Showing posts with label Người thân. Show all posts
Showing posts with label Người thân. Show all posts

Tại sao phải chuẩn bị giấy tờ cho mai sau?

 Hôm qua, có một chị bạn gọi điện thoại hỏi về Living trust. Cách đây mấy năm, được tin anh chồng bị ung thư, chị ta có hỏi mình, nhờ giới thiệu luật sư để làm giấy tờ thừa kế nhưng vì ở tiểu bang khác nên chị ta mướn luật sư địa phương làm. Nay anh chồng mới qua đời, người làm thuế, kêu phải thuê người định giá tài sản. Chị ta có liên lạc với luật sư, đã làm Living trust cho vợ chồng chị ta nhưng họ chưa trả lời, khiến chị lo lắng.

Định giá tài sản để xem có trên 22.5 triệu để đóng thuế. Còn dưới 22.5 triệu thì không phải đóng thuế tài sản. Vấn đề là không biết cấu trúc của living trust của luật sư làm ra sao. Phần tài sản của anh chồng được chuyển cho chị ta hay qua con cháu.

Mình trấn an, nói kiếm luật sư khác, không bắt buộc phải mướn luật sư cũ để làm giấy tờ chuyển nhượng tài sản vì đã làm living trust. Điều quan trọng là kiếm luật sư chuyên về luật gia đình, tài sản,… nhiều khi mình được ai giới thiệu luật sư thậm chí là cố vấn pháp lý nhưng họ chuyên về đụng xe tai nạn nên không rành luật thừa kế. Họ kiếm đồng nghiệp chuyên về luật gia đình, để bán mối, lấy huê hồng nên mình phải trả gấp đôi. Họ lại không rành nên mất thì giờ chờ đợi đồng nghiệp trả lời.

Hôm trước, thằng con mình nhờ đi đến văn phòng luật sư để lo chuyện cá nhân. Đến văn phòng thì khám phá là một tên cố vấn pháp lý, hắn bảo đợi rồi 15 phút sau, một tên luật sư Mỹ từ Long bEach đến nên chỉ hỏi chuyện rồi đòi đặt cọc trước rồi sẽ tính thêm sau này. Mình kêu luật sư của mình cho chắc ăn. Luôn tiện giải thích cho thằng con, làm gì liên quan đến pháp lý là kiếm tên giỏi nhất dù đắt tiền. Tiền nào của nấy.

Mình làm living trust với một luật sư nhưng khi hữu sự thì có thể kiếm luật sư khác, chỉ cần đưa giấy tờ đã làm với luật sư trước đây thì họ có thể theo đó mà lo thủ tục thừa kế.

Mình hỏi chị ta là luật sư làm A, B Trust hay A,B, C trust thì chị ta không trả lời được. Chị nói là con cái đến 35 tuổi mới được nhận gia tài. Cái này thì luật sư nào cũng làm cả. Sợ con cháu trẻ lấy tiền rồi tiêu pha hết khi còn non dại. Mình hỏi là tài sản đã chuyển qua living trust hết chưa. Chị ta nói đã chuyển hết. Đó là điểm quan trọng. Hôm trước, có người hỏi mình, phải chuyển sổ đỏ qua living trust khiến mình ngọng. Mình nói bắt buộc nếu không thì làm living trust để làm gì. Chị ta gửi cho mình cái giấy chuyển tên sổ đỏ thì mình thất kinh vì không thấy ngày tháng thành lập của living trust. Mình hỏi lại thì chị ta kêu có ngày tháng. Hoá ra chị ta nghĩ là ngày tháng thị thực chữ ký. Mình đoán là chắc nhờ ai là cố vấn pháp lý, không rành hoặc tự lên mạng làm.

Để mình giải thích lại. Khi mình làm living trust xong thì tên luật sư đòi chuyển hết tên, nhà cửa xe cộ qua living trust. Mình đưa cho hắn sổ đỏ căn nhà đang ở để làm thôi rồi dựa theo đó mà làm mấy cái khác vì họ chặt rất đẹp. Mình tự làm được theo mẫu của luật sư rồi mang ra County để chuyển tên.

Ngoài ra thì mình bỏ vào Land Trust các xe cộ, nhà cho thuê thay vì living trust chỉ cần đề beneficiary là living trust của mình, để dễ làm việc, mua bán.

Tên của cái trust mình làm luôn luôn phải có ngày mình thành lập. Lúc nào cũng có tên của người “trustor” (người sáng lập) và tên người “Trustee” (người điều hành), quan trọng nhất là ngày thành lập như ngày sinh của pháp nhân (trust). Thí dụ: vợ chồng Chí Phèo và Thị Nở có căn nhà, muốn làm living trust thì sẽ đặt tên pháp nhân gia đình như sau: “Chí Phèo Nguyen and Thị Nở Nguyen as the trustees of the Nguyen Family Trust, dated 02-22-2022.

Chí Phèo và Thị Nở là Trustee (có thể được thay đổi bởi người sáng lập trustor)

Nguyễn Family trust là tên của cái trust nhưng biết bao nhiêu người mang tên họ NGUYEN. Do đó phải có ngày thành lập (tương tự ngày sinh của mỗi cá nhân). Đi bác sĩ, hay tiệm thuốc tây, họ đều hỏi tên gì và ngày sinh tháng đẻ để kiểm chứng mình là bệnh nhân.

Dated 02-22-2022 là ngày thành lập. Sau này mình có thay đổi hay gì thì cũng giữ cái tên và ngày thành lập này vì chúng ta không thể nào có hai ngày sinh Cả. Ngoài trừ mình cho khai tử cái living trust này để làm cái mới.

 Mình không đọc living trust của vợ chồng chị ta nên không biết gì cả, dặn kiếm hai luật sư khác để tham vấn. Tốn tiền một tiếng đồng hồ nhưng để hiểu rõ vấn đề hơn là đưa cho một luật sư, tha hồ nói bú xua la mua, rồi chặt chém không nương tay. Hôm trước, đi ăn với nhóm đài truyền hình, họ nói một luật sư ở Bolsa, hình như bị rút bằng.

Vấn đề chúng ta làm living trust nhưng không hiểu rõ đã làm gì. Luật sư thì họ cứ lấy phần mềm rồi ghi tên tuổi của mình rồi in ra để ký, bỏ mấy ngàn trong túi. Mình sợ tốn tiền nên không dám hỏi. Do đó nên đi seminar miễn phí để tìm hiểu thêm. Trả tiền luật sư để tham khảo. Đi vài người để hiểu vấn đề hơn. Cứ sợ tốn tiền nên dốt văn hoàn dốt. Người Mỹ hay nói: “if you think education is expensive, try ignorance hay knowledge is power”. Hậu sự là điều chúng ta không dám bàn hay nhắc đến. Không phải ai cũng có khả năng đọc living trust để hiểu vấn đề. Lâu lâu nên lấy living trust và di chúc ra đọc thì mưa lâu thấm đất.

Mình làm living trust, thay đổi 3 lần mới có chút khái niệm về những gì mình đã làm. Vấn đề là lỡ mình có chuyện gì thì đồng chí gái ngọng vì cô nàng dù được giải thích nhưng mờ mờ về vấn đề này. Do đó mình có viết thư để lại là khi mình có mệnh hệ nào thì nên liên lạc vài người bạn của mình để họ giải thích cho rõ. Đề số điện thoại và email của họ xuống. Họ giúp kiếm luật sư để lo cho vụ này. Đang tìm cách giải thích cho thằng con từ từ để nó hiểu và lo cho vấn đề sau này.

Do đó, chúng ta nên ghi lại những gì đã làm trong living trust và di chúc để khi hữu sự thì người thân có thể dựa theo đó mà lo thủ tục. Thứ nhất để khỏi mất thì giờ, thứ hai là để khỏi tốn luật sư phí nhiều. Luật sư sẽ lợi dụng cơ hội tang gia bối rồi để chặt chém. Lâu lâu con cháu xum họp thì cũng nên nhắc đến dù mất vui.


Mình là trùm sò nên để giấy tờ lại là cho, hiến tặng khoa học cơ thể của mình. Vợ con khỏi phải tốn tiền làm đám ma, mua hòm vớ vẩn. Thay vì làm đám ma, vợ con dùng tiền đó đi du lịch một chuyến vui vẻ. Khỏi lo ma chay thầy cúng chi cả. Tốn tiền vô ích vì mình chắc chắn sẽ xuống địa ngục.

Nên ghi xuống tài sản có gì. Vàng bạc, Stocks, đầu tư, mật mã,…để lại giúp vợ con hay chồng biết sự việc mà mò.

Qua tình hình của chị bạn, đã làm living trust rồi, nay đến lúc hữu sự còn ngọng huống chi con cháu của mình mới 20 tuổi đầu hay người được chỉ định làm giám hộ mà i tờ về các vấn đề tài Chánh, giấy tờ thủ tục.

Do đó, tốt nhất là nên tìm hiểu cho kỹ lưỡng rồi thực hiện, viết xuống những gì mình đã làm để con cháu hay vợ con theo đó mà làm khi hữu sự. Xong om

Có chị bạn gửi chương trình này, ai cần thì ghi danh:

Estate Planning:

How To Protect Yourself, Your Loved Ones, And Your Assets

Wednesday, February 23rd at 6:30pm - 8:30pm

Saturday, February 26th at 10am - noon

image

This is a free online webinar where you will learn what happens to your family and assets when something happens to you. Even if you already have a will or trust, this webinar will be beneficial to you, as we will share the reasons why many wills and trusts do NOT work as intended, especially in protecting your minor children. 

To sign up for either webinar session, click the button below to go to our registration page.

If you have already completed your estate planning with us, but know someone who would be interested in attending this webinar, please forward this email to them. We look forward to seeing you next week!

Best regards,

Beatrice Phan, Esq.
Beatrice Phan Law
38 Corporate Park
Irvine, CA 92606
(949) 304-8433
www.bphanlaw.com

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Song Tịch hay Đa Tịch

 Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh vừa kết thúc, người Mỹ bắt đầu bàn đến vấn đề song tịch của cô lực sĩ Eileen Gu (Cốc Ái Linh). Có người tàu chê cô ta, nhất là cô lực sĩ gốc tàu khác, trượt băng nghệ thuật, bị ngã khi tranh tài, khiến đội Trung Cộng về hạng thứ 5. Người thì ca tụng cô Gu như anh hùng lao động được đảng và nhà nước đào tạo. Họ cho rằng, cô Gu đã được Trung Cộng cho phép đặc biệt, có song tịch để thi đấu cho Trung Cộng. Lý do là Trung Cộng không cho phép song tịch. Trung Cộng đi tắt để được một nữ lục sĩ, có khả năng đem về cho họ 3 huy chương. Nói chung thì với chế độ độc tài thì ít khi họ theo  luật lệ của họ đưa ra.

Truyền thông Trung Cộng cho rằng Giấc Mơ Hoa Kỳ đã chết, khiến cô gái sinh tại Hoa Kỳ, thi đấu cho Trung Cộng. Vạn tuế Giấc Mơ Trung Cộng. Chán Mớ Đời 

Người thì cho biết, các lực sĩ nào của Trung Cộng thi đấu cho các nước khác, còn giữ quốc tịch Trung Cộng hay không. Mình thấy có nhiều tay vợt bóng bàn gốc tàu, đánh cho Hoa Kỳ, Lỗ Ma Ni, Tiệp,.. vấn đề là họ không đoạt gì cả. Sau đó thì về lại Trung Cộng sinh sống hay ở lại Hoa Kỳ hay các nước mà họ thi đấu để sống khi về già. Mình ít để ý mấy vụ này, chỉ thấy khi thế vận hội đang tranh tài thì thấy toàn là tên tàu thay vì tên mỹ họ tàu.

15 ngày tham dự thế vận hội, cô Gu bỏ túi 15 triệu và số tiền khổng lồ sẽ đến nữa. Chưa kể 31 triệu trước khi tham dự và các công ty ngoại quốc nhảy vào thị trường Trung Cộng, mướn cô ta làm tiếp thị.

Cô Gu này mới 18 tuổi nên không thể nào bảo cô ta đã từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ vì chưa đến tuổi vị thành niên nên không làm được. Nếu mình không lầm có một cô lực sĩ đánh quần vợt khác, mang tên Naomi Osaka, sinh tại Hoa Kỳ và thi đấu cho Nhật Bản. Cô này dạo này bị áp lực khá nhiều nên tranh tài hay bị loại. Mình có xem một phim tài liệu về cô ta. Mẹ người nhật, bố người Mỹ da đen. Cho thấy khi chính trị xía vào thì mới có những câu hỏi quốc tịch được đặt ra.

Thường thì không thấy người Mỹ chỉ trích vụ này lắm vì họ tôn trọng tự do chọn lựa của mỗi cá nhân. Kỳ này Hoa Kỳ không đoạt nhiều huy chương nên có người bực mình nên báo chí khơi mào, đánh bú xua la mua. Không như Naomi, họ vẫn xem là đấu thủ người Mỹ dù thi đấu cho Nhật Bản.

Có nhiều người lên tiếng chỉ trích các lực sĩ tham dự thế vận hội, im lặng không chỉ trích Trung Cộng vi phạm nhân quyền, đàn áp các người Uighurs nếu không sẽ bị truật xuất, không được tranh tài. Cả đời họ luyện tập để có một vé tham dự thế vận hội nên họ bỏ quên hết những căn bản đạo Đức con người để thi đấu giúp Trung Cộng thành công trong việc phô trương thanh thế.

Thậm chí Nga Sô dù bị cấm thi đấu nhưng họ vẫn nể sợ Putin, cho phái đoàn Nga Sô thi đấu dưới danh nghĩa uỷ ban thế vận hội Nga Sô. Thế giới khiếp sợ trước Mạc Tư Khoa. Họ lại biết cô bé trượt băng nghệ thuật bị dính doping nhưng phải thi đấu. May quá, cô ta không thắng nếu không thì thế giới lại bị mất mặt. Putin đợi sau Thế VẬn Hội mới tấn công Ukraine. Dù muốn dù không, Hoa Kỳ không có khả năng bảo vệ Ukraina. Hỏi người Mỹ xem có ai muốn chết để bảo vệ tự do cho người Ukraina. Chắc chắn sẽ không có ai tham gia. Bao nhiêu người Mỹ biết nước Ukraina nằm ở đâu.

Hoa Kỳ không thể nào chịu thêm một cuộc chiến nữa. Trung Cộng đã mạnh lên khi Hoa Kỳ bị sa lầy tại trung đông từ 9/11/01 đến nay. Hôm trước, nghe đài France culture của pháp, họ cho biết chủ nghĩa thực dân pháp đã kết chung tại Phi Châu. Lính pháp rời khỏi các thành phố phi châu như lần cuối tại Đông Dương vào năm 1956. Họ cho biết; ngày nay Trung Cộng và Nga Sô đã thay thế hoàn toàn nước Pháp tại các thuộc địa cũ của xứ này.

Có rất nhiều người Mỹ sinh sống ở hải ngoại, muốn bỏ quốc tịch mỹ nhưng rất khó khăn về thủ tục hành chính. Thậm chí ông Paul Getty, một thời giàu có nhất Hoa Kỳ cũng từ bỏ quốc tịch mỹ khi về già. Một trong nhưng khó khăn của việc từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ, là phải đóng thuế hết nhưng cái gì nợ nước mỹ trước khi được huỷ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ. Anh có thể sống cả đời anh tại hải ngoại, nhưng anh vẫn phải đóng thuế lợi tức cho chính phủ Hoa Kỳ trên nguyên tắc hàng năm.

Nếu anh ở Hoa Kỳ, sau khi đóng thuế xong thì có thể xin từ bỏ quốc tịch, chạy về Việt Nam hưởng già. Bằng không thì mỗi năm, anh phải khai thuế. Khai thuế, anh phải kèm theo tờ khai thuế của nước đang sinh sống để sở thuế chiếu theo mà đánh thuế lợi tức anh hàng năm. Anh quên đóng thuế vì nghĩ ở Việt Nam là ngọng. Buồn đời, anh về lại Hoa Kỳ tại phi trường sẽ được sở thuế hỏi thăm. Nghe nói có nhiều người Mỹ ở ngoại quốc muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ nhưng rất khó. Họ có thể có song tịch, quốc tịch tại địa phương đang sinh sống nhưng muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ thì phải đóng cho hết thuế, nghĩa vụ công dân.

Ai trên đời đều chạy theo cơ hội kiếm tiền, giúp đời họ thoải mái hơn. Mình được Pháp quốc cho học bổng, đào tạo nhưng khi ra trường, không tìm được việc làm nên bò đi xứ khác kiếm ăn rồi đưa đẩy mình sang Hoa Kỳ. Không lẻ mình thuộc dạng ăn cháo đá bát? Mình vẫn không quên ơn của nước Pháp nhưng vì miếng ăn phải sang Thuỵ Sĩ, Anh quốc, Ý Đại Lợi,… rồi định cư tại Hoa Kỳ. Do đó, khi có cuộc tranh tài thể thao mình đều ủng hộ các đội tuyển Pháp, Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc. Pháp đoạt vô địch túc cầu thế giới, mình cũng ăn mừng bằng cách ra tiệm mua cái phô mát và bánh mì baguette về ăn mừng chiến thắng.

Mấy người khi xưa, chửi bới Việt Cộng đủ thứ, vượt biển. Sau này, thấy có cơ hội làm ăn tại Việt Nam thì bò về, chi cho công an, để làm ăn. Mình có mấy người bạn về Việt Nam làm ăn, rên là phải chi cho mấy ông để được bảo kê làm ăn. Đó là sự chọn lựa của họ. Có nên trách họ hay không? Họ trốn ra khỏi Việt Nam cũng vì muốn tìm một cuộc sống khá hơn tại Việt Nam. Đó là tỵ nạn kinh tế như các người di dân lậu tại Hoa Kỳ.

Khi Cao Uỷ Tỵ Nạn hỏi thì họ phải nói là tỵ nạn chính trị. Người chống cộng thật sự thì không về Việt Nam làm ăn. Mình nghe nhiều ca sĩ hải ngoại về Việt Nam, bị đì mệt thở, cấm hát chỗ này, chỗ kia nhưng vì miếng ăn họ phải chấp nhận để có chút tiền vào tuổi già. Ở Hoa Kỳ, ít có khán giả vì đã quá tuổi. Mình nên cảm thông họ. Thậm chí mấy người đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam, giúp đỡ người nghèo, cũng phải mềm mềm với công an khu vực để có thể giúp người nghèo. Thằng con mình đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam, mới khám phá ra Việt Cộng là ai. Nếu mình nói Việt Cộng dã man,…thì nó sẽ không hiểu nhưng khi chung đụng 15 ngày làm việc tại Việt Nam thì nó mới hiểu tại sao mẹ nó phải bỏ nước của đi.

4 năm nữa, chưa chắc cô Gu sẽ còn cơ hội thi đấu vì sóng sau đẩy sóng trước. Đó là luật đào thải. Cô ta có  một thời gian ngắn để hái tiền. Chưa đoạt huy chương đã lãnh được 31 triệu đô la, nay thì chắc vài trăm triệu. Lại có màn P.R., được đại học Stanford nhận vào. Đại học thì họ nhận các lực sĩ số một để thi đấu, quảng cáo cho đại học của họ để kiếm thêm tiền của bá tánh.

Mình rất ngạc nhiên khi thấy anh bạn theo dõi túc cầu Việt Nam, thậm chí thức khuya để xem. Mình thì chỉ xem đội tuyển Hoa Kỳ đá còn đội tuyển Việt Nam thì không. Theo mình thì tài nghệ còn thua xa thế giới lắm. Nam Hàn và Nhật Bản đang bắt kịp thế giới. Mình thích nhất là xem mấy đội phi châu đá.

Năm tới, có giải túc cầu nữ mà đội tuyển Việt Nam đã dành vé tham dự. Nếu đội tuyển đụng đội tuyển Hoa Kỳ thì mình sẽ ủng hộ ai? Nói đại khái thì ai đá hay thì mình ủng hộ. Chủ nghĩa huề vốn. Nhớ lần trước, khi đội tuyển Pháp đá với hội tuyển Hoa Kỳ thì mình có sự xung đột, không biết ủng hộ phe nào. Khi Hoa Kỳ thắng thì mình thở phào, vui mừng. Có lẻ mình mỹ hơn mình nghĩ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đầu tư vào con trai hay con gái?

 Sáng nay, thấy anh bạn tải tin tức túc cầu á châu khiến mình vui cực đỉnh. Hội tuyển nữ túc cầu Việt Nam, dành vé tham dự giải túc cầu thế giới năm tới, sau khi hạ đội tuyển Đài Loan 2-1. Hội tuyển Đài Loan bị dính covid nên thiếu khá nhiều cầu thủ giỏi trong khi Việt Nam không bị dính, có đủ bộ 23 cầu thủ. Kiểu này, năm tới nhiều khi đội tuyển Việt Nam đụng đội tuyển Hoa Kỳ, không biết mình sẽ ủng hộ đội nào? Chắc Hoa Kỳ. Nếu không sẽ bị ném đá “ăn cơm Hoa Kỳ, thờ ma cộng sản”. Chán Mớ Đời 

Báo chí Việt Nam ít nói đến đội nữ tuyển túc cầu, ngược lại đội tuyển nam thì chắc chắn là không được tham dự giải túc cầu thế giới năm nay vì toàn là thua. May sao tuần rồi hạ được anh ba tàu. Đá trực tiếp sớm quá nên mình không xem, chỉ xem tóm lược trên kênh Paramount +.

Thực tế của đội túc cầu Việt Nam, thể hiện được tinh thần, văn hoá người Việt. Cái gì cũng dành cho “con trai” còn con gái thì nuôi chưa chi là đã gả chồng cho rảnh nợ đời. Cứ dồn kinh tế gia đình để lo cho con trai. Hên thì con trai khá khá, còn xui thì kêu con là nợ. Ngược lại con gái thì không để ý nhiều nhưng về già, tuy đã có chồng nhưng chúng vẫn lo cho mình. Nấu miếng ăn ngon, đem lại cho bố mẹ còn con trai thì chỉ đợi bố mẹ đi tây để thừa hưởng gia tài.

Bà cụ tốn tiền cho mình ăn học trường tây, đi tây đi tàu, nay về già thì cô em mình chăm sóc. Chán Mớ Đời 

Hình ảnh trên báo Đài Loan. Bài báo rất nhẹ nhàng, không hằn học, dù mình thấy cầu thủ Việt Nam chơi xấu nhiều lần, lãnh thẻ vàng.

Đội tuyển nam thì bỏ tiền mướn gia sư gốc Kim Chi dạy đủ nghề. Có lẻ ông ta bồ dưỡng kim chi cay quá cỡ nên cầu thủ nam, tương đối khá hơn xưa. Muốn giỏi thì phải có chương trình tuyển lựa và huấn luyện tối thiểu 20 năm mới đào tạo các cầu thủ có thể tranh tài với thế giới. Xem giải túc cầu phi châu, đa số các đội banh mướn huấn luyện viên ngoại quốc. Mấy người này được đào tạo và cập nhật hoá cách tổ chức, tập luyện một cách khoa học khiến các nước như Ba Tây, Á Căn Đình,…hết đoạt các giải quốc tế.

Chúng ta chỉ có chủ nghĩa Thánh Gióng, tự bẩm sinh, nổi tiếng đá giỏi rồi tự hào quá Việt Nam ơi, Thái Lan phải đợi 15 năm sau mới bằng Việt Nam. Nay đội tuyển nữ Thái Lan và Việt Nam vào được vòng thế giới nhưng khó mà hy vọng thắng vì đẳng cấp còn thua xa mấy chục năm của thế giới. Tuy nhiên là một điểm tốt cho sự khởi đầu. Thật sự, mình thích xem mấy đội nữ đá hơn, ít bạo lực như các đội nam. Xem đội tuyển nữ của Hoa Kỳ hay Hoà Lan đá thích hơn là các đội nam. Đội nữ đá theo kiểu ngày xưa, ít bị giời hạn bởi chiến thuật.

Mình nhớ dạo ở bên tây, ông Guillou, cầu thủ quốc gia và sau này có làm huấn luyện viên cho đội tuyển Pháp quốc. Ông ta đề nghị các câu lạc bộ túc cầu pháp nên đầu tư ở Phi Châu, tại các cựu thuộc địa của pháp để tìm kiếm và huấn luyện cầu thủ mấy xứ này, nhằm cung cấp cầu thủ cho các câu lạc bộ túc cầu của Pháp quốc, để câu khán giả gốc phi châu.

Ông ta và nhóm của ông ta sang phi châu, đi tìm và mở trung tâm huấn luyện túc cầu. Mấy năm sau, họ có một số cầu thủ giỏi, đem qua Pháp thi đấu. Dần dần, các đội tuyển phi châu đá khá lên, có thể hạ các đội tuyển âu châu. Mình nhớ trận đầu tiên giữa Senegal và Pháp quốc thi đấu tại giải túc cầu thế giới. Cựu thuộc địa thắng mẫu quốc khiến dân da đen xuống đường tỏng khi tây da trắng chửi mẹt-xà-lù đủ cở. Ngày nay, nhìn lại thì đội tuyển pháp có đến 70-80% người da đen khiến mấy tên cực hữu phải chửi thề.

Tương tự đội tuyển túc cầu của Hoa Kỳ cũng èo uột. Đến khi họ mướn ông cầu thủ và cựu huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Đức quốc, Jürgen Klinsmann. Ông này thành lập chương trình tìm tài năng và huấn luyện tại cấp địa phương. Ông này bị các cầu thủ mỹ chơi vì ông ta dùng cầu thủ sinh tại Đức nhưng có cha là lính mỹ. Nhiều người không rành tiếng mỹ. 

Cuối cùng bị sa thải nhưng kết quả của chương trình tìm tài năng, huấn luyện từ địa phương đã đem lại thành quả ngày nay, có nhiều cầu thủ mỹ, đá cho các đội bóng nổi tiếng ở Âu Châu. Khi xưa có 3 anh chụp gôn là có hạng. Cho thấy muốn giỏi phải có chương trình huấn luyện, tìm tài năng, không phân biệt lý lịch, chính trị và viễn kiến cho mai sau. Nghe ông huấn luyện viên Việt Nam đội nữ đã từ chức. Chắc muốn được trả lương cao hơn. Còn đội tuyển nữ được nhận vào đại học nào đó, không cần phải thi vào. Chắc màn PR.

Mình thấy có nhiều cầu thủ Nhật Bản, đại hàn đầu quân cho các đội tuyển ở âu châu. Đồng ý là họ cần quảng cáo tại á châu nên phải mướn cầu thủ á châu nhưng thực tế, mấy cầu thủ này đá rất hay như ông Heung Min Son, đá cho đội Tottenham ở Anh quốc. Ông này, đá lọt quả thứ 2 khi đội nam HÀn thắng đội Đức quốc trong cuộc tranh giải túc cầu thế giới 2018, khiến các hậu vệ khét tiếng thế giới vẫn nể nan.

Mình nhận thấy không có sự công bằng trong gia đình Việt Nam. Con trai thì không làm việc nhà, đi chơi bớ vơ, con gái lãnh hết. Hôm kia, ăn Tết nhà mình. Sau khi ăn xong, mình, ông anh cột chèo và ông anh vợ, ngồi xỉa răng, xem truyền hình còn mấy bà theo lối xưa, đi dọn dẹp. Mình dựa hơi mấy ông anh nên ngôi xỉa răng. Ngày thường thì phải làm rồi để vợ hát karaoke. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái có cô bạn học khi xưa kể chuyện khiến cả hai khóc như mưa bấc. Gia đình cô bạn thuộc loại trâm anh thế phiệt. Ông bố làm ngoại giao bên Úc. Được điều về Sàigòn tạm để chờ nhận công vụ mới. Cô bạn vào học chung lớp, tiếng việt không rành như đám con mình ngày nay.

Ông bố nhận được nhiệm vụ mới, đi Pháp. Nói để chuẩn bị nhà cửa xong xuôi thì đón mấy mẹ con sang. Đùng một cái, 30 tháng 4 đến. Bà mẹ đem con ra phi trường thì chỉ còn 3 vé đi pháp. Bà ta kêu bà vú dẫn hai cô con gái về, bà và 2 người con trai đi trước. Sang Pháp, bà sẽ tìm cách đem qua sau. 30 tháng 4 đến, bà vú ôm tiền, bỏ về quê. Cô bạn phải ra bán chợ trời, lăn lộn với cuộc sống mới của con người mới, xã hội chủ nghĩa. Cô em thì muốn làm cháu ngoan của bác, trò ngoan của thầy, về nhà kêu bọn ngụy quân ngụy quyền gian ác, bị cô chị cho ăn tát…

Sau này, cô ta về thăm Việt Nam một lần rồi không dám trở lại. Lý do là khi máy bay đáp xuống phi trường Tân Sân Nhất, hình ảnh mẹ cô ta bỏ lại năm 1975 từ đâu ập về khiến cô ta khóc như mưa.

Người anh sang tây, chả học hành gì cả. Sau này, bà mẹ di cư sang Hoa Kỳ với người con trai đầu, ở với cô con gái đầu, du học trước 75. Trước khi chết, dặn phải chăm sóc ông em trai, nghiện ngập. Có lần cô chị la ông em trai. Ông này bảo tôi chưa lấy bức tranh đắt tiền của chị đi bán là may lắm rồi, không nên chửi bới.

Có cô bạn kể là bà mẹ cũng khổ với ông anh. Cho đi du học rồi học không nổi về lại Việt Nam, bà mẹ nuôi mệt thở. Cho thấy văn hoá trọng nam khinh nữ của người Việt đã làm tốn tiền, kinh tế của gia đình. Đầu tư không đúng chỗ. Mua cổ phiếu, cái nào không khá thì dẹp, dồn tiền cho những cổ phiếu nào có khả năng tương lai. Đó là sai lầm về đầu tư, cứ hy vọng sẽ thay đổi. Chúa hay Phật cũng không giúp được gì cả.

Trai hay gái đều xem như nhau. Đứa nào giỏi thì đầu tư cho nó học thêm, còn đứa học dốt thì cho đi học nghề. Văn hoá “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” sẽ gây ra bất công và bỏ quên hay cố ý vô hình trung loại các tiềm năng cá nhân có thể giúp ích cho gia đình, cộng động, xa hơn là quốc gia. Điển hình là nhạc sĩ dương cầm nổi thế giới Thái Sơn.

Trong lịch sử Việt Nam, người Việt tốn biết bao nhiêu tiền cho con trai ăn học mà chả ra cái gì. Ông Tú Xương, được vợ nuôi 20 năm trời để học thuộc lầu 9 cuốn sách. May ông ta đậu nhưng chả làm được cái gì, ngoài vài câu thơ ca tụng đồng chí vợ.

Có quảng cáo trả $750, để bạn không phải tổ chức ngày Tình Yêu với đồng chí vợ. Họ sẽ bận đồng phục cảnh sát, chạy xe cảnh sát tới nơi, bắt bạn ngày thứ 6 và trả về thứ 2. Bao ăn ở và dụng cụ đi câu,…

Từ đó đưa đến vấn nạn “học tài thi lý lịch” đã dẹp bỏ đi biết bao nhất nhân tài của Việt Nam. Điển hình là ông Đào Duy Từ, vì lý lịch bị tước bỏ văn bằng, về quê chăn trâu. Sau ông ta là người trí thức vượt biên xuống miền nam, được CHúa Nguyễn trọng dụng, nghe theo kế sách mà trị vị mấy trăm năm. 

Bù lại họ sử dụng các nhân vật không có khả năng, chạy bằng cấp, được người thân cơ cấu vào các vai trò lãnh đạo như một cán bộ nào gọi là “hồng phúc dân tộc”. Tinh thần “1 người làm quan cả họ được nhờ” đã  khiến Việt Nam không thoát tâm lý, văn hoá ao làng để vươn ra xa để bắt kịp thế giới trong cuộc cách mạng công nghệ @. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tết Cọp Nước 2022

 Hôm trước, có người gửi mình bài thơ mang tên “Lời trước nghĩa trang”, thấy buồn buồn, cảm động, mình tải lên mạng. Có người hỏi tác giả là ai khiến mình ngọng. Người gửi nhắn tin cho biết tác giả là Trạch Gầm. Mình đoán tác giả là một người lính của đại đội trinh sát 302 xưa ở Đà Lạt. Kèm theo có tấm ảnh của hai người đang đứng khấn trước mộ một người bạn đồng ngủ mà một anh cựu học sinh Adran đã nhận ra tên hai người này. Mình đoán anh ta có người thân từng đi trận với đại đội trinh sát 302 khi xưa vì rất rành về chiến sự khi xưa tại Đà Lạt. Rất cảm động! Cuộc chiến đã ngưng từ 1975 nhưng tình đồng đội bất diệt.

3 năm nữa, sẽ đánh dấu nữa thế kỷ, sau ngày chấm dứt chiến tranh. Có vạn người vui và triệu người buồn, vẫn lai lán đến ngày nay. Có lẻ sẽ được quên lãng khi thế hệ tham gia hay chứng nhân chiến tranh, đều nằm xuống. Lịch sử sẽ sang trang như trước đây qua các triều đại trong lịch sử Việt Nam. Con cháu sau này sẽ được giảng dậy những gì kẻ thắng cuộc viết về cuộc chiến.


 Trạch Gầm https://tuongtri.com/2014/06/23/nguoi-linh-lam-tho-mang-but-hieu-trach-gam/


Theo bải viết thì Trạch Gầm là một đại uý của quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Con trai của bà Tùng Long.

Hôm qua, 30 Tết, mình hái chút ít trái cây ở vườn, đồng chí gái dặn đem mấy đòn bánh tét, đi thăm ông cậu, em út của mẹ mình, luôn tiện cúng ôn mệ ngoại. Quýt năm nay, nhờ hệ thống tưới mới, nước nhiều nên trái ra to như quả cam. Ông anh cột chèo mình từ Boston sang ăn Tết. Ăn thấy ngon, lấy máy ép trái cây ra uống. Cực đỉnh. Mỗi ngày ông làm độ 3 ly cối nguyên chất.

Ông anh cột chèo lên vườn với mấy người em họ, hái lộc đầu năm về. Thấy họ vui thích đi hái quýt, hái bơ như đám trẻ trâu, thấy vui vui lây. Mình thích nhất là khi thấy ai đem con họ lên vườn, con nít được ra thiên nhiên, cây cối, đi bộ, hái trái rất vui. Đài Little Sàigòn nói mình cho thiên hạ vô vườn, hái quả, lấy tiền. Họ sẽ quảng cáo miến phí nhưng thấy mệt quá.

Chở chị vợ ra thăm vợ chồng ông anh đầu của vợ, trong khi đó mình đi thăm ông cậu. Khi về đón bà chị. Ngạc nhiên là anh em lâu ngày gặp nhau mà ai nấy đều đeo khẩu trang. Chuyện thời covid. Hình ảnh khá lạ bên đời.

Ngồi nói chuyện với ông cậu mới thấm bài thơ của Trạch Gầm trên. Ông cậu kể về cuộc đời. Cậu kể ôn ngoại khi xưa, làm cai tù ở nhà lao Huế, bị mấy ông tù chính trị rủ tham gia Việt Minh. Bỏ nhà cửa, vợ con đi chiến khu, theo kháng chiến, để lại vợ và 7 người con. Sau này, mệ ngoại dẫn 5 người con đi tìm chồng ở chiến khu. Thảo nào, mệ ngoại mình khi xưa, hay kêu mình đọc truyện Phạm Công Cúc Hoa. Mẹ vợ mình cũng có đem con đi thăm bố vợ đi kháng chiến khi xưa, sinh ông anh vợ tại một căn chòi nào đó bên đường.

Ra ngoài chiến khu ở Vinh, khổ quá, có 3 người con chết trên đường tìm Phạm Công. Mẹ mình dạo ấy đã vào Đà Lạt. May sao, ôn ngoại 52 tuổi, có đàn con bị việt mình chê, kêu già, và tốn gạo của cách mạng vì phải nuôi mấy người con nhỏ nên họ cho hồi cư năm 1952. Nếu không thì chắc sau này đi bộ đội vào nam.

Về Huế, 12 tuổi mới được đi học. Ở với cách mạng thì đi chăn bò. Mẹ mình gửi tiền nuôi cậu ăn học thay vì đi học nghề thợ may như mệ ngoại muốn. Rớt tú tài đôi, đi Thủ Đức. Ra trường, có đi đánh trận vài lần nhưng nhẹ. Sau gặp ông đại uý người Huế nào thương, kêu về phòng 3. Sau đó được đi học quan sát viên máy bay bà già, để chấm tọa độ, kêu máy bay bỏ bom. Sau này, đi tù, quản giáo quy vào thành phần ác ôn.

Cậu kêu mấy thằng Mỹ bay gan dạ quá. Bay sát ngọn cây tre. Có lần bị Việt Cộng bắn, tên phi công bị thương, lọi giò, cậu phải giữ tay lái để phi công đáp xuống bờ sông Trà Khúc. Lý do là phi trường có nhiều máy bay, sợ gây lộn xộn. Sau được vào Nha Trang học bay rồi cậu bị bắn hư mất một con mắt nên không được đi bay mà ở lại đơn vị. Nếu không thì có lẻ chết lâu rồi.

Cậu kể năm 1972, phe mình bị rơi máy bay rất nhiều. Việt Cộng được trang bị loại SA-7, loại súng phòng không cá nhân. Cậu kêu bọn mỹ biết mà không nói gì cả. Họ chuyển giao máy bay cho quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Có lẻ vì vậy mà Việt Nam Cộng Hoà thua nặng ở Hạ Lào. Không quân mỹ không yểm trợ nhiều.

Cậu kêu có lần đi quan sát ở Quảng Tín, thấy đồi, toàn xác Việt Cộng nằm đầy đồi. Mình thua vì hết đạn còn Việt Cộng thì cứ dùng biển người. Chết như rạ. Có một ông lính, bắn đại liên M-60, bắn chết nhiều Việt Cộng quá. Hết đợt này, đến đợt khác. Càng bắn càng giết người. Sau này bị ám ảnh nên điên luôn. Có lần bay trên cao, thấy phía dưới tưởng cây, bay thấp xuống thì hoá ra xác Việt Cộng.

Loại súng phòng không cá nhân SA-7 được Việt Cộng sử dụng năm 1972, bắn hạ phi cơ của không lực Việt Nam Cộng Hoà rất nhiều. Ông cậu kể là khi xưa, bay 1,000 bộ trên không không sợ, sau này phải bay 3,000  bộ thì đâu thấy gì.

Hai cậu cháu nói chuyện bên cạnh có mợ mình ngồi nhưng nay đã trả nhớ về không. Mợ hơn mình đâu 10 tuổi mà đã lẫn từ mấy năm nay. Khi xưa, mợ rất thương đồng chí gái. Lâu lâu mình ghé lại thăm cậu mợ, thấy mợ nấu cá, thịt kho, kêu đem về cho vợ mi ăn. Mợ gốc Quảng Ngãi. Nay nhìn mợ ngồi yên, không hay biết chi cả khiến buồn cho kiếp người. Lấy vợ mới biết đồng chí gái rất được người ta thương mến. Ra đường ai cũng mến vợ mình, ngược lại ai cũng chửi mình. Chán Mớ Đời 

Cậu nhìn mợ, kêu may đã lấy được mợ. Một mình tay mợ quán xuyến mọi đằng cho gia đình nhất là sau 75, cậu đi tù mấy năm. Ra trại, phải gặp công an khu vực hoài, chả làm ăn được gì cả. May được đi diện H.O., giúp mấy người em cô cậu của mình có một tương lai khá hơn tại Việt Nam.

Bà chị dâu, đến cúng giao thừa, ăn quýt, kêu sao không nói trước để kêu ông thần nào ở Phước Lộc Thọ bán dùm. Dạo này đang lo mấy vụ mua nhà bán nhà nên quên khuấy vụ này. Đến 30 Tết mới nhớ. Quýt vườn là quýt đường nên bạn bè ai cũng thích cả. Mỗi năm họ lên vườn hái đem về cúng tổ tiên. Nay bị covid nên thiên hạ bỏ trốn hết. Có lẻ năm sau mình sẽ chuẩn bị bán cho Tết. Mình có thể hái cả lá cho họ mua về cúng. Năm sau, mình sẽ xem Tết ngày nào rồi liên lạc với ông bán trái cây Phước Lộc Thọ để bán thay vì để bạn bè hái Lộc. Dạo mới mua cái vườn, mình có đâu 50 cây quýt nhưng tìm không ra người mua, lại tốn nước nên mình chặt 40 cây, để dành 10 cây ăn. Nay có mấy cây bị chặt nhưng vẫn ngoan cố như Việt Cộng nằm vùng sau chiến dịch Phượng Hoàng, sống lại. Nên mình tưới nước lại, lại ra trái.

Năm nay, có vợ chồng chị vợ từ Boston qua ăn Tết. Chị vợ lo phần nấu xôi chè, trái cây, lo việc cúng ông bà. Mình khỏi làm như mọi năm. Vui là trên bàn thờ ông bà, vừa có bên vợ, vừa bên chồng chung trên bàn thờ thấy vui vui. Mình phải thắp nhang, vái thổ thần đất đai, xin giấy phép tạm trú cho ông bà trong ba ngày Tết. Thổ thần chắc người gốc Mễ nên phải xin bằng tiếng Mễ, cúng Tequila và Taco. Hôm nào buồn đời mình sẽ kể bài văn tế bằng tiếng Mễ, xin giấy phép tạm trú.

Tối lại cúng rước ông bà thì có vợ chồng ông anh vợ khác ghé lại rồi ăn cơm. Thấy vui vẻ, không ồn ào như xưa. Cuối tuần mới tổ chức Tết lì xì với con cháu. Khác với mọi năm, thay vì tổ chức ở nhà mình, năm nay, cả gia đình sẽ họp mặt tại nhà thằng cháu, mới tậu được căn nhà, lãnh cái nợ cho 30 năm cuộc đời trai trẻ.

Hôm trước, ra ngân hàng, gặp cô nhân viên ngân hàng gốc Việt, hỏi chú có muốn phong bì lì xì. Cô này mến mình lắm, lấy ông chồng cảnh sát, nhờ mình giải thích nên không bán căn hộ khi mua căn nhà. Nay cô ta có nhà mới và căn hộ cho thuê. Giá nhà lên như điên. Hoá ra ngân hàng họ in sẵn. Mình lấy một hộp về, thêm đổi tiền mới để lì xì. Đưa cho mụ vợ. Mấy tuần sau, mụ đi chợ, lại mua thêm phong bì. Mình hỏi tại sao mua, khi đã đưa rồi, nhất mấy phong bì mấy năm trước còn cả đống. Mụ la mình, hỏi đưa khi mô. Mình hơi lo, dám một ngày nào buồn buồn mụ vợ trả nhớ về không sớm. Chán Mớ Đời 

Đang cúng ông bà thì bà cụ gọi từ Việt Nam, chúc Tết. Mình có lì xì bà cụ nên chắc vui. Bà cụ kể mấy chục năm nay, không vào vườn cũ của gia đình mình. Hôm nay, cô em út chở bà cụ vào xem. Toàn là biệt thự. Đúng là cái số, khi xưa, vườn có mấy mẫu tây, làm vườn được vài năm thì ngưng vì không mướn được người làm vườn. Sau Mậu Thân, thanh niên đều đi quân dịch hết. Thêm làm vườn thì lỗ vì ông cụ đánh bài, nên cứ lấy tiền mua phân bón, trả nợ nên bà cụ dẹp khiến cuộc đời nông dân mình được giải phóng đến 8 năm về trước. Gốc nông dân lại trở về nông dân. Chí Phèo hoàn Chí Phèo. Chán Mớ Đời 

Sau này, ông cụ đi tù về, đem bán vườn để trả nợ đời. Khi mình về Đà Lạt, thấy nhà có mua một cái vườn khác ở đèo Prenn, mình kêu không nên bán. Dạo ấy, mình đang thiết kế một dự án trong hồ Dankia cho một tập đoàn đầu tư Tân Gia Ba. Ai ngờ ở nhà, ông bà cụ cãi nhau chi đó đem bán luôn. Nói chung là cái số của ông bà cụ không giàu. Bà cụ lo làm ăn thì ông cụ đánh bài mắc nợ. Đến năm 75 thì mất hết khi di tản. May chỉ còn cái nhà, xây trước 75 để ở. Ông cụ đi tù 15 năm, con cái không được đi học.

Ra tù, phải trình diện công an khu vực hoài nên mua mảnh đất ở đèo Prenn, làm rẫy để khỏi bị công an làm khó dễ. Ông cụ đi làm vườn, chạy xe xuống vườn Prenn. Buồn buồn ông cụ kêu cả nhà bắt ông cụ lao động vinh quang. Thế là cãi nhau rồi bán.

Mình rao bán hai lần miếng đất 5 mẫu. Có người mua rồi thụt ra thụt vô. Chắc trời không muốn mình bán. Lạ lắm, có nhiều nhà mình rao bán thì không được, cứ lộn xộn nên giữ cho thuê đến giờ. Nay cái vườn thì có người từ Việt Nam được người quen giới thiệu, muốn mua. Một tên địa ốc khác cũng gọi lại kêu có người muốn offer, mình bảo họ cứ gửi sang. Chắc tuần sau sẽ nhận được. Có thể là cái điềm vì khi không có người gọi mình nói muốn bán 11 acres vườn bơ. Bán cái này mua cái kia.

Họ đang cho người định giá thị trường. Mình thì không muốn bán, tính xây một cái thiền viện, cho bà con đến trả tiền cuối tuần để Chánh niệm trong Làng Bơ. Bên tây có Làng Mai, mình cũng nên thành lập một Làng Bơ, giúp thiên hạ tu tập. Hôm qua, có tên mỹ kêu có người muốn mua cái vườn. Để xem, số mình còn làm nông dân đến khi nào.

Hôm trước ra đài truyền hình Sàigòn, thấy ông chủ cho xem phim họ quay Tết ở Bolsa. Họ mượn cái nhà của ông bà bác sĩ nổi tiếng làm từ thiện tại Việt Nam để quay. Ông bà này, mua 2 căn nhà cổ ở Việt Nam, mang sang đây, xây lại sau vườn của họ. Mình thấy nếu mà mua căn nhà như vậy tại Việt Nam, rồi đem sang bỏ vào vườn bơ của mình chắc sẽ đẹp. Giúp người Việt năm châu đến thăm viếng, gia tài quá khứ của người Việt tại hải ngoại. Để xem, trời có cho. Nếu người ta mua, được giá thì mình bán rồi dùng tiền đó, mua mấy căn hộ, giúp từ thiện. Mụ vợ sắp về hưu, nên cần có cái gì để mụ làm nếu không đời mình sẽ te tua.

Nay phải lên thành phố lại. Hôm qua, mình có hẹn để xin giấy phép mua phân bón. Đến nơi, đợi cả tiếng xong thì chúng kêu người mình hẹn bị covid. Nay phải bò lại. Không có giấy phép không mua phân bón cho cây được.

Sáng này, có người đến thị thực chữ ký mình, ký giấy nợ mua 6 căn hộ. Sau đó, đến nhà thằng cháu mới tậu căn nhà, sửa chửa lại rất đẹp. Bà chị vợ kêu bận đồ vét, mụ vợ thì kêu bận áo dài. Đành nghe hai mụ luôn. Chụp hình xong cả đám đâu trên 60 mạng. Mụ vợ cứ đi theo hỏi vợ anh đẹp không mình nói đẹp. Mụ lại chửi kêu sao anh không cười khi chụp hình, mặt như hải quan phi trường Tân Sơn Nhất. Chán Mớ Đời 

Mấy đứa cháu vợ xúm lại hỏi mình về mua nhà nên giải thích cho chúng. Thấy trẻ ngày nay tính chuyện đầu tư trong khi mình khi xưa, bằng tuổi chúng chả nghĩ gì cả đến khi lấy vợ, được đồng chí gái giúp giác ngộ cách mạng. No Money no Honey.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nên Làm Living Trust hay không

 Lạ! Bài mình viết về những việc cần làm trước khi hưu trí đã lâu rồi, ít ai đọc nhưng hôm trước, có người bạn hỏi lại, vì đang thuyết phục bố mẹ làm Living trust, để con cháu khỏi mất thời gian nhiều khi đụng trận. Bố mẹ ở tiểu bang khác, xa mấy người con. Nay đại dịch, con cháu không gặp mặt cả hai năm qua vì sợ bị lây. Mình kêu vào bờ lốc mà đọc thì lại nghe bên đầu dây, sẵn đây ông giải thích luôn cho khoẻ, rồi mở máy cho bố mẹ nghe luôn. Sau đó, mình lục trong bờ lốc và sửa lại chút đỉnh, tải về lại thì hôm nay xem lại, thấy thiên hạ đọc nhiều, lại hỏi mình tùm lum dù đã dặn là đi hỏi luật sư.

 Chắc qua vụ đại dịch, ai cũng giác ngộ một điều; chúng ta không thuộc loại “bất tử”. Chúng ta có thể đi theo ông bà rất nhanh, không một lời từ giả như trong phim bộ.

Mình hiểu tâm trạng mấy người bạn này, họ cứ phân vân, nên làm hay không. Vô sản đâu cần làm,… có rất nhiều lý do để không làm. Đọc sách báo về luật pháp, chừng hai trang là buồn ngủ như trường hợp mình. Đi hỏi luật sư thì sợ tốn tiền nên cứ mò mò. Mình làm di chúc, living trust đến 3 lần rồi. Tốn bộn tiền. Chỉ có làm mới hiểu được khiếm khuyết phần nào, khó có thể đúng ngay lần đầu. Mình bò đi seminar về di chúc rất nhiều vì thuộc dạng ngu lâu dốt bền.

 https://youtu.be/5rGsOzdY5KQ

https://youtu.be/PpGG1ZhoqE0

https://youtu.be/b8_MK6PodoU

https://youtu.be/Xy1wN-Qa3u4


Đi seminar thì luật sư doạ đủ trò, rồi ngưng, bảo lấy hẹn. Cũng có seminar, có những người không phải luật sư thực hiện. Mỗi seminar học được một tí. Thường luật sư có phần mềm, chỉ cần điền tên mình vào rồi in ra xong om. Mình có mua phần mềm để làm mấy vụ này, cộng giấy tờ khi sử dụng corporation hay LLC, và Trust,…

Thực tế thì nên trả tiền để hiểu rõ việc cần làm, thay vì nghe ai nói bậy bạ như sơn đen rồi làm sai. Cứ lâu lâu học được cái gì khác thì phải làm bổ túc. Lại chửi thề tên luật sư trước vì nó không chỉ bảo mình. Nếu luật sư giải thích hết thì chỉ gặp mình một lần, họ cần mình trở lại khi có câu hỏi để lấy thêm tiền. Lần thứ 3 thì huỷ cái cũ, luật sư làm cái mới, đề tên y chang như cái cũ. Chỉ việc mình xé cái cũ bỏ đi để con cháu không bị lộn xộn.

Phim bộ, để chuẩn bị cho một nhân vật chính chết, họ phải làm thổ huyết, rên rỉ, đợi người tình hay con cháu về rồi nắm tay, trăn trối bú xu bà la chập rồi mới thở cái hắt, nghẹo đầu qua phải để chết, trong tiếng khóc nức nở của người tình hay người con gầm thét, con nguyện sẽ trả thù. Thực tế thì cái chết có thể đến trong tít tắt.

Tuần trước, trời mưa, ngồi xe với thằng con. Mình dặn là trời mưa, không nên chạy làn “car pool” vì nếu thắng là xe bay vô tường bê tông bên tay trái ngay. Cách đây, 2 tuần, chạy xe trên xa lộ trên đường về, có chiếc xe của ông mỹ nào quẹt vào xe mình nhẹ bên tay phải. Sau đó cả hai tấp xe lại ở cây xăng, trao đổi giấy tờ bảo hiểm. Hú vía! May không ai bị thương tích gì cả. Phật độ! Cô em mình biết được hỏi cúng tạ chưa?

Một điều chắc chắn là chúng ta sẽ qua đời. Vấn đề là không biết lúc nào. Có người nằm Coma hơn 10 năm mà vẫn trơ trơ, hành vợ con hàng ngày. Cho thấy muốn chết đâu phải dễ. Khi nào đến giờ Chúa gọi về thì mới được đi hay khi nào nợ trần ai hết thì chúng ta trút hơi thở cuối cùng. Lên thiên đàng, ông thánh Phê-rô lục máy điện toán, kêu không có trong sổ là phải tiếp tục nằm Coma đến giờ Ngọ, mới được vào thiên đàng.

Có người bảo khi nằm Coma thì muốn rút ống để khỏi làm khổ con cháu. Mình hỏi đã làm di chúc chưa? Nói chưa. Hỏi đã làm giấy uỷ quyền về y tế chưa? Nói chưa. Hỏi đã làm giấy uỷ quyền về tài chánh chưa? Nói chưa,… mình muốn rút ống thì phải làm giấy tờ uỷ quyền cho ai đó, rút ống. Không lẻ mình nằm trên giường kêu bác sĩ rút ống. Khi mình nằm coma, người được uỷ quyền, đưa cái giấy uỷ quyền thì nhà thương mới cho rút ống. Giúp mình tiêu diêu miền cực lạc thay vì nằm coma. Thiền nằm mấy chục năm.

Theo thống kê năm 2017, phân nữa người Mỹ không làm di chúc. Đó là một nước tân tiến, thuộc văn hoá thực dụng. Mình mua nhà của một bà người Mỹ cho vay lại. Nay bà ta qua đời, mình muốn trả đứt món nợ cho con bà ta nhưng con bà cho biết; dạo này hơi túng, mới bị mỗ tim xong, không tiền làm probate, do đó dù họ cần tiền nhưng mình không thể trả hết món nợ cho họ được vì họ không có quyền ký tên bãi nợ (reconveyance) . Chỉ có thể trả hàng tháng. Mình nghĩ có trục trặc gì đó với Living trust, hay khi bà mẹ bị lãng trí, họ thay đổi, gì đó. Mình sẽ gặp họ tuần tới để xem. Định sẽ gặp hôm nay nhưng thằng con mình bị dính covid nên không dám gặp ai.

Nếu mình thật sự thương con cháu thì nên viết di chúc và thị thực chữ ký để cho mỗi đứa con một bản để tránh lộn xộn khi hữu sự. Ông Larry King, nổi tiếng đài truyền hình, vào giờ chót, trước khi chết, ông ta viết lại di chúc bằng tay, vẫn có hiệu lực, loại bà vợ cuối cùng ra khỏi “estate”, gia tài để lại cho mấy đứa con của mấy bà vợ trước. Xong om. Vấn đề không phải làm living trust hay những giấy tờ khác. Vấn đề là phải viết xuống những gì mình mong muốn. Được thị thực chữ ký để không có ai tranh cãi. Có những người họ thị thực chữ ký cho mình, cứ gọi họ là họ chạy đến nhà. Còn không muốn trả tiền thì ra ngân hàng của mình, đều có người làm chứng giấy tờ mình ký, miễn phí. Xong om

Mình nghe kể, có ông bố mất. Mấy anh em họp bàn lo việc hậu sự. Người thì kêu bố dặn, hoả táng, đem về Việt Nam, rắc lên núi Ba Vì gì đó. Người thì kêu bố bảo em là chôn trong nghĩa trang quân đội cùng các chiến hữu. Thế là mấy anh em choảng nhau.

Cuối cùng hỏi đóng tiền làm đám tang thì ai cũng lơ hết, viện cớ nghèo, con đi học đại học bú xua la mua,… cuối cùng hoả táng rồi đợi khi nào có ai về quê, đem cái lọ về rải tro của bố. 10 năm nay chưa có ai về.

Có người nghe ai xúi dại, kêu bán căn nhà của mình, lấy tiền cho con, để chúng mua căn nhà khang trang hơn, rồi mình dọn về ở chung với chúng. Họ nghe ai nói, làm như vậy thì vô sản, khi nào già thì có thể được chính phủ nuôi, nên bán nhà, đưa cho con để mua nhà to đùng, trả thuế cao hơn, bảo hiểm cao hơn, quá mức lương của chúng.

Mới dọn về chưa được bao lâu, hai đứa choảng nhau, ly dị ra toà. Thế là con đi mướn nhà riêng và bố mẹ đi mướn phòng riêng vì phải chia tiền cho con dâu hay thằng rể cà chớn thêm tiền luật sư. Nếu trường hợp các bác cho con cái tiền để chúng mua nhà, lúc nào cũng phải bắt chúng ký chung cái nợ về số tiền cho chúng với tiền lời, cấn cái nợ vào căn nhà. Lỡ chúng có ly dị thì khi bán cái nhà, chúng phải trả lại số tiền mấy bác cho cộng với tiền lời. Khi nào mình đi tây phương thì số tiền ấy dành cho con các bác, thằng rể hay con dâu không được đụng tới.

Mình nghe vụ này nhiều lắm. Chắc do mấy người chuyện gia địa ốc xúi, để họ ăn huê hồng. Mình chỉ cần viết trong di chúc và living trust: là có ý định trở lại sau khi rời viện dưỡng lão thì không ai bắt các bác phải bán nhà cả. Mình có viết về vấn đề này rồi. Cứ lấy nhà cho thuê để trả tiền viện dưỡng lão. Xong om

Có ông Mễ, nghe ai sang tên căn nhà cho thằng con để lãnh tiền già chi đó. Đùng một cái thằng con lăn ra chết. Cô con dâu muốn bán nhà nhưng ông bố chồng không cho ai vào xem. Thế là ngọng. Họ nhờ ai nói lại với mình. Mình mua xong gõ cửa kêu là chủ nhà mới. Muốn ở thì trả tiền nhà hàng tháng từ 13 năm nay rồi.

Có người hỏi mình đã làm living trust rồi. Có phải chuyển giấy tờ căn nhà, xe cộ qua living trust. Cái này là bắt buộc. Living trust là một pháp nhân tương tự như một corporation. Khi mình thành lập living trust như một công ty, mà mình là tổng giám đốc, lo quản trị tài sản của công ty. Khi mình có mệnh hệ nào thì trong di chúc cho biết là sẽ là người thay thế mình để làm tổng giám đốc. Sau khi chia chác xong thì huỷ cái living trust. 

Nếu mình không chuyển qua living trust thì xem như chưa có làm gì cả. Living trust không có tài sản gì cả. Thường luật sư rất mất dạy, ăn tiền chỗ này. Cứ sang tên là họ vớt mấy trăm nhất là ở Cali nay lên giá đâu tiền record lên tới $75 hay hơn/ cái. Chí phèo vẫn hoàn chí phèo. Khi mình qua đời thì nhà cửa vẫn đứng tên mình, thay vì Living trust, phải qua tòa probate. Tương tự làm đám cưới mà không ra toà làm giấy tờ, tuyên thệ trước một đại diện của chính phủ (đám cưới dân sự) thì đâu cần phải ly dị vì trên giấy tờ hai người vẫn chưa lấy nhau dù có tổ chức đình đám ở nhà hàng. Cô dâu chú rể lên sân khấu hát phải chi đêm ấy anh đừng say.

Có một điểm là nếu ai ở Florida thì không nên chuyển căn nhà qua living trust của mình. Lý do là tiểu bang này có luật về căn nhà của mình bất khả xâm phạm (Homestead Act). Mấy người giàu có thường chọn tiểu bang này làm quê hương như ông Rich Dad của mình. Ông ta ở Florida 6 tháng 1 ngày còn số ngày còn lại ở Cali. Cali không có đạo luật này. Nhớ vụ ông mỹ giết bà vợ tên Nicole Brown Simpson và ông bồ, được trắng án. Bị thua kiện dân sự nhưng không ai đụng đến nhà ông ta ở Florida. Ông ta ở Florida để khỏi đóng thuế tiểu bang, và có nhà ở Cali. Nhà ở Cali bị tịch thu để bồi thường cho nạn nhân còn nhà ở Florida to đùng, không ai dám rờ đến. Ông ta bị tù khi cướp lấy đồ của ông ta đã được bán cho ai đó. Vì lẻ đó mà mấy người già hay dọn về Florida ở, rẻ hơn Cali, và căn nhà họ mua, không được ai lấy cả dù bị thưa kiện. Ông Mic, dạy nghề cho mình, nay dọn qua Florida ở. 

Lấy thí dụ vợ chồng Thị Nở và Chí Phèo làm living trust thì có thể gọi: “Thị Nở and Chí Phèo as trustees of the Phèo Nở Family Living Trust, dated 01-27-2022”. Phải có tên Trustee, tên living trust và ngày thành lập. Không có 1 trong 3 phần trên là ngọng. Vì có nhiều người trùng tên Thị Nở và Chí Phèo do đó phải có ngày thành lập. Hay có thể viết, Phèo Nở Family Living Trust, dated 01-27-22, Thị Nở and Chí Phèo, trustees.,… 

Mình có thể tự làm living trust, trên mạng, họ bán đầy, cứ lấy một về làm, chỉnh sửa lại theo ý mình. Làm luôn mấy tờ giấy uỷ quyền, mấy cái này thì không có gì rắc rối, chỉ điền tên vào là xong om.

Cũng có luật sư đàng hoàng nhưng hiếm. Cần hỏi vòng vòng, các người đã làm rồi. Nói cho ngay, họ dùng phần mềm làm chung cho thiên hạ, ngoại trừ có gì đặc biệt thì phải viết thêm, họ lấy thêm tiền. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Nên mua nhà ở hay cho thuê?

Hôm Tết đến nhà thằng cháu, mới mua nhà 1 triệu, bỏ thêm 200,000 để sửa chửa rất đẹp. Nó hỏi mình về mua nhà đầu tư. Mình không dám nói những gì mình quan niệm. Một khi đã lấy vợ thì phải theo vợ, thân trai 21 bến nước trong nhờ đục chịu. Thằng cháu sắp cưới vợ, muốn mua nhà mới để làm tổ Uyên ương.

Theo mình, thằng cháu và vợ sắp cưới nên dùng số tiền 200K sửa chửa tổ Uyên ương, mua thêm 1 căn nhà cho thuê, đặt cọc 200K và mượn tiền ngân hàng còn lại. Ở căn mới mua, sơn phết sơ sơ đủ để sinh hoạt. Có thể khấu trừ lợi tức với căn nhà thứ 2 cho thuê. 

Lý do là không biết được ngày mai. Có thể được công ty đổi đi đâu đó, có công ăn việc làm tốt hơn,.. Sau này khi sở hữu được chục căn nhà cho thuê thì có thể để công ty mua nhà cho mình ở. Công ty vừa khấu trừ lợi tức, vừa có depreciation,…

 Mình bán 3 căn nhà ở xa, để mua 6 căn hộ gần nhà để dễ quản lý, luôn tiện dạy nghề cho thằng con. Chiều nay, Escrow mới sang tên qua mình. Mai phải làm một cái General Partnership, để tên mấy đứa con, giúp chúng khấu trừ thuế. Từ từ sẽ giúp thằng con mua mấy căn hộ cho thuê, chuyển giao công nghệ cho nó, chớ đi làm cho chủ thì cả đời nó sẽ làm nô lệ, không bao giờ giàu. Còn dư chút tiền thì sửa chửa mấy căn nhà đang cho thuê, cũng khá cũ rồi tăng tiền nhà.

Trước đám cưới, đồng chí gái kêu đi mua nhà để làm tổ Uyên ương. Bao nhiêu tiền để dành trong ngân hàng Thuỵ Sĩ, khi mình đi làm ở Thuỵ Sĩ, rút về để đặt cọc mua căn nhà đầu tiên với vợ. Mượn ngân hàng 80%. Căn nhà giá 180,000. Đặt cọc 20% ($36,000) và mượn ngân hàng 80% ($144,000) với phân lời dạo ấy 6.75%. Trả tiền lãi, bảo hiểm và thuế địa ốc độ $1,100/ tháng.

Mua nhà đúng 2 tuần lễ trước đám cưới. Mấy người bạn từ xa về dự ngày mình lên xe bông, chôn cuộc đời độc thân vui tính. Mấy người đến từ Pháp, Texas, New Jersey,.. xúm lại quét dọn, sơn phết nhà cửa, khá vui, để mừng mình thoát cảnh người yêu cô đơn. Rất cảm động!

Ở được 6 tháng thì mấy ông anh vợ, kêu dọn về ở với bố mẹ vợ. Lý do, gia đình ông anh trưởng dọn ra sau bao nhiêu năm sống với bố mẹ vợ. Thế là hai vợ chồng son, dọn về nhà bố mẹ vợ, phải cho thuê căn nhà định xây tổ Uyên ương. Mình cho thuê giá $1,100/ tháng cho đủ vốn. Dạo ấy, thất nghiệp đầy, thiên hạ quăn nhà chạy. Có lúc nhà trong khu của mình xuống giá có 130K, xem như xuống 50K.

Cuối năm làm thuế thì hai vợ chồng nhận được tiền thuế, do chính phủ trả lại, khiến mình như bò đội nón. Mò mò hỏi ra mới khám phá ra cái lợi khi có nhà cho thuê.

Mua nhà thì mình được khấu trừ tiền lời mượn của ngân hàng hàng năm, tiền thuế địa ốc. Chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích người Mỹ mua nhà nên ra những luật như vậy để người Mỹ mua nhà, xây dựng Giấc Mơ Hoa Kỳ. Có đâu 67% người Mỹ sở hữu một căn nhà so với bên pháp là 58%.

Mình cho thuê $1,100/ tháng, trả tiền lời, bảo hiểm và thuế nhà đất là $1,100/ tháng. Xem như xoá sạch, không nợ thuế cũng như không lời. Tại sao lại được chính phủ trả lại một phần thuế đã đóng khi đi làm cho chủ.

Chính phủ Hoa Kỳ có ra luật thuế vụ cho những ai làm thương mại. Họ có thể khấu trừ các vật dụng, máy móc, xe cộ,.. dùng cho thương mại như xe dùng cho công việc thương mại có thể khấu trừ từ 1-7 năm. Máy điện toán, máy phôtocopy,.. mình định mua chiếc xe điện hiệu Audi cho đồng chí gái. Xe này nặng hơn 6,000 cân Anh nên có thể khấu trừ hết cho năm nay. Đang bán thêm một căn nhà khác, tiền lời sợ đóng thuế nên mua xe đồng chí gái chạy. Mụ vợ chạy chiếc xe từ 2007 đến nay. Thật ra không cần vì mụ làm việc ở nhà, cuối tuần thì chạy vòng vòng. Phí tiền nhưng thôi mua để chạy thêm vài năm trước khi nha kiều lộ rút bằng.

Khi mình mua nhà cho thuê, xem như làm thương mại và mất trên 700 tiếng đồng hồ mỗi năm để chăm lo vụ mướn nhà thì mình có quyền khấu trừ xe cộ, các chi tiêu liên quan để nhà cửa như sửa chửa, sơn phết,… quan trọng nhất là khấu trừ trị giá căn nhà.

Xe cộ thì cho phép khấu trừ từ 5-7 năm, các loại xe Truck trên 6 tấn thì có thể khấu trừ trong vòng 1 năm. Thường thường người ta mua xe, mượn tiền ngân hàng và trả góp trong vòng vòng 5-7 năm nên cứ dựa trên đó mà khấu trừ. Họ xem cứ sau 5-7 năm là chiếc xe không còn giá trị nhiều vì cũ.

Mình có ông bạn, người Mỹ có nhà cho thuê khá nhiều, nên muốn khấu trừ thuê, phải mua xe buýt cho thuê. Một chiếc xe buýt giá $500,000 được khấu trừ trong vòng 5-7 năm. Xem như mỗi năm khấu trừ được $100,000. Khổ cái là cho thuê xe buýt cũng làm ra tiền nhiều nên lại phải mua thêm xe buýt để khấu trừ lợi tức. Cứ 5 năm hết khấu trừ được xe buýt thì ông ta bán lại.

Căn nhà thường được tính là 27.5 năm sẽ hư hao hoàn toàn nên chính phủ cho phép khấu trừ căn nhà cho thuê trong vòng 27.5 năm. Mình chỉ được khấu trừ căn nhà còn đất thì không được vì đất không sợ bị hư hại gì cả. Những căn phố thì được xem là thương mại nên được khấu trừ 39.5 năm. Mua nhà cho thuê lợi hơn được 12 năm.

Căn nhà mình mua là 180,000. Họ tính 20% là giá trị của đất đai, và 80% là giá trị căn nhà. 80% của $180,000 là $144,000. Mình được khấu trừ căn nhà trong vòng 27.5 năm. Lấy 144,000 chia cho 27.5 được $5,236/ năm. Vậy là hai vợ chồng, ngoài tiền tiền trả cho ngân hàng, thuế, bảo hiểm ($1,100) có quyền khấu trừ thêm $5,236/ cho một năm.

Lương hai vợ chồng dạo ấy đâu $70,000/ năm khấu trừ $5,236 nên chỉ đóng thuế trên số tiền $70,000 - $5236, đâu $64,000 nên đóng ít thuế hơn. Khi lãnh lương hàng tuần thì công ty đã trừ tiền thuế, và đóng cho mình rồi nên cuối năm, khai thuế thì được trả lại một ít.

Sau này, mình mua nhiều nhà cho thuê nên số tiền khấu trừ càng nhiều nên gần như thuế đóng khi đi làm cho công ty, đều được khấu trừ lại. Do đó mà mấy căn nhà mình mua ở xa cách đây 12, 14 năm với giá $50,000 - $80,000 thì nay khấu trừ không nhiều. Do đó mình phải bán giá $300K -$350K mỗi căn để mua $1,900,000 ( 6 căn hộ) để khấu trừ. 20% của 1.9 Triệu là $380K (đất không được khấu trừ), còn lại 1,620,000 (giá trị mấy căn hộ), chia cho 27.5 năm là $55,272/ năm. 

Mình sẽ bỏ tên hai đứa con vào mấy căn hộ để chúng có thể khấu trừ thuế trên số 55,272 mỗi năm. Từ hai căn mua giá $50,000/ căn, nay sau 12 năm mình chuyển lên được 6 căn hộ giá $1,900,000 lại cách nhà có 4 dậm thay vì lái xe một tiếng đi một tiếng về. Khi khởi đầu, thì mình phải chạy đi xa vì không có khả năng mua nhà cho thuê ở gần nhà.

Hiện mình đang rao bán thêm hai căn ở xa để đổi mua mấy căn khác ở Quận Cam. Hy vọng năm nay sẽ mua được mấy căn hộ tốt nếu không mình sẽ dùng tiền đó để xây thêm ADU trên mấy căn nhà cho thuê ở quận Cam, kiếm thêm tiền thuê nhà.

Bây giờ trở lại vấn đề mua nhà ở có tốt hay không? Theo mình, không tốt về tài chánh và đầu tư. Lấy thí dụ căn nhà đầu tiên tụi này mua ở được 6 tháng. Nếu tụi này không bị mấy ông anh vợ kêu về ở với bố mẹ vợ thì mỗi tháng phải trả $1,100. Trên thực tế tụi này phải trả thêm 48.3% số tiền $1,100. 

Lý do là mình phải đi làm, đóng thuế 28% cho liên bang, 9% cho tiểu bang, 7.5% cho an sinh xã hội, 3.8% cho ObamaCare,.. xem như tổng cộng đóng 48.30% hay làm $1,631 rồi đóng thuế số tiền $531, còn lại $1,100. Xem như mình và vợ đóng $1,631 của tiền lương cho căn nhà mỗi tháng. Hay 19,572.00/ năm thay vì như người ta nghĩ $13,200.00.

Nếu chúng ta làm thương mại và mướn nhà để ở, xem như công ty mướn thì chúng ta có thể khấu trừ tiền mướn cho phần chi tiêu của công ty. Thí dụ: mình muốn công ty mua căn nhà rồi cho mình thuê lại để cả gia đình ở. Công ty được khấu trừ thuế, xem như mình được khấu trừ thuế. Vấn đề là trên đời này, không có mụ vợ nào chịu ở căn nhà không phải họ làm chủ. Có giải thích mụ cũng không chịu. Mình nói thì cứ lấy công ty đi mướn nhà ở được trừ thuế. Lý do là khi mình ở nhà mình mua thì phải đóng thêm 48.3% tiền thuế.

Điển hình căn nhà mình mua đầu tiên là $180K, do công ty làm chủ. Nếu cho mình thuê lại. Công ty được khấu trừ các điều khoản đã kể trên. Công ty cho mình thuê với giá $300 thay vì $1,100. Tính ra công ty lỗ $800/ tháng hay $9,600/ năm. Xem như công ty lỗ $1,100 x12 = 13,200.00 - $3,600 (tiền mình trả thuê nhà) và được khấu trừ thêm $5,236, tổng cộng $9,600 + $5,236 = $13,836.

Công ty phải cho mình thuê để có thể khấu trừ $5,236.

Mình bảo đảm, các người giàu có ở Hoa Kỳ, ở trong nhưng căn nhà sang trọng đều do công ty của họ đứng tên cả. Lấy thí dụ họ ở trong một căn nhà 30 chục triệu do công ty mua, mượn tiền. Làm tính như sau:

Đặt cọc 20%, mình nghĩ mấy người này giàu có thì họ có thể không đặt cọc, mượn 100% vì công ty bạn bè cho mượn. Cứ làm theo bình dân như mình, đặt cọc 20%, mượn 80%. Nhà 30 triệu đặt cọc 6 triệu, mượn 24 triệu, với tiền lời 4% cho 360 tháng. Họ phải trả $114,579/ tháng hay $1,374,956/ năm. Đóng thuế 300k một năm thuế độ $100,000/ năm. Cứ cho là 2 triệu đô một năm, thêm các việc tu sửa, điện nước,..

Họ phải đi làm ra 3 triệu đô để đóng thuế rồi mới trả tiền nhà, ngân hàng.

Nay họ để công ty mua và cho họ thuê lại $1,100/ tháng hay $13,200/ năm vậy là họ lỗ $3,000,000 -$13,200 = xem như lỗ 3 triệu/ năm.

Trong khi đó công ty phải trả 3 triệu rồi được khấu trừ 27.5 năm căn nhà . Lấy $24,000,000 chia cho 27.5 = $872,727/ năm. Công ty chi cho căn nhà 3 triệu một năm, lại được khấu trừ thêm $872,727/ năm. Xem như gần 4 triệu. Do đó ai muốn giàu, phải lấy mấy bà vợ có chút tư duy về tài chánh, thay vì muốn được khen là nhà của mình đẹp. 

Đừng lấy vợ đẹp vì họ chỉ thích được khen. Lấy vợ thông minh, biết tính toán thì giàu. Xong om

Mình có hai tên bạn người Mỹ, họ sang tên cho nhau nhà của họ đang ở và cho thuê lại cho nhau để được khấu trừ thuế hàng năm. Lấy thí dụ: hai căn nhà đều giá như nhau $1,000,000,000. Họ nợ $800,000, 4% tiền lời = $3,819.32/ tháng. Thuế địa ốc $1,000/ tháng và bảo hiểm $100/ tháng. Tổng cộng xem như $5,000/ tháng hay $60,000/ năm. Khấu trừ 80% giá trị căn nhà hay $800,000 cho 27.5 năm, vị chi là 29,090/ năm. 

Mỗi tháng họ trả tiền thuê nhà $1,000/ tháng hay $12,000/ năm trong khi đó công ty khấu trừ được $89,090. Đó là cách người Mỹ làm giàu theo luật pháp được ban hành để giúp họ giàu thêm. Chán Mớ Đời 

Ngoài ra, căn nhà đầu tiên đã giúp mình mua thêm mấy căn nhà khác từ 30 năm nay. Lý do là nhà lên, tiền lời thấp nên mình tái tài trợ lại căn nhà, dùng tiền đó để đặt cọc mua mấy căn khác. Tiền mình rút ruột ra khi tái tài trợ, người Mỹ gọi là tiền ma vì không phải đóng thuế. Nhà này giờ giá độ 850K mà mình đã rút tiền ra mấy lần. Cho thuê $2.700/ tháng. Sắp sửa viết thư lên tiền nhà. Đồng chí gái kêu tội nghiệp họ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Cha mẹ và con cái bất hoà thời a còng

 Điều khiến mình ngạc nhiên nhất khi sang Hoa Kỳ làm việc. Tỷ lệ Người Mỹ ly dị rất đông, nghe nói đâu 50%, nghĩa là khi lập gia đình, xác suất hát bản nhạc: ‘người đi qua đời tôi” đến 50%. 60% các hôn nhân lần thứ 2 đưa đến ly dị, và 73% hôn nhân lần thứ 3 cũng phải hát nghìn trùng xa cách. Thậm chí có người ly dị đến 3, 4 lần mà mở miệng ra là cứ “lạy Chúa tôi”. Ông nuôi ong trong vườn mình có đến 4 bà vợ. Kinh

Những cuộc ly hôn này gây ảnh hưởng đến con cái vì vợ chồng ly dị, chửi nhau, dùng con cái để chửi thằng chồng mất dạy hay con vợ bú xua la mua khiến con nít chới với, lớn lên bị ảnh hưởng tâm lý mà ngày nay, các nhà xã hội học Mỹ rất quan tâm về sự tẻ nhạt, bất hoà giữa cha mẹ và con cái. Mình có tên mỹ ở chung nhà khi xưa ở New York, cho biết bố mẹ hắn bất hoà khiến hắn phải nghiện ngập, uống rượu.

Trên thực tế, có nhiều vấn đề, nguyên cớ đưa đến sự bất hoà giữa bố mẹ và con cái. Lớn lên, chúng không về nhà, không điện thoại thăm hỏi,… người ta phỏng vấn nhiều người Mỹ lớn tuổi. Có người cho biết là con họ không liên lạc cả 5 năm trời.

Thêm đại dịch xảy ra, bố mẹ lo sợ mà con cháu, không liên lạc với cha mẹ rất đông. Ai theo chúa thì gọi đứa con hoang đàng, ai theo phật thì gọi cái nghiệp. 

Cá nhân mình thì 17 tuổi, đã đi Tây đến 20 năm sau mới gặp lại gia đình nên quen sống một mình, không thích ai quản lý, sai bảo, phải làm cái này, làm cái nọ. Nay, con lớn mình cũng không xía vào chuyện của tụi nó. Chúng muốn làm gì, cần ý kiến mình thì trả lời còn không thì thôi.

Điển hình, con gái mình muốn dọn sang New York ở, không hỏi mình, chỉ nói với mẹ nó để chuyển ý lại cho mình. Mình cũng không nói gì. Mình hiểu tính nó, có lẻ tương đồng với mình. Thích độc lập đến khi lập gia đình thì đồng chí gái cứ đi theo kêu làm cái này, làm cái kia khiến mình theo chủ nghĩa Chán Mớ Đời.

Người ta cho biết, gia đình là nền tảng của xã hội mà nếu gia đình không thống nhất, không hoà thuận thì xã hội sẽ có kết quả khá lo ngại.

Trong cuốn: “Why a Adult Children Cut Ties and How to Heal the Conflict”, tóm tắc của cuộc thăm do của đại học Wisconsin. Người ta nói nguyên do sự bất hoà giữa cha mẹ và con cái vì lối giáo dục con cái từ bé, khiến lớn lên chúng nghĩ lại và có thể hận cha mẹ. Cha mẹ đánh chúng hay bỏ rơi vì lo làm việc. Người giàu thì lo làm ăn để kiếm được nhiều tiền còn người nghèo thì phải Nai lưng làm 2, 3 Jobs để có đủ thu nhập trả hoá đơn hàng tháng. Chẳng bù lại trước đây, người cha đi làm và người mẹ ở nhà chăm sóc con cái.

Con cái khi trưởng thành không muốn dính dáng đến cha mẹ quá kiểm soát. Muốn thoát ly khỏi ách đô hộ của người cha phản động, người mẹ mất lập trường đạo Đức cách mạng. Việt Nam mình thì theo lối giáo dục ảnh hưởng bởi nho giáo, đưa nặng “chữ Hiếu làm đầu”.

Đại thể, trong xã hội mỹ, nếu người ta mong đợi hay bắt buộc người con lo chăm sóc cho cha mẹ khi về già, sẽ vi phạm các quyền nhân bản cá nhân của đứa con. Điển hình luật bắt buộc con cái phải chăm sóc cho người già, cha mẹ của Trung Cộng được ban hành năm 2013, sẽ vi phạm quyền cá nhân của người Mỹ. Với chế độ 1 con, người Tàu phải lo cho bố mẹ rồi lo ông bà ngoại và ông bà nội. Một cặp vợ chồng phải lo cho 6 cặp người lớn tuổi thêm thằng con hay đứa con gái. Kinh

Hay luật của Đức quốc cho phép người cha để lại gia tài cho người bạn gái, dù người con đã bỏ rơi cha mẹ từ 40 năm qua sẽ vi phạm quyền tư hữu của người Mỹ. Anh Chị có thể bỏ rơi cha mẹ, không chăm sóc nhưng khi cha mẹ qua đời, gia tài phải thuộc về anh chị. Do đó đưa đến rất nhiều vụ lộn xộn gia đình, anh em choảng nhau về tranh chấp gia tài. Xứ mỹ này kiện cáo tùm lum.

Có một nghiên cứu quốc tế trên 2,700 cặp cha mẹ trên 65 tuổi, được phát hành năm 2010, cho thấy tỷ lệ cha mẹ người Mỹ có vấn đề với con cái gấp đôi các xứ khác như Anh quốc, Do Thái, Tây BAn Nha…

Người ta quy vào cái tội ly dị quá nhiều ở người Mỹ, đã khiến con cái mất niềm tin ở cha mẹ. Khi chứng kiến bố mẹ, miệng thì kêu I love you mà ngoại tình, đủ trò. Người ta gọi văn hoá chất lỏng (liquid culture) khi mà các thể lệ được thay đổi nhanh chóng và các tiêu chuẩn hàn gán với cá nhân xưa kia không còn hiệu lực. Khi ra nhà thờ tuyên bố trước bá quan là sẽ bên người bạn đời suốt đời dù khó khăn hay hạnh phúc rồi đưa nhau ra toà sau đó. Có nhiều người sống chung, bồ bịch cả 10 năm nhưng khi quyết định lấy nhau thì mấy tháng sau đâm đơn ly dị. Họ không chịu được sự đòi hỏi tuyệt đối từ người phối ngẫu.

Lối dạy con rất khó vì thay đổi liên tục theo sự chuyển đổi của xã hội. Thay vì khích lệ, khuyến khích chúng ta muốn con mình nghe lời cho khoẻ đời. Vì không có thì giờ để giải thích cũng như không có kinh nghiệm nuôi con. Khi người ta có cháu ngoại, cháu nội thì họ hiểu rõ phải dạy con nít ra sao. Do đó, cháu với ông bà rất thân nhau. Những gì ông ngoại hay mệ ngoại mình kể cho mình thì nhớ rất lâu, có ảnh hưởng đến ngày nay. Ông bà về hưu nên có thì giờ để chăm sóc cháu.

Ngoài ra, xã hội Hoa Kỳ ngày nay có rất nhiều stress. Đi làm, về nhà lo con rất bận nên không có thì giờ thăm hỏi bố mẹ. Vì khi hỏi thăm lại mang thêm một cái stress khác. Cha mẹ trách móc đủ trò. Gặp cha mẹ, lại trách sao người ta có Phước. Con người ta giàu có, thành đạt,…

Miệng thì cứ nói là Đời là Vô Thường nhưng lại trách móc con mình không bằng con người ta. Mình chỉ thấy bề nổi nhưng không thấy sự thật bên trong. Biết đâu, con người ta cũng te tua, chỉ đóng kịch.

Cách đây mấy năm có bà giáo sư đại học Yale, ra cuốn sách dạy con mà người ta gọi bà ấy là Hổ Mẫu (tiger mom). Bà ta kể bắt con gái bà ta làm bài tập, tập đàn dương cầm ra sao. Thiên hạ khen đủ trò, muốn áp dụng phương cách dạy con của bà ta. Sau này, người ta phỏng vấn bà ta thì con gái lớn lên, bỏ bà đi mất tiêu, không hỏi thăm gì cả vì bà ta chỉ nghĩ đến bà ta, muốn được người ta khen có con học giỏi bú xua la mua.

Đại học Harvard, có làm một thử nghiệm vào năm 2015. Họ hỏi các giới trẻ dưới 40 tuổi, 48% cho rằng giấc mơ Hoa Kỳ đã chết. Mặc dù là thế hệ họ học cao hơn các thế hệ trước, có bằng đại học cao hơn các thế hệ trước nhưng họ cảm thấy nghèo hơn, không có tài sản. Chỉ có 25% là tự cho mình hạnh phúc, thoả mãn.

Mỗi lần, gặp bạn bè, là thấy họ rên. Con cái ngày nay như vậy như kia, không như mình hồi mới sang đây. Thật ra, tuổi trẻ, ai cũng có giấc mơ nhưng ngày nay, chúng phải cạnh tranh khắp thế giới. Khi xưa, thế hệ người Việt đầu tiên sang Hoa Kỳ. Đi học, chỉ cạnh tranh với học sinh Hoa Kỳ, nay muốn vào đại học lớn, phải cạnh tranh với các sinh viên đến từ Trung Cộng, Ấn Độ,…

Ra trường đi làm, chủ hãng mướn rẻ vì có thể mướn kỹ sư ở Ấn Độ, …rẻ hơn nhiều. Đồng chí gái thì cứ than thở, khi nghe mấy bà bạn khoe con mình làm hãng này hãng nọ trong khi mình thì khuyến khích thằng con học đầu tư, mua nhà mua cửa cho thuê. Chả cần chức to hãng lớn. Cứ có độ 10-20 căn hộ cho thuê, để người khác đi cày nuôi mình. Xong om

Có bà giáo sư xã hội học bên Anh quốc cho rằng sự bất hoà giữa cha mẹ và con cái vì giá trị, mong muốn của nhau không tương đồng. Người thì kêu làm tất cả để con mình có tất cả những gì mình mong muốn khi xưa nhưng đứa bé lại lạnh nhạt vì nó lại không thích đồ chơi, áo quần, xe cộ,…như bố mẹ mơ ước khi còn trẻ.

Nguyên do chính là bố mẹ lạm dụng rượu bia hay đánh bài. Say vào là kéo con ra khệnh. Đầu óc không minh mẫn. Nói theo kiểu người Việt là thương cho roi cho vọt. Dạo này thiên hạ đang đánh vụ vợ chồng ông nào khệnh đứa con gái 8 tuổi chết. Hàng xóm thì kêu chuyện xảy ra như cơm bữa nhưng họ không can thiệp. Nay thì kêu tội nghiệp đứa bé. Ở Hoa Kỳ thì hàng xóm đã gọi điện thoại cho cảnh sát và toà cho đứa bé vào viện mồ côi hay ai nhận đem về nuôi. Đánh con hay đánh vợ là đi tù ngay.

Về mặt tâm lý thì giới trẻ ngày nay không tìm được sự an toàn trong đời sống. Công ăn việc làm bấp bênh không như thế hệ xưa. Làm việc cho một công ty đến khi về hưu, nay công ty có thể được mua bởi công ty khác nay mai, bị sa thải.

Thật ra ngày nay, đời sống bị stress quá nhiều khiến các bệnh tâm lý đến với chúng ta khá nhiều. Chúng ta chỉ nghĩ bệnh đau ốm nhưng bệnh tâm lý khá phức tạp và ít ai chịu chấp nhận sự việc.

Trước đây, khi người ta gặp vấn đề nội tâm, gia đình thì họ cầu nguyện đến chúa, Phật để tìm được sự an ủi tinh thần, niềm tin. Ngày nay, vấn đề đức tin bị giảm bớt khi khoa học lên ngôi, con người tìm đến các nhà tâm lý học như các cố đạo đương đại để được giải đáp thắc mắc, chữa bệnh tâm thần.

Nhìn lại, mình thấy khi xưa, sợ con hư nên phải cho chúng sinh hoạt thể thao, hướng đạo, học việt ngữ,… nay, nếu được làm lại, có lẻ mình để con mình đi chơi với mình nhiều hơn. Dạo này, mình dạy thằng con nghề mua nhà, và cho thuê. Thấy nó lấy sách của mình từng đọc khi xưa, cha con nói chuyện nhiều hơn xưa.

Người ta cho biết, con cái khi ra đời, chúng chạy theo danh vọng, mưu cầu hạnh phúc, làm việc để đạt được giác mơ của chúng. Ngoài ra, vấn đề xã hội và chính phủ. Vào những năm của tổng thống Reagan, chính phủ và công ty chuyển các nhiệm vụ an sinh cho chúng ta. Trước đây, chúng ta được dạy là học cho giỏi, kiếm mảnh bằng, đi làm cho chính phủ hay một công ty. Sau này về hưu thì chính phủ và công ty lo hưu trí.

Những năm 80 của thế kỷ trước, người ta dẹp bỏ mấy vụ này. Các công ty lớn như Sears khai phá sản vì phải trả tiền hưu trí cho cựu nhân viên nên họ bắt chúng ta phải tự lo 401k, lo quỹ hưu trí cho tương lai. Chúng ta đánh mất tinh thần liên đới, chúng ta chỉ tự trách nếu không thành công. Chúng ta bắt đầu học tính ích kỷ, lo cho thân mình nên gia đình, cha mẹ trở thành một gánh nặng. 

Dần dần đưa đến sự vô cảm. Chúng ta chỉ nghĩ đến quyền lợi chúng ta, quên đi tình người. Xung quanh hàng xóm của mình, chỉ liên lạc với mấy người hàng xóm gài về hưu, gặp nói chuyện còn các hàng xóm khác, chỉ dơ tay rồi chạy. Chúng ta trở thành những con ốc đảo nhỏ với Internet.

Ngày nay, khi gặp nhau trong các buổi họp mặt gia đình. Chúng ta thấy mỗi người, cầm cái điện thoại thông minh. Kỹ nghệ thông tin đã nối kết chúng ta với những kẻ xa lạ, chưa từng gặp nhau ngoài đời, ngược lại chúng ta không cần các người thân trong gia đình. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nhị thập ngũ Hiếu

Gần 50 cái Tết mình xa nhà. Mình dự định năm nay về ăn Tết với bà cụ và mấy em ở Việt Nam, nhưng đại dịch cô vít xuất hiện nên không biết chừng nào mới thực hiện được. Cứ thấy mùa hạ, báo chí nói chuyện nghỉ hè, đến mùa đông thì báo chí cứ phán đủ loại cô vít thay vì mùa cúm như xưa.

Tết khi xưa, kỷ niệm nhớ nhất là mấy trận đòn lì xì đầu năm từ ông bà cụ. Sau Mậu Thân không có màn đốt pháo nên ông cụ dường như muốn đốt phong long trước khi đi binh xập xám chướng, nên hay lôi cổ mình ra khệnh một trận. Kể ra đây thì dài dòng khiến ai đọc phải uống nhiều ly nước. Đánh thua về thì kéo đầu mình khệnh kiểu bài vè khi xưa: tháng giêng là tháng ăn đòn,..”

Trong những trận đòn, mình nhớ nhất là trận đòn chổi lông gà của bà cụ. Khi xưa, mỗi nhà đều có cái chổi chà để quét mương cống và chổi lông gà để quét bụi bàn thờ,…vì nhà nấu ăn bằng than nên tro bay bám vào cửa kính, cửa sổ và bàn thờ.

Chổi chà thì thường cuối năm, bà cụ kêu mình ra chợ, mua một cái đem về, còn chổi lông gà thì mua nhiều hơn. Lý do chổi được sử dụng để huấn luyện các con thành những nhị thập tứ hiếu mà đi học việt văn, cô giáo bắt phải mua cuốn sách để học trả bài. Cuối năm, mua chổi mới, quăn chổi cùn cho hên nhất là chổi lông gà trong năm sử dụng khá nhiều, để đánh đòn nên có phần bị tét mây. Quăn chổi như quăng những cái xui năm cũ.

Chổi lông gà được làm bằng lông gà. Họ thu mua lông gà ở các lò làm thịt gà, rồi lấy chỉ sâu các lông gà cùng cở lại rồi giặt cho sạch mùi gà hay máu nơi lông gà. Thường chổi lông gà trống đẹp hơn nên đắt tiền hơn. Sau đó thì họ lấy dầu hắc, chấm đầu lông gà, cắm vào thân cây tre hay mây rồi bó lại, giúp bố mẹ dạy con làm 24 Hiếu. Nhà mình khi xưa, mua toàn đồ hàng tốt, cao cấp làm bằng mây nên quất rất đau. Mỗi lần ông cụ hay bà cụ đánh là có khi bị tét roi. Kinh

Ngoài chợ, dưới đồn cảnh sát, có một bà bán chổi. Ôi thôi đủ thứ chổi. Chổi chà, chổi quét nhà, chổi cau, chổi lông gà, chổi tre, chổi xơ dừa, chổi đót,.. treo đầy. Ai mua chổi nào thì bà ta lấy cái cây có cái móc rồi lấy xuống. Nếu khôn thì đợi ra giêng mua rẻ hơn, 3 ngày tết thì giá khá cao, đợi ra Tết, trả rẻ bà bán chổi cũng bán mở hàng. Vấn đề là ai cũng muốn sắm đồ mới để khai trương cái chổi trong ba ngày Tết, để cả năm, có cái huông, giúp con mình nhớ dai. Ngày nay, mình nhớ dai chuyện ngày xưa vì bị khệnh, ăn chổi lông gà vào đầu năm. Nói chung là Tết năm nào cũng bị khệnh. Đi chợ, ai khôn thì đi vào lúc chợ mới mở hàng, mấy bà đều bán hết dù là giá vốn.

Lâu lâu thấy một ông người nam, gánh cái cây tre, treo mấy chổi lông gà, trước và sau đi trong chợ, rao bán. Mấy bà kêu lại mua, rồi uốn éo cái chổi, xem như có thể đánh con ở nhà được không. Mỗi lần như vậy thì mình kêu bà cụ, đắt quá, không nên mua nhưng mẹ mình có tính thương người nên ai rao cái gì cũng mua cho họ có tiền nuôi con, còn mẹ thì có chổi lông gà để quất mình.

Mình không hiểu lý do là 24 cái gương con hiếu thảo, đều ghi nhận toàn là đàn ông. Mình nghĩ người xưa hay nói: con gái là con người ta nên không hiếu thảo với cha mẹ, nên họ chỉ nêu gương con trai hiếu thảo. Thậm chí con gái đi lấy chồng, khi cha mẹ qua đời, về nhà, để tang cũng phải trùm tấm vải the che mặt để bố mẹ trên bàn thờ không thấy mặt. Ông thầy dạy việt văn giải thích như vậy. Kinh

Nay lớn lên mới hiểu. Tự nó, con gái bẩm sinh là đã có Hiếu, còn con trai thì có Hiếu với vợ. Nên khi xưa bên tàu, ông Quách Cư Nghiệp đã phải biên soạn, tìm khắp xứ tàu, mà chỉ được có 24 người con trai hiếu để với cha mẹ. 24 người này có chung một đặc điểm là Nghèo. Dường như chỉ có nghèo mới có Hiếu. Có thể vì nghèo nên không có á xẩm nào dám lấy nên phải ở với bố mẹ. Do đó, ông tàu viết kể 24 cái gương hiếu tử của người Tàu khi xưa chỉ tìm được có 24 tên nghèo xác xơ. Lấy vợ thì phải hiếu với vợ. Vợ nó giúp làm ăn, tiết kiệm,…mới khá lên được.

Từ cổ chí tân, không có cô gái nào, chịu lấy tên nào nghèo cả. Chuyện hai quả tim vàng và túp lều lý tưởng là hình ảnh do bà Tùng Long gợi ra để bán báo nhật trình. Cô gái nào cũng muốn làm Cinderella hay công chúa ngủ trong rừng để lấy hoàng tử. Ông Không hỏi chết khi xưa từng tuyên bố: Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”. Khi mình trên 30 tuổi, chẳng có gì cả, ngay chiếc xe hơi cũng không nên mấy cô đá lên đá xuống khi khám phá gốc 3 đời vô sản của mình. 

Khi xưa, mình đi kiếm vợ, gặp cô nào cũng hát: đừng yêu em, xin đừng yêu em, đời anh đó, có gì đâu mà em theo. May sao, gặp đồng chí gái, bố vợ kêu mình thật thà nên gả.

Có lẻ khi xưa, không có quỹ hưu trí nên người ta sinh con để cậy khi về già, thậm chí các cô chịu làm lẻ để sinh được mụn con mà nhờ như chị Vinh của ông Hoàng Cầm. Nay thì có an sinh xã hội, đi làm thì có quỹ hưu trí nên về hưu không cần đến con cái nuôi nên người ta bớt nhắc đến sự hiếu thảo. Về già con cháu đến thăm là vui rồi còn chúng lăm le, bảo bán nhà để chia nhau thì không nên nghe lời chúng. Bán rồi không đứa nào, mang về nuôi.

Thật ra, chúng ta có con vì hai vợ chồng nhất trí nên khi sinh ra thì chúng ta có bổn phận nuôi con. Con chúng ta đâu muốn ra đời nên theo lẻ thường tình, chúng không có trách nhiệm gì cả về người sinh ra chúng. Theo mình không nên trách con cháu bất hiếu. Về già, chúng nhớ đến mình thì là một bonus.

Ngày nay, mình thấy xung quanh hay thậm chí ở nhà mình, con gái đều lo cho cha mẹ còn con trai thì lo cho vợ. Con trai lo cho vợ nên vợ có thời gian lo cho cha mẹ vợ theo lẻ thường tình. Do đó, sinh con gái thì được nhờ. Người xưa, phán mấy câu như “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là chắc mấy ông say rượu nên phán bú xua la mua. Mình ở xa, nghe bà cụ nói có mấy cô em hay ghé nhà, nấu món gì lạ thì sai chồng đem lại cho mẹ ăn, còn mình thì chỉ biết hỏi qua FaceTime “hôm ni ăn chi rứa mạ?” Xong om.

Ông cụ mình thích đánh bài và đánh đâu thua đó. Đầu năm, cứ độ mồng ba, sau khi đi chào thiên hạ xong là ông cụ đi đến nhà ai đánh bài. Khi thua hết tiền mới về. Giận cá chém thớt, cứ lấy mình ra làm thớt để khệnh. Sau này, lớn bằng ông cụ, lại tập võ nên ông cụ ngại, hết bị đòn. Ông cụ lại lôi thằng em kế khệnh. Vừa khệnh vừa kêu: thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Lại bồi dưỡng thêm câu cá không ăn muối cá ươn, con ăn đòn cha mẹ trăm đường đau mông. Hiểu chửa. Từ ngày bàn giao cho thằng em kế chức vụ làm thớt để khi ông cụ thua bài khệnh thì mình khoẻ đời.

Trong các trận đòn thì mình nhớ nhất trận đòn chổi lông gà, năm học 8ème. Hôm ấy, ông bà cụ dẫn mình đi xuống thăm ông bà Hai, hàng xóm khi xưa, ở ngay nhà mà gia đình mình đang ở. Khi họ dọn đi, họ bàn giao căn hộ lại cho gia đình mình, rộng hơn một tị, có sân chơi nên bố mẹ mình nhớ ơn. Mình căm thù bà Hai này lắm. Bà ta không có con cháu nên hay tỏ vẻ thương mình, cho roi cho vọt hàng ngày. Lâu lâu bà ta khệnh mình vì ăn cắp hoa cho con Thuý hàng xóm, bà trồng ở sau vườn.

Ông cụ là y tá trưởng của tiểu đoàn. Khi giải ngủ, có đem hộp cứu thương về nhà. Trong hộp có cái syringe để chích thuốc khi vợ con đau và cái kéo để cắt băng rất bén. Bà ta hay sang nhà mượn cái kéo của ông cụ để cắt mấy nhánh cây. Có lần mình  xuống nhà bà ta ở đường Nguyễn Trãi thì thấy cái kéo của ông cụ, bà ta chôm mất khiến mình bị ông cụ tẩn một trận nhớ đời, làm mất cái kéo. Mình chôm lại, đem về báo cáo cho ông cụ.

Từ dạo ấy mình mất lập trường cách mạng, không tin lời người lớn dạy dỗ nữa. Bà Hai khệnh mình khi bị con hàng xóm, kêu đi hái hoa của bà cho nó để chơi thờ ông bà gì đó. Nay bà ta chôm đồ nhà mình mà mình không có quyền dạy dỗ lại bà ta.

Tết xuống thăm. Nhà bà này, ở ngay ngã ba Nguyễn Trãi và đường Yersin, chỗ trạm xe đò Chi Lăng ngừng để học trò Grand Lycee xuống. Ông bà cụ gọi xe Lam từ chợ Đà Lạt xuống dưới đó. Mình không được đi đâu cả, bà Hai sợ mình đi chôm đồ của bà như cái kéo. Chán Mớ Đời 

Người lớn nói chuyện từ đầu năm Dần sang năm Tý. Ngồi chán quá, lại không được động đậy nên mình xin phép đến nhà hai anh em Phi Long, học trường Thanh Ngọc với mình buổi sáng. Dạo đó, mình học buổi chiều ở Yersin, sáng thì bà cụ sợ mình đi phá làng xóm nên cho đi học trường Thanh Ngọc. Thành ra mình ngu lâu dốt sớm từ bé, học cùng giáo trình sáng chiều mà vẫn không thông. Được cái mình không phải đi giang nắng 4 tiếng nên chỉ đen vừa thôi.

Nhà hai anh em sinh đôi, Bắc kỳ này ở ngay đường Phạm Hồng Thái, nối liền Nguyễn Trãi và đường Hùng Vương. Từ nhà bà Hai đến đây cho độ 100 mét, đi băng qua cái cầu có suối Cam ly chảy từ Chi Lăng về, ra hồ Xuân Hương. Có dạo nước lụt làm trôi cuốn theo mấy bao thuốc sâu của nhà vườn ở khu vực này, làm cá ở hồ Xuân Hương chết, nổi lên mặt hồ, thiên hạ đi vớt về ăn mệt thở cả thuốc sâu.

Mình và thằng em kế, chơi bắn súng với hai anh tên này trên ngọn đồi gần nhà có thông cao vời vợi. Mãi chơi quên vụ ông bà cụ ở nhà bà Hai. Cuối cùng hai anh em Phi Long về nhà ăn cơm chiều. Mình và thằng em mới chạy lại nhà ông bà Hai. Bố mẹ mình đã về. Hai anh em chạy bộ về Hai Bà Trưng khi trời tối. Lại phải đi ngang am Sohier, chim dế run như điên, khấn thần, khấn cô 7, khấn Phật đủ trò. Đến nhà thì mấy đứa em, kêu ba má đi qua nhà hàng xóm, chút về sẽ lì xì trận đòn mở hàng phong long đầu năm.

Mình lo lo cái bụng nhưng may là ông cụ đi đánh bài nên bà cụ sẽ lãnh nhiệm vụ lì-xì trận đòn đầu năm. Khi bà cụ về, kêu leo lên giường, nằm xuống, rồi kêu mấy đứa em lấy cái chổi lông gà treo trên tường xuống như lấy bảo vật gia đình. Mấy đứa em thì thường ngày hay bị mình khệnh nên hăng hái, đi lấy cái chổi lông gà để lập công cách mạng như dân CM30. Người lớn có cái tật hay trêu trẻ con. Bà cụ cứ nhịp nhịp cái chổi lông gà trên Mông mình như tra tấn tinh thần, chắc bị ảnh hưởng những ngày ở tù, bị mật thám tây bắt và tra tấn rồi nói, dạy bảo. Mình sợ đòn nên cứ mếu rồi nói dạ chừa, dạ chừa đủ trò.

Như người câu cá, cứ nhấp nhấp cái phao rồi bà cụ quất một cái đau điếng. Trong đầu mình bổng loé lên một tia sáng, tư duy cách mạng. Trong sách giáo khoa, có câu chuyện một ông tàu. Một hôm, mẹ đánh ông ta khóc như cha chết mẹ trối. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi tại sao mọi lần mẹ đánh, con lì lợm, không khóc. Sao hôm này, bị đánh con lại khóc. Ông này khóc như Lưu Bị, kêu khi xưa mẹ đánh đau con nên không khóc, nay mẹ đánh không đau nên con nghĩ mẹ mình nay đã già, mẹ con sắp xa lìa, buồn nên khóc.

Thế là mình bắt chước ông tàu, khóc như Tố Hữu khóc ông Xít ta Lin chết, thương cha thương 1, thương ông thương 10, để nghe mẹ mình hỏi câu của bà già tàu khi xưa. Ai ngờ, mình khóc thì mẹ mình kêu: Khóc hả rồi khệnh thêm mấy cái roi chổi lông gà đau điếng. Từ đó mình cạch đến già không dám làm người con có hiếu hay thập nhị ngũ hiếu thời đại. Không muốn làm người con hiếu thảo thứ 25.

May quá khi xưa, không có hàng bán trên mạng nếu không thì chắc bố mình gửi mua cả tá hàng tháng. Kinh

Sau này, mới hiểu ông cụ đi đánh bài nướng hết tháng lương Tết trước ngày 30. Cũng tội ông cụ, lương công chức ít, ông cụ muốn có thêm tiền cho vợ con ăn Tết, vui Xuân. Ăn tất niên trong sở xong thì có mấy người rủ xây sòng nên ông cụ tham gia, hy vọng kiếm chút tiền, mua áo quần mới cho vợ con, mua chả thủ, bia rượu cúng ông bà 3 ngày tết. Ai ngờ thần tài không gõ cửa nên nướng sạch tháng lương khiến bà cụ nổi điên, lấy mình làm thớt để đánh hả giận ông cụ. Chán Mớ Đời 

 (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Mậu Thân, nổi đau còn dài

 Hôm nay, tình cờ thấy có nhắn tin từ lâu nhưng không để ý. Mở ra thì thấy có người hỏi bài viết về Mậu Thân, có kỷ niệm buồn vì ông bố tử thương cùng vài chiến hữu khi ra Khu Hoà Bình. Thường khi lên mạng trên máy điện toán mới thấy. Dạo này cũng xoá cái app cài trên điện thoại để khỏi mở khi ra đường. Giới hạn bớt thời gian vào mạng khi đi ra ngoài. 

Có anh nào hỏi bài mình viết về Tết Mậu Thân vì tìm không ra. Mình nhớ có viết về cái Tết, điểm mốc đã khiến mình lớn nhanh khi hiển thị sự tàn khốc của chiến tranh. Sự chết chóc và tàn phá của bom đạn trên số 4 và Lãnh Địa Đức Bà, cách nhà mình chưa đến một cây số.  


Anh này hỏi tấm ảnh chiếc xe Jeep bị cháy trước cửa tiệm dãy phố photo Hồng Châu. Lý do là chiếc xe Jeep bị bắn B40 khiến bố anh ta tử nạn ngày ấy. Nay muốn ghi lại để con cháu biết sau này. 

Ảnh chiếc xe jeep, mình đoán là chiếc xe chở bố anh bạn đã nhắn tin cho mình, cho biết sự việc xảy ra cho bố mình và các đồng đội trong Tết Mậu Thân. Anh muốn tìm thêm về tin tức này để lưu lại cho con cháu.

Ảnh này chụp trước Mậu Thân, thấy tổng cục tiếp tế mà mẹ mình có đến mua gạo đường.

Ảnh chụp trước khu phố Photo Hồng Châu, bị cháy. Mình đoán là máy bay trực thăng mỹ bắn cháy vì Việt Cộng núp đâu trên Khu Hoà Bình. Có thể bị lạc đạn nên trúng vào đây. Dãy này cũng có tiệm của bác Cháu, bán xe gắn máy, chị của tiệm Công Thành ở đường Phan đình Phùng, bà con chi với mẹ mình, phía bên đường Phan Bội Châu. Mẹ mình nói con của O Trợ, em của ông ngoại mình. Trước đây mình có viết về việc này thì có một chị ở ngay khu phố này, có bổ túc thêm. Ông thần làm bờ lốc cho mình, kể là ông ta ở trọ nhà người bà con tại dãy phố này. Nói cho ngay, mình viết xong rồi quên, không nhớ, nay kiếm lại cũng không biết chỗ nào. Ai có cách gì để tìm lại các bài cũ thì cho mình hay. Xin đa tạ trước.

Mình nghe nói là khu Cây Xăng, cho bến xe Mình Trung cũng bị cháy. Đứng ở nhà mình thấy khói bay từ khu Hoà Bình tương tự sau này tiệm phở Tùng bị cháy cũng thấy đầy trời. Thấy chiếc xe Traction đen, và người đứng bên cạnh, không biết có phải bố mình hay không. Dạo ấy, bố mình có một công xa, chiếc xe Traction loại này. Ông cụ dạo ấy hay bận cái blouson phi công.

Tấm ảnh này chụp trước rạp Hoà Bình, thấy xe nhà binh mỹ. Không hiểu tại sao? Ai biết thì cho biết. Chỉ thấy vật liệu hư hại rãi rác phía trước xe.

Sơ lược là như vầy : hồi năm 1968, ông già tôi dạy học ở trường Chi Huy Tham Mưu Dalat về bộ môn Công Binh (lúc đó  Đề đốc Chung Tấn Cang là Chỉ Huy trưởng ) . Ngày 02/01/1968 được  sự vụ lệnh đi khảo sát tuyến phòng thủ của Dalat Tuyên Đức gồm : Đại Uý Sinh, Trung Tá Lê Tập, Thiếu tá Tài và ông già . Đại uý Sinh lái xe jeep chở các vị đi , Không mang theo vũ khí cá nhân và lính hộ tống Các vị đi khảo sát từ  Trừơng Chỉ Huy Tham Mưu -Tiều khu Tuyên Đức -  Khu trung tâm Hoà Bình , Lúc đó Khách sạn Ngọc Lan có quân Mỹ đóng ở đó , cuối khu Hoà Bình - dốc Phan Bội Châu có doanh trại của Địa phương quân nên tôi nghĩ là vùng không có VC đột nhập len lỏi ẩn núp  . Khi xe lên hết dốc Khu Hoà Bình thì bị VC từ trên bắn xuống bằng B40, và AK vào xe . Đại uý Sinh bị cháy hết người , các vị còn lại lao ra khỏi xe nhưng không kịp . Chỉ có Thiếu tá Tải nhảy lăn xuống bậc thang chỗ La Tulip xuống chợ Dalat nên an toàn. Đến chiều , trường mới cử người ra kéo xe jeep , lấy xác về . Mà từ khi bị phục kích quân Mỹ ở khách sạn Ngọc Lan không ra ứng cứu cố thủ. Đến ngày 3/1/1968 Trường CHTM  cử người ra báo tin dữ và đưa hết gia dình vào Trường trú ngụ cho an toàn, làm thủ tục an táng tại trường . Mộ của 3 vị sau này gia đình cải táng dời đi hết sau 1975. 


Cuộc đời lạ! Mình được thiên hạ gửi cho mấy tấm ảnh khiến mình nhớ vài câu chuyện thời xưa vô hình trung giúp vài người giải mã được những hình ảnh trên. Thật ra năm Mậu Thân mình chỉ 11 tuổi cho nên không biết nhiều, chỉ nghe người lớn kể lại hoặc hiển thị, mục kích các cuộc dội bom trên Số 4 từ nhà mình hay Việt Cộng leo lên nóc chuông nhà thờ Domaine de Marie rồi bắn b40 vào thiết giáp chạy trên Calmette nhưng hụt, đạn bay xuống vườn cạnh nhà mình ở trên đường Thi Sách. 


Những hình ảnh bom lửa Napalm bốc khói từ số 4 sau khi khu trực cơ Skyraiders lao xuống bỏ bom theo chỗ trái khói được máy bay Bà Già bắn trước đó. Thường thường mình thấy máy bay bà già cất cánh từ phi trường Cam Ly, bay vòng vòng rồi thấy bắn một trái khói. Sau đó là khu trực cơ Skyraiders bay đến, thường là hai chiếc. Khu trục cơ trúc xuống thấy bom rớt ra, rơi theo hình Parabol rồi khói và lửa bốc lên mịt mù trên Số 4, sau đó thì mới nghe tiếng bom. Có lẻ chứng kiến vụ này nên khi học về vật lý và hình học mình mới hiểu nhanh, âm thanh đi sau ánh sáng và vật rơi khi có vận tốc thì theo đường Parabol.

  

Hay những trực thăng bay trên đầu nhà mình, bắn hỏa tiễn hay đại liên về phía Số 4, làm rơi mấy vỏ đạn xuống khu vực nhà mình. Có lần, mình đang đứng với hai tên lạ mặt, dưới cây mai, nở rực trong ngày Tết, trước sân xem trực thăng mỹ bắn ào ào về số 4. Bổng nhiên linh tính hay ai nói mình đi vào nhà. Vừa bước dưới mái hiên nhà thì một trận vỏ đạn đại liên rơi xuống sân nhà mình. Mình thấy 1 trong hai tên lạ mặt đứng với mình cách đó chưa đầy 30 giây, la lên rồi quỵ xuống. Đầu bị trúng vỏ đạn. Tên bạn kêu xe lam chở lên nhà thương. Nghĩ lại cũng có thể dân nằm vùng. Dân trong xóm mình đều biết mặt.


Rồi những bóng dù hỏa châu ban đêm được bắn trên trời. Đó là những hình ảnh chiến tranh mà mình mục kích được. May sau này được đi Tây, không phải đi lính, chết trẻ như các nấm mộ ở nghĩa trang Biên Hoà mà mình có dịp viếng thăm vừa qua để thắp nén hương.


Trở lại vụ Việt Cộng bắn chết mấy sĩ quan tại khu Hoà Bình. Mình có đọc hồi ký của cô Vi Khuê, vợ thầy Chử Bá ANh về Mậu Thân. Theo cô thì Việt Cộng đánh chiếm Đà Lạt vào ngày Mông 3. Vụ 3 sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà tử thương như sau:

 

 Thưa Soeur, giờ này dưới phố ra sao, đi tới đó được không? Hai soeur có nghe tin gì không?


     - Thì đang nói chuyện dưới phố đây. Mới nghe người ta mới cho hay. Sáng nay có mấy ông sĩ quan bị bắn chết tại công trường Hòa Bình. Nghe nói ông thiếu tá Lê Tập của trường Chỉ Huy Tham Mưu rủ mấy người bạn đi ăn phở Bằng trước khi vào trường họp khẩn. Mấy ông không biết là bọn họ đã chiếm chợ. Khi xe ông thiếu tá lái vừa tới trước rạp chiếu bóng Hòa Bình, thì bị Việt Cộng núp sẵn trong rạp từ hồi nào nã súng bắn ra... Ông thiếu tá Tập trúng thương tại chỗ. Ông thiếu tá Thắng ngồi băng trên với ông Tập cũng trúng đạn ngã gục luôn, và một ông đại úy nữa, nghe nói cũng tử thương, đại úy tên gì hử, soeur Phương?

     - Đại úy Vũ Xuân Sinh, tôi có quen nên nhớ kỹ tên ông ấy. Thật tội nghiệp quá chừng chừng. Ai mà ngờ nó núp trong rạp xi-nê đó hồi nào không hay!

     Tôi đang lưỡng lự không biết có thể chạy thẳng ra tận nơi xem hay không thì một cảnh sát viên đến cho hay chưa có lệnh lưu thông như thường lệ, bà con ai nấy nên ở trong nhà; có việc khẩn ra đường thì chỉ đi bộ, không được chạy xe Honda. Tôi lại quay xe trở về. Trên đường, thỉnh thoảng gặp một người đi bộ lủi thủi. Đà Lạt nín thở, chờ đợi tai ương.

     Tôi trở về nhà để thấy “cô bé” vợ Kiệt đang khóc thút thít trước cái va-ly du lịch tuần trăng mật đầy những áo quần giày dép đẹp nhất của cô nàng. Chắc Quyên đang nghĩ: “Phen này mà Việt Cộng nó về thật thì sao đây? Áo quần này, nữ trang này, son phấn này, thôi, giã từ vĩnh viễn chứ còn gì nữa. Áo ba bà đen này, đi chân đất này... chừng đó cũng đủ tàn đời!” Tôi biết có nhiều các bà các cô chỉ sợ VC trước tiên vì có chừng đó.

     - Sao, tình hình sao, anh?

     - Sáng nay có tới ba ông sĩ quan bị bắn chết ngay trước rạp xi-nê Hòa Bình, Việt Cộng núp trong rạp, bắn ra.

     - Trời đất ơi! Vậy rồi bên mình không làm chi họ hết răng?

     - Có chứ, chắc chắn. Thì, bất ngờ quá mà, trở tay không kịp. Ai mà ngờ... dân lành đang ăn Tết...


Ai muốn đọc thêm thì theo đường dẫn này: 

Theo mình hiểu thì không đem súng ống theo vì chỉ muốn đi ăn phở Bằng. Không phải ngày mồng 2 như anh bạn kể vì sáng Mồng 3, cô Vi Khuê còn có mặt tại nhà hàng Mekong. Sàigòn và vài tỉnh khác như Huế thì họ tấn công vào ngày mồng 1, có nhiều nơi trễ.

Ở Sàigòn, mình có đi ăn cơm với mấy người học chung niên khóa ở Yersin, có một cô nói 1 trong ba người lăn xuống cầu thang là bố cô ta, sống sót. Ghi lại đây cả lại quên.

Còn Việt Cộng đột nhập vào khu vực Hoà BÌnh thì không ngạc nhiên vì có nhiều chủ tiệm Đà Lạt ngay khu Hoà Bình, là nằm vùng mà sau 75, được gọi là tư sản yêu nước dân tộc hay chi đó. Mình có danh sách những người này. Có thể mấy người này đã cho Việt Cộng vào núp trước Tết. Như cái tiệm phở gì ở Sàigòn, nổi tiếng là nơi phát xuất ra tổng công kích tại Sàigòn, mà sau này có treo bảng cờ xí. Chỉ có khổ chủ nhờ có công với cách mạng nên ngày nay không được bán tiệm hay xây cất. Phở thì không ai vào ăn. Chán Mớ Đời 

Theo cô Vi Khuê thì ngày mồng 6 mới dẹp được Việt Cộng khỏi khu viện Pasteur và ty Công Chánh, trên đường Pasteur, nơi ông cụ mình từng làm việc. Đầu đường Pasteur là tiểu khu, có lẻ Việt Cộng tìm cách đánh chiếm tiểu khu nơi mà anh bạn kể là trường tham mưu.
Nhà thờ Tin lành trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Việt Cộng núp trong này khi đánh chiếm Tiểu Khu không được. Bị trực thăng mỹ bắn chết đâu 30 người.

Có lần mình tò mò xem cái nhà thờ Tin Lành bị bắn cháy ở Đà Lạt, ngay đường Huỳnh Thúc Kháng. Có ông lính mỹ trả lời, lúc ấy ông ta đóng quân ở phi trường Cam Ly. Việt Cộng tấn công bất ngờ nhưng họ chống trả kịch liệt nên phi trường cam Ly không lọt vào tay Việt Cộng. Sau đó mới có viện binh đến. Họ lên trực thăng đánh phá các ổ của Việt Cộng như nhà thờ Tin Lành. Qua bài của cô Vi Khuê thì có 20 xác Việt Cộng bỏ lại. Theo một người khác cho mình biết thì Việt Cộng rút qua bên kia đường Đoàn Thị Điểm, chỗ dòng tu của mấy Ma Sơ, bị trực thăng mỹ bắn chết bỏ xác lại độ 30 người.

Theo mình đọc về điệp viên Việt Nam Cộng Hoà X 92, ông này cho biết về tổng công kích của Việt Cộng. Tình báo ta đã thông báo cho quân đội Hoa Kỳ nhưng họ khinh địch không tin. Người Mỹ xem thường người Việt mình, như mình đã kể là tình báo của Việt Nam Cộng Hoà rất hạn chế, ngoài trừ điệp viên X92 mà Việt Cộng chửi rủa.

Cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà do ông Nguyễn Ngọc Loan lãnh đạo, ra lệnh cấm trại 100% nên các ty cảnh sát Đà Lạt không bị đánh chiếm. Theo mình, họ đánh ty cảnh sát chỗ đường Trần Bình Trọng, nơi mình và mẹ mình bị mật vụ bắt nhốt tại đây. Việt Cộng đánh không được, vì đã được phòng bị nên rút lên Domaine de Marie, leo lên mấy nóc chuông.

Từ nhà mình, thấy rõ có người núp trong mấy cửa sổ, bắn AK nghe chóc chóc. Họ bắn B40 nữa. Có lần thấy chiếc xe M113 đang di chuyển chỗ Calmette và Ngô Quyền. Mình đang đứng với mấy người hàng xóm ở nhà anh Anh Bình, cạnh cây chuối của bà làm vườn mà mình và thằng Khánh ăn cắp. Để xem thì thấy trái b40 bắn hụt chiếc thiết giáp, bay xuống bụi chuối gần nhà ông Rị, nổ cái đùng chuối chéo bay tứ tung khiến cả đám sợ quá. Ai về nhà nấy, hết dám xem phim chiến tranh trực tiếp.

Ngay gần đó, là nhà ông Nghi, trồng răng ở ngoài chợ và đường Minh Mạng. Có ông em tên Đức, hay đánh bóng bàn với mình, mở cửa sổ để xem chiến tranh trên đồi Domaine de Marie. Bị một viên đạn Ak bắn trúng, la quá cở, chở lên nhà thương.

Mình có thấy Việt Cộng đi bộ từ ngoài chợ về số 4, đi qua nhà mình trên đường Hai Bà Trưng. Kinh
Sau đó thì thấy sinh viên Võ Bị, đến khu vực mình. Có ai đứng dưới hiên nhà mình. Bà cụ kêu ai nấy ở trong nhà.

Mình không nhớ ngày mồng mấy, gia đình dì Ba Ca, kêu Mệ Ngoại mình bằng dì ruột, từ Số 4 chạy xuống, tá túc nhà mình. Nghe kể, là khi máy bay dội bom, mấy anh Hiệp, anh Thành,..đào cái hầm cái hầm phía sau nhà để cả gia đình chui vào đó núp. Một hôm hết gạo nên dượng Ba Ca, kêu ai lên nhà trên, nơi bàn thờ, vái ông bà, xin mấy đòn bánh tét đem xuống ăn.

Tò mò nhìn ra cửa sổ thì mặt anh Hiệp xanh như đít nhái. Ú ớ! Rồi chạy xuống kêu dượng lên nhà trên xem. Trước sân là một quả bom do Skyraiders bỏ, rơi trước sân nhà, không nổ. 3 phút sau, cả gia đình bồng bế chạy xuống nhà mình. Dân số 4, chạy xuống các trường như Việt Anh, Văn Học, đoàn Thị Điểm tá túc.

Cả tháng sau, mình có bò lên Số 4 với mấy anh, đến xem nhà thì bị cháy rụi, cây cối dính mảnh napalm , trái bom vẫn còn nằm chình ình trước sân, trơ trọi một mình. Sau này, công binh Việt Nam Cộng Hoà mới cho người đi tháo gở.

Hình như chính phủ Việt Nam Cộng Hoà có cho tiền để xây nhà lại. Dượng Ba Ca mua cát và xi măng để làm mấy tableau tại nhà mình rồi chở về Số 4, xây lại căn nhà mới. Nghe nói mấy anh chị, con của dì Ba Ca nay đều thành công hết nên cũng mừng. Mình có gặp khi về lần đầu, sau này thì chỉ ghé Đà Lạt có 3 ngày nên cũng không gặp lại.
Khách sạn Mộng Đẹp (Modern Hotel) được người Mỹ mướn toàn khách sạn trong thời họ tham gia chiến tranh 
Phi trường Cam Ly, nơi quân đội Hoa Kỳ đóng quân, chắc đài không lưu
Khách sạn Duy Tân được lính mỹ thuê trong thời gian đóng quân

Theo ký ức hồi nhỏ vì đi chợ Đà Lạt thường xuyên vào cuối tuần. Lúc đó, quân đội Mỹ đã mướn khách sạn Mộng Đẹp của ông thầu khoán Nguyễn Linh Chiểu. Xung quanh khách sạn đều được rào dây kẽm gai, thấy lính mỹ, đứng gác. Sau Mậu Thân, có một chiếc trực thăng, chở lính trinh sát 302 về Đà Lạt, sau đó lượn trên trời với mấy cô Me Mỹ ở khách sạn này nên rớt ngày đầu đường Lê Đại Hành, đối diện cà phê Hạnh Tâm.

Khách sạn Ngọc Lan cũng cho lính Mỹ thuê. Như ông mỹ đóng tại phi trường Cam Ly cho biết là quân số họ cũng ít nên chỉ chống lại, đợi viện binh từ Nhà Trang lên. Sau đó mới tham gia các không vụ bắn phá để chiếm lại Đà Lạt như nhà thờ Tin lành,.. (còn tiếp) 

A story relayed to me by a guy stationed at the radio tropo site in '71 near Cau Dat (Pr'Line, Primary Line) was that they would head down the hill to Don Duong and buy weed from the wife of a VC. He said they were told they were safe travelling to and fro but that was it.
Đây là bài viết tường thuật của một người lính mỹ, ngụ tại khách sạn Mộng Đẹp, kể lại hình ảnh chiếc xe Jeep, có 4 người bị Việt Cộng bắn B40 cháy. Có dịp mình sẽ chuyển ngữ lại vì có vài câu hỏi về những bức ảnh của Tết Mậu Thân 

Nguyễn Hoàng Sơn