Đà Lạt tân đại

Sáng nay, dậy đi tập võ từ 5:30 sáng về thì nhận tin tức thiên hạ gửi hình ảnh về Đà Lạt bị sụp tường talus như mấy năm trước, ở đường Khe Sanh, gần xóm Bà Thái ngày nào. Mình chỉ ngạc nhiên là các vụ sạt lỡ ít xẩy ra vì khi về Đà Lạt, mình có tò mò đi xem máy chỗ họ lấy đất đồi để làm nhà khiến mình thất kinh. 


Mỗi lần về Đà Lạt thăm nhà, có anh bạn chở lòng vòng viếng Đà Lạt thì mình thất kinh vì dân cư gia tăng, họ lấy đất của đồi để xây nhà. Ở ngoài Đà Lạt thì toàn là vườn che nylon nên không biết nước mưa xuống trôi về đâu. Nói chung cây cối là họ chặt xem như hết. Thời Việt Nam Cộng Hoà thì trồng cây khắp nơi, nay thì chặt hết tàn tích của chế độ cũ.

Hình vẽ của một đứa bé

Điển hình là đường Hai Bà trưng, xung quanh khu nhà mình. Lần cuối về, thấy họ lấy đất của đồi để xây nhà sâu vào trong đối diện nhà ông Lào. Thấy họ làm talus bằng đá ong hay bê tông rất sơ sài. Mình lo ngại nhất là kỹ thuật của họ xây, rất đơn sơ lại không để các lỗ thoát nước. Mình đi xuống cầu Cẩm Đô, toàn là nhà. Họ lấy đất của cái đồi lên nhà thương cao vời vợi để xây nhà nên mình hơi lo cho gia chủ vùng này vì một ngày đẹp trời, trời mưa nhiều là mệt. Lý do là cây cối khi xưa đều bị chặt hết để lấy đất.


Thường các talus được xây thì người ta phải để mấy ống nước có lỗ nhỏ phía sau tường để nước thấm đất, tự nhiên tìm ra chỗ khác, chảy rỉ qua các lỗ của ống nước rồi được dẫn về các nơi có lỗ hổng để chảy ra ngoài trời, để tránh nước đọng, sẽ làm bể tường.

Hình như có căn nhà mấy tầng đang xây cất. Họ xây cái talus trên cao, còn phía dưới thì không. Xem hình thì trên tường kè còn lại, không thấy các lỗ để thông nước bị ứ đọng phía sau tường. Lần trước về, mình có thấy trên đồi cạnh hồ Tuyền Lâm, có một biệt phủ của ai, chặt cây trong khu đất của họ để mọi người nhìn thấy biệt phủ. Khi cây bị chặt thì không có gì giữ nước, từ từ đất sẽ bị thấm nước lâu, sạc lỡ.

Đà Lạt nếu mình không lầm các đồi đều là đất sét, càng nguy hiểm nữa vì không giữ nước lâu. Mấy căn nhà to đùng mấy tầng xem như là đập đi, không dám xây lại. Mình không hiểu kỹ sư hay kiến trúc sư thiết kế, tính toán ra sao mà cho làm cái tường kè cao 35 mét cao. Họ chỉ làm 2 thang cấp talus đâu 10 mét trên đồi, (phỏng theo căn Nhà đang xây độ 3-4 tầng) còn phía dưới lại không có talus, nơi mà cần nhất, xem như cái móng của tường trên cao. Mấy người ở miền thượng du, làm các thang cấp để trồng lúa. Đà Lạt có thể làm kiểu đó thì bớt nguy hiểm bị lỡ đất. Chán Mớ Đời 


Ở gần nhà mình trên con đường Cannon, cách đây 10 năm, có vụ sạt lỡ cái đồi. Có tên nào sử dụng các loại gạch bằng xi măng để làm tường chắn thay vì đổ bê tông như trước đây. Xui cho là năm ấy bị El nino nên mưa nhiều thế là bị sạt lỡ, tên thầu khoán phải đền mấy triệu. Chắc bỏ chạy nên thành phố phải làm lại.

Tội tiền của bỏ ra để xây căn nhà cho mấy đời sau.

Vấn nạn của Đà Lạt là không có hệ thống hạ tầng cơ sở về ống cống thoát nước dơ. Mình có hỏi người Đà Lạt mà không ai có thể trả lời. Các cầu tiêu khi xưa, mình nhớ làm các hầm phốt để chứa, khi đầy thì kêu xe đến hút đem đi. Nay thì mình không biết họ có làm hệ thống như tại Hoa Kỳ, là gắn cái ống nước thải từ nhà chảy ra đường, gắn vào một ống cống to đùng, chảy về chỗ nào để tái sinh nước để tưới cây cối, công viên rồi thải những gì còn lại ở đâu đó. Vườn mình ở Riverside, không có vụ này nhưng ở Quận Cam thì có đầy.

Toàn là nylon, phản áng sáng mặt trời nên làm không gia nóng. Vấn đè là không biết nước mưa trôi về đâu. Họ có trữ lại để tưới vườn hay không.


Thời mình ở Đà Lạt, lấy thí dụ khu vực nhà mình ở Hai Bà Trưng. Nước mưa trên cao chảy xuống đường Hai Bà Trưng, có một cống rãnh bên dãy nhà số lẻ. Cống rãnh này chảy xuống vườn cạnh nhà ông Ngọc số 49. Chỗ này có ông cống chảy dưới đường qua nhà ông cảnh sát, chảy ra suối, chảy về Lò Gạch rồi Cam Ly. Tương tự phía bên Phan Đình Phùng, nước từ Hàm Nghi chảy xuống hệ thống cống rãnh ở đường Phan đình PHùng rồi chảy xuống con suối chỗ vườn ông Ba Đà,… rồi chảy về Lò Gạch, rồi Cam Ly. Phía khu Hoà BÌnh thì chảy xuống Duy Tân, Mình Mạng, còn dưới chợ thì nước cống chảy ra ấp Ánh Sáng nơi cái suối, chảy về Cam Ly do đó thác Cam Ly rất hôi vì bao nhiêu cống rãnh Đà Lạt chảy về đây.

Từ từ họ chặt hết cây, xây talus, đào đất xây nhà rồi bội sạt lỡ phái dưới thì ống cống chảy xuống. Xong om


Chỉ nghe nói là hồ Xuân Hương ngày nay rất hôi, vì bao nhiêu cống rãnh đều tuôn ra đó. Cứ tưởng tượng khu Chi Lăng đỗ xuống hồ Than Thở, còn từ nhà ga xe lửa, Phan Chu Trinh thì bao nhiêu cống rãnh chảy ra con suối chảy về ra hồ Xuân Hương. Các khu vực cạnh grand lycee nay nhà cửa mọc lên nhiều, cống rãnh sẽ thoát ra hồ. Du khách ra Thuỷ Tạ, Thanh thủy, đi pédalo, tha hồ mà hít mùi thối của thị dân Đà Lạt.

Có tấm ảnh mình hơi ngại ngờ là Photoshop nhưng nếu thiệt thì hồ Xuân Hương lãnh nợ. Không thua gì năm 1932, khi bão lụt làm cái đập vỡ.

Mình có thấy mấy tấm ảnh Đà Lạt bị lụt. Những nơi trên cao thì không bị vấn đề này nhưng các vùng thấp như Phan Đình PHùng, Cường Để, Hoàng Diệu thì mình đoán sẽ gặp cảnh này vì bao nhiều nước trên cao đỗ xuống mà không có hệ thống thoát nước. Nhớ đi Saudi Arabia, họ có làm các ống cống to đùng nhưng ít mưa, cát chui vào lấp đầy. Thế là khi mưa là bị ngập. Chán Mớ Đời 

Tấm này mới nhận được rõ hơn

Đà Lạt nay đông dân cư. Đi taxi là nghe mấy bác tài kể là có họ hàng ở đây nên bỏ Bắc vào đây kiếm ăn nên cần nhà cửa thêm. Đất chỉ có chừng đó thì họ cứ đào đất xây nhà không có hạ tầng cơ sở để giải thoát các chất dơ, nước bẩn thì sớm muộn gì cũng có vấn đề.

Mình đoán là những gì còn lại của cái talus. Nếu họ xây talus kiểu này thì sai và thiếu cây sắt thêm đổ thiếu xi măng là ngọng. (Hình do mấy người quen ở Đà Lạt gửi cho)
Hóa ra họ xây tường talus để xây nhà phía trên thì bị sạt lỡ.

Ở Cali này, theo chính phủ cho biết, cần thêm 5.5 triệu căn hộ để có thể chứa đủ số dân cư ở đây, vừa di dân lậu vừa người Mỹ. Chính phủ tiểu bang ra sắc lệnh, bắt các thành phố chia lô thêm để xây nhà nhưng các tỉnh cứ trơ trơ ra vì họ không muốn phá vỡ môi trường sinh thái. Họ biết là phá vỡ, xây cất thêm sẽ giết chết môi trường. Con cháu họ sẽ gánh hậu quả.

Đây là một cảnh người Đức đã phá bê tông để làm công viên, trồng cây giúp bảo vệ môi trường sinh thái
Đây là những sai lầm khi phát triển đô thị của Tây phương. Nay họ giác ngộ sai lầm và tìm cách sửa chửa lỗi lầm


Muốn cứu Đà Lạt chỉ có cách là không cho xây cất thêm, dời trung tâm hành chính về Bảo Lộc cho gần phi trường Long Thành trong tương lai. Từ từ sửa chửa lại hạ tầng cơ sở Đà Lạt được xây cất từ thời Tây, thời Việt Nam Cộng Hoà có làm chút chút nhưng vì chiến tranh và mấy ông kẹ phá. Họ đặt Mìn phá cái đập Đa Thiện nhưng nhờ Việt Nam Cộng Hoà xây kiêng cố, nay thì họ phá vô tư. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hoa lạc giữa rừng gươm


Đi Yellowstone về, buồn đời mình kể chuyến đi vừa qua, rồi leo lên giường ngủ một mách. Đang lênh đênh về vùng bơ đây, ai mua bơ tui bán bơ cho thì mụ vợ đánh thức dậy. Đồng chí gái hỏi ôn viết cái chi mà tụi bạn tui kêu là ác mộng đi chơi với chúng. Anh phải nghĩ giấc mơ của mọi đàn ông là được đi chơi với 9 bà. Gươm lạc giữa rừng hoa nghe chửa.


Mình dụi mắt gật đầu, u châu u châu, rồi ngủ tiếp nhưng mụ vợ kêu dậy xoá bài đi. Đồng chí vợ kêu thì bắt bò dậy, mò cái iPad để xoá bài. Mình bò dậy, mới có mấy tiếng mà có đến hơn 1,000 người đọc, mụ vợ lại kêu xoá là sao. Thôi xoá bài để mụ cho ngủ lại. Vợ mình thì chả bao giờ đọc bờ lốc của mình. Đó là cái may mắn vì nếu không mụ sẽ kiểm duyệt, định hướng dư luận, xoá bài hết vì kêu mình viết ba láp ba sàm. Nhưng mụ có một đám bạn nằm vùng trên mạng, các chiến sĩ an ninh mạng của mụ, dò xét tư tưởng của mình, có bị thế lực thù địch tuyên truyền lôi kéo, chống đối lại tư tưởng lãnh đạo của đồng chí vợ, rồi báo cáo khi có mầm mống chống lại đường lối của thủ trưởng tại gia. Chán Mớ Đời 

Hoa lạc giữa rừng gươm

Mụ vợ kêu gươm lạc giữa rừng hoa, thơ của ông Nguyễn Vỹ mà khi xưa mình có mượn cuốn Tuấn chàng trai nước việt của Phạm Minh Tuấn, nhà cạnh ông Ba Tây. Tên Tuấn nên để dành tiền mua bộ sách này. Mình chỉ mua được cuốn truyện cổ tích Sơn Tinh Thuỷ Tinh kể đi hỏi vợ, thuốc thằng bạn Thuỷ Tinh uống rượu cần đến say ngất cần câu, để thức dậy trễ, mình đã chớp con gái tù trưởng đi rồi. Gươm lạc giữa rừng hoa khiến mình choáng váng, toát mồ hôi hột.


Người Pháp có câu ngạn ngữ: phụ nữ từ 18-20 tuổi thì như Phi châu, sơ khai chưa được khai thác, phụ nữ từ 20-30 như Ấn Độ, bán khai, chưa được khai thác hoàn toàn, phụ nữ từ 30-50 thì như Hoa Kỳ, kỹ thuật hoàn hảo, còn từ 50 trở lên thì như Tây Bá Lợi Á, ai cũng khen đẹp nhưng chả ai dám vào. Ông Aleksandr Solzhenitsyn, đã đến đây và viết Quần Đảo Ngục Tù. Mấy bà nào được trăm Like, được khen đẹp, là biết trên 6 bó hết. Còn trên 8 bó là được triệu like khiến họ lầm tưởng họ vẫn còn đẹp, có giá như thời sơ khai phi châu. Thật là vi diệu. Càng già càng được khen như Tây BÁ Lợi á. Mình chưa bao giờ thấy ai còm trên mạng, kêu mấy bà trên 6 bó là xấu…..


Đi chơi 1 mình với 9 bà trên 6 bó, xem như đi cải tạo ở Tây Bá Lợi Á, nơi xa tít mù khơi mà mụ vợ lại kêu giấc mơ. Mụ lại kêu gươm lạc giữa rừng hoa, đúng hơn phải nói là Hoa lạc giữa rừng gươm mới đúng. Mình bị 9 cái gươm hư vô chém nát như tương suốt 9 ngày trời. Mình tưởng chỉ có đồng chí gái là nói và cấm mình đối thoại, đi chơi với mấy bà mới hiểu. 9 bà nói không ai nghe ai cả ngoại trừ mình ngồi hóng chuyện đàn bà. Chán Mớ Đời 

Trong cuốn Đắc Nhân Tâm, ông Dale Carnegie có nói đến 1 bà khen ông ta lịch lãm, nói chuyện hay vì suốt buổi ăn cơm, ngồi cạnh, ông ta không nói được một chữ, bà ta dành nói hết. Trong xe hay về nhà trọ, mình chỉ nghe mấy bà nói và hát. Hát mỏi mồm thì nói, nói mệt thì hát. Mấy bà hát thì áp tiếng nói của mấy bà đang cho xem hình ảnh cháu nội cháu ngoại nên họ phải nói to hơn các ca sĩ nghiệp dư, mấy người này lại rống to hơn, đang từ La thứ nhảy một cái lên La trưởng, khiến âm thanh nổi 9 chiều bay lòng vòng khắp xe. Ngoài ra mấy bà đem đậu lên xe ăn nên từ từ âm khí cường dương lên như âm thanh nổi 4 D, cảm giác mạnh. Xe chạy qua tiểu bang Nevada và Utah nên rất nóng, phải đóng cửa sổ, mở máy lạnh nên không khí không được tái sinh, thay đổi trong xe. Lâu lâu phải mở cửa sổ khe khe nhìn ra ngoài như các cô gái hồi giáo, ngồi sau rèm, hát anh còn nợ em hai tháng tiền nhà, tiền Child support.


Mình không cần uống cà phê, chỉ cần lên xe nghe 9 đài FM làn sóng ngắn một lúc. Khi ở nhà trọ, ngồi ăn cơm thì 9 bà cùng nói 1 lúc, không ai nghe ai. Ai cũng tự điều chỉnh âm thanh lớn hơn người nói bên cạnh. Mình chỉ ngồi như xem đánh bóng bàn, quẹo bên trái bên phải hay hơi bên trái hơi bên phải để nghe mấy bà, đầu thì gục gục gặc gặc vì họ nhìn mình như phân trần là không ai nghe họ cả. Ăn xong là mình chạy vào phòng đóng cửa. Kinh


Mình xin giới thiệu 9 đóa hoa trên 6 bó, từng người từ hoa lá cải đến hoa lá bàng. Người đầu tiên khiến mình chới với là một chị hoa vàng 7 bó. Lên đồ hiking leo núi như dân leo núi lần đầu thêm cầm hai cái gậy chống leo núi trong khi cả đám đi bộ dọc bờ sông. Cả đám nằm lăn nằm ngửa, chụp hình, chuyền điện thoại kêu chụp chụp tui. Bổng nhiên chị ta la thất thanh, điện thoại của em đâu rồi. Chị ta lớn nhất đám mà cứ xưng em như thể mấy bà mình quen, điện thoại kêu bé đây, dù là bà nội bà ngoại. Đồng chí gái kêu mình tháp tùng chị ta đi ngược lại để tìm điện thoại.

Khởi đầu, chị ta kêu đi lại khu vực cạnh bờ sông, nơi mấy bà La hét dành chỗ để chụp hình. Mò tới mò lui không thấy. Bổng chị ta đột phá tư duy kêu hay đi lại chỗ em và vợ anh mới đi tè khiến mình chới với vì không để ý đồng chí gái đi tè. Chỉ nhớ có mấy bà kêu anh Sơn xê ra chỗ khác để tụi này đi phục kích trong bụi.


Chị ta cầm hai cái gậy, quơ quơ bên trái rồi quơ quơ bên phải như đi bài bái tổ Song Phụng Kiếm của bà Bùi Thị Xuân. Rồi từ từ cuối xuống, đi chậm chậm như Marcel Proust tìm về dấu chân xưa. Lỗ mũi lâu lâu lại khét khét, lắc đầu. Bổng nhiên chị ta kêu không phải chỗ này, chỗ này vợ anh đái ở đây, em đái gần đây rồi cầm cái gậy, quơ quơ rồi lỗ mũi kêu khét khét rồi la lên đây rồi rồi. Nếu vợ mình kêu mất đồ là mình biết chỗ này.


Sau đó, đi kiếm nhóm kia thì chị ta cảm ơn đã đi theo vì lạ quê. Rồi chị ta kể lấy chồng từ năm 17 tuổi. Ông chồng tối tối mò nhưng chị ta không cho. Sau 3 tháng bắt đầu quen thì mới cho chồng thả gà ra đá. Rồi chị ta để năm một, một lúc 5 thằng con trai. Nay con dâu không chịu “để”. Chị ta nói giọng Bình Định nên phải để ý mới hiểu.


Mình nghĩ đây là một trong những mánh của phụ nữ Việt Nam dùng để dạy và kiểm soát chồng. Khi xưa, học việt văn, trong cuốn Đoạn Tuyệt, có đoạn khi Loan về nhà chồng thì được mẹ dặn là đợi thằng chồng cởi áo máng lên ghế rồi mới cởi áo của mình máng lên áo của Thân. Như vậy để làm cái huông mình đàn áp chồng đến khi cô ta lụi ông chồng vì không chịu cho ông ta rờ. Chắc mẹ chị ta kêu phải cấm không cho chồng rờ làm ăn liền đêm tân hôn để cho nó phải sợ. Lộn xộn là treo cờ đỏ. Kinh

Dạy chồng từ thủa bơ vơ lên giường

Một chị khác thì mình không nhớ đã gặp trước đây. Chị ta cứ hỏi mình có nhớ chị ta vì đã đi leo núi với một nhóm trước Covid. Nếu dưới 4 bó thì có thể chớ phụ nữ trên 5 bó, là Tây Bá Lợi Á nên mình ít khi để ý hay nhớ lắm. Tạm gọi là hoa đỏ hay hồng hoa. Theo những lời chị ta tự khai, mình đoán chị ta sinh tại Bắc Việt, bố mẹ gốc Khánh Hoà, tập kết nên chị ta nói giọng Bắc sơ tán. Chị này nói kinh khủng, cứ như cái loa phường ở quê mình, cứ 5 giờ sáng là bắt đầu phát thanh. Chắc ảnh hưởng của nền giáo dục Hà Nội.

