Đàlạt qua tấm không ảnh xưa

 Nhìn tấm không ảnh này khiến mình thất kinh, những hình ảnh thời mới lớn lên tại Đàlạt, nhận ra những nơi đã từng đi qua, đi bộ cũng như chạy xe gắn máy của một thời tưởng chừng đã qua.

 Đường đầu tiên là Đinh Tiên Hoàng, chạy từ bờ hồ (bên trái) lên trường đại học Đàlạt, giáp với đường Võ Tánh, rồi có một đường không nhớ, hình như Phù Đổng Thiên Vương, chạy vào Thung Lũng Tình Yêu mà mình hay vào đó mỗi chiều để tắm ở đập Đa-Thiện. Tại đây, mình chứng kiến một tên chết đuối, con ông bà tàu ở cạnh nhà ông thầy mằng, bên cạnh rạp Ngọc Hiệp vì bảng ngã quá lớn, muốn chứng tỏ là bơi giỏi khi thấy mình và mấy tên bạn đang tắm. Hắn bơi qua bờ bên kia hồ nhưng giữa đường mệt quá nên bơi ngửa vòng vòng rồi chìm. Chán Mớ Đời 

 

Trước mặt là Giáo-hoàng học-viện, nơi mà mỗi chiều thứ tư, lúc 2 giờ, mình đến đây tập đàm thoại anh-ngữ và việt-ngữ với ông cha Leahy mà anh một tên bạn học, nay ở Gia-nã-đại, cho biết là bạn học của cố thủ tướng Trudeau, bố của ông hiện nay. Chương trình là 30 phút nói chuyện bằng anh-ngữ, 30 phút bằng việt-ngữ. Sau đó, thì nói chuyện đâu đâu về những nơi mà ông cha từng đi qua. Giáo Hoàng Học Viện do kiến trúc sư Tô công Văn thiết kế.

 

Ông cha Leahy này có dạy mình Đức-ngữ vỡ lòng đến khi mình sang làm việc ở Thuỵ-sỹ vùng Đức ngữ thì mới học thêm ngôn ngữ này tại trường Berlitz. Dạo ấy, mình phục ông cha này lắm vì ông ta biết tiếng Hán, tiếng Việt, Đức ngữ, anh ngữ, pháp ngữ, tiếng La-tinh, tiếng Tây-đào-nha. Cứ ước gì biết được nhiều ngoại ngữ như ông ta. Không ngờ sau này, lại được du học rồi theo dòng đời, đi làm tại nhiều quốc gia nên phải học ngôn ngữ địa phương.

 

Mình nhớ ơn ông ta là dạy mình học cách đọc nhanh nên khi sang Tây, đọc sách khá nhiều. Ông ta kể gia đình ông ta, cứ mùa đông là bay xuống miền nam Florida sống, khiến mình đã ngu là càng ngu bền. Sau này ra hải ngoại mới hiểu vì quá lạnh nên người già ở vùng bắc lạnh, chạy về Florida ở. 


Nghe nói ông ta đã qua đời, vì nếu còn sống thì chắc trên 100 tuổi. Ông ta là người khai trí mình khi xưa nhưng không bao giờ kêu mình phải trở về đạo. Ông ta cho xem báo Đài Loan chụp hình, kể ông ta và ông cố đạo khác, đạp xe đạp vòng quanh xứ Đài vào năm 1970.

 

Giáo hoàng học viện mới được xây xong nên chưa thấy vườn tược gì cả, phía sau chắc là đất trống để mấy chủng thừa sai, chơi thể thao. Mình thấy có 3 hàng cây nhỏ ngăn đôi giữa trường trung học Bùi Thị Xuân, nằm bên tay phải mà mình đã kể rồi.


Mình nghe kể mấy ông cha ngoại quốc ở Giáo Hoàng học viện, nói tiếng Việt khi làm lễ nhiều khiến giáo dân cười. Có một ông cha Matthias Chen, người Tàu Đài Loan, làm lễ bằng tiếng Việt như: “Chúa ẻ cùng anh chị em!” Rồi giáo dân lại kêu “Chúa ẻ cùng Cha! Đó là lời Chúa!”. Chán Mớ Đời  


https://www.muctimsonden.com/2019/08/giao-hoang-hoc-vien-alat.html 


Trên chút nữa, sau hàng rào của trường Bùi Thị Xuân, là xóm Tăng Văn Danh, nằm trong con hẻm nhỏ đi vào từ đường Võ Tánh, nghe nói là tên ông trưởng khu phố Trại Hầm hay Thái phiên, bị Việt Cộng giết vào năm Mậu Thân. Mình có tên bạn học ở đầu hẻm nên hay sang đây chơi nhưng không bao giờ vào bên trong xóm vì nghe nói có một đám du côn ở phía trong. Trong hình thì thấy hình nhà thằng bạn và một tên học chung ở Yersin khi xưa.

 

Rồi dãy nhà dọc đường Võ-Tánh, có quán nhạc Lục Huyền Cầm của hai vợ chồng Lê Uyên Phương, đâu đó trước lữ quán thanh-niên. Thấy lữ-quán thanh-niên, quán ăn của sinh viên mà mình có ăn một lần, gạo mua bằng sổ gia đình quá dỡ.

 

Sau quán này là đường Hàm-Nghi, uốn cong đến chỗ nhà thờ Tin-Lành, nơi bố của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, làm việc. Gia đình nhạc sĩ này ở gần xóm mình, trên đường Calmette, bạn bè hay kêu em của nhạc sĩ này Vinh Kennedy vì hắn giống Tây lai. Nếu mình không lầm hắn thuận tay trái khi đánh bóng bàn với mình, học sinh Trần Hưng Đạo.

 

Trên đồi thông, thấy dinh tỉnh trưởng mà ngày nay họ tính đập bỏ để xây khách sạn mấy chục tầng. Phía bên trái, thấy khúc đường Phan Bội Châu gặp đường Võ Tánh, chạy lên khu Hoà Bình, với cái tháp chuông cao vời vợi.

 

Thấy dãy phố của ông Võ đình Dung xây cất ngay khu Hoà Bình. Thấy chợ mới Đàlạt và khách sạn Mộng Đẹp cửa thầu khoán Nguyễn Linh Chiểu, người trúng thầu xây cất chợ Đàlạt. Phía tay trái thì thấy dãy nhà công chức ở đường Thành Thái, cuối đường là khách sạn và rạp xi-nê Ngọc Lan rồi lác đác vài căn nhà của ấp Ánh Sáng.

 

 Ấp Ánh Sáng lúc chưa được thành lập, chỉ có vỏn vẹn vài cái chòi

Sau đó là khoảng đất trống, vườn của dân Ấp Ánh Sáng, do ông Cao Minh Hiệu thành lập năm 1952, lấy tên Ánh Sáng, tên phong trào do Tự Lực Văn Đoàn chủ trương. Theo người lớn kể thì từ năm 1930, có mấy cái chòi do người làng Kế Môn và Phước Yên (Thừa Thiên) di cư vào đây lập nghiệp, sau đó họ về quê, lấy vợ rồi đem bà con thân thích vào Đàlạt sinh sống. Bà cụ mình mướn một căn hộ ở đây khi lập gia đình và mình lớn lên, đi học ở trường Ấu-việt, từ đường Bà Triệu đi vào, cạnh cầu bá hộ Chúc. 


Cầu Ông Đạo với con suối chảy về Cam Ly rồi rừng thông sau đường Phạm Ngũ Lão, thấy nhà thờ Con Gà, rồi đến khu Du Sinh, nơi mà ngày nay là nghĩa địa của dân Đàlạt, với đường Huyền Trân Công Chúa, khuôn viên trường Couvent des Oiseaux,.. Sau đó là núi Cam Ly….

 

Phía tay phải thì sau đường Võ Tánh có một vạt đất trống, chắc là sân chơi của học sinh trường Bồ Đề, thấy cái chuông tháp của chùa Linh Sơn. Sau đó thấy phía sau nhà cửa của đường Phan Đinh Phùng. Mình chưa bao giờ đến các khu vườn phía sau này, chỗ đường Hàm Nghi nhìn xuống.

 

Sau đường Phan Đình Phùng thì mình thấy vườn ông Ba Đà, mướn đất của ông bà Võ đình Dung để trồng rau. Đại để các khu đất trống, nằng giữa đường Hai Bà Trưng và Phan Đình Phùng, chạy từ Mã Thánh xuống trường Việt-Anh là của ông bà Võ Đình Dung cho thiên hạ mướn để làm vườn. Nghe kể trường Việt-Anh, lúc đầu là do con trai của ông bà thành lập rồi sau cho thầy Lê Phỉ mướn lại.


Từ Ngã 3 Chùa, có con hẻm băng qua vườn ông Ba Đà đến đường Hai Bà Trưng, nơi cư xá Công Chánh, nơi gia đình mình trú ngụ từ 1962 đến nay. Mờ mờ thấy căn nhà của gia đình mình với cái dốc đi lên từ đường Hai Bà Trưng, băng qua Thi Sách rồi đến đường Calmette, đến nhà thương Nhi Đồng.

 

Phía tay phải, có dãy vườn nằm giữa đường Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng, thấy cư xá Bưu Điện rồi lãnh địa Đức bà (domaine de Marie) rồi vườn thông, khu đường Trần Bình Trọng , Yagut,… xa xa là Cam Ly.

 

Thôi ngưng đây, cả phải kể hết đủ trò ngày xưa. Còn về Đàlạt thì chả còn cái gì của ngày xưa. Chán Mớ Đời

 

Nhs

Xe lửa Đàlạt Việt Cộng bán đi về đâu?

 Mình đọc lâu rồi bài của ông nào, tên Thịnh Nguyễn, kể về vụ Việt Cộng chơi khôn, gỡ đường rày xe lửa Đàlạt - Song-pha đem bán cho Thuỵ Sĩ, kiếm được đâu $650,000. Gần đây lại nghe mấy ông Siêu-việt, muốn làm lại đường rày này để kiếm ăn, nghe nói chi phí gần 500 triệu đôla, gấp 1000 lần số tiền bán khi xưa. Hy vọng họ sẽ không làm công trình này.

Ga xe lửa Đàlạt được xem là đẹp nhất Đông-Nam-Á một thời, do người pháp thiết kế và nhà thầu Việt Nam, ông Võ Đình Dung thi công. Mình có kể vụ này rồi. Nay chỉ bỏ lên mấy tấm ảnh mà mình giữ lại vì bài viết thì quên mất không lưu lại. Nay lười đi tìm lại quá. Mình đoán ông này sống ở Thuỵ Sĩ nên mới có tin tức và hình ảnh của vụ mua bán này và chuyến đi xe lửa mới này.


Khi xưa, mình đọc rất nhiều bài về Đàlạt nhưng không lưu giữ. Ai ngờ ngày nay lại lò mò viết về Đàlạt khi xưa. Chán Mớ Đời 


Tuyến đường này dài 84 cây số trong đó có 16 cây số đường răng-cưa, giúp xe lửa lên dốc để không bị tụt lại. Việt Cộng bán 16 cây số đường rày này như bán sắt vụng. Thời chiến tranh, họ đặt mìn vì xe lửa được dùng chở thực phẩm cho quân đội mỹ. Sau chiến tranh, đói quá nên đem bán hết cho Thuỵ Sĩ như người dân bị chính sách “ngăn sông cấm chợ”, bán đồ của ông bà để lại mà sống trong thiên đường mù hay vượt biển tìm con đường sống.

 


 hình ảnh Việt Cộng câu đầu máy bán cho Thuỵ Sĩ.




Đoàn xe chở đầu máy và các toa xe lửa, hoan hô tinh thần hữu nghị Thuỵ-sĩ Việt.



Xe lửa này do Thuỵ-sĩ chế tạo nên họ tìm kiếm mua lại. Nhìn thấy khẩu hiệu “back to Switzerland”. Hoan hô tinh thần hữu nghị, bị lừa mà không biết.



Xe lửa được đưa ra bến tàu, chở về Âu châu. Chắc nhập cảng ở Ý Đại Lợi vì gần biên giới, và núi Alpes.



Hà Nội ăn mừng đã bán được đồ phế liệu. Mình không hiểu bọn tư bản Thuỵ Sĩ nghĩ gì mấy ông Việt Cộng khi mua được tất cả đường rày, xe lửa.



Máy móc được đem về tu sửa, phục chế lại để cho chạy lại lên núi



Đem về Thuỵ sĩ được Sơn phết lại màu xanh như xe mới



Đoàn tàu này được Thuỵ-sĩ sử dụng để lên núi Alpes. Nghe nói đâu, du khách phải trả tiền cả $150 đô để đi chơi 25 cây số mà phải mua trước cả 6 tháng


Ngày nay, trên thế giới chỉ có 2 tuyến đường xe hoả răng cưa chạy lên núi, đều ở Thuỵ Sỹ. Một trong hai là từ Việt Nam được người Thuỵ Sĩ mua lại của Việt Cộng.


Việt Cộng muốn làm lại con đường ngày nay tốn nữa tỷ đôla. Có bao nhiều người ở Việt Nam có khả năng tài chánh đi chuyến xe lửa này. Máy bay Đàlạt - Sàigòn chỉ tốn có 40 chục đô mà thiên hạ đi xe buýt mất 8 tiếng. Chán Mớ Đời 


Có bài này do ông nào viết về hành trình trên xe lửa Đàlạt tại Thuỵ sĩ, đọc trên mạng, tải về đây cho bà con xem. Chán Mớ Đời


http://hoangkimviet.blogspot.com/2013/04/tu-krong-pha-viet-nam-en-furka-thuy-si.html


Lần sau về thăm Âu châu, chắc mình sẽ về thăm Thuỵ Sĩ nơi mình đã sinh sống 2 năm trời, sẽ tìm cách đi chuyến xe lửa này để nhớ về thời bé được ông cụ cho đi về Trại-mát để thăm người quen.


