Đóng thuế khi về hưu

 Đồng chí gái đang chuẩn bị về hưu nên mình đọc thêm tin tức về đóng thuế lợi tức ra sao nên ghi lại đây để ai biết rõ hơn, cho mình ý kiến để binh đời cao niên già khụ. Hôm qua, có anh người Việt sẽ leo núi Kilimanjaro với mình, nhắn tin hỏi có muốn đi SOn Doong ở Việt Nam với anh ta vào năm tới. Mình nhất trí. Anh ta kêu 20 năm qua đi leo núi chỉ một mình, nay có mình đi theo nên vui lắm. Đi cho tới khi nào hết leo nổi.

Khi về hưu thì chúng ta không còn lĩnh lương theo diện “active income”, lợi nhuận tích cực nên bị đánh thuế khác vì chỉ dùng tiền trong quỹ hưu trí (401k, IRA, ROth-IRA, ..) và an sinh xã hội mà mình đã đóng trong thời gian đi làm 6.2% và công ty cũng đóng 6.2% cho mình, xem như 12.4% trong suốt thời gian mình đi làm.

Khi về hưu, không còn làm ra tiền hàng ngày nên người ta phải thay đổi lối sống, suy nghĩ đến cuộc sống của mình, hạn chế chi tiêu hay muốn đi chơi, du lịch, bú xua la mua. Nhiều khi không đủ tiền nên có nhiều người dọn đi xứ khác để ở. Có người thích á châu thì dọn về Thái Lan, Mã Lai Á hay về các nước Nam Mỹ như Peru, Ecuador,.. hay Bồ Đào Nha rẻ nhất âu châu với ngân sách hàng tháng độ $2,000 là có thể sống thoải mái. Còn không thì phải tiếp tục đi làm bán thời gian, các công việc vớ vẩn.

Đồng chí gái không biết gì cả về việc chi tiêu trong nhà, nay chuẩn bị về hưu sớm nên mình bắt đầu bồi dưỡng cho cô nàng về các chi tiêu hàng tháng cho gia đình. Nào là tiền nhà trả cho ngân hàng, tiền thuế nhà đất, tiền bảo hiểm, tiền bảo hiểm sức khoẻ, lạm phát, thuế và các linh tinh khác.

Do đó, gầy dựng và nuôi một quỹ hưu trí để chúng ta có thể sống thoải mái khi hưu trí là công việc khó nhất của đời người, nhất là khi chúng ta có những việc phải giải quyết, chọn lựa.

Hôm trước, ở đài truyền hình Little Sàigòn, trong lúc lên hình, chị phỏng vấn mình về Heloc (home equity line of Credit), cho biết là người Việt mình mất nhà rất nhiều khi giúp con ăn học đại học. Họ không hiểu về tài chánh nên mượn tiền này ra để trả tiền cho con đi học đại học vì sợ con mắc nợ.


Khi con mình đi học, mình để chúng mượn tiền vì chúng chỉ trả tiền sau khi tốt nghiệp, trong khi mình mượn tiền cho chúng đi học thì sẽ phải trả ngay hàng năm. Nếu thương con thì đợi chúng ra trường rồi tái tài trợ lại căn nhà để trả nợ ngay cho chúng vì trong 4 năm đại học, giá nhà có thể gia tăng. Do đó người Mỹ hay mua một căn hộ gần trường, đứng tên con để chúng đi học, cho thuê mấy phòng khác để trả tiền ngân hàng. Sau 4 năm, chúng tốt nghiệp thì chỉ việc bán căn hộ, tiền lời dùng để trả món nợ mượn đi học. Không phải đóng thuế vì con mình làm chủ.

Có chị bạn kể; người chị thương con, rút tiền quỹ hưu trí để trả cho con đi học. Rút tiền thì lợi tức cao hơn thì phải đống thuế cao hơn. Nay về già không có tiền hưu trí. Con gái lấy chồng mỹ, kêu mẹ nói anh ngữ khó nghe. Chị bạn tức kêu là nó lấy mỹ trắng nên tưởng là mỹ trắng luôn, chê bai mẹ nó lo làm nail nuôi nó. Chán Mớ Đời 

Đa số người Mỹ có tiền hưu trí qua tiền để dành và đầu tư, an sinh xã hội,.. cái mất dậy ở Hoa Kỳ là có nhiều loại thuế tuỳ theo các chương trình hưu trí của mình. Do đó chúng phải điều nghiên kỷ lưỡng để hạn chế số tiền bị đánh thuế. Tốt nhất là có một chiến lược rút tiền từ các quỹ này để giảm thiểu thuế, và không đóng thuế. Sau đây là những tiền hưu trí bị đóng thuế:

* Quỹ hưu trí chính như 401(k), 403(b), IRA và SEP IRA có nhiều điểm lợi cho thuế vụ. Khi chúng ta bỏ vào thì được trừ vào lợi tức khi đi làm nên giảm thuế lợi tức vào lúc ấy. Chúng ta đầu tư vào các cổ phiếu, mutual funds hay trái phiếu,…thì không bị đóng thuế. Vì lý do nào đó chúng ta rút ra trước 59.5 tuổi thì sẽ bị phạt 10%. Khi về hưu chúng ta phải rút ra xài thì bị đóng thuế theo lợi tức. Nếu chúng ta không rút ra thì đến 70.5 tuổi thì sẽ bị phạt vì chính phủ muốn mình đóng thuế. Chán Mớ Đời 

* Lương hưu (pension): đa số là do chủ trả trước khi đóng thuế. Nếu chúng ta may mắn được cái quỹ này thì sẽ đóng thuế theo như lợi tức thường. Nếu lấy ra nhiều thì sẽ bị đánh thuế cao tuỳ theo số tiền rút ra.

* Trương mục đầu tư thường (brokerage accounts): nếu chúng ta mua cổ phiếu, trái phiếu hay mutual funds bằng tiền đã bị đánh thuế và để hơn 1 năm thì sẽ bị đánh thuế theo tiêu chuẩn lãi vốn “capital gains”, tuỳ trường hợp 0%, 15% hay 20%. Thí dụ: nếu lợi tức mình dưới $41,675 cho độc thân hay $83,350 cho cặp vợ chồng thì năm nay sẽ không bị đánh thuế trên lãi vốn của mình. Nếu chúng ta rút ra trước 1 năm thì sẽ bị đánh thuế lợi tức thường.

* tiền an sinh xã hội: 60% người Mỹ không có tiền để dành trên $10,000 nên khi về hưu, họ chỉ dựa vào tiền an sinh xã hội. Vấn đề là tiền an sinh xã hội rất ít. Nếu ai may mắn đã trả hết nợ ngân hàng, sở hữu chủ căn nhà của mình thì đáng mừng. Có xe cũ đã trả hết thì càng tốt nhưng phải đóng tiền bảo hiểm, đủ trò. Ai bệnh tật thì cứ tính độ $600/ tháng tiền thuốc men dù có Medicare,…

Tiền an sinh xã hội nhận được sẽ bị đánh thuế tư 0% đến 85%, xem như tối thiểu có 15% số tiền nhận được không bị đánh thuế. Năm nay thì phân nữa tiền nhận được hàng năm sẽ bị đánh thuế, nếu chúng ta chỉ lãnh có $32,000 cho cặp vợ chồng thì không bị đóng thuế an sinh xã hội. Còn độc thân thì $22,000 sẽ không bị liên bang đánh thuế. Có nhiều cặp vợ chồng bỏ nhau nhưng chung sống cùng nhà thì được miễn thuế với lợi tức $44,000 mỗi người, bớt được $12,000. Nhưng phải khai cho khéo để lỡ một người qua đời thì người còn lại vẫn nhận được tiền an sinh xã hội của kẻ quá cố. Mình biết nhiều người bỏ nhau nhưng ở chung vì nhận trợ cấp thôi.

Nếu ai ở trong 37 tiểu bang, không đánh thuế an sinh xã hội thì nên gọi là may mắn. Đa số người về hưu, dọn về tiểu bang Florida vì được nhiều quyền lợi, không đóng thuế lợi tức tiểu bang.

* Giá trí tiền mặt của bảo hiểm nhân thọ: mua bảo hiểm nhân thọ khi con còn bé tên là Variable Universal Life vừa mua bảo hiểm nhân thọ vừa đầu tư vào các mutual funds nên khi về già, tiền mặt (cash value) mình có thể mượn ra, không phải đóng thuế. Vấn đề là khi về già thì tiền bảo hiểm họ lấy khá nhiều.

* tiền hưu trí không bị đánh thuế: cách đây 20 năm, mình có mở trương mục hưu trí Roth IRA  nhưng loại Self-directed (SD-Roth-IRA), tiền mình bỏ vào sau khi đóng thuế nên khi về hưu rút ra thì không bị đánh thuế. Lý do mình dùng Self-directed vì có thể cho vay tiền, mua nhà cửa, mua cổ phiếu,…, không bị bắt buộc phải mua cổ phiếu. Nhờ vậy mà ông Mitt Romney mới tạo dựng một tài khoản Roth IRA trong một thời gian ngắn được lên mấy chục triệu vì mua và bán các công ty. Ai không có tài khoản này thì nên làm vì tỏng tương lai, có thể quốc hội sẽ bỏ vụ này để đánh thuế.

Sở hữu các tài khoản này thì khi rút tiền xài thì không bị đánh thuế. Khác với ROth IRA, các tài khoản khác không bị giới hạn bất chấp lợi tức của mình hàng năm. Mỗi năm Roth-Ira được bỏ vào $6,000, trên 50 tuổi thì được thêm $1,000.

* Quỹ tiết kiệm y tế (Health Savings Accounts HSA)

Người đi làm có thể có tài khoản này, để trả tiền cho các y phí, được khấu trừ cho lợi tức trước khi đóng thuế. Có thể khấu trừ $3,650 cho cá nhân và $7,300 cho toàn gia đình. Trên 55 tuổi, có thể đóng thêm $1,000.

* Trái phiếu địa phương (Municipal Bonds). Tiền lời khi mua trái phiếu loại này (Muni-bonds) thì không bị đánh thuế liên bang và tiểu bang.

* Reverse Mortgage: khi về hưu hay trên 62 tuổi, nếu có “equity” nhiều trong căn nhà của mình, kiểu của chìm. Chủ nhà có thể làm chương tình “Reverse mortgage”, mượn tiền của ngân hàng và không trả tiền đến khi qua đời thì ngân hàng lấy căn nhà của mình. Được cái là tiền nhận của ngân hàng hàng tháng để tiêu xài thì sẽ không bị đánh thuế. Hiện nay, người Mỹ bắt đầu sử dụng chương trình này.

* Section 121: bán nhà đang ở được khấu trừ $250,000/ người. Thí dụ: chủ nhà mua căn nhà 30 năm về trước giá $200,000. Nay bán được $800,000. Xem như lời $600,000. Nếu hai vợ chồng ở trên hai năm, được khấu trừ $250,000/ người, tổng cộng là $500,000. Còn $100,000 phải đóng thuế, người trừ còn giữ giấy tờ những gì đã sửa chửa căn nhà như thay mái nhà, sơn phết,…để khấu trừ các chi phí này.

Hôm nay là đúng 30 năm, mình mua căn nhà đầu tiên trước khi lấy vợ. Dạo ấy mua $180,000, nay giá đâu $800,000. Tổng suốt 30 năm mình trả tiền đến $336,233 tiền lời + $36,000 tiền đặt cọc xem như $400,000 với tiền lợp mái nhà, sơn phết, sửa chửa nhà bếp, nhà tắm,… xét ra mình chỉ lời có $400,000 nếu bán. Dạo ấy tiền xăng giá $1/ gallon nay thì $6/ gallon, gấp 6 lần. Nếu bán thì trừ được $500,000, phải đóng thuế lãi vốn trên $100,000. Căn này mình cho thuê nên nếu bán sẽ không được khấu trừ $500,000, phải đóng thuế toàn diện.

Tóm lại tại Hoa Kỳ, có một điều chắc chắn, sông có cạn, núi có mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi, đó là Đóng Thuế. Làm ra tiền cũng đóng thuế, tiêu tiền cũng đánh thuế, tức quá để dành, tiết kiệm cũng bị đánh thuế, tức quá chết rồi cũng bị đánh thuế.

Thường chúng ta ít để ý đến chuyện hưu trí. Có người cứ nghĩ khi về hưu sẽ đóng thuế ít vì không đi làm nhưng có lẻ chưa bao giờ ngồi xuống làm tính. Đúng là không đi làm thì chúng ta không có lợi tức tích cực nhưng trên thực tế, các khoản tiền như an sinh xã hội, quỹ hưu trí người trừ Roth IRA là phải bị đánh thuế lợi tức thụ động.

Do đó, cách tốt nhất là không nên lấy tiền hưu trí của mình để trả tiền cho con đi học. Hoặc mượn tiền dùm con. Mình mượn thì phải trả ngay còn con mình thì đợi đến khi nó ra trường mới bắt đầu trả. Tiền dư thì bỏ vào quỹ hưu trí, để khi hữu sự có thể rút ra để tiêu dùng trong hoàng hôn đời mình.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn