Showing posts with label Văn nghệ. Show all posts
Showing posts with label Văn nghệ. Show all posts

Ngày đầu tiên

 Ngày đầu tiên

4:15, điện thoại khách sạn đánh thức dậy, chuẩn bị để xe của công ty du lịch đến đón, đưa lên nơi khởi hành đi bộ leo núi. Xe chạy cũng độ 2 tiếng trước khi ngừng ở đâu đâu. Thấy có bãi cỏ rồi họ kéo bàn, đặt ghế ra cho mọi người ngồi ăn. 


Hướng dẫn viên kêu xuống xe, thấy ông đầu bếp và vài người phụ làm điểm tâm. Nữa tiếng sau thì ăn trái cây tươi và trứng chiên giữa trời, xem như bữa ăn đầu tiên của cuộc du hành lên đỉnh núi.


Ăn xong bắt đầu leo núi. Đầu bếp và nhóm của ông ta được xe van chở lên đất cắm trại để chuẩn bị ăn trưa. Cả đám từ từ leo lên. Đa số là dân chuyên nghiệp đi bộ, leo núi nên họ đi như gió. Mình lẹt đẹt theo sau. Chán Mớ Đời 


Leo lên núi ở cao độ 11,600 bộ rất châm. Mình phải ngưng hoài để thở vì không khí quá loãng. Có hai hướng dẫn viên, người đi trước và người đi sau cùng. 


Nhóm có 9 người Mỹ đi leo núi trong chuyến này. 1 cặp vợ chồng già hơn mình nhưng đi khỏe hơn mình. Nghe họ kể đi núi everest bên Nepal đủ trò. 2 mẹ con từ New Hampshire, kêu vùng này có 48 cái núi thì họ đã leo lên 42 đỉnh núi. 2 tên Mỹ ở New York trẻ, 1 tên Mỹ bác sĩ kêu đã chạy trên 20 marathon, mình và tên bạn bác sĩ. 


Leo dốc mà hai lá phổi như muốn xé ra. Uống hết nước đem trong ba-lô luôn. Cuối cùng cũng đến nơi. Tổng cộng 8.7 dậm, độ 12 cây số. Kinh

Đồ ăn rất ngon, 18 bữa cơm mà không có món nào lập lại. Thức ăn của xứ này nổi tiếng ngon nhất miền Nam Mỹ, ảnh hưởng của người Tàu và Nhật Bản di cư sang đây.
Bữa ăn trưa đầu tiên tại trại, có nhà ăn đầy đủ, sau đó chỉ có cái lều để ăn cho đỡ muỗi.


Tới nơi, chạy đi tìm nhà tắm. Sạch sẽ. Đêm đầu tiên nên họ cho mình ngủ trong mấy cabin, có hai giường chiếc. Trần nhà làm bằng kính nên tối thấy sao trên trời. Đêm nằm thấy sao trời sao nhớ thời ở Đà Lạt, những đêm có sao ghê. Ôi quê hương biết bao giờ trở lại. Rồi ngủ khò tới sáng. 


Đi men theo con đường mòn mà người ta xây khi làm con kênh nhỏ bằng xi măng để dẫn nước từ trên núi về thành phố. Thấy xa xa đỉnh núi jatakantay cao 4,600 mét cao, xem như cao hơn Đà Lạt đến 3,000 mét cao độ. Đẹp tuyệt vời. Lúc chiều mặt trời lặn chụp được tấm ảnh của đỉnh núi quá đẹp. Có leo núi mới thấy thiên nhiên quá đẹp. Đường mòn thì đầy phân bò và ngựa. Người ta dùng ngựa và lừa để đem vật liệu lên núi. Thấy vài con bò to chắc để lấy sữa và ăn thịt, không ốm đói như ở Việt Nam.  


Khi họ ngừng mấy con ngựa và lừa thì họ bịt mắt con lừa lại, họ giải thích là để con lừa khỏi đá. Còn ngựa thì không nghe ngạn ngữ “ngu như ngựa”.


Ngày mai là ngày khó nhất, phải leo lên 1,200 mét cao độ và đi xuống núi dài độ 11 dậm, tổng cộng 13.2 dặm. Nghe ông hướng dẫn viên kêu nên bận áo ấm, đeo găng tay, đội mũ len. Mới nghe đã hoảng. Thôi thì vái trời chứ sao. 

Nhóm bắt đầu leo đỉnh đèo cao nhất chuyến đi.

Vô giường nằm viết lêu bêu một tí để tìm giấc ngủ để mai khỏe là tiếp tục leo. 8 giò cúp điện.

Ngày đầu tiên chỉ đi có 8.7 dậm như chạy rodage. Hôm sau thì te tua.

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Mua tranh Nhị-Trạng-Nguyên Nguyễn Quỳnh

 Hồi mình mới dọn nhà, nhớ đến một anh bạn thời đi làm tại New York, tên Nguyễn Quỳnh. Dạo ấy anh đang giảng dạy tại đại học Columbia. Mình không nhớ ai giới thiệu mình cho anh ta. Hình như ông Võ Văn Ái của tờ báo Quê Mẹ, ở Pháp. Ông Ái và bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, sang Hoa Kỳ, mình có gặp nói chuyện thì họ rủ đi viếng một hoạ sĩ nổi tiếng người Việt tại New York.

Anh Nguyễn Quỳnh là hoạ sĩ đầu tiên, độc nhất, gốc Việt, được người mỹ mua tranh trong cuộc triển lãm tại New York năm 1984 và tặng cho bộ sưu tập thường trực của viện bảo tàng Guggenheim, Nữu Ước mà mình có xem khi sinh sống ở thành phố này. Ước ao gặp người tài hoa này. Các hoạ sĩ người Việt tại Hoa Kỳ, có dịp là nhờ anh ta xem tranh và phê bình. Lần trước anh ta sang Cali, có ngụ lại nhà mình nên được anh ta giới thiệu vài hoạ sĩ gốc Việt, được biết đến trong cộng đồng người Việt tại vùng này.

Mình thích nhất tấm này. Anh Quỳnh vẽ cô học trò, chị vợ cũng mê nên mình mua luôn
Lá thư mời gia đình anh Quỳnh được viếng miễn phí trọn đời

Mình có đọc đâu đó, nhà thơ Đổ Trung Quân, kể anh bạn nào di dân sang Hoa Kỳ, có để lại hai bức tranh của Nguyễn Quỳnh vẽ trước 75. Anh ta từng là hội viên của hội hoạ sĩ trẻ tại Sàigòn trước 75. Anh ta được học bổng của chính phủ Ý Đại Lợi, đi Roma để học thêm về hội hoạ nhưng bộ quốc phòng Việt Nam Cộng Hoà cuối cùng cấm xuất ngoại, có lẻ vì lệnh tổng động viên. Số anh ta là đi Hoa Kỳ.

Theo lời anh kể thì khi xưa anh đậu vào trường kiến trúc Sàigòn, làm đồ án thì thầy khen nhưng hỏi về cấu trúc thì anh ngọng nên cuối cùng thi vào trường mỹ thuật Sàigòn. Anh có khiếu bẩm sinh về hội hoạ. Tranh của anh thường xuất hiện các kiến trúc, toà nhà. Anh nghiên cứu ánh sáng của hoạ sĩ Gustave Courbet rất cẩn thận nên tranh của anh chịu nhiều ảnh hưởng của ông Courbet này. Có thể loại Cuntology rất độc đáo nhưng đồng chí gái không cho mình treo. Chán Mớ Đời 

1 trong những tấm tranh mình mua, treo ở phòng làm việc của mình. Cuối cùng thì anh Quỳnh đồng ý bán hết bộ tranh của anh cho mình.

Nói cho ngay, tâm hồn nghệ sĩ của mình đã tắt lửa lòng từ khi thằng con ra đời, phải kiếm tiền thêm mua sữa và tả cho nó. Mình không liên lạc với mấy nghệ nhân tại đây, vì không còn muốn vẽ víu gì nữa, chỉ thích làm vườn, làm đầy tớ nhân dân cho mụ vợ sai bảo.

Tấm tranh này của anh Nguyễn Quỳnh là tranh sưu tập thường trực tại viện bảo tàng Guggenheim, New York. Ai đến New York, thích hội hoạ thì ghé xem bức tranh của người Việt đầu tiên tại đây. Khá trừu tượng nhưng phảng phất các motif về Việt Nam. Mình có một tấm tương tự, cũng được vẽ vào thời đó.

Mình nhớ lần đầu tiên, viếng nhà anh Quỳnh ở vùng Harlem phía Tây, gần cầu gì nối qua tiểu bang New Jersey. Được anh ta cho xem tranh. Có loại rất tây phương và có những đề tài về Việt Nam như Thuý Kiều nhưng ánh sáng rất lạ. Các motif rất Việt Nam nhưng ánh sáng rất lạ. Anh ta có cho xem một bức ảnh về Thuý Kiều với 15 năm làm gái lầu xanh. Thuý Kiều ngồi đánh đàn trăng (Nguyệt), mà anh Quỳnh có dịp được giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu khi anh sang Pháp tham dự hội thảo về triết học. Có 15 bình rượu, lấy màu của bình rượu Việt Nam, toả ra ánh sáng, tượng trưng cho 15 năm đời lận đận của Thuý Kiều, vỡ bay xuống dòng sông Tiền Đường, sóng cuồng cuộng. Người mẫu là chị Bích, vợ anh ta, rất đẹp. Hình như ông Võ Văn Ái mua tấm tranh này. Nghe đâu ông ta chưa trả hết tiền mua tranh. Lờ luôn. Ai quen ông ái nhắn tin dùm. Cho mình mua lại, để trả tiền cho anh Quỳnh. Chán Mớ Đời 

Tấm tranh Kiều với 15 bình rượu tượng trưng cho 15 năm ở lầu xanh. Bình thứ 15 bị vỡ bay xuống sông Tiền Đường , hết kiếp làm gái lầu xanh. Ánh sáng từ các bình rượu toả ra người của Kiều. Tấm này ông Võ Văn Ái mua nhưng chưa trả hết tiền thiếu. Nếu được mình sẽ mua lại và trả tiền cho anh Quỳnh. Mình có mặt hôm ông ta hỏi mua và đem về Paris. Bình rượu là theo mẫu của bình rựou Việt Nam. Ánh sáng được sử dụng theo lối “Rais” của Gustave Courbet.

Tấm 1 trong 4 tấm (khổ 28 inch x 80 inch) tại nhà mình

Sau đó, mình gặp anh ta thường xuyên đi ăn phở, nói chuyện về nghệ thuật. Viết về nghệ thuật Việt Nam. Có lẻ từ anh mình mới bắt đầu về nguồn, tìm sách báo việt ngữ để đọc, học hỏi thêm về Việt Nam. Dạo ấy tiếng Việt mình rất yếu, không bú xua la mua như ngày nay. Khi mình được gia đình phật tử ở Connecticut nhờ vẽ chùa thì anh ta có cho ý kiến về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, vào ngôi chùa.

Học rất nhiều từ anh. Anh ta là giáo sư về lịch sử mỹ thuật tại Columbia. Anh ta có hai bằng tiến sĩ: một về giáo dục và một về triết học. Học một cái bằng tiến sĩ là đã khó ở Hoa Kỳ nay anh ta chơi luôn hai cái, mình hay gọi anh ta là Nhị-Trạng-Nguyên. Mình có quen một anh khác, cũng có hai bằng tiến sĩ; một bên tây và một bên Hoa Kỳ. Đề tài luận án tiến sĩ của anh về triết học tại Columbia University năm 1982 là (Ludwig Wittgenstein: The Relationship Between Modern Logic and Art). Anh ta có dịch Tractatus của ông này nhưng khó đọc lắm.

Anh ta có một trí nhớ siêu việt. Mỗi lần gặp nhau, anh ta kể đủ chuyện ngày xưa bên tây bên tàu, chuyện nào anh cũng biết chứng tỏ anh đọc sách rất nhiều, không chụp hình tạo dáng câu Like. Anh kể khi xưa, sinh viên, anh ta mê một cô gái nhà giàu, đẹp lắm nhưng bị cô ta chê, bảo ngoài học vấn và hội hoạ, anh ta chết tiệt. 40 năm sau, anh gặp lại cô nàng, thì cô ta khóc, bảo anh đã thành danh, không chết tiệt như cô ta ngĩ. Anh ta có vẽ bức tranh của cô ta. Rất đẹp. Không biết anh ta còn bức này hay không. Chắc không vì anh ta đã tặng cô ấy.

Đây là bức tranh mà anh ta nghĩ đạt nhất, vẽ chị Bích, vợ anh ta. Đây chỉ 1 phần của tấm tranh, nay được treo tại nhà mình. Tấm đầu tiên mình hỏi mua là tấm này. Anh rất tâm đắc với tấm này, vẽ thuỷ mạc sử dụng chấm chấm như trường phái pointillisme. Cực đỉnh

Ở anh, mình học được cái tính học để tự trau dồi thêm, không phải bằng cấp. Anh ta nghiên cứu thêm về Emmanuel Kant nên ghi danh đi học thêm về Vật Lý tại trường đại học Columbia để hiểu rõ, có cái nhìn từ nhà vật lý học. Mình dính cái bệnh của anh ta nên hay đi học vớ vẩn để khỏi ở nhà bị vợ sai.

Tấm 2 trong 4 tấm

Theo mình hiểu khi gặp các hoạ sĩ được anh ta giới thiệu; anh ta khi xưa ở Sàigòn rất được giới trí thức trọng nể dù trẻ tuổi. Anh ta học đức ngữ nên hay lui tới toà đại sứ đức để thực tập đức ngữ và nói chuyện về văn hoá. Hình như anh ta có chân trong viện Goethe tại Sàigòn hay một hội văn hoá đức. Lâu ngày quá không nhớ.

Anh ta gốc Hải Dương, di cư vào nam. Là con một nên không muốn đi lính nên anh ta trốn quân dịch, ở nhờ nhà bạn bè. Bức tượng Trần Hưng Đạo ở Sàigòn là do anh ta vẽ. Một người bạn, em ông Chung Tấn Cang, hải quân được chỉ định vẽ bức tượng để đưa cho mấy ông lớn duyệt nhưng bí, nên tìm đến nhờ anh đang trốn lính. Buồn đời, anh vẽ giúp cho anh bạn kiếm được việc đúc tượng Thánh Trần cho hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Hôm ở nhà mình, anh ta thấy cái cốc in hình bức tượng của Trần Hưng Đạo ngoài bolsa nên kể cho mình câu chuyện này.

Anh kể có lần anh đi quân dịch, ra quân trường Dục Mỹ. Thượng sĩ già hỏi ai biết vẽ sơn, anh đưa tay lên. Thế là khỏi đi quân trường, anh ta vẽ sân khấu để tiếp đón tướng nào đến thăm. Đang vẽ thì ông tướng chỉ huy trưởng hình như Bùi Đình Đạm thì phải, lâu quá không nhớ tên, đi xe Jeep ngừng lại, kêu vô văn phòng. Kêu anh ta làm một “bas relief “ để mấy câu thơ cho quân trường. Cũng khắc tên đủ trò, được khen đủ trò.

Tấm 3 trong 4 tấm

Chỉ huy trưởng kêu anh ta không thích quân đội, anh trả lời vâng. Ông ký cho giấy đi phép mấy ngày thăm bố mẹ rồi anh ta trốn luôn, không trở lại trình diện. Anh ta học hàm thụ từ Sàigòn với một đại học tại Gia-nã-đại, tốt nghiệp B.A trước 75. Đến tháng 4/75, cả gia đình di tản sang mỹ. Nhờ có bằng B.A của Gia-nã-đại nên khi qua Hoa Kỳ, anh ta đi học lại lấy tiến sĩ. Chị vợ như vợ của ông Tú Xương, đi làm để nuôi anh đi học lại. Buồn đời anh ta học hai cái tiến sĩ. Chỉ có độc nhất một thằng con trai như bố mẹ anh ta.

Từ anh ta mình mới quen bác Huỳnh Sanh Thông ở Yale. Có lần tổ chức Á Châu nào mời chị Kiều Chinh đến nói chuyện với các nghệ sĩ lưu vong khác tại New York. Sau đó thì có đi ăn chung. Chị Kiều Chinh có lẻ biết anh ta từ Việt Nam. Vợ anh ta mê chị Kiều Chinh nên kêu anh ta vẽ chị Kiều Chinh. Mình có xem tấm tranh đó, rất đẹp. Anh ta có vẽ nháp đồng chí gái nhưng không đạt lắm vì ít thời gian. Lần sau gặp lại, hy vọng anh ta sẽ vẽ lại.

Tấm 4

Khi dọn nhà mới, có phòng khách rộng, tường cao. Nhớ đến anh ta nên hỏi có tấm tranh nào, bán cho em một tấm. Anh ta nói mình chụp hình cái bức tường muốn treo tranh, rồi gửi cho mình một tấm. Đồng chí gái nhìn vô chả hiểu gì cả, hỏi bao nhiêu. Mình nói giá làm mụ vợ muốn té xỉu, mặt xanh như đít nhái, kêu với số tiền đó, tui mua cả ngàn tấm. Mình mua là để sưu tầm còn mụ vợ mua tranh treo tường như quần áo. Không thích thì quăn, mua cái khác. Tranh mụ vợ mua giờ để chật ga-ra. Bán lạc-xoong không ai mua.

Tấm đầu tiên mình mua của anh treo ở nhà nhưng chả thấy ai hỏi khi đến nhà mình. Cách đây mấy năm, anh sang nhà mình chơi, có đem tấm tranh nhỏ, bảo là gắn thêm vào tấm trước. Anh ta nói phải mất 20 năm mới tìm được ý tưởng, cách kết thúc tấm tranh. Mình phải đem đi thay cái khung mới. Anh ta có mấy tấm vẽ thời New York, về 9/11 nhưng chưa xong. Mình mua mấy tấm đó, nói anh cứ tiếp tục vẽ. Khi nào xong em lấy như tấm đầu tiên.

Tấm tranh mình mua treo trên tường, chỉ có mình nhìn. Thú thật bạn đồng chí gái đến nhà, chưa có ai hỏi mình về tấm tranh cả. Họ chỉ khen mấy tấm tranh mụ vợ mua. Độc nhất hôm trước, có anh bạn ghé lại nhà lần đầu tiên, nhìn tấm tranh rất kinh ngạc. Anh ta sưu tầm một số tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng miền Bắc mà sau này tây sang mua rất nhiều. Anh ta nói có tấm nay người ta trả anh đến $500,000 nhưng không bán. Đấy là một cách đầu tư cho mai sau. Anh ta có một số tranh của một hoạ sĩ hiện đang ở Hà Nội, bị tai biến nhưng gia đình chưa dám báo tin. Đang lùng săn mua lại tranh của ông ta để đợi, khi ông ta ra đi.

Mình ngồi nói chuyện với anh ta về sưu tầm tranh, thấy có lý nên gọi cho anh Quỳnh, hỏi bán cho em thêm mấy tấm mà mình có dịp xem khi viếng thăm anh ở San Antonio. Anh Quỳnh mới bán nhà vì chị vợ qua đời, dọn về căn hộ nhỏ ở để khỏi phải chăm sóc nhà cửa như trước đây. Tranh đầy nhà, nay có người quen muốn sưu tầm nên đồng ý với điều kiện là khi Gallery ở New York triển lãm tranh của anh ta thì mình cho họ mượn để triển lãm về tranh của anh ta từ trước đến nay.

4 tấm ráp chung vào toàn bộ, treo trên tường ở phòng khách  96 inches x 82 inches. Mình chưa dám làm khung vì đợi sau triển lãm tránh của anh ở New York rồi làm.

Trước đại dịch, anh ta có sang Cali ở nhà mình mấy ngày thì đem theo một bức hoạ. Anh ta nói là tấm tranh anh bán cho em còn thiếu cái này. 10 năm qua anh mới có được ý tưởng để kết thúc bức tranh. Khiến mình phải đem ra cho thợ làm lại cái khung, khá lạ so với tranh thường.

Mình nghe lời anh bạn đề nghị, mua luôn một số tranh mình đã xem, làm Collector luôn. Anh ta vẽ thuỷ mạc rất chi tiết. Mất thời gian lắm, anh ta nghiên cứu về ánh sáng của Gustave Courbet nên bị ảnh hưởng khá nhiều của ông này.

Dạo anh ta ở New York, thì vài năm gallery-arts tổ chức triển lãm tranh của anh ta nhưng từ khi anh dọn về Texas thì không. Nay họ gọi anh ta để tổ chức triển lãm tranh của anh ta lại để xem anh đang vẽ loại nào. Khi nào họ tổ chức thì có dịp trở lại New York, luôn tiện thăm con gái luôn.

Tấm này vẽ về 9/11 tại New York,( Collection SƠn Đen)
Collection Sơn Đen
Collection Sơn Đen
Đây là 2 tấm tranh mà anh ta khởi đầu cách đây 15 năm nhưng chưa xong nhưng mình đã mua. Mình nói anh cứ tiếp tục vẽ. Khi xong thì mình sẽ lấy. Tranh nói về 9/11 tại Nữu Ước. Collection Sơn Đen

Gửi Sơn xem chi-tiết chưa vẽ xong của tấm trang 9-11 (9 feet by 40 inhces). Sẽ gửi Sơn xem mỗi ngày. Sang năm mình đi xe lửa với nhau. Và có lẽ sang năm xong tấm thứ hai cùng đề tài 9-ii

Mình dự định sẽ đi xe lửa với anh ta xuyên bang vùng tây Hoa Kỳ. Hy vọng năm tới vì anh ta nay sức khỏe cũng yếu rồi.

Mình viết lâu rồi, nay cập nhật hoá. Cuối cùng thì anh Quỳnh đồng ý bán hết bộ tranh còn lại của anh cho mình. Tổng cộng là 36 tấm. Với điều kiện là mình cho Gallery Art mượn để họ triển lãm tranh anh ta. Mình nhất trí. Mấy hôm nay, tranh gửi về nhận mệt nghỉ. Xem như mình có tranh nhiều nhất của nhị nguyên Nguyễn Quỳnh. Xong om

Đọc tin tức, có thể bị mưa, nghĩa là tuyết. Phải đeo cái ba lô nặng chưa kể 4 lít nước Chán Mớ Đời 
Bỏ vụ tranh ảnh, mình chuẩn bị leo núi Whitney ngày mai.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ông đồ ngày xuân

 Nhớ khi xưa, học Việt-Văn với Cô Liên. Có năm cô bắt học thuộc lòng khi gần Tết bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên khiến mình ngọng vì chả bao giờ thấy mực tàu, ông đồ tại Đà Lạt.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua...

Đây là hình ảnh ông đồ mà ông Vũ Đình Liên tả. Phải chi khi xưa, mình được thấy hình ảnh này thì có thể hiểu bài thơ.

Học mà chả hiểu gì cả, mình cần có hình ảnh mới giác ngộ cách mạng. Lâu lâu lên chùa thấy mấy dòng chữ Hán là ngọng, đến nay vẫn ngọng. Đi chơi các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Cộng thì phải lấy điện thoại ra, rồi mở cái App thông dịch, bấm hình một cái để dịch, hiểu tạm tạm chưa chắc đúng vì chữ Hán rất đa dạng. Đủ để đi du lịch xứ người hay nói chuyện. Cứ bấm nút để điện thoại tự động nói để người mình hỏi đường nghe. Nay thì có gú-gồ nên ít cần hỏi đường, cứ đi theo bản đồ.

Có dạo buồn đời, mình mua sách học chữ Nôm về để học. Được vài ngày là oải. Rồi đến chữ Hán cũng theo số phận lười. Mình có anh bạn học cũ, chịu khó học mỗi ngày một chữ nay nghe anh ta khoe biết được trên 5,000 chữ hán. Có thể mình sẽ ráng neo theo anh bạn năm tới, học lại. Biết đâu sau này có thể đọc sách báo chữ Nôm.

Ngày nay, ở Hoa Kỳ khi đi chùa mình cũng thấy mấy chữ Hán hay Nôm (mình không biết), lại ngọng nữa. Đi chợ Tết ở Bolsa, thấy họ viết chữ Việt theo lối chữ tàu nên mò mò cũng hiểu.

Từ khi người tây phương sang Việt Nam giảng đạo, kêu gọi mọi người trở về đạo. Họ phiên âm Việt Ngữ ra các mẫu tự La-Tinh để giúp họ dễ học tiếng Việt để giảng đạo. Có anh bạn học cũ, kể khi anh ta đi dạy các em người Chu-Ru thì khám phá ra sách vỡ của người Mỹ làm để học chữ Chu-Ru nên dựa vào mấy cuốn sách này, anh ta học được một ít từ để nói chuyện với người dân tại đây.

Nếu mình không lầm Việt Nam là nước có gần 100 triệu người , là cựu thuộc địa của tây phương nhưng vẫn sử dụng văn tự việt ngữ, tỏng khi các nước to lớn như ở châu Mỹ, Ba tây thì dân đông nhưng vẫn sử dụng tiếng Bồ Đào Nha, Mễ Tây cơ rộng lớn nói tiếng Tây Ban Nha,…

Mấy ông cố đạo tây phương đã thành lập được hệ thống phiên âm và viết tiếng Việt bằng chữ la-tinh, được gọi là chữ Quốc Ngữ mà người Pháp đã dùng khi họ cai trị Việt Nam. Đọc tài liệu tây thời thực dân thì được biết ông toàn quyền Doumer, lưỡng lự, không biết nên để người Việt tiếp tục học chữ Nôm hay chữ Quốc Ngữ. Cuối cùng, ông ta chọn chữ Quốc Ngữ. May quá!

Sau gần một thế kỷ, người Pháp áp dụng chữ quốc ngữ để giảng dạy tại học đường đưa đến người Việt trong và ngoài nước, ít ai hiểu được chữ Nôm hay chữ Hán. Hình ảnh trên cho thấy ông đồ thời nay, đội mũ bê-rê kiểu tây, viết chữ Hán hay chữ Nôm, thiên hạ ngồi xung quanh chả hiểu gì cả nhưng bái phục vì chữ viết như rồng bay Phượng múa. Chán Mớ Đời 

Lễ Tịch Điền năm con cọp nước tại Việt Nam. Họ sơn rằn ri lên thân con trâu để biến gien con vật thành loại Sửu-Hổ, hình như con trâu này bụng mang dạ chữa. Xem tấm ảnh thì nghĩ là bên tàu vì thấy nông dân bận đồ tàu. Hoá ra tại miền Bắc, đằng Ngoài vì nông dân bận đồ nâu, trong Nam thì bận đồ đen. Nhìn lại thì thấy một cán bộ quen quen nên thất kinh. Không hiểu bên tàu hay ở Việt Nam.

Hôm qua, thấy trên mạng đăng hình “lễ Tịch Điền” mà khi xưa thường được tổ chức vào trung tuần tháng giêng âm lịch. Tục lệ này khởi đầu bên tàu. Ông vua Lê Đại Hành mới bắt chước du nhập việc tế lễ cúng vua Thần Nông. Đến thời Tây thì dẹp vụ này. Đến khi tây về nước thì người Việt có lập lại cổ tục xưa bị ảnh hưởng tàu. Hoá ra người Việt mình chỉ bắt chước tàu rồi tây rồi lại tàu. Không có gì đặc trưng hay do chính người Việt tư duy đột phá, tự làm ra. Chán Mớ Đời 

Đọc trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, mua hồi về Việt Nam. Có viết về sự tích lễ Tịch Điền.

Nhớ hồi nhỏ khi chương trình “Người Cày Có Ruộng” được quảng bá, tuyên truyền kèm theo bài hát “Một Tấc đất là một tấc vàng” do ca sĩ Mai Lệ Huyền hát. Nay nghĩ lại rất đúng. Có vài người hỏi mua vườn của mình với giá mà mụ vợ nghe tới muốn xỉu. Kinh

  https://youtu.be/fRmDMKACIWU

Thấy báo chí, phim thời sự hay chiếu hay in hình ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, săn quần trồng lúa với các nhà nông hay lái xe máy cày. Hoá ra, Việt Cộng chiếm đất ở miền quê khá nhiều nên chính phủ Việt Nam Cộng Hoà mua đất rẻ của mấy địa chủ rồi tặng cho người dân để họ trồng trọt, theo Việt Nam Cộng Hoà.

Không biết ông quan nhớn trong hình có đọc được hay hiểu mấy tấm biểu ngữ, để trước bàn thờ hay không. Chắc được ban tổ chức giải thích nhưng dân làng thì chắc là không. Nghe nói được chiếu trên truyền hình thì cả nước ít ai đọc được chữ Hán. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Những ngày tháng tại Ý Đại Lợi

 Hôm nay, đến phiên mình làm diễn giả tại hội Toastmasters. Mình chọn đề tài: “du lịch tại Ý Đại Lợi”, nói về những kỷ niệm khó quên khi còn sinh sống tại Ý Đại Lợi. Mỗi lần họp thì có hai diễn giả, hôm nay mình được bầu diễn giả hay nhất, hơn cả tên mỹ nên kể lại đây. Thật ra không phải lần đầu mình được bầu là diễn giả số 1. Lần đầu thì năm kia chi đó.

Mình kể khi đi hè bên Anh quốc, có làm quen được một số sinh viên người Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha. Có lần một cô người ý mời mình sang ăn giáng sinh ở nhà cô ta. Rất vui! Gần về mình hỏi anh bồ của cô nàng là có quen ai làm kiến trúc sư, để mình hỏi chuyện, học hỏi thêm về kiến trúc tại Ý Đại Lợi. Anh ta giới thiệu một người chị bà con ở thành phố Torino. Trên đường về Paris, mình ghé lại thành phố này mấy tiếng đồng hồ, gặp cô chị, kiến trúc sư. 

Mình dự tính làm luận án ra trường về Ý Đại Lợi nên tính sang đây kiếm việc làm trong một công ty kiến trúc, luôn tiện tìm đề tài cho luận án. Cô nàng giới thiệu một bà giáo sư của đại học bách khoa Torino và ông chồng nhận mình làm việc. Thế là mình ở lại Ý Đại Lợi, trong cư xá sinh viên. Căn phòng to hơn căn phòng oshin tại Paris, lại có nhà tắm ấm át. Ăn cơm tại ký túc xá trưa và chiều, còn sáng thì ra quán, mua cái pizza. Trưa đi làm ra, về ký túc xá, ăn cơm rồi lên lầu ngủ, sau đó đi làm lại.

Ở cư xá mình quen rất nhiều sinh viên Ý Đại Lợi và một anh chàng gốc Palestine. Nói chuyện với họ mới biết thêm về văn hoá từng vùng của Ý Đại Lợi. Mỗi vùng nói mỗi phương ngữ. Không biết bây giờ giới trẻ ngày nay còn nói được thổ ngữ của họ hay không. Chiều chiều chúng rủ đá banh hay xem đá banh ở phòng khách. Mỗi lần xem đá banh đội ý đá là mình ủng hộ đội bạn khiến chúng điên lên khi đội Ý Đại Lợi thua.

Liên hiệp âu châu dùng anh ngữ nên giới trẻ ngày nay học và nói anh ngữ, học các lớp giảng dạy bằng ngữ cho sinh viên các nước hội viên.

Cuối tuần mình hay vác giá vẽ đi viếng thành phố hay ngoại ô, để vẽ. Dạo ấy mình không thích chụp ảnh. Chỉ vẽ, lúc nào cũng có cuốn sổ để vẽ, ngồi đâu thì vẽ đó. Nghĩ lại sao dạo ấy mình điên vì vẽ véo, thay vì ngắm đầm. Chán Mớ Đời 

Có lần mình đi viếng Thung Lũng Aosta, gần biên giới Pháp chỗ Courmayeur, nổi tiếng trượt tuyết. Chiều về, mình bị trễ chuyến xe buýt trở lại Torino. Buồn đời vì phải đợi 2 tiếng nữa mới có chuyến khác nên mình ngồi cạnh trạm xe buýt, vẽ cảnh thành phố nhỏ này.

Bổng nhiên có một ông Ý bò lại hỏi có bán tranh này không. Mình hỏi muốn mua bao nhiêu. Nói qua nói lại thì ông ta đề nghị $50 và bữa cơm tối. Ông ta kêu tối này mày phải ăn thì ăn đây rồi về. Mình như thằng Bờm, nghe tên ý cho ăn spaghetti mình cười. Thương lượng với người ý là tiền với thức ăn.

Ở tây thì mình có bán được tranh vẽ, không ngờ ở Ý Đại Lợi cũng bán được nên từ dạo ấy, mình làm một cái mộc khắc tên của mình bằng chữ Hán rồi in mực đỏ khi bán cho thiên hạ nên họ khoái lắm. Họ mua vì cái ấn đỏ chói như mặt trời cách mạng chớ không phải vì tranh mình đẹp.

Hè năm đó, mình từ giả Torino, lên xe lửa xuôi nam. Cách đó độ 2 ngày thì có vụ đặt chất nổ tại một ga xe lửa nên mình bỏ ý định đi xe lửa, lấy xe buýt hay quá giang xe thiên hạ để giang hồ.

Mình ghé lại thăm mấy tên bạn quen ở ký túc xá. Rất vui. Đa số là ở trong những thành phố nhỏ hay các làng. Ban ngày mình đi viếng làng, ngồi vẽ hay nghiên cứu kiến trúc địa phương. Không thấy thiên hạ nhiều. Ngược lại khoảng 5-6 giờ trở đi. Dân trong làng nhất là giới trẻ bò ra đường như kiến. Dân ý có điểm hay là ra đường, họ ăn bận rất cực đỉnh, thời trang đủ mùa. Mấy tên bạn mình nghèo nhưng có nhiều đôi giầy, áo quần.

Trong làng chỉ có một con lộ chính nên đi lên đi lại là hết mấy tiếng đồng hồ. Lý do là cứ đi năm bước là gặp bạn của mấy tên bạn. Họ ngưng lại nói chuyện, rồi mấy tên bạn hãnh diện có bạn là người á châu đầu tiên đổ bộ vào làng này. Thiên hạ hỏi tên, rồi từ đâu đến, rồi lại khen mình biết nói tiếng Ý Đại Lợi. Có lần gặp một bà người ý, khi đang ngồi vẽ. Bà ta hỏi chuyện thì mình trả lời, nói chuyện một lúc thì bà ta quay qua bà bạn mới bò đến. Kêu “Ho capito cinese” (tôi hiểu tiếng tàu). Chán Mớ Đời 

Đến những thành phố không có quen ai thì mình đi viếng viện bảo tàng, vẽ tranh bán cho du khách hay dân địa phương. Mình ngủ tại các lữ quán thanh niên (Youth hostel) nên gặp nhiều giới trẻ đi du lịch ba-lô như mình. Hợp với đứa nào thì đi chơi ít ngày với chúng, viếng thăm thành phố, tối về thì ăn tại lữ quán thanh niên. Sáng thì lữ quán cho ăn sáng, trưa thì mình kiếm cái chợ nào, ghé lại mua ổ bánh mì, prosciutto và phô-mát, làm sandwiches ăn.

Dạo ấy, trước khi đi du lịch ba-lô, mình phải làm một thẻ sinh viên quốc tế và thẻ lữ quán thanh niên quốc tế. Phải có thẻ hội viên thì chúng mới cho ở qua đêm. Có chỗ bắt phải quét nhà, chùi cầu tiêu, nhiều chỗ không. Mình gặp nhiều tên hay ả trên đường giang hồ, sau này vẫn giữ liên lạc. Họ cho con họ đến Cali ở với gia đình vào mùa hè. Ở Thuỵ Điển thì chúng không có phòng tắm nam nữ. Nam nữ bình đẳng. Cứ tắm chung, thấy mấy cô tóc vàng đẹp nức nở đang tắm làm mình chới với.

Có lần mình đi xe buýt ở đảo Sicily vì đường xe lửa chỉ chạy dọc bờ biển còn phía trong, nội địa của hòn đảo thì không có. Mình thấy ông tài xế, mặt mũi khá phê nên vẽ hí hoạ ông ta. Không ngờ tên lơ xe thấy nên xin, mình khỏi phải trả tiền đi xe đò.

Hôm đó, mình ghé lại một thành phố lạ mà “guide des routards” chỉ. Dạo ấy dân tây ba-lô đi du lịch đều mua cuốn hướng dẫn này. Có danh sách các thành phố có lữ quán thanh niên. Có lẻ ngày này thì đông, dạo ấy thì rất ít nhất là các xứ như Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha,… đói như mình thì ghé các tỉnh có lữ quán thanh niên. Còn thành phố lớn thì đều có. Nếu không thì kiếm nhà nghỉ rẻ tiền hay kiểu homestay.

Nhiều khi mấy người lái xe, bốc mình trên đường, buồn đời, họ rủ về nhà họ ngủ. Sách hướng dẫn tây ba lô cho biết có hai tiệm ăn. Tiệm rẻ thì mình bò đến thì đóng cửa nên đành bò lại tiệm kia. Mới bò vào cửa thì một tên bồi hỏi là sinh viên. Mình trả lời đúng. Hắn dẫn vào bàn ngồi rồi đưa cho cái thực đơn.

Nhìn thực đơn, mình choáng luôn vì không thấy giá thức ăn. Mình gọi tên bồi lại hỏi sao không có giá cả gì cả. Hắn nói đừng lo. Trường sẽ trả khiến mình như bò đội nón, đoán là hôm nay ngày lễ gì đó, họ cho sinh viên ăn có miễn phí. Mình gọi các món ngon, thèm lâu nay.

Đang ăn chậm chậm để thưởng thức món ăn trong tiệm ăn sang thì mình thấy rất nhiều sinh viên mỹ bò vào tiệm, ngồi mấy bàn bên cạnh. Mình đoán là họ đi du lịch cả xe buýt. Lúc đó mình mới giác ngộ cách mạng là xe buýt chở đám sinh viên mỹ đã đặt cọc tiệm ăn. Mình vừa xong món Gelato thì kêu tên bồi lại, hắn đưa trang giấy để mình ký tên rồi dọt nhanh. Ngay viết lại vẫn thấy tim đập bình bịch. Kinh

Mình khám phá ra một điều là đi giang hồ, bán tranh trong 3 tháng hè, được nhiều tiền hơn là làm vớ vẫn tại Paris trong một công ty. Hè năm thứ nhất mình làm việc trong ngân hàng, được lương SMIC.

Sau đó, cứ đến hè là mình chọn một nước để du lịch 3 tháng hè. Vừa vẽ tranh vừa ăn món lạ, làm quen dân bản địa. Sướng kể gì thay vì ở paris nóng. Tối về ở phòng ô-sin nóng như lò lửa.

Khi con gái nộp đơn vào đại học, nó viết tiểu luận cho rằng muốn sống cuộc đời như bố nó khiến mình thất kinh. Nó được nhận vào đại học USC, chương trình học tại 3 quốc gia, ra trường thì có 3 bằng đại học. Năm đầu học tại Cali, năm thứ 2 thì về Á Châu, năm thứ 3 thì học ở Ý Đại Lợi và năm cuối thì về lại Hương Cảng.

4 năm đại học nó thăm viếng và làm việc trên 14 quốc gia. Chỉ khác một điều là khi xưa mình đi giang hồ, thì mưa nắng cũng phải ngồi ngoài trời vẽ để bán tranh, còn nó thì chỉ báo cho mình biết rồi dùng thẻ tín dụng của công ty mình. Chán Mớ Đời 

Hôm nào, buồn đời mình sẽ kể đi Đức quốc, Tây Ban Nha, Bỉ, Hy-Lạp, Áo Quốc, Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Anh quốc, Ái Nhỉ LAn, Tô Cách Lan,….


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Chiến tranh tôn giáo và niềm tin

 Dạo mình đi làm ở Luân Đôn, cứ thấy báo chí đăng tải đánh nhau ở Bắc Ái Nhỉ Lan giữa người dân xứ này vì tôn giáo. Họ đều thờ ông Giê-Su nhưng cứ bỏ bom nhau, bắn nhau như người Việt mình trước 1975. Lâu lâu thấy Việt Cộng đặt chất nổ, làm chết nhiều người dân vô tội, mấy người đặc công nội thành  được xưng danh anh hùng. Buồn đời, mình mò tài liệu bình dân học vụ đọc, để khi nói chuyện với người Anh quốc, mới hiểu họ được. Người Ái Nhỉ Lan, phải sang Anh quốc làm việc, vì ở quê hương họ không có công ăn việc làm. Nay chắc đỡ hơn vì xứ này được xem là nơi các công ty lớn đóng đô tại đây để khỏi đóng thuế. Mình có tên bạn thuộc vùng Nam Ái Nhĩ LAn. Hắn ghét người Anh quốc nhưng phải ở luân đôn làm việc. Hắn chạy qua mỹ, làm ăn khấm khá, ly dị mất hết tiền bạc, lại bò về Luân Đôn, hưởng lương hưu trí.

Hoá ra, các người thờ ông Giê-Su choảng nhau, khởi đầu từ ông Martin Luther ở Đức quốc. Xứ Đức này rất lạ, hay gây chiến với các nước láng giềng nhưng lại tạo ra nhiều nhà tư tưởng lớn của thế giới.

Ông Luther này, con của một thương gia, học hành giỏi, thông minh. Bố ông ta muốn ông ta trở thành luật sư để giúp thương mại gia đình. Một hôm, đi bộ về nhà, ông ta bị mắc mưa. Sấm chớp ầm ầm khiến ông ta run sợ, và cầu nguyện, tự hứa nếu qua khỏi nạn này, sẽ đi tu. Nguyện hiến dâng đời mình còn lại để phục vụ Chúa.

Sống sót qua cơn giông, ông về nhà, báo tin, bỏ học, đi tu. Chấm dứt cuộc đời sinh viên, uống bia, chọc gái,…khiến ông bố nổi điên vì chỉ có một người con trai nối dòng. Đi tu rồi được thụ phong linh mục. Ông có dịp viếng thăm vùng Toscana, Ý Đại Lợi, chạm va văn hoá của thời Phục Hưng của vùng Florence, Siena. Sau đó, lại xuôi về nam để viếng thăm Vatican, La-Mã.

Thời Trung Cổ ở Âu Châu, nhà thờ, rất giáo điều, quản lý hết từ chính trị đến kinh tế, ngày nay người âu châu xem như thời te tua nhất của lịch sử họ. Ai mà có tư tưởng chống đối lại nhà thờ là đem ra hành hình như ông Galileo,.. đến khi các vùng như Venezia, Toscana, bắt đầu đi buôn ở xa như các đám người theo chân Marco Polo đi về các xứ Ả Rập, Á Châu để mua bán, trở nên giàu có. Một mặt, đế chế Ottoman chiếm đóng mấy trăm năm xứ Hy Lạp khiến một số trí thức người Hy Lạp, chạy tỵ nạn qua Ý Đại Lợi. Tại đây họ được các nhà con buôn của vùng Florence, trọng đãi, cấy tạo nên ý tưởng mà sau này người ta gọi thời đại Phục Hưng.

Tương tự đầu thế kỷ 20, các nhà trí thức ở Âu Châu, chạy giặc qua Hoa Kỳ, tạo dựng một nền tư tưởng về văn học và nghệ thuật, rất cao. Các nhà văn miền bắc rất ngạc nhiên khi nghe đài Sàigòn khi xưa. Họ không hiểu bọn tay sai của Mỹ Diệm, sao có thể làm nhạc hay hay viết văn quá độc. Làm sao miền nam, nô lệ cho Mỹ mà lại có những Trịnh Công Sơn,… Ngày nay, người ta đang xét lại 20 năm văn học miền nam từ 1954 đến 1975, để so sánh với văn học miền bắc, chả có gì ngoài nhưng bài thơ ca tụng xít ta Lin của ông Tố Hữu.

Tại đây, ông Luther viếng thăm các cung điện, nhà thờ to lớn và cách làm thương mại của Vatican khiến ông bất bình. Các giám mục tạo ra purgatoire, nhà luyện ngục. Được giải thích; khi chết người ta sẽ đến đây trước, để tắm gội các tội lỗi trước khi lên được phát hộ khẩu vào thiên đường. Kiểu tự khai về tội lỗi của mình trong quá khứ, có bao nhiêu tội ác với chế độ mới. Các con chiên muốn tránh tắm gội tội lỗi mát-xa tại đây thì có thể mua sổ thông hành đi thẳng lên thiên đường. Sự kiện này không thấy nói trong kinh thánh khiến ông Luther bất bình, mất lập trường cách mạng và ý mầm phản động đã được cấy.

Khi mình đến La MÃ lần đầu tiên, viếng thăm toà thánh Vatican, xem các báu vật được trưng bày trong viện bảo tàng của thánh địa Công Giáo thì cũng hơi bất bình. Sau này, mỗi năm, vào dịp giáng sinh, mình đều sang thủ đô Ý Đại Lợi chơi với bạn bè. Bạn người Ý rất chống Vatican. Dạo ấy, 35% người Ý Đại Lợi, bầu cho Đảng cộng sản và 25% bầu cho đảng Xã Hội.

Có anh bạn kể, bà mẹ ở Việt Nam, có con đại gia nên trước khi mất, cũng nhờ mấy ông sư làm lễ cúng passport để khi qua đời có thể lên cỏi Vĩnh Hằng. Anh ta không tin vì ông thầy Từ Mãn, chùa Linh Sơn Đà Lạt xưa là người thân trong gia đình, ăn mặn khi viếng thăm gia đình anh ta. Để làm vui lòng cho bà mẹ nên cúng tiền cho thầy chùa làm lễ, đóng dấu Passport về tây phương cực lạc. Khi bà cụ mất thì gia đình, chôn cái sổ thông hành này theo để trình công an khu vực ở cõi Vĩnh Hằng. Hôm trước, thấy họ tải trên mạng, hình ảnh ông thầy chùa nào, đi chích botox ở lỗ tai cho dầy như tai ông phật. Khi xưa, mình ế vợ, biết vậy đi chích botox khiến bố mẹ mấy cô tưởng mình có tướng Phật, gả con gái cho thay vì xu đuổi như đuổi tà.

Ông Luther thấy nhà thờ trang bị các thang cấp tương tự khi chúa Giê-su đã leo lên trước khi đến đồi Calgary. Con chiên đến đây, đóng tiền để được quỳ gối theo gương của CHúa. Nổi bất bình khiến khi ông ta trở về Đức quốc, giảng đạo có ý chống đối đường lối quản lý tín ngưỡng của nhà thờ Vatican. Ông ta có viết 95 câu hỏi về nhà thờ La MÃ, và đóng Đinh trước nhà thờ.

Nhà thờ Vatican, vời ông ta đến Worms, có vua Charles V, hoàng đế của đế chế La MÃ tham dự. Ông này phò nhà thờ La MÃ nhưng dạo ấy, đế chế hồi giáo Ottoman đang bao vây Áo quốc, và ông ta cần các tiểu vương quốc Đức quốc để chống trả lại đạo quân hồi giáo nên tha. 

Đây là lâu đài mà ông Luther ẩn náu đến 300 ngày, dịch kinh thánh từ La tinh qua đức ngữ

Sau buổi lễ, để ông Luther có cơ hội giải thích về sự bất đồng của ông về cách hoạt động thương mại của nhà thờ La-MÃ. Ông ta bị lên án là Dị giáo như ông Jan Hus ở Tiệp Khắc 200 năm về trước, bị đưa lên dàn thiêu. Ông có thể bị bắt và giết chết. Ông Luther, trên đường về nhà thì bị bắt cóc bởi các người thân ông ta, và đưa đến một lâu đài Wastburg ẩn náu 10 tháng. Họ làm như vậy để tránh ông ta bị giết bởi các sứ thần của Vatican. Chắc Chúa đã dọn sẵn con đường phục vụ Chúa cho ông ta nên khôgn bị giết như mấy ông linh mục phải động trước đây.

Không may cho nhà thờ Thiên CHúa Giáo La MÃ, đúng lúc đó, ông Guttenberg ở Đức quốc, phát minh ra máy in. Không có gì in nên ông Guttenberg lấy mấy bản tin của ông Luther rồi in thử, và phân phát hay gửi khắp nơi. Các tư tưởng của Luther được truyền bá sâu rộng. Thêm buồn đời, bị nhốt trong lâu đài, không được ra khỏi thành, sợ bị lính của nhà thờ bắt, ông Luther dịch kinh thánh ra đức ngữ theo kiểu bình dân học vụ. Dạo ấy, người Đức quốc chỉ có đâu 2% người biết đọc. Người ta học tiếng La tinh, nên chỉ có một số ít người hiểu biết la tinh và các ông cố đạo. Các ông cố đạo là thành phần biết đọc, xem như chỉ có quyền nói về thánh kinh mà không ai có và khả năng để đọc. Kiểu khi xưa, mấy ông đồ tỏng làng biết đọc nên muốn nói sao thì nói với sách thánh hiền. Chưa chắc là mấy ông này hiểu hay đọc hết được các từ tỏng sách.

Người Tàu hay kêu là họ đã phát minh ra cách ấn loát trước người tây phương như thuốc nổ để làm phá bông. Trong khi người tây phương thì họ rất thực dụng. Họ dùng tý tưởng của người khác để làm giàu. Máy in tàu rất khó thực hiện vì phải làm rất nhiều từ trong khi máy của ông Guttenberg chỉ cần 24 chữ cái là xong.

Các bức hoạ dùng để giúp con chiên hiểu về kinh thánh hơn vì đa số không biết chữ.

Nhờ ông Luther, số người biết đọc thánh kinh gia tăng vì viết bằng đức ngữ. Ông ta nhờ một ông hoạ sĩ tên Lucas Cranach để minh hoạ các bài viết của ông. Nên nhớ người dân dạo ấy mù chữ nên hình ảnh minh hoạ các bài viết giúp giáo dân học tập được thánh kinh. Ông Luther là một nhà tuyên truyền số 1 thời ấy. Thời bé, mình hay mượn báo Tuổi Hoa của mấy cô hàng xóm để đọc và các báo hoạt hoạ. Dễ đọc, dễ hiểu như khi đọc về câu truyện của cô bé tóc vàng dài xuống đất. Cô ta bỏ mái tóc qua cửa sổ để tên bồ, nắm tóc mà leo lên chi đó.

Ông Luther chỉ muốn nhà thờ Vatican, thay đổi cách thương mại hoá tín ngưỡng nhưng đúng lúc ấy nhà thờ Vatican, muốn kiếm tiền thêm để xây dựng các nhà thờ lớn ở La MÃ do Bramante và Michelangelo thiết kế nên gửi các sứ giả đến các làng, bán thông hành lên thiên đàng khiến người dân tức giận. Họ xem đây là cơ hội để thoát khỏi gông cùm của các địa chủ, vương tước âu châu. Họ nổi loạn, chống lại bọn cường hào ác bá, địa chủ. Giai cấp này, ra lệnh tàn sát dẹp loạn rất mạnh tay mới lấy lại trật tự trong vương quốc nhỏ.

Ông Luther rời lâu đài nơi mình ẩn trú để trở về quê nhà, thành lập một hội đồng cải cách nhằm kiểm soát cuộc cải cách niềm tin. Từ đó sinh ra nhà thờ Lutheran, và lan toả khắp âu châu. Ngoài ông Luther ra còn có các nhà thần học khác ở âu châu, muốn cải cách nhà thờ như Ulrich Zwingli ở Thuỵ Sĩ, cũng tìm cách chống loại nhà thờ La MÃ. Sau này, ông Luther có lập gia đình với một nữ tu thì phải, sinh ra nhiều con để nối dòng cho ông bố.

Ở Geneva, xuất hiện ông Calvin. Mình có làm việc ở Geneva một thời gian. Ông này cũng nghĩ con chiên lên thiên đường nhờ hồng ân của Chúa chớ không phải mua sổ thông hành, qua tay “cò” nào cả từ đức giáo hoàng. Hoá ra người nghèo không có tiền đóng cho cò thì xuống địa ngục. Từ đó đưa đến chủ nghĩa Calvin, cho rằng Chúa đã chọn ai để lên thiên đàng, đưa đến chủ nghĩa Presbyterian và nhà thờ Presbyterian và được lan truyền khắp âu châu nhất là vùng bắc âu. Sau này, nhóm người theo chủ nghĩa này, tìm đường sang Hoa Kỳ, tạo dựng Tân thánh địa Jerusalem ở vùng đất hứa mới. Đặc biệt nhất là trên con tàu Mayflower mà mình đã có kể.

Trong buổi lễ đấu tố ông Luther tại Worms, có vua Đan MẠch tham dự. Ông ta nghĩ nhân vụ này, chiếm luôn đất của nhà thờ La MÃ. Vua Thuỵ điển cũng xù đức giáo hoàng luôn, chiếm đất của nhà thờ La MÃ. Tương tự ở Anh quốc, vua Henri VIII, nhân cơ hội này cưỡng chế luôn đất đai rất nhiều của nhà thờ, và thành lập nhà thờ Anh quốc, ly dị bà vợ lớn, lấy bà nhỏ. Nói chung thì dạo ấy nhà thờ La Mã là quốc giáo nên bao nhiêu tài sản gom trong các giáo xứ tại mỗi địa phương rất nhiều sau bao nhiêu năm. Đất đai của nhà thờ còn nhiều hơn cả của vua chúa.

Tại Rotterdam, Hoà Lan, có một ông cố đạo tên Erismus, không từ bỏ nhà thờ La MÃ nhưng cũng đòi hỏi thay đổi từ bên trong nhà thờ. Có lẻ vì vậy mà ngày nay, xứ này vẫn còn người Hoà Lan theo nhà thờ La MÃ. Ở Tây BAn Nhà có một ông tướng tên Loyola, thành lập Dòng Tên để giáo dục các trí thức nhằm chấn chỉnh lại nhà thờ bên trong và các dị giáo ở ngoài. 

Vào thời ấy, có hai hệ phái Cải Cách nhà thờ và phong trào Phục Hưng khiến con chiên hơi bị tẩu hoả nhập ma. Khắp âu châu, các người theo đạo Tin Lành thì phá hoại, khủng bố các nhà thờ La MÃ và ngược lại như trường hợp BẮc Ái Nhĩ LAn khi mình còn làm việc tại Âu châu. Họ phá mấy các tượng các thánh, các kính màu được tô vẽ các thánh của nhà thờ la mã. Ai gặp người gốc Ái Nhĩ Lan, đừng bao giờ gọi Belfast là Londonderry, sẽ khiến họ tức giận. Kiểu Sàigòn và thành phố Hcm.

Trong khi nhà thờ La MÃ cho phục hưng lại nên kêu gọi các nghệ nhân vẽ các hình ảnh đẹp đẻ hơn là các tù ngục như xưa, khiến con chiên sợ hãi mà cúng dường tiền bạc để tránh khỏi phải lên purgatoire. Từ đó, tạo sinh trường phái BAroque. Ngày xưa, mình phải học ba cái này mệt thở. Chả biết thánh nào ra thánh nào, đành phải mượn thánh kinh về để đọc mà hiểu ông thánh nào.

Trong khi đó, các nhà thờ Tin LÀnh, thì được xây cất không cầu kỳ, không có thánh nào cả, chỉ có cái dàn organ và nhạc. Nhạc giúp giảng đạo nhanh hơn vì đa số người dân vẫn còn mù chữ. Nhà thờ La mã thì thờ Phượng đức mẹ Đồng Trinh, trong khi đó nhà thờ Tin Lành dẹp hết. Họ cạo dẹp bỏ hết các hình ảnh mấy ông thánh, chỉ có hình ảnh của chúa.

Âm nhạc đối với người theo đạo Tin Lành quan trọng hơn là tranh vẽ, tượng khắc. Các vùng Tin Lành thì các người theo nhà thờ La Mã phải tu chui kiểu người Việt mình dưới triều đình nhà Nguyễn. Ở Hoà Lan, còn có một nhà thờ công giáo, cải trang trong một căn nhà để người công giáo có thể đến đấy dự lễ, học điều răn của chúa. Ai có ghé qua xứ này nên ghé lại xem, để hiểu thêm lịch sử của tôn giáo.

Không biết có phải người Đức thích nghe nhạc nên nhà thờ Lutheran, sử dụng nhạc cụ trong nhà thờ khi giảng đạo. Còn ở Ý Đại Lợi, người dân thích tranh vẽ nên các nhà thờ lại thích vẽ tranh để dạy thiên hạ yêu phụng Chúa.

Mình có anh bạn người hoà lan, theo công giáo nên có dẫn mình đi mấy chỗ này. Anh ta cho rằng, nếu anh ta sinh ra bên kia đường thì chắc sẽ theo đạo Tin Lành. Người hoà lan có tính phóng khoáng nên họ chấp nhận sự khác biệt. Khi nhà thờ Anh quốc đàn áp các người Puritan,…thì họ chạy qua Hoà Lan để ẩn nấu và từ đó xuôi theo dòng nước, vượt đại dương qua Hoa Kỳ, tạo dựng nên một Tân thánh địa Jerusalem. Ai tò mò thì tìm bài về con tàu Mayflower, mình đã kể.

Nhà thờ La MÃ dẹp phá phong trào cải cách nội bộ như Erismus kêu gọi và tạo ra phong trào mà người ta gọi Inquisition khét tiếng mà hoạ sĩ Goya đã vẽ nhiều bức tranh kinh hoàng. Tại Tây Ban Nha có một nhà thờ, họ đem các người theo đạo Do Thái, Tin LÀnh, Hồi Giáo đến đây để tra tấn xét xử. Mình có viếng chỗ này khi thăm xứ này.

Hai bên đều tuyên truyền chống nhau, kêu phe kia phản bội Chúa đủ trò. Cuối cùng thì đánh nhau.

Nhà thờ La MÃ nổi điên nên đem quân đánh, gây ra cuộc chiến tôn giáo kéo dài 100 năm mà hồi xưa, mấy ông Tây bà đầm dạy mình lịch sử tây khi xưa. Mình chả hiểu gì cả, cứ phải học thuộc lòng “la guerre des cent ans “. Cuối cùng thì cả hai bên tổn thất nhiều quá nên phải ngưng chiến. Xứ nào muốn theo nhà thờ La Mã thì theo còn ai muốn theo nhà thờ cải cách thì theo. Các nước phía bắc âu châu theo phái cải cách mà chúng ta gọi nhà thờ Tin Lành.

Nói chung thì nhờ dòng họ Tây vừa làm vua xứ Anh quốc và xứ pháp nên trong gia đình, không đánh nhau nữa. HÌnh như mình có kể vụ này rồi. 

Hồi nhỏ, học ông tây bà đầm về lịch sử tây là mình ngọng. May đi tây thì mình mới có thời gian tìm hiểu thêm về mấy vụ choảng nhau, dù họ thờ chung một ông Giê-su. Tương tự hồi giáo cũng choảng nhau vì họ định nghĩa niềm tin của họ khác nhau, tuy thờ cùng một Allah.

Khi ở Pháp thì mình nghiên cứu về nhà thờ La Mã vì đa số người Pháp theo công giáo. Khi sang làm việc ở Thuỵ Sĩ và Anh quốc thì tò mò về đạo Tin Lành và nhà thờ Anh quốc. Qua Hoa Kỳ thì loạn, đủ thứ loại nhà thờ nên Chán Mớ Đời 

Mình thấy bức ảnh này quá đẹp nên đăng ở đây. Nếu đây là địa ngục thì mình sẽ đi theo.

Không biết bao nhiêu nhà thờ kêu gọi mình trở về đạo. Đó là danh xưng của người thiên chúa giáo. Cho rằng ai cũng là con chúa, và bỏ chúa ra đi, nay phải trở về đạo. Mình kêu là hiện thân của Juda, tông đồ thứ 13, đã phản chúa nên cứ để mình ở địa ngục thay vì lên thiên đàng. Mình không muốn gặp lại mấy cô gái, khi xưa và đã đì mình te tua. Amen

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Tình báo mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, tình báo của Hà Nội rất mạnh, được cài đặt ngay trong phủ tổng thống, và khắp nơi, ngay cả quân đội như đại tá Phạm Ngọc Thảo hay vài ông tướng lộ hình sau 75. Ngược lại tình báo Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ thì rất hạn chế. Thêm các ngành an ninh tình báo của CIA và quân đội Hoa Kỳ không hợp tác nhau. Họ dấu nhau tin tức và ít có gián điệp trong hạ tầng cơ sở của guồng máy chiến tranh Hà Nội. Theo ông Snepp, cưu phân tích gia tình báo CIA tại Sàigòn, thì họ có một người ở Hà Nội.

Bao nhiêu điệp vụ, nhảy toán đưa người ra Bắc đều bị thất bại như điệp viên Đặng Chí BÌnh kể trong hồi ký Thép Đen. Sau này mới khám phá ra người tổ chức các cuộc nhảy toán là người của Hà Nội. Thậm chí các người huấn luyện tình báo cho các điệp viên như Đặng Chí Bình là người của Hà Nội cài vào. Theo hồi ký của ông này thì có hai điệp viên sống sót, ở tù ngoài Bắc, còn biệt kích thì đông như quân nguyên.

Được biết biệt kích của Đài Loan, của Tưởng Giới Thạch, được thả dù vào Trung Cộng nhưng không biết có thành công hay không. Chắc không, cùng chung số phận với các biệt kích Việt Nam Cộng Hoà. Vì trong lúc đầu, quân đội mỹ tham chiến tại Việt Nam, họ sử dụng các phi công đài loạn để thả các biệt kích tại Lào,… trong sự kiểm soát nghiêm chặt của chế độ cộng sản, có ai lạ đến là bị người dân báo cáo ngay.

Mình đọc đâu đó, các điệp viên của Việt Nam Cộng Hoà được thả ra Bắc. Có người mang bí danh Ayres, trở về vùng quê của ông ta để hoạt động. Được người em dấu nhưng hàng xóm, nông dân, phát hiện, báo cáo công an nên bị bắt. Hà Nội sử dụng ông này để báo tin giả nhưng một thời gian sau thì cũng phát giác là đã bị bắt nên cúp liên lạc.

Các thành phần chống đối chế độ cộng sản, đa số đều di cư vào nam hơn 1 triệu người. Hà Nội cài lại cán bộ của họ trong nam và có gia đình của trên 300,000 tập kết ra Bắc, làm nội ứng, hầu có tin tức của người thân đi tập kết.

Mình có xem phim tài liệu, phỏng vấn một ông mỹ, sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ. Ông ta kể không tin các tin tức do quân báo Việt Nam Cộng Hoà chia sẻ, ít khả tín vì thường được thổi phồng bởi các vị chỉ huy.

Có một phim tài liệu của một cựu CIA, nói về tình báo của Hoa Kỳ tại chiến trường Việt Nam tại đại học Washington. Ông ta cho biết là chính phủ Ngô Đình Diệm, được thành lập trong hoàn cảnh chính trị khá phức tạp tại miền nam. Các đám kiêu binh như giặc Bình Xuyên của Bảy Viễn, Ba Cụt,… Ông ta thay vì dùng các người chống cộng, lại theo văn hóa của người Việt, nhờ các người quen, thân tín trong gia đình, để giúp ông ta. Đưa đến sự chống đối chế độ gia đình trị của các giới trí thức miền Nam.

Nhìn lại thì thấy đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, vẫn phát triển khá so với thời sau khi bị lật đổ. Chiến tranh có đó nhưng ở xa thành phố, cường độ thấp hơn sau này.

Phần người Mỹ thi hành chiếm lòng dân bằng cách viên trợ, thành lập các ấp chiến lược,… nhưng đưa đến thất bại vì hoàn cảnh, địa lý, văn hoá khác biệt với xứ MÃ Lai. Người dân trong làng, tin tưởng các trưởng ấp, trưởng thôn mà chính họ hay cha ông tín nhiệm từ lâu. Tây thực dân, đến Việt Nam, vẫn tiếp tục sử dụng các ông tổng, ông lý trong làng nên chính quyền ông Diệm thất bại khi áp đặt các trưởng ấp mới, không xuất thân tại địa phương khiến người trong làng, ấp không phục tòng, thêm có người thân tập kết. Giúp cán bộ của Hà Nội tuyên truyền, chiếm đất dành dân.

Mình nghe chị Lệ Lý Hayslip kể khi còn ở làng Kỳ Là. Ban ngày thì học chương trình giáo dục Việt Nam Cộng Hoà do các thầy cô dạy. Tối thì mấy ông kẹ về, dạy chống mỹ cứu nước. Chị ta có hát mấy bài hát ban ngày và ban đêm thấy khá đặc biệt, tương phản. Bắt chị ta đứng gác lính quốc gia vào buổi sáng, ngủ quên nên bị Việt Cộng lên án tử hình. Xem như ban ngày thì sống theo quốc gia, tối thì sống theo cộng sản.

Có một bác quen kể, khi xưa làm giáo sư đại học Văn Khoa Sàigòn, được một ông bộ trưởng sau 1963, mời làm cố vấn. Bác đề nghị, cho các thầy giáo miễn dịch. Trong làng người ta trọng nhất là các thầy giáo. Nếu cho các thầy giáo miễn dịch thì họ nhớ ơn, sẽ ra tay kêu gọi ủng hộ chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, khiến người trong làng nghe theo. Các ông thuộc hội đồng quân nhân cách mạng, không chịu nên bác từ chối chức vụ làm cố vấn. Ông bộ trưởng cũng làm việc được vài tháng thì bị thay đổi. Dạo đó các chính phủ thay nhau như chong chóng, các cuộc chỉnh lý,…

Nếu mình không lầm thì các giáo chức sau này đều đi quân dịch nhưng được biệt phái về để dạy học tại địa phương. Dạo còn đi học, đa số các thầy dạy các trường Võ Bị,…rồi được mướn dạy thêm tại Văn Học. Nếu không thì các thầy đã lớn tuổi, quá tuổi quân dịch. Không có vụ này thì trường học không có giáo sư,…

Mình có kể về ông Võ Văn Ba, điệp viên số 1 của Việt Nam Cộng Hoà, mang bí số X-92. Sau khi đọc bài của ông thiếu tá Phan Tấn Ngưu, cảnh sát đặc biệt trên trang nhà của Cảnh Sát Quốc Gia. Gần đây, ông Frank Snepp, cựu nhân viên CIA tại Sàigòn trước 30/4/75, có viết và nói về ông điệp viên này. Lý do là Hà Nội đã kê khai ra ông này.

 https://www.muctimsonden.com/2021/08/tinh-bao-vien-x92-cua-viet-nam-cong-hoa.html

Mình có đọc báo Hà Nội, họ cho biết là ông Ba này, đã phá hoại, gây tổn thất khá nhiều cho Hà Nội. Ông ta không muốn rời Việt Nam khi Sàigòn sắp thất thủ. Sau này bị bắt vì một người làm việc cho CIA khai. Ông này, người Bắc làm thông dịch viên cho CIA tại Tây Ninh. Sau thì phát hiện ra mối tình hữu nghị với một cô gái ở vùng này, và muốn cưới làm vợ. Để bảo đảm an ninh, CIA phải thuyên chuyển ông này lên Ban Mê Thuột. Khi vùng này bị thất thủ thì ông ta bị bắt, và khai ra tông tích của X92. Ông Ba bị bắt và tự tử trong tù. Đọc 1 trong những bài báo của Hà Nội sau đây. Hình như ông người Mỹ làm cho CIA cũng bị bắt tại đây. Không nghe nói đến người này có được trao trả hay bị giết.

https://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Bai-1-Nguon-nuoc-khong-bao-gio-can-i362027/

Mình có xem cuộc phỏng vấn của Frank Snepp, phân tích gia chính của CIA tại Sàigòn sau 1969. Người thường xuyên báo cáo tin tình báo cho đại sứ mỹ dạo đó ông Martin. Mình có đọc cuốn sách của ông ta tại Pháp đâu năm 1978 thì phải, kể về sự thất thủ Sàigòn. Ông này bị CIA kiện và thua vì kể các dữ kiện bí mật hoạt động của CIA trong thời kỳ chiến tranh.

Ông này là một trong những người mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Chiếc trực thăng thấy trên tầng lầu là của Air America, thuộc CIA. Theo ông này cũng như ông Phan Tấn Ngưu, thiếu tá cảnh sát đặc biệt kể thì có gặp ông Ba tại Sàigòn. Ông ta phải nói là đi bệnh viện rồi được đưa ra băng ca lên xe cứu thương, lên máy bay đến Sàigòn để gặp ông Snepp. CIA huấn luyện ông này những căn bản của tình báo. Nghe ông ta kể là X92 thích hút thuốc Salem và uống bia Budweiser. Ông Snepp cho biết là người trực tiếp liên lạc với ông Ba rất giỏi, không gây nghi ngờ cho phản gián của Hà Nội.

Thật ra thì họ đã cho người theo giỏi ông Ba, nhưng cảnh sát đặc biệt đã bắt bà này thêm kêu cảnh sát đi nhậu để đêm đó ông Ba và Việt Cộng đặt chất nổ đồn cảnh sát để khỏi bị nghi ngờ… sau đó lấy tiền CIA để xây lại.

Ông này đến Sàigòn sau Mậu thân. Ông Phan tấn Ngưu kể là ông Ba cho biết trước cuộc tổng công kích Mậu Thân. Toà đại sứ Mỹ nhận được tin này nhưng không tin. Mình đoán là tính kiêu ngạo của người Mỹ, xem thường đồng minh, thêm nội bộ phía Hoa Kỳ không tin tưởng lẫn nhau. Trong khi đó cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà do đại tá Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy, tin nên ra lệnh cắm trại 100% nên ít bị tổn thất.

Sự việc Mậu Thân xảy ra cho thấy tình báo của Mỹ rất kém. Họ không có người cài trong hàng ngủ cộng sản như bên cộng sản. Thiếu tá Phong của đại đội 302 kể; khi xưa đi hành quân về hay ra tiệm hớt tóc Đồng Tâm trước rạp Ngọc Hiệp, mình quên tên ông này. À Nghĩa, mình chỉ nhớ cô con gái, mỗi lần đến đây thâu băng nhạc. He he  Phải đợi ông thần nằm vùng này cắt gội. Ông này hỏi đi đánh trận chỗ nào,…rồi thiếu tá cười, kêu mình kể cho nó nghe. Ai ngờ nó là nằm vùng gộc. Hình như sau 30/4, ông này làm chủ tịch chi đó của Đà Lạt và ông Kim, dưới Trại Mát, xây nhà cho bố mẹ mình đứng thứ 2. Còn ông thợ mộc trên số 4, cũng nằm vùng.

Ông Ba này cho biết Hà Nội bị thất bại sau 2, 3 lần tổng công kích, mà người dân miền nam không nổi dậy như họ dự đoán. Nghe nói thiệt hại trên 300,000 người nên người Mỹ, qua tin tức này mới thì hành Việt Nam hoá chiến tranh  cho nhanh, vì nghĩ Hà Nội cần thời gian để phục hồi. Tướng Giáp có kể trong hồi ký của ông ta là mỗi đêm cho bộ đội chèo thuyền để chiếm lại QUảng Trị, có đến 100 bộ đội bị tử thương hàng đêm nhưng bên trên vẫn ra lệnh tiếp tục.

Ông Snepp có phỏng vấn ông Shockley, một sĩ quan tuỳ viên quân sự DAO Hoa Kỳ. Ông này kể là tin tức của quân đội Việt Nam Cộng Hoà chia sẻ nhiều khi được thổi phồng vì các sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà không muốn mất mặt. Phóng đại các số tổn thất của Hà Nội. Hỏi xác người đâu thì họ giải thích thấy vết máu,… ngoài ra, ông ta nhận thấy có quân số ma, nạn lính kiểng. 

Nhớ khi xưa, mỗi lần nghe đài Sàigòn, tin chiến sự thì cứ thấy phe ta vô sự còn cộng quân thì chết và bị thương như rạ, bắt sống cũng nhiều. Cứ thấy Đà Lạt đưa đám ma những người tử trận.

Nhiều người đi quân dịch, rồi để vị chỉ huy lấy tiền lương của mình để được ở nhà, buôn bán. Nhất là người gốc Hoa. Khi nào cần thì vào đồn,… Tham nhũng khắp nơi. Một nước nghèo, bổng nhiên thấy tiền mỹ cho nhiều quá nên khó cưỡng lòng tham. Lo làm giàu thay vì chống cộng. Có người buôn bán cho Việt Cộng làm giàu như bán gạo đường,.. Hà Nội vào nam đánh trận nhưng chỉ đem theo vàng và đô la để đi mua nhu yếu phẩm, thậm chí do các sĩ quân Việt Nam Cộng Hoà bán. Ai tò mò đọc mấy bài của báo Hà Nội kể về vụ này. Mình có kể sơ sơ vụ này rồi. Nghe kể đại đội trinh sát 302 Đà Lạt, đi đánh trận bắt được một số tiền $500,000 đôla của Việt Cộng. Đọc mấy bài báo của Hà Nội kể về vụ này khá ly kỳ, từ Hà Nội qua HongKong, qua Pháp, rồi mấy ông hoa kiều Chợ Lớn chuyển về Sàigòn làm giàu rồi 1979, Hà Nội đuổi chạy mệt thở.

 Khi Hoa Kỳ thực hiện chương trình Việt Nam hoá chiến tranh, các cấp chỉ huy cứ phóng đại các quân dụng, đủ trò rồi đem bán, bỏ túi.

Có một điểm quan trọng, ông kể có nói chuyện với một nhân viên của ngoại trưởng Kissinger, đang đàm phán tại Paris. Ông ta nói ông Kissinger yêu cầu, cố gắng làm sao Việt Nam Cộng Hoà chống cự càng lâu càng tốt, để khỏi làm mất mặt người Mỹ. Kết cục thì đã định liệu trước. Người mỸ rút lui, mua bán với Trung Cộng làm giàu, giúp Trung Cộng phát triển, nay Trung Cộng quay lại chơi Hoa Kỳ. Chán Mớ Đời 

Mình có nghe buổi phỏng vấn ông Kissinger về Trung Cộng. Ông ta nói là không ngờ Trung Cộng tiến mau như vậy. Ông ta đoán Trung Cộng sẽ le te như các nước nghèo đang phát triển khác. Ông ta không bao giờ tưởng tượng trong vòng 30 năm, Trung Cộng phát triển nhanh như vậy.

Ông Ba cho biết Hà Nội sắp tấn công, vì Hà Nội không cần phải rút lui khỏi chiến trường miền nam khiến ông Thiệu nổi giận vì Kissinger đàm phán không báo cho Việt Nam Cộng Hoà biết. Hình như mình có đọc vụ này qua sách của ông cố vấn cho ông Thiệu. Vụ này khiến Hà Nội tỏ ra nghi ngờ thiện chí hoà đàm của Kissinger. Khiến ông Nixon phải bỏ bom Hà Nội liên tục để Hà Nội tiếp tục hoà đàm.

Có lẻ qua vụ này, Hà Nội mới khám phá ra có nội tuyến trong hàng ngủ của mình nên ông Ba bị theo dõi. Ông Snepp kể là ông Ba có trí nhớ rất tốt. Những tài liệu mật, ông đọc được nhớ rất nhiều và kể lại như được chụp hình.

Trong hồi ký của Kissinger, ông này kể là ông Hoàng Đức Nhã là tay không nghe lời. Ông Nhã là cựu học sinh Yersin, du học ở Hoa Kỳ nên anh ngữ rất khá. Mình nhớ xem truyền hình, thấy ông ta trả lời phóng viên ngoại quốc bằng anh ngữ, phục sát đất. Giỏi thơn mấy ông thầy dạy anh văn của mình. Ông ta dụ ông Nhã, muốn giới thiệu gái đẹp chi đó. Ông Nhã đưa ra điện thoại các người đẹp ông Kissinger muốn giới thiệu. 

Sau khi ông Nixon từ chức, ông Ford lên thế, Hà Nội tấn công thử để xem Hoa Kỳ phản ứng ra sao thì không thấy bỏ bom nên họ tràn qua biên giới và sông Bến Hải. Ông Shockley cho biết là Hà Nội cho phòng không và xe tăng vào miền nam. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà được huấn luyện đánh giặc theo kiểu Mỹ, dùng trực thăng, máy bay bà già để thám thính thì bị bắn rơi như lá rụng nên không còn làm chủ tình hình trên không nữa. Máy bay không bay thám thính, giúp phản lực cơ bỏ bom để yểm trợ quân đội đang chiến đáu giải vây.

Trong mùa hè đỏ lửa, xe tăng của nga sô bị Việt Nam Cộng Hoà hạ rất nhiều khi sử dụng súng M82 thì phải. Nga sô cho độ lại để các hoả tiễn của Việt Nam Cộng Hoà không bắn lũng xe tăng bọc thép của họ nên 1975, xe tăng của họ càng quét dữ dội mà súng bắn xe tăng của Việt Nam Cộng Hoà không phá hủy được. Mình đọc đâu đó trên mấy trang nhà của quân đội Việt Nam Cộng Hoà.

Việt Nam Cộng Hoà cử các đại biểu sang Hoa Kỳ để xin viện trợ, ai ngờ 1 trong người cầm đầu phái đoàn là nội tuyến của Hà Nội, kêu các đại biểu quốc hội Hoa Kỳ nên chối từ viện trợ cho miền nam. Ông này từng là thị trưởng Đà Lạt. Ông ta kể trên báo Việt Cộng về thành tích của ông ta, bao nhiêu tin tức quân đội đều được báo cáo cho quốc hội, do ông ta cầm đầu, và chuyển lại cho Hà Nội. Chán Mớ Đời 

Ông Snepp cho biết là nhờ ông Ba cho biết tin tức của Hà Nội nên người Mỹ có thể cho di tản một số người Việt ra khỏi Việt Nam. Nếu không thì chắc ít ai được sang Hoa Kỳ.

Trong bài diễn thuyết về sự thất bại của CIA tại Việt Nam, ông cho biết là Hoa Kỳ không rõ về văn hoá của đồng minh, áp đặt cách đánh trận nhất là mặt trận tâm lý chiến vào Việt Nam Cộng Hoà, đưa đến sự thất bại. Khi người dân, vẫn tiếp tế cho Việt Cộng thì khó lòng mà thắng cuộc chiến. Tương tự ngày nay, quân đội Hoa Kỳ rút lui khỏi Á Phú Hãn, sau 20 năm. Từ sau 1945, Hoa Kỳ chưa thắng một cuộc chiến tranh nào khác trên thế giới. Quân đội của họ hiện diện trên 50 quốc gia trên thế giới.

Sau đó, họ sử dụng chiến dịch đốt nhà cửa của dân trong làng, rồi đem người dân ra thành thị, cô lập hoá binh lính của Hà Nội. Chương trình này càng khiến dân quê căm thù thêm, khi phải sống trong những trại tỵ nạn và làm nội tuyến cho Hà Nội trong thành phố. Nhà mình, khi xưa có nuôi một chị giúp việc, gốc quảng, sau này chị ta biến mất, mới khám phá ra nằm vùng. Cũng có thể bố tên bạn của mình làm công an, nghi ngờ nên bỏ trốn.

Ông Snepp kể chính ông là người đưa ông Thiệu ra phi trường Tân Sân Nhất để đi Đài Loan. Anh ông ta làm đại sứ ở Đài Bắc. Sự kiện này đã giải mã 16 tấn vàng mà thiên hạ kêu ông ta chở đi. Tại phi trường, nghe phong phanh, người ta muốn ám sát ông Thiệu nhưng có ông Mỹ Xịa đi cạnh nên không dám ra tay.

Ông Thiệu làm tổng thống, gây ra nhiều ân oán giang hồ lắm. Mình có đọc hồi ký của ông Nguyễn Tấn Đời, kể bị ông Thiệu bắt trước 75,… 

Qua những gì mình đọc về á phủ hãn thì tương tự như Việt Nam. Hoa Kỳ vẫn nuôi dưỡng theo kế hoạch như xưa. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thiên tài Việt Nam ở đâu?

 Tuần lễ này, được tin học trò của nhạc sĩ Đặng Thái sơn, đoạt giải dương cầm nhạc Chopin, được tổ chức tại Ba Lan mỗi 5 năm, khiến mọi người nức nở. Hai người có chút gốc gác việt được tham dự giải âm nhạc này đều ở hải ngoại, còn Việt Nam dù có trên 100 triệu người vẫn không cử được một thí sinh sau ông Đặng Thái Sơn. Nghe nói vào giờ chót, một người học trò của ông ta đã đoạt giải quán quân. Thầy giỏi đào tạo ra học trò giỏi.

Trên thực tế, Hà Nội không muốn gửi ông Đặng Thái Sơn đi thi khi xưa, tốn tiền cho con tên phản động, chỉ khi ông ta thắng giải, mới kêu hãnh diện quá Việt Nam ơi. Theo mình đọc tài liệu của Việt Nam, thì được biết bố ông ĐTS, được quy vào thành phần phản động nên khi được ông thầy người Nga, đề cử đi du học tại Mạc Tư Khoa, cũng bị bác đơn vì lý lịch. Đến khi ông thầy người Nga doạ, không cho các người được Đảng tuyển, những “hạt giống đỏ” đi, ĐTS mới được chấp thuận cho du học.

Người ngoại quốc khi phát hiện ra nhân tài thì họ tìm cách giúp đỡ dù không thân thích, khác chủng tộc. Mình thấy tấm ảnh, các bạn đồng môn người Pháp của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, công kênh ông ta trên vai, khi ông đoạt giải khôi nguyên Grand Prix de Rome. Dạo ấy sau Điện Biên Phủ, người Pháp rất ghét người Việt tại Pháp quốc. Mình nghe kể người Việt đi ngoài đường hay bị tây con chận đánh. 

Người Việt mình thấy ai giỏi hơn mình là tìm cách vùi dập nên ít khi có nhân tài vì mới lộ trong trứng đã bị bóp nát. Nghe nói mấy người đoạt giải quán quân Olympia đều ở lại nước ngoài khi có cơ hội.

Nga Sô dạo ấy như một đế chế, cần tìm kiếm các tài năng của đế chế để đào tạo. Khi ông ĐTS đi thi, toà đại sứ của Việt Nam cũng không màng đến, ông ta phải đi tự túc từ Nga Sô đến Ba-Lan, được ông thầy giúp đỡ. Sau này, thành danh, ông ta có trở về Việt Nam, Hà Nội phát nhà ở cho bố sống được một thời gian ngắn trước khi qua đời. Bố ông ta được chế độ bớt hà khắc lại. Phản động thường sinh ra nhân tài.

Có một anh bạn kể; một người đậu đầu miền nam, có danh sách đi du học tại Nga Sô, đến khi các ông từ ngoài bắc vào, loại tên ra để con họ, những hạt giống đỏ, đi thế. Người bạn thủ khoa, tự tử chết. Anh ta xuống tàu vượt biển. Mình nhớ dạo đi dạy ở đại học bách khoa Lausanne, bà thư ký cho biết, phải cẩn thận vì có nhiều học trò từ phi châu ghi danh học cao học, lại có bằng cấp hữu nghị của Liên Xô cấp. Bà ta cho biết các sinh viên ngoại quốc sang Liên Xô học, đều được cấp bằng cả dù học dốt. Gọi là bằng hữu nghị.

Đọc trong cuốn “bên thắng cuộc” của Huy Đức, kể có anh chàng nào đậu thủ khoa tại miền nam, không được vào đại học, đổi tên, đổi thành phố cũng vậy, vẫn bị đánh rớt. Mình có cô em đậu vào trường kiến trúc Sàigòn nhưng vì lý lịch gia đình, không được đi học, ở nhà đan áo len nay bán cà phê. Mình còn bận cái áo len của cô ta đan cho lần đầu tiên về thăm nhà.

Không biết bao nhiêu nhân tài của Việt Nam, bị loại bỏ vì chế độ lý lịch. Mình nói chuyện với một bác, khi xưa có giúp các sinh viên việt du học tại Hoa Kỳ. Bác nói mình nghĩ giúp chúng sang đây, dù con mấy ông lớn đảng viên. Chúng sẽ học điều hay, sau này có thể thay đổi đất nước. 20 năm sau, bác về thăm Việt Nam, gặp lại mấy người này. Bác kêu chúng học được sự khôn ngoan của người Mỹ , nay chúng còn ăn chận nhiều, tham nhũng hơn thế hệ bố của chúng. Chúng còn dã man hơn bố chúng vì có học. Chán Mớ Đời 

Tuần này thấy báo chí Việt Nam đánh ông bác sĩ nào, của bệnh viện Bạch Mai, đôn giá tiền mua máy móc trợ tim gì đó. Trí thức, có học ở hải ngoại về, còn ăn hơn những kẻ không ra hải ngoại. Chán Mớ Đời 

Nói cho ngay, chế độ lý lịch đã khởi mầm từ thời phong kiến xưa. Điển hình, ông Đào Duy Từ, con của các nghệ nhân, mà chế độ phong kiến cho là phường xướng ca vô loại. Ông ta giỏi nhưng không được đi thi. Nghe kể, đi thi, phải được làng xóm đề xuất mới được ghi danh đi thi. Bà mẹ, nhờ tên chủ làng phường xóm chi đó, nhận làm con nuôi, để lấy tên họ của ông ta đi thi. Ông Duy Từ đậu thủ khoa, bà mẹ xù ông cán bộ trong làng nên ông này đi thưa. Ông Đào Duy Từ bị tước bằng cấp dù đã đậu, khác với các cán bộ ngày nay, có bằng tiến sĩ ma. Đọc báo Việt Nam, cho biết có trường học nào mà đến 23 giáo viên có bằng giả, chưa học qua được bậc tiểu học.

Ông Đào Duy Từ, vượt biên, xuống miền nam được Chúa Nguyễn trọng dụng, đã giúp Nhà Nguyễn tại vị đến 274 năm, với những Luỹ Thầy, để chống bọn phương bắc đánh phá, chiếm đóng, ăn cướp.

Ông Đặng Thái Sơn, ở lại Gia-nã-đại, tiếp tục sự nghiệp âm nhạc quốc tế, không dám về Việt Nam ở, nay có học trò đoạt giải dương cầm quốc tế.

Nếu khi xưa, không có ông thầy người Nga, có lẻ thế giới đã mất đi một Đặng Thái Sơn.


Bao nhiêu người ở Việt Nam không may mắn như Đặng Thái Sơn, được người thầy can thiệp, đã phải bỏ ngang tài năng đi cấy lúa, lao động. 

Hình ảnh khi gặp lại một anh bạn học cũ khi xưa tại Sàigòn khiến mình không bao giờ quên được. Anh ta kể đang học đại học y khoa tại Huế, công an vào lớp, gọi tên anh ta, đem sách vở đi theo. Anh ta không bao giờ được trở lại lớp học. Mộng làm y sĩ để chữa bệnh cho người Việt tại các làng quê nghèo của Huế tan theo mây khói. Phải đi lao động nuôi thân. Nghe anh ta kể với sự luyến tiếc, bao nhiêu ấp ủ của một người thanh niên, muốn vào đại học để thay đổi, xã hội cộng đồng, biến theo mây khói. Chỉ vì hai chữ Lý-Lịch. Anh ta đâu có tội tình gì. Chỉ sinh ra tại miền nam. Cũng như tại miền bắc, bố phải đi quân dịch, đánh nhau cho Mỹ, tương tự ngoài bắc, thanh niên lao ra chiến trường, để đánh cho tàu cho liên sô. Chán Mớ Đời 

Nghe nói có ai đi học, thi đại học được 30 điểm mà vẫn không được học tỏng khi những thí sinh khác ít điểm hơn lại đậu.


Nguyễn Hoàng Sơn