Tắm rừng shinrinyoku

Mình nhớ mãi lần đầu tiên bước vào vườn bơ khi có người kêu mình mua. Cảm giác bước vào một thế giới, trạng thái dễ chịu, gây nhiều cảm xúc rất lạ mà từ lâu mình chưa nhận thức lại. Ai đến thăm vườn mình đều kêu lên là hay quá, đoán họ cũng cảm nhận trạng thái mà mình giác ngộ lần đầu tiên đến rừng.

Trong xã hội tân tiến như Hoa Kỳ, tây phương người ta bỏ cả tỷ đồng để nghiên cứu và phát huy cách trị bệnh. Khi kỹ nghệ dược phẩm thò tay vào thì các nghiên cứu trị bệnh được giới hạn qua các dược phẩm, được bác sĩ kê toa cho bệnh nhân. Chúng ta cứ uống thuốc rất đắt tiền một cách máy móc, tin tưởng vào y đức của người y sĩ của ngành y khoa tây phương.

Ở Nhật Bản, họ áp dụng nhiều phương thức trị bệnh chống ung thư, trong đó có phương pháp “tắm rừng” mà họ gọi “shinrinyoku” được áp dụng từ ngàn năm nay.

Theo thống kê của cơ quan về môi trường Hoa Kỳ, EPA thì 87% người Mỹ trung bình sống mỗi ngày ở trong nhà hay công ty đến 87% thời gian của họ, 6% thời gian khác là trong xe cho di chuyển hay đi làm, kẹt xe trên xa lộ. Nguy hiểm nhất là trong vòng 30 năm tới, năm 2050, 2/3 dân số trên thế giới sẽ sống trong các đô thị lớn.

Đời sống đô thị khiến chúng ta quen và tạo dựng một lối sống khác xưa trong nhà. Ở nhà, đi chợ, Shopping đều được xây trong các khu thương mại được điều hoà không khí khiến chúng ta thích nghi với một lối sống lệ thuộc vào các tiện nghi do kỹ thuật đem lại nhưng tiện nghi xa dần với thiên nhiên.

Người Nhật hay đi vào rừng mà họ gọi “ shinrinyoku” mình tạm dịch “Tắm rừng”. Họ đi viếng thiên nhiên, không phải chạy  bộ, leo núi đủ trò nhưng ở Hoa Kỳ. Mỗi lần mình đi leo núi, vô rừng là thấy đám Mỹ, đạp xe đạp leo núi, bấm còi hay la, tách bên phải, đủ trò khiến mất đi cảm hứng, hay những gì đang cảm nhận chính mình đang ở trong thiên nhiên. Họ tắm rừng từ nhiêu thế kỷ qua nhằm giúp hồi phục năng lực, xã stress,…

Nhớ dạo sinh viên, lâu lâu mình được mời đi săn ở vùng Normandie, xung quanh không có một bóng người. Khu rừng độ 200 mẫu tây của ông bà nội tên bạn. Mùa thu lá vàng rơi rất đẹp. Nhưng giây phút này khó tả nhưng không bao giờ quên được. Tên bạn nay bị bệnh mất trí nhớ nên xem như hết có dịp trở lại đây.

Theo nghiên cứu từ 40 năm qua của cơ quan thuỷ lâm của Nhật Bản, cho biết tắm rừng rất quan trọng, giúp người Nhật bớt lo âu, trầm cảm và tức giận. Ngoài ra tắm rừng giúp phòng bệnh ung thư, và giúp hệ thống miễn dịch, chống các bệnh viêm, điều hoà lượng đường trong huyết quản và hạ giảm áp huyết.

Ho cho biết hệ thống miễn dịch là hệ thống phòng thủ chống lại các bệnh tật và có vai trò quan trọng để chống lại ung thư. Các tế bào ung thư có khả năng trốn tránh hệ thống phòng thủ vì có thể biến dạng, cải trang dược dang một loại tế bào khác như Việt Cộng nằm vùng. Do đó chúng ta cần các “natural killer cells”, một loại tế bào sát thủ có thể khám phá ra các tế bào ung thư.

Các “natural killer cells” (NK) là những tế bào bạch cầu thấy trong hệ thống bạch huyết. Các tế bào này được sử dụng để săn các tế bào ung thư và tiêu diệt. Theo các nghiên cứu từ 15 năm nay, được biết khi người Nhật Bản vào tắm rừng thì các tế bào NK được gia tăng kiêm cả các hoạt động săn tế bào ung thư.

Bác sĩ Nhật Bản khuyên người dân, cách trị liệu tốt nhất để phòng bệnh ung thư là vào thiên nhiên, tắm rừng thay vì đi viếng các thành phố để mua sắm. Người ta nhận thấy sau một chuyến đi tắm rừng ngắn hạn thì các hoạt động của NK của người nam gia tăng đến 7 ngày và phụ nữ có thể lên đến 30 ngày.

Ngoài ra họ còn nghiên cứu 500 người tắm rừng, thì kết quả cho thấy tắm rừng còn giúp gia tăng năng lực, chống bệnh trầm cảm, giúp người ta bớt giận dữ. Theo nghiên cứu của bác sĩ Qing Li vào năm 2016 thì người nào vào trong rừng thì năng lực của họ có rất nhiều trong ngày và ngủ ngon hơn, giúp bình thường hoá lượng Dopamine, giúp họ chú tâm vào công việc hơn.

Ngoài ra tắm rừng còn hạ lượng cortisol, giúp đỡ về mặt tinh thần rất nhiều. Cortisol như adrenaline, một loại hormone được thải ra nhiều nhằm giúp trí nhớ, bớt viêm và bình thường áp huyết. Lượng Cortisol và bệnh ung thư được xem như đi đôi vì stress là một trong 6 nguyên nhân đưa đến cái chết tại Hoa Kỳ.

Tắm rừng còn giảm viêm tính và các bệnh cấp tính mà các bác sĩ cho rằng sự viêm tính là nguồn cội cho mọi bệnh tật. D-limonene trong rừng giúp giảm các bệnh cấp tính của phổi. Nghiên cứu cho thấy các người bị suyễn và Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) cho thấy sau khi tắm rừng thì đỡ hơn trước vì hít thở oxygen nhiều hơn.

Mỗi lần vào vườn, đi giữa rừng cây bơ đến hơn một ngàn cây, mình cảm thấy dễ chịu vì hít thở oxygen được nhã bởi các cây xanh. Cảm giác thoải mái dễ chịu. Họ khám phá ra tắm rừng giúp hạ lượng cytokines và stress hormone.

Ngoài ra tắm rừng còn giúp hạ lượng đường trong máu. Glucose nuôi dưỡng tế bào ung thư. Tắm rừng gây ảnh hưởng đến các hormone nên có thể giúp cơ thể điều hoà lại sự sản xuất lượng đường trong huyết quản.

Một nghiên cứu nắm 2017, đăng trên BMC Complementary and Alternative Medicine cho thấy tắm rừng giúp giảm systolic blood pressure  diastolic blood pressure. Systolic blood pressure là áp lực trong các mạch máu khi tim đập và Diastolic blood pressure là áp lực của mạch máu khi ngưng. Cả hai chỉ số đều quan trọng và chỉ số systolic được xem là nguy cơ đưa đến bệnh tim.

Qua các thử nghiệm với 700 người, người ta đưa đến kết luận là tắm rừng giúp hạ áp huyết. Ở Hoa Kỳ có trên 600,000 người chết vì bệnh tim hàng năm; hay 1/4 số người chết tại Hoa Kỳ hàng năm. Cao áp huyết là một trong những nguyên cơ dẫn đến bệnh tim.
Chúng ta chịu khó vào rừng, thiên nhiên để hít thở không khí trong lành, xã stress, thêm oxygen vừa bớt cãi lộn với vợ con. Xong om

Nhs

Nhận thức #4

Mình hay nghe thiên hạ nói ”sông có khúc người có lúc” đến khi mua cái vườn, trở về đời nông dân bất đắc dĩ thì mình khám phá ra nhiều điều lạ, có lẻ vì đến tuổi. Điển hình là mình dường như quên biến đi mất sự nối kết của chính mình và thiên nhiên, như khi xưa học Thiên Địa Nhân, sống mà không để ý đến chung quanh, môi trường sinh sống của mình.

Khi lên vườn, chăm sóc mấy cây bơ, mình phác giác, tìm lại thính giác, khửu giác, nghe tiếng nước chảy không bình thường để biết được có ống nước bị hư, tiếng xào xạc trên lá khô để biết, nhận ra rắn chuông hay mấy con sóc, chuột thậm chí thấy con mèo rừng ngồi bất động rình mồi, quan trọng nhất là thích giác, ngửi mùi lá khô, lá xanh,...

Làm vườn như giúp mình trở về với thiên nhiên mà mình đã rời xa từ khi xa Đàlạt. Khi về thăm Đàlạt, mình chợt nhận ra Đàlạt không còn chim nữa, cây cối trong xóm được đón hết để thay vào đó những căn nhà to đùng xấu xí khác với khi xưa, nhìn đàn chim đậu trên dây điện hay cây mai ngoài sân. Thậm chí còn đi bẩy chim với cái thúng, được dựng lên bởi cái que và sợi dây cột để giựt xập cái thúng khi chim vào ăn gạo,…

Nói như vậy, cũng mất một thời gian mình mới giác ngộ được mấy vụ này. Lúc đầu, thấy sóc ăn bơ của mình rồi quăn xuống đất. Sóc Mỹ nên chúng ăn chút xíu rồi bỏ mứa, chạy kiếm trái khác nên mìn tìm cách bẩy chúng nhưng thấy chúng bị mấy con cáo cắn đứt đầu hay rách da dù nằm trong bẩy nên mình ngưng luôn. Lại thấy rắn, rõ lại phải đập rắn chết, nay mua thêm cây súng lục để bán rồi thấy cao cản phá hệ thống nước,…

Làm mình nhớ đến chuyện mấy người thợ săn nai đọc khi xưa trong truyện Tuổi Hoa, mượn của mấy chị em hàng xóm. Mấy thợ săn Nai thấy mấy con cọp rượt bắt mấy con Nai trong khu vực họ săn bắn nên làm bẩy và bắn giết hết mấy con cọp. Họ khám phá ra Nai vì không lo sợ bị cọp đuổi nên lười như người Mỹ, cứ ăn cho cố rồi không vận động nên dân dần béo như người Mỹ ma ze u ét ây.  Thịt nai chúng không ngon như xưa vì có nhiều chất béo nên họ phải kiếm cọp để thả vào khu săn bắn của họ để rượt mấy con Nai như xưa. Từ đó mình cứ để thú sống phây phây trong vườn mình,

Khi xưa, học sách giáo khoa về những ông tây bà đầm đi vào rừng kiếm nấm rừng, họ cũng phải để ý đến tiếng động, tiếng chim muôn, rắn rết, rồi khi tìm được nấm thì họ lại cẩn thận xem xét cho kỷ vì sợ ăn nhầm nấm độc,…

Xem như mua cái vườn giúp mình trở về với thiên nhiên. Làm vườn tuy cực vì phải lội bộ 7, 8 dậm mỗi lần, lại bị ống nước bắn vào người ướt như chuột lột nhưng lại giúp tinh thần mình thoải mái, thư thái trong cuộc sống. Được thêm chân tay khoẻ mạnh thêm. Mấy tên bạn đến viếng vườn mình, thấy chúng leo dốc thở thở như bò thiếu nước trong khi mình thì leo lên dốc như con nít thời xưa.

Mình cảm nhận lại sự liên kết giữa mình và thiên nhiên về tinh thần cũng như thể xác. Nghe tiếng chim hót, tiếng cú rên hay mấy con cáo rống khi máy bay, bay ngang đầu.

Facebook muốn có nhiều thành viên càng tốt trên thế giới, nghe đâu cả 2 tỷ người nhưng xét chung thì mỗi thành viên của mạng xã hội này rất cô đơn. Ngày nay, khó tìm được ai quen hơn 100 người và nhớ tên của họ, biết nhiều về gia cảnh của những người này cho dù họ có đến mấy ngàn người bạn trên mạng xã hội. Lại có người cứ muốn làm bạn trên mạng cho thật đông để chứng minh thế giới âm u, còn mình toả sáng như mặt trời ở Việt Nam.

Khi xưa, đa số người dân sống ở vùng quê làm ruộng nên mọi người đều biết nhau trong làng mạc. Mình về quê, người em rể họ, chở đến nhà bà cô ruột thì thấy trên đê hay trong làng, ai nấy đều chào nhau, biết nhau chẳng bù lại mình chỉ biết vài tên hàng xóm ở khu vực mình, lâu lâu lái xe ra khỏi nhà, chỉ dơ tay chào. Lâu lâu ngừng lại hỏi chuyện trời mưa gió cuốn rồi ai về nhà nấy.

Với khoa học tiến bộ, con người bỏ thôn quê ra thành thị để lao động trong các nhà máy sản xuất các máy cày đã thay thế họ trong công việc đồng áng. Họ sống trong những toà nhà cao tầng, chật chội, gò bó khiến con người dần dần bị tha hoá, mất đi cội rể, sự nối kết với thiên nhiên. Không gian của họ chỉ loanh quanh trong mấy chục thước vuông, đến Hương-cảng càng kinh khiếp.

Ngược lại họ khám phá ra ngoài cái làng nơi chôn nhau cắt rún của họ, còn có những gì cộng đồng khác, cũng nói cùng ngôn ngữ mà Benedict Anderson gọi là những cộng đồng tưởng tượng (imagined communities), gọi là quốc gia, thậm chí các Đảng chính trị, nói lên nguyện vọng của họ.

Vấn đề là một triệu người đồng hương hay triệu Đảng viên cộng sản cũng không thể nào thay thế, hay đối xử với họ thân tình như một người thân từ làng xóm ở quê xưa hay một người bà con họ hàng. Qua Facebook, gần đây mình tìm lại được vài người hàng xóm khi xưa và họ hàng, giúp mình nhớ lại những thân tình xưa khi còn sống tại Đàlạt. Thậm chí có người từng sinh sống tại Đàlạt mà mình chưa bao giờ biết, nhưng khi gặp mặt vẫn thấy có cái chút gì đó thân tình của người đồng quê. Nghe cô hàng xóm kể là một người dì bà con với mình mới qua đời, cô ta từ Sàigòn lên Đàlạt đưa đám tang dì, cho thấy cái tình hàng xóm khi xưa rất quý và trân trọng bao nhiêu.

Hôm qua Bà cụ mình gọi từ Facebook, nói chuyện, cho biết là đi ăn giỗ 2 lần mỗi ngày. Thiên hạ mời đi ăn ở Sàigòn, Phi Nôm, số 6,… trong khi ở Hoa Kỳ, kỵ giỗ con cháu châu thèm về. Con gái mình kể là năm ngoái, nó đi học ở Ý Đại Lợi, cuối năm không về, qua pháp thăm bạn, nó buồn te tua vì thiếu vắng khung cảnh gia đình xum họp với anh chị bạn dì hay chú bác.

Hàng năm, vợ mình tổ chức giáng sinh và Tết cho mấy đứa cháu, không khí rất vui vì có trên 40 mạng, hò hét, chúc Tết đủ trò. Không khí này khiến con gái mình năm nay, tuy học xa nhưng phải bò về ăn giáng sinh và tết ta trước khi trở lại Hương-cảng học cho xong năm cuối.

Người trong xóm tương tự trong làng, mình biết ai là biết cả dòng họ, gia đình, nhớ ai, tên đủ hết như cô hàng xóm cùng tuổi, làm mình nhớ cô này có anh, có chị có em tên gì, tên ở nhà và tên cúng cơm của từng người. Học trường nào đủ trò. Trong một thế giới nhỏ bé như xóm của mình khi xưa, chúng ta bắt buộc phải sống chung với cộng đồng nhỏ bé ấy, khác với ngày nay với mạng xã hội chúng ta không cần. 

Về Đàlạt, thấy nhà nào cũng có cái cổng to đùng, hỏi em út ai sống bên cạnh thì chỉ lắc đầu không biết, có biết tên cũng ít khi qua lại khác với thời xưa, hàng xóm hay chạy qua chạy lại. Con nít lối xóm chơi với nhau, đánh đáo, bắn bi, nhảy cò cò, ô quăn,… nay chỉ thấy đám cháu lăn trên giường mỗi đứa một cái điện thoại nhấn nhấn.

Mình nhớ khi dọn về nhà cũ thì hàng xóm, đến gõ cửa thăm hỏi, ngày lễ độc lập, họ mời mình ghé nhà họ ăn thịt nướng, họ chận đường lại đẻ con nít chơi vui, đốt pháo bông, có người mời ăn giáng sinh đủ trò còn ngày nay hàng xóm mình chỉ có vài người là quen nhau nhưng cũng không thân lắm.

Ngày nay ra đường, vào quán ăn, chúng ta thấy mọi người cứ ôm cái điện thoại của họ dù ngồi chung bàn, chứng tỏ chúng ta càng cô đơn, tự cô lập hoá trong cuộc cách mạng kỹ nghệ thông tin và sinh học ngày nay. Cái mất dạy là các công ty này như Facebook muốn chúng ta phải lệ thuộc họ, cứ phải vào trang mạng xã hội để họ bán quảng cáo, làm giàu cho họ. 

Có dạo mình hay nghe Pandora trên xe vì có những bài hát xưa nhưng rồi chúng như hiểu ý mình, tải thêm những bài khác mà mình đã từng nghe. Hoá ra kỹ thuật toán đã theo dõi mình như một tên gián điệp. Họ biết mình thích cái gì, mua cái gì trên Amazon rồi chúng dụ mình, quảng cáo đủ trò.

Chúng ta tò mò muốn biết cái hình chụp tô hủ tiếu chưa ăn, có ai nhấn like chưa. Trưa nay, đi ăn với hai đứa con. Đồ ăn bưng ra, chúng không cho ăn, kéo lại gần chúng để chụp hình gửi lên mạng, không chỉ một mạng xã hội mà đám trẻ có cả đống mạng,… xong xuôi mới cho bố chúng ăn. Chán Mớ Đời 

Theo các nghiên cứu; 35% người Mỹ trên 45 tuổi cảm thấy cô đơn, 8% người Mỹ cho rằng họ nói chuyện lâu và biết vài người hàng xóm, 32% người Mỹ cho rằng họ tin tưởng hàng xóm. Bệnh trầm cảm gia tăng, tỷ lệ tự tử lên đến 30% từ năm 1999. Giới trẻ vị thành niên tự tử gia tăng đến 70% và 40,000 người Mỹ tự tìm cái chết hàng năm và trên 72,000 người chết vì nghiện thuốc giảm đau có thuốc phiện…

Các thống kê này cho thấy con người tự cô lập hoá, hay bận công việc không có thì giờ để nghe người hàng xóm, người thân giải bày tâm sự, khiến con người mất đi phương cách xả bầu tâm sự để giải toả về mặt tinh thần. Các nhà xã hội học khuyên người Mỹ nên ra đường, gặp gỡ các  người khác, làm quen trong các công việc xã hội từ thiện sẽ giúp chúng ta bớt cô đơn, có đóng góp chút gì cho xã hội vì cứ lên mạng tải hình mình đi mua sắm, ăn phở,…vẫn không giúp chúng ta bớt cô đơn nhiều khi còn trầm trọng hơn.

Có lần mình tình cờ đọc một còm của ai đó kêu mình chảnh vì không trả lời còm của họ. Khi mình lên mạng thì có thấy người còm nhưng khi nhấn vào thì chả biết là từ đâu, từ nhóm nào hay bài nào vì Facebook không liên kết liền vào bài còm mà bắt người ta vào trang của nhóm ấy để chạy qua các quảng cáo nên nản, bỏ xem ai còm cái gì. Hên xui thì thấy ngay còn thông thường phải mò tùm lum thì hoạ may mới lòi ra nên mình không có cơ hội trả lời còm của họ vì tìm không ra để đọc.

Có người lại hỏi mình viết mà không có người nhấn ”like” khiến mình buồn cười. Tại sao đọc giả phải nhấn “like” nhất là mình viết để cái đầu mình bớt lùm bùm. Mình viết cho mình, nếu ai đọc thì đọc cũng không câu “like”. Mình viết cho chính mình và vài người bạn học cũ, có cùng những thắc mắc chung như mình. Không có gì đặc biệt.

Do đó chúng ta nối kết trên mạng (online) chưa đủ, chúng ta cần nối kết ngoài đời (offline) vì thật sự khi gặp mặt mới hiểu được người đối thoại. Sự giao tiếp đối mặt rất quan trọng hơn là trên mạng. Thí dụ nếu một mai, bổng nhiên Internet biến mất, nhà cầm quyền ngưng phát sóng wifi sẽ khiến chúng ta như mù, như câm, như điếc, tự nhốt chúng ta trong không gian tự tạo. Như con thú hoang bị nhốt trong chuồng lâu ngày, khi được tha chúng ta chỉ loanh quanh trong cái chuồng vô hình tự tạo và sẽ bị điên rồ vì không nhận “like” nữa.

Mình là hội viên của Lions quốc tế từ 20 năm nay, họp mặt mỗi tuần một lần để bàn thảo về những cách gây quỹ để giúp các tổ chức từ thiện khác, giúp cuộc đời có chút ý nghĩa thay vì cứ nhấn “Like” vì cũng chẳng giúp được ai. Thật sự không cần làm cái gì cao cả hết, đóng góp vài chục, vài đồng cũng được.

Năm 2019, hội quyên được tiền để có thể phát quà giáng sinh cho 100 học sinh nghèo, cho học bổng các học sinh giỏi vào đại học,…

Tuần rồi mình đi đám tang một ông mỹ của hội. Ông này rất bình dân, bán thảm nhưng có nhiều nhà cho thuê. Ông ta cứ đóng các hộp cho mình đi bỏ trong các tiệm kính để khách hàng có kính mới thì bỏ kính cũ, mình lại lấy đưa cho ông ta để chuyển lại cho những người lớn tuổi hay nghèo không có tiền mua kính mới.

Mỗi tháng ông ta gom được trên 500 cặp kính. Qua cuộc đời ông Broussard, cho thấy chúng ta không cần phải làm điều gì cao siêu, chỉ cần xin kính cũ để giúp người nghèo có kính để đeo cũng tạo dựng cuộc đời đẹp thêm một tí.

Nhs


Tuổi già, tài chánh và bệnh tật

Dạo này bên tây, thiên hạ biểu tình xuống đường. Hết nhóm áo vàng nay đến nghiệp đoàn xe lửa rồi những ai chống đối luật mới về hưu trí. Xứ tây là xứ luôn luôn dẫn đầu về cách mạng như năm 1789, chặt đầu vua rồi năm 1968, khởi đầu cho cuộc cách mạng văn hoá ở âu châu nay nhóm áo vàng rồi luật mới về hưu trí. Có thể năm 2020 sẽ đánh dấu một năm biến động như năm 1968 vì vấn đề hưu trí và di dân ngoại quốc.

Nếu tính tuổi thọ Trưng bình người Mỹ, nay lên đến 82 tuổi mà khi người ta thành lập quỹ an sinh xã hội thì trung bình người Mỹ chết vào năm 63 tuổi nghĩa là 24 tháng trước khi nhận được tiền an sinh xã hội mà người Mỹ đã đóng trong suốt thời gian làm việc, đóng thuế. Do đó, vợ sẽ lãnh tiền này để sống nhưng ngày nay họ sống đến 82 tuổi thì chính phủ đào đâu ra tiền để trả cho họ thêm về y tế.

Lúc đầu, chính phủ Hoa Kỳ thành lập quỹ an sinh xã hội xem như là lợi tức bổ túc thêm khi về già, nghĩa là chúng ta cần để dành tiền riêng qua công ty như quỹ hưu trí, 401k hay tư nhân IRA, Simple IRA ,.. Cái khổ là người Mỹ sống trong một xã hội tiêu thụ, bao nhiêu quảng cáo ồ ạt kêu gọi người Mỹ mua sắm rồi quăn.

Vấn đề là quỹ an sinh xã hội không được cập Nhật hoá theo thời gian vì các chính trị gia sợ không được bầu lại khi đụng đến tiền hưu trí của người Mỹ nên họ cứ nói nói và nói nhưng rồi không dám làm gì cả. Điển hình bên tây mới ra cái luật mới về hưu trí là cha con xuống đười biểu tình dù trời lạnh mà chúng ta đã thấy đã xẩy ra tại Hy Lạp mấy năm về trước.

Dạo luật an sinh xã hội được thành lập thì một người đi làm, tận tuỵ với công ty cả đời, về già sẽ được công ty trả hưu trí và y tế nhưng từ 20 năm nay, tiền hưu trí cho người về hưu là gánh nặng cho các công ty khiến nhiều công ty lớn bị phá sản. Người ta đuổi việc hay vụ Enron trong vài ngày quỹ hưu trí của nhân viên không cánh mà bay cái vù theo thị trưởng chứng khoán. Nhiều người điên lên vì về già mà không có tiền tiêu, đưa đến tình trạng vô gia cư gia tăng.

Nhân viên cảm thấy bị phản bội, cả đời trung thành để hưởng tiền hưu trí nhưng trước khi về hưu thì bị sa thải khiến họ điên lên.

Ở Việt Nam thì cả 3 thế hệ sống chung nhà nên khi về già, cha mẹ ở chung với con nên cũng đỡ về mặt tài chánh vì con lo thức ăn, gạo cơm. Ông bà có thể phụ giúp như trông cháu, trông nhà,…

Ở Hoa Kỳ thì người ta tính có 50% nhà cửa chỉ có một người ở như trường hợp bà Inge, ông Larry mình quen, ở một mình cái nhà to đùng hay bà Betty cũng vậy. Mình biết nhiều người ở một mình cái nhà to đùng tròn khi đó lại có nhiều gia đình ở cả chục người trong một căn nhà bé bé và ấm cúng nên cãi nhau lia chia.

Vấn đề là khi người Mỹ đến tuổi 70-80 thì bắt đầu có vấn đề về sức khoẻ, mất trí nhớ nên con cháu phải bỏ vào viện dưỡng lão giá từ $5,000 lên tới $20,000 mỗi tháng. Tiền an sinh tối đa mà một người lãnh khi họ bắt đầu lãnh tiến này ở tuổi 70 là $3,790/ tháng còn tuổi của mình thì tối đa $2,265/ tháng. Làm sao người ta sống sót với số tiền $3, 790 hay $2,265/ tháng vì phải đóng thuế trên 50% số tiền lãnh được. Tiền thuốc men đủ trò.

Trước đây, mình nghe báo chí cứ la om xòm về an sinh xã hội, nhưng chưa đến tuổi nên không để ý lắm. Tháng này là lần đầu tiên mình nhận được tiền an sinh xã hội. Mình xin lấy trước thay vì đợi thêm 2 năm nữa. Dùng tiền này bỏ vào Roth-ira của mình để đầu tư, khi rút ra không bị đóng thuế. Nếu mình không lầm thì tiền an sinh xã hội mỗi tháng sẽ bị đóng thuế trên 50% số tiền ấy. Thí dụ: lãnh được $1,000/ tháng thì cuối năm sẽ đóng thuế 1/2 số tiền lãnh được là $6,000.00. Nếu mình có thêm quỹ hưu trí thì cộng lại chung để đóng thuế trên tất cả lợi tức nhận được trong năm.

Mình tính là số tiền mình đã đóng cho an sinh xã hội từ khi đi làm ở Hoa Kỳ thì chỉ cần lãnh độ 3 năm là mình sẽ lấy lại đủ số tiền đó mà nếu mình sống như ông cụ mình đến 90 tuổi thì cơ quan an sinh xã hội này lỗ. Nay mình mới hiểu vì sao người Mỹ kêu quỹ an sinh xã hội là ”Ponzi Scheme” nghĩa là thằng đi làm đóng tiền hàng tháng để họ trả cho mấy người đã về hưu. Khủng hoảng kinh tế xẩy ra là mệt khi tiền bạc của công đoàn được đầu tư vào các chương trình đầu tư khá nguy hiểm. 

Theo mình hiểu thì quỹ Caspers của công đoàn lao động ở Cali sẽ gặp trường hợp này. Lý do là lấy tiền thằng đi làm, để trả cho thằng về hưu nên còn dư chút tiền là họ đầu tư vào các chương trình có lãi nhiều thì cơ hội phá sản cũng nhiều. Kinh tế xuống là coi như ngọng vì vậy năm 2008, họ phải tìm cách cứu nguy các công ty để đem lại sự gia tăng của kinh tế. Chỉ làm trái bom nổ chậm và sẽ đến không biết lúc nào.

Nhớ dạo mình mới sang Cali, quận Cam phải khai phá sản vì họ lấy quỹ hưu trí đầu tư vào chỗ nào quên mất, bị lỗ nặng nên không có tiền trả cho nhân viên, đành trả cái giấy ”I Owe You”. Chán Mớ Đời 

Năm 2008, người Tàu hơi tự cao tự đại nên cho Hoa Kỳ mượn tiền để giúp các ngân hàng Hoa Kỳ không bị phá sản còn lần tới thì chắc chắn sẽ không có ai “bail-out” như năm 2008. Thật ra họ không cứu kinh tế Hoa Kỳ thì họ cũng bánh ta lông vì kinh tế của họ dựa vào sản xuất bán hàng cho người Mỹ. Nhìn lại thì người Tàu rất tiếc đã không cho Hoa Kỳ phát súng ân huệ vì lẻ đó mà Hoa Kỳ phải nhượng bộ Trung Cộng rất nhiều về kinh tế và kỹ thuật. Nay thì họ hơi cứng cựa lại nên đánh thuế hàng hoá của người Tàu. Trong 12 năm qua, người Tàu đã tìm cách vượt qua Hoa Kỳ về kỹ thuật và họ đã đi xa về 5G trong khi ở Hoa Kỳ thì chậm về vấn đề này.

Vấn đề là về hưu thì tuổi nào cảnh đấy, càng già thì người ta càng bệnh tật, hậu quả của đời sống những ngày còn xuân. Béo phì, đưa đến tiểu đường, áp huyết cao lại được các nhà thường, bác sĩ nuôi bệnh nên tiền hưu trí của họ phải trích ra một số tiền lớn để mua thuốc uống. Tưởng tượng nếu lãnh $2,000/ tháng mà phải trả $600 tiền tiền thuốc men hàng tháng.

Mình có cô bạn y tá đi đến nhà người già để giúp đỡ theo chương trình của chính phủ. Bà ta kể là thấy thức ăn của chó mèo trong tủ lạnh mà trong nhà không có nuôi chó mèo.

Người á châu thì quen dành dụm, làm 10 ăn 8 để dành 2. Còn người Mỹ thì làm 10 tiêu mất 12 nên về già thiếu hụt đủ trò.

Điểm nguy hiểm là nếu có cuộc khủng hoảng kinh tế khác thì theo ông Bernanke, in tiền ra sẽ không giải quyết được vấn đề. Do đó chúng ta cần nên chuẩn bị tinh thần, tài chánh để khi hữu sự sẽ có đường binh. Đừng có nói trời sinh voi trời sinh cỏ. Chán Mớ Đời 

Nhs

Chuyện tình cô bán bún bò

Tết tây vừa rồi, vợ hắn kêu ra Bôn Sa mua mấy tô bún bò ở tiệm tên bạn học cũ, đãi khách khiến hắn nhớ đến cô bé, con gái bà Năm Luông, bán bún bò dưới cầu thang, cạnh đồn cảnh sát ở Chợ Đàlạt. Hình như tên cô bé là Hương, nữ sinh Bùi Thị Xuân.
Chợ Đàlạt được xây bằng bê tông nhưng ngoài chợ có những dãy hàng được che bằng tôn, bán thức ăn, đến Chợ Cá phía sau chợ. Hàng bà Năm Luông, đối diện hàng bác Cháu, bán mắm, ở ấp Ánh Sáng. Nhờ bán mắm mà bác nuôi cả chục người con, cho con đi du học ở Nhật Bản. Anh Phú là người đầu tiên mà mẹ dẫn hắn đến tiễn anh ta đi du học ở Nhật Bản, nay lại chạy sang Hoa Kỳ.
Hình này có thấy cái bồn nước, ngay cầu thang để dân ở chợ Đà Lạt ra đây dùng nước. Bé Hương hay ra đây rửa rau. Dưới cầu nổi là đồn cảnh sát chợ, phía bên trái là dãy hàng quán ăn, có quán của mẹ bé Hương

Hàng ăn bà Năm Luông bán bún bò, cạnh bên có quán cơm của bà Bảy Ría, nghe nói ngon lắm nhưng hắn chưa bao giờ được ăn. Hắn chỉ được ăn mì Triều châu của ông Lìn, cạnh hàng mẹ hắn vì quen nên khi ăn ghi sổ còn mấy hàng kia thì phải trả tiền liền. Khá lắm là ăn bánh căn của bà ngồi chỗ hàng thịt trong chợ, sau này bà ta dọn về ngồi ngay dốc Nhà Làng. 

Hắn để ý đến con Hương này từ lâu nhưng không có tiền để ăn bún bò ở quán mẹ nó nên chỉ ráng đi ngang để liếc nhanh con nhỏ đang trổ mả. Đẹp nức nở. Nói chung thì hắn không thích bún bò lắm vì cay. Bún bò ở Bôn Sa chỉ thắng nước màu, còn ớt thì ai ăn tự thêm vào trong khi bún bò Đàlạt thì phải cay như xé cuống họng. Ăn khi trời lạnh hay mưa thì nhớ đời. Sang sang thì có ổ bánh mì, chấm nước lèo. Ôn mệ ơi, ngon chi lạ.

Không phải chỉ có hắn phát hiện cô bé xinh xắn với đôi má Hồng của gái Đàlạt mà có cả đại đội con trai ở chợ. Hắn thường thấy đám con trai, lính 302, cảnh sát dã chiến, cuối tuần thì các sinh viên Võ Bị hay Chiến Tranh Chính Trị đến đây trồng cây si, ngồi ăn bún bò đông như kiến nhưng mắt cứ nhìn láo liên, đích ngắm xuyên thông vào cái đít lồng bàng của cô bé, đang thái rau hay rửa chén.

Con bé Hương này hắn thường thấy khi xưa, ở ngoài bồn nước chợ hay rửa chén bát cho mẹ nó, khá chanh chua lắm vì lâu lâu hắn cũng đến đây rửa chén bát của mẹ hắn nên hay dành nước nên có chửi nhau vài lần nhưng bổng nhiên con bé lớn như phù đổng, xinh ra phết khiến hắn ngẩn ngơ nhất là khi nó ngồi chồm hổm, đưa cái đít lồng bàn nức nở thêm lòi ra chút da thịt trên dây quần. Nói như thời thượng là có gân Mông. Hình ảnh đó làm hắn mơ tưởng khá nhiều đêm.

Có lần hắn đang rửa chén cho bà cụ thì con này đi ra, hắn ngạc nhiên là tránh qua một bên để con bé hứng nước vì trước đây là hắn cứ trù trì tại đây, rửa hết chén bát mới để người khác hứng nước. Con bé hôm đó kêu “cảm ơn”. Từ “cảm ơn” sao nghe bùi tai thật, không chanh chua như thời ngày xưa còn bé, chửi nhau khiến hắn ra ngẩn vào ngơ cứ như ông Hàn Mặc Tử khi xưa cứ rên: ”sao anh không về chơi chợ mới, lặt rau, rửa chén nấu bún bò…”

Hắn nhớ học việt văn, ông thầy dạy: “3 cô đội gạo lên chùa, một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư, sư về sư ốm tương tư, ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu,..”. Hình bóng con bé Hương ám ảnh khá nhiều khiến hắn muốn cạo đầu cho hết ngứa đến khi phát hiện ra đối tượng “ngày xưa fan thị”. Cũng có thể nhờ ngắm con bé này mà sau này hắn đâm mê nghệ thuật rồi theo ngành kiến trúc. Đến khi lấy vợ thì chán đời đi học cách làm tiền nuôi con.
Hắn kể chuyện con bé cho thằng Tuấn, hàng xóm. Tên này, học thì không lo nhưng lại đam mê làm nghề xem tướng số, hắn mua đủ loại sách báo về tử vi, xem tướng của ông Vũ Tài Lục,… được dịp khoe kiến thức của hắn về các nghiên cứu từ bao lâu nay. Nó chậm rải hớp một tách trà Đổ Hữu của Blao, rồi nhìn hắn như kẻ cả, hất hàm kêu lấy vợ phải kiếm vợ mà người xưa, xem tướng phụ nữ kêu là “lưng chữ Vụ, vú chữ Tâm” nghe chửa. Hắn cứ u chau u chau nhưng chẳng hiểu chữ Vụ và chữ Tâm ra sao vì không học chữ Hán như đám dân trường Việt. Nội học thơ Đường luật, bằng bằng trắc trắc với cô Liên là hắn đã nổi khùng nay cụ với tâm,... Điên. 

Lưng chữ CỤ, vú chữ Tâm, hiểu chưa rồi hỏi hắn lưng con bé hình chữ gì, vú con bé hình chữ chi khiến hắn như bò đội nón. Trời Đàlạt lạnh, con bé chuyên môn bận cái áo len màu xanh dương của nữ sinh Bùi Thị Xuân thì có thấy gì đâu. Thời đó chớ đâu phải thời đại @, gái Đàlạt cởi trần đi bão. Chán Mớ Đời 

Thằng Tuấn lật sách ra rồi đọc to như đánh vần: Lưng chữ “cụ”, vú chữ “tâm” Lưng (hơi gù như dáng) chữ “cụ” (trong tiếng Hán) và vú (hơi bầu như dáng) chữ “tâm” (của tiếng Hán) là hai nét hay gặp ở các cô gái mắn đẻ và khéo nuôi con [như Lưng gù chữ “cụ”, vú lồi chữ “tâm”]. Hắn chả hiểu gì cả vì chả hiểu chữ tâm là chữ viết ra sao, còn chữ Cụ là sao.

Hắn cứ sợ tên Tuấn chửi hắn ngu lâu dốt sớm nhưng cuối cùng phải đưa mồm ra hỏi; viết cho hắn xem chữ Cụ và chữ tâm để hắn hình dung xem cái đít lồng bàn có giống chữ Tâm không. Hắn chỉ thích mông con bé Hương.

Thằng Tuấn mặc hắn hỏi, cứ thao thao đọc lưng gù chữ cụ: lưng cong hình chữ cụ; vú lồi chữ tâm: vú to, nhọn, không chảy sệ, như hình chữ tâm là với ý những người đàn bà lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”. Hắn chả hiểu gì cả vì đám học trường việt học chữ Hán nên thằng Tuấn càng giải thích hắn càng ngu thêm.

 “Lưng chữ cụ” là tấm LƯNG THẲNG, CÂN ĐỐI, giống như hình chữ “cụ” , chứ không phải là tấm “lưng gù” (chữ “cụ” , chữ “ngũ” , chữ “vụ”, đâu có gợi tả hình dáng cái lưng “gù”. Còn nếu “gù” đến mức giống chữ “cú” , chữ “thú” , thì đây phải hiểu là người tàn tật mới đúng!). Mặt khác, trong thực tế, cũng không có căn cứ nào cho thấy, phụ nữ lưng gù mắn đẻ hơn người có tấm lưng bình thường. 

Tên Tuấn còn bồi thêm con gái thắt đáy lưng ong thì càng tuyệt rồi nó nghêu ngao:

Những người thắt đáy lưng ong,
Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con.
Những người béo trục béo tròn,
Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày.
Những người mặt nạc đóm dày,
Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn!

Thằng Tuấn như muốn tra tấn hắn với những bài ca dao tục ngữ học ở trường Việt, còn hắn thì i tờ mấy loại này nhưng hắn muốn hỏi về con bé hương có thắt đáy lưng ong hay không. Chắc có vì thấy nó cảm ơn hắn nhẹ nhàng chi lạ. 


Thằng Tuấn kêu: phụ nữ đẹp phải có thân hình khoẻ mạnh, cân đối, lưng thẳng, vai và eo lưng nở nang; bộ ngực săn chắc, căng đầy, bầu vú thây lẩy ra hai bên theo chiều cho con bú. Đây chính là hình mẫu phụ nữ đẹp, có khả năng về tình dục, sinh sản tốt, nhiều sữa nuôi con, lại đáp ứng được yêu cầu sức khoẻ lao động trong cuộc sống làng xã xưa kia.


Tên này càng giảng đạo theo sách thánh hiền thì hắn càng đâm ngu. Hắn chỉ muốn làm quen với con bé, không biết làm sao nói chuyện Được là hắn mãn nguyện rồi, không cần lưng ong, lưng tôm gì cả.

Cuối cùng, hắn nhờ thằng Tuấn viết bức thư cho con bé vì hắn không biết viết. Như gãi đúng chỗ ngứa, thằng Tuấn lôi ra một cuốn tập, ghi chép lại những bức  thư tình nổi tiếng như đại đế Napoleon, viết cho hoàng hậu Josephine,… tên này xào qua xào lại rồi hắn lấy tờ giấy pelure màu xanh ra. Nắn nót viết lại bức thư tình lịch sử, không quên đổi tên con bé Hương.

Đem lá thư về nhà, hắn đọc đi đọc lại nhưng không hiểu gì cả. Nếu hắn không hiểu thì con Hương chắc cũng sẽ không hiểu vì con này thuộc loại ngu lâu dốt sớm như hắn nên bò sang nhà hàng xóm, hắn kỳ Kèo chị Gái cho mượn cuốn sách về bún bò.

Mắt hắn sáng rực lên khi đọc bài thơ của ông Trần Huy Sao vì thấy gần gửi với tâm tình của hắn, thèm khát bún bò và con Hương. Hắn chép lại bài thơ để tặng Cái Hương.

Đàlạt ngày 2 tháng 2 năm 1970

anh Huế từ mô tới chừ
khiến tình em cứ sật sừ theo anh…
nêm chút ruốc vô tô bún bò
là thêm Huế cho em gần anh
bởi anh Huế hồi mô chớ bộ
đâu phải vì tô bún lanh chanh
không tin thì mình cứ hun nhau
rặc mùi Huế đặc queo lãng mạn
thương anh rồi chắc em cũng thấu
chút ruốc hòa làm ngọt nước chan
cũng như tình anh gởi tới em 
có dấu phong rêu tìm trong Nội
giọng Huế anh rồi quen sẽ ghiền
tình Huế anh rồi em sẽ nhói
đâu phải nhói đau mà nhói tình
thè thẹ thôi đủ vừa lãng mạn
khi anh quyết gọi em là : “mình”
giọng Huế rặt khiến em mắc cạn
là mắc cạn vô tô bún Huế
có dầm thêm trái ớt chỉ thiên
có nêm thêm chút ruốc mùa quê
cho tiếng “mình” nghe hoài phát nghiện
anh không biết, thiệt tình không biết
chỉ biết chừ em ở với anh
lâu lâu thèm nhớ tô bún Huế
trộn cay-chua-mặn-ngọt để dành
dành tới đỗi tra đời tóc bạc
vẫn ghiền mùi bún Huế quê anh
nêm chút ruốc cho tình không lạt
trộn rau thơm cho tình không phai….
TRẦN HUY SAO

Hắn đọc lại bài thơ thấy đượm mùi bún bò, tính ngày mai ra chợ, đợi con bé đến bồn nước rửa chén bát, lặt rau cho bún bò, sẽ dúi lá thư vào tay con bé đầy xà bông.

Hắn tá hỏa Tam tinh khi nghe tin bé Hương đi lấy chồng, không một lời từ giả như cuộc tình con chim đa đa. Hắn bắt đầu thấm bài hát thất tình của tên nào khi xưa: “sao em không như ngày nào ra đây, ngồi rửa chén lặt rau, cho thêm rau thơm cọng ngò vào chén bún bò, ÀU ơ …”

Nghe mấy bà ngoài chợ kháo nhau, nói có tên nào sinh viên từ Sàigòn lên học viện đại học Đàlạt, nhà giàu thấy cái lưng Cụ và vú chữ Tâm của bé Hương nên kêu bố mẹ từ Sàigòn lên rước luôn. Bà 5 Luông sợ con gái, tối ngày cứ bị mấy thằng ăn bún bò ngắm lưng Vụ, vú Tâm nhất là cái đít lồng bàn của nó nên có nhà tử tế đến xin cưới thì cho đi luôn, nhà còn 7 đứa con gái nữa. Kinh 

Mấy tuần nay, hắn cứ lang thang như người mất hồn. Có lúc hắn đi ngang qua cầu Cẩm Đô, đứng trên cầu nhìn xuống đàn ruồi đen bu trên núi rác của thị dân Đàlạt,  tính nhảy xuống để cho xác hắn trôi về Cam Ly để thị dân Đàlạt nhắc nhở du khách mai sau về đắp mộ mối tình bún bò của hắn, sẽ chôn hắn trên đỉnh thác Cam ly, cạnh lăng Nguyễn Hữu Hào với cái tên đồi thông nhất mộ. 
Nếu không thấy cái bảng “cấm xã rác” thì chắc hắn đã nhảy xuống dòng suối nước đen này như Thuý Kiều được ông Nguyễn Du cho nhảy sông Từ Đường, để trọn vẹn thủy chung với mối tình cô gái bán bún bò. Hắn chợt nghĩ ông Nguyễn Du đã làm hàng nhái truyện tàu rồi. Qua tàu, ông ta ra chợ trời mua được cuốn Đoạn Trường Tân Thanh rồi viết lại bằng chữ Nôm, nay hắn lại làm hàng nhái thế hệ thứ 3 theo chữ quốc ngữ thì sẽ làm mất phiên bản của tàu, nên bỏ ý định là Kiều thời đại, bò lại ngã 3 Cẩm Đô, kêu tô mì 1 vắt. Ăn để quên người tình phụ chim đa đa, đa đía.

Dạo hắn qua Văn Học, có một cô học chung lớp, đám con trai kêu là lưng ong chi đó. Loại này đẻ con nhiều lắm. 45 năm sau, hắn tình cờ liên lạc lại, tưởng cô nàng có một tá con như bọn con trai làm thầy bói, bàn tán khi ra chơi, ai ngờ cô nàng kêu vô sinh. Lấy chồng sớm nhưng không có con.

Chán Mớ Đời
Nhs

Healthy Foods là tốt?

Có dạo mình đi làm 2 việc, ngoài nghề thợ vẽ thêm một nghề nghiệp dư khác để kiếm tiền mua sữa cho con nên nhiều đêm 12 giờ đêm, mình vẫn ngồi ăn cơm tàu với đồng nghiệp nên thân thể càng ngày càng to ra. Đi khám bác sĩ, bảo phải giảm cân để hạ Cholesterol. Bác sĩ kêu ăn uống đàng hoàng lại mà ngay chính bác sĩ còn to béo hơn mình. Sáng mình dậy từ 5:00 sáng, đi bơi, ăn uống cẩn thận như bác sĩ dặn nhưng béo vẫn hoàn béo, phì vẫn phì.

Cứ vào chợ thấy đồ “healthy foods” là bỏ vào xe, nghĩ thà ăn đồ đắt tiền nhưng bổ thân thể nhưng sau này mới khám phá ra chúng ta sống trong môi trường giả dối mà các con buôn đều lợi dụng thị hiếu của khách tiêu dùng để làm lời.

Bác sĩ nói ăn mỗi ngày 3 bữa mà bữa ăn sáng là qua trọng nhất. Sách báo nói đủ loại và mình thử mọi thứ, mọi kiểu nhưng béo vẫn béo, phì vẫn phì. Có lúc mình gần như ăn chay, không thịt không hành nhưng béo vẫn béo khiến mình đã ngu càng ngu bền vững, ngu có căn có sách vỡ.

Breakfast là bữa ăn sáng quan trọng nhất? Theo tiếng Mỹ từ “breakfast” được ghép từ  ”Break” và ”Fast”. “Break” nghĩa là ngưng, gián đoạn còn “fast” là nhịn đói, không ăn. Nhịn đó có nghĩa là sau khi ăn chiều hôm trước, chúng ta đi ngủ nên ngưng ăn đến 8-10 tiếng đồng hồ do đó khi ăn lại thì người ta gọi là gián đoạn nhịn đói. Chỉ có tiếng anh mới dùng ý nghĩa này cho buổi ăn sáng còn tiếng tây thì gọi “petit déjeuner » còn trưa là »déjeuner »,…


Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chúng ta có thể ăn lúc nào cũng được 6 giờ sáng, 8 giờ sáng hay trưa. Bữa ăn quan trọng là “Breakfast” do đó, có nhiều tiệm ăn đến trưa hay 2-3 giờ chiều vẫn còn bán “breakfast”. Ở gần nhà có tiệm ăn chuyên bán buổi ăn sáng rất nổi tiếng. Thực đơn có đến mấy chục loại mà mỗi phần ăn có thể lên đến 1,800 hay 2,000 calories. Mình dẫn mấy đứa con vào ăn một lần tởn tới già vì ăn không hết.

Họ nói quan trọng nhất là ăn cái gì sau một thời gian gián đoạn bồi dưỡng chất dinh dưỡng. Lý do là khi chúng ta ăn lại sau một thời gian gián đoạn thì sẽ có ảnh hưởng đến “hunger hormones và gut bacteria”. Do đó cần ăn cái gì rất quan trọng vì sẽ có ảnh hưởng suốt ngày ngay cả tâm trạng. Do đó những gì chúng ta ăn sau một thời gian dài gián đoạn rất quan trọng mà đa số ít hiểu rõ. Có lẻ vì vậy mà thiên hạ cần cà phê buổi sáng để tỉnh người, giúp họ hăng say lao động.

Ăn theo kiểu Mỹ, 3 cái hột gà, rồi thịt ba-chỉ muối, súc-xít, khoai tây chiên hay bánh nướng phồng, trét bơ rưới si-rô lên, confiture hay đường,… ăn kiểu Việt Nam, nghèo chơi nắm xôi, giàu chơi tô hủ tiếu hay tô phở. Đàlạt ngày xưa, gia đình mình hay ăn cơm với nước mắm nhỉ hay bánh mì chấm sữa ông Thọ. 
Ăn sáng kiểu Mỹ, độ 1,800-2,000 calories
 Nước mắm khi xưa thì có amino acid (chất đạm do từ cá mà ra) nay chỉ toàn nước mắm công nghiệp mà mới đây, báo Việt Nam đưa tin họ lấy chất hoá học để tạo ra nước mắm. Xem đường dẫn. Tốt nhất ai ở Mỹ thì nên gửi mua nước mắm của California Fish sauce, ở San Francisco, Bắc Cali. Nước mắm hoàn toàn làm bên Mỹ, với cá của Mỹ, muối của Mỹ vì đa số các nước mắm bán trong chợ đều làm từ Việt Nam rồi đem qua Mỹ đóng chai cho rẻ.

Từ mấy năm nay, gia đình mình ăn toàn là nước mắm do anh bạn, chủ công ty California Fish Sauce làm, lúc đầu thì bằng phương pháp cổ truyền, thủ công nghệ nay thì dùng máy móc để làm đại trà bán cho thị trường Mỹ và Nhật Bản. Nơi sản xuất là trên 50,000 sq.ft ở ngay Pier #45, San Francisco nên cá tươi vừa đánh về là được đưa vào làm cho sạch và phòng lạnh ngay. Muối cũng từ Cali. Anh này không bỏ chất bảo quản nên phải bỏ tủ lạnh sau khi khui để tránh bị mốc. Đọc bài “Nên ăn nước mắm nguyên chất” vì độ đạm (amino acid) lên tới 80N, do phòng thí nghiệm của đại học Davis, Cali thử nghiệm. Trong khi nước mắm Việt Nam toàn là muối và chất hoá học. Đọc 3 đường dẫn dưới đây do báo Việt Nam đăng. Nghe kể ông cán bộ cao cấp hải quan ở Sàigòn, nói là các công ty làm nước mắm, nhập cảng nhiều chất hoá học để làm nước mắm. Xem đường dẫn dưới đây.

Nước mắm với nguyên liệu không rõ nguồn gốc
Nước mắm giả:

Đa số chúng ta không rõ sự quan trọng thực phẩm với bộ lòng ruột cho các sinh hoạt trong ngày. Người việt hay nói “bệnh tòng khẩu nhập”, những gì chúng ta ăn sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh hay gây bệnh tật vì bộ tiêu hoá là điểm đầu tiên thanh lọc các chất dinh dưỡng được ngốn vào.

Mình nhớ sau khi vô thất 12 ngày thì mình phải ăn uống lại từ từ, bữa ăn đầu tiên là cháo trắng để phủ một lớp lên bộ lòng của mình sau 12 ngày nhịn đói, tất cả phân huỷ,….đều đi ra hết, những gì dính lâu ngày ở ruột sẽ được thải ra, có thể sẽ bị ma sát với bộ lòng,…khiến trầy trụa.

Thị trường dinh dưỡng ngày nay được rao bán thức ăn kiểu “Healthy Foods” nhưng nếu chúng ta xét kỷ thì không như họ tiếp thị.

Ya -ua được quảng cáo như một loại “Probiotic” mà nữ hoàng Anh Quốc phải gửi mua tận xứ Lỗ-ma-ni và được chở cấp tốc bằng máy bay riêng để giúp bà sống lâu. Tại sao phải mua ở Lỗ-ma-ni vì trên thị trường tất cả ya-ua đều làm bằng sữa được thanh trùng ”pasteur hoá” cho nên bù trớt vì đã tiêu huỷ hết các bacteria tốt cho bộ lòng phòng chống các vi khuẩn lạ. Nhất là một hủ nhỏ ya-ua trung bình có 20 g đường. Cái mất dạy là chúng không bỏ đường nguyên chất mà toàn là đường hoá học. Chúng quảng cáo ya-ua  Hy Lạp đủ trò, khiến có dạo mình mua  về cho cả nhà ăn nhưng người ta thử nghiệm ở phòng thí nghiệm thì chả thấy dấu vết gì để gọi là ya-ua. Chán Mớ Đời 

Ở Hoa Kỳ, sữa phải được thanh trùng qua quá trình Pasteur hoá mới được bán cho khách tiêu dùng nên chất béo chất bổ gì đều biến mất,, họ bỏ thêm sinh tố đủ trò cộng chất bảo quản. Nay có phong trào uống sữa không được pasteur hoá nhưng bị thanh tra chính phủ gây khó dễ

Năm 2013, công ty thực phẩm General Mills bị toà án phạt $8.5 triệu đôla về tội quảng cáo bựa về ya-ua Probiotic Yoplait Yoplus. Ya-ua  này không phải là ya ua  gì cả toàn là đồ hoá học cộng si-rô tạo nên sự béo phì. Ngoài ra còn bị phạt về tội lừa đảo quảng cáo bậy các món thực phẩm khác như Fruit Roll-up,…

 
Con mình khi xưa đi học, nghe nói phải ăn trái cây nên mua Fruit roll -up của công ty này để ra chơi chúng có thể ăn để lấy sức mà lao động học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm. Hoá ra toàn là đường, loại dâu thì chúng bỏ trái táo vào vì rẻ rồi bỏ phẩm, bỏ mùi hoá học cho ra vẻ dâu,…

Whole wheat; các nhà dinh dưỡng kêu gào ăn bánh mì loại Whole grain, đủ trò nhưng họ chế biến toàn là đường với đường, ngăn cản sự sản xuất của Leptin, khiến người ăn không cảm thấy no như trường hợp mình ăn nguyên một cái pizza mà vẫn cảm thấy đói. Họ cố tình làm để chúng ta cứ tiếp tục ăn của họ như khi xưa, mấy tiệm cà phê, bỏ chút thuốc phiện để khiến người uống nghiện trở lại tiệm họ hoài dù các tiệm khác cũng có cà phê.

Dạo mấy đứa con đi bơi, mình hay mua mấy “cereal bar” để chúng ăn sau khi bơi. Đọc kỷ lại thì toàn là đường và dường và đường… nhưng họ lại kêu để giảm cân mà chúng ta biết ăn đường sẽ tạo lên cân và chất béo. Chưa kể đưa đến bệnh tháo đường. Kinh

Họ khuyên chúng ta ăn uống những thực phẩm có những chất dinh dưỡng giúp tiêu hoá. Mình cho mấy đứa con xem phim “supersize me”, do một tên phóng viên thử nghiệm ăn thực phẩm của MacDonalds trong vòng 30 ngày. Xem xong chúng hết dám ăn tiệm này nữa dù có cho đồ chơi. Họ để ngoài trời khoai tây chiên 30 ngày sau vẫn tươi như hoa nở về đêm. Kinh. Ngoài ra họ còn thử bánh mì (bun) của tiệm này cũ đến 14 năm, vẫn tươi như cái bigMAc mới ra lò.

Lý do đơn giản là họ sử dụng chất bảo quản cực tốt. Vấn đề là không chỉ có MacDonalds là dùng chất bảo quản mà tất cả thực phẩm làm theo kiểu đại trà công nghệ đều sử dụng hết. Nếu không sẽ hư nhanh mà ăn chất bảo quản vào thì lâu ngày sẽ huỷ hoại các tế bào tốt.

Nguy hiểm là chất bảo quản làm cản trở cơ thể chúng ta lấy các chất dinh dưỡng được ăn vào để nuôi cơ thể, khiến chúng ta bị béo phì. Do đó ra đường hay vào câu lạc bộ thể thao, chúng ta thấy nhiều người Mỹ bị béo phì. 30% người Mỹ được xếp vào hạng béo phì và họ tính đến năm 2030 là lên đến 50%.

Các chuyên gia cho rằng muốn tránh vấn đề trên thì cơ thể cần có 3 loại dinh dưỡng sau đây: Lipase, Amylase và Bromelain. 3 loại enzyme giúp tiêu hoá, giúp làm tan ra các chất đạm, chất béo và tinh bột nhất là Bromelain giúp chống lại sự viêm tính.

Ngoài ra còn “candida “ trong bộ tiêu hoá, vớt các hormone sẽ khiến chúng ta thích ăn, đòi đường, lúc nào cũng cảm thấy đói. “Fructose” là đường khiến chúng ta thích ăn ngọt. Hôm trước có chị hỏi về insulin và đường. Cuối cùng chị ta hỏi mình vừa nhịn đói vừa ăn chè được không vì chị ta thèm ăn chè. Vấn đề này nói lên ý chí nói Không của chúng ta.

Theo kinh nghiệm của mình thì nên vô thất tối thiểu một tuần để reset lại cơ thể vì khi xưa mình thèm ăn ngọt nhưng sau khi nhịn ăn 12 ngày thì cơ thể như quên hết những thèm khát về chất ngọt. Nhịn đó là cách làm giảm cân, giảm đường, giảm cholesterol hữu hiệu và rẻ tiền nhất, không mất thì giờ.

Tại sao người ta cai nghiện khó khăn vì thiếu ý chí. Đi chơi, gặp bạn bè, ăn uống ai cũng hỏi mình sao không uống rượu, nhất là khi biết mình từng học ở Pháp quốc. Họ kêu uổng. Người á đông có cái gien là uống rượu vào hay đỏ mặt. Nếu uống lâu ngày sẽ bị ung thư do đó người tây phương, bỏ chất hoá học trong rượu để uống khỏi bị đỏ mặt, say bán cho á châu.

Theo tổ chức y tế thế giới, hai bệnh ung thư nhiều nhất ở Việt Nam là Gan và Phổi. Uống rượu hại gan và hút thuốc thì hại phổi. Dân gian có câu” nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng”. Mình có anh bạn đến nhà ăn uống, là thấy cô con gái 10 tuổi đi theo, khuyên bố ngừng hút thuốc nhưng anh chàng cứ rít thuốc ngoài sân, thấy thương con bé. Bỏ vợ bỏ con được nhưng không bỏ thuốc được.

Nếu ai có nhà cho thuê thì họ muốn người thuê nhà ở suốt đời ở đó vì mỗi lần người mướn nhà dọn ra là mệt, phải sơn phết lại đủ trò. Tốn tiền. Một bác sĩ mở phòng mạch thì có các chi phí để trang trải và mua áo quần xịn cho vợ hay nữ trang để đi ăn tiệc nên cách tốt nhất là phải nuôi bệnh nhân theo kiểu “lương y như kế mẫu” vì mất một bệnh nhân thì tốn tiền quảng cáo đủ trò. Thông thường đọc mấy tin tức hay video của bác sĩ làm, có màn bán thuốc hay để câu bệnh nhân đến khám. Ngoại trừ mấy ông bác sĩ về hưu, muốn giúp thiên hạ hiểu thêm về y học.

Chúng ta sống quen trong một môi trường sản xuất di chuyền do Henry Ford khởi đầu nên nghĩ ai cũng có phần trách nhiệm trong chuỗi sản xuất của xã hội và có lòng tin tuyệt đối. Đau răng thì đi nha sĩ, hư xe thì gọi tiệm sửa xe,… Về già thì bắt đầu khôn hơn, giác ngộ cách mạng là thằng nào cũng tìm cách làm lợi cho mình. Do đó phải cẩn thận về mấy trò quảng cáo. Đến bác sĩ, họ cứ kêu uống thuốc vì khi hết thuốc thì mình phải trở lại để họ kê thêm toa và vớt được vài trăm nữa cho chắc ăn. Có chị kia kể là hỏi bác sĩ gia đình, giới thiệu một chuyên gia về bệnh của chị ta thì bác sĩ kêu cũng vậy thôi, họ cũng cho những thức thuốc này. Co thấy y sĩ đâu có thật lòng muốn chửa trị vì đã không đợi bệnh nhân yêu cầu mà đã kiếm chuyên gia dùm cho bệnh nhân. Xong om

Khi bị mập béo ra với cholesterol tăng, bác sĩ bảo uống thuốc nhưng mình không chịu. Tìm đủ cách để hạ đường, hạ cân, hạ cholesterol nhưng không được từ 15 năm nay dù thử đủ trò. Từ mấy năm nay, mình bắt đầu đọc nhiều tài liệu về béo phì, thực phẩm thì khám phá ra hệ thống mà mình đang sống đều là giả dối cả.

Công ty thực phẩm làm đồ ăn, kêu bổ béo đủ trò, giảm cân,…nhưng lại bỏ các chất đường hoá học, càng nguy hiểm hơn đường thật. Các công ty dược phẩm quảng cáo đủ trò để bán thuốc. Bác sĩ thì tìm mọi cách để làm tiền, vắt sữa con bò bệnh nhân,…biến bệnh nhân làm nô lệ cho họ, cứ mỗi tháng đến khám để được thêm thuốc uống với những hệ ứng phụ khá nguy hiểm cho cơ thể. Bác sĩ chỉ có 5 phút để khám mình vì họ có mô lô bệnh nhân ơi phòng đợi. Mình có anh bạn y sĩ làm cho Kaiser, anh ta nói cũng bị áp lực khám nhiều bệnh nhân huống chi là những Bác sĩ có phòng mạch tư.

Do đó chúng ta phải tự tìm cách để tự chữa bệnh vì không ai hiểu cơ thể mình bằng chính mình. Có anh bạn kể là nay sợ không dám đi khám bác sĩ vì đầu năm, chúng tìm cách lấy cho hết bảo hiểm của mình. Cúng cứ gửi tới mấy tên bác sĩ cùn tổ hợp đẻ kiếm ăn cho nhau. Kinh

Mình thử phương pháp này rồi phương pháp kia nay mới tìm được cách giúp cơ thể mình hạ cân, giảm cholesterol, giảm đường,… đời sống dạo này thoải mái, không mệt mỗi như trước đây. Bớt nổi giận vô cớ,… mà không cần đến bác sĩ.

Tuần tới bắt đầu hái bơ được vì Cali cho phép bán từ ngày 16 tháng giêng 2020.

Nhs

Nhu cầu căn bản ở thế kỷ 21

49% người Mỹ tại Cali lãnh trợ cấp tối thiểu một chương trình phúc lợi trong khi đó các nhóm thiên tả lên tiếng đòi trả lương tối thiểu cho mỗi người Mỹ hàng tháng để đem lại công bình mà họ gọi là “universal Basic Income” (UBI). Ứng cử viên Đảng Dân CHủ Andrew Yang, đang quảng bá ý tưởng này dù sẽ không được Đảng cử nhưng biết đâu sẽ trở thành phó tổng thống.

Họ viện cớ là đã có những tiểu bang đã thực hiện chương trình này như Cali ở Fresno, nước Phần Lan đã khởi đầu năm 2017 cho hai năm thử nghiệm. Trả cho 2,000 người thất nghiệp 560 Euro / tháng cho dù họ có tìm được việc hay không. Ở Gia-nã-đai cũng đang thi hành ở vùng Ontario, hay thành phố Livorno ở Ý Đại Lợi. Hình như Thuỵ Sĩ có làm trưng cầu dân ý vụ này nhưng bị người dân bỏ phiếu chống.

Được biết sau 2 năm thử nghiệm ở Phần Lan thì người nhận được tiền vui hơn vì có tiền xài nhưng cũng không giúp họ tìm ra việc làm. Người ta nghĩ tặng tiền mỗi tháng sẽ giúp người thất nghiệp kinh niên bớt lo ngại để đi học hay tìm việc khác. Cuối cùng thì chỉ giúp họ tiêu pha thêm.
Ứng cử viên tổng thống Andrew Young, đưa ra chiêu lương tối thiểu cho mọi người.
Vấn nạn ở thế kỷ 21 là người máy, điện toán, thông tin công nghệ từ từ thay thế các nhân công lao động. Các công ty tây phương chuyển khâu sản xuất về các nước nghèo ở á châu hay Châu Mỹ la tinh với sức lao động rẻ. Hàng triệu người ở Bangladesh cặm cuội ngày đêm may vá áo quần để bán cho người tây phương hay mấy người có trình độ anh ngữ và điện toán sẽ trả lời khách tiêu dùng của Hoa Kỳ khi có vấn đề,…

Vấn đề là sự áp dụng công nghệ thông tin, thông minh nhân tạo và người máy sẽ thay thế lao động rẻ ở các xứ nghèo. Người ta có thể mua cái Code mẫu thời trang của Zara hay Prada rồi in tại một tiệm nào đó trong thành phố, giàu hơn thì có thể sắm cái máy in 3D tại nhà.

Số phận các nhân công ở các nước nghèo ra sao? Người Việt nay tiếp thu các công việc may mặc của người Tàu đem sang để tránh thuế khi xuất cảng ra ngoại quốc. Trong tương lai rất gần, những người thợ ở Việt Nam sẽ ra sao khi không còn việc làm vì máy in 3D được sử dụng phổ thông tại các quốc gia Tây phương. Đi học viết lập trình?

Chúng ta có thể nhân danh tình thương yêu đồng loại, kêu gọi các người dân ở âu châu hay Bắc mỹ, đóng thuế để trả lương tối thiểu cho các công dân tại phi châu, Việt Nam,… mấy ngày nay mình theo dõi các vụ biểu tình ở Pháp quốc, chống lại cải cách về hưu trí ở pháp. Thiên hạ xuống đường, cảnh sát đánh đập như điên không thua gì đám công an tàu ở hương-cảng. Nội tiền hưu trí của họ bị đụng chạm là họ la toán lên trước đây thì ai nấy đều kêu phải giúp đỡ người da màu, tỵ nạn từ châu phi hay trung đông. Nói thì dễ nhưng động đến hồ bao của họ thì hết yêu thương đồng loại.

Hồn ai nấy giữ do đó giới lãnh đạo tài ba phải tiên đoán trước. Tân-gia-ba họ đang nghiên cứu cho 50 năm tới để xứ bé nhỏ của họ không bị thụt lùi, áp dụng tất cả công nghệ thông tin, thông minh nhân tạo,..vì nếu không bầu trời sẽ phủ kín xứ họ và toả sáng tại Việt Nam. Mình đang theo dõi mấy lớp của đại học Lý Quang Diệu về vụ này.

Ở Hoa Kỳ, các người đi làm đóng thuế, chửi bới dân ăn trợ cấp, nay muốn họ đóng thuế để cứu giúp các người nghèo trên thế giới?

Nếu đặt vấn đề căn bản thì về giáo dục, từ mấy chục năm nay, người ta đã bắt buộc ở Hoa Kỳ trẻ em phải đi học đến 18 tuổi. Nghèo thì họ cho ăn uống miễn phí ở trường học,… tốt nghiệp hay không trung học thì muốn học tiếp hay kiếm nghề đi làm thì tự chọn. Ở âu châu thì tới 15-16 tuổi là bị bắt buộc học chữ còn sau đó thì muốn học nghề thì sẽ được hướng nghệ và dạy nghề đến 18 tuổi.

Về y tế thì căn bản y tế cũng giúp người nghèo có thể được khám bác sĩ,…

Về căn bản nhu cầu thì hơi mệt vì đâu mới đủ. Con người đua nhau để mua đồ xịn, hàng đắt tiền để chứng tỏ với người xung quanh là mình đã thành đạt. Trong nhà mình, 4 người chỉ có mình là xài điện thoại cũ nhất vì mình không có nhu cầu khoe khoang hay câu “like”.

Vấn đề trong tương lai, số người thất nghiệp sẽ gia tăng và không có hy vọng tìm được việc làm nếu không phải đi học lại. Chính phủ phải nuôi họ thôi nhưng phải tìm cho họ một công việc gì như gần đây, thành phố ở Quận Cam, trả tiền $15/giờ cho mấy người vô gia cư đi lượm rác trong công viên.

Mình nghe một anh bạn linh mục , từng được nhà dòng gửi sang Do thái 1, 2 năm chi đó. Anh ta kể là có một nhóm Do Thái “ultra-Orthodox “, không làm việc ngoài nghiên cứu thánh kinh và làm các nghi lễ tôn giáo. Vợ của họ lo phần kiếm cơm kiếm gạo và chính phủ có giúp đỡ họ một phần nào để họ có thể làm tròn bổn phận của họ cho giáo phái. Tương tự các sư sãi hay cố đạo, không đi làm chỉ lo kinh kệ, làm phép rửa tội hay đọc kinh cầu nguyện người chết.

Cái nguy hiểm cho những thập niên tới với số người về hưu gia tăng, y phí gia tăng, việc làm hiếm hoi sẽ đưa con người về đâu. Có lẻ chúng ta đang ở ngã ba đường, ranh giới của nền “văn minh @“ vì trước đây 50 năm, loài người khắp nơi cũng bị ảnh hưởng sự thay đổi với phong trào Hippie, cách mạng văn hoá khiến bao nhiêu vụ biểu tình đòi lật đổ chính quyền, đòi cải cách,…

50 năm về trước thế hệ mình xuống đường đòi tự do phá thai giới tính đủ trò nay lại phải xuống đường để bảo về tiền hưu.

Nếu chúng ta không ý thức để thay đổi theo thời thì chúng ta sẽ bị bỏ rơi, và sẽ bị liệt kê vào giai cấp vô dụng chớ không còn được gọi “has been” như thời mình còn trẻ. Chán Mớ Đời 

Nhs