Nổi đau còn dài


Dạo này, mình bán mấy căn nhà xa, khu rẻ tiền, để mua mấy căn hộ gần nhà, kiểu nâng cấp danh mục đầu tư. Đi học, người ta dạy khi nhà cửa lên thì bán mấy nhà ma chê quỷ hờn, để mua mấy căn ở khu sang trọng hơn.

Vấn đề là các người thuê nhà. Mình bán, kiếm tiền bỏ chạy, còn họ thì bị chủ mới tăng tiền nhà như điên, hay báo phải dọn ra trong 60 ngày nên họ rên với mình. Có bà rên, kêu tên chủ mới gian ác, tăng tiền từ $1,250 lên $1,700, đành chịu vì không có nhà để dọn ra mà lại đắt hơn. Nay họ mới thấy mình là tốt. Trước đây họ kêu ca này nọ.

Sáng nay tên chuyên viên địa ốc, nhắn tin cho mình, kêu một bà thuê nhà, kêu chủ mới, tiếp tục cho họ thuê với giá rẻ, chủ mới có thể khấu trừ thuế. Mình nói chuyện với bà chị dâu của bà ta, kêu là bà ta dọn vào nhà của bồ mới, nay chỉ có ông anh ở nên báo cho chủ nhà mới. Chán Mớ Đời 

Nói cho ngay, mấy người mướn nhà có máy truyền hình to và mới hơn ở nhà mình. Họ chạy xe xịn không. Mỗi lần mình thấy họ mua xe xịn là mình biết trong tương lai sẽ đuổi họ. Họ đi làm, kiếm được job mới, thấy đời lên hương nên mua xe xịn để chạy lấy le, tạo dáng.

Vấn nạn là họ không hiểu số tiền họ phải trả khác với tiền họ làm ra. Điển hình, nếu họ phải trả $500/ tháng, họ không hiểu hay không biết là để có $500, họ phải đi làm $900, rồi đóng tiền thuế đủ trò, còn lại $500. Do đó tháng đầu tiên, họ vui vẻ, ăn mừng nhưng đến tháng sau là bắt đầu thấy thiếu tiền. Họ phải giữ chiếc xe để đi làm nên thiếu tiền nhà và cứ như thế đến tháng thứ 3 là bị đuổi nhà.

Hôm qua, báo cáo cho biết lạm phát tại Hoa Kỳ trên 8.1% khiến thị trường chứng khoán xuống hơn 1,000 điểm. Vấn đề là còn xuống nữa sau cuộc bầu cử tháng 11 này. Xem phần địa ốc thì cho thấy SPDR Fund (XLRE) đã xuống 16% năm nay.

Thiên hạ kêu gào là Cali cần thêm nhà cửa nhưng lạm phát lên mà FED đang tìm cách dập tắt lò lửa lạm phát đang bùng nổ từ mấy năm qua. Năm ngoái, tiền lời đâu 2.7% trung bình, hôm nay là 5.9% cho người bình thường, có tín dụng tốt. Hôm qua nói chuyện với chị mượn nợ ngân hàng cho mình. Chị ta nói cái nợ 1.5 triệu mà chị ta làm cho mình được 4.5% hồi đầu năm, nay phải trả 8%. Tuần sau còn lên nữa. Chán Mớ Đời 

Đừng tính trường hợp Cali vì khác biệt, đại loại nhà trung bình tại Hoa Kỳ nay có giá là $440,000. Nếu tiền lời như năm ngoái 2.7%, tiền trả ngân hàng là $1,780/ tháng. Nay tiền lời lên 5.9% thì phải trả $2,440/ tháng, gia tăng trong vòng 1 năm 37%. Xem như lên 1/3 quá nhanh. Nổi đau của những người đợi tiền lợi xuống thấp hơn để mua nhà hay tái tài trợ.

Cuối thập niên 70 và đầu 80, cho thấy tiền lời chính phủ cao gấp đôi lạm phát

Xem các biểu đồ thời ông tổng thống Carter lên ngôi, mà người Mỹ nhớ suốt đời vì lạm phát và tiền lời lên như điên, gần 20%. Chúng ta thấy chỉ số CPI vào năm 1980-1981 cao hơn tiền lời của FED. Sau đó tiền lời phải lên cao để giảm lạm phát trong vòng 16 tháng. Các chuyên gia kinh tế đối chiếu với ngày nay thì rùng mình.

Nay xem thử biểu đồ CPI và tiền lời của FED từ mấy năm qua. Ta thấy năm 2020, bị covid, cả hai biểu đồ đều gần nhau nhưng từ 2 năm nay CPI, lạm phát gia tăng lên đến 9% nhưng tiền lời vẫn ì-ạch gần 0% suốt hai năm 2020-2022, đến năm nay mới bò lên khiến thiên hạ khóc như điên.

Mấy năm vừa qua, ngồi trên xe, đi đâu với mụ vợ. Đồng chí gái đều mở Zillow ra xem để coi nhà lên bao nhiêu. Nay không thấy cô nàng mở ra nữa. Chán Mớ Đời 

Cho thấy muốn hạ lạm phát thì chính phủ phải tăng tiền lời. Tăng tiền lời có nghĩa tiền trả hàng tháng cho nợ ngân hàng lên cao, không ai mua nên giá nhà xuống. Địa ốc xuống sẽ kéo theo các ngành liên quan đến xây cất. Thợ xây cất sẽ bị sa thải, người ta sẽ bán ít các trang trí nội thất, công nhân sẽ bị sa thải, ít mua xi măng, gạch đá,…công nhân sẽ bị sa thải... ngân hàng sẽ tịch thâu nhà của những ai không trả tiền nợ ngân hàng. Nếu để lâu sẽ có bạo loạn.

Công ty không muốn mượn tiền với tiền lời cao để đầu tư thêm, sẽ sa thải công nhân, làm dây chuyền, đưa đến suy thoái dài 1 hay 2 hoặc 3 năm, khó đoán được. Người Mỹ hay nói đừng bao giờ tiên đoán, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống. Nếu lịch sử lập lại như năm 1980 thì nổi đau sẽ rất dài cho người Mỹ trong những năm tới.

Mình viết ra đây để có một khái niệm cho 2 năm tới. Hôm qua nói chuyện với một tên bạn, hắn kêu năm ngoái, tiền lời rẻ, hắn tái tài trợ lại hết mấy căn nhà, rồi bỏ vào trái phiếu, đủ lời để trả các căn nhà. Được một ngày đẹp trời. Nhà xuống rồi lại ra khơi bắt cá.

Mình suy nghĩ, nếu không kiếm được nhà tốt để mua thì sẽ đóng thuế, tiền còn lại đẻ dành, đợi khi nào xuống thì tha hồ mà chọn lựa nhà đẹp để mau lại như năm 2009-2010. Mua bây giờ thì sang năm giá nhà sẽ xuống như mình đóng thuế, phải đi ra toà để đuổi mấy người mướn nhà, sửa chửa lại mất công.

Tính mua DST để khỏi đóng thuế nhưng thấy cũng sẽ lâm vào tình trạng như trên, giá sẽ xuống, không như mấy năm qua nên đang dự tính đi chơi sang năm với vợ cho khoẻ đời. Tháng 2, hái bơ xong là mình leo SƠn Đòng, sau đó đi Thái Lan, MÃ LAi. Trên đường về mỹ, sẽ ghé qua Nhật Bản cho đồng chí gái ngắm hoa Anh Đào như năm 2019, mình đã đi với mẹ mình.

Sau đó có lẻ sẽ đi âu châu thăm bạn bè cũ, cuối năm sẽ leo núi ở Á Căn Đình. Có thể dẫn đồng chí gái viếng thăm Machu Pichu và đi Galapagos, Ecuador.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn