Người về từ lưng chừng núi

 Mới về từ tối qua sau khi kết thúc hành trình leo núi Whitney sớm hơn dự định 1 ngày; lý do là mưa giông. Chán Mớ Đời 

Mình dự định leo núi Whitney, được xem là đỉnh núi cao nhất nội địa Hoa Kỳ mà con người có thể leo lên được. Lần đầu tiên cách đây 6 năm, trong lúc tập dược thì bị gãy chân nên hoảng lại năm vừa qua. Trước đúng 1 tuần lễ chuyến đi của mình thì chính phủ Cali, ra lệnh đóng cửa các công viên quốc gia và tiểu bang vì cháy rừng. Thế là mình phải dời lại cho năm sau.

Mình nghĩ tháng 9 là tốt nhất nhưng lại hay dính phải cháy rừng nên mình chọn tháng 6. Tháng 7, 8 thì hay mưa trên núi dù cali không có giọt mưa. Thế là ghi tên cho tháng 6. Chương trình leo đỉnh núi là 3 ngày: ngày đầu tiên vác ba-lô lên 2/5 đường để dựng lều cắm trại, ngày thứ 2 thì thức sớm để 3 giờ sáng là có thể leo lên đỉnh sau 6-7 tiếng đồng hồ. Sau đó trở về trại rồi ngày hôm sau xuống núi.

Mình đến nơi trước một ngày, ở motel vì ngày mai là họp mặt tại công ty hướng dẫn tụi này lên núi vào 7 giờ sáng. Đi đâu thấy tiệm Nail là biết có người Việt, còn motel thì toàn là người gốc Ấn Độ. Người Ấn Độ sang đây, mở motel rất nhiều ở những nơi khỉ ho cò gáy theo diện EB-5. Họ bỏ ra trước đây $500,000 nay 1 triệu đô, đem gia đình sang, thêm 500,000 để bù cho lỗ lã trong vòng 3 năm. Sau 3 năm họ quay lại bán cái motel cho một gia đình Ấn Độ khác bù vào tiền lỗ và được thẻ xanh, gia đình đoàn tụ. Cái vòng này cứ xoay quầng nên người Mỹ gốc Ấn càng ngày càng đông.

7 giờ sáng có mặt tại trung tâm hướng dẫn người lên núi. Nhóm mình đi có 6 người; hai tên mỹ đi với 2 tên con trai từ San Diego, 1 bà độ 50 tuổi từ San Diego, dự định đi với con gái năm ngoái rồi bị hoảng lại vì vụ cháy rừng ở Cali như mình và Sơn Đen.

Chỗ dừng lần thứ 2 nên còn chụp hình, chỗ thứ 3 thì chuẩn bị dây thừng, khoá an toàn, mũ bảo hộ nên không có thì giờ chụp hình tạo dáng. Tuyết lác đác nên leo khó hơn, mất thời gian nhiều hơn.

May là họ kiểm soát dụng cụ, thức ăn để đem lên núi. Họ nói đem theo găng tay ấm vì trời lạnh. Mình chỉ đem theo 1 cặp găng tay thường nên chạy đi mua đôi găng tay lên núi, nếu không thì tay bị tê cóng. Họ giao cho mình nhiệm vụ đem 2 bình ga lên núi để nấu nước cho mọi người thêm mũ bảo hộ và mấy sợi dây bận nơi quần để leo núi, với mấy cái đồ móc vào dây thừng để khỏi té xuống núi nếu bị trượt chân. Nặng kinh hoàng độ 20 cân thêm. Cái ba lô của mình cuối cùng nặng độ 60-70 cân anh. Kinh hoàng

Mình phải vác 2 cái bình ga này lên để họ nấu nước sôi cho mọi người trộn với đồ ăn khô

Họ đưa cho mình một cái túi để đựng phân khi đi cầu, đem xuống lại. Chán Mớ Đời 

Sau đó mọi người hẹn ở cổng lên núi. Mọi người hớn hở dô ta hò mái nhị đủ trò, băng rừng vượt suối đến khi trời mưa bắt đầu mưa như điên. Hướng dẫn viên tịch thâu găng tay của mình, kêu bám vào tường đá đi từng bước qua trên mảnh đá lòi ra. Hắn bảo để tay mình cảm nhận được phiến đá nhưng tay mình tê cóng. Đúng là điên, trời mưa, bỏ vợ con ở nhà, đeo ba lô 60 cân anh, leo lên mấy phiến đá tình sầu này.

Có nhiều đường mòn dẫn lên đỉnh Whitney nhưng nhóm mình đi theo đường MOuntainer Trail, đường mòn người miền núi. Khó nhất trong những đường mòn vì có khúc phải leo núi bằng dây thừng. Được cái là ít ai đi. Trong khi đường mòn mà thiên hạ đi, dễ hơn thì đông như ngày lễ hội. Nguyên một ngày trời, mình chỉ gặp có 4 mạng.

Muốn leo núi Whitney thì phải xin phép, ai không có giấy phép mà đi bị phạt $5,000 cho nên ít ai dám đi lậu.

Đang khám xét các thứ đem lên núi , phải đem theo mũ bảo hộ và móc sắt để móc vào dây thừng khi leo núi. Xem tấm thảm lót để ngủ, đeo vào ba lô như trong hình là sai. Phải đeo theo chiều đứng vì khi leo núi, có người đi xuống, đường mòn chật, người ta mệt, quẹt vào tấm thảm có thể kéo mình xuống núi kêu Adieu mon amour.

Càng leo càng vượt suối mưa càng nặng hột. Ba lô có phủ tấm poncho nhưng chắc ướt hết. Mình ướt như chuột lột dù có bận áo che mưa, người lạnh, tay tê cóng. Sau khi hỏi mọi người về túi ngủ, đa số có túi ngủ chịu được 20 độ F, các hướng dẫn viên quyết định cắm trại tại hồ dưới thay vì hồ trên cách đó thêm 2 tiếng đồng hồ leo như dự định. May quá mình mua thêm cái túi ngủ 0 độ F. Nhà mấy đứa con khi xưa đi hướng đạo có mua túi ngủ loại 20F

Mới leo có 2 tiếng đã phải dựng lều dưới trời mưa, người ướt như chuột cống, lấy dây lều buộc vào mấy cục đá to đùng để gió không thổi tạt đi. Chui vào lều để thay áo, may có một cái áo ấm chưa bị ướt, ngồi dưỡng thần, thở bụng giúp cơ thể ấm lại. Lúc này mới hiểu tại sao tập thở bụng mà Khoa chỉ.

Lấy lương khô ra ăn vì mới 12 giờ trưa. Mình quen đi cắm trại với người Việt nên hơi bở ngỡ khi đụng trận với người Mỹ. Cắm trại người Việt ở hướng đạo, họ đi cắm trại để thi tài nấu ăn còn người Mỹ thì chỉ đem theo mấy túi thực phẩm sấy. Đun sôi nước rồi đỗ vào đợi 5 phút là ăn. Mình đem theo đậu, hạnh nhân và khô bò ra ăn. 


Cắm trại bên hồ để lấy nước đun sôi cho mọi người dùng và nước uống. Hướng dẫn viên chỉ đun nước sôi vào buổi chiều còn trưa thì cha con ăn lương khô. Có 2 hướng dẫn viên cho 6 người. Ăn tối xong thì trời hết mưa. Có ông bác sĩ đi cùng kêu mình, gìa nhất trong nhóm, phải uống thuốc Ibuprofen chi đó, thằng con ông ta thì cho mình bịch bột để hoà với nước uống để tránh bị vọt bẻ hôm sau. Bác sĩ nói lúc đó rồi đưa mình mấy viên thuốc là mình tọng vào.

Chui vô lều 6 giờ vì trời tối. Sáng mai phải dậy 2 giờ sáng đi lên núi vì phải leo thêm 2 tiếng, bù cho hôm qua vì trời mưa, phải cắm trại ở dưới. Chương trình dự định là cắm trại ở hồ trên nhưng vì mưa, sợ thiên hạ đau nên phải cắm phía dưới, mất 2 tiếng đồng hồ để leo. Do đó thay vì khởi hành vào 3 giờ sáng thì họ quyết định đi vào lúc 2 giờ sáng.

Tối ngủ thì mưa tiếp, tiếng gầm của phản lực cơ không quân Hoa Kỳ của phi trường quân sự Andrew hay chi đó gần đó. 1:30 sáng mình dậy thì thấy sao, mừng quá. Ăn uống xong thì khám phá bà mỹ bị nhức đầu vì ở cao độ nên không tham dự chuyến leo lên đỉnh. Ông bác sĩ thua mình 6 tuổi kêu hơn nhức đầu nhưng đã uống thuốc.

Mình hỏi hướng dẫn viên, phải bận áo quần ra sao để leo núi. Ông thần trả lời là có gì thì bận hết vì buổi sáng khi đi rất lạnh. Thế là mình bận 4 cái áo luôn. Càng đi lên mình càng thoát y như vũ nữ vì cơ thể bắt đầu nóng lên. May mang theo cái ba lô để nhét áo vào.

Khởi đầu thấy không vui rồi nhưng mọi người vẫn lên đường. Trời chưa sáng nên đeo đèn pin ở đầu để leo. Hướng dẫn viên kêu mọi vật thay đổi từ khi họ leo lên tuần trước. Vùng này chỉ có đá và đá. Lâu lâu thấy đá rơi từ trên cao xuống do đó phải đeo mũ bảo hộ. Thấy tuyết nhiều thêm đất có chỗ bị đóng băng nên di chuyển khó khăn hơn trong đêm.

Chỉ thấy xung quanh là đá và dá. Nói chung phong cảnh không đẹp lắm như đi Peru

Ông bác sĩ lâu lâu dừng lại kêu cho nghỉ mệt. Lúc này mình mới khám phá ông ta có cái bụng to hơn đàn bào có bầu 14 tháng. Kinh. Với cái bụng này thì làm sao ông ta có thể leo lên đỉnh được. Cuộc di chuyển chậm lại. Cuối cùng ông ta kêu không đi nữa. Một hướng dẫn viên ở lại với ông ta còn 4 người theo hơi uống dẫn viên kia đi lên tiếp.

Ông ta ôm cái trống chầu chắc cũng nặng độ 30 cân anh. Trước khi chơi leo núi, mình nặng độ 175 cân anh, nay thì chỉ còn 155 cân anh. Đồng chí gái kêu không có bắp thịt nữa. Thà khoẻ còn hơn có bắp thịt, leo núi không phải na thêm 20 cân anh.

Tới chỗ để leo bằng dây thừng thì anh hướng dẫn viên leo lên trước, mất 45 phút để chuẩn bị dây nhợ rồi đi xuống kêu bà con chuẩn bị lên. Mọi người leo lên đã 10:30 sáng. Hướng dẫn viên kêu không lên đỉnh được.

Lều mình nằm bên trái, lấy mấy cục đá to đùng để cột dây lều vào chống gió bão

Lý do là mưa giông sắp đến, đã có 3 cái sấm sét. Thứ hai là quá trễ vì lên đó là thêm 2 tiếng, xem như 12-1 giờ trưa. Đi xuống lại để về tới chỗ cắm trại thì mất khá nhiều thời gian nhất là gặp mưa, đường trơn…. Thế là người tính không bằng trời tính. Chán Mớ Đời 

Mọi người buồn nhưng đành chấp nhận vì khi đi xuống thường mọi người đều mệt, lúc đó tai nạn thường xẩy ra. Ông bác sĩ đi chung ôm cái trống chầu, ngã lên ngã xuống, may là không bị gì. Vác ba lô phía sau, ở trước có cái trống chầu. Chán Mớ Đời 

Nhìn đám mây kéo đến là lòng mình chẳng vui tí nào

Về tới trại đúng 12 giờ trưa, mình hỏi tại sao không xuống núi luôn bây giờ vì mới có 3 giờ chiều. Thay vì ở lại để lãnh mưa như đêm hôm qua. Thế là mọi người nhất trí, nhổ lều đi xuống. 6 giờ chiều xuống tới cổng, mình boa hai anh hướng dẫn viên xong thì chạy xe một mạch về nhà. 10 giờ đêm đến nhà. Mụ vợ đi chơi ở Vancouver và Seattle. Xong om

Chán Mớ Đời khởi đầu ở cổng lên đỉnh là đã gặp mưa. Cái cổng vào cũng hay vì có đồ để cân ba lô, họ giải thích đủ trò,…

Đi chuyến này mình học được nhiều điều để chuẩn bị cho các chuyến sau nhưng nên nhớ, mình tính không bằng trời tính. Mình không lên được đỉnh Whitney thì cam vậy nhưng cũng đã trải nghiệm nhiều thử thách. Phải công nhận đường mòn người miền núi rất khó, mình không đề nghị ai muốn lên đỉnh, đi đường này. Rất khó! Mình tập leo núi Baldy hàng tuần, so với độ khó của đường mòn này thì giống như đi chợ. Ông hướng dẫn viên cho biết nếu đã leo đường mòn này thì Kilimanjaro dễ thở hơn. 

Tháng 7 mình đi Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ với gia đình, sau đó sẽ tập luyện để leo núi Kilimanjaro, cao nhất Phi Châu.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn