Giấy tờ để lại cho con cháu


 Giấy tờ để lại cho con cháu



Mình có kể về người Mỹ thường làm Estate Planning để lỡ khi có mệnh hệ nào thì con cháu biết đường mà rờ. Lý do nếu không làm thì khi qua đời, phải ra toà thừa kế, tốn tiền và mất thời gian. Nhất là con cháu sẽ không kiện cáo nhau ra toà. Ngoài ra con cháu đâu biết tài sản mình có những gì và ở đâu. Các luật sư về luật gia đình khuyên chúng ta nên tổ chức, gom lại các tài liệu về nhà đất, tài khoản, trương mục ngân hàng và hữu trí,… như mình đã kể có bà Mỹ làm ngăn kéo trong cái bàn để dấu số tiền $98,000 rồi quên mất. Khi trên 80 tuổi mà ở Hoa Kỳ thì 50% có bệnh mất trí nhớ cho nên chúng ta nên tổ chức để giấy tờ ngăn nắp và báo cho con cháu biết chỗ nào để khi hữu sự, chúng biết đường mà rờ. 


Có anh bạn kể là cứ nhắc ông bố làm living trust này nọ nhưng ông bố vì quen văn hoá Việt Nam nên sợ làm những việc như trù mình chết sớm khiến con cháu nhức đầu vì ở tiểu bang khác, dù có nhà ở Cali nhưng chỉ bay qua mùa hè để thăm con cháu rồi về lại xứ khỉ ho cò gáy.


Có một bà Mỹ kể là có làm một hồ sơ kê khai các tài liệu của ông bố khi ông ta bị ung thư. Nên khi ông bố nằm nhà thương thì bà ta biết đường mà lần. Sau khi ông bố qua đời, bà ta đột phá tư duy, thành lập một công ty tư vấn cho thiên hạ, giúp khách hàng tổ chức hồ sơ tài Chánh, y tế, cho gọn và bỏ thêm vào flash drive.


Họ khuyên bỏ tất cả các tài liệu liên quan về tài sản, y tế vào một hộp tài liệu, có nhiều ngăn để dễ tìm như Estate planning, giấy tờ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm Medicare, sổ đỏ, giấy nợ mình mượn hay ai đó mượn mình, các trương mục đầu tư thị trường chứng khoán hay các đầu tư khác như giếng dầu, mõ vàng,… các trương mục ngân hàng, và thẻ tín dụng. Như vậy gia đình sẽ biết nợ ai hay trả tiền cho các y phí và các chi phí khác. Nhớ làm giấy uỷ quyền để cho vợ con có thể ký ngân phiếu. Không có giấy đó thì ngọng. Nghe kể, có ông chồng làm ăn rồi bị Coma. Tiền bạc trương mục tài chánh chỉ có mình ông ta ký. Nay bà vợ chưa được ngân hàng cho phép ký phải đợi qua toà thừa kế thế là nhà cửa bị ngân hàng xiết vì không có tiền trả.


Ghi xuống trong Microsoft hay google docs các chi tiết, như danh mục các tờ báo mua hàng tháng hay hội viên của nhóm nào, nhất là mật mã các trương mục trên mạng, hay cửa vào nhà. Sau khi liệt kê xuống thì in ra và bỏ trong tập hồ sơ để con cháu biết mà lần.


Họ khuyên chúng ta nên giữ các hồ sơ trong các tủ hồ sơ có khoá hay các tủ phòng chống hoả hoạn tại nhà. Lý do là khi nhà bị cháy thì tất cả hồ sơ sẽ bị cháy. Cho biết mật mã và chìa khoá để khi hữu sự con cháu biết mà mở. Hôm trước, đồng chí gái mở cái tủ phòng cháy rồi cô cháu gõ cửa nên quên bỏ cái chìa khoá ở đâu. May là mình có một chìa khác. Hôm sau mình lên mạng của công ty và mua chìa khóa mới, đưa mật mã, kiểu hộp nào, vì khi mua có ghi danh nên 3 ngày sau nhận được chìa khoá mới.


Nếu chúng ta không muốn để ở nhà thì có thể nhờ luật sư gia đình giữ hộ nhưng phải trả tiền và các người thừa kế có thể nhận mỗi người một bản sao của các hồ sơ. Hay có thể bỏ trong hộp sắt ở ngân hàng. Vấn đề là khi mình qua đời thì người giám hộ phải đợi toà thừa kế cho phép thì ngân hàng mới cho người giám hộ hay thừa kế mở hộp. Mất thời gian. Tốt nhất là cho người thừa kế có tên trọn danh sách có quyền mở để ngân hàng có thể đưa cái hộp.


Ngoài các giấy tờ bản chính, có thị thực chúng ta nên digitalize hết hồ sơ và bỏ trên mạng như Microsoft’s OneDrive hay Apple’s iCloud. Chúng ta cần đưa cho người thừa kế mật mã để họ có thể vào. Ghi xuống trong hồ sơ.


Ngoài ra chúng ta cần cập nhật hoá mỗi khi có gì thay đổi như người thừa kế cũng như các sổ đỏ đều phải sang tên qua living trust. Điển hình là mình kêu ông Ron, người nuôi ong trong vườn mình, làm living trust. Sau mấy năm trời, ông ta mới làm nhưng vẫn chưa sang tên từ ông qua living trust thì bù trớt vì vẫn đứng tên dưới tên ông và khi ông ta qua đời, vẫn phải ra toà thừa kế dù đã làm living trust. Tốt nhất là mỗi năm xét lại hết. Điển hình là các món nợ mình trả trong năm sẽ giảm vốn chính thức.

 

Bỏ những tài liệu sau đây trong một hộp hồ sơ riêng hay digital file:

  • Will or trust (di chúc hay Living Trust)
  • Powers of attorney for finances and health care (nhớ là thị thực chữ ký)
  • Organ donation form (nếu muốn tặng nội tạng cho thiên hạ)
  • Living will (di chúc)
  • Letter of instruction for your heirs (thư viết cho người thừa kế về ý định của mình)
  • Beneficiary designations (ghi rõ danh tánh những ai được quyền thừa hưởng)
  • HIPAA release (allows health care providers to share information about you with authorized individuals) cái này quan trọng vì nếu không làm thì con cái không được bác sĩ hay nhà thương cho biết tình hình sức khoẻ của mình để họ có thể rút ống,…
  • Bank and financial statements (trương mục ngân hàng)
  • Real estate deeds and titles (các sổ đỏ nhà cửa và những nợ nần hay cho ai mượn tiền)
  • Retirement-account documents (trương mục hưu trí)
  • Life insurance policies (bảo hiểm nhân thọ để khi qua đời còn lấy tiền bảo hiểm)
  • List of important personal property, such as jewelry and artwork, and estimated values (danh sách các món nữ trang, vàng bạc, tranh ảnh và định giá bao nhiêu. Mình có mấy tấm tranh mua của một hoạ sĩ Việt Nam nổi tiếng nên phải ghi lại, dặn con cháu đừng có đem bán Garage Sales).
  • Funeral instruction (di nguyện khi qua đời, chôn cất ra sao,..)



Nói chung là nên làm mấy việc này giúp con cháu sau này khoẻ hơn. Con cháu không có thời gian để lục tìm các tài liệu giấy tờ của mình rồi phải mướn luật sư để ra toà thừa kế. Có ông kia kêu bán mình cái tiệm pizza hut ở Texas, mình chỉ mua thôi còn người franchisee mướn, trả tiền cho mình hàng tháng nhưng mình cảm ơn. Lý do là khi mình qua đời, khổ con thay vì chỉ lo vụ thừa kế ở tiều bang Cali, con cháu mình phải lặn lội qua Texas để lo vụ ra toà hay đóng thuế thừa kế này nọ. Về già nên gom về một nơi thay vì ở hai 3 nơi.


Mình có anh bạn, bố mẹ có nhà ở Cali để không vậy, vì ở tiểu bang khác. Hè về ở vài tháng để chơi với con cháu. Mai mốt ông bà chết, mấy đứa con ở Cali phải bò sang bên miền đông để ra toà thừa kế hai nơi Cali và Boston. Ông bà sợ nên không dám làm living trust nên khi qua đời con cháu mệt thở. Khóc thương cha mẹ qua đời nhưng chắc sẽ khóc nhiều hơn cho vơi đi những buồn sầu vì phải bay qua bay lại Boston tốn tiền ra toà thừa kế. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Henry Kissinger, tội đồ chiến tranh

 



Henry Kissinger, tội đồ chiến tranh


Mình đọc cuốn “the trial of Henry Kissinger “, của Christopher Hitchens, phát hành khá lâu trước khi ông Kissinger qua đời năm ngoái. Tác giả cho biết Kissinger là người đã bán đứng miền nam Việt Nam và nhiều quốc gia khác, cần phải đưa ra toà án. Mình có đọc mấy cuốn sách của ông này viết, tự xem mình là nhà ngoại giao Klemens von Metternich của thế kỷ 20. Ông ta có viết cuốn sách về hai ngoại trưởng danh tiếng của Âu châu khi xưa; Metternich của Áo quốc và Charles-Maurice de Tayllerand của Pháp quốc. 


Theo tác giả thì ông Kissinger đã mưu đồ vì lợi ích cá nhân đã tìm cách phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình được khởi đầu để chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Năm 1968, sau một thập kỷ tham chiến tại Việt Nam, tổng công kích Mậu Thân đã khiến người Mỹ thấy sự thật về chiến tranh khi các hình ảnh chiến tranh, lần đầu tiên được truyền hình tại Hoa Kỳ. Người Mỹ kinh hãi khi thấy những hình ảnh với những bom đạn nổ khắp nơi. Hoa Kỳ đã kiệt sức vì cuộc chiến quá lâu và chính trị trong nước chia rẽ. Đã có những cuộc bạo loạn và phản đối sự tham gia chiến tranh, và Tổng thống, đảng viên Dân chủ Lyndon B. Johnson, đã mất ủng hộ của dân chúng khi xác của binh sĩ Mỹ được chở về trên 52,000. Do đó, tổng thống Johnson đã cố gắng và đàm phán một thỏa thuận giữa Bắc Việt và các đồng minh Nam Việt Nam nhằm chấm dứt chiến tranh. 


Với mục đích đó, Kissinger đã được cử, đảm nhiệm giúp thiết lập các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris mà người Việt chúng ta hay gọi những vụ đi đêm. Lâu rồi mình có đọc một bài viết nói về Kissinger hay chính ông ta kể về gặp đại diện của Hà Nội tại một căn nhà ở ngoại ô Paris, Saint Cloud. Nếu các cuộc đàm phán thành công, chiến tranh có thể đã kết thúc ở thời điểm đó. Tuy nhiên, rất có thể Henry Kissinger, đã phá đám khiến cuộc hòa đàm đi đêm đã thất bại. Vào thời điểm đó, Kissinger đang làm việc như một chuyên gia về Việt Nam cho nhóm đàm phán Hoa Kỳ. Nhưng mặc dù ông ấy đang làm việc cho chính quyền của Johnson, Kissinger cũng đã bí mật làm việc với đối thủ chính trị của Johnson, thuộc đảng Cộng hòa, ông Richard Nixon. Trong các cuộc đàm phán, Kissinger đã cung cấp cho Nixon thông tin nội bộ về tiến triển của các cuộc nói chuyện. Hy vọng của ông ta là nếu các cuộc đàm phán thất bại, Nixon sẽ có cơ hội mạnh mẽ để đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo. Như chúng ta biết ông Nixon đã cho người vào văn phòng tranh cử của Đảng Dân Chủ, gây ra cuộc điều tra Watergate, khiến ông ta phải từ chức. 


Sự phá hoại của Kissinger đã giúp các cuộc đàm phán hòa bình thất bại và Nixon đắc cử và ông Johnson bỏ cuộc không tái ứng cử tổng thống. Nhờ tin tức của Kissinger, Nixon đã có thể thuyết phục lãnh đạo miền Nam Việt Nam rằng ông ta có thể tìm thỏa thuận tốt hơn đảng Dân chủ. Vì vậy, Việt Nam Cộng Hoà đã rút khỏi các cuộc đàm phán chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. 


Theo ông Hoàng đức Nhã thì một tướng ở vùng I, gọi điện cho ông ta, cho ông ta biết đã tìm thấy một số tài liệu trên một xác chết của bộ đội trong khi đó mình đọc tài liệu của CIA đã được giãi mật thì điệp viên X92 của Việt Nam Cộng Hoà đã báo cáo nên ông Thiệu tức giận, không chịu chấp nhận sự nhượng bộ của Hoa Kỳ. Sự thất bại của các cuộc đàm phán đã giúp cho Nixon đắc cử, và bổ nhiệm cố vấn an ninh quốc gia của ông, Henry Kissinger. Do mưu cầu lợi ích cá nhân của Kissinger, chiến tranh Việt Nam đã hoành hành thêm bảy năm nữa, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người việt hai bên chiến tuyến. Sau 75, lại có bao nhiêu người chết trong trại cải tạo và trên đường vượt biển tìm tự do. (Tuy nhiên, tôi đã nhận được một tin báo bất ngờ về những gì Tiến sĩ Kissinger định thảo luận với chúng tôi. Hai ngày trước khi Kissinger đến, tỉnh trưởng Quảng tín (một tỉnh nhỏ phía nam Đà nẵng) gọi cho tôi với một tin nghiêm trọng về một tài liệu được tìm thấy trên thân thể một người lính Bắc Việt đã tử thương. Tài liệu này hướng dẫn cho quân đội Bắc Việt Nam đang hoạt động ở miền Nam về cách chuẩn bị cho một cuộc ngừng bắn sắp xảy ra và việc thành lập một chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam. Tôi lập tức đến gặp Tổng thống Thiệu tại dinh của ông ấy để báo cáo về biến cố đầy kịch tính này.) theo ông Hoàng Đức Nhã kể.


Kissinger đã tham gia vào các hoạt động quân sự trên khắp Việt Nam dẫn đến cái chết của hàng nghìn thường dân. Henry Kissinger đã giúp kéo dài Chiến tranh Việt Nam bằng cách phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris. Trong vai trò cố vấn an ninh quốc gia, Kissinger đã tham gia rất nhiều vào việc lập kế hoạch cho hai chiến lược quân sự khổng lồ, Chiến dịch Speedy Express và Chiến dịch Menu, cả hai đều có thể được mô tả là tội ác chiến tranh. 


Trước hết, Chiến dịch Speedy Express cố tình nhắm vào thường dân. Nhiệm vụ này đã sử dụng quân đội và không quân để dọn sạch quân địch ở đồng bằng sông Cửu Long ở miền nam Việt Nam. Sau đó, người Mỹ chỉ tìm thấy 748 vũ khí của Việt Cộng, và khoảng 11.000 người Việt Nam đã chết trong chiến dịch. Dựa theo con số thì 15 binh sĩ đối phương dùng chung một khẩu súng AK. Ra trận mà chỉ một thằng có súng còn mấy tên kia đợi khi tên có súng bị bắn chết mới đến phiên mình.  


Người ta cho rằng nhiều người trong số những người thiệt mạng là thường dân. Thậm chí còn lập luận rằng số lượng lớn thương vong dân sự là một nỗ lực có chủ ý để tăng số lượng thi thể và khuất phục khu vực. Tương tự ngày nay ở Gaza, các trí thức Tây phương cho rằng Do Thái đang thi hành chính sách diệt chủng người Palestine. Ai buồn đời thì Google đọc thêm. Chiến dịch Speedy Express là một chiến dịch quân sự do Quân đội Hoa Kỳ tiến hành trong Chiến tranh Việt Nam, từ tháng 12 năm 1968 đến tháng 5 năm 1969. Chiến dịch diễn ra tại Đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam, với mục tiêu tiêu diệt lực lượng của Việt Cộng trong khu vực.


Chiến dịch Speedy Express nhằm mục đích giảm thiểu sự hiện diện và hoạt động của VC trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu diệt hoặc bắt giữ lực lượng VC, phá hủy các cơ sở hạ tầng của VC, và thiết lập an ninh trong khu vực.


Chiến dịch được thực hiện bởi Lữ đoàn 9 Bộ binh, dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Julian Ewell. Quân đội Hoa Kỳ sử dụng một loạt các biện pháp chiến thuật bao gồm tuần tra bộ binh, đột kích bằng trực thăng, và các cuộc không kích để tấn công các căn cứ và làng mạc bị nghi ngờ là nơi trú ẩn của VC.


Theo báo cáo chính thức của quân đội Mỹ, chiến dịch đã tiêu diệt hơn 10.000 lính VC và bắt giữ nhiều tù binh. Tuy nhiên, số liệu này đã bị nghi ngờ và gây tranh cãi. Chiến dịch đã gây ra nhiều tổn thất cho dân thường, với nhiều cáo buộc về việc quân đội Mỹ giết hại thường dân vô tội. Các cuộc điều tra sau chiến tranh cho thấy có thể hàng nghìn dân thường đã bị giết trong các cuộc tấn công của quân đội Mỹ. Điều này đã dẫn đến các cuộc điều tra và tranh cãi về chiến thuật "đếm xác" (body count) được sử dụng để đo lường hiệu quả của chiến dịch.


Mặc dù gây ra tổn thất lớn cho VC, chiến dịch Speedy Express cũng gây ra thiệt hại nghiêm trọng về danh tiếng và đạo đức của quân đội Mỹ. Chiến dịch đã gây ra sự phẫn nộ và chỉ trích từ phía công luận Mỹ và quốc tế, góp phần làm suy giảm sự ủng hộ cho cuộc chiến tranh Việt Nam tại Mỹ. Chiến dịch Speedy Express đã được ghi chép trong nhiều tài liệu và báo cáo quân sự, cũng như trong các nghiên cứu và sách về Chiến tranh Việt Nam.


Chiến dịch Speedy Express là một ví dụ tiêu biểu cho những phức tạp và bi kịch của Chiến tranh Việt Nam, với những hệ lụy sâu rộng về mặt nhân đạo và chính trị. Mình chỉ tóm tắt cuốn sách. Ai buồn đời thì kiếm sách mà đọc.


Sau đó là Chiến dịch Menu, nơi Hoa Kỳ vi phạm tính trung lập của hai quốc gia và giết chết nhiều thường dân vô tội. Trong Chiến dịch Menu, những đợt máy bay ném bom B-52 lớn đã bắn phá các mục tiêu ở các nước láng giềng của Việt Nam, Campuchia và Lào. Nhưng cả hai quốc gia này đều không có tuyên chiến với Hoa Kỳ, vì vậy Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách tấn công họ. Hơn nữa, việc tấn công các mục tiêu từ trên không với các pháo đài B-52 không thể tránh được thương vong cho dân thường. Các máy bay bay quá cao để xác định xem các mục tiêu là quân sự hay dân sự, vì vậy chúng chỉ đơn giản là ném bom thảm mà không đo chính xác nơi bom sẽ hạ cánh. Kết quả của các chiến dịch ném bom kéo dài, khoảng 350.000 thường dân đã chết ở Lào và 600.000 ở Campuchia. Kinh


Mình mò trên mạng thêm tài liệu về vụ này. Dạo ấy mình còn bé nên không nhớ hay hiểu, mới học đâu 4ème, có nghe nói về người cao miên cáp duồn người Việt bên đó nên Việt Nam Cộng Hoà lấy cớ cứu người Việt sinh tại Campuchia nên đem quân qua bảo vệ người Việt. Biết đâu, người Mỹ kêu Lon Nol, ra tay cáp duồn để có cớ cho lính tràn qua biên giới. Tương tự ngày nay, Putin kêu Hamas tấn công DO Thái, khiến Hoa Kỳ phải giúp Do Thái, một mặt phải giúp Ukraine. Cuối cùng phải đi đến thỏa hiệp cho cuộc chiến tại Ukraine.


Khi Bắc việt tấn công miền nam họ không tràn qua cầu Hiền Lương nhưng sử dụng con đường mòn hồ chí minh tiếp tế đạn dược quân sự cho lính của họ tại miền nam. Con đường mòn này đi qua hai nước láng giềng là cao miên và Lào. Lính của họ lúc đầu cứ núp bên biên giới hai xứ này rồi lâu lâu chạy qua biên giới tấn công tập kích các đồn biên phòng như các trận Ben Het ở vùng Tam biên. Có lẻ vì vậy Nixon cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà đánh qua biên giới. Nghe kể ông tướng Đổ Cao Trí đánh qua Cao Miên thấy Việt Cộng rút nên tiến thêm vào sâu lòng địch thì người Mỹ kêu về vì sợ quốc tế lên án nên máy bay ông ta được ai đó làm nổ trên trời. Dịp may để đánh luôn qua Hạ Lào nhưng chần chờ để rồi bị Việt Cộng phòng thủ khi Lam Sơn 719 khởi đầu. 


Một trong những hồi ký của ông Kissinger mà mình đọc, có nói đến ông Hoàng Đức Nhã. Dạo ấy là cố vấn cho ông Thiệu. Ông ta cho biết ông Nhã rất thông minh. Ông ta hứa sẽ giới thiệu cho ông Nhã những người đẹp nổi tiếng trên thế giới này nọ, ông Nhã rút túi ra cuốn sổ đưa cho ông ta số điện thoại những người mà ông Kissinger muốn giới thiệu cho ông ta. Nếu mình không lầm ông Hoàng đức Nhã là cựu học sinh Yersin Đà Lạt, du học bên Mỹ rồi về. Nghe nói các cố vấn của ông Thiệu dạo ấy, toàn là dân học bên Pháp về, chỉ có ông ta tốt nghiệp bên Mỹ về nhưng cũng là dân cựu trường Tây.


Hôm trước, có ai gửi cho mình cuộc phỏng vấn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái với ông Hoàng Đức Nhã. Mình có gọi cho anh Thái và được biết ông Nhã còn khoẻ. Để hôm nào mình kể lại cuộc phỏng vấn vì ông ta sang Mỹ năm 75 nhưng rất thành công. Rất ít người đã từng nắm quyền trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, sau 75 thành công ở hải ngoại như ông này. Ông ta làm lớn trong các công ty Mỹ và sau đó thành lập công ty riêng cho mình. Lúc đầu đi bán tạp hoá. Để hôm nào mình kể về ông Hoàng đức Nhã mà khi xưa, xem phim thời sự, thấy phóng viên ngoại quốc hỏi ông ta bằng anh ngữ, ông ta trả lời tiếng Mỹ nhanh như gió trong khi mình học Hội Việt Mỹ nô xì bít in-gò nít. Chán Mớ Đời 


Theo tài liệu đọc về vụ Kissinger nói về ông Hoàng Đức Nhã, xin tóm tắc như sau. Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Richard Nixon, đã có những quan điểm và hành động gây tranh cãi đối với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam. Ông Hoàng Đức Nhã, một nhân vật quan trọng trong chính quyền VNCH và là Bí thư của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã có những nhận xét về Kissinger.


Hoàng Đức Nhã cho rằng Kissinger đã thương thuyết một hiệp định rất tai hại cho VNCH mà không chú ý đến các ước vọng của miền Nam Việt Nam. Ông Nhã mô tả Kissinger là người chỉ thực thi những gì ông ta cho là đúng, không quan tâm đến ý kiến của phía VNCH. Điều này thể hiện rõ qua các cuộc gặp gỡ và thương thuyết tại Paris, nơi Kissinger đã chấp nhận những điều kiện có lợi cho Hà Nội mà không tham khảo đầy đủ ý kiến của chính quyền Sài Gòn. Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa như thế nào. 


Xem Phạm Trần phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã (https://vietbao.com/a317637/my-da-bo-roi-viet-nam-cong-hoa-nhu-the-nao-pham-tran-phong-van-ong-hoang-duc-nha). “Mình là ván cờ họ thí để đi ván cờ khác”- Ông Hoàng Đức Nhã nhìn lại biến cố 30/4 – TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ](https://usvietnam.uoregon.edu/minh-la-van-co-ho-thi-de-di-van-co-khac-hoang-duc-nha-nhin-lai-bien-co-30-4/).

Hòa đàm Paris, phái đoàn Hà Nội được Việt kiều tại Pháp giúp đỡ. Mình nghe nói là có ông thần nào của phái đoàn Việt Nam Cộng Hoà, đêm Bồ nhí sang du hí, và cô này là gián điệp của Hà Nội. Cô này rất nổi tiếng ở miền nam, miễn nêu tên.

Ông Nhã cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Thiệu và ông đã gặp rất nhiều áp lực từ phía Mỹ, đặc biệt là trong các cuộc đàm phán vào tháng 10 năm 1972. Khi Kissinger không thể thuyết phục ông Thiệu chấp nhận các điều kiện của hiệp định, ông đã nhờ đến Tướng Alexander Haig để tiếp tục gây áp lực, thậm chí đe dọa "sẽ sử dụng các biện pháp rất tàn bạo" nếu Thiệu không đồng ý. Đoán là giết như hai anh em ông Diệm, Salvador Allende,…


Ngoài ra, các nhà nghiên cứu và cựu quan chức Mỹ cũng có chỉ trích về vai trò của Kissinger trong các hiệp định hòa bình với Bắc Việt Nam. Nhiều người cho rằng Kissinger chỉ quan tâm đến việc đạt được một hiệp định mà không chú ý đến hậu quả lâu dài, miễn là sự sụp đổ của Nam Việt Nam không xảy ra quá gần thời điểm ký kết để tránh bị đổ lỗi. Khoảng 18-2 năm.


Ngoài Việt Nam ra Kissinger còn giúp lật đổ các chính phủ do dân bầu lên như ông Salvador Allende ở Chí Lợi, ở Nam Dương , Timor, Bangladesh. Trung Cộng rất yêu thích ông này vì đã giúp họ trở nên một cường quốc. Sau vụ Thiên An Môn, Trung Cộng đã nhờ ông ta nói với các chính phủ Tây phương tiếp tục nuôi dưỡng chế độ. Mình có xem một cuộc phỏng vấn ông ta về Trung Cộng. Ông ta cho biết là không ngờ người Tàu tiến nhanh như vậy. Năm ngoái khi ông ta qua đời, không hiểu sao mình lại vui. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Câu chuyện tại phi trường

 Mình hay tìm đọc những câu chuyện nhân văn để học cách sống tốt đẹp ở thiên hạ để xem mình có làm được như họ. Một kiểu sám hối khi về già. Hôm nay, có câu chuyện tại phi trường ở quầy Check-in. Người kể thấy một hành khách đang bế đứa con gái thì người tiếp viên hỏi em bé gái bao nhiêu tuổi. Ông ta trả lời mới được 2 tuổi hôm kia. Người tiếp viên hỏi cô bé gái có vé máy bay không. Ông hành khách chới với vì tưởng con gái có thể đi chuyến này miễn phí. (Lý do là khi ông ta đặt vé thì cô con gái chỉ có 1 tuổi). 

Hình chụp của câu chuyện khi bà hành khách móc ví đưa thẻ tín dụng để mua tấm vé cho cô con gái để cha con họ có thể đi cùng chuyến bay.

Ông hành khách chới với, lúng túng, kêu không có đủ tiền để mua thêm vé cho cô con gái cũng như hoãn chuyến bay. Ông ta rời khỏi hàng và đi gọi điện thoại. Ông ta ôm con gái và vò đầu bức tóc vì không biết làm gì mà chuyến bay sắp cất cánh.

Một hành khách đứng sau ông ta, nghe hết cuộc đối thoại, bước theo hỏi ông ta sự việc. Sau đó bà ta trở lại quầy check-in với ông hành khách và con gái. Bà ta chỉ cô bé gái, nói với cô tiếp viên là muốn mua vé cho cô bé gái. Cô tiếp viên nói bà biết giá chuyến bay, cận ngày. Bà ta gật đầu nói độ $700. Cô tiếp viên kêu $749.

Bà hành khách nói “được” và lấy thẻ tín dụng ra và đưa cho cô tiếp viên. Người kể lại sự việc, đứng phía sau bà hành khách tốt bụng nói “God Bless You!” Và cô tiếp viên in vé của cô bé gái. Bà ta biết giá vé rất cao nhưng bà sẵn sàng muốn giúp ông hành khách và cô con gái đến nơi để đoàn tụ gia đình cho kịp giờ. Người kể chuyện, cho rằng ông ta phải kể chuyện này để nói lên một điều tốt mà ít khi chúng ta gặp trong ngày và yêu cầu ai đọc chuyện này mà nghĩ bà hành khách kia đáng được tôn trọng, đã làm một điều tốt thì xin chia sẻ.


Credit : Kevin Leslie


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nên bỏ vợ to béo?

 

Có tấm ảnh của vợ chồng ông tài tử Anh quốc Pierce Brosnan lưu hành trên mạng khiến nhiều người chê bà vợ thứ 2, tên Keely Shade Smith to béo. Có người kêu ông ta bỏ vợ chạy theo mấy cô trẻ nhưng ông ta lại bảo vệ, khen bà vợ. Mình xem phim đầu tiên do ông này đóng khi làm việc tại Anh quốc đâu năm 1985. Ông ta thủ vai một điệp viên của Liên Xô, xâm nhập vào khu vực cấm của NATO để đánh cắp và phá hoại.


Sau này lại thấy ông ta đóng phim James Bond.

Đăng hình này vì không nêu rõ thân hình của bà vợ
Khi xưa, còn trẻ chưa béo phì ra

Vợ đầu ông Brosnan qua đời năm 1991, ông ta chung sống với bà vợ thứ 2 trên 2 thập kỷ có mấy người con. Pierce Brosnan từng chia sẻ rằng ông yêu bà Keely vì tính cách, sự thông minh, và sự hỗ trợ không ngừng nghỉ của bà dành cho ông và gia đình. Ngoại hình không phải là yếu tố quan trọng nhất trong tình yêu của họ. Họ đã trải qua nhiều thử thách cùng nhau và vẫn duy trì được một tình yêu mạnh mẽ và chân thành.

Thường thường người ta thấy các tài tử điện ảnh thay chồng đổi vợ như thay áo nhưng cũng có nhiều người sống chung thuỷ với người bạn đời đến khi qua đời như ông Paul Newman,… cho thấy không nên vơ đũa cả nắm. 

Khổng Minh được đề cao như một người đẹp, thông minh, tài giỏi lại đi lấy một người vợ cực xấu, A Nữu. Ông ta giải thích là vợ ông ta đẹp hơn các cô gái đẹp khác và giải thích như sau: «Ngồi trong sân vắng vẻ, tách trà như tâm tình của cô gái. Xuân qua thu lại, thế sự như mây. Người đời hay nói: rượu, thuốc lá, trà là ba báu vật của đàn ông. Tài nữ như thuốc lá, mỹ nữ như rượu nồng, còn phụ nữ xấu chỉ lặng lẽ như trà tỏa hương. So với hương trà man mác, vô luận khói thuốc đắng cay hay men rượu nồng nàn, đều thành dung tục. Song người đời lại say mê sự kích thích của rượu và thuốc lá, ít ai thư thái để tận hưởng vị thanh khiết của trà”.

Những người nổi tiếng, giàu có thường có rất nhiều người ái mộ, đầy cám dỗ nên phải có một tình cảm rất sâu đậm với vợ nhà hay người chồng của mình để có thể gắn bó lâu năm. Mình nhớ có đọc cuốn sách về ông Swarzernegger cựu tài tử, khi ra tranh cử thống đốc tiều bang Cali. Họ kể có lần ông ta đang ngồi ăn với vợ trong một tiệm ăn, bổng nhiên có một cô đến bàn đưa số điện thoại rồi cởi áo ra, đưa bộ ngực vĩ đại trước mặt ông ta rồi bỏ đi trong khi bà vợ trố mắt. Sau này người ta khám phá ra ông ta có con riêng với bà ô sin.

Hôm trước, xem một đoạn video của một lập trình viên quay khi tình cờ gặp Phật sĩ Minh Tuệ, mấy tháng trước khi các youtuber bám theo ông ta và nhiều người đi theo làm tùm lùm. Cứ thấy thiên hạ đến cúng dưỡng thức ăn và tiền bạc thì ông ta không nhận, kêu đã thọ trai và không nhận tiền bạc. Những hình ảnh của người lạ đưa tiền hay thức ăn hàng ngày như cám dỗ đưa trước mặt nhưng phải có một bản lĩnh rất cao cũng như nhân sinh quan để từ chối.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nên đồng ký tên mượn nợ?

 Tuần này đọc một câu hỏi trên chương trình về tài chính, thấy là lạ nhưng có khả năng xầy ra cho chúng ta nên mình ghi lại đây. Một ông Mỹ hỏi sự việc ông nội của ông ta muốn giúp một người cháu nội, bằng cách đồng ký tên mượn nợ học đại học của 

Massachusetts Educational Financing Authority như một nợ cho gia đình, không phải là nợ của liên bang giúp sinh viên.

Vấn đề là người cháu kia biệt tăm và không trả và ông nội ông ta mới qua đời. Món nợ bây giờ bị “defaulted”vỡ nợ và ông ta không biết người em họ ở đâu. Câu hỏi của ông ta bây giờ món nợ đại học phải làm sao? Cái Estate của ông nội phải trả hay xem như ông nội xù nợ.

Ông này cầm cái biên lai đi chợ năm 2019, nay đem ra chợ mua lại y chang thì thấy giá cả lên 40%

Sau đây là câu trả lời của chuyên viên tài Chánh.

Khi qua đời thì người mượn nợ của MEFA, không phải là sinh viên, thì người ký giấy nợ chung và Estate của người đó không còn bị liên luỵ về món nợ này nữa. Estate của người qua đời cần báo cho MEFA để được biết cần nạp hồ sơ, giấy tờ nào để thoả mãn vấn đề người chết không còn dính dáng đến món nợ và hát trả lại em yêu món nợ này. 

 

Khi người co-Borrower qua đời, thì người sinh viên (cháu nội) mượn nợ vẫn còn trách nhiệm về món nợ. Cứ sau 180 ngày mà món nợ không được trả theo thoả thuận thì được xem là “defaulted” và sẽ được giao cho văn phòng “Collection” để họ đòi. Sẽ được ghi vào Credit của người sinh viên kia.


Nếu người vay bỏ lỡ các khoản thanh toán (Payments), ngay cả khi sau đó họ bắt kịp  các khoản thanh toán bị bỏ lỡ có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng (Credit score) của người đồng ký tên, điều này sau đó có thể đẩy chi phí cho các khoản vay và thế chấp xe, cá nhân lên cao đối với người vay đó hoặc thậm chí dẫn đến đơn xin vay tiền bị từ chối.


Trên thực tế thì người ký tên chung mượn nợ cũng bị ảnh hưởng nếu người mượn không trả. Họ khuyên người mượn nợ nên liên lạc với chủ nợ để thoả thuận thanh toán mỗi tháng ít hơn, có thể trả nhưng có lẻ lâu hơn. Đừng có nghe mấy ông thần sửa chửa Credit rồi tốn tiền vẫn mang tật.

Theo nguyệt san Forbes, mới được người Tàu mua cho biết. Từ 30 năm qua, với lạm phát, tiền học đại học công tại Hoa Kỳ đã gia tăng từ $4,160 đến $10,740 cho 4 năm đại học, và từ $19,360 đến $38,070 tại một đại học tư. Không kể các đại học danh tiếng. Forbes reported in April. 


Sinh viên nay ra trường, tìm việc không có nên trốn nợ. Ngày nay, nợ sinh viên lên đến $1.75 ức, với nợ liên bang cho sinh viên chiếm 90% con số này. Vấn đề là khi tìm việc, 95% các công ty đều sưu tra các người nạp đơn (HR.com và National Association of Professional Background Screeners). Khi thấy họ không trả hay bị trễ thì khó mà kiếm được việc.


Nay ông Biden muốn xoá nợ đại học để được phiếu. Hình như tối cao pháp viện kêu vi hiến. Nếu không lại phải in tiền nữa, lạm phát gia tăng. Có ông Mỹ mua thức ăn tất cả những món ở siêu thị năm 2019 và năm nay mua lại y chang để so giá thì lên 40%. Dạo này xem tin tức về địa ốc thấy Florida đang te tua có nơi giá nhà hạ 45% so với mấy năm trước. Arizona cũng đang te tua. Không biết khi nào đến Cali. Chính quyền cứ bơm tin kinh tế tốt để qua mùa bầu cử. 


Mình lo cho thế hệ con cháu sau này với tình hình, cứ in tiền ra cho thiên hạ, rồi còn cháu sau này phải cày đóng thuế. Một căn nhà bây giờ nghe nói ở Garden Grove giá $1 triệu mà thiên hạ sắp hàng để đợi vào xem open house. 1 triệu thì phải đặt cọc tối thiểu $200,000. Con cháu sẽ phải đi làm $400,000, đóng thuế $200,000 còn lại $200,000 để đặt cọc.  Giá nhà ở Florida đang xuống 40%. Hy vọng sẽ đến Cali sau bầu cử. 


Mua nhà hay xe cộ thường người ta hay ký tên chung cho con hay bạn bè. Cái này rất nguy hiểm cũng như “assume” cái nợ của người bán. Có một ông bạn quen kể, khi xưa ông ta mua nhà rồi “assume”, xem như tiếp tục trả cái nợ của người bán. Vấn đề là khi làm giấy tờ để tiếp tục trả món nợ này thì bao nhiêu Credit score của người bán, sẽ được trao lại cho người mượn mới. Bao nhiêu điểm xấu của người bán là ông ta thầu hết gom hết châu về hiệp phố nên Credit score xuống te tua. Phải mất mấy tháng để xóa sổ. 

Mình mua nhà hiện nay là tìm các căn nhà có nợ với 3% hay 2.75% tiền lời để mua. Điển hình, 1 căn ở Cerritos giá $935,000, có cái nợ $750,000 với tiền lời 2.75%. Mình trả họ $900,000 trừ cái nợ $750,000. Đưa họ $100,000 và nợ họ $50,000. Lý do mình giữ $50,000 vì nếu họ báo cáo với ngân hàng thì họ sẽ mất $50,000. Nhưng 10 năm sau mình sẽ trả họ $50,000. Lý do là khi xưa mình bị một lần. Họ cho mình tiếp tục trả cái nợ, chuyển sổ đỏ sau đó họ viết thư cho ngân hàng bảo là đã bán căn nhà thì ngân hàng nay có tiền lời lên 7, 8% nên họ dùng Due on Sale Clause để bắt mình trả họ ngay cái nợ.

Mình không assume cái nợ. Chỉ kêu họ sang tên vào cái Trust rồi bán cho mình 100% benefiary Interest cho mình. Phương cách này gọi là “subject to the existing loan “.

Khi xưa, thấy một chị quen mua nhà đứng tên dùm cho ai đó, được trả mấy ngàn vì có Credit tốt nhưng rất nguy hiểm vì nếu người mua nhà không trả là chị ta lãnh nợ.

Trở lại vụ ông Mỹ già mới qua đời, đồng ký tên mượn nợ cho thằng cháu. Làm ông bà hay cha mẹ, ai cũng muốn giúp đỡ con cháu. Khi con cháu còn trẻ chưa có Credit thì khi mua xe hay mượn nợ đại học, tiền lời rất cao. Do đó chúng có khuynh hướng là đồng ký tên để mượn nợ, giúp con cháu mình mua xe với tiền lời rẻ. Vấn đề là nợ phải trả lâu dài không như nợ xe độ 5 năm. Mà nếu con cháu không trả là mình ngọng.

Có điểm này nên chú ý là nếu chúng ta muốn giúp con cháu mua nhà thì nên bắt chúng ký một giấy nợ. Thí dụ: một cặp vợ chồng quen, muốn giúp đứa con mới lập gia đình, mua căn nhà. Lương bổng hai vợ chồng mới cưới thì đủ trả tiền nhà, vấn đề là chúng có nợ đại học và nợ xe nên không có tiền đặt cọc. Điển hình mua một căn nhà 1 triệu dô. Theo nguyên tắc, phải đặt cọc 20% hay $200,000 và ngân hàng cho mượn $800,000. Con không có tiền đặt cọc nên hai vợ chồng kêu, mình già, chết thì cũng để lại cho con. Thay vì đợi mình chết, nay cho con trước. Vấn đề là mai sau, khi vợ chồng canh không ngọt, cơm Khê.

Mình có ông bạn người Mỹ, nha sĩ nên tiền nhiều. Con gái muốn mua nhà, ông ta trả luôn $600,000 tiền mặt (cáCH ĐÂY 15 NĂM).  Một hôm thằng rể buồn đời, vác chiếu ra toà muốn ly dị, hát bài Capri! C’est fini ! Thế là bán căn nhà chia đôi. Ông ta mất trắng $300,000. Do đó cho con đã lập gia đình, cần bắt chúng ký một giấy nợ với tiền lời 12% nhưng không trả. Nếu sau này chúng có ly dị, chia tài sản thì số tiền $600,000 với tiền lời 12% lên khá khủng nên bán nhà là chúng chả còn đồng xu nào. Mình làm tờ giấy reconveyance xem như món nợ đó không còn, bỏ trong tủ, lỡ khi mình qua đời thì con cháu có thể đem ra mà nộp cho thành phố để xóa nợ. 

 (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn