New York ngày trở lại

 Nữu Ước ngày trở lại

Nhớ dạo học Hội Việt mỸ ở Đà Lạt, cuốn English For Today II có một bài nói về thành phố lớn, Big City nhưng đến khi mình sang NEw York thì mới hiểu cảnh mà cuốn sách tả về đời sống ở thành phố lớn. Cho dù mình đã sống tại các thành phố lớn ở âu châu như Paris, Luân Đôn, Roma,.. nhưng chỉ khi ở New York mới hiểu những gì được kể trong bài học mùa đông, đi làm trời còn tối và khi về cũng trời tối. Cả ngày trong văn phòng, ít khi ra đường ăn trưa vì lạnh nên gọi tiệm ăn họ mang đến công ty. Các toà nhà cao ngất trời, che hết ánh mặt trời vào mùa đông, mưa, tuyết, trời luôn luôn âm u, buồn như cuốn phim 3 ngày Condor mà tài tử Robert Redford trong vai một nhân viên CIA thoát chết, chạy trốn đến nhà của một phụ nữ cô độc Faye Dunaway.

Người dân thành phố lớn, luôn luôn đi nhanh khi di chuyển, họ sợ trễ chuyến xe lửa đi về nhà sau giờ tan sở, cũng như khi đi làm việc. Họ rất bận rộn, ít khi dừng lại để chỉ đường cho du khách.

Tương tự khi mình viếng thăm Đông Kinh lần đầu, cũng cảm nhận được sự vội vã trong cuộc sống của người dân sở tại. Đến Hương Cảng thì thấy con người như con kiến sống trong các toà nhà cao vời vợi.

Mình sống tại Nữu Ước gần 5 năm rồi dọn qua Cali lập gia đình. Trong 32 năm qua mình trở lại New York kỳ này là lần thứ 3. Một thành phố để lại cho mình khá nhiều kỷ niệm. Sau bao nhiêu năm lêu bêu ở vùng trời Âu châu, mình sang Hoa Kỳ làm việc thì bổng nhiên có sự thèm khát trở về nguồn, giao thiệp sinh hoạt với người Việt nhiều hơn khi sống tại Âu Châu, mua sách báo việt ngữ để đọc, học tiếng Việt mà mình đã quên từ khi rời Đà Lạt. Thật ra tiếng Việt mình không khá lắm vì học chương trình pháp khi xưa. 

Hôm qua đi xe lửa từ New York sang New Jersey thăm người bạn. Ngồi xe lửa nhất là khi về lại NỬu Ước vào trời khuya bổng nhớ lại thời gian sinh sống tại vùng này. Đúng ở đâu quen đấy. Ngày nay chắc mình ở vùng này không được nữa. Hình ảnh ngồi gật lên gật xuống trong xe lửa về đêm quá thê lương. Nhớ có dạo mình phải đi xe lửa mỗi ngày xuống PHila sau giờ tan sở. Mệt ngủ quên trong xe lửa. Một ác mộng một thời nên bỏ New York qua Cali.

Đi ngoài đường thấy ít xe taxi hơn xưa vì có Uber và Lift. Các xe taxi dài thòn lòn khi xưa được thay thế bởi các xe Van hay SUV. Các xe Limousine đen khi xưa được thay thế bằng mấy xe Suburban Chevrolet, kiểu xe an ninh tổng thống. Nay có Uber và Lift nên cũng dễ lấy xe đi và về. Không thấy xe taxi chạy như bay khi xưa để đón khách. Đời sống Nửu Ước thay đổi theo thời gian, theo hướng tích cực nhưng bù lại thì dân vô gai cư đông như quân nguyên, ngồi xin tiền hút cần sa.

Nói tới an ninh cho tổng thống, mình mới quen một anh chàng gốc Việt, từng là xếp an ninh cho tổng thống Clinton đi Việt Nam. Anh ta kể thương lượng với Việt Cộng lộn xộn đến giờ chót, anh ta muốn bỏ vụ tổng thống xuống Sàigòn, đi thẳng về nước thì Hà Nội mới chịu, không được đem xe của họ gần xe tổng thống Mỹ, vì họ có thể nghe lén những gì nói trong xe, anh ta tặng mình cái mũ với cái áo của nhóm an ninh cho tổng thống. Để hôm nào đi chơi đâu, đội vào cho le. 
Mình nghĩ nhờ 8 năm điều hành bởi ông thị trưởng tỷ phú Bloomberg, các đường xá nay có chỗ đậu xe. Cạnh lề, đặc biệt là có làn xe cho người đi xe đạp. Khắp nơi có các bãi đậu xe đạp thường có, xe đạp điện có. Chỉ cần đến nơi, mở app ra để mở khóa rồi chạy đến chỗ nào đó, bỏ lại. Có lẻ nhờ vậy mà xe cộ chạy chậm lại hơn xưa. Mùa hè nên có nhiều du khách, đi lớ ngớ, chậm chạp còn dân cư thành phố thì đi như bay. 

Dạo mình ở New York thì có ông Koch làm thị trưởng, ôi thôi tham nhũng, rồi đến ông da đen Jenkins thì càng tham nhũng. Ông Giuliani lên thì bớt tệ đoan, phạm pháp khiến truyền thông bơm ông ta là thánh nhưng sau này, họ khám phá ra lý do ít tội phạm là vì trước đó 20 năm, phụ nữ được phá thai và có thuốc ngừa thai. Nên con hoang ít lại vì mẹ đơn thân phải đi làm 2, 3 job để nuôi con thì khó mà có con nên người, chớ ông Giuliani chả phải thần thánh gì.

Mỗi ngày hai vợ chồng đi bộ trên 7 dậm, tối đi ăn với con gái xong thì lấy Uber về khách sạn. Mình tính đi xuống Phila thăm gia đình cô em gái nhưng cô ta lại đang ở Việt Nam. Con gái tiệm kính Anh Lân Đà Lạt xưa thì đang ở Maine, nuôi cháu mới sinh. Lúc đầu tính xuống Virginia thăm mấy người bạn học cũ nhưng cứ nghĩ đến lái xe là oải nên thôi hẹn khi khác vì sắp đi chơi với đồng chí gái vào cuối tháng này.

Cuộc đời phải có duyên mới gặp nhau. Điển hình mình hẹn hai ông phụ rể của mình ăn cơm trưa trước khi lên đường đi Bermuda, đến ngày hẹn thì một ông nhắn tin kêu con gái bị dính covid nên hết gặp. Tối thì hẹn với người quen của đồng chí gái ở Hội An khi xưa, khi mở cửa vào nhà thì có một chị chạy ra, ôm mình rồi kêu anh SƠn khiến mình ngọng. Mình đâu có hẹn ai ở đây đâu. Hoá ra một chị bạn quen khi xưa, lần chót gặp ở đám cưới của mình 32 năm về trước. Chồng chị ta mình cũng quen khi xưa, tốt nghiệp MIT, nay là phân khoa trưởng một đại học danh tiếng ở New Jersey, có 3 con.

Cuộc đời lạ lắm. Tương tự, bay qua Boston ăn cưới cô cháu thì có anh bạn, đúng hơn là em của của hai người bạn mình quen khi xưa ở New York. Mình mất liên lạc từ khi rời New York 32 năm về trước. Thật ra mình có gọi điện thoại cho anh ta khi thằng con chuẩn bị xin vào đại học, mình nhờ anh ta nói chuyện với thằng con vì trẻ hơn mình, lại tốt nghiệp đại học Yale nên dễ nói chuyện với con mình hơn. Bổng nhiên anh ta gọi điện thoại cho mình rồi hẹn gặp nhau ở Boston. Hai đứa ngồi nói chuyện suốt 3 tiếng đồng hồ đến giờ mình phải đi ăn cưới. Anh chàng này có một người anh học MIT, sau đó được đại học y khoa Stanford nhận nhưng rồi anh ta không đi học y khoa, mở một chiếc xe bán thức ăn. Nghe nói nay ở Bắc Cali. 

Nói chung thì New York vẫn tiếp tục xây cất lại các toà nhà. Covid đã khiến một số cửa tiệm đóng cửa. Thấy bảng đề cho mướn tiệm khắp nơi. Dân tình nghe nói cũng bỏ chạy khá nhiều sau covid vì nhà cửa quá đắt. Tên bồ của con gái kể là mướn căn hộ trả $4,000/ tháng nay chủ nhà lên $2,500 thêm xem như phải trả $6,500/ tháng xem như một năm đóng tiền nhà $72,000 nên đang tìm đường dọn đi chỗ nào rẻ. Con gái mình share phòng trả 1 căn phòng nhỏ bé $2,000/ tháng. Kinh. Nói chung New York khác xưa nhiều, sạch sẻ hơn. Đi đường thấy bán cần sa, thiên hạ hút cần sa đầy đường khiến mình chới với như đang hít sì ke. Dân vô gia cư, nằm lai lán trên đường, hỏi có tiền cho họ một ít để mua cần sa.

Hai ngày nay, mua vé hop on- hop off, chạy vòng vòng thành phố khá vui. Hình như mình có thấy ở Sàigòn mấy xe buýt du lịch này. Cứ mua vé, chạy lên ngồi xem thành phố rồi hứng thì nhảy xuống đi vòng vòng rồi bò lên lại. 

Có lẻ cảm động nhất là viếng thăm trung tâm giao thương thế giới, nơi hai toà nhà bị đánh bom xập. Thấy 2 hố sâu như hai fountain, nước chảy như nước mắt của gia đình khóc cho những người không may bị giết trong hai vụ nổ bom này. Leo lên tầng 102 của tòa nhà để xem thành phố khắp nơi nhưng có lẻ kiến trúc của Oculus, Mắt Thần của kiến trúc sư Calavatras, trên nhà ga xe lửa, xe điện ngầm quá đẹp, sáng tinh, không tối mù mù như các nhà ga trên thế giới.

Nhà cửa xây cất rất nhiều trong 32 năm qua nhất là cạnh bờ sông HUdson, chia cắt hai tiểu bang New York, và New Jersey. New Jersey thì xây cất khá đầy, không thua gì New York ngày nay. Thành phố Jersey City khi xưa nổi tiếng mất an ninh nay phát triển, thay đổi hẳn không nhận ra luôn. Có lẻ mười mấy năm qua, tiền lời rẻ nên thiên hạ đua nhau xây cất nhiều. Biết đâu nếu mình không qua Cali thì chắc cũng mua nhà ở vùng này cho thuê. Trước khi qua Cali, mình có vẽ cho mấy ông thầu khoán ở vùng này. Họ kêu mình đi lấy bằng thầu khoán, xem như người thầu khoán gốc việt ở đây, tha hồ mà hốt bạc. Nhưng phát hiện ra đồng chí gái nên thà có vợ hơn đi thầu. Rốt cuộc sang Cali mình cũng trở thành thầu khoán rồi mua nhà cũ sửa lại cho thuê đến giờ.

Thiên hạ đang bàn tán, lo vụ tiền lời lên khiến các công ty mượn tiền để mua văn phòng, các chung cư cho thuê. Lý do là mấy cái nợ này chỉ cho mượn trong vòng 7-10 năm thì phải mượn nợ khác để trả. Từ covid tiền lời xuống quá thấp nên khi hết hạn, các chủ chung cư hay thương mại sẽ khóc vì tiền lời lên gấp 2. 

Mình mua một trung tâm thương mại được chủ bán cho vay lại trong vòng 25 năm, sau 10 năm mình có thể bán cho thiên hạ vay lại dựa trên số tiền của chủ cho vay, lại không phải trả thuế vì thuộc vùng Opportunity Zone. Cho nên kinh tế được tiên đoán là sẽ bị khủng hoảng trước hay sau bầu cử 2024. Cũng chưa biết được, các kinh tế gia cứ kêu trời là chính phủ in tiền nhiều quá, cứ kêu là kinh tế suy thoái mà chả thấy đâu cả. Thị trường chứng khoán cứ lên lại. Không ai hiểu lý do.

Gặp con gái, thằng cháu ở NEw York, thấy chúng rên quá vì đời sống mắc mỏ thêm thằng bồ kêu trả tiền thuê phòng $4,000/ tháng khiến mình muốn xỉu luôn. Mình kêu chúng muốn thì bay về Cali tham dự Seminar về tài chánh, để chúng hiểu về căn bản về tài chánh. Mình sẽ trả tiền Seminar cho chúng. Nghe mấy đứa cháu ở Cali cũng muốn theo học nên mình đồng ý trả cho chúng hết. Hy vọng chúng học được chút chút, để giúp chúng để dành tiền mà đầu tư cho tương lai thay vì tiêu xài như điên. Lớp này mình theo học cũng 5 lần, càng học thì lại khám phá ra mình dốt, học hoài mà chưa thấm. Đúng là nông dân ngu lâu dốt bền. 

Con Gái kêu nói chuyện với hai vợ chồng cô cháu, triệu phú. Cô cháu mới bán một công ty được 27 triệu nên đi chơi mệt thở. Con gái kêu là chị cô cậu cho con họ học trường tư, với tư tưởng khác với người Mỹ trung lưu hay người á châu. Trường dạy làm sao phải tranh đua với những Elon Musk trong tương lai thay vì cứ khuyến khích con đi học y khoa, nha khoa. Mình có một người cháu khác, mở công ty bán đồ gắp kít chó, khá thành công, mới bán năm ngoái công ty được 8 triệu. Chả học đại học gì cả. Từ khi còn học trung học đã mở công ty bán qua mạng. Một cô cháu làm nghề xâm lông mày mà khách hàng phải lấy hẹn trước 6 tháng, giá trên trời. Chả học hành gì cả, lợi tức nhiều hơn bác sĩ. Chán Mớ Đời 
Viện bảo tàng Guggenheim, nơi có một tấm tranh của họa sĩ Nguyễn Quỳnh, người Việt duy nhất có tranh của permanent Collection tại đây
Tòa nhà này cần phải có dây cáp nối hai tường phía ngoài để tránh bị xụp nên họ làm thêm như AI WEI WEI

Mình thích con mình chơi với dân làm ăn, đầu tư hơn. Mình rất mừng là đi ăn đám cưới cô cháu, mấy anh em chú bác, cô cậu từ Cali bay qua hết, chúng họp mặt, nói chuyện, mấy đứa lớn thành công giảng dạy lại cho mấy đứa trẻ hơn. Mình nói với ông anh cột chèo là mấy đứa anh em cô cậu hay chú bác đều bay qua là nhờ khi xưa mình tổ chức đi nghỉ hè chung với đại gia đình nên các anh em họ thương mến nhau, giữ được cái tình thân đến bây giờ chớ cha mẹ mà không thân thiết với anh chị em trong nhà thì khó mà có con cháu xum họp vui vẻ. Ai không trả tiền được thì vợ mình và bà chị vợ tài trợ. Đó là một cái đức của ông bà để lại. Đa số là thấy anh em trong nhà ganh tị nhau, thưa kiện ra toà để chia gia tài.


Hai đứa con mình ra đời, bắt đầu thấm mùi đời nên nay quay về hỏi bố, xin đi học về tài chính. Khi xưa chả đứa nào muốn đi học, vì hàng năm mình cứ kêu chúng đi. Nay thì đi làm thấy tiền làm ra bị đánh thuế phân nữa, trả tiền nhà xong là thấy ít tiền để xài.

Con gái mới gọi điện thoại hỏi cách thương lượng với xếp tăng lương và một công ty khác đòi trả nó $160,000. May nó kêu để suy nghĩ lại. Mình chỉ nó cách nói để được trả $200,000. Mình nói nó là đừng bao giờ đưa số tiền mình muốn cả, ai cho trước con số là thua khi thương lượng…. Hy vọng cuối tháng nó về đi học Seminar về tài chính sẽ hiểu thêm. Nó mới gọi kêu họ đồng ý lương nói muốn nhưng bắt chước mình là xin đợi đến thứ 6 này trả lời vì muốn công ty có trả thêm hay không nhưng nó sẽ đổi hãng vì hết hứng làm cho hãng cũ vì chiều đợi nó sắp đi mới chịu tăng lương.

Sáng nay nó gọi lại kêu boss nó muốn nói chuyện, kêu tăng lương cho,… cứ nhảy qua nhảy lại thương lượng lương bổng khiến nó cười vui. Con gái giống bà cụ mình, ăn nói rất hay, buôn bán giỏi. Con người chỉ lo khi sắp mất một cái gì quý gái mà họ xem thường hàng ngày. Con gái mình là top producer của công ty nhưng họ chỉ khen thưởng vớ vẩn. Mình nói với nó, Money is better. Kiếm việc khác. Nay bó thấy nó đi sở khác nên tìm cách chiêu dụ nhưng đã trễ. Lương bên kia tăng 77%. Mình nói với nó nay phải tính sau này làm $500K rồi 1 triệu một năm…. Như Tây nói L’appétit vient en mangeant.

Hôm qua, dẫn đồng chí gái đi viếng thăm viện bảo tàng Guggenheim, nơi có trưng bày một bức ảnh của hoạ sĩ NGuyễn Quỳnh, nổi tiếng một thời ở Sàigòn mà mình có collection tranh của ông ta, mấy chục tấm, nhất là những tấm tranh mới sáng tác sau này.

Đi bộ qua Central Park để viếng Columbus Circle mà bên cạnh có một toà nhà do mình vẽ khi mới làm việc tại New YOrk. Tính dắt vợ đi kiếm một toà nhà khác cao 45 tầng mà mình có vẽ nhưng vợ kêu mệt vì mình không nhớ là ở đường 43 và Park Avenue hay 5th Avenue. Lần trước đến mình có dắt vợ con đi xem nhưng chả ai để ý cả, tương tự khi viếng Đông Kinh, mình có dẫn đến viếng International Forum khi mình làm cho kiến trúc sư Raffael Vignoly. Có lẻ mẹ mình thích hơn còn đồng chí gái và vợ con chỉ đóng chụp hình rồi kiếm nhà vệ sinh.
Hôm nay, ngày cuối hai vợ chồng mướn xe đạp chạy dọc bờ sông HUdson xuống BAttery Park rất đẹp. Họ có làm đường riêng cho bộ hành và một đường khác dành cho xe đạp, trồng cây hoa khắp nơi, họ có làm một công viên nổi trên bờ sông HUdson như mấy quả nấm, khá dễ thương. Nếu có dịp viếng New York lại, có lẻ hay nhất là mướn xe đạp chạy vòng vòng khắp nơi tiện hơn. Đi bộ thì cũng có giới hạn vì phải lết bộ.

Mình rất ngạc nhiên khi thấy khu vực thường được gọi LIttle Italy, tiểu Ý Đại Lợi, gần như bị xoá sổ vì phố tàu China Town xâm chiếm gần hết. Hôm mới đến, đi ăn ở Phố Tàu, vịt Bắc kinh và mì hoành thánh khá ngon. Tối hôm qua ăn ở một tiệm Việt Nam do bắc kỳ 75 làm chủ, đầu bếp lại anh Mễ. Anh ta ra nói chuyện với mình bằng tiếng Mễ vì có phục vụ viên hỏi phở có ngon không. Mình nói không phải phở vì họ làm nước lèo chua chua như Tom Yum của Thái và chút chút bún bò vì cay. Cô phục vụ viên người Thái, chạy vào bếp nói với đầu bếp khiến anh ta chạy ra. Anh ta cho biết là fusion biến chế các món ăn. Mình kêu biến chế thành Confusion luôn.
Các toà nhà cao vời vợi đều có quảng cáo. Không biết phía trong có nhìn ra thấy ngoài trời hay không như xe buýt.

Có hai bữa ăn ngon là ở khách sạn Mandarin, mấy món đậu hũ chiên rất ngon. Con gái dẫn qua Brooklyn ăn tiệm, nghe nói có 1 sao Michelin, mình xơi món Bavette mà từ khi mình rời Paris đến nay mới ăn lại. Cũng lại fusion. Hôm đi viếng World Trade Center nơi họ xây lại toà nhà để thay thế cho 2 toà nhà bị đánh bom. Ăn lại hamburger to đùng nổi tiếng của New York, rất ngon. Ngoài ra đồng chí gái thích ghé mấy tiệm như PAris Baguette và Le Pain Quotidien để ăn bánh mì, croissant. Mình thấy một cái croissant giá $4 nên thấy no, hết muốn ăn. Vợ kêu vợ ăn, còn mình nhìn vợ ngấu nghiến đủ vui. Đi trên du thuyền qua Bermuda, sáng nào cũng ăn croissant với Pain au chocolat mệt thở nay phải trả $4/ cái. Kinh
Đặc biệt ở New York có mấy xe bán thức ăn. Khi xưa, đa số là bán Hot Dog, nay có nhiều xe bán thức ăn trung đông, kêu Halal. Mình thấy xe này đề tên Mossad, cơ quan phản gián của Do Thái, thay vì kosher , họ lại đề Halal nên cười. Có một anh học CHính trị Kinh Doanh khi xưa, sau này sang Hoa Kỳ, chủ công ty cung cấp thức ăn Kosher cho người Do Thái, phải mướn Rabbi để xem xét khi làm thức ăn đủ trò. Nghe anh ta kể chuyện khá vui, rất thành công, nay về hưu, bỏ vợ ở nhà leo núi.

Nói chung thì đi chuyến này khá vui, gặp bạn bè không hẹn mà gặp rồi lại tìm lại chút hương xưa của thành phố mà mình đã sống một thời. Vui nhất là có vợ bên đời. Ngày xưa, ở New York có một mình nên lơ bơ rồi dọn qua Cali, tạo dựng một chặng đường đời khác. Nếu có dịp qua vùng này lại, chắc phải ở lâu hơn một tí để đi thăm thiên hạ trước khi trả nhớ về không.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Tình yêu lãng xẹt

 Tình yêu lãng xẹt

Đi chơi, mỗi cặp kể cho nhau thiên tình sử của họ khiến mình thất kinh. Có cặp kể hồi mới quen nhau, ông chồng bò đến nhà vợ tương lai, ngồi một cục suốt 3 tiếng đồng hồ, chả nói năng chi cả. Lâu lâu ông bố vợ hỏi chuyện nói giọng trung đặc sệt khiến anh ta không hiểu, như cực khổ lại hiểu cứt khô.  

Có lần trước khi đi về, cô vợ tương lai tặng cho cái hộp, gói ghém cẩn thận khiến nòng anh ta nâng nâng như chiếc máy bay nên thẳng. Thay vì đợi về nhà để mở quà, vừa chạy qua cầu Trương Minh Giảng, anh ta hồi hộp mở gói quà ra thì thấy con gián trong hộp khiến anh ta té cái rầm trên đường, may mà sau 75, ít xe hơi. Anh cho biết trên đời anh ta sợ nhất là con gián. 


Bà vợ kêu tặng con gián để đừng tới nữa, mất công rót nước trà. Ai ngờ mối tình hữu nghị quá lớn nên anh ta vẫn bò lại nhà rồi vượt biển chung. Đẹp trai không bằng chai mặt. 


Đồng chí gái thì kêu mình là đồ lãng xẹt. Mới phát hiện ra nhau, nghe kể mình là dân du học ở Pháp nên trong đầu mụ vợ nghĩ mình là hào hoa lịch thiệp, lãng mạn bú xua la mua. Ai ngờ chán như con gián vì gặp phải con nhà thuần nông dân. Mình kể thu thập mấy cái coupon “mua 1 tặng 1” của Pollo Loco, chuỗi nhà hàng Mễ chuyên bán gà nướng, Gà Điên.

Viếng thăm New York, xe chạy ngang toà nhà mình vẽ đầu tiên khi làm việc tại New York, con gái chụp lén. Mai rảnh sẽ dẫn vợ đến xem bin dinh 45 tầng vẽ trước khi phát hiện ra đồng chí gái rồi về Cali


Mình thấy đồng chí gái thích ăn thịt gà nên sáng đến chở đi ăn phở gà Nguyễn Huệ, chiều thì mua 6 miếng thịt gà điên, được tặng thêm 6 miếng, đem ra biển ngồi ăn mệt thở, dư để cô nàng đem về cho cháu ăn. Kinh


Về nhà gia đình hỏi đi ăn ở đâu, nói tiệm ăn ngoại quốc, có người phục vụ bận đồng phục, nói tiếng ngoại quốc với Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen khiến cô ta lé mắt luôn. Ai ngờ sau này bạn bè kêu tiệm này rẻ tiền, mày chơi với thằng trùm sò.  


Sau này khám phá ra mình không có tố chất lãng mạn, chỉ có lãng xẹt nên Chán Mớ Đời nhưng đã lấy nhau rồi thôi chỉ còn khóc cho vơi đi những tội tình,.. đời con gái chỉ còn tương lai với thằng chồng lãng xẹt.


Có hôm cô nàng đi làm về trễ, thấy mình đang nằm ngủ ở ghế xa-lông mà cơm nước thì chưa nấu nên nối khùng chửi mình một tăng. Lý do là sau một thời gian chung sống thì đồng chí gái đã làm cho mình sáng mắt sang lòng, mình cũng thu thập được vài điều nên nhân ngày 5 năm kỷ niệm phát hiện ra mối tình hữu nghị, khi mình lên Boston chơi, một anh bạn ở MIT giới thiệu đồng chí gái cho mình. 

Khi đi cua đồng chí gái, mình cho bà ta ăn thịt gà điên nên từ từ mụ vợ điên lên nên nhắm mắt lấy mình. Nay thì mình lãnh đủ vì mụ cứ điên điên lên là chửi mình 


Mình cũng chịu khó ra thư viện thành phố, mượn sách dạy nuôi dưỡng hạnh phúc lứa đôi. Họ cho biết phụ nữ rất thích lãng mạn, đàn ông phải tạo những bất ngờ, khiến người tình sẽ yêu anh mãi mãi. Họ cho biết trong phòng nên trưng bày nến thay vì bật điện vì trong ánh sáng mờ ảo của đèn cầy sẽ giúp không gian thu hẹp lại khoảng cách của hai người, gần nhau hơn,… thế là mình bắt chước trong sách để tạo cảm giác và không gian trữ tình cho mụ vợ yêu mình hơn,, đắp bồi thêm cho mối tình hữu nghị răng liền răng.


Do đó mình không nấu cơm hôm ấy, chỉ lên đồ, đợi đồng chí gái về thì dẫn ra tiệm phở gà Nguyễn Huệ ăn rồi ghé tiệm Gà Điên mua 6 miếng thịt gà nướng để mai đem đi làm ăn. Ngồi buồn không biết làm gì mình mở truyền hình xem đá banh nhưng cô nàng tăng ca nên đâu 10 giờ mới về trong lúc mình ngủ quên khi hết đá banh. Lấy mình thì đói nên đâu dám ăn tiệm.


Cô nàng la mình đi làm mệt đói mà thằng chồng ở nhà, không chịu nấu cơm, số tui răn “cứt khô như ri”. Thế là mình lật đật thanh mình, kêu muốn đi ăn phở Nguyễn Huệ để kỷ niệm 5 năm mối tình hữu nghị. Mụ vợ kêu làm mì gói đổ thêm hai quả trứng gà cho mụ ăn, đói muốn xỉu luôn.


Mình làm mì gói xong, ngồi xin lỗi mụ vợ rồi như lấy lại sức sau tô mì gói, mụ vợ kêu rót nước, rồi kêu ôn cũng nhớ ngày ni hè. Rồi ôm hun 1 cái. Đến khi giờ giao điểm lên cao thì mình mới nhớ sực đến trong sách, kêu mụ vợ đợi một tí, mình bò dậy, thắp nến như trong sách nói. Cái mất dậy là cái bật lửa hồi chiều đỏ nay mình bật hoài không cháy nên ra ga ra chạy đến 7-11 mua một cái khác. Khi về nhà, vào phòng bật lửa đốt nến lên thì thấy mụ vợ đang ngáy khò khò như cô gái Huế gọi đò trên sông Hương.  

Ở tiệm của khách sạn Mandarin lầu 35, món đậu hũ chiên của họ làm ngon chưa từng nếm


Cho thấy mình tính không bằng trời tính. Mình tính những gì trong tình yêu đều không thành hay bị tổ trác. Khi xưa, quen một cô, mình nghe bạn bè kêu là mua vé lên tàu ra biển ăn cơm, xem mặt trời hoàng hôn, rất là tình, lãng mạn sẽ khiến cô ta mê mình như điếu đổ. Mình bấm bụng mua vé, rủ cô ta đi lên tàu xêm ánh dương hoàng hôn. Vé đắt lắm vì tàu sang trọng chớ bò lên tàu như đi vượt biển là ngọng. Mới ngồi xuống, nhìn xa xa mặt trời lặn, đẹp không tả, cô ta như phê với không gian, dựa vào vai mình gối đầu. Mình tưởng cô ta phê với bối cảnh, ai ngờ cô ta bị say sóng nên phải dựa đầu vào vai mình. Mình đâu biết vội khẻ đọc mấy câu thơ của Xuân Diệu vai anh em hãy tựa đầu, cho anh mang nặng,… chưa xổ xong bài thơ thì nghe cái oạ. 


Bồi đem thức ăn ra, cô ta mới nhai vào cái rồi ói vào người mình hết thức ăn từ 1 tuần lễ nay. Thế là không bao giờ gặp lại cô ta. Em mãi mãi là người ói trên vai anh. Từ đó, mình biết cái số mình hậu đậu, chẳng làm nên trò trống gì cả nên không muốn học đòi làm lãng mạn, trai lịch thiệp như tây. Đi ăn gà nướng mua 1 tặng 1 lại được vợ, còn tốn tiền lên tàu, ăn cơm tây thì mất tiền lại phải quăng luôn cái áo với những vết tình sử không phai mùi.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tiệm cà rem của Đà Lạt một thời

Hôm nay, tàu cập bến mới có Internet thì nhận được tin nhắn và một bài viết của một chuyên gia về Đà Lạt tên Nguyễn Vĩnh Nguyên, đăng trên tờ Báo Mới, từ một anh dân Đà Lạt xưa mà mình chưa bao giờ biết hay gặp mặt, nói về ông Hàn Trạch Thu, chủ tiệm kem Thuỷ Tinh ở số 98 đường Minh Mạng. Nhưng mình tải về đây không được nên viết theo ý mình về 2 tiệm kem Đà Lạt khi xưa, Theo anh bạn giải thích thì ông này gốc Hải Nam, bên Tàu phải bỏ chạy khi lính của Mao Trạch Đông đến thì ông ta bỏ chạy sang Việt Nam, Lào, Thái lan rồi lưu lạc đến Đà Lạt. Mình có đọc đâu đó tại vùng Hải Nam có một bộ tộc nói tiếng Việt. Mình có ông dượng, năm 1954 gia đình chạy vào nam, ông dượng thất lạc sao chạy qua Lào rồi Thái lAn. Lấy vợ thái rồi sau này bắt được liên lạc với gia đình ở Đà Lạt, nên đem 4 con về Việt Nam. Phải chi để con ở lại Thái thì không bị dính 75. Nghe nói mấy người con đều qua đời sau 75.
Khu rạp Ngọc Hiệp, chỗ đường Minh Mạng và Phan Đình Phùng, thường được gọi là đường Cầu Quẹo

Tại Đà Lạt ông mở tiệm Thuỷ Tinh, làm nước đá để bán cho các tiệm ăn, mấy người bán cá,… ở Đà Lạt hay các quán bán nước đá sinh tố. Đà Lạt không khí hơi lạnh nhưng vẫn cần nước đá để giữ thức ăn tươi. Nhớ hồi nhỏ, mỗi lần nhà có kỵ giỗ là mình bị sai chạy qua Phan Đình Phùng, lấy theo cái bình mua một cục nước đá ở tiệm Thuỷ Tinh. Rồi chạy cho nhanh về nhà sợ đá tan. Sau này, nhà có mua tủ lạnh nên không cần phải chạy đi mua đá nữa. Có thể tiệm Thuỷ Tinh dạo ấy cũng giảm khách hàng mua đá lẻ.
Mình xin phép được tải tấm ảnh của gia đình Tất Mỹ Loan, cung cấp cho tác giả trước tiệm kem Thuỷ Tinh, thấy số nhà là 98, còn bảng hiệu Kodak là của tiệm chụp ảnh Văn Hoa bên cạnh, đoán là số 96


 Ngoài ra họ có làm cà rem cây bán, đã vớt tiền của mình khá nhiều nhất loại kem Eskimo, kem trắng phía trong rồi được nhúng vào sô cô la rồi bọc giấy bạc, bỏ trong thùng xốp trắng để ông bán cà rem đeo trên vai đi khắp nơi nhất là đi qua đường Hai Bà Trưng, qua xóm mình, ông ta có cái chuông nhỏ lắc lắc keng keng làm mình nhỏ giải. 1 cây cà-rèm eskimo hình như 2 đồng dạo ấy, còn kem đậu đỏ, đậu đen hay mít,…thì 1 đồng. Kiểu họ nấu chè rồi đổ vào mấy cái khuông kem rồi thả một cây que bằng tre vào, bỏ vào tủ ngăn đá. Khi đông thì đem ra bỏ vô các thùng xốp để trong một cái thùng thiết, do ông thợ thiết ở cư xá Địa Dư tên Thạc làm. Nếu mình không lầm thì thùng thiết đóng xong thì họ bỏ một lớp xốp trắng, rồi đến một bịch nylon to, rồi mới bỏ các cây kem trong đó. Họ chồng kem đậu đỏ 1 góc, kem mít một góc, kem eskimo 1 góc,…để dễ lấy.


Mình đoán ông ta vượt biển năm 1949 sang Việt Nam, chắc ở Bắc Việt. Xong khi bộ đội cụ Hồ vào thành năm 1954 thì ông ta lại chạy qua Lào, rồi Thái Lan rồi chắc Thái Lan nghèo nên bò về miền Nam, lên Đà Lạt luôn.  Xem như chạy cộng Sản 3 lần vì sau 75 lại chạy nữa. Năm 79 chắc lại phải chạy về quê cha đất tổ.


Nghe anh bạn nhắn tin, kể ông ta sau này được chôn cất tại quê ở đảo Hải Nam. Ông ta có một căn nhà ở Phan Rang, lại đứng tên Hàn Tịch Thu thay vì Hàn Trạch Thu nên con cháu sau 75 gặp trắc trở khi làm giấy tờ sang tên. Mình đoán lúc ấy làm giấy tờ, công chức chắc ít biết chữ thêm ông ta nói tiếng Việt không rõ nên họ viết Trạch thành Tịch.


Họ Hàng này lạ, mình hay lộn Hàn và Hàng vì trong trường khi xưa có một cô tên Hàng Thị Ngọc Hiền, lại có “g”, hình như họ của người dân tộc thiểu số. Lý do là có một anh bạn học mê cô này, học dưới một lớp. Nay người nhà cho biết anh ta sinh sống tại Sàigòn.


Có chị bạn cho biết khi xưa ở số 100 Minh Mạng, kế bên tiệm kem Thuỷ Tinh. Vậy là đường Minh Mạng kéo dài xuống tới Phan Đình Phùng khá xa. Bên cạnh tiệm kem Thuỷ Tinh là tiệm chụp hình Văn Hoa, nay con trai tên Hiệp tiếp tục nghề của bố, nhưng quay video là chính. Anh chàng học Văn Học mình có gặp mặt một lần khi họp mặt cựu học sinh Văn Học nhưng không có học chung. Nghe nói khi mình sang Văn Học thì anh ta đã đổi trường khác.

Khu vực rạp Ngọc Hiệp sau này, thấy đường Minh Mạng chưa xây cất gì cả đi xuống đường Cầu Quẹo.

Bên hông rạp Ngọc Hiệp, có ông tàu bán đậu đỏ bánh lọt nước dừa rất ngon. Mình nhớ ông ta lấy đá ở tiệm Thuỷ Tinh. Có lần đến ăn, thấy ông ta sai thằng con chạy qua tiệm Thuỷ Tinh, vác về mấy cục nước đá, để trong cái thùng thiết. Ông ta có cái máy bào đá màu xanh lá cây. Ông ta lấy cục đá bỏ lên cái máy, rồi quay cái manivelle xuống để kẹp. Cục đá rồi từ từ quay quay thì đá được bào xuống cái đĩa nhôm. Máy này hiện đại hơn mấy bà bán nước đá ở bến xe đò. Mấy xe này thì có cái bào được đóng trên 4 cái chân hay hay miếng gỗ như cái đòn. Cái lưỡi bào được để ngược lên trời. Mấy bà lấy cái khăn để cầm cục nước đá để khỏi trơn thêm bớt lạnh tay, rồi bào tới bào lui, đá bào rớt xuống cái ly. Rồi họ cuốn cục đá trong cái khăn, cất vô tủ. Khách nào mua thì bào tiếp chớ không bào sẵn vì đá sẽ tan. Qua mỹ thì nước đá khắp nơi, vô tiệm ăn, khách sạn có máy làm nước đá, muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Dân mỹ cái gì cũng uống với nước đá. Nghe bác sĩ giải thích, uống với nước đá là một trong những điều khiến người Mỹ to béo. Mình có kể vụ này rồi.


Bên cạnh ông tàu bán đậu đỏ bánh lọt, có hai ông tàu khác cũng vớt tiền của mình khá nhiều đó là ông tàu bán đu đủ khô bò mà cư dân Đà Lạt gọi là xắp xắp, vì ông ta lấy cái kép cắt gan cháy và khô bò. Nhà ông này ở ngay dốc Hai Bà Trưng, lên dốc trường Nữ Công Gia Chánh. Sáng nào mình đi chợ dọn hàng cho bà cụ là thấy ông ta đẩy cái xe ra đường, đi vòng cầu Cẩm Đô. Thêm có ông tàu bán thịt bò viên, cứ đổ xí ngầu ăn với khách. Thường ông ta thắng, vì thua thì dụ đổ tiếp thì cuối cùng ổng ta thắng. Nghe nói sau 75, đi ăn cướp bị công an bắn chết. Ngồi viết kể lại thì mình nhận thấy là không bao giờ thấy mấy cô đứng ăn hàng chỗ hai ông tàu này. Ngồi ghế đẩu ăn bánh lọt đậu đỏ nước dừa thì thấy nhưng tuyệt nhiên không thấy cô nào ở Đà Lạt khi xưa ghé chỗ hai ông Tàu này ăn vặt.

Tiệm kem Việt Hưng, chụp từ thang cấp đi xuống từ đường Thành Thái


Dạo ấy Đà Lạt có một tiệm kem khác ngay góc Thành Thái và Lê Đại Hành. Hình như từ Lê Đại Hành có mấy thang cấp để đi lên và trên đường Thành Thái, có mấy thang cấp đi xuống tiệm này. Tiệm này như mấy cái kiosque nên không lớn lắm. Khách ngồi ngoài sân, có dù che. Mình có ăn tại đây một vài lần với người lớn, bà con khi họ đến Đà Lạt chơi, ngụ lại nhà mình rồi dắt ra đây ăn kem. Thật ra đâu có được một ly, phải chia với ai đó.

Có thể chỗ này thuộc đường Phan đình Phùng, bên tay phải của hình trở đi là khu tiệm kem Thuỷ Tinh và tiệm chụp ảnh Văn Hoa


Mình chỉ nhớ khi ông cụ mình làm cho ty công quản nước Đà Lạt thì lâu lâu, tiệm kem Việt Hưng bị ống nước hư nên hay réo ông cụ, cho thợ ra sửa chửa nên để cảm ơn, ông ta đem lại nhà một hộp kem 10 hủ giấy. Mấy anh em đi học về, hít hà quên đói luôn. 


Mình nhớ học hè ở trường Thanh Ngọc, có hai cô cháu của ông chủ tiệm kem Việt Hưng, hình như sinh đôi đi xe trường chung. Mỗi trưa, xe trường ghé đón mình xong, thì chạy vào khu đường Trần Bình Trọng, mình không nhớ nhà ở Yagut hay đâu nữa. Thấy hai chị em đứng đợi, ăn kem. lên xe trường còn mút mút, rồi đổi kem cho nhau khiến mình đau khổ vô biên, nước miếng nhỏ thòng lòng. Hình như họ dân Sàigòn, lên Đà Lạt hè nên đi học hè hay dân couvent des oiseaux.


Trong bài viết có nói đến các hàng quán ở đường Minh Mạng. Mình có kể về đường Minh Mạng rồi nên không kể lại đây. Chỉ có vài chi tiết như tiệm sửa radio Tivi tên Công Đồng, chủ tiệm là người bắc, quen ông cụ mình. Tiệm cà phê Mocha, cạnh tiệm giày Mỹ Hưng, mướn nhà của ông Tư, anh mệ ngoại, là chỉ rang cà phê thơm lừng lừng chớ không có bán cà phê để uống tại chỗ. Mình nhớ có học hội việt mỹ với cô con gái của tiệm này. Cô này nữ sinh Bùi Thị Xuân, hình như quen biết với gia đình ông Nguyễn Hợp Đoàn vì trong lớp dạo ấy có con trai ông Đoàn, tên Nguyễn Thế Hùng học Yersin, học chung, thấy hắn nói chuyện với cô nàng, hình như mê cô ta. 


Mấy tiệm chè mình đã kể, còn ông ta viết khách sạn Lữ Quán. Thật ra mang tên Lữ Quán Sàigòn, sau này đổi nhiều tên lắm. Mình có đọc một bài viết của một ông hình như sinh tại Đà Lạt, mới qua đời cách đây mấy năm, cho rằng lữ quán này thuộc về gia đình của ông ta nhưng khi chạy tản cư thì về nhà bị người khác chiếm, đòi lại không được. Mình lại nhận được tin tức của con gái lữ quán Sàigòn, cho rằng bố mẹ chị ta cũng là chủ tiệm hủ tiếu người Nam Vang, lầu dưới của tiệm chè Vọng Nguyệt Lầu. Sau 75, một tên nằm vùng kể với mẹ chị ta là có lần, ông ta được lệnh đêm chất nổ vào tiệm vào ngày cuối tuần vì lính Võ Bị đến đây ăn đông lắm nhưng có lẻ thấy đám con nít đang chơi ngoài sân nên không dám để lại gà mèn. Hồi tháng 5 đi Seattle lại quên liên lạc với chị ta để hỏi thêm tin tức về khu vực này sinh hoạt ra sao khi xưa.

Tin tức do một người Đà Lạt gửi đến cho mình. Đọc rồi mình nhớ cái gì viết cái nấy

Có một chị bạn học Yersin khi xa ở Seattle khi lên đó lại quên, chỉ liên lạc với Đinh Gia Lành nhưng hắn kêu ở cách Seattle đến 3 tiếng lái xe nên hẹn khi khác. Cuộc đời phải có duyên mới gặp nhau. Mình hẹn hai ông phụ rể của mình ở New Jersey sau 32 năm nhưng đến giờ chót con gái của một phụ rể lại bị dính covid nên đành hẹn khi khác. Buồn đời, mình đến nhà một anh của bạn học đồng chí gái ở Hội An thì gặp một chị bạn quen khi xưa. Không hẹn lại gặp, hẹn lại không. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cẩm nang người chồng ưu tú

 Đi chơi trên tàu, ngồi bên chai rượu trong khi mấy bà đi làm mặt làm đầu, nghe anh bạn kể về nổi khổ của một người đàn ông cao tuổi, thờ bà vào tuổi hoàng hôn đời người khiến mình thất kinh. Mình mới chịu đựng trên 30 năm còn hai ông thần này đã trên 45 năm, dù chỉ hơn mình 2 tuổi, xem như mới 2/3 chặng đường của họ. Kinh

Một sáng hôm ấy tinh sương, thức dậy, nhìn sang bà vợ vừa mở mắt, anh ta hỏi bà vợ, em muốn đi bộ với anh không vì bác sĩ khuyên nên đi bộ mỗi ngày giúp sức khỏe mình mạnh, chân tay mạnh vì chân mạnh sẽ giúp cơ thể tốt. Theo đông y thì phần dưới bụng là âm, nuôi cái dương, nội tạng từ bụng lên.


Bà vợ bổng nhiên ré lên, anh kêu tui mập? Phải mà con này mập, cũng tại chăm sóc cho anh. Anh chồng chới với, kêu đâu có, hôm qua đi bác sĩ, nói về già chúng ta cần đi bộ giúp cho máu lưu thông. Mụ vợ kêu anh kêu tui già? Ông trời xuống đây mà xem tui lo cho ông ta 44 năm nay mà nay ông chồng quay lại kêu tui già. Tui tận tụy một đời, hy sinh vì chồng vì con mà nay kêu tui tra. Anh chồng tái mặt kêu đâu có, em còn đẹp lắm, Tăng Thanh Hà gặp em còn phải xưng chị nữa. 


Ý anh là tui bị đau? Anh chồng lắc đầu, nói đâu có, nếu em không muốn dậy sớm thì cứ ở nhà, anh đi một mình cũng được. Lắc đầu đứng dậy.


Cái gì? Anh nói tui lười? Tui lười mà nấu ăn, hầu hạ 45 năm nay? Anh chồng kêu em hiểu lầm anh rồi, anh đâu có ý đó. Câu nói khiến mụ vợ tru tréo lên kêu tui không hiểu anh vì tui ngu mà. Phải mà, tui ngu nên mới lấy anh, phục dịch cho anh mấy chục năm qua, nay anh kêu tui già. Rồi mụ lăn ra khóc như mưa ngâu trên cầu Ô Thước.


Anh chồng kể tiếp, tui giải thích là tui không có ý nói như vậy khiến mụ vợ trợn mắt kêu anh cho tui nói láo. Tui đâu phải Việt Cộng.  

Anh chồng năn nỉ vợ, thôi em mới sáng sớm đừng có cãi nhau, chuyện bé xé ra to. Mụ vợ nhảy lên giường kêu giờ ôn kêu tui là người thích sinh sự, gây lộn như mấy bà hàng tôm hàng cá. Ông chồng hoảng quá, anh xin lỗi em đã đánh thức em dậy. Em ngủ lại đi để anh đi một mình. Mụ vợ kêu anh lúc nào cũng làm gì cũng một mình còn vợ anh thì bỏ nhà để dọn dẹp lau chùi, làm ô sin cho anh. Phải mà tui có số làm ô sin cho anh.


 Ông chồng lại năn nỉ anh van em mới sáng sớm anh chỉ muốn tụi mình đi bộ, nói chuyện với nhau thôi trong ánh sáng bình mình nghe chim hót, hít không khí trong lành. Mụ vợ lớn tiếng réo anh thuộc loại người đàn ông ích kỷ, làm gì cũng làm một mình bỏ vợ ở nhà khiến người ta lo sợ. Anh không không bao giờ nghĩ đến sức khỏe của tui. 


Ông chồng kêu tui chẳng biết chuyện gì xảy ra, chỉ hỏi bà ta đi bộ mà bà ta quậy tới bến luôn. Nếu không rủ bà ta lại chửi là bỏ bà ta ở nhà một mình mà rủ đi thì lại nghe tru tréo. Chán Mớ Đời 


Ngày xưa, đọc truyện thần tiên, có vụ công chúa ngủ trong rừng, đợi hoàng tử đến mi một cái mới thức giấc. Nghe chuyện này, mình hết dám làm hoàng tử, mi môi vợ để đánh thức công chúa của lòng anh dậy vào sáng sớm. Cứ để mụ vợ ngủ tới bến luôn. Chán Mớ Đời 


Mình mới hiểu lý do tại sao đàn ông uống rượu nhiều dù tốn tiền. Mình không uống rượu và hy vọng 15 năm tới sẽ không phải uống như họ để quên những cãi vã với vợ, người tình trăm năm hàng ngày.


45 năm một đời người, mỗi ngày phải chịu đựng mụ vợ như vậy. Đúng là một người chồng lý tưởng. 

Thân tặng cho những người chồng nhân dân đã phải nhịn vợ qua cầu vì vợ ta tuy không sinh ra ta, nhưng có công dạy dỗ ta nên người biết chịu đựng. Bác nào có trải qua những tình trạng này, thì cho em xin, để em gom lại thành Cẩm nang làm chồng. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

45 năm khói lửa

Đi chơi với hai cặp hơn mình 2 tuổi, kể họ đã trải qua 45 năm khói lửa nội chiến từng ngày khiến mình thất kinh. Mình mới 2/3 năm nội chiến từng ngày của họ, thua họ cả mười mấy năm đã chới với con gà kê. Họ gặp nhau tại trường nha khoa Sàigòn, rồi lấy nhau ở Việt Nam trước khi vượt biển. Phục họ sát đất. 

Được cái là sức khỏe mình còn khỏe chớ họ đi bộ có chút xíu là oải. Ra biển họ sợ tắm biển, kêu sóng lớn đủ trò. 


Nói chung thì ông nào đều kề bên nhau cất tiếng ca với vợ cũng như mình, trước khi lấy vợ thì theo đạo thờ ông bà nhưng khi lập gia đình rồi thì không thờ ông nữa chỉ còn thờ bà. 2 cặp vợ chồng đều nha sĩ hết. Cứ nói chuyện răng cỏ may là họ về hưu rồi. Con cái có gia đình hết nên đỡ gánh nặng, về hưu đi chơi trước khi trả nhớ về không. Vợ chồng mình chắc phải đợi thêm 10-15 năm nữa thì con cái mới yên bề gia thất như họ để thông thả. Nhưng lúc đó lại trên 9 bó, chân run hay trả nhớ về không. 

Ông anh cột chèo đi chơi mà thằng con cứ nhắn tin hỏi chừng nào về để chăm sóc ba đứa con của nó nên cũng không yên vui khi đi chơi, lo sợ cháu nội ở nhà. Nhớ cháu nội, có hai thằng cháu báo tin vợ có bầu nên cũng vui dùm chúng. Có thằng cháu, cô Bồ đã có con nay có bầu nữa mà chả thấy cưới hỏi gì cả. Thế hệ ngày nay lạ. Đám cưới chỉ tổ tốn tiền rồi âm thầm bỏ nhau.


Về hưu thì chăm cháu nên cũng chả biết đằng nào mà rờ. Hỏi ra thì họ cũng nội chiến từng ngày, sáng thức giấc là bị vợ la một trận như câu ngạn ngữ phi châu của ông cha dặn con trai trước khi lấy vợ. Mỗi sáng cứ kéo đầu con vợ ra đập cho một trận, mày không biết lỗi gì nhưng nó biết. Còn mấy bà Việt Nam thì cứ dạy con; sáng ra cứ lôi đầu chồng mày chửi một trận, mày không biết lý do nhưng chúng sẽ biết.  


Hỏi ra ông nào cũng bị vợ chửi về tội không đậy nắp bồn cầu sau khi tiểu và giựt nước nên bắt chước tài tử Jack Nicholson bị vợ bắt ngồi đái như phụ nữ để khỏi bị rầy la không đậy nắp cầu. Chán Mớ Đời Vấn đề là cầu tiêu của Nhật Bản không có vụ rửa chim. Khi đi Nhật Bản về mình mua cái nắp cầu Nhật Bản để gắn trong phòng tắm cho vợ để tránh nhiễm trùng đường tiểu còn đàn ông thì không có vụ này. Mấy bà vợ đều có bệnh quên điện thoại. Mới chạy xe ra đường là la ầm lên cái điện thoại mô rồi, tìm đủ trò, phải đậu xe lại để tìm. Họ đều như nhau, bỏ chế độ không rung không chuông nên khi gọi để tìm là ngọng. Rút kinh nghiệm, lên xe hỏi có điện thoại chưa, trước khi rồ máy. 


Vợ chồng cần phải đốt củi mỗi ngày để giữ ngọn lửa nên phải choảng nhau mỗi ngày như châm thêm củi tình yêu. Ông anh cột chèo nói là muốn ở nhà nhỏ bé nhưng sợ đụng độ bà vợ hoài nên tiếp tục ở nhà cũ để dễ né mụ vợ. Tránh đụng độ. Thật ra, trải qua một cuộc bể dâu 45 năm là một cuộc vạn lý trường chinh về cảm xúc. Sau khi trải qua bao gian khổ, vượt biển, làm lại từ đầu nên tình nghĩa vợ chồng rất lớn.



Ông anh cột chèo của mình người Bắc 54, kể khi xưa đi cưa bà chị vợ, vô nhà vợ gặp ông bà già vợ tương lai nói giọng Huế khiến anh ta ngọng vì khó hiểu như “cực khổ” mà anh ta nghe như “cứt khô”. Vẫn trường kỳ kháng chiến nên ông già vợ chịu gả vì con nhà Trâm thế phiệt trước 75, bố là đại sứ Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Sau 75 cả gia đình đi vượt biên ngoại trừ bà mẹ, cắm sào ở nhà để giữ căn nhà, sợ đi hụt về không có nhà ở. Sau này bảo lãnh sang được mấy tháng thì bị ung thư chết.  


Mình thì kể vào nhà, ông bố vợ tương lai hỏi “hai bạc bên nhà còn đụ khôn?” Khiến mọi người cười sặc cơm phun rượu. Bà chị vợ kêu xạo. Hai ông đều gặp vợ ở trường nha khoa Sàigòn. Họ thân nhau từ thời sinh viên đến giờ. Sau 75, vẫn tiếp tục học rồi vượt biển sang Hoa Kỳ, đi học lại. Ông chồng đi học 3 năm trong khi hai bà vợ đi làm chăm con rồi khi chồng tốt nghiệp thì hai bà đi học lại. 

Có một bà bạn cũng nha sĩ trong nhóm lấy chồng bác sĩ. Khi qua Hoa Kỳ thì bỏ y khoa, đi học nha khoa ba năm nhanh hơn, nay giàu nức vách vừa có hai phòng khám răng vừa mua nhà cho thuê. Đáng lẽ đi chơi với tụi này nhưng giờ chót vì phải mua nhà gì đó nên phải bỏ chuyến đi. Gặp mình kêu là không muốn mua nhà nữa nhưng rồi hủy chuyến đi chung với tụi này. Cho thấy muốn là một việc mà lòng tham vẫn còn khó từ bỏ lắm. Có một cặp nha sĩ đều bị ung thư ngực và da nay đã được điều trị xong nên nghỉ hưu ở nhà đi chơi mút mùa lệ thủy. 


Họ đã thấy quan tài nên không còn tham chi nữa, trời cho như vậy là đủ. Con cái đều bác sĩ nha sĩ. Nghe kể từ đầu năm tới giờ họ đi Việt Nam, Âu châu, Cancun nay đang tính đi du thuyền qua kênh Panama sang năm. Họ hỏi mình đi không để xem vì còn xa quá. Cuối tháng này thì mình đi Uzbekistan, Georgia và Qatar. Cứ đi xong rồi về tính sau. Mấy người kia thì ăn không chả biết làm gì ngoài coi cháu nội. Mình thì còn có cái vườn thêm nhà cửa. Thằng con học nghề nhưng chưa thuần. Có hỏi tin tức đi ấn độ vào tháng 11 này nhưng để xem vì mình thích đi leo núi Annapurna và đi thuyền trên dòng sông Colorado. Nói chung thì mình không thích đi du thuyền.  Cứ ăn rồi ngủ rồi ăn.


Sau 45 năm khói lửa vẫn còn nhìn nhau, đi chơi với nhau sau khi vượt qua bao nhiêu bão tố trong khi bạn bè, có người đã qua đời, người thì bỏ nhau. Hôm đám cưới gặp lại một cặp mà mấy chục năm nay không gặp. Anh chồng thấy gầy gò hơn xưa, hỏi ra thì cho biết bị ung thư mới chữa lành nhưng vẫn không muốn về hưu, đi chơi với vợ vì tiếc tiền lương. Cứ mong cho hãng sa thải để thực hiện. 


Có lẻ mình sẽ đi chơi nhiều với bạn bè ở xa. Bác nào có chương trình đi chơi thì hú cho em biết để hỏi mụ vợ có muốn đi chung. Thường mình thích đi chơi một mình với vợ nhưng thấy chuyến này đi chung với vài cặp cũng có cái vui khác. Năm ngoái mụ vợ kêu đi chơi với mấy người bạn của mụ trên tàu. Thấy vợ vui vẻ bên bạn nên cũng vui lây. Đi chơi với mình thì Chán như con gián. 


Hôm nay về lại New York thì có bạn mời đến nhà chơi ở New Jersey. Phải lấy xe lửa rồi Uber. Đến nhà anh người bạn của đồng chí gái ở Hội An thì có một chị chạy ra kêu anh Sơn. Hóa ra một chị bạn, quen khi xưa khi ở New York, cựu sinh viên Princeton. Chị ta có đi dự đám cưới mình nay đã trên 32 năm mới gặp lại tình cờ ở nhà bạn chung. Định gặp hai ông phụ rể của mình thì một ông sáng nay khi tàu cập bến kêu con gái em bị covid thế là không có duyên gặp lại sau 32 năm nhưng lại gặp người bạn khác. Đời phải có duyên mới gặp lại còn không thì chỉ là Hoài niệm một thời đã qua. 

Đồng chí gái tại New York 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn