Chuyện bên lề giải túc cầu 2022

 Kỳ tranh giải túc cầu thế giới năm nay gây nhiều tranh cãi, nào là để cho mấy ông nhà giàu ả rập tổ chức thay vì Hoa Kỳ. Hoa Kỳ bị loại khi ghi danh muốn tổ chức giải túc cầu thế giới dù đem cựu tổng thống Clinton ra để chiêu dụ thế giới túc cầu vì không được phép hối lộ cho các chủ tịch túc cầu thế giới. Nghe tài liệu kể rất là nhiều tiền, thêm gái gú. Nổi điên, ông Mỹ chơi thiên hạ, khui ra hết và cho bắt hết mấy tên chủ tịch bóng tròn chính, rồi lại để lộ ra mấy ông chủ tịch bóng trong thế giới và Âu châu như Platini, tham nhũng khiến họ phải từ chức. Sau đó Hoa Kỳ, Gia-nã-đại và Mễ Tây Cơ đăng cai được lãnh thầu tổ chức kỳ tới.

Cuối cùng thì tiền thưởng quá nhiều nên mọi người bổng nhiên trả nhớ về không, nhất trí tranh giải vào mùa đông tây phương để bớt nóng vì mùa hè là khỏi cần đá. Tháng 7 vừa rồi mình có ghé lại Dubai 1 tuần, nóng kinh khủng, không có máy lạnh chắc chảy mở. 

Nhớ năm 1994, Hoa Kỳ được giao cho nhiệm vụ tổ chức giải túc cầu thế giới mà dân Mỹ chưa bao giờ thấy một trận đá banh treen đài truyền hình. Xứ này chơi banh bầu dục nhưng lại gọi Football như ở Âu châu nên mình hơi chới với khi sang Hoa Kỳ sinh sống. Nhưng cũng nhờ vậy mà người Mỹ mới bắt đầu chơi loại thể thao nhất là phái nữ, đoạt nhiều giải vô địch thế giới. Phái nam cũng bắt đầu khá lên, có cầu thủ đá cho các câu lạc bộ Âu châu như đại hàn và Nhật Bản. Biết đâu nhờ đăng cai tổ chức giải thế giới, mấy chục năm sau người Qatar sẽ đoạt giải thế giới.

Túc cầu tại Hoa Kỳ khó phát triển như các môn bóng chuyền, bóng rỗ và banh bầu dục. Tiền bạc nhiều quá nên các môn này tìm cách chống sự bành trướng của môn túc cầu. Được cái là túc cầu được phái nữ thích nên đang phát triển mạnh ở trường học.

Mình nhớ dạo còn đi học, đọc báo L’equipe, cựu tuyển quốc gia và huấn luyện viên của đội NIce, đề nghị qua Phi châu, mở một câu lạc bộ huấn luyện đá banh, để tuyển cầu thủ đá giỏi, đem qua Pháp để đá, để câu khách các người nhân công gốc phi châu. Không ngờ hôm nay  14 đội trong 32 đội dự WC 2022 đều có cầu thủ gốc Phi tổng cộng lên tới 72 cầu thủ và cộng thêm các đội châu Phi đang tham dự thì có lẽ nói không ngoa World Cup 2022 thuộc về châu…Phi.

Đội Anh có mỗi Bukayo Saka gốc Nigeria, thêm các cầu thủ như Rashford, từ vùng Trung Mỹ, cựu thuộc địa của Anh quốc là ít nhất trong khi các đội Pháp (14), Qatar (10), Đức (7), Bỉ (6), Thụy Sỹ (6) và Bồ Đào Nha (5) có nhiều cầu thủ gốc Phi nhất. Mỗi đội được tuyển 26 người, trong đó có 3 thủ môn. Các ngôi sao như Cody Gakpo, Karim Benzema, Kylian Mbappé, Antonio Rüdiger, Romélu Lukaku đang chơi cho các đội châu Âu mà lập thành hàng công cho đội tuyển châu Phi.

Tranh giải thì có những vụ ngựa về ngược, kết quả trái với dự đoán như Nhật Bản thắng Đức quốc hay Á Căn Đình bị bại dưới Saudi Arabia. Nhiều người xấu mồm kêu là bán độ đủ trò. Cho thấy trình độ túc cầu các nước nhỏ khi xưa đang bắp kịp các quốc gia Âu châu và Nam Mỹ.

Cổ động viên của đội tuyển Ma-rốc, ở lại sau trận đấu kết thúc để dọn dẹp, cho thấy các khán giả của xứ hồi giáo này cũng đàng hoàng không thua gì mấy hiệp sĩ của xứ Phù Tang. Không hút gió, chửi bới khi quốc thiểu của đối thủ được cất lên. Nói lên tinh thần thượng thể thao của xứ họ,không tự hào quá đáng, hạ bệ đối phương thua xa đến 15 năm..

Báo chí đưa tin các cổ động viên của đội tuyển Ma-rốc rất lịch sự, không chê bai, châm chọc trước trận đấu khi đội tuyển Croatia hát quốc ca của họ như thường gặp tại các trận đấu quốc tế. Ngoài ra, họ cũng như các cổ động viên Nhật Bản, ở lại sau khi trận đấu kết thúc để dọn dẹp, đem rác đi quăng. Làm kiểu này thì xứ Qatar sẽ không cần mướn người nhân công ngoại quốc, khỏi bị lên án là gian ác, vi phạm nhân quyền,…

Phòng thay đồ của đội tuyển Nhật Bản sau khi họ rời khỏi sau trận đấu.

Có hai điểm chú ý là trước và sau trận đấu giữa Đức quốc và Nhật Bản, khiến báo chí đăng tải và thiên hạ nhảy vào chửi bới. Con người thích chửi bới dù chưa hiểu hư thực. Trước trận đấu, đội tuyển Đức quốc đứng chụp hình và tự bịt mồm. Nghe nói họ bỏ rất nhiều thì giời để tư duy đột phá ra cách ủng hộ giới đồng tính, bị khoá mồm hay cấm cản tại xứ ả rập này như Âu châu mấy chục năm trước. 

Các khán giả ả rập lại đem hình ảnh cựu cầu thủ quốc gia Đức quốc Ozil ra để nói rằng Đức quốc cũng kỳ thị, đạo đức giả. Cầu thủ Ozil này gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đá cực đỉnh, giúp Đức quốc đoạt giải vô địch ở Ba Tây nhưng sau này ông ta lên tiếng, cho rằng Đức quốc kỳ thị nên không được tuyển nữa.

Theo giải thích của báo chí, xứ Qatar này cấm các giới đồng tính nên nhân danh quyền làm người, các cầu thủ tự bịt mồm mình như 1 ẩn dụ, thay cho các người đồng tính tại xứ này. Họ muốn đeo băng tay hay chi đó để ủng hộ các nhóm đồng tính nhưng ông thần Fifa ra lệnh, không được. Nếu làm sẽ bị loại.

Nghe nói các thủ quân các đội muốn đeo băng tay này để nói lên tiếng nói cho các người đồng tính tại Qatar. Sau không dám vì sợ bị loại ra khỏi cuộc thi đấu và mất tiền thưởng.

Trước khi đấu, các cầu thủ Âu châu muốn đeo cái vòng gì nói lên sự ủng hộ giới đồng tính như cái cờ ngủ sắc tiêu biểu của họ. Bộ trưởng thể thao của Đức quốc, tham dự ở khán đài, nghe nói cũng mang gì đó để ủng hộ vụ này hay lấy phiếu như thể chửi vào mặt ban tổ chức, bà đếch sợ mày. Nghe nói trước đó, FIFA cấm, không được làm như vậy, sẽ bị loại. Nếu bị loại thì không có tiền thưởng nên họ chấp nhận, bỏ vụ này. Cứ tưởng tượng nếu đoạt giải này, các cầu thủ sẽ được vài chục triệu hay cả 100 triệu đô qua quảng cáo.

Có người kêu gào không nên xen chính trị vào thể thao. Khi chống lại quyền lợi của mình thì người ta kêu gọi không muốn dính dáng gì đến chính trị nhưng khi đụng đến quyền lợi thì họ kêu ré lên.  

Sáng nay, đọc báo thì được biết các xứ âu châu đang dọ hỏi với nhau để rút khỏi hội FIFA khiến thiên hạ nhảy vào chửi. Họ nói các ông các bà đến xứ người ta nhưng lại bắt buộc người ta nghe lời của các ông bà tương tự ai đến nhà các ông bà, bắt ông bà nghe lời họ. Nếu đọc báo tây thì họ hoan hô các cử chỉ này còn đọc báo các nước nhỏ thì họ chửi mấy ông tây bà đầm không lịch sự. Vào nhà người ta mà cứ đòi này đòi nọ. Muốn áp dụng tư duy của người Âu châu vào xứ họ.

Thế kỷ 21 cho thấy văn hoá tây phương gây nhiều ảnh hưởng trên toàn cầu. Mình viếng nhiều quốc gia từ đầu năm đến nay như Peru, Tanzania, Ai Cập, Jordan, Dubai, Thổ Nhĩ Kỳ và tuần tới là Mexico. Điều mình nhận thấy là văn hoá tây phương nhất là Hoa Kỳ tràn ngập mấy xứ này về ăn uống, nhạc, truyền hình, phim ảnh. Đi đâu cũng thấy dân tình uống Coca Cola, bận áo quần hiệu Mỹ.

Có nhiều lãnh đạo các nước lớn, không muốn bị văn hoá tây phương thay thế văn hoá ngàn năm của quốc gia họ nên tìm cách thoát Mỹ. Họ mua xe Nhật Bản, Đại HÀn, và tìm cách thoát khỏi vòng tay anh Mỹ nên ngã vào anh ba tàu. Ở phi châu, Trung Cộng đầu tư 50% tổng số đầu tư của ngoại quốc. Hỏi Ai Cập JOrdan, Thổ Nhĩ Kỳ đều nói vậy. Trung Cộng tuyên bố là trong 10 năm tới sẽ đầu tư 10 tỷ đô la vào thị trường Ai Cập.

Điểm đáng để ý là các câu lạc bộ túc cầu lớn ở Âu châu đều do các ông ả rập làm chủ như các đội Paris Saint Germain, Manchester City,… và họ còn đang tính mua thêm Mờ U. Khán giả qua truyền hình, cổ động viên của các câu lạc bộ Âu châu đa số là từ Trung Cộng, Ấn Độ,..nên thấy các quảng cáo bằng tiếng tàu. Nếu họ bỏ FIFA thì chơi một mình, tiền đâu trả cho cầu thủ. Mấy chính trị gia và truyền thông phương thông chỉ trích tự do ngôn luận bị chèn ép tại Qatar hay các công trình xây dựng khiến nhiều công nhân ngoại quốc chết. Chuyện tai nạn nghề nghiệp ở công trường xẩy ra hàng ngày tại các công trường xây cất, bất cứ quốc gia nào. Nhất là khi cố gắng làm giờ phụ trội, mệt nên dễ xây tai nạn.

Trong khi đó các áo quần của các đội tuyển Âu châu đều được may tại các quốc gia nghèo, công nhân được trả mấy xu một giờ, đã nói lên sự đạo đức giả của các ông tây bà đầm. Mình có xem phim tài liệu về ngành may mặc tây phương, đưa sang các nước nghèo thực hiện để họ làm giàu. Nhân công mấy xứ này bị  ép làm việc không ngưng, dễ bị tai nạn. Mình thì muốn làm rẻ bán giá cao để lời nên không bao giờ chỉ trích ai cả.

Các nước Tây phương hơi đạo đức giả vì nếu họ không thích đường lối của chủ nhà thì boycott, không tham dự như ở thế vận hội Mạc Tư KHoa khi xưa hay khối Liên Sô boycott thế vận hội Hoa Kỳ sau đó. Không đến dự thì thế giới cảm phục nay họ cứ lấy tiền rồi lên tiếng rao giảng đạo đức.

Theo tin tức từ Qatar thì giới trẻ nhất là nữ giới tham gia các thể thao nhiều hơn xưa. Phụ nữ nghe nói lên đến 60%. Cho thấy chúng ta cần thời gian để thay đổi nền văn hoá cổ xưa để tiến theo trào lưu của thế giới hiện nay. Các chỉ trích đúng nhưng không nên đạo Đức giả.

Theo mình đọc tin tức, các người ngoại quốc đến từ Âu Châu, sinh sống tại xứ này nhiều năm qua. Họ cho biết nhờ chính phủ chi hơn 200 tỷ đôla để xây hạ tầng cơ sở, giúp người dân di chuyển và đời sống của họ thay đổi sau giải túc cầu thế giới. Chúng ta bị truyền thông định hướng nên cứ lên tiếng chỉ trích đủ trò. Kêu bỏ ra hơn 200 tỷ đô để được tổ chức giải túc cầu thế giới. Khi có tiền thì họ muốn làm thì làm, ai cấm họ đâu. Có lẻ chúng ta nghèo, ganh tị nên lên tiếng chửi bới. Việt Nam có bỏ tiền ra để tổ chức đua xe Formula 1 nhưng bị dính covid nên không thực hiện được.

Khi đi Dubai hay Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, mình mới khám phá những gì mình đọc trên báo tây phương đều không đúng hoàn toàn. Có mục thị mấy xứ này mới hiểu mình có cái nhìn sai, bị định hướng bởi truyền thông tây phương.

Khi leo núi Kilimanjaro, mình có nói chuyện với cặp Thụy sĩ trong nhóm. Mấy người này, du lịch các nước nhiều nơi nên họ có cái nhìn thoáng không cực đoan như người Âu châu không đi chơi ở ngoại quốc. Điển hình là người hồi giáo rất tốt với người khách lạ. Khi xưa ông Mohammed mồ côi cha sớm rồi mẹ nên được ông nội nuôi nên khuyến khích người tín đồ theo ông ta phải đối xử tốt với người lạ.

Mình nhớ lần đầu tiên đến Hy Lạp, người dân địa phương rất tốt, chả quen biết gì cả, họ vẫn mời mình về nhà họ ở. Nhà họ nghèo nhưng vẫn dành cho mình thức ăn,.. sau này mình mới hiểu là họ bị người Ottoman đô hộ đến 400 năm. Do đó bị ảnh hưởng bởi văn hóa người hồi giáo. Sau này đi Ma-rốc mới hiểu, và được người bản xứ giải thích những điều răn dạy của ông Mohammed. Họ mơi mình về nhà họ ăn uống, thậm chí kêu ở lại ngủ.

Có thể trong một xã hội cấp tiến như Âu châu hay Hoa Kỳ, người ta chấp nhận sự đồng tính, bảo vệ quyền tự do lựa chọn nhưng các nước khác nhất là nước theo đạo hồi giáo thì hơi khó. Thiên chúa giáo, nếu mình không lầm cũng không chấp nhận sự đồng tính. Nhớ dạo ở Pháp, các người đồng tính phải trốn, che dấu sự lựa chọn luyến ái của mình, nay thì xem như bình thường. Có lẻ trong tương lai, các nước khác sẽ chấp nhận sự tự do luyến ái nhưng cũng phải đợi thời gian.

Lâu lâu mình có xem những chương trình truyền hình Việt Nam, thấy mấy nghệ sĩ hài, chuyên dùng đề tài đồng tính, giả trai, giả gái để làm trò hề, giúp vui cho khán giả. Có thể mấy người đồng tính cảm thấy bị xúc phạm. Chúng ta có nên đem ra để làm trò cười. Tùy góc độ của mỗi cá nhân.

Hai thái cực của cuộc đời. Chúng ta chỉ trích với định kiến. Chỉ khi nào bỏ tính tự kiêu, cố gắng hiểu rõ văn háo cua người khác mới cởi mở, quyết đoán.

Chúng ta không thể áp đặt nền văn hoá tây phương lên nền văn hoá sở tại vì khác văn hoá. Điển hình đồng chí gái đi các nước theo đạo hồi giáo rồi bị định kiến với những gì đọc và truyền thông rao giảng về sự áp bức của phụ nữ tại các nước này. Đến khi sang đó, đồng chí gái mới ngạc nhiên khi thấy phụ nữ lái xe, hay không đeo khăn nên chỉ mình.

Trong trận đấu, mình thấy hậu vệ của hội tuyển đức, cao lêu nghêu, hình như tên Rudiger, chạy như chọc anh cầu thủ bé nhỏ Nhật Bản sau đó còn cười như anh 7 Chà Hynos. Anh này vui tính hay tếu đủ thứ khi chơi banh nhưng người ta không hiểu. Đức quốc thua nên thiên hạ chửi te tua, kêu xem thường đối thủ. Điểm thú vị là chính anh chàng nhỏ con, chạy như điên đá vào bàn thắng. Người mà hiểu về tạo danh tiếng là ông võ sĩ Mohammad Ali (Cassius Clay). Sau này các cầu thủ đều bị các công ty quảng cáo chỉ dạy cách thức được ông này sử dụng.

Sau trận đấu, các khán giả đến từ Nhật Bản lại gây chú ý thậm chí các cầu thủ của đội banh Nhật Bản cũng khiến mọi người ngạc nhiên. Họ tuy thắng trận nhưng vẫn xếp áo quần, dọn rác trong phòng thay đồ như trước khi thi đấu. Các khán giả người nhật, ở lại dọn dẹp rác do họ và các khán giả của đội khác. Báo chí nói đến vụ này năm 2018, tại Nga.

Người Nhật Bản đi ra hải ngoại, để lại ấn tượng cho người địa phương trong khi người Tàu thì lại làm người ngoại quốc bất mãn dù họ tiêu tiền như rác. Nhớ dạo sinh viên tại Paris, thiên hạ mướn mình đi mua bó ví cho du khách nhật vì họ chỉ giới hạn 2 món cho mỗi du khách. Mình được 50 quan cho mỗi món. Cứ vô tiệm mua hai cái ví là được 100 quan pháp. Họ đưa tiền cho mình đi mua ở gần Champs Elysees.

Cách đây mấy năm, đọc báo đức, thấy họ than phiền về du khách tàu. Họ viết bằng tiếng đức, xin lỗi các du khách khác ngụ tại khách sạn đã bị du khách đến từ Trung Cộng làm phiền.

Rút kinh nghiệm, khi đi chơi các nước ngoài Hoa Kỳ, mình cố gắng để lại dấu ấn cho người sở tại, để họ không chửi hay coi thường người Việt hay người Mỹ. Phải cho tiền boa cẩn thận, không hạch sách hay kêu này nọ. Chán Mớ Đời 

Hôm qua, xem trận Hoa Kỳ đá với Ba Tư khiến mình hồi hộp đến nghẹt thở mấy phút cuối khi đội tuyển Ba Tư tìm cách gỡ hoà. Giải túc cầu nữ sắp tới, đội tuyển Việt Nam sẽ dụng đội tuyển Hoa Kỳ. Mình sẽ ủng hộ bên nào. Chắc Hoa Kỳ.

Nguyễn Hoàng Sơn