Nên tin những gì đọc trên mạng hay xem truyền hình?

 Có lần nói chuyện với chị bạn, vợ của một y sỹ, chị ta kể có bà chị gửi cho một bài báo, khuyên chúng ta ăn một trái chuối trước khi đi ngủ, nên chị ta bắt đầu ăn chuối vì có Potassium, sau một ngày mỗi mệt, ăn để hồi sức. 2 tuần sau, cũng người chị gửi cho bài báo, cho rằng không nên ăn chuối vì có fructose sẽ làm béo phì ra.

Có lẻ ai trong chúng ta đều gặp trường hợp này, các thông tin trái ngược, nên không biết đâu mà lần.

Có ông John Ionnadis, một khoa học gia cho biết là 90% thông tin khảo nghiệm mà bác sĩ sử dụng bất khả tín. Lý do là thiên vị, nghiên cứu không đúng cách và thường do các công ty dược phẩm, thực phẩm chi tiền. Do đó chúng ta cần đọc nhiều tin tức để tham khảo, cả hai chiều để có quyết định cho chính mình.

Mình có xem một phim tài liệu về buổi diễn thuyết của bà Maryanne Demasi, tiến sỹ người Úc, nói về cuộc hành trình của bà để giới thiệu về thuốc Statins, có thật sự giúp bệnh nhân hết bệnh hay không. Kết quả khiến mình thất kinh nhất là đài truyền hình bị áp lực của các công ty dược phẩm, sa thải bà ta khiến phải làm freelance.

Các cơ quan y tế đề nghị cho các người dân trên 50 tuổi uống statins cho dù họ không bị cholesterol cao. Xem đó là một phương cách phòng ngừa bệnh béo phì. Chúng ta đã biết là bệnh tiểu đường gây ra do cơ thể bị kháng ínsulin, nên bác sỹ kê toa thuốc để chúng ta tọng thêm insulin vào cơ thể như thể đổ xăng vào bình đã đầy nhưng cứ cố đổ thêm dù chảy tràn lan ra ngoài. 

Các bác sỹ ngành nhi khoa còn đưa ra phương án là cho thiếu nhi uống Statins để bão hoà các thức ăn nhanh, đầy mỡ màng. Họ còn đề nghị bỏ statins vào nước uống. Những đề nghị này đưa ra hai trường phái, chống và thuận. Chán Mớ Đời 

Khi tổng thống Reagan cầm quyền, ông ta cắt ngân sách về nghiên cứu y khoa đến 23%, trong khi đó gia tăng ngân quỹ nghiên cứu quốc phòng đến 19%, nhờ đó mà các công ty dược phẩm mới bỏ tiền giúp các cuộc nghiên cứu y khoa từ 40 năm qua. Các nghiên cứu gia được trả tiền bởi các công ty dược phẩm hay thực phẩm nên phải theo lệnh của chủ nhân.

Nguo ta có làm một cuộc thí nghiệm kéo dài 8 tuần lễ, cho người tham gia chương trình uống thuốc statins. Kết quả cho thấy 36% các người tham gia được thử nghiệm, bỏ cuộc giữ chừng. Bác sỹ cho biết 20% bệnh nhân uống thuốc chống mỡ bị vấn đề thị giác, ung thư, đủ trò,…

Ngoài ra các công ty còn lobby để thay đổi tiêu chuẩn về định nghĩa “cholesterol cao” vào những năm 2000 và 2004. 8 trong 9 thành viên của National Cholesterol Education Program đều có nhận tiền bạc của các công ty dược phẩm. Họ cho rằng hạ lượng Cholesterol sẽ giúp người dân khoẻ mạnh theo giả thuyết của ông Ancel Keys về chất béo bão hoà.

Người ta nhận thấy 8% người Mỹ uống thuốc trị cao mỡ năm 1987, gia tăng lên 61% vào năm 2016, xem như 40 năm. Bên Gia NÃ Địa người ta thấy 85% dân cố được cho vào chương trình phòng ngừa bệnh cao mỡ. Mình thấy trên trang nhà của cơ quan y tế chính phủ cho hay: tiêu chuẩn được xem là bị bệnh tiểu đường vào năm 1983 là  6.72 to 7.21 mmol/L (260 to 279 mg/dL). Ngày nay, bác sỹ kêu chúng ta là bị đái đường khi tổng số quá 200 mg/dL . Xem như  là họ giảm xuống 28% khiến trong một sớm một chiều 63% dân số Hoa Kỳ phải dùng thuốc trị tiểu đường. Chán Mớ Đời Theo tài liệu mình xem trên https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2012446/

Mình có mua cổ phiếu một công ty đang bào chế một loại thuốc chống bệnh béo phì nhưng cứ thấy giá xuống hoài mà tuần rồi mình thấy một công ty khác đã được FDA chấp thuận nên Chán Mớ Đời.

Vào năm 2013. Colin Baigent của Cholesterol Treatment Trialist Collaboration yêu cầu được xem các kết quả về nghiên cứu Statins, chưa được thông báo cho cộng đồng. Tuyên bố là cơ quan này không có nhận tiền của các công ty dược phẩm. Nhưng sau này người ta khám phá ra là CTT Collaboration đã nhận tiền trên 200 triệu từ 2007.  Ngoài ra còn nhờ CTT khuyến khích và tuyên bố là Statins không gia tăng nguy cơ bị hệ ứng như bệnh ung thư. Chán Mớ Đời 

Có người đọc bài về Statins, phản hồi như sau: “ Pour ma premiere annuelle révision de santé en l'an 2008 j'ai été traité par le Simvastatin pour mon cholestérol et par Amlopidine pour ma tension (high blood pressure) (héréditaire pour les deux) jusqu'avant l'opération du cœur et maintenant de Simvastatin à Avorstatin et de Amlopidine à Ramipril jusqu'à présent...Il me semble que je n'en ai aucun signe contre-indication🤞...peut-être  grâce à mon régime draconien..

Je fais toujours attention à ce que je mange...pour le BMI je dois perdre encore 5 kilos...

PS...correction...traitée avec le Simvastatin pour mon cholestérol et avec Amlopidine pour ma haute tension😱...et selon le BMI, je suis un peu grosse de 5kilos...😱“

Avant mon opération du cœur, je devais prendre par mesure de précaution simvastatine (cholestérol- hériditaire) et amlopidine(tension - également hériditaire)... et maintenant après avoir eu un pontage de l'artère coronaire et la réparation du tissus de MV(à cause de Sepsis) on m'a changé de Simvastatin à Atorvastatin (un cachet par jour après le repas du soir) et de Amlopidine à Ramipril (également un seul cachet par jour apr ...après le petit-déjeuner...et en plus je dois suivre un régime draconien et je dois  marcher plus maintenant qu'avant...j'ai repris ma santé dans le sens que je ne tombe plus...peut-être mon cas n'est pas aussi sévère en comparant avec les autres malades🤞🙏....(To have some side effects I have got none)... PS: j'ai pris le statin plus de 13 ans (à l'âge de 60 ans et j'ai 73 ans cette année)...

Chị này có học Grand Lycée cho biết là uống Statins từ 13 năm qua từ năm 60 tuổi, trải qua giải phẩu tim. Hình như cũng bị ung thư thì phải.

Các nghiên cứu cho biết uống thuốc Statins để giảm cholesterol, có nguy cơ đưa đến bệnh ung thư và các bệnh khác mà mình đã kể. Giáo sư đại học MIT, Barrie Tan giải thích, loại thuốc này cản trở các enzyme  để tạo CoQ10, …xin đọc bài về Statins.

Bây giờ họ muốn cho người lớn hơn 75 tuổi dùng Statins dù không bị cao mỡ. Lý do là có thể cứu 8,000 chết hàng năm. Giáo sư Rỏry Collins vào năm 2014, cho rằng Statins ít ảnh hưởng về thị giác, cơ bắp yếu, chỉ có ảnh hưởng 1/10,000. Năm 2018, người ta khám phá ra ông ta chế cái máy đo statins, cho rằng statins khiến cơ bắp đau nhức với tỷ lệ 29% (2,900/ 10,000 người sử dụng). Chán Mớ Đời 


Các thử nghiệm thuốc đều do các công ty dược phẩm thực hiện nên họ có thể công bố những gì tốt cho họ, túi tiền của họ. Bác sỹ được họ nuôi, để nuôi bệnh nhân thêm phải theo chỉ thị của y sĩ đoàn nếu không là mất bằng hành nghề. Chúng ta chỉ là những cái máy để họ vắt tiền.

Năm 2004, trên báo y khoa Hoa Kỳ, có đăng các thử nghiệm về statins, không có ảnh hưởng gì đến tử vong, 2/3 các thử nghiệm không thấy ảnh hưởng của statins trên bệnh tim mạch. Statins giảm cholesterol không giảm thiểu bệnh tim mạch. Mình có kể là chỉ có 1% trong bài về vụ này rồi. Ngược lại người uống statins chết sớm hơn người không uống vì không bị hệ ứng phụ.

Có hai sinh viên làm luận án tiến sĩ ở Đan Mạch, yêu cầu được tiếp cận các kết quả thử nghiệm của các phòng thí nghiệm tư (công ty dược phẩm) nhưng bị từ chối, sau họ kiện lên toà án tối cao nên được đọc các tài liệu này. Họ khám phá ra là có nhiều tin tức nói về hệ ứng phụ của thuốc Statins nhưng không được công bố cho dân chúng biết.

Điển hình là Tamiflu, một loại thuốc bán rất đắt, các chính phủ bỏ cả trăm triệu đô la để mua loại thuốc này đẻ phòng bị cho các đại dịch. Khi họ đọc các tin tức thử nghiệm về thuốc này thì thấy chả có gì lạ hơn Aspirin hay Tylenol,… tỏng mùa đại dịch, thiên hạ ùn ùn đi mua thuốc này để uống.

Bên Gia NÃ Đại, tiến sỹ Doshi kiện và được phép tham khảo các thông tin của các thử nghiệm này.


Năm 2013, bà tiến sỹ Damasi, làm một chương trình về thuốc Statins được khán giả yêu chuộng. Sau đó thì đế chế dược phẩm phản đòn. Họ đưa các khoa học gia ra tuyên bố là chương trình giết hại các bệnh nhân, làm áp lực với đài truyền hình ABC. Kết luận, đài ABC phải xoá chương trình này trên trang nhà của họ và xin lỗi khán giả đã trình chiếu một chương trình sai.

Có một phong trào do các kỹ nghệ đường, statins, thực phẩm, lên tiếng qua các khoa học gia để đánh phủ đầu bà này, trong mục đích làm giảm danh tiếng bà này. Năm 2016, đài ABC sa thải hết cả nhóm phóng viên về các chương trình thực phẩm và dược phẩm. Các công ty thực phẩm, dược phẩm,…quảng cáo trên các đài truyền hình, xem như khách hàng nuôi sống đài truyền hình.

Mình có xem một cuộc phỏng vấn của một cựu khoa học gia, được các công ty dược phẩm nuôi, gửi đi các nơi có hội thảo về sức khoẻ. Ông ta kể là mỗi lần một diễn giả nói về một vấn đề nào đó, thất lợi cho công ty thì ông ta đứng lên, đặt những câu hỏi hóc búa để gieo sự nghi ngờ của khán giả đang dự hội thảo. Chán Mớ Đời

Do đó, chúng ta nên cẩn thận khi tiếp thu một thông tin nào về sức khoẻ. Nên đào sâu, tìm kiếm thêm tài liệu để xem rồi cân nhắc, xem có phù hợp với trường hợp của mình.


 (còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 
























Sauna và đổ mồ hôi

 Mình nghe nói là ngồi sauna rất tốt, hơi nóng giúp thải độc tố từ trong cơ thể ra ngoài nên mỗi lần đến L.A. Fitness là hay vào phòng Sauna để ngồi cho ra mồ hôi, còn Spa ngâm nước nóng thì không dám vì sợ các chất hoá học tẩy trùng thâm nhập vào cơ thể qua làn da hay lỗ chân lông.

Ngồi Sauna xong thì uống nước mệt thở. Sau này đọc sách báo, khám phá ra sự thật nên thất kinh, hết dám mò vào nhất là mùa cô-vi nên LÀ. Fitness đóng các phòng sauna.

Đây hình chụp cho thấy lớp mỡ dưới làn da.

Chúng ta biết là thức ăn được đưa vào cơ thể, được tiêu hoá để cơ thể hoạt động, số dư còn lại thì được tích tụ qua dạng mỡ. Có hai loại tích tụ mỡ; trong các nội tạng và dưới làn da.

Xem phim Penguin, chúng ta thấy con vật này, tích tụ chất béo, mỡ để ngủ đông. Khi mùa đông đến các động vật ngủ đông, sử dụng các chất béo được tích trữ vào mùa hè để đốt ấm và nuôi cơ thể. Nhờ vậy mà động vật sống sót. Bên Anh Quốc có một ông nhịn ăn hơn 1 năm trời và xuống cân rất nhiều.

Chất béo dùng để tạo năng lượng cho chúng ta và phần lớn để giữ nhiệt cho cơ thể trong mọi điều kiện của môi trường bên ngoài. Khi trời lạnh, chúng ta nổi da gà và run lên, đó là hiện tượng cơ thể sử dụng lớp mỡ dưới da, những glycogen để sưởi ấm.

Cách đốt chất béo để tự sưởi ấm thông thường là 1g chất béo sinh 4kcal nhiệt, lại khiến chúng ta đói bụng như người xưa hay nói “đói-lạnh” và “no-ấm”. Có lẻ vì vậy mà người eskimo ăn chất béo còn thịt thì cho chó của họ ăn, giúp họ lưu trữ chất béo để chống lại cái lạnh của miền bắc cực.

Ngược lại mỡ được tích tụ ở nội tạng thì khá hơn vì 1g có thể sinh 9kcal nhiệt, hơn gấp đôi các mỡ dưới làn da. Do đó loại mỡ này rất tốt để chống lạnh, cho động vật ngủ đông. Thiên nhiên rất kỳ diệu, mùa xuân đơm hoa, mùa hè có trái để động vật ăn, tạo ra chất béo do fructose để tích trữ trong nội tạng rồi khi mùa đông đến, cơ thể sẽ tự lấy các chất mỡ này để tiêu dụng.

Vấn đề là ngày nay, chúng ta ăn quá nhiều, nên tích tụ chất béo trong nội tạng quá tải, khiến cơ thể phải liên tục sinh nhiệt quanh năm, bất chấp thời gian nóng hay lạnh. Mình có mấy người bạn béo phì, cứ thấy họ ngồi đổ mồ hôi nhất là khi ăn, dù phòng có máy lạnh. Người ta cho biết đó là hiện trạng thừa mỡ nội tạng. Khi phụ nữ mãn kinh thì cơ thể hay bị nóng hay lạnh bất thường, vì cơ thể bị nam hoá, thiếu các hormone thêm cơ thể đốt mỡ.

Khi vào sauna ngồi, chảy mồ hôi, người ta giải thích vì độ nóng trong phòng, khả năng sinh tồn khiến cơ thể rút nước đưa ra dưới làn da để bảo vệ cơ thể. Nếu ở lâu thì chúng ta sẽ bị mất nước trong cơ thể. Ngoài mất nước ra, cơ thể còn mất cả chất vôi, Calcium, và các khoáng chất khác.

Khi ta ngồi trong sauna, hay tự đổ mồ hôi vì thời tiết nóng,.. chất mỡ trong nội tạng được đốt. Khi đốt thì sẽ có tro tàn, trong khoa học người ta gọi cytokine. Cytokine là chất miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Khi tiếp xúc với các kháng nguyên như vi khuẩn, độc tố,…thì các tế bào bạch huyết cầu sẽ tiết ra và sử dụng các cytokine này để chống lại. Vấn đề là chúng không biết phân biệt kháng nguyên xấu và kháng nguyên tốt cho cơ thể.

Tương tự khi nghe nói có Việt Cộng lẻn về trong một làng, phe ta gọi điện kêu trực thăng đến phóng hoả tiễn hay khu trục cơ dội bom Napalm, tiêu diệt sạch cái làng, giết lầm dân làng cả Việt Cộng nằm vùng.

Các cytokine này được gọi là Adipocytokine, khi xuất hiện sẽ gây tổn thương cho các tế bào nội mô mạch máu mà người ta gọi là xơ vữa mạch máu, đưa đến các bệnh tim mạch, đột quỵ. May thay là có hai loại Adipocytokine; loại tốt thường được gọi là Apodinectin  giúp duy trì thành mạch và ngăn ngừa xơ vữa.

Xem phim xi-nê thấy các xứ bắc Âu, người dân địa phương hay ngồi sauna rồi chạy ra tuyết, nhảy xuống hồ lạnh ngắt. Người ta nói để giúp hệ miễn dịch như là tắm nước lạnh,… nhưng khi về già, bệnh hoạn mà chơi cái này thì nhịp tim thay đổi quá nhanh thì khổ đời. Theo mình hiểu là trời mùa đông, thiên hạ ít ra ngoài, họ vào các sauna để sưởi ấm cơ thể rồi khi các chân lông nở ra, toát mồ hôi, cách tốt nhất là nhảy xuống hồ đá để cơ thể khoá đóng các lỗ chân lông, nếu không sẽ bị bệnh.

Khi xưa, thời sinh viên, mỗi lần đá banh xong mình phải tắm liền nếu không là bị bệnh vì các lỗ chân lông nở ra rồi cái lạnh thấm vào mà người Việt mình gọi là trúng gió, phải cạo gió, giúp lưu thông các mạch máu. Mình ở phòng ô-sin nên không có phòng tắm, phải ra hàng lang tắm với cái vòi nước. Lạnh kinh hoàng nhưng phải chịu nếu không lại bệnh. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn  

Uống Statins tốt hay xấu?

 Có một ông bác sĩ gốc Ấn độ, chuyên gia về tim mạch nổi tiếng ở Dallas, tên Ali tuyên bố trong một buổi hội thảo quốc tế về y tế; khoa học ngày nay tiến rất xa nhưng các bác sĩ vẫn được dạy với mớ kiến thức cũ của 50 năm về trước. Mình hỏi mấy người bạn bác sĩ thì họ cho biết, họ phải theo các tiêu chuẩn của bộ y tế để không bị liên luỵ đến trách nhiệm cá nhân.

Điển hình là họ biết nếu tổng số lượng cholesterol của một bệnh nhân là 190 < 200, ít hơn số lượng tiêu chuẩn của bộ y tế đưa ra, có thể xấu và số lượng của bệnh nhân 350 có thể tốt nhưng theo tiêu chuẩn thì họ phải kê toa cho bệnh nhân uống thuốc và 190 thì không. Được biết trước đây con số chuẩn này là 230 hay 250, sau này các công ty dược phẩm lobby giảm xuống 200 để họ bán thuốc. Chán Mớ Đời 

Tương tự người ta cho bệnh nhân có lượng cholesterol cao, uống statins để giảm cholesterol. Statins giúp giới hạn các enzymes mà lá gan của chúng ta cần để sản xuất chất béo. Lá gan trung bình tạo ra 80% chất béo mà cơ thể chúng ta dùng hàng ngày còn lại 20% là do thức ăn dinh dưỡng được đưa vào bao tử.

Mình đã kể cách giảm cholesterol tự nhiên rồi, không cần thuốc gì cả. Mình dã làm và có mấy tên bạn mỹ, giảm cân đến 60 -100 cân anh. Kinh

Vấn đề là người ta khám phá ra bệnh nhân uống statins bị bệnh loảng xương, cơ thể thiếu CoQ10, sinh tố  K2, MK4,… dù biết vậy nhưng bác sĩ vẫn phải theo các tiêu chuẩn chăm sóc (standards of care) của bộ y tế, kê toa thuốc nếu không sau này, bệnh nhân có thể thưa kiện đủ trò. Mình đi bác sỹ về tim thì lượng cholesterol dạo ấy là 204, thấp hơn chỉ số 230-250 trước đây nhưng ông ta vẫn muốn mình uống statin. Ông ta kê toa rồi gửi cho nhà thuốc tây của mình hay mua nhưng mình không lại lấy, dù họ gọi nát nước. Nay thì trung bình 180. Nhiều người Việt mình quen, cứ thấy bác sĩ cho thuốc uống mà không phải trả tiền nên cứ uống mệt nghỉ rồi đầu óc lộn xộn, trả nhớ về không, bình đủ loại.

Quá trình Mevalonate pathway cho thấy có hai phần Cholesterol và GG. GG giúp kiến tạo 4 phần CoQ10, sinh tố K2 MK-4, tái tạo lại cơ bắp và lượng testosterone.  Cholesterol được tạo ra để giúp cơ thể tiêu thụ hàng ngày.  Hình từ The  Fat Emperor

Chúng ta đang sống trong vòng lẩn quẩn, biết sai mà vẫn phải làm mà nếu bệnh nhân uống loại statins thì bị các hệ ứng thụ của thuốc mà mình đã có kể năm ngoái. Thống kê cho biết 2/100 người Mỹ bị đột quỵ, uống statins thì giảm 1/100, theo toán học là bớt 50% nhưng nếu so với 1/100 thì không nhiều, ngược lại đa số các bệnh nhân uống statins chết sớm hơn người không uống. Mình có kể vụ này rồi, một ông bác sĩ khác, nghiên cứu dữ liệu của chính phủ để đưa ra vụ này. Thậm chí uống Statin cũng không giảm bao nhiêu cholesterol, đâu có 1/100 mà họ kêu giảm 30% như so sánh kiểu 1/100 và 2/100. Chán Mớ Đời 

Họ cho biết là Geranylgeraniol (GG ) là một loại nhiên liệu thô cần thiết cho cơ thể chúng ta, có phần trách nhiệm quan trọng trong quá trình cấu tạo cholesterol.  GG, cần thiết cho synthesis of prenylated protein (chất đạm), CoQ10, sinh tố K2 MK4, testosterone và các tố chất quan trọng khác. Cái này họ gọi là mevalonate metabolic pathway, những phản ứng hoá học trong cơ thể của chúng ta. Tương tự như quá trình tạo cholesterol, CoQ10, dolichol  và Heme A.

Hình này cho thấy nếu chúng ta uống Statins thì giúp giảm các enzymes cần thiết để gan tạo ra cholesterol để cơ thể sử dụng thường Nhật nhưng lại có hệ ứng phụ, ức chế GG đưa đến tình trạng giảm thiểu 4 phần nói trên, nên cần bổ sung GG. Uống loại này hay ăn trái Annatto, dầu Olive cũng có loại này. Mình có kể về dầu olive. Người ta cứ ăn loại dầu này, có ông bác sĩ kêu 1 lít một tuần, nay mới hiểu lý do vì giúp GG  (Hình từ Fat Emperor)

Mevalonate pathway giữ một vai trọng tối quan trọng như giúp ty thể tốt lành và tạo các ATP Adenosine triphosphate, giúp làm tan rã các chất dinh dưỡng mà chúng ta đưa vào cơ thể, tạo năng lượng cho các tế bào sử dụng.

Khi về già, lượng GG  của chúng ta giảm và khi chúng ta uống thuốc statins để giảm cholesterol hay các loại thuốc bisphosphonate, loại thuốc để trị bệnh loảng xương, trì hoản sự mất mát của calcium,…sẽ tạo nhiều hệ ứng phụ. Cản trở ức chế GG và CoQ10

Lý do là các thứ thuốc này chận đứng mevalonate metabolic pathway. Các hệ ứng phụ là giảm quá trình tạo chất đạm, giúp các cơ bắp tốt, và nếu thiếu phần này có thể khiến chúng ta bị nhức mỏi. Mình nghe mấy người uống thuốc cao mỡ hay rên bị nhức mỏi cơ bắp. Chán Mớ Đời 

Các khoa học gia và chuyên gia về y tế đều biết vấn đề này nhưng chưa tìm ra câu trả lời. Trong khi đó bác sĩ cứ tiếp tục kê toa bệnh nhân uống thuốc trị cao mỡ, và bệnh nhân tiếp tục đau nhức, bác sĩ lại kê thêm toa, bệnh nhân lại tọng thêm thuốc đau nhức, không bao giờ hết đến khi chịu không nổi thì nhắm mắt xuôi tay. Chán Mớ Đời 

Loại GG này thường được tìm thấy trong dầu Olive , dầu hoa hướng dương. Ở Nam Mỹ người ta khám phá ra trong quả Annatto và người dân sở tại sử dụng để làm màu cho thức ăn và mỹ phẩm, thậm chí để phòng ngừa ruồi muỗi. Khi xưa thì họ sơn trên mình, nay thì họ dùng vào nấu ăn, thậm chí nhuộm các phô mát. Chất này được FDA miễn thanh lọc vì tốt. Ai rảnh thì chạy ra chợ Mễ mua hay mua trên mạng về nấu ăn, thêm GG.

Hình trên mạng về trái Annatto, hình từ Wikipedia.

GG được sử dụng để tổng hợp các chất đạm và một quá trình khác gọi là post-translation modification. Đại khái là biến hoá chất đạm để các tế bào sử dụng do đó có ảnh hưởng rất nhiều các chất đạm. Đọc ba cái tài liệu này khá điên đầu nên mình chỉ vắn tắt là thiếu chất GG thì sẽ có hại cho cơ thể.

Ai uống statins để giảm lượng cholesterol thì hay bị đau cơ bắp và yếu cơ bắp. Lý do là statins ức chế GG và CoQ10. Người ta thí nghiệm nếu đưa vào GG thì có thể phòng ngừa cơ bắp bị hư hỏng nhờ ảnh hưởng của GG qua các gen được gọi là atrogin-1, làm huỷ hoại các cơ bắp. Nhờ đó nếu chúng ta sử dụng thêm chất GG này sẽ tránh được tình trạng trên.

CoQ10 rất cần thiết cho các electron di chuyển, quá trình mà các tế bào của ty thể tạo năng lượng. Khi chúng ta già thì lượng CoQ10 giảm, và lượng CoQ10 thấp đưa đến các bệnh như ung thư, tiểu đường. Chán Mớ Đời 

Tóm tắt lại là uống thuốc trị cao mỡ thì chúng ta sẽ dính luôn 2 bệnh họ “cao” kia luôn; cao đường, cao máu vì lượng GG và CoQ10 bị ngăn chận, giảm.

Trong phòng thí nghiệm, người ta nhận thấy: statins hạ lượng GG và CoQ10, khiến ty thể không hoạt động bình thường, khiến các tế bào chết nhiều. Làm yếu đi các cơ bắp nhưng quan trọng nhất là trái tim cũng là một loại cơ bắp. Nếu họ gia tăng bổ sung các chất GG thì giảm thiểu các hệ ứng phụ của statin gây ra.

Người ta biết là sinh tố K có chức năng quan trọng trong vấn đề máu đông và giúp xương và răng tốt. Sinh tố K2 có khả năng điều khiển, kiểm soát calcium, đưa vào các cơ quan của cơ thể. Để tránh bị nghẹt tim mạch vì calcium, bác sĩ khuyên uống sinh tố K mà mình vẫn uống hàng ngày. 

Người ta nói cholesterol làm nghẹt tim mạch nhưng trên thực tế là các chất vôi, calcium là nguyên nhân đưa đến nghẹt tim mạch, vì cứng trong các mạch chạy về tim, còn cholesterol nghẹt thì họ dùng stem . Nếu xem hình chụp trái tim thì đa số các calcium, chất vôi đều nằm gần trái tim.

Chúng ta muốn calcium được đưa về nuôi dưỡng xương và răng thay vì chạy về các mạch máu, gây sạn thận hay bệnh phong thấp.

Năm 1960, khoa học gia khám phá ra GG rất cần thiết để tạo ra sinh tố K2 vì GG giúp biến đổi sinh tố K1 ra sinh tố K2.

Statins giảm lượng sinh tố K2 vì ức chế GG qua quá trình mevalonate pathway. Giảm lượng sinh tố K2 sẽ gia tăng sự vôi hoá (calcification) các mạch máu cho những ai uống statins. Mình thấy mấy người quen uống thuốc trị bệnh cao mỡ, ăn chay trường để giảm thiểu các chất vôi nghẹt trong mạch máu. Thay vì cứ ăn bình thường và thêm GG để giúp tạo sinh tố K2. Mình uống sinh tố K2 hàng ngày nhưng nay uống thêm GG. Chắc phải mua gửi về Việt Nam cho bà cụ uống.

Các nghiên cứu từ năm 1960 mà người ta không để ý, cứ bị các công ty dược phẩm quảng cáo ào ào. Trên truyền hình, cứ thấy họ quảng cáo thuốc rồi kêu khách tiêu dùng hỏi bác sĩ cho uống thuốc này.

Khi về già thì lượng testosterone của người đàn ông bị giảm. Lượng này thấp thì sẽ đưa đến vấn đề vô sinh và không làm tình được và hay dẫn đến các bệnh cấp tính khác.

Testosterone được cấu tạo trong tế bào Lestig của tinh hoàn, từ cholesterol qua quá trình mevalonate pathway. GG giúp cấu tạo testosterone và cần thiết sinh tố K2. Về già mấy bác trai muốn các em chân dài thì nên bồi dưỡng thêm GG.

Mình thấy mấy người đến tập ở Đông Phương Hội, uống thuốc statins, rên là đau khớp xương, đau cơ bắp đủ trò nên mò mò kiếm tài liệu đọc thì tình cờ khám phá ra ông tiến sỹ Barrie Tan, người Mỹ gốc tàu. Ông này có viết cuốn sách về sinh tố E. Ông ta tình cờ khám phá ra GG trong trái Annatto nên khuyến khích người Mỹ ăn thêm trái này còn không thì uống chất bổ sung này nhưng phải cẩn thận vì có nhiều loại pha với hoá chất. Lần sau đi chợ Mễ, mình sẽ tìm trái này xem sao. Thấy họ có đóng chai để làm gia vị. (Còn tiếp)

Lên vườn hôm nay, khi về mình sẽ kể chi tiết hơn.

Thật ra nếu ai muốn giảm cholesterol, cách tốt nhất là uống sinh tố B3, mà người ta hay gọi là Niacin. Không có hệ ứng phụ, chỉ là chất bổ sung. Mình đọc trong cuốn South Beach Diet, sau này cso đọc một cuốn chuyên về Niacin, rất hữu hiệu. Hình như mình dã có kể về niacin, xem trên bờ lốc của mình.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tập luyện leo núi 3 tuần đầu tiên

Trong chương trình tập luyện để leo núi Whitney vào tháng 9 tới đây, mỗi tuần mình leo mấy núi gần vùng này. Tuần trước thì leo lại đỉnh núi Lowe, tuần tước đó thì leo gần nhà để khởi đầu. Tuần tới mình sẽ leo đỉnh cao nhất vùng này.

Hôm nay mình leo đỉnh núi Baden Powell, đỉnh cao thứ 2 của dãy núi San Gabriel của vùng Los  Angeles . 7.8 dậm đi lên đi xuống. Kinh

Tính nhờ mấy người leo lên chụp dùm một tấm sau khi mình chụp họ nhưng thấy không cần. Phải công nhận leo lên đây, thấy lá cờ thấy vui. Chả biết ai đem lên gắn trên này.


Vừa leo vừa nghỉ ăn trưa, gần 6 tiếng đồng hồ. Chỉ nghỉ có 30 phút để uống nước. Leo lên được độ cao 2,799 bộ. Đồn hồ cho biết đi cả thẩy 9 dậm vì từ chỗ đậu xe leo lên chỗ đường mòn lên núi cũng mất nhiều phút leo.

Mình chụp hình cho một cặp gốc Ba-lần xong thì họ hỏi mình muốn chụp trước cây thông già hơn 1,000 tuổi nên đứng chụp cho vui, tước khi đi nốt nữa dậm đường lên đỉnh Baden Powell.
Chẳng biết loại hoa gì mà từ đất nẻ lên. Không đẹp lắm nhưng thấy lạ vì chả có lá gì cả.

 

Tuần #1 053121

Hôm nay lễ chiến sĩ trận vong. Thức dậy, tập Hồng Gia 30 phút. Tính xem truyền hình phim tài liệu thì nhớ là đồng chí gái đi chơi với bạn hôm nay nên thay đồ đi leo núi cạnh nhà. Dài 8.5 dậm

Chạy gần tới nơi thì quên cái InReach GPS ở nhà nên đành quay về. Đúng là khi làm gì đột suất là không chuẩn bị đầy đủ. Số là mình làm việc ở vườn có một mình nên cần có cái này để trường hợp bị tai nạn hay gì ở vườn thì có thể nhấn nút để họ cho trực thăng tới bốc mình vào nhà thương. Khi đi dã ngoại, mình cũng đem theo cho chắc ăn, thêm có thể tải bản đồ vào đây để đi.

Vì đi gấp nên mình sử dụng AllTrails App để tải bản đồ của cái trail này về điện thoại rồi lên đường.

Lần đầu tiên sử dụng bản đồ AllTRails nên hơi ngớ ngẩn. Đi ra ngoài trail đến độ 1 dậm thì đồng hồ báo là off trail, đành lộn ngược lại. Xem như mất 2 dậm đường. Cuối cùng đi đến 10.26 dậm thay vì 8.1 dậm.

Mình đi một mạch đến 6 dậm, rồi mới ngưng uống nước. Miệng nhai kẹo cao su nên không khát nước. Ăn vài trái chà là, loại mới được hái xuống của tên Mễ quen. Mình kêu hắn bán thêm cho mình 5 ký để ăn nguyên năm. Hắn mua bơ của mình cho vợ con ăn. Tuần rồi đi dã ngoại với cô bạn, mình đem theo để ăn, đồng chí gái lấy mời mấy bà hết. Ai ăn cũng thấy ngon, khác với chà là mua ở chợ, loại đã hái cả năm hay mấy năm rồi. Chà là này ở vườn thằng Mễ quen, nó thích bơ của mình còn mình thích chà là của hắn. Năm ngoái hắn kêu mình xuống mua vườn chà là nhưng chủ vườn không chịu cho vay lại nên thôi.

Gần đến đích thì chân bắt đầu cứng nên phải ngưng lại để nghỉ ngơi một tí. Cuối cùng còn 300 mét thì chân phải bị vọp bẻ đành ngồi xuống đất. Được 5 phút thì lết đến xe.

Về nhà đi ăn cơm Ba-Tây với hai đứa con, đồng chí gái đi gặp bạn để lo tổ chức sinh nhật chung chi đó. Mình kêu bị vọp bẻ nên thằng con đem trái chuối lại cho ăn để thêm Potassium. Rồi nó la mình, đi 10 dậm đường mà chả ăn gì cả. Đến thời điểm con mình bắt đầu la mình lại. Luật  quả báo. Chán Mớ Đời 

Tiệm ăn ba-tây, quá ngon, toàn là thịt và chất đạm, hết thịt cừu đến thịt bò bò,… về nhà nằm ngủ một giấc. Xong om.

Bài học học được: phải đem theo nước chanh muối để uống vì thiếu chất muối khi mồ hôi ra như tắm. Phải nghỉ ngơi cứ mỗi 3-4 dậm để chân được dưỡng sức, để tránh bị vọp bẻ. Chán Mớ Đời 

Xem bản đồ thì thấy có một khúc 1 dậm đi lộn, nên phải đi ngược lại, khúc gần mũi tên. Dễ bị lộn vì khu vực này có nhiều trail lắm. Mình có đi mấy trail này rồi nhưng từng khúc, không nối nhau lại như hôm nay. Hôm nay là đi hai trail và một đừng mòn nối cả hai.

Tuần #2 060521
Hôm nay đi leo núi với đám trẻ ở Mount Lowe và Inspiration Point, phía tây Bắc của thành phố L.A. Chỗ này mình có đi rồi, 5 năm về trước với đồng chí gái.
Kỳ này mình chuẩn bị tốt hơn nên đi đến 12 dậm vẫn không sao. Cứ đi lâu lâu thì ngưng, uống nước và ăn chà là, mua của tên Mễ quen ở Blythe, thủ đô chà là của Cali. Đem theo 2 lít nước chanh muối. Uống mệt thở. Hết sạch.


Tuần này đi bộ tổng cộng là 44 dậm.
Mình đi theo đám trẻ. Thấy họ ngồi nghỉ nên chạy đi tiểu. Tiểu xong thì cha con đi đâu hết nên lấy một đường mòn đi, không gặp họ. Hoá ra họ đi đường mòn khác nên đến trước mình. Mình đi thêm 3 dậm đường. Thay vì 9.4 dậm như chương trình, mình lết đến 12 dậm. Kinh (còn tiếp)

Sự thành hình Khu Hoà Bình Đàlạt trước 1975

 Lâu lâu mình thấy trên mạng có người tải mấy tấm ảnh cũ của Đàlạt xưa nhưng lại chú thích không đúng về sự hình thành của Đàlạt nên hôm nay mình thử đưa lên vài tấm ảnh mình kiếm được trên mạng hay của những người không quen gửi riêng cho mình đến trên 700 tấm.

Hôm nay mình nói về sự hình thành của khu Hoà Bình Đàlạt. Khi người Pháp muốn xây dựng Đàlạt thành một trung tâm nghỉ mát cho giới công chức thuộc địa Đông Dương và muốn biến thành một thủ đô hành chánh của Đông Dương thì theo thiết kế của kiến trúc sư họ, các vùng trên đồi được dành cho người ngoại quốc còn vùng thấp, thung lũng thì dành cho người Việt và người thượng mà họ gọi là “indigènes “.

Hội trường Hoà Bình được xây cất lại thời tổng thống Ngô Đình Diệm sau khi Chợ Mới được xây dựng.

Thậm chí hồ Xuân Hương ngày nay, họ cũng chia ra thành hai: hồ Lớn (Grand Lac) và hồ nhỏ (Petit Lac). Hồ Lớn dành cho người Pháp chơi thể thao và hồ nhỏ dành cho người địa phương.

Đây là bản đồ Hồ Lớn bên phải và Hồ Nhỏ bên trái, bên cạnh là các chợ và trung tâm thương mại của người Việt và người Thượng. Ta thấy từ cái đập Hồ Lớn chảy qua khu vực thấp của người Việt sinh sống, có cái hồ Nhỏ mà đề Rivière Cam Ly .
Tấm ảnh này thường thấy xuất hiện trên mạng của ai đó nói vè Đà Lạt. Lý do là ai đó chú thích là đường tại Đà Lạt, năm 1925. Mình nghĩ họ chú thích sai. Có lẻ tấm ảnh này thuộc trong các tấm ảnh ảnh của ông Cunhac, từng là thị trưởng Đà Lạt nên họ đề Đà Lạt. Có ai bàn trên mạng, nói tấm ảnh này thuộc thành phố Huế. Năm 1925, Đà Lạt chưa có người Việt lên ở và nếu có thì khu gần ấp Ánh Sáng sau này năm 1932 bị lụt cuốn trôi. Mình mất thì giờ để định vị khu vực này, so với các tấm ảnh trước 1935 thì không tìm đâu ra vì đường rất thẳng, không lên đồi, xuống dốc. Nhìn mái nhà thì chắc chắn không thuộc ngói làm nhà tại Đà Lạt. Huế có lẻ đúng hơn 
Đây là tấm ảnh chụp HỒ Lớn, lúc Thuỷ Tạ chưa được xây cất, ta thấy cái đập cũng là con đường như cầu Ông Đạo ngày nay chạy từ khách sạn Palace qua bên kia hồ ngay đường Đinh Tiên Hoàng.

Đến năm 1932, có một trận bão lụt lớn, đã làm vỡ cái đập HỒ Lớn, phá huỷ cái đập hình trên và nước cuốn đi khu phố người Việt, nghe nói có mấy người Việt bị chết.

Người Pháp mới dời khu chợ người Việt lên khu Hoà BÌnh ngày nay vì trên nguyên tắc, khu vực này dành cho người Pháp vì trên đồi, ta thấy dinh tỉnh trưởng, đã được xây cất phía sau lưng đường Phan BỘi Châu.



Đây là bản đồ khu Hoà Bình, khi chợ người Việt được dọn lên đây, mình có kể vụ này rồi, ai thích thì tìm trên blog của mình. Phần màu đỏ là đã xây xong rồi. Thật ra dãy phố bánh mì Vĩnh Chấn, chưa được xây. Xem mấy tấm ảnh cũ trước khi Chợ Cây (Chợ Gỗ) được xây cất. Chợ xổm chớ chưa có Chợ có mái lợp.
Ta thấy lúc đầu chỉ chợ Xổm, người bán ngồi giữa đường, thấy dãy phố xây bằng gạch của tiệm vàng Bùi Thị Hiếu sau này, dãy phố nhà hàng Mekong còn làm bằng gỗ hai tầng.
Hình này chụp từ dãy phố ông Đội Có, thấy chợ Đàlạt xưa, lúc mới được dời lên, có dãy phố Bùi Thị Hiếu, Parimode, Cà phê Tùng sau này. Phía dãy phố Vĩnh Chấn, chưa được nhà thầu Võ Đình Dung xây dựng. Chỉ thấy cái trạm biến điện. Sau này được chuyển vào cạnh Đoàn Thị Điểm.
Đây là chợ khi xưa, lúc dãy phố Bùi Thị Hiếu chưa được xây bằng gạch.

Dần dần người Việt di cư lên đây đông, người Pháp cần cu-li người Việt nên cho phép người Việt di cư đến đây nhưng phải có giấy phép. Họ nhờ ông Bảo Đại ký sắc lệnh biến thành Hoàng Triều Cương Thổ để giới hạn người Việt lên Đàlạt sinh sống, nhằm bảo về trung tâm nghỉ mát của người ngoại quốc.

Bản đồ của khu thương mại người Việt sau 1932. Mình có làm dấu với các mũi tên, địa điểm người chụp hình đứng để chụp dãy phố Bùi Thị Hiếu, Mekong hay Cà Phê Tùng.

Đây là bản vẽ của khu phố xưa lúc chưa làm Chợ Cây (Chợ Gỗ). Hình màu xanh có gạch ngang màu xanh là khu Hoà Bình ngày nay.

Đây là hình ảnh Chợ Cây (Chợ Gỗ) Đàlạt xưa đang được xây cất.

Đây là Chợ Gỗ nhìn từ phía trong, bên phải là hàng của mẹ mình khi xưa trước khi dọn xuống chợ mới. Lý do họ gọi là Chợ Cây vì cấu trúc bên trong được làm bằng cây, dạo ấy bên Tây mới bắt đầu sử dụng loại đà cong làm bằng ván được ép lại với nhau ra hình tròn.

Đây hàng trái cây, mình đang tìm hàng của Dì Ba, bạn của mẹ mình nhưng hình mờ quá. Ta thấy mấy ống thông hơi của mặt tiền.
Đây là hình ảnh năm 1940 khi chợ Gỗ được xây cất, chúng ta thấy mấy cái kiosque bên phải mà mẹ mình khi vào Đàlạt năm 1948, có kể lại.
Mình nghe nói Chợ Gỗ bị cháy nên chợ tạm thời dời ra đường Phan Bội Châu. Thời thị trưởng Trần Văn Phước mới nẩy ra ý định xây Chợ Mới và biến Chợ Gỗ thành khu Hoà bÌnh, có rạp xi-nê.
Chợ xây xong, do kiến trúc sư người Pháp tên Pineau thiết kế, thấy tương tự nhà thợ bên Tây, có cái tháp chuông, điểm nhấn cho Đàlạt, để người dân có thể định hướng. Bến xe đậu trước chợ. Ta thấy bên phải là một dãy phố được xây bằng đá ong như bên pháp.

Ta thấy người Pháp đã thiết kế dãy phố bên phải, hướng CHợ Mới, nhà hàng La Tulipe Rouge.

Toàn cảnh của Chợ Gỗ và dãy phố bên phải, 2 tầng, tạo dựng một trung tâm thành phố khá đặc biệt. Chỉ tiếc là họ đạp phá đi

Hình này chụp từ đường Maréchal Foch, sau này thời ông Diệm đổi thành đường Duy Tân, ngay tiệm Thế An Đường còn được gọi là tiệm con cua vì logo của tiệm là hai con cua. Ta thấy dãy phố bên kia che gió từ phía hồ Xuân Hương vào.
Không gian của Chợ Cây ngày đó, bên phải có dãy phố, có đường đi dưới cái vòm để che nắng mưa mà bên Pháp hay sử dụng, đặc biệt ở Paris có con đường Rivoli dài với những arcades này nhưng to lớn hơn.

Hình này cho thấy bên hông chợ, chụp từ tiệm chụp hình Hồng Châu. Mình đoán là do ông chủ tiệm này chụp từ trên lầu của nhà ông ta. Thấy chợ tràn ra ngoài.

Hình này cho thấy rõ hơn các vòm chỗ bộ hành đi qua, che nắng che mưa, rất tốt nhất là hướng Tây nên về chiều, nắng đập vào tiệm rất mạnh, mà ta thấy sau này dãy phố phía tiệm đồng hồ Tiến Đạt, phải treo các tấm tăng để che nắng.

Tấm không ảnh cho thấy dãy phố che gió phía photo Hồng Châu, lúc chợ Mới chưa được xây cất dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Ta thấy nhà ông Đội Có, sau này họ dời bến xe tước cửa Chợ Cây, ra đây,  mà chúng ta quen gọi bến xe Tùng Nghĩa, nhưng lúc đầu là có xe chạy Trại Hầm, Chi Lăng, trước cửa chợ.

Hình này chụp ngay địa điểm khách sạn Thuỷ Tiên cho thấy dãy phố bên kia, có căn phố 3 tầng cạnh photo Hòng Châu, sau này bị phá bỏ. Sẽ kể sau.

Khi thủ tướng Ngô Đình Diệm truất phế quốc trưởng Bảo Đại, đang cư ngụ tại Hương Cảng, và thành lập đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, thì lúc đó có một kiến trúc sư họ Ngô, từng học đại học kiến trúc ở Đàlạt, trường Grand Lycée, làm gia sư cho gia đình ông bà Võ Quang Tiềm, mẹ bà Tiềm và bà cố ngoại mình là chị em ruột.

Sau này, ông Tiềm gã một cô con gái cho kiến trúc sư Thụ, rồi cho du học tại Pháp, mua nhà để ở Issy Les Moulineaux, sau này qua Pháp, mình có gặp cậu Miên, và cậu Tri, con ông bà Tiềm tại đây. 

Đúng lúc ông Diệm lên thì Dượng Thụ đoạt giải Grand Prix de Rome, mà  người Pháp tổ chức hàng năm, để tuyển nhân tài. Khôi nguyên của giải này sẽ được gửi đi Ý Đại Lợi, ở Villa MEdici, 3 năm, được chính phủ pháp đài thọ ăn ở và họ sẽ nghiên cứu một đề tài nào đó do họ tự chọn. Giải này được bỏ sau cuộc cách mạng văn hóa 1968. Lúc mình học thì trường quốc gia mỹ thuật Paris có tổ chức một giải khác để thay thế nhưng ít ai tham dự vì chẳng có tiền. Làm cho vui thôi, có 4, 5 thí sinh tham dự, vì bố làm kiến trúc sư.
Dượng Thụ được cử điều chỉnh lại khu Hoà Bình. Mình thấy Dượng phá cái nhà 3 tầng, cạnh photo Hồng  Châu, rồi thiết kế cái cầu thang từ khu Hoà Bình vào chợ rất hay. Thêm cái cầu thang này không thẳng băng mà nối chéo phải cái đồn cảnh sát dưới chợ.
Phía bên đường Lê Đại Hành thì dượng thiết kế một cầu thang to lớn nhưng nếu dượng thiết kế cầu thang này như cầu thang của công trường Tây BAn Nha (piazza espagna) ở thủ đô la mã thì quá đẹp. Có lẻ hết tiền.
Dượng phá dãy phố có vòm để thay vào đó các kiosque như khi xưa lúc chưa đi du học.

Căn phố 3 tầng cạnh photo Hồng Cháu bị phá bỏ để thành lập cái cầu thang đưa vào chợ. Mình thấy cầu thang này được thiết kế rất mới lạ và đẹp. Chỉ tiếc là dượng cho phá bỏ dãy phố vòm ở khúc này để thay thế bằng các kiosque mà thời tây đã làm, như kiosque bán đồ lưu niệm Hoàng Lan. Chán Mớ Đời 

Không ảnh cho thấy rõ, Chợ Mới được kết nối với khu Hoà Bình bằng hai cầu thang. Cầu thang lớn cạnh vũ trường La Tulipe Rouge và chiếc cầu kết nối từ cầu thang ngay photo Hồng Châu đi vào chợ. Mình chỉ tiếc là đã phá bỏ dãy phố vòm nối tiếp dãy photo Hồng Châu, thay vào đó vào mấy cái quán liệu xiêu Chán Mớ Đời .

Vườn hoa ngay chợ bị ông thầu khoán Nguyễn Đình Chiểu, người thầu xây chợ mới Đàlạt, xin đất làm khách sạn Mộng Đẹp, phá nát không gian ý tưởng của dượng Thụ. Ngày nay thì càng te tua hơn nữa.

Cùng lúc thiết kế đô thị, dượng Thụ cho giải toả bến xe trước khu Hoà BÌnh ngày nay, đưa bến xe Sàigòn Đàlạt xuống ngay ấp Ánh Sáng, thị trưởng cấp cho ông chủ nhà hàng Chic Shanghai đất để mở cây xăng Caltex, ngoài ra có bến xe vùng lân cận như Tùng Nghĩa, Trại Hầm thì ở phía sau dãy phố của ông Đội Có. Còn bến xe đò Chi Lăng mà người lớn hay gọi Saint Benoît thì được đưa xuống Chợ Mới, vì dân tình đi chợ nhiều để tránh xe cộ nhiều ở khu Hoà BÌnh. Hình trên là bến xe đò Tùng Nghĩa,…
(Còn tiếp)
Dài quá để hôm nào rảnh thì kể tiếp vì mình có cả 1,000 bức ảnh về Đàlạt.
Nguyễn Hoàng Sơn 


Thử nghiệm chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải

 Mình viết bài này sau bài chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải nhưng lại tải lên sớm hơn. Để mình sẽ tải lên bài kia ngày mai.

Năm 2008, người ta có thử nghiệm chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải tại nước Do Thái trong vòng 2 năm trời, để xem kết quả của chế độ dinh dưỡng. Cuộc thử nghiệm này do các giáo sư quốc tế tham gia như ông Meir Stampfer, giáo sư khoa dịch tễ học của đại học Harvard.

Họ chọn 322 người tương đối béo phì, trung niên, đa số là đàn ông và cho họ theo 3 chế độ dinh dưỡng:

1/ low Carbohydrate (ít tinh bột), mà giới trẻ ngày nay ưa chuộng

2/ low fat (ít chất béo) và

3/ chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải (Mediterranean Diet)

Họ nấu ăn ở căng-tin để cho mấy người này ăn và quan sát.

Sau 2 năm trời thử nghiệm thì họ khám phá ra nhóm người theo chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải, ít có cơ nguy bị bệnh tim so với nhóm theo chế độ ít chất béo. So với nhóm ít chất béo thì nhóm Địa Trung Hải có ít Triglyceride hơn, có nhiều HDL và ít LDL, ít số lượng chất đạm C-reactive (tín hiệu bị bệnh cấp tính nhiều) và ít insulin (dấu hiệu bệnh tiểu đường), và số người này giảm cân trung bình độ 10 cân anh so với nhóm ít chất béo chỉ có 7 cân anh.

Thấy họ đề dầu ăn là thấy ớn lạnh vì dầu thực vật không tốt. Cái này do các công ty thực phẩm đề ra chớ trên thực tế thì không phải vậy.

Ông giáo sư Stampfer cho biết nếu khởi đầu giảm cân thì nên theo chế độ Địa Trung Hải thay vì chế độ ít chất béo. Ông này cũng không thích quảng bá kết quả của nhóm thứ 3, nhóm theo chế độ dinh dưỡng ít tinh bột, hơi nhiều chất béo. Lý do là họ xuống 12 cân anh, tim của họ tốt, nhất là Triglyceride rất thấp và HDL cao hơn 2 nhóm kia.

Do đó cuộc thí nghiệm này không đưa lại kết quả như họ mong muốn nên không được quảng bá trên báo chí. Kết quả đi ngược lại những gì chúng ta học từ trước đây là chất béo gây bệnh tim mạch.

Năm 2013, ở Tây BAn Nha có thử nghiệm chế độ Địa Trung Hải. Họ chọn 7,447 đàn ông và phụ nữ tuổi từ 55-80, được chia thành 3 nhóm. 2 nhóm đầu theo chế độ Địa Trung HẢi và nhóm thứ 2 dc cho ăn thêm đậu phụng, hạnh nhân, óc heo và nhóm thứ 3 thì họ cho ăn thêm dầu Olive.

Sau 5 năm thì có 109 người trong nhóm đầu bị đột quỵ, chết vì tim mạch so với 96 người trong nhóm ăn thêm dầu Olive, và nhóm ăn dầu olive thêm đậu phụng chỉ có 83 người bị. Thế là báo chí đăng tin chế độ Địa Trung Hải có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch và từ đó thiên hạ ùn ùn ăn theo lối này.

Mình có thử ăn theo 3 chế độ thì kết quả chả đi đến đâu cả, vì ít thời gian nhưng từ dạo mình bớt ăn tinh bột (cơm, bánh mì, pasta ) thì thấy giảm cân, ăn thêm chất béo, và theo chế độ Intermittent Fasting thì xuống 20 cân từ hai năm. Nay thì mình chơi một ngày một bữa (One Meal a Day OMAD), bớt lo ăn uống để có thì giờ đọc sách, xem phim tài liệu. Chỉ có khi nào mình đi leo núi thì phải ăn buổi sáng để khỏi bị vọt bẻ. Xong om.

Ngày nay, người ta đặt lại câu hỏi về thử nghiệm của ông Ancel Keys như trường hợp ở Hy Lạp và Crete. Ông ta chỉ đến đó 3 lần và chọn một ít người sở tại tại đây, và có 33 người được được đo đạt do đó các kết quả rất phiến diện vì dạo ấy có đến 8.3 triệu người Hy Lạp và 438,000 người dân tại đảo Crete.

Dạo mình đi Hy Lạp và Crete thì mình thích ăn xà lách của họ (greek salad) vì có phô mát dê, cà chua, dầu olive,.. trong bản công bố của ông Keys, không thấy nói về sữa, thịt cừu, dê mà người Hy Lạp ăn hay uống nhiều hơn là sữa bò, ít thịt gà. Công bố của ông Keys không đúng sự thật.

Thịt gà được ông Keys khuyến khích thật ra không có sinh tố B12 và B6 như thịt cừu và các chất dinh dưỡng khác như Selenium. Thianine, riboflavin, và chất sắt.

Mỗi tuần mình phải chạy ra Bolsa để ăn một đĩa lòng gan để có mấy chất này, khỏi cần ăn cháo vì tinh bột. Phải đi ăn thịt cừu ở các tiệm ăn ả rập.

Người ta khám phá ra các nông dân đảo Crete, tiêu  thụ 54% chất béo bão hoà và bệnh tim mạch rất thấp. Ngoài ra người ta nhận thấy người Tây BAn Nha ăn thịt bò nhiều hơn, ít uống rượu, và dùng dầu olive nhiều hơn, khiến người dân ở đây khoẻ mạnh hơn xưa nhiều. Từ năm 1960 đến 1990, người tây ban nha tiêu thụ ít đường và tinh bột lại thì tỷ lệ bệnh tim mạch cũng giảm theo.

Vấn đề là chúng ta có nên theo chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải? Lý do là ăn theo chế độ này thì phải theo văn hoá của vùng này. Mình nhớ khi đi HY Lạp và Crete 1 tháng thì được mời ăn ở nhà dân địa phương. Họ ăn rất chậm, đời sống không như ở Hoa Kỳ, ăn lẹ lẹ. Được cái là Hoa Kỳ là hợp chủng quốc nên có nhiều sắc dân nên mình cứ nhớ ngày xưa sống bên Ý Đại Lợi, Pháp quốc, Đức quốc, Anh Quốc đi xứ này xứ nọ nên hay kiếm mấy tiệm ăn các xứ này để nhớ lại, hồi tưởng về một thời vui tính.

Nói chung mình ăn hằm bà lằn, đủ thứ trong tuần, khác với đồng chí gái cứ đồ ăn việt. Mấy đứa con thì quen ăn đủ thứ các thức ăn ở Hoa Kỳ như ấn độ, Mễ, trung đông,… có lẻ chúng ta nên tìm cách ăn, thức ăn hợp với mình nhất là có đủ chất bổ. Mình nhớ mẹ vợ mình khi xưa, mỗi bữa com là có món canh rau, món thịt kho, và một món xào rau cải,…sống đến 94 tuổi.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải

Mình viết bài này trước bài thử nghiệm nhưng quên tải lên.

 Thập niên gần đây, người ta nói đến chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải (meditarrenean Diet), quán ăn ở Cali thêm vào thực đơn các món đề Địa Trung Hải đủ thứ trò, hàng quán Địa Trung Hải mọc lên như nấm. Lý do là Sardinia (Ý Đại Lợi), Hy Lạp, Crete nằm trong vùng xanh (Blue zone) nơi họ xem là người ta thọ rất lâu.

Họ điều nghiên chế độ dinh dưỡng của người ở vùng này đủ trò. Họ quy ra ăn xà lách nhiều và dầu Olive nên quảng cáo bán dầu olive đủ trò,…

Nếu xét cho kỷ thì người ta nhận thấy đảo Okinawa của Nhật Bản, được xếp vào vùng xanh nhưng do quân đội mỹ chiếm đóng nên người dân sở tại bị ảnh hưởng và bắt đầu ăn theo chế độ người Mỹ thì cũng béo phì như điên, bệnh tiểu đường gia tăng,..

Các nước thuộc vùng xanh, nay ăn uống nhiều hơn vì giàu có hơn nên ăn nhiều calories, chất béo nên cũng bị bệnh béo phì hết. Thế hệ bố mẹ họ khi xưa, đất nước chưa phát triển nên ăn ngày 2, 3 bữa, nay thêm mấy bữa nhỏ nên bị béo phì.

Lò mò mình kiếm tài liệu đọc thêm thì thất kinh.

Khởi đầu là do bà giáo sư đại học y khoa ở Athens, Hy Lạp. Khi thực tập tại bệnh viện, bà ta khuyên các bệnh nhân ăn dầu thực vật vì WHO theo dấu chân của AHA (hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ) khuyến cáo. Một hôm có một bệnh nhân nghèo nói, bác sĩ nói tôi ăn dầu thực vật nhưng tôi quen ăn dầu olive. Một loại dầu mà người Hy Lạp ăn, cái gì cũng thêm vào như người Việt với nước mắm.

Nhưng Hoa Kỳ là nước tiên tiến, kêu gọi ăn dầu thực vật như đậu nành, bắp,…và kêu loại dầu bão hoà là không tốt nên các nông dân bắt đầu chặt mấy cây Olive để trồng các loại thực vật để ép dầu. Vụ này khiến bà ta suy nghĩ vì cả mấy ngàn năm qua, người Hy Lạp đều sống với dầu olive, nên tự đặt câu hỏi về dầu Olive.

Được biết khi bà ta còn trẻ, người Hy Lạp được xem là giống dân thọ thứ hai sau người Đan MẠch và bắt đầu nghiên cứu, thì gặp hồ sơ của 7 nước của ông Ancel Keys. Hồ sơ nghiên cứu người dân Hy Lạp và Crete. Ở đây, ông ta gặp những người mạnh khoẻ vô cùng khiến các nghiên cứu gia xem Crete là nơi thiên đường vì người dân rất khoẻ mạnh. Mình có ghé đây 1 tuần lễ, chạy xe vòng đảo này.

Chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải nhờ hồ sơ của ông Keys và nghiên cứu của bà giáo sư Trichopoulos vì muốn bảo vệ văn hoá cổ truyền Hy Lạp , không muốn người ta đốn cây olive giúp thế giới phát triển và giới thiệu chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải nhất là nước Hy Lạp và Ý Đại Lợi. Hai nước này xuất cảng dầu Olive nhiều nhất thế giới ngày nay.

Thời La MÃ, đuối thời Ceasar Adriano, người gốc Tây Ban Nha, dầu Olive của xứ này được ưa chuộng nhất đế chế. Họ dùng làm xà bông, như kem da mặt ngày nay,…

Bên Ý Đại Lợi, có bà Anna Ferro-Luzzi cũng nghiên cứu về dầu Olive tương tự bà giáo sư Hy Lạp. Bà ta nghiên cứu về  bệnh tim mạch. Sau đó lại tham khảo là các nước vùng Địa Trung Hải như Pháp quốc và Tây Ban Nha, tiêu thụ gấp đôi số lượng khoai tây hơn người dân Hy Lạp và Ý Đại Lợi. Do đó chúng ta có thể gọi chung là chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải? Có lẻ vì vậy mà hồ sơ của ông Ancel Keys, loại bỏ các nghiên cứu về người Pháp, và người Tây Ban Nha thậm chí người Ý Đại Lợi miền bắc vì giáp giới với Pháp quốc.

Từ đó sự nghiên cứu của hai phụ nữ này đã phổ biến chế độ dinh dưỡng Địa TRung Hải toàn thế giới, các quốc gia này lại bỏ tiền ra để giúp các nghiên cứu gia như tổ chức đại hội thảo, nghiên cứu,… ngoài ra UNESCO lại phán văn hoá của quốc tế, cần phải bảo giữ.


Vấn đề là dầu olive là chất béo bão hoà, ngược với các đường lối dinh dưỡng của Hoa Kỳ và các nước tây phương lúc ấy, khuyến khích người ta dùng dầu ăn thực vật mà mình đã kể rồi.

Trong giới nghiên cứu về thực phẩm, ai cũng biết nghiên cứu của nhóm ông Ancel Keys có nhiều cái sai và được chọn lọc nên không thể áp dụng được cho mọi người, nhưng không ai dám lên tiếng phản bác lại cây đại thụ của ngành dinh dưỡng Hoa Kỳ.

Đến khi có hai người Mỹ khác là ông Greg Drescher, sáng lập viên của nhóm Oldways Preservation and Exchange ở Cambridge, Hoa Kỳ và ông Walter C. Willett, giáo sư đại học y tế cộng đồng của Harvard lên tiếng. Hai người này sang Hy Lạp và gặp bà Trichopoulo, được mời đi ăn cơm Hy LẠp, rất ngon và được bà này giải thích thêm về dinh dưỡng Địa Trung Hải.

Vấn đề là dạo ấy ông Dean Ornish là vua dinh dưỡng tại Hoa Kỳ, theo tiêu chuẩn ít chất béo mà ông Steve Jobs ăn uống theo phương pháp này, lại càng khiến các trí thức Hoa Kỳ theo rất đông (phương pháp này khiến cơ thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng như sinh tố A, B được hấp thụ qua chất béo khiến gây bệnh ung thư mà mình đã có kể rồi). Hai người này nghiên cứu với các vị khác và được WHO ủng hộ. Họ lại trừ các nước thuộc vùng Địa TRung HẢi như Pháp quốc, Tây BAn Nha, Bồ Đào Nhà và ngay cả bắc Ý Đại Lợi, chỉ chú trọng vào Hy lẠp và miền nam Ý Đại Lợi.

Từ từ họ dựa vào cái kim tự tháp dinh dưỡng Hoa Kỳ và chuyển đổi một ít, thêm dầu ăn olive vào năm 1993. Sau bao nhiêu hội thảo được các chính phủ Hy Lạp và Ý Đại Lợi bảo trợ. Oldways kết hợp với International Olive Oil Council (IOOC), do Liên Hiệp Quốc thành lập nhằm mục đích kiểm soát chất lượng của dầu Olive và bắt đầu tiếp thị cho chế độ dinh dưỡng Địa TRung Hải hay đúng hơn là Nam Ý Đại Lợi và Hy Lạp. Các công ty hiệp hội dầu Olive đổ tiền vào cho mấy nghiên cứu này.

Công thức hoá học của dầu thực vật không có thẳng như dầu bão hoà Olive (hình dứoi)

Họ cho biết là các nước sản xuất dầu olive bỏ ra trên $215 triệu đôla để quảng cáo dầu Olive. USDA và AHA bỏ ra 3 thập niên để kêu gọi người Mỹ ăn ít chất béo, nhiều ngủ cốc, nay đành phải thêm dầu olive. Dù chưa đánh đổ được thuyết ăn ít chất béo, nhưng người Mỹ bắt đầu ăn dầu Olive, chất béo bão hoà và đến nay thì chế độ dinh dưỡng Keto tràn ngập thị trường. Họ đi từ không ăn chất béo đến ăn chất béo như điên và không ngủ cốc, rau cải. Chán Mớ Đời 

Vậy dầu Olive giúp chúng ta sống thọ hơn? (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Boston có gì lạ không em

Lâu lâu bổng nhớ những chuyện tình toả nắng của một thời nên ghi lại để khỏi quên.  

Dạo còn ở Việt Nam, mình mê bản nhạc “Paris có gì lạ không em” của ông Ngô Thuỵ Miên phổ thơ ông Nguyên Sa, du học tại Pháp, phải về nước vì chuyện gia đình, làm thơ cho người yêu tên Nga, cũng du học sinh, bạn của cô giáo dạy Việt Văn mình. Bài hát khiến mình ấp ủ mộng đi Tây để xem Paris ra sao. Thời đó mộng ước chỉ đi tây, chả có mong gì khác. Giấc mơ bình thường.

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?

Mà thật, sương mù Paris trên dòng sông Seine quá tuyệt vời. Mình nhớ mỗi sáng đi học, lấy tàu điện ngầm từ Neuilly sur Seine xuống đường Rivoli, băng ngang qua viện bảo tàng Louvre, rồi chiếc cầu nghệ thuật, Nghệ Kiều (passerelle des arts) để đến trường, nhìn sương mù và ánh mặt trời đang lố dạng từ phía Notre Dame de Paris hiện ra trên Cầu Mới (pont Neuf). Quá đẹp. Về thăm Paris nhiều lần nhưng mình không có dịp đi lại đây vào buổi sáng. Hy vọng lần sau.

Chỉ có điều là mình không phát hiện người tình hay người bạn đời tại Paris mà ở Boston, Hoa Kỳ. Boston Không có dòng sống Seine, lại có dòng sông Charles, sương mù thì mình không biết nhưng đã để lại cho mình nhiều kỷ niệm của một thời.

Năm 1986, đang làm việc tại Anh Quốc, mình đi hè sang Hoa Kỳ để xem xứ Cờ Hoa ra sao vì các kiến trúc sư của Hoa Kỳ rất nổi danh vào thời đó. Bao nhiêu toà nhà to cao, với kiến trúc đương đại đầy ấn tượng đều được xây cất tại Hoa Kỳ. Điểm đầu tiên là New York, rồi ghé thăm gia đình thầy Chử Bá Anh tại Virginia rồi từ đó viếng Chicago cũng có một trường phái kiến trúc nổi tiếng khác, sau đó qua Saint Louis thăm cô bạn Mỹ, sinh viên kiến trúc, quen ở Paris, và có đi chơi chung ở Hy Lạp, Ý Đại Lợi và Anh Quốc. Sau đó mới bò qua Cali, thăm Chử Nhị Anh, San Francisco thăm Đổ Quý Dân rồi ghé lại Boston, trạm chót trước khi qua Gia-nã-đại để gặp lại Nguyên, bạn học cũ.

Mình ghé lại Boston, thăm anh bạn học cũ Chử Tam Anh, đang làm luận án tiến sỹ ở M.I.T. Ban ngày mình đi viếng thành phố Boston và các viện bảo tàng, chiều về thì anh bạn mới ngủ dậy vì học đêm ngủ ngày. Hôm đầu tiên, anh ta rủ mình đi ăn lại mời thêm một cô sinh viên Harvard, gốc Việt, con gái của giáo sư H. Cô này xinh, Bắc kỳ. Anh ta kê khai lý lịch cô này đủ trò nhưng mình thấy mệt quá vì ở Anh Quốc, xa xôi.

Hôm sau, mình viếng thăm thư viện tổng thống John Kennedy do kiến trúc sư I.M. Pei thiết kế, không ngờ sau này mình lại làm việc cho ông ta tại New York. Tối đó, anh bạn rủ một cô sinh viên nha khoa của đại học Boston đi ăn. Ông thần này nghiên cứu tử vi, viết phần mềm tử vi nên bao nhiêu sinh viên vùng này, nhất là mấy cô đều tìm đến xin thầy tử vi điện toán một quẻ. Bao nhiêu cô xinh đẹp trong vùng, tình duyên  gia đạo đều nằm trong máy điện toán của anh bạn.

Gặp cô này, người Nam, cô nàng tuy đeo kính cận nhưng rất xinh, có má núm đồng tiền. Tối đó chỉ có mình và cô ta nói chuyện còn “ông Mai” chỉ ngồi ăn. Chả biết nói chuyện gì nhưng nói rất nhiều đến khi Tam Anh kêu phải về. Có lẻ lần đầu tiên, mình nói nhiều khi gặp một cô gái lạ. Mình nói 3 ngày nữa sẽ trở lại Boston, có gặp lại nhau được không. Cô nàng nhất trí. Tam Anh kêu sẽ không có mặt vì về thăm nhà. Không sao, gặp được người đẹp là vui không cần tên này đi theo. Mình hẹn đi ăn cơm sau khi bay từ Ottawa về.

Sáng hôm sau, mình bay sang Ottawa thăm gia đình tên bạn học cũ ở Đàlạt. Gặp lại hắn thì vui nhưng đầu óc mình cứ nhớ tới cô bé cận thị ở Boston. 3 ngày sau, mình bay về phi trường Logan, lấy taxi đến ký túc xá của cô nàng. Bấm chuông, không ai mở cửa. Gọi điện thoại thì đường dây bị cắt. Kinh

Tính bỏ về, chắc lại bị cô gái xù. Mình thử lần cuối, gọi cho tổng đài, kêu là mình từ pháp sang, đang ở phi trường, gọi không được nhà người quen. Mới mấy hôm trước thì gọi được, sao hôm nay lại bị cắt. Tổng đài cho biết là cuối năm học, ký túc xá đóng cửa, không có tổng đài nên gọi vào không được. Bà ở tổng đài, nói đừng rời máy, họ sẽ gọi cho cô nàng.

A-Nô! Thế là nghe lại được giọng cô nàng. Cô nàng kêu sẽ xuống ngay. Sau đó mới giải thích quên vụ ký túc xá đóng cửa. 2 ngày nữa thì cô nàng bay về Cali, nhưng điện thoại hay gì đều bị cắt. Đang ngồi buồn vì không biết có gặp lại SƠn Đen hay không. Như Thuý Kiều gặp Kim Trọng, tự hỏi “người đâu gặp gỡ làm chi, 100 năm biết có duyên gì hay không”.

Hôm đó cô nàng đeo Contact lenses nên xinh nức nở. Sau này cô nàng thú thật là hôm đó rớt mất đâu một Contact lense, chỉ đeo có một con. Cô nàng kêu taxi đi đâu đó ăn, mình chả nhớ quán gì, chỉ nhớ là mừng hết lớn. Hôm sau, mình bay về New York rồi bay về Luân Đôn đi làm.

Vấn đề là khi về lại Luân Đôn, đầu óc mình quay cuồng, đi ngoài đường cũng nhớ nhớ rồi cười cười một mình. Lúc đó mình mới hiểu là bị tiếng sét ái tình lần đầu tiên trong đời. Mình hỏi bà thầy dạy anh ngữ mình thì bà ta gọi coup de foudre . Chán Mớ Đời . Say nắng như ngày xưa còn ở Đàlạt, bị đối tượng hớp hồn nhưng kỳ này có phần nặng hơn.

Ông Đức Huy có làm bản nhạc khi rời Paris để lại con tim, mình cũng để lại con tim khi rời Boston, nhớ người ở lại.

Đang tìm cách mượn thời gian để quên như những cô gái mình gặp trước đây khi đi du lịch hay làm việc các nước khác thì bổng nhiên một buổi sáng đâu 4, 5 giờ sáng, tiếng điện thoại reo. Mò dậy, thì bên đầu kia đường dây là tiếng cô nàng. Kinh

Mình mê cái núm đồng tiền và hai con mắt cận. Kinh

Mình nghe cô nàng nói là sẽ bay về Berkeley để học thêm lớp gì vào mùa hè, chưa biết ở đâu nên chưa có điện thoại hay địa chỉ nên xem như là Adieu Jolie Candy. Nay bổng nhiên nhận được điện thoại, rồi cô nàng kêu nhớ mình quá nên gọi. Cô nàng kêu chưa bao giờ bị lâm vào trường hợp này, Bồ bịch rất nhiều,…nhưng đây là lần đầu bị quay cuồng. Kinh

Mình cũng rên là như điên khùng bú xua la mua. Thế là cuộc tình viễn liên khởi đầu, cuối tháng trả tiền điện thoại viễn liên quốc tế mệt thở, đến nổi British Telecom, gọi hỏi mình có phải chính mình gọi số bên mỹ hay không. Cuối hè, cô nàng nói sẽ bay sang thăm mình trước khi nhập học. Dạo ấy, bà Thatcher đang phá vỡ các công ty của chính phủ, tư nhân hoá các công ty này bằng cách bán các cổ phần, mình lúc đầu tính để dành tiền mua nhưng cuộc tình viễn liên khiến mình bay hết tiền.

Nói chưa đủ mình tranh thủ viết thư, sau này lên xe bông mình quăng sọc rác hết, chỉ để lại vài tấm ảnh làm kỷ niệm. Nói chung là cuộc sống mình chỉ đi làm, về ăn rồi viết thư, đọc thư rồi trả lời điện thoại. Nhờ cô nàng mà mình mới bắt đầu kiếm sách việt ngữ đọc, đưa mình về cội nguồn. Từ khi sang tây, xem như mình không đọc sách báo việt ngữ. Hết học tiếng tây, tiếng anh, lại học tiếng Ý Đại Lợi, tiếng Đức, tiếng Tây ban nha. Mình vào thư viện, mượn sách Hoài Thanh nói về thi ca Việt Nam, bao nhiêu sách của nhóm tự lực văn đoàn là ngốn hết, tìm ý để viết thư cho người tình hàm thụ. Chán Mớ Đời 

Mẹ tên bạn tây, kêu mình ghé Vauville chơi với cô nàng, bà ta cho mượn nhà ở ngay bờ biển, nơi mình có đến vài lần khi còn sinh viên. Thế là khi cô nàng sang Luân Đôn, thì mình xin phép nghỉ vài ngày, lấy thuyền sang Cherbourg, hải cảng nổi tiếng ở vùng Normandie, có cuốn phim nổi tiếng “ Les parapluies de Cherbourg” do Catherine Deneuve đẹp kinh hoàng.

Tại đây, thằng Mathias, em cô cậu với tên bạn của mình, ra đón rồi chở về nhà, đưa chìa khoá, chỉ cách mở sưởi, gas,… đến trưa và chiều thì nó ghé lại đón, chở qua nhà mẹ nó ăn cơm, khỏi nấu. Mình may mắn quen được đại gia đình này khi còn sinh viên, chơi rất thân với cả toàn gia đình. Mẹ thằng Mathias, là em gái mẹ tên bạn. Mình quen mẹ của bà này, hay đi vẽ với bà ta. Lần cuối mình về Paris chơi thì người bạn tây của mình bị mất trí nhớ khi chưa đến 6 bó. Cho thấy cuộc đời rất lạ.

Rồi một tuần trôi qua, lại phải bò về Luân Đôn và Boston. Rồi cuộc tình viễn liên, đến Thanksgiving thì cô nàng lại bay sang chơi ít ngày. Lúc này mình mới khám phá ra lý lịch, nhân thân nhân thích trích dọc trích ngang của cô nàng khiến mình thất kinh. 

Cô nàng kể về chuyện tình với một anh chàng mình quen, do bạn bè giới thiệu khi qua Mỹ. Cô nàng và anh chàng có bà con chi đó xa, thích nhau nhưng bố mẹ cô nàng không chịu, muốn cô nàng lấy bác sỹ.

Anh chàng này tốt nghiệp đại học MIT ra, theo học y khoa để thỏa mãn yêu cầu của nhà gái, để được quản lý đời cô này nhưng thấy lâu quá, bố mẹ cô nàng kêu lấy bác sĩ ra trường cho rồi. Thế là cô nàng làm đám hỏi với một bác sĩ Cali, con trai của một ông đại tá nằm vùng, sau bị giết. Gia đình ông này được Việt Nam Cộng Hoà cho di dân sang Hoa Kỳ trước 75. Cô nàng xin cho học xong rồi mới làm đám cưới. Tưởng thuận buồm xuôi gió, ai ngờ lại gặp Sơn đen. Cô nàng kêu không thương ông bác sỹ mà làm đám hỏi. Ông bác sĩ này sau này lấy một cô hàng xóm của mình ở Đàlạt. Chán Mớ Đời 

Giáng sinh năm đó, mình bay sang Cali mấy ngày để gặp bố mẹ cô nàng. Gặp họ mới khám phá ra khó có thể đăng ký nhập hộ khẩu gia đình này. Họ thuộc một giai cấp khác, nhân sinh quan khác, mình thì gốc bần cố nông. Anh bạn kêu mi thật gan nhưng mà phải vào hang cọp mới bắt được cọp con. Cô nàng tuổi Dần. Từ đó mình bắt đầu mất lập trường cách mạng, không tin tưởng vào mối tình Trương Chi Mỵ Nương đương đại, phải bố trí tư tưởng cho một ngày bị xù. Lý do cô nàng kể đã xù rất nhiều anh chàng thậm chí bác sĩ. Chán Mớ Đời 

Phật Đản năm đó cô nàng bay sang Luân Đôn dự lễ này với mình. Cô nàng biết mình thích con gái bận áo dài nên đem sang bận khi đi tham dự lễ ở chùa. Hôm đưa ra phi trường, cô nàng kêu kiếm chỗ nào kín đáo để mi mình. Mình vừa ôm người đẹp vừa lấy cái chân đạp lên Vali cô nàng, sợ tên nào chôm mất. Phản xạ của thời giang hồ khắp âu châu.

Lễ Phật Đản năm đó, mình được cử lên hát chi đó không nhớ nữa.

Đó là lần cuối mình gặp cô nàng, ở phi trường vang vãng bản nhạc “Adieu Jolie Candy! … xem như có duyên nhưng không có nợ, để lại cho mình khá nhiều kỷ niệm đẹp. Sau đó, mình nhận được cú điện thoại của ông bố, cấm mình không được liên lạc với cô nàng. Thế là cuốn phim “chuyện tình viễn liên” bị cúp cái rụp như bao cuộc tình toả nắng chiều mưa. Tắt điện, đi ngủ. Xong om

Sau này, mình có quen một cô sinh viên nha khoa khác. Cô nàng đem về nhà, giới thiệu. Mẹ cô nàng chỉ mặt kêu “anh nà người nương, anh bỏ dạo, phải trở về đạo” khiến mình chới với, kêu nhà cháu 10 đời nay, không ai theo đạo cả nên chưa bao giờ bỏ đạo. Cô nàng lại dẫn mình vào nhà thờ, rồi thỏ thẻ xưng tội, kêu em có làm đám hỏi với một tên khác trước khi gặp sơn đen. Thế là mình chạy biến luôn. 1 lần tởn đến già. Sau này gặp mấy cô học nha hay y khoa là chạy dài.

Sau này mình sang New York làm cho kiến trúc sư I.M. Pei, người thiết kế viện bảo tàng mới Louvre. Một  anh bạn, cũng đang làm luận án tiến sỹ ở M.I.T. , kêu lên đây chơi, muốn giới thiệu một cô cực xinh. Mình nghe lời, bay lên thì phát hiện ra mối tình hữu nghị sông liền sông, núi liền núi của đồng chí gái. Thế là mình nhất trí dọn về Cali. Khi mối tình hữu nghị đã chín muồi, yêu nhau theo chân lý, mến nhau qua lập trường thì hai đứa ra city hall đăng ký quản lý đời nhau, nhập chung hộ khẩu cho đến ngày nay.

Xét ra Boston là nơi mình có duyên gặp người tình và người bạn đời, cũng đều do sinh viên M.I.T., mai mối. May mắn bị cô nàng sinh viên nha khoa xù nên mới gặp được đồng chí gái. Có lần con gái mình hỏi “what is your best deal?” Mình trả lời lấy mẹ con. Đồng chí gái rất can cường, kiên định, bạn bè nói đừng lấy thằng nghèo nhưng cô nàng cương quyết không nghe ai, chỉ nghe con tim mình và 30 năm sau, mấy người khuyên đồng chí gái đừng lấy mình lại kêu, con đó hên, lấy được thằng chồng biết chăm lo gia đình, không nhậu nhẹt, hút xách.

Lúc chuẩn bị đám cưới, một cô phụ dâu nói là biết chuyện mình và người đẹp Boston. Bố cô phụ dâu là bác sĩ nên chắc nghe nói phong phanh chi đó khiến mình thất kinh vì mình ở xa mà Bolsa vẫn biết. Chán Mớ Đời 

Mình nghiệm lập gia đình với một người bạn đời, một người luôn luôn đi bên cạnh mình dù có gặp nhiều thử thách, gian nan, nhưng vẫn có ý chí đi lên và chịu khó. Khi tình yêu đủ lớn, vợ chồng nào cũng vượt qua khỏi các thử thách, thay vì vác chiếu ra toà. Cuộc đời như cuộc chạy đua đường trường Marathon, cái đích là mấy chục năm sau chớ không phải ngày hôm nay. Hôm qua, mình leo lên đỉnh núi cao thứ hai của vùng Los Angeles, ý nghĩ đầu tiên là tiếc, không có đồng chí gái bên cạnh để ngắm cảnh đẹp hùng vĩ. 

Mình thấy có nhiều cặp lấy nhau, môn đăng hộ đối, thấy có vẻ hạnh phúc, có tất cả, địa vị, tiền bạc,… khi về già thì thấy họ mất hết, ly dị nhau, đủ trò. Một vị bác sĩ lợi tức cả triệu đô mỗi năm, về già chả còn gì cả hay bác sĩ trẻ, kê toa thuốc an thần nhiều quá bị rút bằng đi tù,… họ lấy nhau có lẻ vì tình yêu nhưng cũng có thể một phần vì bằng cấp, lương bổng, nên một khi lương bổng hết thì cũng xù nhau luôn.

Cách đây đâu 3 năm, thằng con mình đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam. Họ gửi cho cái video, các thiện nguyện viên nói cảm tưởng của họ trong chuyến đi thì mình thấy có một bà nha sỹ nào trông quen, hỏi đồng chí gái thì được trả lời là “thì bà Bồ cũ anh đó”, khiến mình thất kinh. Cô nàng nay phát tướng với thời gian. Chán Mớ Đời 

Mình gửi video cho anh bạn bác sỹ, người tình chung, cặp với cô nàng khi xưa, mấy năm trước khi làm đám hỏi với ông bác sỹ. Cô vợ kêu cô nha sỹ dại, anh chồng bác sỹ vừa giàu, vừa giỏi, khiến cô nàng được hưởng, tương tự đồng chí gái. 

Nếu so sánh giữa cô nàng và cô vợ của anh bạn thì mình chọn vợ anh bạn vì cô này rất thông minh. Nay hai vợ chồng về hưu đã mấy năm nay, đi chơi mút mùa lệ thuỷ. Cô vợ, biết quán xuyến tài chánh nên khi 60 tuổi thì anh chàng đóng cửa phòng mạch về hưu.

Đồng chí gái có trí nhớ siêu việt. Có lần đi ăn cưới cháu tên bạn, người dẫn chương trình giới thiệu một ca sĩ, mình hỏi vợ, bà này sao trông quen quen. Đồng chí gái kêu thì bà bạn anh chớ ai. Bà ta đi hỏi vợ cho anh mà. Quên rồi à? Khi mình sang Cali, có đến nhà cô bạn học cũ Văn Học xưa này thăm. Ra về, người đẹp Boston kêu: “bạn anh mà sao giống bạn của má em quá xá”. Khi đi hỏi vợ, vợ chồng cô bạn học cũ có đi theo, cô bạn kêu: “ông đừng có giới thiệu tôi là mẹ ông nhé”. Chán Mớ Đời 

Đang viết đến đây thì đồng chí gái đi chợ về. Kêu bận cái áo này xem sao. Thấy thương mụ vợ chi lạ. Từ ngày lấy vợ, mình chả cần mua áo quần. Có vợ lo hết. Thấy vợ đẹp như mặt trời cách mạng. Mụ đang chuẩn bị cho bữa tiệc, kỷ niệm 29 năm khói lửa, nội chiến từng ngày. Kinh

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng

Nhà Sơn nghèo dang nắng SƠn đen 

Người đẹp Boston tại Luân Đôn.


Nên đi hay chạy bộ khi về già

 Lâu lâu, lại nghe ai đó quen, đánh quần vợt nói rồi nằm sân luôn. Mọi người kêu là ông đó chơi thể thao lắm mà sao bị đột quỵ. Chúng ta cứ nghĩ là chơi thể thao là mọi việc ổn. Đó là lời khuyên của bác sĩ khi thấy lượng Cholesterol cao nên kêu phải tập thể dục, hoạt động nhiều. Từ đó chúng ta có ý tưởng là hoạt động nhiều là khoẻ mạnh.

Đó là giả thuyết được cấy trong đầu người Mỹ từ thời ông Ancel Keys đưa ra giả thuyết chất béo gây nên bệnh tim, họ khuyến khích người dân tập thể dục, giảm ăn chất béo bú xua la mua. Kỹ nghệ về dinh dưỡng và tập thể dục phát triển nhanh chóng từ ngày cô đào Jane Fonda, dạy thiên hạ múa máy nhưng béo vẫn béo, mập vẫn tròn. Chán Mớ Đời 

Nay thì giả thuyết này đã được xem là sai nhưng không ai dám nói. Thí dụ: American Heart Association, được bảo kê bởi các công ty thực phẩm, khuyến khích, chỉ dẫn người mỹ về dinh dưỡng để khỏi bị bệnh tim, ăn tinh bột ngủ cốc, giảm chất béo, nay thì sai, họ đâu dám lên tiếng kêu là họ đã sai lầm từ 50 năm qua.

Đâu phải già bị nằm sân, lâu lâu cũng thấy tin một hay hai cầu thủ trẻ đang tập dợt rồi lăn đùng ra trên sân cỏ. Chết. Trường hợp cầu thủ Đan mạch Ẻriksen hôm qua đang chạy bổng nằm luôn, dù mới có 29 tuổi. Kiểu này là anh ta sẽ phải giải nghệ vì không có công ty bảo hiểm nào chịu bán bảo hiểm.

Chiếc xe mà cứ chạy ngày đêm và nhanh nữa thì sẽ sớm bị hư hại. Cơ thể mình cũng vậy, nếu bị xài quá tải thì mau hỏng nhất là về già, các mạch máu có thể bị nghẹt, máy không chảy về tim kịp, sẽ gây nhiều tai hại.

Khi xưa, mình ở các thành phố lớn nên phải lấy xe buýt hay xe điện ngầm để đi làm nên phải đi bộ khá nhiều, tính ra cũng mấy cây số mỗi ngày. Chỉ khi về sinh sống tại cali thì phải đi xe. Từ trong nhà là leo lên xe từ ga ra chạy đến sở rồi chỉ đi bộ từ bãi đậu xe đến văn phòng, không bao nhiêu. Do đó mới cần đi bộ mỗi ngày với vợ trong xóm, luôn tiện, thông tin cho nhau những công việc, về con cái,…

Xem các chương trình về thiên nhiên, thì tuyệt nhiên không thấy các động vật nào luyện tập thể thao để giải trí, ngoại trừ con người. Động vật vận động để sinh tồn, chỉ có con người là vận động nhiều sau khi ăn, tìm cách làm bớt béo. Những hoạt động làm tăng nhịp tim đột ngột thì không có lợi.

Trường hợp như mấy người đánh tennis, đang đứng thủ rồi khi trái banh được đối thủ đánh qua thì chạy cái ào, khiến tim đập mạnh lên rồi ngừng như chiếc xe đang rồ ga rồi chạy cái ào từ 0 cây số lên 90 cây số một giờ trong vòng mấy giây đồng hồ rồi thắng cái két. Lại rồ rồ rồi chạy cái ào, thắng cái két thì máy sẽ sớm bị hỏng, bánh xe mòn, thắng sẽ mòn hay hư,…

Nếu chúng ta xét về tim thì quả tim không bao giờ bị ung thư. Ung thư là loại bệnh do sự phân bào vô hạn. Quả tim sẽ không phân bào nữa sau khi được phát triển hoàn toàn, do đó người ta nói tạo hoá đã sinh ra trái tim để đập suốt đời tới hai tỷ lần (2,000,000,000). Nếu tim đập 50 lần/ phút thì nó sẽ ngừng đập khi chúng ta được 80 tuổi.

Do đó nếu chúng ta muốn sống thọ, khoẻ mạnh thì không nên khiến trái tim của mình đập nhanh, quá số lần này. Mình hay thấy các cầu thủ chết sớm. Năm ngoái trung phong Ý Đại Lợi Pablo Rossi, người hùng giúp Ý Đại Lợi vô địch thế giới đã qua đời khi mới 64, 65 tuổi. Mình có mấy anh bạn chơi thể thao nhiều lắm, như chạy Marathon, đạp xe đạp mấy chục dậm,…nhưng đều có vấn đề sức khoẻ, đau chân, đầu gối hay tim mạch,…  mình chỉ tập nội công Hồng Gia và Thái Cực Quyền thêm đi bộ là xong om.

Khi chúng ta chơi thể thao khi nhỏ thì nhịp tim đập thường ít hơn nhưng lớn lên thì khác, cho nên không nên lạm dụng trái tim. Người ta cho biết là cứ lấy số 180 - cho số tuổi của mình là biết nhịp độ tim đập an toàn. Lấy thí dụ mình năm nay 65 thì lấy 180 - 65 = 115. Hôm qua mình leo núi chạy theo đám trẻ nên nhịp tim lên đến 151 nên mình kêu chúng đi trước rồi mình đi chậm sau thì tốt hơn. 

Còn những ai mà không hoạt động thường xuyên thì nên dùng chỉ số 170 -65 = 105 là tốt. Mấy người chơi quần vợt là đang đứng thì nhịp tim 120 rồi bổng nhiên chạy cái ào, đưa hết sức bình sinh đánh cái rầm trái banh thì nhịp tim có thể lên 160, rồi chạy về 120 rồi dần dần mệt thì có thể lên 180 là nằm sân.

Mình có kể về đi bộ khi về già, nay xin giải thích thêm lý do. Khi vụ sóng thần Fukusima xẩy ra tại Nhật Bản, các nạn nhân sống trong xe, trong các nơi cư trú tạm thời thì người ta khám phá sau khi siêu âm các tĩnh mạch đùi của họ, kết quả cho thấy 50% bị chứng “huyết khối” (thrombosis), sự hình thành các cục máu trong mạch máu.

Lâu lâu lại nghe có người đi máy bay, ngồi lâu nên hay bị đột quỵ vì huyết khối chảy vào phổi nên người ta gọi là hội chứng hạng thường (Economic class syndrome) nên khi mình đưa mẹ mình về Việt Nam, phải mua vé thương gia vì sợ mẹ ngồi lâu sẽ bị lộn xộn. Đi máy bay, trên trời, mất trọng lực nhiều, lâu lâu mình đứng dậy ra hành lang tập vài cử động cho khoẻ chân tay.

Mình có cái đồng hồ báo cho mình biết khi ngồi xem truyền hình quá lâu, cần phải đứng dậy. Mình đọc sách, đều đứng hay viết vớ vẫn. Tránh ngồi nhiều vì hai cái bắp đùi là máy bơm phụ máu về tim. Trong cơ thể chúng ta, máu được vận chuyển đến các tế bào nhờ quả tim. Tim chỉ có nhiệm vụ gửi máu đi còn hai cái bắp đùi và cơ lưng có nhiệm vụ chuyển máu về tim. Do đó chúng ta chỉ cần đi bộ bình thường là khoẻ, không cần tập thể thao nào để chứng tỏ mình là một thể tháo gia.

Nơi leo núi hôm qua, tổng cộng lên xuống là 12.5 dậm

Có người lại kêu đi bộ lâu, không có thì giờ. Thật ra chúng ta chỉ cần đi bộ 3 phút cũng đủ nếu đi theo phương cách mà người Nhật Bản gọi là “Nagumo flow “. Hóp bụng vào và ưỡn ngực ra khi đi bộ, tay vung nhẹ nhàng, và bước đi dài nhất. Mình leo núi thì phải đeo cái túi đựng nước phía sau để giúp mình ưỡn ngực.

Hôm qua mình leo núi với đám trẻ, thấy chúng đi nhanh quá nên để chúng đi trước, ai ngờ, độ một dậm sau thì mình thấy chúng ngồi thở như trâu. Mục đích là đi 12.5 dậm, chớ không phải đến trước đến sau.

Lúc đầu đi ở giữa đoàn nên nhịp tim lên đến 153, sau mình để đám trẻ đi trước, lủi thủi theo sau để giảm nhịp tim

Cứ nhớ là mấy cơ bắp ở chân và cơ lưng là những máy bơm phụ, để đưa máu về tim mà nếu chúng ta cứ ngồi xem truyền hình hay đọc sách, làm việc thì không tốt. Nay họ có những cái bàn, có thể kéo cao lên để người ta làm việc đứng. Mình lấy cái khay ăn sáng trên giường để trên bàn, bỏ iPad lên trên để viết hay đọc tin tức. Nhất là tập Trạm Trang Công để giúp máu được đưa về tim tốt hơn. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Có người phản hồi: “ Cám ơn anh, đúng vậy em mê tennis, trên sân thì hăng tiết vịt banh nào cũng ráng chạy cho bằng được, nhiều lần chạy xong thấy như cái màn đen ụp xuống, sợ lắm nhưng cứ hay quên...” ( Anh Yeu “