Đất Xanh - Groenland

Dạo này thiên hạ xúm lại đập ông Trump nữa về vụ huỷ bỏ chuyến công du tại Đan Mạch do bà hoàng hậu xứ bắc Âu này mời. Lý do là bà thủ tướng xứ này kêu ý định của ông Trump mua Đất Xanh (Groenland) của xứ Đan Mạch là ngu xuẩn.
Cái lạ là khi ông Trump làm điều gì tốt thì báo chí như ngủ quên. Tuần rồi xem đài truyền hình C-SPAN, thấy ông Trump ký sắc lệnh, bãi nợ đại học cho cựu chiến binh, không thấy báo chí nhắc đến.
Cái khổ là người ta quên xứ Đan Mạch này đã từng bán cho Hoa Kỳ 3 phần đất của họ ở Trung Mỹ ở đầu thế kỷ 20: Saint Thomas, Saint John và Saint Croix với giá 25 triệu đô la vào năm 1917. Thì nay, Hoa Kỳ có thể tiếp tục hỏi mua phần đất Đất Xanh của cựu đế quốc Đan Mạch này.

Thuế Hoa Kỳ

Hôm nay là ngày chót để nộp hồ sơ thuế cá nhân ở Hoa Kỳ. Mình đã gửi trước khi đi nên ngồi lêu bêu nghĩ xem cái xứ mỹ này nó đánh thuế ra sao.

Ngày xưa, ngày xửa có một gia đình mỹ, sinh được 3 người con. Thằng A, Thằng B và Thằng C. 3 anh em sống vui vẻ rồi lớn lên yêu nghề thợ mộc do ông bố được truyền lại. Lớn lên lập gia đình, mỗi người có 2 người con. Cả ba làm thợ mộc lương như nhau $25/ giờ nhưng tính tình lại khác. Mỗi người chú tâm vào những gì mình thích nên làm việc tuỳ theo hứng và đòi hỏi cá nhân. A làm 20 giờ/ tuần, B làm 40 giờ / tuần còn C thì làm 60 giờ/ tuần.

A thì thích là theo năng suất hưởng theo nhu cầu nên đi làm bán thời gian, lương được $20,000/ năm còn thời gian thì anh ta đi chơi thể thao, cắm trại trên rừng, biểu tình chống phá hoại môi trường… B thì làm toàn thời gian vì anh ta không thích cắm trại, chơi thể thao còn C thì làm nhiều thời gian, để dành tiền để đầu tư cho mai sau.

La Mã ngày nay

Hôm qua, hai vợ chồng đến dùng cơm tối tại nhà một gia đình Ý mà 35 năm nay không gặp lại. Những lần trước về lại âu châu từ khi mình sang Hoa Kỳ làm việc thì chỉ quanh quẩn ở Paris, Grenoble, London và Venezia nên không có thời gian đi thăm bạn cũ ở xa.
Điều mình nhận thấy là thủ đô nước Ý kỳ này trở lại sau 35 năm thì có rất nhiều người ngoại quốc sinh sống. Khu gần Piazza Della Republica, theo lời giải thích của thằng Maurizio thì độ 15 năm về trước, người Tàu sang đây mua nhà cửa rồi họ ở tập thể như các chung cư tập thể bên tầu, nhét 30,40 người ở trong một căn hộ nhỏ, từ đó các quán tiệm ăn tầu, ấn độ, Bangladesh,.. mọc lên.
Mình thấy các tiệm bán đồ chạp phô, lặt vặt đều do người Bangladesh làm chủ. Gần nhà nghỉ có một tiệm này, mình hỏi mấy giờ đóng cửa vì tính đi ăn cơm nhà Turriziani về, ghé vô mua nước và trái cây thì được biết là họ đóng cửa vào một giờ sáng. Theo mình được biết thì dân Ý rất lười so người đức, tây nên không ai mở cửa đến 1 giờ sáng chỉ có người ngoại quốc mới chịu khó.
Người âu châu họ sinh ở đất này nên không còn chịu khó như cha mẹ, ông bà của họ khi xưa, sau cuộc đại chiến thế giới. Họ được nhồi nặng qua bao nhiêu năm với các cuộc đình công, đòi hỏi quyền lợi cho giới thợ thuyền lao động. Dần dần thế hệ con cháu của họ không chịu khó làm việc tay chân, chỉ muốn làm theo năng suất, và hưởng theo nhu cầu theo tinh thần của xã hội chủ nghĩa.

Tapas

Cách đây mấy tuần, đồng chí gái và mình có ghé ăn một tiệm ở Huntington Beach, bán toàn các món Tapas khiến mình nhớ đến chuyến du hành tại Tây Ban Nha khi còn sinh viên. Mình quen vài cô sinh viên gốc Tây Ban Nha khi ở Luân Đôn, rồi họ rủ sang viếng xứ họ khi nghỉ hè.
Dạo ấy đi du lịch, mình chỉ để ý đến gái gú, kiến trúc và thức ăn. Thật ra thời đó, sinh viên không tiền, làm Mít ba lô, đi quá giang xe, nay đây mai đó nên không có tiền để ăn món lạ trong tiệm ăn sang trọng. Hôm trước nói chuyện với cô em họ của đồng chí gái, đi du học trước mình mấy năm, kể khi viếng thăm đảo Capri, Ý Đại Lợi.
Mình nhớ hồi còn bé bé nghe bản nhạc "Capri, c' est fini!" do Hervé Vilard hát nhưng không biết Capri ở đâu, đến khi sang Ý thì mới biết là một hòn đảo gần thành phố Napoli, phía nam của La Mã. Khi đi xuống vùng này thì mình bắt buộc phải đi tàu ra đảo, ngồi vẽ cạnh một biệt thự rất đẹp. Bổng có ông ý, chủ nhà kêu vô ăn cơm với gia đình ông ta, sống ở La Mã, hè ra đây nghỉ mát.

Chinese exclusion act

Hôm qua, đi đón thằng con ở ga xe lửa. Trên đường về nhà, thằng con hỏi có biết vụ bác sĩ gốc Việt, bị lôi ra khỏi máy bay, máu me. Mình nói biết và hỏi lại trong trường đại học, nhóm sinh viên á đông có làm gì không, họp hội thảo,… thằng con kêu không vì tinh thần á đông không thích tranh đấu.
Mình nói nếu việc ấy xẩy đến cho một người da đen hay gốc la tinh thì trong đại học đã xuống đường, kêu gào kỳ thị chũng tộc còn da vàng thì cuối mặt làm thinh. Vấn đề là nếu làm thinh, nghĩ không đụng đến mình vì không dính dáng gì đến mình nhưng nếu đã xẩy ra cho người khác thì sẽ có ngày đến phiên mình thì ai cứu. Thấy da đen, La tinh ngay cả người da trắng bị đánh đập thì mình phải la toáng lên nhân danh nhân quyền.
Trong thời đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ đánh nhau với Nhật Bản, đức, và Ý. Chính phủ mỹ lùa các người Mỹ gốc Nhật vào trong các trại tập trung trong khi người gốc Đức, Ý thì vẫn nhởn nhơ sống tự do trong xã hội. Vào thế kỷ 19, có luật cấm người di dân gốc Á châu qua Chinese Exclusion Act, mới được xoá bỏ vào năm 1949.

Kẻ lưu vong là ai?

Mỗi lần mình gặp bạn học cũ hay người quen khi xưa, đều nghe họ nói mày sướng, không phải bắt buộc sống với Việt Cộng cho dù mình cũng mang kiếp lưu vong như họ. Lý do là lưu vong đều khởi đầu bởi một bi kịch chính trị để rồi biến thành một bi kịch văn hoá nơi xứ lạ quê người.

Đồng chí gái hay mấy người em mình sinh sống tại hải ngoại, bắt buộc đi tìm một con đường sống bất chấp hiểm nguy trên con đường vượt biển, có thể nói là lao vào cái tử để tìm con đường sống. Có nhiều người bạn kể họ vượt biển nhiều lần, bị lừa hết tiền bạc, vào tù ra khám, giả điên giả rồ để qua mặt công an.

Mình thì bắt đầu cuộc đời lưu vong bởi một bi kịch văn hoá. Mình thoát ra khỏi Việt Nam bằng cách đi du học trước bi kịch chính trị của quê hương; Sàigòn thất thủ. Không chứng kiến đất nước đổi chủ, thấy thiên hạ chạy loạn lo sợ bị Việt Cộng tắm máu, pháo kích, tù tội mà người Việt điển hình bà cụ mình, cứ mỗi lần gặp mình là kể chuyện thời gian sau khi mình rời Việt Nam, như một vết thương tâm lý sau bao nhiêu năm vẫn chưa lành hẳn với thời gian. Mấy người em mình cùng trải nghiệm thời gian ấy nên không thấy có chi là đặc biệt, cười thầm mỗi khi bà cụ bắt đầu cuộc độc thoại.
Mỗi lần nghe bà cụ tâm sự thì mình chỉ ngồi yên, lắng nghe như một bác sĩ tâm lý, ngồi nghe người bệnh, giải bày nội thương tâm lý. Mình vẫn cảm nhận sự tức tưởi của bà cụ, bị hàng xóm thay đua lập chiến công, tố khổ bà cụ và gia đình mình thuộc giai cấp phản động và những may mắn giúp thoát khỏi tấm bi kịch đến ngày nay.

Hôm trước có cô bạn học cũ ở Văn Học, hàng xóm với mình khi xưa, viết thư nói cô nàng mất thời gian khá lâu để đọc những gì mình viết trên diễn đàn. Cô này mới tìm về tổ ấm Văn Học gần đây, sau này cứ thấy email của mình chắc là ớn. Xong om.

Cô nàng hỏi sao mình viết nhiều mà ý tưởng lấy từ đâu ra. Mình trả lời là từ đồng chí gái. Lấy vợ bị đì quá nên con người cần một chỗ để giải bày những uẩn ức của một đời người mang tiếng sợ vợ. Đúng hơn là mình sống ở hải ngoại độc thân, không gia đình bên cạnh, như con thuyền không bến bờ nên đi nhiều, gặp chỗ nào vui thì dừng lại, kiếm việc làm rồi khi chán hay hết hạn làm việc thì lại tiếp tục lên đường như Ulyssus của Homer, đi trên con đường vô định để rồi một hôm, nói như Gẻorges Moustaki, phản bội Tự Do để đổi lấy nhà tù tình yêu với một cán bộ quản giáo xinh đẹp quản thúc, quản chế tại gia đến nay.

Bi kịch của kẻ lưu vong không phải chỉ thay đổi chỗ ở, không gian thôi mà còn phải thay đổi cách suy nghĩ, cách cảm nhận, cách phát biểu qua một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ. Thật ra ở Việt Nam, người dân miền Nam cũng phải học cách phát biểu những từ cách mạng xa lạ ngay chính trên quê hương của họ. Mình nhớ sau khi ở Ý một năm, mình trở lại Pháp thì trong đầu tiếng Ý cứ lùng bùng, mất cả tháng mình mới nói và suy nghĩ theo tiếng Tây lại. Nhìn lại thì mình đã lưu vong từ bé khi học trường Tây. Về nhà thì nói tiếng Việt nhưng vào lớp, nơi mình thâu nhận kiến thức thì phải tấu bằng Pháp ngữ. Hôm trước, có anh chồng của cô bạn học yersin xưa kể là bà xã anh ta đọc tiếng Việt không hiểu, từ bé học trường pháp rồi đi tây đến nay.

Mình mới nhận thức rằng cô bạn học cũ cũng lâm vào tình trạng của mình khi xưa. Mình thì lên trung học thì dần dần tiếng tây bớt phát triển, tiếng Việt cũng sơ sơ, may mà mình qua Văn Học được hai năm cuối trung học phổ thông nên còn ngáp ngáp được chút việt ngữ. Do đó mình khởi đầu cuộc đời lưu vong bằng một bi kịch văn hoá từ bé khi ông bà cụ cho học chương trình Pháp.

Nhiều người ngạc nhiên, kêu sao mình nhớ nhiều về Đà Lạt. Người Mỹ hay kêu "you are what you remember". Cái khổ của người lưu vong là mối quan hệ của họ chỉ được thể hiện qua Nổi Nhớ về quá khứ cho nên mọi kỷ niệm như được tô lên một lớp sơn óng ánh rất đẹp. Nổi nhớ chỉ quy về một không gian, một chốn như mình về Đà Lạt thời bé. Sau này là những thời gian sinh sống tại Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Anh quốc, New York,...

Nổi nhớ giúp mình đi ngược thời gian như chiếc xe trong cuốn phim "Back to the future", trở lại thời còn sinh sống tại Đà Lạt. Nhớ tới Đà Lạt khi xưa chưa đủ mình lại muốn đi xa hơn về thời bố mẹ mình còn trẻ, gặp nhau ra sao rồi dần dần mình muốn biết thêm về ông bà nội, ông bà ngoại.

Marcel Proust trong cuốn " À la recherche du temps perdu", cũng chỉ vật vã nhớ đến cái làng Combray dù ông ta không phải lưu vong như người Việt hay những người tỵ nạn khác trên thế giới. Cũng có thể vào thời đại của ông, di chuyển khó khăn, sống ở Paris cũng là đã xa như một kẻ lưu vong tương tự thi sĩ Nguyễn Bính khi xưa, ra tới Huế đã thấy xa xôi không có tháng ngày. 
Chúng tôi hai đứa xa Hà Nội
Bốn tháng hình như kém mấy ngày

Kẻ lưu vong luôn luôn đứng ở làn kết nối của hai nền văn hoá
Khi chúng ta thoát khỏi ngục tù quê hương thì chúng ta lại rơi vào một nhà tù khác, đó là nhà tù của Quá Khứ, nhà tù của Trí Nhớ. Sợ quên nên chúng ta bổng đâm ra bảo thủ. Mình đọc báo, thấy mấy người lớn tuổi kêu gọi không để con em mất gốc, phải bắt chúng học tiếng Việt, nào tiếng việt còn nước Việt còn như ông Phạm Quỳnh khi xưa nói, ôi thôi đủ thứ. Chúng ta lo sợ sau khi đánh mất quê hương, lại sợ đánh mất tiếng Việt, văn hoá của nơi sinh trưởng, quên đi những mối quan hệ mới đan xen kẽ với nhau trong cuộc sống mới tại nước sở tại, quên đi chúng ta đã thay đổi dần dần bản thể, mất căn cước của người Việt xưa kia.

Năm ngoái về thăm Đà Lạt, mình có gọi điện thoại cho anh bạn học cũ, ở Pleiku, nói sẽ không lên thăm anh ta được vì thời giờ eo hẹp. Câu đầu tiên anh ta nói: "nghe lại được tiếng Đà Lạt của mình, sau bao năm". Mình buồn cười, có lẻ anh ta ở xứ Thượng nên nghe thổ dân nói giọng Ra đê hoài nên mừng khi nghe lại giọng lai Quảng của người Đàlạt. Thật ra khi người lưu vong, vì sợ mất cái gì từ Việt Nam, trở nên bảo thủ do đó mình giử giọng nói của Đà Lạt và khi nói tiếng Việt thì cố gắng không chêm tiếng tây tiếng tàu vào ngoại trừ khi gặp ai nói tiếng Việt chêm tiếng Tây tiếng Tàu thì dùng từ tiếng Việt họ không hiểu như hôm trước mình nói về Đại Vực, đồng chí gái hỏi cái gì thì nói Grand Canyon.

Người lưu vong là một tù nhân của quá khứ, có tâm lý bảo thủ nên quên là Việt Nam ngày nay cũng vận hành theo năm tháng do đó khi về thăm Việt Nam, ai ở hải ngoại về đều thất vọng, ngoại trừ mấy anh chàng đi tìm chân dài chân ngắn. Người thì chê tiếng Việt ngày nay dùng những từ quái đản. Nhớ lần đầu tiên về thăm Đà Lạt năm 1992, lúc Việt Nam mới mở cửa thì Đà Lạt dạo ấy vẫn còn những vóc dáng của năm tháng trước 75, chỉ khác là già đi, cũ kỷ, buồn thê lương vì mình về vào mùa mưa. Ngày nay về thì không nhận ra Đà Lạt thủa xưa, gặp ai đi Đà Lạt về đều than như bọng vì họ chưa thoát được nhà tù của trí nhớ.

Chúng ta ra đi, rời bỏ quê hương có nghĩa là sự dừng lại, những hình ảnh xưa, kỷ niệm cũ như hoá thạch từ giây phút lên thuyền hay máy bay. Ulyssus của Homer trở về quê hương cũng bàng hoàng khi ông ta so sánh nhà tù trí nhớ và hiện tại mà quên đi cuộc sống ở quê hương vẫn thay đổi theo thời gian. Lưu Nguyễn lọt vào Thiên Thai, trở về quê xưa, không tính đến sự cách biệt thời gian nhiều hay ít ở cỏi tiên và trần thế. Hình ảnh của hai ông này về quê hương dừng lại từ giây phút họ rời làng quê. Khi mình về Đà Lạt, thì hàng xóm cứ lộn mình với người em kế, nhiều đứa bé khi xưa nay lớn, không có khái niệm gì về mình cả vì họ không tự nhốt, giam hảm trong nhà tù của trí nhớ.

Tình cảm sợ mất gốc khiến người lưu vong bị phân thân giữa cái văn hoá việt và văn hoá tây phương, không giúp chúng ta thâm nhập vào văn hoá của nước sở tại. Chúng ta dừng ở điểm gạch nối của Franco-Vietnamien hay Vietnamese-American hay Italiano-Vietnamita... Chúng ta bị day dứt, dày vò trong nhà tù của ký ức vô hình trung biến chúng ta thành những kẻ bên lề, trong xã hội mới. Văn hoá Việt thì chúng ta không thông, cứ kêu họ dùng danh từ quái đản, không thuần tiếng Việt mà văn hoá Tây phương thì chúng ta không có khả năng hay không muốn tiếp nhận.
Chúng ta tôn sùng văn hoá Tây phương nhưng không dám bồi dưỡng cho tri thức của mình vì sợ phản bội văn hoá Việt như một người đàn ông có vợ, ray rức khi thấy một cô gái đẹp như một anh bạn trong lúc tâm sự, bổng nói anh ta chỉ tiếc là không lấy được người anh ta thương.

Dạo này mình nhận thấy có nhiều người vô gia cư gốc việt xuất hiện tại Bolsa. Người ở Việt Nam thì thèm muốn được qua đây nhưng qua đây rồi thì bị lâm vào cái bệnh nhà tù của quá khứ; khi xưa từng là ông này bà nọ, không muốn trở lại con số không, không muốn hội nhập rồi bị khủng hoảng kinh tế, tâm thần rồi lang bang như nhà thơ nổi tiếng một thời, chết trước sân chùa.

Khi bạn học cũ tìm lại nhau qua diễn đàn thì tâm lý tương tự của kẻ lưu vong, tự nhốt trong nhà tù quá khứ, của ký ức. Chúng ta hồ hởi tìm lại nhau nơi chốn dừng lại, điểm khởi đầu của cuộc đời lưu vong. Mình đi trước 75 nên chốn dừng lại của mình khác với người di tản trước 30/4/75. Người đi vượt biển có điểm dừng, kỷ niệm bị hoá đá, khác với những người đi trước do đó khi gặp lại nhau trên diễn đàn lúc đầu thì vui vì ai cũng muốn tìm lại những hình ảnh quá khứ của mình hay của người bạn một thời học chung, lại quên đi sự vận hành cuộc sống của những bạn chung khi xưa.

Một anh bạn kể về một người bạn khác, anh ta rất thất vọng khi gặp lại người bạn mà anh ta rất mến khi xưa. Nay thì chịu không nổi vì anh bạn kia ăn tục nói tục mà tri thức của anh ta không chấp nhận. Anh bạn quên là người bạn kia sống trong môi trường làm ăn tại Việt Nam thì phải như vậy. Đi với ma thì phải bận áo giấy, đi với bụt thì bận áo cà sa. Dần dần dân cư trên mạng thất vọng, muốn tìm lại chút hương xưa như chúng ta như Từ Thức trở về bến cũ, không tìm lại những hoài niệm, những hoài bão của một thời, rồi chúng ta lặng lẽ rời diễn đàn, không muốn tham dự họp mặt, hội ngộ vì không muốn thất vọng thêm, không muốn thoát khỏi nhà tù của ký ức, của nỗi nhớ của kẻ lưu vong.
Thật ra nói chuyện với bạn cũ khi xưa còn sinh sống tại Việt Nam thì mình đoán họ cũng sống kiếp lưu vong như mình vì tuổi trẻ của họ cũng có những hoài niệm, hoài bão chung của một thế hệ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà. 30/4/75 cũng đổi đời họ, biến họ thành những kẻ lưu vong trên chính đất nước của họ. Có người thích ứng với chế độ mới, trở thành đảng viên hay CM30, có người không thích ứng được thì vẫn làm kẻ đi bên lề của sự chuyển động của lịch sử, manh động của xã hội với thời gian. Khi gặp nhau chúng ta như tìm nhau vài tiếng đồng hồ trong nhà tù của quá khứ, của ký ức rồi sau đó ai về nhà nấy.

Cái khó của kẻ lưu vong là làm sao phá vở được nhà tù của ký ức, của nổi nhớ để cùng đi chung quảng đường đời còn lại, cùng chung tạo những kỷ niệm mới với nhau trong tình bạn của thủa nào, đã dứt đoạn. Khi gặp lại nhau trong nhà tù của trí nhớ thì chúng ta không khỏi so sánh những người bạn học chung một thời.

Ngày nay, chúng ta còn gì ngoài tình bạn, không nên để quá khứ lấn chiếm hiện tại. Sau bao năm sống kiếp lưu đầy trên xứ người hay trên chính quê hương mình, chúng ta chỉ còn lại là tình đồng môn, đồng hương và một trời kỷ niệm. Chia sẻ một bài hát, một bài văn, một hình ảnh, một nụ cười là một hạnh phúc trời ban.
Nguyễn Hoàng Sơn 

Sombre Dimanche

Nhớ hồi nhỏ, nghe người lớn nói chuyện về một bản nhạc mà nhiều người nghe đã phải tự tử nên sợ quá không dám nghe. Sau này qua tây, mùa đông nhớ nhà, nằm trong căn phòng ô sin nghe Khánh Ly hát "chiều chủ nhật buồn nằm trên căn gác…" chán đời mở radio France Culture thì được nghe đến chương trình về lịch sử bản nhạc do một nhạc sĩ gốc Hung Gia Lợi làm mà người Pháp đặt cho cái tên "Sombre Dimanche".
Phát ngôn viên kể là bản nhạc này nổi tiếng và bị cấm tại nhiều quốc gia, do nhạc sĩ gốc Hung tên Rezső Seress phổ nhạc bài thơ của nhà thơ László Jávor vào năm 1933. Thật ra là lúc nhạc sĩ Rezső Seresss mới làm bản nhạc tại Pháp thì không có nhạc xuất bản nào nhận xuất bản, đến năm 1933 thì được in với lời của thi sĩ Javor, nói về người tình đã qua đời và ông ta mong muốn được chết theo, khác với ca từ của nhạc sĩ, mới được chú ý và bị cấm sau đó nhất là người ta quên những ca từ của nhạc sĩ luôn.
Lý do cấm là nghe nói bài này tạo nên một phong trào tự tử ở thủ đô Budapest và trên thế giới. Khởi đầu tại Berlin, một thanh niên yêu cầu ban nhạc chơi bản nhạc này trong một quán nghe nhạc, sau đó về nhà, tự bắn vào đầu, để lại một lá thư tuyệt mệnh với những ca từ của bản nhạc này. Rồi có mấy vụ tự tử ở các xứ khác xẩy đến với những ca từ của bản nhạc này bên cạnh. Người ta nói có lẻ vì thời gian này có khủng hoảng kinh tế, người ta lâm vào trường hợp bi đác, không tiền, không công ăn việc làm, lại nghe bài hát buồn nên khiến người ta quyên sinh.

Duty Free

Đi chơi, phải quá cảnh tại các phi trường quốc tế, mình rất sợ đồng chí gái cứ rảnh chạy đi mua đồ rồi bắt mình khiêng. Cô nàng kêu Duty Free nhưng Free ở đây thì lại đắt hơn ở ngoài phi trường gấp 3 lần.
Lần đầu tiên mình thấy chữ Duty Free khi trên đường đi Tây, máy bay dừng lại ở phi trường Vọng Các, Tân Đề Li và Teheran nhưng không hiểu gì, thêm phần lo sợ bị lạc nên cứ kiếm mấy tên hành khách trong máy bay, ngồi gần mình, họ đi đâu thì mình lò dò đi theo nhưng công an khu vực. Sau này đi làm ở London, lâu lâu bay về Paris vào cuối tuần để thăm mấy người em mới biết Duty Free, có nghĩa là miễn thuế. Lần đầu tiên về Việt Nam, mình có mua một bịch thuốc 555, để tặng ông cụ và công an khu vực.
Khi xưa, hành khách bay qua Đại Tây Dương bằng máy bay chong chóng nhỏ, thậm chí có máy bay đậu trên nước thì họ đáp xuống phi trường gần nhất để lấy nhiên liệu. Gần nhất là phi trường Shannon, Ái Nhỉ Lan từ Hoa Kỳ và cũng từ phi trường này tạo dựng một nền thương mại Duty Free khắp nơi trên thế giới khi du khách đi máy bay.
Ông Brendan O’Regan, người Ái Nhỉ Lan có công, khởi đầu ngành thương mại Duty Free và phi trường quốc tế Shannon. Ông này được bằng tiến sĩ danh dự nên người ta hay gọi ông ta là tiến sĩ nhưng thật tế thì ông ta khởi nghiệp là người bán rượu ở quán rượu.
Dạo ấy, hành khách đa số là người giàu có, các tài tử nổi tiếng ở Hoa Kỳ và Âu châu, ngồi trong các máy bay nhỏ bé, bị nhồi lên nhồi xuống trên không trung nên khi xuống phi trường đợi tiếp nhiên liệu thì họ cần có đồ ăn thức uống nên ông O’Regan mở tiệm ăn ở phi trường, đặt tên là lạ cho mấy món ăn, để hấp dẫn du khách giàu sang như Kerry Lamb, Dublin Prawns,.. Có thức uống đặc biệt mà ông ta làm cho thực khách là Irish Coffee, cà phê Ái Nhỉ Lan mà ngày nay khắp thế giới dùng sau khi ăn cơm.
Dạo mình sang Ái Nhỉ Lan chơi, nghe đến Irish Coffee nên uống thử, ai dè là rượu mạnh pha cà phê và cream rất đặc. Tây thì sau khi ăn cơm, họ uống rượu mạnh như Courrvoisier rồi thêm ly cà phê, đây chắc họ lười nên pha hằm bà lằn mọi thứ cho tiện.
Ông ta còn mở một tiệm nho nhỏ bên cạnh tiệm ăn để bán những vật lưu niệm và rượu mạnh. Thời ấy, cái gì cũng bị chính phủ đánh thuế và ông ta khám phá một mánh: số là từ thế kỷ 17, các thuỷ thủ của xứ Anh đều được miễn thuế khi họ lên thuyền ra khơi, đi tìm thuộc địa cho hoàng gia Anh hay buôn bán, có lẻ để giúp họ ngủ lâu để tránh say sóng. Các con tàu rời Anh quốc đưa người di cư sang Hoa Kỳ, chở bia và rượu nhiều hơn thức ăn, bia được dùng thay nước uống và có chất bổ, lại giúp thiên hạ ngủ quên đời. Mình nhớ khi đi từ Hy Lạp sang Creete bằng tàu thuỷ, lên tàu vô cabin mình chơi một viên thuốc say sóng, tối thức dậy làm một viên khác, ngủ đến sáng.
Năm 1950, ông O’Regan bay sang Hoa Kỳ, và trở về bằng du thuyền SS America. Ông ta nhận thấy là rượu được bán trên du thuyền này rẻ hơn ở phi trường, vì đang ở hải phận quốc tế. Do đó khi về nước, ông ta yêu cầu chính phủ miễn đóng thuế rượu ở phi trường vì máy bay được xem là những du thuyền trên không trung. Chính phủ Ái Nhỉ Lan kêu miễn thuế cho tụi nhà giàu? Tương tự chính phủ Việt Nam thích đánh thuế visa du khách nhưng lại quên là nếu không đánh thuế thì du khách viếng Việt Nam nhiều hơn và tiêu xài, tạo công ăn việc làm cho người dân thay vì chỉ làm giàu cho mấy tên cán bộ ở các toà lãnh sự.
Cuối cùng ông ta thuyết phục được chính phủ là nếu không đóng thuế thì du khách, thay vì chỉ ghé ngang, chờ đợi máy bay lấy nhiên liệu, sẽ ở lại, đi du lịch ở xứ Ái Nhỉ Lan. Ông ta bán được thì sẽ đóng thuế, trong khi đó du khách sẽ đi thăm viếng các nơi, mua đồ khác và đặc biệt là có đô la vì du khách đến sẽ trả bằng ngoại tệ. Ông ta mở tiệm miễn thuế đầu tiên ở phi trường vào năm 1951 trước khi mình ra đời.
Lúc đầu người ta chú trọng bán rượu mạnh và thuốc lá, họ có bán thêm mật ong, mấy đồ đặc sản địa phương như mình thấy ở phi trường Liên Khương hay Tân Sơn Nhất. Chính phủ rất lo ngại vì đám Mafia có thể buôn lậu vì giá bán chỉ 1/3 ở ngoài, nên bắt ông ta phải kiểm điểm hàng hoá mỗi ngày.
Loại sô-cô-la này được bán chạy nhất tại các phi trường quốc tế. Mình có kể lý do rồi. Ai buồn thì tìm đọc trên bờ lốc của mình. Sô cô la này xuất phát từ Thuỵ Sĩ nhưng do một công ty mỹ làm chủ, nay họ muốn chuyển nơi sản xuất qua Bratislava nên phải gỡ bỏ cái huy hiệu ngọn núi của xứ Thuỵ Sĩ
Các thương hiệu khác bắt đầu để ý đến cách quảng cáo ở phi trường trong gian hàng của ông O’Regan, nên dần dần người ta thấy đồng hồ Omega Thuỵ Sĩ, máy chụp hình, nước hoa Chanel #5,… được bày bán nhất là sô cô la Toblerone của Thuỵ Sĩ, do ông Tobler + thêm cái tên Ý “Torrone”, có nghĩa Nougat, hoá thành Toblerone mà ngày nay người ta chỉ thấy loại sô cô la này ở phi trường. Điểm đáng lưu ý là loại sô cô la không bị đánh thuế nhiều như rượu hay thuốc lá nhưng rất được thành công về thương mại. Có lẻ người ta đi chơi hay công tác, bận bịu nên khi ra phi trường thì nhớ đến con cái ở nhà nên mua làm quà đem về. Mình mà còn dư tiền bản xứ thì đem ra mua hết mấy loại này đem về cho vợ như năm ngoái leo núi Machu Picchu.
Thương vụ này quá thành công, ai cũng muốn ghé Ái Nhỉ Lan để mua đồ miễn thuế, khiến các phái đoàn thương mại trên thế giới phải đến quan sát và phi trường Amsterdam mở một thương hiệu miễn thuế vào năm 1957 rồi DFS mở tiệm đầu tiên ở Hoa Kỳ, ở Hạ Uy Di vào năm 1962 và ngày nay số lượng buôn bán ở phi trường trên thế giới lên đến $70 tỷ đô la, trong số đó có đến 5 tỷ đô la là kẹo bánh sô cô la. Người ta nói là có nhiều người mua sô cô la ở phi trường hơn là người dân ở Ấn Độ.
Nếu ông O’Regan mà làm “patent” cho ý tưởng bán miễn thuế thì ông ta đã trở thành tỷ phú.
Nếu xét về giá cả thì hơi quái đản, thuốc lá mỹ mua ở Âu châu lại rẻ hơn ở Hoa Kỳ, như Whisky của mỹ được bán 2/3 giá ở Hoa Kỳ. Rượu Pháp được bán ở Ý, lại đắt hơn ở Hoa Kỳ, tương tự sô cô la Toblerone, giá gấp đôi ở Hoa Kỳ. Ngoài ra các hàng mỹ phẩm rất đắt.
Khi phi trường Shannon mở tiệm Duty Free đầu tiên thì buôn bán đắt nhưng khi khắp nơi trên thế giới cũng bắt chước nên thị trường cạnh tranh, tiền mướn ở phi trường cao hay lương nhân viên cao nên rốt cuộc mua hàng ngày nay ở phi trường thật ra cũng không rẻ, thà mua ở trong thành phố rồi đến phi trường, đưa sổ thông hành để lấy lại thuế, có lẻ rẻ hơn thêm lấn cấn với cái túi.
Mấy năm trước đi Pháp, mình có mua cho đồng chí gái cái ví LV, bỏ trong vali, gửi đồ xong xuôi lại phòng quan thuế để lấy lại tiền thuế thì họ hỏi cái ví đâu, nói bỏ trong vali rồi nên bù trớt. Mất 15% thêm bị vợ nhằn.
Chán mớ đời

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao tôi viết? *

Có lần hãng gửi mình đi học ba ngày về cách sử dụng cuốn Planner của giáo sư Stephen Covey, nổi tiếng với cuốn sách "the 7 habits of highly effective People" . Họ khuyên các học viên, mỗi ngày nên viết ít dòng về những việc đã làm trong ngày, mỗi năm đặt ra những mục đích để thực hiện về gia đình, sức khoẻ, công việc,… mình bắt chước làm việc đó từ mấy chục năm nay. Nay con cái lớn, về hưu nên viết bơ lốc cho qua ngày.
Có dạo tình cờ mình coi một video và đọc một cuốn sách về luyện trí nhớ vì muốn giúp cho mấy đứa con ghi nhớ khi học thi thì tác giả bảo là phải viết xuống để khỏi quên nên mình bắt đầu viết lặt vặt khi đọc một bài viết bằng tiếng Pháp thì ghi lại tiếng Pháp, bài tiếng Đức thì ghi lại tiếng Đức,...vì lâu ngày không sử dụng thì sẽ bị quên lãng. Như Phan Đình Diễm và Phạm Công Bình bảo là trong đầu mình Bộ nhớ chỉ có 4 gig nên nhiều khi viết ra để mình xoá bớt để bộ nhớ để có tài khoản, tiếp thu thêm các chuyện ngày nay và mai sau.
Mình coi một cuốn phim trên kênh Sundance kể về một sinh viên Mỹ đi sang xứ Ukraine thuộc Liên Sô cũ để tìm cái làng, nơi ông nội của anh ta đã sinh sống khi xưa qua nhật ký của ông Nội viết lại thời thơ ấu tại đó và đem theo một món quà dành cho một người đàn bà quen với ông ta ở làng. Khi đến nơi thì anh ta hỏi thăm thì không ai biết cái tên của cái làng của ông Nội đã sinh ra. Hướng đẫn viên du lịch phải chạy vòng vòng để tra hỏi thì tình cờ gặp một người đàn bà sống đơn độc với những hình ảnh đồ vật xưa tại một nơi hẻo lánh thì được biết là trong thế chiến, một tuần sau khi ông Nội của người sinh viên trốn thoát sang Mỹ thì quân đội Đức Quốc xã đến bao vây và tàn sát hết mọi người trong làng này vì gốc Do Thái, chỉ có hai người sống sót là bà ta và một người đàn ông đã mất tích từ ngày đó…
Tháng 2 này mình sẽ đi viếng Thái Lan. Không ngờ xứ này có đến 1,526 viện bảo tàng

Sau này chế độ cộng sản Sô Viết chiếm đóng xứ này và đổi tên của địa danh này. Nên từ dạo đó mình hay viết trong nhật ký về Đà Lạt , VN, quê ông cụ ở Sơn Tây,.. bằng Anh ngữ để con cháu sau này muốn tìm hiểu thêm thì đọc vì phần ông cụ của mình thì cũng mù tịt, sau này có về thăm quê, đọc gia phả thì có chút khái niệm về quê cha đất tổ.
Mình đang xem một phim Ba LAn, đoạt giải Oscar, nói về lịch sử của vùng Ukraine, Ba Lan sinh sống với nhau. Hoá ra vấn đề lịch sử giữa các nước này khá phức tạp. Ba Lan lấy Ukraine nhưng khi chiến tranh thứ 2 nổi lên thì họ đánh nhau, giết chết nhau thêm anh Nga bò vào. Đó chưa kể là có những vùng đất của Đức quốc, bị Ba Lan lấy khiến một cuộc di cư đầy nước mắt lại xẩy ra như trường hợp bà Inge mà mình quen. Phải về xứ Đức, mà họ không biết gì vì tổ tiên sống tại phần đất mà Ba LAn mới chiếm đóng. Hay những người sinh trưởng mấy đời tại Algerie, bị đuổi.
Hè vừa rồi bổng nhiên liên lạc được với một số bạn học cũ khi xưa ở Văn Học, Yersin thì bao nhiêu kỷ niệm thời mới lớn từ đâu kéo về nên mình ghi lại và hy vọng mấy người bạn học cũ có những kỹ niệm nào kể lại để cùng nhau lội ngược về dòng sông tuổi thơ ở Đà Lạt. Nhị Anh nói cứ viết để cho con cháu sau này đọc nên mình như người tù cải tạo, viết tờ khai lí lịch nên phải thành khẩn khai báo, kể thành thật để tránh cảnh con cháu sau này, lớ ngớ nhưng nhờ vậy mới mình có cơ hội hiểu về chính mình hơn. Đi lại con đường đời đã đi qua, nhớ lại những kỷ niệm xưa và biết đâu 20 năm tới khi đầu óc bắt đầu thu nhỏ, mình lại có dịp đọc lại những gì đã viết sẽ giúp mình minh mẫn một tí, không phiền người thân.
Tuần rồi trong tờ báo The Economist có đăng một bài nói về những người song ngữ. Họ nhận thấy những người biết nói hai ngôn ngữ thì trí nhớ của họ khi về già tốt hơn là những người chỉ biết một sinh ngữ. Mình biết được 5 ngoại ngữ nên hy vọng sẽ không bị lẫn trí sau này. Khi nói một sinh ngữ thì con người hay cá thể thay đổi tuỳ theo phong tục tập quán, điển hình người gốc Hy Lạp thì khi nói tiếng Anh thì họ rất trầm tĩnh nhưng khi nói tiếng Hy Lạp thì họ trở nên hùng hồn, hay ngắc quảng người đối thoại vì tiếng Hy Lạp chỉ cần nghe đến động từ thì người đối thoại hiểu ý người đang nói. Nhiều khi đi ăn tiệc, có mỹ ngồi chung thì thấy mấy người bạn gốc Mít như mình, ăn nói từ tốn, không bú xua la mua như khi chỉ toàn là mít.
Tiếng Đức thì động từ để cuối cùng của câu nên mọi người phải lắng nghe hết câu trước khi trả lời. Nghiệm lại bản thân thì khá đúng vì khi mình ở Tây thì cách suy nghĩ của mình khác, nay ở Mỹ lại khác. Khi nói chuyện hay viết email cho đám bạn tây thì mình suy nghĩ theo cách khác. Mình nhớ dạo sang Ý sinh sống 9 tháng, khi về lại Paris thì mình nhận thấy đám bạn Tây, mỗi lần gặp nhau ăn uống thì chúng nó đều nói về sex trong khi dân Ý thì nói chuyện toàn là đá banh, cứ chủ nhật đi xem đá banh, thằng nào cũng có cái radio kè kè bên tai để nghe tiếp vận các trận khác trong khi đang hò hét trên sân vận động của tỉnh nhà mà ca sĩ Toto Cutugno diễn đạt rất rõ trong bản nhạc "L’ Italiano” với điệp khúc “lasciatami cantare…".
Trong bài báo có nói là những người song ngữ có thể nói hai ngôn ngữ nhưng chưa chắc là sở hữu được hai văn hoá (bicultural). Nói chung thì bên Âu Châu, người Việt ít hơn nên dù muốn dù không, người tị nạn vẫn phải gia nhập vào nền văn hoá của người bản xứ. Ngược lại bên Mỹ nhất là vùng Bolsa, thủ đô người Việt tị nạn thì có nhiều người sang đây 30 năm nhưng không rành tiếng Anh lắm, sinh hoạt khu Bolsa nên không cần biết nhiều Anh ngữ. Mình có bà chị dâu sang đây 30 năm, làm ăn khá giả nhưng coi tv Mỹ thì không hiểu cho nên chưa bao giờ đi xem nghe nhạc hoà tấu, opera hay coi kịch của người Mỹ. Lâu lâu có chương trình văn nghệ do các trung tâm băng nhạc người Việt tổ chức ở các sòng bài thì đi xem hay đi nhảy đầm, hát karaoke trong các tiệm ăn do người Việt làm chủ.

Dần dần các sinh hoạt ấy biến thành một loại Văn hoá ghetto. Nhạc thì toàn những bài khi xưa trước 75, được biến tấu theo những điệu tân thời; "Đôi mắt người Sơn Tây" hát theo điệu Lambada rồi đến Hip hop, techno,... Rồi tới mùa tango, cha cha hay Bolero như hiện nay. Nói chung là rượu cũ bình mới, không có gì gọi là sáng tạo cho nên mình hay từ chối tham dự các sinh hoạt này nên hay bị đồng chí gái la nên cực chẳng đã phải đi nhưng lại thấy người Việt hấp thụ Văn hoá Tây nhưng lại sử dụng theo kiểu người mình. Có gì hơi chướng chướng như ăn thịt ba chỉ, nữa nạc nữa mở. Nhiều khi 25% nạc còn lại là chất béo. Chán Mớ Đời 
Hồi ở Âu Châu, mình cũng có đi nhảy đầm nhưng nhảy đầm của Tây được xem như một sinh hoạt văn hoá xã giao, mình mời các cô các bà trong buổi tiệc nhảy một bản hay hai để xã giao nhưng khi sang Mỹ thì lại sợ bị đánh vì dám mời cô nào được tên nào kết dù chỉ xã giao như bài báo đã nêu ra có người song ngữ, biết nói hai thứ tiếng nhưng chưa chắc đã là song văn hoá, tương tự ăn cơm Tây với đũa thay vì với dao nĩa. Tối hôm qua đi ăn cưới thì đồ Tàu dọn ra trên đĩa nhưng người mình lại ăn bằng đũa, khó và cơm chiên.
Mình mê nhất đạo diễn nhật Akira Kurosawa qua những phim 7 samurai, Rashomon,..nhưng ông này bị dân Nhật phê phán, chê bai vì tiêm nhiễm văn hoá Tây phương. Ông ta làm phim Ran, dựa theo King Lear của Shakespeare hay Kagemusha,...Nhờ những phim của ông ta mà thế giới mới biết đến Kabuki hay No của Nhật Bản. Ông ta có vài phim được thế giới bình chọn là hay nhất và các sinh viên điện ảnh phải coi trong khi các đạo diễn khác được yêu thích ở Nhật bản nhưng cả thế giới ít ai biến đến. Thế giới ngày nay như ông Thomas Friedmann viết trong cuốn "the world is flat" cho rằng văn hoá nào không thay đổi theo thời gian trong cuộc cách mạng tin học nếu không sẽ tự đào thãi.
Mình có gia nhập vài diễn đàn với nhóm bạn Tây, Mỹ, Ý, Việt,..thì nhận thấy khi viết tiếng Việt thì mình phải thận trọng dùng những từ vì trong văn hoá VN, người ta dùng những từ ám thị để diễn tả về bộ phận sinh dục,..điển hình Dương vật là Chim, buồi còn âm vật thì dùng bướm,...Thật ra mình viết về những kỷ niệm với các bạn xưa để hy vọng họ chia sẻ những kỷ niệm khác hay đứng ở một góc độ hay lăng kính nào đó nhìn về những gì xảy ra khi xưa để mình có một cái nhìn khái quát, rộng rãi hơn nhưng bị nhiều người gọi là ăn nói thô tục, không có văn hoá. Nông dân như mình thì cần gì văn hoá, cả ngày chỉ lo bẩy sóc, bón phân cây.
Trong các diễn đàn của người ngoại quốc thì không thấy bị chê trách. Có lẻ vì đầu óc Cartesien thiên về khoa học nên họ phải sử dụng từ ngữ đúng để thông tin trong khi người mình bị những hủ tục xưa cấm kị. Mình hay đọc những bài của nhiều người nghiên cứu về Văn hoá VN thủa xưa. Mình nhớ bài hát quan họ Bắc Ninh về yêu nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay,... Mình thường tự hỏi trong một chế độ phong kiến, nam nữ thụ thụ bất thân thì tại sao lại có những bài hát như vậy.
Sau này đọc những bài viết nghiên cứu của viện Viễn Đông Bác Cổ, kể rằng các làng huyện khi xưa điển hình ở Bắc Ninh, có những phong tục rất thoáng như các tục hát úp đèn và đánh chen, hát thờ thần và hát nằm hay điểm ngực. Đại loại trong làng có những cái tục này hàng năm như làng tổ chức cúng thổ thần làng thì mướn các đào nương về hát ở đình thì con trai chạy ra phía sau con gái đứng hờ tay trước ngực rồi đến khi đèn tắt thì bóp ngực, đàn ông đàn bà cũng thi đua bóp sau 3 phút thì đèn đuốc được đốt lại thì ai nấy nghiêm chỉnh trở về địa vị của mình.
Nhiều người thù cai tổng, trương tuần,.. Thì cứ độ họ đứng đâu thì lúc đèn bị chụp là họ tìm đến đánh trả thù mấy tên quan này. Mấy cặp trai gái thích nhau thì dẫn đi xa cái đình giao hoan,..có mấy tấm tranh vẽ về các phong tục đó. Tục hát nằm thì trai làng này sang làng kia hát quan họ xong thì đám con gái làng kia đi theo về vào trong nhà có những tay hát chuyên nghiệp được mướn hát để dạy đám trong làng. Họ nằm hát trong bóng tối rồi ai thích ai thì cứ kéo nhau ra khỏi nhà để tỏ tình như Trăng sáng vườn chè. Theo phong tục của làng nếu không làm như vậy thì thần hoàn về quở và năm đó trâu bò, heo trong làng bị dịch, làm ăn thất mùa,…
Mình nhớ có lần mình viết chữ c... hay l... thì các bà nhảy đảnh đảnh lên như các cụ khi xưa nghe truyện Kiều, tả Thuý Kiều đang tắm hay leo rào sang nhà Kim Trọng nên sau đó phải thay vào các từ như chim, bướm nhưng vẫn bị chụp mũ là ăn nói bậy bạ trong khi trên các diễn đàn khác của đám bạn ngoại quốc thì người ta dùng các từ chính xác để diễn tả tư tưởng của họ. Nếu đám bạn còn tuổi vị thành niên thì còn hiểu nhưng nay đa số là bà Nội ông ngoại hết nhưng lại sợ một cái gì vô hình, có người thì bảo là sợ thầy cô la. Thầy cô cũng sờ bướm rờ chim như ai thì có gì đâu phải lo ngại. Cái tập tục đã vô hình trung trở thành một cái chuồng vô hình mà ta tự giam hảm vào.
Cứ tưởng tượng, một người là chứng nhân cho một sự việc, muốn ghi lại trong chớp nhoáng, phải trăn trở là mình không được viết về chính trị, sợ diễn biến hoà bình, an ninh mạng, không được viết thô tục, bướm, chim, kỵ huý, tên vua mấy đời hay tên con chó, con mèo của hoàng hậu như câu truyện “thằng nào bảo thái” của trạng Quỳnh,… thì rốt cuộc chẳng muốn viết gì cả.
Người Tây họ cũng có những thói quen do Tín ngưỡng của họ áp đặt. Mình nhớ có lần mới sang Tây thì một gia đình Tây không quen nhưng gửi thư mời mình đến nhà họ ăn Giáng sinh với gia đình họ. Ông Tây này một thời đi lính sang VN nên có hỏi hội cựu chiến binh Đông Dương muốn mời một gia đình tị nạn trong ngày thế giới mừng chúa ra đời dùng cơm với gia đình họ. Mình thân với gia đình này đến khi họ về hưu và dọn về Biarritz. Có lần mấy đứa con gái của họ hỏi mình cho xem tranh vẽ thì mình đem các tranh vẽ ngoại cảnh và khoả thân đến thì bà mẹ la không cho thằng con trai 7 tuổi xem. Dặn mình không nên vẽ khoả thân.
Người mình như con thú, sống trong cái chuồng Nho Giáo cho nên khi ra hải ngoại hay lớn lên ở trong nước vẫn sinh sống, tư duy như con thú trong cái chuồng vô hình kia như bám víu vào một cái vô hình gì đó gọi là phong tục như Dustin Hoffman trong phim Papillon, dù không còn bị cùm chân tay như xưa, bám víu vào căn nhà trên đảo, nuôi con heo trồng rau trong khi Steve Mcqueen lại muốn trốn thoát hòn đảo ngục tù.
Cái buồn cười là mình có hỏi nhiều người về phong tục hay lí do tại sao thì không ai biết cả. Đa số người lớn tuổi chỉ nghe ngày xưa ông bà nói vậy rồi chế lại hoặc hiểu sai. Mình nhớ có lần đọc một cuốn sách của một ông đại diện dòng Tôn thất. Ông ta khuyên ngày xưa dân An Nam mình ăn trầu theo câu tục ngữ "miếng trầu là đầu câu chuyện" và khuyên người mình sang Mỹ thì khi gặp nhau nên mời nhau cái kẹo cao su vì ngày nay không ai ăn trầu cả. Mình có đọc một tài liệu của Tây khi còn đô hộ VN, nói về phong tục ăn trầu vì có lẻ người VN khám phá ra trong chất vôi và lá trầu đã giúp họ không bị hư răng. Người ta nhuộm răng đen vì có chất bảo trì các răng để khỏi bị hư vì chất nhuộm như một chất men bao phủ lấy hàm răng không bị bacteria phá hủy. Tiếc mình không học về nha khoa nếu không sẽ nghiên cứu cái chất nhuộm răng này và làm cho trắng để bán.
Chúng ta dù muốn dù không cũng đã thay đỗi như cái cây được bứng từ VN đem ra hải ngoại để trồng và lớn dần trong phong thổ xứ người còn những người bạn ở VN thì cũng thay đổi dù vẫn ở trong nước nhưng 40 năm qua, họ như những cái cây được uốn nắn, phân bón bởi người làm vườn khác VNCH khi xưa nên cũng thay đổi rất nhiều cho nên khi mình về gặp lại người thân cũng thấy ngỡ ngàng khi nói chuyện với nhau, họ dùng những từ sau 75 trong khi mình thì dùng những từ trước 75, sẽ mai một trong tương lai.
Như ai đã từng nói " một người tự do là một người từ chối một bửa tiệc mà không cần phải kiếm cớ để từ chối". Ngày nay sống ở hải ngoại nhất là gần tuổi về hưu nhưng tại sao chúng ta vẫn cứ tạo ra một cái chuồng vô hình, giam hảm chúng ta như một tên Nô lệ? Có lẻ chúng ta vẫn sợ hãi? Vì cái chuồng vô hình kia? Hay vì chúng ta có thói quen sinh hoạt trong cái chuồng ấy quá lâu chăng? Như con chim sợ đàn bỏ rơi? Tại sao ta không muốn làm con chim đại bàng hay con ó để bay cao để thấy các phương trời xa lạ thay vì bay thấp lè tè để chỉ nhìn cái đuôi phía sau của con chim đang bay trước mình?
Khi xưa mình học Diderot, Montesquieu, Jean Jacques Rousseau,.. nhưng có lẻ câu nói của Voltaire đã ám ảnh mình suốt cuộc đời là "Tôi không đồng ý với những gì Anh nói nhưng tôi sẳn sàng chết để bảo vệ cho Anh được cái quyền nói". Mình đọc Đâu đó cho là câu này do bà viết về tiểu sử của ông Voltaire nói, 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Sơn đen

Con tàu Mayflower giúp thành lập Hoa Kỳ


Hôm kia, lên vườn thì gặp ông Ron, nuôi ong ở vườn mình. Mỗi lần gặp nhau thì mình mời ông ta đi ăn để cảm ơn ông ta vì không có ông ta nuôi ong thì hoa vườn bơ của mình sẽ không đậu trái và để đáp lễ, ông ta hay tặng mỗi năm vài thùng mật ong nguyên chất, không pha gì cả vì khi ông ta bán rồi, dân tình có thể pha thêm để lấy lời. Muốn biết mật ong chính hiệu, không pha là bị đặc quẹo khi trời lạnh. Người Tàu họ pha mật ong với si-rô gạo còn người Mỹ pha với si-rô bắp nên không máy nào phác giác được.
Ông ta kể mới đi du thuyền với nhà thờ của ông ta tốn $5,000 cho hai vợ chồng đi Alaska. Tưởng tượng đi chơi mà mỗi ngày phải nghe mấy ông cố đạo giảng kinh thánh, sáng thức dậy, nghe mục sư giảng rồi chiều trước khi ăn uống. Ông kể sang năm sẽ đi Puerto Rico,… bổng nhiên ông ta nói mình trở về đạo Thiên Chúa Giáo khiến mình buồn cười, nói là đối với tôi, nhất vợ nhì trời nhưng đạo của ông thì bảo nhất Chúa nhì vợ nên tôi không thể theo đạo của ông được vì “trung phu bất sự nhị thê”. He he he.
Nói chuyện với ông Ron khiến mình nhớ đến con tàu Mayflower vì nếu không có con tàu này thì có lẻ đã không có nước Hoa Kỳ ngày nay. Trước khi con tàu Mayflower cặp bến Plymouth thì chính quyền anh quốc, đúng hơn là các công ty đầu tư đã gửi sang Hoa Kỳ trên 8,000 người, thường được gọi là thực dân (colonialist), những người di dân đến những vùng mới chiếm để làm việc, giúp công ty thu lợi nhưng khí hậu khắc nghiệt đã giết hết 7,000 di dân do đó các thương gia anh quốc không dám đầu tư vào những chuyến đi mỹ châu nữa.
Có dạo mình đã kể về ông Martin Luther, người Đức, đã không đồng ý với nhà thờ Vatican và lập nên một nhà thờ mới mà người ta gọi Cơ Đốc Giáo. Ở Anh quốc, người dân cũng theo Thiên Chúa Giáo nhưng khi ông vua Henri VIII mà ngày nay có cái tượng của ông ta trên cầu Pont Neuf ở Paris. Thời sinh viên mình hay đến đây vẽ tượng của ông vua này. Vui nhất là khi có ông nghệ nhân người Lỗ Ma ni tên Christo và bà vợ người Pháp tên Jeanne-Claude bọc chiếc cầu này bằng vãi. Ông này có cái tật lạ là cấm mấy bà quý phi không được tắm trong vòng 3 tháng trước khi giao hoan với ông ta, có lẻ vì vậy mà dân tây ít tắm?
Ông này muốn ly dị bà vợ chính để lấy bà khác. Nhà thờ cho phép ông ta có nhiều bồ nhưng không cho ông ta ly dị nên ông ta kêu tao là vui thì muốn làm gì làm. Không cho tao bỏ vợ thì tao lập nhà thờ khác. Chúa nào cũng là chúa. bỏ nhà thờ Vatican và lập nên nhà thờ Anh Quốc, xem như ông ta đứng đầu nhà thờ. Thêm Anh quốc thất mùa 4 năm liên tiếp khiến dân tình đói khổ. Việc này làm cho một số người dân ở Anh Quốc bất bình vì trộn lẫn tôn giáo và chính trị, tạo nên một phong trào ly khai, thành lập một nhà thờ khác thường được gọi Separatists. Hình như người việt gọi là Thanh Giáo. Bác nào biết thì cho em hay.
Nhóm này bị chính quyền áp bức nên họ vượt biển, trốn sang xứ Hoà Lan, đất nước này dung thứ Đạo Tin Lành. Dạo ấy Âu Châu được thanh bình nên xứ Hoà Lan giàu có nên chứa những người ly khai của Anh Quốc trốn sang vì cần người lao động. Mấy người này không tìm được sự mong muốn vì họ phải làm việc cật lực mỗi ngày trong các hãng xưởng đến 12 giờ, không có thì giờ nhiều cho sinh hoạt lãnh vực tinh thần nên rủ nhau xuống thành phố Leiden, nhỏ hơn phía Tây Nam của thủ đô Amsterdam.
Bản đồ vẽ lại con đường mà các người Thanh giáo Anh quốc đến Leiden
Tại đây, họ cũng không bằng lòng vì con họ sinh ra tại Hoà Lan, tự nhiên là công dân nước này, nói tiếng Hoà Lan, sợ bị đồng hoá, mất gốc như đa số người Việt mới di cư lo sợ con mình mất gốc. Họ muốn tổ chức một cộng đồng nói tiếng Anh với tập tục Anh quốc, thờ Thiên Chúa như ý của họ, khi trốn khỏi Anh Quốc.
Khác với những người lưu vong khác, họ không muốn mất đi văn hoá, bản thể của họ. Họ muốn giữ gìn những phong tục, nghi lễ, con em học tiếng Anh tại trường học thay vì tiếng Flamish, Hoà Lan. Họ không tìm được miền đất hứa của họ tại Hoà Lan nên muốn di cư sang Hoa Kỳ. Ngày nay ở vùng Lancaster của tiểu bang Pennsylvania, có một giáo phái tự gọi Amish, đến từ các vùng Đức ngữ của Thuỵ Sĩ, bị ảnh hưởng của chủ nghĩa Calvin, vẫn sống giản dị như cha ông của họ như dạo mới đặt chân lên Hoa Kỳ.
Tháng 9 vừa rồi mình đi Uzbekistan thì khám phá một giáo phái người đức, cũng bị. Đàn áp nên chạy sang đây đem theo cách trồng khoai tây, và các kỹ thuật canh nông giúp dân Uzbekistan trồng trọt phát triển về canh nông. Đó là một hình ảnh người tỵ nạn, di dân đóng góp văn hoá và kỹ thuật vào một quốc gia đã cưu mang họ.
Vấn đề là họ không có tiền để tài trợ chuyến đi nên kiếm vòng vòng và được một thương gia đại diện cho một hiệp thương của Anh quốc, đồng ý hổ trợ 1 chiếc thuyền cho họ nhưng với điều kiện là đi chung với nhóm Colonialist do hiệp hội gửi đi. Qua mỹ thì săn bắn, lấy da thú gửi về trừ nợ. Kiểu vợ mình đi vượt biên, qua mỹ đi làm trả nợ cho người mượn đi cùng tàu. Cuối cùng họ đồng ý đi chung với những người mà họ xem không yêu Chúa bằng họ nên lên chiếc tàu cũ, quên tên rồi hình như Speedtest về Anh quốc để đi chung với chuyến tàu Mayflower, chở mấy người Colonialist. Đến nơi thì chiếc tàu Speedtest xụm bà chè mà chiếc tàu Mayflower chỉ có thể chở được 102 người.
Ngày nay, người Việt cũng đi chui qua các nước khác ở âu châu để làm công, kiếm tiền gửi về nuôi gia đình. Có trên 30 người Việt chết trong xe đông lạnh. Hay những người các xứ khác đang chạy qua Ba LAn hay người ở Trung Mỹ, tìm cách vượt tuyến vào Hoa Kỳ, để tìm công ăn việc làm, gửi tiền về nuôi vợ con hay cha mẹ.
Họ điều đình 1/2 là colonialist và 1/2 là người di cư đi tìm Tân Thánh Địa Jerusalem, vùng đất hứa của họ mà sau này người ta gọi nhóm người này là Pilgrim (người hành hương). Chỉ có 51 người của nhóm Separatists đi nên đa số bỏ lại con cái, chỉ có 18 cặp vợ chồng, và các người độc thân được đi theo, trong đó có một ông độc thân tên John Howland, bị té xuống tàu trong cuộc hải trình nhưng may được cứu vớt, sau này lấy cô Elizabeth Tilly, sinh ra 10 người con, dẫn đến 88 người cháu mà mấy trăm năm qua từ cặp vợ chồng này có đến 2 triệu hậu duệ với tư duy Chúa cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu. Trong đó có Franklin Roosevelt, gia đình Bush,….
Hành trình chiếc tàu Mayflower. Khởi đầu 2 chiếc tàu: speedwell từ Leiden chạy về Anh quốc để cuối cùng nhập chung với chiếc tàu Mayflower từ hải cảng Plymouth
Thông thường các tàu chở các nhóm colonialist đi sang mỹ châu vào mùa xuân, để họ cặp bến vào mùa hè, chuẩn bị cho mùa đông giá lạnh nhưng vì trục trặc tàu bè nên cuối cùng con tàu Mayflower rời bến vào tháng 9. Mục tiêu đến là thành phố Jamestown, tiểu bang Virginia mà mình có đưa bà cụ đến thăm viếng chỗ này trên dòng sông Hudson nhưng tàu chạy lạc đến phía bắc, cách Jamestown đến 250 dặm nhưng thuyền trưởng quyết định cặp bến Cap Cod vì có lộn xộn, tranh chấp giữa người Separatists và colonialist. Một bên kêu bên kia là vi phạm những điều răn cấm của Chúa, không đọc kinh,… đủ trò.
Khi đọc lại lịch sử thành hình của Hoa Kỳ mới hiểu thêm về người Mỹ da trắng, rất ngoan đạo và đưa đến sự cực đoan. Ngày nay, họ lo ngại các giống dân khác, trong tương lai sẽ đông hơn họ, biến họ thành thiểu số, theo đó là quyền lực và tài sản. Nói chung khó bàn về lịch sử tôn giáo vì sợ đụng chạm đến lòng tin của người ngoan đạo, bất kỳ tôn giáo nào.
Khi con tàu Mayflower cập bến Cap Cod thì bộ lạc da đỏ sinh sống tại vùng này, hình như tên Wampanoag, dạo ấy bị một trận dịch, bệnh do người colonialist mang sang, chết như gần tuyệt giống, người ta đoán là bệnh đậu mùa. Tương tự như thổ dân Inka ở Nam Mỹ bị các người di dân Tây Ban Nha lây bệnh làm tuyệt giống luôn. Không biết có chính sách nào để làm tuyệt chủng các thổ dân sở tại hay không? Ai có tài liệu thì cho mình xin.
Các colonialist không bị lây bệnh của người dân sở tại. Dạo ấy các colonialist sang mỹ châu, họ bắt dân da đỏ đem về làm nô lệ bán cho âu châu nhưng ít thấy trường học dạy về vụ này. Trong đó có một anh chàng tên là Tisquantum thì phải, thuộc bộ lạc này, bị bắt và bán cho người Tây Ban Nha. Sau này anh chàng trở về mỹ châu làm thông dịch viên cho các colonialist, khám phá ra bộ lạc của anh ta chết hết vì bệnh đậu mùa. Người ta đoán có trên 2.5 triệu người da đỏ bị bắt và bán tại âu châu.
Tàu Mayflower cặp bến hình như ngày 1/11 thì phải, khám phá ra dân địa phương chết hết. Họ thấy mấy cái đụn đất cát thì đào lên thì thấy hột bắp, giúp họ ăn cầm bửa. Mùa đông lạnh, đói khát, giết đi phân nữa người cặp bến. 18 cặp vợ chồng đi theo tàu, tìm thánh địa mới chỉ còn có 4 cặp. Mình có đọc một tài liệu về người di dân thời xưa, vợ chồng lấy nhau để cùng nhau sống sót, chớ không phải vì tình yêu như trong phim Hồ ly vọng. Kiểu tình yêu trên vùng kinh tế mới.
Bộ lạc Wampanoag chết gần hết nên họ liên lạc với nhóm người di cư để làm đồng minh, chống lại các bộ lạc khác. Họ cho anh chàng tên Tisquantum, chỉ cách trồng bắp,… năm sau được mùa nên các người di cư mới họp mặt ăn mừng, tạ ơn trời đất vào ngày họ đặt chân lên mỹ châu. Đến thời tổng thống Lincoln, ký sắc lệnh là ngày thứ năm cuối của tháng 11 là ngày lễ quốc gia Thanksgiving. Bao nhiêu thứ khác là được báo chí thêu dệt như khi người di cư đến Hoa Kỳ thì dân da đỏ ra tiếp đón, cho ăn gà tây gà tàu, chỉ là do Hồ Ly Vọng và các con buôn bán gà tây phịa ra… nói cho ngay cũng tốt chớ con nít ở tiểu học như con mình khi xưa, học về ngày lễ tạ ơn hàng năm. Dạy chúng người di dân giết nhau, khiến người bản địa bị chết vì bệnh đậu mùa, bỏ đói, không có thức ăn, như dạy chúng căm thù đồng loại. Chán Mớ Đời .
Được tin một tù trưởng da đỏ bị đau, ông William Bradford, đầu đàn của nhóm người di cư, cử một ông biết về y dược đến chăm sóc, giúp vị tù trưởng khỏi bệnh. Để trả ơn, ông ta thố lộ bí mật là các tù trưởng khác tính tấn công trang trại của người di cư, để lấy lại đất. Ở Jamestown, họ còn giữ cái đồn do các colonialist xây dựng để chống các cuộc tấn công của người da đỏ. Các người di cư cử đàn ông đi đánh bất ngờ, giết được mấy người tù trưởng khi đang hội họp. Họ cắt đầu của người tù trưởng nổi tiếng, cắm trên cái lau, để trước trang trại của họ để làm uy nên không bị tấn công từ đó. Mình có đưa mẹ mình đến xem chỗ này. Bà cụ chụp hình, đeo kính mát vào cứ như Việt kiều.
Năm sau, ông thương gia người Anh, Weston, đại diện cho hiệp hội thương gia người Anh cho chiếc tàu Fortune sang, để lấy nợ. Các người di cư trả nợ bằng bắp, lông thú,… nhưng chưa đủ tiền của hiệp hội bỏ ra nên ông ta tính sẽ không tiếp tục giúp nhóm người di cư nữa. May thay lúc ấy, âu châu đang có chiến tranh về tôn giáo nên lông thú bổng nhiên có giá cao nên các người di cư tiếp tục săn thú bán da thú cho âu châu, có tiền, mua lúa giống.
Người âu châu thích lông thú,…nên gửi đâu 10,000 colonialist sang mỹ châu để săn thú,…kiếm tiền làm giàu. Tương tự ngày nay, người Việt ở Việt Nam đi lao công bên Liên Sô, hay làm ô sin ở xứ Đài, gửi tiền về nuôi cha mẹ, xây biệt thự.
Lúc mấy người di cư ra đi thì không ai biết, ngoại trừ nhà thờ Anh quốc, xem như rảnh nợ, không bị quấy rối nữa, kiều người việt thì xưa đi vượt biên, giúp Hà Nội khỏi lo về các người chống đối chế độ. Không ngờ họ đến bờ Mỹ châu với chiếc tàu cũ kỷ Mayflower, sau khi tàu này trở về Anh quốc thì không thể đi biển nữa, được bán lạc son.
Lịch sử cho thấy Hoa Kỳ được hình thành bởi một số người di cư, muốn tìm một thiên đường, một thánh địa mới, một Jerusalem mới để họ có thể thờ phụng Chúa, thể hiện đức tin của họ nhưng loay hoay lại dính vào các thương buôn rồi tạo dựng thành thuộc địa Anh quốc đến khi vua xứ Anh đòi tăng thuế nên người di cư với mầm mống ly khai của cha ông họ để lại, đã đứng lên đánh đổ chính quyền Anh quốc, tạo dựng xứ Hoa Kỳ.
Nhìn lại thì đồng chí gái hay mấy người em mình trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển đến Pulau Bidong như mấy người di cư trốn Anh quốc sang Amsterdam hay Leiden rồi sau đó mới sang đến Hoa Kỳ. Còn mình thì có lẻ nghe Hoa Kỳ là xứ tự do nên bắt chước nhóm colonialist, bỏ âu châu sang đây để thay đổi cuộc đời.
Xong om
Nguyễn Hoàng Sơn