Showing posts with label ẩm thực. Show all posts
Showing posts with label ẩm thực. Show all posts

Làm Bánh Mì cứng như đá

 Tuần rồi, buồn đời, mình làm bánh mì cho vợ con ăn. Làm với loại bột mì Whole Grain hữu cơ. Theo công thức thì chỉ để bột dấy lên men độ 1 tiếng. Sau 1 tiếng thì không thấy bột nổi lên như trong youtube. Chán Mớ Đời 

Nướng trong lò xong, đồng chí gái kêu cái này mà khỏ lên đầu như cục gạch. Mình nhớ có lần mua ổ bánh mì đen, nặng như cục gạch, lại đắt tiền, ăn cứng như đá mà thiên hạ gọi là bánh mì, làm theo kiểu khi xưa, không biến chế. Bổ nhất còn bánh mì ngày nay mua ở tiệm thì khỏi kể. Nhất là bánh mì ở tiệm Việt Nam. Được cái là “bánh Mì” Việt Nam nay rất nổi tiếng trên thế giới.

Mình làm lại nhưng hết bột nên đợi sáng hôm sau, tiệm mở cửa, bò đi mua bột. Tương tự, bột dấy lên hơn một chút, ăn đỡ cứng. Cuối cùng mình hỏi bà Mễ dọn nhà. Bà ta cho biết ở làng bà ta, ông bố làm bánh mì bán cho thiên hạ. Bà ta nói phải để lâu hơn. Mình làm lại để trong thố rồi dẫn thằng con đi xem nhà cho thuê, bị nghẹt ống cống. Mình đang dạy nghề cho thằng con.

Pain de campagne của mình cứng như đá. Vợ không dám ăn, sợ gãy răng. Chán Mớ Đời 

Mấy tiếng sau, về lại thì công nhận bột nổi lên to hơn nên làm từng viên nhỏ rồi bỏ vào cái khuông làm brioche để thêm một thời gian nữa đâu 8 tiếng đồng hồ. Bột dấy lên cao. Bỏ vào lò. Thơm ngát cả nhà. Mình thắc mắc, lý do sao phải để lâu trong khi ở tiệm bánh mì Bolsa thì họ bỏ có chút xíu. Lần này, mình làm brioche kiểu Ý Đại Lợi, mà khi xưa có mẹ cô bạn làm cho ăn. Bột mì nhồi với nước quýt. Cũng có thể trong nước quýt có chất đường nên làm bột nổi nhanh chóng. Cũng mất 8 tiếng.

Mình chợt nhớ có coi một video của ông bác sĩ Gundry, chuyên gia mổ tim, nói về chất men làm bánh mì và đường nên bò vào YouTube mò lại. Ông bác sĩ này để 4 chai có nước. Sau đó ông ta bỏ yeast, chất làm lên men vào mỗi chai có nước. Sau đó lắc lắc để hoà tan.

Chai thứ 1, chỉ có nước và chất lên men để làm bánh (kiểu mình làm bánh mì)

Chai thứ 2, có nước, chất lên men, và ông ta bỏ vào 1 muỗng đường

Chai thứ 3, có nước, chất lên men, và ông ta bỏ vào 3 muỗng đường

Chai thứ 4, có nước, chất lên men, và ông ta bỏ vào 2 muỗng đường

Sau đó ông ta lấy mấy cái bong bóng, đậy lên nắp chai rồi chờ sự phản ứng hoá học.

Kết quả cuộc thử nghiệm của bác sĩ Gundry. Qua ông này mà mỗi ngày mình uống một ly nhỏ dầu olive nguyên chất của Cali. Xem kết quả này cho thấy tiêu thụ đường hay chất ngọt vào cơ thể khá gây cấn vì không biết phản ứng hoá học ra sao.

Kết qua cho thấy: 

Chai thứ 1, bong bóng chả thổi phồng gì cả. Chất lỏng có nước và chất men, lên một chút. (Kiểu mình làm bánh mì cứng như đá)

Chai thứ 2, có hai muỗng đường, bột dấy lên trong chai. Bong bóng được thổi phồng lên

Chai thứ 3, có 3 muỗng đường thì bột dấy lên trong chai nhiều nhất, bong bóng phồng to nhất, thấy trong chợ.

Chai thứ 4, 1 muỗng đường thì bột dấy lên ít hơn chai có 3 muỗng đường, bong bóng được phồng lên ít hơn chai có 2 muỗng đường.

Hoá ra, mình không làm theo công thức của thiên hạ chỉ trên YouTube, là phải bỏ thêm đường vào. Do đó bột không dấy lên nhanh, phải đợi 8, 9 tiếng đồng hồ. Khiến đồng chí gái cười kêu, buồn buồn, đôi ai là lỗ đầu. Rượu của từ chất ngọt của nho mà tạo nên, sau này người ta bỏ thêm đường cho nhanh. Hay rượu nếp, chắc cũng phải bỏ đường vào. Chán Mớ Đời 

Khi ăn đường nhiều, chúng ta có thể mường tượng được là các phản ứng hoá học trong người, tạo ra chất hơi nên thiên hạ đánh rấm như điên. Không hiểu nếu mình ăn bánh mì mà người ta bỏ đường nhiều, có ảnh hưởng gì nhiều không khi đã vào trong cơ thể của mình. Hơi phì lên, nở thêm thì sẽ tạo thêm hơi. Hơi này có độc hay không? Bác nào có giải đáp thì cho em xin. Cảm ơn trước.

Mình ngu nên không hiểu, may nhớ vớ vẩn mấy tin tức xem trước đây mới hiểu lý do bánh mì của mình làm không hấp dẫn và nhanh như thiên hạ làm bán. Có một điều là bánh mì của mình nó lành, lại no lâu. 

Có dạo mình xem phim tài liệu nói về vùng Sardaigna của Ý Đại Lợi, được xem là một trong 5 vùng Xanh của thế giới, nơi người ta sống lâu nhất trên 100 tuổi. Thấy có cảnh mấy bà vợ làm bánh mì, nặng như cục đá cho 4 tháng trời để ông chồng đem theo lên núi ăn để chăn cừu. Tới mùa Xuân, là họ đem cừu lên núi để ăn cỏ non, hè đem cừu về.

Xong om

Có người còm như sau:

Bánh mì 🍞 cứng như đá để dành được lâu ăn với 🍜 súp ngon mà chứ người Tây ở các xứ lạnh vùng quê là họ làm bánh mì cứng nầy là bình thường.


Xem ảnh này, em phải mất một phút mới hiểu tâm trạng của bà này.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Tổng thống Carter được chữa trị ung thư trong vòng 3 tháng

 Cách đây hơn mấy năm, được tin cựu tổng thống Jimmy Carter bị ung thư não và gan nhưng sau này, không thấy ông ta qua đời dù đã trên 90 tuổi. Xác suất của người Mỹ lành bệnh ung thư sau khi được điều trị chỉ có 2.1%. Đùng một cái, 3 tháng sau, ông ta kêu là khỏi bệnh ung thư. 

Bác sĩ chữa bệnh cho tổng thống thường là những y sĩ số một Hoa Kỳ. Họ áp dụng phương cách chữa trị mới được khoa học khám phá. Họ dùng xạ trị và immunotherapy. Không biết tiếng Việt đọc làm sao. Chữa  hệ miễn dịch của bệnh nhân (liệu pháp miễn dịch).

 Đồng chí gái, mỗi lần ho cảm là cứ kêu bác sĩ cho trụ sinh để giúp mau lành bệnh. Trụ sinh vào giết các vi khuẩn tạo ra bệnh nhưng cùng lúc giết các vi khuẩn tốt, đánh phá các vi trùng lạ xâm nhập hệ thống miễn dịch. Về già hệ thống miễn dịch rất yếu nên mình phải dẫn đi ăn nhiều loại thức ăn của các chủng tộc khác để bồi đắp lại hệ miễn dịch. Cứ ăn thức ăn Việt Nam hoài thì hệ miễn dịch không mạnh lắm. Hoa Kỳ là một quốc gia có nhiều chủng tộc, có nhiều loại vi trùng lạ so với người Việt. Hằng ngày, mình giao dịch với nhiều chủng tộc nên cần phải có hệ thống miễn dịch đa dạng hơn là người sinh sống tại Việt Nam.

Đại khái theo mình hiểu, 3 cách chữa trị chính ung thư ngày nay là thuốc, xạ trị và giải phẫu. Khi người ta chữa theo xạ trị thì giết mấy tế bào ung thư và các tế bào bình thường khác. Kiểu bỏ bom thì giết Việt Cộng và dân lành rất nhiều vì Việt Cộng khi xưa, trà trộn, ẩn nấp trong dân. Cho nên, sau cuộc thả bom thì bình địa, cháy tan hết. Tương tự cơ thể, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân cũng biến mất nên dễ chết. Do đó xác xuất người sống sót ung thư là 2.1% ở Hoa Kỳ và cao nhất là ở Úc Đại Lợi là 2.3%.

Đây bác sĩ của cựu tổng thống Hoa Kỳ đề nghị sử dụng xạ trị và immunotherapy. Nghĩa là bỏ bom giết các tế bào ung thư trong người xong thì thay thế vào một hệ thống miễn dịch mới. Nói bình dân học vụ bỏ bom xong thì đem cây cối đến trồng lại như xưa.

.

Họ dùng xạ trị để giết các tế bào ung thư. Các tế bào này sẽ tìm kiếm các tế bào miễn dịch. Bác sĩ mới cho vào cơ thể ông Carter loại pembrolizumab, một loại kháng PDP-1 để giúp hệ thống miễn dịch của ông ta kháng lại để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư.

Sau 3 tháng chữa trị, ông tổng thống 91 tuổi sống nhăn răng và bác sĩ tuyến bố là ung thư đã hát bài Thuý đã đi rồi. Họ hy vọng là hệ thống miễn dịch mới của ông ta sẽ không bị các tế bào ung thư chống phá lại nữa.

Mình nghe bác sĩ William Li, cho biết ông ta sử dụng phương pháp này để chữa bệnh ung thư cho mẹ ông ta. Chữa bệnh theo phương pháp này, nghe nói rất đắt giá, gấp mấy lần cách chữa trị hiện nay. Hiện nay thì được biết là mỗi bệnh nhân ung thư thì nhà thương và bác sĩ vớt trung bình là nữa triệu đô la. Còn immunotherapy thì một năm chữa trị độ $200,000 trở lên.

Vấn đề là không phải ai cũng có thể được chữa theo phương pháp này. Có những bệnh nhân không chịu được cách chữa trị này. Lấy thị dụ người ta bỏ bom ở vùng đất lạnh có tuyết sau đó đem cây dừa của vùng nhiệt đới đến trồng thì khó mà lên. Do đó cũng phải tuỳ như ngày nay người ta dùng stem cell để chữa trị ung thư. Có cách nhịn đói như ở bên Đức quốc, nhằm chấm dứt sự tiếp tế dinh dưỡng cho tế bao ung thư nhưng ít ai sử dụng phương pháp vì bác sĩ không kiếm được tiền. Theo mình biết thì tại đại học USC, có một tiến sĩ người Ý Đại Lợi, theo phương pháp này.

Tốn nữa triệu để có 2.1% xác xuất hết bệnh ung thư hoặc là chơi immunotherapy thì ít nhất $200,000/ năm. Không biết bảo hiểm nào chịu trả. Ai tò mò thì vào trang nhà của trung tâm nghiên cứu ung thư, họ giải thích liên tu ti 30 ngày sử dụng immunotherapy.

Cách tốt nhất là ăn uống cẩn thận, tìm cách chữa bệnh từ thức ăn. Thức ăn được đưa vào mồm để gây ra bệnh (bệnh tòng khẩu nhập) thì chữa bệnh cũng từ mồm vào. Có cuốn sách nói về dinh dưỡng chữa bệnh của bác sĩ William Li khá hay. Mình có kể về vụ này 2 năm trước. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Propolis chữa bệnh ung thư và tim mạch….

 Ông mỹ nuôi ong trong vườn mình, đưa cho một chai Propolis, do mấy con ong sản xuất, thường gặp ở cửa vào các tổ ong. Mình đang đọc mấy trăm trang về 63 nghiên cứu đại học trên thế giới về các sản phẩm của ong, để xem mật ong, Propolis, sữa ong chúa,…có tính chất chữa bệnh hay phòng bệnh ra sao. Thường người ta chỉ nói đến mật ong, ít nghe nói đến các phấn hoa của ong, sữa ong chúa, Propolis,…

Ngày nay, các đàn ong trên thế giới chết rất nhiều. Lý do, nông dân dùng thuốc trừ sâu và các từ trường từ các trạm làn sóng điện thoại di động. Không những ong mà người ta nhận thấy, lượng chim rừng cũng biến mất khá nhiều. Nghe đâu 30%. Những hình ảnh mấy con chim đậu trên dây điện khá hiếm hoi vào thời nay. Nếu không có ong thì sẽ không có trái cây, nhân loại sẽ đi về đâu. 

 Tháng 3 này, mình sẽ lên thung lũng San Joaquín, được xem là thánh địa hạnh nhân của thế giới, cần rất nhiều ong trong thời gian cây ra hoa. Các người nuôi ong từ khắp nơi trên Hoa Kỳ, thậm chí tại Florida, phải lái xe xuyên bang, chở các tổ ong bằng xe tải và xe dỡ hàng đến Cali trong vòng 1 tháng. Mỗi tổ ong được chủ nông trại trồng hạnh nhân trả $250. Các khách sạn trong vùng đông đảo trong vòng một tháng trời như ngày hội của mấy người nuôi ong. Các hội chợ, triển lãm, thuyết trình về nghề nuôi ong được thành lập vào mùa này. Tháng 3 này, mình sẽ lên đó với ông nuôi ong vài ngày để xem và phụ ông Mỹ nuôi ong lái xe.

Vấn đề của vùng này là nước. Có nhiều trại trồng hạnh nhân phải bỏ hoang vì tiền nước quá đắt. Có trại phải bỏ đâu 10,000 acres. Tương tự ngành trồng bơ, vùng Fallbrook phải chặt cây để trồng nho. Năm nay, bơ lên giá. Trong Costco, thấy giá $9.99 thay vì $5.99 như mọi lần.

Ong ít lại khiến mật ong rất hiếm, do đó người Tàu pha với đường để bán. Ngày nay, 90% mật ong được bán ngoài chợ đều được pha chế hết. Muốn mua mật ong chính gốc, không pha chế thì rất đắt. Mấy tên nuôi ong Mễ hay mỹ mình quen đều bán giá gấp đôi ông nuôi ong tại vườn mình. Mình có xem phim tài liệu về kỹ nghệ mật ong. Các văn phòng khám xét y tế về thực phẩm, phát hiện trong mật ong của Trung Cộng gần như hoàn toàn là đường của gạo. Khó truy tầm. Khi họ truy tầm ra thì Trung Cộng lại biến chế cách khác. Ngoài ra, các loại mật ong xuất cảng từ Việt Nam, đều có phấn hoa của các vùng Trung Cộng. Họ suy ra là Trung Cộng đem sang Việt Nam, rồi người Việt dán nhãn maze Việt Nam rồi xuất cảng qua Âu châu và Hoa Kỳ.

Nói chung thì Trung Cộng nắm hoàn toàn thị trường mật ong trên thế giới. Ở Vũ Hán, nơi vi khuẩn COVID-19 xảy ra, có trên 5,000 trại nuôi ong. Nghe nói ít ai bị dính covid. Lý do là họ quen bị ong chích nên hệ thống miễn dịch của họ rất cao. Mình vào vườn, đi ngang mấy tổ ong, cứ muốn chúng chích để giúp hệ miễn dịch tốt nhưng lại không bị đốt. Chắc chúng chê mùi thịt của mình.

Hôm nay, đi chợ, mua một thỏi bơ làm bằng sữa bò nuôi ăn cỏ trên cánh đồng, không bị công nghệ hoá cỏ giá $15. Kinh! Thôi kệ đắt nhưng cho chắc ăn, không bị bỏ đủ thứ mà mình không hiểu hay biết. Rất ngon! Cứ như bơ tây ngày xưa, thời sinh viên, nghèo, chỉ mua baguette, trét bơ ăn qua ngày khi tiệm ăn đại học đóng cửa.

Hôm nay, ghi lại đây các tính chất chữa bệnh của Propolis, một trong những sản phẩm của ong. Các nhà nghiên cứu xem đây là phép lạ vì có thể khử trùng, đâu 30 loại gồm loại gây bệnh cúm:

Thử nghiệm cho thấy Propolis có khả năng diệt trừ 21 loại vi khuẩn, 9 loại nấm ký sinh trùng, gồm cả vi khuẩn cúm.

Propolis, thường được gọi là keo của ong: một sản phẩm như nhựa thông trộn chung từ trên 20 loại cây, do các con ong sử dụng nước miếng và sáp ong để tạo thành và được ong trét vào các khe hở của tổ ong giúp bảo vệ phía ngoài các tổ ong. Các tổ ong có những khe hở vì được làm bằng gỗ. Theo thời gian, gỗ bị teo lại, tạo ra những khe hở nên các con ong phải tạo ra các propolis, chất nhựa để trét vào các chỗ hở để tránh mưa hay gió lạnh lùa vào nhất là kiến.

Dạo này, mùa đông các tổ ong sẽ được phòng ngự bằng các loại keo do ong tạo ra. Chỗ nào có khe hở thì đám ong tạo ra chất nhựa này để trét kín các nơi hở. Mai lên vườn, sẽ ghé mấy tổ ong xem sao. Sẽ hỏi ông nuôi ong, lấy một ít cho mình. Hôm nay, ông ta có cho một ít. Uống cái này trị ho. Đồng chí gái bị ho máy hôm trước, mình lấy propolis cho uống thì đỡ.

Ảnh chụp cận cảnh để thấy chất keo propolis, được ong dùng để trét vào các khe hở của tổ ong, làm bằng gỗ.

Ngoài ra propolis còn giúp tạo các cấu trúc của tổ ong cứng chắc hơn, giúp hệ thống cách nhiệt để giảm thiểu nước bị bốc hơi. Chống các nấm lạ, vi trùng lạ xâm nhập, các ký sinh trùng, giúp phong toả khắp tổ ong, chỉ chừa một lối vào. Kiểu như làm một bức tường thành xung quanh tổ ong. Trong trường hợp có 1 con thằn lằn nhỏ hay chuột chui vào và bị chết ở trong tổ ong, thì các con ong sẽ dùng propolis để phong toả kiểu gói lại như các xác chết Ai Cập để tránh hôi thối, bốc mùi. Người ta nghiên cứu cho biết là người Ai Cập sử dụng chất propolis để bó các xác chết trong các kim tự tháp.

Khi ong thu nạp các phấn hoa và nhuỵ hoa, lấy nước và các nhựa cây cần thiết để cấu tạo propolis. Trong vườn mình, ông nuôi ong phải để mấy thùng phi nước và bèo. Lý do ong rất cần nước, bèo để ong có thể đậu trên mà uống nước để khỏi bị chìm. Tố chất của propolis tuỳ thuộc theo môi trường xung quanh, cây cỏ loại gì. Người ta cho biết ai mà bị bệnh dị ứng thì nên ăn mật ong của vùng đang ở vì ong đi hút các nhuỵ hoa của cây trái trong vùng, sẽ giúp người bị bệnh từ từ chữa lành bệnh dị ứng khi mùa xuân về. Theo mình nếu ai dùng propolis thì cũng nên dùng loại sản xuất tại địa phương thay vì mua từ bên tàu, được pha chế.

Nghe ông nuôi ong kể, ông ta thích để tổ ong ở vườn mình vì có mấy cây khuynh diệp xung quanh và dừa, nở hoa vào mùa đông. Như chúng ta biết khuynh diệp có những tố chất chữa bệnh, có thể propolis, lấy từ nhựa cây khuynh diệp tốt hơn. Mùa Xuân thì có hoa cây bơ ra hoa, bưởi, quýt, sau đó là các hoa dại trong vùng rồi đến khuynh diệp và mấy cây dừa ra hoa. Hôm qua, mình thấy có nhiều cây đã ra hoa. Hy vọng sẽ không bị lạnh làm chết héo trước khi ra trái. Thường thì vào tháng 3 mới ra hoa.

Vấn đề ông này lười, không muốn lấy mấy nhựa ong để bán nên mình phải mua từ mấy tên nuôi ong khác. Phải chạy cực xa và đắt hay nhờ ông ta khi gặp mấy tên kia, mua dùm. Ông này già, chỉ làm cho khoẻ người, có dịp ra khỏi nhà để không nghe bà vợ cằn nhằn ở nhà. Mật ong của ông ta rẻ hơn mấy tên nuôi ong khác mà mình quen. Có thể ông ta bán rẻ cho mình vì cho ông ta để tổ ong trong vườn. Mấy tên kia, nuôi ong mình quen thì bán $70/ bình, hơn gấp đôi giá của ông ta.

Các nghiên cứu gia tại Đức quốc cho rằng: các bệnh nhân bị cúm, uống độ 50 giọt propolis, 4 lần một ngày thì vi khuẩn cúm giảm tới 40%. Các bệnh nhân được chữa trị bởi propolis sẽ lành trong vòng 3-4 ngày thay vì 6-7 ngày với thuốc tây. Hôm nay, mình bắt đầu. Bỏ propolis nguyên chất lấy từ tổ ong hôm qua.

Propolis là một loại kháng sinh cực tốt, chống lại sự phát triển của các vi khuẩn, giúp giải toả các vấn đề hít thở khó khăn khi bị cúm. Họ cho biết, buổi sáng khi thức giấc, uống một muỗng mật ong với propolis sẽ ngừa các chứng lên men trong bao tử.

Propolis có các kháng oxy-hoá để trị bệnh suyễn, giúp cơ thể thu nhận các sinh tố C và bình thường hoá các hormones. Nếu dùng điều lượng hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh áp huyết cao và nhịp tim loạn xạ, và bình thường hoá lượng cholesterol trong huyết quản, giúp cải tạo lại sự đàn hồi của các mạch máu.

Ai mà bị bệnh phong tình thì dùng propolis để xoa lên chỗ kín, sẽ giúp mau lành, hay bị phong ngứa cũng vậy hay bị phỏng. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22707327/

Theo 63 nghiên cứu, 12 từ âu châu, 7 từ á châu, 30 từ Trung Cộng, 4 từ Ba-Tây, 6 từ Nhật Bản, 2 từ Hàn Quốc, 1 từ phi CHâu và một từ Mã Lai Á mà viện quốc gia y tế của Hoa Kỳ phát hành. Mình chỉ tóm tắc vì rất khó nuốt nếu không quen các từ khoa học,.. nếu ai thích thì mình sẽ nói rõ lần sau.

Nói chung từ ngày mình phát hiện ra y khoa tây phương nhằm để bán thuốc thì mình tìm hiểu thêm về các phương cách chữa bệnh từ xưa đến thế kỷ 20. Chương trình Y khoa tây phương được giảng dạy tại đại học do các công ty dược phẩm và thực phẩm bảo trợ, đào tạo các bác sĩ trở thành các chuyên viên cho thuốc uống do các công ty dược phẩm sản xuất. Y khoa hiện đại rất giỏi về mỗ xẻ nhưng về trị liệu qua thuốc thì hơi mệt vì tạo ra các hệ ứng phụ.

Mình đang đọc các nghiên cứu về hệ ứng phụ khi uống thuốc trị cao mỡ. Kinh hoàng. Thà không uống còn hơn là uống, chết trễ hơn là uống. Hôm nào sẽ tải lên đây. 

Ngoài ra họ cho biết là propolis có thể giúp trị một số bệnh ung thư. Xem đường dẫn trên của National Institutes of Health (viện quốc gia y tế). Cho thấy có nhiều tính chất kháng ung thư như ngăn cản các tế bào ung thư phát triển, giảm thiểu các tế bào có khả năng trở thành ung thư và ngăn cản các tế bào ung thư liên lạc với nhau. Nhất là ung thư ngực.

Càng đọc các nghiên cứu này thì càng thích thú vì có những tố chất giúp kháng ung thư. Ai tò mò thì tra gú gồ. Vì dài lắm, sợ thiên hạ phải mất thời gian uống nước để đọc. Để hôm nào mình kể về các điểm tốt về y khoa của mật ong. Xong om

Mình kèm đây đường nối của trung tâm y tế quốc gia Hoa Kỳ, nói về propolis.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3872021/

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

4 mùa Noel

 Mình không phải công giáo nhưng cuộc đời hay dính vào Thiên Chúa Giáo. Hồi bé, vì muốn nếm mùi Réveillon, nên đi theo bạn vào lễ nhà thờ, về nhà nó ăn thịt chó, nhớ đời. Sau này, qua Tây, nhớ nhất là Noel đầu tiên tại xứ người. Xa Việt Nam, Sàigòn mất, mất liên lạc với gia đình đến 3 năm mới nhận thư người dì bà con, nay cư ngụ tại Úc Đại Lợi, báo cho biết gia đình còn sống sót sau cuộc di tản lịch sử tại Đà Lạt, chỉ dấu việc ông cụ đi tù Việt Cộng 18 năm nay.

Gần tới Noel, bổng nhiên mình nhận được một bức thư ngắn của một gia đình Tây, mời mình lại nhà ăn cơm trưa ngày 25 với họ. Mình gọi điện thoại ngoài đường, cho biết sẽ đến. Dạo ấy, mình ở phòng ô-sin nên không có điện thoại. Thời sinh viên xem như không có điện thoại. Con mình ngày nay, nhìn cái điện thoại trên bàn, hỏi cái gì thế.

Muốn gọi điện thoại thì phải bò xuống 7 tầng lầu, ra đường, kiếm cái booth điện thoại công cộng để gọi. Nhiều khi phải đi nhiều trạm để gọi. Lý do là dân tình, gọi điện thoại xong thì có màn đập máy để xem tiền có rớt ra, hay đang gọi thì hết tiền lẻ nên cầm cái máy nghe nói, đập tùm lum bể hư. Cái mất dạy là hay đạp cứt chó ngoài đường, nhất là các nơi có điện thoại công cộng bỏ tiền. Tây đầm dắt chó đi điện thoại nên chó đứng cạnh, vắt chân lên đái cho khỏi bị ướt chân hay ị một bãi cho thiên hạ đạp lấy hên mua cá ngựa.

Sau này, khi ông Jacques Chirac lên làm đô trưởng Paris, mới có màn các chiến sĩ hốt cứt chó, chạy xe mô tô leo lề, hốt cứt chó thì dân mua số cược đua ngựa chửi thề vì không có cứt để đạp bằng chân trái để lấy hên. Người ta tính thủ đô, kinh thành ánh sáng có độ 300,000 con chó, thải trung bình 20 tấn cứt chó. Cứ mỗi 5 giây đồng hồ là 1 kí-lô cứt chó được thải ngoài lề đường.

Chiến sĩ an ninh cứt chó, chạy xe mô-tô, hốt cứt chó mệt thở.

Nói đến đua ngựa, mình nhớ thằng Paulo, học trên mình hai lớp. Một hôm, nó đọc báo thấy cá cược đua ngựa. Tây gọi PMU (Pari Mutuel Urbain). Nó rủ đi trường đua ngựa. Mình tò mò vì chưa bao giờ vô trường đua ngựa. Trong phim thấy thiên hạ bận đồ như tây đầm nên bò đi theo. Mình hỏi nó đánh con nào, nó kêu con ngựa tên Romero. Mình hỏi tại sao, nó kêu con này chưa bao giờ thắng nên kỳ này về ngược.

Đậu xe xong, đứng đợi nó đi mua vé cá cược rồi hai thằng với thằng Jeff bò lên khán đài. Họ đang cho đua ngựa khác. Đến khi Romero của thằng Paulo đua thì thấy khá hấp dẫn. Họ cho mấy nài và ngựa sau một cánh chắn rồi cửa mở ra. Mấy con ngựa phi nước đại ra. Mình hỏi Romero là con nào? Con số 55, Paulo chăm chú nhìn như người bị bón. Ngựa chạy đến vòng cua thứ nhất, mình thấy thằng Paulo, mặt nó đang hồ hởi bổng nhiên tái như thịt heo chiều 30. Từ từ nét mặt nó chuyển sang màu xanh, rồi đến màu đít nhái khi con ROmero về chót… đó là lần đầu và cũng là lần chót mình đi xem đua ngựa trong đời.

Mình không biết gia đình tây này là ai, mà sao lại có địa chỉ mình nhưng bản tính đói quanh năm của đời sinh viên thì ai mời ăn là không bao giờ từ chối, sợ người ta chê mình bất lịch sự, nghèo mà làm bộ làm tịch. Trưa đó, mình bận bộ đồ vét, may trước khi lên đường du học. Bạn bè kêu lại nhà may Sơn Tánh, trong xóm Cò Đào may. May xong bận đi tây nhưng sau này, xin được nhà thờ đồ phát chẩn thì quăn ngay dù bận có hai lần: lần lên máy bay và lần đi ăn giáng sinh đầu tiên tại Paris. Cực quê! Nay vẫn còn tiếc tiền của bà cụ. Từ dạo ấy mình không mua áo vét gì nữa. Bộ đồ vét bận lên đài truyền hình, mua $12 ở chợ trời từ 35 năm nay.

Hoá ra ông chồng là lính tây ngày xưa, có thời đi Việt Nam. Ông ta rất ngoan đạo, chống De Gaulle, muốn bảo vệ Đông Dương, thuộc địa của pháp đủ trò. Ông này thì thấp, bà vợ thì cao tới nách. Ông người vùng Bordeaux còn bà ta thì gốc Alsace nên nói tiếng Đức và thổ ngữ vùng này. Vùng này và Lorraine là hai vùng đất, cạnh biên giới Đức quốc nên trong lịch sử, cứ đổi chủ hoài. Khi thì thuộc Pháp quốc khi thì Đức quốc. Thổ ngữ của họ thì ảnh hưởng đức ngữ nhiều. Mình có ghé hai vùng này, viếng thăm bạn bè.

Hàng năm, họ mời một người lạ dùng cơm ngày 25 với họ. Chắc ông cố đạo nhà thờ nhắn nhủ hay Chúa Giê Su cảm thấy mình cô đơn nơi đất khách quê người nên về báo mộng cho vợ ông ta. Thường là mời người không có gia đình, bà con thân thuộc. Năm đó, họ hỏi hội cựu chiến binh Pháp thì được giới thiệu về mình nên họ viết thư mời. Mình thuộc dạng buồn ngủ gặp chiếu manh nên nhận lời ngày. Cứ có ăn thì chân trời góc biển nào cũng đi cho bằng được. Sau này, nhớ họ nên lễ tạ ơn, mình hay mời bạn học con mình hay ai có con xa nhà dùng cơm với gia đình mình.

Gia đình này có 4 người con, hai trai hai gái. Con trai đầu tên Paul và con trai út tên Pierre, ở giữa thì hai cô con gái tên Marie Christine, Marie Thérèse. Bà mẹ mời mình ăn. Tính mình thì được dạy từ bé là ăn không được bỏ mứa nên ăn sạch bách cái đĩa thức ăn. Bà mẹ thấy vậy, bới thêm thức ăn, gà tây chi đó thì mình lại làm sạch dù bụng đã căng. Bà mẹ lại bới thêm khiến mình phải tranh thủ ăn cho hết nữa. Sau đó, bà ta hỏi còn đói nữa không thì kêu no rồi. Sau này, gặp lại mình mới giải thích văn hoá đói của người Việt là không bỏ mứa.

Từ đó, họ mời lại mỗi chiều chủ nhật dùng cơm với gia đình họ đến khi họ về hưu, dọn về Bordeaux, quê chồng. Mình có dự đám cưới thằng Paul, con Marie Christine. Cô này đi hướng đạo kiểu thanh niên thánh thể chi đó, nhảy dù đủ trò. Sau này lấy ông chồng bác sĩ người Do Thái. Bố mẹ là thiên chúa giáo, ghét cay ghét đắng người Do Thái, xem như ghét của nào trời cho của nấy. Cô này làm y tá thì trong nhà thương bác sĩ dê là đúng rồi. Đám cưới mấy người này thì mình có đi lễ nhà thờ. Nhà thờ bên tây thì to cao, lớn bự hơn Việt Nam nhất là cổ kính.

Học kiến trúc thì họ dạy về kiến trúc nhà thờ còn tranh ảnh toàn là các bức tranh dựa vào những câu chuyện kể trong thánh kinh nên mình phải kiếm kinh thánh để đọc, để hiểu khi thầy giảng hay nói chuyện với tây đầm. Điển hình khi xem một bức tranh về thánh Bartolemeo thì phải hiểu điển tích như thế nào,…

Khi xưa, chỉ có nhà thờ mới có tiền trả cho các hoạ sĩ vẽ tranh. Nhà thờ thì chỉ vẽ hình tượng chúa như Michelangelo, bỏ bao nhiêu năm để vẽ nhà nguyện Sixtina hay vẽ xây nhà thờ cho đức giáo hoàng. Chỉ sau thời Phục Hưng, các doanh nhân giàu có như Ò buôn bán mới có tiền mướn các hoạ sĩ vẽ tranh ảnh như các gia đình Borghese…. 

Hôm trước, có ai dẫn bài báo cũ, phát hành năm 1953, tác giả ký tên C.B. Không biết có phải cán bộ. Ông này cho biết bố mẹ ông chúa Giê-su thuộc thành phần cơ bản bần cố nông, nghèo quá, bị bọn phong kiến, áp bức, phải đi làng thang, ghé vào ở máng cừu để hạ sinh ông Giê Su. Sau này, ông ta học tập, giác ngộ cách mạng, có 12 cán bộ lớn đi theo học tập với ông ta. Có một cán bộ mất lập trường cách mạng, hủ hoá nên bán đứng ông ta cho lính La-mã như khi xưa, có người bán ông Phan Bội Châu vì chút tiền còm. Ông ta đi giảng về một thiên đường, xã hội chủ nghĩa, nơi đó ai cũng bình đẳng cả,… 

Có lần, tan học, mình bò ra khu Saint Michel, ăn bánh mì thịt của người Hy Lạp, loại họ chồng chất thịt trong một cây kim săm to đùng rồi cứ quay vòng vòng nơi lò lửa cho chín. Sau đó, lấy dao khới khởi từng lát, bỏ vào bánh mì ăn. Có một nhà thờ cổ kính, mình ghé lại ngồi ngay ghế trước nhà thờ, ăn khúc bánh mì Hy Lạp. 

Bổng trong nhà thờ vang lên tiếng hát nghe lạ lắm. Tò mò, làm xong ổ Gyro hy-lạp , mình bò vào trong nhà thờ. Thấy một đám đàn ông, râu ria, đứng hát. Sau này mới hiểu là họ hát thánh ca Gregorien. Từ đó chiều thứ sáu nào mình cũng lại đây, vào nhà thờ để nghe nhạc Gregorien này. Rất lạ tai. Ông cố đạo giảng bằng tiếng la-tinh nên mình ngọng, không hiểu nhưng được cái là nghe ca đoàn hát nhạc Gregorien.

Sau này mình có quen vài cô, thiên chúa giáo và Tin Lành nhưng Chúa không muốn mình trở về đạo. Chắc mình là hiện thân của Juda, cán bộ đã mất lập tường cách mạng, bán đứng Chúa ngày xưa. Kêu mình cứ đi xa nhà thờ càng tốt cho giáo dân. Cấm mấy cô này đả thông tư tưởng, truy kích lý lịch trích ngang trích dọc vì hết thuốc chữa. Ông Trịnh Công Sơn có làm bài “ chúa đã bỏ loài người, chúa đã bỏ thằng nông dân trồng bơ”. Mình như con ghẻ, chỉ đứng ngoài nhà thờ nhìn vào. Nay có ông mỹ cứ muốn mình trở về đạo, để được lên thiên đàng. Mình nói không muốn gặp lại mấy cô, một thời đã đì mình khi xưa. Đồng chí gái thì nói kiếp sau, thấy mình từ xa là sang lề, chạy mất dép. Lên thiên đàng, ăn có một trái bơ, thậm chí chỉ mới cắn có một tí mà đã bị đày xuống trần gian. Thôi để mình làm nông dân để ăn bơ 4 mùa thay lá.

Trở lại vụ mình muốn kể là nhạc Gregorien trong nhà thờ mà có thời mình rất mê. Người ta gọi nhạc thánh ca Gregoirien theo tên Giáo Hoàng Grégoire . Nhà thờ Thiên CHúa Giáo phát triển rất nhanh khi hoàng đế La Mã Constantin, nghe lời vợ vô đạo này thì đóng đô tại Constantinople (thành phố Constantin) nhưng một thời gian sau thì thiên chúa giáo bị chia đôi cho đến ngày nay. Một bên thì theo tục lệ của nhà thờ Chính Thống như ở Hy Lạp và một ở toà thánh Vatican. Rồi có thời có đến hai Giáo Hoàng tự xưng đại diện nhà thờ: 1 ở Avignon và một ở La MÃ. Ngày nay ai viếng thăm thành phố Avignon, sẽ thấy cũng điện của các giáo hoàng khi xưa.

Ông đức Giáo Hoàng Gregoire thay đổi nhà thờ lại. Dạo ấy thánh ca đều được học bằng cách nghe, chưa có nốt nhạc. Người ta cho biết Huyền thoại về các thánh ca do ông Giáo Hoàng sáng tác hay thu thập nên từ đó người ta gọi các bài thánh ca thể loại này thánh ca gregoirien. Trên thực tế, người ta cho biết, có một ông tên Johansen Hymonides, được biết dưới tên Jean Diacre de Rome, có viết tiểu sử về đức giáo hoàng Gregoire này, và cho rằng chính ông đã thu thập các bài thánh ca để lập thành một cuốn thánh ca nên từ đó người ta gọi nhạc thời này là thánh ca gregoirien. Chắc để được giáo hoàng trả công chi đó. Trên thực tế, giáo hoàng Gregoire chỉ có thành lập trường dạy hát Scola Cantorum tại La MÃ.

Thánh ca được sử dụng một cách truyền đạo. Khi xưa, người ta ít học nên nhà thờ tìm cách giảng đạo qua các bài thánh ca. Điển hình khi ông Guttenberg phát mình ra cái máy in chữ. Dạo ấy, âu châu chỉ có độ 3% dân số là biết đọc chữ. Các thánh kinh rất hiếm, chỉ có những người viết chữ đẹp mới được viết lại thánh kinh. Cho nên một ông cố đạo trong một làng nhỏ chưa chắc đã có cuốn kinh thánh. Mấy ông chép kinh thánh lại, cứ tuần tự thêm vào các chương mới khi nghe ai đó kể.

Sau này, mình bắt chước tính của người công giáo. Họ như các kẻ thừa sai, làm việc thiện. Mình hay tham gia với các người theo thiên chúa giáo làm việc thiện. Cuối năm theo các hội viên của Lions Club phát quà cho trẻ em hay thức ăn cho các gia đình người nghèo trong thành phố. Lâu lâu nấu cơm cho người vô gia cư.

Phần Việt Nam, theo mấy ông linh mục, kêu gọi cứu giúp người nghèo, nạn nhân lũ lụt, tặng quỹ khuyến học cho học sinh nghèo,.. phật giáo chắc cũng có các đạo tràng làm việc thiện nhưng mình không có duyên gặp. Thêm nữa, mình cảm thấy người Việt theo Phật giáo hình như họ làm việc thiện để tạo Phước cho con cháu họ, trong khi người công giáo thì họ làm việc, vì muốn làm chớ không đòi hỏi gì trở lại. Đạo nào cũng tốt, mình cứ theo những người quen theo thiên chúa giáo để đóng góp chút gì cho tha nhân.

Cô bé nhận quà giáng sinh năm nay của Bút Nhóm Lửa Việt.

Khi nghe mấy ông cha giảng thì cách họ làm lễ, nói rất lạ tai: chúa ở cùng anh chị em,..” (còn tiếp)

Phải lên vườn xem mưa có làm hư hao gì không.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Anh hàng phở và gú gồ

 Mình có kể vụ vào tiệm phở, được anh hàng phở mời ăn thịt bò thái mỏng vì ông KHổng KHâu kêu không ăn thịt thái không vuông vắn, khiến anh hàng phở Bolsa phải thái rất nhiều lát thịt, còn dư hữu nghị cho mình. Khi không được mời ăn thịt bò tái miễn phí nên phải tiếp tục nghe anh hàng phở kể về giấc mơ gặp Khổng Tử thời A CÒng.

Anh hàng phở kể sau khi thái thịt bò phi-lê vuông vắn cho ông Khổng Khâu, kéo ghế ngồi xem ông  Khổng thị ăn phở Bolsa. Nhân tiện học hỏi thêm chữ thánh hiền. Anh hàng phở hỏi ông Khổng Khâu: thời bé, con nghe thầy con hay đố trong  lớp. Có câu này con không hiểu nên bị ăn hột vịt lộn. Nay xin hỏi thầy xem, để giải đáp dùm con vì con vẫn ấm ức. Khi xưa, con hỏi thầy con thì thầy kêu “sao mày dốt thế?” Khiến cả lớp cười, chế nhạo con nên từ đó con mang cái tội ngu lâu dốt sớm. Nay nhờ ông giải dùm con thì con đợi ơn ông suốt đời, nguyện nấu phở cho ông ăn suốt đời.

Ông Khổng kHâu, lấy đôi đũa gặp miếng thịt bò, chấm vào nước phở rồi quẹt chút tương ớt, bỏ vào mồm, vớt gắp thêm miếng hành trần. Vừa nhai ngoàm ngoàm, vừa bảo anh hàng phở người cứ hỏi. Anh hàng phở gãi đầu, gãi tai rồi như để nhớ lại câu đố ngày xưa mà anh ta không trả lời được bị thầy và bạn học kêu ngu lâu dốt bền.


Anh nói câu đó theo con 60 năm này: “ nước nào không có cá? Lửa nào không có khói? Cây gì không có lá? Hoa gì không có cảnh?” Ông KHổng Khâu nghe tới đây, mồm phun ra bánh phở và miếng thịt bò đang nhai dang dở, há mồm đưa cái răng vẩu, còn dính chút thịt bò. Anh hàng phở chợt hiểu lý do thầy muốn cắt thịt vuông vắn để khỏi lọt vào khe răng, mất công xỉa răng.

 Sau đó, cười nói: mi hỏi thế bị chửi ngu lâu dốt bền là đúng. Trên đời này, ao biển hồ gì đều có cá hết. Còn củi rơm, đèn đuốc, lửa gì cũng có khói cả. Còn các loài cây cỏ, nếu không có lá thì không thành cây, không có cành thì không có chỗ mọc ra hoa. Hiểu chửa. Nói xong, ông lại hì hụp tiếp tục xơi thịt tái với phở an nam.

Anh hàng phở rụt rề, mở điện thoại cầm tay rồi thốt lên: ở xứ con, ông Nguyễn Du, khi xưa hay nói: 100 năm trong cỏi người ta, cái gì không biết thì tra gú gồ. Từ ngày con sắm được cái điện thoại này thì cái gì không biết, con lên gú gồ hỏi.

Gú gồ cho biết là nước giếng là nước không có cá, hoạ may có con cóc ngồi đáy giếng. Lửa đom đóm thì không có khói. Ở xứ con, các quan nhớn đều kháo nhau là khi xưa, các quan đi học, nhà nghèo không có đuốc nên phải bắt đom đóm. Mất 3 tiếng đồng hồ mới gom được một chai đom đóm thì chỉ học được 15 phút vì lân tinh hết. Do đó các quan nhớn phải chạy chọt, mua bằng tiến sĩ, khai trụt tuổi. Gú gô kêu cây khô thì không có lá, còn nay vào đông, tuyết bắt đầu rơi trên núi, hoa tuyết ra đầy không có cành.

Ông Khổng Khâu nghe đến đay, bổng dừng ăn, rồi nói: đúng Gú Gồ khả uý, lão phu xin bái Gú gồ làm thầy.

Ông Khổng Khâu nói đến đây thì có một anh vô gia cư đi vào tiệm. Dạo này, đại dịch nên dân số vô gia cư gia tăng kinh khủng ở Bolsa. Đi đâu cũng thấy. Anh vô gia cư xin anh hàng phở có gì dư thì cho anh ta vì đói quá. Anh hàng phở kêu ngồi lại bàn với ông Khổng Khâu rồi chạy vào làm tô phở bưng ra, khói nghi ngút.

Ông Khổng Khâu hỏi anh vô gia cư tên gì, vì cớ nào mà ra nông nổi. Ông chạnh nhớ đến thời thầy trò ông ta đi di tản, kiếm cơm, nhiều hôm đói, trời mưa, lạnh tuyết rơi, cả thầy lẫn trò đói nên kêu anh ta ngồi xuống, rót cà phê mà ông tưởng là trà Ô-Long vì màu đen, mời anh vô gia cư để nhớ thủa hàn vi của mình, cũng được nhiều người tiếp đãi, bố thí cho chút cơm áo.

Anh ta tự xưng là Thúc Sơn vô thủ. Nghèo nên đi ăn trộm bị chúng chặt cánh tay như Vương Vũ trong vai Độc thủ đại Hiệp. Nay may mắn gặp ông ở đây, muốn xin ông dạy dỗ để trở nên người tốt. Ông Khổng Khâu, nghe anh chàng không tay, nói là đã từng vào tù ra khám nên có vẻ không thích, không muốn dây dưa với hạng người này nên nói: “anh làm việc bậy bạ bị chặt cái tay, dù có ăn năn, muốn học ta thì cũng không bù lại những gì anh đã làm sai.” Khi xưa, thầy trò ta đi tứ xứ kiếm ăn nhưng tuyệt nhiên không bao giờ ăn cắp đồ của ai cả. Chỉ bận đồ phát chẩn, ăn đồ của thiên hạ cho.

Ông không tay, húp bát phở rồi nói: “tôi chỉ vì nghèo không đi học, nên không hiểu đạo pháp nên làm bậy. Nay tàn tật phải đi xin của bố thí. Hôm nay, nghe nói ngài ghé phố Bôn Sa nên cố gắng đi xe buýt chui đến đây. Trước để xem dung nhan của ngày, sau để học thầy.

Tôi tuy trở thành độc thủ ăn mày nhưng vẫn còn có thứ cao quý hơn cái tay, tôi muốn bảo toàn nó. Trời không nơi nào không che phủ, vận vật đều được đất nâng đỡ. Tôi xem ngài như là Trời Đất, nhưng nào ngờ ngài lại có thái độ như tên cảnh sát trưởng trong cuốn Les Miserables của nhà văn tây Victor Hugo. Cố chấp không cho tên bị tù đày có cơ hội làm lại cuộc đời.

Nói xong thì đọc thủ đại hiệp của bôn sa, bỏ đi sau khi húp hết tô phở của anh hàng phở. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn



Nên hay không nên ăn “Muối biển’

 Hôm qua, mình đi ăn sáng với ông mỹ nuôi ong. Tuần vừa rồi, ông ta vào nhà thương cấp cứu hai lần vì áp huyết cao, tim đập mạnh. Ông này 75 tuổi nhưng ăn uống không cẩn thận nên bệnh đủ loại. Đi ăn với ta, thấy ông ta ăn thức ăn trên nguyên tắc là tốt cho cơ thể như oatmeal hay burger làm bằng đậu nành,… ông đổ đường cả ký vào trộn để ăn. Mình nhắc là lấy mật ong nếu ông thích ngọt nhưng ông ta nói đường nâu tốt hơn. Xịt ketchup đủ trò,…

Về già, đa số hay bệnh áp huyết, bác sĩ kêu cử ăn muối, ăn mặn. Họ kêu muối làm cho áp huyết cao, dẫn  đến các bệnh tim mạch, thận suy, giữ nước, tai biến và loãng xương. Theo ông mỹ thì ông ta bị đủ các loại bệnh này. Có lần mình đi ăn phở, kêu một cái xí quách, họ đem ra rất hoành tráng nhưng ăn thì thấy mặn kinh hồn nên sợ ăn phở từ dạo ấy. Có thể họ bỏ bột ngọt, muối bú xua la mua. Cứ vắt chanh vào ăn thấy ok. Mình sợ ăn tiệm từ độ đó. Đang đợi được ăn bún bò Phan Bội Châu Sàigòn, do hậu duệ của chủ quán này nấu vào giáng sinh năm nay.

Vấn đề là cơ thể chúng ta cần muối để điều hoà chất lỏng trong cơ thể, giúp giữ độ áp huyết bình thường và cần thiết cho não bộ và cơ bắp hoạt động. Do đó khi bác sĩ khuyên không ăn muối, sẽ khiến cơ thể bị lộn xộn, đàn dần tạo vụ não bộ làm mất trí nhớ.

Chúng ta cần chút muối trong thực phẩm hàng ngày. Người ta khuyên người lớn ăn mỗi ngày không quá 5g muối tương đương 1.25 muỗng muối. 

Ngày nay, chúng ta ăn thực phẩm được công nghệ hoá. Các thực phẩm này muốn giữ được lâu nên họ bỏ muối rất nhiều, thêm họ ngại chất béo, nên thêm đường. Chúng ta không để ý vừa ăn muối nhiều và đường nhiều nên dần dà cơ thể có nhiều muối và đường, đưa đến những tai hại cho sức khoẻ cá nhân. Khi mua các lon thực phẩm nên đọc kỹ cách lượng sodium và chloride và đường. Cứ tính trung bình 4g đường hay muối là một muỗng cà phê.

Đây là lon Nutella mua khi mấy đứa cháu đến chơi. Chúng thích nên thằng con mua cho ăn. Bản chỉ dẫn các chất dinh dưỡng cho thấy có 21g đường mà trong đó có đến 19g đường hoá học. Chúng ta lấy 21 chia cho 4 tương đường 4.25 muỗng cà phê cho một phần . Ăn nhiều nên con nít mỹ mập béo là vậy vì chất đường nhất là đường háo học.
Đây là mấy hộp cá thu. Không thấy bỏ đường nhưng lại bỏ sodium đến 200mg hay 20g. Cứ lấy 20 chia cho 4 thành 5 muỗng cà phê muối. Trên nguyên tắc là mặn nhưng họ pha chế ra sao để mình không cảm thấy mặn. Chán Mớ Đời 

Mình lấy mấy lon đồ hộp mua trước đây mà không để ý, nay thì không dám đụng tới. Có thể sẽ quăn vào cuối năm.

Hồi bé, ở Việt Nam mình chỉ biết muối biển. Đi về Nhà Trang một lần thấy mấy ruộng muối, người dân dẫn nước biển vào rồi để bốc hơi nước, còn lại muối trắng vì có nước muối đặt. Khi mình sang Tây thì thấy họ dùng muối trong hầm mỏ. Dần dần mình khám phá có nhiều loại muối, màu mè khác nhau: màu đen, màu hồng, muối hột như ở Việt Nam người ta hay dùng để chà sát vỏ chanh khi làm chanh muối,… nói chung đủ trò.

Ngoài ra trong trái cây hay rau cải cũng có muối. 

Vấn đề ngày nay, muối khắp thế giới bị ô nhiễm bởi các chất nhựa. Ra biển chúng ta thấy mấy bình nước, bao nylon,…được quăn trên bãi biển rồi thủy triều kéo ra ngoài khơi, thậm chí có những thuyền bè đem đò phế thải ra ngoài biển để thải. Lâu lâu người ta bắt vài con tàu như vậy.

Hầm muối nằm dưới đất độ 1,100 bộ

Họ ước đoán có 12.7 triệu tấn plastic được đổ ra biển hàng năm. Tương đương một xe tải đây chất nhựa mỗi phút trong ngày 24 tiếng. Kinh plastic sẽ phá hoại môi trường, cá ăn vào chết đủ trò. Nay chúng ta nghe nói là ăn đồ biển tốt, không bị cholesterol, ăn sushi,… nhưng lại quên cá và các loại thuỷ sản đều xơi đồ nhựa.

Giáo sư Sherri MAson  của đại học New York nghiên cứu về sự ô nhiễm plastic trong muối. Bà ta nghiên cứu 12 loại muối gồm 10 loại từ biển. Bà cho biết mỗi người Mỹ ăn trung bình 660 phân tử nhựa hàng năm nếu họ theo chương trình của chính phủ, ăn 2.3 g mỗi ngày. người Mỹ có thể tiêu thụ muối nhiều hơn vì họ ăn rất nhiều nhất là đồ được chế biến, công nghệ hoá như mình chỉ 2 lon đồ hộp trên.

Trường đại học John Hopskins và đại học Arizona cho biết nghiên cứu của họ vào năm 2013: họ tìm ra bisphenol A (chất nhựa) trong 95% dân số tại Hoa Kỳ. Chúng ta uống nước trong chai nhựa cũng đưa đến tình trạng này.

Cứ mỗi phút, 1 triệu chai nhựa được bán trên thế giới. Bà ta khám phá trong các thức ăn đồ hộp, nhựa đều có polyethylene terephthalate, chất dùng để chế tạo chai nước. Họ khám nghiệm 17 loại muối trên thế giới đều tìm thấy các chất nhựa kể trên.

Năm 2015, họ tìm thấy nhựa trong muối của Trung Cộng. Trong các thực phẩm Made Trung Cộng. Muối biển bị ảnh hưởng nhiều bởi các đồ nhựa vì cách chế biến làm khô, giúp mất nước.

Cứ tưởng tượng các ruộng muối ở Nhà Trang, bị nước thải từ thành phố đổ ra biển, rồi người làm muối dẫn vào ruộng để mặt trời làm bay hơi nước. Các chất dơ, đọng lại biến thành muối. Thật ra không phải chỉ Việt Nam, Trung Cộng mà khắp thế giới nước biển không hẳn là sạch. Mấy tháng tước, bờ biển Huntington Beach ở Quận Cam bị dầu thô đổ ra. Cứ tưởng tượng thiên hạ lấy nước biển đó làm muối trắng. Đâu ai biết.

Từ khi mình khám phá ra vụ này thì mua muối Hy Mã LẬp Sơn để ăn. Trên nguyên tắc thì loại muối này ít chất dinh dưỡng hơn muối biển nhưng kệ cho nó lành. Mình tránh uống nước trong chai nhựa. Mua bình nước bằng thiết rồi cứ chê nước lọt ở nhà đem theo uống. Vừa giúp không tàn phá môi tường vừa bớt nguy hiểm, nhậu thêm chất nhựa khi uống. Chán Mớ Đời 

Ngoài ra tại các nước có tuyết thì sông ngòi bị ô nhiễm bởi muối. Lý do là khi có tuyết, họ dùng chloride để làm tan tuyết trên đường để xe cộ lưu thông. Hàng năm Hoa Kỳ sử dụng đến 22 triệu m3 chloride để làm tan tuyết, so với 4,500 tấn m3 vào năm 1940. Nước tuyết tan có chloride sẽ chảy về các dòng sông, hồ tại địa phương, làm ô nhiễm nước.

 Thông thường nước ngọt từ các dòng suối hay hồ có độ 1% chất muối của biển. Năm 2005, đại học Mary land cho biết là nước của các sông lạch tại Hoa Kỳ có đến 25% chất muối biển. Điển hình ở Baltimore, chất chloride tăng gấp đôi trong nước uống của thành phố.

Ngoài ra mưa acid làm xi măng, đá,..thải các chất vôi và bicarbonate vào môi trường. Các nôn dân muốn bội thu nên sử dụng các hoá chất và phân bón hoá học khiến các chất muốn Potassium chảy vào lòng đất hay ra các con suối,… Cho thấy văn minh vừa giúp chúng ta có một cuộc sống dễ dàng hơn vô hình trung cũng giết chúng ta lần mòn.


Nguyễn Hoàng Sơn 

Đo áp huyết ra sao cho chính xác?

Nhớ có lần đi khám bác sĩ, gặp cô y tá rất sexy. Khi cô ta đo áp huyết mình thì bổng nhiên cái nút áo bung ra khiến mình tò mò nhìn sâu vào thì áp huyết gia tăng khủng khiếp. Bác sĩ xem hoảng kinh, kêu cô ta đo lại. Lúc đó thì cô ta đã gài nút áo lại nên nhịp tim mình bình thường. Rữa mắt có một tí mà tim đập loạn xà ngầu lên.

Mình hay vào trường đại học y khoa San Francisco đẻ theo dõi các bài giảng cho sinh viên y khoa. Hôm nay, có bài giảng về áp huyết cao và cách đo. Mình tóm tắc lại.

Khi người ta bị áp huyết cao, xem như báo động có khả năng trong tương lại sẽ bị đột quỵ hay tai biến nên  ai bị vụ này thì cẩn thận. Trên thực tế, nhiều khi chúng ta đo ở nhà hay ở phòng mạch không đúng cách khiến cách đo không chính xác.

Theo sách báo thì phương cách đo nhịp tim là:

Phải để bệnh nhân ngồi 5 phút trên ghế, lưng dựa vào ghế, chân chạm đất. Không uống cà phê, tập thể dục, hút thuốc lá trước đó 30 phút. Không được nói chuyện với bệnh nhân. Cởi áo nơi gắn cái đồ bọc lại để đo nhịp tim. Tay để ngang. Dùng cái cuff cho đúng khổ tay, nhỏ hay to quá sẽ không chính xác.

Thường vào phòng mạch, y tá kêu cổ vào, kêu ngồi đó rồi đo vì họ không có thì giờ, để mình ngồi 5 phút để bớt hoang mang. Nếu không theo các thủ tục này thì áp huyết có khả năng lên cao. Người ta thử nghiệm trên 20 bệnh viện thì tất cả áp huyết cao hơn >140/90, được đo lại thì 36% được xem là bình thường. Như trường hợp mình cái nút áo của cô y tá được cài lại.

Đo áp huyết tại nhà nhiều khi không chính xác lắm vì máy có thể cũ, hay sao đó. So với máy tại bệnh viện và ở nhà thì độ chính xác 60-70%. Bệnh nhân càng được huấn luyện để tự đo áp huyết của mình, sử dụng máy móc chính xác nhất là thời gian. Buổi sáng trước khi uống thuốc hay chiều trước khi ăn cơm.

Khi bị áp huyết cao thì chúng ta nên thay đổi lối sống, để kiểm soát áp huyết của mình. Làm giảm cân nếu béo phì. Trung bình giảm được từ 5-10 mm Hg /10 kg giảm cân. Giảm uống rượu: < 1oz/ ngày: sẽ giảm độ 2-4 mm Hg. Giảm tiêu thụ chất Sodium <100 mẹ/d (2.4g Na): 2-8 mm Hg 

Tập thể dục 30 phút/ ngày sẽ giảm trung bình 4-9 mm Hg. Được biết là uống cà phê không ảnh hưởng đến áp huyết cao.


Muốn tránh tiêu thụ chất mặn, thì không nên ăn thực phẩm công nghệ vì đa số đều được bỏ muối để bảo quản. Tốt nhất là nấu ăn tại nhà vì thức ăn tiệm nhiều khi cũng đã được công nghệ hoá rồi.

Người ta khuyến cáo nên khám sát khi qua 60 tuổi. Áp huyết đừng quá >150 mm Hg và 90 mm Hg. Phải điều trị để giảm dưới hai con số này.


Người ta nghiên cứu trên 4733 bệnh nhân tiểu đường loại 2, so sánh giữa 120 mm Hg và 140 mm Hg thì thấy đột quỵ gia tăng từ 0.32% vơi 120 mm Hg trong khi áp huyết lên trên 140 mm Hg thì 0.53%, xem như 166%. Trong khi đó thì tỷ lệ tai biến ít gia tăng hơn. 1.87% và 2.09%.

Trung bình áp huyết là dưới 120 (với DBP <80) là bình thường. Hơi cao là từ 120 -129 (với DBP từ 80-89). Cao áp huyết có hai giai đoạn: #1 từ 130-139 9hay DBP 80-89) và giai đoạn 2 cao hơn 140 (hay DBO trên 90).

Người ta nhận thấy áp huyết  cao hơn >160 mm Hg thì tỷ lệ chết 0.93, còn bệnh tim mạch 0.78 còn khi chỉ cao giàu 140-159 mm Hg  thì chết bình thường là 0.87 và về tim mạch là 0.88. Chết về tim mạch nhiều hơn là khi áp huyết cao.

Tổng hợp thì chúng ta thấy những chỉ dẫn về áp huyết như sau: phải xét lại cách đo áp huyết tại bệnh viện hay phòng mạch y sĩ. Yêu cầu y tá đo lại áp huyết nếu thấy cao hơn bình thường. Xét nghiệm với máy đo rất cẩn trọng, không xem thường. Tâm phải tỉnh lặng, ngồi thong thả 5 phút trước khi đo áp huyết.

Mình mới mua cuốn sách, cho rằng bệnh tim mạch ngày nay nhiều vì người Mỹ ăn muối quá ít. Để đọc xong sẽ kể. Chán Mớ Đời 

Nói chung phải lưu ý nếu áp huyết cao, cần phải điều trị ngay. 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đồng chí gái và bạn học

 Cuối tuần này, chở đồng chí gái đi bác sĩ khám chân mụ vợ. Không biết tiếng việt gọi là gì? Túc khoa? Về răng thì họ gọi nha khoa. Chân là Túc nên chế đại là Túc khoa cho thêm từ. Bác sĩ chụp quang tuyến thấy xương chân mụ vợ bị nứt thêm một tí. Mình thừa nước đục thả câu, nói bác sĩ mụ vợ không chịu mang chiếc Boot, bó chân lại thay vì băng bột. Ông bác sĩ dặn mụ vợ phải luôn luôn mang chiếc Boot, ngoại trừ khi đi ngủ nếu không, chân sẽ không lành. Mình hả hê trong lòng vì ít ra có người nói để mụ vợ nghe. Nhìn mụ vợ như thầm nói thấy chưa. Cá không ăn muối cá ươn, vợ cãi lời chồng trăm đường què lâu.

Bổng nhiên mình cảm thấy quá hèn hạ, mách bác sĩ về đồng chí vợ, thay vì bảo bọc mụ vợ. Đúng là khôn nhà dại chợ. Không xứng đáng danh hiệu người chồng nhân dân, người cha anh hùng nên câm mõm, không nói gì thêm. Làm chồng mà hèn mọn quá. Phải khắc phục, phấn đấu để được đạt danh xưng người chồng nhân dân. Chán Mớ Đời 

Trên đời này, mình nghĩ không có mụ đàn bà nào, nghe lời chồng cả. Tối nào, cũng phải xoa rượu thuốc của thầy võ cho mụ, xoa long tu, đủ trò nhưng mụ vợ lại không đeo cái boot là hỏng việc. Mình có toa thuốc thầy võ để ngâm rượu, để xoa khi bị trật chân, đau tay đau chân khi đánh nhau bị xưng.

Chiều đến, nói chuyện với bà cụ. Bà cụ kêu sao không cạo râu. Kêu mụ vợ mình phải bắt mình cạo râu. Mụ vợ mình thì đã chánh niệm sắc sắc không không. Thấy mình như không thấy nên chả để ý mình có cạo râu hay không. Nhớ khi xưa, khi bắt đầu có râu, mình hay ngồi rờ vài sợ râu khiến mẹ mình điên lên, cứ bắt cạo râu. Nhà đâu có dao cạo. Một tháng đi cắt tóc mới được gội đầu cạo râu. Mình lại có râu quai nón nên trông như hải tặc.

Cô em út, in bài mình viết về cuộc đời Mẹ, để mẹ đọc. Đồng chí gái thất kinh khi mẹ kể là đọc sách báo, không cần đeo kính ở tuổi 90.

Hôm sau, chạy lên vườn. Mình ghé mua 10 cân trái chà là, loại chưa chín hẳn tại nhà thằng Mễ quen, có vườn trồng chà-là ở Blythe, hái đem về bán cho mình. Trái chà là có nhiều loại nhưng đặc biệt loại này có tên Deglet Noor. Loại này nhỏ hơn loại thông thường bán ở tiệm, tên Medjool. Khô hơn. Đem về bỏ vào tủ đông lạnh, ăn ngon hơn.

Năm kia, có người rao bán cái vườn chà-là nhưng mụ vợ không cho mua. Nay mụ thích ăn chà-là loại này nên có thể mình hỏi xem họ có muốn bán lại hay không. Mỗi năm, thu hoạch được $50,000 sau khi trang trải chi phí. Mình có bắn tiếng cho thằng thợ, để nó gọi cho chủ ở Denver. Trời cho mua vườn chà là để vợ ăn thì họ gọi lại, còn không thì xem như không có duyên trồng chà-là.

Mình khám phá quýt đường của vườn, lột vỏ rồi bỏ vào tủ đông lạnh, ăn như kem, ngon cực đỉnh luôn. Năm này, không kêu bạn bè đến hái nữa, hái đem về nhà bỏ đông lạnh, ăn như sorbet. Trái năm nay lớn gấp đôi năm ngoái. Kinh. Mọi năm nhiều quá, nên kêu bạn bè đến hái. Nay bỏ trong tủ đá đông lạnh ở ga-ra xong om.

Đi mua chà-là gần chín cho mụ vợ và bạn của mụ

Mụ vợ thích loại chà là này. Có cô bạn, nghe mụ vợ bị gãy chân, nấu một nồi cà-ri, đem lại. Mụ vợ đưa cho một ít chà là ăn. Cô này đâm mê chà là như ông Trượng và Tiên Bửu mê rượu đế mới ra lò. Ngày nào cũng gọi mụ vợ, kêu còn không , còn không. Thế là mình phải chạy đi mua. Dạo này cuối mùa. Luôn tiện lấy mật ong cho mấy người nhờ mua dùm. Họ kêu mình gửi xe đò Hoàng lên San Jose, họ ra bến xe đò lấy. Xe đò Hoàng lấy cước phí $5 một thùng. Cô cháu kêu sao mật ong lại đặc sệt vậy. Mùa đông lạnh, thì mật ong chính hiệu đặc lại. Bỏ vào cái tô nước nóng thì từ từ lỏng lại. Còn mua mật ong pha thì cứ như nước, không bao giờ đặc lại.

Mình gặp ông mỹ nuôi ong để lấy mật ong. Ông ta mời đi ăn trưa. Ông này, trung kiên với nhóm Cộng Hoà, không chịu chích ngừa, bị dính covid khiến mình lo ngại. Bà vợ cũng dính luôn. Nay khoẻ lại khiến mình mừng, không phải đi kiếm người nuôi ong khác. Mùa đông, muốn bỏ mật ong vào chai, người ta phải bỏ vào lò sưởi ấm mật ong chảy lỏng mới chiết vào chai. Bây giờ, trời lạnh mật ong cứng như cục đá.

Mật ong mua dùm cho mấy người quen trên San Jose

Mình nói ông phải nghe lời vợ ông. Bà vợ cứ gọi tôi, rên ông đau, không chịu đứng dậy, đi tới đi lui. Cứ nằm, phải đưa điện thoại cho mình nói chuyện mới chịu rời khỏi giường. Không ai trên đời này lo cho sức khoẻ của ông hết ngoài mụ vợ. Ông ta nói không sợ chết vì sẽ được lên thiên đàng. 

Mình hỏi lên thiên đàng, gặp lại 3 bà vợ cũ thì sao. Ông nói là trên thiên đàng không phải lấy nhau. Mình nói không muốn lên thiên đàng. Ông ta hỏi lý do. Mình nói lên đó, gặp lại mấy bạn gái cũ là khốn nạn đời tôi. Nhất là gặp lại đồng chí gái. Thôi để tôi xuống địa ngục, để mụ vợ và mấy bà đì tôi ngày xưa lên thiên đường. Mấy bà gặp tôi, hè nhau xúm vào đánh hội đồng tôi, đấu tố trước toàn án phụ nữ đòi quyền sống, trốn không được.

Cứ tưởng tượng lên đó, chỉ cắn có một trái bơ mà bị thượng đế đuổi cổ xuống trần gian. Không thua gì chế độ cộng sản trong phim Dr. Zhivago. Đây tôi muốn ăn bơ lúc nào cũng có. Ông ta chỉ biết lắc đầu, nhìn đứa con hoàng đàng của Chúa, không chịu trở về đạo.

Chiều về. Đang xem 7 tên giết mướn có Yul Bruner đóng thì mụ vợ kêu, xê ra, để người ta hát. Mụ hát và thâu lại. Khi nào hát mệt thì mụ mở nghe mụ hát lại. Mụ hỏi hát hay không. Mình không dám nói không. Tình yêu không thật thà, không sống trong hoà bình, đúng hơn là sống trong tình trạng nội chiến hàng ngày, ngừng chiến như ở Triều Tiên nên phải cẩn thận, không được chế dầu vào lửa. Lâu lâu mụ vợ bắt chước Kim Young Um, bắn đầu đạn khơi khơi lên trời nhưng mình vẫn cương quyết, không trả đũa, không lên tiếng.

Ông nuôi ong than phiền về mụ vợ. Mình nói với ông nuôi ong vợ tôi là số một, cái gì cũng số một. Lý do; mình chê vợ mình thì thiên hạ kêu ngu, ai biểu lấy. Vợ xấu cũng là vợ của mình. Những gì thuộc về ta đều tốt cả. Hèn gì ông ta bị vợ bỏ đến 3 lần, mất biết bao nhiêu tiền của, mỗi lần ly dị.

Sáng chủ nhật mình lên vườn sớm. Đang cắt tỉa mấy nhánh cây thì mụ vợ gọi. Đồng chí vợ có tật khi thức giấc, gọi mình từ trên giường, kêu anh ở đâu? Mình nói ở vườn chớ ở đâu. Mình đâu có đi bia ôm, cà phê ôm đâu mà mụ cứ hởi vớ vẩn. Mụ kêu chết cha. Mình nói bố vợ mất lâu rồi. Mụ kêu vậy ai lo vụ âm thanh. Mình đã chỉ mụ ta, viết trong điện thoại cách bấm nút là xong. Mình kêu, nói thằng con làm nếu không biết.

Hoá ra mụ vợ và mấy cô bạn tổ chức sinh nhật cho cô bạn nào, thêm có hai cô bạn học từ xa về nên họ gom lại nhà mình. Mụ kêu 12 giờ họ lại, khiến mình phải ngưng làm nông chạy về để xem có gì trục trặc vì mụ vợ gãy chân. Mụ vợ tổ chức, không bao giờ cho mình biết lịch trình, cứ như tin tình báo, không cho lộ hàng. Đụng trận, mới cho biết. Mình tưởng buổi chiều. Đành chạy về. Mệt đừ mà chả thấy bà nào đến. Xem đồng hồ thì được biết đi bộ làm vườn, được 4.5 dậm. Phải chi mụ không gọi thì có thể làm việc, đi thêm 3 dậm đường nữa. Trong khi mụ vợ hát rồi thâu rồi nghe lại tiếng của mụ. Mình bỏ lên lầu ngủ một giấc, vẫn chưa thấy ai đến. Đang xem truyền hình thì mụ vợ kêu xuống chụp hình cho mấy bà.

Mấy bà ngoại, bà nội líu chiu, tạo dáng để chụp hình. Mình kêu hóp bụng lại 1,2, 3 nhấn. Có bà chạy lại kêu anh nên kêu: “phanh ngực ra, hóp mông vào”. Nhìn lại là vợ tên luật sư nổi tiếng ở Bôn Sa. Tội cho em, mấy bà phanh ngực ra thì em chỉ biết độn thổ. Vú mấy bà thuộc dạng đồ thị phương trình bậc 4 hết rồi. Cứ thấy hình ảnh mỗi bà là một pháo đài chống giặc. Chán Mớ Đời 

Mấy bà đi một mình, không kéo cái rờ-mọc thằng chồng theo. Hay mấy tên này cũng như mình, ớn ngày xưa Hoàng thị vợ nên nằm nhà xem đá banh hay dã cầu. Mấy bà bắt đầu ăn uống rồi hát bú xua la mua. Mình phải túc trực để xem mụ vợ sai thằng chồng ô sin nhân dân cái gì. Mấy bà thì xin mật mã vào hệ thống wifi.

Đúng hát hò, có mấy bà đến trễ, lại phải ra vườn chụp hình. Mụ vợ, trời lạnh, không chịu bận áo ấm. Thế là đau lại, ho. Chán Mớ Đời 

Nhìn mấy bà thấy thương, họ vui bên nhau được ngày nào hay ngày đó. Vài năm nữa biết còn gặp lại nhau, vui đùa như hôm nay. Mai mốt, sức khoẻ yếu, có ai dám bay sang Cali để họp mặt bạn bè. Mấy bà kêu mình chụp hình, quay video khi hát để có chút kỷ niệm bên bạn hữu. Có thể mình sẽ làm link của zoom, để mấy bà hẹn nhau chít chát trên mạng. Để mấy bà ở xa, không có dịp gặp nhau, có thể đả thông tư tưởng, tạo dáng, tư vấn về quản lý thằng chồng vào cuối cuộc đời.

Đại học Harvard có làm một nghiên cứu kéo dài trên 80 năm qua. Họ lấy 200 sinh viên của đại học và 650  thanh niên thiếu nữ của vùng Boston. Trong đó có một người sau này làm đến chức tổng thống Hoa Kỳ nhưng chết sớm. Lúc đầu, họ hỏi thành công là gì? Ai cũng trả lời trở thành triệu phú, tổng thống, bú xua la mua. 70 năm sau, họ đặt lại câu hỏi đó thì những người sống sót kêu là liên hệ với gia đình, bạn hữu. Nghiên cứu này tiếp tục đến thế hệ con cháu của họ.

Vào tuổi U70, chúng ta may mắn nếu có sức khoẻ nhất là có gia đình, thân hữu, để có dịp gặp nhau, đi du lịch với nhau hay truyền nghề sinh hoạt với cháu ngoại, cháu nội ra sao. Khi xưa thì tư vấn cho nhau, dạy chồng, dạy con, nay thì cách chìu cháu. Thấy mấy bà vui vẻ líu chiu mình cũng vui lây.

Khi nào lên U80 là xong phim. 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thèm bánh căn Đà Lạt

Bổng dưng thèm ăn bánh căn chi lạ. Lâu lắm rồi mình chưa ăn bánh căn lại. Lần chót tại nhà “Em là con gái trời bắt chảnh” ở San Jose. Chắc cũng non 5 năm rồi. Lần chót ăn tại Đà Lạt, với mấy cô bạn học Văn Học xưa ở ấp Xuân An trong cơn mưa lũ, trắng xoá mặt đường. Vợ mình không phải dân Đà Lạt nên không thích món này nên mình cứ như người đi trong sa mạc của bánh căn. Đi hoài vẫn chưa ghé lại được một oasis bánh căn. Ít quen người gốc Đà Lạt tại Quận Cam.

Ở Bolsa, không có bán bánh căn, chỉ có bánh khọt của người Nam. Họ đổ với dầu nên không thích lắm.

Người Đà Lạt xa quê hương nhưng lúc nào cũng nhớ đến món ăn nhà nghèo, của người Chàm mà mình có thấy ở Nam Dương. Có lẻ Đà Lạt nằm cạnh Phan Rang nên món này được du nhập vào thị xã. Cũng có thể vào thời gian Tây cho phá rừng, xây dựng đường xe lửa từ Phan rang lên Đà Lạt, người thợ phu mộ từ miền Trung vào đây làm việc, được mấy người ở Phan Rang, làm cho ăn và từ đó trở thành đặc sản của Đà Lạt. 


Đà Lạt ít người Chàm lắm, người Kinh rất ngại tiếp xúc với họ vì sợ bị thư. Ở trên cầu, từ khu Hoà BÌnh đi vào chợ trên Đà Lạt, thường thấy một hai người Chàm ngồi. Họ kêu thiên hạ lại nói gì đó nhưng người lớn bảo họ thư chết nên chưa bao giờ tiếp xúc với người gốc Chàm tại Việt Nam khi xưa. Dạo mình đi chơi ở Phan Rang, cũng chỉ nói chuyện với người Kinh.


Món này rất đơn sơ như người Đà Lạt, không thịnh soạn, không văn vẻ, chỉ bột gạo đổ vào khuôn của cái lò nung bằng đất sét rồi ăn với mắm nêm hay nước mắm. Sang trọng hơn thì thêm hột vịt. Ngày nay, họ thêm thịt bò bằm, tôm, trứng cút,..., hay xíu mại trong nước chấm, phong phú hoá món ăn của thị xã Đà Lạt.

Lò bánh căn này lớn, có đến 16 khuôn. Nhà mình khi xưa có cái khuôn nhỏ hơn, chỉ đổ có 8-10 cái một lần. Ngày nay, dân giàu có nên họ bỏ thêm trứng cút. Họ dùng cái thau nhom để lót cái lò, cách nhiệt với sàn nhà. Lò bánh căn gồm hai phần, cái lò đẻ đựng than hồng và cái khuông để lên trên cái lò, có những khuông nhỏ để đổ bánh và mấy cái nắp nhỏ đậy trên các khuông nhỏ.
 

Về thăm Đà Lạt, các người con của Đà Lạt mua mang về Hoa Kỳ, vài cái khuôn nhỏ vì cái lò bằng đất quá to, khó mang theo, rồi tự chế lấy cái lò để lâu lâu ăn món ăn bình dân này như để hồn theo về vùng quê hương ký ức, để lắng nghe lời ru của người mẹ, người chị ru em trong tiếng mưa của những mùa hè, trôi theo những con suối mang theo những chiếc thuyền xếp bằng giấy học trò, trôi về một vùng trời vô định của tuổi thơ. Ai đó, nói người ta có thể mang một người gốc Đà Lạt ra khỏi Việt Nam nhưng khó mà lấy món bánh căn ra khỏi tâm thức của người Đà Lạt (nhs). 


Xa Đà Lạt hơn 47 năm, mình được ăn món này lại lần đầu tiên tại nhà Võ Hoàng Đa, do phu nhân của hắn làm với cái khuôn bằng sắt. Cô này là dân Đà Lạt, học sinh Couvent des Oiseaux. Kỳ về thăm gia đình vừa rồi, được mấy người đẹp khi xưa của Văn Học, và Nguyễn đình Tài, chở đi ăn lại món này ở Ấp Xuân An, đối diện trường Trí Đức khi xưa. U chao sao mà ngon rứa, ngon ác ôn, ngon vô hậu.

Bánh căn được dọn từng cặp. Món ăn nhà nghèo khi xưa, chỉ có bột gạo rồi đổ lên cái lò, trét hành dầu rồi chấm với nước mắm,…

Trời mưa, hắt vào, ngồi xung quanh cái bàn, với mấy cái ghế thấp, nhìn mưa trắng xoá mặt đường, nếm từng miếng bánh căn. Mình ăn chậm chậm như một người đang chánh niệm, để tìm lại  khứu giác, hương vị khi xưa, ăn bánh căn ở chợ Đà Lạt. Mình chợt nhận thấy cách làm đường của xã hội chủ nghĩa rất lạ: mặt đường cao hơn các dãy nhà bên đường. Thường thì người ta làm đường đi, xe cộ chạy thấp hơn nền nhà, để nước mưa không thoát kịp, chảy ra phía đường. Ngồi trên chiếc ghế đẩu, cao hơn cái đòn một tị, thì thấy mặt đường cao bằng tầm mắt của mình.


Mỗi cuối tuần, mình ra chợ, phụ dọn hàng cho mẹ. Sau đó, đợi mẹ bán mở hàng rồi mới dám xin tiền đi ăn bánh căn. Rẻ nhất. Lý do phải đợi mẹ bán mở hàng vì người Việt tin dị đoan. Nói bán hàng mà có người trả giá, phải bán để có cái huông trong ngày, bán đắt hàng. Nếu họ trả giá không mua rồi đi thì ế cả ngày, phải đốt phong long. Dọn hàng xong thì mình ngồi đực như chó ngáp. Ai đi ngang cũng mời mua hàng dùm cháu để được đi ăn hàng.


 Ở khu hàng thịt, cạnh hàng bà Phòng, trước tiệm bán thịt của bố vợ thằng Sữu, có một bà người Quảng, bán bánh căn cực ngon. Bà ta làm nước chấm hết xẩy, hình như có mắm cá. Chắc là mắm nên. Mình ra, kéo cái đòn, ngồi xuống rồi nói ăn 3 cặp. Ngồi đợi. Khi ăn, có nhiều người ngồi chung nên bà ta đổ rồi chia đều cho mọi người. Thường vào khoảng 10-11 giờ là hết xoong bột gạo. 


Lạ lắm! Ở Hoa Kỳ, mình thấy người ta nấu bán cả ngày, còn dân Đà Lạt chỉ nấu mỗi ngày một nồi bún bò, phở,..bán hết nồi thì họ dọn về, hay đóng cửa. Bán xong thì đi chợ, chuẩn bị nấu cho ngày mai nên lúc nào cũng có đồ tươi, không như ở Hoa Kỳ, toàn là đông lạnh.

Có một anh khi xưa sinh sống tại Đà Lạt, gửi cho mình một video về Đà Lạt năm 1965. Thấy có khúc trên cầu thàng vào chợ. Thấy mấy người Chiêm Thành, bận váy khiến mình nhớ người lớn dặn mình đừng có trả lời mấy người chiêm thành, sợ bắt cóc.


Hôm nào, sang thì xin thêm mẹ quả trứng vịt, mua ở hàng bà Cáp. Đem ra đưa cho bà bánh căn, đập bỏ vào cái bát rồi khi nào đổ bánh của mình thì bà ta bỏ thêm trứng vào. Mình phải canh, lỡ mấy người ngồi cạnh, ăn mất cái bánh của mình có trứng. Bà bán bánh căn không bao giờ lầm cả. Sau này, bà ta, bỏ hàng thịt, lên đường Nguyễn Biểu, chỗ Dốc Nhà Làng, che tấm tăng rồi đổ bánh căn bán tại đây. Nghe nói, nhờ đổ bánh căn, bà ta mua luôn căn nhà ở dốc Nhà Làng. Nay con bà ta nối ngôi hoàng hậu bánh căn Đà Lạt. Nghe nói đắt lắm nhưng thiên hạ vẫn bu như ruồi.


Về Đà Lạt, ngoài ăn bánh căn Đà Lạt lại sau 45 năm ở Ấp Xuân An, mình được mấy người em dẫn đi ăn ở gần Grand Lycee khi xưa. Ăn cũng ngon lắm. Nói chung thì bây giờ ăn có nhiều thứ hơn khi xưa. Mình có người em trai, có tiệm bán bánh căn ở đường Minh Mạng, hình như bây giờ, họ gọi là Trương Công Định. Đối diện bi-da Hồng Ngọc, bên cạnh tiệm hủ tiếu Nam Vang khi xưa. Nghe nói ngon lắm!


Khi xưa, nhà mình có cái lò bánh căn. Lâu lâu, mẹ mình kêu đem cái nồi sang bên dốc Ngã Ba Chùa, cạnh hợp tác xả rau, nơi đồn Nhân Dân Tự Vệ, có lò bún, đưa gạo cho họ xay, chiều hay mai lại lấy. Lý do đưa gạo nhà vì gạo bà cụ bán ngon hơn. Chớ lấy gạo của họ xay thì đắt hơn mà lại là gạo mua với sổ gia đình ở khu phố, dỡ. Khi xưa, thời Kiệm Ước, tránh nạn nằm vùng mua gạo bán cho Việt Cộng. Chính phủ bán gạo qua khu phố. Mỗi tháng, đem sổ gia đình lên khu phố rồi mua theo số người trong gia đình. Nhà mình thuộc khu phố 2, nên lên La Sơn Phu Tử, mua ở trên Số 4, cạnh tiệm đánh bi-da và hớt tóc.

Đường Hàm Nghi chỗ Ngã Ba Chùa phía sau, có căn nhà mình hay đem gạo đến để họ xay gạo đổ bánh căn.


Lớn lên có xe gắn máy thì dễ, kêu thằng em ngồi phía sau giữ cái nồi nước gạo. Hồi còn bé, phải bê cái nồi nước gạo, đi về nhà, băng qua vườn ông Ba Đà. Gặp trời mưa là mệt. Hình như lúc đổ thì phải trộn thêm nước lạnh để bớt đặt và thêm bột năng để cho dai dai một tí. Lâu quá, không nhớ nữa, 50 năm.


Chiều chủ nhật, mỗi đứa có thể mời một đứa bạn về ăn ké. Chị người làm, làm nước chấm rồi mấy anh em, chia phiên đổ bánh, cạo lên trét dầu hành. Chu chao, ngon vô hậu! Có lẻ nhờ vậy mà em trai mình, nay đổ bánh căn bán món nghề gia truyền ở đường Minh Mạng. Nghe nói đắt khách lắm. Một ngày bán trên 10 ký gạo. 


Ngày nay, người ta bỏ thêm bột năng, nghệ cho vàng, xíu mại, trứng cút, tôm thịt đủ trò. Do đó, họ phải bỏ dầu để khỏi bị cháy. Mất đi hương vị món ăn nhà nghèo khi xưa. Nếu mình không lầm, khi cái bánh bị cháy nám sơ sơ là đã lấy ra, rồi úp lên một cái bánh khác để làm chín phía trên.


Sau này, nhà dùng lò dầu hôi nên ít ăn bánh căn, vì không có dùng than, lại ăn món bánh xèo, bánh khói nước tương của người Huế. Mình thích ăn bánh khói hơn vì chấm nước tương thay vì nước mắm khi ăn bánh xèo. Lý do là lò bánh căn phải dùng than. Khi dùng lò dầu hôi thì hết mua than. Muốn đổ lò than, phải châm ngo, với than rồi quạt mệt nghỉ. Lâu lâu, phải ngưng đổ, ngưng ăn để bỏ thêm than mới, lại phải đợi than hồng.


Mình chỉ được ăn chực nhà thăng Bi, hàng xóm, món bánh bèo. Nghe nói, khi xưa nhà nó ở Ban Mê Thuột, ông tướng Vĩnh Lộc mê món bánh bèo của mẹ nó. Và món bún thang nhà thằng Nguyên. Chúng sang nhà mình thì đãi lại món bánh căn bột gạo chấm nước mắm. Lần sau về, mình phải ra tiệm người em trai để ăn lại món bánh căn gia truyền.

 

Về Việt Nam, mình thấy món bánh căn này, được truyền bá khắp nơi. Đến Đà Nẵng , Hội An cũng thấy. Khi xưa, chỉ thấy ở Phan Rang. Về miền Nam thấy họ làm bánh khọt, bỏ tôm đủ trò. Chẳng bù lại khi xưa, chỉ có bánh không, bị cháy cháy xém, chấm nước chấm, có chút gì đắng đắng ngọt ngọt, mặn mặn với hành lá.


Ngày nay, Đà Lạt sống nhờ vào khách du lịch nên họ chế mấy món bánh căn theo đủ trò để câu khách. Món ăn nhà nghèo được cao cấp hoá thành món ăn đặc biệt. Tương tự món Pizza khi xưa, chỉ nhà nghèo ở miền Nam Ý Đại Lợi mới ăn vì chỉ có bột mì, xốt cà chua và chút phô-mát, nay được toàn cầu hoá. Biết đâu một ngày nào đó, món bánh căn Đà Lạt sẽ được toàn cầu hoá như bánh mì thịt và cà phê sửa đá. 


Ở Việt Nam, có lẻ mình sẽ làm một nhà máy, đổ bánh căn, bỏ bị, bán cho thiên hạ. Chỉ bỏ vào lò vi-sóng 30 giây là có món ăn đặc sản Đà Lạt. Chán Mớ Đời 


 Đây là ý kiến của một bạn  cũng ở Đà Lạt :

" bạn  viết  truyện  dài  quá  tôi  đọc  một  hơi mà  phải  uống  nước tới  2 lần  , ngày  xưa  đó ba mẹ  tôi  cũng  có  sập  bán  vải  trên  chợ  lầu  , vì  thế  Bà  Đàn và  bà  Phúng.  là  bạn  buôn bán  và  bây giờ  các  ông bà  này  đã quy tiên  cả  rồi  , các  ông  bà  bán  hàng  ăn  dưới  chợ tôi  biêt  nhiều  người  vì  lúc  bé  buổi  chiều  hay ra chợ  được  mẹ  cho ăn  hàng, kỷ niệm  xưa cảm ơn  bạn đã  gợi  nhớ"


Bánh căng thủa nhỏ là bánh không, nhiều mỡ hành và nước mắm thui, nhà giào và người lớn mới có trứng. Chỉ được ăn đủ tiền là khoản 3 đến 5 cặp, húp hết nước mắm và vài miếng hành còn lại trong chén, ngồi nán lại tý vì vẩn còn thòm thèm...chưa đã...

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Làm sao tránh bị bệnh mất trí nhớ

 Mình có người Mợ, hơn mình 10 tuổi mà đã bị mất trí nhớ từ mấy năm nay trong khi mẹ mình gần 90 tuổi thì vẫn minh mẫn. Về già, não bộ bị lão hoá dần dần và nếu chúng ta không cẩn thận sẽ bị mất trí nhớ sớm, đưa đến những hệ luỵ cho con cháu.

Khi ông Ronald Reagan ra ứng cử tổng thống, tuổi gần 70 và bị ứng cử viên đối thủ nêu lên vấn đề tuổi tác, ông ta đã trả lời khá vui, giúp đảng Cộng Hoà hốt phiếu. Nay tổng thống Biden đã 78 tuổi, bà chủ tịch Hạ Viện, Pelosi trên 81 tuổi, thượng nghị sĩ Mitchell McConnell 79, thậm chí thượng nghị sĩ Chuck Grassley, đã 88 vẫn muốn ra tranh cử kỳ tới tương tự bà thượng nghị sĩ Feinstein cũng chưa muốn nghỉ hưu ở tuổi 88.

Có một ông bác sĩ ở Louisiana, có thử nghiệm về trí nhớ của các thượng nghị sĩ thì kết quả cho biết là sau 80 tuổi, trí nhớ của chúng ta bị giảm rất nhanh. Các văn phòng thượng nghị sĩ không trả lời và bác sĩ cũng không cho biết chi tiết thêm.

Thật ra, bệnh mất trí nhớ bắt nguồn từ khi còn trẻ vào 60 tuổi. 1 trên 6 người Mỹ ở tuổi 60, sống với hiện trạng được gọi “mild cognitive impairment” hay MCI. Mình có tên bạn Tây thua mình một tuổi mà 5 năm trước, hắn đã mất trí nhớ. Theo hiệp hội Alzheimer thì người mắc bệnh MCI, không ảnh hưởng trong sinh hoạt thường nhật nhưng bạn bè cũng như người thân nhận xét được. Khi xưa tuổi thọ người Mỹ chỉ đến tuổi 63 nên ít ai để ý. Nay với y khoa hiện đại giúp người ta sống lâu hơn.

Thường sau 60 tuổi, thì trường hợp bị bệnh này tăng tốc. Người ta cho biết tuổi từ 65-74 thì có 5.4% người Mỹ bị mắc bệnh Alzheimer. Và gia tăng lên 13.8% ở độ tuổi 75-84 và 34.6% trên 85 tuổi. Được biết là các người Mỹ thuộc chủng tộc da đen và hispanic bị bệnh mất trí nhớ nhiều hơn người Mỹ da trắng. Không thấy nói đến người Mỹ gốc da vàng. Họ cho biết lý do vì sức khoẻ và thực phẩm nhiều hơn. Có lẻ các giống dân này tương đối nghèo hơn mỹ trắng, ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi não bộ nên bị bệnh mất trí nhớ sớm hơn. Mình đọc báo thấy Anh quốc cho phi cơ riêng, bay sang Bảo Gia Lợi để mua và chở ya-ua làm tại xứ này về cho nữ hoàng ăn sống lâu. 

Điểm hay là chúng ta có thể phòng ngừa và thay đổi được tình trạng này. Tiến sĩ và giáo sư về neuroscience  đại học Texas A&M cho biết là nếu chúng ta tạo những thói quen như sau, sẽ giúp trì hoãn được bệnh mất trí nhớ:

1/ tổ chức mọi việc cho gọn gàn, thói quen sẽ giúp trí nhớ. Đồng chí vợ kể khi đi Hạ Uy Di với mấy bà bạn, choảng nhau với một bà bạn. Bà này có ông chồng rất gọn gàn và kỹ tính nên hai vợ chồng sống rất ngăn nắp. Đi chơi, đồng chí vợ để bày áo quần, thức ăn khắp nơi khiến bà bạn khó chịu nên choảng nhau. Mụ vợ mình có khả năng mất trí nhớ nhiều hơn cô bạn.

Mình chắc cũng vậy vì không bao giờ ngăn nắp cả. Mình như gú gồ, nhớ trang cuối cùng. Để đồ ở đâu thì nhớ chớ để ngăn nắp thì lại không nhớ. Chán Mớ Đời 

2/ phải làm những gì khác khiến đầu óc phải suy nghĩ như học một ngoại ngữ, chơi cờ, hay học thêm một khoa học đại học,.. lướt mạng, chụp mình câu “Like” thì dễ bị mất trí nhớ.

3/ giảm stress vì stress khiến chúng ta cảm nhận ít và không kiểm soát , sẽ ngăn chận sự cấu tạo của trí nhớ. Ăn thực phẩm có đủ chát dinh dưỡng, sinh tố và kháng oxy-hoá như sinh tố C, D, E. Họ khuyến khích ăn Blueberries khi bụng đói. Các chất bổ sung thì không giúp được gì. Tránh bị béo phì. Tập thể dục, giúp huyết quản lưu thông, đưa oxy vào máu, lên não bộ. Nhất là ngủ nhiều, ngủ trưa.

4/ nhịn đói: mình đã có kể vụ này rồi. Tờ mò thì lên bờ-lốc của mình đọc. Vô thất.


Hôm qua, mình gọi điện thoại cho ông nuôi ong, hỏi tình hình ra sao. Không trả lời. Mình gọi bà vợ, nói hai vợ chồng te tua. Mình kêu đi vào nhà thương ngay. Hai vợ chồng này nghe lời ông mục sư nhà thờ nên không đi chích ngừa. Bà vợ kêu là bị covid.

Ở mỹ, có một số người khá đông, không muốn chích ngừa. Lý do: xâm phạm quyền tự do cá nhân của họ. Trên lý thuyết thì đúng nhưng thực tế cho biết là nếu chúng ta chích ngừa, sẽ giúp ngăn chận bệnh dịch lan tràn. Chúng ta chích ngừa vì muốn bảo vệ cộng đồng, gia đình.

Mỗi lần, mình gặp ông mỹ nuôi ong, ông ta cứ đem lời giảng của mục sư ra, kêu này nọ. Chỉ có Chúa mới định đoạt được số phận của mình. Mẹ mình ở Đà Lạt, mới được chích mũi thứ nhất. Sau nhiều lần do dự vì sợ cơ thể chịu không được. Thà cho vào vi khuẩn loại yếu để cơ thể quen dần từ từ, tạo dựng kháng sinh còn hơn là để bị dính loại cực mạnh thì khó thoát. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Trồng Cà-Phê tại Cali

 Hôm qua, mình và thằng con lái xe lên phía bắc thành phố Santa Barbara để viếng một nông trại trồng cà phê. Tháng trước, có chị bạn gửi cho bài báo viết về ngành trồng cà-phê tại Cali khiến mình tò mò, ghi tên đi viếng nông trại, với giá $150 cho 3 tiếng đồng hồ. Biết đâu, học được cách trồng cà-phê kiếm thêm thu nhập cho nông trại của mình. Mình có anh thợ người Guatemala, có vườn trồng cà-phê ở xứ của anh ta nên tính trồng cà-phê thử để xem.

Qua bài báo thì mình được biết là chủ nông trại, trồng bơ và tìm cách kiếm thêm lợi nhuận và làm cho tốt đất và môi sinh hơn. Mình rủ thằng con đi chung để có thể chạy làn xe cho hai người trở lên cho nhanh, với xem nó có muốn nối nghiệp làm nông cha truyền con không nối của mình sau này. Nếu nó không muốn thì như mất thời gian của mình vì khá lắm làm nông dân thêm 10 năm nữa.

Thường cà phê được trồng tại các vùng nhiệt đới nay lại được biết ở Nam Cali có thể trồng cà phê nên mình tò mò. Mình thì ít khi uống cà phê nên chỉ muốn biết có thể kiếm tiền nhiều hơn trồng bơ hay thôi. Mỗi lần đi xa, không có vợ bên cạnh, mình hay uống trà đậm hay chút cà phê để tỉnh ngủ. Có vợ thì hay cãi với mụ nên đầu óc lúc nào cũng trong thế đối choại, không cần chất cà-phê-in.

Hai cha con bắt đầu đi từ 6:00 giờ sáng, chạy đường 405 lên phía bắc rồi chuyển qua 101. Mình có thông báo cho chị hàng xóm khi xưa, mới tìm lại được qua Facebook, hỏi rảnh thì mình ghé thăm vợ chồng chị ta nhưng được biết bận nên mình gọi tên Phi-luật-tân quen, mua nhà cửa, rủ gặp nhau trên đường về.

Xe chạy qua thành phố Camarillo, khiến mình nhớ có thời đến đây, thăm viếng một cô bạn nhưng bố mẹ chê nên cô nàng xù mình luôn sau một năm tình viễn liên, hao tốn giấc ngủ.

Đến nơi thì khám phá ra trong khu vực này có nhiều nông trại, có một bảng đề bán. Chán Mớ Đời 

Ảnh hồ có bèo dạc mây trôi của nông trại. Họ tạo dựng để cho mướn để làm picnic, đám cưới,..

Khi ghi danh thì họ để một chậu nước hoá học, sát trùng ở dưới đất. Mỗi người phải nhúng giầy vào chậu nước để diệt trùng vì có thể mang các loại vi trùng độc hại, gây nguy hiểm cho cây lá trong vườn. Sau đó phải ký giấy bãi bỏ quyền trách nhiệm tai nạn của chủ nông trại.

Đây là màu cà phê của họ rang cho mình uống
Họ cho biết là nước nóng 200 độ, rồi châm nước vào cái phễu lọc cà phê từ từ để cà phê lọc qua đồ lọc, chảy xuống cái bình. Họ cho biết cà phê expresso thì xem như ép lọc cà phê nhanh đến 9 lần. Lọc chậm như họ thì các phản ứng hoá học của cà phê và nước dùng tốt hơn. Thấy trong hình có một đĩa nhỏ, nhiều hạt cà-phê, màu đỏ. Mới hiểu cà phê phin của Việt Nam là đê cho cà-phê được các phản ứng háo học và nước sôi.

Xong xuôi, ăn chút bánh, trái cây như Mát MÁt, hồng dòn, và thanh long, uống nước. Ai nấy an toạ xong thì họ bắt đầu pha cà-phê để mọi người uống. Họ giải thích là khi rang cà-phê thì họ không rang cháy đen. Lý do là người ta rang cà phê cháy đen để trộn thêm các thứ khác vào để không phân biệt. Thêm chất hoá học, mùi vị hay bắp,…

Sau đó họ đem đến cho mỗi người một cái tách nhỏ để uống, nhâm nhi bánh croissant sô-cô-la. Ai có câu hỏi thì cứ tự nhiên hỏi. Đa số là dân của vùng Los Angeles. Thuộc dạng thích ăn uống thực phẩm hữu cơ.

Họ cho ngồi ngoài trời, bên trái là bàn để bánh và nước lạnh, bên phải là cái bàn để biểu diễn cách pha cà phê, mọi người ngồi phía sau.

Sau đó mọi người đi vệ sinh trước khi đi viếng trại. Đi qua vùng họ mới trồng cây cà-phê, sợ gió nên họ phải đậy phủ bao trắng cho mấy cây nhỏ cà phê. Theo mình biết thì trồng cà phê tương tự như trồng bơ. Mình có thể trồng ở giữa mấy cây bơ, làm hàng rào chắn gió dùm cho cây cà phê.

Họ bao bọc các cây cà phê mới trồng bằng các bạch nylon để chắn gió.

Họ cho xem mấy cây “chanh ngón tay” (Finder lime hay caviar lime). Một loại chanh có hình thù như ngón tay, bẻ ra thì cái ruột như trứng cá nên họ gọi caviar lime. Mọi người bẻ thử ăn thấy chua chua như chanh. Nghe nói họ bán cho các tiệm ăn đồ biển, rất đắt tiền.

Đây là loại chanh ngón tay hay chanh trứng cá (caviar lime) vì nhân ở trong như trứng cá. Mình tính mua để trồng nhưng đọc tài liệu thì mất 15 năm mới có quả. Nên thôi.

Họ trồng thanh long, mát mát mọc tùm lum với các cây bơ. Họ từ từ bỏ các cây bơ, và dùng các cây bơ cũ làm dàn để cho thanh long và mát mát leo .



Một loại cà chua mà họ trồng được dân theo giáo phái hữu cơ ưa chuộng 
Mình quên tên loại này
Mãng cầu. Họ cho biết loại trái mãng cầu phải tự tay làm pollination như thanh long nên rất cực nhất là gặp cây cao. May quá, hôm trước, ông anh cột chèo của mình tính mua hai cây.

Họ cấy giống cà phê nên phải ghi rỏ ràng nơi các loại cây giống. Họ muốn các nông trại ở Cali cộng tác, trồng cà phê với họ. Khi nào có trái thì bán cho họ. Có lẻ mình sẽ thử trồng xem sao.

Đi một khúc thì cho đi lại chỗ tập họp. Sau đó giới thiệu ông chủ. Ông chủ nói về lý do ông ta đổi cách trồng bơ qua cà phê vì muốn tìm hàng tiêu thụ mới cho khách hàng Cali nên trồng chuối, trồng cà phê,…

Ông cho biết có 14 loại cà phê nhưng ở Cali chỉ trồng được có hai loại. Có một loại rất đắt tiền, gvía $1,000/ cho một cân anh. Nghe tới đây, tai mình bổng nhiên thính ghê. Để xem sao.

Ông ta lại pha cà phê, giải thích thêm về cách pha trà. Ông ta muốn sau này, tổ chức các cuộc viếng thăm như thiên hạ đi thăm các trại trồng nho, bán rượu, có tiền nhiều hơn.

Mỗi cuộc viếng thăm có trung bình 25 người. Mỗi người trả $150, xem như $3,750. Mỗi tuần làm 3 chuyến, vị chi là $3,750 x 4 = $15,000, 1 năm $180,000. Mình chỉ lo tính toán nên không nghe ông chủ nói gì thêm. Có lẻ mình nên tổ chức vụ này ở vườn mình khi thiên hạ đến hái bơ, lấy tiền. Thấy có lý. https://youtu.be/jNmr1_pp5h4

Sau đó thì họ cho xem phòng phơi khô các hạt cà phê, trước khi rang. Họ có mua một cái máy từ Colombia để lột bỏ vỏ cà phê. Hạt cà-phê hái xong thì họ rữa trước rồi cho vào máy để lột bỏ vỏ, sau đó thì đem phơi khô. Khô rồi thì mới đem rang, bỏ bị, bán cho thiên hạ.

Chưa bao giờ mình uống nhiều cà phê như hôm qua, 3 hay 4 ly cà phê tuy nhỏ nhưng vì acid uric nên tối về, cứ bị ợ chua như đàn bà có chữa. Chán Mớ Đời 

Hình chụp từ một nông trại bên cạnh khi mình vừa đến, đầy sương mù dù đã 9:15 sáng.

Có thể mình trồng thử thêm cà phê nhưng ý tưởng cho thiên hạ viếng nông trại bơ, kiếm tiền có lẻ mình sẽ thực hiện vào mùa hái bơ, quýt và thanh long.

Nguyễn Hoàng Sơn