Showing posts with label Văn hoá. Show all posts
Showing posts with label Văn hoá. Show all posts

Người rể nhân dân ưu tú

 Mình có nhiều cô em gái, hình như 8 người cả thảy nhưng chỉ có một cô và người em rể liên lạc thường xuyên với mình để báo cáo tình hình ở nhà, ở quê và bà cụ. Anh chàng này gốc di cư sau 75. Nghe ông cụ kể lý lịch anh chàng này, nhân thân nhân thích 3 đời là Hồng chuyên nên được cho đi học đào tạo về ngành chiến sĩ công an, làm đầy tớ nhân dân. Ngày xưa, họ lựa những người Hồng chuyên để làm công an vì rất trung thành, nhớ ơn đảng. Nghe nói học sinh ưu tú ngày nay đều muốn vào ngành công an vì con đường quan lộ giàu sang sau này.

Vào học được mấy ngày thì anh chàng bỏ, kêu chúng dạy con đánh người ta, để lấy cung khiếp quá. Về nhà vác xe đạp đi bỏ mối cho mấy người buôn bán ngoài chợ. Thà nghèo còn hơn mang tội thất Đức.

Nói chuyện với mẹ mình hàng tuần thì được biết người em rể này, hay đến nhà hàng tuần, có món gì ăn ngon thì để phần, đem lại cho mẹ vợ. Anh chàng này thay thế mình ở Việt Nam, đóng vai trò con trưởng. Trước ngày giỗ ông cụ, anh ta xuống Trại Hầm, đến quét mộ ông cụ, thắp hương, lo bàn thờ ở nhà mình. Ông trời như thương anh chàng nên hay đỗ mưa khi anh ta bỏ làm để xuống Nghĩa trang, lo dọn dẹp, đốt lá thông thay vợ, để bà cụ mà mấy người em hôm sau xuống cúng.

Mấy người em dẫn bà cụ thăm viếng Thung Lũng Tình Yêu.

Chính anh ta tìm và xin được miếng đất lớn ở nghĩa trang Trại Hầm cho gia đình mình. Sau đó dời mộ mấy người em mình đã qua đời từ nghĩa trang Du Sinh về đây. Sau này ai mất thì đều được chôn tại đây. Nghe nói nghĩa trang Du Sinh quá tải và trong tương lai có thể họ dẹp bỏ để xây nhà. Nay họ khuyến khích người dân Đà Lạt thiêu thay vì chôn. Mình có đưa đám thầy Lưu Văn Nguyên đến đây khi về Việt Nam.

Về Đà Lạt, thấy anh chàng lo làm ăn và lo cho con rất chăm chỉ. Đang ăn, bỏ đũa chạy đi đón con hay đưa con đi học thêm. Mình thấy mấy đứa cháu ở Việt Nam học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm thấy thương. Lại thương mấy người em, bỏ tiền, bỏ của và thời gian cho con đi học mà lý lịch không được trong sạch lắm với chế độ. Ngày xưa, không được đi học vì con nguỵ quân nguỵ quyền, nay muốn con mình học lên đại học.

Nghe kể anh ta thuộc giai cấp Hồng chuyên 3 đời, gia đình có bằng khen cụ hồ. Được cấp trên giới thiệu vào đoàn, phấn đấu vào đảng nhưng bị bác đơn mấy lần. Lý do là lấy con nguỵ quân nguỵ quyền. Trong một xã hội mà tình yêu cũng phải định hướng, có lý lịch xấu thì muôn đời không cất đầu lên được. Mình biết có người rất giỏi nhưng vì lý lịch gia đình nên không được lên chức. Ai có thẻ đảng nhưng dốt đều tuần tự lên chức.

Nay anh chàng kinh doanh bán cà phê chung với một cô em gái khác của mình từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa rồi nghỉ, cũng có của ăn của để nên mình mừng cho anh chàng và cô em. Cô em này học giỏi, đậu điểm vào đại học kiến trúc nhưng lý lịch ngụy quân ngụy quyền đành giả từ ước mơ, mở quán bán cà phê sống qua ngày. Nghĩ thấy thương em mình, không có quyền ước mơ, đi học.

Mình thấy kinh doanh ở Đà Lạt khá hay. Mỗi ngày, họ nấu một nồi phở, bún bò,…bán hết rồi nghỉ bán, không tham tiền như ở Hoa Kỳ, bán cho tới đêm. Đủ ăn đủ sống nên còn thời gian lo cho gia đình.

Hình ảnh người em rể cũng như những người mình quen, cho thấy những người biết trên biết dưới, lo chăm sóc cha mẹ, không phân biệt cha chồng, mẹ vợ thì về sau như được trời thương, làm ăn tốt, con cháu học hành khá. Anh vợ và chị vợ mình đều tốt bụng, thương người, ai họ hàng ở An Cựu, túng thiếu, đau ốm, réo một tiếng thì anh em góp tiền gửi về dù vợ mình không biết là ai vì đã rời Huế từ bé. Nay thấy con cháu vui vẻ, thành tài hết, có công ăn việc làm đàng hoàng, vợ chồng vui vẻ.

Lúc đầu còn ngỡ ngàng nhưng độ sau 3, 4 năm lập gia đình thì mình xem bố mẹ vợ như bố mẹ của mình. Nhiều khi phải làm thế cho vợ như chăm bố mẹ vợ, sợ ngã ban đêm. Những tối này thì mình hết ngủ vì ông bà cụ vợ, cứ thức giấc nữa đêm, lay cổ mình dậy để nói chuyện. Sáng đi tập võ xong thì mình ghé lại nhà, xoa dầu bóp chân cho mẹ vợ vì chân xưng vù lên, bọng nước qua đêm. 

Mình thấy nhiều người không chăm sóc bố mẹ, lại réo tiền hưu của cha mẹ dù lớn tuổi, không còn lao động được. Mình nghe nói họ lấy hết đức của con cháu nên đa số thấy con cháu họ, không khá. Ông bà mình hay nói “có đức mặc sức mà ăn”. Có đức thì có người đàng hoàng, giúp đỡ chỉ cách làm ăn, giúp ăn nên làm ra còn không có đức thì chỉ có mấy người xấu đến dụ làm ăn để rồi trắng tay, vợ chồng bỏ nhau, nhà tan cửa nát.

Mình viết đôi lời nơi đây để cảm ơn người em rể nhân dân ưu tú, đã thay mình, chăm sóc bà cụ và bàn thờ, nghĩa trang gia đình ở Đà Lạt.

Vợ chồng cô em đang ngồi canh bà cụ mình. Mấy người khác thì chạy mất dép ở Dubai, chỉ có vợ chồng này là chăm sóc bà cụ với cô em út mình. Anh ta lựa ra 100 tấm ảnh đẹp của bà cụ chụp đi chơi, rữa và in ra, làm một cuốn album để bà cụ khoe với bạn bè đến chơi. Về già chỉ có vậy là hạnh phúc ở Việt Nam. Xong om.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Thổ Nhĩ Kỳ du ký 2022

 Có hai hạt mầm đã gieo vào đầu mình từ bé, dần dần khiến mình muốn đi Thổ Nhĩ Kỳ để thỏa mãn sự tò mò trong đầu. Người ta nói mọi sự đều khởi đầu bởi một ý tưởng rồi dần dần theo thời gian như một cây giống trồng sẽ từ từ theo năm tháng lớn dần.

Hạt mầm thứ nhất là bài hát tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ya Mustafa mà hồi nhỏ trong xóm hay hát “cái đít ba tàu thằng nào cũng như thằng nấy”. Sau nghe ca sĩ Dalida hát bài này bằng tiếng pháp qua “chéri je t’aîme chéri je t’adore ». Cô ca sĩ này nếu mình không lầm là gốc Ý Đại Lợi, sinh tại Ai Cập, từng là hoa hậu xứ này rồi theo anh của cô ta sang pháp và nổi danh từ đó. Có thể gốc Do thái. Bản nhạc này đã hình dung trong đầu mình về Thổ Nhĩ Kỳ.

Phong cảnh rất đẹp khi hai vợ chồng ăn cơm chiều, nhìn ra thấy mặt trời lặn, ánh sáng thay đổi trên các tảng đá

Hình như anh cô ta nổi danh trước với bản nhạc Ya Mustafa nhưng không hiểu sao lại chìm luôn, khi mình qua tây thì thấy mất bóng. Bài hát này được phổ biến dịch ra khắp thế giới. Có thể nói nổi tiếng hơn nhạc của ban nhạc the Beatles. Đi xứ nào cũng nghe thiên hạ hát bài này theo tiếng của nước họ. Ban nhạc của trường Văn Học, có chơi bản nhạc này trong buổi trình diễn văn nghệ liên trường ở Đà Lạt khi xưa tại trường Trí Đức.

Người ta nói có lẻ bài hát này phát nguồn từ Bắc Phi, có thể từ Ai Cập, qua một phim của nước sở tại. Ở trung đông, văn hoá Ai Cập là số một, tương tự phim ảnh, nhạc Mễ Tây cơ là các nước Nam Mỹ ngốn hết. 

Theo lời ả rập thì bản nhạc ya mustafa kể về một anh chàng xa nhà đã lâu. Gia đình kêu gọi trở về hay viết thư thăm hỏi. Kiểu mình đi Tây, không liên lạc với gia đình hơn 2, 3 năm trời sau khi Sàigòn thất thủ, tới gần 20 năm sau mới bò về cố hương rồi lại ra đi. 

Có điểm hay là mình nhận thấy nhà vệ sinh ở đây rất sạch. Có thể vì ảnh hưởng hồi giáo, người ta cầu nguyện 5 lần một ngày, phải rữa tay ở ngoài thánh đường. Do đó chúng ta thấy các hamam, nhà tắm nước nóng đều nằm bên cạnh các thánh đường hồi giáo. Vào mấy tiệm ăn sang thì cửa vào nhà vệ sinh tương tự hình trên khi mình đi vào một nhà vệ sinh trong một trạm cây xăng. Không đụng tới cửa, chỉ đưa tay gần cái nút bên trái là cửa tự động mở ra như tên cướp Alibaba ngày xưa, kêu Sesame để cửa mở vào đi tè hay chôn phân của mình.

Có lẻ từ khi bản nhạc dịch ra lời Thổ Nhĩ Kỳ thì được nổi tiếng. Bài hát nói về một cô gái kêu gọi anh Bồ bỏ chạy khi biết tin cô gái có bầu. Bài hát nói dân chơi rất sợ con rơi đầu tiên trên thế giới.


Có lẻ tại Âu châu khi Bob Azzam cho xuất hành bản nhạc này bằng tiếng pháp với "Chérie je t'aime, chéri je t'adore - como la salsa del pomodoro" (Darling, I love you, darling, I adore you – like tomato sauce). Tôi yêu em như yêu sốt cà chua. Kinh.

Người Việt mình chắc dịch lại tôi yêu như yêu thùng nước mắm. Có lẻ quảng cáo kem đánh răng Hynos dựa theo tinh thần của bài này để ca tụng em yêu kem như yêu anh 7 chà da đen.

Cuốn album này đã trở thành số 1 trên toàn cỏi Âu châu, và phi châu. Dạo ấy ngay cả Hy Lạp cũng chế lại bài này qua tiếng của họ dù tình hình hai nước rất căng thẳng. 

Bánh mì Nam thường thấy trong các tiệm ăn Ấn độ và người hồi giáo. Được cái là rất nóng vừa ra lò, phồng lên to được họ đặt trên cái thớt dài bằng gỗ. Không như ở Cali, từ lò vi sóng. Khi xưa mình thích ăn loại này, mua ở chợ Ba tư, dài độ 1 thước, ăn từ từ hết luôn.
Sữa ya ua rất ngon tên Aryan, có lẻ bắt nguồn từ Ba Tư. Vào mùa hè nóng nực mà uống được ly này thì mát phê luôn. Mình có thấy trong mấy chợ Ấn Độ có bán loại này nhưng bỏ muối hơi nhiều.
Mình thích mấy món ăn phụ này, Probiotic họ gọi là Meze. Thật ra ăn chính cũng được.

Hạt mầm thứ 2, xem phim James Bond “From Russia with love”, ông điệp viên đẹp trai này, đi dụ một cô thư ký, đẹp nức nở của tòa đại sứ nga tại istanbul. Thấy nổ nhà hàng đủ trò, mới hiểu thành phố này là vùng giao thoa của hai Châu Á và Tây. 

Đó là hai điểm chính khiến mình mơ viếng thăm xứ Thổ Nhĩ Kỳ. Thời còn trẻ muốn đi thăm xứ này khi đến Hy Lạp nhưng xem phim Midnight Express nên sợ không dám bò lại.

Bản đồ của đế chế Ottoman và Áo-Hung vào thế kỷ 19. Sau thế chiến thứ 1, hai đế chế này bị giải thể, tạo dựng thêm cả trăm quốc gia mới rồi lại bị chia cắt sau thế chiến thứ 2.

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước rộng mênh mông nên chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ này, gia đình mình chỉ giới hạn viếng thăm vài vùng quan trọng, có những di tích lịch sử của nền văn minh la-hy như thành phố Istanbul- Antalya – Ephesus - Pamukkale - Cappadocia. 


Hy vọng sau này có dịp sẽ trở lại để thăm viếng các vùng khác với nhiều thổ dân, gần các biên giới với Syria và Bảo gia lợi, Ba tư,… xứ này ráp ranh với 7 nước.

Sau khi đế chế Ottoman sụp đổ thì được chia thành 72 quốc gia để nói lên sự rộng lớn của đế chế này trải dài qua 3 châu trong suốt gần 500 năm của lịch sử nhân loại.

Món thịt cừu hầm ăn rất ngon, nấu với cam, bỏ trong cái giỏ làm bằng bánh mì.
Món này thường thấy ở Hy Lạp, thịt và cơm băm nhỏ, cuốn trong lá nho rồi nướng, tương tự thịt bò lá lốt của người Việt.

Ngày #1: Cả gia đình nhỏ, từ giả đại gia đình, đáp máy bay từ Dubai đến IsTanbul, nghỉ tại khách sạn ở trung tâm phố cổ ở Tây ngạn của eo biển Bosphorous, thuộc Âu châu. Lý do là các nơi thăm viếng có tính cách lịch sử đều nằm ở đây. 


 Tắm rửa xong, cả nhà lội bộ đi Grand bazar nổi tiếng của thành phố này. Có từ lâu đời trước đế chế Ottoman thành hình. Khởi đầu là một ông thợ bạc người gốc Ai Cập mở một tiệm bán kim hoàn rồi lan dần. Đến khi hoàng đế (sultan) của đế chế Ottoman, ra lệnh xây dựng cái chợ này vào thế kỷ 15 và tồn tại đến ngày nay.

Nghe nói có trên 4,000 tiệm, mỗi tiệm có chiều ngang độ 3 mét, chiều sâu độ 6 mét. Họ bán đủ thứ. HÌnh như phải vào bang hội của mỗi ngành như kim hoàn, trà cà phê,… đi đây thì mình thấy chợ Đà Lạt khi xưa không thấm thía gì. Đến cách tiệm hàng gia vị, khiến mình nhớ đến mấy hàng đồ khô ở chợ Đà Lạt như của bà Cáp, dì Bộ,..
Được xây cất trên 5 thể kỷ mà vẫn còn nguyên vẹn, thấy họ có gắn thêm mấy cột sắt hai bên để tránh bị xụp khi có động đất. Vùng Istanbul nằm trong khu vực động đất. Dân tình ở đây ít ai mua ở trong Grand bazaar vì chặt chém du khách. Họ mua xung quanh khu họ ở. Xứ hồi giáo nên đàn ông đứng bán hàng nhiều và họ rất khéo ăn khéo nói để bán. Ước gì khi xưa, còn bé mình được tập sự bán hàng tại đây.

Cả nhà muốn ăn nên mình hỏi chú của mình tên gú gồ thì cho biết có tiệm ăn gần đó. Hoá ra là tiệm ăn của khách sạn nên phải bò vào trong đi thang máy lên sân thượng để ngồi ăn, nhìn cái eo biển nhiều lịch sử. Mình và mấy đứa con ăn thịt cừu trong khi đồng chí gái kêu món cá. 
Món cà phê nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, cái tách bé tí. Họ để thêm cục đường, cũng có thể miếng bánh nhưng mình không ăn ngọt nên không đụng tới. Cà phê đắng nên lúc nào họ cũng bỏ thêm đồ ngọt để ăn dậm và một ly nước để uống tráng miệng. Người Thổ Nhĩ Kỳ có bói cà phê, cái tách cà phê có cà phê xay, họ uống nhưng không uống cặn bột cà phê xay, còn dư thì họ đỗ vào đĩa của tách cà phê và ông thầy bói sẽ nhìn trên đó để tiên đoán tương lai của bạn. Môn này được gọi là tasseographie, thường được ứng dụng trong đế chế Ottoman.  

Mình kêu thử món cà phê nổi tiếng thế giới. Đế chế ottoman khởi đầu uống cà phê rồi làm tràn ra khắp Âu châu. Người Pháp thì họ lọc cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc trong khi người Thổ Nhĩ Kỳ pha và đun sôi cà phê trong cái nồi nhỏ bằng đồng mà mình thấy khi viếng thăm xứ Hy Lạp. Có lẻ món cà phê ngon nhất là khi mình uống có bỏ bột của hạt pitashio, được xay nhỏ.


Nay người dân sở tại cũng ít uống loại cà phê này. Đắt tiền. Họ uống trà nhiều hơn. Đi đâu cũng thấy họ uống trà. Trong các bazarr, thường thấy một người đàn ông, cầm cái khay, được móc trong cái gánh bằng sắt, cầm đi để khỏi đỗ ra ngoài, đến các tiệm đưa trà cho mấy người bán hàng. Còn cà phê buổi sáng trong khách sạn toàn là cà phê của công ty Nestle. Tới máy nhấn nút đủ loại, đủ kiểu cà phê. Nếu thích uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ , thì nói phục vụ viên, họ làm trong nhà bếp đem ra.


Khởi đầu nền văn minh Hy Lạp chiếm đóng vùng đất Thổ Nhĩ Kỳ qua cuộc vạn lý trường chinh của đại đế Alexander. Ngày nay vì hai nước giáp ranh giới. Đại đế Alexander đi chinh phạt, kéo quân đi từ Macedonia đến Ba Tư, Ấn độ đem theo nền văn minh của xứ này và thành lập các thành phố, cung điện mà ngày nay người ta khai quật lên để hiểu thêm về lịch sử đông Tây. 

Ấn tượng khi viếng thăm bể nước dự trữ của thành phố Istanbul, sau 5 năm trùng tu. Có một ông người đức làm một show đèn màu rất đẹp. Chỗ này được xây dựng trên 2,000 năm vẫn còn tồn tại, đã nói lên kỹ thuật của nền văn mình La MÃ.

Sau này đế chế ottoman chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ, và đánh chiếm Hy Lạp và đô hộ cả 400 năm. Do đó không bao giờ gặp người Hy Lạp mà khen người Thổ Nhĩ Kỳ. 

Ngày nay hai xứ này vẫn còn tranh chấp hòn đảo Cyprus. Hy Lạp đánh chiếm 100 năm trước sau độ 20 năm về trước, không quân của Thổ Nhĩ Kỳ đổ bộ vào hòn đảo này và chiếm một phần đất có người gốc Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống. 


Liên hiệp quốc ra tay kêu gọi nhưng vấn đề là hai nước này đều nằm trong khối Bắc đại Tây dương nên chỉ biết cười trừ. 


Ngày #2: ăn sáng xong thì hướng dẫn viên đến khách sạn đón gia đình mình đi bộ, viếng mấy thánh đường và cung điện của hoàng đế ottoman. Nói chung thì kiến trúc của ottoman không đẹp như kiến trúc của người ả rập để lại ở Tây Ban Nha khi họ chiếm đóng mấy vùng nam của Âu châu. Họ lên đến Poitiers của miền nam nước pháp. 


Ngày nay đi viếng Alhambra của vùng andalusia thì có thể nói tuyệt đỉnh của nghệ thuật. Được cái khi người theo thiên chúa giáo đánh bại người hồi giáo thì họ làm được một việc khôn ngoan. Không tàn phá đốt các thánh đường hồi giáo, họ chỉ sử dụng như thánh đường thiên chúa giáo làm thánh đường hồi giáo nên lưu giữ được đến ngày nay. 


Chỉ có vấn đề là vua chúa Tây Ban Nha rất kỳ thị tôn giáo. Họ ra lệnh các người ngoại đạo, phải trở về đạo nếu không thì cút ngay. Do đó các người theo do thái giáo, hồi giáo đang sống yên lành thân thiện với người thiên chúa giáo hôm trước nay được xem là kẻ thù. 


Đa số trở về đạo để giữ nhà cửa tài sản, một số dời đi phía Maroc và một số trốn trong rừng, nơi hẻo lánh tạo thành nhóm du mục. Khi quân của thiên chúa giáo đến thì chạy, tạo dựng ra một nhóm người du mục, nổi tiếng sau này với nhạc flamenco có âm hưởng của Người hồi giáo bị chế độ mới đuổi cổ đi về các vùng kinh tế mới. 

Thánh đường thiên chúa giáo đầu tiên được xây dựng ở đây rồi 10 thế kỷ sau, người Ottoman chiếm đóng, biến thành thánh đường hồi giáo. Sau họ làm một thư viện đến khi ông thủ tướng hiện nay lên thì biến thành thánh đường hồi giáo lại. Đi đến đây, vào 4:15 chiều, nghe ông Imam của thánh đường này kêu gọi cầu nguyện, ông vừa dứt câu thì ông imam của thánh đường Xanh bên cạnh lại rú lên một câu như stereo.

 Khách sạn nằm trong Khu vực cổ nên đi bộ viếng thăm các di tích lịch sử của người tây phương và á đông như thánh đường thiên chúa giáo rồi đổi qua hồi giáo Hagia Sophia. Xem thánh đường hồi giáo Blue Mosque, đang được trùng tu nên chả thấy gì cả. 

Nhà bếp của cung điện hoàng đế, cách nấu củi và để khói bay ra khá hay. Mình có viếng một tu viện cổ, họ nấu ăn bằng củi trong hang đá, họ lấy mấy tấm da cừu móc lên làm trần nhà thì da cừu hút khói và theo đó giúp khói bay ra khỏi hang. Quá hay. Mình có ghi chú mấy vụ này nhưng vì chuyên môn nên không tải lên đây. Họ cho thấy một loại đồ sánh của người Tàu, màu xám lục, quên tên rồi, loại này rất đắt tiền. Lý do là nếu có thức ăn độc thì loại đò sành này chuyển màu để báo động.

Viếng thăm điện Topkapi Palace của hoàng đế Ottoman, không có chi đặc biệt. Viếng thăm những gì còn lại của Hippodrome, được xây cất vào thời Byzentine, có sức chứa 100,000 người, đấu trường đua ngựa như trong phim Ben Hur và cuối cùng thì viếng thăm chợ Grand Bazaar có đến hơn 4,000 tiệm bán đủ thứ mà mình đã kể trong những bài trước. 
Nghe nói là 86 cà rá
Trong viện bảo tàng mình có thấy hột kim cương nghe nói 86 cà rá. Kinh sau đó đi ăn trên sân thượng của một khách sạn.

Ngày thứ 3: đi thuyền trên eo biển Bosphorus mà mình đã kể. Sau đó thì đi viếng chợ gia vị. Ôi thôi đủ loại. Thêm chụp hình với áo quần vua chúa ngày xưa cho mụ vợ vui.
Trời nóng mà mụ vợ cứ kêu chụp hình kỷ niệm. Nay xem lại thấy cũng vui, có chút gì để nhớ.

Ngày thứ 4: hai đứa con bay về mỹ, còn lại hai vợ chồng lang thang cùng một lứa bên trời lận đận. Mụ vợ đi mua hàng nhái. Phải mua thêm cái Vali và để lại khách sạn, khi nào trở lại Istanbul sẽ lấy.

Ngày thứ 5: hai vợ chồng bay đến thành phố Izmir, xe đón tại phi trường chở về khách sạn ở Kusadasi, cách đó 45 phút, ngay biển. Vấn đề là bờ biển cát không có, khách sạn phải làm mấy cái ponton để nhảy xuống nên sợ, vì sóng đánh mạnh vào mấy ghềnh đá. Ai đi Thổ Nhĩ Kỳ thì không nên ghé mấy chỗ biển vì không có bờ cát để năm phơi nắng. Đi đây mới thấy biển Hoa Kỳ là số một. 
Vùng này nổi tiếng mấy suối nước khoáng. Có tên nào mất dạy, xây một khách sạn ở đầu nguồn, dẫn hệ thống nước khoáng vào khách sạn của hắn khiến mấy cái hồ ở vùng này bị cạn, còn lại chút chút. Muốn tắm thì phải trả tiền vào hồ trong để tắm. Nếu không có thì giờ thì dẹp vụ này. Chụp hình làm cảnh lãng mạn cho đồng chí gái vui.

Ngày thứ 6: xe và hướng dẫn viên đến chở đi viếng Pamukkale và Hierapolis mà mình đã kể. Nếu các bác không thích viếng mấy cục đá ngày xưa còn sót lại thì không nên đến đây. Mình vì học kiến trúc nên phải bò lại đây để xem và ghi chép đủ trò. Vì chuyên môn nên không đăng ở đây. Tối đi ăn ở một tiệm ngon cực đỉnh do hướng dẫn viên chỉ.
Hình như người Ý Đại Lợi đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ phục hồi lại được 90% hí viện của thời La Mã, rất đẹp. Mang tên Odeion. Ở Paris có một hí viện cũng mang tên này.

Ngày thứ 7: bay đến Antalya sau khi bị trễ máy bay. Đi thăm viếng các đền đài la hy cổ xưa ngay biển như đền của thần Artemis, thư viện Celsius. Điểm nhấn là hí viện chứa được 24,000 người to đẹp. Người ta bựa ra là thánh Phao Lồ giảng đạo tại đây. Dạo ấy mấy người theo thiên chúa giáo còn đang trốn tránh, giảng đạo chui như ở Trung Cộng hiện nay. Khó mà giảng đạo trước 20,000 người. Có viếng thăm căn nhà của Đức mẹ Ma ria sinh sống trước khi qua đời. Thấy có hai vị linh mục hay thầy của chính thống giáo ở đây.

 Sau vụ này thì họ chở ra phi trường để bay về Antalya. Lại trễ máy bay đến trễ vào nữa đêm.

Ngày thứ 8: viếng thăm 3 thánh phố Perge, Aspendos và Side. Đẹp nhất. Đi viếng các di tích lịch sử như Nymphaion, mà sau này tiếng tây có chữ Nymphomane để chỉ định phụ nữ đa dâm. Viếng mấy chỗ này thì bao nhiêu bài học lịch sử về nghệ thuật học khi xưa, lại tràn về thấy vui. Mình tưởng cuộc đời kiến trúc sư đã chết khi thằng con sinh ra đời, cần tiền mua sữa và tả nên mình bỏ nghề. 
Thư viện Celsus, tên của một sứ thần la mã chết và con ông ta xây dựng thư viện này và chôn ông ta ở đó. Nếu nhìn kỷ sẽ thấy 4 tượng phụ nữ tượng trưng cho 4 căn bản của người la mã . Từ trái là Sofia tượng trưng cho sự khôn ngoan, đến Arete (đức hạnh), Ennoia (nhìn thấu suốt) cuối cùng là Episteme (sự biểu biết). Vấn đề là mấy tượng này là giả, tất cả tượng thật đã được bê vào bảo tàng viện ở Vienne (áo quốc). Tương tự tượng David ở Florence là giải vì tượng thật, họ đem vào bảo tàng viện. Chúng ta sống ở thời đại hàng nhái nên thích tạo dáng chụp hình bên cạnh hàng nhái. Chán Mớ Đời 

Ngày thứ 9: họ cho mình nghỉ xã hơi vì chạy sô quá nhiều từ mấy ngày qua. Hai vợ chồng lang thang ngoài phố, vắng du khách. Đồng chí gái thấy thương những người buôn bán nên vào mua dùm họ.

Đi lang thang giữa cái nóng dù ngay bờ biển, thành phố buồn vì vắng du khách. Thấy họ chào mời quá, đồng chí gái nói thôi mua dùm họ.

Ngày thứ 10: máy bay đến đón sớm nhưng lại trễ máy bay, bay đến Cappodocia. Đây không có di tích lịch sử về nền văn minh la hy nhưng dấu ấn nhất là đi khinh khí cầu. Mình đã kể.
Ấn tượng nhất là đi khinh khí cầu lần đầu tiên trong đời, thấy mặt trời mọc từ phía đông. Đẹp khó tả nhưng cảm nhận là mình may mắn thấy được cảnh này.
Khu Capodoccia này có một đặc biệt là người thổ dân, đào hang đá để sống ở trong. Nay thì họ dời người dân ra các căn hộ thường, còn hang đá thì họ làm khách sạn mà vợ chồng mình có ở trong một căn. Nói chung thì vui thật, có jacuzzi đủ trò nhưng tường làm bằng đá vôi nên bụi của đá bay lơ lững trong không gian, rơi xuống giường đủ trò.
Nhà dân khi xưa, họ đuổi ra rồi làm khách sạn, mình vào ở ké được mấy đêm. Rất mát, không cần mở máy lạnh.

 Nói cho ngay, đến đây xem một vài cái động hay nấm đá xong là oải vì nóng cực. Mình bây giờ nhìn gương là thấy đen như phi châu rồi. Hướng dẫn viên vẫn chở đi viếng đủ trò nhất là đến vùng Avanos. Khu vực này đàn ông chuyên làm đồ gốm, vì gần đó có đất sét, còn phụ nữ thì có nghề dệt lụa và thêu lụa gia truyền. Họ cho đi qua chiếc cầu treo vượt qua dòng sông dài nhất Thổ Nhĩ Kỳ, mang tên Kizilirmak,… đi riết rồi cũng ớn. Cuối cùng thì vào một tiệm ăn của dân trong vùng ăn rất ngon. Mình được uống Aryan, sữa ya-ua. Khá ngon

Aryan một loại sữa ya ua, ngon cực. Hai vợ chồng mê nên đi chỗ nào cũng kêu món này uống. 

Có lẻ cuộc viếng thăm địa đạo Kaymakli là nổi bậc nhất. Mình có ghi chú và vẽ những cách họ làm thoát khói, hứng nước hay đem đồ ăn vào trữ trong địa đạo. Cách xây cất cũng hay để tránh bị xụp vì có đến 4 tầng dưới sâu.
Sông Tương của Thổ Nhĩ Kỳ , kizilimak, phải đi qua chiếc cầu định mệnh theo phong tục của thổ dân. nước thấp nên không đi gondola được.

Sau đó thì xe đưa mình chạy ra phi trường, bay về Istanbul. May quá kỳ này không bị trễ nhưng phải uống 5 chai nước trong ba lô, trước khi qua an ninh phi trường. Qua xong rồi thì lại đi tè. Chán Mớ Đời 

Ngày thứ 11: đi viếng 2 khu vực cổ của thành phố Istanbul. Khu người Hy Lạp và người do thái trước khi bị đuổi đi khi đế chế Ottoman bị giải thể bởi bên thắng cuộc đưa đến sự tàn sát nhau trong đế chế Ottoman giữa các chủng tộc.

Đi tàu trên eo biển Bosphorous
Khu phố cổ của người do thái và thiên chúa giáo trước khi bị tống cổ sau khi đế chế Ottoman bị giải thể. Nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ bị đuổi đi khi các nước bị chiếm đóng mấy trăm năm trước, dành lại độc lập, họ phải trở về Thổ Nhĩ Kỳ, do tức giận nên họ đuổi các người dân tộc khác, thuộc đế chế Ottoman khi xưa. Gây ra các cuộc thảm sát như trường hợp Armenian,.. Hy Lạp. Ông này bán loại bánh như bagel của người do thái.

Đi viếng nhà thờ thiên chúa giáo chính thống, được xây cất sau khi người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng Istanbul và lấy nhà thờ Hagia Sophia, làm thánh đường hồi giáo. Vào nhà thờ thiên chúa giáo chính thống thì không thấy hình ảnh tranh đầy về các thánh tử đạo để khuyên con chiên phải noi gương anh hùng của các thánh tử đạo. Chỉ thấy 3 cái hòm của bà người đàn bà trở về đạo đầu tiên. Đó là sự khác biệt giữa 2 nhà thờ thiên chúa giáo: La Mã và Chính Thống.

Ăn thử mấy đồ làm dấm như bắp, trái thị, trái nho
Uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, rất nhỏ, luôn luôn có ly nước để xúc miệng sau khi uống, miếng bánh ngọt vì không đường và ly nước trái lựu vắt. Mình có cái đồ vắt này ở nhà, đến mùa lựu, mua về vắt uống.


Đi vào những khu không có du khách, kéo ghế uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ và trà, khá vui, thoải mái thay vì bon chen trong khu du lịch, thiên hạ kêu réo mua đồ. 


Sau đó thì ở lại thêm 1 ngày, bắt đầu thấm mệt, đi ta bà, chuẩn bị về Cali. Đồng chí gái mua thêm một cái Vali to đùng để đựng đồ cô nàng mua. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái đến đây như con nít được vào tiệm bánh
Grand Bazaar được xây cất từ 500 năm trước, lấy tiền không biết bao nhiêu du khách. Istanbul được xem là trung tâm của đế chế Ottoman nên khi xưa, dân tình trong đế chế đến đây mua bán rất nhiều.

Đi chuyến này mình có học hỏi thêm vài điều, để hôm nào sẽ kể.
Mua đồ nhiều quá, phải ngồi lên va ly để đè xuống mà kéo fermeture lại.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Capadoccia, vùng ngựa đẹp

 Mình biết đến địa danh Capadoccia, Thổ Nhĩ Kỳ khi còn đi học. Vào thư viện, thấy cuốn sách bằng tiếng nhật nên mượn về đọc. Hoá ra có một hay 2 ông kiến trúc sư nhật nào được trả tiền qua xứ này để vẽ lại vùng này, với nhà cửa mà người dân địa phương ở trong mấy hang đá từ hơn ngàn năm qua. Từ đó mình tò mò, muốn đặt chân lên vùng này một lần trong đời. Năm nay, may mắn, trời cho phép tới đây.

Người Nhật Bản cũng như đa số các nước tây phương, họ hay gửi người của họ đi khắp nơi trên thế giới để truy tìm, nghiên cứu văn hoá của xứ người ta để dựa vào giúp các chính trị gia có viễn kiến về tương lai và dân tộc họ. Ta thấy chính người Pháp đã tìm ra các di tích lịch sử của thuộc địa như đền Angkor ở Cao Miên, Đình Bảng ở Việt Nam… mình có một tập tài liệu của ông Besacier, người Pháp, vẽ lại cái Đình Bảng to đùng.

Vùng này thấy nhiều hang đá kiểu này, người dân đào hang để ở. Đá calcaire nên dễ đào. Có vùng nuôi chim bồ câu để người dân lấy phân để bón cây cối. Nay thì có phân hoá học nên chim bồ câu hết xuất hiện.

Đến đây mới hiểu vì sao người dân khi xưa, đào mấy hang trong này để ở. Lý do là mua hè quá nóng và mùa đông quá lạnh, nghe nói xuống đến 20 độ âm. Ở trong hang đá thì mát và mùa đông thì ấm hơn ở ngoài. Nay thì chính phủ đã dời người dân trong hang đá ra các chung cư và các khách sạn bắt đầu chui vào để làm tiền du khách trải nghiệm. Vợ chồng mình cũng ở trong một phòng xây cất bằng đá Calcaire mà khi xưa, ông tây bà đầm cứ giải thích lên giải thích xuống mà mình chả hiểu gì cả. Độ ngu bền vững.


Phòng hai vợ chồng ngụ lại, được xây bằng đá calcaire, không biết tiếng Việt gọi là gì. Đá vôi? Khi xưa, ông tây bà đầm dạy thì nhớ vậy thôi. Khách sạn được đào trong hang. Ở ngoài để tránh nước thấm vào nên họ quét một lớp chống ẩm.

Sau 2 tiếng trễ, máy bay đáp xuống Kerdesi, cách Capadoccia đâu 1 tiếng lái xe. Mình đã oải vì dậy sớm ra phi trường, lại đợi 2 tiếng trễ nên Chán Mớ Đời. Tưởng xe chở về khách sạn rồi đi ăn, ai ngờ, họ ngừng bên đường để đón hướng dẫn viên, dẫn đi thăm viếng vùng này, đặc biệt là viện bảo tàng, nơi khi xưa có tu viện thiên chúa giáo, lúc sơ khai, sợ quân lính, công an, nằm vùng của quân la mã tìm thấy nên mấy ông linh mục đi tu, trốn tránh ở vùng này.

Hình vẽ trên tường chữ thập do chữ viết hy lạp, chúa giết su. Dạo ấy có 4 nhà thờ thiên chúa giáo (Antalya, Istanbul, Izmir và Thierya) nên họ ghi dấu hiệu chúa giê su bằng chữ Hy Lạp tượng trưng cho 4 nhà thờ này. Sau này biến thành thập tự giá ngày nay, mà người ta gọi tượng trưng cho chúa giê su bị đóng Đinh trên thánh giá. Theo mình hiểu thì thập tự giá của thiên chúa giáo chính thống vẫn còn giữ cách này, còn Vatican thì dùng thánh giá loại kia.

Nhà thờ lúc đầu còn trong vòng bí mật, sợ mật thám của quân la mã truy lùng nên họ ghi dấu hiệu 4 nhà thờ để con chiên biết mà lần đến. Có lẻ sau này toà thánh Vatican giải thích cây thánh giá khác với lúc ban đầu.

Đi viếng tu viện thì mình mới hiểu lịch sử sự hình thành thập tự giá. Khi xưa, người ta bị kẻ mạnh cướp bóc, bắt làm nô lệ, không có được sự giải thoát cuộc đời họ, ngoại trừ vài người tài ba xuất chúng có thể mua được tự do của họ. Khi chúa Giê Su ra đời và đưa đến một một tư tưởng mới về nhân sinh quan, ai cũng bình đẳng trước chúa, khiến đế chế la mã quan ngại và lùng bắt. Tương tự ngày nay các chế độ độc tài rất lo sợ các tư tưởng về dân chủ, tự do con người,..nên bắt bỏ tù tất cả những ai kêu gọi bình đẳng.

Thấy trong ảnh, cái cửa thông qua các khu vực khác, có cục đá tròn to đùng như cái bánh xe, được lăn qua nếu có quân la mã đến để chắn cái cửa lại. Có hệ thống lấy dưỡng khí nhưng quá chuyên môn, mình có ghi và vẽ lại sơ đồ, để làm tài liệu cho mình.
Đường hầm cao hơn Củ Chi nhưng cũng phải cúi người để đi qua. Phải bỏ hình đồng chí gái để thấy không gian ra sao.

Hôm nay, viếng thăm các địa đạo mà người theo thiên chúa giáo núp khi quân la mã đi lùng thì họ chạy xuống dưới này. To hơn địa đạo Củ Chi nhiều và cách thiết kế rất hay. Làm sao lấy nước, nấu ăn và các bánh xe đá lăn để đóng cửa các đường hầm nếu quân la mã bò vào. Mình được giới thiệu một ông imam đã tìm thấy chốn này. Nghe nói vùng này có đến hơn 200 địa đạo nhưng người ta chỉ khai quật đâu trên 30 địa đạo.

Ông Imam kể là lúc 25 tuổi, ông ta tưới nước cho rau cỏ thì thấy nước không đọng lại mà tụt đi đâu nên tò mò kiếm ra địa đạo này. Chính phủ bò lại kêu là của quốc gia, cưỡng chế đất vườn của ông ta. Chán Mớ Đời 

Cưỡng chế đất làm nông của ông. Nay cho miếng đất để làm cái tiệm cho con ông ta bán đồ lưu niệm cho du khách. Ông ta kêu mình mua một cuốn sách nói về địa đạo, để ông ta ký tên nhưng mình cảm ơn. Đợi đồng chí gái mua ba thứ lặt vặt xong thì lên xe đi viếng mấy chỗ khác, vào xem hợp tác xã tranh lụa và thảm để trong lúc hướng dẫn viên và tài xế đi ăn trưa. Đi chơi thì chế độ dinh dưỡng của hai vợ chồng bị đảo lộn. Thường mình không ăn sáng, nhưng đây khách sạn cho ăn sáng nên phải ăn rồi đợi chiều đi ăn tối luôn, trưa không ăn nên phải để hướng dẫn viên và tài xế đi ăn trưa. Có hướng dẫn viên chịu khó đợi thì độ 2, 3 giờ thì mình mời đi ăn luôn rồi về khách sạn.

Cách lấy tơ từ trong mấy kén của con tằm. Họ móc tơ lên mấy cái ròng rọc rồi ấn nút máy chạy tự quấn. Bên tay trái, treo trên tường, các bó tơ màu trắng, có phần được nhuộm màu dùng màu hạt lựu thành đỏ,… màu này chắc là màu áo lụa Hà Đông của ông Nguyên Sa, không có trắng như ông Hàn Mạc tử điển tả.

Lần đầu tiên mới thấy được cách lấy tơ của mấy con tằm. Chỉ đọc sách kể chớ chả hiểu gì cả. Vùng này các cô gái đều được mẹ dạy cách thuê cả. Nếu không biết thì khó mà lấy chồng. Đến tuổi cặp kê thì mấy bà có con trai đang kiếm dâu đều xem các cô gái được giới thiệu để xem kỹ thuật của họ thêu có đẹp hay không. Lý do là khi thêu phải có một sự nhẫn nại, bền tâm mới có thể làm được việc này. Mấy cô mà không biết thêu thùa thì xem như ế chồng, không có sự cẩn mẫn, chịu đựng bị mẹ chồng làm khó.

Họ vẫn có màn làm mai làm mối nhưng trai gái đi học ở trường nhất là đại học thì có thể phát hiện ra đối tượng để nhập hộ khẩu chung. Vấn đề là đám cưới tốn tiền. Mình hỏi anh chàng thông dịch viên, anh ta kể gặp cô vợ ở đại học nhưng phải tốn 20 ngàn đô la để cưới cô nàng vì đã mất 10,000 đô để mua nữ trang cho cô nàng. Đàng gái thì phải cho của hồi môn như xoong quánh, giường chiếu đủ trò,… mình nói may quá, lấy đồng chí gái không tốn đồng nào. Tiền nhà hàng thì đã có khách đến cho tiền nhà hàng nên huề vốn.

Mình ở Thổ Nhĩ Kỳ chắc muôn đời ế vợ. Chán Mớ Đời 

Mình mua được bức tranh lụa thêu, giá 30% giá họ rao. Kệ để có chút gì để nhớ về Thổ Nhĩ Kỳ. Mình mua bức tranh thêu rất có ý nghĩa trong văn hoá hồi giáo. Sẽ đóng khung để trung tâm nhà để tự nhắc nhở mình. Họ kể bà nào mất 18 tháng mới thêu xong tấm trang độ 40 cm chiều ngang và 60 cm chiều dài. 140 mũi cho một cm vuông.

Mình ở Hoa Kỳ nên may mắn, năm nay đi chơi ở đây, lạm phát lên 72% nên giá rẻ so với những nơi khác. Ai muốn đi chơi thì nên đi mấy xứ như Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Capadoccia được các thương buôn ba tư gọi là vùng ngựa đẹp nhưng chả thấy ngựa đâu hết. Chỉ có mấy bức tượng ngựa làm bằng sắt, để rãi rác ngoài thành phố để du khách chụp hình. Ngày cuối thì mình có thấy mấy con ngựa dùng cho du khách cởi chụp hình, dáng ngựa khá đẹp.

Hôm nay mình sẽ đi viếng vài nơi rồi ra phi trường bay về Istanbul, viếng phần đất ở eo biển rồi thứ tư bay về mỹ. Chuẩn bị cho chuyến đi leo núi Kilimanjaro với một anh cựu sinh viên Đà Lạt rồi sẽ đi chơi ở Ai Cập và Jordan với đồng chí gái. Xong om

Hôm qua ăn bữa cơm tối ở đây. Đẹp không tả . Chỗ này khi xưa dân tình đào khoét bên trong hang đá để ở. Mát mùa hè, ấm mùa đông. Nay thì chính phủ dời họ vào các chung cư nóng chết bỏ, gắn 3 tấm năng lượng mặt trời đẻ có nước nóng. Chán Mớ Đời 
Đi viếng một cái động, người ta đang làm lại khách sạn. Gặp ông thợ đẽo khắc quá đẹp. Ông ta đòi $2,000 để tạc tượng nào mình muốn. Nghe giá là hoảng. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn  


Bửa ăn tối lạ thường

 Hôm qua đến Capadoccia, mình xem gú gồ thì thiên hạ đề nghị đi ăn ở tiệm khá độc đáo. Phải kêu taxi đi vì cách khoảng 10 dậm đường mà đồng chí gái thì oải rồi. Tiệm ăn nằm trong khu nghỉ dưỡng cực đỉnh nhất vùng này, không biết là nơi trồng nho hay có sân cù. Đánh cù ở đây chỉ có chết và bị thương. Nóng kinh hoàng nhưng được là vào buổi chiều mát không như ở các vùng ven biển nóng cả ngày.

Mình nhờ lễ tân đặt bàn cho hai người, khiến anh chàng buồn như mất sổ gạo, hỏi sao không ăn nhà hàng của khách sạn. Mình kêu mụ vợ muốn ăn chỗ kia. Từ ngày lấy vợ, mình có tật đổ lỗi cho mụ vợ mọi chuyện khi ra đường. Mình thương mụ vợ ở chỗ là cứ hứng bao nhiêu đạn bom dùm mình mà không hay biết.

Đi học về thương lượng, họ nói luôn luôn tìm người thứ 3 để đỗ lỗi, vẫn giữ được hoà khí đẻ tiếp tục thương lượng. Ngược lại đồng chí gái cũng cứ đỗ tội cho mình.

Lễ Tân gọi taxi cho mình. rồi xe chạy vèo vèo, qua các đồng quê. Nói chung thì cảnh đồng quê xứ Thổ Nhĩ Kỳ, không có gì đẹp. Những nơi mình đã đi qua thì có lẻ cảnh đồng quê đẹp nhất là vùng Toscana của Ý Đại Lợi. Xe đến cổng, có bảo vệ, hỏi đi đâu, mình nói đi ăn. Thấy mình, dáng nông dân chân chất nên hỏi vớ vẩn rồi cho vào.

Phải công nhận kiến trúc mới xây khá đặc thù, hình lục giác, khiến mình nhớ khi xưa có vẽ một đồ án ở bên Thụy Sĩ nhưng đó là chuyện thời xưa, kiếp trước của mình. Từ nhà hàng có cô lễ Tân chạy ra đón, đầy nổi Hân hoan. Hoá ra mình là thực khách đầu tiên của buổi cơm chiều. Vắng du khách vì ông thần Putin, đem quân đánh Ukraine để dạy một bài học, phụ Nga theo Âu châu nên 4 triệu du khách nga không đến được như hàng năm. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ dựa vào đám du khách Nga nhiều nên họ trung lập không dám cấm vận bú xua la mua anh Putin. Chỉ bán các Drone để bắn giết lính nga thôi.

Trước khi ăn, họ rãi mấy loại hoa cỏ như là Lavender,…thấy thơm như tạo ra cái đói
Sau đó họ đem ra hai ly nước hơi ngọt của lavender và mint . Có lẻ để kích thích bao tử, khai vị

Vào nơi đây chắc còn sớm nên chỉ có hai vợ chồng mình. Họ đưa thực đơn thì khám phá ra có món ăn của Azarbejan nên mình kêu món thịt của xứ này để ăn. Có đến 5 tiếp viên phục vụ cho hai vợ chồng. Mình nói dân Việt Nam, họ kêu nhân dân anh hùng đánh mỹ cút ngụy nhào. Chán Mớ Đời 

Phần meze thì họ trộn 3 loại chung với tỏi bằm, cho ăn với khoai tây chiên rất mỏng và dầu olive, trộn tỏi như hình trên. Anh phụ bếp làm trước mặt mình khiến đồng chí gái kêu xem đó mà bắt chước, về nhà làm cho vợ ăn, mình gật đầu nhất trí. Cái này thì ngon hơn sấm của Mễ và bổ cho cơ thể.

Món này là artichaut nấu chín, lấy trái tim trộn với kem gì không biết, để trên củ cải đỏ, được đánh nhuyễn , thêm chút phô mát và sữa đánh nhuyễn để ăn khai vị với bánh mì Pita
Bổng nhiên nghe tiếng ngựa hí, hoá ra có một cô kéo chiếc xe chở rau cải đến bàn. Mình chọn loại nào thì cô ta bốc bỏ vào cái thố rồi mình kêu dầu olive, đem xà lách đến cho mình ăn. Ngon
Cái patio hình lục giác để sáng khách ở đây bò ra ăn, thấy có xe điện chở thiên hạ chạy vòng.
Xà lách tự chọn để họ trộn cho mình. Ước gì cả đời được ăn như vậy chắc sống thọ.
Món thịt nướng Azerbaijan được để trên cái thớt to và dầy, có lót miếng bánh Nam của Ấn Độ. Xứ này họ ăn cà tím rất nhiều, thấy nướng cả ớt nhưng ớt to thì không cay lắm
Món cá nướng của đồng chí gái 
Món thịt nướng để trên cái thớt, có lót một tấm bánh tráng mỏng. Ở giữa có cái chén đựng nước sốt làm với quả lựu. Có thể nói món thịt này ngon nhất trong chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ. Mình tính đi lại tối hôm sau nhưng anh chàng hướng dẫn viên đề nghị đến một tiệm ăn lãng mạn hơn để đồng chí gái nhớ đời.
Cuối cùng là món tráng miệng, họ đem ra một đĩa trái cây, trưng bày bắt mắt và cái bánh pistachio 

Tới đây bụng đầy nên hai vợ chồng nhờ họ kêu taxi, chở về lại khách sạn ở thành phố khác, rồi đi bộ cho tiêu cơm. Hai vợ chồng ăn tiệm cực đỉnh ở vùng này, ngon, chỉ bằng giá 1 tô phở ở bolsa cho mỗi người. Chán Mớ Đời 

Mình thích trải nghiệm thức ăn lạ còn đồng chí gái thì thích ăn ngoài phố đông người. Chiều này chắc bò ra phố để ăn để làm vừa lòng vợ. Xong om

Ăn cơm ở đây khiến mình nhớ đến bữa cơm xã hội tại Sicily. Dạo ấy, sau khi làm việc ở Torino, hè mình lấy xe buýt mà người ý gọi là Pullman, lý do là các xe buýt đều mang hiệu Pullman. Tương tự Đà Lạt khi xưa kêu xe đò Minh Trung, Mình Tâm. Ngồi xe buýt, buồn đời, mình vẽ hí họa ông tài xế, anh chàng lơ xe thấy nên xin, mình kêu miễn tiền xe. Họ nhất trí. Thế là mình có thể tuyên bố, tôi vẽ để đi xe buýt.

Xe đến một nơi nào, làng nào mình quên tên rồi, không có lữ quán thanh niên. Chỗ này là nơi họ bảo là cái làng của  ông thần trong vai chúa xã hội đen Corleone Miền nam Ý Đại Lợi, ít có lữ quán thanh niên vì ít dân hippie già nhưng các nhà nghỉ thì nhiều và rẻ. Mình lấy phòng xong thì theo Guide des  routards, thành phố này có 2 tiệm ăn. Tiệm rẻ nhất thì như cố ý không muốn tiếp mình, hôm đó đóng cửa. 

Khi xưa, đi Ý Đại Lợi, mình thích ăn mấy tiệm đề tên “Casalinga”, kiểu quán cơm gia đình, bình dân. Thực đơn có mấy món, rẻ, họ cho mình xin thêm bánh mì.

Mình đành bò lại tiệm mở cửa duy nhất hôm đó. Nhìn thực đơn thì thấy hấp dẫn nhưng không có thấy đề giá tiền. Mấy tiệm ăn sang thường họ không đề giá tiền. Có lẻ dân giàu có không bao giờ xem giá tiền khi ăn. Nghèo như mình thì quen nhìn giá tiền của thực đơn, tăn những món nào có khả năng trả thay vì ăn nhưng món gì mình thích. Mình đói vì từ sáng giờ ngồi xe buýt, không có miếng bánh mì trong bụng.

Mình tự nhũ, vào ăn một đĩa spaghetti xin thêm nhiều bánh mì. Vừa đẩy cửa vào thì ông bồi hỏi mình là sinh viên, mình gật đầu, nghĩ trong đầu có giá hữu nghị cho sinh viên. Ông ta chỉ chỗ cho mình ngồi. Mình nhìn thực đơn nhưng trong bụng hơi lo lo vì không thấy giá tiền như để ngoài cửa. Mình như ông hề Charlot, trong túi có mấy xu mà vào tiệm ăn không có giá tiền nên hỏi ông tiếp viên.

Ông này kêu đừng lo, nhà trường trả khiến mình càng cảm động, hơi lo lo. Mình là sinh viên bên Tây mà sao nhà trường bên Ý Đại Lợi lại trả nhưng nếu không trả tiền thì kêu món khai vị, đến món spaghetti, đặc sản của vùng này rồi chơi thêm món thịt, contorno rồi cuối cùng món bánh đặc sản vùng này.

Hôm sau ghé lại tiệm này, ăn ngon nhưng không bằng tiệm hôm qua, nhưng ngồi ngoài trời, cảnh đẹp khiến đồng chí gái thích, kêu chụp hình lia lịa. Từ từ hoàng hôn đỗ xuống, ánh sáng thay đổi rất đẹp.

Ăn ngon miệng vì đói nhưng cũng lo lo, nhà trường nào trả tiền cho mình. Từ từ mình đột phá tư duy, khi thấy đám học sinh Mỹ kéo vô đông lắm. Chúng không ngồi chung bàn với mình nhưng bu xung quanh mấy bàn khác, xì lì xì la.

Hoá ra là có một nhóm sinh viên, đúng hơn là học sinh Mỹ, đi viếng Ý Đại Lợi, có đặt sẵn cho nhóm họ ăn tối ở đây. Học sinh trung học ở Hoa Kỳ, thường vào năm lớp 11, họ hay tổ chức cho học sinh đi chơi, viếng Hoa Thịnh Đốn hay các nước ở Âu châu để chúng biết chút chút về những gì ngoài Hoa Kỳ, thêm có kỹ niệm với nhóm bạn trước khi rời trường. Con trai mình thì đi Hoa Thịnh Đốn, được đại biểu của vùng cali tiếp đón, giải thích về ngành lập pháp của Hoa Kỳ. Con gái mình thì đi Pháp hay Ý Đại Lợi, không nhớ.

 Do đó khi mình bò vào, tên bồi hỏi có phải sinh viên. Khi đã giác ngộ cách mạng, mình ăn lẹ lẹ rồi chuồng, khôgn thằng mỹ hay con mỹ nào ngồi chung bàn mình, sợ nhà hàng biết mánh. Tên tiếp viên, đem tờ giấy lại để mình ghi tên trong danh sách để đám sinh viên Mỹ trả tiền hộ cho mình. Sau này, mình đi viếng thăm mấy tên sinh viên ý quen ở ký túc xá, kể cho chúng nghe. Rồi chúng đồn với nhau nên khi trở về ký túc xá, cả đám cứ bu lại hỏi mình kể chuyện ăn cơm sinh viên Mỹ. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen (dạo này đen như phi châu)

Nguyễn Hoàng Sơn