Showing posts with label Văn hoá. Show all posts
Showing posts with label Văn hoá. Show all posts

Istanbul 2022

 Chào tạm biệt cả đại gia đình tại Dubai. Trong khi mọi người bay về mỹ, pháp hay Việt Nam thì tiểu gia đình mình, đáp máy bay đi Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Istanbul là thành phố ai cũng đến nhưng không phải thủ đô của xứ này. Khi Anh quốc và đồng minh đánh bại đế chế Ottoman, người Thổ Nhĩ Kỳ phế bỏ ông vua và thành lập một nền cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ tương tự vua Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm truất phế. Ankara, trước đây được gọi là Angora của Hy Lạp, được làm thủ đô của nước Cộng Hoà Thổ Nhĩ Kỳ. Mình sẽ không đi đến đây vì khá xa và không có gì quan trọng.

Nước này khi xưa bị người Hy Lạp chiếm đóng nhưng sau này người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng thì đoàn quân của họ chiếm đóng xứ Hy Lạp mấy trăm năm nên khi đi Hy Lạp, mình nghe người Hy Lạp chửi người Thổ Nhĩ Kỳ như Triều Tiên, Trung Cộng chửi Nhật Bản. 

Sultan Mustafa Sony, trời nóng mà vợ bắt bận đồ để chụp hình Chán Mớ Đời 

Xui của nước này thì hên cho nước khác. Khi quân đội của đế chế Ottoman chiếm đóng Hy Lạp thì dân trí thức của Hy Lạp chạy di tản qua Ý Đại Lợi và được các ông thương buôn ở vùng Toscana Ý Đại Lợi, yêu chuộng. Kiến thức và tư tưởng của các nhà hiền triết Hy Lạp đã giúp họ thành lập một nền văn minh La Mã-Hy Lạp mà ngày nay người ta gọi thời đại Phục Hưng. Xứ Toscana này bổng nhiên sản xuất ra một thế hệ nghệ nhân và trí thức như Michelangelo, Leonardo da Vinci.,… đã giúp Âu châu thoát khỏi sự u mê của thời Trung Cổ. Ngày nay, người ta gọi là chất xám của ngoại quốc rất quan trọng.

Người ta thấy sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, một số trí thức ở âu châu chạy qua Hoa Kỳ, giúp nền văn hoá Hoa Kỳ lên mau và phát triển về nghệ thuật, kỹ thuật như chế tạo bom nguyên tử,… sau vụ Thiên An Môn, Hoa Kỳ đưa tay vớt tất cả tiến sĩ từ Trung Cộng, muốn ở lại hay gần đây, Hoa Kỳ ra luật đặc biệt để chiêu dụ các kỹ sư nga la tư từng làm trong các chương trình nghiên cứu khoa học của nga la tư. Họ có cả danh sách những người được chấp thuận vào Hoa Kỳ nhanh nhất. 

Mình có quen một ông tiến sĩ người Đài Loan, sang Hoa Kỳ học tiến sĩ rồi ở lại, nói bạn bè ông ta, ai có tiến sĩ đề được Hoa Kỳ cho phép ỏ lại. Ông vua semi-conductor của Đài Loan, từng ở lại làm việc cho Hoa Kỳ. Sau đó được Đài Loan cũng cấp tiền bạc để giúp Đài Loan trở thành một cường quốc về seminar-conductor. Nay Hoa Kỳ cho phép công ty này thành lập một chi nhánh sản xuất seminar-conductor tại San Antonio, Texas.

Thời sinh viên mình bị bắt phải nghiên cứu mấy cái Passage bán đồ ở Paris, nay mới biết là kiến trúc sư pháp bị ảnh hưởng bởi các chợ (bazar) của Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đây đẹp hơn vì khí hậu nên xây cất vơi mấy chòm cao và đẹp.

Đến Istanbul vì địa điểm này rất có nhiều di tích lịch sử của thế giới. Thành phố này được chia làm hai bởi một cái eo biển, mang tên Bosphorous. Một bên thuộc về Châu Âu và một bên thuộc về Châu Á. Đó là về địa chính trị và kinh tế, buôn bán từ mấy ngàn năm qua. Các cuộc thập tự chinh đều đi qua vùng này để đến thánh địa Jerusalem.

Mấy cửa hàng bán đồ gia vị và kẹo mức cua họ rất nổi tiếng. Mình đang cử ăn đồ ngọt nên không dám thử.

Lúc đầu được người Hy Lạp chiếm đóng, sau đó thuộc về đế chế La Mã. Một ngày đẹp trời, hoàng đế la mã tên Constantin, dời thủ đô từ La Mã đến đây, và đặt tên thủ đô mới của đế chế là Constaninopolis (thành phố constantin). Ông hoàng đế này có công rất lớn với Thiên CHúa Giáo. Lý do ông ta trở về đạo Thiên CHúa, và cho xây ngôi thánh đường ở đây, được xem là thánh đường Thiên CHúa Giáo đầu tiền lớn nhất của Thiên CHúa giáo. Từ đó dân chúng của đế chế theo đạo này rất đông và đến nay. Hình như vợ ông ta theo đạo này và bắt ông ta trở về đạo.

Sau này Thiên Chúa Giáo có sự bất đồng nên được chia thành hai giáo phái, một ở Vatican và một được xem là thiên chúa giáo chính thống. Có nhiều nguyên nhân lắm như đế chế La MÃ rộng lớn nên bị chia cắt tùm lum.

Đến thời hoàng đế Justinian I thì thủ đô này được đưa đến điểm cao nhất, được xem là một trong những thành phố đông dân cư nhất thời ấy, nghe nói đâu 700,000 người. Ngày nay thì dân số ở đây lên đến 20 triệu người. Lái xe trong thành phố là một ác mộng. Hôm từ phi trường đến khách sạn, nóng nực mà xe kẹt như điên, đường xá nhỏ, nên cuối cùng đành bỏ xe, kéo hành lý đến khách sạn cho nhanh.

 Đến thế kỷ 15 thì thành phố này bị người Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và chiếm đóng. Netflix có chiếu bộ phim kể về ông Mehmet the conqueror này. Hôm qua đi thuyền vòng vòng ở vùng này, mình có xem cứ điểm này, nơi mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phá vỡ vòng tuyến của người thiên chúa giáo, khởi đầu cho đế chế Ottoman.

Hôm kia đi viếng thánh đường Hagia Sophia, được xây cất bởi người thiên chúa giáo nhưng khi người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, họ không cho phá vỡ, chỉ trét thạch cao lên mấy tác phẩm ca ngợi Chúa Giê Su,.. và gắn lên đó các ghi khắc, điều răng của đạo Hồi Giáo. Người Thổ Nhĩ Kỳ trước kia là một nhóm người du mục ở Tây Á, rồi đến vùng này theo đạo Hồi Giáo. Người ta tìm thấy tiếng Thổ Nhĩ Kỳ gần gần giống tiếng của xứ Phần Lan. Rảnh mình sẽ kể vụ này, khá lạ.

Thế kỷ 20 khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, cho tu bổ lại thánh đường mới khám phá ra sau lớp thạch cao nhưng hình ảnh ca người CHúa Giê Su khi xưa bởi các con chiên Thiên Chúa Giáo. Cho thấy cái khôn ngoan của người lãnh tụ có viễn kiến. Thường kẻ thắng cuộc đều đập phá bỏ những tàn tích của chế độ cũ, rồi không biết xây lại cái gì để ca ngợi những tượng anh hừng vớ vẩn, tốn tiền thuế của dân. Lính Taliban đã cho phá vỡ các tượng Phật được khắc trong vách núi khiến cả thế giới lên án, ghê tởm cho sự ngu muội của kẻ thắng cuộc, cuồng tín, say mê chiến thắng.

Mình có đi viếng một thánh đường hồi giáo mang tên Giáo đường Xanh vì trang trí bên trong khá đậm màu xanh da trời. Chỉ tiếc là họ đang tu bổ lại nên chỉ thấy cái chòm còn ngoài ra chả có gì. Nghe kể là ông vua nào, quên tên, muốn xây một thánh đường mang tên ông ta để có chân trong lịch sử nhưng người dân không đến đây cầu nguyện nên để câu Like, ông ta kiếm mấy di tích lịch sử về hồi giáo đem để trong đó khiến dân tò mò đến cầu nguyện. Sau đó ông ta bị ép phải trả lại mấy di tích lịch sử đã đánh cắp.

Tương tự, ông Erdogan lãnh tụ, cầm quyền ngày nay cũng làm một ngôi thánh đường hồi giáo trên đồi hoành tráng lắm bên phía Châu Á thì không có thằng thổ nào đến đi lễ, cầu nguyện ở đây. Chán Mớ Đời 

Trong khách sạn thấy họ làm cái hồ nước, với những giọt mưa và nhiều con mắt khiến mình tò mò. Ra chợ cũng thấy bán đầy thêm thằng con không biết ai nói, đòi đi mua cho bằng được. Nó có thằng bạn quen, khi đi viếng Đức quốc, kể cho nó nghe. Tò mò hỏi thì mới biết, con mắt này được người dân Hy Lạp, tin là các hung thần, ác quỷ nhìn chúng ta sẽ hại chúng ta nên họ hay đeo con mắt Ác Quỷ, để khi ác quỷ nhìn thấy con mắt này thì sợ tránh xa. Có lẻ theo truyền thuyết về Medusa. Cái này hình như mình đã kể vụ này khi kể về Hy Lạp.

Con mắt ác quỷ, như cái hình bát quái được treo trước cửa nhà người Việt hay người Tàu được bán cho du khách như điên.

Có cô tài tử Mỹ đen, lấy con trai của công nương Diana, đeo con mắt này nên mọi người đều bắt chước đeo như điên. Đi đâu cũng thấy bán dù không phải ở Hy Lạp. Chán Mớ Đời   

(Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Dubai #2

 Mình nhớ trong phim Lawrence of Arabia của đạo diễn David Lean, có đoạn Omar Sharif, bắn chết một người khát nước, múc nước từ giếng của ông ta trong sa mạc. Phim này, mình xem không biết bao nhiêu lần, từ bên tây, đến Thuỵ Sĩ, đến bên Ý Đại Lợi, đến khi qua Anh quốc làm việc rồi qua mỹ xem đi xem lại. Khiến mình muốn viếng thăm một lần để cho thoả tính tò mò nhất là đế chế Ottoman. Mình hiện đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, trung tâm của đế chế Ottoman một thời.

Khi thấy Omar Sharif bắn chết người múc nước trộm của ông ta trong sa mạc, mình kêu sao ông này tàn ác thế. Trong sa mạc, người ta cần nước thì cho người ta nước như giúp họ trong cơn đói khát. Khi viếng thăm Dubai và Abu Dabhi thì mới giác ngộ cách mạng là trong sa mạc, nước còn quý hơn vàng nên người ta phải giữ nó còn hơn vàng bạc, châu báu. Không có nước thì sẽ chết. Cuộc đời họ gần với lạc đà vì lạc đà có khả năng tìm được nước ở rất xa như phụ nữ đánh hơi đâu là shopping mall.

 Họ có làm chỗ Marina, gần toà nhà cao nhất thế giới. Họ làm Show nước như ở Las Vegas, sòng bài Bellagio. Phun lên được 4 phút rồi ngưng khiến thiên hạ thất vọng. Ở Bellagio, xem đã con mắt nhất là ở trong phòng nhìn ra nghe nhạc phê không thể tả. Đây thì Chán Mớ Đời.

Mẹ già trước khu nghỉ dưỡng Atlantis, trên đảo Cọ, bên phải là xe điện trên không. Atlantis đây nghe nói đẹp lắm, giá phòng từ $500 đến $20,000 một đêm. Kinh 

Người ả rập rất nóng tính vì ở sa mạc khô cằn. Đồng chí gái cứ chửi bới kêu họ đàn áp phụ nữ, chỉ bận đồ đen khi ra đường. Mình thấy tốt, đỡ tốn tiền mua sắm trang phục. Sa mạc ít người nên lâu lâu có người lạ đến gặp, đàn ông họ muốn bảo vệ phụ nữ của họ, vợ và con gái nên phải khắc khe, che mặt mũi vì thiếu phụ nữ, họ có thể làm càng như hai ông thần nào từ Việt Nam, qua Tây Ban Nha nổi máu dê, làm càng. Nếu xét về địa dư, sa mạc thì mới hiểu lý do tại sao người ở sa mạc lại phải theo những tục lệ cổ truyền, phụ nữ ở nhà, bận đồ đen,..

Chúng ta sống trong một nền văn hoá tây phương nên dễ lên án họ như mình đã từng xem Omar Sharif quá độc ác, tàn bạo. Trong sa mạc, không ai giúp chúng ta, đơn độc nên phải ra tay trước, nghi ngờ mọi người, bảo vệ tài sản. Ít người nên lỡ ai tấn công, cướp của của chúng ta thì không có ai cứu giúp. Ra đứng giữa sa mạc thì mới cảm nhận được sự cô đơn và sự khắc nghiệt của môi trường ở đây.

Trong 7 vương quốc của vùng này, Dubai thực thi chính sách phát triển, không nhờ vào đầu hoả của mình. Họ muốn tạo dựng một Tân Gia Ba, một Hương Cảng của Trung Đông nên sử dụng hải cảng của họ để thu hút buôn bán trong vùng và quốc tế.

Thêm họ phát triển về ngành du lịch một cách sáng tạo. Cái gì họ cũng muốn làm hơn thế giới, toà nhà chọc trời cao nhất thế giới, marina dài nhất thế giới, .. để thu hút du khách. Vấn đề là sự phát triển của họ như Las Vegas, không có sự kết nối về lịch sử của quốc gia họ. Đến đây mình chỉ thấy một thành phố lớn như Las Vegas như ở tỷ lệ xích to lớn hơn trong sa mạc. Kiến trúc rất đẹp nhưng vẫn không lôi cuốn, không cảm nhận được cái hồn, lịch sử hình thành của thành phố này.

Dưới thời đế chế Ottoman, các tiểu vương quốc này, chỉ là những bộ lạc ăn cướp các thương buôn đi qua sa mạc. Sau nhờ điệp viên của Anh quốc, muốn lật đổ chế Ottoman nên trang bị súng ống cho các đám cướp này, được thể hiện rõ nhất trong phim Lawrence of Arabia, qua vai trò của ông Anthony Quinn. Từ đó, các tướng cướp được biến thành các vua dưới sự cai trị của đế chế Anh quốc, và được trao trả độc lập năm 1971. 

Họ tìm ra được dầu hoả nên trở thành giàu có nhưng không có óc phát triển tốt, cứ làm cho đẹp để khoe và tìm cách đàn áp chống đối. Ngày nay họ hơi hận Tây phương nên bắt đầu làm khó dễ, không dễ sai bảo như trước. Do dó mà Hoa Kỳ phải đổ bộ, chiếm đóng Iraq để bảo đảm năng lượng cho nước họ. Kissinger từng tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng chiếm đóng trung đông để bảo vệ quyền sử dụng dầu khí.

Qua vụ Putin đánh Ukraine, Saudi đã mua dầu khí của Putin để bán lại cho Hoa Kỳ và âu châu nên cuộc cấm vận về năng lượng xem như nơ pa. Putin kiếm thêm tiền, đồng Ruble lên giá cao hơn mỹ kim trước cuộc chiến và đang tìm cách bán dầu, đổi thực phẩm bằng tiền ruble. Chán Mớ Đời 

Do đó mà nay tây phương gia tăng cung cấp vũ khí mới cho Ukraine để làm Putin kiệt quệ nhưng không biết dân âu châu đã quen sung sướng có thể chịu đựng được không vào mùa đông này.

Đại gia đình đang tạo dáng

Mình có ghé thăm một trung tâm giải trí mang tên Ferrari, được xem là to lớn và nhanh nhất thế giới nhưng nhìn xung quanh, không có gì hết ngoài sa mạc. Con mình cũng thấy chả có gì thu hút cả vì ở Hoa Kỳ đều có, có lẻ nhỏ hơn một tị nhưng các giàu tí về văn hoá nghệ thuật để du khách có thể tìm hiểu thêm rất hạn chế. Có thể có đâu đó nhưng mình tìm không ra.

Nếu trong tương lai, vùng vịnh có đánh nhau, có một tàu lớn bị đánh chìm ngay vịnh, không ai có thể vào hải cảng của Dubai để làm ăn, buôn bán hay đi du lịch thì xứ Dubai sẽ gặp vấn đề. Tưởng tượng như mùa covid vừa qua, bổng nhiên 90% dân Nhập cư lao động bị thất nghiệp, xứ này sẽ gặp vấn đề.

Thánh đường hồi giáo ở Abu Dabhi rất uy nghi, đẹp
Thấy sân toàn làm bằng đá Cẩm thạch có vẽ hoa trên. Quá đẹp

Mình thích kiến trúc của Dubai vì mới mẻ không bị gò bó như ở các xứ phương tây hay Hoa Kỳ. Có lẻ ấn tượng nhất trong chuyến đi ở vùng trung đông lần này là thánh đường Hồi Giáo ở Abu Dabhi. Xứ láng giềng của Dubai, hơi khắc khe hơn, ít cởi mỡ hơn Dubai. Đi viếng ngôi thánh đường hồi giáo to lớn nhất trung đông và tốn tiền nhiều nhất với đá Cẩm thạch và trét vàng. Quá đẹp! Chỉ tiếc là không có thì giờ để vẽ lại cảm tưởng của mình.

Người tây phương hơi chế diễu kiến trúc đạo hồi về các “dôme” tròn là củ hành nhưng trên thực tế là do người la mã tạo ra trước, sau này người hồi giáo chiếm được. Họ thông minh, thay vì đạp phá bỏ những tàn tích của chế độ cũ, họ cứ dùng lấy, thay đổi một tí như thánh đường Agia Sophia tại Istanbul. Tương tự các đoàn quân Mông Cổ chiếm đóng Tử Cấm Thành, thay vì phá tan hết các tàn tích của chế độ nhà Minh, họ vẫn tiếp tục sử dụng nên các di tích lịch sử ấy vẫn tồn tại đến ngày nay.

Các đoàn quân chiến thắng trong lịch sử, đạp phá bỏ những tài sản của nước họ chiếm đóng, thường tan vỡ sau đó. Họ không có viễn kiến, thay vì tàn phá, họ dựa vào đó để khỏi phải xây lại. Như ông vua Mehmet, khi đánh chiếm được thành phố Constanopolis của chế độ thiên chúa giáo, ông ta không cho đập phá ngôi thánh đường Agia Sophia, vẫn tiếp tục sử dụng như một thánh đường hồi giáo. Ông ta vẫn sử dụng các toà nhà kiến trúc, hệ thống dẫn thuỷ của người la mã để tạo dựng nên đế chế Ottoman sau này.

Mình ở Istanbul 4 ngày với mấy đứa con, ngày mai sẽ lên đường viếng khắp nơi của xứ Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Istanbul, cho thấy qua bao nhiêu triều đại, các Bazzar đều có từ đời xưa với bao nhiêu thăng trầm lịch sử của dân vùng bị chuyển từ thiên chúa giáo đến hỒi giáo rồi ngày nay, dân tình cũng bớt tin vào đáng Allah. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn  

Dubai #3

 Đi chuyến này, rất vui gặp lại gia đình. Thấy bà cụ cứ cười hoài, lại bận quần thủng đáy, xách bóp đầm đi nghênh ngang ở xứ người. Xứ này nóng như lò lửa vào mùa hè. Vào nhà thì lạnh, lên xe cũng lạnh mà bước ra khỏi cửa là nóng phừng phục như vào lò lửa. Chương trình có cho cả nhà đi chơi thể thao mùa đông.

Vào đến nơi thì mọi người bổng nhiên biến mất, ai nấy lo thân họ hay con của họ, còn lại mình và bà cụ. Mình đi lấy giày và áo quần mùa đông rồi bận cho bà cụ. Cuộc đời thấy lạ, khi xưa, còn bé thì mẹ mình bận áo quần cho mình, nay về già thì mình lại làm công việc đó lại cho mẹ. Cuộc đời quay vòng vòng.

Con gái làm dáng trong sa mạc không người. Chán Mớ Đời 

Khi bận áo quần cho mẹ, bổng nhiên cảm thấy hạnh phúc, sung sướng vì bằng tuổi mình, vẫn còn mẹ để chăm sóc, dù có vài ngày ngắn ngủi. Có lẻ ở xa nên mình cảm thấy sung sướng khi gần mẹ vài ngày, ở gần chắc ít có cảm giác này. Sau đó mình dẫn mẹ vào khu vực lạnh. Hình như ban tổ chức cố ý vì họ đưa quần ấm nhưng găng tay và áo không đủ ấm để thiên hạ bị lạnh nên chạy ra sớm, để chỗ cho người khác.

Cháu từ Việt Nam, lần đầu tiên đi chơi trượt tuyết. Con mình và cháu ở ngoại quốc không đeo khẩu trang, cho thấy sự tương phản văn hoá.

Mình bận đồ ấm vào xong thì thấy người em rể, Tóc Gió Thôi Bay dẫn bà cụ ra, kêu lạnh. Sau đó đi vào thì thấy một cái đồi nhỏ, được thiết bị như ở các nơi trượt tuyết ở âu châu hay Hoa Kỳ. Họ làm tuyết nhân tạo để mọi người có thể chơi trượt tuyết, đủ trò,… nhìn mấy đứa cháu ở Việt Nam, chưa bao giờ chứng kiến cái lạnh hay tuyết chơi đùa trong giá lạnh khiến mình vui lây. Ngay mấy đứa ở tây hay Phila, chắc chưa được đi trượt tuyết như con mình, cũng vui đùa. Con mình cũng chạy vào chơi với mấy đứa em cô cậu hay chú bác. Không khí rất vui, chúng chỉ tiếc là không được chơi thêm vì hướng dẫn viên kêu lên xe.

Chương trình sau ăn sáng là đi tham quan mấy nơi để chụp hình, tạo dáng rồi ghé tiệm ăn. Công ty du lịch liên kết với mấy khách sạn như Novotel để cả nhà mình ăn buffet ở khách sạn khá ổn. Ít du khách, có việc làm cho đầu bếp và phục vụ viên. Ăn xong thì cả nhà về khách sạn nghỉ ngơi, đến 4 giờ chiều mới đi chơi để tránh cái nóng. Thật ra các chương trình đến từ Việt Nam thì chạy sô từ sáng đến chiều tối, ăn xong mới được trả về khách sạn.

Gia đình mình có bà cụ nên thêm một ngày để trưa cho mọi người về khách sạn ngủ nghỉ ngơi, chớ chạy sô kiểu đi tour là mệt cho bà cụ. May mình dặn cô em là chỉ dành cho gia đình thôi, không có du khách khác nên hướng dẫn viên có thể du di, không phải chạy theo thời gian của chương trình .

Mẹ già đeo khăn trong sa mạc.

Chiều thì 5 xe SUV mỹ đến chở cả nhà đi vào sa mạc của tiểu vương quốc bên cạnh. Trước đó thì họ ngừng ở một nơi để lùa du khách vào mua sắm đủ trò. Mình mua khăn cho bà cụ và cô em để trùm đầu như các phụ nữ hồi giáo.

Sau đó tài xế xì bánh xe để chạy trên cát. Họ mở nhạc ả rập rồi chạy lên đồi cát, nghiêng qua nghiêng lại, leo đồi xuống đồi khiến cô cháu tuy ở mỹ, lo sợ nắm cái ghế cứng ngắt, đến khi xe ngừng thì tay không mở ra được. Nghe kể mấy xe khác, có một chú em rể ói nôn, hai cô em khác cũng ói khiến tài xế, lật đật dừng xe. Nói chung gia đình mình thì có vấn đề ngồi xe. Lần nào về Việt Nam mà đi chơi chung là có vụ này. Đi xe buýt cũng vậy. Cứ đi về Phan Rang, Mũi Né hay Nhà Trang là mấy cô em hay cháu ói lên ói xuống.

Gia đình tạo dáng trong sa mạc trong khi có mấy cô em gái, cháu, và em rể đang nôn ói, rên hừ hừ trong xe. Chán Mớ Đời 
Thằng con kêu là giấc mơ cởi lạc đà trong sa mạc được toại nguyện

Hôm chạy ra sa mạc đua xe trên các đồn cát khiến con cháu vui thêm đi ngựa, cởi lạc đà, chụp hình. Mình thấy mấy đứa cháu đứng nhìn thiên hạ cởi lạc đà thèm thuồng nên mình kêu leo lên đi, cậu sơn trả tiền cho. Đứa nào cũng được cởi lạc đà chụp hình, thấy thương. Con mình thì có đầy đủ còn cháu ở Việt Nam thì hơi bị eo hẹp, không được trải nghiệm như ở Hoa Kỳ.

Nhớ lần đầu tiên cả nhà đi Nha Trang, cô em kêu anh sơn cho đi như vậy giúp tụi em trải nghiệm được chút văn minh. Vào khách sạn sang, cả nhà không biết bật đèn ở đâu vì chưa cắm cái thẻ chìa khoá vào để mở điện nên cả nhà cứ loay hoay mò trong bóng tối để tìm công-tắc khác. Vào Vin Pearl, đi trên không, qua biển để vào đảo rồi sau đó được đi chơi đủ thứ khiến mấy đứa chau vui không tả. 

Cởi lạc đà, chụp ảnh xong thì tài xế chở về xứ Dubai, được đưa vào một trung tâm giải trí. Tại đây có màn cởi ngựa và lạc đà. Cởi lạc đà thì 25 dirham nhưng trả giá thì còn 20. Có màn đi miễn phí nhưng rất ngắn để họ chụp bán với giá 100 dirham. Mình cho mấy đứa cháu cởi lạc đà và có thể chụp hình nhiều.

Sau đó thì dẫn vào khu vực ăn uống văn nghệ. Họ có mấy gian hàng bán đồ lưu niệm. Có một bà ngồi vẽ trên tay của mấy đứa cháu gái. Thích thì vẽ hết, trả tiền, còn một ngón để tiếp thị. Sau đó thì đưa vào bàn xung quanh một sân khấu. Du khách bình dân thì được bố trí 3 bên còn nhóm VIP thì một bên. VIP thì có ghế ngồi và bàn, thêm bình hút thuốc ả rập, có bồi phục vụ. Mình đếm có 4 tên Ả rập và một đám phục vụ viên. Nói chung thì có lẻ mùa hè nên ít ai đến Dubai nên ít du khách, không đông lắm.

Cháu mình trong sa mạc

Gia đình mình ngồi đầy bàn, trên mấy cái gối như kiểu ả rập. Thật ra trong nhà họ có mấy cái ghế dài để ngồi ăn hay nằm dài với mấy cái gối để ăn bốc. Đây thì họ cho nĩa để ăn, không phải ăn bốc. Màn trình diễn đầu tiên là một ông nghệ nhân bận đồ có đèn nhấp nháy như giáng sinh, ra tự quay vòng vòng và từ từ cởi quần áo và còn mấy lớp ở dưới. Xem ông ta quay trên sân khấu là mình muốn chống mặt. May quá ông ta ngừng sau 5 phút quay chong chóng.

Mọi người đứng xếp hàng đi lãnh thức ăn. Nói chung thức ăn không ngon lắm, có vài ba món. Chắc chuyến này rẻ nên không thấy hoành tráng lắm.

Sau đó có một cô tóc vàng, nghe nói người Ba Lan sang đây để múa bụng cho người ả rập vì phụ nữ nước sở tại không được làm nghề này. Người ả rập thích tóc vàng nên giúp mấy cô đầm giả ả rập hái tiền nhiều rồi về nước sinh sống. Cô này múa không đẹp lắm nhưng cũng giúp du khách trong sa mạc vổ tay. Ở quận Cam, có mấy tiệm ăn ả rập, lâu lâu mình gai đình hay bạn bè bò lại ăn để nhớ lại những ngày tháng ở bên Ma-rốc, cũng có mấy cô tóc vàng múa bụng nhưng họ có bài bảng hơn cô tóc vàng ở đây.

Sau đó, trong giờ giải lao, phóng thanh loan báo và mọi người hát chúc mừng sinh nhật cho cô cháu từ Đà Lạt. Nếu đi trước một tuần thì dính sinh nhật thằng cháu ở Sàigòn. Cô em út mình đặt cái bánh cho cháu. Con bé may mắn, năm nay được trải nghiệm sinh nhật tại xứ Ả rập với anh chị em cô cậu và chú bác thêm du khách.

Sau đó thì có màn thổi lửa của một ông mình đoán từ Pakistan. Múa lửa đủ trò của nghề xiếc, thì ông ta kêu cô cháu vừa cắt bánh sinh nhật lên để biểu diễn với ông ta. Nhớ ngày đầu tiên, đang ăn sáng cô cháu này đến chào Cậu Sơn, mình hỏi con ai đấy. Vì càng ngày chúng càng lớn, thay đổi nhiều. Thiên hạ vổ tay hoan hô đủ trò thì hết chương trình. Nói chung thì không đặc sắc lắm.

Ban tổ chức cần xem các chương trình văn hoá địa phương của người Mỹ thực hiện để lấy tiền du khách như ở Hạ Uy Di. Mình đi viếng hòn đảo này hai lần, đều phải đi lại để xem vì quá đỉnh hay mấy chương trình khách dành cho du khách ở các tiểu bang khác.

Trên đường về thì tài xế lại phải ghé lại cho bơm bánh xe để chạy trên xa lộ. Em út cháu chắt lại một phen nôn ói. Chán Mớ Đời 

Bà cụ mình, 90 tuổi vẫn vui vẻ không bị gì. Có lẻ được gặp lại con cháu hết nên vui quên đi những nhọc nhằn của tuổi già. Hôm sau sẽ đi Abu Dhabi, một vương quốc bên cạnh cả ngày vì xa.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Dubai 2022

Lần cuối đại gia đình mình họp mặt đông đủ cách đây 7 năm, khi mấy anh em bay từ nhiều nơi trên thế giới về Đà Lạt, để ăn mừng 60 năm lễ thành hôn của ông bà cụ. Sau đó thì đưa ông bà cụ đi tuần trăng mật lần đầu tiên ở Vin Pearl, Nha Trang.


Ông bà cụ mình chưa bao giờ biết tuần trăng mật. Sau đêm tân hôn, ông cụ phải ra đơn vị lại, như bài thơ Màu Tím Hoa Sim, rồi lo bận buôn bán nuôi con nên cả đời bà cụ, không có thời gian đi nghỉ dưỡng. 17 năm ở Việt Nam, chưa bao giờ đi nghỉ dưỡng với gia đình.


Hồi đầu năm, đồng chí gái nói muốn đi Jamaica chơi, mình nhất trí rồi bổng nhiên đồng chí gái nói mời bà cụ và hai cô em và mấy cháu ở hải ngoại đi luôn. Tính tới tính lui, sợ mấy người em ở Việt Nam phân bì, em Việt kiều với em Việt Nam, mình hỏi mấy người em ở Việt Nam muốn đi chơi luôn thì mọi người đều nhất trí. Thế là cái chợ bắt đầu hổn loạn. Người này kêu không đi chỗ kia, em muốn đi chỗ nọ. Chán Mớ Đời 


Mỗi người mỗi ý, người muốn đi Nhật Bản, người muốn đi Ma-rốc, người thì kêu chưa bao giờ đi Phú Quốc trái với dự định lúc đầu đi Jamaica hay Bahamas. Vấn đề là mình muốn hai đứa con tham dự mà mọi người cứ đòi đi xứ ở đâu, phải bay cả ngày trời mà con mình chỉ có 7 ngày phép. Đi lâu thì con mình đi không được vì mới đổi chỗ làm.


Chán Mớ Đời nên mình tính bỏ vụ này, mời bà cụ đi chơi thôi. Mình muốn tổ chức để bà cụ gặp lại con cháu khắp nơi sau 7 năm vắng bóng mà mấy cô em thì có ý khác nên Chán Mớ Đời. May thay cô em út nhà mình, tính tình như bà cụ, rất lanh lợi và ngoại giao, cô ta nói để xem vì covid nên mấy nước, mấy cô chị đòi đi, không cho phép du lịch nhất là với sổ thông hành Việt Nam, bị hạn chế nhiều nước, phải trình tài sản đủ trò để có chiếu khán. Cuối cùng cô em đề nghị Dubai, ai đi thì tham gia còn không thì ở nhà. Thế mới giúp mọi người nhất trí về Dubai.


Mỗi lần mình về Việt Nam, đều mời đại gia đình đi chơi, chỉ có lần cuối, mấy đứa con lớn nên không phải về vào mùa hè, mấy đứa cháu còn đi học. Bao chiếc xe buýt từ Đà Lạt chạy về Mũi Né hay Vin Pearl,…


Cô em nhờ một công ty du lịch có chi nhánh tại Đà Lạt để lo chuyến đi cho cả nhà.

Nói cho ngay, may là công ty Việt Nam chớ ngoại quốc chắc chúng khóc. Nội tìm máy bay để kết nối mọi người ở khác múi giờ trên thế giới để hội tụ lại một nơi khá châm.


Công ty gửi một hướng dẫn viên từ Việt Nam, đem phái đoàn từ Việt Nam qua đến Dubai. Tại Dubai thì họ có hai hướng dẫn viên trụ chốt lâu năm ở đây. Mình đoán là họ làm free lance hay làm cho công ty ở Dubai nên khi có phái đoàn nào từ Việt Nam thì đều ký hợp đồng với hai người này hoặc công ty chủ của họ, để lo việc đưa đón, di chuyển và ăn ở.


Họ đều nói tiếng anh chuẩn nhưng có một chị thì khá hơn, lo thông dịch cho mấy đứa con và cháu Việt kiều. Chị ta làm cho một công ty tại Dubai, có người chủ là gốc Li-băng. Người Việt mình ở Việt Nam tìm cách đi làm ở xứ lạ để có thêm lợi tức, để đầu tư cho mai sau. Anh hướng dẫn viên từ Việt Nam cho biết khi xưa từng là giảng viên đại học nhưng lương thấp quá nên phải chuyển qua ngành du lịch.


Hướng dẫn viên từ Việt Nam, chỉ lo thủ tục nhập cảnh và ngụ chung tại khách sạn để có thể hổ trợ phái đoàn trong thời gian đi chơi. Qua chuyến này, nếu cần mua vé đi chơi ở đâu, có lẻ mình dùng công ty du lịch ở Việt Nam vì họ lấy huê hông rẻ hơn các công ty tại Hoa Kỳ hay trên mạng. Nếu có trục trặc gì thì mình có thể gọi họ được như sáng nay mình check in nhưng không được, nhắn tin cho họ thì họ gọi lại ngay. Gặp công ty mỹ thì phải nghe máy trả lời.


Tiền bạc thì họ kêu chuyển ngân, mình thích trả bằng thẻ tín dụng hơn. Không thành vấn đề. Chuyển ngân thì hai lần, để họ mua vé cho mình và đặt cọc phòng cho mình rồi 2 tuần trước khi đi thì lấy số còn lại. 


Nói cho ngay khi chuyển ngân, thấy số tiền lớn mình cũng ớn nhưng thôi nhắm mắt để bà cụ có niềm vui, gặp lại con cháu một lúc vì nay đã 90 tuổi thì không biết bao giờ có thể làm được. Sau này có giàu có đi nữa, muốn tổ chức cũng không được, lại bolero đổi thiên thu để lấy nụ cười của mẹ. Chán Mớ Đời 


Đến phi trường, họ có người đón ở phi trường, một ông người gốc Ai Cập, cứ trực ở phi trường, rồi lần lần mọi thành viên của phái đoàn đến thì ông ta liên lạc qua Whatsapp, đón ở cổng ra, và kêu xe chở về khách sạn. Hình như người Pakistan lái xe nhiều nhất vì đi xe buýt cũng Pakistan, đi taxi cũng vậy.


Ngay ở phi trường là đã thấy mấy cô bán hàng các chung cư cao ốc, hỏi số Whatsapp để họ cho đi xem chung cư mới để mua. Cô nào cô nấy xinh như tây. 


Mình hỏi ông Ai Cập thì được biết giá tiền và hỏi nếu mình muốn thì hắn dẫn đi xem mấy chỗ mua mà có thể có giấy tờ kiểu thẻ xanh ở Hoa Kỳ, có thể ở đây đến cuối đời. Thấy cái nóng oai bức là ớn da gà. Đi đâu cũng thấy Cali là số 1. Thật ra đi Dubai một lần, chớ không trở lại.


Tại đây thì có hướng dẫn viên của đoàn túc trực nên cũng khỏe. Có lẻ người Việt ít quen đi xa nên cần nhiều khâu như vậy, chớ có thể bớt nhiều chặng, giảm tiền cho khách hàng.


Về khách sạn vừa lấy phòng xong, chưa kịp tắm rữa sau 15 tiếng bay từ Cali, mấy cô em gõ cửa rồi chạy vào đấu tố. Cô thì hỏi tại sao như thế này, cô khác tại sao như kia. Thú thật mình không biết có bao nhiêu người em. Mỗi lần nhắc đến là phải đếm bằng đầu ngón tay vì có hai cô em sinh sau khi mình đi Tây. Thêm có hai người đã qua đời nên cứ lộn. Chán Mớ Đời 


Sáng hôm sau, ăn sáng mới gặp bà cụ và toàn thể đại gia đình. Mấy đứa cháu đông như quân NGuyên, 4 năm nay mới gặp lại nên đứa nào cũng lớn hết. Có đứa đến chào cậu Sơn, mình hỏi lại con ai đây? Chán Mớ Đời 


Chương trình ăn sáng xong là đi viếng toà nhà cao nhất thế giới Burj Khabila. Tên ông vua hàng xóm, đã cứu giúp khi Dubai xây cất toà nhà này, hết tiền khi bị khủng hoảng kinh tế năm 2008. May là ông anh vợ, vua của xứ Abu Dabhi, nghe em gái tỉ tê nên viện trợ tiền để làm cho xong dự án.

Đại gia đình tại Dubai. Nói thật mình cũng không biết bao nhiêu người có mặt trong chuyến đi

Cao nhất thế giới là nhờ cái cột thu lôi, cao ngất ngây con tàu đi. Chỉ có 125 tầng, đi thang máy thì êm ru bà rù không như mấy thang máy tại New York. Cái may là bà cụ thích đi, tò mò, cái gì cũng muốn thăm viếng nên lên đỉnh, chụp cho mẹ ít tấm tạo dáng. Thấy bà cụ lần đầu tiên trong đời bận váy, ở quê mình gọi là quần thủng đáy. Hóa ra mấy cô em đang hiện đại hoá trang phục của bà cụ.

Mẹ già được tây hoá trên ngọn tháp cao nhất thế giới

 Sau đó thì đi xem cái Marina nhân tạo dài mấy cây số. Trời nóng quá nên không thấy ai cả. Tàu bè thì đậu như làm kiểng vì không thấy ai chạy. Có thể tối khi bớt nóng. Mình đến viếng cái đảo hình cây chà là, Việt Nam kêu đảo cọ, có lẻ thấy giống cái cọ để sơn. Khu nghỉ dưỡng Atlantis, thành phố ở dưới biển, nghe nói mỗi đêm từ $500 đến $20,000 khiến mình thất kinh. Chỉ thấy trên bãi biển nhân tạo, 3 người đang đứng, không dám tắm vì nóng quá độ.


Vấn đề là mấy đảo nhân tạo này, mỗi năm đều bị lún xuống mấy milimét nên họ phải bỏ dỡ các công trình mới. Nhà cửa ở đây rẻ nhất là 2 triệu cho đến 5 triệu, không lớn lắm. Nói cho ngay , các người ả rập hàng xóm, có tiền nhưng không biết làm gì ở nước họ, bị chế độ hồi giáo hơi cực đoan, cấm đủ trò nên mua nhà cửa ở đây, cuối tuần bay về để ăn chơi, uống rượu, trước khi lên thiên đàng gặp 72 trinh nữ, đã được phục chế, vá lại màn trình. Chán Mớ Đời 


Nói chung thì mình có cảm tưởng Dubai là một Las Vegas nhưng to rộng hơn, chỉ sống về du lịch. Khác là không có sòng bài. Nếu có sòng bài thì chắc thiên hạ về đây còn đông hơn. Thêm không có người Mễ, ngược lại chỉ toàn là người á châu.


Người ta tiếp thị Dubai, khiến mình tưởng là khắp nơi đều có xe Ferrari chạy đầy đường. Thật ra chỉ có một khu tập trung những tên giàu có, không biết gì chơi nên mua xe để tối tối bò đến khu vực này để tạo dáng khoe xe khủng. Phụ nữ không ra đường, đàn ông không được dê gái thì chỉ biết đua tốc độ.

Dân số tại các vương quốc Ả Rập, 90% là người ngoại quốc đến làm việc, phục dịch cho người chính quốc.

 Hôm nay là ngày đầu tiên đi thăm viếng Dubai, 1 trong 7 tiểu vương quốc thuốc Liên Hiệp Tiểu Vương Ả Rập.  7 tiểu vương quốc này gồm Abu Dabhi, Sharjah, Oman, Ajman, Ras Al  Khaimah, Dubai, được thành lập vào năm 1971 sau khi được người Anh quốc trao trả nền độc lập. Nói chung thì kiến trúc và đường xá rất to rộng. Có thể xem là thành Phố Las Vegas to rộng hơn và đẹp hơn nhiều. Việc đầu tiên mình nhận thấy là Đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Lý do là đàn ông ngoại quốc nhiều hơn phụ nữ, rời quê hương họ đến đây kiếm công ăn việc làm để nuôi sống gia đình họ. Người Ấn Độ đông nhất rồi đến Pakistan, Bangladesh, Ai Cập, tầu,… phụ nữ thì đa số đến từ Phi Luật tân, tàu.

Các tiểu vương thống nhất này có trên 10 triệu người nhưng đàn ông chiếm 68% (7 triệu người) và phụ nữ chiếm 32% (3 triệu người). Riêng Dubai thì có trên 3 triệu người. Vấn đề là chỉ có 10% là người dân mang quốc tịch của các tiểu vương này còn 90% kia là dân ngoại quốc đến đây lao động, phục vụ cho người bản xứ và không được nhập tịch.

Sáng đi thăm ngôi nhà cao nhất thế giới Burj Khabila. Thật ra chỉ có 125 tầng nhưng cái cây thu lôi cao mút chỉ trời xanh. Toà nhà này đang được xây cất thì kinh tế suy thoái toàn cầu đến, may thay nước láng giềng là Abu Dabhi, có ông vua là anh vợ nên bồi dưỡng thêm tiền để xây xong nên em rể đặt tên là người anh khả kinh cho toà nhà này. Có dịp mình kể vụ này.

Đi tháng máy lên lầu 124 mà nhẹ nhàng không cảm thấy bị kéo lên như ở các toà nhà ở New York hay Chicago. Chắc họ chế cách nào, chắc khi nào rảnh mình sẽ lục tài liệu vì có nghe nói nhưng quên rồi. (Còn tiếp)

Mình đang ở Thổ Nhĩ Kỳ nên sẽ từ từ kể tiếp.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Phá ngục Bastille 1789


Hôm trước, có người imeo nói là đọc bài 14 Juillet của mình, giúp nhớ lại những gì ông thầy tây dạy về cuộc cách mạng Pháp và hỏi ngày 13/7/1789 là ngày họ phá ngục Versailles phải không. Mình nói ngục Bastille chớ còn bỏ tù ở lâu đài Versailles thì mình xin đi tiên phong vào tù. Nhân dân thành Paris vào nhà tù Bastille, giải cứu tù nhân ngày 14/7 nhưng chỉ có 7 tù phạm ở trong. Lý do dân nổi loạn vào ngục Bastille, không phải để giải thoát tù phạm mà để lấy súng ống và thuốc súng hầu chống trả lại lính của triều đình đang bao vây thủ đô. Ngày 14/7 được xem là ngày đầu tiên cho cuộc đời mới, một kỹ nguyên mới.

Một trong những nguyên do chính của cuộc cách mạng ở Pháp là khủng hoảng tài chánh khởi đầu bằng cuộc chiến dành độc lập của 13 tiểu bang thuộc địa Anh quốc ở Châu Mỹ, khiến trên 50,000 loyalist, người gốc Pháp bị trục xuất khỏi vùng Quebec tại Gia-nã-đại, trong số 90,000 dân cư nói tiếng Pháp, buộc lòng nước Pháp phải tham chiến, giúp đỡ 13 thuộc địa của Anh Quốc. Có lẻ vì vậy mà ngày nay dân francophone ở Gia Nã Đại ít hơn dân nói tiếng Anh. Cuộc khủng hoảng tài chánh kéo dài, thêm giới trưởng giả lên án những đặc ân dành cho thành phần quý tộc, họ hàng với vua và nhà thờ được miễn thuế trong khi Tiers état bao gồm 97% dân số lại bị đánh thuế nặng.

Từ khi Đặng Tiểu Bình cho TQ đổi mới, dùng kinh tế thị trường là ngọn đuốc cách mạng thì ngày nay, giới đại gia, trung lưu là giới làm nên chuyện, cải tổ đất nước nên người ta lo ngại là giai cấp này sẽ đòi hỏi thêm quyền tự do, chia sẻ chính trị vì bao nhiêu quyền lợi, chính trị đều nằm trong tay các đảng viên. Nếu có cuộc khủng hoảng kinh tế ở TQ thì giới trung lưu sẽ lên tiếng đòi hỏi quyền lợi của họ trong tay của nhà cầm quyền. Người ta lo ngại 14/7/1789 sẽ xẩy ra tại TQ nếu có cuộc khủng hoảng kinh tế. Gần đây, các nhân vật được ái mộ ở Trung Cộng, như Jack Ma,…bị chính quyền làm khó dễ.

 Nhà vua hay giai cấp quý tộc, có đất đai nhiều nhưng không phải đóng thuế. Họ cho thuê đất để các nông dân cầy cấy rồi đóng tiền cho họ. Thiên chúa giáo được xem là quốc giáo, được miễn thuế dù nhà thờ có nhiều đất đai để canh tác và cho thuê. Đức Hồng Y Richelieu, "l' Éminence rouge" rất nổi tiếng, ông được xem một thời, người cai trị của nước Pháp. Mình điên đầu về ông này, thầy giảng mà chả hiểu gì cả, tại sao ông cha lại làm thủ tướng cho vua Louis 13. Sau này coi phim 3 chàng ngự lâm pháo thủ của Alexandre Dumas thì mới hiểu đôi chút, lý do người ta không muốn tôn giáo và chính trị đi đôi với nhau.

 Nước Pháp được xem là mạnh nhất Âu Châu vào thế kỷ 18, bắt đầu thời cai trị của vua Louis 14, tây hay gọi "Le roi du soleil". Nghe kể không biết có đúng không là trời mưa mà ông ta bước ra là tạnh. Ông ta cai trị theo chính thể Quân chủ tuyệt đối ( monarchie absolue). Ông ta dời cả gia đình và triều đình về cung điện Versailles, cách Paris độ 20 km thay vì ở Palais Royal, cạnh vườn Tuileries ở Paris. Có lẻ vì lẻ đó mà mấy ông vua sau này không biết đến tình hình sinh sống của dân chúng ở Paris, như hoàng hậu Marie Antoinette ở chổ hoang vắng, miền quê nên chán, chơi trò cô bé chăn cừu, cho xây dựng mấy chuồng dê để mỗi ngày bà ta vắt sữa,..., theo phong trào lãng mạn của thời đó.

 Nhớ hồi học trường tây thì ông tây có dạy về Jean Jacques Rousseau, Diderot, Voltaire,.., những người khai sáng cho thế kỷ ánh sáng của nền văn hoá Pháp với tinh thần cartésien. Mình có viếng thăm mấy cung điện của vua chúa của Anh, Pháp, Áo-Hung Gia Lợi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,..., nhưng phải công nhận điện Versailles do mấy kiến trúc sư danh tiếng Le Notre, Le Vau,..., vẽ theo tinh thần cartésien rất là đẹp. Năm thứ 3, mình hay ghé lại đây mỗi tuần để vẽ, nghiên cứu kiến trúc của lâu đài này.

 Mình không nhớ nhiều hay hiểu rõ sau khi đọc cuốn Contrat Social mà ông tây bắt cả lớp mua ở tiệm sách Hoà Bình, chỉ nhớ tra tự điển Larousse mệt thở, nhớ mang máng là phong trào văn hoá được gọi Ánh Sáng (Lumière) tạo nên một trường phái lãng mạn khiến các nhà trí thức mơ đến một xã hội khác, đẹp hơn qua các bài thơ của Lamartine,..., dựa trên căn bản quyền làm người, tự do và bình đẳng đưa đến cuộc cách mạng dành độc lập của Hoà Kỳ và cuộc cách mạng tại Pháp....

 Trước 1945, các nhà trí thức của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi phong trào lãng mạn nên ta thấy xuất hiện những tác phẩm như Thiên Thai của Văn Cao, Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong,..., đã nói lên ảnh hưởng của thanh niên thời ấy vì thế mới có 13 vị anh hùng Yên Bái bị chém đầu mà gần đây mình có xem được hình ảnh lính Tây chém, bêu đầu ngoài chợ. Các thanh niên tham gia các phong trào cách mạng để chống Pháp, dành độc lập. Khi có óc lãng mạn thì con người mới mơ tưởng đến một cái gì xa xa là lạ, một xã hội bình đẳng,... Thanh niênthời mình học đại học rất mê Che Guevarra, vì ông ta từ khước cuộc đời trưởng giả, bỏ học y khoa để đi làm cách mạng khắp nơi. Gieo chết chóc khắp nơi, tôn sùng bạo lực cách mạng.

 Các giới trưởng giả bị đánh thuế nặng để vua giúp đỡ 13 thuộc địa Hoa Kỳ đánh Anh Quốc dành độc lập mà ta nhận thấy tướng Lafayette có mặt tại Châu Mỹ. Người ta kể có trên 8,000 cuộc bạo động bởi nông dân vào thập niên 1780. Ông  Necker, tổng giám đốc tài chánh của nhà vua trình bày tình hình ngân quỹ quốc gia: thâu thuế được 503 triệu cân Anh, chi tiêu mất 620 triệu cân Anh trong đó có đến 310 triệu để trả nợ. Dân chúng lên án khi được biết nhà vua tiêu trên 31 triệu vào các cuộc ăn chơi, xa xỉ trác táng tại điện Versailles.

 Năm 1788 lại bị mất mùa, giá bột mì lên cao khiến các phụ nữ rũ nhau đi Versailles để đòi bánh mì. Những cải tổ về luật Pháp, thuế vụ được thi hành nhưng chỉ đánh thuế thêm người dân. Giới Tiers Etat đòi được thêm số đại biểu trong quốc hội vì họ chiếm 97% dân số, (quý tộc và nhà thờ là hai thành phần còn lại) nên nhà vua chấp thuận nhưng quyền đầu phiếu thì chưa quyết định.

 26/6/1789, nhà vua cho vời 20,000 lính ngoại quốc về Paris để dẹp loạn, tương tự binh đoàn Wagner ngày nay ở Syria và Ukraine. Dạo đó người ta có quyền đi lính thuê cho một nước khác tương tự ngày nay lính Thuỵ Sĩ đứng gác, bảo vệ toà thánh Vatican. Nếu ai viếng Vatican thì thấy mấy ông lính bận áo quần thời phục hưng, đứng gác ở cửa ra vào hay ở trong toà thánh. Ngay ở Hoa Kỳ, vua Anh Quốc muớn mấy đoàn lính Hessois và Đức để dẹp tan đoàn lính tạp hợp của Washington nhưng may thay đám quân thiện chiến này, ỷ y nên bị quân của Washington bao vây, đánh tan.

 Đầu tháng 7, nhân dân Paris nổi loạn, vua Louis 16 sa thải các bộ trưởng cấp tiến. Ngày 12 /7, luật sư và nhà báo Camille Désmoulins kêu gọi dân chúng đấu tranh vì nhà vua sẽ gửi mấy đoàn quân Thuỵ Sĩ và Đức để tàn sát người dân, do đó được mệnh danh là "L' homme du 14 Juillet". Ngày 13 /7 thì mấy chổ chấn đóng của nhà vua bị đốt phá, dân chúng vào cướp mấy kho lúa của nhà thờ. Có hình của ông Désmoulins trong viện bảo tàng Carnavalet, mình có đến xem thì được biết ông ta cũng bị chém cùng lúc với Georges Danton. Mình chỉ nhớ hai ông Robespierre và Danton được ông tây dạy sử địa nói đến nhiều nhất.

Làm cách mạng, đem đầu lâu của cai ngục Bastille đi khắp phố phường Paris.

 Ngày 14/7 thì dân chúng  chạy vào Hôtel des Invalides (viện thương phế binh) để cướp súng nhưng không thấy thuốc súng nên chạy qua ngục Bastille để lấy thuốc súng. Thật ra trong ngục chỉ có 7 tội phạm và chính quyền dự định sẽ phá nên trong khi chờ đợi thì dùng làm nơi chứa thuốc súng. Cai ngục Launay đồng ý cho đoàn dân phiến loạn vào ngục nhưng rồi ra lệnh cho lính bắn vào dân, khiến một số đông lính bất bình nên quay ngược chống lại ông ta, cuối cùng ông ta bị bắt, kéo lê khắp phố và bị cắt cổ bởi một tên bán thịt. Đầu lâu của ông ta được gắn vào cái thương, vác đi khắp nơi, khởi đầu cho cuộc thanh trừng giết người của cách mạng.

Hình ảnh này khởi điểm cho cuộc thanh trừng ghê rợn nhất của cuộc cách mạng Pháp. Vì tội phạm nhiều quá nên đao phủ thủ chém không xuể nên có ông Bác sĩ Guillotin với lòng bác ái lương y như từ mẫu, đề nghị dùng máy chém cho nhanh nên sau này dân tây đặt tên cái máy chém là "la guillotine" thay vì "la louisette"  vì do một bác sĩ khác tên Antoine Louis phát minh ra. Sau này họ đem sang Việt Nam để chém các người yêu nước của thuộc địa như 13 liệt sĩ Yên Bái.

 Vua Louis 16 ra lệnh các đoàn binh đang bao vây Paris về lại trại lính, mời các bộ trưởng cũ lại và đồng ý với đề nghị thành lập nền chính trị mới là Quân chủ lập hiến như Anh Quốc. Sau cuộc bạo loạn thì khắp nước chìm trong lo sợ vì không có quân lính, cảnh sát của nhà vua bảo vệ, cướp bóc nổi lên khắp nơi. Em trai của vua chạy sang cầu cứu các nước Phổ và Áo, đem quân sang dẹp loạn. Lính Pháp bị đại bại vì các vị chỉ huy thường là thuộc các gia đình quý tộc bỏ chạy ra Hải ngoại hết nên không có ai chỉ huy nên thảm bại.

 Cuộc thanh trừng bắt đầu và hội đồng cách mạng tuyên bố hủy bỏ nền quân chủ và chém đầu hai vợ chồng vua Louis 16. Những người tiên phong tạo dựng lên cuộc cách mạng thuộc nhóm Jacobins bị chém đầu như Robespierre, Danton, Desmoulins,.. Cuộc cách mạng Pháp khởi đầu cho một kỹ nguyên của thế giới: Cách mạng công nghiệp và sự bành trướng của các đế quốc Âu châu trên thế giới và hơn một thế kỷ sau, cũng những tư tưởng của Jean Jacques Rousseau, Voltaire, Diderot và những người sau như Karl Marx, Engels đã giúp các thuộc địa đứng lên, đánh lại các nước cai trị họ để dành lại chủ quyền dân tộc.

Các nhà cách mạng Pháp lật đổ được chế độ quân chủ nhưng chưa quen hay biết cách sinh hoạt theo quy định dân chủ nên cãi nhau rồi bắt kẻ đối lập của mình, đem lên máy chém mặc dù kêu gọi tự do, binh đẳng rốt cuộc ông Bonaparte Napoleon, một sĩ quan xuất thân ở hải đảo Corse, cướp chính quyền, tự phong là hoàng đế, khởi đầu cuộc chinh phạt của đế quốc Pháp khắp năm châu và đế quốc Pháp kết thúc khi đoàn lính của Hitler tràn ngập kinh đô ánh sáng. Sau đó thì các thuộc địa đều được trao trả lại cho người sở tại.

 Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nhs

Đầy tớ nhân dân hay ô-sin

Có nhiều người thắc mắc, kêu mình rời Việt Nam trước 75 nhưng lại hay dùng các từ hậu 75. Khi xưa học chương trình pháp, ngoại trừ hai năm cuối trung học nên tiếng Việt không thạo lắm. Khi lái xe lên vườn, mình hay nghe chương trình Đọc Báo Vẹm để khỏi buồn ngủ. Hai ông thần đọc báo từ Việt Nam giúp mình học thêm từ vựng việt ngữ để viết tiếng Việt. Chán Mớ Đời 

Như đã kể, năm nay đánh dấu 30 năm nội chiến từng ngày trong cuộc đấu tranh tư tưởng chống xâm lược, bá quyền của đồng chí gái. Nhớ khi mới dọn nhà, cái phòng đựng áo quần cho hai vợ chồng, to hơn căn phòng ô sin mà mình ở trong vòng 8 năm tại Paris. Đồng chí gái kêu bên ni là của tui, còn bên tê là của ôn. Dần dần tư tưởng bá quyền của đồng chí gái đã chiếm hết phía bên mình, tống hết áo quần của mình ra ga ra, cho đi kinh tế mới luôn. Không gian riêng tư của mình ở nhà, chỉ khe khẽ ở ngoài nhà đậu xe và vườn. Trên vườn thì không có đồng chí gái lên nên tha hồ mà tung hoành.

Có lần trong quá trình học tập, bồi dưỡng đạo Đức cách mạng, tư tưởng ưu việt và định hướng kinh tế thị trường tương lai của đồng chí gái, mình đột phá tư duy kêu anh là lãnh đạo, em là nhà nước còn hai đứa con là đầy tớ nhân dân theo đúng quy trình, tiêu chuẩn một mái ấm gia đình hạnh phúc, một chồng, một vợ, hai con. Thằng con sinh trước thì gọi nhân dân 1, còn con gái sinh sau thì nhân dân 2.


Đồng chí gái lắc đầu, hứ một cái thật to, kêu ôn ăn chi mà ngu rựa, học tập bấy lâu mà vẫn chưa giác ngộ cách mạng khiến mình ngơ ngơ ngáo ngáo. Thấy mình đã ngu lại ngu bền vững, có độ dầy hơn nên Đồng chí gái đưa tay vỗ bướm cô nàng rồi kêu đây lãnh đạo, tui là nhà nước, hai đứa nhỏ là nhân dân cao cấp còn ôn là đầy tớ nhân dân. Thế là bao nhiêu chuyện nuôi con, cô nàng bàn giao cho mình, chở con đi học, đi hầu chúng khi học các môn ngoại khoá và nấu cơm cho chúng.

 

Bổng như có ai nhắc mình chợt mạc khải sự hiển linh này. Hoá ra nhà văn Lỗ Tấn bên tầu có phán khi xưa:


Hoành my lãnh đối thiên phu chỉ, 
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu.
          Xin tạm dịch là:
Trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ, 
Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng.


Mình từ bé, ra đường không dám ngước mặt nhìn đời, lúc nào cũng cúi đầu xuống đất như sợ phải đạp cứt chó ở Paris, nhất là khi vào mấy xóm như Dốc Nhà Bò, Hoàng Diệu vì sợ bị chúng đánh hội đồng nên không dám trợn mắt thằng tây còn đầm nào cả, còn làm thân trâu ngựa cho con và vợ cởi thì được.


Mình không nghe lời thì đồng chí gái cho qua phòng bên ngủ, không được sờ bướm của nàng, nghiên cứu về môn cuntology. Mình bố trí và đấu tranh tư tưởng tránh nghĩ đến cái bướm nhưng sau độ một tuần là đành thua non. Đầu hàng như Dương Văn Minh ngày 30/4/75 vô điều kiện. Chán Mớ Đời 


Hồi nhỏ đi học, mấy ông tây bà đầm hay kể về một nữ anh hùng của Pháp quốc, tên Jeanne d’ arc. Cô này, một hôm bổng nhiên nghe tiếng gọi đâu đâu, như thiên chúa nói bên tai, bảo phải lên đường tòng chinh cứu vua, cuối cùng bị lính Anh quốc, làm thịt nướng trên dàn hoả, thiêu sống.


Khi ở tây thì mình nghe tây đầm ca ngợi lòng dũng cảm của cô gái đôi 8 như ngọn đuốc cách mạng Lê Văn 8 nhưng khi qua Anh quốc làm thì bọn ăn Fish & Chip, kêu chúng tao làm Barbecue nướng con đầm này. Từ đó người Anh quốc có món barbecue nổi tiếng. Chán Mớ Đời 


Từ ngày mình lấy vợ thì mỗi ngày, cứ nghe tiếng vang vọng bên tai, bảo mình làm việc này, làm việc kia, mỗi khi mình bước về nhà. Mình đoán có lẻ khi xưa, khi sinh mình ra, hay bị bệnh đủ trò nên ông Phúng, đem mình ra ngoài am Mệ Cai ở đường Nguyễn Công Trứ, bán vía mình cho ông Tám. Nay có lẻ vong của ai đó cứ về kêu réo mình như đòi nợ. 

Có lần mình gặp anh bạn linh mục, tò mò hỏi có phải mình bị ám ảnh, hay vong ai về đòi nợ mình. Ông linh  mục, lắc đầu, bảo mày lấy vợ việt, hậu duệ của Tây Thi gái nước Việt, mà phụ nữ là con cháu của Ngô Phù Sai nên mang họ Sai. Thế thôi. 


Lâu lâu buồn đời, mình hay xem chương trình bạn muốn hẹn hò, thấy mấy tên đi kiếm vợ, cứ rống lên bài anh sẽ là bờ vai vững chắc cho đời em khiến mình Chán Mớ Đời, thương xót cho họ, bị đàn bà tiếp thị vô đối. Trên thực tế, đàn bà không kiếm chồng mà tìm kiếm tên đầy tớ về làm ô sin để sai vặt. Đồng chí gái còn lấy gương của ông anh cột chèo với mình ra để mình theo gương. Đồng chí gái kêu ông anh của mình là nha sĩ làm tiền ra như nước, mà cuối tuần vẫn phải chùi cầu tiêu, buồng tắm đủ trò.


Mình nói mướn bà Mễ làm rồi mà đồng chí gái còn đòi gì nữa. Ông anh cột chèo mình không biết là mướn người dọn nhà có thể trừ thuế nên phải ra công chùi dọn theo chỉ thị của đồng chí vợ của ông ta.


Nhớ dạo mới lấy vợ, đi làm về thấy vợ xem phim bộ Dòng Sông LY biệt gì đó có ông tài tử đẹp trai Tần HÁn gì đó. Cô nàng cứ ngồi trước máy truyền hình, kêu mình nấu rồi đem cơm tới cho ăn, lâu lâu kêu rót nước, hay khi băng hết thì đổi băng khác,…. Lúc đó mình mới giác ngộ cụm từ “đầy tớ nhân dân”, kiên cường lao động, chiến đấu anh dũng suốt 30 năm khẩu chiến, mới hiểu bài hát Chán Mớ Đời của Ngô Thuỵ Miên


Em như một người chồng 

Nàng ăn rồi lại nằm

Tôi như người vợ hiền

tề gia và tùng quyền

Nấu cơm với rữa chén

Khi xưa mình thật chì

Quyền uy trời là nhì

Giờ thì đấm lưng em

Giờ thì bóp chân em

Buồn quá xá buồn thiêu

Chán Mớ Đời 


Mình đến nhà bạn, thấy vợ của người ta nấu đồ nhậu cho chúng ăn và uống rượu với bạn. Chăm sóc chồng và bạn nhậu với nụ cười như đoá hoa hàm tiếu. Khi đồng chí gái mời bạn đến nhà thì mình phải cong lưng ra nấu. Hoá ra mình lấy vợ để bị sai khiến, đào tạo làm đầy tớ nhân dân. Ôi đàn bà!


Đêm nằm thì đồng chí gái ngáy như cô lái đò gọi đò trên Sông Hương như câu ca dao tục ngữ mình học việt văn năm 4 ème: lỗ mũi có 8 cánh lông, chồng thương chồng bảo râu rồng trời cho, đi chợ thì hay ăn quà, chồng thương chồng bảo về nhà đỡ cơm, đêm nằm thì ngáy o o , chồng thương chồng bảo ngáy cho vui nhà,.. kinh


Đó là tình yêu, nghĩa vụ của mình từ khi lấy vợ, tạo dựng mái ấm gia đình trên bước đường tha hương. Chán Mớ Đời 

(Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Bố vợ

Gần đến ngày giỗ bố vợ, nhớ vài kỷ niệm với ông.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất với bố vợ mình là hôm đám cưới. Mình hát cải lương giúp vui bà con hai họ đến chung vui, làm chứng nhân cho cuộc đời làm rể của mình trên xứ Mỹ. Mình vừa xuống câu vọng cổ thì ông bố vợ đứng lên, tiến lại sân khấu, rút ra tờ giấy năm đô thưởng mình, xổ tiếng Tây “c' est pour boire!” Khiến ai cũng vui, hoan hô.

Bố vợ mình sinh tại làng An Cựu, tỉnh Thừa Thiên. Trưởng nam, cháu mấy đời của ông Lê Hữu Trác, còn được gọi là Hải Thượng Lãn Ông. Mình không hiểu lý do nào, nhánh tộc Lê Hữu này lại vào Thừa Thiên vì khi sinh tiền, cụ Trác là người Hải Dương, phủ Thượng Hồng nên ghép tên thành Hải Thượng. Mình có hỏi mấy ông anh vợ nhưng không ai biết, nay mình muốn tìm hiểu về bên vợ để ghi lại cho con cháu thì ông bố vợ không còn. Nghe bà O của đồng chí gái bảo là họ thuộc nhánh mẹ vua Gia Long xuống . Có dạo về thăm Huế, vợ chồng mình ghé lại thăm căn nhà của gia tộc Lê Hữu, bên dòng sông An Cựu. Đối diện bên kia sông An Cựu là căn nhà của bà Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại. Bố vợ mình tuổi Mùi nên có số làm "vua nghèo". Nghe kể ông rất phong lưu. Mỗi tháng lĩnh lương, ông đưa phân nữa cho Mẹ vợ để lo chi phí gia thất còn phân nữa thì ông ta xài riêng nên Mẹ vợ phải đi buôn Yến thêm để nuôi 6 người con. 

Bố vợ rất thích nói tiếng Tây nên hay nói chuyện với mình vì có dịp xổ tiếng Tây, ngoài ra mình không bao giờ thấy ông nói chuyện với mấy ông anh vợ. Nhiều khi, thợ của mình, Mễ hay Mỹ đến nhà thì bố vợ cứ Bonjour? Rồi thì cứ nổ tiếng Tây khiến mấy tên Mỹ Mễ ngơ ngác. Bố vợ còn thuộc Thơ của Lamartine nên hay xổ với mình khi ngồi đối ẩm. Bố vợ hay thuyết về thời đại thi ca lãng mạn, ngâm "Hai tay em dâng hai quả đào tiên" thì mình hỏi hai quả đào tiên là quả gì thì bố vợ không bao giờ trả lời. Sau này về thăm Hội An, mới biết đào tiên là quả gì.

Nhờ những giờ ngồi nghe bố vợ kể chuyện nên mình mới hiểu thêm về thơ mới, thời nhạc Tây lời ta mà còn gọi là nhạc cải cách,( la musique rénovée ), thời kỳ thanh niên Việt Nam bị ảnh hưởng của phong trào Lãng Mạn của Tây Phương, thoát ly đi làm cách mạng, tạo cuộc sống mới chớ đa số chả phải vì muốn gây dựng chủ nghĩa xã hội. Thế hệ của ông bị ảnh hưởng rất nhiều về Văn hoá của Pháp tương tự những người Đài Loan thuộc thế hệ của ông rất mến chuộng Văn hoá Nhật vì nước này đô hộ đảo Đài Loan trên 50 năm. Năm 1945, Nhật đầu hàng rồi năm 1949, quân đội của Tưởng Giới Thạch đóng chiếm, áp đặt nền Văn hoá trung hoa nhưng ngày nay, họ vẫn thích coi đài truyền hình Nhật bản hơn là phim bộ Đài Loan.

Mình lấy vợ đâu 6 tháng thì phải về ở rể với bố mẹ vợ. Lý do là gia đình ông anh cả bên vợ dọn ra riêng, vợ mình là cô gái út nên phải về ở chung vì ông bà cụ vợ mới từ VN sang. Người già sang đây buồn nên mình hay ngồi hầu ông bố vợ khi uống trà. Ông cụ kể chuyện đời xưa, nhưng lớn tuổi nên hay lầm lẫn từ thời Bảo Đại qua thời Tây. Ông dùng những tục ngữ ca dao của miền Trung, nghe rất lạ tai nhưng chỉ có thể dùng ở miền Trung như "đưa con vô Nội"....

Một hôm, ông bố vợ vui nên bảo mình; ngày xưa ông ta hay đánh đòn đồng chí gái bằng roi mây. Chỉ tiếc là sang đây không đem theo cái roi gia truyền nếu không thì ông ta sẽ truyền lại cho mình để dạy vợ. Ông bảo vợ mình cứ thấy cái roi là sợ, không dám lộn xộn. Mình nói dạ đội ơn Bố nhưng Cung Thê của con, có sao La Sát chiếu vào, thêm làng bên nội của con có tiếng là sợ vợ nhất Hà Tây nên con không thể nào thay đổi truyền thống của tổ tiên, văn hoá Việt.  

Ông hay gọi mình "Hiền tế" khi vui còn khi căm thù ai thì không bao giờ nhìn ai. Dần dần, Bố vợ lớn tuổi, bắt đầu lãng trí. Nhiều hôm, chạy xe về gặp ông cụ đứng ở ngã tư, vì không biết lối nào về nhà nên mình dừng xe, đón Bố vợ lên xe, đưa về nhà. Đêm đêm, khó ngũ, ông Bố vợ cứ đi vòng vòng trong nhà. Một hôm, mình nghe tiếng động ở cửa phòng nên bò dậy, mở cửa thì thấy ông Bố vợ đứng đái ngay cửa phòng khiến ướt quần của mình, ướt thảm. Ông buồn tiểu, thức giấc, không bật đèn, chả nhớ buồng tắm ở đâu nên tè trước cửa phòng mình.

Một hôm, đang ngủ mình nghe tiếng động nên bò dậy, ra bếp xem thì thấy ông Bố vợ nằm sóng xoài trên sàn nhà, cạnh buồng tắm, máu me đầy mặt, gọi cấp cứu, đưa vào nhà thương. Ông bị tai biến, té va đầu vào cái bản lề của cái cửa. Như một phép lạ, sau vụ đó thì ông ta không hút thuốc nữa. Hình như ông không nhớ là đã từng hút thuốc trên 60 năm khiến mọi người vui vẻ. 

Sau 6 năm ở rể, đồng chí gái và mẹ vợ cứ lục đục hoài vì ai cũng muốn làm thủ trưởng, kêu đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý nên đồng chí gái, nhất quyết ra riêng, mua cái nhà bên cạnh để trông nom ông bà nhưng vẫn thoải mái hơn là hai nội tướng tranh nhau quyền lãnh đạo trong nhà. Ông lãng trí nên dần dần mình không có dịp hầu chuyện với ông. Rồi mấy ông anh vợ đưa ông vào nhà thương, rồi viện dưỡng lão. Mấy tuần sau, ông đi gần mùa lễ tạ ơn. 

Trong nhà quàn, bổng từ đâu có một ông Bắc kỳ đem cái kèn đám ma và cái trống chầu vào. Nói ngày xưa ở Việt Nam có chân trong ban nhạc đám ma nay sang đây nhớ nghề nên xin phép thổi kèn và đánh trống cho ông cụ vui. Ông thổi kèn còn mình đánh trống chầu tiễn nhạc phụ. Cuộc đời kể cũng lạ rồi mình chả bao giờ thấy mặt ông thổi kèn đám ma nữa. Kiếp trước chắc ông ta có nợ với ông bố vợ mình.  Năm nào đến ngày giỗ ông bố vợ, mình lại nhớ những ngày ngồi uống trà với cụ. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nhs

San Francisco ngày nay

 2 thành phố mà mình muốn viếng lần đầu tiên khi đi du lịch sang Hoa Kỳ là New York và San Francisco. Lý do là kiến trúc tại hai thành phố này rất nổi tiếng, đẹp nhất vào dạo ấy trên thế giới. Nay thì phải ghé lại Thượng Hải hay Dubai. Sau này, chán ở New York, định dọn qua Cali. Mình có xin việc ở đây nhưng không có công ty kiến trúc nào nhận ngoại trừ ở Los Angeles nên dọn về Nam Cali và lập gia đinh với đồng chí gái.

Lần chót đến đây với đồng chí gái để gặp lại một anh bạn cũ, con trai gà Gala Đà Lạt khi xưa. Mình thấy thành phố khác xưa nhiều lắm, dân vô gia cư đầy đường và cờ của nhóm đồng tính bay khắp nơi. Nhà cửa đắt không thể tả.

Gần đây thấy báo chí cali nói là khu thương mại, tài chính của thành phố này đang thoi thóp vì các cơ sở thương mại, văn phòng giảm đến 290%. Các cuộc hội thảo trong các khách sạn sang trọng giảm đến 86%, thậm chí hệ thống hạ tầng cơ sở như xe điện ngầm BART mà dân thành phố này rất hãnh diện vì sạch sẽ, tối tân hơn hệ thống xe điện ngầm của Nữu Ước, nay giảm 75% người sử dụng. Nguy hiểm nhất là dân số thành phố giảm đến 6.5% trong một năm, dù đại dịch đã không còn hoàn hành nữa.

Những sát xuất này dựa trên 6 tháng đầu tiên của năm 2022, chớ không phải trong thời đại dịch. Đa số các thành phố khác của Cali đã gần như phục hồi hoàn toàn sau một thời gian bị bắt buộc ngừng hoạt động, cách giãn xã hội.

Người ta lý giải có 3 nguyên do như sau: một số đông nhân viên có thể làm việc tại nhà, kỹ nghệ du lịch và làm ăn dịch vụ cần có nhân viên để phục vụ và quan trọng nhất là hậu quả của các chính sách xã hội và kinh tế của thành phố đã đưa đến tình trạng hiện nay như đánh thuế để giúp các người nghiện ngập, như phát ống chích như ở Hoà LAn, âu châu, cho phép tội ác gia tăng khiến người Mỹ không còn muốn sinh sống hay làm việc trong thành phố vì giá thành quá đắt nên đã dọn sang tiểu bang hay thành phố khác.

Thành phố Cựu Kim Sơn thường được xem chốn có nhiều công ăn việc làm vì có nhiều chất xám về kỹ thuật, tài chánh, luật, kỹ sư và cố vấn. Nhân viên làm việc trong ngành du lịch, tiệm ăn, khách sạn và các ngành nghề khác giúp cho thành phố là điểm tới của các doanh nhân và du lịch. Ai trên thế giới đều muốn viếng thăm chiếc cầu Cựu Kim Sơn cả dù ngày nay so với các chiếc cầu trên thế giới rất tầm thường.

Sau đại dịch thì xem như 50% các hoạt động kinh tế đã đóng cửa, du khách ít đến, thêm nạn kẹt xe nên thiên hạ không muốn đến đây nữa. Mình nhớ chạy xe đến thành phố này kẹt kinh hoàng nhất là lúc gần bến tàu. Chỉ muốn bỏ xe, đi bộ.

Một thành phố rất đẹp nhất trên thế giới 40 năm về trước, là nơi mọi du khách trên thế giới muốn đến. Nay chỉ còn là rác, vô gia cư, dân nghiện chích đầy đường. Vài năm nữa sẽ như Detroit. 

Cái gì mà chính phủ dính vào, can thiệp vào, ra luật lệ là hỏng ngay. Ông Biden lên, cấm không cho đường dẫn ống dầu Keystone hoạt động, viện cớ môi trường vớ vẫn khiến 11,000 nhân viên bị sa thải. Nay ông ta kêu các công ty dầu hoả phải giảm giá dầu khiến mình buồn cười.

Khi cấm người Mỹ khai thác dầu hoả thì tự nhiên cung cầu thay đổi giá dầu sẽ lên. Mình nhớ hai năm về trước, giá dầu xuống te tua, rẻ chưa từng thấy vì các công ty dầu Mỹ khai thác với kỹ thuật mới Fracking, khiến Saudi Arabia phải xuống giá dầu để làm phá sản các công ty khai thác dầu hoả của người Mỹ.


Dân vô gia cư nằm đầy đường thì khách hàng sao dám đi vào làm ăn.

Đùng một cái, ông Biden đắt cử, các công ty tài Chánh mà mình mua tin tức của họ, kêu mua dầu hoả, bán hết mấy công ty tài Chánh như SHopify, … nay như họ tiên đoán giá dầu lên như điên. Họ lại cấm vận dầu hoả Nga Sô nên càng chới với. Trung Cộng và Ấn Độ tha hồ mua dầu hoả rẻ của Nga Sô với 25% rẻ hơn trước.

San Francisco mà te tua thì thung lũng Silicon cũng sẽ nối bước theo. Nhiều công ty ở vùng này đã chạy qua Texas . Hình như Tesla đang xây một nhà máy lớn ở Texas, công ty lớn nhất Đài Loan cũng dự đinh xây nhà máy tại Texas để sản xuất chip điện tử.

Tổ chức Advanced SF, đang tìm cách hợp tác với các chính trị gia vùng này để cứu vãn tình hình kinh tế. Kêu gọi doanh nhân trở về trung tâm tài chánh. Đỗ lỗi cho Covid rất dễ hay tìm cách giúp các chủ tiệm về thuế vụ hay tài chánh, chỉ là cách tạm thời. Trên thực tế, người ta cho rằng, thành phố này tự làm cho mình suy thoái với những tư tưởng cấp tiến của những người không bao giờ làm kinh tế. Các luật lệ được các chính trị gia đưa ra, rất phản cảm đã khiến người dân bỏ chạy, không trở lại.

Điển hình, anh đi ăn với vợ hay người yêu tại một tiệm sang trọng, bổng nhiên thấy vài người vô gia cư ngồi trước cửa tiệm hay thậm chí còn cắm lều là thấy mất vẻ đẹp dù thịt bò dát vàng,… đi làm về ban đêm bị dân vô gia cư rượt theo xin tiền để mua sì ke,… nghe nói họ cũng đã hốt một mớ đem đi đâu đó.

Kim chích ma tuý được phân phát bởi thành phố và được quăng bên đường, thành phố lại tốn tiền đi hốt

Nhớ hồi có vụ vô gia cư đông ở Los Angeles, thành phố cho mỗi người vô gia cư $50 để họ đồng ý lên xe buýt để họ chở xuống thành phố San Bernardino. Tại đây, thành phố cũng cho $50, để dân vô gia cư leo lên xe buýt để chở về Los Angeles. Cứ xà quần như vậy tốn tiền dân đen đóng thuế.

Dân vô gia cư, trong tương lai sẽ đông hơn khi các người máy thay thế họ hay các hoạt động được tự động hoá. Muốn có việc, anh phải đi học lại những nghề cần đến mình. Dân quê làm tay chân, khó mà đi học lại, bị stress rồi bị bệnh tâm thần rồi sì ke ma tuý sẽ đưa họ ra khỏi nhà, và trở thành vô gia cư.

Vài năm trước đây, hội đồng thành phố, bắt chước Hoà LAn và các nước Tây Âu, mua kim chích để tặng cho người nghiện ma tuý. Lý giải là khi có kim chích mới thì sẽ không bị truyền nhiễm HIV. San Francisco là một thành phố nổi tiếng, được xem là thủ phủ của giới đồng tính, được áp dụng và thi hành. Các người sử dụng ma tuý không bị bắt bỏ tù như ở các thành phố khác.

Khác với Los Angeles, San Diego hay quận Cam ở miền nam Cali, có nhiều Disneyland, Hollywood ,… để câu khách du lịch nên San Francisco dựa trên các khách sạn, bến tàu để thu hút du khách nhất là các gia đình thăm viếng để tiêu tiền ở thành phố đắt đỏ này.

Người Việt vô gia cư tại Quận Cam, có chiếc để ngủ. Sáng nay thấy bài của Ánh Đổ, con gái của ông Đổ Ngọc Yến viết. Ra biển mình thấy nhiều người Mỹ có xe Trailer, họ mua thẻ đậu xe ở biển một năm $195. Sáng họ chạy vào đây đậu, tắm ở mấy chỗ tắm đi cầu. Tối 10 giờ đóng cửa thì họ chạy kiếm chỗ nào vắng vắng, đậu xe ngủ qua đêm và sáng mai lại chạy vào biển. Mình thấy nhiều người việt vô gia cư tại đường Bolsa và ngay góc Brookhurst và Hazard. Nhiều người bị mất việc hay bệnh trầm cảm,…từ từ ra đường ở.

Người ta cho biết mỗi năm, thành phố đã phát không gần 5 triệu mũi kim để chích ma tuý trong số đó có đến 2 triệu mũi kim được quăng ngoài đường phố. Theo luật thì người nghiện ma tuý phải đem kim đã sử dụng lại giao cho các trung tâm phát kim chích mới nhưng khi đã say ma tuý rồi thì họ quăng tùm lum ngoài đường, khiến thiên hạ đạp lên như trường hợp ông thị trưởng thành phố. Thành phố lại tốn hơn 1 triệu đô la để mướn người đi hốt để quăng.

Nay thành phố San Francisco phải xuất mỗi năm 1 triệu đô la để đi lượm kim chích do dân nghiện ma tuý quăn đầy đường. Theo phóng sự của đài NBC, thành phố có 153 blocks thì có đến 41 block đã có kim chích. Ngoài ra họ tìm thấy phân người hơn 96 block đường của thành phố nghĩa là cứ đi 5 góc đường là 99.5% là có khả năng đạp cứt chó như khi xưa mình ở Paris, ra đường phải nhìn xuống đường. Đi chơi với bạn gái cũng phải nhìn xuống đường nếu không là phải đến lề đường cạ cạ giày. Chán Mớ Đời 

Ngoài ra còn các loại thuốc fentanyl được bán khơi khơi ngoài đường, trong chợ như siêu thị không sợ cảnh sát bắt. Các nơi này đều thuộc các tay xã hội đen cầm đầu. Theo báo San Francisco Chronicle thì thành phố này thuộc vào thành phần 2% dưới đáy các thành phố có nhiều tội ác. Fentanyl đa số là do Trung Cộng sản xuất bán qua Hoa Kỳ và các nước âu châu để trả thù vụ người tây phương bán thuốc phiện cho người Tàu khi xưa.

Cứ xem nước Venezuela, giàu có nhờ dầu lửa mà khi họ áp dụng chủ nghĩa xã hội thì te tua như Detroit trước đây. Lên Los Angeles chơi, cũng thấy đầy dân vô gia cư xung quanh toà hành chính của thành phố. Đi xe lửa lên rồi đi bộ là ớn ớn da gà. Chán Mớ Đời 

Nạn vô gia cư cao gấp 12 lần các thành phố bình thường ở Hoa Kỳ. Trước đại dịch, San Francisco mất hợp đồng tổ chức hội thảo có thể mang đến 100 triệu lợi tức cho thành phố. Lý do là ban tổ chức ngại tội ác và vệ sinh môi trường. Dân đi làm thích ở nhà làm qua mạng, khách du lịch thì đi nơi khác cho chắc ăn thay vì bị đập xe và kẹt xe. Chán Mớ Đời 

Trong gia đình, khi con hư, thay vì tìm cách giúp nó cai nghiện, đây bố mẹ lại đi mua kim chích về cho con. Con ị trong nhà thì đi dọn,… hoan hô tinh thần cấp tiến. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn