Showing posts with label Văn hoá. Show all posts
Showing posts with label Văn hoá. Show all posts

Cô bé lọ lem tây khác với Tấm Cám Ta

Bài này mình viết lâu rồi, Facebook nhắc lại nên mình đọc và sửa thêm vài phần.

Nhớ hồi nhỏ, học tiểu học, bà đầm dạy truyện “Cendrillon ou la Petite Pantouffle de verre”, một trong những chuyện cổ tích của ông Charles Perrault có thời làm quan cho triều đình của vua Louis 14, nếu mình không lầm là dưới quyền ông Colbert, bộ trưởng tài chánh. Khi xưa ông tây bà đầm dạy lịch sử nước pHáp, bắt học thuộc lòng, chả nhớ thằng tây nào cả. Đến khi sang pháp thì mới hiểu sơ sơ, nhớ lại mấy tên  như Colbert, Richelieu bú xua la mua.

Ông ta có viết mấy chuyện khác cũng được độc giả yêu thích như La Belle au bois dormant, Le Petit Chaperon rouge, La Barbe bleue, Le Maître chat ou le Chat botté và Le Petit Poucet. Có lẻ chuyện Cendrillon nổi tiếng nhất thế giới vì được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Mình là dân a nam mít mà học những truyện xứ tây đầm xa xôi thì cảm thấy là lạ nhưng để bụng vì nghe kể về quỷ râu xanh, cô bé quàng khăn đỏ, công chúa ngủ trong rừng,…thì mình cũng i-tờ chả hiểu gì lắm vì ít liên quan đến đời sống thường nhật tại Đà Lạt.

Ở Đàlạt dạo ấy, đâu có ai dám vào rừng để ngủ, Việt Cộng thường được người dân gọi là “ông kẹ” bắt. Đi xe đò còn bị chận lại, bắt đem vô rừng nên mình không mơ mấy vụ vô rừng để tìm công chúa ngủ trong rừng,…

Sau này qua tây mới khám phá ra những câu chuyện mà bà đầm dạy mình khi xưa là từ cuốn: “Contes de ma mère l’Oye” của ông Charles Perrault, ký dưới tên của người con trai ông ta để tránh tranh cãi với những văn sĩ thời đó. Mère l’Oye ở đây có nghĩa là vú nuôi, khi xưa hay kể chuyện cho con nít nhà giàu. Sau này các câu chuyện của ông được thay đổi bởi anh em Grimm ở xứ Đức, Balzac hay Disney một chút như công chúa ngủ trong rừng thức dậy khi có hoàng tử quỳ bên cạnh thay vì hôn lên môi, hay thợ săn đến kịp để mỗ bụng con chó sói, lôi cổ cô bé choàng khăn đỏ và bà ngoại ra hay Balzac đã đổi “Verre” (thuỷ tinh) thành “vair” (da lông sóc) cho đôi giày của cô bé lọ lem….

Sau này thăm viếng các nước theo cộng sản cũ, với khăn quàng đỏ khiến mình lại nghĩ đến cô bé đeo khăn quàng đỏ của ông Perrault ngày xưa, như Việt kiều yêu nước, ngu chi mà ngu lạ, cứ thấy chó sói (đảng cộng sản) lại tưởng là bà ngoại (hoá trang, phỉnh gạt) để rồi bị ăn thịt như bà ngoại cô ta. Có nước thêm tên thợ săn tư bản, đến bắn chết con chó sói để mỗ bụng, cứu hai bà cháu ngu dại tin theo lời chó sói.

Qua Ý Đại Lợi làm việc thì khám phá ra con nít xứ này cũng có “la Gatta Cenerentola” do ông Gamnattista Basile viết, hay ở Đức quốc thì có hai anh em họ Grimm viết trong “Aschenputtel”. Mình biết vì đi học thêm tiếng sở tại thì thầy giáo cũng đem mấy chuyện này ra dạy như khi xưa mình học tiểu học chương trình pháp, nên đoán là các xứ trên thế giới đều có dịch hay có những truyện cổ tích tương tự cô gái lọ lem.

Lần lần ra thì nhiều nơi trên thế giới đều có câu chuyện cô bé lọ lem, như chuyện của cô bé chăn ngỗng tên Mathilda ở Thuỵ Sĩ, khi mình đi làm ở Thuỵ Sĩ, được viết bởi bà Mathilde de Moribond (Mechthild von Moersberg ) chết năm 1152, trước ông Perrault gần 500 năm nhưng câu chuyện nói về chiếc nhẩn thay vì chiếc giày thủy tinh.


Người ta đi xa hơn thời Hy Lạp, Ai Cập cổ xưa cũng đã có những câu chuyện tương tự như Rhodopis (Con Mắt Hoa Hồng), vợ của vua. Khi xưa đang tắm ở suối thì con chim đánh cắp chiếc giày rồi thả trong hoàng cung rồi vua hỏi ai mang được thì lấy làm vợ. 

Ở Á Châu cũng có chuyện của Yexian trong Youyang Zazu của người Tàu hay chuyện 1001 đêm của Ba Tư hay Chujo-hime của Nhật Bản…. Chiếc giày của Trung Quốc nói lên cái chân nhỏ mà người phụ nữ tàu phải bó chân từ bé, kích thích người đàn ông trong công việc thoả mản sinh lý. Rảnh sẽ kể vụ này.

Adhémard Leclère, toàn quyền người Pháp ở Cam Bốt, có viết cuốn “Cambodge, Contes et légendes”, cũng có kể câu chuyện cổ tích của xứ Cam bốt tương tự câu chuyện Tấm Cám của Việt Nam. Ông goá vợ có con gái và một bà goá chồng cũng có con gái cùng tuổi, lấy nhau khiến xẩy ra mâu thuẩn giữa hai cô con gái. Một cô lấy chồng, là hoàng tử, về quê thăm mẹ, ông bố ganh tị với con gái của vợ kế nên tìm cách giết để thế vào con gái của mình,… ông tây này có kể về Tấm Cám của Việt Nam nhưng mình chưa đọc được bản pháp ngữ. Ai biết thì cho em xin. Em chỉ đọc được trên mạng cuốn sách của ông ta về xứ Cam Bu Chia.

Khi ông Perault tranh cãi nhau với giới hàn lâm pháp đâm chán đám trí thức tây. Sau khi vợ mất, ông lấy vợ khác thua đâu 21 tuổi, có con nhỏ tuổi nên bỏ thời gian để dạy con nên có ý viết những chuyện khuyên răng con về mặt đạo đức, khiến ông ta nổi tiếng đến ngày nay. Còn giới hàn lâm tranh tụng với ông ta ngày nay, chả ai nhớ. Cho thấy ai chửi thì cứ để họ chửi (vì đó là nghề của họ) còn ông ta cứ viết người ta càng yêu thích.

Mình chỉ nhớ khi xưa, học mấy câu truyện của ông ta thì thích nhất truyện “le Petit Poucet” kể về cặp vợ chồng tiều phu nghèo, có con đông, nuôi không nổi nên bàn đem con vô rừng để bỏ lại nhưng đứa con út nghe được nên sáng sớm, đi lượm đá để rãi trên đường để làm dấu, sau này lần theo các hòn sỏi mà về tới nhà. Lần thứ nhì thì không kịp kiếm sỏi nên lấy bánh mì bẻ ra để làm dấu thì bị chim muông ăn hết nên không biết đường về nhà, nên mấy anh em đứng khóc. May là bố mẹ bổng hồi tâm, chạy vào rừng, tìm lại bầy con. 

Từ đó, mỗi lần đi chơi với bố mẹ, mình hay sợ bố mẹ chơi kiểu cha mẹ Le Petit poucet nên cũng lấy một bọc đá, rồi rãi trên đường đi. Khi đi về thì trời tối, mình cũng chả nhận ra mấy hòn sõi trên đường nhựa. Mình giác ngộ rất sớm là mình thuộc thành phần ngu lâu dốt sớm mà đến ngày nay, mụ vợ mình lâu lâu hay hỏi ôn ăn chi mà ngu rứa. Chán Mớ Đời 

Lý do mình sợ vì ông bà cụ mình hay kể; lượm mình từ thùng rác ngoài chợ, ông bà cụ thấy tội, chắc của người thượng vức đấy nên da mình đen như cột nhà cháy nên đem về nuôi. Có lần mình nghe vậy, khóc như mưa phùn Đà Lạt, lần mò ra chợ Đàlạt, đến cạnh chỗ đống rác phía sau chợ, để xem bố mẹ ruột của mình có hồi tâm như cha mẹ của Le Petit Poucet, chạy ra đống rác kiếm mình. Đợi hoài không được mình lại bò ra trước chợ Đà Lạt, cạnh hàng bông, gần bến xe đò Chi Lăng, có nhiều người thượng đứng bán ngo để xem ai là bố mẹ mình. Đói quá nên mình chán đợi bố mẹ ruột, bò về nhà, lén vào bếp lục cơm nguội ăn trong khi bà cụ lo sợ đi tìm khắp nơi.

Sau này có con mình không bao giờ đem mấy chuyện tào lao, xịt bột, nói con lượm thùng rác, để chọc con mình, thậm chí chưa bao giờ đánh chúng.

Còn mấy chuyện kia thì mình không để ý lắm vì nói về con gái nhiều hơn đến khi có con, tối kể chuyện cổ tích cho con trước khi đi ngủ thì mình mới đọc lại để kể. Nhiều hôm đi học khuya, vợ mình đọc cho con nghe thì chúng không thích, nói đợi bố về. Lý do là mình kể chuyện tếu hơn. Đồng chí gái chấp nhận lấy mình dù nghèo cũng vì thích nghe mình kể chuyện ba lơn ngày xưa. Sau này mình hay sưu tầm truyện tếu để kể cho đồng chí gái nhưng từ ngày bắt đầu kể chuyện trên mạng thì hết thì giờ. Bác nào có chuyện tếu thì cho em xin. Xin cảm ơn trước.

Khi đọc cho con gái về công chúa ngủ trong rừng, mình nói con cũng thông minh, không thua gì con trai, nên không cần đợi thằng hoàng tử, hoàng chết nào cả. Cứ chịu khó học, làm lương cao thì mua sắm những gì con thích, không đợi thằng chồng giàu có cho phép mới mua đồ. Mình gieo trong đầu con gái tinh thần tự chủ, không có tinh thần thua thằng con trai nào cả. Mình kể trong hồi ký bà Condi Rice, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, kêu là người phụ nữ da màu nên phải làm việc, học tập gấp 3 người da trắng ( làm việc gấp 2 để hơn da trắng và gấp 3 là vì phụ nữ trong một xã hội theo chế độ phụ hệ). 

Kể hết chuyện tây, chuyện mỹ thì mình lại kể chuyện cổ tích Việt Nam. Khi mình kể chuyện Tấm Cám thì con gái kêu nó không thích Cinderella Việt Nam. Hỏi sao thế, nó kêu tàn ác, giết em mình rồi còn làm mắm, gửi cho kế mẫu xơi. Kinh

Nghe con nói thì mình mới bắt đầu suy nghĩ so sánh hai câu chuyện. Trước đây, có lẻ vì sinh sống tại Việt Nam 18 năm nên không để ý lắm. Tây dạy dân an na mít Cendrillon, rồi họ dịch ra theo tư duy của người Việt thuần tuý, biến tấu thành chuyện khác cho hợp khẩu vị người Việt về mặt đạo đức cách mạng, vừa luân lý truyền thống của nước Đại Ngu. Ai ngu lâu dốt sớm, lên tiếng về mặt đạo đức dạy con trẻ,… sẽ bị chửi như tát nước vì tội mất gốc. Chán Mớ Đời 

Con nít ở Hoa Kỳ đi học, cũng học Cinderella như mình khi xưa bà đầm dạy về Cendrillon trong khi con nít học trường việt lại học Tấm Cám. Rất khác nhau về mặt đạo Đức, nhồi sọ con nít thủa còn bé.

Con nít ở Hoa Kỳ học về cô bé lọ lem để hiểu là chúng cần phải hẹn đúng giờ thay vì đồng hồ cao su. Cô bé ham nhảy đầm nên sau 12 giờ đêm là tùm lum trò xẩy ra. Câu chuyện này dạy con nít nên phải yêu thương động vật vì trong lúc gian khổ, chim gà đến giúp cô bé. Chúng ta cần có bạn bè vì trong lúc cần thiết, nguy nan sẽ được bạn bè giúp đỡ. Khác với Việt Nam, con nít được dạy cách khác, gặp chó dính lẹo là lấy đá chọi, lấy ná bắn chim, bắn gà, đủ trò,…

Cô bé lọ lem bị bà kế mẫu nhốt trong nhà nhưng cô bé vẫn cứ tìm cách rời khỏi nhà, cho thấy tự do của con người, không ai cấm cản được. Cô bé lọ lem muốn đi dạ hội, tìm mọi cách để đi được, không an phận. Chính sách lý lịch của Việt Cộng không cho con cháu của chế độ cũ đi học trong khi con họ dốt, phải tốn $45,000 để được nâng điểm nhưng nếu một người con cháu của chế độ cũ muốn học hỏi thì vẫn tiếp tục học được dù không phải đến trường. Mình có anh bạn lý lịch nguỵ quân nguỵ quyền nhưng vẫn tiếp tục, lén học anh ngữ qua đài BBC và VOA để rồi sau này Việt Cộng cần người biết anh ngữ, để giao tiếp với người ngoại quốc, bắt buộc phải mướn anh ta cộng tác.

Ngược lại cô bé lọ lem được biến thành chuyện Tấm Cám của Việt Nam, dạy con nít hận thù, tranh đoạt với chị em của mình, tàn sát lẫn nhau rồi làm mắm gửi cho kế mẫu xơi. Văn hoá Việt Nam, cho thấy con hai dòng không thân với nhau lắm. Ngược lại ở Hoa Kỳ thì khác. Mình có thằng cháu, bố nó ly dị, lấy vợ khác đã có con riêng. Khi cô con gái của kế mẫu có bầu, chồng đi thực tập nhà thương ở tiều bang khác thì nó túc trực. Hễ cô con gái của kế mẫu, không chung máu huyết chuyển bụng là kêu nó đến chở đi nhà thương đợi. Con anh con tui vẫn đề huề, đi chơi, nghỉ hè chung như bạn bè. Rất khác với cách cư xử anh em cùng cha khác mẹ tại Việt Nam.

 Qua câu chuyện này thì mình mới hiểu các cuộc thảm sát Mậu Thân, các cuộc pháo kích vào người dân bỏ chạy trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Quảng Trị ngày nào, nhất là các trại giam sau 1975 mà họ dệt lên bức tranh Trại Cải Tạo, để giết người đã chống lại họ 20 năm qua. Người chung một giống nòi mà tàn ác, đối xử dã man. Như bồi thường của ông quan nào về cái cách ruộng đất:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 

Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Có điểm vui là người tây phương, cái gì họ cũng đào sâu thêm về phân tâm học. Người tây phương quen thói quy nạp rồi suy diễn. Câu chuyện cô bé lọ lem được họ đem lên bàn mỗ, cho rằng câu chuyện này đưa ra hai hình ảnh về người phụ nữ: hình ảnh đẹp lý tưởng của người đàn bà, được mọi người chiêm ngưỡng, thèm muốn trong buổi dạ hội và hình ảnh hoang dại sau 12 giờ đêm. Bác trai nào thử sau 12 giờ đêm, ngắm vợ mình nằm ngáy như đang gọi phà Thủ Thiêm, mồm há ra, nước bọt đầy mồm thì trông rất cực phản cảm, khác với lúc trang điểm, lên đồ, đi dạ hội. Chán Mớ Đời

Trên tờ Le Figaro, có dạo bà Isabelle Germain có nói đến sự phức tạp của cô bé lọ lem, bắt nguồn từ giáo huấn khác nhau giữa con trai và con gái trong xã hội Pháp. Người ta dạy con trai các trò chơi và sách báo, chuẩn bị cho chúng, khi lớn lên đi chinh phục thế giới trong khi cha mẹ lại dạy con gái, đợi chờ một hoàng tử đẹp trai, con nhà giàu học giỏi như các bậc phụ huynh Việt Nam thường đề cập. Việt Nam thì dạy con gái công dung ngôn hạnh, đủ trò trong thời đại nông nghiệp. Vấn đề là ngày nay, ở thời đại A Còng, tư duy của chúng ta vẫn chưa cập nhật hoá với thời đại công nghệ thông tin,…

Đồng chí gái hay xem chương trình “Bạn Muốn Hẹn Hò”, vẫn thấy các người điều khiển chương trình, hỏi các cô gái hiện đại, có bằng cấp đại học câu “em có làm dâu được không?” Hoá ra người Việt đi hỏi vợ là để kiếm một ô sin về nuôi cha mẹ mình, trong khi họ la cà các quán nhậu, bia ôm. Xong om

Mấy người ghi danh để kiếm chồng, kiếm vợ đều hỏi một câu hỏi vớ vẩn: “quan niệm anh hay em về tình yêu?”, hay “có gia trưởng không?”. Trong giai đoạn dò xét hồ sơ lý lịch tình yêu ngang dọc, đồng chí gái rất là dễ thương, trọ trẹ giọng Huế khiến mình ngất ngư nên khi cô nàng kêu đăng ký quản lý đời mình thì mình nhất trí. Ai ngờ vâng ai ngờ, lấy nhau về là quản lý cuộc đời ô sin của mình. Đồng chí vợ đâu có bao giờ nghe lời than vãn của mình, cứ bảo mình câm ngay. Vợ nói không được cãi. Dần dần mới hiểu là mình gia nhập đảng Sợ Vợ từ hồi nào. Chán Mớ Đời 

Có nhà tâm lý học Bruno Bettelheim đi xa hơn, cho rằng cô bé lọ lem mang chiếc hài bằng thuỷ tinh, không giản nở vì nếu không thì các cô gái khác, có thể kéo căng ra để mang được. Cho rằng tác giả cố ý dùng hài làm bằng “thuỷ tinh” như ám chỉ đến cái âm hộ của phụ nữ. Được làm bởi một loại dễ vỡ nếu người ta xiết chặt mạnh bạo, một vật có thể mất dễ dàng sau một đêm dạ vũ, như muốn nói đến sự trinh tiết của cô gái. Trong xã hội cỗ xưa của tây phương, cụm từ để tuột giày, ý muốn nói là trao thân cho người đàn ông.

Dạo mình ở Pháp thì phong trào phụ nữ đòi bình đẳng, đủ trò nên không rõ nhưng mình đoán khi xưa, người Pháp chắc cũng chú trọng về mặt trinh tiết của phụ nữ nên có thể chiếc hài bằng thuỷ tinh của cô bé lọ lem, biểu tượng cho sự trinh tiết của người con gái mà không có cô con gái nào khác có thể mang chiếc hài thuỷ tinh của Cendrillon.

Nghiệm ra thì thuốc ngừa thai đã giải phóng được phụ nữ ngày nay, đưa sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới lên ngang hàng. Trong khi giáo điều của nhà thờ như cấm phá thai vô hình trung đã nô lệ hoá phụ nữ mấy ngàn năm qua. Đây cũng là một tranh luận khá thú vị. Để hôm nào, mình kể về vụ cấm phá thai ở cấp liên bang tại Hoa Kỳ.

Còn Tấm Cám của người Việt thì sao. Tại sao người ta vẫn kể, dạy cho con nít từ bé, chuyện Tấm giết hại em mình rồi làm mắm gửi cho kế mẫu ăn. Nếu mình không lầm thì người Việt đồng tình với sự việc này. Bởi vì Cám hung dữ, đã nhẩn tâm giết chị mình để làm vợ của vua. Thậm chí người ta còn làm phim. Mình thấy trên Amazon có phim Tấm Cám do Việt Nam sản xuất nhưng không dám coi. Đạo diễn là Ngô Thanh Vân. Cám có ác độc nhưng trên căn bản đạo đức, chúng ta không thể nào khuyến khích con mình, học trò mình, giết một người, nhất là em hay chị của mình.

Có thể một ngày nào đó, các nhà phân tâm học Việt Nam sẽ nghiên cứu ảnh hưởng Tấm Cám vào sự đối xử của bên thắng cuộc với bên thua cuộc. Là anh em, chung một màu da, máu huyết nhưng đối xử như kẻ thù.

Tên vua thì với tinh thần trai tài năm thê 7 thiếp thì có gái khác để chơi nên chả nói năng gì cứ đè Cám ra chơi như Việt Cộng ngày nay bảo vệ các đảng viên biến chất. Có ông nào bị thu hình, ôm con nít trong thang máy nhưng chả thấy bị lên án gì cả. Vì nếu bắt giam, không bảo vệ đảng viên, đồng chí của mình thì ai theo nữa. Họ theo vì quyền lợi và được bảo vệ dù phạm tội nếu không thì mọi người đã bỏ đảng gần đây, họ bỏ tù vài tên tép riêu để mấy tên quan nhớn xìa tiền ra là xong chuyện.

Người Việt tin theo thuyết luân hồi của phật giáo nên cứ tin vào sự việc đầu thai, cá bống rồi chim hoàng anh, cây thị,… nếu tô vẽ cho một Tấm hiền lành, thật thà sẽ được hưởng điều lành về sau thì cứ chết hoài đến khi cái ác trong người của Tấm, hiện ra thì giết em mình để chấm dứt sự việc, luân hồi,…

Người Việt chấp nhận việc Tấm giết em, làm mắm gửi cho kế mẫu ăn vô hình trung đã hợp pháp hoá “Cái Ác” về mặt đạo đức trong xã hội. Người ta chấp nhận việc kẻ thắng cuộc, đuổi vợ con nguỵ quân nguỵ quyền lên rừng thiêng nước độc, mà họ gọi là vùng kinh tế mới, để giết họ lần mòn hay bỏ tù cả triệu người trong các trại cải tạo là việc đương nhiên, là một hành động cách mạng, đúng theo quan điểm lập trường đạo đức cách mạng.

Họ bỏ tù, cho rằng người dân miền nam làm tay sai cho đế quốc mỹ, để rồi ngày nay họ cho con cháu họ sang Hoa Kỳ du học hay thậm chí định cư luôn tại xứ tư bản phồn vinh giả tạo. Sau 44 năm, không ai lên tiếng xin lỗi VNCH, cho rằng các anh đúng chúng tôi sai. Chúng tôi mất 20 năm đánh thắng các anh, rồi phải tốn thêm 20 năm để hiểu là các anh đúng. Ngày nay nhạc vàng được hát liên tu ti trên các kênh truyền hình tại Việt Nam. Chán Mớ Đời 

Có ông lãnh đạo nào kêu người ta thù ghét tôi nên bắt tôi phải nạp $45,000 để được nâng điểm cho con tôi.

Người dân ở Hương Cảng, xuống đường biểu tình chống đối luật dẫn độ, rất ngạc nhiên khi thấy những hình ảnh cảnh sát ở Hương Cảng mà người ta kêu là do người Tàu lục địa, cải trang đã bóp dế, đánh đập một cách tàn bạo các người biểu tình không bạo lực. Những hình ảnh cười khoái trá của đám cảnh sát như nói lên “Cái Ác hợp pháp”, không bị luật pháp trừng trị. Họ có thể đánh đập người dân một cách vô tội vạ như thể chưa có tội thì đánh cho có tội, có tội rồi thì đánh cho chừa.

Gần đây, mình đọc trên mạng những còm của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, chửi rũa người di dân lậu. Không một ai muốn bỏ nước ra đi cả nhưng vì sự sống còn của gia đình, họ phải vượt biên để đến Hoa Kỳ sống chui rúc âm thầm, không được luật pháp bảo vệ, để gửi những món quà nho nhỏ, tiền bạc về cho vợ con, cha mẹ ở quê nhà. Có trách là trách giới lãnh đạo của các xứ này.

Khi xưa, các người Việt tỵ nạn, kêu là sống không nổi với Việt Cộng, tự xưng là tỵ nạn chính trị nhưng sau vài năm, có quốc tịch mỹ thì có một thiểu số lại bò về Việt Nam như kiểu áo gấm về làng. Nay họ lên án những người di dân lậu, tỵ nạn kinh tế, vi phạm chủ quyền quốc gia Hoa Kỳ như họ khi xưa lên bờ các nước Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương bất hợp pháp.

Họ quên hết quá khứ của họ, và nghĩ họ là người da trắng. Người Mỹ hay nói: “we are what we remember”.

Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chìm trong không gian Monet vào cuối tuần

Hôm nay, mình đánh thức vợ dậy, chở lên Montebello, gần Los Angeles, xem triển lãm “immersion Monet”, hoạ sĩ nổi tiếng người Pháp, Claude Monet. Người được xem đã khai phá ra trường phái ấn tượng. Mình mê ông này từ khi đi học kiến trúc. Hình ảnh mỗi sáng mình nhận thấy, nhất là vào mùa thu khi mình xuống xe métro tại trạm Louvre, đi theo đường Rivoli, rồi băng qua khuôn viên Le Carre, qua đường, lên Nghệ Thuật Kiều (passerelle des Arts), đi qua con sông Seine trong sương mù. Nhìn về phía Cầu Mới, Tân Kiều (pont Neuf), thấy mặt trời đang lên dưới sương mù, quá đẹp. Tương tự một bức tranh của Claude Monet.

Tại đây, họ có 3 cuộc triển lãm, Monet, Klimt và Dinos. Mình mua vé qua mạng về Monet. Phần triển lãm có 3 phần, phần 1 thì nói về tiểu sử của hoạ sĩ. Xem phần này mới hiểu lý do khi xưa, thầy dạy vẽ kêu không bao giờ dùng sơn màu đen. Họa sĩ Auguste Renoir kêu một hôm chúng tôi hết sơn màu đen nên chủ nghĩa ấn tượng ra đời. Họ phải dùng các màu khác để hoà với nhau, pha chế để ra màu tối. Từ đó họ không sử dụng sơn mầu đen. Chán Mớ Đời 

Sau đến phần 2 khu vườn của nhà hoạ sĩ ở Giverny khi ông ta lấy vợ thứ 2. Bà trước chết sớm, có một goá phụ, chồng bà ta hay mua tranh của họa sĩ, chết nên đăng ký quản lý đời nhau. Được cái là bà này góa phụ, ông chồng để lại 5 đứa con và một gia tài kết xù. Nhờ thế mà ông ta được đi du lịch qua Anh quốc, Hoà Lan, Venice,… nên để lại cho hậu thế nhiều bức tranh để đời, đã vẽ tại các quốc gia này.

Ông ta bị ảnh hưởng của hội hoạ Nhật Bản nên cho xây một chiếc cầu vòng Nhật Bản trong vườn với mấy hồ nước cá koi, hoa lilys nổi trên mặt hồ, đã khiến ông ta vẽ nhiều bức hoạ rất nổi tiếng. Đến phần 3 thì họ cho vào một căn phòng to lớn, 4 bức tường lớn cho chạy hình ảnh về các bức hoạ từ Normandie, Bretagne qua Hoà LAn, Anh quốc, Venice…nghe nhạc phê trên chiếc ghế bố. Hai vợ chồng ngồi nghe nhạc và xem hình ảnh của hội hoạ,… phê thật. Lâu lâu bỏ nghề nông dân, đi thưởng thức nghệ thuật một tí, khiến tâm hồn xả bớt phân bón cây, cỏ may,…

Cứ lấy cua hấp bỏ vào trong cái bịch nylon, lấy cái búa đập cho nó bể ra ăn còn không thì mang theo cái kềm bẻ càng cua vì họ không đưa, sợ bị mất. Cá chiên dòn với 3 con cua thêm đồ xào khoai tây đủ trò. Không nên gọi món khoai tây xào vớ vẫn.

Sau đó mình chạy ra Chợ Cá San Pedro để ăn đồ biển. Bạn bè thân đến chơi vùng này thì mình hay đưa họ đến đây ăn đồ biển tươi. Đừng có mua đồ của họ làm theo thực đơn, thấy đồ sộ nhưng toàn là khoai tây vớ vẫn. Đến mấy tiệm có bán cua địa phương đang bơi lội trong hồ cá, mua rẻ hơn và họ luộc hay hấp chi đó. Họ đưa cho cái pager, khi nào xong thì họ báo tin. Ăn cực đỉnh. Đồng chí gái mê cua nên hay đến chỗ này ăn.

Ăn mệt nghỉ, không hết nên phải đem về

Đến đây, du khách cảm nhận là đang ở Mễ Tây Cơ vì đa số thực khách là người Mễ, mấy ban nhạc Mariachi chơi khắp nơi, dân tình ra ôm nhau nhảy, cứ như đang ở Tijuana. Đi trong tuần thì ít người hơn, đợi thức ăn họ làm độ 30 phút còn cuối tuần thì 90 phút cho đến 2 tiếng. Chỗ này rất lớn tương tự ở bến tàu San Francisco. Nhiều tiệm ăn lắm, cũng vài mẫu. Mình thích chỗ này hơn ở San Francisco. Chỗ ăn thì chung, to lớn có thể chứa mấy ngàn thực khách đang ăn và nhảy đầm.

Bánh mì của họ ăn chung với thức ăn, được cuốn tròn như crepe của tây, chua chua, tốt cho đường ruột hay họ cuốn lại như hình dưới.
Phải ăn bốc, lấy thịt xào bỏ trong bánh tráng, cuốn lại để ăn

Sáng nay, hai cha con chạy lên vườn từ 7 giờ sáng. Tội thằng con, đi chơi khuya nhưng vẫn phải về ngủ sớm để sáng lên vườn với bố. Bố làm nông dân nên con cũng phải chia sẻ cuộc đời bần cố nông. Mình chỉ nó cách bỏ phân cho mấy cây Thanh Long để mỗi tháng nó làm. Sau đó thì kêu nó làm bài tính mượn tiền của cô cháu mà mình đã kể để cho cho nó hiểu là không hiểu về các con số tài Chánh thì không bao giờ giàu. Sau đó hái cam cho mẹ nó uống. Trên đường về, hai cha con ghé tiệm ăn Ethiopian. Cái món crepe của họ khá ngon, chua chua như bánh mì sourdough. Đặc biệt là họ làm cà phê khá lạ. Họ rang trong cái xoong nhỏ, khói  nghi ngút, đem ra cho mình xem rồi đem vô nghiền nhỏ ra thành bột rồi đun sôi, uống khá đậm. Kêu uống thử vì Ethiopia được xem là xứ khởi đầu món cà phê trên thế giới. Khá đậm.

Cà phê của họ, để trong chiếc ấm bằng đất màu đen để nấu cà phê. Khá đậm

Tối này thì đi ăn với đồng chí gái ở nhà bạn, họ tổ chức 33 năm máu lửa nội chiến từng ngày. Mai lại lên vườn tiếp. Dạo này trời nóng nên phải chuẩn bị đủ thứ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Xem triển lãm đế chế Krmer

 Đi núi về thì chở thằng con ra phi trường, đồng chí gái thì đi chơi ở Seattle, thăm viếng bạn bè. Chân còn mỏi nên không dám lết vô vườn. Buồn đời mình lên Los Angeles xem triển lãm và xem phim 3 chiều Imax về đế chế krmer mà mình có dịp viếng thăm mấy năm trước trên đường về Việt Nam.

Mình mua vé trước để có thể xem chiếu phim Imax, lái xe lên đến cạnh vận động trường đại học USC. Đậu xe xong thì bò lên bảo tàng viện khoa học California vì có một cuộc triển lãm đặc biệt về văn hoá Krmer. Lạ là ở Hoa Kỳ nhưng các chú thích đều ghi bằng anh ngữ và Tây Ban Nha. Lâu quá mới ra đám đông thì thất kinh vì thấy dân tình to béo kinh hồn.

Theo các nhà khảo cổ tây phương thì đế chế Krmer có nền văn minh rất cao, được xem là độc nhất vô nhị vào thời gian đó. Mình chỉ viếng Angkor Vat mà khi xưa, thời sinh viên, đã từng nghiên cứu về đền Angkor Vat. 

Ai thiết kế cổng vào nơi triển lãm rất hay

Nay họ dùng Ladar chụp hình từ trên không thì khám phá ra thành phố này còn rộng hơn thành phố Los Angeles hiện nay. Kỹ thuật này được sử dụng để chụp hình từ trên trực thăng, họ có thể loại bỏ các lớp cây cối để xem dưới đất, các dấu vết cổ xưa thay vì đào đất theo lối cổ truyền, mất thời gian. Nhờ vậy mà nay họ khám phá các nơi có di tích cũ tại Peru. Nghe nói có địa điểm to lớn hơn Machu Picchu.

Hệ thống kinh rạch, được dẫn thuỷ nhập điền vào vùng này từ Tonlesap khiến khu vực này trở thành khu trù phú với ước lượng dân số gần 1 triệu người. Vùng này theo chế độ 2 mùa mỗi năm; mùa mưa và mùa nắng nên họ đã phát hiện ra cách đào kênh để dẫn thuỷ nhập điền, với mấy hồ lớn để chứa nước, dùng cho mùa khô. Họ cho thấy ảnh hưởng văn minh Krmer trải dài qua Lào, MÃ Lai, Thái Lan và Việt Nam. Việt Nam dạo ấy mới thoát được sự cai trị của người Tàu, chưa được bao lâu. Theo mình hiểu qua những tài liệu đọc thì mấy cái trống đồng là từ phía nam đông Nam Á. Nói chung sử mình học ở trường khi xưa không tin cậy được.

Vấn đề là giàu có thì bị mấy nước lân cận như Siêm La đánh để cướp. Khu vực này được thành lập vào thế kỷ 11, trong khi đó Việt Nam mới thoát khỏi nền Bắc thuộc. Tiếp tục xây dựng thì 4 thế kỷ sau đó dân chúng bỏ đi, khu vực này trở thành hoang phế đến khi một ông tây, được chính phủ pháp bổ nhiệm đi thám hiểm để xem thuộc địa của mình có gì để khai thác mới được người dân địa phương chỉ ra đền Angkor Vat.

Người ta không hiểu lý do người Krmer bỏ chốn này để di dân đến vùng Nam Vang, thủ đô ngày nay. Có nhiều giả thiết như ông vua bổng nhiên hứng lên lấy Phật giáo làm quốc giáo khiến mấy người theo Ấn Độ giáo bất bình, tranh cãi thay vì sống chung hoà bình như xưa. Có giả thiết là quân Siêm La hay sang đánh cướp của,…

Qua các vật mà họ tìm thấy thì dân Krmer dạo đó theo Ấn Độ giáo thờ thần Vishnu, có nhóm thờ thần Silva và nhóm theo Phật giáo vừa tiểu thừa. Kiến trúc bị ảnh hưởng rất nhiều từ ấn độ giáo.

Cuối cùng thì họ dùng máy để đo và khám phá ra sự thật, đúng hơn là một giả thiết hữu lý. Họ đi xuống một cái động mà các sư sãi họp mặt để tụng kinh, học phật pháp. Họ lấy mẫu của thạch nhũ. Nước ở trên nhỏ xuống động rồi động lại. Cho vào máy thì khám phá ra có một thời gian, vì lẻ nào đó không có mưa, bị thất mùa nên người dân không gặt hái lúa được. Rồi sau đó thì mưa như thác xuống, rồi lại không có mưa. Có lẻ vì vậy ,người dân bỏ đền để đến vùng Nam Vang để làm ăn, bỏ phế thành phố của đế chế Krmer, đã mất công xây dựng từ 400 năm qua.

Một phần là khi thương thuyền ngoại quốc đến buôn bán thì người krmer lại dọn về khu gần biển, gần hải cảng để làm ăn. Tương tự Đàng Trong , người dân đến khu phố Hội An làm ăn trước thời Tây Sơn.

Ngày nay, người ta nói đến khí hậu thay đổi như Cali không có mưa từ lâu. Chỉ mưa đúng hai ngày mình leo lên núi Whitney. Phải chi ông trời đợi mình về rồi mưa chi thì mưa. Chán Mớ Đời 

Sau khi xem triển lãm thì mình bò đi xem mấy triển lãm khác nhất là con thuyền con thoi Endeavour mà NASA cho đem về đây triển lãm với những phi thuyền khi xưa, bay lên cung trăng. Họ cho thấy sự chuyên chở phi thuyền này từ phi trường đến viện bảo tàng. Kinh

Thấy họ treo mấy phản lực cơ mà khiếp

Đến giờ thì bò lại xem phim 3 chiều Imax, giải thích vấn đề ngày nay của Cambuchia. Mìn cá nhân Claymore được hai bên đặt trong chiến tranh đầy nơi nên muốn khai quật các nơi xưa thì phải rà phá mìn, họ huấn luyện mấy con chuột để rà mìn rồi cho nổ. Họ tìm cách bảo tồn văn hoá của cha ông, tổ tiên krmer.

Xem xong thì chạy xe về, kẹt ná thở dù thứ 7. Hy vọng mai chân bớt đau, bò lên vườn, hái bơ. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

My Father, My Hero

 Hôm nay, tại hội Toastmasters, đến phiên mình làm toastmaster. Mình chọn đề tài “tình phụ-tử” (Fatherhood) vì cuối tuần này là ngày Từ Phụ, người Mỹ sẽ ghi nhớ công ơn dương dục người cha như tháng trước là ngày từ mẫu. Trong khi biên soạn chương trình, mình khám phá một điều là vai trò người cha rất quan trọng trong cuộc đời của những đứa bé. Thiếu vắng bóng người cha, những đứa trẻ lớn lên thường gặp vấn đề giao tiếp trong xã hội, bạo lực,…

Trước đây, ai cũng nghĩ tình mẫu tử mới quan trọng, nay các chuyên gia tâm lý, cho rằng sự hiện diện của người cha, quan trọng hơn cả vai trò của người mẹ. Kinh


Dạo mình ở New York, báo chí ca ngợi ông thị trưởng Giuliani tài ba, đã làm giảm chỉ số tội phạm theo chương trình giảm tội ác của ông ta và ông cảnh sát trưởng. Trên thực tế thì cách đó 20 năm, Hoa Kỳ cho phép phụ nữ được phá thai nên tình trạng thiếu niên phạm pháp giảm vì ít người mẹ đơn côi. 

Một cô bé vị thành niên, yêu đương bị dính bầu thì bỏ học, nuôi con, ăn trợ cấp xã hội. Cha đứa bé thường thì bỏ chạy mất hay vào tù. Người mẹ đơn côi phải đi làm những việc tay chân, nhiều khi hai ba job nên không có thì giờ dạy dỗ con thêm còn bé chưa trưởng thành thì khó dạy dỗ con. Thường ông bà nội, ông bà ngoại dạy cháu tốt hơn vì có kinh nghiệm, có thời gian để dạy cháu tốt hơn cha mẹ chúng, bận công việc, thiếu kinh nghiệm làm cha mẹ.

Có một anh hội viên, kỹ sư đọc diễn văn: “My Dad, my Hero“ trong vòng 7 phút. Anh ta cho biết là sinh tại Mễ Tây Cơ, khi bà mẹ dính cái bầu rồi gia đình di cư sang Hoa Kỳ. Mẹ anh ta, chị cả nuôi 8 người em vì bố mẹ qua đời. Lo cho các em, con mình, chồng khiến bà mẹ bị stress quá nên anh ta và bà mẹ hay cãi lộn. Anh ta hỏi ông bố, lý do nào mà bố chịu đựng mẹ, con chỉ đợi 18 tuổi là ra khỏi nhà, thoát khỏi sự nhiếc mắng của mẹ.

Ông bố cho biết vì con nên bố mới chịu đựng lối hành xử của mẹ. Chiều lái xe đi làm về, bố không biết sẽ gặp chuyện gì nữa đây nhưng vì thương con nên bố chịu đựng. Cuối cùng anh ta chiếu tấm ảnh của ông bố đã qua đời, và đứng khóc như trẻ thơ. Kêu rằng My Father, My Hero. Cha tôi, người anh hùng của tôi.

Cuối tuần rồi con gái mình nhắn tin, cho biết bố của cô bạn, bị tai biến, được đưa vào nhà thương, đang nằm Coma. Con gái mình chợt nhận ra cuộc đời rất mong manh, người thân của mình có thể ra đi bất kỳ lúc nào. Nó mong đến ngày gặp lại gia đình ở Dubai tháng tới.

Chúng ta thường không để ý hay trân trọng người thân, cha mẹ để rồi một ngày nào đó chưng hửng nhìn lại mình là kẻ mồ côi, phải gắn hoa hồng trắng vào ngày Vu LAn. Ước gì đổi thiên thu để tìm lại nụ cười của mẹ hay bố, người thân.

Sau phần diễn văn thì đến phần Tabletopic thì mọi người được hỏi 1 câu về sự liên hệ, kỷ niệm với cha. Mình rất ngạc nhiên vì ai cũng kể về những kỷ niệm đẹp với cha, nhiều khi có sự khắc khẩu. Ai cũng nghĩ bố mình làm gương cho mình đi theo.

Mình nhớ khi xưa, ông cụ làm công chức tại ty công chánh Đà Lạt, tối đi học thêm để thi bằng tiểu học để vô ngạch công chức kiếm thêm tiền nuôi con. Tối tối, mình hay đi đón ông cụ ở trường Hiếu Học, ở đường Hai Bà Trưng. Nhiều đêm thấy ông cụ ngồi học bài. Không ngờ, sau này lập gia đình, mình cũng nối gót ông cụ, đi học thêm lớp tối về nhà cửa, đầu tư để có khả năng mua thêm sữa cho con.

Có lần sau khi học lớp đêm, mình ngồi nán lại chém gió với mấy tên mỹ quen. Khi về đến nhà, mình thấy hai đứa con nằm ngủ dưới đất, trước cửa phòng của mình. Lý do là mỗi tối, trước khi đi ngủ, mình đều đọc truyện cho chúng nghe. Chúng không bao giờ chịu đi ngủ trước khi nghe mình kể chuyện đời xưa. Đồng chí gái đọc thì chúng kêu Chán Mớ Đời.

Từ dạo đó, đi học ban đêm, tan lớp là mình bò về, đọc truyện cho hai đứa trước khi đi ngủ. Nay lớn lên chúng kêu bố kể chuyện không tin được. Dạo đó mình kể chuyện Tam Quốc Chí, Thuỷ Hử, Anh Hùng Lĩnh Nam, bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Nhìn lại thì mình có ảnh hưởng khá lớn với mấy đứa. Có chuyện gì như tình yêu, tài chánh,…chúng đều hỏi mình.

Năm nay thanh long đỏ ra nhiều

Nhìn lại mình chỉ ở gần ông cụ có vài năm, khá lắm là 8 năm. Khi mình mới ra đời thì ông cụ còn trong quân đội, sau này giải ngủ thì làm công chức ở Ban Mê Thuật mấy năm. Sau này, được tướng Đổ Cao Trí can thiệp nên được thuyên chuyển về lại Đà Lạt. Mình cũng ít khi đi chơi với ông cụ, chỉ nhớ vài kỷ niệm. Ông cụ kỳ vọng vào mình nhưng mình học cực ngu. 

Chỉ có khi ông cụ ở trại cải tạo suốt 15 năm, mình mới nhớ đến ông cụ nhiều. Nhiều khi ăn ngon tiệc tùng, chợt nhớ đến ông cụ trong trại cải tạo. Về Việt Nam thăm nhà, mình mới khám phá ra mấy người em ở Việt Nam, cũng bù trớt vì ông cụ ở trại cải tạo khi còn bé. Lớn lên không có người cha bên cạnh, mẹ mình phải đóng vai trò người mẹ vừa người cha. Có cô em kể, thời bé đến nhà bạn, thấy họ có bố chăm sóc còn mình thì chả biết đâu mà rờ. Đi thăm nuôi thì xa xôi, tốn kém.

Sau này, mình có hỏi về thời gian trong trại, ông cụ có kể, mình có thu âm lại để sau này mấy đứa con nghe. Văn hoá người Việt không bầy tỏ tình cảm như người tây phương. Chỉ qua ánh mắt, chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho con cháu.

Mình lựa tựa đề buổi họp khiến nhiều người có cơ hội, nhớ lại những giây phút của người cha. Có lẻ trong chúng ta, ai cũng cũng có một người cha anh hùng. Xong om

Cuối tuần này, em xin chúc các bác một ngày vui vẻ, đoàn tụ bên người cha anh hùng của mình. Tuần sau em leo núi Whitney, cao nhất nội địa Hoa Kỳ. Đồng chí gái nghe em leo núi thì đã mua vé đi Gia-nã-đại chơi. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chút nhân ái trong cuộc đời

 Tuần này, nhận được tin các em bé đau tim, được mỗ tim tại Sàigòn dưới sự bảo trợ của Bút Nhóm Lửa Việt. Người ta không hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh ở nhiều trẻ em tại Việt Nam. Họ cho biết có nhiều nguyên nhân như di truyền, do nhiễm chất độc hại, uống thuốc bậy bạ, dùng ma tuý, uống rượu bia, hay bị các chất phóng xạ,… đa số là nghèo quá, thiếu dinh dưỡng.

Tháng vừa rồi, các anh chị thân hữu Bút NHóm Lửa Việt đồng hành cùng các linh mục qua chương trình Linh Ca Người Nghèo Không Thể Đợi, đã gây quỹ được $130,000 tại Nam Cali. 

Hôm ấy, đồng chí gái có mời vài người bạn công giáo tham dự. Có người nói, ở Nam Cali lâu rồi mà không biết chương trình này hay nhóm Bút NHóm Lửa Việt khiến mình thất kinh. Nhớ dạo đại dịch COVID mới khởi đầu, ai nấy đều lo sợ, các anh chị BNLV, gom tiền của nhau để làm các khẩu trang, khẩu diện và các bộ đồ bảo hộ để gửi tặng các nhà thương và viện dưỡng lão toàn quốc. Ngoài thời gian làm việc cho hãng, các anh chị đã đến nhà in của một thân hữu để tiếp sức, đóng gói để gửi đi. Có người từ Florida trả tiền cước phí UPS,…

Các em được mỗ tim tại Sàigòn, do thân hữu của Bút NHóm Lửa Việt bảo trợ.

Các thân hữu BNLV góp sức, đã nói lên lòng trắc ẩn với mọi người không phân biệt chủng tộc, giàu nghèo, tôn giáo, Cộng Hoà hay Dân Chủ. Thấy 1 ông linh mục tây già, nghiên cứu vẽ và thực hiện khẩu diện, in 3D,… mấy nữ tu thức đêm may các khẩu trang hay các bác lớn tuổi cũng may để giúp thiên hạ.

Thấy tụi này gửi tiền giúp các nạn nhân chiến tranh tại Ukraine, có vài thân hữu kêu bọn da trắng để da trắng giúp đỡ. Tình thiệt, người Việt mình bị chiến tranh một thời, sang đây, được người Mỹ và Tây phương giúp đỡ, nay chỉ muốn đóng góp một phần nào cho các nạn nhân chiến tranh, mà chúng ta đã từng kinh qua cuộc chiến, nạn nhân của chế độ hà khắc. Mình thấy có nhiều người Việt, gom góp tiền bạc, mua thực phẩm, thuốc men từ BA Lan, bất chấp hiểm nguy, lái xe đem đồ sang Ukraine để giúp các nạn nhân chiến cuộc.

Có đài truyền hình địa phương muốn sang Ukraine, phỏng vấn người Việt sinh sống tại đó. Nghe nói có trên 10,000 người Việt nhưng chắc sợ bị máy bay hay hoả tiễn, tên lửa không người lái của bác Putin bắn nên dời lại khi khác.

Bút Nhóm Lửa Việt tổ chức gây quỹ giúp chương trình “người nghèo không thể đợi”, mấy người quen và thân hữu kêu không tham dự vì tiền đó đem về nuôi Việt Cộng. Mấy đứa bé con nhà nghèo bị lộn xộn về tim mạch, cần được giải phẫu nếu muốn chúng sống lâu. Chán Mớ Đời 

Có chị bạn học với đồng chí gái, tham dự buổi gây quỹ hỏi, mình là người lương sao lại tham gia các sinh hoạt của người công giáo. Mình nói con chó con mèo, chúng đâu có nhìn chúng ta là người lương hay giáo dân, đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ, thờ Putin hay Trump, thương Biden. Chúng nhìn chúng ta một cách thân thiện, ngoắc đuôi, vui mừng khi gặp chúng ta.


Người Mỹ rất thích chó mèo, leo núi bên xứ Peru, mình ngạc nhiên là việc đầu tiên các người tham gia chuyến du hàng 7 ngày, đều đem hình chó của họ ra để khoe, làm quen với nhau ngoại trừ mình. Chỉ có điều họ chửi nhau khi bàn cãi về chính trị. Chán Mớ Đời  Chó thiên hạ gặp mình là chúng sủa. Có lẻ thời ở Đà Lạt, mình có ăn thịt chó 2 lần nên đi đâu chó nhìn mình là sủa. Mình bị chó hàng xóm cắn một lần, tởn đến già.

Trong xã hội hôm nay, con người chạy đua với đủ mọi thứ. Họ bị stress, chỉ có con chó hay con mèo là không tranh đua với họ, giúp họ xả stress. Lý do đó luật Cali mới ra, chủ nhà phải cho người mướn nuôi mấy con thú trong nhà. Có lần đến nhà anh bạn chơi, thấy anh ta chả để ý đến vợ, cứ lăn ra sàn nhà chơi với chó vì được xả trét. Chán Mớ Đời 

Cuộc đời mình hay dính dáng đến mấy ông cố đạo. Khi xưa, ở Đà Lạt thì học võ với mấy ông sư huynh trường Adran, rồi làm quen được với ông linh mục dòng tên Louis Leahy, người Gia-nã-đại tại Giáo HOàng Học Viện. Ông này cấy vào đầu mình cách học, giúp mình theo bước chân của ông ta. Chu du khắp nơi, khắp quốc gia, chỉ khác là ông ta làm kẻ thừa sai còn mình thì người vô tổ quốc, đi xa xứ để kiếm ăn.

Sang Hoa Kỳ, mình lại gặp một ông linh mục, có nhiều điểm tương đồng, làm việc chung từ đó đến nay về các chương trình xã hội, tỵ nạn ở Đông Nam Á, nay người nghèo tại Việt Nam.

Từ khi ông Voltaire đưa ra nhiều tư tưởng khai phá, dấy lên một thế kỷ tại âu châu mà người ta gọi thế kỷ ánh sáng, khai sáng, khai minh của nhân loại. Con người tự xưng là Thiên Nhân (homo deus), giải thích mọi việc bằng khoa học. Dần dần người tây phương ít đi nhà thờ, nay nhà thờ ở bên âu châu phải bán tài sản thậm chí nhà thờ vì không có tiền bảo quản, thiếu con chiên. Ở Maastricht, Hoà Lan, mình có viếng một nhà thờ cổ, mấy trăm năm, nay được sử dụng như một tiệm sách.


Ngày nay, con người bị stress vì làm việc, sống một đời sống tiêu thụ, đánh giá nhau qua chiếc áo hàng hiệu, xe xịn, nhà cao cửa rộng, lương bổng mà quên đi tình người, lòng trắc ẩn, nhân ái. Người ta thích mua một cái ví LV giả, để đeo cho sang thay vì dùng tiền đó để đầu tư cho con cháu đi học sau này. Từ sự tha hoá đó, khiến con người bị hụt hẫng, mất dần tấm lòng nhân ái. Họ nhìn nhau qua tư duy chính trị, khoa học với thuyết của Darwin, tự cho mình là kẻ khai sáng những giống dân khác man rợ dù họ có nền văn hoá lâu năm,..  

Hàng ngày chúng ta thấy họ tranh luận, chửi bới nhau. Họ chửi kẻ phò Putin, kẻ phò Trump, kẻ phò Biden,… họ quên một điều là họ cổ võ một binh sĩ nga hay Ukraine bị bắn chết, thì một người mẹ, một người cha hay một người vợ vừa mất một người thân. Chúng ta bị báo chí truyền thông tuyên truyền mà quên đi cái Tâm của mình.

Báo chí đưa ra nhiều điều quái gỡ như tổng thống pháp kêu đừng có hạ nhục Putin, có người thì kêu gọi Ukraine nhường đất cho Nga để sống yên bình. Nếu trở về năm 1940, hỏi người Pháp lúc đó đừng có hạ nhục Hitler, cắt đất chia cho Đức quốc Xã để lấy yên bình. Thực tế thì họ đã chia phân nữa đất Pháp cho HItler, và thu về Vichy làm thủ đô mới của thống chế Pétain. Họ vì quyền lợi riêng mà nói những câu mất dậy. Nếu không có De Gaulle tiếp tục kêu gọi người Pháp chống Hitler thì có lẻ Pháp quốc ngày này nói tiếng Đức hết. Họ phong ông De Gaulle là anh hùng dân tộc nhưng chê bài ông tổng thống Ukraine là thằng hề.

Mình có viếng thăm các vùng Andalusia của Tây Ban Nha hay Bắc Phi thì khám phá ra các tôn giáo thiên chúa giáo, hồi giáo, Do thái giáo sống hoà bình với nhau bao nhiêu thế kỷ, dưới thời cai trị của người hồi giáo. Đến khi người thiên chúa giáo chiếm lại các vùng này thì bắt buộc người ngoại đạo trở về đạo nếu không thì đuổi họ ra khỏi đất nước.

 Khoa học tạo cho chúng ta có một đời sống sung túc về vật chất, tiện nghi nhưng về mặt tinh thần, con người bị tha hoá, mất cân bằng trong cuộc sống. Họ muốn trở về tìm hiểu tâm linh. Người tây phương đi tìm về Phật Giáo. Vấn đề là đúng đường hay không hay tạo dựng lên một phòng trào buôn bán niềm tin.

Tương tự về cơ thể. Chúng ta tin tuyệt đối vào y khoa hiện đại nhưng dần dần người ta nhận ra y khoa hiện đại không chữa được những bệnh tật vì cơ thể, tâm thân không đồng nhất. Cơ thể có chức năng tuyệt vời, nếu chúng ta để cơ thể tự động chữa lành bệnh. Nhớ hồi bé, bị đứt tay, chỉ rữa nước rồi bội thuốc đỏ là xong, cơ thể tự chữa lành vết thương. Nay thì ôi thôi đủ trò. Mình có xem phim tài liệu nói về những bệnh nhân ung thư giai đoạn 4, nằm coma, lành bệnh một cách kỳ lạ.


Có một bà cho biết vào coma thì thấy hình ảnh ông bố mà bà ta cố gắng làm cho ông ta vui lòng. Ông ta ngồi đó nhìn bà ta với ánh mắt bao dung, một tình yêu tuyệt đối với bà. Bà chợt nhận ra những tình cảm khó chịu về ông bố từ mấy chục năm qua đã khiến bà ta bị bệnh, máu huyết không đều. Nay bà ta nhận ra ông bố thương bà ta một cách tuyệt đối vô điều kiện nên thoát khỏi coma.

Người ta khám phá ra bệnh tật do thức ăn và tâm bệnh nữa. Chúng ta buồn phiền về việc gì, stress, mất cân bằng nên từ từ cơ thể chuyển đổi gây ra bệnh tật. Muốn chữa lành thì phải chữa về tâm lý,…

Đồng chí gái có ông anh bà con, bác sĩ kể. Khi anh ta mỗ tim thay van tim thì xem như chết đi trong thời gian ấy. Anh ta đi qua những vùng màu tím, thấy cha mẹ, ông bà,… sau vụ chết đi sống lại, anh ta sống rất bình thản, không bon chen, chạy đua với đời sống vật chất như xưa. Dễ thân thiện hơn.

Mình nói với chị bạn là mình ít đi chùa lắm. Đầu năm thì đi với gia đình, viếng di ảnh của người thân thờ trong chùa theo phong tục cổ truyền, thấy thiên hạ mua nhang to, khấn xin Phật đủ trò. Có bao nhiêu tỷ người trên thế giới để Phật để ý giúp đỡ. Cứ thấy thiên hạ quyên tiền để xây chùa. Ra Bolsa, thấy chùa mọc lên như nấm rất nhiều, lớn nhỏ khắp nơi. Có thể gọi là Làng Chùa Bolsa như ở Long Thành. Có bà ni cô cứ gọi đồng chí gái réo tiền xây chùa bị cháy. 

Mấy người quen kêu mình giúp trẻ em ở Việt Nam mỗ tim đều bị Việt Cộng lấy hết, lại kêu mình cúng tiền xây chùa dù ông bà khi xưa thường nói, cứu một mạng người tốt hơn xây 9 cái chùa. Mình nhớ khi xưa, có vẽ ngôi chùa trên núi ở Connecticut. Có mấy chục ông sư từ khắp Hoa Kỳ về dự lễ đặt viên đá đầu tiên. Ông nào cũng kêu mình vẽ chùa cho họ. Sau đó mình thấy ông thầy trù trì biến mất, nghe giải thích là ông ta nói với phật tử là có lỗi với đạo. Biến mất với một phật tử nữ. Chán Mớ Đời 

Sau này, mình sang Cali thì đi chùa, tình cờ gặp một ông thầy ở San Diego, có gặp mình ở Connecticut nên xin số điện thoại. Sau này, ông ta không còn trù trì chùa ở San Diego lại liên lạc với mình. Ông ta nói có cái am nhỏ ở vùng này, nay muốn xây cái chùa và nhờ mình vẽ. Mình nói mình không vẽ chùa nữa, vừa nghĩa bóng và nghĩa đen. Sau này, ai làm chùa cho ông rồi bỏ chạy, ông ta kêu mình lại giúp hoàn tất ngôi chùa. Đành phải nghe lời thầy.

Lý do mình không muốn giúp vẽ chùa và xây vì nghe ông ta kể, năm vừa rồi Tết, thu được $150,000 cách đây 20 năm, còn phật đản thì được $80,000,… xem như một lối kinh doanh, không bị đánh thuế. Mình tính xây một nơi để họp hội và vài căn nhà nhỏ ở trên vườn bơ. Cuối tuần cho mướn để thiên hạ lên học thiền định chi đó.

Nghĩ đi nghĩ lại thích đi giang hồ như xưa nên bỏ ý định làm giàu, xây nhà thiền định bú xua la mua.

Khoa học đã giúp chúng ta tiến bộ rất nhiều, chúng ta quen sử dụng lý trí nên từ từ quên cái Tâm của mình. Ông Nguyễn Du khi xưa có nói “ Cái tâm kia bằng 3 chữ Tài”. Mình thấy trên bàn thờ nhà thơ Nguyễn Hữu Loan có thờ chữ Tâm thay vì ông Phật. Ngày nay, đa số chúng ta chỉ chú ý đến cái tài, danh vọng, thành đạt mà quên đi cái tâm của con người. Chúng ta đánh giá con người về áo quần bên ngoài, xe cộ, nhà cao cửa rộng nhưng không để ý đến sau những hào nhoáng bên ngoài, tâm hồn của họ bị áp lực nặng, chưa chắc họ đã hạnh phúc.

Chị bạn hỏi có tin về linh hồn sau khi qua đời. Mình nói không chết là hết. Nếu có kiếp sau thì tính sau. Mình thích đồng hành với mấy ông cha vì họ giúp đời, tha nhân còn xây chùa thì mình thấy mệt lắm. Sau này chết, mình đã viết di chúc là cho khoa học cơ thể mình để vợ con khỏi tốn tiền nhà quàn, thiêu đốt hay mua đất chôn. Số tiền này dùng để giúp từ thiện tốt hơn. Mình hay thấy nhiều đám tang kêu đừng phúng điếu, gửi tiền từ thiện. Mình dẹp vụ mời sư cúng, tốn tiền vì mình biết sẽ không bao giờ lên cõi Vĩnh hằng, hay thiên đường.

Có ông mỹ nuôi ong, đạo Tin LÀnh, cứ tốn tiền mời mình ăn sáng để giảng đạo, kêu gọi mình trở về đạo. Gặp mình là thành phần ngoan cố nên bỏ cuộc. Mình nói về ông thánh Paul, chưa bao giờ gặp ông Giê Su nhưng cứ viết về những lời giang của ông ấy rồi đến mấy tông đồ khác như Mathieu, Luke,.. mình nói đã đọc Cựu Ước và Tân Ước, Tora của Do thái giáo, Coran của hồi giáo rồi. Còn Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo thì mình có đọc khi nghiên cứu vẽ chùa.

Nay tốn tiền nhiều quá nên hết gọi mình đi ăn sáng để đọc thánh kinh. Mình nói với ông ta là không muốn lên thiên đàng. Vì không muốn gặp lại mấy cô mình quen khi xưa, đì mình khá mệt. Vợ mình thì kêu kiếp sau, gặp mình là bà ta băng qua đường trốn. Mình cầu nguyện họ lên thiên đường còn mình thì ở địa ngục cũng không sao. Hy sinh đời mình củng cố đời họ. Mong phúc lành cho họ lên thiên đường. Chán Mớ Đời

Cầu thủ của Bayern Munich: 

Sadio Mane, a Senegalese soccer star, earns approximately $10.2 million annually. He gave the world a rude awakening after some fans were flabbergasted when they saw him carrying a cracked iPhone 11. His response was awesome:

"Why would I want ten Ferraris, 20 diamond watches, and two jet planes? I starved, I worked in the fields, played barefoot, and I didn't go to school. Now I can help people. I prefer to build schools and give poor people food or clothing. I have built schools and a stadium, provide clothes, shoes, and food for people in extreme poverty. In addition, I give 70 euros per month to all people from a very poor Senegalese region in order to contribute to their family economy. I do not need to display luxury cars, luxury homes, trips, and even planes. I prefer that my people receive some of what life has given me." 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện tình tay 3 Made in Nam Dương

Mình tính đi viếng Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan nên đọc sách và xem phim của xứ này và Nam Dương vì có ngọn núi cao nhất Đông NAm Á. Lý do là hai nước theo Hồi Giáo nhưng lại rất thành công, được tây phương hoá, không bảo thủ như các nước theo hồi giáo khác. Người ta hy vọng sự phát triển của hai nước này sẽ làm gương cho các nước theo hồi giáo, theo đó để phát triển, bớt chiến tranh. Người ta dự đoán trong tương lai Nam Dương sẽ dẫn đầu vùng Đông Nam Á. Mình có ghé Nam Dương cách đây 25 năm về trước, thấy xứ này phát triển hơn Việt Nam nhiều. Nay chắc còn hơn xưa.

Xem phim thổ nhĩ kỳ chán, mình xem phim Nam Dương. Thấy họ tiến xa, không như báo chí tuyên truyền về các xứ hồi giáo. Tuy theo hồi giáo nhưng trai gái vẫn được tỏ tình, hôn hít bú xua la mua, sống chung không cần cưới hỏi, không bị kiểm duyệt. Phụ nữ không che mặt, che mũi như được tuyên truyền trên báo chí. Không quá kích dâm như phim âu châu.

Lạ một điều là trong phim, diễn viên hay dùng anh ngữ, cả câu, chớ không chỉ một từ vựng nào. Rất lạ. Bác nào biết thì cho em xin.

Có anh bạn đi Palestine về, nói thiên hạ kêu vùng Palestine nghèo khổ này nọ. Anh ta kêu MacDonalds, Pizza HUt,… khắp nơi. Chắc mình sẽ làm một chuyến đi mấy xứ này đẻ xem thiên hạ sống ra sao.

Truyện phim thì cũng vớ vẩn như bố mẹ gá nghĩa, hứa hôn như phim Ấn Độ. Thương yêu người khác đủ trò. Rồi khóc lóc, đớn đau muộn màng,…rồi rên trái tim ngục tù, ta yêu nhau đến ngày mốt rồi đi lấy chồng lấy vợ. Xong phim 


Có cuốn phim Nam Dương, nói về cuộc tình tay ba cũng tựa tựa như truyện tiểu thuyết của bà Tùng Long. Trong xóm có một cô gái chơi thân với 2 tên con trai. Cho thấy xã hội khá hơn Việt Nam thời mình ở nhà. Con gái con trai trong xóm đâu có màn chơi thân, chọc ghẹo nhau sau khi đi học về. Mẹ cô gái chết nên kế mẫu muốn cô ta lấy chồng nhà giàu để trả nợ cho bà ta. Đem cô ta đến nhà gia đình chồng tương lai để xem mắt. Tên con trai nhà giàu chịu quá nên rủ đi chơi. Tính đè cô ta xuống sau khi uống rượu thì có hai tên bạn hàng xóm chạy lại khệnh cho một trận. Hồi Giáo cấm uống rượu mà trong phim cứ thấy họ uống cocktail đủ trò.

Thế là hôn ước bị xoá. Côn đồ đến tịch thâu nhà của bố mẹ cô nàng. Ông bố chới với, lấy bà vợ sau, đánh bài nên mất căn nhà, bị tai biến nằm nhà thương không tiền khiến cô con gái phải bỏ học đi làm.

Một hôm, 1 trong 2 tên bạn báo cáo tình hình trái tim, kêu là đã thương nhớ trường kỳ cô ta từ lâu và muốn đăng ký kết hôn, đảm bảo làm người chồng nhân dân đầy chất lượng tinh khiết, cao cấp. Cô ta nhất trí sau khi phát hiện ra mối tình hữu nghị này vì tên này giúp đỡ gia đình, đã trả tất cả y phí của ông bố. Tên này dẫn cô ta về nhà thì hoá ra nhà hắn cực giàu, đại gia. Bà mẹ không ưa vì không môn đăng hộ đối.

Ông bố về kêu được cho lấy nhau với điều kiện là hắn phải qua Hoa Kỳ, giúp người em đang kinh doanh cho gia đình. Cô gái có thể sang Hoa Kỳ luôn. Thế là vui quá và cô gái trao thân trước khi hắn lên đường sang Hoa Kỳ. Tên này và tên bạn kia mở xe bán mì sợi ở lề đường, nay cho qua Hoa Kỳ để làm giám đốc công ty của gia đình. Cứ làm như bên mỹ làm ra tiền dễ. Không biết tiếng anh vẫn làm giám đốc công ty. Kinh

Đùng 1 cái, Sukarno chết nên tình hình rối ren. Cô gái chạy đến nhà chồng sắp cưới, trước khi đi mỹ thì bị người làm đuổi về, kêu không quen biết, ông bà chủ đi mỹ rồi. Thế là cô ta phải khóc cho vơi đi những nhục hình. Xứ hồi giáo nhưng vẫn cho quay cảnh nóng.

Thế là cô ta trở về thực tại, ở xóm nghèo, đi làm thì khám phá ra có bầu. Tên bạn thứ hai nhảy vào dẫn đi học các lớp Lamaze, bú xua la mua. Cuối cùng, chở đi nhà hộ sinh, được y tá kêu vào phòng hộ sinh để giúp cô ta lâm bồn. Cuối cùng cô gái cầu hôn tên bạn thứ 2 và làm đám cưới. Đang lúc quan viên hai họ, vui đùa ăn đám cưới, tên bạn số 1, lù lù đâu bò đến. Chán Mớ Đời 

Có một cuốn phim nói về bố mẹ hứa hôn từ bé. Lớn lên thì tên con trai đi học ở bên Anh quốc, phải là Oxford mất 5 năm đến khi về nước thì cô con gái có bồ. Cô ta muốn huỷ bỏ hôn ước nên tìm đến tên được hứa hôn nói rỏ là đã có bồ, không muốn lấy hắn.


Bố cô ta biết nên có gặp riêng tên bồ để thương lượng. Cuối cùng cô ta khám phá ra vụ này. Ông bố viết một ngân phiếu để tên Bồ từ bỏ cô ta. Cuối cùng thì cô ta làm đám cưới với anh luật sư, tốt nghiệp Oxford mà bố mẹ hai bên đã làm hôn ước từ bé khi cô ta còn nằm trong nôi.

Hai vợ chồng ngủ riêng, ở hai đầu nổi nhớ. Anh chồng tìm cách cải tạo tình cảm, bố trí tư tưởng cô vợ, động viên, giúp cô ta giác ngộ cách mạng, thâm nhập vào mối tình hữu nghị sông liền sông, núi liền núi nhưng cô vợ cứ như T.T. Kh, vẫn lặng lẻ đi bên cạnh ái ân của chồng. Cứ mơ mơ màng màng, trời ơi nếu biết tôi lấy chồng chắc người ấy buồn lắm trong canh bạc. Chán Mớ Đời 

Cuối cùng thì anh bồ cũ, sau khi đã xài hết số tiền của ông bố cô bồ hối lộ, trở về. Hỏi em có hạnh phúc không. Thay vì bắt chước ông Vũ Thành An, sửa lại bài hát: “con đường em đi đó rất đúng em ơi”, hắn lại rủ cô ta trốn đi với hắn. Ông bố biết được mới kể cho cô con gái. Nếu hắn thật tình thương con khi bố đưa tấm ngân phiếu, hắn chỉ cần xé nát ngân phiếu và kêu hắn chỉ cần con, không cần tiền thì bố sẽ huỷ hôn ước ngay. Đây hắn lấy tiền để trả nợ đánh bài. Hắn xài hết, trở về chắc để kiếm thêm tiền đi đánh. Đời con sẽ khổ.

Câu chuyện bố hay kể cho con nghe khi mẹ con có mang, sắp bể bầu, bố đi giao hàng ban đêm cho người ta. Bố mẹ chồng con phải thay bố đưa mẹ con đi nhà thương. Cô ta nói con nghe nhiều lần, cảm ơn bố đã lao lực kiếm tiền nuôi con.

Ông bố kêu không. Sự thật là đêm đó bố đi đánh bài, không có mặt bên mẹ con. Bố lúc nào cũng ân hận về việc này. Sau đó bố bỏ cờ bạc và chăm lo làm ăn để gia đình chúng ta có được cơi ngơi như ngày nay. Thằng bồ con lo đánh bài nên bố lo cho con, không có tương lai, ngoài mấy cái nợ. Trong khi thằng chồng con thì lo làm ăn, nên bố mới giữ hôn ước. Thằng bồ con chỉ cần xé tấm ngân phiếu, kêu trọn đời chung sống với con thì bố đã chấp nhận. Suy nghĩ kỹ đi.

Cuối cùng thì tên bồ bỏ đi, cô vợ không muốn chạy theo tình yêu sòng bài. Cô vợ hỏi chồng cô ta không yêu hắn mà sao hắn lại chấp nhận hôn ước. Ông chồng nói từ khi phát hiện ra em, mối tình hữu nghị dành cho em không bao giờ nhạc phai, răng hở môi lạnh. Thế là cô vợ trở lại với ông chồng, sống đến bạc đầu. Xong phim

Cho thấy hoàn cảnh xã hội nào cũng vậy, theo đạo nào cũng là con người. Cũng môn đăng hộ đối, giai cấp. Trai gái yêu nhau không cần giàu nghèo nhưng khi lấy nhau là có vấn đề lý lịch 3 đời. Cha mẹ đều lo âu khi con đến tuổi lập gia đình. Họ có kinh nghiệm đời nên chọn lựa người rể hay con dâu tương lai.

Khi xưa, mình có quen một cô, con nhà giàu khi đi du lịch tại Hoa Kỳ. Mình bò qua lại Hoa Kỳ năm sau để kiếm việc làm trong khi đi nghỉ hè. Trời thương thì tìm được việc còn không thì trở lại Anh quốc. 48 tiếng sau khi đặt chân đến New York, công ty mỹ nhận mình thì ông bố cô bạn gái, gọi điện thoại kêu đừng liên lạc với cô ta nữa. Thế là số mình định cư tại Hoa Kỳ. Nhờ cô nàng mới bò sang Hoa Kỳ. Nay nghĩ lại, mình phải cảm ơn cô nàng đã chỉ đường cho mình sang Hoa Kỳ, để phát hiện ra đồng chí gái.

Vấn đề ngày nay, ở Hoa Kỳ với chủ nghĩa tự do nên không thể nào cấm cản con được. Khi còn trẻ chúng ta chỉ nghĩ lấy người mình yêu nhưng lấy nhau rồi chưa chắc là ở với nhau lâu vì khi đã thâm nhập và thực tế của hôn nhân, mới khám phá cần nhiều điều khác mới giúp cuộc hôn nhân bền bỉ và sự khoan dung lẫn nhau.


Có lẻ vì vậy 50% các hôn nhân tại Hoa Kỳ đưa đến ly dị, khiến con cái khổ sở vì nghe bố mẹ chửi nhau. Yêu nhau là thì dễ, sống với nhau đến trọn đời mới khó.

Có câu chuyện do một phóng viên chiến trường nữ, người Pháp kể rất buồn. Cô phóng viên đi theo một toán kháng chiến chống ISIS, người Kurdistan, hồi giáo. Cô ta thấy mấy phụ nữ chiến đấu can trường. Vị chỉ huy nam không dám tấn công nhưng mấy bà thì kêu phải đánh. Cuối cùng thì ông chỉ huy trưởng để mấy bà đi đánh bất thần từ địa đạo. Trong đêm tối, họ từ địa đạo chui lên, đánh bọn ISIS tơi bời hoa lá, treo cờ của xứ họ lên.

Phóng viên kể tiểu sử từng bà, chồng con bị giết, bị hãm hiếp đủ trò biến họ thành những con ma, sống lây lất đầy thù hận. Trong cuộc chiến nào cũng vậy, phụ nữ đều là nạn nhân. Có lẻ giới báo chí ít nói đến các cuộc chiến xảy ra ở các xứ nghèo, không phải da trắng. Ở Ukraine, hàng ngày họ báo tin tức các phụ nữ ở Ukraine bị hiếp dâm rồi giết, đủ trò. Khi đọc các báo ở Phi Châu mới thấy nói đến cuộc chiến tàn bạo hơn ở Yemen, Sudan, Syria,… họ bắt phụ nữ, trẻ em để bán làm nô lệ tình dục như xưa. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn

Xeo-phì

 Mỗi lần đi dã ngoại, đồng chí gái bắt mình chụp hình, lâu lâu phải xeo-phì 2 vợ chồng để khẳng định là đã đến đây như Julius Ceasar khi xưa từng tuyên bố: “veni vidi vici”. Khi không có người đi qua để nhờ chụp thì phải xeo-phì với vợ nên hay bị la. Mụ vợ la: “khi xưa, mới quen tui, ôn chụp hình tui đẹp, răn bi chừ chụp xấu rứa” Chán Mớ Đời 

Khi xưa, đi giang hồ, mình không có máy chụp hình, chỉ vẽ tranh hay croquis. Từ ngày có vợ thì hết màn đó vì vợ không thích mất thì giờ ngồi đợi mình, vẽ phố xá hay phong cảnh trước mặt. Khi xưa, ở âu châu, đi chơi thì cô bạn là sinh viên trang trí nội thất nên ngồi vẽ như mình. Cô nào không phải dân kiến trúc thì ngồi đọc sách bên cạnh. 

Cách đây 1 tuần, mình đi dã ngoại với vợ và hai cô bạn ở tiểu bang Utah. Cảnh đẹp, chỉ muốn ngồi vẽ nhưng mấy bà bắt chụp hình, xeo-phì. Khi leo núi 7 ngày ở Peru, cảnh vật đẹp chi lạ, chỉ muốn ngồi xuống để vẽ nhưng chịu vì thời gian không cho phép, nhất là mình đi chậm. Mình tự hứa là từ nay có đi chơi ở đâu, phải đem theo cuốn sổ esquisse để vẽ vớ vẩn lại như xưa.

Bức tranh con mắt hoạ sĩ của Salvador Dali

Người ta tính trung bình mỗi ngày thiên hạ trên thế giới tải lên các trang mạng xã hội hơn 1 tỷ tấm ảnh, để kỷ niệm những ngày xưa thân ái, những ký ức của họ trong tương lai. Có lẻ vì vậy mà các mạng xã hội giàu nhờ quảng cáo. Vấn đề là các chuyên gia về não bộ lại cho rằng các hình ảnh này sẽ cản trở trí nhớ, hồi tưởng của chúng ta sau này.

Với kỹ thuật của máy chụp ảnh của điện thoại ngày nay, chúng ta chỉ đưa lên nhắm, rồi nhấn cả chục cái. Hành động này, sẽ thay đổi sự cảm nhận của chúng ta trong giây phút ngắn ngủi, tích tắc đồng hồ này. Ghi vào bộ nhớ. Chỉ khi nào xem lại tấm ảnh chụp một cách vội vã, chúng ta mới để ý đến hiện vật xung quanh. Ai cũng tự nhủ sẽ làm một album, sau khi chơi ở đâu về. Mình về Cali đã gần 1 tháng mà chưa có thì giờ soạn lại các tấm ảnh chụp khi đi Peru hay tuần rồi đi Utah. Khi xưa, con còn bé, đi chơi cả gia đình thì chụp, soạn nay thì qua iPhone nên cứ để đó.

Building Sears ở CHicago
New York 1986, khi viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên

Trong thời gian đả thông tư tưởng đồng chí gái, cuối tuần cô nàng hay kêu mình chở đi đâu để chụp hình như Huntington Library, nơi có mấy cái vườn, đủ hoa. Dạo ấy, chụp hình bằng phim để rữa nên khi chụp hình, mình phải canh, xem góc độ nào, ánh sáng, làm sao cân đối như một bức tranh. Mất thì giờ nhưng đỡ tốn tiền rữa ảnh.

Nay với máy điện thoại thì chụp bú xua la mua. Thêm nữa, cảnh vật hay phong cảnh đẹp thì chụp, nay bà vợ đứng chình ình trước mặt, che hết sự vật thì còn đâu là đẹp nữa. Bà kêu phải thấy cảnh vật phía sau thì phải chụp xa. Chụp xa thì mụ vợ chửi không thấy rõ mặt, bạn bè lại tưởng ai khác. Chán Mớ Đời 

1 trong những nguyên do chúng ta chụp hình để ghi nhớ, làm kỷ niệm sau này như khi sinh con, họp mặt, hay đi du lịch. Mình nhớ khi thằng con đầu mới ra đời thì chụp hình, quay video đủ trò. Khi mới bập bẹ kêu ba ba, chập chững bò hay đi, nó đái cũng quay video, đủ trò. Đến khi con gái ra đời thì một hôm mình kêu ủa con này biết nói tự bao giờ. Lúc mới lấy nhau hay sinh con đầu lòng, chúng ta bước sang 1 trang sử mới cuộc đời nên thấy lạ, muốn ghi lại tất cả nhưng lâu ngày theo thói quen, thấy quá tầm thường. Nay chả biết mấy thứ này để ở đâu.

Trong cuốn  "Work Smarter with Social Media"  bà  Alexandra Samuel, có kể vài thí dụ nghiên cứu về chụp ảnh. Có lần bà ta làm một nghiên cứu mang tên “Bored and Brilliant Project”, khuyến khích 20,000 người chụp ảnh tài tử, từ bỏ máy ảnh của họ để giúp họ về mặt sáng tạo.

Nếu có thì giờ thì mình ngồi lâu để vẽ chi tiết hơn

Khi xưa, trước khi vẽ, mình hay lấy cái lăng kính thu nhỏ, làm nhỏ lại các hiện vật, để quan sát, ngắm nghía, xem vẽ khúc nào đoạn nào. Mất khá nhiều thì giờ, nhiều khi phải đổi chỗ. Nay với cái điện thoại thì  cứ nhấn bú xua la ta, nếu có thì giờ thì ê-đít lại, còn không thì quên. Nói cho ngay, mình chưa xem lại hình ảnh đi Peru nữa. Có nhiều việc phải làm.

Kết quả cho thấy đa số kêu họ dùng hình ảnh để giúp trí nhớ, như mình hay làm khi đậu xe ở bãi số mấy ở phi trường, chụp nhãn hiệu gì đó để xem lại để mua. Vấn đề là mỗi khi chúng ta chụp nhanh một tấm ảnh, vô hình trung chúng ta giảm trí nhớ của mình 1 tị.

Phân khoa tâm lý của Đại học Fairfield ở Connecticut, nghiên cứu về chụp hình và trí nhớ như sau. Họ cho các sinh viên viếng thăm một viện bảo tàng. Họ nói sinh viên chụp hình tấm tranh, hình tượng mà họ xem và quan sát.

Hí hoạ được đăng trên báo Ý Đại Lợi 

Ngày hôm sau, họ đưa sinh viên vào phòng thí nghiệm để khảo sát về trí nhớ của sinh viên, xem họ có nhớ mấy tấm tranh hay hình tượng đã xem. Nếu sinh viên nào nhớ một tấm tranh thì họ hỏi tiếp về chi tiết hiển thị. Họ nhận thấy là chụp ảnh với máy chụp ảnh, có thể giúp chúng ta bớt tải về hình ảnh để có thể quan sát những điểm khác. Vấn đề là chúng ta cứ chạy theo cái tiếp theo, tiếp theo và không bao giờ quan sát toàn diện vật thể hay phong cảnh trong khoản khắc đó.

Khi xưa, đi viếng triển lãm tranh hay viện bảo tàng, mình hay vẽ lại để hiểu Mondrian, Dali,.. hoạ tranh của họ, màu mè,… vẽ lại theo mình là một cách quan sát. Tương tự khi xưa, đi học , thầy giảng thì ghi chép, về nhà đọc lại sổ ghi thì mới nhớ lại bài giảng.

Họ làm một nghiên cứu khác để xem trí nhớ khi cho xem lại những tấm ảnh mà chính các sinh viên chụp để nhắc lại cho họ giây phút, khoản khắc khi họ chụp. Họ khám phá ra sinh viên cứ lo chụp tấm này rồi tấm khác nên không nhìn hay quan sát vật thể. Do đó sinh viên chả nhớ gì cả. Do đó chụp hình làm mất thì giờ. Tốt nhất là như ông Thích Nhất Hạnh đề ra, chúng ta nên chánh niệm, không gian, vật thể, hơi thở ngay lúc đó. Chớ chụp ở hình tạo dáng, chưa chắc có ai xem, ngoại trừ người thân, gia đình.

Thật ra khi chụp hình nhất là với máy điện thoại ngày nay, chúng ta cứ chụp khiến thay đổi sự trải nghiệm của chúng ta tại khoản khắc đó. Lý do là khi chúng ta xem 1 tấm ảnh, việc đầu tiên là xem có mình trong tấm ảnh hay không. Nếu có trong tấm ảnh thì chúng ta như đang quan sát chúng ta đang làm việc gì dạo ấy. Còn nếu chúng ta không có trong tấm ảnh, thì chúng ta có thể sống lại, hồi tưởng giây phút ấy bằng chính cặp mắt của mình. Đồng chí gái hay kêu ủa sao không nhớ vụ đó. Lý do là mình chụp hình nên mình nhớ còn cô ta đang tạo dáng nên không nhớ.

Điển hình cô nàng đang tạo dáng trước phong cảnh hùng vĩ ở Utah. Mình cầm điện thoại chụp, do đó mình nhớ ánh sáng từ đâu, cái nền phong phía sau mà cô ta che khuất trong khi đồng chí gái chỉ đối diện cái máy ảnh và mình. Cô ta chỉ nhớ hình ảnh mình đứng chụp hình, làm nhiếp ảnh viên bất đắc dĩ.

Người ta vẫn chưa rõ về chụp hình, gây hưởng đến sự cảm nhận về chúng ta và những cảnh vật mà chúng ta chụp nhưng phải công nhận máy ảnh không thể so sánh với trí nhớ mà chúng ta có thể thâu nhận từ mắt, tai mũi họng,…


Chúng ta xem ảnh thì không nghe được âm thanh, còn xem video thì không cảm nhận được sự nóng lạnh của môi trường. Xem video thiên hạ quay ăn uống trên đài truyền hình nhưng chúng ta không cảm nhận được như khi mình ngồi kéo ghế ăn trên lề đường, ruồi bu, nóng nực, muỗi bay vo ve cắn.

Khi xưa, mình đi giang hồ khắp âu châu vào mùa hè, vẽ tranh để bán. Mình có thể nhớ đến ngày nay, cảnh vật 40 năm về trước ở Roma, ở Venice, ở Porto, ở Madrid,… mình nhớ ngồi góc nào ở trước Vatican để vẽ. Nhớ khuôn mặt của du khách nào trả giá để mua tấm tranh của mình. Mình ngồi tại những chỗ này lâu,  quan sát cảnh vật để vẽ nên nhớ. Nay chụp hình thì ít nhớ.

Họ khuyến khích chúng ta một ngày không chụp ảnh. Không chụp ảnh khi ăn, chụp con cháu, không chụp ảnh mặt tời lặn,… chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống khác lạ mà chúng ta đã bỏ quên khá lâu từ ngày điện thoại thông minh là vật bất ly thân. Ai cũng muốn chụp hình cháu nội cháu ngoại hay con mình để khoe. Mình yêu chúng, mình hãnh diện nên mình chụp vô hình trung chúng ta làm nô lệ cho máy móc, chúng ta quên sống khoản khắc đó.


Từ hai năm nay, mình bỏ điện thoại trong xe khi đi ăn tiệm với vợ con vì không muốn trả lời điện thoại hay tin nhắn. Lúc đầu thấy bức rức nhưng riết thì quen, nhìn vợ con nhắn tin, chụp hình gửi cho thiên hạ. Ít ra mình còn có thì giờ nhìn vợ con lướt mạng.

Mình có theo dõi vài nhóm chụp ảnh trên mạng. Lúc đầu thì mình chia sẻ lại cho bạn bè ai thích thì xem. Nay thì mình cố gắng không chia sẻ hay nhấn Like nữa mà nhìn kỹ bức ảnh hơn, để nhớ khoản khắc đó hay bố cục của tấm ảnh hơn. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



100 năm trong cỏi người ta, chữ giàu chữ nghèo khéo là ghét nhau.

Hôm nay đi họp Toastmasters thì được ông chuyên gia địa ốc tặng cho cuốn sách do chính ông ta là tác giả: why rich people stay rich and poor people stay poor (giàu hoàn giàu, nghèo hoàn nghèo). Ông ta viết để cho khách hàng đọc để đầu tư vào địa ốc.

Ông ta kể về cha mẹ khi xưa nghèo, gốc Mễ và Ý Đại Lợi nên chấp nhận “nghèo” là số phận. Bố mẹ nghèo, họ hàng bà con ai cũng nghèo nên tư tưởng muốn thành giàu có, không có trong cuốn tự điển gia đình. Ông ta cho rằng muốn thoát ra vòng kim cô của cái nghèo thì cần phải đứng riêng một mình và thoát ly khỏi môi trường tiêu cực của họ hàng, bà con và gia đình. Như câu chuyện con cua khó mà thoát ra khỏi cái chậu vì bị mấy con khác kẹp càng, giữ lại.

Giáo dục Hoa Kỳ và âu châu nhằm đào tạo nhân công, làm công cho chủ tư bản.

Người giàu có một điểm lợi hơn người nghèo khổ là họ sinh ra trong môi trường, đã có sẵn. Người giàu không đặt câu hỏi: “tôi có thể giàu?” Vì họ đã sống trong nhung lụa từ bé. Ngược lại người nghèo khổ thì phải tự thay đổi tư duy và phải vượt qua nhiều thử thách để trở thành giàu có.

Mình nhớ khi xưa, nói chuyện với bạn bè thì cứ nghĩ sau này đi lính đến khi có ông hàng xóm, kêu vào nhà, cho mượn mấy cuốn sách học làm người, từ đó mình bắt đổi thay đổi tư duy, và muốn đi du học. Khi nói đi du học thì đám bạn chơi thân dạo đó cười như điên.

Mình đã kể trường hợp ông MIc. Ông ta khi xưa là một tên du đảng, lấy vợ lêu bêu, sống trong một Mobile home. Một ngày đẹp trời, hai vợ chồng chán cảnh nghèo nàn, bị cán bộ xã hội hạch sách mới cho ăn trợ cấp. Hai vợ chồng chỉ sống vào một đồng lương, đồng lương còn lại thì để dành. Sau 3 năm họ để dành được chút tiền và mua một căn nhà rồi từ từ có 50 căn nhà cho thuê.

Mình nhớ khi xưa, đi làm ở Thuỵ Sĩ. Có anh bạn đồng nghiệp người Hoà Lan. Mỗi tháng lãnh lương thì anh ta bỏ tiền vào trương mục để mua cổ phiếu của các công ty lớn ở Âu châu. Trong khi mình thì bỏ vào quỹ tiết kiệm. Lý do là anh ta quen với cảnh bố mẹ, đầu tư của anh ta đầu tư từ bé, còn mình thì chỉ biết bỏ vào tiết kiệm của Đông Phương Ngân HÀng ở khu Hoà BÌnh, Đà Lạt xưa.

Người nghèo không biết làm sao để đầu tư. Muốn biết thì cần hỏi các chuyên gia tư vấn về đầu tư. Vấn đề là các người này chỉ tiếp nếu mình có $200,000 trở lên. Người giàu có, có lợi điểm là đi học các trường nổi tiếng, kề cần các sinh viên nhà giàu khác trong khi ở trung học không có dạy môn nào về tài chánh.

Ai cũng biết là quản lý tiền bạc, tài chánh rất quan trọng nhưng không có một trường học nào tại Hoa Kỳ dạy chương trình này ở cấp trung học. Lý do là chương trình giáo dục học đường ở Hoa Kỳ và âu châu nhằm đào tạo các người làm công. Thầy giáo khuyến khích chúng ta học cho giỏi, vào đại học danh tiếng, kiếm cái nghề kỹ sư, bác sĩ,… trong khi đó con cháu nhà giàu chúng được huấn luyện về quản trị tài chánh, đầu tư,…

Nếu một đứa trẻ con nhà nghèo khát khao có được một cuộc sống khá hơn cha mẹ thì chỉ học và học để rồi làm nô lệ cho đồng tiền, bán sức lao động của mình để kiếm được đồng lương. Trong khi con nhà giàu học cách dùng tiền để sinh ra tiền.

Con gái mình kể là khi đi qua New York, thăm cô bạn quen ở USC, thấy nhà có bà giúp việc, có tài xế,… khi họ nói chuyện thì vào đại học HArvard, USC ,…như chuyện đương nhiên, khác với con nhà nghèo chỉ mơ được vào các trường danh tiếng này.

Một bên thì học cách đi làm tiền, dành dụm để mua con gà mà ăn trong khi một bên thì học cách nuôi con gà đẻ ra trứng rồi nở ra con. Hai tư duy rất khác biệt.

Ngoài ra, các luật lệ của Hoa Kỳ có khuynh hướng giúp đỡ người Mỹ da trắng nhiều hơn người da màu. Điển hình luật G.I., được ban hàng sau thế chiến thứ 2, giúp các cựu chiến binh được đi học lại, và mua nhà không cần tiền đặt cọc. Các cựu chiến binh da màu chỉ chiếm đâu 1.3% thành phần được luật này giúp đỡ.

Ngày nay thì họ có ra luật để giảm các bất công này nhưng với tên là lạ thì vẫn liệt kê vào những trường hợp đặc biệt. Ngân hàng có thể viện lý do là nhà nằm ở khu vực mất an ninh nên không cho vay. Vào các khu da trắng, bị kỳ thị.

Người da trắng được chính phủ giúp đỡ qua các chương trình nói trên, được mua nhà, được đi học đại học, lương bổng cao hơn, ở khu an ninh hơn, có học khu tốt. Thế hệ con của họ hưởng được những tài sản do bố mẹ nên thăng tiến hơn các người da màu.

Dạo này thiên hạ choảng nhau về vụ luật phá thai có thể bị tối cao pháp viện huỷ bỏ. Ít ai biết là luật cho phép phá thai được ra đời vì chính phủ Hoa Kỳ muốn hạn chế người da màu sinh sản. Ngày nay, họ khám phá ra người da trắng không muốn sinh con nên đưa ra lại luật cấm phá thai, nhân danh tôn giáo,… 

15 năm sau khi luật phá thai ra đời thì người ta thấy các tội ác, tệ nạn xã hội ở các thành phố lớn như New York, CHicago giảm rất nhiều. Họ ca tụng mấy ông bà thị trưởng là giỏi, bú xua la mua như ông Giuliani ở New York,.. khi người ta xem lại trên thực tế thì khác. 

Có ông tiến sĩ Thomas Sowell, giáo sư đại học Columbia New York, người da đen nhưng lại theo đảng Cộng Hoà, có viết nhiều sách về người nghèo tại Hoa Kỳ. Ông ta khuyên người nghèo không nên nghe lời tuyên truyền của đảng Dân Chủ, tự nạn nhân hoá mình, đổ lỗi cho người giàu có. Phải gột bỏ tư duy mình là nạn nhân của nền chính trị của Hoa Kỳ. Phải tự vươn lên trong xã hội thay vì để các chính trị gia chăm lo cho mình. Bà Pelosi làm hạ nghị sĩ từ mấy chục năm nay, có tài sản trên 300 triệu đô la, bà Feinstein là tỷ phú,…

Các chương trình xã hội nhận tiền của chính phủ nhằm hạn chế sinh sản người da maù. Lý do là ít các bà mẹ đơn côi vì một cô gái vị thành niên, dính bầu có thể phá thai. Nếu giữ thai thì khi sinh con, cô ta không có bằng cấp, ăn trợ cấp để nuôi con. Con lớn lên không cha thì sẽ phải ở trong các khu nghèo nạn, với nhiều tệ đoan xã hội, dần dần ăn cắp, sì ke đi tù.

Các chính trị gia đều kêu gào Hoa Kỳ là một đất nước vĩ đại để hốt phiếu nhưng nếu chúng ta để ý, sẽ thấy nhiều người vô gia cư, sống rãi rác dưới các gầm cầu,.. theo ước tính của chính phủ vào năm 2007 thì 49% người Mỹ không có tiền để dành hơn $10,000, 29% không có đến $1,000 và 25% thì chả có đồng nào. Ngày nay thì theo mình con số này gia tăng nhiều hơn vì thấy người vô gia cư gia tăng nhiều sau đại dịch. Cứ lên thành phố San Francisco hay Los Angeles là biết ngay.

Người ta cho biết là trong các trại giam tạm, có nhiều người tù gốc dân da màu. Lý do là gia đình không có $500 để đóng lệ phí cho họ được tại ngoại hầu tra, đợi ngày xét xử. Anh vào tù mấy tháng đến 1 năm trước khi được xét xử thì đã bị nhiễm với đời sống tù tội, có được tha ra, cũng phải theo cách người tù, buôn sì ke ma tuý rồi vào tù lại.

Quốc gia này vĩ đại đối với ai chịu khó.

Người ta giải thích sự khác biệt giữa người giàu có và nghèo khổ ở Hoa Kỳ như sau: người Mỹ không tiết kiệm tiền lương và không có khái niệm về tài chính dù ở trình độ bình dân học vụ. Hoa Kỳ là một xã hội tiêu thụ, người ta phải bận đồ hiệu, cứ nghe khuyến mãi là chạy đi mua dù chả cần gì cả. Dạo này, thấy báo chí đăng đại hội điện ảnh Cannes bên Tây, các cô đào phơi mông, phơi đủ thứ,… quảng cáo khuyến mãi đủ trò.

Hôm nay, mình được phỏng vấn trên đài truyền hình về mượn nợ. Người phỏng vấn hỏi có nên dùng HELOC để trả tiền cho con đi học đại học. Mình nói không nên thì được chị ta cho biết nhiều người Việt, rút tiền dòng vốn chủ sở hữu từ nhà ra để trả tiền cho con học đại học và cuối cùng bị mất nhà.

Con mình đi học, mượn tiền, chỉ trả tiền lời sau khi ra trường đi làm, còn rút tiền của dòng vốn chủ sở hữu ra thì phải trả ngay, thay vì đợi 4 năm. Chán Mớ Đời 

Thử làm tính xem: con đi học $40,000/ năm ở Cali, 4 năm là $160,000. Năm đầu tiên mình phải trả thêm: $444/ tháng hay $5,328/ năm. Nên nhớ chúng ta phải làm ra $8,881 một năm rồi đóng thuế trước khi trả số nợ $5,328/ năm. Năm thứ 2 thì nhân gấp đôi là phải làm ra $17,763 và năm thứ 4 nhân thêm gấp đôi là $35,526. 10 năm là $355,260. Xem như hơn cái nợ $160,000.

Bây giờ nếu để đứa con mượn tiền đi học. $40,000/ năm, 4 năm là $160,000. Ra trường đi làm thì chúng bắt đầu trả cho 30 năm. Mỗi tháng chúng trả $959 hay $11,511/ năm. Phải đi làm ra độ $16,000, đóng thuế rồi mới trả. Số tiền ít hơn và được kéo dài 30 năm. Với lạm phát và từ từ lương của con mình lên thì trả nhẹ thở hơn. Ngoài ra, con mình đi học, mượn tiền thì khi trả nợ, sẽ giúp chúng tăng Credit lên để sau này có thể mượn tiền mua nhà, mua cửa,… và được khấu trừ vào tiền lương.

Vấn đề là đa số người Mỹ không có khả năng về hưu. Trước đây, các công ty có quỹ hưu trí nhưng nay thì hết rồi. Họ dồn trách nhiệm cho nhân viên qua các chương trình 401(k),… quỹ hưu trí thì công ty còn mướn một chuyên gia về tài chánh để đầu tư tiền hưu trí của mình. Nay họ dồn trách nhiệm cho nhân viên đầu tư mà không có một chút kiến thức về tài chánh thì khi về hưu vào tuổi 65-67 là ngọng. Chỉ trông chờ vào tiền an sinh xã hội. Thế là ngọng. Nếu có dịp đi vào các tiệm ăn mở về đêm như MacDonalds hay Wal-mart,.. chúng ta sẽ thấy các nhân viên đã hưu trí và đi làm để kiếm thêm tiền để xài. Ban ngày họ ngủ ban đêm đi làm. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn