Có người kêu không tải được bài cũ do Facebook đề nghị nên mình tải lại đây cho đủ 3 bài trước, sau cách mạng 1789 của Pháp quốc. Có người hỏi vớ vẩn, tại sao ông Tây dạy học sinh việt về cách mạng Pháp quốc, có gì không thông. Vì họ đam mê giảng dạy nên mấy ông Trần Phú, Võ Nguyên Giáp,…mới đi làm cách mạng chống Tây. Nếu ông thầy Tây cho ông Hồ đi học trường bảo hộ để ra làm cán bộ cho pháp hay cho ông Giáp đi Tây học luật như đồng mồn Vũ văn Mẫu thì chắc chắn không có trận Điện Biên Phủ. Chán Mớ Đời
Hôm trước, nhân có vụ cháy nhà thờ đức bà của Paris, có ông thần nào kêu mình kể chuyện về ngôi giáo đường nổi tiếng nhất của Pháp quốc. Mình thì nghe đến nhà thờ này khi còn bé, xem phim Esmeralda, tại rạp Ngọc Lan từ cuốn truyện “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà” của ông Victor Hugo.
Qua tây, thì có đi viếng ngôi giáo đường này ngay tuần đầu tiên, rất hung vĩ, nằm ngay đảo Cité giữa lòng sông Seine. Sau đó mò đến vườn Lục Xâm Bảo của Cung Trầm Tưởng, ga Lyon,… dạo ấy ít du khách nên rất thoải mái nay thì hết muốn đến.
Mình nhớ thời sinh viên, sáng đi học, lấy xe điện ngầm Métro, xuống trạm Louvre ở đường Rivoli. Sau đó đi bộ qua Louvre, rồi qua “Passerelle des Arts”, để đến trường phía bên kia dòng sông Seine. Vào mùa thu rất đẹp khi thấy nhà thờ Đức bà hiện lên trong sương mù và ánh nắng ban mai. Đẹp không thể tả. Về Paris, mình muốn sáng bò dậy ra xem cảnh này lại nhưng mụ vợ, dậy không nổi nên đành Chán Mớ Đời.
Có dạo thấy nam nữ đến mua ổ khoá để khoá vào chiếc cầu nghệ thuật, trông rất phản cảm vì họ đem rác tình yêu của họ ra phơi bày cho công chúng làm chứng nhân nhưng thầm nói lên văn hoá “Xeo Phì Tự Sướng”. Nghe nói, nay thành phố đã dẹp, cấm. Khi xưa, đi trên đây, cảm thấy tự do, nhẹ nhàng đến khi họ khoá ổ khoá lại thì mất đi cái đẹp kiến trúc thanh tao, tối đơn giản của chiếc cầu.
Cầu nghệ thuật ngày nay, họ cho đóng lại lang cang, để thiên hạ không đem ổ khoá đến đây móc vào để thề thốt rồi vài hôm sau lại bỏ nhau.Hôm thấy nhà thờ đức bà bị cháy vì một tên thợ nào hút thuốc rồi quăn cái tàn xuống đất làm cháy ngôi giáo đường, khiến dân tình khắp thế giới sửng sốt thậm chí có mấy người Việt, soái ca chi đó ở Việt Nam, bị dân tình chửi vì kêu họ khóc dù chưa bao giờ đặt chân đến Paris, kinh đô ánh sáng của một thời.
Người Việt mình hay ăn ké lắm. Trong giải túc cầu âu châu, thấy có mấy khán giả người Việt, treo cờ Việt Cộng rồi hô hoán hãnh diện quá Việt Nam ơi dù Việt Nam không có tham dự. Báo chí ngoại quốc chỉ trích quá cở.Chán Mớ Đời
Thật ra, ngôi giáo đường cũng đã bị tàn phá một lần rồi. Vài năm sau cuộc cách mạng 1789 thì nhân dân bị xúi giục, tràn vào nhà thờ đập phá, chém đầu mấy bức tượng của vua Do Thái mà có dạo mình ở Pháp có nghe đến họ tìm ra mấy cái đầu của 21 bức tượng của vua vùng Judea.
Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, được xem là hai thế kỷ Khai Sáng Anh Minh của người tây phương với những tư tưởng chống đối nhà thờ Thiên Chúa Giáo, khởi nguồn từ cuộc cách mạng công nghệ khoa học. Với những thuyết về tiến hoá, máy hơi nước, xe lửa, nhà máy điện,…đã khiến con người trở nên kiêu căng, phế bỏ những tín ngưỡng xưa nay. Tự xưng con người là thượng đế (Homo Deus thiên nhân) như ông Descartes đã tuyên bố: “tôi tư duy nên tôi hiện hữu”.
Thiên chúa giáo là quốc giáo của nước pháp. Nhà thờ với những bổng lộc, được cúng dường, không phải đóng thuế nên sau 18 thế kỷ thì nhà thờ được xem là giàu nhất. Vua Pháp quốc nợ như chúa chổm nên dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị rồi cuộc cách mạng đẩm máu 1789.
Dân tình chán ghét nhà thờ. Họ bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng của Jean Jacques Rousseau, Voltaire, Diderot,… với những sự kêu gọi tự do công bằng bác ái,… người dân bắt đầu muốn sử dụng cuộc cách mạng để thu gọn hết những quyền lực của nhà thờ mà khi xưa mình học lịch sử về đức hồng y Richelieu, Mazarin, … hình như ông Jean Baptiste Colbert, cựu bộ trưởng tài chánh hồi nhỏ cũng học trường dòng tên hay tu ở đây ra. Khi xưa, mấy ông tây bà đầm cứ kể về mấy ông thần riết mình đâm ngu luôn. Không đi tây thì chắc mình chả bao giờ hiểu lịch sử tây dù có học khi xưa.
Trong chương trình tẩy nảo thiên chúa giáo, các nhà cách mạng tìm cách cướp đất của nhà thờ, kiểm soát các giấy tờ hành chánh về sinh con đẻ cái, hôn thú, giáo dục mà ngày nay người Pháp vẫn còn gọi éducation laïque. Một loại giáo dục không bị lệ thuộc vào nhà thờ. Không cầu nguyện, cầu xin gì cả. Con người là tuyệt đối.
Cao trào bài nhà thờ lên cao đến tháng 9 năm 1792, người dân Paris giết mấy ông cố đạo, mà ngày nay người ta gọi “Les massacres du septembre 1792” và đem ra xét xử trong cuộc thanh trừng mà người Pháp hay gọi “la règne de la terreur”. Năm 1793, chính phủ cách mạng cấm không được tổ chức các lễ nhà thờ công cộng. Người dân chạy vào nhà thờ để tàn phá các dấu ấn của thiên chúa giáo. Tương tự cuộc cách mạng văn hoá do Mao trạch đông khởi sự.
Nhà thờ đức bà được xem là hình ảnh của ngai vàng của vua chúa vì vào các ngày lễ của triều đình đều được tổ chức tại đây như các lễ đăng quang của vua chúa. Lễ đăng quang của Vua Henri đệ lục tại đây. Có các tượng các vua chúa, được khắc trên tường phía ngoài đều bị dẹp bỏ.
Sau đó nhóm cách mạng sử dụng nhà thờ này, để tổ chức các cuộc lễ hội như Festival de raison kêu gọi người dân ở Pháp thay vì thờ phượng chúa nên thờ các nguyên lý của khai sáng. Có lẻ vì vậy mà ông Hugo viết về Nhà Thờ Đức Bà với cô gái Esmeralda. Lâu quá không nhớ câu chuyện nói gì. Chỉ nhớ ông thần lưng gù chết đói, ôm cô gái Esmeralda .
Ngôi giáo đường này có thời được đổi tên lại là Temple de la raison, đồ đạt ở trong nhà thờ đều bị khiêng, chôm chỉa hết. Người ta chỉ trích Trung Cộng phá phách chùa chiềng, thư viện trong cuộc cách mạng văn hoá, trên thực tế họ chỉ làm sau người Pháp độ 200 năm.
Sự bài trừ thiên chúa giáo đưa đến chế độ vô thần, tôn giáo mới được vinh danh là “cách mạng”. Sau khi loại các đối thủ như Danton, ông Maximilien Robespierre đề nghị một tôn giáo mới thờ đấng tối cao Lý Trí.
Cho dù lực lượng cách mạng hô hào tẩy xoá thiên chúa giáo, người Pháp bình thường vẫn kiên định với niềm tin của họ về Thiên Chúa nên không muốn gửi con đến các trường dân sự (laique). Với thời gian, lịch sử cho thấy nhờ Thiên Chúa giáo mà trong thời buổi giao thời của cuộc cách mạng long trời lỡ đất, đã giúp ổn định nước pháp vì nếu không thì có thể chết còn nhiều nữa như ở Trung Cộng dưới thời Mao. Trong các cuộc cách mạng đều thiếu vắng bóng của đấng thuợng đế, khiến con người không sợ sệt bị phán xét sau này, đã giết không biết bao nhiêu người vô tội.
Người Việt chúng ta hay nói để đức cho con cháu do đó họ không dám làm tội ác.
Chúng ta thấy các cuộc cách mạng xảy ra đều giết người tàn khốc như đảng Trung Cộng giết trên 100 triệu người dân. Đảng cộng sản Liên Xô cũng chém độ trên 35 triệu người. Tuần này Trung Cộng tổ chức 100 năm thành lập đảng và tự hào quá Trung Cộng ơi khi đã nướng hơn 100 triệu người dân của họ. Nhật Bản có chiếm đóng xứ họ nhưng giết cũng ít hơn nhiều. 100 triệu dân xem như 10% dân số. Quá ít, may Mao sến sáng chết sớm chớ không còn chết nhiều nữa.
Sau cuộc thanh trừng, thiên chúa giáo dần dần được chấp nhận lại từ người dân nhưng vẫn để lại dấu ấn là sự tách rời hoàn toàn giữa tôn giáo và chính phủ. Thiên chúa giáo không còn là quốc giáo nữa.
Năm 1804, hoàng đế Napoleon được tấn phong tại ngôi giáo đường này. Cái vui là người Pháp nổi lên lật đổ một chế độ quân chủ rồi lại tấn phong một ông hoàng đế, chả khác gì vua cả, nhiều khi còn có quyền hành bạo hơn vua.
Tương tự ở Việt Nam, người ta hô hào làm cách mạng, đả phá chế độ phong kiến, địa chủ bóc lột nông dân để rồi thay thế vào đó một chế độ có thể nói cực kỳ phong kiến, cưỡng chế đất đai người dân. Trong lịch sử Việt Nam có lẻ chưa bao giờ người Việt lại bị đóng thuế nhiều như ngày nay, dù bị người Pháp khi xưa đô hộ. Khi xưa, ít ra thằng giỏi, đậu thì mới làm quan còn ngày nay thì ngược lại. Chán Mớ Đời
Tương tự năm 1954, nhân danh cách mạng, họ đập phá chùa chiềng, nhà thờ,...rồi sau 1975 cũng áp dụng tại Miền nam để rồi ngày nay, họ cho xây dựng các chùa chiềng hoành tráng hay tượng đài thay vì trường học,... cuộc Cải Cách Ruộng Đất vào những năm đầu tiên của thập niên 50, Trường Chính hóc kế sách này của người Tàu. Cho một lớp đấu tố giới Phú nông hay trung nông, để giai cấp này theo họ suốt đời vì mang ơn. Nếu không có vụ cải cách ruộng đất thì đang cộng sản không nắm quyền được 70 năm qua. Người dân sợ và có một giai cấp ít học phục tòng để được Lộc bổng như đã từng trải trong lịch sử Việt Nam.
Nói về kiến trúc thì ngôi giáo đường này được xây dựng theo lối kiến trúc Gothique. Thể loại kiến trúc này xuất phát tại Pháp vào năm 1140 suốt 4 thế kỷ. Lối kiến trúc này còn lại qua các nhà thờ khá nổi tiếng ở Pháp quốc như ở Chartres và Amiens. Năm ngoái mình có viếng Đông Âu thì loại kiến trúc gothique ở các vùng này không đẹp bằng ở Pháp. Khởi sự năm 1163 dưới thời đức giám mục Sully, khá đình đám trong lịch sử Pháp quốc hay nhà thờ và hoàn thành gần 200 năm sau.
Nhà thờ này được tân trang lại bởi một kiến trúc sư người Pháp rất nổi tiếng Eugène Viollet-le-Duc trong vòng 20 năm 1844-1864. Ông này vẽ đẹp cực kỳ, có thể gọi là kiến trúc sư số một trong lịch sử nước Pháp. Sau này, các kiến trúc sư pháp còn trẻ đều bắt chước hành trình của ông ta, viếng La Mã và Hy Lạp. Từ đó, Pháp quốc cho ra đời giải La Mã (Grand prix de Rome), để tuyển kiến trúc sư mới ra trường, cho sang lưu trú tại La Mã 3 năm ở Villa de Médicis để nghiên cứu về kiến trúc.
Mình khi xưa cũng bắt chước giới đàn anh, bò đi La Mã và Hy Lạp, những cái nôi kiến trúc, mỹ thuật của nền văn mình La Hy. Vẽ chết bỏ để rồi ngày nay, làm nghề nông dân. Chán Mớ Đời
Khi nhìn ngôi giáo đường mà mình từng đến đây để vẽ khi còn sinh viên, bị cháy bởi một tên bất cẩn, hút thuốc trên dàn giáo, lười dụi tắt điếu thuốc. Những hình ảnh này như xem 2 ngôi nhà cao tầng bị cháy ở Nữu Ước ngày 9/11. Một chút gì kỷ niệm bị thiêu đốt, không biết bao giờ được trở lại chỗ này để xem lại dù đã được xây sửa chửa lại.
Ngôi thánh đường được xây cất trên 8 thế kỷ để rồi bị cháy tiêu tùng. Người ta sẽ xây lại nhưng chắc chắn sẽ không như xưa vì sẽ được sử dụng vật liệu mới và bọc phía ngoài những miếng đá.
Đây là hình ảnh mình thấy từ Passerelle des arts mỗi sang khi đi học qua cầu , xa xa thấy hai tháp chuông của nhà thờ Đức Bà. Nếu có sương mù thì tuyệt.Khu Hoà bÌnh tại Đàlạt, sẽ bị đập nát để thay thế bởi cái mới cho hợp thời nhưng con cháu Đàlạt sẽ mất ký ức cộng đồng, những gì của các thế hệ đi trước, tứ xứ đến Đàlạt để lập nghiệp ở thế kỷ trước. Từ đó chúng ta chỉ thấy hình ảnh Đàlạt từ năm 1975 đến nay.
Người Mỹ họ rất tôn trọng ký ức cộng đồng vì tổ tiên họ đều là di dân, bỏ quê cha đất tổ để vượt biển, đại dương sang mỹ châu lánh nạn hay tìm một tương lai cho con cháu họ. Những gì của thế hệ đi trước, họ đều tôn trọng giữ gìn. Ở New York, ra phố Tiểu Ý Đại Lợi (Little Italy), bao nhiêu hình ảnh của thời xưa, người ta vẫn giữ. Thậm chí ở Bôn Sa, người ta cũng xây những khu phố có nét Việt Nam để gầy dựng một ký ức cộng đồng tỵ nạn để họ tìm chút gì văn hoá của cha ông bỏ lại sau lưng.
Cho thấy những di tích lịch sử rất dễ bị tàn phá tương tự những kỷ niệm của đời người dễ bị lãng quên. Ai đó có nói chúng ta là những gì chúng ta nhớ.
Xong om
Nguyễn Hoàng Sơn