Viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên


Hôm trước, trong buổi họp Toastmasters, đến phiên mình đọc diễn văn, mình chọn đề tài chuyến viếng thăm đầu tiên Hoa Kỳ. Dài khoảng 5-7 phút. Mục đích mình là nói chậm, phát âm cho chuẩn, sử dụng tay và ánh mắt nhất là vui. Cuối buổi họp, ông chủ tịch hội đến nói nhỏ với mình là you are a speech writer. Kinh


Thật ra mình chỉ viết nháp sơ sơ rồi dựa theo để nói. Phịa thêm trong lúc nói thay vì nói theo bài nháp. Lý do là đâu có nhìn vào bài viết trên IPad. Phải di chuyển vòng vòng, nhìn vào mắt khán giả (make eyes contact) để thu hút người nghe. Đa số là người ta cứ nhìn bài viết để đọc nên độ 2 phút là mất sự chú ý của người nghe. Do đó mình phải đi qua trái đi qua phải, hỏi thiên hạ để khiến họ chú ý.


Mình khởi đầu như sau:

Dạo còn bé, bố tôi hay dẫn tôi ra biển, rồi chỉ hướng đông, bảo nếu con lấy chiếc thuyền, rồi cứ đi thẳng về hướng đông thì con sẽ đến Hoa Kỳ. Từ đó giấc mơ Hoa Kỳ như khắc sâu vào não bộ, tôi mong muốn một ngày nào đó, sẽ được viếng thăm hay du học tại Hoa Kỳ. Cuộc đời đưa đẩy, tôi được học bổng đi Pháp thay vì Hoa Kỳ.


Tôi không biết ở Hoa Kỳ, có ông bố nào dẫn con trai ra biển Huntington Beach, rồi chỉ về hướng biển, kêu nếu con lấy chiếc thuyền rồi cứ đi thẳng về hướng tây, con sẽ đến Việt Nam. Nơi đó là địa ngục. Có treen 50 ngàn thanh niên Mỹ đã bỏ xác tại xứ này.


Mình hỏi một cô hội viên còn trẻ tuổi, cô có biết hãng hàng không TWA, Trans World America? Cô ta trả lời không. Cách đây 37 năm về trước, công ty này có chương trình viếng thăm Hoa Kỳ cho người Pháp, đi 10 tiểu bang mỗi vé chỉ có $50. Tôi viếng thăm 10 thành phố Hoa Kỳ, qua chương trình này. Có lẻ vì vậy mà công ty này bị phá sản và không ai còn nhớ đến ngoại trừ thế hệ của chúng tôi.


Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên khiến tôi bị khủng hoảng về mặt văn hoá. Các bạn có biết là nói một ngoại ngữ rất mệt. Chúng ta có thể nói một ngoại ngữ độ 10 phút là mệt vì phải để ý, lắng nghe thêm phải phát âm cho đúng nếu không người địa phương không hiểu. Ngoài ra còn phải chia động từ theo thì quá khứ, hiện tại và tương lai.

Tôi học anh ngữ được 3 năm ở trung học, thầy giáo dặn phải nhấn mạnh ở đâu vì nếu không, thì mình nói chỉ có mình hiểu. Tôi không biết phát âm ém -phasis hay empha-sís,… mình phải làm bộ phát âm khó khăn khiến thiên hạ cười. Cũng giúp cho người Mỹ hiểu thêm những khó khăn của người di dân.


Khi người Mỹ hỏi tôi từ đâu đến, tôi cho biết là từ Paris, Pháp quốc thì mọi người như một kêu Ah! Voulez vous coucher avec moi,.. rồi kêu năm vừa rồi, em họ của họ viếng thăm Ý Đại Lợi. Họ không biết Ý Đại Lợi và Pháp quốc là hai nước cách biệt. Tại Hoa Kỳ mỗi tiểu bang đều có một tỉnh mang tên Ý Đại Lợi, Pháp quốc thậm chí có đến hai ba tỉnh mang tên tương tự.


Khủng hoảng nhất là về thức ăn. Chúng ta không đi tìm kiếm thức ăn như thợ săn khi xưa mà thức ăn tìm đến chúng ta. Trên đài truyền hình, quảng cáo về thức ăn liên tục, ra đường khắp mọi nơi đều thấy tiệm ăn, chợ búa. 


Khi tôi hỏi đường thì người Mỹ đều dùng thức ăn để chỉ đường. Ông đi hai block sẽ gặp một tiệm cà phê Starbuck, rẽ trái sẽ gặp tiệm MacDonalds,… rồi quẹo mặt, rồi gặp Burger kIng thì nằm bên tay trái,…


Vào tiệm ăn, đọc thực đơn kêu breakfast all day, ở pháp người ta ăn điểm tâm vào buổi sáng trước khi đi làm, đây người Mỹ ăn sáng cả ngày. Hay là all you can eat. Họ kêu đi ăn ở xưởng làm bánh như Cheesecake Factory, thịt bò cũng phải có nhà Steakhouse… Ở Pháp các cuộc tranh tài về thức ăn là để xem ai nấu ăn ngon, có cách thức nấu hay nhất, ngược lại ở Hoa Kỳ, tranh tài về thực phẩm là để xem ai ăn hết 128 hot dogs trong vòng 20 phút. 30 cái pizza, 50 cái hamburger,… sau đó họ phải ghi tên đi tập thể dục ở các câu lạc bộ,…

Anh bạn tôi rủ đi ăn tiệm ăn gọi là Fusion Nhật Bản - Ả Rập, kêu món Sushi Kebab khiến tôi lú lẫn tối tăm confusion.


Được cái là tại Hoa Kỳ, sự tiếp đãi khách hàng là số một trên thế giới. Tôi thăm viếng trên 60 quốc gia thì phải công nhận Hoa Kỳ sự chiêu đãi khách hàng tại đây là ưu điểm, khiến du khách muốn trở lại. 


Trong tiệm ăn, tiếp viên rất lịch sự, họ đón tiếp niềm nở, không như ở Pháp. Lý do là  người Mỹ cho tiền boa. Ở Pháp, ăn chưa xong họ đã đưa ra cái biên lai đánh thuế 20% khiến muốn ói ra trong khi tại Hoa Kỳ chỉ đánh 8.75% nên người ta có thể boa.


Ở pháp, muốn gọi thêm gì, vẫy tay hoài nhưng tiếp viên không đến còn đây, đang ăn thì họ đến hỏi cần gì không, đổ thêm coca cola, nước uống mệt thở. Cho thêm khoai tây chiên không tính tiền,… ở Pháp thì kêu thêm nước phải trả tiền, còn đây nước lạnh là miễn phí, nếu mua nước ngọt thì tha hồ uống, hết họ chế thêm.


Tôi vào tiệm mua đồ, nhân viên tiếp khách, tự giới thiệu “my name is Alan, I am more than happy to help you”. Lần đầu tiên trong đời, tôi nghe có một người tự nhận là rất vui để tiếp tôi. Ở Pháp, vào tiệm muốn đồ gì, chả ai thèm ngó. Tôi hỏi một cái áo nhưng không có khổ kích thước của tôi vì tôi nói kích thước của bên Tây, anh ta kêu đợi một tí rồi chạy cái vèo vào trong kho phía sau. Cuối cùng anh ta trở lại kêu hết size của tôi, miệng không ngớt xin lỗi. Tôi cảm ơn rồi đi, anh ta nói để tôi xét lại lần nữa (let me double check). Ở Pháp họ không có “single check”. Xem như lần đầu tiên tôi nghe được cụm từ này.


Hôm tôi ra phi trường, tôi vẩy tay kêu taxi, thì có hai ba chiếc ngừng lại, trong khi ở Paris thì vẩy tay, xe taxi không chở khách cũng chạy thẳng luôn. Tôi leo lên xe, anh tài xế hỏi tôi đi đâu, tội nói gi ép cây e bọt. Vâng tôi biết, người Pháp pháp đọc J là gi còn G là gê nên tôi lộn. Anh ta không hiểu nên hỏi lại. Tôi càng nhấn mạnh thì anh ta càng ngọng. Cuối cùng tôi kêu KFC AirPort thì anh ta hiểu và cười kêu JFK AirPort (mình nhái giọng Ấn Độ) khiến mọi người cười. Trong suốt chuyến đi ra phi trường, anh tài xế nói chuyện với ai bằng tiếng xứ làng của anh ta nhưng tôi có nghe đến KFC AirPort và đoán ông ta nói về giọng phát âm của tôi.


Xe đến phi trường, tôi trả tiền và nói với anh ta là ông cười tiếng anh của tôi nhưng ông kêu airput thay vì AirPort. Cảm ơn sự chú ý của các bạn.


Đến phiên ông phê bình bài diễn văn của mình thì ông ta có dặn là sau khi nói chuyện xong thì không bao giờ cảm ơn các khán giả cả. Họ phải cảm ơn anh đã kể câu chuyện.


Mình rất thích làm hề. Có một anh bạn linh mục nói với mình là tụi mình làm hề nhưng biết mình làm hề còn đa số làm hề nhưng họ không biết. Chán Mớ Đời 


Em và mấy người bạn sẽ đi viếng công viên quốc gia Hoa Kỳ, được xem là lớn nhất xứ này. Cách đây 20 năm, hai vợ chồng và hai đứa con đã đi nhưng kỳ này đi lại để xem. Có lẻ sẽ không có thì giờ viết bài vì lái xe. Nếu mình không lầm thì chỉ có mình là đấng mày râu, còn 9 người kia là phụ nữ. Nội đi chơi với đồng chí gái là mệt, cứ 5 phút phải ngừng xe để cô nàng đi tè, nay có đến 9 bà. Kinh


 Sẽ lấy bài cũ rồi bổ túc lại, tải lên nếu có Internet. Thường trong công viên họ không có Internet. Em có mua cái app tốn $20 của công viên này, tải xuống cái Audio, mình đi đâu thì GPS sẽ nói mình chạy hay thuyết minh về địa điểm đang đứng và chỉ đường chạy.


Chúc các bác một cuối tuần vui vẻ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Xe đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam


Xem một phim tài liệu của đài truyền hình pháp TF1, nói về dân Sàigòn hay tụ tập, thành lập một câu lạc bộ những người yêu xe La Dalat để chạy trong thành phố như người Mỹ ở đây hay chạy xe cũ thời cách đây mấy chục năm về trước. Lâu lâu có những ngày hội là người Mỹ sưu tầm xe cũ là họ chạy xe đến đó, đóng tiền để triển lãm xe mình, độ chế lại,…


Mình còn nhớ chiếc xe La Dalat này tương tự loại xe 2CV mà mấy bà sơ ở Domaine de Marie hay chạy nhưng cái vỏ xe khác thôi. Ở gần ngã ba chùa, có một tiệm bán đồ gì quên tên, trước mặt nhà của nGuyễn Đắc Hớn bán phân bón cho nhà vườn, có một chiếc này. Thấy người con trai hay lấy xe này chở mấy cô đi chơi. Xe mang tên Ladalat nhưng người Việt gọi La Đà Lạt, được xuất hiện tại Việt Nam vào đầu thập niên 70 vì sau 75 thì xe được du nhập cách chạy của miền bắc bằng than nên mọi xe được chế biến lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Loại xe là Đàlạt này. được chế tạo theo xe 2 CV, ít tốn xăng và chạy khắp nơi, tây gọi là “passe partout”, dễ bảo trì mà công ty Citroen của pháp đã mua lại bản quyền xe Méhari để khởi đầu cuộc sản xuất dễ dàng mà Việt Nam có thể áp dụng. Xem như thí điểm để rồi đưa qua các thuộc địa cũ của Pháp để sản xuất tại địa phương, giá thành rẻ nên có thể bán nhiều hơn. 

Một cách suy nghĩ khá mới mẻ về sản xuất, vì trước đây, họ chỉ sản xuất tại pháp rồi chuyên chở qua các xứ khác để bán. Tốn tiền thuế má trong khi sản xuất tại địa phương, FAF (facile à fabriquer), tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế sở tại lại khiến kinh tế địa phương liên kết chặt chẻ với Pháp. Phần giảm bớt số người di dân đến pHáp để làm việc trong các nhà máy sản xuất xe hơi đưa đến tình trạng xã hội hổn loạn.


Công ty Citroën ngưng buôn bán tại Việt Nam vào năm 1936 qua Société Automobile d’Extrême Orient, và người Pháp rời Việt Nam sau Điện Biên Phủ năm 1954 và đế chế Pháp xem như bị giải tán vào thập niên 60, trao trả lại nền độc lập cho các người bản xứ.


Năm 1969, giám đốc Citroen tại Sàigòn tên Jacques Duchemin, quyết định sản xuất xe hơi tại Việt Nam mà người Pháp hay gọi là FAF (facile à fabriquer), dễ sản xuất, cộng tác với Chantiers et Ateliers réunis d’Indochine (CARIC), lo phần sản xuất. Chương trình sản xuất xe hơi  tại các nước đang phát triển, Việt Nam là thí điểm đầu tiên vì đến năm 1973, khi khủng hoảng dầu lửa toàn cầu, Citroen mới bắt đầu sản xuất tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha còn Phi châu thì sau này nhưng chương trình này thất bại vì nhiều lý do. Ngược lại tại Việt Nam được sản xuất 3,880 chiếc từ 1970 đến 30/4/1975. Được xem là thành công nhất của Citroen.

Quảng cáo xe La Dalat. Thấy có thể tháo băng ghế phía sau, tháo mui xe

Chiếc xe đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam mang tên một thành phố cao nguyên mang tên La Dalat, một thành phố được xem là biểu tượng của nước Pháp, được xây dựng bởi người Pháp. Một tên gợi cảm cho người Việt tại Việt Nam Cộng Hoà.


40% các phụ tùng đều được sản xuất tại Việt Nam, chỉ có máy móc, thắng,..những gì quan trọng thì được sản xuất tại pháp và du nhập vào. Xe La Dalat ngưng sản xuất vào năm 1975 khi Việt Cộng xâm chiến miền Nam, nhưng ngày nay thì có nhiều nhà sưu tầm xe cũ, tân trang lại, sơn phết để chạy vòng vòng ở Sàigòn.


Theo đài TF1, phỏng vấn các tay sưu tầm tại Sàigòn, kêu họ chạy mỗi ngày cho vui và cảm ơn người Pháp đã chế tạo ra xe này cách đây 60 năm.

Xe Méhari của công ty Citroen, được đặt tên Ladalat tại Việt Nam Cộng Hoà.

Xe LaDalat được sản xuất tại Việt Nam là một loại xe dựa theo Citroën Méhari. Lúc đầu thì được sản xuất như một loại xe tiện ích, hạng nhẹ. Xe cân độ 535 kí lô, có thể tháo cửa và mui xe. Méhari là tên con lạc đà dùng để chở hàng hay đua lạc đà.

giao xe ở đường Lê Thánh Tôn( Parkson) còn làm ở SG xe hơi cty (theo hình):giờ  Diamond plaza.


Người Việt đã sản xuất được xe xem như trên 600 chiếc Xe/ năm trước 75, hay 50 chiếc cho mỗi tháng, xem như 2 chiếc cho mỗi ngày. Họ đã thành hình một hệ thống ráp nối, chế tạo đồ phụ tùng bằng tôn tại Sàigòn. Có thể xem là một cuộc hợp tác thành công giữa Pháp và Việt Nam Cộng Hoà trong việc sản xuất xe này. Nếu 30/4/75 không đến thì có lẻ sau này người ta có thể sản xuất xe hơi tại Việt Nam, biết đâu ngày nay là một tỏng những nước sản xuất xe hơi khá hơn Đại Hàn. Dạo ấy Nam Hàn chưa có xe hơi. Á châu chỉ có Nhật Bản là đã chế xe hơi nhưng rất tồi. Mình nhớ mấy xe nhật dạo ấy là Datsun, bị thiên hạ chê quá trong khi xe LAdalat thì được xem là tốt bền như xe 2 CV. 

Khi mình nghe Việt Nam có sản xuất xe điện để sản xuất qua Hoa Kỳ khiến mình thấy hay hay vì xe điện khác với xe hơi chạy bằng xăng vì phải chế tạo máy móc khá phức tạp. Còn xe điện thì tương tự Ladalat, chỉ cần sản xuất đồ phụ tùng, rồi mua bình điện ráp vào. Tháng trước, mình tình cờ thấy một Showroom của Vinfast nên bò vào xem. Khi ngồi vào thì phải công nhận thua xa xe Tesla Model Y của mình. Thiết kế các phụ tùng phía trong rất thô. Họ nên mướn các thiết kế gia Ý Đại Lợi để vẽ thì có lẻ tốt hơn. Các h làm ăn xổi khó mà thắng trên thị trường quốc tế. người Việt sẽ hiểu rõ là muốn vươn tới thế giới, phải làm ăn đàng hoàng, để lấy được sự tín nhiệm của khách hàng thì mới khá được.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn  

Tại sao mình yêu thích Barcelona?

 

Các thành phố âu châu mà mình được viếng thăm nhiều nhất là La Mã, (7 lần), Venise (5 lần) và Barcelona (4 lần). Mình kể khá nhiều về các chuyến đi Ý Đại Lợi nhưng có một thành phố mình rất thích nhất là có dịp thiết kế 2 công trình cho thế vận hội Barcelona vào thập niên 90 của thế kỷ trước khi làm việc cho công ty kiến trúc I.M Pei ở New York. Lần cuối ghé thăm với đồng chí gái, mình có chỉ cho vợ xem công trình mình đã thiết kế. Khá xúc động khi viếng lại những công trình như ở New York, Anh quốc, Pháp, Hongkong khi làm việc cho công ty kiến trúc của ông Norman Foster nhất là khi viếng thăm Tokyo, đưa mẹ mình thăm viếng toà nhà mình đã thiết kế chung với công ty của kiến trúc sư Raffael Vignoly. Đó là quá khứ của nông dân ngày nay.


Art nouveau là một trường phái kiến trúc, khởi đầu bởi phản ứng nghệ thuật trên toàn âu châu khi người ta bắt đầu sản xuất hàng loạt các sản phẩm nghệ thuật khi cuộc cách mạng kỹ nghệ khởi đầu và đáp lại những gì khiến xã hội được nghệ nhân sáng tạo.


Tương tự thể loại kiến trúc Gothic khi xưa phản ánh tôn giáo nhờ các nghệ nhân có sự tự do sáng tạo thời đó. Các công trình của thế kỷ 21 đều phản ảnh thời đại của chúng. Kiến trúc là lịch sử của các nền văn minh của loài người, giải thích về xã hội, kinh tế, nghệ thuật, tư tưởng của mỗi thời đại. Mình có mua một cuốn sách về kiến trúc Việt Nam, Sàigòn trước 75 do một ông mỹ viết, có đưa ra nhiều toà nhà có ảnh hưởng kiến trúc Art Nouveau. Hôm nào buồn đời sẽ kể lại đây.


Bác nào chưa đi Barcelona thì khi có dịp nên viếng thăm những điểm nhấn về kiến trúc của thành phố này. Nhất là International Trade Center và bến tàu chỗ lên thuyền là em có mặt trong nhóm thiết kế.

Casa Comelat là một mẫu kiến trúc tượng trưng cho chủ nghĩa tân đại catalan, Barcelona thuộc vùng Catalunya. Lý do là chỉ có vùng này mới có độc nhất các công trình này với kiến trúc sư Antony Gaudi, nổi tiếng với ngôi nhà thờ Sagrada Familia mà trên 100 năm qua vẫn chưa hoàn thành. Ảnh hưởng rất sâu đậm bởi kiến trúc Gothic.

Nhà thờ nổi tiếng nhất Barcelona của ông Gaudi thiết kế từ hơn 100 năm vẫn chưa xong.


Casa Batllo của Antoni Gaudi , ai đến thành phố này đều phải viếng căn nhà này.

Căn nhà Comalat do kiến trúc sư Salvador Valérie i Pupurull thiết kế và xây vào năm 1906 cho một kỹ nghệ gia tên Joan Comalat Alena. Chắc chắn ông này bị ảnh hưởng của ông Gaudi khi ông ta thiết kế lại Casa Bathllo vào năm 1904.

Đây là phía ngoài của căn nhà Casa Comelat chúng ta thấy ông ta cũng trang trí các motif như Gaudi.


Trong khi phía trong thì chúng ta thấy trường phái đương đại catalan. Một loại biến dạng của Art Nouveau của âu châu dạo ấy gồm kiến trúc, nghệ thuật, văn chương và âm nhạc. Khởi đầu vào những năm 1880 và tiếp tục cho đến thế chiến thứ nhất. Art Nouveau tràn ngập ảnh hưởng khắp âu châu sau thời gian mà người Pháp hay gọi La Bella Époque. Khi chúng ta thấy Art Nouveau là nhận ra ngày vì rất đặc sắc như cái mái che khi ra vào métro của Paris. 

Vào thế kỷ 19, âu châu có rất nhiều trường phái nghệ thuật như Revivalist hay Historicist, Neo-Gothic, Neo-Baroque, NEo-Byzantium,… loạn cào cào như nói lên tự do tư duy đến khi mấy ông buồn đời kêu là lộn xộn nên đưa ra chủ nghĩa Phát Xít, Cộng Sản, để dẹp mấy trường phái kể trên. Các công trình được xây cất dưới thời Phát Xít ngày nay còn thấy ở Ý Đại Lợi ở Roma, Brescia và Milano,… còn các công trình dưới thời đức quốc xã thì đã bị tan hoang hết. Khi viếng tham Đông Âu, mình thấy mấy toà nhà được xây cất dưới thời cộng sản ở Hùng Gia Lợi, Tiệp Khắc xấu kinh hoàng. Kiến trúc là hiện thân của xã hội và chính trị của nhà cầm quyền.

Có một căn nhà ở Bruxelle, Bỉ Quốc tên Maison Saint-Cyr thiết kế bởi Gustavo Strauven rất đẹp. Ai đến xứ khoai tây chiên thì nhớ đến đây xem. Rất đẹp, có thêm các yếu tố trang trí bằng sắt gan. Với kính cửa sổ bằng màu như ở nhà thờ. Art nouveau vẫn còn giữ những nét đẹp nhưng ngày nay, khó tìm các nghệ nhân để thực hiện hay quá đắt.
Chỗ ra vào Métro của Paris rất đặc thù. Hy vọng họ không đập bỏ

Art nouveau là tổng hợp các môn nghệ thuật như báo tử cho các nghệ nhân khi kỹ nghệ đã dành phần sản xuất các sản phẩm nghệ thuật. Ngày nay các cửa sổ đều được thiết kế để được làm theo khuông, các tường cũng như mái nhà, mọi thứ. Máy móc làm rồi trong tương lai sẽ được các máy in 3 chiều xây dựng. 

Xã hội sẽ bớt đi những người có óc nghệ thuật, tạo dựng các tác phẩm bằng tay chân của họ. Chúng ta chỉ biết sử dụng máy móc, điện thoại các app ứng dụng để sử dụng như Photoshop làm cho mình trẻ ra để tải lên mạng, câu Like. Sẽ không còn ai ngồi vẽ chân dung. Hôm trước, xem phim Nhật Bản với vợ, vợ kêu Nhật Bản tiến bộ có cảnh nóng, mình nói khi xưa, mình vẽ mấy cô bạn đầm khỏa thân, đâu có cần máy ảnh gì đâu. Dạo ấy mình vẽ chân dung cho cô nào mới quen, còn thân thân một tí thì kêu cởi áo quần ra mình vẽ. Cái đẹp cua phụ nữ không phải chỉ là cái gương mặt mà tổng thể. Chỉ có sang Hoa Kỳ thì không dám nói vì sợ bị thưa kiện. Từ đó cái nghiệp hoạ sĩ của mình cũng biến mất luôn. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, mình học Trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Paris, phải học vẽ, khắc tượng để giúp kiến trúc sư có một cái nhìn 3 chiều về màu sắc, không gian nay thì sinh viên kiến trúc chỉ học vẽ qua máy điện toán, mất đi tính cách nghệ nhân, xem như thợ vẽ máy. Kiến trúc sư ngày nay, ít ai biết vẽ tranh. Khi xưa, mình có thể ngồi nói chuyện với khách hàng, chỉ cần vẽ vài đường là giải thích cho khách hàng hình dung về căn nhà của họ. Chán Mớ Đời 




Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 



Thư viện và chọn bạn gái


Hôm nay đọc báo Ý Đại Lợi, thấy có một câu chuyện khá cảm động. Một ông giáo viên tiểu học về hưu, sắm và chế lại chiếc xe 3 bánh Lambretta thành một thư viện di động nho nhỏ để chạy khắp các làng xung quanh nơi ông ta về hưu gần 10 năm qua. Ông ta gọi chiếc xe là “bibliomotocarro” gom lại từ Biblio + moto + carro , biblio là thư viện, moto là xe nhỏ và carro là tủ. Ông ta cho biết có nhiều làng chỉ có hai đứa học tiểu học, không có sách đứa trẻ hiu quạnh một mình. 


Ý Đại Lợi là một quốc gia đang có khủng hoảng về dân số. Người dân không chịu đẻ. Để tránh tình trạng, tương lai Không có người, người ta đề nghị là cho di dân vào ở. Vấn đề là họ cần người nhưng không muốn đen hay rệp. Không muốn xứ họ trở thành những quốc gia như pháp, Anh quốc,… dân tình ở làng quê bỏ ra tỉnh thành đến nổi họ quản cáo tặng không nhà chỉ trả giá 1 Euro với điều kiện phải sửa chửa lại. Mình có đọc thì nhiều người Mỹ mua rồi xây cất lại thì hơi mệt vì thợ tỏng làng không có, mướn dân ở đâu xa đến thì tốn tiền và khi đến khi không như người yêu đã bỏ ta đi.. Thích qua ở mấy làng vui chơi nhất là Toscana.  


Tương tự, Nhật Bản cũng lâm tình trạng này nhưng nặng hơn. Có đến 16% nhà cửa ở làng hay tỉnh nhỏ bị bỏ hoang. Ai muốn lấy thì làm đơn xin rồi phải sửa sang lại. Em đang chỉ ông Mễ sở hữu hoá 5 mẫu đất ở riverside. Lúc đầu tính làm nhưng sau thấy ông Mễ chịu khó và giúp em nên em chỉ cho ông ta, em không cần nhiều vì cũng già.


Ông giáo viên này muốn đưa đến giới trẻ hôm nay niềm vui đọc sách. Văn hoá không phải chỉ để dành cho thiểu số giàu có. Hồi xưa, ông ta còn bé, đọc sách là cửa sổ đưa ông ra thế giới bên ngoài cái làng nhỏ bé của ông ta. Tương tự khi xưa mình ở Đà Lạt, nhỏ bé, không có gì làm ngoài đọc sách hay phá xóm làng.

Thư viện di động được cải chế bằng xe Lambretta 3 bánh

Mình nhớ khi xưa ở pháp có thư viện lưu động để người già không đi bộ xa đến thư viện, họ có một xe buýt để thiên hạ leo lên mượn sách hay đọc sách hay mượn sách. 


Ở Hoa Kỳ, tương tự có những chiếc xe thư viện lưu động. Có ông bác sĩ người da đen sau này làm đến bộ trưởng kể là nhờ các chiếc xe thư viện lưu động mà ông ta có thể mượn sách để đọc. Giúp ông ta có y chí học y khoa và trở thành người đầu tiên mổ xẻ hai đứa bé sinh đôi, bị dính liền.


Ông giáo viên ở 30 cây số cách thành phố Matera mà mình có viếng thăm khi xưa. 75 tuổi. Về hưu vẫn tìm cách đóng góp lợi ích vào xã hội.


Khởi đầu ông ta chỉ lái xe thư viện lưu động vào cuối tuần và các dịp nghỉ hè, chở đến 700 cuốn sách trên chiếc xe lưu động. Ông ta đậu xe ở các quảng trường và công viên nơi có nhiều trẻ em. Ông cho biết rất lo ngại về các phương tiện truyền thông ngày nay sẽ tha hóa giới trẻ, chúng sẽ không đọc sách để cảm nhận, mở mang kiến thức mà chỉ chấp nhận thụ động những gì báo chí truyền thông muốn họ đón nhận. 

Nếu có ai ở Việt Nam thành lập thư viện này cho các em ở vùng quê thay vì xây dựng tượng đài. Mình sẽ ủng hộ.

Nguy hiểm ngày nay chúng ta không đọc sách mà chỉ tin theo những bản tin ngắn có tính cách gây sốc để câu độc giả, bán quảng cáo. Chúng ta lên mạng để tải hình tỏa nắng, câu like thay vì chia sẻ tin tức, điều hay, giúp cuộc sống vui đẹp hơn.


Khi đọc sách chúng ta có nguyên vấn đề để tham khảo, hiểu từ khởi đầu đến cái kết. Điển hình là sách y khoa. Mình đọc hết cuốn mới hiểu 1 chút vẫn đề vì đọc từ A đến Z. 


Trong khi 1 bài báo chỉ cho có 500-700 chữ là ngọng. Thêm họ bán thuốc bổ là ngọng. Họ chỉ trích phần nào để sử dụng bán thuốc. Người Mỹ Ít đọc sách lắm. Thư viện tại xứ họ đóng cửa mệt thở vì không có ai mượn sách họ phải sa thải nhân viên. Mình đến mỗi tuần là họ mừng như gặp người yêu trở về từ mặt trận.


Tương lai chúng ta chấp nhận fake news, ít suy nghĩ sâu về một vấn đề trong cuộc sống hay về một đề tài nào đó. Khiến chúng ta sống không có chiều sâu. 

Người Pháp đọc sách rất nhiều nên câu chuyện giữa bạn bè khá sinh động thay vì Ăn hamburger, pizza và uống bia như người Mỹ. Sinh Nhật hay giáng sinh đa số người Pháp tặng sách cho người thân và bạn bè. Ở Hoa Kỳ mình mua sách tặng cho bạn bè là họ rầu. Mình sống tại Hoa Kỳ trên 36 năm, chưa một ai tặng mình một cuốn sách trong khi ở pháp, hàng năm mình nhận đâu cả chục cuốn. Họ tặng mình thì phải đọc vì lần sau họ sẽ hỏi để đối thoại, trao đổi học hỏi thêm về đề tài trong cuốn sách. Ở Hoa Kỳ, chỉ thấy ăn và ăn cho nhiều.


Thằng con mình dạo này hay hỏi mình về tìm đối tượng ra sao. Mẹ nó đang kiếm đối tượng cho nó. Bạn bè giới thiệu đủ thứ. Bác nào có con gái muốn làm sui với em thì cho biết nhé. Mình theo kinh nghiệm, nói kiếm cô nào thích đọc sách. Thằng con mình thích đọc sách nên hai cha con hay đối thoại thay vì đối chọi. Có lẻ nó thích đọc sách, có lẻ lây cái bệnh của bố. Những người thích đọc sách thích đối thoại thay vì đối choại. Đồng chí gái là người Mỹ, không đọc sách nên cứ thích đối chọi. Do đó mình nói nó kiếm một cô thích đọc sách mà làm đối tượng.


Lý do cô gái nào thích đọc sách nhiều là thông minh. Càng đọc sách cô ta càng biết về cuộc đời thế giới, càng biết cô ta ngu dốt, ngu lâu vững bền, biển học mênh mông nên ít khi tự xưng là mình hiểu biết nên có óc cầu tiến, lắng nghe thay vì đối chọi. Càng đọc càng biết nhiều từ vựng để viết và diễn đạt giúp kẻ đối thoại ít hiểu lầm.


Cô ta tò mò về thế giới và con người và có óc cầu tiến. Con gái thích đọc sách ít tốn tiền vì cô ra thích cầm cuốn sách và tách trà ở nhà để vui thú thay vì đi nhảy đầm tốn tiền mua áo quần. Cô ta thích relax chốn vắng vẻ. Con có thể mời lên vườn bơ đi hái bơ, xem sóc, xem rắn, xem coyote ,…


Thường mấy người đọc sách nhiều họ thường rất nhẹ nhàng không ồn ào. Cô ta hiểu biết nhiều nên có thể hầu chuyện nhiều người. Cô ta hóng chuyện nên ít nói, thích nghe hơn nói. Trong cuốn sách Đắc Nhân Tâm ông Dale Carnegie có nói đến tài tiếp chuyện, ông ta chỉ nghe người đối thoại, lâu lâu hỏi một câu hỏi. Thiên hạ thích nói nhiều để chứng tỏ cho mọi người, họ thông thái. 

Cô gái đọc sách ở trong vườn Tuileries , Paris, mình hay ngồi chỗ này vẽ. Mình hay thấy người Pháp vào công viên, có mấy cái ghế sắt sơn màu vàng, ngồi đọc sách trong nắng ấm của mùa Xuân.

Khi đọc sách cô ta chăm chú đọc nên sẽ quen chú trọng đến khi ngồi bên con thay vì ôm điện thoại nhắn tin. Khi ăn cô ta không thấy điện thoại ra chụp để báo cho dân cư mạng là cô ta đang ăn gì vì chả ai để ý. Cô ta sẽ chánh niệm, ăn từ tốn, để hương vị của thức ăn thấm vào tâm khảm, phân tích đầu bếp sử dụng trong thức ăn.


Cô ta đọc sách nên thích tưởng tượng hình ảnh trong sách nên thường rất vui tính. Tìm mọi cách giúp cuộc đời thi vị hơn. Đọc sách giúp cô ta biết nhiều ngữ vựng hơn, giúp sử dụng từ vựng khi nói chuyện, giúp mọi người dễ hiểu hơn. 


Cô ta rất tham vọng. Khi đọc cuốn sách dày 200 trang thì cô ta sẽ không bỏ cuộc giữa chừng. Cô ta sẽ cố gắng đọc cho hết nên khi hôn nhân có gặp trắc trở cô ta sẽ cố gắng đi hết cuộc đời với con. 

Thư viện Helsinki 


Khi con bận công việc, cô ta sẽ không gọi con mỗi 5 phút, hỏi chừng nào về, cô ta đọc sách đợi con trong tiếng nhạc êm diệu đợi con về. Con về thì cô ta sẽ vui mừng không trách móc vì đọc sách học thêm điều bổ ích.


Đọc sách cô ta sẽ độc lập, tự chủ, không mong đợi, bám víu vào con. Cô ta có kinh nghiệm, biết suy nghĩ, nhận xét đúng, có thể giúp quyết định quan trọng thay vì nghe lời xúi dại của bạn bè. Sau lưng một người đàn ông thất bại, là một người đàn bà xúi dại. Khi vợ chồng bàn bàn về điều gì, cô ta có ý kiến khá chững chạc, phân tích vấn đề xem lợi nhiều hơn hại để lấy quyết định chung thay vì nghe kẻ không hiểu biết vấn đề nhưng cứ làm tài khôn.


Ít tốn tiền giải trí, chỉ cần một cuốn sách, thay vì phải đi uống rượu, nhảy đầm hay đi chơi xa. Ngoài ra cô ta sẽ giúp con đọc thêm sách, thu thập thêm kiến thức thay vì uống rượu, nhậu dô dô. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn