Showing posts with label Văn nghệ. Show all posts
Showing posts with label Văn nghệ. Show all posts

Aline (Christophe)

 Hồi học trung học, đám bạn học đều mê ca sĩ Christophe, đi đâu ở phố Đàlạt, tiệm chè hay cà phê đều nghe bản nhạc “Aline”, đã giúp ông ca sĩ tây này nổi tiếng, thần tượng của giới trẻ. Theo ông ta kể vào năm 1964, khi đang ăn cơm trưa với bà ngoại, ông ta nổi hứng viết bản nhạc này trong vòng 15 phút. Rồi đặt tên “Aline”, tên một cô gái tóc vàng, đang nghỉ hè ở miền nam nước Pháp, nơi ông Christophe, mới bắt đầu đi hát ở các phòng trà ở đây. 

Năm sau, ông ta được mời tham dự một chương trình “Palmarès des chansons “ của đài truyền hình pháp do Guy Lux và Anne-Marie Peysson điều dẫn với ban nhạc của Raymond Lefèvre. Khi xưa, ở Việt Nam hay nghe nhạc hoà tấu của ban nhạc Paul Mauriat với bản nhạc “Mammy Blue”. Nhớ CBMT hát bản này trong một buổi văn nghệ ở rạp Hoà Bình.

Bản nhạc Aline đã phóng ông ta, mới 20 tuổi lên hàng ngôi sao ye-ye, ngang ngửa với các ca sĩ hàng đầu như Jacques Brel, Gilbert Bécaud,...bán được 260,000 đĩa nhạc trong vòng 6 tuần lễ, tạo dựng một huyền thoại về người con gái mang tên Aline. Dạo ấy bên tây, người ta đặt tên Aline cho con gái mới sinh khá nhiều.

J'avais dessiné sur le sable
Son doux visage qui me souriait
Puis il a plu sur cette plage
Dans cet orage, elle a disparu
Et j'ai crié, crié "Aline!" pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, pleuré
Oh j'avais trop de peine
Je me suis assis auprès de son âme
Mais la belle dame s'était enfuie
Et je l'ai cherchée sans plus y croire
Et sans un espoir pour me guider
Et j'ai crié, crié "Aline!" pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, pleuré
Oh j'avais trop peine
Je n'ai gardé que ce doux visage
Comme une épave sur le sable mouillé
Et, et j'ai crié, crié "Aline!" pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, oh, pleuré
Oh, oh j'avais trop de peine
Et j'ai crié, crié "Aline!" pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, pleuré, pleuré
Oh j'avais trop de peine
Et j'ai crié "Aline! Aline! Aline!
Aline! Aline! Aline!"

Bản nhạc Aline trở thành bản nhạc ưa chuộng nhất vào mùa hè năm đó. Dạo mình ở âu châu, thường mỗi mùa hè là có một bản nhạc được ưa chuộng, ở các bãi biển, du khách đều nghe một bản nhạc thịnh hành như bài Macarena vào những thập niên trước.

Dạo ấy, ai cũng có hình bóng một thiếu nữ trong tâm khảm nên bản nhạc lột tả được tâm trạng của giới trẻ thời đó còn các thiếu nữ thì mơ mình là hình bóng trong đầu mấy tên con trai trong trường hay đâu đó.

Sau này Paris-Match có tìm ra cô Aline này, chụp hình với ca sĩ Christophe để đăng trên báo, bán chạy như tôm tươi . Xem hình

Người con gái tóc vàng tên Aline, trở thành huyền thoại, đã đưa ca sĩ Christophe lên đài danh vọng (photo Paris Match)

Ông Christophe, tên thật là Daniel Bevilacqua, gốc Ý Đại Lợi, sinh ngày 13/10/1945 tại ngoại ô Paris. Người Ý Đại Lợi nghèo nên di cư sang Pháp kiếm sống như gia đình ca sĩ Salvatore Adamo sang Bỉ quốc. Ông ta chơi ban nhạc từ trung học nên hay tụ họp tại câu lạc bộ tên Golf-Drouot, quận 9 của Paris, nơi các danh ca khởi đầu hành trình âm-nhạc của họ như Free, David Bowie, The Who, Johnny Hallyday, Eddy Mitchel,.. ông ta mơ về đời sống, văn hoá mỹ “American way  of life “ với kẹo cao-su, rock’n’roll. Điểm vui là nhờ nhạc tình mà ông lại nổi tiếng thay vì Rock’n’Roll như Eddie Mitchel.

Chủ hộp đêm và Johnny Hallyday, Eddie Mitchel, vua rock’n’roll của Pháp. Hình trên Internet 

Hè năm 1965, bản nhạc Aline được bán trên nữa triệu đĩa nhạc 45 tours với sự dàn dựng của ông Jacques Deanjean thêm giọng nữ tạo thêm sức hút cho thính giả, có lẻ ảnh hưởng nhạc Blue của Hoa Kỳ. Đồng thời, năm ấy cũng có một bản nhạc nổi tiếng khác đương thời tên “Capri, c’est fini “ do ca sĩ Hervé Vilard trình bày, cũng do ông hoà âm trưởng thực hiện. Hai ca sĩ thưa kiện về đạo nhạc nhau, cuối cùng ông Christophe thắng kiện và cho ra đời lại bản nhạc Aline, kiếm thêm một mớ tiền. Bản Aline hay nói chung nhạc tây được du nhập vào Việt Nam vào những năm 1972 theo làn sóng nhạc trẻ, được chuyển ngữ qua tiếng Việt. Xem như phải mất 5-7 năm mới đến bờ Thái Bình Dương.

Cuộc đời của ông ca sĩ Hervé Vilard cũng lạ lắm. Có dịp mình sẽ kể vì có nhiều kỷ-niệm với đảo Capri, khi ở Ý Đại Lợi. Lý do là nghệ-danh của ông ta thuộc bản quyền của người khác, tương từ trường hợp ca sĩ Ringo, chồng của ca sĩ Sheila nên sau này ông ta có thời gian không được hoạt động với nghệ danh của mình tại âu châu nên phải bò sang Nam Mỹ để sinh hoạt và tìm ra Barbie, tên đồ tể Nazi. Lúc ông ta được sử dụng lại nghệ-danh của mình thì có làm nhiều bản nhạc khá ăn khách, âm hưởng của thời sinh sống tại Nam-mỹ.

Ngoài ra bản nhạc nổi tiếng thứ 2 là “ les marionnettes “ mà mình nghe lần đầu tiên ở nhà hai anh em Chương và Trình. Mấy ông thần tập chơi nhạc với Thảo (Xu Tiéng) ở căn nhà mới xây ở đường Phan Đình Phùng, trước khách sạn Cẩm Đô, nơi dốc Nhà Làng. Hình như Trình chơi trống thì phải, rên rĩ bản nhạc này. Từ đó mình không gặp lại hai anh em này. Nghe nói Chương lấy con gái chú Phấn, tiệm thuốc Mình Tâm ở đường Duy Tân.

Ca sĩ Christophe lần đầu tiên trên đài truyền hình đã chinh phục các khán giả pháp. Hình trên Internet 

Sau này, qua tây mình nghe ông Christophe kể là leo lên gác, tìm lại trong những đồ cũ, thấy lại những con rối mà ông ta làm khi còn bé nên viết bản này.

Moi je construis les marionnettes
Avec de la ficelle et du papier
Elles sont jolies les mignonnettes
Je vais, je vais vous les présenter
L'une d'entre elles est la plus belle
Elle sait bien dire papa maman
Quant à son frère il peut prédire
Pour demain la pluie ou bien le beau temps
Moi je construis des marionnettes
Avec de la ficelle et du papier
Elles sont jolies les mignonnettes
Je vais, je vais vous les présenter
Chez nous à chaque instant c'est jour de fête
Grâce au petit clown qui nous fait rire
Même Alexa cette pauvrette
Oublie, oublie, qu'elle a toujours pleuré
Moi je construis des marionnettes
Avec de la ficelle et du papier
Elles sont jolies les mignonnettes
Elles vous diront, elles vous diront
Que je suis leur ami, que je suis leur ami
Que je suis leur ami, leur ami
Que je suis leur ami, leur ami
Que je suis leur ami, leur ami

Ngoài ra ông ta có bản “Mal” do ca sĩ Thanh Lan trình bày, khá được ưa chuộng trong giới choai choai thời ấy. Mình nhớ nghe bản này lần đầu khi học hè ở trường Việt Anh. Cuối khoá, có một anh chàng ở đầu trong đường hoàng Diệu, hát bản nhạc này bằng tiếng việt, sau này mới khám phá ra là ca sĩ Anh Dũng, rể của hai bác Nguyễn Đình Thừa. Còn một cô học Couvent des Oiseaux hát bằng tiếng pháp. Qua tây thì dân tây không chuộng bài hát này lắm.

Mal
Au fond du cœur
Oui j'ai mal
Mal
Toute la vie me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D'un prénom qui me fait mal
D'une robe
D'un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d'une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons
Mal
Dans une mer de corail
Mal
La couleur bleu me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D'un prénom qui me fait mal
D'une robe
D'un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d'une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons
Mal
Au fond du cœur
Oui j'ai mal
Mal
Toute la vie me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D'un prénom qui me fait mal
D'une robe
D'un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d'une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons
Mal
Mal
Oui j'ai mal
Bien trop mal
Mal
Mal
Oui j'ai mal

Cuối năm, nhớ chuyện xưa thời mới bắt đầu để ý đến mấy cô thiếu nữ tại Đàlạt, cảm thấy như bản nhạc nói lên tâm trạng của mình một thời nên ghi lại.

Xin chúc các anh chị một năm mới vui vẻ và an khang.


Ảnh của họa sĩ Ba Bụi

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đàlạt phát triển dưới thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà

Người Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ nên đồng ý rút quân ra khỏi Việt Nam nhưng sau 1945 thế giới được chia làm hai phe: khối cộng sản và khối tư bản nên họ thống nhất chia đôi Việt Nam ở bờ vỉ tuyến 17. Mình nghe kể ông cựu ngoại trưởng Trần Văn Đổ; hai phe miền nam và miền bắc đi phó hội hội nghị Geneva cho vui vì có hôm, sau buổi họp thì chiều tối đó, ông Phạm Văn Đồng gọi điện thoại, cho biết là phía Liên Xô đã cho biết các đồng minh và Liên Xô đã nhất trí việc chia cắt Việt Nam, không thèm hỏi hai phái đoàn Nam Bắc Việt Nam.

Hai phái đoàn mới họp khẩn tối đó, bàn xem có thể chống chọi hay chia cắt ở khúc nào. Ai ngờ hôm sau, Mỹ và Liên Xô đã quyết định dùng vỉ tuyến 17, làm ranh giới cho hai miền quốc cộng. Bao nhiêu người chết cho cuộc chiến thắng quân đội pháp để rồi chả có tiếng nói gì cả, ngoại bang quyết định hết tương tự ngày nay. 

Sau này khi Hà Nội và Hoa Kỳ ký kết bang giao, nhóm người Việt hải ngoại, cố vấn cho phái đoàn Hoa Kỳ, đã yêu cầu Hoa Kỳ đòi Hà Nội cho người tù cải tại ra đi theo diện H.O. Nhờ đó mà có nhiều gia đình H.O. Được sang Hoa Kỳ để đổi lấy bang giao lại với Hà Nội để tư bản có thể làm ăn kiếm lời. Đó là một điểm son của người Việt hải ngoại giúp các người bạn ở tù cộng sản, tìm tự do cho con cháu họ.

Theo hiệp định Geneva, sẽ có tổng tuyển cử để thống nhất 2 miền nam bắc, ai muốn theo Việt Cộng thì tập kết ra bắc còn ai muốn theo tự do thì xuống thuyền di cư vào nam. Hơn 1 triệu người Việt bỏ quê cha đất tổ vào nam lần đầu để tìm sự sống, sau vụ cải cách ruộng đất long trời lở đất. Hà Nội để lại miền nam đâu 300,000 cán bộ của họ, nằm vùng.

Miền nam có lỗ hổng về chính quyền khi người Pháp rời Đông Dương. Sau này mình mình đọc tài liệu thì mới hiểu chính ông Ngô Đình Nhu đã vận động một người bạn học cũ, làm dân biểu quốc hội pháp để đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam, làm thủ tướng. Người Tàu Chợ Lớn, chi tiền cho ông Bảo Đại đánh bài ở Hongkong, mong sau này được ưu đãi trong việc làm ăn lâu dài để cung ứng tiền cho ngài ăn chơi. Pháp của De Gaulle muốn Đông Dương trung lập, không theo phe nào cả nên chấp thuận ván cờ này.

Dạo ấy, Sàigòn như bỏ ngỏ cho các nhóm BÌnh Xuyên làm trời. Mình đọc “Thép Đen “ của ông Đặng Chí BÌnh mới hiểu sơ sơ về thời ấy. Quân đội BÌnh Xuyên rất mạnh, làm trời làm đất ở Sàigòn. Sau này, chính phủ Pháp chi tiền cho Bảy Viễn sang pháp dưỡng già, để quân đội của ông Diệm, do ông Dương Văn Minh chiếm sào huyệt của mình để phô trương uy thế của chính phủ Ngô Đình Diệm. Sau khi lên làm thủ tướng cho chính phủ Bảo Đại, ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã tìm cách khống chế sự lũng đoạn kinh tế của nhóm tài phiệt Chợ Lớn. Có dịp sẽ kể sau.

Ông Diệm truất phế ông công dân Vĩnh Thuỵ, rồi đắc cử tổng thống, thành lập ra nền đệ nhất cộng hoà, cho đến năm 1963. Thời gian đệ nhất cộng hoà thì mình còn bé nên không nhớ nhiều.

 Mình chỉ nhớ thời bé đi xem xi-nê ở rạp Ngọc Hiệp, có màn khán giả đứng dậy chào quốc kỳ, có hình ông Ngô Đình Diệm, bận áo dài khăn đóng với bài toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô tổng thống và ông cụ mình với các đồng nghiệp, bận áo quần xanh Thanh Niên Cộng Hoà đi duyệt binh ở khu Hoà Bình. Một vụ khác là được bà đầm dẫn cả lớp ra đứng đường Hùng Vương để chào đón tổng thống đi xe Huê Kỳ từ phi trường Cam Ly. Đứng nắng phất cờ mệt thấy Ngô tổng thống luôn.

Nay nhìn lại thì được biết ông Diệm không muốn lập thủ đô tại Đàlạt như ý định của người Pháp và lập thủ đô tại Sàigòn. Từ năm 1956 đến 1963, có 9 năm ngắn ngủi nhưng đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà đã để lại nhiều dấu ấn kiến trúc tại Đàlạt. 

Ông thị trưởng Đàlạt đầu tiên thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà là Trần Văn Phước, làm từ thời ông Diệm lên đến khi ông Diệm bị giết, đã nói lên các người được ông Diệm chọn lựa. Rất liêm chính và có khả năng. Sau khi ông Diệm bị giết thì chính quyền mới bổ nhiệm người khác, và tố cáo ông Phước tham những nhưng cho xem sổ sách thì ông ta không hề bỏ túi một đồng.

Ông này sinh trưởng tại Nam Vang, thủ đô Cao Miên, làm thị trưởng Đàlạt từ năm 1956 đến 1963. Trong 8 năm trời, ông ta đã biến thị xã Đàlạt thành một thành phố đẹp, có nhiều công trình xây dựng như Chợ Mới, giáo hoàng học viện, viện đại học Đàlạt, Thao trường, lữ quán thanh niên, sân vận động,….được xem là đẹp nhất đông Nam Á.

 

Điểm hay là ông ta sử dụng toàn là kiến trúc sư người Việt. Hình như dạo ấy tuy có chiến tranh nhưng Việt Nam có một thế hệ kiến trúc sư trẻ rất giỏi như Nguyễn Duy Đức, người thiết kế Chợ Mới Đàlạt, hay Tô Công Văn thiết kế Giáo Hoàng Học Viện, Ngô Viết Thụ thiết kế trung tâm Nguyên Tử Lực, Phạm Khánh Chù thiết kế nhà thờ Franciscaine,… có dịp mình sẽ kể về mấy người này. Ai có tài liệu về họ thì cho mình xin để bổ túc.


Điểm nhấn của Đàlạt dưới thời ông ta làm thị trưởng là chợ Đàlạt mà thế hệ mình thường gọi Chợ Mới, để thay thế Chợ Cũ, địa điểm hội trường Hoà Bình. Kiến trúc của thời đệ nhất cộng hoà cho thấy rất hiện đại của phong trào kiến trúc thời ấy, bị ảnh hưởng của các trường phái của Le Corbusier, Bauhaus, Gropius,..



Đây là khu thương mại cảu Đàlạt được xây dựng dưới thời đệ nhất Cộng Hoà, gồm chợ Mới Đàlạt, chiếc cầu nối liền khu Hoà BÌnh và chợ Đàlạt ở tầng trên và cầu thang chợ chia cắt khách sạn Mộgn Đẹp và nhà hàng La Tulipe Rouge. Bill Robie’s Photo Courtesy (Đàlạt Historic)


Mình đoán là cổng trường Võ Bị Quốc Gia chắc được thiết kế vào thời gian ông Diệm lãnh đạo vì kiến trúc khá hiện đại, một thời với chợ Đàlạt và Giáo Hoàng Học Viện. Ngoài ra theo trí nhớ cua mình thì trường học Trí Đức, Bồ Đề, Lasan Kỹ thuật đều được xây dựng dưới thời ông Diệm vì sau 1963 người Mỹ bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam, khiến chiến sự gia tăng. Dân tỵ nạn chiến tranh, từ làng mạc chạy vào thành phố lánh nạn nên nhà cửa mọc như nấm, thương phế binh cắm dùi,... nói chung là xây dựng bất hợp pháp và vô tổ chức. Chỉ nhớ thời ông Nguyễn Hợp Đoàn làm thị trưởng Đàlạt, kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức, có dự định dời bến xe đò trên khu Hoà BÌnh và chỗ Ấp Ánh Sáng ra đường Nguyễn Trị Phương, vị trí của bến xe đò ngày nay, sẽ giúp làm sạch thành phố và bớt nạn xe đò, xe hàng chạy vào thành phố nhiều.


Ngoài ra, viện đại học Đàlạt cũng được phát triển thời ông Diệm, thêm các trường Võ Bị Quốc Gia, Chiến Tranh Chính Trị, trường Tham Mưu. Nếu mình không lầm thì chính quyền muốn tạo dựng một trung tâm văn hoá, có thể các đại học khác sẽ được thành lập thêm. Hình như mình có đọc đâu đó.

 

Hình trên là thiết kế chính của trung tâm thương mại Đàlạt, tạo dựng chợ Đàlạt như một điểm nhấn, trung tâm với đại lộ từ bùng binh cầu Ông Đạo chạy vào với vườn hoa hai bên nhưng vì chiến cuộc Đàlạt không có ngân sách để tiếp tục khai thác thêm ý chính của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.


Giáo Hoàng Học Viện được thiết kế bởi kiến trúc sư Tô Công Văn, cho thấy ảnh hưởng của Bauhaus.

Thao Trường Đàlạt được xây dựng dưới thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà sau 75 bị Việt Cộng đập bỏ, để thế vào một trung tâm văn hoá  hay thể thao gì đó, cực xấu. Ai có tài liệu về Thao trường cho mình xin. Cảm ơn trước.


Ông Trần Văn Phước, thị trưởng Đàlạt của thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, một người có viễn kiến xa và tài ba, liêm chính, đã để lại nhiều điểm nhấn cho Đàlạt. Chỉ tiếc ông ta bị thay thế sau khi ông Diệm bị giết. Nếu không chắc Đàlạt còn đẹp hơn nữa.


Viện nghiên cứu hạt nhân Đàlạt do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế năm 1960. Picture  From Internet


Trường Võ Bị Quốc Gia có cái cổng rất đặc thù, đẹp như con chim đại bàng với hai cái cánh dương ra. Picture  From Internet 

Để mình tìm thêm vì không biết mấy tấm ảnh khác ở đâu. Sẽ bổ túc sau.


Nhìn lại thì có thể nói là trong thời gian cầm quyền từ 1956-1963, xem như 8 năm trời mà chính quyền đệ nhất cộng hoà đã xây dựng rất nhiều cơ quan lớn, để lại dấu ấn của Đàlạt đến nay vẫn chưa có gì sánh bằng. Mình chỉ nhớ họ đập phá hai căn nhà kính ở gần trường Petit Lycee để xây cung thiếu nhi theo kiểu Liên Xô cực xấu nay phá bỏ để xây trung tâm hành chánh bằng kính, xấu không thể tả. (Còn tiếp)


Nguyễn Hoàng Sơn 

Vợ chồng thời cách ly xã hội

Dạo này, mình cho tên Mễ phụ bán thời gian nghỉ, và mướn một anh chàng khác cuối tuần nên trong tuần mình phải lên vườn, cưa nhánh cây chết nên hơi oải. Trưa thì chạy về lo giúp mấy ông bạn làm khẩu trang và diện trang để tặng nhà thương và các viện dưỡng lão nên hơi bận một tị, cứ thấy email của bác sĩ, y tá, cầu cứu, xin thiết bị y tế nên Chán Mớ Đời. 

 

Hôm nay, kể chuyện đời xưa cho bớt lộn xộn tinh thần.

 

Có lẻ người đã giúp thay đổi cuộc đời mình từ bé là chú hàng xóm tên Nhân, một cán bộ Xây Dựng Nông Thôn. Cứ thấy chú đi xuống Tùng Nghĩa đều đều để giúp thiên hạ, hay bận bộ đồ đen XDNT. Lâu lâu lại về Đàlạt.

 

Một hôm chú kêu mình vào nhà, bảo đem mấy cuốn sách này về đọc. Dạo ấy mình chỉ đọc báo Tuổi Hoa của mấy cô hàng xóm cho mượn hay mấy chuyện tào lao xịt bột nhưng từ khi mượn được mấy cuốn sách của chú thì mình bắt đầu mê đọc sách “học làm người”. Đọc xong thì mình bắt chước ghi chú những gì học hay đọc trong sách và quen đến ngày nay. Ghi chú lại thì mình nhớ lâu hơn như sau này, mình hay vẽ chân dung mấy cô gái đẹp hay phong cảnh nên nhớ nhiều chi tiếc trên thân thể hay mặt của họ đến ngày nay.

 

Nhớ thời sinh viên đi vẽ khắp âu châu, giang hồ nay đây mai đó, có nhiều nơi mình ngồi cả buổi để ngắm phong cảnh hay lâu đài trong không gian tuyệt vời thấy hạnh phúc chi lạ. Lâu lâu cứ thấy xe buýt chở du khách Nhật Bản, dừng lại, chạy xuống đứng chụp hình rồi leo lên xe buýt đi tiếp.

 

Mình không hiểu về nhà họ có nhớ là đã đi đến chỗ nào, hiểu về lịch sử của toà nhà hay phong cảnh mà họ đứng chụp tương tự ngày nay cứ thấy thiên hạ xeo phì để rồi chả nhớ gì về nơi mình đứng chụp hình. Hôm qua thấy trên mạng có bà nào dân Sài Gòn tải tấm ảnh trường học cũ của mình, rồi hỏi thiên hạ chỗ này là đâu trên Đàlạt. Bà ta lên Đàlạt chạy đi xeo-phì mệt thở rồi không nhớ hay biết chỗ mình đã đến và chụp hình. Chán Mớ Đời 

 

Sang Tây mình cũng đi kiếm sách thể loại này trong thư viện cho đến khi sang Hoa Kỳ thì như cái chợ sách. Dân Hoa Kỳ rất chăm chú học tập kỷ năng so với dân âu châu nên hay phát hiện những người xuất chúng thay vì bày đàn như ở âu châu. Thể loại này ra hàng tuần, thêm video, băng cát -sét đủ loại, lái xe đường xa là mở nghe thẳng cò. Mỹ hay gọi sách “Self-Improvement”, luyện tập kỷ năng.

 

Về học hỏi thì dễ học nhưng đụng vào vấn đề tình cảm thì mình thấy trớt quớt hết. Có lẻ vì vậy mà ông Hoàng Xuân Việt, chuyên dịch hay viết sách “Học làm Người” bị vợ bỏ.

 

Hôm trước mình kể chuyện hai tên bạn học xưa, hay chửi mình ngu vì hay hỏi những câu cực ngu nên thiên hạ, thầy cô đều cho mình là ngu lâu dốt sớm nên mình nhắn tin từ cà phê Lú cho vợ chúng khiến chúng không được vào nhà cả đêm. Ra đời thì mình lại thấy những câu hỏi, nhất là dám hỏi những câu cực ngu, lại giúp mình rất nhiều trong việc làm ăn. Người ngoại quốc họ thấy mình ngu nên hay giúp đỡ còn người Việt thấy ngu thì đạp, dìm xuống. Chán Mớ Đời 

 

Ai cũng như thầy cô, bạn học xưa nghĩ mình ngu nên cứ phải trả lời những câu hỏi của mình rồi sau mấy tháng, mấy năm khi họ mệt mỏi, đành bán cho mình vì nghĩ mình ngu lâu dốt bền. Cái lạ là mình đi chơi với bạn mỹ thì chúng kêu mình giả bộ ngu nhưng đôi mắt của mình cho thấy không ngu nên phải đeo kính dâm còn bạn gốc mít thì kêu mình ngu cực bền vững.

 

Vấn đề là đi cua gái thì mình không biết hỏi ra sao, hỏi câu ngu thì gái bỏ chạy 8 làng. Mình rất nhát gái từ bé, cứ gặp con gái là mình hoảng tiều, không biết hỏi gì hay nói gì từ khi bị ăn đòn, năm lớp mẫu giáo, cho Hoàng Yến ăn chim. 

 

Đi lang bạt kỳ hồ, làm việc nước này, rồi bạn bè rũ đến xứ khác làm việc nên mình cứ thay đổi nhà ở, quốc gia làm việc rồi lo làm việc với công việc mới, học ngoại ngữ mới nên không để ý đến lập gia đình vì chưa biết tương lai đi về đâu. Đến khi sang Hoa Kỳ thì bị tiếng sét ái tình đầu đời, mới khám phá ra một khía cạnh khác trong cuộc sống.

 

Một hôm, mình bò vào thư viện, lò mò sao đụng một cuốn sách, hướng dẫn cách nói chuyện với giới phụ nữ nên mình mượn về đọc. Sách nói phụ nữ thuộc hành tinh Venus (sao Kim) còn đàn ông thì thuộc hành tinh Mars (sao Hoả). Mình còn chưa hiểu mình thì làm sao hiểu hành tinh khác nên đọc được 3 trang là buồn ngủ. Chán Mớ Đời 

 

Ở âu châu mình hay đi xem triển lãm tranh ảnh ở viện bảo tàng hay các nơi bán tranh ở khu La-tinh với mấy cô bạn đầm còn sang Hoa Kỳ thì mời mấy cô đi viện bảo tàng thì họ nhìn mình như bò đội nón. Rũ đi xem nhạc kịch ở Broadway thì mấy cô kêu thôi đi phố tàu ăn mì xá xíu. Riết mình đơn chiếc khi đi xem triển lãm tranh hay nhạc kịch. Nói cũng oan vì có quen hai cô học nghệ thuật gốc mít ở New York nên cũng có đi viếng viện bảo tàng nhưng không phải đối tượng nên cũng ít khi gặp mặt. Đến khi thấy hai cô này làm đám cưới với hai tên bạn, mời mình đi ăn cưới mới thất kinh. Không ngờ mình làm mai mát tay, có mời họ lại nhà mình mỗi lần Bút Nhóm Lửa Việt có hội họp, tổ chức “chén Gạo Tinh Thân” rồi có mấy tên trong Lửa Việt, phát hiện rồi bám theo hai cô này. 

 

Sau này phát hiện ra mối tình hữu nghị của đồng chí gái, đưa tay lên thề “ai đu” ở chùa, ở thành phố, quản lý đời nhau. Đúng hơn là được vợ quản lý. Cuộc đời như dòng nước chảy theo 28 mùa lá rụng. Đùng một cái thì ông thần Cô rô na vi rút xuất hiện khiến mọi chuyện đảo lộn.

 

Đồng chí gái kêu anh ngủ phòng khách, cách giãn xã hội, vợ chồng gia đình. Thế là tối mình ngủ ở phòng dành cho khách. Được cái là mình ngủ một lèo đến sáng không bị đánh thức bởi giọng hò mái nhị, mái nhà của vợ vào lúc 3, 4 giờ sáng. Bạn bè hay hỏi sao mình dậy sớm, mình giải thích là 3, 4 giờ sáng, vợ mình hò mái nhì nên phải dậy sớm từ mấy chục năm nay.

 

Ngủ một mình nên bổng nhiên mình ngứa tay, lôi cái đàn guitar vào phòng rồi hát vu vơ. “Anh không đi tìm, người yêu lý tưởng đâu em, anh khô,…” mình đang thả hồn bô-nê-rô rống lên tiếng ai oán, của một người sống với trái tim ngục tù trong chính thể độc tài chuyên chính gần 3 thập niên qua thì bổng nghe tiếng mụ vợ thét: “cái chi, cái chi, bộ tui không ly tượng của ôn à? Không có tui thì chạ có con mô lấy ôn cả”. Thế là mình ngưng  cái rụp và gác chuyện tập luyện đời ca sĩ viện dưỡng lão lại.

 

Đúng ra thì cuộc đời ca nhạc sĩ của mình bị mụ vợ dìm hàng từ trước khi lên xe bông về nhà vợ. Mình đọc sách chỉ cách tán gái thì họ cho biết phải có những tài lẻ như hò hát, đánh đàn, văn chương thi phú thì mới làm người con gái rung động được. Mình chỉ biết vẽ nhưng đa số phụ nữ gốc mít ít ai rung động về tranh ảnh lắm. Họ kêu hoạ sĩ chỉ nổi tiếng khi đã chết rồi còn ca sĩ thì nổi tiếng khi còn trẻ.

 

Ai ngờ mình mới bắt chước Út Trà Ôn cất tiếng ca “tình anh bán chiếu” là đồng chí gái kêu: ‘anh Sơn, giọng anh rất tồi khiến tui chóng mặt. Làm ơn khi có mặt tui thì đừng có hát”. Muốn lấy vợ thì đành bỏ Tổ cải lương Út thị. Từ đó không bao giờ mình dám cất cái loa phường của mình nữa.

 

Thật tình phải công nhận giọng mình rất chua, the thé như cái loa phóng thanh ở làng ông cụ mình, mới 4, 5 giờ sáng đã loa loa. Chỉ có mụ vợ thương mình nên không dám vỗ tay, mà chửi thẳng vào mặt. Tuy bẻ bàng nhưng đành nuốt hận, từ giả thơ ngây theo đồng chí gái về dinh.

 

Lâu lâu bạn bè mời đến nhà, cho ăn để bù lại sự tra tấn cái lỗ tai mình như khi xưa mình đã từng bắt thiên hạ nghe những lời nỉ non của mình. Chán Mớ Đời 

 


Vụ cách ly xã hội giúp mình không còn phải nghe mấy ca sĩ viện dưỡng lão rống, than tiếc một cuộc tình sơ bộ thời Sửu nhi nữa nên cũng mừng nhưng nhiều khi cảm thấy thiếu thiếu chút sến tiểu tư sản trong đời sống. Thôi mình hy vọng là qua tết năm tới, mọi chuyện sẽ vui vẻ lại như xưa. Chán Mớ Đời

 

Nhs

 

Con dốc nối liền 3 con đường Đàlạt

Mỗi lần trở về Đàlạt, mình hay nhớ đến bài hát “tình tôi con dốc nhỏ” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, ở gần xóm, trên đường Calmette. LÝ do là nhà mình cũng nằm ngay con dốc mà nhạc sĩ kể lại trong cung đàn âm nhạc của ông. 

Hồi nhỏ mình có chơi với em trai của ông nhạc sĩ này tên là Nguyễn Đức Vinh, mà bạn bè hay gọi Vinh Kennedy, học sinh Trần Hưng Đạo, hay đánh bóng bàn với mình ở nhà ông Nghi, phòng trồng răng nhưng rồi lớn lên thì mỗi đứa có một con đường riêng, có bạn bè khác.
Ảnh này cho thấy 3 con đường nhưng cái dốc thì bị nhà cửa che khuất. Mình có thấy nhà của mình  

Nhà mình có địa chỉ là Hai bà Trưng nhưng lại nằm ngay con dốc, nối liền 3 con đường từ Hai Bà Trưng, lên Thi Sách và cuối cùng là đường Calmette. Nhà Vinh Kennedy là số 3 Calmette, đâu căn thứ 2 cạnh cái dốc dài này bên cạnh nhà thằng Thạch, học Yersin khi xưa, sau 75 đánh lộn bị ai đâm chết. Mấy chục năm nên không nhớ rõ.

Dân ở đường Calmette hay Thi Sách thường phải đi qua con dốc này mới về tới nhà, do đó mình hay quen mặt của họ và biết nhà ở đâu.

Hôm trước, một chị cựu nữ sinh Yersin, nói với mình có đọc bài kể về hai nghệ sĩ hàng xóm Đàlạt. Chị ta có biết Vinh Kennedy vì vợ của anh Quang, lên Đàlạt, ở trọ nhà chị ta ở đường Hai Bà Trưng, đi học ở viện đại học Đàlạt. Anh Quang hay đến nhà chơi, đạp xe đạp chở Vinh Kennedy đến.

Đàlạt có nhiều con hẻm dốc như dốc Nhà Làng, dốc Cẩm Đô, dốc Nhà Bò, dốc nhà thờ Tin Lành nhưng mình đoán nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, khi viết “Tình Tôi, Con Dốc Nhỏ” là nói đến con dốc nối 3 con đường chính từ Hai BÀ Trưng lên Thi Sách và chấm dứt ở đường Calmette, anh ta ở, nếu mình không lầm là số 33 hay 3 vì mình nhớ có lần với nhau, tụi con nít nói nhà hắn là nhà bán bia 33.

Đường Calmette, nơi nhà của nhạc sĩ rất cao, leo lên gác nhìn qua cửa sổ, xuống thung lũng đường Phan Đình Phùng và bên kia đồi gồm khu Hoà Bình, đường và hàm Nghi với nhà thờ Tin Lành, chùa Linh Sơn, ấp Mỹ Lộc,... còn phía bên này đồi cao có nhà thương từ dốc Hải Thượng, nhà thương, Đường Calmette với nhà thờ Domaine de Marie kéo dài qua đường Ngô Quyền lên Số 4,...

Ngay ở nhà mình thấp hơn mà còn nhìn phía bên kia thùng lũng Phan Đình Phùng còn thấy đẹp vời vợi với những rừng thông nơi nhà thờ Tin Lành, rồi đến dinh tỉnh trưởng, chùa Linh Sơn với vườn chè qua đồi ấp Mỹ Lộc trọc lóc mà Mậu Thân, Việt Cộng đào hầm tử thủ,...

Mình hay đi qua dốc Nhà Làng để ra phố Hoà Bình, chỉ nhớ khu này có ống cống đen xì, chảy xuống đường Phan Đình Phùng, rất hôi, ruồi nhặng bay đen xì. Sau này tránh đi ngang đây nên đi qua hẻm Chợ Nhỏ ở đường Phan Đinh Phùng, ngay tiệm thuốc tây Lâm viên.

Nhìn lại thời bé, con dốc thông 3 con đường có rất nhiều cây hoa. Đầu đường Hai Bà Trưng, nhà ông Hiển có 2 cây mai to đùng, nhà ông Quán cũng có cây Mai trước nhà, nhà mình cũng có cây Mai và cây Mimosa. Đối diện là nhà bà Phú, nay ở Seattle (sau này là bà Ron) cũng có mấy cây Mai. Khúc giữa nhà bà Hiển và bà Phú thì có một bụi Dã Quỳ với mấy cây mát mát mà sau này người ta gọi là chanh dây. Tháng 8 này lên Seattle hy vọng gặp lại hàng xóm xưa và bạn học cũ Đà Lạt.

Sau khi ông Hiển chết, bà Hiển phải trả nhà lại cho ty Công Chánh, cắm dùi miếng đất bên cạnh, xây cái nhà 2 tầng to đùng nên mình hết còn ăn mấy trái mát mát mọc hoang tại đây. Nhớ con Thuý hay dắt mình ra đây bẻ mấy đọt cây hồng tươi để ăn. Trước khi khu công chúng cao nguyên trung phần từ Ban Mê Thuột dọn về Đà Lạt, xóm mình có mấy gia đình khác. Chắc chỉ có chị Mãn, con bà Phú là còn nhớ đến con Thuý khi xưa chớ mấy người từ BAn Mê Thuột dọn về thì không nhớ.

Đường Thi sách, thì có hoa Quỳ rất nhiều, ngay khúc nhà ông Đề, giám đốc trung tâm Thẩm Vấn. Ông này có cô con gái tên Thu, học trung tâm giáo dục Hùng Vương, trẻ hơn mình mấy tuổi, điện nước đầy đủ, có tên Bồ hay đến chơi, bị cô ta bắt đi xách nước ở nhà mình mệt thở. Sau Mậu thân nhà này được rào xung quanh mấy cuộn dây kẻm gai của Mỹ, có gắn mấy cái lon bia,…để nếu ai đụng vào thì nó kêu leng keng. Phòng mình nằm ngay góc Thi Sách nên đêm mưa gió là cứ nghe tiếng leng keng này. 

Hình như có một đêm, Việt Cộng nằm vùng tìm cách xâm nhập nhưng tiếng leng keng khiến ông Đề thức dậy, vác súng bắn loạn cào cào. Có lần ông cụ mình buồn đời, thức giấc ban đêm, chạy ra balcon, cầm súng bắn bú xua la mua. Mình không hiểu chuyện gì. Chỉ tội là ông cụ mình bắn rất chính xác vào ban đêm, trong lúc bắn có một viên đạn làm đứt sợi dây điện câu vào nhà mình. Hôm sau, phải kêu ông thợ nhà đèn lên, nối lại.

Mình chỉ nhớ, một sáng tinh sương đầy gió lạnh, vừa ở cửa ra sân thì thấy ai treo cổ cái hình nộm ông hỒ nơi cây Mimosa đầy sâu trước cổng nhà mình. Đối diện nhà ông Đề có nhà bà Thủ, có thằng con học trường Trần Hưng Đạo, theo Việt Cộng nằm vùng bị bắt nhốt ở trung tâm thẩm vấn. Có lần mình được bác Oai chở đi học thái Cực Đạo trong Lasan Adran, chưa tời giờ nên bác chở vô đây, dẫn mình đi vòng vòng xem tù thì thấy thằng Vui ngồi trong. Kinh. Lần trước về Đà Lạt, có thấy thằng Vui này ở xa xa nhưng không dám hỏi thăm, sợ mang tiếng bợ đít nằm vùng. Dù khi xưa có chơi bắn bi.

Nhà ông Đề lại nằm trước nhà bà Thủ, mẹ thằng Vui, nằm vùng, chưa kịp nhảy núi thì bị bắt nhốt ở trung tâm thẩm vấn mà mình có thấy mặt tên này trong xà lim khi bố thằng Hùng chở mình lên đây trước khi đi tập võ ở Lasan Adran. Bà Thủ hay đến nhà ông Oai, chuyên bắt Việt Cộng nằm vùng để nhờ bới cơm thức ăn cho thằng Vui.

Ngay phía sau nhà mình đi dọc lên khu nhà ông Ba tây, có cái giếng mà sau Mậu Thân, mình hay lên đây xách nước, hoa Dã Quỳ mọc dọc đường.

Phía nhà mình đi lên cư xá Pasteur thì chỉ có nhà bà Thủ, nhà thằng Thạch, ngoài ra thì toàn là hoa dã quỳ. Nói chung dạo ấy đường Thi Sách rất hoang dại đầy hoa Dã Quỳ. Sau mùa hè đỏ lửa thì thiên hạ mới cắm dùi, chặt hết hoa quỳ để xây nhà gỗ để ở như nhà bà Hành, bà Phúc, bà Thới hay phía ông Ba Tây có nhà ông Rị,...

Dốc từ Thi sách lên Calmette có nhiều nhà như nhà bà Ấm Thảo, nhà Hồ thanh Hỷ,…có mấy cây mai, mận, lựu,… phía bên kia thì toàn là hoa dại hay Dã Quỳ nên nói chung vào dịp Tết rất đẹp khi hoa nở. Dạo ấy mình còn nhỏ, chưa hiểu gì về cảnh đẹp nhưng nay hình dung về một thời nên khi mình trở lại ngày nay thì chả còn gì hết ngoài nhà cửa đủ nơi. Có nhà bà nào tên Phúc thì phải bán ngoài chợ, có người con trai đi vượt biển chung với em mình, nay ở Úc, mở lò bánh mì nghe nói giàu lắm.

Con dốc này lên nhà thương Nhi Đồng gần nhà thờ Domaine De Marie , đối diện nhà của cậu Mân, bố của “em là con gái trời bắt xấu”. Con dốc này mình có một kỷ niệm hải hùng vào năm Mậu Thân. Mình có thằng em đau màng óc, được đưa lên đây nằm. Tối mình được giao trách nhiệm đi lên nhà thương, ngủ lại để canh thằng em cho mẹ mình ngủ, lấy sức để mai đi chợ.

Trời mưa, đội áo mưa, phải đi lên con dốc này, rồi rẽ sang trái, đi ngang nhà xác của nhà thương. Chỗ này có mấy cây thông to đùng mà đám con nít kêu có ma núp trên cây. Mình vừa đi vừa lâm râm khấn Phật Bà, cứu khổ cứu nạn, tim thì đánh ầm ầm còn hơn là đứng trước đối tượng sau này. Bổng nhiên nghe tiếng khóc hu hu khiến mình teo dế, nhớ người lớn kêu gặp ma thì cứ vạch chim ra tè thì nó sợ bỏ chạy. Mình tụt quần tè mà tiếng khóc vẫn e a như thầy Từ Mãn, chùa Linh Sơn tụng kinh ngày rằm, càng ngày càng to hơn khiến mình muốn xỉu nên ráng chạy cho nhanh thì bị vấp cục đá té lăn cù.

Tuy sợ nhưng vẫn liếc xuống nhà xác thì thấy có đèn nến trong đó, có người khóc hu hu trong đó khiến mình càng run thêm. Đi vào cổng nhà thương xong mới hết run lẩy bẩy, rồi đi dọc hàng rào đường Calmette mới đến nhà thương Nhi Đồng.

Nay trở về, mình hay hình dung lại không gian ngày ấy của tuổi thơ của mình vì nay chỉ thấy toàn là nhà khắp nơi. Nhà nào nhà nấy đều có cái cổng to đùng, không biết ai là hàng xóm láng giềng. Như nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang hát: “Nay tôi ở rất xa một con đường”. 

Chán Mớ Đời  
NHS

Tình Tôi, Con Dốc Nhỏ
Nguyễn Đức Quang   

Nơi tôi ở rất gần một con đường
Con dốc nhỏ đắm mình giữa mù sương
Thành phố âm u nhìn con dốc đứng
nhà cũ vây quanh tường vôi nứt rạn
khung cửa lầu cao có em ánh đèn sáng

Con dốc nhỏ thích tôi người đứng chờ
trông ngây dại giữa chiều nắng chiều mưa
chờ bước chân quen, gập ghềnh đất đỏ
chờ những hoang liêu một mùi phấn nhẹ
tôi đưa nàng bước lên tuổi xuân thì

Phố xóm nghèo sơm lan chuyện chúng mình
những mái nhà liếc trộm bước tình duyên
chuyện lúc hai tôi ngồi chân dốc vắng
mặt đất ngây ngây mùi thơm bắp nướng
vai sát bờ vai gờn gợn những trầm hương

Chân dốc nhỏ dẫn đi quanh bóng hồ
môi em mềm hút cạn cánh bụi mưa
hàng liễu giang tay bầy chim trốn gió
từng bước em rung người trong tiếng thở
Em cắn bờ vai: lắm khi lòng bất ngờ ..

Từng đêm từng đêm, con dốc vàng ánh đèn
điệu sáo thần tiên gọi vang tận cõi trên
cuộc tình ngơ ngác không hứa hẹn thêm
nào trời hạnh phúc đâu biết gì hơn
vui với cuộc vui bước khuya tình len lén

Để có nhiều hôm, phố núi gọi mưa về
đường dốc trợt trơn, lòng vang lừng khúc ca
em bước cạnh thôi có chi mà ấm lạ
mưa mãi tình ơi con tim tôi nhóm lửa thật rồi

Nhưng một chiều bỗng em đổi hướng đời
vắng một người dốc mòn cũng lẻ loi
Nhịp trống cao nguyên từng cơn buốt nhói
chờ mãi nơi đây lòng tôi thấm mỏi
em nơi nào, đã thênh thang lộ mới

Trong thinh lặng có tôi chờ rất dài
bông hoa cỏ cắn chặt giữa đầu môi
ngàn cánh hoa bay ngập con ngõ vắng
hàng xóm chung quanh nhìn tôi cố gượng
con dốc nhìn tôi bước đi bằng vết thương

Nay tôi ở rất xa một con đường

Bella ciao!

Trong các nước mà mình có thời đi làm trước khi định cư tại Hoa Kỳ thì Ý Đại Lợi là nước mình yêu thích nhất. Nếu lương cao thì chắc mình đã ở lại xứ này. Sau này có con mình hay nhắc đến Ý Đại Lợi rồi dạy thằng con vài bản nhạc ý. Sau này đi nghỉ hè ở âu châu, nó sống với gia đình người đức, ý khiến họ ngạc nhiên vì nó biết mấy bản nhạc thời trẻ của bố mẹ chúng.

Dạo mình ở Ý Đại Lợi, có một bản nhạc mình rất thích dù đã được cộng sản hoá là bản nhạc “Bella Ciao” (Tạm biệt người đẹp). Thật ra bản nhạc này xuất phát từ một bài dân ca của vùng Piemonte, có thủ phủ là Torino, nơi mình làm việc trong thời gian ở Ý Đại Lợi.

Khởi đầu là bản dân ca, ra đời ở thế kỷ 19, có tên là "Alla mattina appena alzata" nói lên nổi đau thương của những phụ nữ làm việc nặng nhọc đồng áng ở vùng này. Vùng này giáp ranh với biên giới pháp nên thổ ngữ của vùng này hơi tương tự tiếng pháp nhưng mình cũng không hiểu nhiều. Có học vài chữ nhưng cũng mệt thở. Nói cho ngay, dạo ấy đi các nước âu châu, vẫn thấy nhiều vùng nói phương ngữ của họ nhưng nay chắc hết, được toàn cầu hoá nên chắc giới trẻ không còn nói được thổ ngữ của địa phương họ.

Vào những năm 1943-1945 thì nhóm kháng chiến, giới chống lại chế độ phát xít ở Ý Đại Lợi, do đồng minh hổ trợ, đã dùng bản dân ca này và có thay đổi lời cho hợp với tình hình và từ đó bản nhạc này được xem là bản nhạc đấu tranh của giai cấp bị trị và các Đảng cộng sản khắp thế giới đã dịch lời, sử dụng như một khí giới tuyên truyền cho họ, điển hình Đảng cộng sản quốc tế Tây Ban Nha đã dùng nó như một Đảng ca trong cuộc nội chiến với nhóm franquist.

Mình thích lời của dân ca cũ hơn là lời của Đảng cộng sản Ý Đại Lợi. Lời ca nói đến thân phận người nông dân, sáng thức dậy sớm, phải ra đồng làm việc với chân đất và thời gian qua mau, chúng ta mất tuổi trẻ. Họ chỉ mơ đến một ngày nào làm việc trong tự do.

Còn lời ca của Đảng viên cộng sản, xã hội thì nói lên sự hy sinh của Đảng viên, mà ẩn dụ của họ là cô gái chống phát xít, khi chết muốn được chôn cất trên núi dưới bóng một cái cây hoa đẹp,…



Đây là lời của bài dân ca hay hơn lời của bài do Đảng công sản chế lại mà mình học được khi sang Ý.

Alla mattina appena alzata
o bella ciao bella ciao bella ciao, ciao, ciao
alla mattina appena alzata
in risaia mi tocca andar.

E fra gli insetti e le zanzare
o bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
e fra gli insetti e le zanzare
un dur lavoro mi tocca far.

Il capo in piedi col suo bastone
o bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
il capo in piedi col suo bastone
e noi curve a lavorar.

O mamma mia o che tormento
o bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
o mamma mia o che tormento
io t'invoco ogni doman.

Ed ogni ora che qui passiamo
o bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
ed ogni ora che qui passiamo
noi perdiam la gioventù.

Ma verrà un giorno che tutte quante
o bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
ma verrà un giorno che tutte quante
lavoreremo in libertà.

Bài này được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất là các nước cộng sản. Bài này dịch ra tiếng Tây Ban Nha do nhóm Chico và Gipsy biểu diễn trên đài truyền hình pháp. 



Không biết có ai thích tiếng ý hay không nên lười dịch ra tiếng việt nhưng có nhiều lời bằng anh ngữ, pháp ngữ. Yves Montand hát bài này rất hay.

Xong om
Nhs

Những người hàng xóm nổi tiếng

Mình ở cư xá của ty Công Chánh, ở đường Hai Bà Trưng, Đàlạt từ năm 1962 đến 1974 nên có nhiều kỷ niệm về thời còn bé ở khu này. Nhà mình nằm ở giữa đường Hai Bà Trưng và Thi Sách nhưng mình hay chơi với đám trẻ ở Thi Sách và Calmette hơn. Đám ở Hai Bà Trưng ít được bố mẹ cho chơi với mình, họ không cho mình vào nhà, chắc sợ cái mặt hơi gian gian, hay nhìn xung quanh của mình. Chán Mớ Đời 

Ở trên đường Thi Sách thì mình chơi với mấy tên như Đinh Gia LÀnh, học Yersin rồi qua Trần Hưng Đạo, thằng Hiệp con ông Tô, Khánh Ù, con ông Phúc, thổi kèn cho đội quân nhạc kèn đồng của trường Võ Bị,… qua thằng Lành (Bi), nay ở tiểu bang Washington, Hoa Kỳ thì mình quen thằng Nguyễn Đức Vinh, bạn bè hay kêu Vinh Kennedy, ở đường Calmette, số 33 thì phải vì nhà nó là căn thứ 2, hay 3 đi từ góc ngã 3 Thi Sách và Calmette. Căn đầu tiên là một biệt thự rồi đến nhà bà nào quên tên rồi mới đến nhà thằng Vinh Kennedy. 

Hình như hai tên này cùng đi hướng đạo Lâm Viên nên thân nhau. Tên này học trường Trần Hưng Đạo, em của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang. Mỗi lần đến nhà hắn là thấy hắn tập đánh đàn. Lớn lên một chút thì mới biết ông anh của hắn nổi tiếng trong giới du ca.

Mình quen tên Vinh Kennedy học chung với anh bà con mình, tên Thành, con dì Ba Ca, ở trên số 4, thường được gọi là “Bồn Lừa” vì anh chàng này đá banh hay ở trường Trần Hưng Đạo. Mậu Thân thì gia đình dì Ba Ca từ Số 4, chạy xuống ở trú tại nhà mình nên mới quen biết nhau, đá banh với nhau.

Dạo ấy trong xóm có màn đánh bóng bàn, ở nhà ông Nghi, trên đường Thi Sách, có phòng nhổ răng ở đường Minh Mạng. Trước khi đi Tây, mình ra đây trám răng và nhổ răng đủ trò. Hai tên Lành và Vinh dạy mình đánh bóng bàn, rồi sau này mình hạ chúng hết. Anh Toàn con ông Tô, nghe nói vô địch đôi trường Trần Hưng Đạo, mình cũng hạ nốt. Chán Mớ Đời 

Quen thằng Vinh Kennedy, mặt thằng này giống tây lai nên bạn bè kêu cái tên cúng cơm là Vinh Kennedy. Bố hắn làm chi ở nhà thờ Tin Lành ở đường Hàm Nghi. Quen tên này mới nghe đến Nguyễn Đức Quang, anh của hắn. Hình như mình chỉ gặp mặt anh chàng này có một hai lần ở nhà hắn. Tuy có gặp mặt một hai lần nhưng khi ai nói đến Nguyễn Đức Quang thì mình đều vỗ ngực kêu là hàng xóm khi xưa. He he he

Trong những bài của Nguyễn Đức Quang, có lẻ bài “Việt Nam quê hương ngạc nghễ” là mình hay hát với đám bạn ngày xưa và “người anh Vĩnh Bình” khi nhớ đến vụ ông cụ mình, bị du kích vây quanh nhà ở quê, để xử tử vì không theo họ, may ông cụ trốn thoát đêm đó nếu không thì Sơn Đen không có mặt trên dương thế. Chán Mớ Đời 

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng cuộc đời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang!
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian!
(…) Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống trỗi dậy hùng cường đi lên!

Có lần mình đang chơi trên đường Thi Sách với đám con NÍt thì có một ông sinh viên Võ Bị, bận đồ xuất trại vào cuối tuần, đi ngang rồi hỏi cả đám nhà của chị Lệ Khánh. Mình biết chị Khánh là con cậu Mân, không nhớ cậu Mân bà con chi đó bên ông ngoại hay mệ ngoại của mình nhưng chắc cũng loại xa vì không thấy đi ăn kỵ bên gia đình này. Cậu mợ hay ghé chợ thăm bà cụ mình khi đi chợ. Cậu Mân, hình như là phó trưởng ty cảnh sát Đàlạt thì phải, hay chạy chiếc xe jeep của ty cảnh sát. Nhiều khi cùng làng với mệ ngoại mình cũng có.

Cả đám kêu em biết, em biết rồi mình và thằng Đắc làm tài khôn, dẫn ông Võ Bị này lên đường Calmette, hình như nay Việt Cộng đổi tên Phạm Ngọc Thạch và nhà của cậu Mân, cách nhà Vinh Kennedy đâu 4 căn nhà, ở gần nhà dòng Domaine de Marie, nơi mấy bà sơ nuôi trẻ em mồ côi tây lai.

Mình và thằng Đắc thay nhau gọi chị Lệ Khánh ơi có người hỏi thăm thì một hồi sau, thấy chị mở cửa lầu trên ra đứng ở Ban-công, nhìn xuống. Thằng Đắc chỉ ông Võ bị rồi nói có người tìm chị. Mình không quên giây phút này. Khi ông võ bị nhìn thấy chị Lệ Khánh thì bỏ đi. Lâu quá mình không nhớ, đọc báo thì thiên hạ khen chị ta đẹp nhưng theo mình nhớ cái mũi của chị tẹt lét. Sau này nghe nói lấy chồng về Sàigòn thì phải. Mình chưa bao giờ vào nhà cậu Mân nên không rành lắm.

Lớn lớn, sang trường Việt thì được đám học chung nói đến tập thơ của chị Lệ Khánh “em là con gái trời bắt xấu”. Mình có mượn đọc cuốn tập thơ của chúng nhưng chả hiểu gì cả trong khi chúng chép lại theo để viết thư cho mấy cô trong lớp. Mình thấy thằng Sang viết thư cho gái, lấy cuốn tập mà nó chép theo đủ loại ra để lựa bài nào rồi viết nắn nót lại mấy câu thơ, thay lời để cho hợp với tâm trạng của nó đối với cô bạn học chung lớp:

Sang đứng đợi suốt chiều mưa chúa nhật
Lần sau nhé bận gì H cứ khất
Xin sẵn sàng đứng đợi vạn mùa đông
Bạn bè đi qua trao vội thiếp hồng
Sang vẫn mặc để chờ H trọn kiếp

Rồi hắn hỏi mình có hay không thì mình chỉ biết gật đầu như gà nuốt dây thung, miệng kêu u chau u chau, hay hay, thầm phục tên này, dám chờ đợi cô học chung lớp đến trọn kiếp. Kinh


Nếu mình không bị tiếng sét ái tình trong đời khi sang Hoa Kỳ chơi thì chắc sẽ không bao giờ mượn sách thư viện sách việt ngữ để đọc thì ngày nay tiếng Việt mình cũng trả nhớ về không. Nói tiếng Việt chắc cũng ngọng ngọng như con mình. Chán Mớ Đời 

Mình ra thư viện gần nhà ở Luân Đôn, không ngờ họ có một tủ sách việt ngữ nên xem như nguyên năm đó mình đọc hết sách báo việt ngữ của thư viện này trong đó có cuốn “Thi Nhân Việt Nam” của ông Hoài Thanh. Có lẻ biết yêu nên mình bổng nhiên đọc thi ca thì thấy ngấm ngay đến khi lấy vợ thì chỉ biết tụng kinh Chán Mớ Đời.

Tối thứ 7 vừa qua, có mấy người bạn đến nhà chơi họp mặt, ngồi nói chuyện với mấy bà bạn thì mới khám phá ra họ cũng quên khá nhiều tiếng Việt như vợ mình. Mình cứ kêu vợ mình ở Việt Nam lâu năm hơn mình, học chương trình việt, tốt nghiệp đại học Việt Cộng mà lại quên tiếng Việt nhiều hơn mình. Hóa ra cái bệnh trầm kha của người Việt Hải ngoại.

Có chị bạn kêu “chánh địa” khiến mình buồn cười, nhắc chị ấy là “thánh địa” còn trong chùa thì phần chính là “chánh Điện”. Chị ta cứ nhớ mại mại nói lơi khơi lộn hai cụm từ với nhau. Cách tốt nhất để học tiếng Việt lại là đọc sách việt ngữ.

Nói vậy chớ, mình đọc thư của cậu Võ Quang Tri, con ông Võ Quang Tiềm thì cậu này viết tiếng Việt còn rành hơn mình dù đi tây vào lúc còn học trung học. Xem như học trường Tây, ở bên Tây từ bé đến đại học, ở bên tây hơn 60 năm mà viết tiếng Việt rất chuẩn. Kinh

Nhs


Cuối tuần linh tinh 122919


Hôm qua đến nhà bạn ăn tất niên, có mấy bà cựu Trưng Vương và mấy ông cựu đại học kiến trúc Sàigòn họp mặt, ăn uống tưng bừng. Rượu vào thì lời ra, hai bên thách thức kể chuyện dâm khiến cả bọn cười như chó sói rú trong đêm khuya. Không ngờ hậu duệ của hai Bà ngày nay, không thua bà Hồ Xuân Hương ngày xưa. Kinh

Biếm họa từ  trên mạng

Khởi đầu chủ nhà kể chuyện xâm mình. Anh chàng kia có người yêu tên là Wendy, anh ta yêu cô ấy quá nên ra Bôn Sa kêu thợ xâm cái tên Wendy mỹ miều ấy lên con chim của anh ta để chứng minh mối tình hữu nghị sông liền núi, chim liền non. Sau đó anh ta đi nghỉ hè ở Jamaica, ở một khu nghỉ dưỡng dành cho người lớn nên du khách có thể 100%, không bận áo quần.

Anh ta ngồi phơi nắng thì thấy anh bồi bàn đi qua, tò mò anh thấy xâm trên con chim của anh này là ”WY”. Anh ta cười rồi hỏi anh bồi bàn là Bồ anh cũng tên Wendy? Anh bồi Jamaica mặt như bò đội nón, kêu đâu có mà sao ông lại đoán như vậy. Anh này mới chỉ con chim mình và kể là mình xâm tên người yêu Wendy nhưng khi chưa chào cờ thì chỉ thấy “WY”.

Anh bồi bàn như chợt hiểu, giác ngộ cách mạng, cười nói: “không phải WENDY, muốn làm ở đây, chủ bắt chúng tôi xâm cụm từ Welcome to Jamaica, have a wonderful day”. Nghe tới đây thì anh mít bôn sa tá hỏa Tam tinh, mặt như người bị trúng gió, tưởng tượng vật thể khi chào cờ của anh bồi Jamaica này. Mấy bà rú lên cười như điên như dại.

Mình có nghe kể chuyện này nhưng với cái tên cầu thủ đá banh, được công ty Adidas mướn làm quảng cáo và phải xâm chữ ADIDAS thì khi cô Bồ thấy chim anh ta chưa nắm vững tình thế, chưa giác ngộ cách mạng thì chỉ đọc được “AIDS” khiến cô Bồ rú lên bỏ chạy.

Có anh mới nốc mấy ly rượu mạnh, xung phong kể chuyện anh học trò cận thị, thi rớt về quê, đến Bến Ngự. Anh ta làm thêm một ly rồi kể: ngày xưa,….

Có một anh học trò cận thị đi thi Hương, rớt , trên đường về, đến bến đò, không thấy đò ghe chi hết, bổng có một cô lái đò đi ngang nên anh ta kêu, nhờ cô ta đưa sang sông. Cô lái ghé lại, nói chiều rồi, không ai muốn đưa qua sông cả vì khuya hôm, phải chèo về lại rất nguy hiểm nhưng anh học trò thi rớt cứ năn nỉ muốn về nhà cho rồi. Cô lái đò nói anh trông giống nông dân hơn là học trò cửa khổng sân trình. Nếu tui đố câu ni mà anh trả lời được thì sẽ đưa anh sang sông. Anh học trò đeo kính cận, muốn đi về nên đồng ý. Cô lái đò, chỉ mình đang ngồi một góc, tránh thiên hạ để ý, rồi kêu anh Sơn mở kiếng ra, rồi từ từ cô hò mái nhì:

Ơi ơi ơi….
Mở cái kiếng ra khai hoang mở cửa
Lỗ mũi nằm giữa trung bất chi giang 
Hai cái má hai bên bên phải bên trái
Lấy cái tay tát tát thoải mái vô cùng
Ơi ơi ơi….

Hò xong thì cô lái đò nhìn anh học trò xứ Quảng, hất hàm như hỏi răng mô. Anh học trò nhìn cô giáo đò bận quần lĩnh, cất tiếng ơ ơ ơi….

Kéo cái quần xuống khai hoang mở cửa
Cái lồn nằm ở giữa trung bất chi giang 
Hai bắp vế hai bên bên phải bên trái
Lấy cái tay day day thoải mái vô cùng
Ơi ơi ơi….

Hò xong thì anh học trò nhìn cô lái đò như thách thức, kêu reng thì cô lái đò Sông Hương không vừa, uống ngụm trà sen rồi mới cất tiếng đáp lại. Ơ ơ ơ….

Cổi cái quần ra khai hoang mở cửa
Con cặc nằm giữa trung bất chi giang
Hai bắp vế hai bên bên phải bên trái
Lấy cái tay búng búng thoải mái vô cùng
Ơi ơi ơi….

Hò xong thì cô lái nhìn anh học trò kêu nếu anh đáp được thì tui nấu bún bò cho ăn, cả chạng vạng rồi. Anh học trò nghe có ăn, nhìn lên trời rồi cất tiếng hò ơi ơi ơi….

Tuộc cái quần ra khai hoang mở cửa
Cái lồn nằm giữa trung bất chi giang
Hai bắp vế hai bên bên phải bên trái
Lấy con cu đẩy đẩy vô thoải mái vô cùng. Ớ ơi ờ.

Cả bàn xúm lại ré lên như điên như dại, đạp bàn đạp chân. Có chị Trưng Vương kêu: “rứa tụi em xin cảm ơn anh đã khai hoang mở cửa dùm rồi mấy bà lại ho Lên, rống lên cho ma dại. Kinh.

Để đáp lễ một bà Trưng Vương kêu là chuyện phòng the mà nay phải đối đáp với anh này lại nên em xin đem ra phòng khách kể. Có hôm ông chồng đi nhậu về , xỉn nên bò vào phòng, dựng cổ mụ vợ dậy làm chuyện vợ chồng. Đi một đổi thì bà vợ kêu: “ông nè”, anh chồng kêu “chi rựa”, bà vợ kêu là anh bỏ cặp mắt kiếng ra vì nó cạ đau bắp vế em. Mấy bà nghe đến đây là rú lên như bò điên, còn mấy ông thì mặt xanh như đít nhái, không biết bà này có đem tật xấu lộ tẩy ra hay không.

Độ một lúc sau, bà vợ kêu: “ông nè”, ông chồng hỏi “chi rứa”, bà vợ kêu “ anh đeo cặp kiếng vào”. Anh chồng hỏi răng rứa. Bà vợ kêu vì nảy giờ thấy anh liếm cái thảm. Đến đây thì cha con mọi giai cấp, nam nữ lão ấu đều rú như heo bị thọc tiết. Đập bàn đập ghế như điên.

Rồi mấy ông thần kiến trúc đem đàn ra, mở đầu cuộc văn nghệ bỏ túi. Mình chợt khựng lại, đến giờ đi ngủ nên mình tìm ra salông, nằm ngủ đến khi vợ đánh thức kêu về. Chán Mớ Đời

Nhs