Còn đây là bài của một chứng nhân “bán rẻ quá khứ” đã kể vụ việc buôn đường giày xe lửa Đàlạt.


Đà Lạt vừa “giải phóng”, ông Phạm Khương thay mặt ban quân quản tiếp nhận ga Đà Lạt khi đầu máy, toa xe và toàn bộ tuyến đường đã nằm phơi sương suốt từ năm 1969 vì chiến tranh. Dầu mazut, thứ dầu đặc chủng để chạy đầu máy răng cưa, cũng không còn. Vậy mà chỉ hai tháng sau, ngày 6.6.1975, chiếc đầu máy răng cưa lại lần đầu tiên lăn bánh gần 70km, vượt D’ran, vượt Eo Gió, vượt Krongpha về tới Tân Mỹ, chỉ còn chờ cầu Tân Mỹ hoàn nhịp là lăn bánh về đến ga cuối Tháp Chàm. Không có dầu mazout, ông Khương đã cùng anh em kỹ sư còn lại ở ga Đà Lạt mày mò hoán đổi cho tàu chạy bằng than củi. Vậy mà tàu lăn bánh gọn gàng, công nhân đi hái trà ở Cầu Đất, cán bộ đi công tác xuống Phan Rang, rồi lâm nông sản xuôi ngược Phan Rang–Đà Lạt được tiếp tế cho nhau sau ngày giải phóng đều nhờ những toa tàu răng cưa vừa hồi sinh chở miễn phí.

 

Nhưng tàu chỉ chạy được đúng 27 chuyến. Cuối năm 1975, khi vừa chuyển giao tuyến đường cho Liên hiệp Xí nghiệp đường sắt VN thì ông nhận được lệnh sét đánh: ngừng chạy tàu, tháo toàn bộ tà vẹt trên tuyến đường Phan Rang–Đà Lạt để chuyển ra tu bổ cho đường sắt Thống Nhất đoạn Bình Định–Quảng Nam. Không chỉ ông Khương mà cả chính quyền tỉnh Lâm Đồng lúc đó cũng bàng hoàng. Một sự đánh đổi cấp tốc được đề ra, Lâm Đồng quyết định hạ cây rừng, cấp 230.000 thanh tà vẹt gỗ cho ngành đường sắt. Nhưng số tà vẹt ấy vẫn không làm thay đổi được quyết định ban đầu.

 

Tàu răng cưa ngưng chạy. Đường sắt răng cưa vẫn bị tháo tà vẹt. Ông Phạm Khương một lần nữa gửi công văn hỏa tốc năn nỉ lần cuối cùng: xin tháo 70% tà vẹt để những thanh ray còn có điểm tựa (không bị gỡ đi vì khác kích cỡ với tuyến đường sắt Thống Nhất). Nhưng tất cả đều bị khước từ. Sau đó thì gần như toàn bộ tuyến đường từ ga Trại Mát trở về Tháp Chàm đều bị gỡ sạch tà vẹt. Còn những thanh ray và cả những đoạn răng cưa mười mấy cây số thì được hóa giá đưa về các nông trường, nhà máy tận dụng làm các công trình và sau đó tiếp tục được người dân “tiếp sức” cho vào những xưởng phế liệu.

 

Quá khứ bị bán rẻ

 

Vậy là tuyến đường răng cưa huyền thoại đã tan hoang chỉ sau một quyết định. Bảy đầu máy Furka lầm lũi nằm lại ga Đà Lạt, Tháp Chàm và Krongpha phơi sương gió. Những đầu máy răng cưa ấy có thể bị quên lãng trên chính xứ sở nó từng hoạt động, nhưng với những kỹ sư hỏa xa Thụy Sĩ, nơi cũng có một tuyến đường sắt răng cưa nhưng lại không còn chiếc đầu máy răng cưa hơi nước nào còn vận hành được, thì “đống sắt” trên những nhà ga ở miền cao nguyên Việt Nam là một báu vật.

 

Ông Khương nhớ đầu năm 1988, Ralph Schorno, một kỹ sư hỏa xa người Thụy Sĩ, đã tìm đến ga Đà Lạt và Tháp Chàm để xem những chiếc đầu máy răng cưa. Trong số bảy chiếc đầu máy, Ralph Schorno chấm được bốn cái còn tốt có thể khôi phục và một số toa tàu của Mỹ để lại. Và sau chuyến thị sát ấy của kỹ sư Ralph Schorno, những cuộc mặc cả đã được đẩy đi nhanh chóng với sự trợ giúp của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội bởi một lý do rất đơn giản: cả một tuyến đường đã bị phá dỡ, chỉ còn mấy đầu máy hoen gỉ bỗng dưng có người mang đến những khoản USD lớn xin mua thì tại sao phải ngại ngần. Số tiền đề nghị bán là 1 triệu USD nhưng sau nhiều lần đàm phán đã được chốt giá 650.000 USD.

 

Thương vụ diễn ra nhanh chóng đến mức không ai kịp can thiệp. Ông Phạm Khương kể khi tỉnh Lâm Đồng một lần nữa hay biết về quyết định đó đã triệu tập một cuộc họp suốt 3 ngày liền để tìm cách giữ lại những chiếc đầu máy răng cưa. Nhưng “tiền trao cháo múc”, tháng 8.1990 khi mọi người đang họp thì phía Thụy Sĩ đã đưa xe đặc chủng lên tới Đà Lạt. Và cứ vậy, lần lượt những chiếc đầu máy và toa tàu răng cưa rời D’ran, rời Eo Gió, vượt Krongpha về Tháp Chàm rồi thẳng cảng Vũng Tàu, xuống tàu biển Thụy Sĩ. Câu chuyện về thương vụ bán những đầu máy răng cưa ấy đã vĩnh viễn đóng chặt giấc mơ nối lại tuyến đường xe lửa răng cưa trong ông Phạm Khương và rất nhiều người. Nhưng với người Thụy Sĩ lại mở ra một chương mới về sự hồi sinh của tuyến đường răng cưa mà từ nhiều thập kỷ trước đó, họ đã không còn đầu máy để chạy.

 

Chỉ hai tháng sau khi những đầu máy răng cưa rời Đà Lạt, ông Phạm Khương đã nhận được bưu phẩm của kỹ sư Ralph Schorno từ nhà ga Jungfraujoch. Đó là một cuốn sách rất dày, in những tấm ảnh màu trên nền giấy tốt, kể lại hành trình tìm ra đầu máy răng cưa ở Đà Lạt, đưa về Thụy Sĩ. Và cuối sách là những hình ảnh về hai trong bốn chiếc đầu máy răng cưa mà họ đã khôi phục thành công đang nhả khói trên đường đèo vượt dãy Alpes. Và rất lịch sự, người Thụy Sĩ đã không quên đính kèm một tấm bảng trên thành đầu máy, với dòng chữ về mốc thời gian mà chiếc đầu máy từng chạy trên tuyến đường Phan Rang–Đà Lạt. Như một sự nhắc nhớ về nguồn cội, nhắc nhớ về cả một nỗi đau trong những người Việt Nam từng yêu mến và tự hào về con đường răng cưa đã mất.

--Phạm Chân Dũng Fb


http://trchoa.blogspot.com/


NHs

Lời khẩn cầu của Rừng

 Mình nhận được email của chú Phấn, tiệm thuốc tây Minh Tâm, đường Duy Tân cũ; một bài viết về Đàlạt. Gửi qua Facebook thì có người đọc được, người thì không. Thêm được tải trên Scribd phải trả tiền hàng tháng nên mình đành tải về www.Muctimsonden.com cho các bác đọc.

Mình tìm được nhiều bài rất giá trị lịch sử nên từ từ mình sẽ chép lại, thêm ghi chú của mình rồi tải lên mạng lại. Mất thì giờ nhưng đành chịu. Ngoại trừ có ai chịu giúp mình làm việc này. Mình thích đọc và ghi lại hơn làm publishing (không rành). Vấn đề là nay thiên hạ đọc qua điện thoại cầm tay nên các bài trên mạng thuộc dạng xưa khiến khó đọc qua điện thoại. Nên cần chỉnh lại để đọc giả dễ đọc hơn. Chán Mớ Đời 

Lý do là mình nhận được tin nhắn của nhiều người gốc Đàlạt, trẻ hơn mình, họ đang tìm về lịch sử của Đàlạt nhưng tài liệu của Hà Nội thì Chán Mớ Đời. Có người hỏi về ông ngoại của họ, hay bố mẹ khi xưa vì tình cờ đọc những chuyện kể của mình,…

 

“Con thấy chú có rất nhiều ký ức về Đà Lạt, nên có những việc con muốn hỏi chú! Mẹ , chị con cũng biết, nhưng kg sâu sắc được như chú! 

Chú có biết hồ Tuyền Lâm, trước năm 75 là hồ Suối Tía không ạ?

Dạ đúng rồi chú! Nhưng cs đã xoá tên nó, viết lên Ưikipedia là họ đã xây dựng hồ tuyền Lâm vào sau năm 1980.

Ngày xưa nhà cháu cũng làm rẫy ở Suối Tía…..”

 

Mình cố gắng ghi lại những  gì đọc và nghe kể, ai thấy sai thì cứ cho mình biết để sửa chửa lại trên con đường tìm lại sự thật của Đàlạt khi xưa.

 

Có bài này được đăng trên mạng của một kiến trúc sư, tên Trần Công Hoà, gom lại nhiều bài của các tác giả khác, nói về một bài thơ, khẩn nguyện cầu của rừng, do một nhà kiểm lâm người đức đã làm và được dịch ra khắp thế giới để nhắc nhở con người không nên phá rừng. Ngày nay, chúng ta chứng kiến nạn phá rừng tại Đàlạt cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam, đã gây ra bao nhiêu “nhân tai”.

 

Ai muốn giúp mình vụ này thì xin cho biết vì sẽ giúp mình có thời gian đọc mấy tài liệu nhiều hơn. Mình tìm ra được nhiều tài liệu lịch sử về Đàlạt bằng pháp ngữ. Mình biết tiếng pháp nên có thể dịch hay tóm lược lại các tài liệu này. Xin cảm ơn trước. Bài đầu tiên là lời khẩn cầu của rừng. Hy vọng người Việt ở Việt Nam sẽ có lương tâm để đừng phá rừng nữa. (tải trên mạng, chưa xin phép. Để kiếm email của họ).


Lời khẩn cầu của rừng - La prière de la forêt

 

Đà Lạt xưa không chỉ nổi tiếng với thác Cam Ly, rừng Tình Ái, hồ Than Thở, thác Prenn, hồ Xuân Hương, vòng Săn bắn, mộ ông bà quận công Nguyễn Hữu Hào, các trại ấp trồng rau nên thơ; xa hơn là thác Gougah, Suối Vàng... mà còn được ghi nhận như là nơi cư dân có sự quan tâm tốt đến vấn đề bảo vệ môi trường.

 

Xin cung cấp một tư liệu là một bức ảnh (+) do một cư dân Đà Lạt đương thời (năm 1942) ghi lại về một tấm bảng gỗ cao độ 1,2 m rộng 0,8 m đặt tại một gốc thông lớn ngay đầu con đường dẫn lên mộ ông bà Nguyễn Hữu Hào (thân phụ và thân mẫu của Nam Phương hoàng hậu, vợ cựu hoàng Bảo Đại). Tấm bảng gỗ trong bức ảnh này (xem ảnh) gồm hai mảnh; mỗi mảnh do hai, ba miếng gỗ thông ghép lại. Trên đó ghi một bài thơ (?) bằng tiếng Pháp mang nội dung rất thú vị về vấn đề bảo vệ môi trường.

 

Xin ghi lại như là một phản hồi ủng hộ bài Đà Lạt nóng báo TS ngày 6-3-2007.



(+) Bức ảnh do ông Lương Hòe chụp. Trước năm 1943, ông Hòe là cư dân Đà Lạt; hiện ông ở tại xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Việt Báo (Theo_TuoiTre) 

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Loi-khan-cau-cua-rung/40190560/157/


La prière de la forêt

"Arbre, quel est ton nom?"

"Je suis la chaleur de ton foyer, par les froides nuits d'hiver,

 Je suis l'ombrage ami, lorsque brûle le soleil d'été.

Je suis la charpente de ta maison, la planche de ta table.

 Je suis le lit dans lequel tu dors et le bois dont tu fais tes navires.

Je suis le manche de ta houe et la porte de ton enclos.

Je suis le bois de ton berceau et de ton cercueil.

 (Phần được ghi trên tấm ảnh)

Je suis l'arbre à pain, l'ombrage de ta justice.

 Je suis le calme et la détente lorsque tu es stressé.

Je suis l'ami, le paysage, le compagnon de vie.

 Je suis l'attache de ton sol, la source de ton air.

Je suis, tu es, nous sommes, création du vivant.

Ecoute ma prière. Respecte-moi. Aime-moi."

 

 adaptation d'un ancien texte yougoslave, La prière de la forêt. 

http://le-blog-du-bucheron.over-blog.com/article-la-priere-de-la-foret-69352879.html 

 

La Prière de la Forêt

By Nguyen Xuan Thu

January 26, 2009


Je viens de lire dans les numéros 320 et 322 de la revue Xua và Nay (Hier et aujourd'hui) - une revue sur l'histoire - deux articles sur la ville de Dalat (sud Vietnam). On y a publié la photo d'un panneau montrant le poème "Prière de la Forêt". Le panneau devait exister dans les années 1930. Vu les ravages du temps et des évènements, il n'existe plus depuis longtemps, mais un ancien habitant de Dalat, M. Luong Hoe (encore vivant, 95 ans) en a copié le texte dans son carnet. Le texte a été reproduit dans la revue. Nul ne connait ni le nom de l'auteur, ni son origine.

 

Par intérêt à la culture francaise, j'ai essayé de chercher par le moteur de recherche Google et je suis tombé sur 2 sites reproduisant ce poème. Je suis très heureux de lire le texte en clair et avoir la confirmation de son existence.

Les deux administrateurs des sites auxquels je me suis adressé, m’ont répondu qu’il s’agit d’un poème soit recopié d’une revue sans mention de l’auteur, soit transmis oralement par un vieux bûcheron voilà une vingtaine d'années. Une seule indication, c’est qu’il figure sur la porte d’entrée du pavillon yougoslave, à l’exposition universelle de 1937 à Paris.

Il est intéressant de noter que le souci de la protection de l’environnement date depuis plus de 70 ans.

J’ai le plaisir de vous présenter la photo du panneau représentant le poème et sa transcription faite par l’ancien habitant de Dalat (identique au texte figurant sur le site internet)

  

LA PRIÈRE DE LA FORÊT

 

Homme !

Je suis la chaleur de ton foyer

par les froides nuits d’hiver,

l’ombrage ami

lorsque brûle le soleil d’été.

Je suis la charpente de ta maison,

le plancher de la table.

Je suis le lit dans lequel tu dors

et le bois dont tu fais les navires.

Je suis le manche de la houe

et la porte de ton enclos.

Je suis le bois de ton berceau

et de ton cercueil.

Ecoute ma prière,

Ne me détruis pas !


TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ “LỜI NGUYỆN CỦA RỪNG”

 Trần Đăng Hồng

 

Khi còn là sinh viên tôi đã thích bài thơ “La prière de la forêt” – “Lời nguyện của rừng”, mặc dầu tôi chỉ là sinh viên canh nông. Ở Miền Nam vào thập niên 50 và 60, bất cứ sinh viên hay chuyên viên thủy lâm nào cũng thuộc bài này.

 

Homme !

Je suis la chaleur de ton foyer

par les froides nuits d’hiver,

l’ombrage ami

lorsque brûle le soleil d’été.

Je suis la charpente de ta maison,

le plancher de la table.

Je suis le lit dans lequel tu dors

et le bois dont tu fais les navires.

Je suis le manche de la houe

et la porte de ton enclos.

Je suis le bois de ton berceau

et de ton cercueil.

Ecoute ma prière,

Ne me détruis pas !

 

Tại Pháp, bài này xuất hiện đầu tiên trên một bích chương của Nam Tư (Yougoslavia) trong một triển lảm quốc tế tại Paris năm 1937. Tuy nhiên, theo các nhân chứng của giới chuyên viên Thủy Lâm Việt Nam, thì bài thơ này đã xuất hiện tại Việt Nam vào những năm đầu của thập niên1930. Bài thơ này được ghi trên bảng gỗ và được trưng bày ở hai nơi, một ở cổng chính Nha Thủy Lâm Miền Nam ở đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu), và Sở Thủy Lâm Đà Lạt có dựng một tấm bảng gỗ to ghi bài thơ này ở Cam Ly, trên đường vào Trung Tâm Thực Nghiệm Lâm Học Manline, cạnh phần mộ của ông Nguyễn Hữu Hào, tức thân phụ của Hoàng Hậu Nam Phương, Ba vợ của Vua Bảo Đại. Cụ Lương Hòe ở Đà Lạt, nay đã 98 tuổi, còn giữ bức ảnh của bảng gỗ này:  

 

Bảng gỗ ghi bài thơ tại Đà Lạt

 

Sau khi xuất hiện ở Pháp năm 1937, bài này được dịch sang tiếng Anh:


THE PRAYER OF THE FOREST

Man, I am the warmth of your home in the cold winter night, and the protective shade when summer’s sun is strong.

I am the framework of the roof to your house and the top of your table, the bed in which you sleep and the timber with which you fashion your boat.

I am the handle to your hoe and the door to your hut.

I am the wood of your cradle and the boards of your coffin.

I am the bread of your kindness and the flower of beauty.

Hear my prayer: “Destroy me not”!

 

Trong chuyến tham quan Ấn Độ năm 1960, Gs Lê Văn Ký, trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao và trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn, cũng thấy bài thơ này trưng bày tại nhà ăn sinh viên thuộc Trung tâm nghiên cứu và giáo dục lâm nghiệp Dehra Dun (Forest Research Institute and College).

Đà Lạt ngày nay
Đường nguyễn công trứ

 Vậy ai là tác giả của bài thơ nỗi tiếng này. Trong chuyến tham quan các Trung tâm nghiên cứu và Trường đại học lâm nghiệp ở Liên bang Đức năm 1962, tại Trường Đại học Freiburg, GS Lê Văn Ký đọc trong một tờ báo Lâm nghiệp cũ tại thư viện một bài thơ tựa đề “Das Gebet des Waldes” (Lời cầu nguyện của rừng) mà tác giả là Hannes Tuch.

 

O Mensch,

Ich bin deiner Wande Warme,

Wenn der Winter wind Weht

Bin schirmender Schatten, Wenn die Sommer Sonn Sengt!

Ich bin der huntende Helm deines Hauses,

Die Tafel des Tisches!

Ich bin das Bett, das dich Birgt,

Bin das Holz deiner Segelnden Schiffe!

Ich bin der Wachter des Wassers,

Der Hirte der Hindin,

Bin der Stab, der dich Stutzt,

Und der Wehrer des Windes!

Ich bin der Arm deiner Axt,

Das Tor und die Tur deines Hauses.

Ich bin die Wand deiner Wiege und das Brett deiner, Bahre.

Bin raunende Rune,

Und das Klingende Klangholz der Klampfr,

Ich bin das Brot und die Gute!

Erhor meine bitte:

Zerstore mich nicht!

 

Hannes Tuch là một cán sự lâm nghiệp, sinh ngày 2.11.1906, sống ở Kreis Warburg, Westphalie, Tây Đức. Ông còn là thi sỉ và nhà sưu tầm đồ cổ và sản xuất các loại mặt nạ, v.v. GS Ký có liên lạc với Hannes Tuch và được xác định ông là tác giả của bài thơ nỗi tiếng quốc tế này.

 

Như vậy từ bài gốc tiếng Đức này, bài thơ được dịch ra làm nhiều ngôn ngữ, mà đọc giả chính là giới sinh viên và chuyên viên Thủy Lâm trên khắp thế giới với tôn chỉ chính là bảo vệ rừng.

           

Tại Việt Nam, bài thơ tiếng Pháp này được phỗ biến trong giới chuyên viên Thủy Lâm, nói lên tôn chỉ nghề nghiệp là bảo vệ rừng. Bài này cũng được nhiều người dịch ra tiếng Việt, nhưng nỗi tiếng nhất là của B.B, tức Kỹ sư Thủy Lâm Bùi Bá, khoảng năm 1952. Ông sinh năm 1918 và mất vào năm 1991, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nông Lâm Brévié Hà Nội năm 1940, cùng thời với GS Lê Văn Ký. Kỹ sư Bùi Bá theo kháng chiến chống Pháp, sau 1954 ở lại Miền Bắc, đã giữ chức Vụ trưởng Vụ Lâm nghiệp thuộc Bộ Lâm nghiệp và sau đó là chuyên viên cao cấp tại Bộ ở Miền Bắc. Bài dịch của Kỹ sư Bùi Bá như sau:

 

Người có biết những đêm đông giá lạnh, ta bốc hơi ấm lửa hun nồng

Người có biết, những ngày nắng gắt, ta cho tàng mát rượi ánh thiều nung,

Người có biết, dưới sườn nhà đồ sộ, ta cho người dầu dải nắng mưa chan;

Người có biết, trên nếp giường êm ấm, người nương ta an giấc điệp mơ màng

Người có biết, kìa con thuyền vượt sóng, ta đưa người du ngoạn khắp năm châu,

Người có biết, nọ chuôi cày xới đất, ta vun cây cho nẩy nở hoa màu

Chính ta đã rước người vào cuộc thế, trong chiếc nôi âu yếm mẹ đưa ru

Rồi ta sẽ tiển người khi vĩnh biệt, làm áo quan ấm áp giấc nghìn thu

Người hởi người, nghe lời ta cầu nguyện,

Chớ hại ta mà vủ trụ u sầu.

Để ta sống, ta điều hoà mưa nắng, hoa xinh tươi cây cối nẩy thêm tươi,

Để ta sống, ta ngăn luờng vủ bảo; chận cát bay làn gió bốc tung trời

Để ta sống, ta đùn mây quyện gió, gieo mưa tuôn đầm ấm cỏi trần gian

Để ta sống, ta cản dòng nước lủ, cứu nhân dân cơn thuỷ nộ lầm than

Ta là Mẹ của muôn nền hưng thịnh, làng hưng phong xây dựng nước hưng phong

Ta tô điểm non song nên gấm vóc, cây xanh cao lá biếc lớp trùng trùng

 

Vì sống ở Miền Bắc, Kỹ sư Bùi Bá không dám để tên thật, mà chỉ để với bút hiệu B.B, chỉ có thân hữu lâm nghiệp thân thiết mới biết tác giả là Bùi Bá. Bài này bị vào quên lãng ở Miền Bắc, ngay cả chuyên viên Thủy Lâm cũng không ai nhớ đến. Mãi đến 1957, sau khi Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc ở Miền Nam được thành lập (1955), Kỹ sư Thủy Lâm lão thành Nguyễn Hữu Đính ở Huế gửi tặng trường bảng Danh từ Lâm Học Pháp Việt, cùng với bài thơ “Lời cầu nguyện của rừng” của Kỹ sư Bùi Bá. Hai tài liệu này được KS Đính mang từ Bắc về, sau khi đi dự một hội nghị về lâm nghiệp ở miền Bắc trước khi đất nước chia đôi 1954. Kễ từ đó, bài thơ “Lời cầu nguyện của rừng” của Bùi Bá được phổ biến rộng rãi trong giới sinh viên và chuyên viên Lâm Nghiệp ở Miền Nam.

Mãi tới 1982, KS Bùi Bá ghi thêm 2 câu thơ dịch từ 2 câu thơ đầu của bài thơ nỗi tiếng “La Forêt” của Claude Adhémar André Theuriet (8 October 1833 - 23 April 1907);

 

La forêt

Au plus profond des bois,la Patrie a son coeur;

Un peuple sans forêt est un peuple qui meurt,

C'est pourquoi tous, ici, lorsqu'un arbre succombe,

Jurons d'en replanter un autre sur sa tombe…

 

Thành:

 

Người hởi!

Hồn Tổ Quốc ngự giữa  sâu thẩm

Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong

 

André Theuriet còn có bài thơ bất hủ “Không có quá khứ thì chẳng có tương lai” (Sans passé il n’y a rừngpas d’avenir).

 

Năm 1996, nhân khi thấy tình trạng phá rừng quá trầm trọng ở Việt Nam, nhà văn Võ Hồng dịch bài “La prière de la forêt” mà Ông đã thấy năm 1945 trên bảng gỗ tại Cam Ly Đà Lạt để kêu gọi và nhắn nhủ thanh niên Việt Nam hãy ý thức bảo vệ rừng (Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 21/7/1996). Tiếng gọi của ông bay vào hư vô.

 

Ở Pháp có câu nói: “Rừng có trước con người, sa mạc đi theo sau con người” (Les forêts précèdent les peuples, les déserts les suivent”. Thật là chí lí! Con người chính là nguồn hủy diệt rừng và sa mạc hóa đất đai.

 

Tôi thuộc loại “hâm mộ” bài thơ dịch của KS Bùi Bá, mặc dầu tôi là dân Canh Nông, và tôi đắc ý nhất về 2 câu thơ cuối cùng này “Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẩm, Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong ».  Có lẽ KS Bùi Bá đã thấy hay đã tiên đoán trước sự việc nên mới thêm 2 câu này sau 30 năm (1952 – 1982). Chắc chắn ông có chủ ý.

 

Đã đành rằng “con người” hủy diệt rừng. Nhưng ai là “con người” phá hủy rừng nhiều nhất. Thật đáng thương cho các dân tộc thiểu số sống trong rừng, họ không có tiếng nói, họ bị xua đuổi để sống trong chốn đèo heo gió hút, để nhường lại mảnh đất phì nhiêu nơi đồng bằng cho “con người” mạnh hơn họ, để nay lại phải mang tiếng là kẻ phá hoại rừng với kỹ thuật “đốt rừng làm nương rẫy” trong đời sống du canh của họ. Nhưng, so với các kỹ thuật canh tác khác, đây là một kỹ thuật rất “bạn” (friendly) với thiên nhiên, vì chỉ 2-3 vụ canh tác, họ dời đi nơi khác và đất rẫy được thành rừng trở lại.

Các tường trình mới đây cho biết chính các nhà đại tư bản, bản xứ hay nước ngoài, thỏa hiệp với cơ cấu chánh quyền địa phương hay trung ương, khai phá tài nguyên dưới rừng mới thật sự là nguồn phá hủy rừng. Như ở Phi Châu, Angola chẳng hạn, Trung quốc đã làm chủ hầu hết các cánh rừng bạt ngàn, ủi đào, tàn phá môi trường để khai thác quặng mỏ. Tại rừng Amazon Nam Mỹ các công ty dầu lửa, mỏ vàng, uranium, v.v. xô đuổi dân tộc thiểu số vốn quen sống trong rừng, để khai thác tài nguyên tiềm tàng dưới rừng. Tại Indonesia, các nhà đại tư bản phá rừng để trồng cây “dừa dầu” (oil palm) để sản xuất xăng sinh học. Các chính phủ này cũng nhân danh phát triển kinh tế, nhân danh gia tăng lợi tức GDP cho quốc gia và dân chúng, nhưng thật sự chỉ có một thiểu số hưởng lợi. Đại đa số dân chúng chỉ hưởng hậu quả của phá hủy môi trường thiên nhiên và vẫn nghèo đói. Sự cách biệt giàu nghèo trong xã hội ở những quốc gia này càng ngày càng cách biệt.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyen Xuan Thu (2009) – La prière de la forêt. http://www.ipernity.com/blog/xuanautuno32/120851

2. GS Lê Văn Ký & KS Huỳnh Minh Bảo (1998). Về bài thơ Lời cầu nguyện của rừng. http://onthay.tumblr.com/post/190695955/ve-bai-tho-loi-cau-nguyen-cua-rung

3. Võ Hồng (1996). Lời cầu nguyện của rừng.Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 21/7/1996

 

Các bài cùng chủ đề của tác giả:

1.      Rừng và tài nguyên VN.http://www.trandang.net/Default.aspx?g=posts&t=291

2.      Flora and fauna of Vietnam:

http://www.trandang.net/Default.aspx?g=posts&t=296

3.      Tản mạn cùng thầy cô:

http://www.trandang.net/Default.aspx?g=posts&t=82

 

Reading, 9/2010

Trần Đăng Hồng

http://myweb.tiscali.co.uk/hbtdp/_private/Tan%20man%20ve%20bai%20tho%20Loi%20Nguyen%20Cua%20Rung%20-%20Tran%20Dang%20Hong.htm

 


Giai cấp thượng lưu Hoa Kỳ

  

Trong một buổi gây quỹ chính trị, mình nghe một ông thượng nghị sĩ tuyên bố: “a good lawyer is a liar, a bad lawyer is a senator” khiến thiên hạ cười. Xin tạm dịch; một luật sư giỏi là một tên cuội, còn một luật sư dỡ là một thượng nghị sĩ.

 

Trong buổi điều trần biểu quyết thẩm phán tối cao pháp viện vừa qua thì mình đọc ở đâu cho thấy trong số 100 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, có đến 59 người, xuất thân là luật sư còn hạ viện Hoa Kỳ có đến 40% làm luật sư. Kinh

 

Trong nội các của ông Obama, từng là giáo sư đại học về luật, có các luật sư như bà Hillary Clinton (bộ trưởng ngoại giao), bà Janet Napoletano (bộ trưởng nội vụ), bà Valérie Jarrett (cố vấn), ông Cass Suntein (cố vấn), Joe Biden (phó tổng thống), Leon Panetta (giám đốc CIA), Eric Holder (bộ trưởng công lý), Kenneth Salazar (bộ trưởng môi trường) ….khiến mình nhớ đến ông Alexis de Tocqueville đã ghi lại trong nhật ký khi viếng thăm Hoa Kỳ: “L’aristocratie américaine est au banc des avocats et sur le siège des juges.

 

Nghề luật sư rất được trọng nể tại Hoa Kỳ, tạo dựng một giai cấp thượng lưu trong xã hội Hoa Kỳ, thường là người theo đảng Dân Chủ. 25 luật sư đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ như ông John Adams, James Madison, Abraham Lincohn, Richard Nixon, Gerald Ford, Bill Clinton, Obama, và sắp tới nếu không có lộn xộn thì Joe Biden…

 

Hoa Kỳ là xứ có nhiều vụ thưa kiện nhất thế giới, nghe nói đâu 70% tổng số trên thế giới khiến người Mỹ rất lo ngại bị đưa ra toà. Điển hình, cô học sinh 5 tuổi, ở vườn trẻ, la hét, phá phách trong lớp nhưng cô giáo, người bảo mẫu không dám đụng tới cô bé vì luật lệ cấm đụng đến con nít, phải kêu cảnh sát đến còng tay cô bé 5 tuổi ra khỏi trường.

 

Muốn gia nhập giai cấp luật gia này, các sinh viên sau 4 năm đại học để lấy bằng cử nhân, phải mất thêm 3 năm ở trường luật để đạt bằng Juris doctor, mới có thể khởi đầu làm việc thực tập rồi thi bằng hành nghề luật gia. Nếu làm việc với một thẩm phán thì sẽ có cơ hội vào các bộ công lý, toà thượng thẩm Hoa Kỳ.

 

Số tiền 7 năm đại học mà sinh viên phải mượn để đóng tiền học phí, có thể lên đến $200,000 -$300,000. Do đó các luật sư trẻ tuổi phải chọn con đường giúp họ trả nợ học phí càng sớm càng tốt. Họ do dự giữa một nghề làm cho một công ty tư nhân và làm cho chính quyền, đại diện công lý, bênh vực kẻ yếu. Lý do là lương bổng của công ty luật tư nhân gấp 3, 4 lần làm cho chính phủ, ngoại trừ họ muốn làm về chính trị sau này như một thẩm phán, hay chưởng lý.

 

Trung bình làm công chức thì lương bổng độ chừng $200,000 còn nếu làm cho công ty luật tư nhân có thể lên $1,000,000. Những ai muốn làm chính trị thì sẽ bắt đầu bởi nghiệp vụ chưởng lý như Rudolph Giuliani, John Kerry, hay Chris Christie cựu thống đốc New Jersey…. Mấy người này đưa ra một hình ảnh là một người cương quyết, đánh phá các tay tài phiệt, gian thương lũng đoạn thị trường.

 

Ngoài ra còn phải nhắc đến các luật gia chuyên cãi ở toà như cựu ứng cử viên tổng thống John Edwards, chuyên cãi các vụ mà người mỹ, tiêu dùng thưa kiện các công ty. Họ nhân danh người nghèo, khách tiêu dùng để thưa kiện các vụ kiện lỗi của y sĩ, nhà thương,… đem lại cho họ mấy triệu lợi tức như vụ kiện các công ty thuốc lá, nay các công ty bán thuốc trừ sâu…

 

Lâu lâu, mình nhận được thư của tổ hợp luật sư kêu họ đang kiện công ty nào mà mình có mua hàng, kêu mình ký tên. Sau đó 1, 2 năm thì nhận được tấm ngân phiếu vài chục trong khi các luật sư này kiếm bạc triệu.

 

Thường đảng cộng hoà, do các công ty bảo hiểm nên rất ghét các luật sư nên họ hay kêu réo, đưa ra những đạo luật chống thưa kiện nhưng nhóm luật sư này lobby mấy triệu để các đạo luật không được biểu quyết. 

 

Mình có quen 2 ông thẩm phán mỹ, hội viên Lions Club. Một ông được bổ nhiệm còn một ông phải ra ứng cử nên cần tiền tranh cử. Hai ông này nay đã về hưu nhưng mỗi lần gặp mặt ăn cơm thì học được nhiều điều lạ ở hai vị này. Ông Tocqueville tiên đoán: « On s’apercevra un jour qu’en diminuant ainsi l’indépendance des magistrats, on n’a pas seulement attaqué le pouvoir judiciaire, mais la république démocratique elle-même. »

 

Ông thẩm phán Brent Benjamin, chủ tịch của toà thượng thẩm West Virginia đã bị toà tối cao pháp viện Hoa Kỳ phán rằng ông ta sai khi đã nhận 3 triệu đô của công ty đã cúng dường cho quỹ bầu cử và không chịu khước từ làm chủ toà phiên toà mà bị án là công ty đã cúng tiền cho ông ta.

 

Trong phim “the Firm” do Tom Cruz, đóng vai một luật sư trẻ, đi thực tập cho một văn phòng luật sư nổi tiếng rồi khám phá ra nhiều trò đen tối. Cuốn truyện được viết bởi một luật sư bỏ nghề thành nhà văn, chuyên viết truyện về luật sư, khá nổi tiếng ở Hoa Kỳ.

 


Nói như vậy, ai có bằng luật sư đều sang giàu, không đúng hẳn. Mình có quen một anh gốc việt. Bố là thẩm phẩm tại Việt Nam nên anh ta học luật 3 năm nhưng thi bằng thành nghề luật sư bị rớt hoài nên phải làm việc vớ vẩn để sống qua ngày.

 

Dạo mình sang Hoa Kỳ thì đếm trên đầu ngón tay số luật sư gốc việt nhưng nay cũng khá đông ra trường nhưng chỉ lẫn quẩn trong cộng đồng Việt Nam, chuyên lo về tai nạn xe cộ. Có lẻ đã đến thời điểm chúng ta khuyến khích con cháu học luật để tranh cử trong môi trường chính trị, mới giúp được cộng đồng người Việt thăng tiến trong xã hội Hoa Kỳ.

 

Nhs

 

Cứu trợ lũ lụt miền Trung 2020

 Qua vụ lũ lụt miền trung thì mình khám phá ra nhiều điều lạ. Trên Facebook, có một số người tải lên thông tin lũ lụt tại Việt Nam thì khám phá ra họ đang sinh sống tại hải ngoại như Pháp, Đức, Hoa Kỳ,..

 

Giới này trẻ, xa Việt Nam cũng lâu hoặc sinh tại nước ngoài nhưng vẫn giữ tâm tình về quê hương bỏ lại. Hôm trước, có một chị ở Việt Nam, xin làm bạn nên mình tò mò xem trên trang cá nhân của chị ta. Mới khám phá chị đang sinh sống ở miền bắc vùng Ninh Bình, cuối tuần thì chị ta đi ra miền trung cứu trợ, quay phim rất thảm thương các hình ảnh các người dân tộc, lội bộ dưới nước mấy tiếng đồng hồ để được nhận quà.

 

Nghe kể, là cuối tuần đi cứu trợ, sáng thứ 2, 4, 5 giờ sáng về nhà rồi đi làm lại trong tuần từ 4 tuần lễ nay.

 

Chị kêu lần đầu ra thì thấy nhà chìm ngập nước, muốn bơi ra để xem ai mắc kẹt tại đấy nhưng không được phép ra.

“Chuyến đầu tiên là huyện đkroong hướng hóa và diễn xanh quảng trị

 

Chuyên thứ 2 là 3 điểm tại tân an hưng trạch bố trạch quảng bình nơi đây 100% là các gia đình lương dân

 

Chuyến thứ 3 là bản Aren quảng bình và cẩm xuyên hà tĩnh

Và chuyến ngày hôm qua (thứ 4) tại 3 bản kaleng .da dã.ba loong.đá ngồi ạ”

 

Họ cần 60 cái đèn sử dụng năng lượng mặt trời

 

Có chị bạn đọc bài này nên nhờ mình gửi cho chị ấy $100. Sau đó hình như Lửa Việt cũng cho một ít tiền. Sáng nay, mình thấy chị này nhắn tin, than khổ, nợ ngập đầu, muốn chết nên mình đành block tất cả nhắn tin của chị ấy. Mình chỉ tin vào đại diện của Lửa Việt tại Việt Nam còn những hội đoàn hay cá nhân khác thì không hiểu rõ họ nên không dám ủng hộ. Nghe nói tài khoản Facebook của chị ta bị hacker.


Ở Việt Nam, người ta chỉ tin mấy tỳ kheo và các cố đạo hay người của quần chúng, nổi tiếng để giao quà cho nạn nhân lũ lụt. Vấn đề là người dân tộc thì họ không theo chúa cũng không theo Phật nên khó mà giúp họ vì BNLV không dám nhờ cán bộ của Hà Nội trao lại vì nghe chính mấy ông tướng của Hà Nội lên tiếng, nói là lương khô đưa đến miền trung bị cán bộ vớt hết 1 nữa.

 

Mình thấy cô hàng xóm khi xưa, bố mẹ là người cùng làng với ông ngoại mình nên kỵ giỗ làng Dưỡng Mong tại Đàlạt khi xưa là mình đều có tham dự. Nay thấy cô nàng từ Sàigòn về làng để cứu giúp người bị lũ lụt.

 

Có ni sư nào ở Việt Nam nhờ đồng chí gái giúp một ngôi chùa nào đó ở Quảng Trị nên có nhờ người gửi tiền và đã có hồi báo nhận rồi.

 

Mình được biết là người dân vùng bão lụt cần một loại thuốc để thoa chân vì đi thấm nước lâu ngày sẽ bị ghẻ. Có lẻ vì vậy người ta khen ông bộ trưởng nào mang dép ong rồi chụp hình đăng báo là anh hùng cái thế.

 

Những người này làm việc âm thầm và để tránh luật 64/2008, mình xin dấu tên. Đây là tin nhắn của một người cuối tuần đi cứu trợ, còn trong tuần thì đi làm và xin các ân nhân trợ giúp đồng bào nạn nhân bão lụt.

 

Hình ảnh do Anna Phuong Nguyen cung cấp


FYI

 

Ngày mai, các anh chị trong phái đoàn của Mục Vụ Không Biên Giới sẽ tháp tùng với sư cô Diệu Thiện - Chùa Phước Quang đến xã Trà Nú và xã Trà Kót thuộc huyện Bắc Trà My để trao những 400 phần quà cho bà con và thăm viếng các nhà bị tốc mái, bay tôn, hư hỏng nặng để nhắm tới vấn đề tái thiết, sửa chữa nhà sau cơn bão vừa qua.

 

Qua mùa lũ , BNLV và Mục Vụ Không Biên Giới (Ministry without Borders) kêu gọi các ân nhân xin giúp một tay để giúp các nạn nhân tìm lại đời sống bình thường.

 



Qua mùa lũ , BNLV và Mục Vụ Không Biên Giới (Ministry without Borders) kêu gọi các ân nhân xin giúp một tay để giúp các nạn nhân tìm lại đời sống bình thường.

 

How to contact Lua Viet

 

E-mail:

luaviet@luaviet.org 

Snail Mail:

Lua Viet Youth Association 

P.O. Box 349 

Marlboro, NJ 07746-0349

Make a donation with 

paypal.me/luaviet

Donate through PayPal Giving with NO FEEs to Lua Viet

PayPal Giving

Xin cảm ơn

Lửa Việt Youth Organization