Du hành động Sơn Đoòng, Quảng Bình

Bất đáo Sơn Đoòng phi sơn đen

Mình nghe đến động Sơn Đoòng lâu rồi nhưng không để ý lắm và cũng không bao giờ nghĩ sẽ đi viếng vì nghe nói ở Việt Nam, họ phá nát các điểm du lịch tại Việt Nam do sự phát triển vô tội vạ, man rợ để lấy tiền ngay bây giờ mà không tường đến hậu quả cho mai sau.


Mình gốc Đà Lạt nên mỗi lần về thăm gia đình, không muốn đi đâu cả. Năm 1995, mình về Hà Nội, được đi viếng Chùa Thầy, quê nội mình, Chùa Hương và Hạ Long,… Quá đẹp! Nay xem hình ảnh các nơi này thì không muốn trở lại.


Năm ngoái có một anh do người quen giới thiệu, cũng dân Đà Lạt. Anh ta kêu 20 năm qua đi leo núi một mình, nay kiếm được người Việt leo núi nên mừng. Anh ta ở Florida thì lấy núi đâu mà trèo để tìm người leo núi. Mình đang dự định leo núi Kilimanjaro, rủ anh ta luôn. Tuần lễ sau, anh ta gọi muốn đi Sơn Đoòng không, còn một chỗ. Mình dự tính về thăm gia đình nên gật đầu đi. Đồng chí gái chửi tại sao không ghi danh cô nàng.


Mình nói chuyện với bà Deborah Limbert, 1 trong những người đã khám phá ra hang động lớn nhất thế giới. Ông Hồ Khanh, đi kiếm trầm, bị mắc mưa nên bò vào khu vực này núp mưa thì khám phá ra hang động. Thật ra là cửa hang thôi. Thấy hơi gió thổi ra thì biết có hang động vì vùng này có vô số hang động. Nghe nói có đến hơn 400 hang động. Hà Nội sử dụng các hang này khi xưa để trú bom, cất quân nhu,…

Sơn đen ngồi đâu cũng đen

Ông Hồ Khanh tìm ra hang động nhưng phải đợi vợ chồng bà Deborah Limbert và một người bạn, để dành tiền đến thám hiểm tìm phía trong. Phải những tay nhà nghề leo núi, hang động mới làm được trò này. Họ sử dụng laser để đo đạt cho chính xác ở trong hang, và tuyên bố là lớn nhất thế giới, phá kỷ lục của một hang động ở Mã Lai A. Không có ai tranh cả nên cứ giữ như vậy. Lý do là các hang động trên thế giới, đa số được giữ kín, chính phủ không đụng đến, muốn bảo tồn. Còn ở Việt Nam thì cần tiền nên phải khuyến khích du lịch.


Theo bà Deborah, sinh trưởng tại vùng Yorkshire, nơi đã có nhiều hầm mỏ đã giúp cuộc cách mạng kỹ nghệ của Anh quốc, biến xứ này thành một đế quốc rộng lớn nhất lịch sử. Bà ta kể khi còn học trung học, trường cho đi tham quan một cái hầm mỏ trong vùng thì bà ta đâm mê các hầm và hang động nên từ đó bắt đầu nghiên cứu các hầm mỏ, hang động. Sau này lớn lên, đi làm để dành tiền để đi viếng thăm các hang động trên thế giới. Bà ta rất khoẻ, không biết bao nhiêu tuổi nhưng mang dép rọ, leo hang để huấn luyện các nhân viên của công ty Oxalis.


Mình nghĩ là một may mắn cho Việt Nam, ông chủ của Oxalis đã mời vợ chồng bà ta làm cố vấn cho các hoạt động du lịch trong vùng này, dưới sự bảo trợ của công ty. Nhờ vậy mà vẫn giữ nguyên vẹn các hang động trong vùng. Họ cho biết lượng du khách muốn tham quan các hang động ở vùng này lên đến 500,000 người du khách, chưa kể thêm 1.5 triệu người hậu cần nhưng theo hiệp hội hầm mõ Anh quốc thì nên cho phép tối đa mỗi năm 1,000 du khách đến thăm viếng động Sơn Đoòng. 10 du khách thì có đến 26-29 nhân viên của hãng đi theo để lo hậu cần. Hai ngày đầu có 26 người và hai ngày sau thêm 3 người đem thức ăn tươi, tiếp tế trên đường. Vị chi có đến 39 người thêm bà Deborah là 40. 


Mình có quen vài tên ở Bolsa, nghe mình nói đi Sơn Đoòng, họ kêu là có đàn em, muốn đi là kêu chúng chuẩn bị là vô. Kinh. Mấy ông thần này ăn đặc sản Quảng trị nên nổ banh xác. Mình thì ngu, ai nói gì cũng tin đến khi bò lại đây thì trớt quớt.


Lý do khí hậu, vào tháng 9 là có mưa lũ nên họ chỉ hoạt động du lịch từ tháng 1 đến tháng 8, là đóng cửa. Do đó mỗi năm chỉ có 1,000 du khách được ghi danh đi viếng động Sơn Đoòng. Họ chia ra 100 tour, mỗi tour chỉ có 10 người khách. Cứ tượng tượng nữa triệu du khách đến vùng này thì chỉ cần 3 tháng là bay hết, tan hoang hết động với động.


Mỗi người trả $3,000, chính quyền lấy $750. Anh trưởng toán được trả 3 triệu, anh nuôi 2.7 triệu, phó anh nuôi thì 2.5 triệu, còn mấy người khác thì chắc 2 triệu. Hỏi họ khi không đi tour thì làm gì, họ nói đi làm hồ.


Mình đi 7 ngày đến Machu Picchu. 2 ngày đầu chỉ có toán của mình lang thang trên đường mòn. Đến khi nhập vào đường mòn Inca, mỗi ngày từ Inca trail có đến 500 người, đông như kiến. Còn đi kilimanjaro thì đông như quân Nguyên. Nội một công ty tên Altezza có đến mấy đoàn. Mỗi đoàn trung bình có thêm 30 người hậu cần. Mình thấy chai nhựa, giấy đi cầu được quăn khắp vùng chiến thuật trên đường leo lên núi. Cứ lấy Hạ Long mà xem hay Sapa là ớn lạnh, rợn người.


Được biết là hợp đồng oxalis và chính quyền đến 2036 nhưng cũng có thể họ hứng là huỷ bỏ hợp đồng nếu có ai tai to mặt lớn ở Hà Nội, muốn làm ăn ở đây. Oxalis là tên me mà mình hay bức ăn khi nhỏ.

Tên công ty oxalis mang tên loại me này

Lúc đầu họ tổ chức chuyến đi là 5 ngày 4 đêm. Nghĩa là đi vào cuối hang rồi trở lại. Hai năm gần đây, họ khám phá dốc đá, có lối thoát ra ngoài, không phải trở lại, được mệnh danh là bức tường Việt Nam. Nên chuyến đi được rút ngắn lại còn 4 ngày 3 đêm. Rút ngắn nên dư thì giờ nên họ cho du khách thay phiên chụp hình tạo dáng nghĩa là leo lên đồi, trên cao để chụp hình, toả dáng, lạng quạng là lăn xuống sông Son là ngọng. Trước kia vì đường xa nên ít có thời gian tạo dáng khoe lên mạng.


Chuyến đi khởi đầu tại văn phòng hay tiệm ăn của công ty Oxalis để mọi người đi chung toán gặp mặt,làm quen. Sau đó được hướng dẫn viên chính tường trình về lộ trình của chuyến đi. Họ xét giày của mình thì khuyên không nên sử dụng vì đường trơn và lội suối nên khó khô và nặng. Thế là mình mượn đôi giày bộ đội của họ. Giày mới hay mới giặt lại mà đã thấy có chỗ rách. Mình lấy đôi hơi rộng để trừ hao khi xuống núi. Ai ngờ đó là lỗi lầm tệ hại nhất. Leo núi, mình thường mang hai đôi vớ vì lạnh, đây ở Việt Nam nên nóng kinh hồn, chỉ mang một đôi tất thế là giày rộng, trơn trợt, khó đi khiến mình phải đi chậm cho chắc ăn. Phần bị jet lag. Lần sau, nên về trước ít nhất là 3, 4 ngày trước khi khởi hành. Để tránh jet lag.

Đây là Hang Én, nhìn trên cao. Ấn tượng nhất của chuyến đi. Mấy hang kia thì không thấy ánh mặt trời, ngoại trừ hai hố sụp.

Họ khuyên nên bận áo toả sáng vì trong hang tối, không thấy thằng tây đen nào. May mình mang theo hai cái áo của vườn mình, rất sáng chói vì mình bận để làm vườn. Lỡ có chuyện gì thì thiên hạ còn mò ra mình trong 20 mẩu đất, đầy cây cối. Vào hang tối, muốn chụp hình thì họ bố trí mấy anh hổ trợ tại nhiều góc với đèn pin để có ánh sáng mà chụp hình. Do đó có thể kéo dài thời gian di chuyển đến 3 giờ chiều mới đến đất trại. Tối đó mọi người ngủ tại nhà nghỉ do công ty đặt trước.


Ngày thứ nhất:

Sáng hôm sau, sau điểm tâm thì mọi người đem hành lý ra để họ cất ở văn phòng và sẽ đưa lên nhà nghỉ khi rời khỏi hang động. Sau đó thì mọi người lên xe vào vùng công viên quốc gia Phong Nha-Kế Bàng. Xe ngừng trên chiếc cầu để chụp chung tấm ảnh lưu niệm. Họ chỉ dòng sông phía dưới cầu rồi nói mùa lũ nước ngập lên tời cầu khiến mình thất kinh vì độ 40 mét chiều cao. 

Chụp kỷ niệm trên cầu, chuẩn bị đi xuống. Toán 10 người thêm bà quản lý Deborah Limbert. Người tìm ra hang động Sơn Đoòng với chồng và 1 người Anh quốc khác.

Trong xe, mọi người bắt đầu tự giới thiệu. Có hai ông tây bà đầm xứ Gia-nã-đại, gần Toronto đi nghỉ hè kỷ niệm 10 năm khói lửa, nội chiến từng ngày. Mình và một anh gốc việt từ Cali, 1 anh gốc việt từ Berlin, xem như 5 người ngoại quốc. Còn 5 người còn lại là sinh sống tại Sàigòn. Hình như có một anh làm việc ở Tân gia Ba. Một anh làm luật sư tại Sàigòn và 3 cô gái cũng từ Sàigòn ra. Có một cô bác sĩ.


Xe đến điểm khởi hành, mọi người xuống xe và đi tè trước khi lên đường. Mình nói cho cặp vợ chồng Gia-nã-đại, khiến ông ta mừng, cảm ơn đã thông dịch những gì hướng dẫn viên bảo cả toán. Sau đó mọi người bắt đầu đi xuống núi đến dòng sông, rồi đi dọc bờ sông, lội qua lội lại dòng suối, mùa lũ thì thành con sông lớn. Ướt giầy rồi khô rồi ướt, rồi khô lại ướt. Chán Mớ Đời 


Vấn đề là vắc. Mình nghe đến con này do mấy người đi lính kể nay mới thấy tận mắt. Họ kêu lấy vớ phủ cạp quần để tránh con vắc chui vào trong. Thấy một anh bị vắc hút máu, kinh.


Gần trưa thì đến cái bản người dân tộc. Hình như tên Đoong. Từ xa đã nghe karaoke vang ầm cả góc trời, cô gái dân tộc nào đang bolero tiếng chày bon bon. Kinh. Lần đầu tiên nghe sơn nữ Bru-van kiêu hát bolero. Đến nơi, họ chỉ cho xem trường học do oxalis, bảo trợ xây cho dân trong bản. Sau đó thì ghé nhà trưởng bản để ăn trưa. Nhà ở vùng này là nhà sàn. Thấy bà mẹ ông ta chạy theo vì ông ta đã xỉn vào lúc trưa. Họ giải thích; dân ở đây gọi bố là mẹ, còn mẹ là vợ. Vợ mình là mẹ mình là đúng đắn, cứ bắt mình làm cái này, cái kia, không được làm cái cái nọ. Chán Mớ Đời 


Anh nuôi cho ăn 6 món, xem như bửa ăn nào cũng có 6 món. Có lẻ để cho những ai thích ăn chay, không ăn mặn,.. ăn xong mọi người rủ nhau đi tè rồi khăn gói lên đường. Gặp toán đi Hang Én 2 ngày 1 đêm, đang trở lại.


Mình thấy cây môn rừng mọc khắp nơi, nghe nói chỉ để cho trâu bò ăn vì hơi độc. Băng rừng lội suối thêm hai tiếng thì anh hướng dẫn viên chỉ cái lỗ như 1/3 hình tròn trên núi, kêu đó là Hang Én. Nhưng cũng mất hơn 1 tiếng mới bò lại đây. Thấy hòn núi cao, có 1/3 lỗ bị khoét, phía dưới thì đá bị bào mòn bởi dòng sông nên có cái khe cách mả đất độ 1 .5 mét. Mọi người lội suối đi vào thì thấy hang to đùng. Mọi người bỏ ba lô lên cái phà được bơm hơi rồi theo hướng dẫn viên leo lên núi cao ngay cái miệng hang, 1/3 hình tròn. Nhìn xuống thấy một dãy lều cá nhân được xếp hàng dọc bờ hồ, với nước xanh. Đẹp lạ lùng.

Từ vượn lên người 

Sau chụp hình toả nắng xuống thì mọi người đi xuống, lên phà để được kéo qua bên kia hồ. Họ nói bận quần tắm vào rồi nhảy xuống hồ bơi. Mình đâu biết có vụ này nên không đem theo goggle nên chỉ dám quờ quạng gần bờ. Phải công nhận đã thật. Sau một ngày vượt Trường Sơn, được tắm ở đây quả là sướng như tiên. Họ kêu không được tắm tiên vì cá tra sẽ cắn con chim. Chán Mớ Đời chỉ có ở Nhật Bản là được tắm tiên.


Tắm xong thì lên có hai cái lều xông hơi. Họ đun nước xông, bỏ dầu xả vào rồi khi nóng thì họ bơm hơi vào lều. Đã thật.


Mình về lều cá nhân, ngủ một giấc vì còn jet lag. 6 giờ họ gọi dậy ăn cơm rồi đi ngủ lại. 1 giờ sáng bò dậy. Hết ngủ nên tới sáng là đừ người nhưng phải dậy để ăn sáng chuẩn bị lên đường.


Ngày thứ 2:

Mới năm giờ sáng, mình bò ra khỏi lều thì thấy anh chàng làm việc ở Tân gia BA, đang ngồi nhìn không gian, hay thiền chi đó. Từ từ thì ánh sáng mặt trời bắt đầu len kẻ từ từ vào miệng hang. Họ kêu mọi người ra thay phiên chụp hình. Kêu mình ngồi trên cái ghế làm như Le penseur của điêu khắc gia Rodin. Mọi người chụp xong xuôi, tính đi lên trên cao thì bổng nhiên có những tia nắng rọi vào miệng hang lại. Thế là bà con chạy lại tạo dáng tiếp. Phải công nhận có những ánh nắng bình mình rọi vào rất là đẹp. Mình chỉ muốn ở lại đây thêm vài ngày.

Hang Én nhìn phía trong thấy dãy lều cá nhân, cái lều để ăn cơm và chỗ đầu bếp.

Xong xuôi thì mọi người theo anh trưởng toán đi lên khe núi để nhìn xuống và chụp hình. Đẹp lạ lùng. Họ có tour Hang Én 2 ngày 1 đêm, ở lại đây một đêm, 1 ngày bò đến, ngủ lại 1 đêm rồi hôm sau bò về lại. Có lẻ mình sẽ đi chương trình này với đồng chí gái.


Sau đó thì đi xuống lấy ba lô bắt đầu lên đường, theo con suối đi vào sâu. Nghe nói đây là địa điểm họ quay phim Peter Pan-Pan and Neverland. Lại lội suối băng rừng qua lại rồi đến miệng hang, nơi ông Hồ Khanh trú mưa, khám phá ra cái động. Mọi người bắt đầu đi xuống thì cảm nhận luồng gió thổi ra nên bận thêm cái áo chắn gió cho chắc ăn. Vào hang Sơn Đoòng thì anh nuôi cho ăn trưa. Mỗi người mỗi suất cơm. Mọi người thay phiên nhau đi vệ sinh. Họ làm nhà vệ sinh hữu cơ như dân làng khi xưa. Bồn cầu rồi mỗi lần đi cầu thì lấy cái gáo múc trấu đổ vào bồn cầu. Phân sẽ làm nóng trấu và ủ lâu ngày sẽ thành phân hữu cơ. Trong thành phố có nhiều tên làm bồn cầu kiểu này trên sân thượng. Mình có tên quen ở New York, làm cái này trên sân thượng vào mùa hè.

Bồn cầu hữu cơ mà thành thị ngày nay ở tây phương hay làm lấy phân hữu cơ trồng rau sạch. Kinh. Lấy trấu rắc lên phân để phân tự huỷ

Ăn xong lại leo lên leo xuống núi đá rồi đến trại qua đêm. Họ kêu bỏ ba lô. Xuống rồi leo lên núi lại thì khám phá một khe núi có chiều ngang độ 1.5 mét. Thế là bà con nhảy xuống với áo quần, giày dép bơi qua bên sông. Nước lạnh nhưng đã kể gì. Bơi về rồi lên xông hơi lại. Tối ăn cơm cũng 6 món rồi đi ngủ.

Tắm cả quần áo và giầy. Lâu lâu cảm nhận một làn nước ấm trong giá lạnh. Chán Mớ Đời 

Ngày thứ 3:

Ngày này sẽ đi đến Hố Sụp 1 và Hố Sụp 2. Nước bào mòn phía dưới nên làm sụp một khoảng đất, để lại cái vòm trời cao. Họ nói băng qua vườn địa đàng chi đó, cây cối xanh rì, khá lạ như trong phim Avatar. Toán được chia ra hai nhóm để khỏi mất thì giờ. Toán này chụp hình ở đây thì toán kia chụp hình chỗ khác rồi thay phiên.

Cứ lội qua suối rồi qua suối để đi nên ướt giày lại trơn vì đi trên sỏi. Tốt nhất là đi dép rồi của người Việt hay nhất

Sau đó lại leo lên dốc đá với dây thừng buộc vào vách đá hay đu dây tử thần đi lên hay đi xuống. Mình bị té vì trơn thêm đôi giày bộ đội. Nghe bà Deborah đứng gần đó chỉ bảo bước qua trái qua phải rồi làm cái bịch va vào đá nhưng nhẹ không sao. 

Rồi đến hố sụp thứ 2, cũng lạ cảnh lạ nơi. Chụp hình tạo dáng. Trong sương mờ toả ra thì thấy dưới hang có dãy lều để ngủ lại qua đêm. Cả toán từ từ đi xuống. Hôm nay không có suối gần trại nên không tắm. Đi Machu Picchu 7 ngày, Kilimanjaro 10 ngày không tắm nên không sao. Ăn tối rồi đi ngủ vẫn còn bị jet lag.

Tạo dáng Thái Cực Quyền trên chiếc bánh cưới

Ngày thứ 4:

Hôm nay là ngày cuối cho chuyến du hành. Tối qua trời mưa, nước dâng cao nên có thể chèo thuyền, còn không có mưa thì lội bùn suốt 600 mét. Không hiểu sao họ không cho đứng lại chụp hình. Họ rửa giày mọi người trước khi lên phà để chèo đến bức tường Việt Nam mà họ mới khám phá cách đây 2 năm, nên có thể leo lên bức tường đá 90 mét rồi ra khỏi hang động Sơn Đoòng.


Mấy anh bao hộ chèo nhưng chắc oải quá nên họ không còn tinh thần chống Mỹ cứu nước nữa nên hò rất xìu. Quảng Bình quê Tôi ơi, khoai khoai khoai khoai, toàn khoai. Xứ này cứ ăn khoai rồi sậu. Bắp Ngô nhưng địa phương này gọi là sậu. Nay người ta khám phá ra ăn khoai lang là tốt. Chán Mớ Đời 

Đây là bức tường Việt Nam cao 90 mét. Phải chèo thuyền 600 mét hay lội xình tuỳ mùa rồi đu dây tử thần leo lên vách núi này để ra khỏi hang động Sơn Đoòng. Đá trơn vì nước nhiều xuống 

Đến cầu thang thì mới hiểu lý do phải rửa giày vì phải leo cầu thang cao 18 mét và đá trơn. Nếu còn bùn là khổ. Mình già nhất, đi chậm nhất nên họ xung phong mình leo trước. Bắt đầu cái thang dài 18 mét, sau đó móc dây thừng, đu dây tử thần lên nốt 62 mét dốc đá nghe nói 45 độ. Rồi cũng lên. Đỡ hơn lần đầu. Mình quên mất phải ưởn người ra phía sau nên cứ lêu bêu bị trợt té cái bạch va vào đá. Cuối cùng mọi người đều leo lên rồi bắt đầu ra cửa hang.


Lúc này mới châm vì đá vôi bị a-xít hoá nên cạnh rất sắt. Họ gọi là đá tai mèo. May là có găng tay để bám vào. Có lúc phải ngồi xuống bò cho chắc ăn. Họ cho mình nghỉ mấy lần để mấy anh bảo hộ hút thuốc lá. Rồi lội suối mới lên rừng, nơi vắc nhảy tưng tưng. Kinh


Cuối cùng cũng bò lên đường nhựa. Mình là kẻ lên sau cùng nên mọi người vổ tay hoan hô vì hết phải đợi trong cái nóng kinh hoàng. Mọi người chụp hình kỷ niệm với mấy anh hậu cần rồi lên xe về nhà trọ, kiểu sinh thái.


Có chị ở Sàigòn đề nghị cho tiền boa mấy người hậu cần 10% chuyến đi là $300/ người. Hai vợ chồng Gia-nã-đại lúc đầu nhất trí sau họ tính lại thì không chịu vì hai vợ chồng bỏ $600. Chỉ có dân Mỹ mới boa chớ tây đầm không quen vụ này. Bà Deborah cho biết thường tiền boa thì bà ta chia đều hết. Thấy cũng đúng vì du hành thành công là do sức của mọi người. Ai muốn cho thêm thì cho. Cuối cùng thì mọi người đồng ý 80% cho toàn hậu cần, 20% thì họ thêm mấy người bảo hộ và trưởng toán. Mình nhất trí nhưng lúc ăn cơm tối chung, mình lén đưa cho anh trưởng toán $100 riêng. Anh này có vấn đề đầu gối. Nói đi nhiều quá nay cái đầu gối phải bị lộn xộn. Chắc đi thêm 2 năm rồi xin nghỉ.

Cơm mỗi bữa tối thiểu 6 món
Nhóm chụp trước khi rời Phong Nha

Ăn xong thì mưa nên mình về phòng ngủ. Sáng mai dậy ăn sáng xong thì mưa nên bò vào phòng nằm tiếp đến giờ trưa ra ăn rồi đến giờ lên xe ra phi trường đi Hà Nội, về thăm quê, ở lại một đêm rồi bay vô Đà Lạt. 


Chuyến đi đưa mình ý tưởng trở lại Việt Nam, để viếng con đường mòn Hochiminh và dãy Trường Sơn nhưng không biết đồng chí gái có chịu hay không. Vùng này là nơi có chiều ngang nhỏ nhất Việt Nam, đâu có 50 cây số từ biên giới Lào đến biển. Học địa lý khi xưa nên không nhớ kỷ lắm. Có nhiều kỷ niệm cho chuyến đi. Ăn uống cực ngon so với chuyến đi Kilimanjaro. Đi chuyến đó họ cho ăn cực kỳ dỡ nhưng phải nuốt. 


Trong toán mình đi có 50% người bỏ cuộc không lên nổi trên đỉnh. Mình đoán là họ ăn không được nên mất sức. Có người chỉ ăn có quả trứng thì sức đâu mà leo lên 8 tiếng đồng hồ lên đỉnh. Không ngon nhưng cố nhắm mắt nuốt để có sức. Đây thì ăn ngon cực kỳ đến 6 món.


Mình nhớ nhất là khi mình hỏi một cô ở bến thuyền Phong Nha, xin ghép thuyền. Cô ta trả lời giọng Quảng Bình : “Dạ đụ rồi chụ ơi”, mình hỏi đụ khi mô, cô ta kêu đụ khi hôm. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn  

Tiếng gà gáy động Phong Nha


Xe công ty đón mình từ phi trường Đồng Hới đưa về nhà nghỉ ở thị trấn Phong Nha. Trời tối, họ cho biết đang chạy trên đường Trường Sơn, nổi tiếng một thời bom đạn. Chạy vào thị trấn thấy cờ đầy, hỏi lễ hay sao mà cờ đầy thì được biết là Mừng Đảng mừng Xuân. Mình bắt đầu cảnh giác, không phát biểu linh tinh. Chán Mớ Đời 

Cửa hang vào động Phong Nha. Mùa lũ thì nước ngập đầy luôn

Được biết là khi xưa vùng này chỉ trồng lúa nhưng từ khi khai thác du lịch động Phong Nha thì dân tình khá lên. Chạy dọc sông Son, thấy thuyền của dân đậu dọc bờ sông thì thấy lạ. Sáng hôm sau mới hiểu. Họ giải thích là nhà ai cũng ráng tậu chiếc ghe để mùa lụt hàng năm đến thì có thể di chuyển nhưng khi mùa du lịch đến thì làm thêm nghề chèo đò cho du khách kiếm thêm 550k một chuyến nhưng phải hai người chèo. 

Viếng động Phong Nha với đôi dép rọ, tập cho chuyến leo Sown Đoong

Thấy mấy cô chèo đò này thì chắc không giết giặc Tây như trên nước sông Lô khi xưa. Thấy cực. Mới thấy sức chịu đựng của người mình nhất là miền trung. 


Bị jet lag nên lơ tơ mơ trên giường thì nghe gà gáy ở xung quanh nhà nghỉ. Hết ngủ. Có lẻ lâu lắm mình mới nghe lại tiếng gà gáy. Lần chót tại Los Mochis bên Mễ. Còn Việt Nam thì trước 74, sau này về thì trong xóm không có tiếng chim hót, ngay cả chó mèo như xưa. Nuôi chó là bị bắt trộm làm thịt. 

Thám hiểm động Phong Nha phía trong, đắt hơn đi với thuyền, chỉ có 1.5 km
Dép rọ dẫm nát kayak

Sáng ra ăn phở có món tỏi dấm với măng được thái nhỏ bỏ trong hủ. Ăn ngon nên gọi thêm một suất phở. Không ngon bằng tiệm ăn với Lê Quang Hà ở Sàigòn nhưng có món tỏi dấm đặc biệt. Về Cali mình sẽ làm món này để ăn cho có probiotic. 


Ăn xong mượn xe đạp chạy ra chỗ họ đi đò lên PhongNha. Đến bảo vệ gửi xe. 5k, bảo vệ lấy máy cầm tay như ở Tây Âu in biên nhận. Hiện đại. Vé thăm viếng thì 120k, thuyền thì 550k nên hỏi ghép thuyền thì trả 10%.  Họ kêu hỏi đám khách mới mua vé xem họ chịu cho ghép thuyền. Mình chạy ra hỏi thì một cô kêu dạ đụ rồi chụ ơi. Mình hỏi đụ khi mô. Cô ta kêu chụ người miền mô. Mình kêu Huế. Chán Mớ Đời 


Chạy vào nói hai cô bán vé. Họ kêu đụ rồi, tui hỏi đụ khi mô họ cười kêu khi hôm. Đành phải đợi du khách khác đến cho ghép thuyền đụ.  Buồn đời nhìn thấy đi 120k thì có 1.5 cây số còn đi 4.5 cây số thì thấy đi bằng kayak thế là hỏi cho đi 4.5 km. Họ gọi cho cơ quan. Nói chú ni còn phong độ, đưa máy cho mình nói chuyện. Bên kia đầu dây hỏi mình đi đứng ra sao rồi chạy lại đón mình đi mua cái sim. Mình đem cái iPhone cũ về cho cô em.  Rồi chở về cơ quan, khách sạn, điểm hẹn. Anh ta đưa xe gắn máy cho mình mượn, kêu chạy về nhà nghỉ thay đồ tắm rồi đưa cho đôi dép rọ để leo động Phong Nha. 


Lần đầu tiên từ khi rời Việt Nam đến nay mình mới chạy xe Honda lại. Xe bây giờ có đến 4 số. Kinh. 

Chèo kayak vào hang động Phong Nha còn ai không muốn đi xa thì ghép thuyền đi 1.5 km

Chạy lại cơ quan nhà nghỉ thì thấy một đám Tây và ấn độ vừa đến, lên xe chạy ra bờ sông. Leo lên kayak chèo. Có thằng Tây Gia-nã-đại ngồi sau kêu để nó chèo còn mình đội mũ bảo hộ, rọi đèn cho nó chèo. Khỏe re. Thấy đời hạnh phúc được Tây chèo thuyền không cần hát trên nước sông Lô thuyền tôi dạo bến. 


Vào hang động, phần đầu 1.5 cây số, họ gắn đèn cho du khách thấy đường chụp hình. Ai trả 150k thì đến đây rồi xuống đi bộ ngược lại bến đò. Xong om 

Còn ai trả đi 4,5 km thì chèo kayak vào trong động tối hù nên phải có đèn pin nơi mũ bảo hộ chiếu phía trước. Xem như tập thử đi động Sơn Đoong. 

Cuối động thì xuống kayak, họ dẫn đi vòng vòng leo núi đến cuối động, thấy con sông cuối đường thế là cởi áo ra tắm bơi. Nước mát nhưng ở lâu thì lạnh nên mình lấy khăn ra lau. Lúc này mới hiểu lý do họ đưa đôi dép rọ, dẫm nát đời Sơn đen. Sau đó chèo kayak về đến một bãi, họ cho ăn trưa. Bánh mì thịt và xôi đậu xanh. 


Sau đó thì chèo về chỗ bãi đến của du khách trả 150k. Lên bờ đi vòng vòng ra bến đò. Họ đã di chuyển kayak ra đó. Đi tè một phát cho nhẹ nhàng rồi chèo qua bên kia bờ, lên xe về lại nơi gửi xe. Mình bo anh hướng dẫn viên 500k khiến anh ta mừng bắt tay mình thiếu điều muốn ôm hôn thắm thiết như bác hồ gặp mao chủ tịch. Anh ta gợi ý khách Tây ba lô về tiền boa nhưng chả thằng nào nhúc nhích gặp một cặp ấn độ nên mình đành làm gương nhưng chả thấy thằng Tây nào cho tiền boa cả khi xuống xe. 


Về đến nơi thì ngủ một tí rồi 6 giờ dậy họp với toán đi chung lên Sơn đoong. Lấy mũ bảo hộ rồi ăn cơm.  Ngon. Nhiều món nhưng thích nhất là món canh bầu gọt sườn heo. 


Ăn xong về nhà nghỉ ngủ tiếp. Bị jet lag nên 3 giờ sáng bò dậy. Đành viết lại. 4 ngày nữa mới có Internet. 

Con sông Son, đưa vào động Phong Nha

Toán đi có 1 cặp Gia-nã-đại, hai tên mít từ Cali về một anh từ Đức quốc còn lại 5 người từ Sàigòn. Có 3 cô 2 cậu trẻ. Ra đây bổng nhiên giọng mình trọ trẹ giọng quảng bình. Chán Mớ Đời 


Sáng ra trả phòng mình để tiền boa lại cho chị làm phòng. Ông thần lấy chìa khóa chạy vào xem mình có uống ăn mì gói gì không vớt luôn tiền boa. Đến khi mình thấy chị làm phòng kêu là ông kia lấy tiền boa đành đưa thêm cho chị. Lên xe đi Sơn Đoong.  

Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Bên lề Sơn Đoòng 2023


Năm ngoái, có anh bạn gọi điện thoại, hỏi mình muốn đi Sơn Đoòng không vì có một chỗ, mình trả lời đi. Sau đó thấy WhatsApp nhắn tin, đưa đơn để điền, họ nhắn tin chấp thuận đơn của mình rồi gửi hoá đơn trả tiền. Xem số tiền mình giật mình vì đắt hơn đi Kilimanjaro và Machu Pichu mà chỉ có 4 ngày 3 đêm. 


Đóng tiền xong, mới báo cáo cho đồng chí gái. Thế là bị chửi, sao không ghi tên cho cô nàng. Mình phải chắp tay đừng quên, đừng giận người ơi. Nghe nói mỗi năm họ chỉ cho 1,000 người viếng Sơn Đoòng dù có đến nữa triệu người muốn viếng hang động này. Làm vậy để bảo vệ môi trường và hang động. Cứ tưởng tượng nữa triệu người dẫm nát khu vực này là ngọng. Hy vọng họ tiếp tục như vậy nếu không vài năm sau là Quảng Bình quê tôi, khoai khoai toàn khoai đều tan hoang. Mỹ thả bom không tàn phá được vùng này, nhưng người Việt có thể làm tan hoang như các thắng cảnh du lịch khác.


 Mình đang định leo ECB, căn cứ thứ 1 của núi Everest vào tháng 10 năm nay. Hy vọng sẽ tập với đồng chí gái leo núi Baldy đều. Nếu mụ leo được lên Baldy, không bị nhức đầu vì cao độ thì chắc lên ECB được. Thêm 8,000 cao bộ nhưng đi lên nhiều ngày hơn nên dễ hòa hợp ở độ cao.


Hai vợ chồng bàn, trong thời gian mình đi khám phá cái động lớn nhất thế giới thì cô nàng có thể họp mặt bạn bè Sàigòn và Hội An. Sau đó, hai vợ chồng bay qua Thái Lan chơi với bà cụ rồi về. Đồng chí gái nhất trí. Đùng một cái, 8 tiếng trước khi lên máy bay, cô nàng kêu nhức mỏi, ớn lạnh sau khi leo đồi chụp hình. Xoa bóp, cạo gió không thấy bớt nên sáng hôm sau cô nàng kêu ở nhà. Thế là mình đành đi một mình như mọi lần leo núi ngoài Hoa Kỳ. Hơi buồn vì không có người đối choại trong chuyến đi. Nhớ sao là nhớ. 


Chuyến này bay xa mà phải quá cảnh đợi đến 8 tiếng mà họ không có phòng ngủ tạm cho khách như ở các phi trường khác. Có chỗ ngủ khách sạn riêng nhưng hết chỗ. Đành ngồi ngủ ở phòng đợi được vài tiếng rồi, kéo Vali đi bộ vòng phi trường để cho chân cẳng hoạt động trước khi lên máy bay. 


Máy bay đáp xuống Sàigòn, có anh bạn ra đón, chở đi viếng nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hoà tại Biên Hoà vào lúc 6 giờ sáng. Vào đây thấy Nghĩa Dũng Đài thêm hàng hàng lớp lớp các mộ của lính chết khi xưa, khiến mình rợn tóc gáy, muốn khóc. Nhìn các tên tuổi toàn là binh nhì, binh nhất chết ở tuổi 19, 20. Họ tính tuổi ta, nghĩa là vừa đúng 18 tuổi trên giấy khai sinh, phải vào quân trường học tập 6 tháng rồi ra trận chết như mấy người bạn của mình khi xưa; Nguyễn Đình Sỹ, ra trận lần thứ 2 chết. Hàng xóm có Nhân, con bà Hoành, chết tại Cai Lậy rồi anh Thống, thủ khoa Võ Bị,….


Họ chết để mình được sống vì nếu không, có lẻ Việt Cộng đã chiếm miền nam trước khi mình đủ tuổi đi Tây. Tương tự phía Bắc cũng có nhiều bộ đội chết mất xác luôn trên đường vào Nam như ông chú ruột mình. Có người chú họ bị thương ở Đồng Xoài, sống sót trở về quê, kêu sợ lắm cháu, may mà sống sót chạy kịp, tháo lui. Cái buồn là ông cụ mình cũng có tham dự trận Đồng Xoài. Hai anh em bắn nhau chí choé cho Mỹ, cho Liên Xô, cho Trung Cộng xem. Lần sau, về quê, mình ráng ở lại nhiều ngày, đi thăm mấy ông chú bộ đội khi xưa để hỏi thêm tin tức dòng họ.


Về lại cali mấy tuần nay nhưng mình vẫn bị ám ảnh bởi những nấm mộ mà có lẻ gia đình không nhớ. Có thấy mấy nấm mộ được gia đình trùng tu lại đàng hoàng. Có người cho rằng không nên, cứ để mộ mọi người như nhau. Có mộ ai được nới rộng ra làm hàng rào rất hoành tráng.


Ám ảnh vì nghĩ họ chết không hiểu lý do. 18 tuổi ở miền nam do chính phủ Việt Nam Cộng Hoà kiểm soát thì đi lính miền nam, ở vùng Việt Cộng kiểm soát thì theo Việt Cộng, nói là theo cách mạng. Nói về chính nghĩa thì sau cuộc chiến, bị Việt Cộng hành xác, cải tạo, kinh tế mới,… người ta mới thấy thời Việt Nam Cộng Hoà sướng chớ hồi mình còn ở Việt Nam, thấy thiên hạ trốn lính, khai gian tuổi để hoản dịch. Đa số dân có tiền thì con họ không ra trận, còn ai không có tiền là đúng tuổi là lên đường. 


Ngoài Bắc như mấy ông chú mình, tham gia bộ đội vào nam rồi chết mất xác trên đường mòn hochiminh. Đến bây giờ mình cũng không hiểu tại sao thế hệ đi trước, đánh nhau chí choé cho ngoại bang. Gây hận thù trong gia đình đến ngày nay. Bao nhiêu người hiểu thế nào là chủ nghĩa cộng sản, thế nào là chủ nghĩa tư bản.


Sau viếng nghĩa trang, mình bay ra Đồng Hới. Máy bay trễ 2 tiếng. Nghe nói là họ dồn 2 chuyến thành một vì ít khách. Công ty oxalis cho người ra đón tại phi cảng đưa về khách sạn cách 45 phút lái xe. Xe chạy trên đường mòn Hochiminh, 2 bên đường toàn là cờ đỏ mừng đảng mừng Xuân về Làng Phong NhaKinh


Về Việt Nam thì thấy cờ đỏ sao vàng khắp nơi nên mình ít chụp hình. Có chụp thì cũng ráng chụp góc độ nào ít thấy cờ đỏ. Người cộng sản chống Mỹ khi xưa, khi sang Hoa Kỳ chắc họ cũng không thích chụp hình cờ Mỹ khắp nơi vào ngày hội hay thấy cờ vàng 3 sọc đỏ tại khu Bolsa.


Bị jet lag nên ngủ tới 1 giờ sáng lại thức giấc rồi 4 giờ sáng ngủ lại tới sáng. 

Ăn sáng xong thì mượn xe đạp đi viếng động Phong Nha. Tới nơi thay vì đi 1.5 tiếng rưỡi như dự định thì đi luôn 5 tiếng vì gặp nhau với toán đi chung vào lúc 6 giờ chiều, khác với chương trình lúc đầu là 3 giờ chiều. Anh chàng hướng dẫn viên đưa xe máy cho mình mượn chạy về khách sạn để thay đồ và mang dép rọ. Lần đầu tiên lái xe gắn máy sau 50 năm, khá rung. Anh ta đưa cho đôi dép rọ dẫm nát đời Sơn đen, đội nón tai bèo che khuất nẻo đường về. 


Vừa rồ xe chạy ra đường là đám chó, hai bên đường, chạy theo sủa như khi xưa ở Đà Lạt. Hóa ra mùi thịt chó mình ăn khi xưa được hai lần ở Đà Lạt vẫn chưa bị bơ thừa sữa cặn của đế quốc làm bay mùi khiến chó Việt rượt theo xe. Phải dơ chân lên cao nếu bị táp là hết đi leo hang động.


Mình hỏi cô bán vé cho ghép thuyền, đi viếng động Phong Nha, cô ta nói mình chạy ra hỏi mấy người mới mua vé. Ở nhà nghỉ họ dặn mình giá cả và ghép thuyền. Mình lật đật chạy theo hỏi thì một cô kêu đụ rồi chụ ơi. Mình hỏi đụ khi mô, cô ta kêu khi hôm. Chán Mớ Đời  


Đi xe đến bến đậu kayak sau đó thì chèo ná thở với đám Tây ba lô. Có hai tên từ Birmingham, Anh quốc, một tên từ Gia-nã-đại, một cặp ấn độ. Phía ngoài hang thì được trang bị đèn để thiên hạ chụp hình, dây nhợ đủ nơi. Chèo thêm vào phía trong sâu độ 1 cây số, tối om. Phải đeo mũ bảo hộ, gắn đèn pin để thấy đường mà chèo. Cuối hang động, thì mọi người xuống, bắt đầu leo lên hang đá vôi. Đi vòng vòng đến một cái hồ nước đọng, cởi áo ra tắm, mát kinh hồn. Rất phê. Thường các nơi này có rất nhiều khoáng chất, ngâm mình rất tốt.


Sau đó, chèo về về cái động nhỏ, ăn trưa. Ổ bánh mì và đĩa xôi đậu xanh với muối mè. Chán. Rồi chèo tiếp ra cửa hang, đi viếng mấy chỗ có đèn để xem rồi đi tè một phát. Rồi lên xe về. Anh hướng dẫn viên cự ông thần đem đồ ăn đến. Mình đoán là công ty trả tiền cho một tiệm ăn, đem đồ ăn trưa cho mọi người. Ông thần này nói là lần đầu tiên đi nên chưa quen.


Mình thấy vùng này có rất nhiều nhà thờ, cho thấy người theo công giáo khá đông. Nghe nói có đến 90% dân làng theo đạo. Dân tình nói giọng Quảng Bình thì nghe được, đến khi họ nói phương ngữ của họ là mình ngọng. Hình như trong thời gian cải cách ruộng đất, vùng này chống đối dữ dội, bị đàn áp nhiều. Thời đó được gọi là nhất CHúa nhì Cha thứ ba hồ chủ tịch, khác với trong nam, cũng một gia đình gốc Quảng Bình cai trị, nhất chúa nhì cha thứ ba Ngô tổng thống.


Tên Gia-nã-đại kêu là đáng lẻ sau buổi du ngoạn, phải cho mọi người thêm giờ, ngồi uống bia nơi bến đò để tận hưởng những giây phút êm đềm bên dòng sông Son nhưng có lẻ hết giờ nên họ gấp chở mọi người về khách sạn. Thêm chuyến đi do mấy cán bộ tổ chức, không có đầu óc kinh doanh. Cho du khách ngồi uống bia là vớt của họ thêm 10 đô, bán thêm ba đồ lưu niệm,…


Nhắn tin cho vợ. Vẫn đau chưa lành. Chiều về họp mặt với toán khách đi chung. Mình đưa cho họ xem đôi giày leo núi thì bị lắc đầu. Bà Deborah kêu không nên đi giày này vì lội nước sẽ nặng. Mình lấy đôi giày bộ đội của họ đưa. Nghĩ lại thất sách khi đi giày bộ đội vì trơn. Đi dép rọ như khi mình viếng động Phong Nha có lẻ khá hơn không sợ bị té.

Sơn đen sơn ngồi chỗ nào cũng đen

Chuyến đi này khá châm vì giày mang không đúng cho việc leo đá băng rừng. Tốt nhất là mang dép rọ. Lần sau có về đi mấy chỗ này nữa thì mình sẽ đi dép rọ như khi thăm viếng động Phong Nha. Oxalis có bán loại dép rọ bịt kín mũi chân, không sợ bị đá đâm vào mũi chân. Lần sau sẽ mua loại này còn không phải mua loại giày chuyên trị đường trơn và đá. Dép rọ thấy hay hơn. Rẻ và tiện.


Toán du khách đi chung gồm 10 người. 2 người từ Gia-nã-đại, 2 người từ Cali, 1 người từ Đức quốc, 1 người từ Tân Gia Ba, còn lại dân Sàigòn. Có bà Deborah, 1 trong 3 người khám phá ra hang động lớn nhất thế giới, đi theo để huấn luyện các nhân viên của công ty. 


Bà Deborah cho biết tour chỉ thực hiện từ tháng 1 đến cuối tháng 8. Một năm chỉ có 100 tour và mỗi tour có 10 người tối đa. Khiến mình cười vì ở Bolsa, mình nghe mấy ông quen, hay ăn đặc sản Quảng Trị, kêu tui có đệ tử ở Việt Nam, cho đi không đủ trò. Oxalis là công ty do người Việt thành lập nhưng lại nhờ vợ chồng bà Deborah quản lý, huấn luyện nhân viên và làm mọi cách để bảo vệ môi trường. Mình thấy bà ta lượm rác mà du khách hay nhân viên bỏ lại để bỏ vào thùng rác khi đến chỗ cắm trại. Ông chủ là người gốc Quảng Bình nên muốn giữ gìn quê hương của ông ta. Để dân Hà Nội vào vơ vét về thì hỏng như các địa danh sapa, hạ long,…hay Đà Lạt.


Lý do chỉ cho 1,000 khách một năm để bảo vệ môi trường. Có đến nữa triệu du khách muốn viếng thăm động hàng năm. Cứ tưởng tượng 500,000 du khách thêm 1.5 triệu hậu cần, vị chi là 2 triệu người viếng cái động này trong vòng một năm là coi như cứt phân, rác chất đầy hang luôn. Khỏi cần đóng cửa hang. Sông Son sẽ bị ô nhiễm. Lạy trời đừng có phát triển man rợ du lịch vùng này như vịnh Hạ Long hay Chùa Hương.

Mang dép rọ rất tiện, lội suối khoẻ. Mang giày da leo núi thì khi lội suối, nước thấm vào làm nặng chân

Chỗ đi cũng được bố trí rõ ràng, chắn dây đỏ để mọi người không đi ra ngoài phạm vi. Mấy người hút thuốc cũng phải bỏ tàn thuốc đúng chỗ. Cho vào túi mang về. Đi cầu vệ sinh theo kiểu hữu cơ. Khá hay. Nói chung mình thấy sạch sẽ, lâu lâu thấy bà Deborah lượm mấy cục pin, tàn thuốc lá,.. cua rai cố ý để lại.


Nghe cặp vợ chồng từ vùng Ontario Gia-nã-đại kể. Họ ra viếng vịnh Hạ Long, rác nổi lềnh bềnh không được xử lý. Mình may mắn đã viếng chỗ này 20 năm về trước nên còn thấy cái đẹp ban sơ của vùng này. Nay du lịch đã phá nát. Giá mỗi người để viếng Sơn Đoòng khá cao để giới hạn lượt khách đi nhằm bảo vệ môi trường. Khi hợp đồng hết hạn họ cho ai khác khai thác, xây cầu kính, cáp treo trong hang động là hỏng.


Vấn đề rác là do văn hoá. Thợ mình gốc Mễ, họ ăn xong là quăn đồ hộp, chai nhựa tùm lum. Mình phải đi lượm, bỏ thùng rác. Văn hoá của họ ăn xong là bỏ đó, có phụ nữ ở nhà dọn nên ra công trường, họ cũng vậy. Nói thì cũng khó vì sợ họ giận nên tự đi dọn cho họ. Đá ố la thượng của mấy người mình khoán nên khó nói. Mình hỏi chuyện bà Deborah thì được kể là rất khó lúc đầu, nhưng bà ta phải đi theo toán là để huấn luyện vấn đề bảo vệ môi trường còn những việc khác thì người Việt, làm rất tốt. Chỉ có xả rác bừa bãi.


Lý Quang Diệu mất cả 20 năm phạt nằm dân Tân GIa BA xả rác bừa bãi mới có một nước sạch sẽ. Anh bạn người Tàu kể về quê anh ta, đi xe lửa cao tốc của Trung Cộng hoành tráng lắm. 1 tiếng sau, anh ta hành lang hút thuốc là không dám bước vì người Tàu khất nhổ khắp nơi.

Báo Hà Nội chụp nhiều hình rác ở Hạ Long kinh lắm. Tải lên đây một tấm ít rác cho đỡ lo ngại.

Được biết mỗi người đi trả $3,000, chính phủ lấy $750. Họ trả tiền khách sạn đêm đầu tiên và đêm cuối, xem như $100. Người hướng dẫn chính lãnh 3 triệu đồng cho mỗi chuyến đi. Anh nuôi thì 2.7 triệu còn các nhân viên hổ trợ cho chuyên đi chắc độ 2 triệu. Không đi theo đoàn thì họ làm ruộng hay đi làm hồ. Mùa lũ thì ngáp ruồi, leo lên nóc nhà, hò giả gạo với vợ. Mình hỏi một anh hổ trợ, kêu có hai con trai nhưng dám đẻ nữa. Lý do là sợ thêm thằng con trai thành tam trai sẽ phá. Dân mình còn tin những vụ này nên khó đổi đời. Nói chung người dân Quảng Bình khá dễ thương, hiền lành.


Nhờ du lịch người dân vùng này có kinh tế khá hơn xưa. Có tàu thì chèo cho du khách đi viếng động Phong Nha, được thêm 500,000 đồng nhưng cần 2 người năng nổ chèo vì thuyền to hơn ở Ninh Bình hay đi chùa Hương. Hình như họ có máy tàu nhưng chỉ chạy máy đến cửa động Phong Nha còn lại khi đi vào trong thì phải chèo, để khỏi ồn.


Có lẻ điểm nhấn mà mình thích nhất là Hang Én. Buổi sáng bình minh khi ánh mặt trời rọi qua khe của hang đưa những tia nắng bình minh vào động tối. Đẹp không thể tả. Mình chỉ muốn ở lại đó cả tuần rồi đi về. Có lẻ mình sẽ trở lại với đồng chí gái. Đi hai ngày, ở lại đêm tại đây. Nghe nói tháng 5, chim én mới bay về đây làm tổ. Chắc lúc đó chúng la hét vang trời trong hang. 


Điểm nhấn thứ nhì là ngày cuối, đi phà đến bức tường Việt Nam, cao 90 mét. Tối hôm trước, trời mưa nên trong hang nước dâng lên nên họ đem cái phà đến để bơm hơi. Trước khi lên xuồng bơm hơi thì mọi người phải rửa giày cho sạch bùn vì khi đến bức tường khá trơn. Nếu hôm trước trời không mưa thì chắc cả đám lội bùn 600 mét mệt thở.

Đá trơn, phải cẩn thận nếu không là chụp ếch, phản chiếu trên mặt nước

Xem như ngày đầu ngày cuối là ấn tượng nhất còn mấy ngày kia thì leo dốc xuống dốc trong hang đá khá nguy hiểm với đá tai mèo, một loại đá vôi nhưng bị mưa gió tạo thành những hình thể như lỗ tai mèo, rất là sắt. Té vào là đứt tay rách mặt nên phải cẩn thận nên đi chậm phía sau để khỏi bị áp lực phải đi nhanh, dễ xảy ra tai nạn. Vấn đề không phải đi mà trở về nguyên vẹn thay vị bại tướng què chân. Mình leo Yosemite lần đầu bị gãy chân, phải mất 6 tiếng để xuống núi và 6 tháng sau mới lành. 


Về đây thấy dân tình sống cực với thiên nhiên, cho thấy sức chịu đựng của họ rất cao. Một năm làm ăn được 9 tháng sau thì nước lũ lên thì dọn lên cao ở, đợi nước rút. Nay nhờ du lịch nên có nhiều người tứ phương đến kiếm ăn, lập gia đình. Nhiều người gốc ở đây vào nam, làm ăn kiếm một số vốn, trở về quê sống nhờ ngành du lịch. 

Đi thuyền đến rồi leo bức tường Việt Nam cao 90 mét

Ai muốn đến chốn này thì nên tránh đi sau tháng 3. Lý do tháng 4 có gió Lào thổi sang rất nóng oi bức. Tốt nhất là tháng 1, ít bị mưa. Được cái là đi trong hang động nên cũng mát.


Có người hỏi mình là đi viếng Sơn Đoòng, có đáng đồng tiền bát gạo hay không. Câu hỏi này khó trả lời, tuỳ cá nhân. Lý do là đắt thêm phải ghi danh khá lâu mà có những việc có thể xẩy ra trước ngày đi. Anh bạn rủ mình đi, giờ chót lại kêu có vé đi xem trận chung kết banh bầu dục, chúc mình thượng lộ bình an. 


Mình thấy mấy người trẻ thành đạt ở Việt Nam đi nhiều. Họ kể đã đi những hang khác do công ty oxalis tổ chức và rất thích. Cho nên chỉ có trải nghiệm thì mới biết là đáng hay không đáng với đồng tiền mình bỏ ra. Mình hỏi thiên hạ về kinh nghiệm của họ nhưng phải trải nghiệm mới hiểu được.


Mình thích chuyến đi 7 ngày đến Machu Picchu, ngược lại thì không thích 10 ngày leo núi Kilimanjaro. Lý do đi Peru ăn cực ngon, còn đi Phi Châu thì ăn dỡ nhưng phải cố nuốt để có sức. Ai ăn ít là không leo lên đỉnh, phải bỏ cuộc.


Hai ngày gây ấn tượng nhất là ngày đầu tiên và ngày cuối. Cuộc hành trình để lại nhiều dấu ấn khá êm đềm. Đi lại thì mình chỉ ghé hang én với đồng chí gái và đi mấy tour khác. Nghe nói rất đẹp và khó hơn. Để xem năm tới đồng chí gái muốn đi thì mình ghi tên. Có lẻ mình chỉ đi viếng Trường Sơn, thăm những địa danh mà người Việt hai bên đã nằm xuống cho cuộc chiến uỷ nhiệm. Nói vậy thôi chớ đồng chí gái không thích về Việt Nam, muốn để dành tiền đi chỗ khác chơi vì nói chung ở Việt Nam đã đi viếng những ngơi nổ tiếng rồi.


Ngoài ra, mình phải công nhận công ty Oxalis, đã khôn, nhờ hiệp hội hầm mỏ Anh quốc cố vấn nên không phá nát thiên nhiên. Cứ tưởng tượng nữa triệu người đi viếng hang động thêm 1.5 triệu hậu cần. Làm sao có thể xử lý, rác, phân nước tiểu của 2 triệu người trong vòng 8 tháng. Mình may mắn đi bây giờ nếu đợi vài năm nữa chưa chắc sẽ còn đẹp, nhất là Hà Nội có thể huỷ hợp đồng với công ty oxalis để cho anh ba tàu thầu du lịch là ngọng.

Đây là hang động do anh ba tàu quản lý, hy vọng các động tại Việt Nam sẽ không được du lịch hoá như thế này trong tương lai


Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Viếng nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hoà

 Đi Nam Cực và Nam Mỹ về còn hơi oải. Chưa kịp lấy lại sức lại phải khăn gói lên đường. 12 tiếng trước khi ra máy bay, đồng chí gái bổng nhiên kêu cảm lạnh, mình cạo gió đủ trò nhưng không ăn thua, đến giờ ra phi trường cô nàng kêu anh đi chơi với má vui vẻ. Đồng chí gái Ở nhà vì sợ đau mà lêu bêu ở Á châu thì càng khổ. 

Mình tính hủy chuyến đi nhưng lại hứa với bà cụ, đưa đi Thái Lan sau khi leo Động Sơn Đòng. Thôi phải lên đường như dự định. 


Ra phi trường, mình đem đổi tiền pesos của A căn đình, tiền lira của Thổ Nhĩ Kỳ, mấy chuyến đi trước còn dư ngoại tệ để đổi tiền cụ hồ vì không phải trả tiền huê hồng. Sau đó bò lên phòng đợi. Khi xưa đến những nơi có thể ăn thả giàn, mình ăn như để trả thù đế quốc, ăn cho Mỹ cút ngụy nhào như những ngày của thời sinh viên. Nay theo phương pháp ăn ngày một bữa nên mình chả thiết. Lấy vài hạt đậu để ăn uống nước. Đồng chí gái báo tin cháu vợ qua đời. Nhớ ngày nào đi ăn đám cưới nay đã lên bàn thờ. Còn quá trẻ. Chán Mớ Đời 

Nghĩa Dũng Đài chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà 

Rồi lại nghe tin một người con bà dì qua đời rồi một người dì bà con cũng nối gót. Thấy oải luôn. Đúng là tuổi nào cảnh nấy. Tuổi này đi ăn cưới con thiên hạ và đi đám ma. 


Đến giờ lên máy bay thì đi xuống lầu bổng nhiên thấy bà đổi tiền cho mình, chạy lại kêu đây rồi đây rồi khiến mình tưởng bị gì. Hóa ra khi đổi tiền, bà ta đánh lộn nên trả cho mình nhiều hơn. Mình hỏi. Cần trả lại bao nhiêu rồi lấy tiền cụ hồ đưa lại cho bà ta 740k. Tội bà đi khắp nơi để kiếm mình, từ 2 tiếng qua, đâu biết mình ở trên lầu, phòng đợi. May là gặp lại mình nếu không hôm đó lại phải đền cho chủ. 


Lần đầu tiên mình đi Việt Nam mất gần 2 ngày trời vì quá cảnh tại Nhật Bản đến 8 tiếng. May là đồng chí gái không đi chớ đau mà lêu bêu ở phòng đợi thương gia chắc là rầu, khó ngủ lại đau thêm. Họ không có giường ngủ như ở mấy phi trường khác. Cùng lắm chạy lên khách sạn ở phi trường có giường ngủ mấy tiếng. Không có phòng trống ở phi trường.

Tượng “thương tiếc” của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, vẽ theo hình ảnh hạ sĩ Võ Văn Hai, ngồi ở quán nước, sau khi đưa đám bạn đồng đội. Sau 75 thì Việt Cộng kéo xập

Đi máy bay của công ty hàng không Nhật Bản nên ăn đồ Nhật cho chắc ăn. Mình khám phá ra cơm vắt của họ được gói ghém trong một cái túi nhỏ như bánh xu xê rất đẹp. Không hiểu gạo Nhật Bản và Việt Nam khác nhau về độ đường ra sao nhưng cơm Nhật thì dẻo như xôi. 


Đi đến Nhật Bản lại nhớ lần đi 4 năm về trước với mẹ mình. Vào phòng đợi, bà cụ thích uống champagne nên cứ đi rót cho mẹ. 

Rượu thì họ bỏ ống để bơm rượu vào ly cho sạch
Bia hơi, thấy tên Nhật Bản cầm điện thoại rồi mở app, nói xê Ku ra gì đó, tự động máy đổ bia vào ly cho hắn

Mình thấy có máy bia hơi. Thấy một tên Nhật, lấy điện thoại ra rồi mở có cái app để sử dụng từ xa cái máy rót bia hơi.  Hắn nói chi chi thì cái máy tự động lấy ly rồi rót cho hắn ly bia. Ly thì họ bỏ trong tủ lạnh để giữ độ lạnh. Mình nhìn hắn mà cứ u châu u châu hay hè hay hè. Nông dân đi máy bay quốc tế. Ngu chi ngu lạ. Mình ngồi ngủ được mấy tiếng đồng hồ lấy lại sức rồi trước khi lên máy bay, đi bộ trong phi trường tới lui được 3 dậm để lấy sức như lúc ở LAX. Chuẩn bị cho chuyến bay lâu. 


Xem được mấy phim Nhật Bản cho qua giờ. Có cuốn phim nói đến hoàn cảnh xứ Phù Tang hiện nay như bao quốc gia có dân số bị suy giảm nhiều vì lo sản xuất kinh tế nên không muốn có con hay có 1 con như Trung Cộng, Đức quốc, Ý Đại Lợi,… chính & không muốn phụ nữ sinh đẻ nhiều, bớt nhân công nên ra sức tuyên truyền lập hội phong trào phụ nữ có quyền tự quyết có thai hay không. Thiên hạ hoan hô phong trào chống lại thiên nhiên, chơi líp ba ga không sợ đẻ để rồi ngày nay khóc hận như Nhật Bản Trung Cộng. … các phong trào phụ nữ đòi quyền sống đều được khai phóng nhằm đưa phụ nữ ra khỏi nhà đóng góp vào công việc phát triển đất nước, làm đảo lộn đời sống văn hóa của quốc gia từ xưa mà nay chúng ta thấy hậu quả xã hội sau gần 1 thế kỷ. 


Được biết 16% nhà cửa ở quê hay thành phố nhỏ ở Nhật Bản bị bỏ trống vì không có con thừa tự, hay tốn tiền nên con cháu ở thành phố bỏ luôn. Người Nhật Bản nay phải kiếm vợ các xứ khác như Trung Cộng, Việt Nam,… Ý Đại Lợi rao bán nhà với giá 1 euro nhưng người mua phải sửa chửa trong vòng 18 tháng. Đọc báo nghe một ông Mỹ kể về ác mộng mua nhà 1 Euro. Về hưu đến đây mua nhà sửa ở nhưng phải lái xe xa để đi chợ. Chán Mớ Đời 


Mình viếng Thổ Nhĩ Kỳ năm vừa rồi thấy nhiều thành phố lịch sử bị bỏ hoang vì động đất nay mới hiểu khi hai trận động đất xảy ra liên tiếp. Chắc dân bỏ đi xứ khác. Ngàn năm sau, con cháu mình đi du lịch đến đây nghe nói về địa chấn kêu u châu u châu như mình. Chán Mớ Đời 


Cuối cùng đến Sàigòn vào lúc 5:50 sáng khi còn tối mù. Hải quan chưa mở cửa. Mình xem như người đầu tiên mở hàng cho ông Hải quan, đang réo mấy ông khác. Chẳng bù khi bay từ Thái Lan về với bà cụ. Đứng đợi mệt thở. 

Mộ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà mới được trùng tu sau khi Hoa Kỳ can thiệp. Hơn 18,000 nấm mộ
Toàn là những người trẻ, chết vào tuổi 19,20. Họ tính tuổi ta, xem như vừa đủ 18 tuổi, đi học 6 tháng ở quân trường rồi ra trận chết Với chức tước binh nhì, binh nhất.
Mộ mới được trùng tu lại
Mộ này được gia đình làm lại nên đàng hoàng hơn
Vô danh

Đài tưởng niệm hình tròn, được xây bằng bê tông. Hình như họ gọi Nghĩa Dũng Đài

Mình đem theo hành lý nhỏ lên máy bay, không có vợ nên không cần đợi lấy hành lý nên ra sớm. Gọi anh bạn đến đón. 


Mỗi lần về Việt Nam là anh ta ra đón. Anh ta, bạn học đại học với đồng chí gái nên mỗi lần về Sàigòn là mình ở nhà anh ta. Anh ta chở đi chơi, thăm viếng. Nhiều khi muốn ở khách sạn cho tiện nhưng vợ chồng anh ấy tốt nên phải ở nhà anh ấy. Có thể đồng chí gái nhờ anh ta kiểm soát mình dùm. Sợ bị máy cô dụ dỗ. 


Anh hỏi giờ đi đâu. Mình nói đi thăm mộ các người lính Việt Nam Cộng Hoà ở nghĩa trang Biên Hoà vì mới 6:30 giờ sáng. 


Không về nhà anh ta vì chiều phải ra lại phi trường đi Đồng Hới, Quảng Bình. Thế là hai anh em đi tìm. Hỏi thiên hạ lại gặp bộ đội lắc đầu không biết. May có người kêu chạy đến trường dạy công nghệ cao cấp chi đó. Từ đó mò trên bản đồ thì thấy một khu đất xanh tròn tròn thì nương theo chạy đến. Không có ai ở cổng nên mở cửa chạy vào thấy cái đình Bình An nhưng không có ai hết. Phía sau có mấy cái mộ người dân thường không giống như mình thấy trên video. Mình vào đình khấn thổ thần đất đai, xin cho tìm ra đường để đi viếng mộ mấy người đã chết cho mình được đi Tây. 


Như phép lạ, vừa khấn xong thì có người chạy xe vào cổng, hỏi đường, họ chỉ chạy men theo con đường bên cạnh. Chạy vào thì thấy một chỗ bàn thờ to trên miếng đất cao hình tròn, có mấy thang cấp 4 hướng đông Tây nam Bắc. Bước lên thì thấy có hai ông thợ đang thổi bụi và một ông dọn dẹp. Hỏi chuyện thì được biết là cái đài ở giữa không vào được vì họ đã bít lại còn cầu thang thì bộ đội khi xưa đã gỡ đem bán sắt vụng rồi.  Khu vực bàn thờ này có một cái tượng điêu khắc cao lêu nghêu lên trời, xung quanh có một cái tường bằng bê tông, chống bởi mấy cột trụ, tròn chạy theo vòng tròn. Khá đẹp. Mình thắp hương xong thì đi viếng mộ thì thất kinh. 


Toàn là người chết rất trẻ 19-20 không. Có nhiều tên toàn là binh nhì, binh nhất, có rất nhiều lính nhảy dù. Các mộ nhỏ, được Sơn màu trắng. Lâu lâu có mấy cái mộ to lớn do gia đình lập mộ. Cứ xem như đủ 18 tuổi bị động viên, vào quân trường huấn luyện được 6 tháng. Về phép ít ngày rồi ra trận rồi nằm chết như mơ. 


Mình cảm ơn họ đã nằm xuống cho hận thù vào lãng quên để mình được đi Tây. Nếu không Hà Nội đã xâm chiếm miền nam trước 75 là mình ngọng. Thay vì đi Tây lại đi kinh tế mới. Đó là những người nằm xuống vào tuổi mình rời Việt Nam. Thấy thương họ. Tuổi trẻ chết không hận thù. Cũng không hiểu lý do chết. Họ cũng không hiểu quốc gia là gì, cộng sản là cái chi nhưng sinh ra tại miền nào thì đi lính hay đi bộ đội đánh nhau cho ngoại bang hưởng thái bình làm giàu. 

Con đường chính, mồ màu trắng. Thấy thương họ chết trẻ năm 18, 19 tuổi, sau 6 tháng quân trường 

Đài chiến sĩ trận vong, bộ đội lấy cầu thang để leo lên trên sửa chửa, có ngọn đuốc, đem đi bán nên họ xây bít cái cửa lại. Hình như họ gọi nghĩa dùng đài

Tại đây có tượng đài thương tiếc người lính Việt Nam Cộng Hoà của ông Nguyễn Thanh Thu thực hiện nhưng họ dẹp rồi. Nghĩa trang này được xây dựng theo nghĩa trang binh sĩ Hoa Kỳ chết tại Phi Luật Tân.  

Nhìn những mộ bia toàn hạ sĩ, binh nhất binh nhì khiến mình nhớ đến hạ sĩ dù Võ Văn Hai mà điêu khắc gia thấy ngồi trong quán nước khóc nhậu với người bạn mới chết. 


Sau đó anh bạn chở mình về lại Sàigòn. Anh ta có hẹn nên thả mình ở khách sạn có mấy tiếng nên rẻ hơn qua đêm. Mình không dám ngủ vì biết là sẽ ngủ luôn tới sáng mai nên phải thức. Gọi vòng vòng thì có anh bạn học cũ trả lời trước. Anh ta bỏ công việc đến đón mình đi ăn phở gần khách sạn. Mình xuống khách sạn gần phi trường để tránh kẹt xe. 


Anh bạn chở lại tiệm phở gần đấy. Mình chơi hai suất phở nạm tái trong khi anh bạn ngồi hút thuốc. Một tô nhỏ ở Bolsa to bằng 2 tô ở Sàigòn. Anh chàng này cứ đến sinh Nhật ai trong đám bạn xưa là đăng tin chúc mừng đủ trò. Tâm rất tốt với bạn bè. Kể mới lên Đà Lạt ăn cưới con của Thông cà phê Tùng. Nay lớn tuổi cho anh ta lên chức ủy ban tương tế của Yersin Đà Lạt. 


Ăn xong , anh ta cho mình về lại khách sạn thì được tin nhắn của mấy người bạn khác nhưng mình phải ra phi trường nên hẹn gặp lại khi mình trở lại Sàigòn trước khi về Mỹ. 


Gọi điện thoại cho American Express kêu vợ đi không được, nhờ họ hoàn tiền lại vì có mua bảo hiểm du lịch. 


Sau đó ra phi trường. Lên phòng đợi le saigonais đông như quân Nguyên. Mình lấy ly cà phê uống để tỉnh người, đợi tối ngủ nhưng cũng gật gà được một tiếng. Thức dậy thấy máy bay bị trễ nên nhắn tin công ty du lịch. Mình xem trên bảng thì coi như 90% chuyến bay bị trễ. Chán Mớ Đời 


Chạy ra lấy chai nước uống chớ không ăn. Chơi hai suất phở nên ứ bụng. Cuối cùng phải đi bộ gần 2 tiếng mới có máy bay đi. Nghe giải thích là ít hành khách nên họ hủy rồi dồn hai chuyến thành một.  Chuyến mình đi cũng rất ít hành khách. Đến sân bay thì có người đón và có thêm 2 anh chàng người Việt từ Sàigòn ra đi theo cùng. 


Được biết chuyến đi gồm 10 người khách và 26 người của công ty tổ chức. 

Một năm họ tổ chức 100 chuyến. Mỗi chuyến có 10 người. Mỗi người $3,000 vậy là $30,000 nhân cho 100 là 3 triệu đô. Trả Chính quyền $700/ người. Tháng 9 trở đi thì không Tổ chức vì lụt. Ngoài ra họ còn tổ chức đi viếng mấy chỗ khác. Nếu có dịp mình về kêu lái xe chở đi qua Lào dọc Trường Sơn, xem chỗ nào chú ruột bị b52 dập chết trên đường vào Nam đưa ông cụ mình vào tù 15 năm.  Chán Mớ Đời 


Xe chạy trên đường mòn Hochiminh nổi tiếng một thời được Hà Nội đem quân, xâm chiếm miền nam qua vùng này nên được xem không quân Hoa Kỳ ném bom ở vùng này nhiều. Mấy người đón mình rất hãnh diện về Võ đại tướng nhưng mộ ông ta ở cách xa quá nên chắc không đi mà đo làm gì khi ông ta s át quân như điên. Chính ông ta kể khi muốn đánh chiếm Quảng Trị, mỗi đêm ông ta nướng hơn 100 bộ đội.  Ông ta đổ lỗi cho trung ương. 


Mình dự định sáng nay ăn sáng xong thì đi viếng động Phong Nha. Mình đến trước một ngày vì không có máy bay đi đồng hới buổi sáng mà họp chuẩn bị về chuyến đi thì 6 giờ chiều nên tranh thủ đi xem động Phong Nha cách nhà nghỉ 1 cây số. Nghe nói thời chiến tranh, người dân trốn trong động để tránh bị bom. 


Hình như gia đình ông Ngô đình Diệm cũng xuất thân từ vùng này, làng Lệ Thuỷ thì phải. Để đi viếng động Phong Nha xong mình đi vòng vòng xem.  Xem làng thì cũng xa. 


Lần đầu tiên đến vùng Quảng Bình thấy lạ nhưng phong cảnh đẹp. Người dân hiền từ. Thấy nhà thờ mới xây đầy nên tò mò hỏi thì được biết 90% dân ở vùng này là công giáo nên ngạc nhiên. Nghĩ lại gia đình ông Ngô đình Diệm ở vùng này, có lẻ các cố đạo Tây phương khi xưa đến vùng này đầu tiên. 


Người dân đi làm 9 tháng sau đó thì mùa lũ đến chỉ biết đem đồ đạt lên gác để tránh nước. Thấy họ làm nhà nổi, dùng mấy thùng phi, ráp lại với nhau rồi làm nhà ở trên. Có mấy cột để chậm lại. Nước lên thì nhà lên. Xong om 

Họ trồng sậu, bắp ngô nhưng vùng này gọi sậu. Lúc họ nói phương ngữ của họ thì chịu không hiểu được. Thanh niên lấy vợ sớm. Nhờ du lịch nên người dân tương đối sống khá hơn xưa. 


Hy vọng một ngày nào mình sẽ có dịp đi khắp vùng Việt Nam như bài ca của ông Trịnh Công Sơn. Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm nhiều nghĩa địa buồn. Mình sẽ đi đến Điện Biên Phủ, đổi Charlie địa danh An Lộc, Quảng Trị, hay dãy Trường Sơn nơi chú mình trên đường vào nam bị B52 dập chết, để lại vợ trẻ con thơ,… người Việt nằm xuống, xung phong tham gia cuộc chiến ủy nhiệm của ngoại quốc. Chúng ta học tập các học thuyết của ngoại quốc rồi nhân danh các quan thầy đã dạy chúng ta, để tự chém giết nhau, gây thù oán hận. 


Chúng ta còn lại một lũ bội tình. 

Chưa về nhà, đang đưa bà cụ ra phi trường về Đà Lạt. Tối nay mình mới bay thì đồng chí gái nhắn tin kêu tháng 6 này đi Yellowstone công viên quốc gia mà mình có đi cách đây 20 năm. Chán Mớ Đời 


Thấy Nghĩa Trang người lính Mỹ chôn ở Phillipin đồng loạt giống nhau đẹp, trang trọng , VNCH mình ngày xưa cũng vậy , các mộ tử sỹ xây giống nhau nên thấy đồng đội ấm cúng nằm bên nhau, sau năm 1975 do tình hình đất nước thay đổi nên thân nhân có người bốc mộ đem về quê nhà , có người xây dựng lại dán đá hoa cương, nấm mộ cao hơn đẹp hơn  đó cũng là điều tốt, nhưng nhìn chung nếu để đồng loạt như trước đây theo mình thì có ý nghĩa hơn.


Nguyễn Hoàng Sơn 


Thấy trên facebook, có bài này nên đem về đây để mọi người đọc.


Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Nơi an nghĩ của những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đền nợ nước.

Lịch Sử :

Nghĩa trang được khởi công vào tháng 11 năm 1967,mô phỏng hình con ong,do kiến trúc sư Lê Văn Mậu phụ trách thi công đã vào giai đoạn 2,thời gian sáu năm,chi phí 100 triệu đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa (thời giá năm 1973).
Nghĩa trang tọa lạc trên một đồi thấp diện tích 125 ha,được phân chia thành tám khu từ A đến I.Mặt tiền nghĩa trang có một bức tượng có tên gọi là Thương tiếc cao 5 m và được đặt trên bệ cao 3 m,do nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu sáng tạo,khắc họa hình ảnh một quân nhân Việt Nam Cộng hòa cầm súng ngồi canh gác,được dựng vào năm 1966.Vào trong nghĩa trang còn có đền Tử Sĩ được xây trên một ngọn đồi thấp,trước đền có cổng Tam Quan.Ở giữa nghĩa trang là một tháp xi măng được gọi là Nghĩa Dũng đài cao 43 m.

Theo quy hoạch,nghĩa trang có sức chứa 30.000 mộ.Cao điểm vào Tết Mậu Thân 1968 và Mùa hè đỏ lửa 1972,nghĩa trang tiếp nhận trên 10.000 chiến sĩ trận vong. Tính đến năm 1975,nghĩa trang là nơi chôn cất của 18.318 lính và sĩ quan,chiếm 1/3 diện tích nghĩa trang.Bên cạnh tiếp nhận các quân nhân tử trận,nghĩa trang còn là nơi an táng của thành viên của ba nhánh quyền lực nhà nước Việt Nam Cộng Hòa (Lập Pháp,Hành Pháp và Tư Pháp).

Sau biến cố 30/4/1975 Miền Nam rơi vào tay cộng sản bắc việt,Khi mới cưỡng chiếm Miền Nam thì nhà quyền cấm không một ai được vào thăm mộ vì cho là "nhạy cảm" khu phi quân sự...
Bức Tượng Thương Tiếc ngay lối vào Nghĩa Trang đã bị cộng sản kéo sập xuống,Đền Tử Sĩ hoang phế,Cổng Tam Quan đã mất câu đối hai bên,Nghĩa Dũng đài bị cắt cụt một đoạn.những bia mộ đã bị đục khoét hình ảnh...v v...

Với người cộng sản nghĩa tử không là nghĩa tận,bàng chứng là họ muốn trả thù luôn những người đã chết.

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa...nơi hàng ngàn người lính Việt Nam Cộng Hòa đã nằm im trong giấc ngủ ngàn thu, vẫn chưa được tìm thấy những giây phút thật thanh bình !

Cảm Ơn Anh...!

Các Anh Hùng Tử Sĩ 

Vị Quốc Vong Thân 

Người Chiến Sĩ Vô Danh !

Tổ Quốc Ghi Ơn Các Anh...Non Sông Nợ Các Anh...

Phỏng Vấn Ðiêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu Tác Giả Của Bức Tượng Thương Tiếc
https://youtu.be/q-YREu3ZZcQ

Video : Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trước 1975 
https://youtu.be/ZjcsuFF-4uU?list=PLcGZyfqt_4GxFzBt13BCnjZee28m9jFto

Tài liệu của @Phóng Viên Chiến Trường sưu tầm) https://www.facebook.com/NguoiNhapCuoc1975/