Hậu quả của chương trình “Vòng Đai và Con Đường”

 Dạo này đọc báo chí của á châu thấy nhiều nước bị Trung Cộng dụ, cho vay tiền để phát triển theo chương trình “vòng đai và con đường”, đang bị khốn khổ như Sri Lanka, Pakistan, Phi Châu,…

Trước tiên mình xin nhắc lại sơ sơ một bài mình đã viết lâu rồi về sát thủ kinh tế, để giúp nhớ lại sự việc.

Trước khi thế chiến thứ 2 kết thúc, trục Đức quốc Xã, Ý Đại Lợi, và Nhật Bản đầu hàng, đại diện các quân đội đồng minh, đã họp tại Bretton Woods, New Hampshire để bàn việc chia cắt, ảnh hưởng kinh tế sau chiến tranh.

Các nước chiến thắng thế chiến thứ 2, đồng ý giữ hối giá tiền tệ của họ với đồng mỹ kim, thay thế đồng bảng Anh, khi buôn bán giao thương. Họ dùng mỹ kim để thanh toán tiền nong để giản tiện mọi việc tránh tranh cãi. Để tránh nạn chiến tranh thương mại trong tương lai, quốc gia không được hạ giá tiền tệ của mình, để gia tăng xuất cảng,… 

Điểm quan trọng là họ sẽ dựa trên hối suất căn bản của vàng. Nghĩa là các ngân hàng quốc gia bảo đảm tiền tệ của họ , có thể đổi thành vàng khi cần. Các quốc gia đồng ý sẽ đổi tiền tệ của họ qua mỹ kim thay vì vàng. Lý do là Hoa Kỳ giữ 3/4 số vàng của thế giới. Không có tiền tệ nào trên thế giới có đủ vàng để thế chân. Nếu mình không lầm thì trong cuộc chiến, các nước đồng minh, sợ Đức quốc xã chiếm hết số lượng vàng dự trữ của họ nên đem sang Hoa Kỳ gửi. Sau này Tây muốn lấy lại, đem thuyền đến để chở người Mỹ không đưa lại thì phải khiến De Gaulle chửi thề. Tương tự Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng thì người ta hỏi 16 tấn vàng của ngân hàng quốc gia đi về đâu. James Bond có phim nói về cướp số vàng sự trữ của Hoa Kỳ.


Một lượng vàng có thể đổi lấy 35 đôla, nghĩa là người thường có thể bước vào bất cứ chi nhánh ngân hàng nào, có thể đổi 35 đô la cho một lượng vàng. Từ từ người ta sử dụng mỹ kim thay thế cho vàng vì nhẹ, dễ di chuyển.

Lý do là trước thế chiến thứ 1, các quốc gia đều theo hệ thống tiền tệ căn bản là vàng nhưng khi họ tham chiến thì cứ in tiền để trả tiền chiến tranh khiến lạm phát gia tăng khủng. Sau chiến tranh thì họ trở lại với vàng.

Đến năm 1927, cuộc đại suy thoái của Hoa Kỳ, người dân, bỏ mỹ kim để mua vàng khiến chính phủ không còn khả năng in tiền. Do đó hội thảo tại Bretton Woods giúp uyển chuyển khi gặp suy thoái, tránh việc người dân đổi tiền thành vàng, cất giữ.

Ở Việt Nam có vụ tiền cụ Hồ sau 1945, lạm phát vì in tiền ra để trả nợ, trả lương,… nghe mệ ngoại mình kể là đi chợ, người ta gánh tiền đi để mua. Có dịp mình kể vụ này.

Bên thắng cuộc cho rằng đã đến giờ chủ nghĩa thực dân từ thế kỷ 19 đã lỗi thời, tốn sức và quân đội để chiếm đóng, cai quản các thuộc địa. Họ trao trả nền độc lập cho các thuộc địa cũ và thành lập các hội đồng liên hiệp như Union française, Commonwealth để nắm giữ các nền kinh tế của thuốc địa cũ với họ. Họ giao chính quyền lại cho những tay sai đắc lực của họ tại các thuộc địa, làm thái thú dùm cho họ, bù lại thì được sống trong nhung lụa,… 

Để kiểm soát tiền tệ của thế giới Tự Do và các thuộc địa cũ, họ thành lập hai quỹ tiền tệ là Ngân Hàng Thế  Giới và International Money Fund (quỹ tiền tệ thế giới). Một có cơ sở chính tại Hoa Kỳ và một tại Âu Châu. Tiền mỹ kim được giao dịch buôn bán chính trên thị trường quốc tế. 

Vấn đề là đến năm 1971, tổng thống Nixon quyết định bỏ hối suất mỹ kim theo vàng, nghĩa là người dân có $35, không còn vào ngân hàng đổi lấy 1 lượng vàng như trước đây, mà hiệp ước Bretton Woods đã quyết định. Nay 1 lượng vàng giá gần $2,000.

Nợ ngoại quốc so với GDP

Các thuộc địa mới được trao trả độc lập, thực dân về nước, rút hết tiền của các thuộc địa nên không có tiền để phát triển đất nước. Lúc đó, các quốc gia thực dân như Pháp, Anh quốc, Hoa Kỳ,.. mới cho người đến gặp các vị nguyên thủ quốc gia mới được độc lập, đưa ra chương trình như xây nhà máy điện, hạ tầng cơ sở,..

Nhớ dạo mình ở Anh quốc, chính quyền Thatcher, sử dụng tất cả tiền quỹ dư của Hương Cảng để xây phi trường, hạ tầng cơ sở do các công ty Anh quốc đấu thầu như công ty kiến trúc Norman Foster & Associates mà mình làm việc được lãnh thiết kế phi trường Hồng Kông mới.

Vấn đề là các nước dành lại độc lập không có tiền, sẽ được các quốc gia tây phương này bảo trợ, nói sẽ giúp được mượn tiền ở Ngân HÀng Thế Giới hay Quỹ tiền tệ thế giới mà họ là quốc gia cho vay. Người ta gọi những người đưa ra các chương trình này là “sát thủ kinh tế.” Người tây phương mất dậy, như tường hợp Hoa Kỳ, họ cho các công ty tư, đưa người đi các nước nghèo muốn phát triển, kế hoạch hoá các chương trình rồi kêu nguyên thủ ký. Lại quả cho giới cầm quyền.

Vấn đề là các chương trình này rất đắt tiền hơn thực tế. Nhất là các công trình này đều phải được đấu thầu, thực hiện bởi các công ty Mỹ, ANh, Pháp,… họ sẽ cho tiền lại quả cho các vị nguyên thủ và cho các công ty mỹ , hấp , Anh quốc lãnh thầu. Họ đem kỹ sư của họ sang làm việc tại các nước sở tại tương tự các chương trình khi xưa tại Việt Nam, đều do các công ty mỹ thực hiện như RMK,… người Việt mình ít dính vào, có làm ké được một phần nào mà họ không làm được. Rốt cuộc tiền mỹ đều ở lại các xứ này, không được đỗ vào các nước đệ tam thế giới. 

Nếu để các kỹ sư của nước sở tại l thực hiện các công trình này, giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều. Lương một kỹ sư mỹ có thể mướn 10-20 kỹ sư địa phương. Hay sử dụng đất cát, xi măng,..sản xuất tại địa phương.

Giá công trình quá qua so với đời sống sở tại, nên thiếu nợ, trả không được vì tiền lời cao, do đó các nước này đều bị phù thuộc vào các nước tân thực dân. Ai mà không nghe lời thì họ cho làm đảo chánh hay giết như trường hợp ở Guatemala, Panama,… mình có kể rõ vụ này này, ai tò mò tìm trên bờ lốc của mình.

Nay nói về Trung Cộng với con đường lụa ở thế kỷ 21. Trung Cộng học được cái mánh này của các nước tây phương, họ cũng bắt chước bằng cách dụ các nước nghèo để mượn tiền phát triển đất nước. Cũng điều kiện là các công ty đấu thầu thuộc Trung Cộng. Họ cho mượn dễ dàng, không đòi hỏi phải nhân quyền bú xua là mua,…

Gần đây các nước như Sri Lanka, Pakistan, Sierra Leone, Tanzania,.. mình có xem phim tài liệu nói về người Tàu sang các nước này để làm việc. Họ xây nguyên làng của họ để làm việc,…

Gần đây có cuốn sách “Banking on Beijing” khảo sát các chương trình do Trung Cộng cho vay để thực hiện các hạ tầng cơ sở tại các quốc gia này. Họ nhận thấy là các chương trình đa số đều được xây dựng tại các nơi sinh trưởng của các lãnh tụ cầm quyền. Cuốn sách cho thấy Trung Cộng cho vay và thực hiện đến 4,368 chương trình trên 138 quốc gia, trong đó có Việt Nam tổng cộng giá trị lên đến 354 tỷ mỹ kim từ năm 2000 đến 2014. Đến nay thì còn nhiều hơn.

Lạm phát đang lên tại Hoa Kỳ nhưng nếu xét các nước ở vùng Nam Á châu thì người ta có thể tiên đoán từ đây đến cuối năm thì có biến chuyển khá trầm trọng cho các nền kinh tế tại đây vì chương trình Vòng Đai và Con Đường của Trung Cộng.

Sri Lanka xem như không còn dự trữ tiền tệ ngoại quốc. Tháng rồi đã không trả được tiền lời cho các món nợ quốc tế. Không chỉ có Sri LAnka mà các nước xung quanh như Nepal, Maldives, Pakistan cũng đều lâm vào tình trạng chung. Người da trắng đã gian ác khi cho vay nhưng anh tầu còn tàn ác hơn.

Từ 20 năm nay, Trung Cộng bơm tiền rẻ vào các vùng này để đổi lấy các cứ điểm quan trọng về quân sự và kinh tế. Người ta ước lượng Sri Lanka thiếu Trung Cộng độ 10% của tổng số nợ, trong khi Pakistan lên đến 27.4%. Sri Lanka bị dụ xây một hải cảng lớn mà không có đường xá gì nối liền nên cuối cùng phải cho Trung Cộng mướn trong vòng 99 năm. Xem như đã mất luôn. Họ đem người Tàu đến đây định cư xây cất , sinh con đẻ cái thì 99 năm là thuộc về Trung Cộng vì chỉ có dân tàu ở đây, nói tiếng tàu. Mình có viếng thăm Campuchia, thấy hải cảng xứ này, toàn là người Tàu, xem như Trung Cộng có hải cảng quân sự tại đây để kiểm soát vịnh Thái Lan. Chán Mớ Đời 

Đại dịch Covid thêm các vấn đề tham nhũng, kém quản trị, thêm chiến tranh Ukraine khiến lạm phát tại Sri Lanka có thể lên đến 39.1% năm nay. Năm 2019. Chính quyền mới của Sri Lanka giảm thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế như Hoa Kỳ dưới thời ông Trump nhưng Covid 19 xẩy ra khiến kỹ nghệ du lịch bị ngưng hoàn toàn nên không có tiền tệ để trả nợ.

Thay vì nói chuyện điều đình với IMF, vì sợ cơ quan này bắt họ phải thắc lưng buộc bụng họ cứ tiếp tục trả nợ vì tin rằng đại dịch, chỉ tạm thời, du khách sẽ trở lại nhanh. Chính phủ cấm nhập cảng phân để dự trữ tiền mỹ kim, khiến mùa thu gặt trà giảm rất nhiều, không xuất cảng được nhiều. Nay nghe nói quỹ dự trữ chỉ còn độ 50 triệu đô la.

Pakistan tương tự nghe lời anh bạn hàng xóm, ngân hàng quốc gia của xứ này cho biết chỉ còn độ 16.4 tỷ đô la. Nợ quốc tế so với GDP là 35%, đỡ hơn Sri Lanka đến 58%. Vấn đề ngày nay là tiền mỹ kim lên giá so với tiền tệ quốc tế dù bị lạm phát. 1 Euro gần xáp xỉ 1 đô la. Tiền lời ở Pakistan nay lên 13.8%, có thể lên 15% vào cuối năm nay hay sớm hơn. Điểm lạ khi đọc báo á châu, thấy dân tình Ấn Độ, nhảy vào chửi Pakistan thậm tệ.

Maldives mà thiên hạ nói đi du lịch đắt tiền cho biết là có nợ 250 triệu đô la phải đóng trong 48 tiếng tới. JP Morgan cho biết xứ này có khả năng xù tiền nợ vào năm 2023. GDP của xứ này so với tiền nợ là 67% vào tháng 1 năm tới. Xứ Bahamas cũng tương tự có nợ là 36.5% so với GDP mà du lịch chưa trở lại bình thường. Nepal thì có đến 40% nợ so với GDP.

Vấn đề là Trung Cộng không muốn thương lượng, cắt giảm nợ cho mấy xứ này như các nước tây phương thường làm, vì họ muốn chiếm đất. Dữ Trữ Liên Bang của Hoa Kỳ muốn chống lạm phát thì gia tăng tiền lời khiến tiền mỹ kim lại được giá so với các nước khác nên trả nợ bằng Mỹ kim là khốn khổ vì đắt hơn.

Các xứ này quay qua các nước tây phương thì các xứ này làm khó dễ, bảo mày chạy theo thằng tàu thì cứ bám đuôi chúng. Họ nghĩ có thể vùng Nam Á châu sẽ bị khủng hoảng tiền tệ trong tương lai gần đây như 2 thập niên trước.

Tiện đây mình tải lại một bài của ai viết lâu rồi, về các chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở tại Việt Nam. Không nhớ ai là tác giả vì viết tắt tên họ. Xin mạn phép tải lên đây để mọi người tham khảo.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Trong Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2018 của Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ đã cảnh báo là Trung Quốc đang sử dụng chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” để nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược tại khu vực châu Á cũng như trên toàn cầu. Một trong những hình thức của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” đó chính là chính sách “ngoại giao bẫy nợ” được giăng ra với các nước đang và chậm phát triển.

“Chính sách ngoại giao bẫy nợ” được một số nhà nghiên cứu của Trường đại học Harvard giải thích “là một kỹ nghệ đang được Trung Quốc gia tăng áp dụng để tận dụng các khoản nợ cộng dồn lại, từ đó đạt được các mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc đã đặt ra”. Theo đó, có 3 mục tiêu chiến lược quan trọng mà các “bẫy nợ” của Trung Quốc giăng ra để đạt được, đó là: 1) Thiết lập trên thực tế chiến lược “chuỗi ngọc trai” để có thể chi phối được khu vực châu Á; 2) Làm suy yếu mạng lưới đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, để Trung Quốc có thể nắm ưu thế tại biển Đông; 3) Hỗ trợ Hải quân Trung Quốc vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất để có thể vươn ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương.


Cách thức thực hiện chính sách “ngoại giao bẫy nợ” này được Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson tóm tắt: “Khuyến khích sử dụng các hợp đồng không rõ ràng, thực hiện các khoản vay mang tính chất cưỡng đoạt, đi đến các thoả thuận bằng các phương cách tham nhũng, từ đó đẩy các quốc gia vay mượn lún sâu vào nợ nần, từ đó họ phải bán rẻ chủ quyền của chính họ…”

Báo chí gần đây nhắc đến trường hợp nhiều quốc gia vướng phải bẫy nợ phải bán rẻ chủ quyền cho Trung Quốc như trường hợp Srilanka đối với việc phải bắt buộc cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota với thời hạn 99 năm, sau khi không trả nổi món nợ khổng lồ từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, câu chuyện Việt Nam lại gần như không được nhắc tới như các “nạn nhân” của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” này của Trung Quốc. Vậy chẳng lẽ Việt Nam nằm ngoài chính sách của TQ? Hay dân VN thông minh nên không bị mắc bẫy? Chắc chắn là không rồi, cùng điểm qua một số dự án có đầu tư Trung Quốc mà VN thất bại hoàn toàn, đã không sử dụng được lại còn mang về một đống nợ cho con cháu để sáng mắt ra:

 

1. Dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông:

Tuyến đường sắt này thực hiện từ khoản vay 250 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, do Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu thi công. Sau đó, số vay nợ tăng lên 550 triệu USD (gần 8.800 tỷ đồng) và điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng). Đến nay qua 4 đời Bộ trưởng GTVT và tính đến ngày 31/12/2019 là 9 lần lỗi hẹn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, nhưng đã đến hạn phải trả tiền lãi cho Ngân hàng Trung Quốc khoảng 650 tỉ đồng/ năm.

 

2. Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải phòng

Cuối tháng 11/2019, dư luận Việt Nam rộ lên việc Bộ giao thông vận tải Việt Nam đang triển khai lập kế hoạch chi tiết cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Thông tin từ báo chí cũng cho biết là Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tài trợ số tiền 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 33,4 tỉ đồng để khảo sát lập quy hoạch cho dự án này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tuyến đường sắt này thực sự không đáp ứng nhu cầu đi lại cùa người dân mà chiếm vốn đầu tư ban đầu lên tới khoảng 100.000 tỉ đồng là quá phung phí. Chưa kể như người phương Tây hay nói “không có bữa trưa nào là miễn phí” để giải thích việc không phải bỗng dưng mà phía Trung Quốc “cho không” hơn 33 tỉ đó.

3. Nhà máy đạm Ninh Bình

Theo phân tích của các chuyên gia thì nhà máy Đạm Ninh Bình đang phải gồng mình trả khoản nợ 5.000 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm cho Ngân hàng Eximbank Trung Quốc. Và nguồn vốn mà Chính phủ Trung Quốc cho phía Việt Nam vay đầu tư nhà máy Đạm Ninh Bình thông qua Eximbank không phải là vốn ODA.

Theo thông lệ quốc tế, ODA là hình thức cho vay đặc biệt bởi tính lợi nhuận không cao, nó là các quan hệ hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Các nước đi tiên phong thường viện trợ hoặc cho các nước chậm phát triển vay ưu đãi, hỗ trợ họ nhanh chóng ngang bằng với các nước khác ở nhiều phương diện nhằm tạo ra một hệ thống phát triển tương đồng hơn.

Nhưng khi vay tiền của Exim bank Trung Quốc, một trong những điều kiện của họ là Việt Nam phải sử dụng nhà thầu của họ.


Tờ báo Đất Việt cho biết: “Ban đầu phía Việt Nam tưởng có lợi khi được vay với lãi suất 4%, dù không thấp nhưng vẫn rẻ hơn so với vay thương mại, tuy nhiên nó lại đi kèm với điều kiện phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, dùng máy móc, thiết bị thay thế của Trung Quốc…

Đó là những ràng buộc khiến bên đi vay “sập bẫy” và khi ấy công cụ tài chính của Trung Quốc đã vượt khỏi mục tiêu kinh tế đơn thuần. Đằng sau đó là vấn đề chính trị, nền móng của sự phát triển. Quan hệ giữa hai bên cũng không phải là hai đối tác bình thường, sòng phẳng và bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, giữa người cho vay và bên đi vay nữa mà nó đã mang tính chất giữa hai chính phủ, hai quốc gia.”

4 Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thài Nguyên giai đoạn 2

Thông tin về dự án này trên báo Pháp luật TPHCM như sau: “dự án này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2005; giao VNS tổ chức thẩm định, xem xét phê duyệt; Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là chủ đầu tư.

Tổng mức đầu tư (TMĐT) được HĐQT VNS phê duyệt là 3.843 tỉ đồng, gồm hai gói thầu chính: (1) Gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành đưa vào sử dụng với giá trị thanh toán là 224 tỉ đồng; (2) Gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim (143 triệu USD, sau là 160,9 triệu USD) đấu thầu rộng rãi, Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu với giá 160,9 triệu USD.

Sau ký hợp đồng, MCC đã được tạm ứng 35,6 triệu USD; tiếp đó TISCO và MCC ký 10 phụ lục điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng của hợp đồng EPC đã ký.

Ngày 15-5-2013, chủ tịch HĐQT TISCO ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.100 tỉ đồng (tăng 4.200 tỉ đồng), thời gian thực hiện đến hết năm 2014 đi vào hoạt động. Thực tế, gói thầu EPC đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay, các hạng mục đều chưa hoàn thành.


TISCO đã thanh toán thay MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị là 4,737 tỉ đồng, vượt giá trị hợp đồng, trong khi MCC chưa chuyển đủ thiết bị, cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật, không phù hợp với quy chuẩn Việt Nam với giá trị xác định bước đầu là 38,8 triệu USD (42 xe ô tô là 1,033 triệu USD, năm đầu máy toa xe là 5,4 triệu USD…).”

Sai phạm tại dự án này cũng liên quan tới nhà thầu Trung Quốc, đã khiến ông Hoàng Trung Hải – đương kim Bí thư thành uỷ Hà Nội, Cựu phó thủ tướng đã bị chịu án kỷ luật.

Một báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2018 cho biết: “trong số 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Bộ Công thương, có đến 4 dự án là sử dụng vốn vay từ Trung Quốc. Trong đó, nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ, bị đội vốn lên tới 10.000 tỷ đồng; nhà máy Đạm Hà Bắc đội vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng; dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên bị đội vốn từ hơn 3.800 tỷ đồng ban đầu lên hơn 8.100 tỷ đồng; dự án khai thác mỏ sắt Quý Xa và Nhà máy Gang thép Lào Cai bị đội vốn gấp đôi từ 175 triệu USD lên hơn 335 triệu USD.”

Các khoản vay từ Trung Quốc “lãi suất cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần so với các thị trường khác; điều kiện vay kém ưu đãi; yêu cầu chỉ định thầu cho các công ty Trung Quốc; các dự án cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện thường xuyên bị chậm tiến độ, đội vốn…”

Chỉ qua 4 trường hợp mà báo chí Việt Nam nêu gần đây đã cho thấy, các cảnh báo từ phía các nhà nghiên cứu và chính khách Hoa Kỳ về “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Tất cả các dự án sai phạm lớn của Việt Nam mà bài này đã nêu đều có bóng dáng của Trung Quốc với những vấn đề như hợp đồng không rõ ràng, lãi suất cao, các điều kiện kèm theo như sử dụng nguyên liệu và bên thi công từ Trung Quốc… Tất cả những yếu tố này được Trung Quốc triển khai trong bối cảnh chính quyền thiếu minh bạch, công khai và không loại trừ việc các bên ký kết các hợp đồng như vậy có bóng dáng của tham nhũng.

Những lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nhượng bộ hoặc “vướng vào” tham nhũng với phía Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến những nhượng bộ về chủ quyền như trường hợp Srilanka, Pakistant là hoàn toàn có lý do. Chính vì vậy, nếu chính quyền Việt Nam thực tâm muốn vượt qua “bẫy nợ” này thì chỉ có công khai, minh bạch các thông tin, tôn trọng sự phản biện từ các chuyên gia mới có thể thực hiện được.

T.H