Sắc đẹp phụ nữ và chủ nghĩa thực dân

Khi đi viếng các xứ á châu như Đại Hàn, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Cộng,… có một điểm mình nhận thấy là phụ nữ thậm chí nam nhi rất sính hàng của người tây phương, thích thời trang tây phương, đi cắt mắt hai mí đủ trò, bận áo quần, xách ví LV, tóc nhuộm màu vàng, đeo mắt giả xanh như tây đầm.


Dù muốn dù không thế giới ngày nay bị ảnh hưởng văn hoá của tây phương và người da trắng sử dụng điểm ấy để làm giàu đối với dân trên thế giới. Khi xưa người da trắng chiếm đóng các thuộc địa, bắt người dân địa phương sản xuất cho họ. Ngày nay, họ chỉ mở các công ty tại các xứ này, cũng mướn nhân công với giá rẻ mạt, sản xuất rồi bán lại cho các dân trên thế giới tránh việc phải đem quân chiếm đóng, tốn sức. Dân địa phương vẫn đời đời làm nô lệ cho người da trắng.

Đi khắp thế giới, người ta mê xem phim bộ của Hoa Kỳ, ăn hamburger, uống Coca Cola, bận quần Jeans, nghe nhạc rap, rock,… Ông tây làm ví Louis Vuitton trở thành tỷ phú nhờ các bà á đông thích mua để khoe diện. Cô cháu mình kể hôm qua có một chị nào vào vườn mình đeo ví LV để hái bơ. Chỉ có phụ nữ mới nhận ra mấy điểm này. Mình chỉ cần cái bị 100 cân anh để hái bơ. Kinh


Tại sao người á châu yêu chuộng làn da trắng, ở Đại Hàn mình thấy họ bán đầy đường mấy cái mặt nạ đắp lên mặt, thậm chí trong máy bay họ cũng đưa cho mình khi đi ngủ. Thiên hạ xem phim bộ đại hàn xong là đi sửa sắc đẹp đủ trò. Ông chủ AirBnB của mình, nói là đắp mặt mỗi đêm còn đưa cho vợ mình xài thử,..


Có cả triệu lý do để thấy nét đẹp của con người nhưng phải công nhận các tiêu chuẩn về sắc đẹp tại Hoa Kỳ, đa số dựa trên nữ tính của người da trắng. Chúng ta thấy đa số các người mẫu thời trang đều là người da trắng, tóc vàng, da trắng, cao ráo,…lâu lâu có người Mexico hay da vàng hay da đen để không bị thưa kiện là kỳ thị.


Có một cô gốc tàu, ở Hoa Kỳ về Trung Cộng để dạy anh văn. Cô ta cho biết là có bằng dạy anh ngữ tại Hoa Kỳ, phát âm như người Mỹ nhưng lương cô ta không bằng lương một tên mỹ hay cô mỹ nào, chả có bằng cấp. Lý do là người Tàu tin tưởng da trắng.


Chúng ta thấy quảng cáo xà bông gội đầu, một thiếu nữ da trắng, tóc vàng bay bay trong gió. Mình nghĩ là hậu quả văn hoá của chế độ thực dân. Khi xưa, mấy bà đầm sang Việt Nam, bận đồ, giàu có khiến người Việt thế hệ bố mẹ mình mong muốn, ước ao được như người cai trị mình. Hình ảnh đó theo chúng ta đến ngày nay, ngay cả người Việt sinh sống tại hải ngoại.


Khá khá một tí là cho con đi học dương cầm, vĩ cầm, xem như đạt đến giai cấp của người da trắng. Ở Hoa Kỳ, mình thấy đa số cộng đồng người Việt, người Tàu, đại hàn,..đều nuôi con kiểu này, học dương cầm hay vĩ cầm,… thể thao thì ít. Con cháu họ chả thích như bị đì. Học xong lên đại học thì bỏ, chả thèm rờ đến. Tốn tiền tốn thời gian.


Làm sao chúng ta phi thực dân hoá cách sống của chúng ta? Đúng hơn là tinh thần nô lệ của kẻ bị trị. Mấy hôm nay trên mạng dậy sống, đăng hình phu nhân của tổng thống đại hàn, bận áo dài Việt Nam như thời bà Thiệu, bà Kỳ, thấy bà ta sang trọng trong chiếc áo dài cổ điển so với những áo dài được hiện đại hoá ngày nay. Vẽ rồng vẽ Phượng đủ trò, chói rực không thấy hình bóng của người mặc.


Trước nhất xem lý do hay định nghĩa một người đẹp hiện nay. Răng họ đều và trắng như anh 7 chà Hynos. Tóc của họ màu vàng, mắt xanh, môi dầy hay bóng bẩy,… đa số tiêu chuẩn đều dẫn đến khuôn mẫu người da trắng.


Có ông thần nào đổi giới tính, đổi tên thành Caitlyn Jenner, thay vì Bruce Jenner thì sau một năm được chính thức công nhận trên pháp lý là phụ nữ thì được bầu là người đàn bà trong năm. Đài truyền hình hỏi một bà da đen, có đi biểu tình ủng hộ nhóm đồng tính, bà ta kêu hy vọng đám này bị ăn lựu đạn cay. Hỏi lý do, bà ta cho biết mấy phong trào này là của phụ nữ da trắng. Võ sĩ quyền anh Cassius Clay muốn đổi tên Mohammed Ali thì bị làm khó dễ bao nhiêu năm.


Đài truyền hình Anh quốc hình như ITV, có phỏng vấn ông võ sĩ này. Ông này kể là có lần, hỏi bà mẹ là sao cái gì cũng da trắng. chúa Giê-su , đức mẹ Maria, thậm chí Tarzan, chúa tể rừng xanh cũng là da trắng. Người phi châu sống tại đây bao nhiêu năm nhưng không nói hay hiểu được tiếng thú vật  trong khi Tarzan, da trắng thì hiểu được và nói tiếng thú rừng. Cuối cùng ông ta đổi đạo Hồi Giáo, chắc để có thể lấy được nhiều vợ.


Các tiêu chuẩn về cái đẹp tây phương không dựa trên sinh vật học, khách quan gì cả mà là độ trắng, đúng hơn là sắc trắng. Nếu chúng ta đọc các nghiên cứu về chủng tộc của các nhà nghiên cứu như Christoph Meiners, Johann Blumenbach,…đều gọi là chủng tộc trắng hay Caucasian là sắc tộc đẹp nhất. Buồn đời nên đọc cuốn sách của Nell Irvin Painter “The History Of White People.”


Bà to cho rằng các nhà chủng học là các thuyết gia của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Họ kêu phụ nữ của họ là đẹp nhất trần gian, đàn ông của họ đầy nam tính. Họ muốn đất nước của họ có những gì đẹp nhất, tốt nhất cả sắc đẹp. Nên nhớ Hitler với chủ nghĩa chủng tộc Aryan, xuất phát từ một vùng của Ba Tư ngày nay, đã giết chết 6 triệu người Do Thái.


Theo sinh vật học, người da trắng xuất thân từ người phi Châu. Họ di cư về phía Bắc ít nắng, nhiều mùa đông. Từ từ da họ bớt đen lại. Cuộc đời quái lạ. Khi mình ở Pháp thì dân tây đầm thích có da hơi ăn nắng một tí, chứng tỏ giàu có, đi trượt tuyết về hay đi biển, phơi nắng. Hè thấy dân tây, bôi thuốc ăn nắng, nằm phơi nắng bên dòng sông Seine. Còn gặp da vàng thì lại muốn trắng. Chán Mớ Đời 

Sự xáp nhập giữa sắc đẹp và sắc trắng từ xưa đến nay khó có thể lay chuyển. Người ta định nghĩa sắc đẹp của người Mỹ "all-American beauty", là một người có thân hình thon, tóc vàng, mắc xanh như các cô đào đóng trong Baywatch. Thậm chí trước năm 1940, chỉ có người da trắng mới được thi hoa hậu. Các điều luật dự thi là sức khoẻ tốt và da trắng. Xin nhắc lại “da trắng”.


Ngoài ra xã hội được phân chia giai cấp về sắc đẹp. Cứ tưởng tượng tốn bao nhiêu tiền để giải phẫu thẩm Mỹ, niềng răng và làm da mặt. Thiên hạ cứ xoa kem chống nắng vì sợ đen. Vấn đề là ánh sáng mặt trời giúp chúng ta có sinh tố D, thiếu là xương bị loãng. Thà trắng còn hơn bị loãng xương.


Mình hay coi các chương trình của người da đen thì khám phá ra họ cũng dính vào vấn nạn này. Cô nào mà da hơi trắng một tí thì được xem là đẹp. Họ có làm một cuộc thăm dò, họ lấy tấm ảnh của một cô da đen rồi Photoshop cho hơi trắng lại, tóc tai bay bay thay vì quăng tít thì được xem là đẹp. Chán Mớ Đời 

Cô đào này đẹp nhưng phải đổi họ và tên cho có vẻ da trắng dù gốc Mễ mới được đóng phim vào thời đó. Ngày nay, vì lợi tức, Hồ ly vọng cho người da đen, da vàng đóng phim để câu khán giả toàn cầu.


Có những phong trào như Black is Beautiful ra đời nhưng đầu óc con người bị nhiễm tư tưởng da trắng là đẹp.


Thậm chí ở Mexico có bà hoạ sĩ tên Frida Kahlo, vẽ chân dung của bà ta với quần áo thời tiền Kha Luân Bố với tóc kiểu xưa, với lông mặt mà người ta gọi phong trào thổ dân. Mình nghĩ hơi quá nhưng khi một người á đông hay da đen, muốn làm cho mình trắng, họ có vấn đề về bản sắc. Họ không xem mình hay chủng tộc của mình là đẹp, là giỏi, thiếu tự tin trong môi trường ở Hoa Kỳ. Có bà gốc ấn độ, đen làm tổng giám đốc cho công ty Pepsi. Xem phim ấn độ cũng nói lên vấn nạn này, dân ấn mà da trắng là thuộc giai cấp cao cấp.


Cô người mẫu Harnaam Kaur cho rằng từ khi cô ta ngưng cạo râu thì cô ta cảm nhận mạnh dạng hơn và được giải phóng không ngại ngùng. Tương tự ngày nay, các phong trào chấp nhận béo phì, có người mẫu to béo để chống lại khuynh hướng người đẹp phải ốm gầy như các người mẫu ốm đói.


Trong xã hội ngày nay, sắc đẹp là một lợi thế, giúp chúng ta đạt thành công, có uy quyền cũng như xấu xí cản trở sự thành công. Phụ nữ được xếp hạng vào các loại tuỳ thuộc vào cái nhìn của thế giới. Nếu họ tìm cách phi thực dân hoá sắc đẹp của mình, nhất là người có da màu, thế giới bên ngoài sẽ nhìn họ qua màu da thay vì tài năng của họ.

Bộ phim Kung Fu nhưng để một người da trắng đóng vai người Tàu. Do đó Lý Tiểu Long chỉ đóng vai phụ trong  các phim Mỹ, ông ta phải về Hương Cảng, làm phim của mình mới được nổi tiếng 


Đi làm, tiếp thị, ngoại giao mà ăn bận ngoài lề một tí là xem như không được nhận việc.

Vấn đề làm sao chúng ta phi thực dân hoá cái đẹp. Không muốn chạy theo thời trang do người da trắng định hướng. Louis Vuitton trở tỷ phú nhờ bán ví cho người Tàu, người á đông. Chúng ta đi làm cực khổ để làm giàu cho người da trắng, không khác chi thế hệ ông bà mình làm cu-li nuôi tây đầm. Chán Mớ Đời 


Người da trắng đô hộ chúng ta và đã trao trả độc lập từ thế kỷ trước nhưng chúng ta như con thú, bị nhốt trong chuồng thực dân, nô lệ nên ngày này, ra khỏi chuồng, tự do nhưng vẫn tiếp tục đi trong cái chuồng nô lệ vô hình, đã giam chúng ta khi xưa. Có thay đổi tư tưởng là mình không thua người da trắng, bản thể của mình là tốt, không thua gì người da trắng thì mới có thể thi đua với người da trắng trong xã hội tây phương. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nông dân và nghệ thuật

 Hồi nhỏ đọc sách báo hay hóng người lớn nói chuyện về nghệ thuật là mình ngọng. Họ nói về Picasso với trường phái lập thể bú xua la mua khiến mình tò mò. Vấn đề là không có tự điển bách khoa để xem. Ngày nay thì loạn. Như ông Nguyễn Du khi xưa nói 100 năm trong cỏi người ta, cái gì không biết thì tra gú gồ. Nói chung là mình chả biết gì về nghệ thuật mà ngày nay cũng i tờ Chán Mớ Đời 

Có đọc báo Tuổi Hoa mượn của mấy cô hàng xóm, hình như có câu chuyện về La Jocombe, thì chỉ biết chớ cũng biết hình bóng của nụ cười của bà này là sao. Hay là ông hoạ sĩ nào buồn đời, đói, cắt cái lỗ tai nhúng dấm….

Sau này qua tây học trường cao đẳng quốc gia Mỹ thuật Paris thì thấy mình ngu chi mà ngu lạ. Tây đầm học chung biết đủ thứ trong khi mình thì i tờ. Trái với những gì mình nghe thầy cô ở Việt Nam, kêu người Việt thông minh, cái gì cũng biết. Kinh. Có lẻ vì vậy mà Việt Nam Cộng Hoà và Hà Nội đánh nhau để chiếm Quảng Trị, dành đặc sản của vùng này là của mình.


Buồn đời mình vào thư viện trường, làm quen với bà quản thủ thư viện, kêu tôi dốt đặc cán mai về nghệ thuật, bà có sách gì để tôi đọc để mở man cái đầu óc nông dân. Từ đó mỗi tuần mình đọc mấy cuốn sách. Đọc ngày chưa đủ tranh thủ đọc đêm, đi Métro cũng đọc, đi xe lửa cũng đọc. Được cái là Paris là thành phố lớn về văn hoá. Có rất nhiều triển lãm về tranh trong các viện bảo tàng. Ngoài ra phải học môn lịch sử nghệ thuật, phải thi nên phải bổng vào lớp.


Thế là mình bò vào viện bảo tàng Louvre để xem cho kỳ được La Jocombe. Dạo ấy họ cho tới gần để xem, nay vì an ninh nên phải đứng xa xa thấy em cười. Không ngờ sau này, khi làm việc cho công ty kiến trúc sư I.M. Pei, tại New York, mình lại có cơ hội tham gia thiết kế 1 phần Kim Tự Tháp của viện bảo tàng này. Thẻ sinh viên ENSBA được vào tất cả các viện bảo tàng miễn phí nên mình mò đi viếng hàng tuần, bắt đầu biết Claude Monet, Vincent Van Goh, Caravaggio, Botticelli,… hết hoạ sĩ Ý Đại Lợi đến hoạ sĩ Flamand, rồi Tây Ban Nha, rồi Bắc Âu, Pháp quốc rồi Anh quốc,…. Đủ trò và từ đó có thể nói chuyện với tây đầm mà không cảm thấy ngu đàn.

Có lẻ cảnh đẹp nhất mình cảm nhận là mỗi sáng đi học, xuống trạm Métro Louvre ở đường Rivoli, đi ngang qua Louvre, đúng hơn Cour de Carré, leo lên Passerelle des Arts đi bộ đến viện Hàn Lâm Pháp. Trên Passerelle des Arts , buổi sáng sương mờ, mặt trời đang mọc lên sau nhà thờ Đức BÀ. Nhìn sông Seine với phong cảnh, quá đẹp. Trưa nhiều khi mình ra đây ngồi vẽ. Có ở Paris lâu năm mới thấy cái đẹp của Paris.


Có mấy cô bạn đầm, cứ rủ đi xem triển lãm tranh vì tưởng mình rành về nghệ thuật để thuyết minh cho mấy cô. Đúng hơn các cô này muốn mình mời đi dự dạ vũ khét tiếng của trường ENSBA, mang tên Pince-fesses. Vui lắm. Hình như mình đã kể. Chán Mớ Đời 


Hết trường phái này lại đến trường phái khác, cứ bồi dưỡng vô tội vạ. Trưa ăn cơm với tụi bạn xong thì bọn tây đầm kéo nhau vào bistrot uống cà phê. Mình không có tiền nên bò đi mấy galleries triển lãm tranh ảnh ở Quartier Latin. Hết mùa đông thì mình lại vác đồ đi vẽ khắp Paris, bờ sông Seine,…


Trong các triển lãm về hội hoạ Tây Ban Nha như Miro, Picasso,… có một hoạ sĩ Tây Ban Nha khiến mình thích nhất là ông Salvador Dali. Hình như triển lãm ở Palais de la Découverte. Mình mê ông này từ đó. Người ta gọi trường phái của ông này là Siêu Hiện Thực. Đầu óc của ông ta đầy sáng tạo hơn ông Yves Tanguy của Pháp.


Nếu xem tranh cỗ thì mình bị vướng đến vấn đề tôn giáo. Đa số các tranh vẽ khi xưa là do nhà thờ mướn hoạ sĩ vẽ như Michelangelo,… mình chả hiểu gì vì không phải công giáo nên chưa bao giờ đọc thánh kinh để hiểu các bức tranh nói về ông thánh nào trong phúc âm. Thế là phải bò đi đọc thánh kinh để hiểu khi người Pháp nói đến thánh Gabriel, thánh Michel, hay trên ngọn đồi Calgary, tại sao ôgn Giê Su lại bị đóng Đinh với hai ông nào bên cạnh…. Đọc thánh kinh xong thì lại tò mò đọc Tora, Coran,… vì kiến trúc của Hồi Giáo rất đẹp.


Nhớ thiên hạ cứ nói về Shakespeare, cứ to be or not to be, nên có năm mình sang xứ này mấy tuần học tiếng anh, đi viếng Luân Đôn, mình có theo học lớp anh ngữ, cô giáo dẫn cả đám đi xem kịch King Arthur. Sau này có xem phim Kagemusha của Akira Kurosawa, mượn ý của bi kịch này. Tiếng anh mình đã dốt lại nghe họ nói tiếng anh thời ông cố bà Elizabeth đệ nhị chưa ra đời. Hết hiểu luôn. Nông dân như mình phí tiền cho đi du học, ở nhà đi làm thuỷ lợi đỡ tốn tiền. Nay nông dân hoàn nông dân. Phí tiền cha mẹ. Chán Mớ Đời 

Họa sĩ Salvador Dali vẽ tài tử Raquel Welch 

Dạo mình đi làm ở Luân Đôn, tháng nào cũng đi xem Opera và Broadway show. Mình mua vé cả năm, rẻ hơn đi xem xi nê. Phải công nhận về ca nhạc thì Luân Đôn hơn hẳn Paris. Các viện bảo tàng như Tate Gallery khá đẹp, có nhiều tác phẩm,.. mình xem đại nhạc hội tại Wembley, thường vào mùa hè không có đá banh. Có mấy club chơi nhạc trẻ, bò đi xem khá vui. Nay thì chỉ nghe đồng chí gái hát karaoke. Xong om một đời giai.


Ở Paris có viện bảo tàng á châu, đến xem triển lãm về Việt Nam, Nhật Bản, Trung Cộng,…đủ loại.

Khi xem một bức tranh, tuỳ mỗi người, thích hay không nhưng có điểm hay là bức tranh lúc nào cũng nói lên hoàn cảnh xã hội, tôn giáo, chính trị, văn hoá khi được hoạ sĩ vẽ lên. Cho nên khi xem bức tranh, chúng ta có thể học hỏi khá nhiều về lịch sử, nền văn minh,… tranh ảnh để lại lịch sử, văn hoá của loài người. 

Năm ngoái mình đi viếng các mộ của vua Ai Cập, thấy tranh họ vẽ trên tường để ghi lại thừoi đó.

Điển hình tấm tranh của Monet vẽ cái đầm ếch, La Grenouillère. Sau này tây thực dân xây Thuỷ Tạ Đà Lạt, họ đặt tên La Grenouillere để nhớ về mẫu quốc. Qua tấm ảnh người nhận ra thời trang, văn hoá, lịch sử mà người Pháp hay gọi thời đại La belle époque. Nói đến sự thịnh vượng, hoà bình khởi đầu vào năm 1871 và chấm dứt khi thế chiến thứ 1 xẩy ra.

Bức tranh La Grenouillere của hoạ sĩ Claude MOnet, đánh dấu thời đại la belle époque

Ngày nay, mình hay tự hỏi, vài trăm năm nữa, các lịch sử gia sẽ nghiên cứu nghệ thuật tân đại, sẽ nói gì về chúng ta như chúng ta nghe họ giải bày về thời Phục Hưng. Khi mình vào trường thì dạo ấy trường phái Hậu Tân Đại làm bá chủ, đi đâu cũng thấy xi nê, kiến trúc, thời trang post-Modernism, khi ra trường thì thiên hạ lại tôn vinh ông Jacques Derida với trường phái Deconstruction.


Khi chúng ta viếng Vatican sẽ thấy tượng La Pieta của Michelangelo, nói lên sự tôn thời thiên chúa vào thời đại ấy. Ai cũng muốn bắt chước sống như cuộc đời các vị thánh trong kinh ước. Ngày nay, chúng ta muốn được giàu có như Bill Gates, nổi tiếng như Madonna, Taylor Swift, Bob Dylan,…

Tác phẩm “vòi nước” do nghệ nhân Marcel Duchamps triển lãm làm người Pháp chới với, chê thì sợ bị chửi là ngu, nông dân như mình, khen thì không biết khen chỗ nào ngoại trừ khi mót tè.

Có một loại nghệ thuật mà người ta gọi là art conceptuel. Có lẻ khởi đầu bởi ông Marcel Duchamp. Ông ta lấy cái đồ hứng nước tiểu, rồi gọi là fontaine. Nghệ thuật được thiết kế, hoạ ra bởi nghệ nhân, trong khi art conceptuel hoàn toàn trí thức. Họ giới thiệu một nghệ phẩm rồi tuỳ chúng ta tự đánh giá và hiểu sao thì hiểu. Mình nhớ có lần ngồi vẽ bên Ý Đại Lợi, có mấy người tò mò lại xem, hỏi có phải trường phái lập thể của Picasso, khiến mình ngọng. Mình thuộc trường phái bán kiếm tiền đi du lịch.


Có một triển lãm về tranh của ông Gustave Courbet. Ông này có bực hoạ khá nổi tiếng, gây tranh luận. Ông vẽ cái mu phụ nữ to đùng, đầy lông lá theo trường phái hiện thực.


 L'Origine du monde, 1866, Gustave Courbet 


Có lẻ điện ảnh là môn nghệ thuật mình thích nhất vì nghệ thuật thứ 7 không những nắm bắt được trí tưởng tượng của mình, làm con tim mình nức nở, giúp mình thoát ra thực tế cuộc đời, mình có thể cười, khóc, cho mình những ước muốn, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Khi xưa, mình mê xi nê lắm vì được đi du lịch tại một xứ nào hay thành phố nào chưa biết. Xem nhưng công trình kiến trúc lạ, cách sống của người dân sở tại, văn hoá của họ.


Ngày nay internet đưa chúng ta gần các nghệ sĩ, khó có thể làm việc trong các học viện, hay các galleries nghệ thuật. Họ có thể sáng tạo một tác phẩm cho vài người xem hay các fan để kiếm tiền trên Instagram, do các người ủng hộ hay trên YouTube, qua quảng cáo.


Những thiên tài nghệ thuật thực sự của thời đại đơn giản là chưa bao giờ được khám phá, và cũng sẽ không bao giờ được khám phá. Nếu Cimabue không tình cờ gặp một cậu bé chăn cừu đang vẽ nguệch ngoạc trên một tảng đá và nhận thấy tài năng vẽ vời phi thường của cậu ấy thì sẽ không có Giotto để nói đến; hoặc nếu, ngay cả khi được chú ý, không có hệ thống bậc thầy, hội thảo và sự bảo trợ, mà Giotto đã được được giới thiệu và thông qua đó, giúp ông ta phát triển, nếu không chẳng bao giờ đạt được sự ưu việt của Giotto mà chúng ta biết ngày nay. 


Ngày nay có nhiều nghệ nhân như Raphael và Picasso trong số chúng ta, nhưng thay vì làm việc như những nghệ sĩ, tài năng của họ có thể chưa bao giờ được chú ý, khuyến khích hoặc đào tạo, và thay vào đó, họ đang làm việc như tài xế giao hàng, thu ngân, thợ sửa ống nước, những người làm vườn trồng bơ, y tá, hoặc bất kỳ nghề nghiệp cao quý nào khác, thay vì vẽ tranh, điêu khắc, hoặc bất cứ điều gì khác, nếu chúng ta chỉ phát hiện ra chúng và chỉ có một hệ thống mà chúng có thể phát triển.


Phần lớn Thế giới nghệ thuật "truyền thống", ít nhất là một phần, đã được chuyển đổi thành một ngành công nghiệp toàn cầu về những mặt hàng kín đáo có thể bán đấu giá hàng triệu đô la; thị trường nghệ thuật toàn cầu vào năm 2022 trị giá chỉ khoảng 70 tỷ đô la. Một số người trong số họ thực sự thích tác phẩm nghệ thuật mà họ mua, nhưng những khoản phí đáng kinh ngạc mà họ phải trả chỉ có thể là kết quả của một thị trường bị thổi phồng một cách giả tạo. Lao động thực tế cần thiết để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật không đòi hỏi hàng chục triệu đô la, và cũng không liên quan gì đến chất lượng của tác phẩm nghệ thuật này. Đơn giản là nghệ thuật đã trở thành hàng hóa, do sự khan hiếm vốn có của mỗi bức tranh (chỉ có một bức duy nhất trên thế giới), đặc biệt là khi một nghệ sĩ đã chết (họ không thể sản xuất thêm bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào nữa), và do đó được coi là một cơ hội đầu tư tuyệt vời. 


Một sự thật kinh tế hơn là một tuyên bố quan điểm. Điển hình trường hợp tác phẩm Interchange của Willem de Kooning, được vẽ vào năm 1955 trước khi mình ra đời. Sau khi hoàn thành, nó đã được bán cho kiến ​​trúc sư Edgar Kauffmann Jr với giá 4.000 USD. Năm 1989, 34 năm sau một nhà buôn nghệ thuật Nhật Bản tên là Shigeki Kameyama đã mua nó với giá hơn 20 triệu đô la, lập kỷ lục mới về việc bán tác phẩm của một nghệ sĩ còn sống. Kameyama, sau đó bán bức tranh với giá thua lỗ cho David Geffen, sau khi bong bóng giá tài sản ở Nhật Bản vỡ, chỉ để David Geffen bán Interchange vào năm 2015 cho nhà quản lý quỹ phòng hộ Kenneth C. Griffin với giá 300 triệu USD. Ông ấy đã cho Viện Nghệ thuật Chicago mượn nó, nơi công chúng có thể thưởng thức nó, đây chắc chắn là một kết thúc có hậu. Không ai trong số này, có thể đưa ra bất kỳ đánh giá nào về tác phẩm của Willem de Kooning. Đạo đức của câu chuyện: đây không phải là về nghệ thuật, mà là về hàng hóa. Vì vậy, trong hành trình tìm kiếm nghệ thuật, chúng ta không cần tìm đến các nhà đấu giá.


Không phải ngày nay chúng ta có ít nghệ sĩ tài năng hơn xưa; chỉ là họ đang tạo ra các loại hình nghệ thuật khác nhau. Nếu âm nhạc là nghệ thuật của Vienna thế kỷ 18, và các bản hoạ của Thời kỳ Đen tối ở Bắc Âu, gốm sứ của triều đại nhà Minh, đồ đất nung của người Samanids, đá cẩm thạch của Hy Lạp cổ đại, tranh sơn dầu của Hà Lan, tranh khảm của Byzantines, và …, thì có lẽ điện ảnh (cùng với người anh em họ của nó, truyền hình và tiểu thuyết mặc dù là hình thức nghệ thuật gây tranh cãi của trò chơi điện tử) là loại hình nghệ thuật của thế kỷ 21. 


Nếu ngày nay Polycleitus hoặc Niccolò được sinh ra lần nữa, thì họ sẽ làm gì? Khắc những người cầu thủ đá banh, bóng rỗ bằng đá cẩm thạch? Điêu khắc và khuôn cửa tu viện? Tu viện ngày nay ít được con chúa đi lễ, các giáo xứ phải bán hay cho thuê nhà thờ để có tiền trang trải chi tiêu. Rất có thể cuối cùng họ sẽ làm một công việc bình thường. Và, nếu không chỉ đơn giản là chia sẻ tác phẩm nghệ thuật của họ trực tuyến, họ có thể đã đóng góp các tác phẩm của mình vào những loại hình nghệ thuật hiện đại khi họ còn sống.


Ông Michelangelo mất 5 năm mới vẽ được bức tranh ở trần nhà của nhà nguyện Sixtina ở Vatican. Chỉ có nhà thờ nuôi ông ta nên mới có thời gian để sáng tác. Tương tự các hoạ sĩ thời Phục Hưng đều được các giới quý tộc bao che, nuôi ăn để sản xuất các tác phẩm xuất thần cho hậu thế.

Thấy tấm ảnh này trên mạng. Có người kêu là ông hay bà mới đổ cử nhân, nên trở lại đại học.

Tìm những nghệ sĩ vĩ đại của thế kỷ 21 ở đâu? Chúng ta phải xem xét các loại hình nghệ thuật hiện đang phổ biến và được yêu thích nhất, mang lại những khả năng lớn nhất cho việc làm và biểu hiện và nghề thủ công, được chăm sóc với sức sống nhất, có tiềm năng lớn nhất để được tôn trọng, tôn kính và thành tựu. Trên tất cả, chúng ta không được khép kín tâm trí mình trước khả năng Nghệ thuật không còn như trước đây; các hình thức mới được phát minh và hình thức nghệ thuật thống trị của thời đại có thể thay đổi. Có lẽ đây là những gì đã xảy ra, và khi than thở về sự suy tàn của nghệ thuật, chúng ta chỉ đơn giản là không nhận ra nghệ thuật thực sự vĩ đại mà chúng ta đã được bao quanh.


Hôm qua có 1 số người ghé vườn mình chơi. Có một chị đến để cảm ơn Lửa Việt qua Masks Save Lives đã tặng viện dưỡng lão của chị khẩu trang và diện trang. Trong số người đến chỉ có một anh là hiểu lý do mình mời mọi người đến hái bơ. Anh ta cảm nhận không gian quá tuyệt vời nên xin phép hôm sau trở lại. Ngoài ra những người khác đến để hái bơ rồi về. Mình chỉ họ đi đến chỗ hái bơ còn mình phải làm việc, cưa cây. Có ông thần nào cứ đi theo mình hỏi chuyện, mình mất lái xe 2 tiếng khi lên vườn, nên tranh thủ thời gian làm việc nên bận không trả lời anh ta nhiều. Anh ta kêu mình ít nói. Trên vườn chỉ thấy sóc và coyote, thêm rắn nên mình quen không nói. Hy vọng anh ta không giận, ở Bolsa thì mình nói chuyện được nhiều chớ trên vườn thì lo làm việc. Nông dân chỉ biết cày nên ít nói chuyện.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

CHIẾN DỊCH BOLO

Mình hay mò mò các tài liệu của Hoa Kỳ về Việt Nam để hiểu thêm lý do nào quân đội Hoa Kỳ lâm trận tại Việt Nam mà chỉ đánh sơ sài, không quyết liệt như trong thế chiến thứ 2. Điển hình là họ đánh bom tại Bắc việt nhưng không phá đê, phi trường, nhà máy sản xuất cung cấp cho chiến tranh,… 

Trong khi Hà Nội tiếp tế cho quân đội xâm lược của họ tại miền Nam, dưới chiêu bài Mặt Trận Giải pHóng Miền Nam khiến người Mỹ phải bỏ bom miền Bắc và đường mòn Hochiminh để chặn đường tiếp tế. Có lẻ ngại Trung Cộng nhảy vào cuộc chiến như ở chiến tranh Triều Tiên, với chiến thuật biển người mà quân đội Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của tướng Mac Arthur may mắn, kết thúc cuộc chiến với đàm phán chia đôi xứ này. Mình có  xem một cuốn phim tài liệu thấy lính Trung Cộng, theo chiến thuật biển người, chạy ào ào, như điên từ trên đồi xuống. Vừa chạy vừa hét khiến lính mỹ run, són trong quần. Mình xem không mà cũng hoảng. Có trên 30,000 binh sĩ Mỹ chết tại chiến trường ngày trong vòng 3 năm.


Tương tự người Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, do Trung Cộng gửi quân đông như quân tàu tại chiến trường Việt Nam, khiến quân đội của pháp đầu hàng sau khi xin Hoa Kỳ bỏ bom nguyên tử nhưng bị từ chối (theo Mendes France) nên Hoa Kỳ chỉ đánh cầm chừng, như đe doạ thôi khiến Hà Nội không ngại ngùng tiếp tục chiến lược xâm chiếm miền Nam. Như ông Lê Duẫn đã tuyên bố ta đánh cho Nga Tàu. Một mặt tiếp tế súng đạn cho quân đội của họ một mặt tìm cách đánh phá tình hình chính trị tại miền Nam về mặt trận tôn giáo và sinh viên nằm vùng,..


Tổng thống Hoa Kỳ lúc ấy, là Lyndon Johnson, mới thay thế ông Kennedy vừa bị ám sát. Theo các tài liệu gỉai mật mà mình đọc thì ông Kennedy bị ám sát bởi tập đoàn chiến tranh, các công ty chế tạo vũ khí mà tổng thống Eisenhower cảnh báo nhân dân mỹ trong bài diễn văn từ giả dân chúng Hoa Kỳ trước khi ông Kennedy nhậm chức. Các lịch sử gia rằng ông Kennedy, không muốn tham chiến tại Việt Nam, ông ta đã được chính phủ Hoa Kỳ đưa qua Việt Nam quan sát khi còn làm thượng nghị sĩ. Ông ta có ký một sắc lệnh, rút các cố vấn mỹ tại đông dương về thì 24 tiếng đồng hồ sau vị bắn tại Dallas. Ông Kennedy không muốn gia tăng chiến tranh điển hình vụ Vịnh Con Heo ở Cuba.


Điểm mình thích ở Hoa Kỳ, sau 30 năm thì các hồ sơ mật đều được giải mật. Các cuộc họp của các hội đồng an ninh, với tổng thống đều được giải mật để sử gia nghiên cứu để viết lịch sử cho đúng. Thường những tài liệu này ít được công chúng biết đến mà có biết thì đã xưa quá nên không gây chấn động nào cho tình hình chính trị hiện thời.


Mình đọc tài liệu về vịnh COn Heo gần Cuba, các nhân vật diều hâu như anh em họ Dean Rusk, được sự ủng hộ của kỹ nghệ chiến tranh, đều ra lệnh chiến đấu cơ B52 bay trên trời âu châu, sẵn sàng bỏ bom khối Liên Xô nhưng ông Kennedy can đảm vẫn tiếp tục thương lượng với Krushev. CIA được một nhân vật quan trọng của Liên Xô, báo cáo cho là các dàn hoả tiễn tại Cuba là dỏm như lờ đi. Ông này cuối cùng bị đưa về Nga và bị xử tử. Từ đó các điệp viên nhị trùng không muốn làm việc với CIA. Ai buồn thì tìm trên Netflix và Prime về tài liệu vụ này. Mình xem lâu rồi và không nhớ tựa. Hình như có kể rồi.


Có lẻ ông Johnson bị ép đổ bộ quân vào Việt Nam nhưng không muốn mang tiếng, sợ lính mỹ chết nên ra lệnh đánh không thật tình, khiến các chiến lược gia quân đội tại Hoa Kỳ sử dụng chiến lược theo học thuyết "chủ nghĩa dần dần", trong đó đe dọa hủy diệt sẽ đóng vai trò là tín hiệu để gây ảnh hưởng lớn hơn đến quyết tâm hủy diệt của Mỹ. Mình có anh bạn sinh ra tại miền Bắc, được xem là hạt giống đỏ, du học tại Liên Xô, kêu Putin là công an và được nuôi nấng từ cộng sản nên không để ý đến sinh mạng con người. Chết càng nhiều càng tốt. Người Mỹ không hiểu người cộng sản, chỉ có người cộng sản mới hiểu cộng sản.


Người ta cho rằng tốt hơn hết nên giữ các mục tiêu quan trọng làm "con tin" bằng cách ném bom những mục tiêu tầm thường. Ngay từ khi bắt đầu Chiến dịch Rolling Thunder, Washington đã quyết định những mục tiêu nào sẽ bị tấn công, ngày và giờ tấn công, số lượng và loại máy bay cũng như trọng tải và loại vũ khí được sử dụng, và đôi khi là cả hướng tấn công. Dạo ấy MacNamara là bộ trưởng bộ quốc phòng Hoa Kỳ.


Các cuộc không kích bị nghiêm cấm trong phạm vi 30 hải lý (60 km) tính từ Hà Nội và trong phạm vi 10 hải lý (20 km) tính từ cảng Hải Phòng. Một vùng đệm dài 30 dặm cũng được mở rộng dọc theo chiều dài của biên giới Trung Cộng. Các hạ tầng cơ sở tại bắc Việt không bị bỏ bom tiêu huỷ như các phi trường, nhà ga…. Nay mình mới hiểu lý do Hà Nội cho sơ tán người dân hay các cơ quan hành chính của họ về mấy vùng này, không sợ bị bỏ bom Chán Mớ Đời 


Mình có chị bạn sinh và lớn lên tại Hà Nội, bố là người gốc Hoa, mẹ là gốc việt. Năm 1979 thì phải xuống thuyền chạy qua Hồng Kông rồi định cư tại Hoa Kỳ. Chị ta kể là trước khi bỏ bom, máy bay Hoa Kỳ thả hỏa châu, bắn trái sáng làm sáng rực một trời để người dân có thể chạy trốn núp vào các hầm trú bom. Giúp các bộ đội phòng không có thời gian chuẩn bị bắn rơi máy bay mỹ.


Tình cờ đọc được chiến dịch Bolo, như trả đũa sự tổn thất nặng của chiến dịch Rolling Thunder, bỏ bom tại Bắc Việt năm 1966. Không quân của Hà Nội, theo chiến thuật hit & run, len lỏi tránh được các phi cơ chiến đấu bảo vệ các pháo đài bay và tấn công bắn rớt khá nhiều phi cơ của Hoa Kỳ. Vấn nạn là Hoa Kỳ không được lệnh phá huỷ các phi trường quân sự của Hà Nội khiến họ có thể cất cánh các Mig 21, bay rất nhanh lên không chiến với không quân Hoa Kỳ. Chiến thuật của họ là bay phía sau để bắn rồi chạy.


Để trả đũa, không quân mỹ thực hiện chiến dịch Bolo để dụ các chiến đấu cơ của Hà Nội bay lên len lỏi, đậu trong mây, tắt máy, đợi máy bay mỹ đến, xông ra bắn. (Theo lời kể của bộ đội). Chán Mớ Đời 


Chiến dịch Bolo ra đời để phục thù những tổn thất nặng nề trong chiến dịch oanh tạc của Chiến dịch Rolling Thunder năm 1966, trong đó các máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân Hà Nội, đã trốn tránh các máy bay chiến đấu hộ tống của Hoa Kỳ và tấn công các máy bay ném bom của Hoa Kỳ bay trên các tuyến đường có thể đoán trước. Vào ngày 2 tháng 1 năm 1967, các máy bay chiến đấu đa năng F-4 Phantom II của Không quân Hoa Kỳ đã thực hiện một nhiệm vụ dọc theo các đường bay thường được sử dụng bởi các máy bay ném bom trong Rolling Thunder. Mưu mẹo đã thu hút một cuộc tấn công của các máy bay đánh chặn Mikoyan-Gurevich MiG-21 của Hà Nội, những phi công của họ dự kiến ​​​​sẽ tìm thấy các máy bay ném bom chiến đấu chất đầy bom tấn. Thay vào đó, họ gặp phải những chiếc F-4 nhanh nhẹn hơn nhiều, đã bắn hạ 7 chiếc MiG. Hà Nội thú nhận chỉ có 5 MIg bị bắn rơi, phi công của họ đều vô sự. Phi công Mỹ cho biết không thấy dù được bung ra khi máy bay nổ.


Trận không chiến đã khiến các phi công và chiến lược gia Hà Nội, và đàn anh Liên Xô, xét lại chiến thuật và cách sử dụng MiG-21. Xem phim Top Gun, thấy họ sử dụng chiến thuật này để bắn hạ phản lực cơ chiến đấu của Hoa Kỳ.


Sự nhanh nhẹn của MiG-21 và chiến thuật của không quân Hà Nội trong các cuộc tấn công cắt giảm tốc độ cao từ phía sau dưới sự kiểm soát của Ground Control Interception (GCI) đã đặt ra một thách thức khó khăn cho các phi công Mỹ, bằng cách dàn dựng các cuộc tấn công theo đội hình lớn từ Thái Lan bay gần giống tuyến đường và thời gian trong ngày cho phép không quân Hà Nội thách thức họ bằng một lực lượng tương đối nhỏ gồm 15 hoặc 16 máy bay chiến đấu MiG-21 được sử dụng làm máy bay đánh chặn phòng thủ điểm. Mình có kể căn cứ Lima LS 86 tại Lào, nhằm giúp máy bay mỹ bay từ Thái Lan qua Lào để đánh bom tại Bắc Việt.  


Các phi công Mỹ bị hạn chế bởi các quy tắc giao chiến của tòa Bạch Ốc và bị cản trở bởi phi công địch theo du kích chiến trên trời, chỉ giao chiến khi tình hình lý tưởng cho họ, phục kích để tấn công rồi chạy. MiG-21 là một mối đe dọa nguy hiểm đối với Phantoms, còn là mối đe dọa lớn hơn đối với mục tiêu chính của nó, những chiếc máy bay ném bom F-105 Thunderchief tương đối chậm chạp, chứa đầy bom, thực hiện phần lớn các nhiệm vụ tấn công và ném bom trong nội địa Bắc Việt Nam trong Chiến dịch Rolling Thunder.

Phản lực cơ F-105 Thunderchief, xem hình chỉ thấy có 14 quả bom


"Chiến dịch Bolo" được đưa ra để đối phó với mối đe dọa MiG 21. Nếu F-4 mà thua Mig 21 thì không ai dám mua F-4 nữa. Kể từ tháng 10, những chiếc F-105 đã được trang bị các thiết bị gây nhiễu radar QRC-160 đã giúp chấm dứt tổn thất trước hoả tiễn phòng không, nhưng Hà Nội đã chuyển các cuộc tấn công hoả tiễn SAM qua các phản lực cơ Phantoms, thiếu các thiết bị này. Các quy tắc giao chiến trước đây cho phép F-4 MiGCAP (Combat Air Patrol) hộ tống các chiếc F-105 xâm nhập và rút ra khỏi khu vực mục tiêu đã được sửa đổi vào tháng 12 để hạn chế sự xâm nhập của MiGCAP vào phạm vi bao phủ của SAM.


Do đó, khả năng đánh chặn của MiG đã tăng lên, chủ yếu là do MiG-21 sử dụng chiến thuật đánh và chạy tốc độ cao chống lại đội hình F-105 đầy bom, và mặc dù chỉ có hai máy bay ném bom bị bắn rơi, nhưng mối đe dọa đối với phi đội được coi là nghiêm trọng. Việc ném bom các phi trường của Bắc Việt vẫn bị cấm vào đầu năm 1967, và chỉ huy cánh TFW thứ 8, Đại tá Robin Olds đã đề nghị một cuộc phục kích trên không như một biện pháp tốt nhất để giảm thiểu mối đe dọa cho các máy bay ném bom.


Đại tá Robin Olds là chỉ huy của phi đội chiến thuật số 8 và là một phi công chiến đấu giàu kinh nghiệm. Ông ấy được cử đến Đông Nam Á để phục hồi màn trình diễn của TFW thứ 8 và đã làm như vậy tự lái máy bay dẫn phi đội của ông nghênh chiến thay vì ngồi ở phòng chỉ huy. Năm ngày sau khi Ông đến Ubon, Lực lượng đặc nhiệm thứ 8 đã mất một chiếc F-4C do trúng hoả tiễn từ một chiếc MiG-21, tổn thất đầu tiên F-4 trong chiến tranh. Điều này xảy ra sau hai trận thua khác của F-4 trước MiG trong hai tuần trước khi Olds nắm quyền chỉ huy - bằng với số lượng F-4 bị mất trong 12 năm trước đó. Olds tin rằng các phi công của ông có thể đối đầu với MiG-21 và chiếm ưu thế nếu những chiếc MiG được đưa lên không trung theo các điều kiện đồng đều. Ý tưởng cho Chiến dịch Bolo tương đối đơn giản: Làm cho chiếc Phantom F-4 trông giống như chiếc F-105 chở đầy bom cồng kềnh và dụ những chiếc MiG vào một cuộc không chiến kéo dài khiến những chiếc MiG-21 hết nhiên liệu vì không phải bay xa nên chỉ đỗ xăng ít và thời gian bay. Họ để Phantom quần gần phi trường quân sự của không quân Hà Nội, không cho đáp xuống khi gần hết nhiên liệu.

Phi trường Phúc Yên (người Mỹ gọi) còn Hà Nội gọi Đa Phúc, nay là Nội Bài


Olds giao việc lập kế hoạch cho Chiến dịch Bolo cho bộ tứ sĩ quan cấp dưới kỳ cựu của phi đội ông: sĩ quan chiến thuật Đại úy John B. Stone, Trung úy Joseph Hicks, Trung úy Ralph F. Wetterhahn và Thiếu tá James D. Covington. Làm việc trong điều kiện an ninh chặt chẽ nhất, các phi công được chỉ định thực hiện nhiệm vụ sẽ không được thông báo cho đến ngày 30 tháng 12. 24 tiếng trước khi chiến dịch Bolo được thi hành.


Nhóm đã lên kế hoạch cho một nhiệm vụ phối hợp bởi "lực lượng phía tây" gồm 7 chuyến bay F-4C từ Lực lượng đặc nhiệm thứ 8 tại Ubon và "lực lượng phía đông" gồm 7 chuyến bay F-4C từ Phi đội tiêm kích chiến thuật 366 đóng tại Đà Nẵng, căn cứ, Nam Việt Nam. Cuối cùng thì phi đội từ Đà Nẵng không tham gia chiến dịch vì thời tiết xấu, không cất cánh được. Nếu được chắc hôm ấy, tất cả Mig 21 của Hà Nội đã bị bắn hạ.


Lực lượng phía tây sẽ mô phỏng lực lượng tấn công F-105 trong khi lực lượng phía đông sẽ bao phủ các sân bay thay thế và cung cấp một rào cản chống lại các máy bay MiG đang cố gắng chạy sang Trung Quốc như mọi lần khiến phi công mỹ không thể truy kích vì bị hạn chế, sợ Trung Cộng nhảy vào cuộc chiến. Lực lượng đặc nhiệm cũng bao gồm 6 chuyến bay F-105 để bảo vệ hỏa tiễn phòng không SAM, hỗ trợ radar trên không bằng máy bay College Eye EC-121 và hỗ trợ gây nhiễu radar bằng EB-66, được hộ tống bởi bốn chuyến bay F-105 của TFS thứ 435 tại Ubon .


Giới tham mưu xác định rằng nếu những chiếc MiG mắc bẩy bay lên, thời lượng nhiên liệu của chúng từ khi cất cánh đến khi hạ cánh sẽ kéo dài tối đa là 55 phút. Thời gian đến của các chuyến bay F-4 qua các sân bay mục tiêu được đặt cách nhau 5 phút để bảo đảm phạm vi phủ sóng liên tục và tối đa cơ hội tham gia vào khu vực mục tiêu, đồng thời khiến những chiếc MiG chưa bị hạ, hết nhiên liệu bằng cách ngăn chúng hạ cánh. Nhiệm vụ cũng được lên kế hoạch, không có máy bay Hoa Kỳ nào khác có mặt trong vùng, cho phép ba chuyến bay đầu tiên của F-4 giao chiến "không có hoả tiễn" mà không cần phải xác định mục tiêu trước theo yêu cầu của quy tắc giao chiến của Lực lượng Không quân 7. May là đã hạ Mig 21 nếu không thì Hoa Thịnh Đốn lại chửi.


Mọi thứ đều xoay quanh việc đưa những chiếc MiG lên không trung; nếu họ không cắn câu, thì kế hoạch sẽ không thành. Để đánh lừa quân Bắc Việt, lực lượng phía tây phải bay cùng đường bay, độ cao và tốc độ với F-105, sử dụng cùng đường bay và độ cao tiếp nhiên liệu trên không, đồng thời sử dụng biệt ngữ F-105 trong liên lạc bằng giọng nói. Các chuyến bay vẫn được gán tên gọi MiGCAP trong suốt cuộc chiến, là tên của những chiếc ô tô do Mỹ sản xuất: Olds, Ford, Rambler, Lincoln, Tempest, Plymouth và Vespa.


Những chiếc F-4 được trang bị các thiết bị phá rối QRC-160 thường chỉ được trang bị bởi những chiếc F-105, do đó chữ ký điện tử của chúng sẽ giống nhau và những chiếc F-4 cũng sẽ bay theo đội hình không linh hoạt được sử dụng bởi máy bay F-4. Để bay chậm như F-105, các phi cơ phải gắn trên một trong các giá treo cánh của thùng nhiên liệu, buộc những chiếc F-4 phải mang một thùng nhiên liệu ở giữa.


Kế hoạch hành quân được trình bày với Tướng William Momyer, chỉ huy Lực lượng Không quân 7, vào ngày 22 tháng 12 năm 1966. Momyer chấp thuận kế hoạch, kế hoạch này được đặt tên là "Bolo", theo tên của loại dao rựa chặt mía được dùng làm vũ khí của Phi luật Tân. Sắc bén và chết người, bolo của Philippines trông không phải là vũ khí cho đến khi đối thủ bị kéo đến quá gần để tránh né. Đây là mục đích của kế hoạch - thu hút các máy bay MiG vào vùng tiêu diệt của Phantoms và tấn công trong khi Bắc Việt vẫn đang mong tìm thấy những chiếc F-105 dội bom ít nguy hiểm hơn để bắn hạ như các lần trước.


Đại tá Olds cũng giao nhiệm vụ cho các đội bảo trì của mình kiểm tra, làm sạch và sửa chữa tất cả các thiết bị trên chiếc máy bay được giao nhiệm vụ, một nhiệm vụ kéo dài vài ngày. Ngay sau khi những chiếc F-4 được trang bị Pod đối phó điện tử QRC-160, ngày tấn công được ấn định vào ngày 1 tháng 1 năm 1967. Ngày đầu năm 1967.


Chiến dịch bị trì hoãn vì thời tiết xấu và được dời lại vào ngày 2 tháng 1. Nhiệm vụ khởi hành từ Ubon, Thái Lan vào chiều hôm đó sau một giờ bị trì hoãn, và Olds, dẫn đầu chuyến bay đầu tiên, đã đến căn cứ không quân Phúc Yên (mỹ gọi) còn Hà Nội gọi Đa Phúc, nay là Nội Bài vào lúc 15:00 giờ địa phương. Bay về phía đông nam trên đường xâm nhập mà F-105 sử dụng, không có phản ứng phòng thủ nào, và Olds nhận thấy rằng một tầng mây dày bao phủ khu vực bên dưới, che khuất mọi tầm nhìn của máy bay MiG cất cánh. Nghĩ là Hà Nội không cho Mig lên bắn hạ.


Olds không biết, bộ điều khiển GCI của Bắc Việt Nam đã hoãn cất cánh khoảng 15 phút vì trời u ám. Ông ta đảo ngược hướng đi và bay về phía tây bắc. Ba phút trôi qua mà không liên lạc được, và khi phi đội của Ford gần đến khu vực mục tiêu, những chiếc MiG đầu tiên xuất hiện từ những đám mây bên dưới.


Cuộc tấn công đầu tiên diễn ra khi phi đội thứ hai của những chiếc F-4 cũng đang tiến vào khu vực. Phi đội của Olds ngay lập tức thả các thùng nhiên liệu gắn thêm để bay chậm như F105 và đốt cháy nhiên liệu phụ để giao chiến với ba chiếc MiG, mặc dù xuất hiện một cách ngẫu nhiên, nhưng thực tế đã để chiếc đầu tiên xuất hiện ở vị trí "sáu" (phía sau) của chuyến bay và hai giây tiếp theo sau đó ở vị trí "thứ mười". " (phía trước bên trái), trình bày một chiếc MiG với giải pháp bắn đuôi và gây bất ngờ chiến thuật. Cả ba chuyến bay giao chiến với MiG sau đó đều báo cáo đã thi hành chiến thuật này. Mình đoán phi công gọi theo kim đồng hồ khi bay.


Olds 02, do người lập kế hoạch nhiệm vụ Ralph Wetterhahn điều khiển, đã ghi bàn thắng đầu tiên bằng cách bắn chiếc MiG bằng AIM-7 Sparrow khi Olds 01, do Đại tá Olds điều khiển, bắn ba hoả tiễn nhưng không trúng đích. Ông ta giải thích:

Trận chiến bắt đầu khi những chiếc MiG bắt đầu ra khỏi lớp mây che phủ. Thật không may cho tôi, chiếc Mig 21 đầu tiên xuất hiện vào địa điểm 'sáu giờ' của tôi. Tôi nghĩ đó là một tình cờ hơn là một chiến thuật được lên kế hoạch. Thực tế là trong vài phút tiếp theo, nhiều chiếc MiG khác bắt đầu bay ra khỏi đám mây từ các vị trí khác nhau.


Tôi may mắn. Máy bay F-4 phía sau tôi đã nhìn thấy những chiếc MiG và cố gắng chuyển hướng sự chú ý của nó. Tôi lao sang bên trái, đủ mạnh để tránh làn đạn của chiếc máy bay này bắn Mig 21, hy vọng rằng phi công bên cánh của tôi sẽ bảo vệ anh ta. Trong khi đó, một chiếc MiG khác ra khỏi đám mây, quay rộng khoảng '11 giờ' của tôi ở khoảng cách 2.000 thước Anh, đi vào mây và tôi cố gắng đi theo.


Chiếc máy bay địch thứ ba xuất hiện ở vị trí '10 giờ' của tôi, từ phải sang trái: nói một cách đơn giản, gần như theo hướng ngược lại. Chiếc MiG đầu tiên lao vút đi và tôi kích hoạt bộ phận đốt sau để vào vị trí tấn công chống lại máy bay MIg 21 mới xuất hiện này. Tôi bay máy bay của mình một góc 45 độ, bên trong ngã rẽ của chiếc Mig đang rẽ sang trái, vì vậy tôi kéo cần sang phải. Nhờ thao tác này, tôi thấy mình ở trên anh ta, lộn ngược một nửa. Tôi giữ nó cho đến khi chiếc MiG quay xong, tính toán thời gian để nếu tôi tiếp tục quay phía sau anh ta, tôi sẽ bám vào đuôi anh ta, với góc lệch 20 độ, ở khoảng cách 1.500 thước. Đó chính xác là những gì đã xảy ra. Phi công Mig chưa bao giờ nhìn thấy tôi. Đằng sau và thấp hơn anh ấy, tôi có thể nhìn thấy rõ hình bóng của phi công Hà Nội dưới ánh mặt trời khi tôi phóng hai chiếc Sidewinder. Một hoả tiễn xé toạc cánh phải của chiếc Mig 21. (Xem chi tiếc của hơn kể sau)


Đọc tài liệu mỹ, mình mò thêm tài liệu của Hà Nội để đối chiếu. Tải lên đây để có thêm phần lịch sử do hai bên kể lại.

Ngày 2-1-1967, chủ trì kíp trực tại Trung đoàn 921 là trung đoàn trưởng Trần Mạnh, phó trung đoàn trưởng Đỗ Hữu Nghĩa, trực ban dẫn đường Lê Thành Chơn, Lê Thiết Hùng. Vào buổi trưa, khi phát hiện nhiều tốp mục tiêu bay vào hướng Phú Thọ, có thể sẽ đánh Hà Nội, Trung đoàn 921 xin xuất kích.

Lúc 13g46, biên đội MiG-21 thứ nhất, gồm Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Đăng Kính, Bùi Đức Nhu. Tất cả bốn chiếc MiG đều đeo tên lửa R-3S cất cánh, xuyên mây lên Phù Ninh thì gặp tốp bốn chiếc F-4 từ Phú Thọ vào, biên đội bám theo đến phía tây sân bay lại gặp bốn chiếc F-4 khác. Số 1 Vũ Ngọc Đỉnh tăng lực đuổi theo, tốp F-4 lập tức cơ động đan chéo rất quyết liệt khiến Đỉnh không có điều kiện phóng được tên lửa. Khi Đỉnh quyết định vòng trái quay về, thấy hai chiếc F-4 phía sau đã phóng tên lửa, Đỉnh không kịp cơ động tránh, máy bay bị trúng tên lửa chấn động mạnh không điều khiển được, Đỉnh quyết định nhảy dù.

Số 3 Kính sau khi phát hiện tốp bốn chiếc F-4 khác đã quyết định bám theo, bốn chiếc F-4 tăng tốc kéo cao. Một phi công trong đội hình Ford đã thông báo cho số 1/Olds biết có MiG xuất hiện. Đại tá Olds bám theo, phóng ra hai quả tên lửa Sparrow và một quả Sidewinder về phía chiếc MiG-21. Chỉ trong tích tắc, chiếc MiG của Kính bị chấn động mạnh, anh biết máy bay đã bị trúng tên lửa nên quyết định nhảy dù. Theo mô tả các tình tiết của trận đánh, nhiều khả năng chiếc F-4C do đại tá Robin Olds điều khiển đã phóng ra hai quả AIM-7 nhưng không trúng mục tiêu, sau đó R.Olds đã chuyển công tắc sang tên lửa nhiệt (heat) và phóng ra quả AIM-9B, quả tên lửa này đã nổ bên cạnh máy bay của Kính.

Hai chiếc MiG-21 số 2 và số 4 sau khi bị mất đội với số 1 và số 3 đã đuổi theo và quần nhau với các máy bay F-4, nhưng do phía F-4 số lượng đông, liên tục phóng tên lửa nên cả hai phi công cũng đã bị trúng tên lửa. Như vậy, đội hình MiG-21 sau khi lên khỏi mây đã bị kẹp vào giữa, cả bốn chiếc đều trúng tên lửa của đối phương.

Lúc 13g55, sở chỉ huy lệnh cho biên đội thứ hai gồm Nguyễn Ngọc Độ, Đặng Ngọc Ngự, Đồng Văn Đe và Nguyễn Văn Cốc cất cánh (hai chiếc MiG-21 của Ngự và Cốc đeo rocket). Sau khi lên khỏi mây, biên đội đang bay độ cao 3.000m, Đe hô phát hiện mục tiêu, vòng trái gấp. Lúc này số 1 Độ cũng phát hiện mục tiêu, vứt thùng dầu phụ, vòng trái. Sau khi vòng một vòng, Độ thấy F-4 bắn hai phát tên lửa về phía đội hình MiG, Độ quyết định bám theo hai chiếc phía trước, đến cự ly 2.000m điểm ngắm ổn định, Độ ấn nút phóng một quả tên lửa, nhưng sau khi phóng thấy máy bay xoay nghiêng và mất độ cao, Độ quyết định nhảy dù và tiếp đất ở thôn Nam Liên, Sơn Dương, Tuyên Quang. Trong khi đó các số 2,3,4 của biên đội MiG thứ hai đã quần nhau với F-4 rất quyết liệt, nhưng cả hai phía đều không chiếm được vị trí để không kích, cả ba chiếc MiG-21 đành quay về sân bay.

Bài học sau chiến dịch Bolo

Ông Trần Mạnh, người chỉ huy trận không chiến ngồi tại bộ chỉ huy trong khi ông Olds thì lái máy bay đi đầu và bắn hạ được một chiếc Mig 21 mà Hà Nội đã tường thuật. Không biết số phận của ông Trần Mạnh ra sao sau cuộc không chiến. Ai biết cho em xin


5 chiếc MIG-21 bị bắn rơi. Một tổn thất lớn.

Trận này phía không quân Mỹ đã thực hiện có thể nói là thành công chiến dịch Bolo. Tuy nhiên, không quân VN không giấu giếm thất bại mà qua trận này (và trận sau đó ngày 6-1) đã quyết định dừng bay MiG-21 đến ngày 23-4-1967, rút kinh nghiệm rất nghiêm túc, chỉ ra nguyên nhân, bài học và tìm ra phương án đối phó với các thủ đoạn chiến thuật mới của không quân Mỹ, sẵn sàng cho các trận đánh tiếp theo.

Bài học là gì?

Trận ngày 2-1-1967, không quân Mỹ triển khai chiến dịch Bolo rất bài bản, giữ bí mật ý đồ tác chiến nên đã gây bất ngờ cho không quân VN. Các phi công Mỹ tham gia trận không chiến được tập trung nghiên cứu kỹ mọi chi tiết của chiến dịch, cách sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử, cách nghi binh, sử dụng vũ khí. Để nghi binh đánh lạc hướng hệ thống rađa của miền Bắc VN, không quân Mỹ sử dụng kết hợp bố trí đội hình (đội hình bay, thời gian cất cánh, tốc độ, độ cao) và các thiết bị tác chiến điện tử, gây nhiễu (máy bay F-4 đeo khối ECM Pod với thiết bị gây nhiễu QRC-160 Jamming Pod, giống các máy bay F-105). Khi chiến dịch bắt đầu, các máy bay tiêm kích Mỹ bay trực chiến trên mây ngay trên vùng trời sân bay, sẵn sàng tấn công khi các máy bay MiG-21 mới xuyên mây lên chưa tập hợp xong đội hình.

Phía không quân VN, sau những trận thắng lợi cuối tháng 12-1966 của MiG-21, đã không nắm được ý đồ của địch, lại có tư tưởng nóng vội muốn phát huy tiếp các chiến thắng của tháng 12-1966 bằng cách đánh chặn các tốp cường kích. Nhưng các tốp F-4 của đại tá R.Olds đã bay vào ở độ cao thấp khiến rađa của Bắc VN không phát hiện được, khi qua dãy Tam Đảo đã triển khai bay phục kích MiG-21 ở ngay hai đầu sân bay trước khi các tốp F-4 với cấu hình giống F-105 bay vào. Khi MiG-21 cất cánh để đi đánh chặn đã bị phục kích bất ngờ, chịu tổn thất ngay khi mới cất cánh lên.

Phi công của Hà Nội thấy quân phục của họ có lót phần màu đậm che hạ bộ và hai đầu gối. Có bác nào hiểu lý do thì cho em xin

Đây cũng là bài học về công tác tình báo và hoạt động cảnh báo của hệ thống rađa, cũng như đánh giá đúng những thay đổi trong ý đồ chiến thuật của không quân Mỹ. Theo nhận xét của một số tài liệu của không quân VN thì nguyên nhân là do “không nắm được ý đồ của địch, cho cất cánh chậm, lại có tư tưởng nóng vội nên chỉ trong hai ngày 2-1 và 6-1, Trung đoàn 921 xuất kích ba biên đội, không bắn rơi địch, ta tổn thất bảy máy bay và một phi công hi sinh...”. Một tài liệu khác thì đánh giá nguyên nhân: “... Chúng ta không phát hiện ra chúng đã chiếm độ cao ưu thế. Đây là bài học lớn cho công tác nắm địch, không những cho cán bộ chỉ huy các cấp mà cho cả đội ngũ phi công, dẫn đường, sĩ quan tham mưu của ta, khi máy bay ta mới cất cánh xuyên mây lên, chưa kịp tập hợp đội hình, tốc độ còn chậm, khó cơ động, lại bị bất ngờ không tránh được tên lửa địch, vì vậy tổn thất khó tránh...”.

Ai buồn đời lên YouTube xem phim tuyên truyền của Hà Nội cho rằng chiến dịch Bolo gặp quả đắng, phe ta lật ngược thế cờ khiến Mỹ tái mặt kinh.

Hôm trước có xem một đoạn phỏng vấn của đài truyền hình VTV, do nhạc sĩ Tuấn Khanh tải lên, họ hỏi các giới trẻ tại Việt Nam, mình đoán là tại Hà Nội vì giọng miền Bắc. Câu hỏi là Quang Trung và Nguyễn Huệ là ai. Có nhiều giới trẻ khẳng định 100% là anh em, bố con, bạn bè,… khiến mình giật mình. Lý do là lịch sử được giảng dạy tại Việt Nam ra sao mà giới trẻ không biết câu trả lời này. Nếu hỏi nông dân như mình thì còn tin, đây là giới tinh hoa của Việt Nam ngày nay ở thủ đô.

Được biết qua chiến dịch Bolo, Hà Nội có 16 chiếc Mig 21. Trong một ngày, 9 chiếc tham dự trận không chiến đã để mất 6 chiếc bị bắn rơi, xem như 2/3 phi đội, còn lại 10 tổng số Mig 21. Kinh


Từ đó họ và thành lập chiến dịch núp trong mây, tắt máy đợi phi cơ mỹ đến là lấy AK ra bắn rơi như sung. Mình có xem YouTube, họ phỏng vấn phi công của Hà Nội, giải thích như thế.  Chán Mớ Đời 


Nguyễn Hoàng Sơn