Tại biến mạch máu não

 Gần đây, đi họp mặt với bạn của đồng chí gái, thấy mấy cô bạn đưa chồng đến chơi, có 2 ông ngồi một chỗ, nhỏ tuổi hơn mình, người bị liệt một bên, ăn nói nhỏ nhẹ từ tốn, khác với mấy năm về trước, khó nghe vì bị tai biến nên mình tò mò kiếm tài liệu để hiểu thêm bệnh này để tự phòng ngừa.

Tai biến mạch máu não thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ và nếu phản ứng kịp thời thì sẽ không chết, xác xuất độ 15% là đột tử, ngược lại thì rất tốn kém vì không chết nhưng người xem như phế nhân vì đi đứng khó khăn, không người chăm sóc, thì phải vào viện dưỡng lão, hoặc hành vợ con nếu ở nhà. Mình thấy một cô bạn, có ông chồng bị tai biến, dẫn chồng đến họp mặt thay vì để ở nhà, chăm sóc rất chú đáo cho ông chồng. Rất cảm động tình nghĩa phu thê nên chịu khó kiêng cử để khỏi làm khổ vợ con sau này. Có dạo mình bị gãy chân, nằm nhà 6 tháng, hành vợ con rất tội.

Xác xuất sau 90 ngày bị tai biến cho thấy chỉ có 15% trường hợp bị tử vong. Ai cũng muốn đi cho mau nhưng nếu bị tai biến là số còn làm khổ vợ con thêm một thời gian nữa. Có ông ở Việt Nam, kể là bị tai biến, có lần muốn nhảy lầu tự tử. Bò lên tới sân thượng nhưng leo không qua cái lang cang, nằm khóc về những năm tháng uống rượu, hút thuốc.

Tai biến mạch máu não xảy đến cho những người thuộc thế hệ của mình, thế hệ babyboomers, được cái là ngày nay người ta có thể giúp não bộ hoạt động lại được sau khi bị tai biến nên có thể hiểu được. Cô em mình có ông anh chồng bị tai biến, nằm Coma cả 8 năm nay. May có tiền nên mướn 2 người chăm sóc thường trực. Nếu không thì vợ con khổ.

Tai biến thường xảy ra khi máu không lên não bộ được hoặc mạch máu não bị vỡ, khiến chảy máu não. Thường là sau nhiều năm bị áp huyết cao, máu đẫy vào chỗ nghẹt của mạch máu, cuối cùng sẽ làm vỡ mạch máu não. Không biết có phải cãi lộn với vợ hay chồng khiến áp huyết lên cao hoài. Tốt nhất về già, vợ nói gì thì cứ Oui mon amour cho khoẻ đời để tránh bị tai biến. Các bà cũng không nên la rầy chồng nhiều vì lâu ngày chồng bị tai biến lại làm khổ mình. Đó là gieo quả sẽ hái hệ quả sau này.

Có ít trường hợp vì thuốc như có cocaine,..sẽ làm vỡ mạch máu còn theo bác sĩ đa số vì áp huyết cao. Khi máu bị chảy trong não thông thường người bị đau đầu khá nặng. Do đó khi bị đau đầu thì nên gọi 911, chạy vào phòng cấp cứu.

Biểu đồ cho thấy cao máu đưa đến bệnh tai biến rất nhiều. Mình đeo đồng hồ nên khi đi bộ hay làm việc ở vườn đều xem nhịp tim ra sao để ngưng nghỉ, lấy lại hơi thở. Nên tập thở khai thức giúp điều hoà nhịp tim.

Xem hình vẽ trên cho thấy các mạch máu được nối kết với não bộ gồm 2 đường: 1 len lõi theo cột xương sống và phía ngoài cột sống. Nếu hệ thống mạch máu này bị nghẹt là thấy mệt. Ngày nay người ta khám phá ra xơ vữa động mạch thường xảy ra trong cơ thể của những người hút thuốc và uống rượu nhất là tiêu thụ rất nhiều đường. Sáng nay mình đọc tin tức cho biết uống rượu đỏ mỗi ngày sẽ tăng xác xuất bị ung thư lên 6% trong khi các báo quảng cáo rượu lại kêu uống rượu giúp hạ cholesterol. Chán Mớ Đời 

Như trường hợp tổng thống Eisenhower , mỗi ngày hút 3 bao thuốc lá và khi ông ta bị tai biến, người ta lại quy vào tội ăn chất béo nên từ đó giả thuyết ăn nhiều chất béo sẽ gây bệnh xơ vữa động mạch, khiến người Mỹ ăn kiêng ăn cử chất béo từ mấy thập niên qua, đưa đến tình trạng dân mỹ béo phì, đủ thứ bệnh như ngày nay.

Những dấu hiệu trước khi bị tai biến là nói năng khó khăn, yếu, tê tay không nhất lên được và có thể nhìn không rõ, còn sau khi bị thì có thể bị mù, hai hình, chóng mặt,…

Vấn đề là khi bị tai biến, người ta không cảm thấy đau đớn như khi bị tim nhồi nên họ khó biết nhất là thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ. Tuỳ theo các mạch máu nào bị nghẹt nên các hiện tượng có thể khác nhau nên khó nhận ra như khi bị đột quỵ vì tim. Não bộ của chúng ta có hai phần, bên trái và bên phải. Khi bị yếu thường là cánh tay không nhấc lên được. Ăn nói khó khăn, không hiểu hay khi phần não bộ bên phải bị thì người bị tai biến khó nhận thức được mình đang bị tai biến, để gọi cấp cứu.

Hình trên cho biết các nguyên nhân chính đưa đến tai biến như xơ vữa động mạch, huyết khối, tắt mạch, rung tâm nhĩ, cái này lạ khi ông bác sĩ giải thích là trái tim thay vì bóp để bơm máu, lại rung rung, nghe tới đây là mình teo chim luôn. Không biết có phải khi bị vợ la, tim mình nó rung rung khiến mấy mạch máu bị bệnh hay bị đột quỵ.  Có điểm lạ là embolism sẽ khởi đầu tại một nơi rồi được đưa đi trong mạch máu.

Mạch máu thông thường
Mạch máu bị viêm nên chất béo được đưa về để trám chỗ bị hư hại

Ông bác sĩ giải thích hiện tượng xơ vữa động mạch, khi mạch máu bị viêm như hút thuốc lá thì cholesterol sẽ được đưa lại để trám chỗ đó khiến mạch máu càng ngày càng bị thu hẹp và khi cái u cholesterol bị vỡ là bắt đầu lộn xộn, còn nếu cholesterol chỉ nghẹt có 30% mạch máu thì không sao. Nói chung là ai chúng ta cũng có vẫn đề này trong mạch máu cả. Chỉ có ít hay nhiều nên chúng ta ráng cẩn thận giữ mạch máu ít bị viêm để cơ thể không đem thêm cholesterol về để trám chỗ như ống cống bị nghẹt.

Thường thì cơ thể chúng ta có enzymes để làm thông các nơi bị nghẹt, người ta gọi là transient ischaemic attack (TIA) hay "mini stroke", do máu bị ngưng đưa đến não bộ, thường thì sẽ hết sau 24 tiếng đồng hồ.

Đây là hình ảnh khi khối cholesterol bị vỡ. Lúc này là nguy hiểm nhất. Vấn đề là chúng ta không biết, tốt nhất là cứ thấy lộn xộn là gọi 911 đưa vào cấp cứu.

Tỷ lệ các nguyên nhân đưa đến tai biến cho thấy 85% là do nghẹt mạch máu và 15% là bị rĩ máu, nguy hiểm nhất là bác sĩ cho biết là có đến 30% nguyên nhân mà không rõ, chưa biết được.

Được biết là các nguyên nhân đưa đến tai biến như hút thuốc, uống rượu, ăn đường, không hoạt động và các nguyên nhân khác vì bệnh hoạn đưa đến như áp huyết cao, bệnh tim, cholesterol cao, bệnh tiểu đường hay các TIA, …
Người ta nhận thấy các nguy cơ sau 90 ngày bị minor  stroke TIA, đo đó khi bị nhẹ cũng phải bò lại bệnh viện. Mình có ông anh vợ bị minor stroke sau đó mấy tuần lễ thì đi luôn. Nguy hiểm nhất là những ngày sau khi bị TIA hay bị lại, chỉ số lên đến 12.7% còn qua đời thì chỉ có 2.65% như trường hợp anh vợ của mình.

Xem hình trên cho thấy có thể giảm tai biến nếu chúng ta ngưng hút thuốc, hạ áp huyết, và cholesterol để tránh bị tai biến mạch máu não.
Ngoài ra người ta có thể thông chỗ bị nghẹt trong mạch máu.

Thường bác sĩ hay khuyên chúng ta uống Aspirine 81mg để giúp làm loãng máu trước khi đi ngủ nhưng chỉ phòng ngừa 15% trong khi Warfarin thì lên tới 66%.
Người ta có giải phẫu mạch máu để lấy chất béo rồi vá lại.

Người ta có thể chụp hình não bộ để xem vì chỉ sống sót trong vòng 8 tiếng đồng hồ từ khi bị tai biến, do đó cần đưa đến bệnh viện cấp cứu nhanh chóng để họ chụp hình.
Cách thông tim kiểu tây, cho cái dây đưa qua chỗ mạch máu bị nghẹt, rồi thả cái phần tròn như đồ khui nắp rượu.
Sau đó rút cái dây lại, đồ xoắn và chỗ bị nghẹt rồi rút về

Có phương pháp giải phẫn này do một người Pháp nghĩ ra như khui chai rượu khá hay nên mình bỏ lên đây. Họ có nhiều cách để thông mạch máu, tuỳ thuộc nhà thương và bác sĩ chuyên làm cách nào.

 Tóm lại khi thấy lộn xộn thì nên đi vào cấp cứu ngay, thứ 2 là kiêng cử uống rượu, hút thuốc, ăn đường vì các thứ này giúp bệnh xơ vữa động mạch nên cơ thể sẽ lấy cholesterol đến để vá các mạch máu bị viêm, hư hại. 

Thường mấy ông bị nhiều hơn phụ nữ, nếu không muốn hành vợ con thì nên kiêng cử, giảm uống rượu, ngưng hút thuốc, ngưng ăn đường, chè,…tinh bột vì tạo ra đường. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Địa ốc Cali lên tới 18% rồi sao?

 Mình có thằng cháu mới tậu căn nhà đầu tiên với cô bạn gái để chuẩn bị làm đám cưới tương tự mình và đồng chí gái khi xưa. Vấn đề là căn nhà giá 1.2 triệu đôla. Mình nói nên đợi 2 năm nữa mua nhà rẻ hơn nhưng cô bạn gái nhất quyết mua. Mình cũng phục thằng cháu vì có trên 2.3 triệu giới trẻ ở Cali hiện nay sống với bố mẹ dù đã ra trường như 2 đứa con mình. Đọc trên mạng, chúng chỉ mong bố mẹ qua đời để hưởng cái nhà hay gia tài để mua nhà. Chán Mớ Đời 

Nếu chúng ra riêng sẽ rất chật vật trong cuộc sống. Lý do nhà mướn ở Cali rất đắt. Chịu khó một tí thì 2 năm nữa sẽ có khả năng mua nhà vì theo tình hình thì chúng ta đang trở lại giai đoạn năm 2007-2009. Khi có trên 7 triệu căn nhà bị ngân hàng siết nợ, trong số đó có 1.5 triệu căn nhà có nợ hơi quái quái, đầy sáng tạo do ngân hàng sáng lập.

Đa số ngày nay các nợ mua nhà đều do chính phủ bảo kê hết. Điển hình, mình mới tái tài trợ căn nhà năm ngoái, 6 tháng sau ngân hàng cho mình vay, bán cái nợ lại cho chính phủ. Họ ôm một mớ tiền rồi chạy. Sau này có chuyện gì thì họ không dính dáng gì cả.

Nói theo kiểu bình dân học vụ, họ cho mình mượn tiền lấy 2% cho số tiền mượn đâu $600,000 hay $12,000. Mỗi tháng mình phải đóng cho họ là $2,529. 6 tháng là $15,177. Vị chi sau 6 tháng họ bỏ túi $12,000 + $15,177 = $27,177. Rồi xoay qua cho vay người khác. Một năm họ được $55,000 trên số tiền $600,000 xem như gần 10% trong khi bỏ ngân hàng chưa đến 1%.

Giá nhà đang lên như điên khùng, không có nhà để bán, và người mua phải trả giá 10% hơn giá bán để có thể mua.  Họ tiên đoán giá nhà sẽ lên đến 18% rồi sẽ từ từ đi xuống như trong lịch sử địa ốc của Hoa Kỳ và Cali.

Xem biểu đồ của công ty Zillow, chúng ta thấy đầu năm 2020, khi Covid khởi đầu , giá nhà chỉ lên 4%, 15 tháng sau lên đến 13%, họ ước đoán cuối hè này sẽ lên 18%, điểm cao nhất rồi sẽ đi xuống vào hè năm tới là 13%. Khi đi xuống thì người mua cứ đợi cho nó xuống để mua thì giá nhà sẽ xuống thêm tương tự nay người ta ào ào đi mua như điên khùng vì sợ đợi thì nhà sẽ lên.

Mình có cô em ở ở pHiladelphia, muốn mua nhà nhưng mình ngăn nhưng cô ta cứ sợ thì đành chịu. Trong cuộc đời, mình lúc nào cũng đi ngược với thiên hạ. Họ bán thì mình mua còn họ đòi mua thì mình bán. Vấn đề là có người muốn mua, kêu réo khiến mình cũng tính bán vài cái để trả nợ nhưng khi thấy lạm phát nên thôi.  Với lạm phát số nợ của mình sẽ giảm giá trị nên đợi thôi. 10 năm nữa thì nợ của mình sẽ còn phân nữa trị giá ngày nay.


Theo zillow group thì nhà được đưa ra thị trường để bán rất ít so với năm ngoái hay 2019 (30% ít hơn). Nhà lên quá nên thiên hạ không dám bán vì bán rồi mua căn khác giá cao hơn lại phải đóng thuế cao dù tiền lời thấp. Mình có tái tài trợ lại năm ngoái với 3% tiền lời thay vì 4%.

Khi số lượng nhà bán ít thì trên nguyên tắc cung cầu, chủ nghĩa tư bản sẽ hối thúc các nhà đầu tư địa ốc sẽ phải xây cất thêm vì Cali thiếu nhiều nhà cửa. Vấn đề là thị trường địa ốc của Hoa Kỳ ngày nay là một thị trường xã hội chủ nghĩa. 

Thứ nhất vụ covid, chính phủ ra các luật như cấm đuổi nhà với mấy vụ moratorium, gói hổ trợ, một mặt FED in tiền như điên khiến tiền lời quá thấp để cung ứng cho đại dịch Covid. Thêm các thuế khấu trừ để tậu nhà cửa,…

Các nhà đầu tư biết là giới trẻ ngày nay, không có tiền phải sống chung với bố mẹ, nên họ ra sức xây các căn hộ để cho thuê. Giới trẻ ngày nay, có nợ rất nhiều với nợ học đại học mà lương thì không bao nhiêu. Nên đang mong chính phủ xoá nợ học đại học. Tỷ lệ người Mỹ có nhà thời ông Bush lên 69%, năm 2021 chỉ còn lại 65%.

Trên báo Orange COunty Register cho biết là nay ngân hàng cho mượn 100% số tiền mua nhà tới 1.2 triệu, FICO cần 700. Khi mà họ không bỏ tiền đặt cọc thì lỡ mất việc hay gì thì họ bỏ nhà, không cố gắng trả.

Dạo này thấy bitcoin lên tới $66,000 rồi tụt xuống $33,000, xem như là cái điềm. Giá trị của Bitcoin là $626 tỷ đô dù đầu năm là trên 1,000 tỷ, bay mất gần 49%.

Trong vòng một năm nhà ở L.A., lên trên 1 triệu. Chúng ta thấy giá trị các nhà cho thuê đang lên như điên.

Nhà cho thuê từ năm 2006 trước khi cuộc khủng hoảng 2009 và nay đã lên xem như gấp đôi. 104% khá hơn là mua cổ phiếu thị trường chứng khoán dù cũng lên như điên. Do đó các công ty đầu tư bỏ tiền ra mua rất nhiều.
Nhìn biểu đồ chúng ta không hiểu lý do giá thị trường nhà cho thuê lên như điên. Người ta giải thích như sau: các nhà đầu tư sử dụng các quỹ hưu trí, hết funds, ngoại kiều và các nhà đầu tư nhỏ bỏ tiền mua nhà cho thuê. Lạm phát gia tăng, họ biết giá trị địa ốc sẽ gia tăng theo lạm phát, mau nhà là cách tốt nhất bảo đảm tiền bạc của mình không mất giá. Bên Trung Cộng, nay họ cũng lấy quỹ hưu trí để bỏ đầu tư vào các cổ phiếu của thị trường  chứng khoán. Lý do các quỹ hưu trí sẽ mất giá trị vì lạm phát.

Dạo mình mới sang Cali, Quận Cam bị banh ta lông vì họ lấy quỹ của Quận Cam để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Mất gần 10 năm người dân ở đây mới lấy lại phong độ cũ. Các quỹ hưu trí của công nhân, nghiệp đoàn cũng được đem đi đầu tư ở thị trường chứng khoán thì khi thị trường chứng khoán banh ta lông là chỉ biết khóc nữa đi em. Mình chuyển quỹ hưu trí của vợ mình quả bóng một ít để chuẩn bị sang năm.

Mình xin nhắc lại 30 năm trước mình và đồng chí gái mua căn nhà nho nhỏ ở vùng bôn sa trước khi lên xe bông, giá $180,000. Ngày nay giá đâu trên $700,000., xem như giá trị căn nhà gia tăng gấp 4 lần. Dạo ấy, chở đồng chí gái đi ăn thịt gà điên (Pollo Loco) đổ xăng chỉ có $1/ gallon nay trên $4/ gallon. Trị giá đồng đô la mất giá 4 lần. Dạo ấy, thiên hạ nói mình nên đợi trước khi mua nhưng đồng chí gái cứ đòi mua cho bằng được. 2 năm sau, giá nhà trị giá còn có $130,000, xuống $50,000 xem như 28%. Mình có anh bạn dọn về miền đông, bán nhà phải bù thêm tiền vì giá nhà thấp hơn cái nợ mượn mấy năm trước.

Xem lại biểu đồ mà mình đi học thì ngày nay, chúng ta đang ở thời điểm như 30 năm trước. Giới trẻ ngày nay đang lo cho công ăn việc làm của họ hơn là muốn lập gia đình, sinh con đẻ cái. Các công ty địa ốc đầu tư xây căn hộ cho thấy những nơi mà giới trẻ sẽ tụ về vì giá sinh hoạt rẻ hơn.

Dạo này thiên hạ chạy về Georgia và Florida nhiều nhất. Mình có mấy tên bạn mỹ chạy sang hai tiểu bang này để mua nhà cho thuê. Cali thì đắt quá, mua cho thuê không có lời.
Nếu ta xét các nước khác thì điểm ngạc nhiên là tại Tân Gia Ba, 90% dân số đều sở hữu chủ một căn hộ, còn Nhật Bản, Đức quốc và Thuỵ Sỹ thì thấp hơn Hoa Kỳ, có lẻ vì sự khác biệt lương bổng không nhiều.

Giới trẻ Hoa Kỳ ngày nay với số nợ lớn, khó có thể mua nhà được. Một người tốt nghiệp bác sĩ, nha sĩ trung bình nợ trên $300,000 thậm chí có người nợ đến nữa triệu. Do đó khó khăn mượn nợ mua nhà. Con mình ra trường nhưng cứ hát “huyền thoại mẹ”. Ngày nào cũng làm việc tại nhà, bố nấu cho ăn. Internet mà lộn xộn là réo bố đủ trò. Mình chỉ muốn mụ vợ và hai đứa con làm việc ở sở, để khỏi bị kêu réo khi thì in dùm tài liệu khi thì kêu Internet đủ trò. Rồi trưa, 3 mẹ con xuống hỏi trưa ăn cái gì. Chán Mớ Đời 

Vào những năm 2006-2007, mình thấy nhà lên như điên nên có hỏi mấy người lớn tuổi hơn. Họ kêu cứ bình tỉnh, 2 năm nữa thì tan hoang. Mình nhớ 2 năm 2009, 2010, thiên hạ kêu bán nhà $50,000/ căn thậm chí nhà nhỏ giá chỉ $25.000/ căn. Nay thì lên điên khùng. Chán Mớ Đời https://apple.news/AQfHbjo3XSI6_y-sUG4XXlg

Bài báo nói về người Mỹ bỏ việc mua nhà vì quá đắt. Thường là dấu hiệu của điểm cực đỉnh, đưa đến giảm giá nhà.

Lý do mình không cản thằng cháu là vì địa ốc cứ giữ thì đường dài sẽ lên lại. Chỉ cần đợi thôi đừng bán. Lạm Phát là mối nguy hiểm nhất cho tiền của mình. Không mua nhà thì mua vàng để dành còn giữ tiền cụ Franklin là ngọng. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người chồng băng vệ sinh

 Hôm nay, nằm nhà, xem phim trên Netflix. Mò mò thấy một phim Ấn Độ khá lạ tai với tựa đề “Pad man” ( người đàn ông băng vệ sinh) nên nhấn xem. Câu chuyện khá nhân văn, nói đến phong tục từ ngàn xưa ở Ấn Độ về kinh nguyệt phụ nữ. Người phụ nữ ấn tự xem mình là không tinh khiết khi có kinh nguyệt. Có nhiều nơi, họ bắt người con gái, phụ nữ, phải ra ngủ ngoài mái hiên 5 ngày trong thời gian bị kinh nguyệt hành hạ. Mình có xem phim tài liệu bên phi châu, nhiều nơi, họ bắt phụ nữ có kinh Nguyệt ra ngoài đồng ở.

Lạ thật! Đàn ông thích đút “cái mã cha nó vào” như khi thấy huyết thì sợ như té giếng. Biết đâu, họ bựa trò để ngủ với bà 2, khiến bà kia ra đồng ở để khỏi phải căm thù chế độ mới. Ai có tài liệu về mấy vụ này thì cho em xin. Một đề tài nghiên cứu khá hay.

Thử làm tính để xem. 5 ngày một tháng vị chi 60 ngày cho một năm, người phụ nữ chỉ sống có 10 tháng trong một năm thay vì 12 tháng như đàn ông. Sự thiệt hại về kinh tế biết là bao nhất là các nữ sinh, khi bị kinh nguyệt, không được đi học, thua kém bạn bè trai.

Câu chuyện có thật khởi đầu từ năm 1998, khi ông Muruganantham, một thợ rèn, lấy vợ. Ông ta ngạc nhiên khi thấy vợ dùng giẻ cũ khi bị kinh nguyệt hành. Ông chạy đi mua băng vệ sinh cho vợ với giá 55 rubees thì cô vợ không xài, kêu quá đắt tiền.

Viết tới đây mới nhớ đến mẹ mình có 7 cô con gái, nội mẹ mua băng vệ sinh cho cả hộ là cũng nghèo rồi. Mình nghe kể thời Việt Cộng mới vào, mấy cô em mình phải dùng lá chuối khô thì phải để dùng khi có kinh nguyệt. Khi mình còn ở nhà, người lớn cấm mình đi dưới hàng rào phơi quần áo phụ nữ, nghe nói là dơ đủ trò. Nên mỗi lần mình đi phía sau xóm thì họ hay phơi quần đen, mình phải lấy cái cây, khều mấy cái quần đen của mấy bà hàng xóm xuống đất để đi, nên hay bị chửi.

Có lần mình chở bà cụ đi đâu, con gái gọi điện thoại nhờ đi mua băng vệ sinh. Bà cụ nghe và rất ngạc nhiên vì tư duy mình hơi bá đạo, khác với những gì mình được dạy khi xưa. Hồi thằng con học tiểu học, một hôm, mụ vợ nổi điên lên quạt minh một tăng. Thằng con chạy lại an ủi bố kêu mẹ đang có kinh nguyệt nên tính tình bất thường khiến mình thất kinh.

Con nít ở tiểu học đã được học một lớp sinh lý. Bố mẹ phải ký giấy tờ để chúng được cô giáo giảng dạy nên chúng hiểu rỏ hơn nên khi chơi với bạn trai hay gái đều có khái niệm lý do sao phụ nữ khi có kinh là nổi điên, bất thường.

Trở lại vụ ông Ấn Độ, vợ kêu đắt tiền nên không dùng, đem trả lại thì không được. Kêu mấy ông bạn mua lại cho vợ cũng không được nên phải bỏ trong người. Một hôm, một đồng nghiệp bị tai nạn, đứt tay chảy máu, ông ta quýnh lên và nhớ sực đến băng vệ sinh nên lấy ra để băng bó cho đồng nghiệp. Bác sĩ kêu tốt vì nếu dùng loại giẻ dơ thì sẽ bị nhiễm trùng, có thể mất cánh tay. Ông ta hỏi bác sĩ vợ dùng giẻ cũ khi có kinh nguyệt thì sao. Bác sĩ nói có thể bị nhiễm trùng và gây bệnh hoạn.

Từ đó ông ta nảy sinh ý tưởng, làm băng vệ sinh cho vợ nhưng bà vợ không chịu, kêu không nên xía vô chuyện đàn bà. Ông ta đem đưa cho mấy cô sinh viên y khoa, hy vọng họ có học thì sẽ sử dụng . Ai ngờ họ cũng chê và kêu ông ta mất lập trường cách mạng, biến thái. Cuối cùng ông ta thử bỏ trong quần và bơm máu dê vào thì bị ướt cái quần giữa đám đông. Làng xóm chửi quá cỡ. Mấy ông anh vợ, đem xe đến rước vợ của ông ta về. Bà mẹ và hai cô em gái cũng muốn dọn đi vì làng xóm lăng mạ. Cuối cùng ông ta bỏ đi.

Ông ta vẫn giữ ước nguyện làm băng vệ sinh rẻ tiền cho vợ và em gái xài. Ông ta xin vào làm công cho một ông giáo sư đại học để hy vọng tiếp cận ông này sẽ học hỏi thêm. Vấn đề là ông giáo sư ít khi có mặt ở nhà. Con ông giáo sư kêu quên bố tôi đi, muốn học gì thì cứ mở google ra. Thế là ông ta thấy cái máy làm băng vệ sinh. Họ sử dụng cellulose fiber để không thay đổi khi thấm nước như loại ông làm bằng bông Gòn.

Ông gửi mua cellulose fiber về để làm băng vệ sinh nhưng phụ nữ không dám sử dụng. Mỗi lần ông ta đưa cho họ dùng là họ chạy mất dép, kêu ông ta là đồ biến thái, phản động, do thế lực thù địch xúi dục.

Năm 2006, có một sinh viên trường kinh tế, đi taxi với mấy người bạn trong đêm khuya sau một buổi trình diễn nhạc, kiếm tiệm thuốc tây để mua băng vệ sinh nhưng mọi nơi đều đóng cửa. Họ gặp ông thần băng vệ sinh, đứng trước nhà, hỏi vợ ông có băng vệ sinh để mượn. Ông ta rút trong túi ra đưa. Hôm sau, ông đến khu nghỉ dưỡng để hỏi cô sinh viên là mọi việc tốt đẹp. Cô này ngạc nhiên kêu bình thường. Ông ta mừng quá, kêu cảm ơn rối rít rồi kể câu chuyện của ông bị vợ, em gái, mẹ bỏ vì muốn giúp đỡ phụ nữ khi có kinh nguyệt.

Cô này kêu đem máy lên Mumbai để dự thi cuộc đấu xảo về công nghệ mới,  thắng sẽ đoạt giải 200,000 rubees vì ông ta đã nợ đến 90,000 rubees để chế tạo ra cái máy. Ông này đoạt giải nhất và báo chí đăng rùm béng. Làng mạc hàng xóm cũ, kêu về mau. Hãnh diện quá làng ta ơi. Chán Mớ Đời 

Ông ta chế thêm máy để bán cho các phụ nữ, dạy họ cách làm băng vệ sinh, khử trùng rồi để họ đi bán, vừa rẻ vừa giúp mấy bà có công ăn việc làm. Máy tốn đâu $1,500 để chế tạo, và bán băng vệ sinh giá 2 rubees thay vì 10 rubees khiến phụ nữ ấn nghèo không thể mua được.

Được biết là ở Ấn Độ ngày nay chỉ có 18% phụ nữ sử dụng băng vệ sinh. Ông ta đã chế tạo được 4,000 máy này để giúp phụ nữ ấn có công ăn việc làm và sử dụng băng vệ sinh sát trùng, tránh nguy hiểm.

Để phá vỡ các hủ tục về kinh Nguyệt phụ nữ, ông ta chụp hình, đang cầm băng vệ sinh rồi truyền lên mạng, tạo thành một làn sống để phá vỡ một hủ tục từ ngàn xưa, đàn ông không bao giờ được nhắc đến kinh Nguyệt phụ nữ và phụ nữ mang mặc cảm tội lỗi khi có kinh nguyệt.

Ông thần sáng chế ra cái máy sản xuất băng vệ sinh , sát trùng sau khi bị vợ bỏ 8 năm. Ông ta hưởng ứng phong trào nói về kinh nguyệt phụ nữ.

Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tâm công thời A còng

 Hồi nhỏ, nghe radio, thấy mấy tấm biểu ngữ treo ở khu phố Hoà Bình: ‘Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản đã và đang làm”. Không biết ông thần nào đã viết diễn văn cho ông Thiệu, để  câu nói này đi vào lịch sử, được xác định rõ ràng sau 1975 đến ngày nay. Trước 75, thiên hạ ở Đàlạt có người tin vào thiên đường mù, tiếp tế cho Việt Cộng để rồi sau 75 bị đánh tư sản tương tự bà nguyễn Thị NĂm, nuôi ông Hồ và các đồng chí trong thời tiêu thổ kháng chiến để được lên án tử hình.

Nhớ dạo sinh sống tại Nữu Ước, lâu lâu đọc tin nghệ thuật, thấy có các chương trình do các đoàn văn công được Hà Nội gửi sang để tuyên truyền, đánh vào mặt trận văn hoá và chính trị mà họ rất giỏi sử dụng trong thời gian đánh nhau với Hoa Kỳ và đồng minh tại Việt Nam. Mình có đi xem vì tò mò, và muốn học hỏi thêm về văn hoá nghệ thuật Việt Nam.

Hồi nhỏ mình theo học chương trình pháp nên văn hoá Việt mình dốt, chỉ xem cải lương vài lần ở rạp Ngọc Hiệp. Nhà không có truyền hình nên không biết gì cả về ca hát, kịch,…. Chỉ có lần mình được mời đi dự buổi trình diễn của đoàn văn nghệ Tiên Rồng từ Sàigòn lên do thầy Chử Bá Anh mời lên. Đó là lần đầu tiên mình được xem về kịch múa, hát dân ca của Việt Nam qua mục trường ca Con Đường Cái Quan của Phạm Duy. Nhất là hoạt cảnh “em đi Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp khiến mình nhớ đến ngày nay. Sau này, về Hà Nội mình có được nghe ông Trung Đức hát nhạc của ông ta sáng tác khác với bài của ông Trần Văn Khê sáng tác.

Sau này, qua Cali mình có học đàn tranh với cô Mình Đức Hoài Trinh đến khi lên xe bông về nhà vợ. Cô Mình Đức kêu vậy là mất một thằng học trò. Chán Mớ Đời 

Sau này có con, mình cho con học đàn tranh và đàn bầu. Khi viết tiểu luận để nộp đơn vào đại học, thằng con viết về cái đàn bầu. Nó kể là khi nghe tiếng đàn bầu lần đầu tiên, nó thấy có cái gì quen thuộc. Cứ tập hoài đến một ngày nào đó nó đánh trúng nốt nhạc vang lên từ tâm khảm. Nó chợt nhận ra nó là người Việt Nam.

Trở lại các đoàn văn công của Hà Nội trình diễn, mình thấy đa số khán giả là các sinh viên trẻ ở New York. Hỏi chuyện thì mấy em nói là lần đầu tiên mới biết Việt Nam có văn hoá khác thay vì chỉ nghe đến chiến tranh. Nay Hà Nội đem đội múa rối nước qua đây với tiếng đàn cổ truyền thì ngay chính mình còn ưa thích và hãnh diện huống chi các sinh viên trẻ đang tìm về nguồn, tìm hiểu về bản thể của người Việt. 

Lúc đó mình mới giác ngộ về chương trình tâm công của Hà Nội. Họ nhắm vào các sinh viên, thế hệ trẻ, bơ vơ trước văn hoá của nước sở tại, không có văn hoá Việt Nam để làm hành trang, khỏi tủi nhục khi thầy giáo hay người Mỹ kêu cha ông các em là những người thất trận. người Mỹ thích thể thao, văn hoá chỉ ưa chuộng các anh hùng, những người vô địch, thắng cuộc.

Có mấy người bạn rủ nhau tìm những những người Mỹ gốc việt, có chút uy tín để mời họ đến các đại học thuyết trình về văn hoá việt. Nhóm có mời giáo sư Nguyễn Thuyết Phong đến biểu diễn đàn tranh, tiến sĩ Nguyễn Quỳnh nói chuyện về nghệ thuật, hoạ sĩ người Việt đầu tiên được người Mỹ mua tranh để tặng cho viện bảo tàng Gugghenheim tại New York về tranh họa của Việt Nam, bác Huỳnh Sanh Thông, khôi nguyên của giải MacArthur,  về truyện Kiều,…

Các buổi triển lãm , nói chuyện này giúp các sinh viên có chút hành trang về văn hoá Việt để tự hào thay vì cứ nghe bố mẹ nói về Việt Cộng. Cứ kêu Việt Cộng tàn ác nhưng không giải thích cho chúng hiểu nguyên cơ, lý do họ bỏ nước ra đi, trong khi truyền thông Hoa Kỳ cứ đổ tội cho Việt Nam Cộng Hoà để chạy tội. Họ cho rằng lính Việt Nam Cộng Hoà rất nhát, không dám đánh, sao họ không tung hình ảnh AN Lộc Bình LOng, Quảng Trị mùa hè đỏ lửa. Con cháu chúng ta sống ở hải ngoại, được giáo dục, đào tạo theo chủ nghĩa duy lý nên chúng cần được giải thích chớ không thể áp đặt. 

Một đáp án phải được diễn giải từ a đến z, chớ không thể nào, đưa bài mẫu cho con cháu chúng ta chép như ở Việt Nam.

Có lần, sinh viên trong trường đại học có tổ chức một buổi hội thảo về chiến tranh Việt Nam. Ban tổ chức mời phía cộng đồng tỵ nạn và mời thêm phái thiên tả để tranh luận về đề tài hôm ấy. Trong một chế độ tự do, người ta thường công bằng, lúc nào cũng cho hai tiếng nói khác biệt để nói lên sự suy nghĩ, lập trường của họ. Trên đài truyền hình, lúc nào người điều khiển chương trình đều mời hai người của hai phe đấu khẩu, phê bình về một đề tài gì đó.

 Cộng đồng người Việt tỵ nạn lúc đầu nhận lời, tranh nhau để cử ai đại diện. Người muốn đại diện thì lại không rành anh ngữ nên cuối cùng rút lui, để che dấu, kêu không nói chuyện với Việt Cộng, phản chiến. Các sinh viên nói sẵn sàng làm thông dịch viên nhưng họ kêu tụi con không biết Việt Cộng chúng lưu manh lắm. Thế hệ đã đánh nhau với Việt Cộng thì chỉ quen bắn súng thay vì đối thoại, tranh luận để cho khán giả Mỹ ủng hộ mình trên mặt trận chính trị. Việt Cộng thì rất nhiều kinh nghiệm về “tâm công”.

Giữ người Việt tỵ nạn với nhau thì chúng ta không cần bàn cãi về Việt Cộng vì ai cũng là nạn nhân. Cần nhất là giải thích, tâm công vào những gồm không biết gì về Việt Cộng, chỉ nghe truyền thông, do Ngủ giác đài và toà Bạch Cũng đưa chỉ thị, đổ tội thua chiến tranh Việt Nam vì người Việt miền Nam không chịu đánh nhau. Chúng ta cần giải độc truyền thông ngoại quốc.

Đến ngày hội thảo thì mấy ông rút lui khỏi cuộc tranh luận lại dẫn nhau đến biểu tình trước trường. Sinh viên không hiểu được. Tại sao ban tổ chức cho chúng ta diễn đàn để nói về cuộc tranh đấu của người Việt tự do, lại từ chối, nhưng lại kéo nhau đứng biểu tình. Cứ la đả đảo cộng sản rồi dắt tay nhau ra về say men trong chiến thắng. Làm như vậy càng khiến người Mỹ chán ghét thêm và tin tưởng vào truyền thông nhất là thế hệ con cháu chúng ta lại tin vào những gì chúng đọc hay nghe. Chúng sẽ mua hay xem PBS về chiến tranh Việt Nam. Mình có chị bạn bác sĩ, cứ ca tụng bộ phim này, mình phải ra sức giải thích mệt thở.

Trong thời gian đánh nhau với mỹ, Hà Nội nghiên cứu rất kỷ về cách dụng Tâm Công của Nguyễn Trãi, như chế ra huyền thoại con rùa dâng gươm ở hồ Gươm,… mình có xem cuốn phim tài liệu của người Anh Quốc, nói về Hà Nội nghiên cứu về cách đánh du kích của Trần Hưng Đạo,…sử dụng những khí cụ của thời đó rồi chế biến theo thời nay.

Điển hình vụ Mậu Thân, theo thông tin của Hà Nội, phía họ chết trên 300,000 người nhưng họ lại chiến thắng trên mặt trận chính trị. USAID cho học bổng các sinh viên miền nam sang Hoa Kỳ học tập. Vấn đề là nhóm phản chiến Mỹ, cho người sang Việt Nam, lựa chọn các thành phần sinh viên có thân thích chống đối Sàigòn, như con bà Ngô Bá Thành, Nguyễn Thái Bình,..

Các vụ chôn sống tập thể tại HUế, không ai nhắc đến khiến năm 1972, khi Việt Cộng tràn qua sông Bến hải, dân ở Quảng Trị bỏ chạy trong khi Việt Cộng pháo kích vào đám dân chạy loạn. Không thấy giới truyền thông ngoại quốc nói đến vì không bán được quảng cáo. Truyền thông cần tin giật gân để bán quảng cáo.

Mấy người này sang Hoa Kỳ học, được các nhóm phản chiến dẫn đi nói chuyện trong đại học hay đâu đó. Mình có đọc cuốn sách nói về vấn đề này của người Mỹ khi mới sang Hoa Kỳ, dọn nhà không mang theo.

Bên âu châu có nhóm Việt kiều Yêu Nước, trợ giúp Hà Nội rất đắc lực. Đa số các Việt kiều yêu nước này là sinh viên hay di dân đã sang âu châu khá lâu từ thời tây. Dạo ấy, ông Hoàng đức Nhã của bộ Dân vận, tổ chức các chuyến về thăm Việt Nam để giải độc chính trị cho người Việt ở hải ngoại. Mình nhớ đại học Đàlạt có tổ chức một buổi hội thảo với sinh viên từ âu châu về, hình như có chủ tịch sinh viên Paris Trần Văn Bá, có ông bố bị Việt Cộng sát hại.

Mình có ông cậu bà con đi tây lúc 15 tuổi, bị ảnh hưởng của xã hội phá thời ấy, vào Đảng cộng sản Pháp, chống lại Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1973, cậu ấy về với gia đình, vui vẻ. Đến năm 1977 được mời về thăm nhà thì cậu thất kinh vì chỉ có cách nhau 4 năm trời mà Đàlạt thay đổi quá mau. Cậu kêu năm 1973, cậu về ở nhà cậu, đi chơi đủ trò nay về thì công an hàng ngày bò đến nhà, đi đâu cũng không được, phải xin phép bú xua la mua.

Nói về người Âu châu nhìn về chiến tranh Việt Nam, họ không ưa mỹ dù biết bao nhiêu binh sĩ Hoa Kỳ đã gục ngã trên chiến trường khi đổ bộ lên xứ họ để “giải phóng” khỏi ách đô hộ của đức quốc xã. Dạo mình sang Pháp thì 25% cử tri pháp bầu cho đảng cộng sản cho nên họ rất mạnh. Thông thường người ta ủng hộ kẻ yếu hơn như câu chuyện trong thánh kinh David và Goliah. Người âu châu có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, lại muốn giúp Hà Nội chống trả Hoa Kỳ.

Khi mình sang Pháp, mỗi lần nói chuyện với tây đầm về Việt Nam là muốn đánh lộn vì chúng cứ chửi mình là đày tớ của tư bản. Mình kể về Mậu Thân, Quảng Trị năm 72, dân nghe đến Việt Cộng là bỏ chạy, không muốn bị chôn sống như ở Huế nữa thì bị Việt Cộng pháo kích trên đại lộ kinh hoàng.

Thường dân bỏ chạy khi Việt Cộng tấn công Quảng Trị, lại bị Việt Cộng pháo kích trên đại lộ Kinh Hoàng

 Ở Ý Đại Lợi, thì mình chới với hơn vì 30% là đảng cộng sản thêm 25% theo đảng xã hội. Do đó khi ông Aldo Moro, muốn bắt tay với đảng cộng sản để thành lập chính phủ thì CIA cho người bắt cóc và cuối cùng giết luôn để cảnh báo các đảng phái tại âu châu đừng có đi quá đà. Thanh niên âu châu ra đường là bận áo có hình Che Guevara, hình tượng kháng chiến chống chủ nghĩa tư bản.

Ngày nay, người Việt sinh sống tại hải ngoại, đều bị ảnh hưởng sinh hoạt chính trị của nước mình định cư. Điển hình vụ bầu cử vừa qua, có nhóm ủng hộ ông Trump và nhóm chống ông Trump. Do đó nhóm người Việt sinh sống tại hải ngoài trước 75, đều bị ảnh hưởng của chính trị dạo ấy tại nước sở tại. Người chống Việt Cộng, người chống miền nam như dạo mình ở Âu châu, do đó chửi nhóm Việt kiều yêu nước cũng hơi oan cho họ. Họ bị ảnh hưởng của truyền thông, các đảng chính trị, Liên Xô,… khi xưa mình ghét nhóm Việt kiều yêu nước lắm nhưng dần dần sống lâu năm tại hải ngoại mới hiểu được lý do họ chống miền nam dù được đào tạo bởi miền nam, mang sổ thông hành miền nam. Họ bị tâm công bởi Hà Nội như con cháu chúng ta ngày nay.

Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên được truyền hình trên toàn thế giới. Các cuộc tấn công của Việt Cộng như Mậu Thân đã khiến khán giả truyền hình lo ngại thêm phong trào phản chiến đã giúp dư luận mỹ và tây phương lên án quân đội Hoa Kỳ.

Cứ thấy hình ảnh bỏ bom trên chiến trường Việt Nam, nghe nói còn nhiều hơn là khi không quân đồng minh thả trên chiến trường âu châu trong đại chiến thế 2. Sức bom đạn cày phá trên quê hương cha ông khiến các người Việt tại Âu châu, thêm tình hình chính trị tại các nước sở tại khiến họ đứng về phía Hà Nội.


Sau khi Hà Nội chiếm đóng Sàigòn khiến đa số người tây phương reo mừng như thời Fidel Castro, chiếm đóng Cuba, đánh bại chế độ Batista do mỹ hổ trợ. Từ từ cuốn sách nhất là cuốn phim “Killing Fields” kể về cuộc đời của ông Dith Pran được ra mắt tại Hoa Kỳ và các chiếc thuyền mong manh, vượt trùng khơi để tìm tự do từ Việt Nam khiến người tây phương ngạc nhiên và suy nghĩ lại sự ủng hộ của Hà Nội trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nhiều giới nghệ sĩ, trí thức của mỹ, âu châu như Joan Baez đã lên tiếng xin lỗi, ông Olivier Todd đã thay đổi tư duy của mình và quay lại chống Hà Nội. Ông ta có ra một cuốn sách “cruel Avril” thì phải. Mình thấy ông ta sát cánh bên anh của ông Trần Văn Bá, biểu tình đủ trò. Cộng đồng tỵ nạn có cơ hội để nói lên tiếng nói của mình, trình bày sự thật về Hà Nội. 2 triệu người bị giam trong trại cải tạo như ông Phạm Văn Đồng tuyên bố khi thăm viếng âu châu để xin viện trợ.

Lần đầu tiên sang Hoa Kỳ viếng thăm, mình có ghé M.I.T. Để thăm anh bạn học cũ khi xưa. Anh ta chia sẻ làm luận án tiến sĩ hơi bị chậm vì tố chất Việt. Người Việt mình quen sử dụng cảm tính và trực giác nên gặp vấn đề khi làm luận án. Anh ta giải thích có một vấn đề thì nhận thấy ngay vì trực giác nhưng ông thầy kêu không. Phải giải thích từ A đến Z, để chứng minh trực giác của mình có đúng hay không.

Trở lại vụ cộng đồng người Việt được mời nói chuyện nhưng từ chối cho thấy chúng ta chưa hiểu cách chơi dân chủ dù hô hào tự do dân chủ. Trong cuộc tranh luận, khán giả có 3 loại: loại #1 luôn luôn ủng hộ mình, loại #2 luôn luôn ghét mình, tìm mọi cách để đả phá, và loại #3, là người trung lập. Do đó chúng ta chỉ cần giải thích để loại người thứ 3 ủng hộ lập trường của mình. Khi đối thoại với người cộng sản, họ cứ chửi chúng ta, cho nên cách tốt nhất là để khán giả người Mỹ nhận ra ai đúng ai sai để họ ủng hộ.

Khi chúng ta nói chuyện, tranh luận, thường dựa theo cảm tính. Thấy Việt Cộng cứ trơ tráo nên bực tức chửi bới do đó sẽ mất cảm tình với người xem. Chúng ta bị cảm tính quá mạnh, cần bình tỉnh để tìm cách trả lời. Mình bị lâm vào trường hợp này rất nhiều lúc đầu tranh luận với mấy giáo sư thiên tả của đại học NYU. Họ cứ khen Việt Cộng đủ trò khiến mình tức giận, nói to. Sau này rút kinh nghiệm, mình đọc thêm sách về tranh luận nên cứ từ tốn, ghi lại nhưng gì họ nói rồi phản công, giải thích, đưa ra chứng cớ để bẻ lại lập luận của họ.

Sau này, có con, hè mình đều cho chúng theo học các lớp về tranh luận, luyện tập kỹ năng chớ toán lý hoá thì dẹp. Mất thì giờ. Ông Nguyễn Ngọc Phách, bên Úc Đại LỢi có dịch qua Anh ngữ cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” của ông Nguyễn Gia Kiểng nên mình mua để cho thằng con đọc, giúp hiểu rỏ hơn về lịch sử cận đại Việt Nam. Nó hỏi mình NGuyễn Hoàng, có phải dòng của Chúa Nguyễn Hoàng, mình cứ ừ đại khiến nó tin tưởng là thuộc con dòng cháu giống của Chúa NGuyễn bỏ bắc vào Nam lập nghiệp.

Muốn con cháu hiểu lý do cha ông của chúng bỏ nước ra đi, chúng ta cần giải thích từ A đến Z về cuộc chiến Việt Nam. Không thể nào cứ kêu Việt Cộng tàn ác. Đối với chúng ta đã từng sống tại Việt Nam, từng chứng kiến Mậu Thân, Đại Lộ Kinh Hoàng thì không cần nói. Quan trọng là giới con cháu mình không dính dáng đến cuộc chiến và người Mỹ trẻ.

Có lần trong một cuộc nói chuyện về chiến tranh do sinh viên Princeton tổ chức. Có một cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Hoa Kỳ tham dự. Cuộc nói chuyện diễn ra tốt đẹp, đến phần câu hỏi thì có một sinh viên hỏi vị đại sứ tại Hoa Kỳ, cháu không nghe bác nhắc đến cụm từ “lobby”. Nam Hàn muốn mỹ viện trợ kỹ thuật tiền bạc, họ đều bỏ tiền ra để lobby các đại biểu quốc hội Hoa Kỳ. Theo như mình biết thì Hà Nội ngày nay cũng thuê các văn phòng đại diện để lobby các đại biểu quốc hội.

Đại Lộ Kinh Hoàng bị Việt Cộng pháo kích để giết những người không chào đón họ khi chiếm đóng Quảng Trị tạm thời. Sau này mình đọc tài liệu của Việt Cộng thì Việt Nam Cộng Hoà có tái chiếm lại Cổ Thành nhưng có một khu vực thuộc Quảng Trị vẫn chưa chiếm lại, vẫn do Việt Cộng chiếm đóng.

Trong khi đó cộng đồng mình có người đặc cử vào các thành phố,..chức còn nhỏ, là đã có người ganh tị, thuê người để xin chữ ký bãi nhiệm họ, chưng tỏ họ không có viễn kiến chính trị cho cộng đồng. Có thể đó là những người được Hà Nội hổ trợ. Thay vì đoàn kết, ủng hộ một ứng cử viên, chúng ta có cả chục ứng cử viên khiến người Mỹ trắng vớt hết phiếu. Chán Mớ Đời 

Chúng ta hô hào tự do dân chủ nhưng chúng ta vẫn còn sinh hoạt như tại Việt Nam xưa kia. Chúng ta không có khả năng để tranh luận, giải thích cho con cháu hiểu lý do bỏ nước ra đi. Mình rất tôn trọng lá cờ Việt Nam Cộng Hoà, khi chào cờ ở đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh Việt-Mỹ, mình đều thấy cay cay nhưng khi chúng ta đi biểu tình thì theo mình tuyệt nhiên không nên đem cờ Việt Nam Cộng Hoà theo.

Lý do như mình trình bày trên, chúng ta là công dân mỹ thì cứ vác cờ Hoa Kỳ ra đứng đầy đường. Truyền thông của Mỹ, chạy săn tin hay ai đó quay video bỏ lên mạng vì họ thấy nhiều lá cờ mỹ, nên tò mò, đến hỏi chuyện thì chúng ta mới có cơ hội giải thích. Cho người đại diện biết sử dụng anh ngữ khá để nói chuyện, người Mỹ gọi là xướng ngôn viên của nhóm, hội đoàn. Khi người Mỹ thấy cờ Việt Nam Cộng Hoà thì họ bỏ đi, nhiều khi bực mình vì bị kẹt xe đủ trò. Cứ đêm cờ mỹ ra thì sẽ thu hút đám đông người Mỹ, để có cơ hội giải thích vì sao bỏ nước ra đi. Ngay chính con chúng ta cũng sẽ tò mò. Đâu phải bận áo dài cò Việt Nam là yêu nước. Phải suy nghĩ, có chiến lược như Hà Nội thì hoạ may mới giả độc được chiến tranh Việt Nam, đem lại sự thật đã bị méo mó từ 50 năm qua.

Có lẻ chúng ta cần đọc lại Bình Ngô Đại Cáo như Hà Nội để hiểu thế nào là Tâm Công. Học tập thêm cách sinh hoạt dân chủ tại Hoa Kỳ, thay vì cứ chửi nhau bú xua la mua rồi tự cho mình là Phù Đổng thời A Còng.

Chúng ta không thể nào nói cho người Mỹ là “đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản đã và đang làm”. Khi chúng ta buôn bán, mục đích chính là luôn luôn tìm khách hàng mới. Việt Cộng cũng vậy, luôn luôn tìm khách hàng mới là thế hệ con em chúng ta vì họ biết chúng ta đã hiểu rỏ họ rồi, đã bị họ lừa rồi như các Việt kiều Yêu Nước một thời. Chúng ta cần giải thích cho người Mỹ, con cháu vì sao không nên nghe Việt Cộng. Mỗi chúng ta chỉ cần nói chuyện mỗi tuần một lần cho một người Mỹ nghe lý do chúng ta bỏ nước ra đi. Nói sự thật chứ đừng có cương lên nói bậy bạ sẽ làm mất sự tin tưởng.

Người Do Thái đi đâu, ở xứ nào đều có những viện bảo tàng, trung tâm văn hoá nơi họ ở và họ đều trưng bày vụ diệt chủng dân tộc họ trong đệ nhị thế chiến. Đi đâu, báo chí đều đưa ra những hình ảnh HOlocaust. Họ bắn giết người Palestine rồi đưa ra những hình ảnh Holocaust khiến người tây phương ngọng. Họ tâm công nhất là nhắc cho các thế hệ mai sau những gì cha ông của họ đã trải qua.

Người Việt chúng ta cũng nên nhắc đến Boat People để con cháu nhớ lý do tại sao chúng ta bỏ nước ra đi thay vì quên đi. Thậm chí nhiều người cứ tưởng họ là mỹ trắng, lên tiếng chửi rủa người di dân bất hợp pháp. Giáo sư NGuyễn Việt Thành, người đoạt giải Pulitzer về cuốn sách của ông “the Sympathizer”, cho biết ông được đài truyền hình Pháp mời nói chuyện, giới thiệu ông ta là một nhà văn mỹ (American writer) tỏng khi ở Hoa Kỳ, họ gọi ông ta là nhà văn gốc Việt (Vietnamese-American).

Hôm trước nói chuyện với mấy đứa cháu và mấy đứa con, mình nói người mỹ sinh sống tại Hoa Kỳ tước khi Kha Luân Bố tìm đến xứ châu mỹ. Người Mỹ dạy trong sách giáo khoa là Kha Luân Bố tìm ra Châu Mỹ, là sai. Trước đó đã có những nền văn mình cực sáng như Inca, Aztech , bắc mỹ có người da đỏ,…

Người mỹ trắng gọi người đã sinh sống tại Hoa Kỳ tước họ là “Native American”, người da đen là Afro-American , người á châu là Asian-American, tỏng khi họ đến từ Anh Quốc thì cứ gọi là American. Đó là sai. Một cách truyền thông, cho rằng họ là người chính thống của Hoa Kỳ còn chúng ta là người di dân đến.

Bên tây, mình có thằng cháu, cặp bồ với đầm, cứ làm như ông tây con vì học “nos ancêtres sont des gaulois » . Vụ cô-vi xảy , ra đường bị tây con đòi đánh, kêu về tàu đi khiến anh chàng bắt đầu suy nghĩ lại. Lâu lâu họp mặt, có mấy người bạn kể là dạo này họ không dám ra đường ban đêm vì sợ bị mỹ trắng vì báo chí nói đến các vụ hành hung người da vàng. Trước đây thì họ chửi bới người di dân gốc Mễ, đòi đuổi cổ họ về nước,…Chán Mớ Đời 

Chúng ta cần thay đổi cách sinh hoạt chính trị. Khi cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà, hô đả đảo Việt Cộng thì có thằng Tây thằng mỹ nào hiểu, họ có thể nghĩ chắc là nhóm nào tôn giáo vớ vẩn kêu gọi gì đó. Do đó chúng ta đi biểu tình thì mang theo cờ MỸ để gây chú ý cho người Mỹ, truyền thông,.. chúng ta là người Mỹ tranh đấu cho tự do cho Việt Nam,…thì mới lôi kéo người Mỹ theo mình. 

Quan trọng nhất là chúng ta phải đưa các đại biểu gốc việt vào quốc hội tiểu bang và liên bang để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng và lên tiếng, đưa ra những dự luật để ép Hà Nội, phải nới rộng tự do ngôn luận, nếu không sẽ không mua bán với Hà Nội,… (còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người lính Trinh Sát 302 Đàlạt xưa

 Có người kể là khi về Việt Nam có gặp một anh lính của đại đội 302, đánh giặc rất chì, không bao giờ trốn hành quân cả. Nghe gọi tên là xung phong đi, sau đó anh Hùm Xám phải cho ở nhà để theo quân cảnh kiểm soát lính 302. Đi đêm hoài thì sẽ gặp ma.

Sau khi tiểu đoàn 204, đánh chiếm lại Di Linh, chết cũng nhiều, rồi đến khi được lệnh rút về Sàigòn thì có mấy người lính 302 đi di tản. Có một anh chàng sau này làm luật sư khá nổi tiếng ở Little Sàigòn nay chắc đã về hưu. Có một anh khác dẫn độ mười mấy người lính, không chịu đầu hàng, vào rừng đánh tiếp đến khi hết đạn thì Việt Cộng bắt bỏ tù 17 năm. Một độc giả kể là năm 2010, về Đàlạt có ghé hồ Tuyền Lâm thì tình cờ gặp anh này sau 17 năm cải tạo. Vì ở tù theo tội phản động nên không được xét đi H.O., tương tự ông cụ mình. Có lẻ các người đi cải tạo mà không phải sĩ quan chắc ít ai được đi H.O.

Nghe mình kể, có độc giả liên lạc được và gửi cho anh ta chút quà trong mùa đại dịch. Anh ta báo cho Hùm Xám Đàlạt, Hùm Xám Đàlạt nhờ mình chuyển lời cảm ơn độc giả vô danh đó. Cho thấy tình người Đàlạt khi xưa rất khắn khít, hàng năm đều có học sinh, sinh viên tổ chức đi quyên tiền để giúp đồng bào miền trung.

Theo anh Phong thì anh chàng hạ sĩ quan, tiếp tục chiến đấu rất ngang tàng khi ra trận, nhảy toán nhưng khi về Đàlạt thì hiền khô. Có lần đâu năm 1973, bắn chết Việt Cộng trong rừng thì tịch thâu được $5,000 đôla. Cả đại đội chia nhau khi một chiếc xe Honda trị giá có $100. Dạo ấy, có tin đổi tiền nên Việt Cộng thủ đôla để đưa cho nằm vùng như cô Ba Chỉ BÌnh Lợi,…mua lương thực để tiếp tế cho họ trong rừng. Nhớ khi xưa, ra chợ họ nói xe đò bị Việt Cộng bắt, hoá ra họ chở hàng hoá, tiếp tế cho Việt Cộng trong rừng rồi kêu bị mất hết.

Theo mình được biết, khi Việt Cộng đi hành quân, họ không cần tải theo lương thực nhiều. Các sư đoàn chính quy của họ, khi dưỡng quân ở vùng biên giới của Quảng Đức, hay về Phú Sơn đánh phá vì vùng này tương đối trù phú, nông dân khá giả. Liên Xô có mõ vàng nên họ viện trợ cho Việt Cộng vàng, các thượng uý đi hành quân cứ đem một bọc đựng vàng, rồi đưa cho nằm vùng mua gạo, thực phẩm khô,… đó là lý do chính Việt Nam Cộng Hoà thua. Bà cụ mình nói không có mấy bà nằm vùng khi xưa thì khó mà thắng miền nam.

Anh Phong kể có lính Thượng, sau này có mấy ông bỏ anh trốn mất tiêu. Lính đóng tại căn cứ ở Lâm Đồng, Dân Sự Chiến Đấu, đa số là người thiểu số.

Ai biết thêm vụ này thì cho em xin. Do đó khi bắt được Việt Cộng trong rừng, sợ đổi tiền nên họ dự trữ đô la mỹ để nằm vùng, giao liên có thể mua thực phẩm. Dân buôn bán ở Đàlạt, có nhiều người kinh tài cho Việt Cộng, giàu sang lắm, sau 75, lúc đầu được khen thưởng bú xua la mua, nào là tư sản dân tộc đủ trò rồi cũng tìm đường đi vượt biển hết.

Mình có đọc báo của Hà Nội nói về các người nằm vùng ở Sàigòn phải qua Hương Cảng, Pháp để chuyển ngoại tệ, tiếp tế cho Việt Cộng. Hôm nào rảnh sẽ kể để hiểu tại sao Hà Nội thắng cuộc.

Ông Major May, người đề nghị Hoa Kỳ tặng huy chương American Silver cho anh Phong, đã chết tháng 5/ 1968 tại cây số 3 Thanh Bình, Đức Trọng, khi vào giải cứu làng Thanh Bình, hình như một làng di cư thì phải. Mình chưa bao giờ vô đây. Chỉ nhớ Tùng Nghĩa có rất nhiều người di cư từ miền bắc, định cư tại đây. Có bà Đệ, người làng của ông cụ mình ở đó nên Tết, hay xuống đây để thăm chúc tết. Sau này qua Mỹ, anh Phong có viếng thăm mộ ông ta ở nghĩa trang quân đội Arlington.

Mình có hỏi anh ta vụ BIệt Động Quân bị phục kích trong Cam Ly vì mình nhớ hồi nhỏ, sau Mậu Thân xe nhà binh chở 20 chục xác lính Biệt Động Quân về nhà xác ở trước nhà thương. Mình có đi ngang qua đây, thấy mẹ hay vợ ôm xác chồng con, khóc như mưa. Đó là hình ảnh chiến tranh đầu tiên mình thấy trong đời. Ban đêm đi ngang đây, thấy ánh đèn cầy le lói bên mấy cái xác. Mình có người em trai bị đau, phải đưa lên bệnh viện nên tối mình phải lên nhà thương ngủ để canh em, đi ngang chỗ này ớn Kinh.

Anh Phong giải thích là tụi Việt Cộng đánh nhau đều có kế hoạch cả. Chúng giả bộ, đào hầm đủ trò, cố ý để cho tình báo của mình, đi làm củi trong rừng thấy để về báo cáo. Thế là lính mình đi vào để đánh, tiểu đoàn Biệt Động Quân, đi vào có bài bản lắm. Đến nơi chả thấy gì cả, lại rút về.

Mấy tuần lễ sau, thám báo chạy về cho biết Việt Cộng đông lắm. Thế là quân ta lại vô núi để đánh nhưng chả thấy Việt Cộng đâu cả. Vài tuần lễ sau, thám báo cho biết Việt Cộng đông lắm nhưng phe ta lại nghĩ chắc cũng như lần trước nên cho ít quân đi, như đi dã ngoại. Lần này Việt Cộng phục kích đánh, giết chết 20 lính Biệt động Quân, đem xác về mà mình đã thấy dạo ấy.

Nếu Việt Nam Cộng Hoà mà tương kế tựu kế, lần thứ ba chuẩn bị pháo trước rồi máy bay thả bom trước là thành công. Nói chung mình đánh giặc theo kiểu nhà nghèo, không như mỹ hay Việt Cộng, do Liên Xô tiếp tế rất chuẩn. Thêm khinh địch.

Dân Đàlạt ăn gạo quân tiếp vụ, gạo chi chi đâu chớ gạo ngon là các đại lý gạo Đàlạt đều bán cho Việt Cộng, được nhiều tiền hơn. Mình nhớ đi mua gạo trên đường La Sơn Phu tử với sổ gia đình, rồi bỏ lên xe Honda chở về. Ăn không thấy ngon lắm. Sau này mẹ mình bán thêm gạo đường nên mua loại gạo này về đem bán cho dân nghèo rồi ăn loại gạo tốt. Các nhà đại lý gạo Đàlạt, phải có môn bài, mình hay đi mấy chỗ này để lấy hàng cho mẹ mình nên nhớ. Sau này lớn tuổi thì mới hiểu rỏ sự việc ngày xưa, những tư sản yêu nước, nay đa số con cháu họ đều sang mỹ hay Gia NÃ Đại hết.

Mẹ mình bán gạo là qua cô Ba Chỉ. Ông cụ mình là công chức nên nhờ mẹ mình bán gạo để khỏi bị nghi ngờ. Cô ta kêu mẹ mình vào tiệm, nói một bao gạo 2,000, có 100 tạ, ai mua bán lấy lời nuôi con. Mấy tiếng sau có một bà đến hỏi mua 100 tạ, mẹ mình đòi 2,200, họ không trả giá thế là mẹ mình lời. Sau này Việt Cộng vô mới khám phá ra bà đó mua gạo tiếp tế cho Việt Cộng. Mình dấu tên để khỏi lộn xộn. Chán Mớ Đời 

Mình hỏi về Núi Voi thì được biết là Việt Cộng núp trong đó vì máy bay không thấy vì rừng rậm. Có thể đi về Phan Thiết, hay đánh Đàlạt. Có lần Việt Cộng pháo 122 ly tới Đàlạt, nổ mấy trái ngày gần Ấp Ánh Sáng. Tỉnh trưởng Tuyên Đức kêu trinh sát 302, đi bắn vài tên Việt Cộng, đem về bỏ vào các hố 122 ly cho dân thị xã xem.

Anh nói là theo binh pháp thì không nên đi kiểu tụi anh. Bắn chết Việt Cộng vài mạng thì dễ lắm. Cứ vào Núi Voi, cải trang Việt Cộng, đi trên đường mòn thì sớm muộn gì cũng gặp nên bắn được vài tên, kêu trực thăng bốc về Đàlạt, bỏ vào mấy hố bom để dân thị xã bớt giao động, xôn xao. Một cách bình định tâm lý chiến.

Thật ra Đàlạt ở một vị trí hiểm trở, khó đánh chớ Việt Cộng muốn đánh thành phố này vì có tiếng trên thế giới. Chỉ cho một số cảm tử quân vào như vụ Giáo Hoàng Học Viện để gây tiếng vang chính trị trên thế giới. Mậu Thân chỉ vào thành phố có mấy ngày đã bị đánh bật lại, chạy về số 4, bị bom Napalm, biến mất sau 1 tuần lễ.

Nếu mình không lầm thì Việt Cộng đánh Đà Lạt dạo ấy đâu 3 lẩn sau vụ Mậu Thân.

Việt Cộng khi đánh chiếm một làng ấp nào đó thì họ biết Việt Nam Cộng Hoà sẽ đem quân vào đánh chiếm lại. Do đó dễ bị phục kích. Như vụ Làng Thanh Bình, chúng đánh chiếm làng, Việt Nam Cộng Hoà phải đem quân vào thì chúng biết nên có thể phục kích dễ dàng. Còn như lính mỹ thì chúng cho máy bay thả bom đủ trò rồi trực thăng vận đến đánh. Còn mình không có tiền, máy bay nên đi xe vào là chúng thịt ngay.

Khi đánh chiếm Thành Bình, Việt Cộng để lại một ít quân trong làng rồi đem quân ra ngoài đường lộ để phục kích. Lính mình vào gặp ngay chốt đầu tiên nên phải bao quanh mới phá được chốt đó. Đến khi đi thêm vài trăm thước thì vũ lực chính của chúng ở đó đánh chới với vì ít lính, lại không có trực thăng yểm trợ. Vụ này Biệt động Quân chết cũng mười mấy người. 

Khi em tướng ĐỔ Cao Trí, chết ở trận Thượng Tà Hin, ông ta chửi thề loạn xà ngầu, kêu không biết lực lượng của Việt Cộng mà dám chạy vào. Cuối cùng anh Phong xin đi trinh sát vào làng thì Việt Cộng đã rút rồi. Lượm xác mấy người lính chết như ông Đổ Cao Luận, em của ông Đổ Cao Trí và 4 người lính mỹ. 

Khi về Đàlạt, đi ngang ngã ba Liên Khương này, anh rất bùi ngùi nhớ đến đồng đội khi xưa đã hy sinh trong trận này.

Anh kể đi Thủ Đức xong thì được chuyển lên vùng 3 biên giới vì thời đó các địa danh này thu hút các thanh niên mới ra quân trường. Anh đóng quân ở căn cứ Ben Het, gần biên giới Lào, Cam Bốt. Lúc đó Việt Cộng còn ít, nên chỉ đi trinh sát gần đó, gặp người Lào và Cambuchia làm rẩy lấn đất qua bên biên giới thì đến đuổi đi thôi. Sau này khi quân đội mỹ tham chiến thì Việt Cộng bổ sung quân số vào khu vực này và đánh dữ dội. Sau bị hạ mất mấy xe tăng và bị máy bay Caribu mà Việt Cộng gọi con rồng, bắn chới với, rút quân.

Có đoạn phim kể lại trận đánh Ben Het, căn cứ lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ, nhằm chận đứng sự tiến của Việt Cộng, đi theo đường mòn Hcm qua ngã Lào và Cam Bốt. Họ đánh xong lại rút về bên kia biên giới.

 https://youtu.be/w-eYoL6IZXg

Sau này, vùng này do sư đoàn 22 bộ binh trú đóng bị tấn công hoài. Có ông bạn nối khố với ông cụ có tham dự trận Dakto về phép kể đánh nhau chí choé. Địa danh chỗ này là Tân Cảnh mà người dân thị thành vẫn chưa quen là đồi Charlie. Hình như bố của một cô bạn, học Yersin tử trận ở đây, nghe anh kể là trên château d’eau.

Lần sau về Việt Nam, có lẻ mình đi thăm viếng mấy vùng này, đường mòn Hochiminh, Điện Biên Phủ, Khe Sanh, Ashau, A Lưới,.. đi thăm để hiểu sự điện rồ cua rang trong cuộc chiến uỷ nhiệm. Anh em đánh nhau dùm cho ngoại quốc để rồi hận thù chồng chất. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chú cho con thay mặt ba con gởi lời cảm ơn và lời  chúc  sức khỏe chú và chú  Nguyễn Sơn cũng như bác Phong và toàn  thể các chú 302,  các  chú  204 ạ! Con cảm ơn chú rất nhiều và con chúc mọi người trong gia đình chú luôn   mạnh khỏe, hạnh phúc.



30 năm khói lửa, hoà bình hữu nghị

 Dạo này mình xem Netflix, có mấy phim tài liệu về mấy cặp vợ chồng về già. Xem được 4 cặp nên ớn, ngưng xem 2 cặp cuối từ Ba Tây và Phi Châu nhưng cũng có chút khái niệm về tuổi già sau này, tiếp tục đi trên hoàng hôn đời mình với đồng chí gái. Ngồi xem, mình nói đúng 30 năm mình tiếp thu mối tình hữu nghị sông liền sông núi liền núi với đồng chí vợ. Cô nàng kêu 30 năm khói lửa, nội chiến từng ngày.

Cặp vợ chồng thứ nhất ở Hoa Kỳ, nhà nông duy nhất sống sót trong vùng. Họ bán lại trang trại cho người con trai đầu, cương quyết sống nghề nông thay vì chạy ra tỉnh làm việc. Họ lấy si-rô của các cây Maples để bán, trồng dâu,.. họ chuẩn bị hậu sự, làm di chúc, giấy tờ để con cháu khỏi bận tâm sau này. Kiếm chỗ trong nông trại để sau này, thiêu xong thì con cháu rải tại đây.

Hai vợ chồng vẫn phụ giúp người con nhưng thường thì dắt nhau đi bộ, dù trời tuyết. Sống với nhau 60 năm. Kinh. Mình chỉ mới 1/2 số năm của họ đã thấy như thiên thu.

Cặp thứ nhì ở Tây-ban-nha, họ nuôi dê, trồng olive bán, ở đâu trên núi. Năm nay gặt hái olive xong thì để đánh dấu 60 năm khói lửa, ông chồng hỏi bà vợ muốn đi ra biển vì cả đời bà ta chưa bao giờ thấy biển vì ở trên núi. Cuối cùng thì họ ghi danh đi du lịch với một công ty du lịch.

Phim tài liệu về 6 cặp vợ chồng lớn tuổi trên thế giới, sinh sống với nhau mấy chục năm.

Thấy cảnh họ lấy thẻ, loay hoay để mở cửa phòng khách sạn khiến mình nhớ đến mấy chục năm về trước#. Về thăm nhà, mướn chiếc xe đò, chở cả đại gia đình xuống Nhà Trang chơi, ở khách sạn cao cấp. Cô em nói cảm ơn anh vì nhờ anh mà gia đình tiếp cận đến văn minh loài người. Lúc lấy thẻ để mở khoá vào phòng, không biết mở đèn ra sao vì phải cắm cái thẻ vào công-tắt ở gần cửa.

Nhớ lần đầu tiên đến Nhà Trang, đám trẻ ở biển nghe mình nói là dân Đàlạt, chúng chê nhà quê. Chán Mớ Đời 

Thấy cảnh ra biển, hai vợ chồng bôi dầu chống nắng cho nhau thấy thương. 1 hôm, bà vợ gọi điện thoại ông chồng nhưng không thấy trả lời, sau đó thì thấy xe cứu thương chở ông ta vào nhà thương, bị đột quỵ. Khi về lại nhà thì hàng xóm khóc như mưa bất, cho thấy tình láng giềng mấy chục năm ở quê sao đậm đà như câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Phim chấm dứt khi họ ăn tết đêm giao thừa với cặp vợ chồng hàng xóm. Hạnh phúc rất đơn sơ, chả cần tiệm ăn sang trọng, chỉ cần một cặp vợ chồng bạn bên cạnh cũng đủ vui khi về già.

Cặp thứ 3 ở Nhật Bản. Ông chồng bị bệnh Hansen (phong cùi). Ông ta kể khi còn học ở trường thì bị đuổi cổ nên thất học. Ông bố dẫn đến cái cầu, rồi kêu nhảy xuống, hai cha con chết chung nhưng ông ta không chịu. Ông ta được đưa vào một trung tâm điều dưỡng suốt 15 năm. Cuối cùng thì được chữa lành. Bà điều dưỡng viên kêu ông lành rồi có thể về nhà nhưng ông kêu, không nghề thì làm sao sinh sống ngoài đời. 

Bà này kêu một mình thì khó nhưng tôi với ông thì sẽ vượt qua. Thế là cả hai bỏ gia đình đi xa để làm lại cuộc đời. Có 3 đứa con không bị cùi.

Bà vợ bị bệnh ung thư, phải mỗ, lo sợ nhưng bà ta khỏi. Cả gia đình dắt nhau về quê cha, thăm mộ gia đình, xin lỗi ông bố. Thấy ông chồng bóp chân cho vợ thấy không khác gì mình cả. Hoá ra đàn ông xứ nào cũng bóp chân cho vợ theo chế độ Vợ Chúa chồng tôi. Chán Mớ Đời 

Cặp thứ 4 ở Nam Hàn. Cặp vợ chồng này nuôi bào ngư trên biển. Ông chồng ra biển đánh cá, gọi điện thoại cho bà vợ nhưng không trả lời. Hoá ra bà ta bị lãng tai nên đi khám bác sĩ để đeo nhỉ cụ, máy trợ thính để nghe. Bà vợ cứ rên bị đau lưng, đi khám thì mới biết là cột sống bị nứt, bác sĩ khuyên bớt làm việc lại. Mấy đứa con nói bận với công việc không thể đảm trách thêm vụ này nữa nên kêu bán khu nuôi bào ngư trên biển đi. Ông chồng cũng xoa bóp, mát xa cho vợ ở lưng, hoá ra mình cũng làm như ông ta, không gì đặc biệt cả. Đó cũng là hành động nói lên tình nghĩa vợ chồng sau bao nhiêu năm, kiên định lập trường đối chọi từng ngày.

Ông chồng kể quen nhau thời đi học. Lên trung học thì đảo của ông ta không có trường nên phải dọn ra tỉnh ở với gia đình người thân để đi học. Sau đó, học xong thì ông về lại quê để giúp bố mẹ nuôi bào ngư. Một hôm bà vợ dọn đi đâu nhưng viết thư cho ông nên cả hai học tập yêu nhau hàm thụ. Một hôm, bà vợ nói sẽ đến thăm ông ta ở đảo, gặp gia đình ông ta. Mẹ ông ta nhất trí nên hỏi cưới luôn. Kiểu này là cột đi tìm trâu. Biết bao nhiêu cô gái không lấy được người mình thích vì cứ muốn người kia đi bước đầu. Gặp thằng nhát gái như mình thì chỉ biết Capri c’ est fini.

Mình quay qua hỏi đồng chí gái, dám lấy nhau đến 60 năm như họ không? Mụ vợ kêu 30 năm khói lửa, nội chiến từng ngày là oải lắm rồi. Viết tới đây thì nhận được tin nhắn của đồng chí vợ kêu Happy Anniversary . Đúng 30 năm góp chung gạo nấu cháo. Vợ chồng thời đại A còng nên vợ trên lầu, nhắn tin chồng qua điện thoại. Chán Mớ Đời 

30 năm khói lửa, hoà bình hữu nghị với đồng chí gái thì lúc mới lấy nhau, kinh tế xuống, mình bị thất nghiệp hoài nên Chán Mớ Đời, mở công ty thầu xây cất, rồi chuyển qua mua nhà cho thuê. Nay về già thì tương đối thoải mái hơn.

Nếu tin theo tử vi thì đại hạn 10 năm đầu te tua, 10 năm sau đó thì đỡ hơn, có con, đi chơi miễn phí mút mùa, đại hạn thứ 3 thì tà tà còn đại hạn thứ 4 thì chưa biết nhưng chắc bệnh tật sẽ đến. Năm ngoái đồng chí gái bị cấm cung vì cô-vi nên ngã bệnh khiến mình hoảng tiều luôn. Nay cố gắng khuyến khích mụ vợ đi dã ngoại, đạp xe đạp, đi chơi với bạn cho vui đời, loay hoay với mình thì mụ vợ không muốn làm vườn, chỉ ngồi xem ba chuyện vớ vẩn trên truyền hình hay làm bà 8 với mấy bà bạn.

Mình có kể vụ đi nghỉ hè ở Mễ miễn phí rồi nhưng kể lại đây cho những ai chưa biết cái mánh này. Mình hay đi Mễ vì gần Hoa Kỳ, phục vụ như bên mỹ, lại rẻ hơn. Lần đầu tiên đi nhờ ông hàng xóm mít cho biết. Một hôm, ông ta hỏi mình có muốn đi Mễ không vì ông ta có một timeshare ỏ bên Mễ nhưng năm nay bận quá nên không đi. Nếu mình muốn thì ông ta nhường cho tuần lễ đó, chỉ trả tiền chi phí chi đó đâu $500.

Mình thấy hấp dẫn nên nói về báo cáo đồng chí gái. Đừng bao giờ nhận lời ngay khi có ai giới thiệu vấn đề gì. Mình về, lên mạng tìm khu nghỉ dưỡng nầy thì hoá ra nếu ai mua timeshare, mỗi năm phải trả tiền bú xua la mua đâu $500 mà phải đi mỗi năm nên họ hay chán. Do đó ông hàng xóm tốt bụng muốn bán cái lại cho mình.

Mình lại thấy trên mạng công ty timeshare này mới xây thêm một khu nghỉ dưỡng khác tại thành phố này, mới hơn còn khu của hàng xóm mua đã trên 20 năm. Giá chỉ $400, lại thêm được mấy vụ massage miễn phí nên mình đặt chỗ này, rồi xin lỗi ông hàng xóm, nói mụ vợ muốn đi khu nghỉ dưỡng mới. Sau này ông hàng xóm ly dị với bà vợ, chắc đi nghỉ hè hàng năm một chỗ nên chán, gây lộn hoài.

Lúc ra phi trường thì máy bay hãng Mễ kêu hết chỗ. Mình hỏi tao mua từ lâu rồi mà mày kêu hết chỗ là thế nào. Mình bảo cho tao gặp xếp của bà thế là bà xếp lại. Mình hỏi tại sao tui mua vé từ thời Bảo Đại ở truồng mà nay lại kêu hết ghế. Hoá ra công ty hàng không lúc nào cũng bán nhiều vé hơn nhất là khi xưa chưa có vụ Internet liên kết với nhau nhiều. Các văn phòng du lịch bán vé máy bay tà tà nhưng không biết là đã bán nhiều hơn. Ngoài ra còn dự trù những người đến ngày chót, đi không được.

Mình thương lượng thì bà xếp cho mình cái phiếu $100 cho hai gia đình đi ăn rồi mai trở lại, đến tìm bà ta để không bị mấy chỗ nữa. Và để đền bù vụ này bà ta sẽ tặng cho gia đình mình 4 cái vé khứ hồi đi Mễ có hiệu lực trong vòng 1 năm. Hôm sau, đi lại thì kêu gặp bà ta, có vé đi Mễ ngay, không chờ đợi.

Đến phi trường Mễ thì mình thấy đám Mễ bu theo mình đông như quân Nguyên, hỏi đi taxi, miễn phí,…rủ mình đi viếng khu nghỉ dưỡng miễn phí, đủ trò. Mình biết tiếng Mễ nên xua chúng đi bằng vài câu chửi thề rất giang hồ của Mễ. Ra xe của khu nghỉ dưỡng đến đón, tên tài xế lại dụ nữa, kêu là đi thì nó sẽ trả cho mình $100. Cái này có gì lạ đây, tại sao chúng đòi trả tiền cho mình để đi tham quan mấy khu nghỉ dưỡng. Hơi thắc mắc rồi hỏi thêm.

Về tới khu nghỉ dưỡng, quá sang trọng . Nông dân như mình lần đầu tiên đi vào khu nghỉ dưỡng có cổng gác đủ trò mà chỉ tốn có $500/ tuần cho 4 người. Lúc lấy phòng, chúng kêu mình ra gặp cái bà nào ở ngoài  phòng tiếp tân. Mình bò ra, thì bà ta kêu là ghi danh tham dự viếng khu nghỉ dưỡng này ngày mai. Mình nói có mấy tên kêu mình đi viếng mấy chỗ khác. Bà ta nói không được, đi với bà. Mình nói họ cho tui $150/ người. Bà ta kêu vậy bà ta đưa mình $400 cho hai vợ chồng. Mình như thằng Bờm nhất trí ngay.

Sáng hôm sau, khi mấy đứa con ngủ, mình và đồng chí gái đi ăn sáng miễn phí rồi được tên nhân viên kinh doanh dụ mình mua. Mình kêu thật ra là mình đi cái này để xem thôi vì người bạn muốn cho mình cái timeshare của họ miễn phí. Thế là thoát. Ra gặp lại bà ở phòng tiếp tân, lấy $400. Xong om.

Năm sau, lại đi Mễ lại với vé máy bay chùa, lại bị cái nạn nhiều hành khách hơn số ghế, kỳ này mình xung phong nhường chỗ cho thiên hạ, được vé khứ hồi cho sang năm. Cứ thế  làm mỗi năm đến khi đám con kêu chán quá, cứ đi Mễ ớn tới cần cổ nên thôi. Sau này mình có mấy chiêu đi nghỉ hè miễn phí, ở khu nghỉ dưỡng cấp cao. Hôm nào rảnh sẽ kể.

Tóm tắc là không bao giờ mua Timeshare. Đồng chí gái có cô bạn mua timeshare, nay chán nên rủ mấy bà bạn đi chơi cho đỡ buồn. Chồng con ớn rồi nên rủ bạn đến chơi, cho đỡ Chán Mớ Đời 

Khi đi du lịch, đến chỗ nào mới, chúng ta ưa thích nên hay bị dụ mua timeshare để rồi khổ sở hàng năm. Đã bỏ tiền ra để mua rồi phải đóng các chi phí đắt hơn là người không có mua, lại không được đi chỗ nào khác. Họ kêu có thể đổi nhưng toàn là những ngày tháng, không ai muốn đi, lại phải trả thêm tiền cho đám timeshare. Tốt nhất là cứ mướn nhà ở, mỗi năm được đi mỗi chỗ.

Ai muốn có timeshare miễn phí thì vào các tờ báo hay khu dưỡng lão. Nhiều người đi chơi, vui, về già có tiền nên mua nghĩ là sẽ đi mỗi năm. Đùng một cái ông chàng lăn ra bị tai biến, hết tính chuyện timeshare lý tưởng, tạo dựng những hình ảnh vợ chồng dắt nhau trên biển. Họ không sử dụng mà bán thì không ai mua nên cho không. Cứ vào mấy chỗ đó, rồi họ sẽ chuyển tên cho mình để lãnh cái nợ trả chi phí bảo quản hàng năm.

Đồng chí gái có cô bạn, ông chồng mình có gặp mấy năm trước, nay bổng bị tai biến chi đó, nôi đi làm rồi lo cho chồng là điên luôn. Được cái cô này chăm sóc ông chồng rất tốt. Xem như đi đâu cũng không được. Mỗi lần đến nhà bạn chơi là cũng mệt lắm, đi đứng khó khăn. 

Hôm trước có mấy người bạn đến chơi. Mình kể sẽ leo núi Whitney tháng 9 này, năm sau thì leo 5 đêm 6 ngày lên đỉnh núi MAchu Pichu. Vợ chòng anh chàng đã đi rồi, mình leo núi và cắm trại ngoài trời 5 đêm. Anh chàng nói rủ anh chàng đi, bà vợ kêu thôi. Họ đi rồi nhưng lấy xe lửa lên rồi có xe buýt chở tới tận nơi. Mình thì muốn làm kiểu đi rừng, đeo ba lô, cắm trại. Hai vợ chồng này sẽ đi hành hương đến Santiago De Compostella vào tháng 9 này.

Hôm qua, thằng con chở thằng cháu kêu bằng cậu đi Arizona, để xem trận đấu chung kết bóng rổ cuối mùa, mình và đồng chí gái dẫn con cháu gái ra biển ăn tối. Cháu gái nhắn tin cho mẹ nó, bảo là sang Cali mới khám phá ra ở Phila, gia đình mình ít đi ra ngoài. Cứ rú rú trong nhà. Mình thấy nó cứ ôm cái điện thoại, đi ngoài đường, trong phòng, chả thấy nó ra vườn chơi gì cả. Mấy đứa cháu sang mà lại kẹt lo tổ chức kỷ niệm bao nhiêu năm khói lửa. Con gái đang ở miền Đông BẮc, thằng con lại hẹn bạn đi chơi ở Las Vegas. Mình hỏi có muốn lên vườn với cậu không thì chúng nhìn mình như bò đội nón. Hỏi thích đi bộ không thì leo núi với cậu, nó im luôn. Con mình còn không dám trả lời. Có dẫn chúng ra biển để xem pháo bông.

Trên đường về, bổng nhiên mụ vợ kêu anh ăn nói vô duyên, nếu ăn nói như ba anh, chắc lắm cô mê ngày xưa. Chán Mớ Đời (còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng

Nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen


Ấp Chiến Lược tại Mã Lai và Việt Nam

 Hồi nhỏ đi xem xi-nê, hay thấy thiên hạ đứng dậy chào cờ, trên màn ảnh có ông Ngô Đình Diệm, áo dài khăn đóng rồi thiên hạ hát toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô tổng thống, đến phim thời sự chiếu Ngô tổng thống đi kinh lý mấy ấp chiến lược. Lớn lên lại được biết ấp chiến lược được thành lập theo chương trình của quân đội Anh Quốc, thực hiện trên xứ Mã Lai, thuộc địa của họ để chống sự bành trướng của đảng cộng sản Mã Lai.

Mình ngạc nhiên vì chương trình đều do 1 người tên Sir Robert Thompson, người Anh Quốc thiết kế, lại thành công tại Mã Lai, lại thất bại tại Việt Nam dưới thời “nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô tổng thống”. Kết quả là người Mỹ dẹp hai anh em họ Ngô này qua một bên, để đưa quân đội Hoa Kỳ tham chiến Việt Nam, sau đó lại rút lui âm thầm và đưa đến kết quả sự sụp đỗ của Việt Nam Cộng Hoà vào cuối tháng 4, 1975. Xem như là chậm lại sự thôn tính của Hà Nội được vài năm.

Mình đọc đâu đó là quân đội Mã Lai rất lo ngại người việt tỵ nạn đến xứ họ, lý do là Việt Cộng cài người theo để kết nối với nhóm Mã Cộng, đang đánh du kích để cướp chính quyền từ những năm người Anh Quốc trao trả lại nền độc lập cho thuộc địa MÃ Lai. Cuối cùng Mã cộng, chủ tịch Chín Ping xin từ bỏ cuộc kháng chiến không tương lai khi Trung Cộng không muốn tiếp tục gây chiến trên thế giới để bắt tay xây dựng nền kinh tế của họ.


Lò mò tìm tài liệu đọc để thoả mãn tính hiếu kỳ thì khám phá ra ấp chiến lược được áp dụng tại Mã Lai để chống lại ảnh hưởng của đảng cộng sản MÃ lai, do một người gốc Việt đứng đầu. Người Việt mình thích đánh nhau nên đi đâu cũng gây chuyện du kích, đánh nhau. Dạo này đang xem đá banh giải âu châu, lại thấy mấy ông việt nào cầm cờ đỏ sao vàng, dạy cổ động viên Âu châu hát “như có bác hồ trong ngày vui đại thắng,…”  Chán Mớ Đời 


Các chuyên gia quân sự cho rằng sự thất bại của Ấp Chiến Lược tại Việt Nam là chính quyền Việt Nam Cộng Hoà và mỹ không hiểu tình hình chính trị, địa lý của Việt Nam khác rất nhiều với Mã Lai, lại áp dụng quá nhanh chóng. Ngược lại chiến dịch “Người cày có ruộng “ của đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà có phần khả quan hơn nhưng đã quá trễ lòng dân ở vùng quê đã bị Việt Cộng nắm giữ hoàn toàn. Hình như sau này có những chương trình “Ấp Tân Sinh”,…do cán bộ Xây Dựng Nông Thôn thực hiện. Để mình tìm tài liệu đọc vụ này.

Mình nhớ có lần gặp chị Lệ Lý Hayslip, nhân vật trong cuốn phim của ông Oliver Stones, kể là sống ở quê. Ban ngày thì học chương trình của quốc gia, ban đêm, Việt Cộng về thì lại học tập uncle Lake trong quần chúng… sau đó chị được cử canh gác để báo động khi quân lính quốc gia vào làng. Chị ta mệt ngủ quên hay sao đó nên khi lính quốc gia vào làng thì không được báo động. Chị ta bị toà án nhân dân xử tội chết nhưng may có tên Việt Cộng, được lệnh giết chị, hiếp dâm rồi mệt quá, lăn ra ngủ, giúp chị bỏ trốn ra Đà NẲng làm gái bán bar rồi lấy chồng Mỹ, đưa về mỹ.

Chị ta có hát những bài học của Việt Nam Cộng Hoà rồi những bài hát của Việt Cộng khiến học sinh của quê làng khi xưa, chắc bị tẩu hoả nhập ma. Thấy dân tình khi xưa ở quê rất tội, nạn nhân của cuộc chiến. Nhớ khi xưa, đi chơi với thằng Sang, xóm Thi Sách, lúc chạy ngang đường Nguyễn Công Trứ, hắn kêu mấy tên làm vườn này, tối bỏ cuốc xẻng, đeo AK đi bắt lính cho Việt Cộng.

Có chị bạn kể là khi xưa còn bé, ở ngoại ô của Hội An, vùng của Việt Cộng nên học ùn Lê Lake yêu nhi đồng bú xua la mua, khi quốc gia hay lính Mỹ đi tuần thì run té đái. Sau này, lúc di tản sang Mỹ được gia đình Mỹ nuôi đến khi ra trường đi làm lấy chồng. Cho thấy cũng là người Việt nhưng sống ở thôn quê thì khá te tua. Mấy chục năm sau, chị ta về Việt Nam, thăm lại mẹ, khá cảm động.

Nhiệm vụ chính của ấp chiến lược là cô lập hoá Việt Cộng, không được tiếp xúc với dân quê, để được tiếp tế lương thực hay dấu khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà đi hành quân. Có một bác kể khi xưa, nó về ban đêm , gõ cửa kêu nấu cho nó ăn, nay lên phường nhờ nó ký tờ giấy, nó bảo đợi đó. Lính quốc gia mà trở lại, nó có núp trong quần tui, tui cũng rũ cho lòi ra để cho quốc gia còng đầu.

Trước nhất là dân quê của hai nước khác nhau về địa lý cũng như chủng tộc. Cuộc đấu tranh của hai phía đều khác nhau. Gần đây, chúng ta thấy sự lộn xộn ở Bosnia và Kosovo, khi Nam Tư tan rã. Sau 75, Việt Cộng cũng sử dụng chương trình kinh tế mới để cô lập hoá các thành phần chống đối. Họ cho đi kinh tế mới để con người lạ nước, lạ cái, dễ kiểm soát hơn. Ở Nam Tư cũng vậy, khi Tito lên ngôi thì cũng di chuyển dân chúng đi tới vùng khác, chia đất, đến khi Nam Tư bị tan rã, thiên hạ trở về quê, đòi đất của cha ông lại nên đánh nhau như trường hợp Kosovo và Bosnia. Cộng sản đi tới đâu là gieo oán thù tới đó. Chán Mớ Đời 

Ông Robert Thompson, người đưa ra chủ trương chương trình Ấp Chiến Lược tại Mã Lai và Việt Nam, có viết 3 cuốn sách về vấn đề này, đẻ nói lên sự thành công tại MÃ LAi và thất bại tại Việt Nam. Trong cuốn the Counterinsurgency Era: U.S. do triển and Performance , tác giả Douglas Blaufarb, có đề cập tới vấn đề này.

Ông cho rằng cố vấn Ngô Đinh NHu muốn thực hiện chương trình này quá nhanh như ông Thompson đề nghị. Có lẻ chính phủ Ngô Đình Diệm mới được thành lập, muốn củng cố quyền lực tại nông thôn sớm vì ông ta bị đảo chánh đủ trò, sau khi về nước. Nói chung dạo ông ta mới về Việt Nam thì có đủ loại kiêu binh, Bình Xuyên, Ba Cụt, Hoà Hảo,…

Năm 1954, có trên 1.5 triệu người Việt, di cư từ miền bắc vào nam, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, cần phải cho họ đất để sinh sống. Một số được đưa lên cao nguyên và về đồng bằng Cửu Long, gây sự bất mãn cho người dân địa phương nhất là người thượng. Đất đai của họ bị chiếm để phân phát cho người khác, lại bốc họ ra hỏi làng xã, tập trung trong các ấp chiến lược.

Ở Mã Lai, người gốc Hoa có đến 35% dân số Mã Lai, thêm người Ấn Độ, họ không có quyền đi bầu ở xứ này nên nổi loạn, muốn có tiếng nói và cộng sản dã sử dụng chiêu bài ấy để đấu tranh võ trang. Khi cô lập giới người Tàu thì dễ trong khi kẻ Việt Nam thì khó khăn.

Có trên 300,000 người miền nam tập kết ra Bắc, Việt Cộng để lại khá đông cán bộ để chuẩn bị đấu tranh võ trang, nên người dân có cảm tình với Việt Cộng, để nhận tin tức người thân tập kết. Khi ấp Chiến Lược được thành lập thì không phân biệt được ai là thù ai là giặc thêm người dân quê có người thân đi tập kết nên có cảm tình với Việt Cộng, thêm các vụ tham nhũng của công chức miền nam như tôn, xi măng, được Hoa Kỳ tài trợ, người dân phải bỏ tiền mua, mấy ông quan lớn bỏ túi, giúp cho Hà Nội tuyên truyền.  (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 



Hùm Xám, chàng trai xứ Hoa Anh Đào

 Có lần trong cuộc điện đàm, mình có hỏi anh Phong, sao không viết hồi ký. Anh ta trả lời, anh không thấy cuộc đời anh có gì đặc biệt cả. Thêm nữa anh đã mất quê hương, không còn gì nữa. Câu trả lời cho thấy một người từng được quân đội Việt Nam Cộng Hoà trao tặng 50 huy chương, và quân đội mỹ trao tặng 3 huy chương gồm một American Silver, và 2 American Bronze , cho rằng cuộc đời anh ta chả có gì đặc biệt. Rất khiêm tốn như những người con trai sinh trưởng tại Đàlạt.

Ông cụ mình đi lính mười mấy năm chỉ nhận được một huy chương khi đánh trận Đồng Xoài, y tá, lao ra giữ làn mưa đạn để băng bó cho đồng đội. Chắc sau 75, nhà đem quăng cái huy chương ấy. Khi xưa, treo trong phòng ngủ của ông cụ.

Mình đọc khá nhiều hồi ký của người Việt tỵ nạn cộng sản. Thấy họ tô điểm khá nhiều về họ, cứ tưởng như nếu họ được làm tổng thống miền nam thì chắc đã đánh bại cộng sản từ lâu. Ông cụ mình bị tù 15 năm cộng sản, không đá động gì cả đến những năm tháng tù đày, như con thú bị thương, cố gắng tìm nơi vắng vẻ để trị vết thương lòng. Mình có thâu âm vài chuyện ông cụ kể khi tù để sau này em út có muốn nghe lại.

Mình được nhiều người cho biết anh Phong vẫn được đồng đội ngưỡng mộ, khi anh về thăm Việt Nam, anh đi tìm đồng đội cũ. Họ nhắn tin cho mình, cho điện thoại của anh để mình liên lạc. Anh cho biết là ông Cornett , nay già yếu, muốn viếng thăm Việt Nam, những nơi ông ta từng đi hành quân nên rủ anh Phong về, đi chung. Anh về có đi tìm đồng đội. Có nhiều cấp chỉ huy của đại đội trinh sát 302 khi xưa đi tù Việt Cộng không tới 3 năm nên không được Hoa Kỳ nhận theo chương trình H.O.

Mấy người tù H.O., nhìn lại họ hy sinh đời bố để củng cố đời con. Ở tù Việt Cộng trên 3 năm thì được xét hồ sơ di dân, con cháu họ có một tương lai sáng sủa hơn tại Việt Nam vì chế độ lý lịch. Mình xem chương trình “bạn muốn hẹn hò” của truyền hình Việt Nam, thấy nhiều người nói là đậu đại học nhưng lại chạy xe ôm, Grab, có người kể đói quá phải đi sang Nhật Bản lao động mấy năm, kiếm cái vốn về Việt Nam mở cơ sở làm ăn,… bao nhiêu nhân tài đi chạy xe ôm tương tự sau 75, các kỹ sư, tiến sĩ đi đạp xích lô. Chán Mớ Đời 

Có lần mình được người quen giới thiệu một ông cán bộ, nghe kể ông ta đem sang Hoa Kỳ được mấy triệu đôla với cô vợ bé do con gái đi du học, lấy chồng ở lại, bảo lãnh sang. Ông ta hãnh diện kêu ông ta là di dân, không phải tỵ nạn. Ông làm đầu tàu để giúp các cán bộ khác tại Việt Nam, hạ cánh an toàn tại Hoa Kỳ mà khi xưa họ hô hào đánh cho ngụy nhào mỹ cút. Nay sang đây lãnh tiền già, medicare cho mỹ chết luôn.

Có ông thần nào kêu mình thần tượng hoá thiếu tá Lê Xuân Phong. Mình chưa bao giờ gặp mặt anh ta tại Đàlạt cũng như tại Hoa Kỳ, chỉ có điện đàm qua điện thoại. Trước khi tải lên mạng, mình đểu gửi cho anh ta để xem có những gì mình hiểu sai hay ghi sai để anh sửa. Mình chỉ biết anh ta qua những bài báo của người Mỹ viết về anh ta, rồi ghi lại thôi. Khả tín hơn vì người Mỹ khi xưa, không tôn trọng người lính Việt Nam nhiều.

Hình minh họa về các toán nhảy với quân khuyển. Thấy có bốn người Mỹ  như anh Phong kể. Theo anh Phong thì nếu 4 người Mỹ này có thể điều khiển con chó nhưng nếu họ tử trận hết thì nhóm binh sĩ còn lại, có lệnh trước khi lên đường là bắn chết con chó.

Thông thường người Mỹ tham chiến tại Việt Nam, xem thường cấp chỉ huy Việt Nam, ngoại trừ vài người. Họ viết nào là tham nhũng đủ trò. Mấy tài liệu do người Mỹ viết về anh Phong thì mình cảm nhận họ rất nể phục anh Phong. Họ kêu trên danh nghĩa, họ là cố vấn cho anh nhưng trên thực tế thì anh ta dạy họ rất nhiều khi ra trận. Biệt danh “grey tiger” (cọp xám) là do họ đặt cho anh.

Thay vì đáp trực thăng xuống địa điểm khi nhảy toán, nhanh chóng. Anh ta kêu sẽ làm động rừng, mất tư thế bất ngờ nên bắt họ cuốc bộ cả tuần lễ trong rừng, đến đúng địa điểm trên bản đồ, không sai một tí, nhất là sẽ đụng độ với bộ đội lúc nào nên đã chuẩn bị.

Như vụ ông Nguyễn Văn Cư, lực lượng đặc biệt, kể khi nhảy toán. Trực thăng đáp xuống ngay hố bom B52. Việt Cộng biết phi công thích mấy địa điểm này vì dễ đáp, không có cây cối nên họ cho người phục kích, ngụy trang nên khi trực thăng đáp xuống là bị bắn tơi bời hoa lá, ông ta sống sót, chạy trốn một mình trong rừng 21 ngày trước khi được cấp chỉ huy bốc về căn cứ.

Trong cuốn sách của ông Al Cornett , tình báo Mỹ, kể về 10 năm phục vụ tại Việt Nam. Có chương ông ta nói về đại đội trinh sát 302. Ông cho biết các giới chỉ huy của tỉnh, tham nhũng ngâm tiền lương của binh sĩ, anh phải thân chinh đi đòi để binh sĩ nhận lương, ai thiếu anh còn cho mượn.

Có nhiều chi tiết hơi sai nên anh Phong có giải thích lại cho mình. Có lẻ ông Cornett viết rồi nhà xuất bản sửa lại, thêm mắm thêm muối để thu hút đọc giả Hoa Kỳ nên bựa thêm vài chi tiết ly kỳ hấp dẫn nên mình đã đính chính trong những bài sau đó. Như vụ đại đội 302 chiếm lại Đàlạt trong vụ Mậu Thân. Trên thực tế, anh chỉ được đổi về Đàlạt năm 1969, có tham gia đánh lấy lại Giáo Hoàng Học Viện nhưng sau Mậu Thân, khi Việt Cộng tấn công lần thứ 3 thì phải. Trận này có chết mấy người lính 302 vì toà thánh Vatican, yêu cầu không được tấn công sợ các linh mục bị giết nên khi rút ra thì bị Việt Cộng bắn sẻ.

Vụ cấp chỉ huy ăn chận tiền lương của lính thì mình có biết. Mình có gặp bên tây, một anh chàng kêu, thiếu uý địa phương quân Đàlạt, lo vụ trả lương cho lính. Có lần anh ta ôm luôn tiền lương của cả đại đội, dọt qua Miên, rồi mua giấy tờ dọt qua pháp làm bồi cho nhà hàng, lấy bà đầm nào. Bố mẹ của ông thiếu uý này, quen thân với bà cụ mình nên không đưa tên. Mình có gặp ông ta hai lần tại nhà cậu Miên, con ông bà Võ Quang Tiềm.

Có ông ở cạnh nhà mình, lo vụ trả lương cho công chức, ôm tiền bỏ trốn luôn, khiến thiên hạ ngẩn ngơ, lãnh tiền không được, vợ con đói. Lạ là chính phủ không đòi lại nhà vẫn để vợ con ông ta ở nhà chính phủ. Có thể ông ta ôm tiền chạy theo Việt Cộng vô bưng. Mình có gặp lại con gái ông ta nhưng không dám hỏi. Chán Mớ Đời 

Nạn lính kiểng, ghi tên đi lính tại Đàlạt rồi để cấp chỉ huy lấy tiền lương của mình để họ nhắm mắt, cho họ về nhà làm ăn. Hay ông đại uý nào quỵt tiền của bà cụ mình. Ông ta hay bán gạo lấy của lính cho mẹ mình. Có lần ông ta thua bài, nói đưa tiền trước rồi sẽ cho lính chở ra. Sau không thấy bà cụ mình kiện ra toà, ông chỉ huy của ông đại uý kêu hắn thua bài rồi xí xoá dùm. Khi lính thấy cấp chỉ huy như vậy thì ai dám sống chết với họ khi ra trận. Những người như vậy sẽ giúp Việt Cộng nằm vùng tuyên truyền người dân theo họ.

Anh có kể đại đội phó của đại đội trinh sát 302, có ông tên Gõ thì phải, rất được binh sĩ yêu mến. Còn anh thì hay đánh tụi nó nên không được thương như ông đại đội phó. Sau 45 năm, mình vẫn nhận được tin nhắn của đồng đội của anh ta nhắc đến anh ta với sự nể phục. Có người chê bai anh ta, đủ trò nhưng đó là quyền tự do của họ hay dư luận viên.

Trong cuộc đời, có 3 loại người: loại #1, họ thương mình nên chấp nhận, và sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của mình. Loại #2, họ rất ghét mình, mình làm gì họ cũng chỉ trích dù mình có cho họ ăn uống, vẫn chê đồ ăn dỡ, bú xua la mua . Loại #3 thì bàng quan, chả để ý đến mình. Trong các cuộc bầu cử, các ứng cử viên chỉ chú trọng kêu gọi loại #3 để bỏ phiếu cho họ.

Mình có đọc một bài báo mỹ, kể họ mời anh nói chuyện về cộng sản cho quân đội Hoa Kỳ.

Mấy người Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam xem thường các binh lính miền nam, ngoại trừ vài người chỉ huy như tướng Đổ Cao Trí, Lê Minh Đảo... nhưng anh Phong được người Mỹ trọng nể đã nói lên sự can trường của người trai Đàlạt chính hiệu, rất khiêm nhường, chỉ làm bổn phận công dân. 

Dạo ở bên Tây, mình có ăn cơm vài lần với tướng Salan , Bigeard,..tại hội quán cựu chiến binh Pháp, ông Bigeard nhớ đến tướng Phạm Văn Phú, nói ông này rất can trường, cũng bị làm tù binh khi quân đội viễn chinh pháp đầu hàng tại Điện Biên Phủ. Bác sĩ Grovin, cũng có mặt tại chiến trường Điện Biên Phủ, cũng ca tụng tướng Phú. Hình như dạo ấy ông là trung uý thì phải. Không nhớ rõ.

Mình để ý những người bạn từ Đàlạt, những ai mà được sinh ra và lớn lên tại Đàlạt đều khiêm nhường.

Mình có đọc các sách báo của Hà Nội về chiến tranh Việt Nam như “nổi buồn chiến tranh” Bảo NInh , Nguyễn HUy Thiệp, Dương Thu Hương, Vương Trí Nhàn, Lê Hải,.. ông Bảo NInh kể là đại đội hay tiểu đoàn chết gần hết còn lại vài mạng. Có người nghe lén đài Sàigòn, kêu sao họ làm nhạc quá hay,… (còn tiếp)

Phản hồi

Cái thời bao cấp… lúc đó nơi tôi ở là vùng kinh tế mới của tp Đa lạt …!dãi nắng dầm mưa cày cấy. Những buổi lao động để quên đi mệt nhoc là những câu chuyện phím những câu chuyện ngôn tình chuyện tếu lâm chuyện thời cuộc  … trong đó các chú các anh và các bà phu nhân của những người lính 204.  302 hay hoài niệm lại những ngày tháng trong quân ngũ trước 1975. Họ đã kể rất nhiều về những trận chiến những luc hành quân những luc về sinh hoạt đời thường nhưng ấn tượng nhất của các vị ấy là người chỉ huy của họ: Thiếu tá Phong. Họ kể về anh với một lòng kính trọng. Có người còn nói như một vị ân nhân. Một chỉ huy rất yêu thương thuọc cấp của mình. Kg những vậy mà còn quan tâm đến cuộc sống và hoàn cảnh của từng người nữa ..ngày nào ra đồng luc nghĩ giải lao hầu như lúc nào họ cũng kể về thiếu tá Phong. Câu chuyện nối câu chuyện như một sự tiếc núi của một thời.   Lú đó tôi nghe. Nhưng trong lòng cũng thấy ngưỡng mộ một người mà tôi chưa từng quen biết 


Rất cảm ơn Sơn!”khen anh nhiều quá!sợ thiên hạ ghét!!cuộc sống của anh hiện giờ không màng đến thế sự.. đến thế thái nhân tình nữa!! chỉ mong sao tâm được bình yên, thanh thản vài năm nữa cho hết kiếp này!!


Nguyễn Hoàng Sơn