Chị ta hay dành chỗ cạnh tài xế để ngồi, tuyên huấn mình. Có lần chị nói là có thấy chị thay đổi với lúc trước hay không. Lần trước đi Arizona với một nhóm, không đi chung xe, không ăn chung nên mình không để ý. Chị ta cứ nói ào ào như 999 bông hồng đỏ. Kinh


Hai chị khác thì thuộc dạng ngây thơ vô số tội. Hai chị cứ đi trước, không thông báo khiến mọi người nháo nhác đi kiếm nên bị thiên hạ đấu tố mà không biết, cứ xem hình trong điện thoại, đến khi có người mách thì mới hỏi gì thế cơ. Chán Mớ Đời 


1 chị thì đến từ San Jose, mình gặp lần đầu, chỉ nhớ chị ta kêu là khi xưa nhà làm hay bán bánh tráng nên biết cách nướng bánh tráng mềm. Chị ta nướng bánh tráng Quy Nhơn, làm bằng gạo lức và mè. Ăn cực đỉnh. 


Ngoài ra có 3 chị em đi chung, 1 chị từ Việt Nam sang nên tháp tùng đi với chị em tạo kỷ niệm. Chị này là bạn học thân với đồng chí gái từ trung học lên đại học tổng hợp. 3 chị em rất thích văn nghệ hát hò. Một người thì thích hát bản nhạc; em mãi là người đến sau. Lúc nào cũng ra bàn trễ nhất, lên xe hay xuống xe cũng là người sau cùng. Chỉ cần xem chị ta lên xe là biết mọi người đầy đủ an tọa. Một cô thì phụ mình lái xe, chạy nhanh bất chất có 9 sinh mạng khác trên xe. Một chị thì tập khí công và chánh niệm nên cứ đi 45 bước là ngồi xuống tập khí công, miệng kêu Chánh niệm.


Được cái là mấy bà này nấu ăn cực ngon. Khi đi chơi mình thích ăn đặc sản địa phương nhưng người Việt thường không thích thức ăn Mỹ. Con nít thì thích thức ăn Mỹ nhưng người lớn thì quen khẩu vị Việt Nam nên thèm ăn cơm. Mình có ông anh vợ, đi chơi xa dù ở Mễ Tây cơ, đều đem theo cái nồi nấu cơm, làm thức ăn, bỏ đông lạnh rồi đem theo lên máy bay. Sang đó, ở khách sạn sang nhưng trưa chiều là ăn cơm Việt Nam.


Họ bàn với nhau, người đem theo bún riêu, thịt kho trứng, miến gà,… ôi thôi ăn 2, 3 bữa mới hết một món. Họ quên đem theo chai nước mắm nên cứ than thở mỗi ngày. Mình tìm thấy chai tương ớt, chắc của đám người Việt nào trước đây để lại. Mình bị tào tháo rượt một bữa vì ăn bún riêu sau 4 ngày. Kinh. Nay gặp bún riêu là không dám rờ nữa. Mấy bà nấu ăn, mình chỉ đem rác đi đỗ cách nhà đồ 150 mét. Lý do là sợ gấu rừng đến ỉm thức ăn phá nhà. Lần đầu tiên mình thấy thùng rác có khóa.


Ở mấy ngày mà chả thấy dấu vết gấu rừng gì cả. Chắc chúng nghe 9 bà gấu mẹ vĩ đại nói to quá nên chúng sợ bỏ chạy hết. Nói chung là đi chơi khá vui, mình được trải nghiệm lần đầu một thân một mình nghe 9 bà tám cùng một lúc. Có nhiều chuyện để kể nhưng sợ lãnh đạo bắt xóa nữa nên không dám để thế lực thù địch manh nha các tư tưởng phản động, chống đối cách mạng.


Hồi nảy đồng chí gái kêu xem hình chúng thích quá, muốn đi, kêu em tổ chức đi lại. Mình chỉ biết, Chán Mớ Đời 


Đang chuẩn bị lên đường, đi nữa. Mình tưởng chỉ có mình, đồng chí gái và hai chị bạn đi Yosemite như năm ngoái. Nay lại có thêm 4 người. Hy vọng có ông thần nào đi theo nếu không lại quay về hoa lạc giữa rừng 7 gươm.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Leo núi làm gia tăng lượng đường trong cơ thể

 Sau 7 ngày leo đường mòn Saltakay-Inca đến Machu Picchu, đỉnh cao nhất là 18,600 bộ anh, còn toàn là đi xuống đến Machu Picchu là 7,970 cao bộ anh. Khi về lại Cali, mình lấy máu vì có hẹn với bác sĩ. Thay vì lượng Glucose xuống như mình nghĩ vì trong suốt chuyến đi, mình không ăn tinh bột, cơ thể xuống đâu 10 cân Anh, bụng thon lại khiến mụ vợ ganh tỵ. Khi xem kết quả thì thấy lượng đường của mình A1C lên như lên núi. Thế lầy nà thế lào?

Mình suy nghĩ là nếu không ăn tinh bột, không ăn đường thì cơ thể, sau khi tiêu thụ hết chất đường trong huyết quản, tự động cơ thể sẽ lấy chất béo ở bụng để đốt biến thành năng lượng cho cơ thể hoạt động như vậy lượng đường trong huyết quản của mình sẽ giảm vì sẽ bị đốt hết trước khi cơ thể lấy chất béo để tạo năng lượng. Đó là cách vô thất gián đoạn, intermittent fasting để giảm lượng đường và chất béo trong người. Đây thì mình xuống cân nhưng lượng đường lại gia tăng. Không hiểu. Trong khi đó bác sĩ mình lại kêu uống thuốc tiểu đường. Mình kêu cho mình một tháng rồi sẽ nghe lời. Xin nhắc lại các tiêu chuẩn ngày nay, bác sĩ dùng để cho thuốc.

Thí dụ bệnh tiểu đường loại II, trước đây được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL(7.8mmol/L). Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L) hay bớt 10%, lập tức có thêm 1.700.000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời). Từ 100mg/dl đến 125mg/dl, được xem là tiền tháo đường, bác sĩ bắt uống thuốc mệt thở để phòng ngừa. Cứ 3 tháng đến để bác sĩ kê toa lấy chút tiền.


Cholestérol: Năm 1998, ngạch mức từ 240mg/dL bị rút xuống còn 200mg/dL. Xem như gần 20%. Lập tức xã hội Hoa Kỳ có thêm 42.600.000 bệnh nhân có cholesterol cao trong máu. Các nhà bào chế có thêm được 86% “khách hàng” mới. Mình nghĩ trong tương lai, bọn công ty dược phẩm và ngành y khoa sẽ hạ xuống nữa và ai cũng phải uống thuốc để chúng giàu.


Mình thắc mắc vì một tháng sau đi lấy máu lại thì lượng đường xuống bình thường. Không hiểu lý do. Hôm trước, tình cờ nghe một ông bác sĩ trên một diễn đàn y tế, nói leo núi cao, phải cẩn thận nhất là các người bị tháo đường vì trên cao độ, lượng đường sẽ thay đổi vì thiếu oxygen. Tò mò mình đọc thêm tài liệu của NIH thì chới với.


Khi xưa, đi học, ông thầy giải thích là trọng lực khiến đa phần oxygen nằm dưới cao độ 18,000 cao bộ. Cơ thể chúng ta có thể hoà nhập với cao độ trong một thời ngắn. Do đó mới thấy mấy người leo núi Everest, đeo bình oxygen mệt thở.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen ngồi nhìn khu vực Machu Picchu từ đỉnh núi Picchu. Thấy mấy con đường để xe buýt chở du khách lên thăm viếng. Nhóm mình đi từ dãy núi phía sau. Leo lên cao nhất rồi từ từ đi xuống. Mấy ngày đầu chới với nhưng từ khi nhập vào đường mòn Inca thì dễ vì chỉ có đi xuống. Ai đi đây thì nên đi đường mòn Inca thôi, đừng có ngu dại đi từ Saltakay như mình. Một lỗi lầm lớn.

Khi đi bộ đường dài ở độ cao hơn, chúng ta sẽ nhận ra tình trạng tăng thông khí. Khi lên cao, ta thường thấy mình thở nặng nề và có thể cảm thấy dễ thở. Đối với hầu hết chúng ta sống gần mực nước biển. Khi ít oxy hơn, chúng ta bắt đầu tăng thông khí để giúp thải CO2 dư thừa (carbon dioxide) và tăng tỷ lệ không khí trong lành qua phổi. Khi PaCO2 (áp suất riêng phần của carbon dioxide trong máu) giảm xuống, độ pH tăng, chúng ta có thể bị nhiễm kiềm hô hấp. Điều này giảm dần theo thời gian do bài tiết bicarbonate ở thận, nghĩa là thận bài tiết bicarbonate dư thừa bằng cách giảm bài tiết ion hydro. Điểm này giúp mình ít để ý tới khi leo núi, hay bị mót tè.


Người ta cho rằng tình trạng thiếu oxy cấp tính (thiếu oxy) ức chế quá trình trao đổi chất oxy hóa trong khi tập thể dục, điều này buộc đẩy nhanh quá trình đường phân để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của cơ bắp đang co lại, gắng sức về thể chất thường làm giảm lượng đường trong máu.


Nghiên cứu được thực hiện ở độ cao cực cao cho thấy rằng những thay đổi về độ bão hòa oxy trong động mạch (về căn bản là ít oxy hơn trong động mạch của chúng ta) khi tiếp xúc ngắn hạn (<7 ngày) với độ cao làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, điều này có thể làm tăng sản xuất glucose ở gan (sản xuất glucose trong gan). Đây là lý do mà lượng đường của mình gia tăng.


Nồng độ máu:

Cơ thể chúng ta cũng phản ứng bằng cách tăng lượng huyết sắc tố trên mỗi đơn vị máu. Điều này dẫn đến khả năng vận chuyển oxy (O2) lớn hơn. Đây là lý do tại sao nhiều lực sĩ chọn tập luyện và hoặc ngủ ở độ cao, một loại doping tự nhiên. Các tuyển thủ bơi của Hoa Kỳ, đều tập dượt trước khi đi dự thế vận hội tại Colorado, ở trên núi giúp O2 được truyền tải nhiều hơn nên khi đi thi đấu thì họ khoẻ lắm. Tương tự khi đội tuyển túc cầu Mễ Tây Cơ thi đấu, họ đều cho thi đấu trên núi, các cầu thủ đối phương không quen ở cao độ, chỉ chạy độ 30 phút là ói burrito nên đa phần không có ai thắng đội tuyển nhà cả.


Lượng máu tim bơm ra: khi leo núi cao, lượng đường trong cơ thể có thể thay đổi mà người bị bệnh tiểu đường có thể gặp trở ngại. Khi mình leo núi Whitney và Kilimanjaro, trong toán có mấy người có cái bụng khá to, họ mau mệt và cuối cùng bỏ cuộc. Nay đọc tài liệu này mình mới hiểu vấn đề. Lý do lượng đường mình lên cao sau khi xuống núi.


Khi leo lên độ 3,000 mét cao độ, cơ thể hay bị say núi “mountain sickness,” oxygen giảm vì khí quyển loãng (“hypoxia”). Cơ thể thường gặp các triệu chứng như:

* Hụt hơi;

* Tăng nhịp tim;

* Buồn nôn;

* Mệt mỏi;

* Mất khả năng ăn uống.

Mình nhớ khi đến thành phố Cuzco, độ cao đâu 11,200 cao bộ anh (3,400 mét) thì bị hụt hơi. Tối mình với anh bạn đi ăn về, lại bò về khách sạn trên cao, phải đứng lại thở. Ngày đầu tiên rời Cuzco là chới với, thở không ra hơi. Qua ngày hôm sau thì đỡ hơn. Khi về đến đường mòn Inca thì khoẻ re vì chỉ có đi xuống nên có oxygen nhiều nên khoẻ đời.


Khi cơ thể không thể chuyển hóa chất béo thành nhiên liệu với tốc độ đủ cao cho nhu cầu năng lượng của mình, cơ thể sử dụng glucose từ thực phẩm. Vì vậy, ở cường độ cao hơn, chúng ta đốt cháy (và cần) nhiều glucose hơn. Vấn đề là mình không ăn tinh bột, vì theo chế độ Keto chỉ ăn thịt và rau cải nên thiếu Glucose rất nhanh.


Khi leo núi Kilimanjaro, mình nghe kể một nhóm trẻ từ Đức quốc sang, đi nhanh lên núi khiến cơ thể họ không quen dần ở cao độ nên không leo lên đỉnh núi được. Để giúp cơ thể quen với cao độ, hướng dẫn viên cho mọi người đi lên cao, ngồi ăn uống rồi đi xuống vùng thấp hơn để ngủ qua đêm. Ngày nào cũng vậy ngoại trừ đêm leo lên đỉnh thì cứ leo lên rồi đi xuống. Khởi đầu vào lúc 12 giờ đêm, đến gần 8 giờ sáng mới đến đỉnh, chụp hình được 5 phút rồi đi xuống.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen lên núi Kilimanjaro

Leo núi quá nhanh có thể dẫn đến say núi, trong khi duy trì tốc độ ổn định sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh. Những người mắc bệnh tháo đường có nguy cơ mắc chứng say núi cao hơn, nhưng họ phải cẩn thận để không nhầm lẫn với chứng hạ đường huyết, có liên quan đến các triệu chứng tương tự.


Họ khuyên chúng ta leo núi là uống nước cho nhiều. Mình nhớ có lần leo lên đỉnh Baldy, gặp một ông mỹ con đi xuống, như muốn xỉu, xin nước. Mình cho nữa lít nước, hắn mừng quá. Hắn leo lên núi mà chỉ đem có bình chưa tới nữa lít nước. Mình đem theo chà là vì có nhiều Potassium hơn chuối, dễ đem theo, nhẹ. Mình mua ở vườn thằng bạn, hữu cơ, để đông lại, rồi đem đi ăn.


Khi leo núi Kilimanjaro thì đỡ hơn vì đi lâu hơn và ban ngày lên cao rồi chiều xuống thì đi xuống thấp hơn để cắm trại ngủ qua đêm. Rút kinh nghiệm của Peru, mình ăn tinh bột như cơm hay khoai tây, bánh mì để cơ thể đốt nhanh hơn trước khi đụng đến lượng mỡ ở cái bụng. Khi leo Machu Picchu, mình không ăn tinh bột nên cơ thể làm việc nhiều, phải lấy lượng mỡ ở bụng để đốt khiến mình mau mệt.


Một số nghiên cứu đã được thực hiện để hiểu độ cao ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh Tháo đường loại 1. Đây là những kết quả qua các cuộc thử nghiệm:


Các nghiên cứu cho biết độ cao đầu tiên dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Việc thiếu oxy gây căng thẳng cho cơ thể và xuất ra các hormone (adrenaline, noradrenaline và cortisol). Với sự hiện diện của các kích thích tố này, gan thải ra nhiều glucose (đường) và hiệu quả của insulin bị giảm đi (kháng insulin). Mình nghĩ đây là lý do mình bị đường cao hơn trước khi leo núi. Lá gan bị ép thải ra Glucose.

Sau 2 năm sinh sống tại Hoa Kỳ.nhập gia tuỳ tục, mập ú

Dưới đây là một vài yếu tố để giải thích cho kết quả này:

* Một số cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn do thiếu oxy và hoạt động thể chất;

* Glucose được đào thải dễ dàng hơn khi cơ thể thích nghi với độ cao. Mình không ăn tinh bột ở Peru, nên không có Glucose nhiều, cơ thể sử dụng chất béo ở bụng để đốt nên rất lâu, khiến mình hơi mệt. Ở Tanzania thì mình rút kinh nghiệm, ăn cơm bánh mì, dù không ngon cũng phải nuốt nên không lâm vào trường hợp ở Peru.

* Chán ăn thường xảy ra ở độ cao lớn và có thể dẫn đến giảm lượng thức ăn ăn vào. Lên núi cao thì metabolism thay đổi vì hoạt động nhiều nên hay bị đại tiện. Mình nghe lời trưởng toán, uống nước gừng thì không bị lộn xộn trong bụng. Ở Peru, thì họ cho nhai lá CoCa, giúp cơ thể ít thay đổi.

Kết quả nghiên cứu 3 thành phố ở 3 độ cao khác nhau ở Saudi Arabia 

Kết quả dựa trên tiêu chuẩn 12 g/dl cho phụ nữ và 13 g/dl cho nam ở Saudi Arabia 


Tình cờ đọc được một nghiên cứu ở bên Arabia Saudi vì xứ này có núi cao, và người dân lên núi ở cho mát vì sa mạc thì quá nóng. Xem ra ai mà có lượng đường cao thì nên cẩn thận khi leo núi độ cao hơn (3000–5000 m) có thể dẫn đến hạ đường huyết và tăng đường huyết ở những người đi bộ và leo núi mắc bệnh tiểu đường, tùy thuộc vào tốc độ đi lên và độ cao đạt được. Điều này một phần được cho là do giảm lượng thức ăn và chậm hấp thu tinh bột vào bữa ăn, cũng như mức độ gắng sức nhiều và tăng cường tập luyện. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở độ cao, nhu cầu insulin có thể cần phải giảm tới 50%, trong khi những nghiên cứu khác lại cho thấy nhu cầu insulin tăng lên ở độ cao khắc nghiệt có lẽ do sự gia tăng hormone phản điều hòa do độ cao gây ra. Cái này tuỳ cơ thể của mỗi cá nhân nên cẩn thận. Bác sĩ cứ xem kết quả của thử nghiệm máu mà kê toa, không cần biết là ở độ cao thì lượng đường cao hơn ở dưới thấp.

Bảng kết quả thử nghiệm về lượng đường ở ven biển và trên núi

Nếu gặp trường hợp này, có thể bị ngất nên tốt nhất là leo núi nên có người đồng hành khi chúng ta đã cao tuổi. Ở độ cao lớn, nhu cầu insulin bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây hạ đường huyết (tập thể dục, giảm lượng ăn vào) và các yếu tố làm tăng lượng đường trong máu (tập thể dục cường độ cao trong thời gian ngắn, căng thẳng hoặc chứng say núi cấp tính (AMS) làm tăng các hoóc môn điều hòa ngược). Vì vậy, việc duy trì mức đường huyết ổn định đòi hỏi rất nhiều thử nghiệm và sai sót, thu thập kinh nghiệm và sẽ phụ thuộc vào độ cao và nỗ lực. Hiểu biết về tinh bột có thể giúp chúng ta khi leo núi và đi bộ xuyên rừng ở độ cao. Chúng ta nên hỏi bác sĩ trước khi khởi hành. Ngoài ra, theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu sẽ giúp xác định những thay đổi bất ngờ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn