Đóng thuế khi về hưu

 Đồng chí gái đang chuẩn bị về hưu nên mình đọc thêm tin tức về đóng thuế lợi tức ra sao nên ghi lại đây để ai biết rõ hơn, cho mình ý kiến để binh đời cao niên già khụ. Hôm qua, có anh người Việt sẽ leo núi Kilimanjaro với mình, nhắn tin hỏi có muốn đi SOn Doong ở Việt Nam với anh ta vào năm tới. Mình nhất trí. Anh ta kêu 20 năm qua đi leo núi chỉ một mình, nay có mình đi theo nên vui lắm. Đi cho tới khi nào hết leo nổi.

Khi về hưu thì chúng ta không còn lĩnh lương theo diện “active income”, lợi nhuận tích cực nên bị đánh thuế khác vì chỉ dùng tiền trong quỹ hưu trí (401k, IRA, ROth-IRA, ..) và an sinh xã hội mà mình đã đóng trong thời gian đi làm 6.2% và công ty cũng đóng 6.2% cho mình, xem như 12.4% trong suốt thời gian mình đi làm.

Khi về hưu, không còn làm ra tiền hàng ngày nên người ta phải thay đổi lối sống, suy nghĩ đến cuộc sống của mình, hạn chế chi tiêu hay muốn đi chơi, du lịch, bú xua la mua. Nhiều khi không đủ tiền nên có nhiều người dọn đi xứ khác để ở. Có người thích á châu thì dọn về Thái Lan, Mã Lai Á hay về các nước Nam Mỹ như Peru, Ecuador,.. hay Bồ Đào Nha rẻ nhất âu châu với ngân sách hàng tháng độ $2,000 là có thể sống thoải mái. Còn không thì phải tiếp tục đi làm bán thời gian, các công việc vớ vẩn.

Đồng chí gái không biết gì cả về việc chi tiêu trong nhà, nay chuẩn bị về hưu sớm nên mình bắt đầu bồi dưỡng cho cô nàng về các chi tiêu hàng tháng cho gia đình. Nào là tiền nhà trả cho ngân hàng, tiền thuế nhà đất, tiền bảo hiểm, tiền bảo hiểm sức khoẻ, lạm phát, thuế và các linh tinh khác.

Do đó, gầy dựng và nuôi một quỹ hưu trí để chúng ta có thể sống thoải mái khi hưu trí là công việc khó nhất của đời người, nhất là khi chúng ta có những việc phải giải quyết, chọn lựa.

Hôm trước, ở đài truyền hình Little Sàigòn, trong lúc lên hình, chị phỏng vấn mình về Heloc (home equity line of Credit), cho biết là người Việt mình mất nhà rất nhiều khi giúp con ăn học đại học. Họ không hiểu về tài chánh nên mượn tiền này ra để trả tiền cho con đi học đại học vì sợ con mắc nợ.


Khi con mình đi học, mình để chúng mượn tiền vì chúng chỉ trả tiền sau khi tốt nghiệp, trong khi mình mượn tiền cho chúng đi học thì sẽ phải trả ngay hàng năm. Nếu thương con thì đợi chúng ra trường rồi tái tài trợ lại căn nhà để trả nợ ngay cho chúng vì trong 4 năm đại học, giá nhà có thể gia tăng. Do đó người Mỹ hay mua một căn hộ gần trường, đứng tên con để chúng đi học, cho thuê mấy phòng khác để trả tiền ngân hàng. Sau 4 năm, chúng tốt nghiệp thì chỉ việc bán căn hộ, tiền lời dùng để trả món nợ mượn đi học. Không phải đóng thuế vì con mình làm chủ.

Có chị bạn kể; người chị thương con, rút tiền quỹ hưu trí để trả cho con đi học. Rút tiền thì lợi tức cao hơn thì phải đống thuế cao hơn. Nay về già không có tiền hưu trí. Con gái lấy chồng mỹ, kêu mẹ nói anh ngữ khó nghe. Chị bạn tức kêu là nó lấy mỹ trắng nên tưởng là mỹ trắng luôn, chê bai mẹ nó lo làm nail nuôi nó. Chán Mớ Đời 

Đa số người Mỹ có tiền hưu trí qua tiền để dành và đầu tư, an sinh xã hội,.. cái mất dậy ở Hoa Kỳ là có nhiều loại thuế tuỳ theo các chương trình hưu trí của mình. Do đó chúng phải điều nghiên kỷ lưỡng để hạn chế số tiền bị đánh thuế. Tốt nhất là có một chiến lược rút tiền từ các quỹ này để giảm thiểu thuế, và không đóng thuế. Sau đây là những tiền hưu trí bị đóng thuế:

* Quỹ hưu trí chính như 401(k), 403(b), IRA và SEP IRA có nhiều điểm lợi cho thuế vụ. Khi chúng ta bỏ vào thì được trừ vào lợi tức khi đi làm nên giảm thuế lợi tức vào lúc ấy. Chúng ta đầu tư vào các cổ phiếu, mutual funds hay trái phiếu,…thì không bị đóng thuế. Vì lý do nào đó chúng ta rút ra trước 59.5 tuổi thì sẽ bị phạt 10%. Khi về hưu chúng ta phải rút ra xài thì bị đóng thuế theo lợi tức. Nếu chúng ta không rút ra thì đến 70.5 tuổi thì sẽ bị phạt vì chính phủ muốn mình đóng thuế. Chán Mớ Đời 

* Lương hưu (pension): đa số là do chủ trả trước khi đóng thuế. Nếu chúng ta may mắn được cái quỹ này thì sẽ đóng thuế theo như lợi tức thường. Nếu lấy ra nhiều thì sẽ bị đánh thuế cao tuỳ theo số tiền rút ra.

* Trương mục đầu tư thường (brokerage accounts): nếu chúng ta mua cổ phiếu, trái phiếu hay mutual funds bằng tiền đã bị đánh thuế và để hơn 1 năm thì sẽ bị đánh thuế theo tiêu chuẩn lãi vốn “capital gains”, tuỳ trường hợp 0%, 15% hay 20%. Thí dụ: nếu lợi tức mình dưới $41,675 cho độc thân hay $83,350 cho cặp vợ chồng thì năm nay sẽ không bị đánh thuế trên lãi vốn của mình. Nếu chúng ta rút ra trước 1 năm thì sẽ bị đánh thuế lợi tức thường.

* tiền an sinh xã hội: 60% người Mỹ không có tiền để dành trên $10,000 nên khi về hưu, họ chỉ dựa vào tiền an sinh xã hội. Vấn đề là tiền an sinh xã hội rất ít. Nếu ai may mắn đã trả hết nợ ngân hàng, sở hữu chủ căn nhà của mình thì đáng mừng. Có xe cũ đã trả hết thì càng tốt nhưng phải đóng tiền bảo hiểm, đủ trò. Ai bệnh tật thì cứ tính độ $600/ tháng tiền thuốc men dù có Medicare,…

Tiền an sinh xã hội nhận được sẽ bị đánh thuế tư 0% đến 85%, xem như tối thiểu có 15% số tiền nhận được không bị đánh thuế. Năm nay thì phân nữa tiền nhận được hàng năm sẽ bị đánh thuế, nếu chúng ta chỉ lãnh có $32,000 cho cặp vợ chồng thì không bị đóng thuế an sinh xã hội. Còn độc thân thì $22,000 sẽ không bị liên bang đánh thuế. Có nhiều cặp vợ chồng bỏ nhau nhưng chung sống cùng nhà thì được miễn thuế với lợi tức $44,000 mỗi người, bớt được $12,000. Nhưng phải khai cho khéo để lỡ một người qua đời thì người còn lại vẫn nhận được tiền an sinh xã hội của kẻ quá cố. Mình biết nhiều người bỏ nhau nhưng ở chung vì nhận trợ cấp thôi.

Nếu ai ở trong 37 tiểu bang, không đánh thuế an sinh xã hội thì nên gọi là may mắn. Đa số người về hưu, dọn về tiểu bang Florida vì được nhiều quyền lợi, không đóng thuế lợi tức tiểu bang.

* Giá trí tiền mặt của bảo hiểm nhân thọ: mua bảo hiểm nhân thọ khi con còn bé tên là Variable Universal Life vừa mua bảo hiểm nhân thọ vừa đầu tư vào các mutual funds nên khi về già, tiền mặt (cash value) mình có thể mượn ra, không phải đóng thuế. Vấn đề là khi về già thì tiền bảo hiểm họ lấy khá nhiều.

* tiền hưu trí không bị đánh thuế: cách đây 20 năm, mình có mở trương mục hưu trí Roth IRA  nhưng loại Self-directed (SD-Roth-IRA), tiền mình bỏ vào sau khi đóng thuế nên khi về hưu rút ra thì không bị đánh thuế. Lý do mình dùng Self-directed vì có thể cho vay tiền, mua nhà cửa, mua cổ phiếu,…, không bị bắt buộc phải mua cổ phiếu. Nhờ vậy mà ông Mitt Romney mới tạo dựng một tài khoản Roth IRA trong một thời gian ngắn được lên mấy chục triệu vì mua và bán các công ty. Ai không có tài khoản này thì nên làm vì tỏng tương lai, có thể quốc hội sẽ bỏ vụ này để đánh thuế.

Sở hữu các tài khoản này thì khi rút tiền xài thì không bị đánh thuế. Khác với ROth IRA, các tài khoản khác không bị giới hạn bất chấp lợi tức của mình hàng năm. Mỗi năm Roth-Ira được bỏ vào $6,000, trên 50 tuổi thì được thêm $1,000.

* Quỹ tiết kiệm y tế (Health Savings Accounts HSA)

Người đi làm có thể có tài khoản này, để trả tiền cho các y phí, được khấu trừ cho lợi tức trước khi đóng thuế. Có thể khấu trừ $3,650 cho cá nhân và $7,300 cho toàn gia đình. Trên 55 tuổi, có thể đóng thêm $1,000.

* Trái phiếu địa phương (Municipal Bonds). Tiền lời khi mua trái phiếu loại này (Muni-bonds) thì không bị đánh thuế liên bang và tiểu bang.

* Reverse Mortgage: khi về hưu hay trên 62 tuổi, nếu có “equity” nhiều trong căn nhà của mình, kiểu của chìm. Chủ nhà có thể làm chương tình “Reverse mortgage”, mượn tiền của ngân hàng và không trả tiền đến khi qua đời thì ngân hàng lấy căn nhà của mình. Được cái là tiền nhận của ngân hàng hàng tháng để tiêu xài thì sẽ không bị đánh thuế. Hiện nay, người Mỹ bắt đầu sử dụng chương trình này.

* Section 121: bán nhà đang ở được khấu trừ $250,000/ người. Thí dụ: chủ nhà mua căn nhà 30 năm về trước giá $200,000. Nay bán được $800,000. Xem như lời $600,000. Nếu hai vợ chồng ở trên hai năm, được khấu trừ $250,000/ người, tổng cộng là $500,000. Còn $100,000 phải đóng thuế, người trừ còn giữ giấy tờ những gì đã sửa chửa căn nhà như thay mái nhà, sơn phết,…để khấu trừ các chi phí này.

Hôm nay là đúng 30 năm, mình mua căn nhà đầu tiên trước khi lấy vợ. Dạo ấy mua $180,000, nay giá đâu $800,000. Tổng suốt 30 năm mình trả tiền đến $336,233 tiền lời + $36,000 tiền đặt cọc xem như $400,000 với tiền lợp mái nhà, sơn phết, sửa chửa nhà bếp, nhà tắm,… xét ra mình chỉ lời có $400,000 nếu bán. Dạo ấy tiền xăng giá $1/ gallon nay thì $6/ gallon, gấp 6 lần. Nếu bán thì trừ được $500,000, phải đóng thuế lãi vốn trên $100,000. Căn này mình cho thuê nên nếu bán sẽ không được khấu trừ $500,000, phải đóng thuế toàn diện.

Tóm lại tại Hoa Kỳ, có một điều chắc chắn, sông có cạn, núi có mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi, đó là Đóng Thuế. Làm ra tiền cũng đóng thuế, tiêu tiền cũng đánh thuế, tức quá để dành, tiết kiệm cũng bị đánh thuế, tức quá chết rồi cũng bị đánh thuế.

Thường chúng ta ít để ý đến chuyện hưu trí. Có người cứ nghĩ khi về hưu sẽ đóng thuế ít vì không đi làm nhưng có lẻ chưa bao giờ ngồi xuống làm tính. Đúng là không đi làm thì chúng ta không có lợi tức tích cực nhưng trên thực tế, các khoản tiền như an sinh xã hội, quỹ hưu trí người trừ Roth IRA là phải bị đánh thuế lợi tức thụ động.

Do đó, cách tốt nhất là không nên lấy tiền hưu trí của mình để trả tiền cho con đi học. Hoặc mượn tiền dùm con. Mình mượn thì phải trả ngay còn con mình thì đợi đến khi nó ra trường mới bắt đầu trả. Tiền dư thì bỏ vào quỹ hưu trí, để khi hữu sự có thể rút ra để tiêu dùng trong hoàng hôn đời mình.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hậu quả của chương trình “Vòng Đai và Con Đường”

 Dạo này đọc báo chí của á châu thấy nhiều nước bị Trung Cộng dụ, cho vay tiền để phát triển theo chương trình “vòng đai và con đường”, đang bị khốn khổ như Sri Lanka, Pakistan, Phi Châu,…

Trước tiên mình xin nhắc lại sơ sơ một bài mình đã viết lâu rồi về sát thủ kinh tế, để giúp nhớ lại sự việc.

Trước khi thế chiến thứ 2 kết thúc, trục Đức quốc Xã, Ý Đại Lợi, và Nhật Bản đầu hàng, đại diện các quân đội đồng minh, đã họp tại Bretton Woods, New Hampshire để bàn việc chia cắt, ảnh hưởng kinh tế sau chiến tranh.

Các nước chiến thắng thế chiến thứ 2, đồng ý giữ hối giá tiền tệ của họ với đồng mỹ kim, thay thế đồng bảng Anh, khi buôn bán giao thương. Họ dùng mỹ kim để thanh toán tiền nong để giản tiện mọi việc tránh tranh cãi. Để tránh nạn chiến tranh thương mại trong tương lai, quốc gia không được hạ giá tiền tệ của mình, để gia tăng xuất cảng,… 

Điểm quan trọng là họ sẽ dựa trên hối suất căn bản của vàng. Nghĩa là các ngân hàng quốc gia bảo đảm tiền tệ của họ , có thể đổi thành vàng khi cần. Các quốc gia đồng ý sẽ đổi tiền tệ của họ qua mỹ kim thay vì vàng. Lý do là Hoa Kỳ giữ 3/4 số vàng của thế giới. Không có tiền tệ nào trên thế giới có đủ vàng để thế chân. Nếu mình không lầm thì trong cuộc chiến, các nước đồng minh, sợ Đức quốc xã chiếm hết số lượng vàng dự trữ của họ nên đem sang Hoa Kỳ gửi. Sau này Tây muốn lấy lại, đem thuyền đến để chở người Mỹ không đưa lại thì phải khiến De Gaulle chửi thề. Tương tự Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng thì người ta hỏi 16 tấn vàng của ngân hàng quốc gia đi về đâu. James Bond có phim nói về cướp số vàng sự trữ của Hoa Kỳ.


Một lượng vàng có thể đổi lấy 35 đôla, nghĩa là người thường có thể bước vào bất cứ chi nhánh ngân hàng nào, có thể đổi 35 đô la cho một lượng vàng. Từ từ người ta sử dụng mỹ kim thay thế cho vàng vì nhẹ, dễ di chuyển.

Lý do là trước thế chiến thứ 1, các quốc gia đều theo hệ thống tiền tệ căn bản là vàng nhưng khi họ tham chiến thì cứ in tiền để trả tiền chiến tranh khiến lạm phát gia tăng khủng. Sau chiến tranh thì họ trở lại với vàng.

Đến năm 1927, cuộc đại suy thoái của Hoa Kỳ, người dân, bỏ mỹ kim để mua vàng khiến chính phủ không còn khả năng in tiền. Do đó hội thảo tại Bretton Woods giúp uyển chuyển khi gặp suy thoái, tránh việc người dân đổi tiền thành vàng, cất giữ.

Ở Việt Nam có vụ tiền cụ Hồ sau 1945, lạm phát vì in tiền ra để trả nợ, trả lương,… nghe mệ ngoại mình kể là đi chợ, người ta gánh tiền đi để mua. Có dịp mình kể vụ này.

Bên thắng cuộc cho rằng đã đến giờ chủ nghĩa thực dân từ thế kỷ 19 đã lỗi thời, tốn sức và quân đội để chiếm đóng, cai quản các thuộc địa. Họ trao trả nền độc lập cho các thuộc địa cũ và thành lập các hội đồng liên hiệp như Union française, Commonwealth để nắm giữ các nền kinh tế của thuốc địa cũ với họ. Họ giao chính quyền lại cho những tay sai đắc lực của họ tại các thuộc địa, làm thái thú dùm cho họ, bù lại thì được sống trong nhung lụa,… 

Để kiểm soát tiền tệ của thế giới Tự Do và các thuộc địa cũ, họ thành lập hai quỹ tiền tệ là Ngân Hàng Thế  Giới và International Money Fund (quỹ tiền tệ thế giới). Một có cơ sở chính tại Hoa Kỳ và một tại Âu Châu. Tiền mỹ kim được giao dịch buôn bán chính trên thị trường quốc tế. 

Vấn đề là đến năm 1971, tổng thống Nixon quyết định bỏ hối suất mỹ kim theo vàng, nghĩa là người dân có $35, không còn vào ngân hàng đổi lấy 1 lượng vàng như trước đây, mà hiệp ước Bretton Woods đã quyết định. Nay 1 lượng vàng giá gần $2,000.

Nợ ngoại quốc so với GDP

Các thuộc địa mới được trao trả độc lập, thực dân về nước, rút hết tiền của các thuộc địa nên không có tiền để phát triển đất nước. Lúc đó, các quốc gia thực dân như Pháp, Anh quốc, Hoa Kỳ,.. mới cho người đến gặp các vị nguyên thủ quốc gia mới được độc lập, đưa ra chương trình như xây nhà máy điện, hạ tầng cơ sở,..

Nhớ dạo mình ở Anh quốc, chính quyền Thatcher, sử dụng tất cả tiền quỹ dư của Hương Cảng để xây phi trường, hạ tầng cơ sở do các công ty Anh quốc đấu thầu như công ty kiến trúc Norman Foster & Associates mà mình làm việc được lãnh thiết kế phi trường Hồng Kông mới.

Vấn đề là các nước dành lại độc lập không có tiền, sẽ được các quốc gia tây phương này bảo trợ, nói sẽ giúp được mượn tiền ở Ngân HÀng Thế Giới hay Quỹ tiền tệ thế giới mà họ là quốc gia cho vay. Người ta gọi những người đưa ra các chương trình này là “sát thủ kinh tế.” Người tây phương mất dậy, như tường hợp Hoa Kỳ, họ cho các công ty tư, đưa người đi các nước nghèo muốn phát triển, kế hoạch hoá các chương trình rồi kêu nguyên thủ ký. Lại quả cho giới cầm quyền.

Vấn đề là các chương trình này rất đắt tiền hơn thực tế. Nhất là các công trình này đều phải được đấu thầu, thực hiện bởi các công ty Mỹ, ANh, Pháp,… họ sẽ cho tiền lại quả cho các vị nguyên thủ và cho các công ty mỹ , hấp , Anh quốc lãnh thầu. Họ đem kỹ sư của họ sang làm việc tại các nước sở tại tương tự các chương trình khi xưa tại Việt Nam, đều do các công ty mỹ thực hiện như RMK,… người Việt mình ít dính vào, có làm ké được một phần nào mà họ không làm được. Rốt cuộc tiền mỹ đều ở lại các xứ này, không được đỗ vào các nước đệ tam thế giới. 

Nếu để các kỹ sư của nước sở tại l thực hiện các công trình này, giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều. Lương một kỹ sư mỹ có thể mướn 10-20 kỹ sư địa phương. Hay sử dụng đất cát, xi măng,..sản xuất tại địa phương.

Giá công trình quá qua so với đời sống sở tại, nên thiếu nợ, trả không được vì tiền lời cao, do đó các nước này đều bị phù thuộc vào các nước tân thực dân. Ai mà không nghe lời thì họ cho làm đảo chánh hay giết như trường hợp ở Guatemala, Panama,… mình có kể rõ vụ này này, ai tò mò tìm trên bờ lốc của mình.

Nay nói về Trung Cộng với con đường lụa ở thế kỷ 21. Trung Cộng học được cái mánh này của các nước tây phương, họ cũng bắt chước bằng cách dụ các nước nghèo để mượn tiền phát triển đất nước. Cũng điều kiện là các công ty đấu thầu thuộc Trung Cộng. Họ cho mượn dễ dàng, không đòi hỏi phải nhân quyền bú xua là mua,…

Gần đây các nước như Sri Lanka, Pakistan, Sierra Leone, Tanzania,.. mình có xem phim tài liệu nói về người Tàu sang các nước này để làm việc. Họ xây nguyên làng của họ để làm việc,…

Gần đây có cuốn sách “Banking on Beijing” khảo sát các chương trình do Trung Cộng cho vay để thực hiện các hạ tầng cơ sở tại các quốc gia này. Họ nhận thấy là các chương trình đa số đều được xây dựng tại các nơi sinh trưởng của các lãnh tụ cầm quyền. Cuốn sách cho thấy Trung Cộng cho vay và thực hiện đến 4,368 chương trình trên 138 quốc gia, trong đó có Việt Nam tổng cộng giá trị lên đến 354 tỷ mỹ kim từ năm 2000 đến 2014. Đến nay thì còn nhiều hơn.

Lạm phát đang lên tại Hoa Kỳ nhưng nếu xét các nước ở vùng Nam Á châu thì người ta có thể tiên đoán từ đây đến cuối năm thì có biến chuyển khá trầm trọng cho các nền kinh tế tại đây vì chương trình Vòng Đai và Con Đường của Trung Cộng.

Sri Lanka xem như không còn dự trữ tiền tệ ngoại quốc. Tháng rồi đã không trả được tiền lời cho các món nợ quốc tế. Không chỉ có Sri LAnka mà các nước xung quanh như Nepal, Maldives, Pakistan cũng đều lâm vào tình trạng chung. Người da trắng đã gian ác khi cho vay nhưng anh tầu còn tàn ác hơn.

Từ 20 năm nay, Trung Cộng bơm tiền rẻ vào các vùng này để đổi lấy các cứ điểm quan trọng về quân sự và kinh tế. Người ta ước lượng Sri Lanka thiếu Trung Cộng độ 10% của tổng số nợ, trong khi Pakistan lên đến 27.4%. Sri Lanka bị dụ xây một hải cảng lớn mà không có đường xá gì nối liền nên cuối cùng phải cho Trung Cộng mướn trong vòng 99 năm. Xem như đã mất luôn. Họ đem người Tàu đến đây định cư xây cất , sinh con đẻ cái thì 99 năm là thuộc về Trung Cộng vì chỉ có dân tàu ở đây, nói tiếng tàu. Mình có viếng thăm Campuchia, thấy hải cảng xứ này, toàn là người Tàu, xem như Trung Cộng có hải cảng quân sự tại đây để kiểm soát vịnh Thái Lan. Chán Mớ Đời 

Đại dịch Covid thêm các vấn đề tham nhũng, kém quản trị, thêm chiến tranh Ukraine khiến lạm phát tại Sri Lanka có thể lên đến 39.1% năm nay. Năm 2019. Chính quyền mới của Sri Lanka giảm thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế như Hoa Kỳ dưới thời ông Trump nhưng Covid 19 xẩy ra khiến kỹ nghệ du lịch bị ngưng hoàn toàn nên không có tiền tệ để trả nợ.

Thay vì nói chuyện điều đình với IMF, vì sợ cơ quan này bắt họ phải thắc lưng buộc bụng họ cứ tiếp tục trả nợ vì tin rằng đại dịch, chỉ tạm thời, du khách sẽ trở lại nhanh. Chính phủ cấm nhập cảng phân để dự trữ tiền mỹ kim, khiến mùa thu gặt trà giảm rất nhiều, không xuất cảng được nhiều. Nay nghe nói quỹ dự trữ chỉ còn độ 50 triệu đô la.

Pakistan tương tự nghe lời anh bạn hàng xóm, ngân hàng quốc gia của xứ này cho biết chỉ còn độ 16.4 tỷ đô la. Nợ quốc tế so với GDP là 35%, đỡ hơn Sri Lanka đến 58%. Vấn đề ngày nay là tiền mỹ kim lên giá so với tiền tệ quốc tế dù bị lạm phát. 1 Euro gần xáp xỉ 1 đô la. Tiền lời ở Pakistan nay lên 13.8%, có thể lên 15% vào cuối năm nay hay sớm hơn. Điểm lạ khi đọc báo á châu, thấy dân tình Ấn Độ, nhảy vào chửi Pakistan thậm tệ.

Maldives mà thiên hạ nói đi du lịch đắt tiền cho biết là có nợ 250 triệu đô la phải đóng trong 48 tiếng tới. JP Morgan cho biết xứ này có khả năng xù tiền nợ vào năm 2023. GDP của xứ này so với tiền nợ là 67% vào tháng 1 năm tới. Xứ Bahamas cũng tương tự có nợ là 36.5% so với GDP mà du lịch chưa trở lại bình thường. Nepal thì có đến 40% nợ so với GDP.

Vấn đề là Trung Cộng không muốn thương lượng, cắt giảm nợ cho mấy xứ này như các nước tây phương thường làm, vì họ muốn chiếm đất. Dữ Trữ Liên Bang của Hoa Kỳ muốn chống lạm phát thì gia tăng tiền lời khiến tiền mỹ kim lại được giá so với các nước khác nên trả nợ bằng Mỹ kim là khốn khổ vì đắt hơn.

Các xứ này quay qua các nước tây phương thì các xứ này làm khó dễ, bảo mày chạy theo thằng tàu thì cứ bám đuôi chúng. Họ nghĩ có thể vùng Nam Á châu sẽ bị khủng hoảng tiền tệ trong tương lai gần đây như 2 thập niên trước.

Tiện đây mình tải lại một bài của ai viết lâu rồi, về các chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở tại Việt Nam. Không nhớ ai là tác giả vì viết tắt tên họ. Xin mạn phép tải lên đây để mọi người tham khảo.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Trong Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2018 của Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ đã cảnh báo là Trung Quốc đang sử dụng chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” để nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược tại khu vực châu Á cũng như trên toàn cầu. Một trong những hình thức của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” đó chính là chính sách “ngoại giao bẫy nợ” được giăng ra với các nước đang và chậm phát triển.

“Chính sách ngoại giao bẫy nợ” được một số nhà nghiên cứu của Trường đại học Harvard giải thích “là một kỹ nghệ đang được Trung Quốc gia tăng áp dụng để tận dụng các khoản nợ cộng dồn lại, từ đó đạt được các mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc đã đặt ra”. Theo đó, có 3 mục tiêu chiến lược quan trọng mà các “bẫy nợ” của Trung Quốc giăng ra để đạt được, đó là: 1) Thiết lập trên thực tế chiến lược “chuỗi ngọc trai” để có thể chi phối được khu vực châu Á; 2) Làm suy yếu mạng lưới đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, để Trung Quốc có thể nắm ưu thế tại biển Đông; 3) Hỗ trợ Hải quân Trung Quốc vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất để có thể vươn ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương.


Cách thức thực hiện chính sách “ngoại giao bẫy nợ” này được Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson tóm tắt: “Khuyến khích sử dụng các hợp đồng không rõ ràng, thực hiện các khoản vay mang tính chất cưỡng đoạt, đi đến các thoả thuận bằng các phương cách tham nhũng, từ đó đẩy các quốc gia vay mượn lún sâu vào nợ nần, từ đó họ phải bán rẻ chủ quyền của chính họ…”

Báo chí gần đây nhắc đến trường hợp nhiều quốc gia vướng phải bẫy nợ phải bán rẻ chủ quyền cho Trung Quốc như trường hợp Srilanka đối với việc phải bắt buộc cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota với thời hạn 99 năm, sau khi không trả nổi món nợ khổng lồ từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, câu chuyện Việt Nam lại gần như không được nhắc tới như các “nạn nhân” của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” này của Trung Quốc. Vậy chẳng lẽ Việt Nam nằm ngoài chính sách của TQ? Hay dân VN thông minh nên không bị mắc bẫy? Chắc chắn là không rồi, cùng điểm qua một số dự án có đầu tư Trung Quốc mà VN thất bại hoàn toàn, đã không sử dụng được lại còn mang về một đống nợ cho con cháu để sáng mắt ra:

 

1. Dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông:

Tuyến đường sắt này thực hiện từ khoản vay 250 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, do Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu thi công. Sau đó, số vay nợ tăng lên 550 triệu USD (gần 8.800 tỷ đồng) và điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng). Đến nay qua 4 đời Bộ trưởng GTVT và tính đến ngày 31/12/2019 là 9 lần lỗi hẹn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, nhưng đã đến hạn phải trả tiền lãi cho Ngân hàng Trung Quốc khoảng 650 tỉ đồng/ năm.

 

2. Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải phòng

Cuối tháng 11/2019, dư luận Việt Nam rộ lên việc Bộ giao thông vận tải Việt Nam đang triển khai lập kế hoạch chi tiết cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Thông tin từ báo chí cũng cho biết là Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tài trợ số tiền 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 33,4 tỉ đồng để khảo sát lập quy hoạch cho dự án này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tuyến đường sắt này thực sự không đáp ứng nhu cầu đi lại cùa người dân mà chiếm vốn đầu tư ban đầu lên tới khoảng 100.000 tỉ đồng là quá phung phí. Chưa kể như người phương Tây hay nói “không có bữa trưa nào là miễn phí” để giải thích việc không phải bỗng dưng mà phía Trung Quốc “cho không” hơn 33 tỉ đó.

3. Nhà máy đạm Ninh Bình

Theo phân tích của các chuyên gia thì nhà máy Đạm Ninh Bình đang phải gồng mình trả khoản nợ 5.000 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm cho Ngân hàng Eximbank Trung Quốc. Và nguồn vốn mà Chính phủ Trung Quốc cho phía Việt Nam vay đầu tư nhà máy Đạm Ninh Bình thông qua Eximbank không phải là vốn ODA.

Theo thông lệ quốc tế, ODA là hình thức cho vay đặc biệt bởi tính lợi nhuận không cao, nó là các quan hệ hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Các nước đi tiên phong thường viện trợ hoặc cho các nước chậm phát triển vay ưu đãi, hỗ trợ họ nhanh chóng ngang bằng với các nước khác ở nhiều phương diện nhằm tạo ra một hệ thống phát triển tương đồng hơn.

Nhưng khi vay tiền của Exim bank Trung Quốc, một trong những điều kiện của họ là Việt Nam phải sử dụng nhà thầu của họ.


Tờ báo Đất Việt cho biết: “Ban đầu phía Việt Nam tưởng có lợi khi được vay với lãi suất 4%, dù không thấp nhưng vẫn rẻ hơn so với vay thương mại, tuy nhiên nó lại đi kèm với điều kiện phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, dùng máy móc, thiết bị thay thế của Trung Quốc…

Đó là những ràng buộc khiến bên đi vay “sập bẫy” và khi ấy công cụ tài chính của Trung Quốc đã vượt khỏi mục tiêu kinh tế đơn thuần. Đằng sau đó là vấn đề chính trị, nền móng của sự phát triển. Quan hệ giữa hai bên cũng không phải là hai đối tác bình thường, sòng phẳng và bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, giữa người cho vay và bên đi vay nữa mà nó đã mang tính chất giữa hai chính phủ, hai quốc gia.”

4 Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thài Nguyên giai đoạn 2

Thông tin về dự án này trên báo Pháp luật TPHCM như sau: “dự án này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2005; giao VNS tổ chức thẩm định, xem xét phê duyệt; Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là chủ đầu tư.

Tổng mức đầu tư (TMĐT) được HĐQT VNS phê duyệt là 3.843 tỉ đồng, gồm hai gói thầu chính: (1) Gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành đưa vào sử dụng với giá trị thanh toán là 224 tỉ đồng; (2) Gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim (143 triệu USD, sau là 160,9 triệu USD) đấu thầu rộng rãi, Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu với giá 160,9 triệu USD.

Sau ký hợp đồng, MCC đã được tạm ứng 35,6 triệu USD; tiếp đó TISCO và MCC ký 10 phụ lục điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng của hợp đồng EPC đã ký.

Ngày 15-5-2013, chủ tịch HĐQT TISCO ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.100 tỉ đồng (tăng 4.200 tỉ đồng), thời gian thực hiện đến hết năm 2014 đi vào hoạt động. Thực tế, gói thầu EPC đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay, các hạng mục đều chưa hoàn thành.


TISCO đã thanh toán thay MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị là 4,737 tỉ đồng, vượt giá trị hợp đồng, trong khi MCC chưa chuyển đủ thiết bị, cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật, không phù hợp với quy chuẩn Việt Nam với giá trị xác định bước đầu là 38,8 triệu USD (42 xe ô tô là 1,033 triệu USD, năm đầu máy toa xe là 5,4 triệu USD…).”

Sai phạm tại dự án này cũng liên quan tới nhà thầu Trung Quốc, đã khiến ông Hoàng Trung Hải – đương kim Bí thư thành uỷ Hà Nội, Cựu phó thủ tướng đã bị chịu án kỷ luật.

Một báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2018 cho biết: “trong số 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Bộ Công thương, có đến 4 dự án là sử dụng vốn vay từ Trung Quốc. Trong đó, nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ, bị đội vốn lên tới 10.000 tỷ đồng; nhà máy Đạm Hà Bắc đội vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng; dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên bị đội vốn từ hơn 3.800 tỷ đồng ban đầu lên hơn 8.100 tỷ đồng; dự án khai thác mỏ sắt Quý Xa và Nhà máy Gang thép Lào Cai bị đội vốn gấp đôi từ 175 triệu USD lên hơn 335 triệu USD.”

Các khoản vay từ Trung Quốc “lãi suất cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần so với các thị trường khác; điều kiện vay kém ưu đãi; yêu cầu chỉ định thầu cho các công ty Trung Quốc; các dự án cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện thường xuyên bị chậm tiến độ, đội vốn…”

Chỉ qua 4 trường hợp mà báo chí Việt Nam nêu gần đây đã cho thấy, các cảnh báo từ phía các nhà nghiên cứu và chính khách Hoa Kỳ về “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Tất cả các dự án sai phạm lớn của Việt Nam mà bài này đã nêu đều có bóng dáng của Trung Quốc với những vấn đề như hợp đồng không rõ ràng, lãi suất cao, các điều kiện kèm theo như sử dụng nguyên liệu và bên thi công từ Trung Quốc… Tất cả những yếu tố này được Trung Quốc triển khai trong bối cảnh chính quyền thiếu minh bạch, công khai và không loại trừ việc các bên ký kết các hợp đồng như vậy có bóng dáng của tham nhũng.

Những lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nhượng bộ hoặc “vướng vào” tham nhũng với phía Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến những nhượng bộ về chủ quyền như trường hợp Srilanka, Pakistant là hoàn toàn có lý do. Chính vì vậy, nếu chính quyền Việt Nam thực tâm muốn vượt qua “bẫy nợ” này thì chỉ có công khai, minh bạch các thông tin, tôn trọng sự phản biện từ các chuyên gia mới có thể thực hiện được.

T.H


Tướng độc nhãn và chiến tranh Việt Nam

 Nhớ hồi nhỏ, nghe chiến tranh 6 ngày và Yom Kipour giữa Do Thái và các liên quân của các xứ Ả Rập đánh nhau ở sa mạc Sinai. Báo chí huyền thoại hoá ông tướng độc nhãn tên MOshe Dayan, một danh tướng của DO Thái. Dạo mình làm luận án ra trường, tính nghiên cứu xây dựng một thành phố trong sa mạc Sinai. Có đến trung tâm văn hoá Ai Cập, nói chuyện nhưng họ khuyên không nên vì tình hình khá phức tạp. Hoà bình chưa vãn hồi dù tổng thống Anuar Sadat đã ký hiệp ước hoà bình với Do Thái và đã trả bằng mạng sống của mình. Sau đó thì mình sang Ý Đại Lợi làm việc, và làm luận án bên đó.

Mình nhớ ông tướng này có đến Việt Nam thăm vì báo chí việt ngữ có nhắc đến ông ta. Sau này qua Tây, đọc hồi ký của ông ta mới biết là có lần ông, mất ghế bộ trưởng vì thay thế chính phủ, buồn đời được tờ báo DO Thái trả tiền cho ông qua Việt Nam, làm phóng sự. Nói cách khác là để ông ta nghiên cứu thêm về chiến tranh, và quân pháp của quân đội Hoa Kỳ để làm tài liệu cho quân đội DO Thái. Nhờ đó sau này ông ta đã giúp Do Thái chiến thắng trong cuộc chiến 6 ngày và Yom Kipour, tương tự Mậu Thân của Việt Nam. Một lễ lớn của đạo Do Thái, và liên quân Ả Rập tấn công bất ngờ.

Tướng độc nhãn Moshe Dayan. Một trong những vị tướng nổi tiếng nhất thế giới của thế kỷ 20.

Ngày nay, hồi ký của ông ta với chữ ký của tác giả, được rao bán trên $120,000. Kinh

Ông ta kể tờ báo mướn ông ta đi làm phóng sự chiến trường Việt Nam. Trước khi lên đường sang Việt Nam. Ông ta qua Pháp để gặp các tướng Tây khi xưa tham chiến tại Việt Nam, sang Anh quốc gặp tướng Montgomery. Nghe nói ông tướng người Anh này, kêu chiến lược của Hoa Kỳ tại Việt Nam là điên rồ. Ông ta có gặp các tướng Mỹ, ngay ông MacNamara, bộ trưởng bộ quốc phòng của Hoa Kỳ để nghe họ giải thích về chiến lược của họ tại chiến trường Việt Nam. Khi sang Việt Nam, ông ta có gặp các tướng lãnh đạo như Westmoreland,… để nghe họ tường trình tình hình tại các chiến trường.

Ông ta đi hành quân với các lực lượng quân đội mỹ, không sợ chết khiến các ông tướng Mỹ ngán, lỡ có chuyện gì xẩy ra cho ông ta là mất mặt. Ông ta chỉ trích các Ấp CHiến lược của Việt Nam Cộng Hoà như các trại tỵ nạn, khác với các Kibutz của Do Thái. Người dân sống tại đây, không tin tưởng người Mỹ hay chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Hình như mình đã kể vụ Ấp CHiến Lược rồi, thất bại vì đã thay thế các hệ thống làng xã, khiến mấy người từng làm chức vụ trong làng do dân làng bầu lên, bất mãn chạy theo Việt Cộng.


Ông ta cho rằng, Hà Nội đưa ra ý thức hệ là chủ nghĩa cộng sản thì người Mỹ cần đưa ra một mô hình như chủ nghĩa xã hội cấp tiến thay vì một trại tỵ nạn. Người dân bị bứng ra khỏi làng của họ để lùa vào các ấp được mệnh danh là ấp chiến lược, phỏng theo chiến lược của người Anh quốc đã sử dụng tại MÃ Lai Á. Đó là sai lầm về ý thức hệ trong cuộc chiến.

Mình nhớ giáo sư Lê Xuân Khoa kể, có lần bác được mời làm cố vấn bộ giáo dục. Bác đề nghị chính quyền cho các giáo chức được hoãn dịch. Lý do là người trong làng, trọng nể các giáo viên. Các giáo viên không phải đi quân dịch thì sẽ theo Việt Nam Cộng Hoà. Khi đã thu phục được giáo viên trong làng thì sẽ kéo cả làng theo chính phủ miền nam. Đề nghị này không được hội đồng tướng lãnh nghe và sau đó nội các được thay đổi.


Ông ta có gặp ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. Ông ta thất kinh khi nghe ông Kỳ nói là rất cảm phục ông Võ NGuyên Giáp. Một chủ tịch uỷ ban hành pháp trung ương, tương đương với chức thủ tướng ngày nay, chức quyền cao nhất trong hội đồng các tướng lãnh đảo chánh. Mình nhớ dạo ấy đi về Tùng Nghĩa, có thấy mấy tấm bảng đề “Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ là chính phủ của người dân”.


Chuyến công du của ông ta gây nhiều tranh cãi vì phát ngôn linh tinh

Mình đoán sau này, không như ông ta kể trong hồi ký của ông, nhường cho ông Thiệu khi tranh cử chức tổng thống và làm phó tổng thống. Ông ta bị Hoa Kỳ loại ra, để ông Thiệu ra ứng cử tổng thống vì tuyên bố vớ vẩn không đúng chỗ. Ông ta công du qua Âu châu, tuyên bố là rất phục ông Hitler, vì đã giúp Đức quốc khôi phục lại sau thế chiến thứ 1, Việt Nam Cộng Hoà cần đến 4 người như Hitler, khiến báo chí quốc tế chửi bới tan nát một đời trai. Làm sao một thủ tướng của một quốc gia có thể tuyên bố trước báo chí ngoại quốc là cảm phục một tên đồ tể vừa diệt chủng 6 triệu người Do Thái. Mình tình cờ đọc một bài báo của một nhóm cựu chiến binh mỹ nói về ông Kỳ với các bài báo thời đó đăng ở âu châu. Mình nghĩ ông ta muốn nói đến tài hùng biện của Hitler nhưng có lẻ ngoại ngữ không rành nên xổ bậy, dùng từ ngữ không đúng gây hiểu lầm.


Có lần ông Phạm Văn Đồng qua Pháp xin viện trợ sau 75. Báo Paris Match phỏng vấn về số người ở trại cải tạo. Ông này trả lời khiến báo chí dựa theo lời ông ta, kêu có trên 2 đến 3 triệu người của chế độ Việt Nam Cộng Hoà trong trại cải tạo. Kinh

Năm 14 tuổi, ông Dayan đã cầm súng, lên chức Tổng tham mưu trưởng quân đội Do Thái năm 38 tuổi, và thiết kế cuộc chiến Sinai, khiến ông ta trở thành huyền thoại. Người Do Thái không muốn một cuộc diệt chủng thứ 2 sau Holocaust nên họ hăng say đánh giặc như người Ukraine ngày nay, dù thiếu súng đạn.

Dạo đó, buồn đời không biết làm gì khi bị thất sũng, tờ báo Maariv, trả tiền cho ông sang Việt Nam, bị các chính trị gia của đảng cộng sản Do Thái Maki chửi bới. Lý do là DO Thái trung lập trong cuộc chiến Việt Nam. Ông ta đến Sàigòn vào ngày 25/7/1966. Nói chung là một người lính nên ông đi nghiên cứu cuộc chiến vượt qua các chỉ tiêu của tờ báo. Ông xem cuộc chiến là phòng thí nghiệm của chiến tranh tuyệt vời nhất vì dạo ấy chỉ có Việt Nam là có đánh nhau.


Ông viếng thăm hàng không mẫu hạm, lên vùng ba biên giới nơi các lực lượng đặc biệt Việt Nam và Hoa Kỳ đóng tại đó. Ông ta đi theo quân đội Hoa Kỳ trong chiến dịch “tìm và huỷ” mà thấy trên đài truyền hình, hộp quẹt Zippo, đốt nhà tranh của người dân quê, rồi lùa họ lên xe, chở vào các trại tỵ nạn. Ông cho biết, có gặp cảnh một cán binh Việt Cộng bị khẩu cung, nhổ vào mặt người đang lấy cung mình. Ông cho biết là một người cầm súng khinh bỉ người Mỹ, không sợ chết thì cuộc chiến không có tương lai.

Có lẻ ông đạo diễn Francis Coppola đã dùng câu này để cho Michael Corleone nói khi thấy cảnh một ông du kích người Cuba, tự tử với trái lựu đạn khi bị bắt và giết một đám lính chung. Quyết định không đầu tư vào Cuba.

Trong một chuyến đi ra mặt trận với đại đội Hoa Kỳ, ông chứng kiến sự thiệt hại của quân đội mỹ. Ông ta kể là trực thăng vừa đáp xuống thì bị phục kích: 25 chết tại chỗ, 70 bị thương xem như 70% tổn thất ngay những giây phút đầu tiên mới đáp xuống. Có đến 1,700 chiếc trực thăng mỹ được sử dụng tại chiến trường Việt Nam.


Ông cho biết hoả lực Hoa Kỳ quá mạnh. Ông ta có chứng kiến 130 lính Nam Hàn chống trả 1,000 Việt Cộng và gọi không quân Hoa Kỳ yểm trợ. người Mỹ nã 21,000 quả đạn pháo, nhiều hơn số toàn bộ đạn pháo binh của Do Thái ở mặt trận Sinai và chiến tranh dành độc lập cộng lại. Kinh

Ông ta kết luận là người Mỹ đang tiến hành sai một cuộc chiến ở Việt Nam, khá nhất là hoà. Phía cộng sản thì ông ta cho rằng sẽ không thắng được người Mỹ. Hoả lực của Hoa Kỳ không đánh Hà Nội, không đánh Hồ Chí Mình, mà đánh cả thế giới tương tự tình hình Nga Sô hiện nay trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Ông kết luận người Mỹ kiêu ngạo, tin rằng qua cuộc chiến Việt Nam, họ muốn phô trương sức mạnh của họ cho thế giới biết. “Họ muốn chứng tỏ rằng quyết định của người Mỹ là trên hết, và khi họ bước chân vào bất cứ cuộc chiến nào thì không gì có thể ngăn nổi.” 

Ông kết luận 'người Mỹ thắng ở mọi chỗ, chỉ không thắng cuộc chiến' (The Americans are winning everything 'except the war”. Người Mỹ không tính yếu tố người Việt tại miền nam trong cuộc chiến. Sự thật được lập lại tại các chiến trường mà quân đội mỹ tham gia như Iraq, Á phủ Hãn,…

Khi thăm viếng một Ấp Chiến Lược, ông ta cho rằng người dân có cái nhìn không thiện cảm, trẻ em khốn khổ. Khi ông ta phỏng vấn một phụ nữ thì bà ta đã lùi lại, cố thủ.

10 tháng sau chuyến thăm viếng Việt Nam, ông ta được bổ làm bộ trưởng quốc phòng DO Thái (06/1967) và vài ngày sau đó ông chỉ huy binh sĩ DO Thái đánh thắng liên quân Ả Rập trong cuộc chiến 6 ngày.


Báo chí truyền thông cho rằng nhờ tham quan cuộc chiến tại Việt Nam, đã giúp ông ta có cái nhìn chiến lược và chiến thuật cho quân đội Do Thái. 260,000 binh sĩ Do Thái chống chọi với 340,000 quân Ai Cập-Syria-Jordan. 800 chiến xa Do Thái đánh thắng 1,800 chiến xa Ả Rập.

Trong thời gian làm bộ trưởng ngoại giao Do Thái, ông ta đồng ý nhận người Việt tỵ nạn. Hiện nay có một số người Do Thái, gốc Việt, đi quân dịch cho DO Thái. Mình có xem một phim tài liệu của DO Thái, kể một gia đình gốc vIệt, về Việt Nam khu vực Quảng Nam, thấy nhà cửa đất ruộng của họ bị Việt Cộng tịch thâu. Mấy người con không hiểu tại sao người ta có thể vào chiếm đất của gia đình bố mẹ của họ. Chán Mớ Đời 

Tương tự người Palestine không hiểu tại sao lại bị bỏ vào các trại tỵ nạn từ năm 1948 khi Do Thái thành lập đất nước của họ. Đến nay là 3 thế hệ, con cháu vẫn sống lây lấy ở trại tỵ nạn bên Lebanon.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Khan hiếm sữa bột trẻ em

Thấy tin tức trên mạng, kêu Hoa Kỳ thiếu sữa bột trẻ em khiến mình ngạc nhiên nên tò mò tìm hiểu vấn đề. Con cái nay lớn hết nên không để ý đến dinh dưỡng con nít như xưa. Thấy lạ lần đầu tiên nghe Hoa Kỳ  có vụ này, chỉ bị lộn xộn khi đại dịch xẩy ra.

Có một bà nào ở Texas, cần sữa bột trẻ em mà không ra, lên Gú Gồ, lập ra 1 nhóm người mẹ cần sữa. Khi vừa làm xong thủ tục các nhóm và đơn ghi cần những gì, đã có trên 200 người ghi danh, kêu gọi người Mỹ có sữa nhiều, chia với những gia đình thiếu sữa bột trẻ em. Cho thấy chúng ta sống ở thời đại mà nhân loại không còn xa xôi, họ có thể giúp đỡ nhau khi cần thiết như tường hợp này, phân phối chia xẻ các sản phẩm dinh dưỡng cho nhau.

Hoá ra cuộc khủng hoảng bột sữa cho trẻ em xẩy ra vì chính phủ. Chính phủ có chương trình dinh dưỡng giúp các bà mẹ không có sữa và trẻ em. Nhất là các bà mẹ đơn côi, ăn trợ cấp chính phủ. Hồi con mình mới ra đời, mình không biết đến chương trình này, nếu biết thì nay vẫn là kiến trúc sư thay vì làm nông dân.


Theo tin tức thì 50% tổng số bột sữa trẻ em sản xuất tại Hoa Kỳ được chính phủ mua để hổ trợ cho các bà mẹ và trẻ con vô hình trung gây ảnh hưởng rất nhiều cho thị trường sữa bột trẻ em. Người Mỹ mua sữa bột này rất đắt vì lỗi của chính phủ.

Giáo sư David Davis của đại học tiểu bang Dakota, nghiên cứu về thị trường sữa bột trẻ em từ 2 thập kỷ qua cho biết. Chính sách hổ trợ dinh dưỡng của chính phủ Hoa Kỳ, được gọi là WIC (Women, Infants and Children) là nguyên nhân của sự khủng hoảng sữa bột. Chương trình này cho tiền để mua thực phẩm và sữa bột trẻ em nghèo, cũng như thử nghiệm y tế cho phụ nữ có thai, những bà mẹ và con nít đến 5 tuổi. Mình thấy nhiều văn phòng của các chương trình này, thiên hạ bu lại đông như ruồi. Ước chi mình có căn phố cho họ mướn. Mấy cô con gái của mấy nhà thuê nhà, không chồng có con, ra đây lãnh.

Hổ trợ các bà mẹ cho con bú sữa mẹ là phần quan trọng nhất của chương trình. Nhiều gia đình gặp khó khăn về sữa cho trẻ em. Đồng chí gái không có sữa cho con bú nên phải mua sữa bột để khuấy. Bác sĩ khuyên cho con bú bằng sữa mẹ tốt hơn vì giúp hệ thống miễn nhiễm của đứa bé. Khi xưa, mình nhớ mỗi lần mấy người em khóc đêm, mẹ mình phải thức giấc, cho con bú tỏng khi bố mình thì ngủ thẳng cẳng. Khi mình có con thì đêm khuya phải thức giấc, khuấy sữa cho con. Không ní cho đồng chí gái được vì cô nàng không có sữa. Mình không có lý do nằm ngủ để vợ thức. Chán Mớ Đời 

Thời đại này phụ nữ đi làm, nên khó cho con bú sữa mẹ. Nếu mình không lầm thì nay họ cho phép cho con bú ở sở hay nơi công cộng. Chương trình WIC hổ trợ cho các gia đình có lợi tức thấp, nhiều khi chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của chương trình này để cho con trẻ uống sữa hay ăn. Vấn đề là có sự lạm dụng như các chương trình cho người cao niên.

Mình nhớ có bác kia quen mẹ vợ mình, mẹ vợ kêu về ở chung để hầu bạn. Bác này cũng xin đâu được các loại sữa Ensure, uống không hết nhưng cứ đi lấy, về kêu mình uống, hay bác ta gửi về Việt Nam. Sau này, bác đòi mình trả tiền cho bác thì mới chịu ở làm bạn với mẹ vợ nên mấy anh em mướn 2 người lo cho mẹ vợ.

Theo nghiên cứu của giáo sư Davis, từ những năm 1980 đến nay thì giá của sữa bột gia tăng nhanh hơn lạm phát. Các chương trình WIC vớt 1 phần lớn của tiền chính phủ. Nghe đâu 8 tỷ đô la hàng năm. Hiện nay, các tiểu bang đang tìm cách giảm giá của sữa bột. Theo mình thì khó vì các công ty bán sữa bột này lobby các đại biểu quốc hội.

Các WIC tại tiểu bang xin các nhà cung cấp giảm giá bột sữa thì ngược lại các công ty này đòi được độc quyền cho toàn tiểu bang. Để được công bằng, năm 1989 luật liên bang ra chỉ thị đấu thầu, các công ty đấu thầu theo cách im lặng, bỏ giá của họ trong phong bì và được mở ra trước công chúng. Ai cung cấp rẻ nhất thì được trúng thầu. Công ty trúng thầu sẽ được độc quyền cung cấp sữa bột cho toàn tiểu bang. Xin nhắc lại cho toàn tiểu bang.

Vấn đề là WIC là một chương trình lớn cho nhiều khách hàng nên các siêu thị dành các kệ để trưng bày bột sữa của công ty trúng thầu để các gia đình có phiếu tem do chính phủ cung cấp đến đổi nên không có sự cạnh tranh với sản phẩm của các công ty khác trên toàn tiểu bang. Các gia đình không nhận được sự trợ cấp của chính phủ đành phải mua bột sữa của công ty trúng thầu, không có sự lựa chọn, phản lại chủ nghĩa tự do thị trường. Mình nhớ hồi xưa, đi mua thức ăn hay bột sữa cho con, chỉ có một hiệu tên Gerber thì phải, một chi nhánh của công ty đa quốc gia Nestle nên không có sự cạnh tranh. Nay mới hiểu vấn đề. Nghiên cứu cho biết có 15% sản phẩm của các công ty khác được bán trong tiểu bang. Nguy hiểm nhất là các công ty thực phẩm chiếm lĩnh toàn quyền các sản phẩm được bán ra thị trường, không có sự cạnh tranh nên khách tiêu dùng phải trả giá cao.

Cái mất dậy là các tiểu bang hợp nhau để cho đấu thầu chung để cho rẻ như tiểu bang Washington, thuộc nhóm 24 tiểu bang để đấu thầu nên công ty Abbott thắng hết cho 24 tiểu bang, và chiếm 40% thị trường sữa bột và thức ăn cho trẻ em.


Vấn đề là các công ty cung cấp cho chính phủ lại giảm giá khá cao giúp các tiểu bang có tiền như trường hợp tiểu bang Washington được lại quả 108% khiến mình như bò đội nón. Lý do là công ty Abbott nhắm vào các gia đình không nhận được hỗ trợ từ WIC, sẽ mua các sản phẩm của họ với giá khủng. 40% trẻ em được lãnh bột sữa miễn phí, bù lại số 60% kia sẽ trả giá hơn gấp đôi để bù lại số tiền họ hỗ trợ cho chính phủ. Chính phủ tiểu bang được thêm tiền cho ngân sách tiểu bang nên ok, một hình thức tham nhũng có bài bản.

Công ty và tiểu bang nhảy Tango chung, làm tiền vui vẻ đến đầu năm nay công ty Abbott, kêu gọi thu hồi về sản phẩm của họ được sản xuất tại Sturgis, tiểu bang MIchigan vào tháng 2 vừa rồi. Nghe nói có 4 loại vi khuẩn dính vào sản phẩm, khiến 2 đứa bé tử vong. Công ty này ra mặt xin lỗi và đề xuất 5 triệu đô la để giúp các gia đình có con em bị nằm nhà thương khi uống sữa bột của họ.

Có đến 15,000 trẻ em tiêu thụ loại sữa bột của công ty Abbott tại tiểu bang này. Thế là các gia đình ngọng vì trong siêu thị chỉ có bán loại sữa bột của Abbott, mà nay lại bị thu hồi nên các quầy kệ trống trơn. Chính phủ cho phép người dân được đem hộp sữa lại siêu thị để đổi lấy tiền mặt lại,… vấn đề là nhà máy sản xuất đóng cửa nên không cho ra lò loại mới vì đang điều tra nguyên nhân.

Báo chí cho biết là thiên hạ chạy đi tìm mua sữa bột cho con, nhiều khi phải lái xe xa mấy tiếng đồng hồ.

Chính quyền Biden, tuần rồi ra lệnh, sử dụng luật Defense Production Act để gia tăng sản xuất bột sữa cho em bé. Người ta thấy máy bay quân sự từ Âu châu bay về với các lô hàng sữa bột em bé. Các bố mẹ vẫn còn chới với vì cuộc khủng hoảng chưa chấm dứt, họ vẫn tiếp tục chạy đi tìm mua sữa cho con thêm giá xăng lên như diều gặp gió.

Công ty Abbott mới thương lượng với FDA để tái sản xuất lại nhưng phải đợi 2-3 tháng mới đem lại sự quân bình.

Mình đoán là các công ty nhỏ sẽ nhân cơ hội này, lên tiếng đòi hỏi thay đổi cách mua bán, đấu thầu dành cho các công ty lớn như Abbott. May quá mình đã bán cổ phiếu của công ty này mấy năm về trước. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Làm nông bất đắc dĩ tại Cali

 Hôm kia, có tên mỹ trẻ, quen ở hội Toastmasters, email hỏi mình về ý định của hắn, muốn bán cái condo để mua một cái vườn nho nhỏ. Mình kêu không nên nhưng hắn ngoan cố, tuy biết làm vườn không làm tiền nhiều nhưng vẫn cương quyết muốn làm nông dân, thay vì làm kỹ sư. Phần này thì hắn hơi lơi khơi.

Mình làm nông dân bất đắc dĩ, còn hắn muốn làm nông dân theo thuyết lãng mạn, kiểu hoàng hậu Pháp, vợ của vua Louis 16, Marie Antoinette, muốn làm dân giả, nuôi cừu, vắt sữa để rồi lên đoạn đầu đài với chồng. Hô to khẩu hiệu hãy giữ cái đầu thẳng trên vai. Chán Mớ Đời 

Mình mua vườn bơ để chia lô để bán vì thuộc vùng thổ cư. Mình định dùng lợi nhuận của vườn để lo vụ chia lô nhưng vườn cũ nên có nhiều vấn đề cần sửa chửa. Trong khi chờ đợi thì mình phải tưới nước không cây chết. Cây chết thì phải chặt và nghiền nát để tránh hỏa hoạn nếu không lại bị hàng xóm gây phiền não vì họ sợ cháy lan đến khu nhà của họ. Họ nằm sát bên cạnh vườn mình nên rất khó mua bảo hiểm hoả hoạn. Do đó mình phải giúp họ, giữ gìn vườn tươi.

Cuối mùa bơ nên vỏ trái bắt đầu đổi màu tím. Lúc này ăn rất ngon vì có đầy đủ chất béo, cơm của trái màu vàng, rất chắc thay vì xanh xanh. Mỗi ngày mình chơi 3-6 trái. Bơ trong chợ màu tím là vì đã hái lâu rồi. Có thể mấy tháng trước khi được chuyển đến chợ từ các nước như Mễ tây Cơ hay Peru.

Vườn trên 30 năm nên phải sửa chửa khá nhiều, cập nhật hoá kỹ thuật ngày nay. Lý do chính là nước tưới, tốn tiền nhiều vì mỗi cây bơ lớn, uống trung bình 250 gallon nước mỗi tuần. Mình được thành phố giảm 50% tiền nước mà vẫn khóc. Lúc mua về, mỗi tháng mùa hè trả gần $8,000 tiền nước.

Mỗi ngày ăn 3-6 trái

Mình phải gắn đồng hồ tưới tự động. Trước đây, chủ trước, có thuê một ông thợ bán thời gian. Mỗi sáng ông ta vào vườn, tắt một hệ thống tưới và mở một hệ thống khác, xem như tưới 24/24 nên tiền nước trả như điên.

Mình gắn đồng hồ tự động tưới nên không cần lên vườn mỗi ngày. Vấn đề là hệ thống nước cũ, bị mấy con coyote cắn phá nên hay bị bể, thoát nước. Do đó mình phải lên vườn thường xuyên, đi vòng vòng xét nước bị thoát, hệ thống nước bị cắn phá, bể để sửa chửa. Mất thì giờ, không có thì giờ làm chuyện khác như tỉa nhánh cây khô để giúp mọc lại cành khác.

Một hôm tên thợ ống nước, nói với mình nên xin chính phủ Cali tiền để sửa chửa hệ thống nước khiến mình ngơ ngơ ngáo ngáo. Buồn đời, mình lên mạng kiếm thì họ cho người đến nghiên cứu vườn của mình. Lúc đó mới biết là đo áp suất, hiệu năng hệ thống tưới cây ra sao. Họ đề nghị mình nên sửa chửa này nọ.

Mình nộp đơn, tưởng là cho có lệ. Ai ngờ trúng số, chính phủ cho nhưng phải đợi đến năm sau vì quỹ năm  đó đã hết. Mình xin tiền để thay hệ thống dẫn nước từ đường cái vào vườn. Lý do là tên làm hệ thống ống nước tưới mấy chục năm trước, gắn ống nước tiêu chuẩn 25 thay vì 40 nên sau bao nhiêu năm, hay bị bể ống làm thoát nước nhiều mà lại không tưới cây gì cả.

Hôm qua, vào vườn làm lại con đường đi vào. Chính phủ cho tiền để sửa chửa lại

Thay xong phần này là mừng, mình tặng bơ khi họ đến kiểm tra xem có làm theo chương trình hay không để giao hết số tiền còn lại. Mình hỏi có chương trình nào khác. Họ nói mình có thể xin thay thế hệ thống tưới. Thế là họ gửi giấy tờ để nộp đơn. Bà rá, chính phủ lại chấp thuận nên làm lại hoàn toàn hệ thống tưới với ống nước thay vì hệ thống Drip của xứ Do Thái. Ống nước dày 40 nên coyote không biết đường mà mò đến ngưng cắn. Từ dạo đó, không còn lo vụ hệ thống nước bị cắn phá bởi coyote. Có thì giờ mới tỉa cây khô, cắt cỏ,…chăm sóc mấy cây thanh long. Năm nay thanh long ra hoa nhiều.

Tiền nước giảm độ 40% khiến mình mừng, dùng tiền đó để mượn một anh thợ 1 ngày 1 tuần. Anh ta làm cho công ty làm lại hệ thống nước cho mình. Chủ Nhật muốn làm thêm để gửi tiền về Guatemala cho vợ con đã không gặp từ 14 năm qua. Chủ của anh ta nói với mình, khó mà tìm được một người thợ như anh ta. Chịu khó, siêng năng. Nhiều khi mình không vào vườn, anh ta tự động làm những việc cần phải làm, hết việc mới về. Nhiều khi 4, 5 giờ vẫn thấy anh ta trong vườn, nhắn tin hay gọi điện thoại hỏi vài chuyện.

Thay hệ thống nước, mình gắn thêm các thiết bị đo độ ẩm, được báo cáo qua vệ tinh nên dựa vào đó mà tưới nước nên giảm được lượng nước tưới thừa. Cây bơ chỉ có rể từ 8 đến 12 inches dưới mặt đất. Trước kia mình cứ tưới nhiều, tốn nước nhưng nước chảy xuống dưới rể cây nên bù trớt. Tốn nước mà không tưới rể. Nay mình xét vệ tinh để xem độ ẩm thì ngưng hay tưới.

Dựa theo độ ẩm do vệ tinh báo cáo nên mình có thể tưới chính xác hơn, tốn ít nước, cây lá xum xuê, trái ra nhiều, khác với mọi năm. Mất mấy năm mới hoàn thiện được cái vườn. Mình muốn thằng con lo cái vườn vì có tiền hơn là đi làm cho công ty nhưng trẻ không nghĩ chuyện đó. Nó muốn làm giàu cho chủ thay vì làm giàu cho nó. Vẫn thích làm với cái chức vị Kỹ Sư. Chán Mớ Đời 

Hôm trước, cán bộ của cơ quan Cali đến vườn mình để bàn qua chương trình mà chính phủ Cali cho mình tiền để tu bổ con đường chính vào vườn và các máy đo độ ẩm. Mình tặng ông ta một bịch bơ, hỏi còn chương trình gì nữa không. Ông ta nói có, email hôm qua đơn để điền, ghi danh liền, kêu thành phần nông dân gốc á đông, thiểu số. Hy vọng kiếm được thêm tiền sửa chửa tu bổ. Thật ra mình cũng không biết chương trình cho tiền để làm gì. Cứ xin rồi sẽ biết. Cán bộ cần nông dân xin tiền để giữ công việc, mình cứ xin rồi tính sau. Nếu không xin thì năm sau, chính phủ cắt, họ ít việc làm.

Bây giờ đang xem có chương trình nào để gắn hệ thống Internet với năng lượng mặt trời để có điện trong vườn. Bác nào biết thì cho em xin. Xin cảm ơn trước. Có người muốn mua cái vườn để xây nhà nhưng mình đợi đến tháng 10, để xem thành phố có đổi zone từ R-1 (xây nhà đơn) qua xây căn hộ. Nếu họ đổi thì giá lên thì bán. Lấy tiền đi chơi với vợ.

Mình đang nhờ cô em ở Việt Nam, lo vụ hội ngộ gia đình, cho bà cụ gặp lại con cháu từ 4 phương trời tại Du bai tháng tới. Mình là nhà tài trợ hết. Thấy bảo giá là muốn xỉu nhưng để được thấy nụ cười sung sướng của mẹ thì đành chuyển ngân. Mai mốt, có tiền nhiều mà mẹ mình không đi được thì lại bắt chước các thi sĩ, đổi thiên thu đổi lấy nụ cười của mẹ.

Từ nhà em đến vườn mất 40 phút nên nhiều khi trời nóng, cần phải tưới. Em phải chạy lên vườn. Nếu có hệ thống này thì chỉ nằm nhà với vợ, mở điện thoại ra nhấn nút là tự động tưới, tự động ngừng. Xong om

Từ ngày làm nông dân bất đắc dĩ, mình đi bộ trung bình 4, 5 dậm mỗi khi lên vườn nhất là leo đồi nên sức khoẻ có vẻ khá hơn, leo núi bú xua la mua nên không biết có nên bán vườn hay không hay để tới khi nào đi hết nổi rồi bán.

Có người cho biết bơ ở Việt Nam rụng không ai thèm lượm. Bên này, làm nông, mua bảo hiểm thì cuối mùa bị lổ thì được đền. Nếu không có vụ này thì nông dân đã hoá thành người tiền sử.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Cuộc chiến Blockbuster và Netflix

 Nhớ dạo mới sang Hoa Kỳ, tên bạn người Pháp, ở chung kêu mới đi hội thảo với công ty đài truyền hình nơi hắn làm về, cho biết là trong tương lai, truyền hình sẽ bị các công ty như Blockbuster giết hết. Mình nhớ lần đầu tiên mướn video về xem là ở Paris. Một hôm, cô bạn người Mỹ kêu mướn phim James Bond về coi. Phải mướn đầu máy và cả chục phim James BOnd 007 về xem. Mệt nằm xỉu luôn.

Sau này, dọn về Cali, lập gia đình, mới tậu được cái đầu máy video để mẹ vợ xem phim bộ Hương cảng, thuyết mình tiếng Việt. Mình có một căn nhà cho thuê, suýt bị cháy rụi vì người mướn nhà, để máy quay video trong phòng rồi đi làm. Máy bị nóng, chảy ra khói bay mịt mù.

Sau đó, tậu thêm một cái đầu máy đẻ hai vợ chồng xem video, mướn của Blockbuster. Công ty này nổi lên, cho thiên hạ mướn video, đi hang cùng góc hẻm nào cũng thấy tiệm này. Cái mất dậy của công ty này là chặt tiền trễ trả video. Họ làm giàu nhờ cái này. Đến một ngày công ty Netflix ra đời và giết công ty này không thương tiếc.

Netflix được gays dwjng bow rights hai n


Nên hay không nên lấy tiền an sinh xã hội sớm

 Dạo này, đồng chí gái đang tính về hưu non vì oải quá, xì-trét với công việc. Cô nàng phân vân hỏi có nên lấy an sinh xã hội sớm như mình, khi đến tuổi 62. Mình thì cứ lấy tiền được đồng nào sớm chừng nào thì tốt chừng nấy.

Gú gồ qua kỹ thuật toán, biết rõ mình nên cứ mở Internet ra là thấy quảng cáo về các nhóm tài chánh, nói về lấy tiền an sinh xã hội. Thật ra họ nhắm vào quỹ hưu trí của thiên hạ. Ai mà có trên nữa triệu thì họ mới nói chuyện còn chỉ có độ $10,000 thì chả ai thèm đụng tới. Cứ thấy quảng cáo trên Facebook hay Twitter, các quảng cáo cho ai có trên 500,000,…

Họ dụ mình đi Seminar rồi nhử mồi, xem có tiền tỏng quỹ hưu trí trên $500,000 rồi dụ bỏ vào Annuity để mỗi năm khỏi đóng thuế trong vườn 20 năm. Khi xưa, mình hay làm kiểu này, đến khi Chán Mớ Đời với khách hàng không chịu để dành tiền và công ty  cứ bắt mình bán mấy chương trình để có huê hồng cao nên mình bỏ luôn nghề tài chánh nghiệp dư.

Đọc báo chí, mình đoán là do chính phủ xúi, khuyên người Mỹ nên lãnh sau khi 70 tuổi để lãnh được nhiều tiền. Vấn đề là nếu làm tính thì số tiền nhận được sau 70 tuổi, phải mất 10 năm mới bắt kịp những ai lãnh tiền sớm từ tuổi 62. Người sắp về hưu nên nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề này.

Có một việc chắc chắn xẩy ra trong đời mình là sẽ chết. Vấn đề là không biết lúc nào. Mình có quen một bác, về hưu vào lúc 65 tuổi thì 6 tháng sau lăn đùng ra chết. Được cái là vợ bác, lãnh được tiền hưu trí và an sinh xã hội của bác đến ngày nay sau 20 năm. Nếu không có vợ hay chồng thừa kế thì xem như mất hết số tiền đã đóng khi đi làm. Chán Mớ Đời 

Khi Hoa Kỳ ra chương trình an sinh xã hội, được xem là tiền bổ túc khi về hưu vì dạo ấy, công nhân đi làm, về hưu sẽ được công ty trả tiền hưu trí và bảo hiểm sức khoẻ. Sau này, có nhiều công ty nổi tiếng Hoa Kỳ bị phá sản vì nuôi mấy cựu nhân viên về hưu, không chịu chết sớm như Sears,.. nên chính phủ cho ra chương trình 401(k),… để cá nhân tự lo. Công ty không trả hưu trí cho nhân viên nữa ngoại trừ các công chức làm cho chính phủ liên bang, tiểu bang, thành phố,…

Vấn đề là họ không dạy hay hướng dẫn người Mỹ về tài chánh thì làm sao họ có thể đầu tư tốt được cho quỹ hưu trí. Mình  nhớ lúc mới sang Hoa Kỳ làm việc, mỗi năm, hãng cho người của công ty tài chánh đến để giải thích về 401(k), bảo hiểm sức khoẻ,… mình nghe họ nói như chuyện cõi trên, không hiểu gì nên không bỏ tiền gì cả vào các quỹ đầu tư hưu trí. Đến khi lập gia đình htif đồng chí gái mới giải thích cho mình theo kiểu bình dân học vụ.

49% người Mỹ không có tiền để dành quá $10,000 thì làm sao về già có tiền đâu mà xài. Vào các tiệm WalMart, MacDonalds,…ban đêm sẽ thấy nhiều nhân viên trên 70 tuổi đi làm, để hàng xóm không biết họ vẫn tiếp tục đi làm. Mình gặp nhiều người, cứ kể về ngày xưa, họ là giám đốc công ty này nọ nhưng về già không có tiền hưu trí.

Dạo chính phủ ra luật, thành lập quỹ an sinh xã hội, người Mỹ chết trung bình ở lứa tuổi 63.5 tuổi, nghĩa là 18 tháng trước khi nhận tiền an sinh xã hội. Ngày nay, nhờ vào thuốc men, y khoa hiện đại, người Mỹ sống đến 75 tuổi, phụ nữ thì thêm 7 năm nữa, để sám hối về những gì đã đày đoạ ông chồng chết sớm, lãnh thêm tiền an sinh xã hội của chồng, đến khi qua đời. :)

Hệ thống an sinh xã hội lấy tiền đóng của giới trẻ đang đi làm để nuôi mấy người đã về hưu trí. Vấn đề là thế hệ ngày nay, không thích đẻ, lại có đủ thứ hệ sinh lý và giới tính. Như ông hề Ricky Gervais, nói trên Netflix mà dạo này, thiên hạ chửi bới, kêu gọi Netflix bỏ chương trình này. Ông ta kêu anh muốn chuyển giới, được thiên hạ gọi là phụ nữ thì làm ơn, cắt con chim. Anh đi vào phòng thay đồ của “phụ nữ” mà cứ để con chim lăn tăn. Chán Mớ Đời 

Người Mỹ gọi là Ponzi Scheme để nhớ tới ông Ponzi, người Ý Đại Lợi. Họ sử dụng hệ thống kim tự tháp, người vô trước hưởng còn người vô sau, trễ thì cứ đóng đến khi nào không thể đóng nổi thì mọi việc xụp đỗ. Bây giờ đi làm vợ con mình đóng 6.2% lương cho an sinh xã hội, công ty đóng thêm 6.2%, xem như 12.4%. Nếu một người làm 100,000/ năm là đi đong $12,400/ năm trong vòng 35 năm, xem $434,000. Khi về hưu lãnh được $2,000/ tháng được 6 tháng thì lăn đùng ra chết. Xong om


Nếu sống thêm được 10 năm, $24,000/ năm cho 10 năm là $240,000. Chết chính phủ vẫn lời chán. Cho là ăn khoẻ, sống lành mạnh, sống thêm 20 năm khi về hưu thì lãnh được $480,000. Xem như huề vốn. 
Còn nếu suốt thời gian đi làm, thay vì đóng 12.4%, người ta dùng tiền đó để đầu tư, mua cổ phiếu với tiền lời 12% thì sẽ có bao nhiêu: sẽ có 6,645,324.79. Vâng trên 6 triệu đồng. Do đó chính phủ không bao giờ dạy học sinh, sinh viên về tài chánh đầu tư.

Làm tính để xem; một người về hưu, đại loại sẽ nhận được trung bình $1,700/ tháng ở tuổi Full Retirement Age (FRA). Họ sẽ có 3 chọn lựa sau đây:

* $1,190/ tháng ở tuổi 62

* $1,474/ tháng ở tuổi 65

* $2,108/ tháng ở tuổi 70

Lấy trễ vào tuổi 70 thì có thể nhận gần $1,000 hơn là lúc 62 tuổi. Hay 185% hơn. Ngon há.

Bạn chọn lúc nào? Để làm tính

* lấy tiền ở tuổi 62 thì xem lãnh được $14,280/ năm. Đến tuổi 70 thì nhân cho 8 năm thì lãnh tất cả $114,240

* lấy tiền ở tuổi 65 thì lãnh được $17,688/ năm hay đến 70 tuổi thì nhân cho 5, lãnh được tất cả $88,440

Chỉ có đến tuổi 80 hay 83 thì người lãnh ở tuổi 70 tuổi mới qua mặt được người người lãnh ở tuổi 62 và 65. Nên nhớ người Mỹ chết trung bình ở tuổi 75 và phụ nữ thêm 5-6 năm nữa.

Ở Hoa Kỳ, những người làm cho chính phủ, được gọi là công chức. Khi về hưu thì họ được trả tiền hưu trí từ 70% đến 90% số tiền lương cuối cùng của họ nhận được. Cộng thêm bảo hiểm sức khoẻ nên sống ung dung tự tại. Ngày nay, các công đoàn lao động te tua vì hội viên phải đi làm đóng đủ trò cho người đã về hưu nhân danh anh em thế giới đại đồng. Gần đây, họ làm om sòm ở New York, mới thành lập được công đoàn lao động của Amazon hay Apple, mình không nhớ.

Mình có vợ chồng người Mỹ hàng xóm. Bà vợ là giáo viên, ông chồng là cảnh sát. Về hưu, tà tà đi chơi mút mùa lệ thuỷ. Đau ốm có bảo hiểm nhà nước lo, loại tốt hay một cặp vợ chồng bạn hàng xóm gốc việt. Khi xưa họ làm cho bộ ngoại giao, ở ngoài quốc, không tốn tiền nhà, để đành mua nhà ở Hoa Kỳ cho thuê. Nay về hưu non sau khi làm việc cho chính phủ 25 năm, mua căn nhà gần 1 triệu, bỏ thêm nữa triệu sửa sang lại như cái đình. Sống thoải mái so với bạn bè đi làm cho tư nhân, chật vật, lo lắng bị sa thải.

Vấn đề là lấy tiền sớm ở lúc 62 tuổi thì chưa có Medicare, nên phải mua thêm bảo hiểm sức khoẻ, khá cao nhất là cho đồng chí gái. Phụ nữ đi bác sĩ đủ trò nên gái bảo hiểm sức khoẻ rất cao so với đàn ông. Mình lấy tiền an sinh xã hội khi đúng 62 tuổi, nhờ đồng chí gái còn đi làm nên ăn theo diện vợ, bảo hiểm sức khoẻ của vợ. Nay vợ về hưu sớm thì phải mua bảo hiểm sức khoẻ riêng cho 2 năm tới, còn mình thì đã có medicare.

Mình lấy tiền mỗi tháng, không cần xài bỏ Solo 401(k), được trừ thuế và mua cổ phiếu. Trung bình được 8% thì sau 8 năm khi đến tuổi 70 thì sẽ có $159,303.61 trong khi người đợi đến 70 mới bắt đầu lãnh lần đầu tiên.

Đó là chưa kể tiền hàng năm, chính phủ gia tăng thêm vì lạm phát. Mình theo chủ nghĩa tiền trong túi mình là chắc ăn, để chính phủ lo là mất hết. Chính phủ là một pháp nhân, không bao giờ làm ra tiền ngoại trừ bắt người dân đóng thuế. Họ in tiền ra, dựa vào các trái phiếu để bán cho người Mỹ hay ngoại quốc.

Lấy thí dụ: họ rao bán trái phiếu $10,000, 30 năm sau về hưu tiền sẽ lãnh là $20,000, gấp đôi tiền bỏ ra để mua trái phiếu. Xem như tiền lời 2.31% trong vòng 30 năm. Lạm phát năm nay chưa chi đã 8.6% sau 6 tháng.

Nếu lấy số tiền $10,000 bỏ vào mua cổ phiếu thay vì trái phiếu của chính phủ. Để lâu thì cứ mua đại MUtual Funds của Dow JOnes. Trung bình lên xuống nhưng cứ tính độ 12% thì sau 30 năm sẽ có $359,496.41. Nếu bỏ vào Roth-IRA thì rút ra không đóng thuế.

Tóm lại, cứ lấy tiền sớm chừng nào càng tốt vì mình không biết khi nào đi Tây phương cực lạc. Lỡ đi thì chồng hay vợ sẽ lãnh tiếp tục. Ai mà không chồng hay vợ thì nên lấy vợ trẻ hay chồng trẻ, để họ phục vụ được vài năm nhưng phải làm di chúc tước để khỏi bị lộn xộn sau này. Cứ tưởng tượng 1 người 62 tuổi lấy vợ hay chồng trẻ, 10 năm nữa qua đời. Cô vợ hay chồng trẻ sẽ tiếp tục lãnh tiền an sinh xã hội thêm 40-50 năm nữa. Xứ tư bản này sẽ dãy chết. Kinh

Có ông ca sĩ nào ở Việt Nam, lấy bà vợ có quốc tịch mỹ hơn 20, 30 tuổi đó. Không biết có thiệt hay không mà cứ nghe thiên hạ đồn đại. Chắc ông ta chỉ nghĩ đến có giấy tờ hạ cánh an toàn sau này. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Nên hay không nên cho mượn tiền?

Mình có kể vụ của chìm của nổi. Muốn sử dụng của chìm thì nên mượn cái nợ HELOC (home equity line of Credit) trên căn nhà mình đang ở, nhằm gặp trường hợp khẩn cấp, cần tiền để chi tiêu khi bị ốm đau, thất nghiệp. Về già muốn đi chơi, du lịch, không có tiền thì cho thiên hạ mượn tiền, lấy lời. Cho thiên hạ vay lấy 12%, trả ngân hàng 6%, lấy tiền lời 6% để đi chơi. 

Thí dụ: mượn ngân hàng $100,000 để cho vay trong vòng 1 năm. Không bao giờ cho vay lâu hơn 1 năm. Ngân hàng lấy của mình 6% hay $6,000/ năm, mình cho vay 12% được $12,000. Mình trả tiền lời cho ngân hàng $6,000, còn $6,000 mình đi chơi, đi du thuyền mấy lần vào những lúc ít ai đi. Hình như người Việt gọi là mượn đầu heo nấu cháo.

Đừng bao giờ tự đứng ra cho mượn tiền cả. Nhờ một người có bằng địa ốc làm,  họ có bằng để tránh lộn xộn. Người mượn tiền trả họ huê hồng 2%. Thí dụ họ mượn số tiền $100,000, mình đưa cho họ $98,000, và đưa người làm giấy tờ  $2,000.

Hôm kia, mình nhận nhắn tin của chị quen, chuyên gia mượn nợ dùm thiên hạ, ăn Huê Hồng. Chị ta kêu vợ chồng mượn tiền năm ngoái, tuần rồi đã tái tài trợ căn nhà của họ, đã trả dứt nợ mình. Nay muốn mượn lại tiền của mình. Họ còn bồi một chi tiết là trả lại số tiền 5 tháng tiền lời, mà họ bắt buộc phải trả khi tái tài trợ lại căn nhà.

Mình đưa cho thằng con xem, hỏi nó có nên cho mượn tiền hay không, dù mình đã trả lời cho người ta là ‘Không” vì thấy không ổn trên giấy tờ họ đưa. Mình tập thằng con, điều nghiên để nó học tập một tí. Cuối cùng thằng con đưa đến kết luận: Không.

Salvador Dali

Họ muốn mượn $275,000 để mua thêm một tiệm UPS khiến mình hơi lo. Họ đòi mình trừ lại số tiền họ đã phải trả khi tái tài trợ lại căn nhà của họ. Nếu thấy hợp lý thì mình sẽ mượn đầu heo HELOC số tiền này để cho họ mượn như trước hay lấy quỹ hưu trí ROTH-IRA cho mượn, không phải đóng thuế trên tiền lời. Để giải thích vấn đề.

Tháng 11 năm ngoái, mình cho họ vay $125,000, với tiền lời 12%, xem như một tháng họ trả $1,250 hay $15,000/ năm. Họ đã trả 7 tháng tiền lời ($8,750) thì tái tài trợ nợ chính của căn nhà của họ. Khi tái tài trợ thì sẽ phải trả cái nợ chính, nợ thứ nhì họ mượn của mình sẽ trở thành nợ thứ nhất nên ngân hàng không chịu. Họ muốn nợ của họ đứng đầu để lỡ người mượn không trả được thì họ làm giấy tờ ra toà, tịch thâu căn nhà, bán đi để lấy lại vốn và lời. Do đó họ bắt buộc chủ nhà phải trả cái nợ của mình. 

Trong giấy nợ mình có đề điều khoản là nếu họ trả sớm thì phải trả hoàn toàn 12 tháng tiền lời. Nghĩa là tổng cộng $15,000. Họ đã trả trước $8,750, nay còn thiếu $6,250 cho đủ 1 năm.

Lý do mình phải ghi điều khoản này trong giấy nợ. Sau khi mượn được tiền của mình, họ kiếm ai cho họ mượn tiền với tiền lời thấp hơn 12%, họ sẽ mượn và trả tiền nợ cho mình, để bớt tiền lời. Mình bù trớt. Do đó các nợ thường có đoạn đề Penalty nếu trả sớm. Mình mua nhà do chủ nhà vay lại, họ đều đề phải bù cho họ một số tiền để tránh bị đóng thuế sớm.

Nay họ muốn mượn thêm $275,000, cấn vào một căn nhà khác của họ. Tiền lời 12% hay là trả $2,750/ tháng hay $33,000/ năm. Họ muốn mình khấu trừ lại số tiền $6,250 xem như mình chỉ lấy $33,000 - $6,250 = $26,750 cho 12 tháng. Hay tiền lời là 10%. Trả tiền lời cho ngân hàng là 6%, chỉ có 4% mà bị mất ngủ vì địa ốc đang đứng, với tin tức kinh tế suy thoái toàn cầu. 

Ngay bên Âu châu, nay họ tăng tiền lời lên sau mấy chục năm với tiền lời thấp. Kinh tế Hoa Kỳ giảm từ đầu năm đến giờ, lạm phát,… các nhà đầu tư bắt đầu bán cổ phiếu vì NASDAQ xuống 30% từ đầu năm. Họ chỉ đợi cuối tháng 7 này là xụp tiệm để mua lại. Mình bán hết cổ phiếu, chỉ giữ các cổ phiếu công ty  dầu khí, lên như điên từ khi ông Biden lên.

Nghe họ ra điều kiện này thì không cần xét căn nhà, mình từ chối ngay. Đang có $6,250 trong mồm, nay phải nhả ra. Người mượn tiền không khôn lắm. Khi mượn tiền gấp của người ta để đầu tư vào một việc để sinh ra lợi tức cho mình thì phải cảm ơn, sẵn sàng chấp nhận bỏ con cá nhỏ để bắt được con cá lớn. Đây họ tiếc chút tiền nên khó mà mượn tiền. Cũng nói lên khả thi, họ đang gặp khó khăn về tài chánh nhất là thời buổi này, mở thêm mấy tiệm UPS trong vòng mấy tháng. Chán Mớ Đời 

Họ mua căn nhà này 2 năm về trước với giá $569,000. Nợ chính là $390,586. Nếu họ mượn thêm của mình $275,000 thì xem như họ nợ tổng cộng $665,586, hơn cả số nhà của họ mua, xem như họ đã lấy vốn lại. Lỡ có chuyện gì thì họ xù. mình sẽ hát nức nở đừng bỏ em một mình, nợ nhiều quá nợ nhiều quá.

Thị trường địa ốc Cali hiện tại đang đứng. Tổng thống Hoa Kỳ kêu từ ngày ông ta nhậm chức đến nay, người Mỹ để dành rất nhiều tiền, sống hạnh phúc hơn,…  mình chỉ biết trước khi ông ta lên thì giá một gallon xăng là $4 nay trên $6, xem như lên 50%. Đỗ bình xăng mỗi tuần, tốn trên $100, trước kia chỉ có $50.

Trước đây, nhà chưa bỏ lên mạng đã có 3, 4 cái offer, nay để cả tháng chả có thằng tây nào rờ. Gần nhà mình thấy có căn nhà để giá bán, mấy tuần nay. Mấy tháng trước, thấy để bảng “SOLD” trong vòng 24 tiếng, nay chỉ biết ngáp ruồi như đàn bà ế chồng. Lúc còn thanh xuân thì trai mò tới nhà, đánh nhau trước cửa nhà. Nay ngồi nhìn qua cửa sổ để khóc cho vơi đi những cuộc tình.

Tiền lời lên nên tự dưng người Mỹ phải trả thêm 30-40% tiền nhà thì ai chịu mua, phải đợi. Họ không hiểu nhiều về tài chánh nên cứ để ngân hàng trả tiền thuế và bảo hiểm cho họ. Do đó họ trả đắt hơn là nếu họ tự trả thuế điền Trạch và bảo hiểm hoả hoạn.

Nhà họ trả tổng cộng $2,896/ tháng, cho thuê độ $3,000. Nếu họ mượn tiền của mình thì phải trả thêm $2,750, xem như mỗi tháng họ phải bù vào $2,500. Trong giấy tờ ngân hàng mà họ gửi cho mình đã thấy họ bị trễ tháng vừa rồi. Tháng này họ phải trả 2 tháng cộng tiền phạt đâu $150. Mình đoán họ tái tài trợ lại căn nhà, để trả cái nợ cho mình và còn chút đỉnh trả tiền căn nhà kia. Giá nhà có thể là $750,000. Nếu giá nhà xuống $600,000 vào năm tới thì họ sẽ bỏ của, chạy lấy người. Mình sẽ mãi mãi là người đến sau. Nợ trước ($390,000) sẽ xiết nhà của họ, mình sẽ không có đồng xu nào cả. Khi ngân hàng (nợ nhất) xiết nhà thì mấy cái nợ sau họ xem như bị xoá hết, nếu họ bán lại căn nhà giá cao hơn số tiền chủ nhà nợ họ thì sẽ đưa cho mình. Khó lắm.

Ăn chắc mặc bền, mình từ chối cho xong. Nếu họ bán thì mình mua với điều kiện tiếp tục trả cái nợ của họ. Nói chi ngay cái nhà cũng xa lắc xa lơ nên cũng không ham. Cứ đợi, sang năm, tha hồ mua nhà. Qua năm mình sẽ liên lạc họ, có muốn bán nhà hay không vì mình chắc chắn là họ sẽ bị trễ, chỉ mua với tiền nợ của họ $390,000. Xong om

Hôm qua, mới đọc về suy thoái kinh tế Hoa Kỳ từ xưa đến nay. Cho thấy ngoại trừ thời Great Depression, thường thị trường chứng khoán xuống chỉ có 8 tháng. Chỉ có năm 2008 là kéo dài đến 1 năm rưỡi. Họ cho biết là trong thời suy thoái, người Mỹ vẫn uống rượu bia nên họ khuyên nên mua cổ phiếu của một công ty bán bia nổi tiếng Hoa Kỳ. Càng suy thoái, người Mỹ càng uống bia rượu nhiều.

Dạo này, mình chuyển quỹ hưu trí của vợ qua các Funds dễ thở. Trước khi ông Biden lên thì mình đã nghe lời tin tức của những tập đoàn tài chánh mình mua hàng tháng, mua mấy cổ phiếu của các công ty dầu xăng. Nay lên như điên. Có nhiều tập đoàn nghiên cứu tài chánh, mình phải mua tin tức hàng năm của họ. Họ cố vấn cho mình nên mua hay bán. Khi xưa, mình hà tiện không mua nhưng ngày này, chịu khó bỏ mấy ngàn mỗi năm để mua thì số tiền quỹ hưu trí khá lên.

Không rành thì kiếm mấy tên chuyên nghiên cứu rồi mua cho khoẻ đời. Nói cho ngay, cũng có khi họ tính sai, được cái là họ cho mình biết ngay, bán liền để khỏi bị lỗ nhiều.

Mình mới nghe chị bạn kêu là bà chủ đã mượn tiền được từ một người khác. Mình chúc mừng bà ta.

Có người kêu mình cho vay cắt cổ với 12%. Thật ra giới đi mua nhà để bán lại, đều mượn tiền kiểu này cả. Mình không phải Flipper nên không mượn thôi. Tên mua mấy căn nhà của mình vừa rồi, đều mượn tiền kiểu này nhưng họ chỉ cho vay 50% giá thị trường.

Ở Hoa Kỳ, các công ty tín dụng ứng trước cho mình 30 ngày để trả, xem như là họ cho vay 30 ngày lấy tiền lời lên đến 24% mức luật cho phép nếu không sẽ bị phạt qua luật “Usuary”.

Nợ có hai loại: Nợ Tốt và Nợ Xấu. Nợ Tốt là mình mượn để làm ra tiền còn Nợ Xấu, mình mượn để đánh bài hay tiêu xài, không có lợi nhuận để trả lại.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Ukraine sau 100 ngày khói lửa

 Leo núi 7 ngày không có Internet, vừa hạ sơn, về khách sạn tắm sau 7 ngày theo biên chế không tắm. Tắm xong, mở Internet, các tin tức ào ào xuất hiện khiến mình thì thất kinh. Trước khi leo núi, nghe nói quân đội Ukraine đang tái chiếm lại đất bị quân đội Nga xâm chiếm như Mua Hè Đỏ Lửa, khiến ai nấy hồ gởi, nay thì tình hình có vẻ oải, chậm lại. Thiên hạ kêu chưa nhận được vũ khí của NATO,… 

Mình đoán chắc có nhiều nguyên nhân khác, truyền thông không nói thật. Khi đi học về thương lượng, người ta giải thích, đừng bao giờ tin đối phương cả. Họ luôn luôn giải thích để che đậy sự thật. Do đó phải tìm kiếm, hỏi họ từ từ để rõ thêm lý do họ muốn bán nhà. Mình gặp nhiều người sắp bị ngân hàng tịch thâu nhà mà cứ bô bô kêu muốn bán nhà này để mua căn nhà to rộng hơn,… người ta luôn luôn dấu nguyên nhân chính, chỉ đưa ra một nguyên do khác khả thi.

Họ cứ tung tin mấy ông già như Kissinger kêu này nọ, chia đất cho Putin, rào đón dân tình. Mình tưởng ông thần này đã qua đời, không ngờ ông ta còn sống. Thường thường mấy người như ông này sống dai, người Việt căm thù ông ta vì đã bán đứng miền Nam. Tương tự, ông tổng thống tây mới được tái đắc cử, kêu điện thoại với ông Putin để kêu gọi đàm phán… các công ty mỹ lớn như MacDonalds mà rút lui khỏi Nga Sô thì mình đoán là tình hình khó khăn hơn, không ai bỏ tiền tỷ lợi nhuận. Có lẻ chính phủ Hoa Kỳ đã cho họ biết về chính sách của Hoa Kỳ trong tương lai nên họ mới rút khỏi Nga Sô.

Nếu mình không lầm, xứ Nga Sô có diện tích đất lớn nhất thế giới, lại ít dân, đâu độ 100 triệu người. Mình có xem một phim tài liệu về Nga Sô, thấy người Nga phải mướn người Tàu qua mấy vùng mà Nga Sô chiếm đất của họ khi xưa, vùng Mãn Châu để cày cấy. Dân Nga Sô ít mà lại không muốn về mấy vùng này làm ăn. Họ chỉ muốn tập trung các vùng phía Tây, hướng Âu Châu. Nên không hiểu họ đi chiếm thêm đất của Ukraine để làm gì, nhất là pháo kích và thả bom tiêu huỷ hết. Nay mai chiến sự ngưng, họ lấy tiền của mấy ông tỷ phú Nga, đã bị các nước âu châu khoá sổ, để trả nợ cho Ukraine. Chán Mớ Đời 

Cuộc chiến này tương tự như năm 1979, Đặng Tiểu Bình xua quân qua biên giới Việt-Trung khi quân đội chính quy, thiện chiến của Hà Nội đang ở bên Cao Miên, đánh nhau với Khờ Me Đỏ. Không ngờ các sư đoàn trừ bị của Hà Nội, lại đánh te tua quân đội Trung Cộng nên họ Đặng cho rút về, kêu đã dạy cho Hà Nội một bài học. Đặng Tiểu BÌnh thấy rõ quân đội mình bị lạc hậu với vũ khí và chiến lược. Bộ đội Hà Nội được huấn luyện chiếm đánh miền nam theo quân đội Liên Xô.

Nay quân đội Putin bị đánh te tua ở chiến trường Ukraine, vấn đề là họ Putin, không chịu tuyên bố đã dạy cho Ukraine mọt bài học rồi rút về. Cứ tiếp tục nướng quân. Quân đội Ukraine đã được huấn luyện bởi NATO từ năm 2014, đã từ bỏ cách đánh của Liên Xô cũ.

Có lẻ Ukraine không muốn làm chư hầu cho Nga Sô, nên họ Putin mới đem quân đánh để doạ các chư hầu khác phải phục tùng. Nói chuyện với mấy người từng sống tại Ukraine và Nga Sô thì họ cho biết người dân Ukraine, thà chết, không muốn trở lại thời Liên Xô, bị trấn áp mấy chục năm. Họ đã hưởng chút không khí tự do thì nên thà chết, không muốn con cháu họ sẽ sống như họ ngày xưa dưới thời Liên Xô. Có một anh quen, gốc Việt, nhưng khi xưa đã du học tại và sinh sống tại Ukraine. Nay là công dân Hoa Kỳ, nhưng khi chiến sự xẩy ra, con anh ta, sinh tại Ukraine, đòi về lại Ukraine để chiến đấu.

Cứ lấy xứ Ba Lan, họ theo chế độ tư bản nay giàu có khác xa với các chư hầu của Liên Xô gần đấy. Đàn anh nước lớn bên cạnh thì phải khúm núm, làm chư hầu. Khi xưa, đi học, thường có mấy tên to con hay ăn hiếp đám nhỏ con. Bọn nhỏ con có hai lựa chọn, bị ăn đòn hay làm tay sai cho mấy tên này sai vặt.

Mình đoán trong cuộc chiến này, chỉ có Hoa Kỳ và Anh quốc được lợi nhiều nhất nên họ hồ hởi giúp Ukraine. Có anh bạn làm về quốc phòng, kể các công ty ở Cali chế tạo vũ khí, làm 24/24 để sản xuất các mặt hàng đang cần thêm các nước khác, đặt hàng mua gấp. Hôm nay, xem trên YouTube các phản lực cơ và trực thăng của Nga Sô bị Stinger bắn hạ kinh hoàng. Mọi việc xẩy ra nhanh hơn gấp 10 lần Mậu Thân mà mình đã chứng kiến các vụ oanh tạc. Các khu trực Skyraiders bay thấp và chậm, dội bom trên Số 4.

Tưởng tượng, mỗi nước sau này, cứ đặt hàng mua F35 hay F15 của Mỹ là thoải mái rồi. Mỗi nước xin mua chừng 1 tá rồi trực thăng, thiết giáp, quân xa,… Hoa Kỳ viện trợ đâu 44 tỷ mỹ kim cho Ukraine. Toàn là súng ống, để thử nghiệm, cho thế giới xem rồi đặt hàng. Súng ống của ông Nga bây giờ thiên hạ hết dám đòi mua, dám huỷ bỏ đơn đặt hàng. Mình đọc đâu đó lâu rồi, Hoa Kỳ đang huấn luyện phi công từ Hà Nội sang. Không biết họ mua máy bay gì của Hoa Kỳ, thời Obama.

Quốc hội Đức quốc sẽ phê chuẩn cho xứ này mua 50 chiếc Chinook 47 của Hoa Kỳ thay vì Sikorsky cho quân đội họ. Truyền thông đang phủ đầu dân Đức, không có dầu khí của nga sô thì mùa đông năm nay sẽ mệt. Ở Hoa Kỳ, ông thượng nghị sĩ Rand Paul, không chịu ký gói quỹ viện trợ cho Ukraine, lấy lý do là không muốn người Mỹ phải bị đánh thuế. Lúc đầu thì hồ hởi nhưng khi đụng đến hồ bao của họ thì người dân sẽ kệ dân Ukraine. Đánh thắng thì họ hoan hô, còn kêu họ đóng góp thì adios amigos.

Mấy nước giữ vị thế trung lập như Phần Lan, Thuỵ Điển, nay xin gia nhập Khối Liên Minh BẮc Bắc Đại Tây Dương. Ông thần Putin, chơi kiểu Hitler khi xưa, bắn phá vô tội vạ khiến các nước xung quanh hoảng tiều, còn mấy nước như Pháp và Đức thì hơi xa nên cứ khập khểnh.

Dần dần họ dẹp 3 anh Đức, Ý Đại Lợi, và Tây qua một bên, các nước xung quanh Nga Sô mua súng ống, phi cơ của Hoa Kỳ. Không bán được súng ống để thiên hạ giết nhau thì 3 ông tây giàu mạnh nhất âu châu sẽ có vấn đề kinh tế. Thiên hạ sẽ bớt mua đồ của họ sản xuất như máy móc, xe hơi vì nghĩ họ không chơi đẹp với Ukraine. Xong om

Nội Hoa Kỳ bán súng ống, phản lực cơ chiến đấu cho mấy chục nước ở âu châu là đủ giàu. Có lần trong buổi họp của Toastmasters, người ta hỏi mình có tin ngày nào đó không có chiến tranh. Mình nói không bao giờ, ngoại trừ các nước phải huỷ bỏ, đóng cửa ngành kỹ nghệ chiến tranh. Sản xuất vũ khí thì cần phải có chiến tranh để các ông tướng khắp thế giới quan sát để mua.

Mình đọc đâu đó, Ba LAn chê phi cơ Rafale của pháp, muốn tặng phản lực cơ chiến đấu của Nga Sô cho Ukraine để mua F35 của Hoa Kỳ,… hình như báo Le Monde. Anh Tây, anh Đức không bán được vũ khí nên mới ra trò kêu hoà giải. Dạo mấy anh Tây này đánh Khadafi te tua, bán vũ khí cho dân trong vùng này nhiều thì không thấy nói đến hoà giải, đến khi Khadafi bị dân quân, kéo ra trong mấy ống cống thì mới hoan hô, kêu này nọ. Nay nước này te tua, đổ nát hết. Dân tình chống phá nhau cứ như Iraq hay Nam Tư sau khi Sadam, Tito băng hà.

Ông Sarkosy giác ngộ cách mạng vụ ông ta ra lệnh đánh vào Libya và Syria, gây tan nát mấy xứ này nên xé lẻ, tìm cách hoà giải khiến Hoa Kỳ bực mình, ủng hộ Francois Hollande đắc cử, cho anh Sarkosy ra rìa, lại bị kiện tụng gì đó.

Mình đọc tin tức ngoài lề thì họ cho biết Ukraine bị Nga Sô vớt mất 150 tấn Plutonium vào những ngày đầu của cuộc chiếm đất Ukraine. Lực lượng đặc biệt Ukraine tìm cách ngăn chận nhưng thất bại. Lý do là 1 gramme plutonium, giá từ $5,000 đến $10,000, xem như 150 tỷ đô-la. 

Có thể là Hoa Kỳ đã chuẩn bị cuộc chiến này từ lâu, khi cố Thượng nghị sĩ McCain viếng thăm xứ này sau khi Nga Sô tiến chiếm lần đầu năm 2014. Hoa Kỳ bắt đầu huấn luyện quân đội Ukraine từ đó…. Không biết có đúng hay không hay là phản tuyên truyền. Họ cho biết Hoa Kỳ tìm cách ly gián Nga Sô và Trung Cộng. Qua vụ này, Nga Sô hết dám tin vào anh ba tàu.

Ông Grossi đặt câu hỏi là Ukraine ký hiệp ước từ bỏ vũ khí hạt nhân nhưng lại còn rất nhiều plutonium 
Christopher Heinz là con riêng của vợ của cựu ngoại trưởng Kelly, từng tham chiến tại Việt Nam. Giới truyền thông chỉ cho chúng ta biết những tin tức họ muốn mình tin, còn sự thật thì không bao giờ. Có lẻ vì lý do này mà nga sô chiếm đóng 1 phần Ukraine năm 2014.

Cái mất dạy của người tây phương là cứ đâm bị thóc, thọc bị gạo ở các nước khác, để họ tranh chấp, bắn nhau để họ bán súng ống, vũ khí, máy bay thay vì dùng tiền đó để phát triển kinh tế. Nhớ dạo mình mới sang Cali, tổng thống Reagan, thương lượng với Gorbachov nên không cần vũ khí nhiều nữa. Các công ty làm về quốc phòng ở Cali, sa thãi kỹ sư đầy đường. Mấy người này, trước đây chạy xe xịn, ở nhà cao nay phải bỏ của chạy lấy người. Kinh tế Cali te tua chưa bao giờ thấy. Nhà cửa xuống đến 30-40% thời thịnh.

Thiên hạ cho mình tên của ông này, và trương mục ở Kiev rồi gửi tiền cho ông ta. Thấy ông ta viết bằng tiếng Ukraine, chụp hình với logo của Mục Vụ Không Biên Giới. Mình chả hiểu phải nhờ gú gồ dịch và thiên hạ ở Ukraine dịch.

Có đài truyền hình địa phương muốn đi qua Ukraine để làm phóng sự 1 tháng, nhờ mình giới thiệu mấy người quen tại Ukraine. Mình không biết mấy người này. Khi chiến tranh nổi lên thì tỵ nạn đầy, Mục Vụ Không Biên Giới nhờ mình gửi tiền qua cho mấy người này ở Ukraine, để họ mua lương thực giúp người tỵ nạn. Ngoài ra mình không biết họ là ai. Họ viết tiếng Ukraine, lại phải nhờ người ta dịch lại.

Nói chuyện mới khám phá ra cộng đồng người Việt tại Ukraine có độ 10,000 người, đa số đi từ miền Bắc. Người Việt tại đây buôn bán nhiều hơn làm công nên tương đối có đời sống tốt, ít ai muốn về lại Việt Nam. Người nào khá, triệu Phú đều làm EB-5, chạy qua Hoa Kỳ, vào công dân mỹ nhưng vẫn giữ công ty làm ăn ở Ukraine. Đi đi về về.

Nay chiến tranh xảy ra, Hà Nội ủng hộ phe Putin nhưng cộng đồng người Việt tại đây lại ghét xu thế này. Họ đang sống yên ổn, làm giàu nhờ buôn bán nay bị Nga Sô nhảy vào bắn phá. Không khéo Hà Nội lại mất cộng đồng người Việt tại Ukraine. Có thể các cộng đồng người Việt tại các nước Đông Âu cũ luôn vì người Việt sống tại các nước này thì chống Putin, vì quyền lợi của họ. Nghe kể; họ nói chuyện với gia đình tại Việt Nam, theo Putin thì họ kêu từ luôn, không gửi tiền về nữa.

Khác với người Việt tại miền Nam, nhất là dân miền bắc, được rèn luyện từ lâu về người anh cả Nga Sô. Chỉ có người Việt ra khỏi Việt Nam, sống tại nước sở tại lâu ngày thì mới so sánh được những gì đã được huấn luyện, tuyên truyền với những gì đang sống thật sự tại xứ người.

Cộng đồng người Việt, đi từ bắc việt ở Đức quốc và Pháp quốc thì chắc không vì họ quen theo tinh thần của chính phủ của hai nước này. Không sợ anh Nga Sô vì ở quá xa, theo chủ nghĩa thực tiễn.

Khi chiến sự xảy ra thì một số người Việt tại Ukraine, chạy qua Liên Hiệp Âu Châu. Khi xưa, muốn qua rất khó khăn, có người phải trả tiền, đi chui. Nay thì chỉ cần đưa hộ chiếu Việt Nam, qua Ba Lan hay các nước xung quanh là được tiếp đón nồng hậu, ăn tiền trợ cấp, sướng không gì bằng. 

Vấn đề ngày nay, hay khi hòa bình, họ muốn về lại Ukraine vì cơ sở làm ăn thì kẹt vấn đề là Ukraine, cấm đàn ông con trai trong tuổi quân dịch không được ra khỏi nước. Cho nên trong tương lai khá mệt vì khi Ukraine cần anh thì anh bỏ trốn, khi hoà bình được tái lập thì anh về ăn trên đầu dân Ukraine. Ăn cây nào rào cây nấy. Hình ảnh các bà hay thiếu nữ Ukraine, cầm súng chống lại quân xâm lược, được đưa trên báo chí lúc chiến sự xẩy ra.

Nghe kể có ông đại gia nào gốc Việt, giàu lên từ Ukraine, gửi máy bay để chở người Việt về Hà Nội. Nay mấy người này lại chới với vì xin giấy tờ cho con đi học đủ trò ở Hà Nội khá châm, trong khi mấy người không lên máy bay, di tản qua Âu châu thì được lãnh trợ cấp đủ trò. Sau này, muốn xin qua lại Ukraine chắc khó vì đã bỏ xứ cưu mang họ mà đi khi có nạn. Cho nên khó đoán được tương lai. Như mấy người vượt biển kêu bạn bè tui ở lại Việt Nam, nay giàu có, còn tui thì lao động ngày đêm.

Mình theo dõi trên mạng có mấy nhóm người Việt, chở lương thực, thuốc men, từ Ba Lan qua Ukraine để tiếp tế cho nạn nhân chiến tranh bên đó. Rất khâm phục họ. Chạy xe giữa đường có thể bị bom Nga Sô thả hay bắn banh ta lông. Thiên hạ hỏi mình muốn đi chung không thì mình nói Không. Mình không thích chiến tranh. Khi nào hoà bình rồi thì có thể sẽ qua đó chơi một chuyến.

Còn hiện nay thì lo làm vườn, leo núi Whitney 2 tuần nữa và Kilimanjaro 3 tháng sau. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn