhờ truyền thống được thành lập bởi các hiệu trưởng tiền nhiệm. Trong số đó có một hiệu trưởng người da đen, người phụ nữ da đen đầu tiên tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ. Bà ta tên là Mary Jane Patterson, xuất thân đại học Oberlin năm 1862.


      Dạo đó trường đại học này chỉ có chương trình giảng dạy khác biệt dành cho nam và nữ sinh viên. Tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp và toán học chỉ dành cho nam sinh viên còn nữ sinh viên không được theo học. Cô Patterson, yêu cầu trường cho cô ta theo học các lớp dành cho nam sinh viên. Trong suốt 12 năm làm hiệu trưởng của trường trung học dành cho người da đen, người ta đánh giá bà là một có một nhân cách rất cứng cỏi và làm việc không mệt mỏi. Những người như bà Patterson thay nhau tạo dần một truyền thống tốt cho học sinh để làm gương cho các thế hệ sau.


      Ngoài ra, các hiệu trưởng đầu tiên khác gồm một người da đen tốt nghiệp đại học Harvard năm 1870. 4 người khác tốt nghiệp Oberdin và hai người khác xuất thân đại học Harvard. Ngoài ra còn có 3 người tốt nghiệp tiến sĩ. 


Người hiệu trưởng rất quan trọng cho việc học hành. Cuối tuần qua, mình có gặp lại 2 người bạn học chung trường Văn Học Đà Lạt khi xưa, ai cũng nhắc đến thầy hiệu trưởng Chử Bá Anh, lái xe vòng vòng phố để xem có học sinh trốn học, chở về trường, quất roi mây khiến mấy tên này chừa bệnh cúp cua và mình nhớ có người đậu bình, kể là nhờ thầy hiệu trưởng vì trước kia anh ta học một trường tư khác, hay cúp cua với bạn học đi đánh bi-da.

       Nếu xét lịch sử của trường trung học dành cho học sinh người da đen này, cho thấy nếu các giáo viên và hiệu trưởng chú trọng và kiến tạo một nền móng học vấn vững chắc cho các học sinh và các cuộc thi để khảo nghiệm lại sự hiểu biết, sẽ giúp học sinh có một căn bản để sử dụng khi ra đời. Trong suốt 85 năm từ 1870 đến 1955, đa số 12,000 học sinh tốt nghiệp có rất nhiều học sinh tiếp tục lên đại học. Đa số theo học các trường sư phạm nhưng có một số khá cao được học bổng từ các đại học nổi tiếng. Năm 1916, có 9 sinh viên da đen toàn Hoa Kỳ theo học Đại học Amherst thì có 6 học sinh tốt nghiệp trường M Street.

 
      Từ 1918 đến 1923, có 25 học sinh trường ngày tốt nghiệp các trường đại học lớn như Amherst, Williams, và Wesleyan. Trong khoảng thời gian từ 1892 -1954, Amherst nhận 34 học sinh da đen của trường này. 74% tốt nghiệp và hơn 1/4 dành danh hiệu Phi Beta Kappas. Người ta khám phá ra đa số các tiến sĩ đầu tiên người Mỹ da đen đều xuất thân từ trường trung học này. 


     Những sĩ quan da đen tốt nghiệp đầu tiên West Point and Annapolis cũng xuất thân từ trường này. Tương tự giáo sư đại học danh tiếng đầu tiên người Mỹ da đen cũng xuất thân từ trường này  (Allison Davis, University of Chicago). Tương tự quan tòa liên bang đầu tiên hay tướng da đen hay bộ trưởng hoặc thượng nghị sĩ da đen đầu tiên cũng từ đây ra. Lịch sử của trường M street này chứng tỏ sự thành công về học vấn hay nghề nghiệp không phải vì gia đình ít lợi tức hay gia đình có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Học sinh học tập tốt nhờ giáo chức có lương tâm. Có hiệu trưởng người da trắng, có người da đen.


      Người ta đặt câu hỏi lý do tại sao trong quá trình lịch sử của trường này trong suốt 85 năm với những thành công đáng kể của học sinh da đen bổng nhiên ngưng hẳn hoàn toàn một cách rất nhanh chóng. Người ta lý giải là năm 1954 có sự cách ly về chủng tộc qua vụ án Brown v. Board of Education. Có sự xung đột và áp lực chính trị muốn loại bỏ sự cách ly chủng tộc tại học đường. Cuối cùng để dĩ hòa, các chính trị gia đồng ý để khỏi di chuyển thay đổi chỗ học, họ biến các trường học thành trường học của khu vực. Ai nấy ở đâu học ở trường gần đó.


Người Việt mình có lợi tức thấp nên ở mướn những nơi có học khu kém nên có một số người lấy địa chỉ của bạn hay người thân ở khu học tốt để cho con họ đi học tại đó. Sau này nghe nói có thanh tra để xem có ai gian dối hay không.

 

      Dạo ấy trường này, có lớp học hơi xuống cấp vì sau 85 năm hoạt động, không tu sửa nhưng chất lượng giáo dục vẫn cao hơn các trường xung quanh. Khi trường này được biến thành trường của khu phố thì học sinh theo học bị thay đổi hoàn toàn. Trước đây muốn vào học phải thi tuyển nay thì ai ở trong học khu, gần nhà thì được ưu tiên vào học. 

Các giáo viên bắt đầu hưu trí, các giáo viên mới không được tuyển chọn như trước và từ đó giáo dục của ngôi trường tiêu biểu này cho người Mỹ da đen bị thay đổi hoàn toàn và xuống cấp như bao ngôi trường trong các học khu nghèo để phù hợp với các giáo điều chính trị đương thời. 

      Khi xưa tại Đà Lạt khi vào trung học, học sinh phải qua kỳ thi tuyển để vào trường công lập như Trần Hưng Đạo và Bùi Thị Xuân. Học sinh nào rớt thì phải theo học trường tư tốn tiền. Do đó khi thi Tú tài thì học sinh các trường công lập đậu cao hơn các trường tư vì học sinh tương đối giỏi đều. Các chính trị gia muốn các học sinh thiểu số phải hòa nhập với các học sinh da trắng. Không còn sự phân chia về khả năng học vấn. Học trò giỏi hay dỡ đều nhập chung nên những học sinh giỏi chán nản vì giáo viên phải giảng dạy cho các học sinh kém, để đạt mục tiêu của trường.

     Vấn nạn này kéo dài đến ngày nay sau 68 năm, nền giáo dục xuống cấp, điểm thi cử xuống cấp đến nổi nay họ cũng bỏ điểm thi khi tuyển vào đại học. Cách đây mấy năm, có một học sinh kiện nhà trường vì không cho cô ta tốt nghiệp phổ thông. Lý do là học dốt, điểm thi quá thấp. Cuối cùng nhà trường thí cô hồn cho cô ta bằng phổ thông, để khỏi tốn cả triệu đô, ra toà trả luật sư phí.
      

Ngày xưa, ngân quỹ trường Dunbar rất hạn chế, mỗi lớp có trên 40 học sinh. Phòng ăn quá nhỏ nên học sinh đa phần phải ăn ngoài đường. Bảng trong lớp cũ bị nức nhưng đã đào tạo rất nhiều nhân tài cho quốc gia Hoa Kỳ.

Ngày nay, tiền bạc được bơm vào ngân sách hàng năm nhưng chỉ để quảng bá nhưng không đào tạo được nền giáo dục có chất lượng như xưa. Thằng con mình có thằng bạn học giỏi, được vào chương trình GATE nhưng lại chọn trường khác. Tại trường này, các học sinh gốc Mễ ghét bọn học sinh giỏi nên ra chơi đè xuống đánh hội đồng, khiến thằng bé sợ quá hết dám bò đi học, phải đô

Có một ngôi trường công 91 ở Brooklyn, New YOrk, toạ lạc trong một toà nhà cũ kỹ hơn ngôi trường Dunbar ở Hoa Thịnh Đôn. Trường này nằm trong một khu khá nguy hiểm, nghèo nàn nhưng các học sinh thi điểm đều cao hơn trung bình của học sinh toàn quốc.

Chỉ là một ngôi trường trong một ghetto, do một hiệu trưởng có lương tâm điều hành. Quan khách có thể đến xem xét lớp nào tuỳ ý, không phải được chỉ định như viếng thăm trường kiểu mẫu. Học sinh đến từ các nhà nghèo trong ghetto, ăn welfare. Tại trường học sinh nói anh ngữ rất rõ ràng, học lực cao hơn các học sinh trường khác cả năm. Có nhiều gia đình không có điện thoại vì không có khả năng trả nhưng con họ vẫn học giỏi.

Trong cuốn sách “No Excuses” do Heritage Foundation xuất bản năm 1970, có nêu lên hai trường công giáo phổ thông dành cho người da đen ở New Orleans, như St. Augustine, đã có học sinh da đen đầu tiên đoạt giải National Merit Scholarship, cũng như Presidential Scholar của tiểu bang. Xét ra là 20% của tất cả Presidential Scholars của tiểu bang Louisiana đều xuất thân từ trường học này. 

Mình có xem cuốn phim “Stand and deliver” nói về ông thầy gốc La tinh Jaime Escalante nói về một giáo viên gốc Mễ la tinh đã giúp các học trò của ông ta vượt qua những áp lực và buồn phiền của con nhà lao động để học cao, thay đổi cuộc đời cho cả gia đình.

Vợ chồng mình có tặng xe đạp cho một giáo xứ ở Việt Nam, để các cha mua xe đạp để các học trò gốc Chu Ru, có thể mượn để đi học hàng ngày vì trường học cách các buông của họ đến 5-10 cây số. Các cha nói chỉ mong giúp được một đứa khá, để sau này nó giúp đỡ đổi đời các gia đình của buông sau này.

Người ta kể là linh mục Grant, hiệu trưởng trường này, không cho phép học sinh tham gia cuộc đấu tranh Civil Rights vì không muốn mất thời gian, chỉ chú tâm vào đào tạo học sinh về giáo dục, không dây dưa vào chính trị. Ngược lại ngày nay người ta muốn con nít ở tiểu học phải học về giới tính, đồng tính đủ trò.

Người ta xét thống kê học lực học sinh trước 1970 thì học sinh ở các trường học nghèo vẫn có điểm tốt khi thi, hoc sinh đều có điểm trung bình tương tự các học sinh trường học ở khu giàu có hay da trắng.

Nói chung các nghiên cứu gia học đường cho rằng bố mẹ là yếu tố quan trọng cần thiết để giúp con em học khá. Có đọc cuốn sách và xem phim kể về cuộc đời ông bác sĩ da đen đầu tiên mỗ trẻ em sơ sinh đôi dính liền. Ông Ben Carson kể bà mẹ làm ô sin cho một ông Mỹ da trắng. Một hôm ông chủ khám phá ra bà ta không biết đọc nên dạy cho bà ta đọc và từ đó bà ta bắt anh em ông ta phải học. Trước đây, ông ta lười học nên bị bạn bè chế nhạo nhưng từ khi ông ta được bà mẹ dẫn đi mượn sách để đọc thì bắt đầu học giỏi và đậu trường y khoa John Hopkins.

Ngày nay, bố mẹ đều phải đi làm cả ngày nên không có thì giờ chăm sóc con cái làm bài tập. Trước năm 1940, đa số các người da đen lớn tuổi chỉ có học đến hết tiểu học, ít ai nghĩ đến học lên cao. Các cha mẹ di dân không biết anh ngữ nên không muốn đến trường gặp thầy giáo hay cô giáo hay làm mất mặt con họ khi đến trường, nói tiếng Mỹ bồi.

Các chính trị gia cho rằng phải mở các lớp song ngữ cho da đen, do người Việt, người Tàu, người Mễ,…cần ngân quỹ để mướn giáo viên nói tiếng tàu, tiếng Mễ, tiếng Việt,… nếu không sẽ bị dán cái nhãn kỳ thị chủng tộc. Nếu học song ngữ thì thời giờ đâu mà học các môn toán,.. mình nghe mấy người bạn sang đây còn trẻ, học trung học, tiếng anh không biết nhưng phải cố gắng, trường có những giờ dạy thêm thì độ 1, 2 năm sau thì rành tiếng anh. Thi vào đại học lớn, họ đâu có thông dịch viên để mình học ở Harvard,…

Trong cuộc chạy đua ở thee kỷ 21, Hoa Kỳ sản xuất 500,000 cử nhân hàng năm trong khi Ấn Độ sản xuất 1,500,000 kỹ sư hàng năm và Trung Cộng sản xuất 3,000,000 cử nhân hàng năm. Chính trị gia chỉ đấu với nhau về song văn hoá trong khi các nước lớn khác chú tâm đào luyện các kỹ sư cho mai sau.

Nói chung nền giáo dục Hoa Kỳ ở cấp đại học rất cao, có thể xem là số 1 trên thế giới khiến ai cũng muốn sang Hoa Kỳ học. Ngược lại ở cấp phổ thông thì có vấn đề. Phụ huynh muốn có tiếng nói trong việc giáo dục con cháu họ trong khi các giáo viên hay đúng hơn là công đoàn giáo chức cho rằng đó là thiên chức của họ.

Trong học khu của nơi mình ở có một trường được gọi là Charter School, do chính phụ huynh điều hành, đóng góp vào việc giáo dục con cháu. Do đó phải mất công , bỏ thì giờ để tham gia các sinh hoạt và tiền bạc, gây quỹ cho trường. Theo mình đọc thì các trường loại này rất thành công nên người ta muốn có thêm những trường như vậy.

Theo mình đổ lỗi nhà trường hết cũng hơi oan. Hoa Kỳ bắt buộc trẻ em phải đi học đến năm 18 tuổi. Đâu phải học sinh ai cũng muốn học hay có khả năng để hấp thụ những gì thầy cô giảng dạy trên bục. Mình thấy ở Âu châu, có điểm hay là học sinh chỉ bắt buộc học đến đệ tứ. Sau đó ai không muốn tiếp tục học chữ thì có các lớp dạy nghề để họ theo học, để có thể kiếm một nghề sau 18 tuổi.

Tại Hoa Kỳ các học sinh chán học, bị bắt buộc đến trường để học những gì mình không thích, mất thời gian và tiền bạc cua cha mẹ và chính phủ. Mình nhớ khi xưa, đi học thấy Chán Mớ Đời vì nghĩ học cho cố cũng đi lính rồi anh trở về dang dỡ đời em nên chả thích học. Đến khi gặp thầy Lưu Văn NGuyên, khuyên mình ráng hoc đi Tây nên mới chịu khó học lại và cuối cùng được học bổng đi tây.

Có những người có tiền thì gửi con đi học ở các trường tư. Người nào không có khả năng thì nghỉ làm, ở nhà dạy con học gọi là Home Schooling. Cuối năm thì cũng cho con đi thi điểm của tiểu bang. Có lẻ vì môi trường giáo dục hiện tại nên người Mỹ không muốn sinh con, chỉ nuôi chó mèo cho khoẻ dời, khỏi phải lộn xộn về trường học. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn