Tại sao người giàu không để bố mẹ họ sống trong viện dưỡng lão


Mình đọc tài liệu về hưu trí tại Hoa Kỳ. Trung bình các “asssisted living houses” thì mỗi tháng trung bình trả $5,000 còn nursing home mỗi tháng phải trả $7,000- $8,000. Sau mấy chục năm lao động vinh quang mỗi người được lãnh an sinh xã hội và có chút tiền của hưu trí, có thể trả cho hai chốn kể trên thì hơi mệt nếu sống thêm 20, 30 năm vì lạm phát.


Assisted Living houses thường là một căn nhà có độ 4 phòng trở lên, cho các người hưu trí, không muốn vào viện dưỡng lão. Họ thích sống dưới một mái nhà, có một số người đồng cảnh ngộ, làm bạn vào cuối đời. $5000/ tháng xem như $60,000/ năm, chưa kể các dịch vụ khác như chở đi khám bác sĩ, nha sĩ còn nursing home thì $7,000/ tháng xem như $84,000/ năm. Nếu về hưu có trên $500,000 cộng với an sinh xã hội thì xem như 5-10 năm là đứt chếnh. Vì phải tính thêm tiền thuốc men đủ trò. 

Có chương trình này mình thấy hay nên ghi lại đây cho ai có khả năng giúp cha mẹ luôn tiện tạo dựng tài sản cho mình hay cha mẹ giúp con cái sau này. Con cái của mình có thể mua căn nhà cho mình, hay mình có thể mua một căn nhà để con đứng tên qua chương trình gọi là Family Opportunity Mortgage.(FOM)


Chương trình đặc biệt này dành riêng cho cha mẹ muốn mua nhà riêng cho con mình bị khuyết tật hay con cái muốn mua nhà cho bố mẹ ở riêng, thay vì vào viện dưỡng lão. Nếu ai có con khuyết tật, thường được gửi vào trung tâm đặc biệt. Nếu mình không muốn thì có thể giữ ở nhà và chính phủ cho đâu $3,500/ tháng. Mình có một gia đình mướn nhà, có con khuyết tật, được chính phủ chu cấp mỗi tháng $3,500 để trả tiền nhà. Hàng năm phải ký giấy cho họ để được gia hạn.


Mình có một người quen, mua nhà cho bố mẹ ở đến khi qua đời thì đem cậu con trai bị bệnh down  syndrome về ở, thay vì để trong viện trẻ em khuyết tật. Lúc bố mẹ còn sống thì có người giữ, chăm sóc bố mẹ đến khi bố mẹ qua đời thì đưa cậu con trai khuyết tật về, có bà chăm sóc từ hơn 30 năm qua. Bà này quá 65 nên được tiền hưu trí vì được xem làm việc cho chính phủ như cán bộ xã hội, được trả lương hàng tháng bởi chính phủ còn nhà thì chuyển tên qua cậu con trai đầu. Xem như vừa trả hiếu vừa nuôi con tật nguyền, nay qua đời thì cậu con trai không bệnh tật hưởng được căn nhà giá 1 triệu và tiền nợ ngân hàng đã trả xong. Xong om


Nếu chúng ta mua nhà cho con khuyết tật hay bố mẹ già thì sẽ được đặt cọc 3% giá trị căn nhà thay vì 20% như thông lệ, ngoài ra còn được hưởng tiền lời rẻ. Chúng ta được khấu trừ thuế về tiền lời ngân hàng, thuế địa ốc,…như các loại nhà khác. Nếu ai là cựu quân nhân thì có thể mượn nợ ngân hàng với 0% đặt cọc.

 

Mua nhà này cho bố mẹ vì bố mẹ không còn khả năng để mua nhà trả góp vì hưu trí hay lợi tức thấp. Dạo mẹ mình sang định cư tại Phila với cô em, mình nghĩ nói với cô em, cùng mua căn nhà hay căn hộ cho bà cụ mình và mẹ chồng ở theo diện này. Mẹ chồng ở riêng và người em rể phải chu cấp tiền thuê nhà. Hai bà mẹ không đả thông tư tưởng với nhau được, thêm bà cụ không muốn ở bên Mỹ, về lại Đà Lạt.


Mình có quen bà Betty, bán cho mình căn nhà và cho vay lại. Lúc bà ta bị lẫn thì con bà đưa vào viện dưỡng lão, dạo ấy $5,000/ tháng thêm các dịch vụ như ban đêm bà ta quậy thì họ tính thêm nên cuối cùng bà ta được con đem về nhà, mướn 2 người trợ lý gốc Phi, mỗi người $1,500/ tháng xem như $3,000/ tháng bao ăn ở luôn, rẻ hơn viện dưỡng lão 50%. Được chăm sóc 24/24. Mỗi người 12 tiếng đồng hồ. Giảm bớt tiền chi tiêu cho bà với số tiền để lại. Con cháu ở bên cạnh nên chạy qua lại mỗi ngày dễ.


Theo thống kê thì 3/4 người Mỹ trên 50 tuổi muốn sống trong căn nhà của họ khi về già. Sử dụng chương trình Family Opportunity Mortgage, (FOM) giúp nguyện vọng của bố mẹ muốn ở trong căn nhà thay vì viện dưỡng lão. Mình có viếng vài viện dưỡng lão thì te tua. Đồng chí gái có theo một nhóm bạn hát trong viện dưỡng lão, thấy kinh hồn. Ban ngày y tá đẩy xe lăn cả đám ra gần cửa ngồi để xem có con cháu vào thăm. Có người còn biết sự việc có người thì không vì điều dưỡng viên tọng thuốc cho say ngồi im, không quấy họ đến giờ ăn.


Người Mỹ càng ngày càng sống lâu hơn. Khi chương trình an sinh xã hội được thành lập, người Mỹ trung bình chết ở tuổi 63.5 tuổi, nghĩa là 18 tháng trước khi nhận được tấm ngân phiếu đầu tiên sau một đời lao động cực lực. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y khoa đàn ông Mỹ sống trung bình đến 75 tuổi còn phụ nữ thì sống thêm 5-7 năm để sám hối. Đời sống càng ngày càng đắt hơn khiến các người hưu trí rất lo lắng về vật chất leo thang, sẽ không còn tiền để dành sinh sống. Pension gì họ đều dẹp ngoại trừ các người làm việc cho chính phủ và nhận được lương hưu trí khá cao.


Nếu mua căn nhà theo chương trình FOM thì khi bố mẹ đều qua đời 20-30 năm sau thì chúng ta có một căn nhà có thể lên 2 triệu hay 3 triệu làm vốn. Nếu bố mẹ không bị vấn đề sức khoẻ thì theo mình cách này là tốt nhất. Bố mẹ thay vì trả tiền viện dưỡng lão, có thể giúp con trả tiền lời ngân hàng. Ngược lại nếu con chúng ta mua cho chúng ta ở, chúng ta giúp con trả tiền thay vì trả tiền viện dưỡng lão.


Mình thấy nhiều người phải bán nhà tẩu tán hết trước khi hưu trí, để vào viện dưỡng lão. Qua 65 tuổi thì được medicare, nếu con mình mua căn nhà cho mình ở theo chương trình FOM thì mình trả tiền nhà cho con, xem như chuyển gia tài sản cho con một cách công khai. Có người còn để cha mẹ ở theo diện housing. Mình biết một anh quen, mua nhà cho bà cụ anh ta ở, có thêm người share phòng, bà này chăm sóc bà cụ anh ta và ở miễn phí. Có người cứ nghe ai, bán nhà chia cho con hay sang tên cho con để trở thành vô sản, vào viện tế bần sống vài tháng rồi qua đời. Nhiều khi hổ phụ sinh hổ tử nên con cháu đánh nhau, kiện tụng ra toà vì chia chác không đều.

Theo các hướng dẫn của Fannie Mae, người Mỹ có thể mua một căn nhà chính cho một người con hay cha mẹ không có khả năng làm việc, hay không đủ lợi tức để có thể mượn nợ mua nhà. Người mua sẽ được hưởng các quyền lợi như owner-occupant dù không ở trong nhà. Do đó có thể trả thuế địa ốc rẻ hơn. Ở Hoa Kỳ, trên nguyên tắc chúng ta có thể mua một căn nhà chính để ở, ngoài ra có thể thêm một căn nhà thứ hai ở vùng khác cho gia đình ở vào dịp lễ. Căn chính được homestead nên trả thuế ít hơn còn căn thứ hai trở đi thì đóng thuế mệt hơn. Căn nhà chính thì khi bán có thể hưởng quyền lợi của luật 121, mỗi người chủ được miễn $250,000 tiền lời thuế. Hai vợ chồng được hưởng $500,000. Mua nhà cho bố mẹ, dù không ở đến khi bố mẹ qua đời thì bán cũng hưởng được luật 121, không phải đóng thuế trên tiền lời $500,000. Thí dụ: mua nhà $500,000, 20 năm sau bố mẹ qua đời bán $1,000,000 xem như lời $500,000, hai vợ chồng miến thuế trên tiền lời $500,000 này. Xong om


Mình có người khách hàng khi xưa, mình xây nhà cho ông ta. Ông ta ly dị từ lâu, nay giá trị căn nhà của ông ta lên trên 1 triệu mà nhà khi xưa xây cất đâu $400,000. Nếu ông ta bán khi về hưu, dọn về khu Havasu, nơi ông ta có một căn nhà thứ 2 thì sẽ bị đánh thuế tiền lời. Thí dụ ông ta bán $1,500,000, thì xem như lời $1,100,000, theo luật 121 chỉ được trừ $250,000, còn lại $800,000 tiền lời sẽ bị đánh thuế 30%. Ông ta đang thương lượng với mình để bán lại căn nhà và cho vay lại để tránh trả thuế tiền lời liền một lúc. Hy vọng cuối năm khi ông ta về hưu sẽ mua được căn nhà của ông ta.


Tóm tắc chương trình FOM có thể dùng cho các trường hợp sau đây:

1/ cha mẹ hay người giám hộ muốn chu cấp căn nhà cho một đứa bé khuyết tật.

2/ con muốn cung cấp nhà ở cho bố mẹ, không có khả năng mượn tiền ngân hàng vì lợi tức thấp.


Người mua sẽ được mượn tiền lời thấp như căn nhà chính của họ. Điều kiện là Credit Score của chúng ta kha khá một tí. Sau khi mua thì bố mẹ hay người con khuyết tật được dọn vào, căn nhà đứng tên mình cũng như cái nợ ngân hàng. Bố mẹ có bổn phận trả tiền ngân hàng hay xin được Housing trả. Xong om


Mình thấy chương trình này khá hay, mua nhà cho bố mẹ hay con mình có thể mua nhà cho chúng ta ở. Chúng ta có thể trả tiền lời cho chúng, còn dư thì đi chơi rồi một mai xa quả đất này, con chúng ta sẽ có một số vốn nhờ căn nhà mình có thể sống 20 năm trong đó. Khi nào chới với thì mướn 1, 2 cô người phi chăm sóc. Nhiều gia đình anh em hòa thuận, có thể đứng tên chung mua căn nhà cho bố mẹ nhưng theo mình thì không nên vì không ai học được chữ ngờ. Con cái có thể ly dị thì bắt bán nhà nên lại phải vô viện dưỡng lão. Có thể sử dụng một pháp nhân nào đó như trust để mua thì có thể tránh được vấn đề này. Căn nhà không có con rể hay con dâu trong đó nên khi bỏ nhau không liên can đến căn nhà. Xong om

Sau này, khi con mình khá khá rồi, vợ chồng mình lão lão 1 tí, sẽ nhờ con đứng tên mua căn nhà cho bố mẹ để ở. Mình sẽ lấy tiền hưu trí của đồng chí gái trả hàng tháng tuỳ theo số tiền còn trong quỹ hưu trí. Nếu tính ra mỗi tháng trả nhiều được thì mua căn hộ ở vùng sang trọng để tính trong 20 năm số tiền đó sẽ chuyển vào căn nhà. Con mình được trừ thuế dù không đóng tiền nhà.


Tháng 2 năm tới có đám quen gọi Real Estate addicts đi du thuyền từ Florida, đi 5 nước nên mình ghi danh đi để khi lênh đênh trên biển, vào phòng nghe họ nói chuyện về buôn bán nhà cửa. Đồng chí gái đang tính rủ bạn của mụ đi theo để khi mình đi nghe đầu tư, mấy bà tha hồ nhí nhố nhí nha. Vợ vui mình cũng vui.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





2 cuộc viếng thăm lịch sử đã làm sụp đỗ Liên Xô

Sau đệ nhị thế chiến, chủ nghĩa cộng sản như tiếng sáo Trương Chi, gặt hái được nhiều ảnh hưởng khắp thế giới, thêm được sự tiếp sức của Hồng quân Liên Xô chiếm đóng Đông âu. Các nước ở Nam Mỹ, Á Châu chạy đua theo phong trào xây dựng quốc gia họ theo chủ nghĩa xã hội khiến Hoa Kỳ và Anh quốc lo ngại, tìm cách chận đứng làn sóng đỏ vì chết biết bao nhiêu người để Liên Xô của Stalin hưởng lợi. Chỉ có Pháp, Ý Đại Lợi, Tây đức, Hoà Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo và các nước bắc âu trong khi Liên Xô gom hết từ đông sang tây, từ Bắc chí nam. Ở Nam Mỹ, các chế độ quân phiệt từ từ được dựng lên nhằm chống lại thuyết cộng sản, ở Nam Dương tỏng vài ngày, có đến gần 1/2 triệu người theo cộng sản bị giết và bị thương.

Hôm nào mình buồn đời, sẽ tóm tắc cuốn này vì nói đến các nước nghèo đói và muốn phát triển. Lý do thất bại và thành công. Sự việc này cũng áp dụng cho cá nhân luôn.

Trong cuốn “Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty”, tác giả cho hay sau đệ nhị thế chiến, các kinh tế gia mát xít tiên đoán vào năm 1984, lợi nhuận người dân của liên xô sẽ qua mặt Hoa Kỳ. Thế giới được chia làm hai phe, thậm chí các nước Tây Âu cũng có đảng cộng sản và đảng xã hội như tại Pháp có đến 25% cử tri, Ý Đại Lợi thì có đến 36% bầu cho đảng cộng sản khi mình còn sinh sống tại âu châu.

Đến năm 1985, khi ông Gorbachov lên ngôi thì có vài cố vấn được phái đi viếng thăm Anh quốc để xem sự cách biệt giữa hai hệ thống sản xuất về kinh tế. Mình đang đọc nhật ký của một cựu cố vấn của Gorbachov, khá hay để hiểu lý do Liên Xô sụp đỗ. Phái đoàn này được chở đi thăm viếng London Stock Exchange và London Economic School đến khi một người trong một phái đoàn kêu muốn đi viếng xưởng làm bánh mì thì phía Anh quốc nhìn ông ta như bò đội nón. Ông ta nhận thấy xe chạy khắp Luân Đôn nhưng không thấy người Anh quốc xếp hàng để mua bánh mì như ở Liên Xô nên muốn gặp người có trách nhiệm về sản xuất bánh mì để học hỏi cách sản xuất bánh mì. Các bộ óc thông minh nhất của Liên Xô vẫn chưa tìm ra cách sản xuất bánh mì theo hệ thống tốt nhất để người dân không phải xếp hàng mỗi ngày để mua. Các người Anh quốc kêu không có trung tâm hãng xưởng nào làm bánh mì khiến ông ta kêu họ muốn dấu. Ông ta nói ngày mai, bỏ hết các viếng thăm, tôi chỉ muốn thăm những nơi sản xuất bánh mì.

Siêu thị nhỏ Randall nơi được ông Yeltsin đột suất viếng thăm đã thay đổi lịch sử của Liên Xô

Hôm sau, phái đoàn Liên Xô được đưa đi viếng các tiệm làm bánh mì bán trong các khu vực của thành phố Luân Đôn. Các chuyên gia kinh tế của Liên Xô khám phá ra tại mỗi khu vực, có vài tiệm bánh mì tư nhân, được mở rải rác đều khắp khu vực, làm bánh mì mỗi ngày, dựa theo nhu cầu của người ở tại nơi đó tương tự bên pháp. Mình nhớ ở Pháp, mua bánh mì là phải đến sớm vì trễ thường là hết vì họ làm có giới hạn, bánh mì còn dư phải cắt ra từng miếng để làm bánh mì khô, crouton.


Lối sản xuất theo nhu cầu từng địa phương thay vì từ trung ương rất uyển chuyển. Trong khu vực của mình ở đều có vài tiệm bán bánh mì và bánh. Họ thay phiên đóng cửa trong tuần. Nếu hôm thứ hai tiệm A nghỉ thì các tiệm kia làm thêm bánh mì để bù cho tiệm đóng cửa. Cuối tuần đóng cửa thì thứ 7 hay thứ 6 họ phải làm thêm để người Pháp mua để dành ăn trong ngày cuối tuần.


Mình có anh bạn du học sinh tại Liên Xô, nay ở Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ nhưng vẫn còn cơ sở làm ăn tại Nga. Anh ta giải thích hệ thống tập trung của Liên Xô và ngày nay vẫn tiếp tục được quản lý như trước 1991. Lấy thí dụ sưởi ấm các chung cư. Họ chia ra từng khu vực trong thành phố được sưởi ấm trong tuần vì không đủ nhiên liệu cho toàn thành phố. Nhiều khi nóng quá mà không thể tắt nên phải mở cửa sổ thì tốn phí nhiên liệu sưởi ấm, mùa đông lạnh mà chưa đến phiên sưởi ấm là bận áo ấm vào. Đó là tập trung, còn tại Hoa Kỳ, anh ta cho thấy tại địa phương, tại căn nhà hay căn hộ, có máy tự động điều chỉnh nhiệt độ, không phung phí khí đốt. Đi viếng Georgia người dân kể là điện chỉ có 4 tiếng mỗi ngày.

Ông Yeltsin bắt tay quản lý của tiệm Randall

Đó là một trong những viếng thăm tại một xứ tư bản đang dẫy chết, phồn vinh giả tạo khiến cho Đế chế Liên Xô rạng nức, thêm cuộc viếng thăm lần đầu Hoa Kỳ của ông Boris Yeltsin mà trong hồi ký của cựu ngoại trưởng Condi Rice kể, bà ta bắt ông này viếng thăm toà bạch ốc bằng cửa sau vì ông ta viếng thăm bán chính thức. Một đối thủ chính trị của Gorbachov nên không muốn phật lòng tổng bí thư Liên Xô.

Công ty ADM đã mua lại kho hàng của tổng thống Jimmy Carter sau khi ông ta nhậm chức, chắc cũng đóng góp nhiều cho việc tranh cử thắng Reagan.
ADM bán lúa thóc cho Liên Xô rất nhiều. Nghe nói là chuyên cơ của ông ta có thể bay khắp nơi tại Liên Xô không cần phải có công an đi theo
ADM một trong những công ty mỹ bán thực phẩm cho Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh. Khi xưa mình không hiểu lý do nào Hoa Kỳ bán cho Liên Xô, đối thủ địa chính trị.

Theo một tờ báo Texas, kể vụ chuyến viếng thăm của đô trưởng Mạc Tư KHoa, Boris Yeltsin 2 tháng trước khi tường Bá Linh sụp đỗ. Ông này được một đại tư bản Hoa Kỳ, chủ công ty ADM cho chuyên cơ, chở ông ta và phái đoàn viếng thăm các thành phố và chặn cuối đến Texas tại thành phố Houston, cơ quan NASA, bổng nhiên ông Yeltsin kêu xe cho ngừng trước một một siêu thị mang tên Randall (nay gọi là Food Town). Ông quản lý siêu thị hôm ấy chỉ nhận được điện thoại báo tin có một khách quý từ Liên Xô ghé thăm độ 10-15 phút trước khi ông Yeltsin xuất hiện. Không có báo chí và an ninh nhiều lắm.


Ông quản lý cho biết là một ngày thứ 7 bình thường, ông ta nhớ ông Yeltsin đi vòng vòng, tự do hỏi thăm các nhân viên, xem các thức ăn đông lạnh. Sau này ông Yeltsin cho rằng cuộc viếng thăm đột suất này đã khiến ông ta suy nghĩ về cách sản xuất của Liên Xô đã khiến Liên Xô thua Hoa Kỳ về mặt sản xuất khiến nhân dân của Liên Xô đói nghèo hơn người Mỹ và tìm cách đưa đất nước ra khỏi chế độ cộng sản.

Một tiệm nhỏ mà có đến trên 30,000 món hàng khiến ông Yeltsin kêu là ngay tổng bí thư Liên Xô cũng chưa chắc có đủ loại thức ăn này.
Củ hành tư bản còn to hơn khoai tây của Liên Xô

Người ta cho hay lý do ông Yeltsin hay cố vấn của ông Gorbachov muốn viếng thăm bất thình lình các cửa hàng vì không muốn bị Pokazuha. Theo mình hiểu là trong các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, từ Pokazuha để nói đến sự việc như staging, dàn cảnh trước một cuộc viếng thăm của cán bộ lớn. Vụ này xẩy ra từ thời bà hoàng hậu Catherine the Great mà người nga gọi là ngôi làng Potemkin. Bà đi viếng thì họ cho xây một ngôi làng chỉ có bề ngoài, mặt tiền như các phim trường Hồ Ly Vọng. Dưới thời Stalin cũng vậy.

Điển hình khi ông Nixon viếng thăm Kiev vào năm 1972, người dân ở đây đội ơn ông này vì trước khi ông này đến thì chính quyền cho người đến xây một xa lộ 4 làn từ phi trường dẫn đến thành phố này. Các nhà cửa 2 tầng. Bổng nhiên đuổi người dân ra rồi. họ xây cấp tốc mấy chung cư để trình diễn đời sống văn hoá của Liên Xô. Tương tự khi được tin tức cán bộ trung ương đi công tác ghé thăm là cán bộ địa phương phải sơn phết nhà cửa, trường học, bắt học sinh phải thế này thế nọ. Cho thấy sống trong chế độ cộng sản, con người sống trong sự giả dối, bề ngoài. Mình nhớ có lần ở Pháp, xem đài truyền hình nói về các trại cải tạo ở Việt Nam và phục hồi nhân phẩm, thấy họ dàn cảnh cho các tù cải tạo hát hò ăn uống ngon trong tiếng hát như có bác hồ trong ngày vui đại thắng.

Họ xây xa lộ 4 làn đề đón tiếp tổng thống Nixon năm 1972 tại Kiev

Do đó ông Yeltsin biết rõ Pokazuha nên không báo trước, chỉ muốn viếng thăm đột suất để xem tình hình hư thật thay vì nghe báo cáo láo. Ông ta hỏi nhân viên, người đi mua hàng qua thông ngôn viên khơi khơi để không bị dàn cảnh như tại các nước cộng sản.

Quản lý chợ được trao tặng bằng khen đã đón tiếp ông Yeltsin cách đây đâu mấy năm khi về hưu

Nghe một người tháp tùng ông Yeltsin kể là sau cuộc viếng thăm đột suất cửa tiệm Randall khiến ông Yeltsin chới với, kêu là ngay tổng bí thư Gorbachov ở LIên Xô cũng chưa có đủ các lựa chọn thức ăn như tại siêu thị nhỏ bé ở ngoại ô Houston này. Ông ta hỏi một nhân viên là trong cửa tiệm có bao nhiêu món đồ bầy bán thì bà này trả lời trên 30,000 món hàng khiến ông ta tưởng nghe lầm hay thông dịch sai nên hỏi lại. Tưởng tượng ông ta viếng thăm Costco ngày nay hay Walmart. Ông ta hỏi một bà mỹ thất nghiệp, hỏi đi chợ mấy lần trong tuần, bà ta cho biết 1 tuần chỉ đi có một lần trong khi các bà ở Liên Xô đi hàng ngày để xem có gì để mua. Lương chồng đâu $3,000/ tháng, đi chợ mỗi tuần tốn $150 cho gia đình 4 người.


Đừng có nói người đến từ Liên Xô, ngay mình đã từng sống tại âu châu, khi đến mỹ mình còn bị choáng ngợp khi vào siêu thị tại đây, thức ăn thức uống. Ở Việt Nam khi xưa, 10 anh em được uống một chai xá xị hay nước cam vàng BGI, sang tây đã thấy sang uống một chai coca cola nhỏ còn qua mỹ thì uống cái ly cối chưa hết, phụ vụ viên đã đỗ thêm nước ngọt uống thả dàn, khi về kêu họ bỏ vào ly giấy đem theo. Kinh


Sau thế chiến thứ 2, người ta tiên đoán Liên Xô sẽ bỏ xa Hoa Kỳ vào năm 1984, ai ngờ khi ông Gorbachov lên ngôi vào năm 1985 thì khởi đầu cho sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản. Sau này, có vài nghệ sĩ làm một ca nhạc kịch kể chuyện ông Yeltsin đi Mỹ như ông Nixon đi tàu.

Ông ta viếng thăm thành phố Nữu Ước, thấy tượng nữ thần tự do, Trump tower nhưng không thấy có gì đặc biệt. Ông ta được một tỷ phú Hoa Kỳ của công ty ADM, vua bán lúa thóc cho chuyên cơ chở viếng thăm NASA nhưng cũng không thấy gì đặc sắc lắm nhưng khi ghé đột suất siêu thị nhỏ ở vùng ngoại ô Houston, đã khiến ông ta suy nghĩ và chấp nhận thay đổi cách quản lý Liên Xô đưa đến sự xụp đỗ của đế chế này.


Súng đạn, bom nguyên tử không làm người cộng sản chùng bước nhưng chỉ có viếng thăm tiệm bánh mì tại Luân Đôn và một siêu thị nhỏ của Hoa Kỳ tại hOuston, đã đốt cháy chủ nghĩa cộng sản và làm tan rã đế chế liên Xô. Trung Cộng sẽ có một ngày như Liên Xô nhưng chắc chắn người Tàu phải đổi lấy mạng sống của họ rất nhiều vì kẻ cầm quyền sẵn sàng giết như Đặng Tiểu bình khi xưa. Ai rảnh xem video tại một siêu thị ở Liên Xô thời bao cấp. 


https://youtu.be/t8LtQhIQ2AE?si=bucAdQauslCKjz-u


Theo tài liệu mình đọc, Liên Xô tan rã là nhờ ông Yeltsin, tìm cách đưa nước Nga thoát vòng cộng sản. Ông ta chỉ có một tội là không dẹp bỏ KGB khi cầm quyền, sau này giao quyền cho pUtin. Mình đoán ông ta bị bắt buộc vì khi xưa có làm gì không trong sạch, KGB còn giữ tài liệu. Người ta nói muốn giải thể một chế độ thì phải giải thể luôn ngành công an. Trong một chế độ độc tài thì ngành công an rất quan trọng, bảo vệ chế độ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện trong tuần

 

Hôm qua đi họp với hội thành phố kết nghĩa, chuẩn bị chuyến đi viếng Mễ Tây cơ tuần tới. Kỳ này có mụ vợ đi theo nên cô nàng ngạc nhiên khi thấy thị trưởng thành phố và mấy người khác rất mừng khi thấy thằng chồng nông dân đi họp, luật sư đủ trò hỏi thăm như người thân tình lâu năm. Mình thích tham gia các sinh hoạt hội đoàn dòng chính của Hoa Kỳ, để học hỏi họ về cách làm việc, sinh hoạt hay những tin tức mà nếu sống trong cộng đồng người Việt thì không bao giờ biết đến. Điển hình các chuyến đi chơi bất ngờ, như Colorado, các thành phố kết nghĩa miễn phí do thành phố hay các cơ quan thành phố chu cấp, các chương trình chính phủ Cali giúp nông dân như tài trợ để làm lại hệ thống nước, giảm nước tưới, wifi hoá hệ thống tưới. Từ Uzbekistan, xem trong điện thoại trời nóng, độ ẩm nước thấp nên mở nước tưới không cần phải có người đến vườn mở nước như xưa.


Ra về lên xe, mụ vợ thấy tấm bằng khen của hội Toastmasters bầu mình là diễn giả số một trong ngày (best speaker) nên mụ hỏi cái chi rứa, mình nói là được bầu best speaker nên mụ ngạc nhiên. Trong đôi mắt của đồng chí gái, mình chỉ là một tên ô sin, đầy tớ, giặt quần áo cho mụ. Trước đây đi làm nên mình giặt quần áo cho mụ, nay về hưu mình để mụ tự lo nhưng chỉ thấy mụ để một đống mới khám phá ra là cái máy phơi đồ của mình dùng năng lượng mặt trời và gió cao nên mụ với không tới để phơi áo quần. Mình cắt thấp xuống thì mụ la.


Lý do là đồng chí gái cứ kêu mình không biết ăn nói, phải bịt miệng mình lại. Từ khi lập gia đình, đi chơi với vợ, mình lặng câm đi bên người, ít lên tiếng trong các buổi họp mặt thân hữu người Việt. Ai hỏi mình làm gì, nói làm nông thì họ á một tiếng rồi bỏ đi, không một lời chào.

Có lần mụ vợ hỏi, anh ăn nói không hay mà sao tụi mỹ chịu bán nhà và cho vay lại. Rứa là răng? Mình không biết thơ văn nên ăn nói rất cục mịch bần cố nông. Người Mỹ thích ai thành thật, giúp họ tin tưởng để cho vay lại. Humilitas est Veritas. Chớ chả có giỏi gì cả. Cuộc đời cứ thành thật, có sao nói vậy, đừng có nói bú xua la mua thì người Mỹ tin tưởng hơn. Mình mới mua một khu thương xá, chủ bán cho vay hơn 3 triệu đô mà chưa bao giờ gặp mặt nhờ ông chuyên gia địa ốc quen mình từ 20 năm qua. 


Họ biết mình thành thật, không thích lộn xộn, mình nói mua là mua không trở cờ. Họ chấp nhận các điều kiện của mình, như ghi vào trong Living trust của họ là nếu sau này cháu của họ muốn bán cái nợ thì mình có quyền đầu tiên để mua cái nợ lại. Người chủ bán không lập gia đình, không con cái, chỉ có con của người anh nên trong tương lai lỡ ông ta qua đời, cháu hay anh của ông ta hưởng cái nợ thì có thể cần tiền bán. Lúc đó mình là người được quyền ưu tiên mua lại món nợ thường là từ 50-70% cái nợ.


Thứ tư tuần này, đến phiên mình đọc diễn văn tại Toastmasters. Mỗi năm, mình được chỉ định đọc độ 3,4 lần trong 50 buổi họp nhưng năm nay đi chơi mút mùa nên chỉ có 2 lần. Mấy lần khác thì đa số mình làm toastmaster điều khiển chương trình cho buổi họp. Mình thích mấy vụ này hơn là đọc diễn văn. Có người lại thích đọc diễn văn. Điều khiển chương trình kéo dài 70 phút, phải nghiên cứu tài liệu, cách nói khi đợi người lên đọc diễn văn với những ý tưởng của chủ đề hôm đó. Có phần giới thiệu diễn giả rất ngắn gọn, đủ trò. Thường mình được thiên hạ khen làm rất đúng giờ, dành 15 phút cuối của buổi họp cho bà chủ tịch để kết thúc buổi họp. Nhiều người nói liên tu ti không có thì giờ để bàn chuyện của hội.

Thường một buổi họp có 3 cơ hội để nói: 1 làm diễn giả với sự chuẩn bị về đề tài trong 7 phút, 2 làm người trả lời một câu hỏi đột xuất trong vòng 2 phút không chuẩn bị và cuối cùng là người phê bình diễn giả. Tùy theo số người tham dự, có đến 2, 3 diễn giả. Sau đó sẽ được bầu phiếu ai là người nói hay nhất buổi họp.

Mới đi chơi về nên chả biết đề tài gì để nói, không lẻ nói về đi chơi nên mình viết lại bằng anh ngữ bài “hẹn họ ở tuổi 7 bó”. Tiếng Việt khác anh ngữ về cách diễn đạt nên khi viết anh ngữ mình phải viết hoàn toàn lại vì cấu trúc, từ vựng anh ngữ, muốn pha trò chọc cười lại khác, thêm diễn văn chỉ cho 7 phút nên phải thâu ngắn lại thay vì viết lây bây trên mây như ở bờ lốc.


Thiên hạ nghe tựa đề thì hơi lo ngại vì biết mình đã lấy vợ trên 30 năm qua mà nay lại hẹn hò nữa. Thiên hạ được một trận cười mệt thở vì lúc nói chuyện mình có thể diễn tả bằng tay chân. Mình không cần đọc bài diễn văn đã viết sẵn, chỉ quên vài chi tiết. Chế thêm tuỳ hứng như đề tài của buổi họp nói về “emotion intelligence” nên mình dùng cụm từ này khi diễn đạt cái máu nóng trong người khi cãi lộn với vợ. My emotion intelligence raised as fast as my Blood pressure,…Từ phải dùng khi nói chuyện hôm đó là censorship, cũng phải sử dụng nếu không sẽ bị loại, không được vào chung kết để được bầu bán. 

ở hội toastmasters, trước khi trả lời, người ta phải suy nghĩ sẽ nói những gì, vì khi mở mồm là người có nhiệm vụ bấm đồng hồ sẽ bắt đầu bấm nhất người ta hay chêm các từ trống rỗng như huh, ah, you know, so, but,… vì khi mình tìm chữ hay ý để nói thì hay bị cái lỗi là thêm mấy chữ vô nghĩa này, người có nhiệm vụ xét, đếm các lỗi này sẽ bấm cái còi để nhắc nhỡ khiến mình bị dao động tinh thần, quên tuốc luốc hết. 


Nói chung trước công chúng nói chuyện đã khó mà còn bị gò bó bởi thời gian đồng hồ và người kiểm soát những từ thừa sẽ làm mình quýnh quáng thêm. Khi nói chuyện, họ có để cái đèn 3 màu; khi thấy màu xanh bật lên thì cứ tiếp tục, đến màu vàng thì chuẩn bị kết thúc và màu đỏ là chỉ còn 30 giây để chấm dứt bài nói chuyện, quá 30 giây htif có chuông reo, bị loại. Nói quá thời gian hạn định sẽ bị loại. Đứng trước mọi người, đã run lại còn có đèn báo hiệu thêm người bấm còi nhắc nhở không được sử dụng các từ rỗng nên áp lực rất cao. Lâu ngày sẽ quen dần và trở thành thói quen sẽ không dùng các từ vô nghĩa này, chỉ câm họng lại để tìm chữ. Điểm này rất tốt khi tập được vì khi đồng chí gái la, thay vì phản ứng cãi lại liền thì nuốt nước miếng, suy nghĩ những từ mỹ miều để nói với vợ hiền kính yêu.


Mụ vợ ngạc nhiên là mình thắng giải người nói chuyện hay nhất, qua mặt đám mỹ. Tính mình thì chả sợ thằng tây nào, nói tiếng anh mình chắc chắn không phát âm chuẩn, rành bằng họ nhưng không có nghĩa mình đọc hay viết diễn văn thua họ.


Xong buổi họp có một ông mỹ, chuyên diễn trong nhà hát kịch ở Los Angeles về Impro, kêu mình lại, nói mày tiến bộ rất nhiều so với khi mới gia nhập. Nhiều hội viên lâu năm trong hội, có người trên 30 năm nên họ nói chuyện rất vững giúp mình học hỏi thêm nhất là khi được giao cho nhiệm vụ phê bình một diễn giả. Họ hay dùng thuật sandwich, khen lúc mở đầu, sau đến phần tiêu cực một tí cuối cùng lại khen. Diễn giả cảm thấy ấm lòng vì những từ cuối được khen, trong khi người Việt thì cứ chê bai, không được ra nhận xét nào để giải thích vì sao không hay hoặc góp ý giúp người ta. Họ hay kéo mình lại sau buổi họp để chỉ vài điểm mình cần để ý khi nói chuyện. người Mỹ hay lắm, nhất là người lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm, hay giúp mình học hỏi thêm kinh nghiệm của họ.


Còn một ông mỹ khác cho xem tấm ảnh bà vợ ở nhà thương, gãy 2 chân với 1 cánh tay vì tội mang giày cao gót. Kêu mày kể chuyện vợ mày mang giày cao gót, đây là hậu quả. Về già, người Mỹ uống sữa nhiều nên xương thiếu chất vôi vì khi uống sữa, tạo ra acid nên cơ thể lấy chất vôi của xương để bảo hoà do đó xương rất mềm. Đàn bà họ muốn cao hơn chồng nên phải mang giày cao gót, thà bị ngã còn hơn thấp thua thằng chồng.

Hôm nay đi tới nhà ông Mễ quen có vườn trồng chà là để lấy chà là tươi gửi cho mấy người nhờ mua hộ từ Maryland và gần nhà. Mấy bác đừng có nhờ em mua dùm, 1 cân anh tốn tiền cước là $5. Em gửi có 5 cân anh chà là tốn $25. Đem chà là cho anh chàng nhờ mua cho vợ, anh ta cho mình xem hệ thống trồng rau thuỷ canh của anh ta, rất hay. Anh ta có mộng trồng rau để bán cho chợ nông dân. Mình nói làm cho vui thì được chớ muốn làm ra tiền thì rất khó. Dùng thời gian để làm chuyện khác ra tiền vì nghề nông không giàu. Thấy rau muống thủy canh của anh ta to đùng. Ăn rất ngon. 


Vấn đề là anh ta làm hệ thống thuỷ canh thì sinh ra muỗi rất nhiều, đứng nói chuyện một chút mình phải cáo từ vì bị muỗi đốt quá cỡ. Mình tính làm cách này nhưng suy nghĩ lại thì ăn cái gì trồng dưới đất vẫn thiên nhiên hơn. Mình có đọc đâu đó, các khoa học gia khuyên nên ăn thức ăn trồng dưới đất hơn thuỷ canh. Cái gì thiên nhiên vẫn tốt hơn. Phân thì cũng từ hoá chất mà ra, truyền đi qua máy bơm nước. Anh ta tặng cho mấy cành lá bồ ngót để nấu canh chua và xà lách to dễ sợ. Anh chàng rất dễ thương, có trong nhóm nào do một chị bạn giới thiệu.


Hôm kia đi ăn cơm với mấy người quen, nghe họ chê bai Vinfast, ông Vượng tùm lum. Người Việt mình có cái tính hơi lạ, ai thất bại khiến họ sung sướng, hả hê. Ai thành công thì họ kêu tự hào quá Việt Nam, kiểu thấy sang bắt quàng làm họ. Theo mình ông chủ Vinfast, trả tiền rất nhiều cho cố vấn tài chánh ngoại quốc, tìm ra cách chuyển tiền ra ngoại quốc để hạ cánh an toàn. Ông ta ra IPO, ở Việt Nam công ty của ông cứ tha hồ mua cổ phiếu, tiền IPO bên này, ông ta thâu, bỏ ngân hàng ở ngoại quốc, còn tiền ở Việt Nam hết sạch xong om. Cũng có thể nguyên một nhóm đại gia tại Việt Nam hùn với ông này để chuyển tiền ra ngoại quốc nhanh chóng. Tốn vài chục triệu mà đưa ra khỏi Việt Nam hàng mấy chục tỷ bạc thì quá rẻ. Các bình luận viên kinh tế bàn luận trên bàn phím đủ trò. Nếu thật sự họ giỏi thì chắc đã không có thì giờ để bình luận, kêu ông này ngu bà kia dại vì không đủ thì giờ đếm tiền.

Có lần ông Rich dad kêu mình mua cổ phiếu của một công ty mới ra lò. Mình buồn đời nghe ông ta, mua được $10,000 cổ phiếu rồi mấy tháng sau nó lên $40,000, ông ta kêu mình bán hết, nay cổ phiếu chỉ còn chưa tới $0.05. Mình không biết mấy đại gia tại Việt Nam làm gì mà giàu có, chắc mua đất xây nhà bán. Theo mình một người làm tiền lên tới mức như ông Vượng thì không phải người ngu, mấy người giám đốc ngoại quốc, đều từ chức hàng loạt khi khám phá ra cách chuyển ngân kiểu này. Những người cộng sản rất khôn lanh, họ đinh hướng dư luận rất hay, đem tiền ra ngoại quốc cách này quá hay, chỉ tốn tiền huê hồng bán và mua. 


Tương tự bà nào muốn tặng tiền tươi cho một đại học bên Anh quốc, để được đặt tên của bà rồi vài năm sau, có thằng khác cho thêm nhiều hơn thì lại mất tên. Thấy vậy mà không phải vậy. Dùng lý do đó, bà ta và nhóm thân hữu sẽ chuyển tiền ra ngoại quốc trên danh nghĩa tặng tiền tươi nhưng khi chuyển tiền xong ra ngoại quốc thì họ không đưa, kêu là chính phủ Việt Nam không cho phép. Thiên hạ nhảy vào chửi bới đủ trò, quên việc khác quan trọng hơn như Cam Bốt xây dựng một con kênh đế chế Phù Nam. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cái đinh cuối cùng cho quan tài sông Mekong


Trong chuyến viếng thăm hai nước thuộc khối Liên Xô cũ; Uzbekistan, Georgia, mục thị các chương trình Vòng Đai và Con Đường của Trung Cộng đang thực hiện khiến mình tò mò, kiếm tài liệu đọc vì đọc thoáng thoáng nhưng chưa hiểu thực tế ra sao. Đọc tài liệu thì thất kinh vì nó đang gây nguy hiểm cho Việt Nam và trong tương lai thì mịt mù. Có lẻ vì vậy Việt Nam mới mời tổng thống mỹ sang ký kết gì đó mình không rõ. Sau 50 năm mới thấy mình có đồng minh hơi nguy hiểm.


Trước đây mình có kể vụ ở thượng nguồn sông Cửu Long, Trung Cộng và đàn em cho xây các đập thuỷ điện, nghe nói chương trình có đến 160 cái, khiến nước từ thượng nguồn chảy về hạ lưu như thằn lằn tè, không đem phù sa về khiến đồng bằng ngày nay không còn phù nhiêu, phải phân bón, thậm chí nước ngọt thấp hơn mặt biển nên nước mặn từ biển chảy vào khiến đồng ruộng chới với nước lợ. Mình học địa lý khi xưa cho rằng phù sa mỗi năm đắp thêm bờ cỏi như mũi Cà Mau,…

Dòng sông Mekong chảy qua Cam Bu Chia trước khi đỗ về Việt Nam 

Năm ngoái đi viếng Ai Cập mới thấy rõ sự tai hại của các đập thuỷ điện. Xứ này khi xưa, nhờ Liên Xô xây một cái đập trên Nile, con sông đã nuôi dân tộc Ai Cập từ bao nhiêu nghìn năm, tạo dựng một vùng trù phú dọc con sông này. Mấy lãnh tụ Ai Cập dành được độc lập, hồ hởi nghe mấy ông Liên Xô, xây một cái đập Aswan hữu nghị vĩ đại để đem điện nước khắp nước này. Ngày nay, dân tình đến đây, xem cái đài hữu nghị LIên Xô, Liên Xô đã bay xa về miền quá khứ, còn Ai Cập thì nghèo đói hơn xưa. Hệ quả là điện chỉ cung cấp chưa tới 20% cho người dân, ngược lại thì cái đập chận phù sa lại nên không bón phân thiên nhiên ven hai bờ sông. Người dân ngày nay phải dùng phân bón hoá học thay vì khi xưa có thiên nhiên bón phân hữu cơ dùm hàng năm và thuốc sâu khiến giá thành sản xuất cao và gây bệnh đủ trò với các chất hoá học. Xong om


Nay đọc trên báo ở ngoại quốc thì thất kinh vì những tin tức này không thấy phổ biến trên báo trong nước.

Khi xưa, học lịch sử, có nghe nói đến đế chế Phù Nam, sau này mình có ghé Cam bỐt để viếng đền Angkor Vat, thấy nguy nga, quá đẹp. Nay ông HUn sen nhường ngôi cho con trai, tốt nghiệp trường võ bị Hoa Kỳ đàng hoàng, không có bằng hữu nghị. Họ toa rập làm vòng đai và con đường với Trung Cộng.


Trên báo Nam Vang Thời Báo, (Pnomphenh Post) có đăng tin một chương trình đào một con kênh từ biển đến hồ Tống Lê Sáp. Mình có viếng cảng Sihanoukville thì thấy toàn người tàu. Hiện nay tàu bè chuyên chở hàng hoá từ nội địa cam bu chia đều dùng con sông Mekong đi ngang Việt Nam mới đến cảng Sàigòn hay Sihanoukville.


Với chương trình vòng đai và con đường của Trung Cộng, cho vay tiền cam bu chia để xây dự án xây một con kênh mang tên Funam techo canal (đế chế Phù Nam) từ sông Bassac ra đến biển ở vịnh Thái Lan. Với tên như vậy, Cam Bốt có tham vọng lập lại đế chế của cha ông họ.

https://www.phnompenhpost.com/business/study-bassac-river-kep-sea-waterway-link-finished


Theo tờ Phnomphenh Post, đây là dự án hợp tác giữa Campuchia và Trung Quốc. Từ trước tới nay, tuyến đường thủy từ biển đi vào Campuchia phải qua Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Tuyến giao thông thủy Funan mới sẽ giúp Campuchia hết phụ thuộc vào tuyến sông Cửu Long đi qua lãnh thổ Việt Nam gần hơn. Nghe đâu sẽ tiết kiệm xăng dầu trên 160 cây số.

Tổng chi phí xây dựng tuyến kênh đào này khoảng 1,7 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trong vòng bốn năm, dài khoảng 180 km, với chiều rộng ở vùng thượng lưu là 100 mét và chiều rộng ở hạ lưu là 80 mét, chia thành hai làn đường. Kênh đào này sẽ nối Prek Takeo trên sông Mekong ở Campuchia với biển ở tỉnh Kep, đi qua bốn tỉnh là Kandal, Takeo, Kampot và Kep, với khoảng 1,6 triệu cư dân sống dọc theo tuyến đường thủy. Theo Khmer Times, hiện hình thức đầu tư của dự án này chưa được quyết định. Cha con Hun Sen sẽ lấy phân nữa, đội vốn lên như bao nước khác đã được Trung Cộng cho vay và vỡ nợ. Xem báo  KhmerTimes thì quốc hội và nội các của xứ này đã phê chuẩn dự án này. Xem như đến cuối thập niên này là Việt Nam có thể hát bài Adieu Jolie Mekong, C’est à Nam Vang . Xem báo Krmertimes sau đây

https://www.khmertimeskh.com/501294139/cabinet-approves-1-7b-tonle-bassac-project/


Người ta cho biết con kênh đế chế Phù nam này sẽ cần tối thiểu 77 triệu mét khối nước để lấp đầy. Nước sẽ được chuyển từ sông Mekong và sông Bassac đến. Khi cam bốt lấy nước của Bassac, sẽ hạ thấp lượng nước Mekong đổ về Việt Nam, nay đã khan hiếm rồi vì bị các đập thuỷ điện ở thượng lưu chận lại. Vào mùa mưa, họ sợ vỡ đập nên xả nước thì làm đồng bằng Song Cửu Long ngập lụt. Xây xong họ sẽ làm các chuyến du lịch cho người quốc lấy tiền lại như con kênh Panama trong khi Việt Nam hết có tour thuyền trên sông Mekong như ngày nay vì cạn nước.
Trong trường hợp họ chơi cha thiên hạ, sẽ làm thêm cái đập để dẫn nước Mekong  ngược vào hồ Tống Lê Sáp là Việt Nam ngọng. Hồi mình viếng thăm xứ Chùa Tháp thì được biết nước ở vùng thượng lưu bị chận nên nước không chảy nhiều vào hồ này được vào mùa mưa. Có rất nhiều người Việt sinh sống tại hồ này. Khi xưa mình học Địa Lý với thầy hứa Hoàng, thầy giải thích là mặt hồ Tông LÊ Sáp thấp hơn dòng sông Mekong nên khi mùa mưa đến thì cá trên sông Mekong đổ vào đây, khi mua khô đến thì nước ở đây không thoát được, cá đã lọt vào, bị kẹt ở đây nên không lội theo dòng Mekong được nên cá rất to, người Cam Bốt chỉ vỉ việc đi bắt mà ăn. Thấy nhiều con cá to nặng cả 100 kí lô. Mình có xem một phim tài liệu nói về vùng này. Dân ở đây ngày nay đói vì mấy cái đập ở thượng nguồn.


https://youtu.be/QOuB8EJM_ro?si=_l9KZtUv2rKn8exu


Các chuyên viên cho hay xây con kênh sẽ đảo ngược dòng chảy Tonle Sap. Đó là lực đẩy nước hàng năm từ dòng chính sông Mekong chảy ngược vào hồ Tonle Sap. Dòng chảy ngược này giúp cho Hồ Tonle Sap mở rộng gấp năm lần so với mức nước dâng thông thường vào mùa khô. Khi đi viếng vùng này, mình có thấy một làng chài của người Việt ở đây. Mùa khô họ phải đi chèo ghe cho du khách vì đói. Trước kia họ sống giàu có nhờ cá tại vùng này.


Việc lượng nước Hồ Tonle Sap được mở rộng chính là trái tim tạo ra nhịp đập của sông Mekong. Đó là quá trình then chốt làm cho sông Mekong trở thành ngư trường nội địa lớn nhất thế giới, chiếm 20% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt của thế giới. Xong vụ này thì dân Miên giàu gấp 10 dân Việt Nam.

Tin tức như vậy mà chỉ có vài trăm người xem. Kinh. Các cô gái vùng này chắc sẽ làm dâu xứ hàn và Đài hết. Còn đàn ông chắc sẽ đi lao động quốc tế. Chỉ cần làm thêm một cái đập chận lại gần biên giới Việt Nam là nước sẽ chảy ngược lên Tonlesap, Biển Hồ là Việt Nam ngọng. Hết nước qua Việt Nam, còn tonlesap sẽ có nhiều cá không như xưa nhưng đủ nuôi dân họ và xuất cảng như gạo của họ.

Xem YouTube trên thì mình đoán họ sẽ xây thêm cái đập cạnh Hồng Ngự để chấn nước lại giúp điều hoà nước có thể chảy vào con kênh Đế chế Phù Nam và để nước chảy ngược về BIển Hồ là xem như Việt Nam bỏ ĐBSCL đi nơi khác sinh sống vì nước biển sẽ ngập. Coi như nước Mekong đổ qua Việt Nam sẽ cạn luôn. Bao nhiêu người Việt chết tại chiến trường Cam Bốt, cứu nạn diệt chủng của khờ me đỏ để ngày nay họ thắt cái thòng lọng nơi cổ dân mình ở vùng ĐBSCL.


160 cái đập thuỷ điện ở thương nguồn Mekong là cái quan tài cho đồng bằng sông Cửu Long. Con kênh đế chế Phù Nam nhân tạo này sẽ là cái đinh cuối cùng đóng vào cái hòm đồng bằng sông Cửu Long. Hết phim. Chán Mớ Đời 


Nếu mình không lần Thái Lan cách đây vài năm, có đưa ra chương tình làm một con kênh phía bắc của xứ họ để đem nước vào vùng ruộng của họ. Việt Nam ở cuối đầu sông là chỉ biết ngọng.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn