Showing posts with label Những mảnh nhớ. Show all posts
Showing posts with label Những mảnh nhớ. Show all posts

Tướng độc nhãn và chiến tranh Việt Nam

 Nhớ hồi nhỏ, nghe chiến tranh 6 ngày và Yom Kipour giữa Do Thái và các liên quân của các xứ Ả Rập đánh nhau ở sa mạc Sinai. Báo chí huyền thoại hoá ông tướng độc nhãn tên MOshe Dayan, một danh tướng của DO Thái. Dạo mình làm luận án ra trường, tính nghiên cứu xây dựng một thành phố trong sa mạc Sinai. Có đến trung tâm văn hoá Ai Cập, nói chuyện nhưng họ khuyên không nên vì tình hình khá phức tạp. Hoà bình chưa vãn hồi dù tổng thống Anuar Sadat đã ký hiệp ước hoà bình với Do Thái và đã trả bằng mạng sống của mình. Sau đó thì mình sang Ý Đại Lợi làm việc, và làm luận án bên đó.

Mình nhớ ông tướng này có đến Việt Nam thăm vì báo chí việt ngữ có nhắc đến ông ta. Sau này qua Tây, đọc hồi ký của ông ta mới biết là có lần ông, mất ghế bộ trưởng vì thay thế chính phủ, buồn đời được tờ báo DO Thái trả tiền cho ông qua Việt Nam, làm phóng sự. Nói cách khác là để ông ta nghiên cứu thêm về chiến tranh, và quân pháp của quân đội Hoa Kỳ để làm tài liệu cho quân đội DO Thái. Nhờ đó sau này ông ta đã giúp Do Thái chiến thắng trong cuộc chiến 6 ngày và Yom Kipour, tương tự Mậu Thân của Việt Nam. Một lễ lớn của đạo Do Thái, và liên quân Ả Rập tấn công bất ngờ.

Tướng độc nhãn Moshe Dayan. Một trong những vị tướng nổi tiếng nhất thế giới của thế kỷ 20.

Ngày nay, hồi ký của ông ta với chữ ký của tác giả, được rao bán trên $120,000. Kinh

Ông ta kể tờ báo mướn ông ta đi làm phóng sự chiến trường Việt Nam. Trước khi lên đường sang Việt Nam. Ông ta qua Pháp để gặp các tướng Tây khi xưa tham chiến tại Việt Nam, sang Anh quốc gặp tướng Montgomery. Nghe nói ông tướng người Anh này, kêu chiến lược của Hoa Kỳ tại Việt Nam là điên rồ. Ông ta có gặp các tướng Mỹ, ngay ông MacNamara, bộ trưởng bộ quốc phòng của Hoa Kỳ để nghe họ giải thích về chiến lược của họ tại chiến trường Việt Nam. Khi sang Việt Nam, ông ta có gặp các tướng lãnh đạo như Westmoreland,… để nghe họ tường trình tình hình tại các chiến trường.

Ông ta đi hành quân với các lực lượng quân đội mỹ, không sợ chết khiến các ông tướng Mỹ ngán, lỡ có chuyện gì xẩy ra cho ông ta là mất mặt. Ông ta chỉ trích các Ấp CHiến lược của Việt Nam Cộng Hoà như các trại tỵ nạn, khác với các Kibutz của Do Thái. Người dân sống tại đây, không tin tưởng người Mỹ hay chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Hình như mình đã kể vụ Ấp CHiến Lược rồi, thất bại vì đã thay thế các hệ thống làng xã, khiến mấy người từng làm chức vụ trong làng do dân làng bầu lên, bất mãn chạy theo Việt Cộng.


Ông ta cho rằng, Hà Nội đưa ra ý thức hệ là chủ nghĩa cộng sản thì người Mỹ cần đưa ra một mô hình như chủ nghĩa xã hội cấp tiến thay vì một trại tỵ nạn. Người dân bị bứng ra khỏi làng của họ để lùa vào các ấp được mệnh danh là ấp chiến lược, phỏng theo chiến lược của người Anh quốc đã sử dụng tại MÃ Lai Á. Đó là sai lầm về ý thức hệ trong cuộc chiến.

Mình nhớ giáo sư Lê Xuân Khoa kể, có lần bác được mời làm cố vấn bộ giáo dục. Bác đề nghị chính quyền cho các giáo chức được hoãn dịch. Lý do là người trong làng, trọng nể các giáo viên. Các giáo viên không phải đi quân dịch thì sẽ theo Việt Nam Cộng Hoà. Khi đã thu phục được giáo viên trong làng thì sẽ kéo cả làng theo chính phủ miền nam. Đề nghị này không được hội đồng tướng lãnh nghe và sau đó nội các được thay đổi.


Ông ta có gặp ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. Ông ta thất kinh khi nghe ông Kỳ nói là rất cảm phục ông Võ NGuyên Giáp. Một chủ tịch uỷ ban hành pháp trung ương, tương đương với chức thủ tướng ngày nay, chức quyền cao nhất trong hội đồng các tướng lãnh đảo chánh. Mình nhớ dạo ấy đi về Tùng Nghĩa, có thấy mấy tấm bảng đề “Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ là chính phủ của người dân”.


Chuyến công du của ông ta gây nhiều tranh cãi vì phát ngôn linh tinh

Mình đoán sau này, không như ông ta kể trong hồi ký của ông, nhường cho ông Thiệu khi tranh cử chức tổng thống và làm phó tổng thống. Ông ta bị Hoa Kỳ loại ra, để ông Thiệu ra ứng cử tổng thống vì tuyên bố vớ vẩn không đúng chỗ. Ông ta công du qua Âu châu, tuyên bố là rất phục ông Hitler, vì đã giúp Đức quốc khôi phục lại sau thế chiến thứ 1, Việt Nam Cộng Hoà cần đến 4 người như Hitler, khiến báo chí quốc tế chửi bới tan nát một đời trai. Làm sao một thủ tướng của một quốc gia có thể tuyên bố trước báo chí ngoại quốc là cảm phục một tên đồ tể vừa diệt chủng 6 triệu người Do Thái. Mình tình cờ đọc một bài báo của một nhóm cựu chiến binh mỹ nói về ông Kỳ với các bài báo thời đó đăng ở âu châu. Mình nghĩ ông ta muốn nói đến tài hùng biện của Hitler nhưng có lẻ ngoại ngữ không rành nên xổ bậy, dùng từ ngữ không đúng gây hiểu lầm.


Có lần ông Phạm Văn Đồng qua Pháp xin viện trợ sau 75. Báo Paris Match phỏng vấn về số người ở trại cải tạo. Ông này trả lời khiến báo chí dựa theo lời ông ta, kêu có trên 2 đến 3 triệu người của chế độ Việt Nam Cộng Hoà trong trại cải tạo. Kinh

Năm 14 tuổi, ông Dayan đã cầm súng, lên chức Tổng tham mưu trưởng quân đội Do Thái năm 38 tuổi, và thiết kế cuộc chiến Sinai, khiến ông ta trở thành huyền thoại. Người Do Thái không muốn một cuộc diệt chủng thứ 2 sau Holocaust nên họ hăng say đánh giặc như người Ukraine ngày nay, dù thiếu súng đạn.

Dạo đó, buồn đời không biết làm gì khi bị thất sũng, tờ báo Maariv, trả tiền cho ông sang Việt Nam, bị các chính trị gia của đảng cộng sản Do Thái Maki chửi bới. Lý do là DO Thái trung lập trong cuộc chiến Việt Nam. Ông ta đến Sàigòn vào ngày 25/7/1966. Nói chung là một người lính nên ông đi nghiên cứu cuộc chiến vượt qua các chỉ tiêu của tờ báo. Ông xem cuộc chiến là phòng thí nghiệm của chiến tranh tuyệt vời nhất vì dạo ấy chỉ có Việt Nam là có đánh nhau.


Ông viếng thăm hàng không mẫu hạm, lên vùng ba biên giới nơi các lực lượng đặc biệt Việt Nam và Hoa Kỳ đóng tại đó. Ông ta đi theo quân đội Hoa Kỳ trong chiến dịch “tìm và huỷ” mà thấy trên đài truyền hình, hộp quẹt Zippo, đốt nhà tranh của người dân quê, rồi lùa họ lên xe, chở vào các trại tỵ nạn. Ông cho biết, có gặp cảnh một cán binh Việt Cộng bị khẩu cung, nhổ vào mặt người đang lấy cung mình. Ông cho biết là một người cầm súng khinh bỉ người Mỹ, không sợ chết thì cuộc chiến không có tương lai.

Có lẻ ông đạo diễn Francis Coppola đã dùng câu này để cho Michael Corleone nói khi thấy cảnh một ông du kích người Cuba, tự tử với trái lựu đạn khi bị bắt và giết một đám lính chung. Quyết định không đầu tư vào Cuba.

Trong một chuyến đi ra mặt trận với đại đội Hoa Kỳ, ông chứng kiến sự thiệt hại của quân đội mỹ. Ông ta kể là trực thăng vừa đáp xuống thì bị phục kích: 25 chết tại chỗ, 70 bị thương xem như 70% tổn thất ngay những giây phút đầu tiên mới đáp xuống. Có đến 1,700 chiếc trực thăng mỹ được sử dụng tại chiến trường Việt Nam.


Ông cho biết hoả lực Hoa Kỳ quá mạnh. Ông ta có chứng kiến 130 lính Nam Hàn chống trả 1,000 Việt Cộng và gọi không quân Hoa Kỳ yểm trợ. người Mỹ nã 21,000 quả đạn pháo, nhiều hơn số toàn bộ đạn pháo binh của Do Thái ở mặt trận Sinai và chiến tranh dành độc lập cộng lại. Kinh

Ông ta kết luận là người Mỹ đang tiến hành sai một cuộc chiến ở Việt Nam, khá nhất là hoà. Phía cộng sản thì ông ta cho rằng sẽ không thắng được người Mỹ. Hoả lực của Hoa Kỳ không đánh Hà Nội, không đánh Hồ Chí Mình, mà đánh cả thế giới tương tự tình hình Nga Sô hiện nay trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Ông kết luận người Mỹ kiêu ngạo, tin rằng qua cuộc chiến Việt Nam, họ muốn phô trương sức mạnh của họ cho thế giới biết. “Họ muốn chứng tỏ rằng quyết định của người Mỹ là trên hết, và khi họ bước chân vào bất cứ cuộc chiến nào thì không gì có thể ngăn nổi.” 

Ông kết luận 'người Mỹ thắng ở mọi chỗ, chỉ không thắng cuộc chiến' (The Americans are winning everything 'except the war”. Người Mỹ không tính yếu tố người Việt tại miền nam trong cuộc chiến. Sự thật được lập lại tại các chiến trường mà quân đội mỹ tham gia như Iraq, Á phủ Hãn,…

Khi thăm viếng một Ấp Chiến Lược, ông ta cho rằng người dân có cái nhìn không thiện cảm, trẻ em khốn khổ. Khi ông ta phỏng vấn một phụ nữ thì bà ta đã lùi lại, cố thủ.

10 tháng sau chuyến thăm viếng Việt Nam, ông ta được bổ làm bộ trưởng quốc phòng DO Thái (06/1967) và vài ngày sau đó ông chỉ huy binh sĩ DO Thái đánh thắng liên quân Ả Rập trong cuộc chiến 6 ngày.


Báo chí truyền thông cho rằng nhờ tham quan cuộc chiến tại Việt Nam, đã giúp ông ta có cái nhìn chiến lược và chiến thuật cho quân đội Do Thái. 260,000 binh sĩ Do Thái chống chọi với 340,000 quân Ai Cập-Syria-Jordan. 800 chiến xa Do Thái đánh thắng 1,800 chiến xa Ả Rập.

Trong thời gian làm bộ trưởng ngoại giao Do Thái, ông ta đồng ý nhận người Việt tỵ nạn. Hiện nay có một số người Do Thái, gốc Việt, đi quân dịch cho DO Thái. Mình có xem một phim tài liệu của DO Thái, kể một gia đình gốc vIệt, về Việt Nam khu vực Quảng Nam, thấy nhà cửa đất ruộng của họ bị Việt Cộng tịch thâu. Mấy người con không hiểu tại sao người ta có thể vào chiếm đất của gia đình bố mẹ của họ. Chán Mớ Đời 

Tương tự người Palestine không hiểu tại sao lại bị bỏ vào các trại tỵ nạn từ năm 1948 khi Do Thái thành lập đất nước của họ. Đến nay là 3 thế hệ, con cháu vẫn sống lây lấy ở trại tỵ nạn bên Lebanon.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Xeo-phì

 Mỗi lần đi dã ngoại, đồng chí gái bắt mình chụp hình, lâu lâu phải xeo-phì 2 vợ chồng để khẳng định là đã đến đây như Julius Ceasar khi xưa từng tuyên bố: “veni vidi vici”. Khi không có người đi qua để nhờ chụp thì phải xeo-phì với vợ nên hay bị la. Mụ vợ la: “khi xưa, mới quen tui, ôn chụp hình tui đẹp, răn bi chừ chụp xấu rứa” Chán Mớ Đời 

Khi xưa, đi giang hồ, mình không có máy chụp hình, chỉ vẽ tranh hay croquis. Từ ngày có vợ thì hết màn đó vì vợ không thích mất thì giờ ngồi đợi mình, vẽ phố xá hay phong cảnh trước mặt. Khi xưa, ở âu châu, đi chơi thì cô bạn là sinh viên trang trí nội thất nên ngồi vẽ như mình. Cô nào không phải dân kiến trúc thì ngồi đọc sách bên cạnh. 

Cách đây 1 tuần, mình đi dã ngoại với vợ và hai cô bạn ở tiểu bang Utah. Cảnh đẹp, chỉ muốn ngồi vẽ nhưng mấy bà bắt chụp hình, xeo-phì. Khi leo núi 7 ngày ở Peru, cảnh vật đẹp chi lạ, chỉ muốn ngồi xuống để vẽ nhưng chịu vì thời gian không cho phép, nhất là mình đi chậm. Mình tự hứa là từ nay có đi chơi ở đâu, phải đem theo cuốn sổ esquisse để vẽ vớ vẩn lại như xưa.

Bức tranh con mắt hoạ sĩ của Salvador Dali

Người ta tính trung bình mỗi ngày thiên hạ trên thế giới tải lên các trang mạng xã hội hơn 1 tỷ tấm ảnh, để kỷ niệm những ngày xưa thân ái, những ký ức của họ trong tương lai. Có lẻ vì vậy mà các mạng xã hội giàu nhờ quảng cáo. Vấn đề là các chuyên gia về não bộ lại cho rằng các hình ảnh này sẽ cản trở trí nhớ, hồi tưởng của chúng ta sau này.

Với kỹ thuật của máy chụp ảnh của điện thoại ngày nay, chúng ta chỉ đưa lên nhắm, rồi nhấn cả chục cái. Hành động này, sẽ thay đổi sự cảm nhận của chúng ta trong giây phút ngắn ngủi, tích tắc đồng hồ này. Ghi vào bộ nhớ. Chỉ khi nào xem lại tấm ảnh chụp một cách vội vã, chúng ta mới để ý đến hiện vật xung quanh. Ai cũng tự nhủ sẽ làm một album, sau khi chơi ở đâu về. Mình về Cali đã gần 1 tháng mà chưa có thì giờ soạn lại các tấm ảnh chụp khi đi Peru hay tuần rồi đi Utah. Khi xưa, con còn bé, đi chơi cả gia đình thì chụp, soạn nay thì qua iPhone nên cứ để đó.

Building Sears ở CHicago
New York 1986, khi viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên

Trong thời gian đả thông tư tưởng đồng chí gái, cuối tuần cô nàng hay kêu mình chở đi đâu để chụp hình như Huntington Library, nơi có mấy cái vườn, đủ hoa. Dạo ấy, chụp hình bằng phim để rữa nên khi chụp hình, mình phải canh, xem góc độ nào, ánh sáng, làm sao cân đối như một bức tranh. Mất thì giờ nhưng đỡ tốn tiền rữa ảnh.

Nay với máy điện thoại thì chụp bú xua la mua. Thêm nữa, cảnh vật hay phong cảnh đẹp thì chụp, nay bà vợ đứng chình ình trước mặt, che hết sự vật thì còn đâu là đẹp nữa. Bà kêu phải thấy cảnh vật phía sau thì phải chụp xa. Chụp xa thì mụ vợ chửi không thấy rõ mặt, bạn bè lại tưởng ai khác. Chán Mớ Đời 

1 trong những nguyên do chúng ta chụp hình để ghi nhớ, làm kỷ niệm sau này như khi sinh con, họp mặt, hay đi du lịch. Mình nhớ khi thằng con đầu mới ra đời thì chụp hình, quay video đủ trò. Khi mới bập bẹ kêu ba ba, chập chững bò hay đi, nó đái cũng quay video, đủ trò. Đến khi con gái ra đời thì một hôm mình kêu ủa con này biết nói tự bao giờ. Lúc mới lấy nhau hay sinh con đầu lòng, chúng ta bước sang 1 trang sử mới cuộc đời nên thấy lạ, muốn ghi lại tất cả nhưng lâu ngày theo thói quen, thấy quá tầm thường. Nay chả biết mấy thứ này để ở đâu.

Trong cuốn  "Work Smarter with Social Media"  bà  Alexandra Samuel, có kể vài thí dụ nghiên cứu về chụp ảnh. Có lần bà ta làm một nghiên cứu mang tên “Bored and Brilliant Project”, khuyến khích 20,000 người chụp ảnh tài tử, từ bỏ máy ảnh của họ để giúp họ về mặt sáng tạo.

Nếu có thì giờ thì mình ngồi lâu để vẽ chi tiết hơn

Khi xưa, trước khi vẽ, mình hay lấy cái lăng kính thu nhỏ, làm nhỏ lại các hiện vật, để quan sát, ngắm nghía, xem vẽ khúc nào đoạn nào. Mất khá nhiều thì giờ, nhiều khi phải đổi chỗ. Nay với cái điện thoại thì  cứ nhấn bú xua la ta, nếu có thì giờ thì ê-đít lại, còn không thì quên. Nói cho ngay, mình chưa xem lại hình ảnh đi Peru nữa. Có nhiều việc phải làm.

Kết quả cho thấy đa số kêu họ dùng hình ảnh để giúp trí nhớ, như mình hay làm khi đậu xe ở bãi số mấy ở phi trường, chụp nhãn hiệu gì đó để xem lại để mua. Vấn đề là mỗi khi chúng ta chụp nhanh một tấm ảnh, vô hình trung chúng ta giảm trí nhớ của mình 1 tị.

Phân khoa tâm lý của Đại học Fairfield ở Connecticut, nghiên cứu về chụp hình và trí nhớ như sau. Họ cho các sinh viên viếng thăm một viện bảo tàng. Họ nói sinh viên chụp hình tấm tranh, hình tượng mà họ xem và quan sát.

Hí hoạ được đăng trên báo Ý Đại Lợi 

Ngày hôm sau, họ đưa sinh viên vào phòng thí nghiệm để khảo sát về trí nhớ của sinh viên, xem họ có nhớ mấy tấm tranh hay hình tượng đã xem. Nếu sinh viên nào nhớ một tấm tranh thì họ hỏi tiếp về chi tiết hiển thị. Họ nhận thấy là chụp ảnh với máy chụp ảnh, có thể giúp chúng ta bớt tải về hình ảnh để có thể quan sát những điểm khác. Vấn đề là chúng ta cứ chạy theo cái tiếp theo, tiếp theo và không bao giờ quan sát toàn diện vật thể hay phong cảnh trong khoản khắc đó.

Khi xưa, đi viếng triển lãm tranh hay viện bảo tàng, mình hay vẽ lại để hiểu Mondrian, Dali,.. hoạ tranh của họ, màu mè,… vẽ lại theo mình là một cách quan sát. Tương tự khi xưa, đi học , thầy giảng thì ghi chép, về nhà đọc lại sổ ghi thì mới nhớ lại bài giảng.

Họ làm một nghiên cứu khác để xem trí nhớ khi cho xem lại những tấm ảnh mà chính các sinh viên chụp để nhắc lại cho họ giây phút, khoản khắc khi họ chụp. Họ khám phá ra sinh viên cứ lo chụp tấm này rồi tấm khác nên không nhìn hay quan sát vật thể. Do đó sinh viên chả nhớ gì cả. Do đó chụp hình làm mất thì giờ. Tốt nhất là như ông Thích Nhất Hạnh đề ra, chúng ta nên chánh niệm, không gian, vật thể, hơi thở ngay lúc đó. Chớ chụp ở hình tạo dáng, chưa chắc có ai xem, ngoại trừ người thân, gia đình.

Thật ra khi chụp hình nhất là với máy điện thoại ngày nay, chúng ta cứ chụp khiến thay đổi sự trải nghiệm của chúng ta tại khoản khắc đó. Lý do là khi chúng ta xem 1 tấm ảnh, việc đầu tiên là xem có mình trong tấm ảnh hay không. Nếu có trong tấm ảnh thì chúng ta như đang quan sát chúng ta đang làm việc gì dạo ấy. Còn nếu chúng ta không có trong tấm ảnh, thì chúng ta có thể sống lại, hồi tưởng giây phút ấy bằng chính cặp mắt của mình. Đồng chí gái hay kêu ủa sao không nhớ vụ đó. Lý do là mình chụp hình nên mình nhớ còn cô ta đang tạo dáng nên không nhớ.

Điển hình cô nàng đang tạo dáng trước phong cảnh hùng vĩ ở Utah. Mình cầm điện thoại chụp, do đó mình nhớ ánh sáng từ đâu, cái nền phong phía sau mà cô ta che khuất trong khi đồng chí gái chỉ đối diện cái máy ảnh và mình. Cô ta chỉ nhớ hình ảnh mình đứng chụp hình, làm nhiếp ảnh viên bất đắc dĩ.

Người ta vẫn chưa rõ về chụp hình, gây hưởng đến sự cảm nhận về chúng ta và những cảnh vật mà chúng ta chụp nhưng phải công nhận máy ảnh không thể so sánh với trí nhớ mà chúng ta có thể thâu nhận từ mắt, tai mũi họng,…


Chúng ta xem ảnh thì không nghe được âm thanh, còn xem video thì không cảm nhận được sự nóng lạnh của môi trường. Xem video thiên hạ quay ăn uống trên đài truyền hình nhưng chúng ta không cảm nhận được như khi mình ngồi kéo ghế ăn trên lề đường, ruồi bu, nóng nực, muỗi bay vo ve cắn.

Khi xưa, mình đi giang hồ khắp âu châu vào mùa hè, vẽ tranh để bán. Mình có thể nhớ đến ngày nay, cảnh vật 40 năm về trước ở Roma, ở Venice, ở Porto, ở Madrid,… mình nhớ ngồi góc nào ở trước Vatican để vẽ. Nhớ khuôn mặt của du khách nào trả giá để mua tấm tranh của mình. Mình ngồi tại những chỗ này lâu,  quan sát cảnh vật để vẽ nên nhớ. Nay chụp hình thì ít nhớ.

Họ khuyến khích chúng ta một ngày không chụp ảnh. Không chụp ảnh khi ăn, chụp con cháu, không chụp ảnh mặt tời lặn,… chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống khác lạ mà chúng ta đã bỏ quên khá lâu từ ngày điện thoại thông minh là vật bất ly thân. Ai cũng muốn chụp hình cháu nội cháu ngoại hay con mình để khoe. Mình yêu chúng, mình hãnh diện nên mình chụp vô hình trung chúng ta làm nô lệ cho máy móc, chúng ta quên sống khoản khắc đó.


Từ hai năm nay, mình bỏ điện thoại trong xe khi đi ăn tiệm với vợ con vì không muốn trả lời điện thoại hay tin nhắn. Lúc đầu thấy bức rức nhưng riết thì quen, nhìn vợ con nhắn tin, chụp hình gửi cho thiên hạ. Ít ra mình còn có thì giờ nhìn vợ con lướt mạng.

Mình có theo dõi vài nhóm chụp ảnh trên mạng. Lúc đầu thì mình chia sẻ lại cho bạn bè ai thích thì xem. Nay thì mình cố gắng không chia sẻ hay nhấn Like nữa mà nhìn kỹ bức ảnh hơn, để nhớ khoản khắc đó hay bố cục của tấm ảnh hơn. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Lãi kép giúp chúng ta thoát nghèo

 Cách đây mấy chục năm, mình được giới thiệu về “Lãi Kép”, đã thay đổi tư duy và cuộc đời mình. Trước đó, mình chỉ mơ mơ màng màng trên trời, tìm cách thiết kế nhà hay building  độc đáo về kiến trúc. Đến khi lập gia đình, vợ kêu bớt vác ngà voi, lo xây dựng gia đình nhưng mình chưa thâm nhập thực tế của đời sống lắm.

“Compound interest is the eighth wonder of the world. He who understands it, earns it; he who doesn’t — pays it.” — Albert Einstein

Đến khi thằng con ra đời. Tã và sữa cho con rất đắt nên phải đi làm thêm nghề khác để có thêm tiền mua tã cho con. Mình tình cờ đi học mua đấu giá, ai ngờ lại lọt vào lớp dạy mua nhà, đầu tư địa ốc. Ông đứng lớp giải thích về “Lãi Kép” khiến mình thất kinh. Từ đó mình bỏ kiến trúc, chạy theo nghề mua nhà đầu tư nghiệp dư. Bình dân học vụ Lãi Kép, cứ lấy số 72 chia cho tiền lời, để suy ra bao nhiêu năm dòng vốn của mình sẽ nhân gấp đôi.

Thí dụ: có $10,000 bỏ vào quỹ tiết kiệm. Hiện tại là 1%. Chúng ta lấy 72 chia cho 1% ra 72 năm để số tiền mình tăng lên $20,000. Ngân hàng lấy tiền của mình cho vay lại 6%. Lấy 72 chia cho 6 ra 12 năm thì có được $20,000 hay $120,000 sau 72 năm. Thật ra còn nhiều hơn nhưng chỉ làm tính trên giả thuyết.

Ngoài ra có một loại sát nhân vô hình mà mình không để ý: đó là Lạm Phát. Chính phủ in tiền vì đại dịch nên mọi thứ đều lên giá. Xăng ở Cali lên trên 6 đô/ Gallon. Mình bỏ ngân hàng được 1% tiền lời nhưng lạm phát lên 8% thì trong tương lại tiền của mình sẽ mất giá.

Lúc này, mình mới đột phá tư duy, hiểu lý do người ta không dạy mình về tài chánh ở trường. Toàn dạy mấy thứ vô bổ, chả làm ra tiền. Từ đó mình phải đi học đủ thứ. Đầu tư, thuế vụ,… ghi danh trường H&R Block để học làm thuế. Sử dụng Turbo Tax để làm thuế, học cách khấu trừ,…

Ông Rích Dad mình hỏi mày mất bao nhiêu năm mới xong tú tài? 12 năm. Mấy năm để lấy bằng thạc sĩ? 6 năm. Tổng cộng 18 năm, để có cái nghề kiếm tiền. Vậy muốn học cách giữ tiền, đầu tư thì cũng phải mất thời gian. Thế là đi học cuối tuần, vợ con đi ăn sinh nhật con cháu thiên hạ. Có lẻ vì vậy mình trở nên rụt rè, không thích đám đông vì không quen.

Sự khởi đầu của người nghèo và người giàu 

Khi mình sang Hoa Kỳ làm việc, khoảng cách của người giàu và người Mỹ trung lưu, đã gia tăng từ 3.7 lên đến 7 lần. Các công ty lớn như Sears, bắt đầu chới với vì phải trả hưu trí cho nhân viên đã về hưu,… thời ông Reagan, đã giúp người Mỹ giàu có càng giàu to, và người trung lưu có ít lợi tức hơn. Các nghiệp đoàn thợ thuyền bắt đầu mất quyền lực, đấu tranh đòi lương bổng cao.

Anh muốn lương cao thì tôi đem qua các nước khác như Mễ Tây Cơ để sản xuất, rẻ hơn, không có vụ đình công vớ vẩn. Thế là ngọng!

Khi xưa, người ta kêu giấc mơ Hoa Kỳ vì một ông công nhân đi làm, có thể nuôi cả gia đình, có thể mua nhà, có xe. Cả thế giới đều ngưỡng mộ. Nay thì hai vợ chồng đi làm, chưa chắc đã mua được nhà. Con mình ra tường, vừa đài làm là giấy báo nợ mượn tiền học đại học thay nhau gửi về đòi. Anh học bác sĩ xong thì nợ độ $500,000, trả cả đời chưa hết. Chị học dược khoa, ra tường, nay họ trả đâu $45/ giờ, phải làm 12 tiếng để trả nợ học phí đại học.

Đến thời ông Obama thì khoảng cách này gia tăng gấp 700 lần. Mình nhớ cuộc phỏng vấn của một ông thợ ống nước với tổng thống Obama. Ông Obama kêu là phải “share the wealth”. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xẩy ra vì các tên tài phiệt lũng đoạn thị trường tài Chánh, mượn tiền chính phủ cho vay đủ trò. Người Mỹ trung lưu mất nhà trong khi chính phủ lại in tiền hổ trợ các ngân hàng, giúp họ giàu có hơn mấy lần sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Qua đại dịch 2019 thì các tài phiệt giàu gấp đôi trước đó vì được chính phủ hổ trợ. Chán Mớ Đời 

Tiền lời đang lên vì lạm phát khiến thị trường địa ốc bắt đầu đứng. Qua mùa hè, thiên hạ hết muốn đổi chỗ ở, đổi trường thì giá nhà sẽ xuống. Đáng lẻ nhà đã đứng từ lâu nhưng vì đại dịch nên chính phủ phải bơm tiền, giúp kinh tế không bị lộn xộn. Nay họ muốn tránh trường hợp thời ông Carter, lạm phát lên như điên. Tiền lời lên đến 17-18%.

Có lần đồng chí gái xem Zillow thì khám phá ra giá trị căn nhà mà hai vợ chồng mua trước khi làm đám cưới, nay cho thuê. Dạo ấy tụi này mua $180,000, đặt cọc 20% ($36,000), mượn $144,000, tiền lời 6.75%.  Mỗi tháng đóng $933. Nay cho thuê được $2,700/ tháng. Giá nhà theo Zillow độ $800,000. 

Đồng chí gái kêu mình lời. Mình nói không. Khi xưa, đi cua vợ, anh chỉ trả tiền xăng là $1/ Gallon, nay lên $6/ Gallon. Lý do đó mà thằng con không dám mời con gái đi chơi. Ăn phở trả chưa tới $4/ tô nay tô phở lên đến $15. Lấy $180,000 giá căn nhà khi xưa nhân cho 6 thì ra 1 triệu. Mình lỗ chớ đâu có lời. Đó là cách chính phủ ăn gian người dân, cho con số để đánh lừa.

Bây giờ nếu bán thì bị chính phủ đánh thuế 20% số tiền bán được. Đại loại là $160,000 bị thu thuế lời. Con ơi nhớ lây câu này; cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Họ có luật thuế 121, ai ở trong đó trên 2 năm thì có quyền khấu trừ được $250,000/ mỗi người. Hai vợ chồng được khấu trừ $500,000. Lấy $800,000 trừ $500,000, phải đóng thuế số tiền còn lại. Đáng lẻ chính phủ phải gia tăng số tiền này vì lạm phát từ 30 năm nay. Số $250,000 có từ lâu, mấy chục năm về trước, chưa có lạm phát.

Vừa ghi danh, đặt cọc leo núi Kilimanjaro vào tháng 10 này. Kinh

Mình thích nhất là đầu tư về địa ốc, mua nhà cũ, sửa chửa lại cho thuê. Có người kêu mua nhà cho thuê, người ta phá đủ trò. Không có cái nghề nào mà không có trở ngại. Ngay cả nghề gái lầu xanh, cũng phải lao động cực lực mới được trả tiền. Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Mình lúc đầu cũng bị lộn xộn với người thuê nhà nhưng rồi rút kinh nghiệm, sau 30 năm thì mình dễ thở hơn. (Còn tiếp)

Sáng nay đi sớm lên núi Boldy để tập cho chuyến leo núi Whitney 3 tuần nữa.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

7 ngày không có Internet

Leo núi 7 ngày 6 đêm ở xứ Peru, không có Internet, thấy không có chết thằng tây nào cả. Mình đem theo điện thoại nhưng bỏ chế độ Airplane, để khỏi mất điện. Để app Alltrails theo con đường mòn để lỡ có lạc thì mò về tới trại. Lâu lâu ngừng uống nước, rút điện thoại ra chụp 1 cảnh để kỷ niệm. Kỳ này, mình chụp hình khá nhiều vì ngừng nhiều để uống nước. Uống nước thì đái nhiều. Cứ lâu lâu kêu “uno ratito “. Chán Mớ Đời 

Tối về ăn cơm xong thì vào lều, mình viết vài chữ, ghi lại những gì đã mục thị trong ngày nhưng đến ngày thứ 2 thì mệt qua, chả thiết viết véo gì cả, lăn cu đơ ra ngủ. Có đêm cắm trại ở cao độ 14,852 bộ thì họ có cho một cái bình nhựa, đựng nước nóng ở trong để bỏ lên bụng ngủ như đàn bà bụng mang dạ chữa, ở cử. Tối đó thì lạnh thật, mình bận cái áo len, hai cái áo ngoài, đeo găng tay đi trượt tuyết, thêm cái mền họ cho mượn nhưng vẫn lạnh. Chuyến đi tháng tới lên đỉnh Whitney, mình phải chuẩn bị kỹ hơn.

Mình có báo cho đồng chí gái qua máy định vị Garmin của mình để cô nàng khỏi lo. Đưa máy cho anh bạn để anh ta liên lạc với vợ nhưng cô vợ chắc thấy số lạ nên sợ là Spam, không trả lời như đồng chí gái mới đầu. Mỗi lần mình leo núi đều báo cho mụ vợ và thằng con. Mụ vợ không biết thấy số lạ nên xoá ngay. Chán Mớ Đời 

Mình vào vườn có một mình nên phải đeo theo cái máy định vị để lỡ bị chuyện gì thì bấm nút, họ có thể dò ra mình trên vệ tinh, để cứu hộ. Mỗi tháng trả đâu $35.


Mình đang bán 1 căn nhà vì nghĩ nhà sẽ xuống nên bán trước mấy căn ở xa. Trước khi đi thì mình ghé lại Escrow để ký giấy tờ sang nhượng, và cho biết trương mục ngân hàng để khi mình đi Peru thì họ có thể chuyển tên cho người mua, và chuyển tiền vào trương mục của mình. Tên mua nhà, ra điều kiện là đóng hồ sơ trong vòng 2 tuần lễ. Mọi lần mình lo nhưng kỳ này, kệ xác nó. Chả thèm để ý, lo lắng. Cứ đi chơi cho vui rồi tính. Cùng lắm là trễ một tuần, khi mình có Internet lại thì liên lạc xem sau.

Có lẻ mệt nên khi leo núi, chả thiết Internet, xem bà con xeo-phì, tạo dáng ra sao như khi còn ở nhà. Trên núi, thấy phong cảnh bao la, hùng vĩ, mình bổng thấy nhỏ nhoi trong vũ trụ. Không tự xưng là Homo-Deus nữa. Mình đi chậm phía sau nên dường như bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài. Cứ đi chậm chậm, chánh niệm từng bước, vì có thể trượt ngã như chơi, lắng nghe con tim đập, cái mồm kêu uống nước.

Mình đi như bản năng tự vệ, bảo mình đi chậm lại rồi người hướng dẫn viên dặn là uống nước nên cứ nghe. Nay mình đang chuẩn bị leo đỉnh Whitney và núi Kilimanjaro ở Phi châu, tham khảo thêm thì mới hiểu lý do lời khuyên của họ. Mới hiểu tại sao khi đi người ta cho mình leo lên cao rồi chiều tối thì cho đi xuống, cắm trại ở vùng thấp hơn là nơi leo lên trong ngày.



Hoá ra để giúp cơ thể làm quen với độ cao. Mấy ông bà dạy thiền vớ vẩn, cứ cho họ leo núi là hết thở. Không khí loãng nên thiếu oxygen. Có ông bác sĩ trong toán, đã leo biết bao nhiêu nơi từ 40 năm qua, kêu ông ta thở hắc ra nên mình nghe theo thì khá hơn một chút vì tống gas carbonique ra. Cái nguy hiểm nhất là khát nước, lúc uống nước từ cái vòi thì phải hút vào. Khi hút vào thì không thở nên chới với. Anh bạn đi hành hương 700 cây số bên Tây Ban Nha nên có bình nước với cái đồ bơm. Khi uống nước chỉ cần bơm thì nước chảy vào mồm, không cần phải hút.

Mình muốn xem mấy ông thần dạy thiền bú xua la mua, cứ cho họ lên núi cao là chỉ có khóc, khỏi có vụ thiền định bú xua la mua.

Mình xem video của mấy người đi Kilimanjaro thì lên cao, lạnh quá nên nước đông đá luôn, hết uống. Mình phải tìm cách để có nước để uống khi lên độ cao không bị lộn xộn. Có leo núi mới hiểu rằng cơ thể mình thay đổi, phải lắng nghe cơ thể của mình.

Khi ăn cơm mình không thấy đói lắm, hoá ra là trên độ cao, cơ thể mình thay đổi khiến mình không đói. Đang đọc tài liệu để leo núi Kilimanjaro nên mới hiểu nguyên do. 4 tuần nữa mình leo núi Whitney ở Cali. Hơi lo vì mùa này tuyết chưa tan hết trên cao. Mình còn thấy trên đỉnh Boldy ở Nam Cali còn tuyết ( trên 10,000 cao bộ) trong khi đỉnh Whitney lên đến 14,585 cao bộ.

7 ngày này đưa mình về thời ở Đà Lạt. Mình chỉ đem theo 2 bộ đồ để thay đổi, chả tắm rữa gì cả ngoài, lấy khăn lau người. Mỗi khi về trại, họ cho 1 cái thau nước ấm trước lều, mình cứ tự nhiên cởi áo quần rồi lau thân thể. Khi về đến đường mòn Inca thì cắm trại trong các trung tâm của chính phủ nên có chỗ tắm nước lạnh. Mình sợ đau nên xung phong ở dơ sống lâu. Quần áo đều bẩn nên có tắm cũng dơ lại. 

Mấy ngày đầu còn nhớ vợ con nhưng đến ngày thứ 3 thì mệt quá, chả nhớ con tây thằng đầm nào cả. Ăn xong là bò vào lều, chui vào túi ngủ. Vấn đề mình uống nước nhiều nên tối, phải bò dậy, bận áo ấm, trùm mũ len vào, bò ra đi tè. 2 lần mỗi đêm. Xem như cứ 3, 4 tiếng là phải dậy.

Ở chung lều với anh bạn. Ông thần này, đem theo đồ nhiều nên phải gửi bớt trong duffle bag của mình. Mình thì thuộc trường phái tối giản còn anh ta thì trường phái quý tộc nên đem theo rất nhiều thứ, theo mình không cần thiết lắm như IPad để xem phim đủ trò. Tối ông thần lấy đồ bịt lỗ tai để ngủ, rồi đêm đêm anh chàng địt như đại bác đêm đêm dội trong lều. Kinh.

Có lẻ điểm mình cảm nhận được khi leo núi là mình và thiên nhiên là một. Mình chỉ tiếc là không đọc sách về nền văn minh Inca để hiểu thêm về kiến trúc, cấu trúc. Hướng dẫn viên giải thích sơ sài, nhiều khi không đúng lắm. Nói để về nhà đọc thêm những lại đọc tài liệu đi Whitney và Kilimanjaro, Safari và Zanzibar,.. chưa xong Kilimanjaro, mình đã tính đi Nepal năm tới.

Mình thấy các người khuân vác đồ cho mình thấy thương họ. Mình nhớ có mấy tấm ảnh thực dân tây đầm khi xưa lên Đà Lạt, có người Việt khiêng ghế cho họ ngồi đi săn,… có tấm ảnh bà đầm che dù ngồi trên cái ghế, có 4 người Việt gánh.

Các người khuân vác đa số là nông dân, trồng khoai tây nhưng đến mùa du khách thì họ đi làm khuân vác đồ đạt cho du khách. Mình hỏi mấy người trong nhóm thì họ không trả lời vì công ty cấm. Khi đi đường, gặp mấy người khuân vác của các công ty khác, ngồi nghỉ thở nên hỏi thì họ cho biết $15/ ngày. Thấy họ mang giầy bata thậm chí dép quai râu như bộ đội vượt Trường Sơn. Mấy chục năm rồi mới thấy lại đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ. Cuối cùng mình cho họ áo quần của mình, chỉ bận một bộ về Mỹ.

Có đi mới nhận ra mình may mắn. Có sức khoẻ để leo núi. Đa số bạn bè cùng lứa thì ít ai còn bò lên được. Thấy họ đến vườn mình đã đứng hình, không dám đi tiếp. Do đó, mình phải tranh thủ đi chơi để mai sau, chân tay run run, ngồi xem đài truyền hình quảng cáo. Chán Mớ Đời 

Lịch trình của mình còn lại cho năm nay: tháng 6 leo núi Whitney ở Cali, tháng 7 họp mặt gia đình tại Dubai, sau đó thì bay đi Jordanie, thăm viếng mấy đền đài cổ xưa mà khi học kiến trúc, có biết về mấy nơi này. Tháng 10 thì leo núi Kilimanjaro, sau đó thì đi Safari và Zanzibar. Có vợ chồng anh bạn đồng ý đi Safari và Zanzibar. Mình leo núi Kilimanjaro với một anh gốc Đà Lạt, chưa bao giờ gặp mặt, chỉ nói chuyện qua điện thoại. Anh ta đi từ Philadelphia. Đi Safari và tắm biển thì thiên hạ hồ hởi, nghe leo núi thì thiên hạ không trả lời.

Có chị đi du lịch trên thế giới khá nhiều, cho biết là Zanzibar, nước lạnh. Chị đề nghị nên bay qua Seychelles thì vui hơn, đẹp hơn. Chắc mình sẽ bay đi Seychelles để xem văn hoá thực dân tây ra sao.

Bên Úc, có một cái núi khá châm để leo và bên Nepal. Mình tính leo đến căn cứ thứ nhất của đỉnh Everest nhưng đọc kỹ thì thấy đông quá nên sẽ leo núi kia. Nghe nói ở nhà dân trên núi, không phải cắm trại ở lều ngoài trời. Hy vọng sang năm sẽ leo được hai ngọn núi này.

Nói cho ngay, nếu có thời gian, nội leo mấy cái núi ở Hoa Kỳ cũng chưa hết vì xứ này có nhiều thắng cảnh rất đẹp, hùng vĩ. Kệ còn sức thì đi xa, mai mốt qua 70 tuổi thì đi trong nước Hoa Kỳ. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đại vực Bryce 2022

 Hôm nay, mình đi leo núi 1 tuần ở đại vực Bryce và công viên quốc gia Zion ở tiểu bang Utah với đồng chí gái và hai chị bạn. Hai ông chồng không thích leo núi nên họ bỏ ở nhà, kêu đồng chí gái đi. Họ cần tài xế nên kéo mình đi theo.

Mới đi Peru về chưa kịp hoàn hồn, đồng chí gái đã báo trước chuyến đi này. Kinh

Thật ra hai công viên quốc gia này mình đã đến với gia đình 2, 3 lần rồi nhưng trở lại vẫn đẹp. Nhớ nhất là lần đến với bà cụ trong 1 đêm trăng rằm. Quá đẹp! Trăng rằm tỏa xuống các dãy núi. Lần đầu tiên thì có tham gia một buổi ăn tối theo kiểu người di dân về miền viễn tây, trên mấy cổ xe ngựa, rồi mọi da đỏ cởi ngựa ra tấn công đủ trò rồi ăn cơm, nhảy đầm kiểu dân đi tìm tương lai ở miền viễn tây mà khi xưa hay xem trong mấy phim cao bồi.

Công viên quốc gia này có trung bình 2 triệu người du khách thăm viếng hàng năm. Có đến 18 dậm đường xe hơi đi vào nhưng lại có hệ thống xe buýt để chở du khách để tránh kẹt xe. Nếu ở trong công viên thì tốt nhất, để xe ở khách sạn hay nơi cắm trại (2 chỗ) rồi đi bộ, lấy xe buýt thú hơn. Nhóm mình thì mướn nhà ở ngoài công viên nên phải chạy xe vào.


Công viên này mang tên Bryce vì khi xưa, các người đạo mormon theo chế độ đa thê, di cư đến vùng này. Có gia đình mang tên Bryce làm đường đến công viên này nên sau này họ đặt tên đại vực Bryce luôn.

Thấy mấy bà chuẩn bị đồ ăn cho chuyến đi khiến mình thất kinh. Mấy nồi phở, thịt kho, cá kho chất đầy xe, ăn sao hết trong vòng 1 tuần. Mình hỏi đi leo núi hay đi ăn. Vấn đề với mấy bà Việt Nam là đi đâu cũng lo ăn. Ăn thì cần gì phải đi xa. Người Mỹ thì ăn uống rất giản dị, trưa làm ổ bánh mì là xong, nhẹ nhàng, chiều làm thịt nướng. Họ dành thời gian để khám phá thiên nhiên thay vì ăn uống.

Xe khởi hành từ Quận Cam lúc 9:30 mà đến 6:00 chiều giờ tiểu bang Utah mới đến xem như 8 tiếng lái xe vì có dừng 2 lần để xả xú bắp. Một lần mình thấy khách sạn Hyatt nên chạy vào. 3 bà hỏi vô được không. Nông dân cục mịch như mình, ngơ ngơ đi vào thì họ hỏi cần gì. Mình hỏi nhà vệ sinh ở đâu, họ chỉ lối đi. Mình kêu mấy bà vào. Thoải mái rồi đi ra. Xong om.

3 bà leo núi với gậy gộc. Sau chuyến đi Machu Picchu thì đường mòn này dễ nên mình leo núi không cần gậy

Tối qua ăn phở của chị bạn nấu. Ngon cực. Đi chơi mà có Chị Nuôi đẳng cấp đi theo thì sướng, tha hồ bồi dưỡng để leo núi. Sáng dậy, làm thêm bát phở. Sướng rên. Mình chỉ có nhiệm vụ rữa chén bát. Xong là lên giường 8 giờ là đi ngủ như đi Machu Picchu. Kinh

Chương trình ở Đại Vực Bryce 2 đêm và Zion 4 đêm rồi về. Sáng nay sẽ leo đường mòn Fairland Loop, dài 7.8 dậm và lên cao 1,500 bộ, độ 500 mét. Nhưng thật ra là hơn 9 dậm vì phải lội bộ thêm 2.7 dậm. Mình đi tước để lấy xe rồi chạy gần hơn cho mấy bà lên xe vì oải. Cao độ là 7,481 cao bộ nên không khí cũng khá loãng, khô.

Mình tải bản đồ của đường mòn để đi cho dễ vì lỡ không có mạng Internet chỗ leo núi thì ngọng. Cái này châm vì khởi đầu là đi xuống nhưng đến nữa đường là leo lên mệt thở. Mình sợ cho đồng chí gái.

Chương trình là phải rời khỏi nhà trước 7:00 giờ sáng vì nếu đến trễ sẽ không còn bãi đậu xe.

Các tảng đá bị xói mòn vì độ lạnh ban đêm nên hay bị nức, ban ngày thì nóng sau đó gió mưa làm bay đá vụng. Họ gọi theo tiếng của người da đỏ là “hoo doo” khá lạ. Mấy lần trước đến với mấy đứa con và bà cụ nên không leo được. Kỳ này leo thì khá vui.

Sáng nay chạy xe ngang cái tiệm bán đồ kỷ niệm du khách nên nhớ đến bà cụ lúc đến đây lần đầu tiên. Bà cụ muốn mua đồ kỷ niệm, cứ cần tờ 1 đô la rồi kêu “một đồng” trong khi bà bán hàng người Mỹ thì kêu “ 2 dollars”. Hai bên chả hiểu nhau trong cuộc trả giá. Cuối cùng đồng chí gái đến mua cho bà cụ.

Đi xong hôm nay thì tổng cộng 9.2 dậm mất 5 tiếng đồng hồ. Thường thì đi có 2.5 tiếng nhưng mấy bà cần tạo dáng, chụp hình nên hơi lâu thêm ăn trưa. Có chị nuôi nấu 5 cân xôi bắp và bánh bao, trái cây. Ăn nhè nhẹ để tối ăn chớ ăn nhiều thì hết leo núi. Mình phục mụ vợ đã leo nổi ở tuổi 63 trong khi hai chị kia kém hơn cả chục tuổi. Cứ đem đồng chí gái đi leo núi thì chắc cô nàng sẽ trẻ lại, sung sức hơn xưa. Nếu không cứ rên đau này đau kia. Được cái mụ vợ thích đi dã ngoại. Cuối tuần là đi với mấy chị bạn tỏng khi mình lên vườn. Mình ngại đi với mấy bà vì cứ bắt mình chụp hình tạo dáng.

Mai sẽ leo núi 6 dậm thôi, rồi chạy qua công viên quốc gia Zion ở lâu hơn.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn  


Võ Công Toàn, kiến trúc sư Việt nổi tiếng thế giới

 Mình nhớ khi viếng thăm Ma-rốc, ông bố của tên bạn người Ma-rốc kêu có một ông kiến trúc sư người Việt rất nổi tiếng, thiết kế lăng mộ của vua Mohammed, được Unesco phong tặng kho tàng văn hoá của thế giới. Ngoài ra ông ta có vẽ những phi trường, sân vận động, những công trình nổi tiếng to lớn, nổi tiếng khác của Ma-rốc.

Tò mò mình đi kiếm tên ông ta trong niên giám điện thoại. Khổ cái là tên việt hay tây tàu gì đều được viết chữ ả-rập khiến mình ngọng. Cuối cùng mình bò vào bưu điện lớn nhất của thủ đô thì họ có niên giám điện thoại bằng pháp ngữ. Cứ mò kiến trúc sư, họ nguyễn, trần Lê đến cuối cùng thì gặp Võ công Toàn.

Hình này lúc ông ta mới sang Ma-rốc. Lúc mình gặp ông ta thì đã trên 58 tuổi. Chỉ nói tiếng tây với mình, tiếng Việt rất ngọng.

Gọi ông ta thì ông ta hẹn gặp tại văn phòng ngày mai. Mình bò lại, ông ta xem vài tấm tranh của mình, kêu muốn làm việc thì đến làm, ông ta trả rẻ như bèo. Hình như dạo ấy, vua Hassan II qua đời nên ông ta bớt công việc nên văn phòng cũng vắng teo. Tên bạn Ma-rốc kêu mình đừng ở lại nên mình dọt về Pháp rồi kiếm được việc ở Thuỵ Sĩ.

Ông này sinh tại Cao Miên nhưng bố mẹ lại gốc Sàigòn như thị trưởng Trần Văn Phước của Đà Lạt. Năm 1945, ông ta xuống thuyền sang pháp. Thay vì tìm đường cứu quốc, học làm cách mạng, ông học kiến trúc tại trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật. Con ông ta nói là ông ta đoạt giải Grand prix de Rome năm 1954 nhưng mình xem danh sách các khôi nguyên thì không thấy tên ông ta. Chỉ có kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt giải thưởng này năm 1955.

Chạy trên đại lộ thì thấy lăng mộ của vua Mohammed V nổi bật ở thủ đô. Trắng toát.

Ra trường, không kiếm được việc ở pháp. Cuộc đời đưa đẩy ông ta thiết kế gian hàng năm 1961 của Việt Nam Cộng Hoà tại triển lãm đấu xảo Casablanca, Ma-rốc. Ông thái tử Hassan II, vừa lên ngôi khi vua cha Mohammed băng hà, đi ngang gian hàng Việt Nam Cộng Hoà, thấy đẹp nên hỏi ai thiết kế thì gặp ông ta. Ông vua trẻ muốn xây lăng mộ cho vua cha và hỏi ông ta có thể cho ý kiến. Ông ta vẽ sơ xài trên tờ đồng tiền của Ma-rốc và được vua trẻ chấp thuận. Cuộc đời ông ta bước sang một trang sử mới. Định cư luôn tại Ma-rốc. Nghe ông con kể là khi ông ta đoạt giải Grand Prix de Rome, người Pháp muốn ông ta vào dân tây nhưng ông ta không chịu, vẫn giữ sổ thông hành Việt Nam Cộng Hoà. Tên tây của ông là Eric.

Kiến trúc ả rập hồi giáo do một kiến trúc sư người Việt vẽ
Lăng mộ này được UNESCO xem là di tích lịch sử, văn hoá loài người.

Khi đến Ma-rốc mình rất ngạc nhiên là một người Việt lại thiết kế kiến trúc ả rập rất cổ điển. Hoá ra ông ta sử dụng đến 400 nghệ nhân Ma-rốc để hình thành lăng mộ của vua Mohammed V, người đã dành lại độc lập từ Pháp cho xứ Ma-rốc mà không tốn 1 viên đạn như xứ Algerie hay Việt Nam. Công trình này mất 10 năm mới thực hiện xong.

Diện tích của lăng mộ đâu có đến 1,500 m2. Kiến trúc theo kiểu ả rập hồi giáo. Tường phía ngoài được lắp bằng đá trắng từ Ý Đại Lợi. Mái nhà thì được lợp bằng ngói màu xanh như màu lá cờ của xứ Ma-rốc, hình tượng alawide của vương quốc này. Nói chung thì khó tưởng tượng chính một người Việt thiết kế lối kiến trúc này. Có lẻ ông ta nghiên cứu rất nhiều về kiến trúc ả rập hồi giáo như ở Alhambra, Tây Ban Nha. 

Sau đó, mình viếng Casablanca thì viếng mosque ông ta thiết kế ở đây, dạo ấy mình chỉ thấy sơ sơ vì đang thực hiện. Sau này thấy hình chụp thì cực đỉnh. 

Nhà thờ hồi giáo tại Casablanca
Công trình lớn cuối của ông ta ở Casablanca

Theo mình thì ở hải ngoại, kiến trúc sư người Việt đã thiết kế những công trình to lớn thì phải kể ông Võ Công Toàn. Ở Pháp có ông Lê Văn Kim mà khi còn sinh viên, mình có làm việc mấy tháng với ông ta nhưng chỉ thiết kế các căn hộ cho người nghèo tại pháp. Ông ta có thực tập ở Chicago với công ty kiến trúc Skidmore Owing S.O.M.

Phải công nhận một công trình đẹp của thế giới 

Ông ta qua đời đâu năm 2004 vào tuổi 80. Một nhân tài của Việt Nam, không làm gì cho Việt Nam được cả như ông Nguyễn An đời Lê, qua tầu xây cung điện Tử Cấm Thành, được người Tàu nhớ ơn. Số phận của Việt Nam. Nghe con trai ông ta kể là ông ta không vào dân tây, không biết có vào dân Ma-rốc hay không. Chán Mớ Đời 

Ông nổi tiếng thế giới nhưng có lẻ Việt Nam ít ai biết đến ông ta nên mình viết lại đây vì có hạnh ngộ gặp ông ta ở Rabat, Ma-rốc 1 lần nhưng không làm việc với ông ta vì lương ở Ma-rốc rẻ hơn bên pháp nên phải trở về pháp. Cuộc đời kiến trúc sư mình đưa đẩy đi làm việc ở Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc rồi Hoa Kỳ. Láy vợ thì mình bỏ nghề kiến trúc sư luôn, lo làm ăn, đầu tư về địa ốc.

https://en.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_An

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lima, thủ đô của Peru

 Rời Cuzco bay đến Lima, thủ đô của xứ Peru. Thay vì đổi chuyến bay thẳng về Hoa Kỳ. Anh bạn đề nghị ở lại Lima một ngày để ăn đồ Peru. Anh ta cho biết ở Lima, ăn ngon lắm. Anh ta có đi với vợ theo tour 8 năm về trước nên có kinh nghiệm.

Đến phi trường thì kêu Uber chở về về khách sạn ở khu Miraflores. Khá xa, tốn 50 Soles đâu 15 đô. Từ phi trường ra thì chạy qua các khu vực nghèo như các bidonville, favelas ở Nam Mỹ. Như đa số các nước nghèo, người dân có tiền xây căn nhà 1 tầng rồi để mấy cây sắt bê tông trên trời. Đến khi con trai cưới vợ thì xây thêm 1 tầng,…

Xe chạy đến thành phố thì chạy xuống xa lộ gần biển thì khám phá ra thủ đô Lima, nằm trên đồi, mặt đất bằng nhưng cao hơn biển độ 100 mét. Ai đã đến Normandie của Pháp quốc thì thấy các ghềnh đá như Etreta. Đây cũng vậy. Rất lạ.

Dựa vào địa điểm như vậy nên dân ở đây chơi Paragliding rất nhiều. Họ chỉ cầm dù rồi đứng trên công viên, chạy ra cái ghềnh rồi tà tà lượn gió khắp vờ biển, ở Hoa Kỳ phải leo lên đến các đỉnh núi để chơi môn này.

Xe chạy trên xa lộ, bên phải là biển, sóng rất to. Nghe nói nước biển lạnh nên không ai tắm cả. Lèo tèo vài tiệm ăn trên bãi biển.

Đây tiệm ăn La Mar của đầu bếp nổi tiếng Gaston Acurio, nghe nói ông ta có tiệm chi nhánh ở Hoa Kỳ. Ở Lima, ông ta có tiệm ăn sang trọng nổi tiếng, phải giữ chỗ trước 3, 4 tháng. Tiệm này là khởi đầu, bình dân nhưng khá đắt. Thấy cái trần nhà làm bằng tre. Xứ này quanh năm suốt tháng không bao giờ mưa. Muốn thấy mưa thì phải đi vào đất liền độ 40 cây số. Rất lạ.

Về khách sạn xong thì hai thằng bò đi ăn đồ biển. Anh bạn kêu nước lạnh nên cá rất ngon. Nói chung ăn đồ biển rất tươi và ngon. Có món như sashimi của Nhật Bản nhưng họ trộn với sauce ăn cực đỉnh.

Món cá tươi có sauce trái bơ. Có 3 loại sauce 
Món cá thu Steak  nấu với tiêu. Mình chỉ ăn cá còn khoai tây chiên thì chịu. Anh bạn thích nên xơi hết
Món mực ăn với bắp luộc rất đỉnh
Món pizza với tôm tươi

Thức ăn của người Peru bị ảnh hưởng bởi với các người di dân từ âu châu, phi châu và á châu. Các người di dân không có các gia vị của quê hương nên họ biến đổi với các gia vị địa phương nên rất lạ. Mình thấy mấy tiệm ăn đề Chifa là vừa tàu vừa Peru. Các tiệm ăn có món Cerviche, đồ biển sống trộn với sauce ăn tuyệt đỉnh.

Ngày đầu tiên ở Peru mình có ăn món nổi tiéng của xứ này là Lomo Saltado, món bò xào với cần tây, cà chua, hành,..tương tự món của người Tàu. Họ ăn tinh bột rất nhiều. Hai món khoai tây và bắp rất nhiều. Nghe nói họ có đến hơn 1,000 loại khoai tây đủ màu. Bắp cũng tương tự.

Người Tây Ban Nha chiếm đóng xứ này, đem Ngô và khoai tây về âu châu trồng, giúp các nước âu châu thoát cảnh đói khi thất mùa. Nói chung là khi ông tây tên Parmentier làm món ăn với khoai tây khiến tây khoái ấu nên từ đó sự tiêu thụ của khoai tây mới lên đỉnh.

Đây là cái thành được xây bằng gạch đất mấy trăm năm trước
Nhìn từ xa trước khi đi đến, trong nắng cách bờ biển độ 1 cây số
Bảo tàng viện, xây bằng xi-măng kiến trúc rất brutalist 
Nhìn đường xa mà ớn lạnh nhưng phải đi vì không biết đi đâu để giết thì giờ vì máy bay là 1 giờ sáng.
Tưởng tượng đi bộ mấy tiếng đồng hồ để xem các di tích lịch sử mà họ mới khai quật được của một thủ đô khi xưa.

Ngày hôm sau, hai thằng rủ nhau đi xem viện bảo tàng. Tới nơi thì đóng cửa, kêu đã dời về chỗ nào ở xa thành phố. Kêu Uber đi tiếp. Ai ngờ trúng mánh. Hoá ra là nơi họ mới tìm thấy một thành cổ của nền văn mình trước Inca, sau này Inca có lấy luôn. Khác với đường mòn Inca, đây họ chỉ xây bằng đất gạch. Không thấy ảnh hưởng của Inca ở Machu Picchu mà loại như ở nền văn minh Sumer. Các đền thờ rất to. Đi bộ cũng mất mấy dậm.

Thành phố trên cao độ 100 mét, cách mặt biển. Dọc bờ biển là xa lộ
Thiên hạ chơi Paraglyding với cái dù . Chỉ cần chạy xuống vực sâu trên biển là có thể đu tòn ten trên biển, chán thì quay về đáp xuống bãi đáp.

Ăn xong đi bộ dọc bờ biển để tiêu cơm. Anh bạn định bụng trước khi ra phi trường làm thêm một màn thịt gà nướng ở chuỗi tiệm Pardo như Pollo Loco ở Hoa Kỳ. Mình thì no ứ nhưng đành chìu anh bạn. Mình ăn một cái đùi gà cho biết mùi. Ăn xong về khách sạn lấy va li, ngồi xem email, trên mạng có gì rồi kêu Uber ra phi trường. Đồ ăn trên máy bay cực dỡ nên ngủ luôn. Định bụng về nhà, sẽ ghé Bolsa ăn tô phở. Chán Mớ Đời

Một ngày 1 đêm ở Lima thì chưa có cái nhìn xác thực về thủ đô này nhưng khá ấn tượng về thức ăn ở đây. Mình thì không đòi hỏi về ăn lắm. Anh bạn thì thuộc loại thích ăn đồ ngon nên mình đi theo. 10 ngày ở Peru, ăn đồ ăn bình dân thì cũng xoàng thôi nhưng vào các tiệm sang sang một tí thì phải công nhận ăn ngon. Hợp khẩu với mình.

Nghe nói người Mỹ sang Peru khi về già nhiều lắm. Rẻ và thức ăn ngon. Mỗi tháng nhà thuê, ăn uống tốn độ 1,500 đô. Mình đi dọc bờ biển, thấy mấy căn hộ rao bản bán khá nhiều. Nghe nói một căn hộ thường thường ở Lima độ $100,000. Vấn đề là bảo hiểm y tế, nhà thương ở đây thì te tua, đứng hạnh 169 trên thế giới. Qua đó ở 6 tháng cũng đủ chán. Rồi bò đến nước khác bên cạnh. 

Thấy họ bán thuốc lá ở phi trường mà đề bản gây ung thư bú xua la mua to đùng. Kinh

Đến phi trường, còn dư tiền của nước sở tại, mình mua cái áo lụa cho đồng chí gái. Bà bán hàng kêu 950 Solas, mình móc túi ra còn độ 700 kêu tôi chỉ còn chừng này. Đưa cho bà ta rồi bà ta gói đồ cho mình. Đi xứ này phải trả giá. Xong om

Một độc giả cho hay:

Em tiện  thể lợi dụng xin góp một vài chi tiết khá thú vị em nhớ ra  khi thăm Peru ,có lẽ anh cũng thấy đâu đó trên đường phố là các chi nhánh bán đồ ăn Tàu ( franchise ) có tên CHIFA . Không bàn về món ăn mà nói về nguồn cái tên ,là do cách đọc trại hai chữ "Xực Phàn " tiếng Quảng Đông mà người Peru  không phát âm được. Dân Trung Hoa tới Peru làm công trong các hầm mỏ và đường sắt từ rất lâu đời rồi ,trước cả khi người Nhật bị đày đến Peru vào thời gian WW 2 nên họ  cũng góp phần ít nhiều lịch sử và văn hoá cho đất nước này . Em biết điều này là do hỏi người địa phương ở Lima ,cũng như em hỏi họ vì sao nhà cửa vùng ven đô thị ở đấy xây dựng xong đã ở lâu năm ,đã sử dụng có khi vài thế hệ nhưng  sao vẫn để lộ các bức tường làm bằng gạch đỏ mà không tô trát cho đẹp mắt ,thì ra họ ...né đóng thuế  vì các căn nhà này thuộc diện " chưa hoàn thiện ". Cả hằng nhiều triệu căn nhà thế này trên khắp nước nên chính phủ rầu lắm ...

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ngày thứ 2

 Hôm nay thức dậy 4:30 sáng. Lên núi khát nước nên uống nước nhiều nên tối thức giấc đi tè khá nhiều. Mình ngủ từ 8:00 tối đến 4:00 sáng đi tè 3 lần. Lúc này mới nhận ra bài hát hát uống nước đái nhiều, làm trai phải nhớ.

Sáng nay thức giấc nhiều lần. Hôm qua 8 giờ đã đi ngủ. Thức giấc, phải bận áo ấm, ra ngoài vì cầu tiêu và nhà tắm ở ngoài trời. Họ có đem theo cái cầu tiêu nhỏ di động nhưng mình thích tè, bón U-rê cho cây cỏ hơn cho nó vẻ nông dân và thiên nhiên. Chả ai dám tắm vì nước lạnh kinh hồn. Tắm nhỡ đau thì lại mệt chắc mấy ngày tới không ai tắm. 


Sáng dậy họ cho ăn sáng cũng xôm tụ. Sau đó thì lên đường leo lên núi. Hình ảnh của le chèvre de monsieur séguin học từ bé hiện lên. Cánh đồng trên núi với ngựa dê ăn cỏ. Quá đẹp. 


Con dê của ông Séguin khi xưa học ở trường tiểu học, dù bị rào cản, cấm không được lên núi nhưng cuối cùng nó cũng trốn khỏi các hàng rào để lên núi xem có việc gì, để rồi bị chó sói xơi. 


Mình cũng như con dê của ông Séguin, cứ thắc mắc, có gì ngoài Đà Lạt nên mơ thoát khỏi vòng kim cô của Đà Lạt bé nhỏ. Cuối cùng, bỏ Đà Lạt để đi tây. May quá không bị xơi tái vẫn còn sống xót. Khi leo lên núi, thấy hình ảnh như tấm tranh khi xưa trong cuốn sách lớp 9ème, khiến mình cảm động.

Có lẻ cảm tưởng đẹp nhất là sau khi leo núi được 1.5 tiếng, qua cái lùm cây, hiện ra trước mặt cái hồ màu turquoise này. Quá đẹp. Trời xanh, cộng đá và nước biến thành màu turquoise. Nhìn hình thấy đẹp nhưng có hiện diện trước mặt thì mới cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên. Tuy lạnh nhưng quên. Đến khi một đám du khách trẻ đến xeo-phì, mở nhạc radio bú xua la mua. Chán Mớ Đời nên cả đám lại lên đường 
Mỗi ngày phải bỏ ít nhất Hai loại áo ngoài trong ba lô. Sáng thì áo khác, leo núi độ 1 tiếng thì ngừng để đổi áo vì nóng rồi lên đỉnh thì lại đổi áo khác ấm hơn vì gió lạnh. Khi đi xuống thì lại thay áo ít ấm hơn. Cứ thế phải đeo thêm 4 lít nước. Đến trưa thì họ đun thêm nước để bỏ vào bình trong ba lô. Mỗi ngày uống tối thiểu 6 lít nước. Kinh


Mình bò lên chới với đâu 1.6 dậm nhưng Quang cảnh hiện ra quá đẹp. Cái hồ màu turquoise hiện ra trước mặt. Phía trên là núi trắng tuyết. Tuyệt vời. Nghe kể có hai nhà thám hiểm Nhật Bản leo núi chết tại đây vì tuyết lỡ, trúc xuống phủ lên người. 


Vừa lên đỉnh, lấy cờ Việt Nam Cộng Hoà ra chụp hình thì thấy avalanche mà khi xưa hai nhà thám hiểm Nhật Bản cũng bị chôn vùi tại đây vì tuyết tan khi họ leo núi. 

Hồ bên trái màu turquoise mà 2 tiếng trước đó đã đến viếng. Lên tới đỉnh mình lấy cờ ra thì bổng nhiên mình ngồi khóc như trẻ thơ. Cảm xúc khó tả. Sẽ kể sau
Theo bản đồ thì từ sáng đến đỉnh đèo thì mình đi tổng cộng 7.4 dậm. Leo lên 4,734 cao bộ hay 1.600 mét như leo lên Đà Lạt từ Phan rang. Sau đó thì đi xuống rồi đi lên lại. Ngày này mình đi tổng cộng 13.2 dậm Chán Mớ Đời 

Sau đó đi xuống rồi chuyển hướng đi về santalkey. Đẹp lạ lùng phải lội qua mấy dòng suối nhỏ. Và từ từ leo lên núi lại. Kinh

Tuyết tan nên nước chảy xuống vùng thảo nguyên nên phải lội qua, trên các miếng đá to hơn. May có giày không thấm nước nếu không lại buốt giá chân Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen .
Lúc đi xuống núi, men theo các sườn hay triền núi để đi. Không bóng người. Các du khách hồi sáng thì họ chỉ leo lên rồi trở lại chỗ xe buýt đậu rồi về thành phố. Không đi theo đường mòn đến Machu Picchu 

Tới trưa thì dừng bên đường họ cho ăn. Đầu bếp hồi sáng đi trước trong khi nhóm leo núi, đi viếng hồ. Cho ăn món bò xào, hoành thánh chiên và đủ loại rau. Họ cho uống chanh dây. 


Ăn xong nằm dưới đất đánh một giấc, chả thiếc là đất có phân ngựa đủ trò. Ngủ được vài phút xong thì lại lên đường trong khi đầu bếp và các phục vụ viên dọn lều rồi chạy trước theo đường mòn khác. 

Đi xuống nên ít lạnh phải đổi áo len thay vì áo trượt tuyết. Cuối cùng mình cho hết quần áo cho các phục vụ viên, chỉ còn 1 bộ đồ bận ra phi trường về Hoa Kỳ. Dân nghèo quá mình thấy xót xa. Đi bộ trên đường mòn nhỏ xíu. Rất nguy hiểm. Mệt quá đứng lại thở thì có người chụp nên không tạo dáng được vì quá mệt.

Đi oải quá nên tên hướng dẫn viên hỏi mình đi ngựa không vì có dư một con. Mình nhất trí ngay. Muốn xem làm conquistador ra sao. Có lên ngựa mới hiểu làm sao nhóm Tây Ban Nha có thể tiêu diệt chiếm đóng Nam Mỹ. Dân Inca, thấp bé, chỉ đi bộ đánh nhau trong khi mấy tên Tây Ban Nha ngồi trên ngựa, bận đồ áo giáp chém như chẻ tre. 


Đến nơi cắm trại thì trời chuyển âm u nên hơi sợ bị dính mưa nhưng chắc cũng qua. 

Cắm trại tại đây. Bên cạnh dòng suối. Các phục vụ viên đã đến trước, hạ trại nên khi mình bò đến là có nước nóng để rữa mặt và chân, chui vào lều nghỉ ngơi độ 1 tiếng thì ra Happy hour rồi ăn cơm.

Vào lều ngồi viết bờ lốc cả quên trong khi họ chuẩn bị ăn tối. Đêm nay chắc lạnh vì ở cao độ gần 14,780 cao bộ xem như cao hơn đỉnh Whitney 14,585 cao bộ mà mình sẽ leo vào tháng 6 tới. Mấy ngày sau, mệt quá, chả thiết viết bờ -lốc, bờ -lao gì cả. Chả có Internet nên ăn xong là ngủ lấy sức.


Ăn xong là vào lều ngủ vì chả có đèn đóm gì cả ngoại trừ ai muốn làm gì khác. Tối ngủ, cạnh bờ suối, nghe ào ào, xa xa nghe tiếng tuyết tan, tuyệt nhiên không có chim chóc gì cả. Chỉ khi bắt đầu xuống dưới cao độ 10,000 bộ thì bắt đầu thấy cảnh cây lá, chim hót tỏng bình mình nhất là hoa lan rừng mọc khắp nơi, đẹp quá cởi thợ mộc. Tối phải bò dậy, bận áo ấm, đội mũ, đi tè vài lần. Kinh

Nguyễn Hoàng Sơn