Đàlạt qua hình ảnh xưa #5

 Có ông mỹ tên Bill Robie, từng tham chiến ở Đàlạt, đăng mấy tấm ảnh về Đàlạt khiến mình thất kinh. Các hình ảnh như nguồn suối Manon Des Sources của Marcel Pagnol, được cha con Jean de Florette, lấp đi để mua lại miếng đất này của bố của Manon. Được khơi lại sau khi bố cô ta qua đời và bà mẹ đành bán với giá bèo. 

Chợ Đàlạt đối với mình là tuổi thơ khi ra chợ chơi, hay giúp mẹ mình dọn hàng nhất là những khi mẹ mình có mang mấy người em. Cả đời mình chỉ thấy hình ảnh mẹ mình với cái bầu. Vừa mới sinh xong, ở cử được 1 tháng là thấy dính bầu nữa. Kinh


Góc này bên hông chợ chỗ giò chả An-Lộc, chi nhánh của tiệm ở dưới đường Phan Đình Phùng, cạnh tiệm sửa xe Tân Tiến. Nghe kể sau 75, ai trong gia đình của tiệm này đi cải tạo, người thân từ Mỹ về, mua quà đi thăm nuôi khiến quản giáo thất kinh. 


Hình này thấy cầu thang số 2 ở đầu chợ, chỗ dãy hàng bán hoa.


Chỗ này chụp từ ngoài chợ, phía tay phải bên hông chợ, gần khu hàng guốc và thuốc lá Cẩm lệ của cậu Liễu, bà con bên ngoại.

Đây là cảnh nhìn từ bùng binh vào chợ. Thấy biểu ngữ kêu gọi nhiệt liệt tham gia bài trừ ma tuý, do mấy ông Việt Cộng bán để kiếm tiền và đầu độc thanh niên miền nam



Cận cảnh chỗ bán dưa hấu trước Tết bên tay trái của đầu chợ. Có ông lính này, trông giống chú Ký, sư đoàn 22 bộ binh về phép, ra thăm vợ.

Góc chợ hoa bên phải, trước khi vào chợ, đối diện với hình trên.

Cận cảnh chợ Hoa. Cô bé bán hoa này, nếu còn sống chắc cũng gần 60 tuổi

Hình này chụp phía sau chợ, gần chợ cá

Tương tự ngay cái đường ngăn chợ trong và chợ rau thấy cầu thang chỗ cái talus để lên đường Phan Bội Châu.

Tương tự ở ngay đường này, khi xưa mình có thấy gánh Sơn Đông Mài võ, làm xiếc đủ trò.

Mấy người bán rau, không có tiền mua xập trong chợ rau, ngồi bán lẻ trả thuế hàng ngày.

Tương tự dân bán hàng rong rau quả.

Hàng rong bán bắp luộc trong mấy cái thùng thiếc của công ty Esso đựng dầu


Mình không nhớ khúc nào nhưng thấy cái gà mèn 3 tầng ngày xưa hay dùng để bới cơm vào vườn trong Suối Tía

Khúc này chỗ bên bán dưa hấu, họ cũng bán khóm trước chợ


Hình chụp từ trên cầu đi vào chợ Đàlạt , thấy chợ cá bên phải và chợ rau phía sau.


Tấm ảnh này được chụp từ cầu thang lên lầu trên, chỗ tiệm giò chả Mỹ Hương, cho thấy các sập bán trái cây. Cận cảnh là sập của bà Phòng, người Bắc, ăn trầu, đeo khăn mõ quạ. Kế đến là hàng dì Bơn, bạn thân của mẹ mình từ mấy chụp năm, từ khi mới vào Đàlạt. Chồng của dì là bạn nối khố của ông cụ. Chú Ký đi lính với ông cụ mình từ thời Ngự Lâm Quân cho vua Bảo Đại. Sau này, Việt Cộng vô, chú đi tù cùng ngày với ông cụ mình và được thả về cùng ngày luôn. Chú nghiên cứu tử vi cho mình, thấy sai bét hết. Nghiệm ra chú không tính cho chú bị đi tù Việt Cộng 15 năm. Chú qua đời đâu 1 năm sau ông cụ mất.

Cận cảnh thấy bà Phòng đang đọc báo, thấy mấy chai rượu dâu của Đàlạt. Khi xưa có công ty Lafaro bán rượu tại Đàlạt.

Dì Bơn bán toàn là cam và quýt nhiều nhất, sau này thấy có bán táo đại hàn và táo mỹ của quân đội mỹ, được người Việt làm ở trong PX, đem ra bán lại cho dân Việt Nam.


Hình này thấy rộng hơn, thấy toàn khu vực chợ phía này, có hàng thịt của ông Dồng ở đầu, quay về phía bên kia, chỗ hàng của mẹ mình. Mỗi chiều thứ 6, là xe thịt về, ông Dồng, đội cái áo may cái mũ đội lên đầu để vác thịt từ xe vào hàng thịt, móc lên mấy cái móc sắt to đùng. Có thấy hàng bà Hai, mua nhà chung với dì Bơn, sau bán lại, xuống Phan Đình Phùng mua nhà.


Hình này chụp ngược lại từ hình của ông Bill Robie. Thấy cầu thang lên chợ trên, nơi ông Robie đứng chụp xuống chợ. Thấy dãy hàng thịt, căn đầu tiên là của ông Dồng đã kể trên. Chỗ này là khúc hàng dì Bê, mẹ cua ranh Phong, học Trần Hưng Đạo, hướng đạo Lâm Viên. Chồng là Ân, sau đó thôi nhau vì chị em chồng “100 giặc Ngô không bằng bà cô bên chồng”. Hai mẹ con ở Ấp Ánh Sáng, cạnh nhà mình. DÌ cùng tuổi với mẹ mình. Hình như chết sau 75.

Hình này thấy hàng bà Tạo bán trà Đổ Hữu, thấy hàng dừa của Dì Nhâm, bên cạnh là hàng bà Sở, thấy một góc nhỏ hàng xén của mẹ mình.


Thấy bà Tạo, quấn khăn người bắc, bán trà, cận cảnh thấy sữa bột Bạch Sơn (Mont Blanc), hình như của người dân Hoa Kỳ thân tặng nhưng mấy ông lớn lấy đem ra bán cho dân dùng. Mấy cái thùng thiết đựng trà, nằm bên cạnh. Hình như bà Tạo cũng có bán trà Nguyễn Đăng, do ông ngoại mình và mấy người em sáng lập. Hôm trước có anh nào gốc HUế, kêu 3 căn nhà trước trường nữ công gia chánh là của bố mẹ anh ta. Bà Tạo thuê một căn và bà xem tử vi, mẹ của tên nào quen hay học chung khi xưa 1 căn.


Khúc này là sập bán trà của ai đây quên mất rồi. Người đứng không đội nón là dì Gái hay dì Phòng, cũng tuổi với mẹ mình nhưng không chồng. Có vẻ thích con thiên hạ nên khi mình ra chợ thăm là hậu cho mình trái táo bị thối, cắt bỏ phần hư cho mình ăn. Ngon cực. 

Thấy mấy thùng thiết bánh tây ngày xưa, mấy bà bán trà sử dụng để trà. Thấy cầu thang trên tiệm giò chả Mỹ Hương. Mình hay đứng ở đây để nhìn xuống thiên hạ. Nhiều khi mót tè cũng chạy lên đây làm một trộ như mọi người vì ngại đi xa ra chỗ nhà vệ sinh công cộng.


Hình này chụp trên lầu, các hàng bán đồ lưu niệm cho du khách. Dạo ấy thấy toàn là gùi, cung tên của người Thượng, được bày bán đầy. Cuối ảnh là chỗ đi vào chợ từ cái cầu. Tiệm Bùi Vàng nằm ngay chỗ đi vào. Nay hình như con gái của Cò Đào, bán tại đây. 

Chỗ đi vào chợ trên, khu bán quần áo và vải. Chỗ Bùi Vàng đi vào nữa. Cuối khúc này là hàng của bác Đoàn Mừng gái, có tiệm may ơi đường Duy Tân, hình như xưa kia, có mướn tiệm cạnh Bùi Thị Hiếu.

Chỗ này phía ngoài chợ, chỗ hàng chuối.

Bà này quên tên rồi, bán cá, gốc HUế. Nhìn mặt là thấy dữ dằng Kinh (còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bố thí tạo đức tránh hoạ?

Như mọi năm, Tết năm nay, tuy covid cả gia đình đi chùa để viếng bàn thờ vong linh ông bà ngoại và anh của đồng chí gái. Sau đó là đến màn Xin-Xăm, thấy 3 mẹ con lạy và lắc cái hộp đựng mấy thẻ và cố ý làm cho văng ra một thẻ. Nhặt xong lại phải đến các hộc để lấy quẻ giải. Nếu quẻ xấu thì đem trả lại, lắc thêm quẻ khác.

Năm nay, thấy có màn bán hương to dài. Có ông nào, với một bà, chắc hai vợ chồng, cứ đi vòng vòng nhổ mấy cây hương chưa tàn ra khỏi các bình hương, rồi thiên hạ đến tìm ông ta mua hương to như cây pháo tống để thắp cúng Phật. Có lẻ họ nghĩ càng thắp hương to thì Phật sẽ chứng giám lòng thành, và phù hộ trúng số đề hay được tình duyên gia đạo bình yên. Hai vợ chồng buôn bán trước cửa chùa, không có môn bài hay phép của chùa.

Khi xưa, đến Tết thì chùa này rất đông Phật tử bá tánh đến cúng dường nhưng nay thì 100 hoa đua nở trên đất Bôn Sa, chùa mọc ra như nấm nên không biết đi chùa nào. Chùa nào cũng tìm cách khuyến khích Phật tử cúng dường. Mình thấy ảnh trên mạng, hình ảnh các chùa ở Việt Nam, có đăng QR Momo để Phật tử lên mạng cúng dường qua mạng, không cần thùng phước sương. Kinh

Cúng cầu nguyện Phật nhưng ông Phật, nhất là có rất nhiều Phật, Phật nào rảnh mà để ý đến lời cầu nguyện của mình. Các màn cúng tế là tập tục dân gian ở quê, tại các miếu, am như am Mệ Cai hay am Sohier ở Đàlạt xưa. Từ từ được đưa vào thành thị khi người dân quê vào thành phố kiếm ăn, giữ các tập quán cổ truyền. Tương tự, người Việt tỵ nạn hay di cư đều lập các vụ lên đồng ở Bôn Sa, giúp mấy tên đầu nậu, kiếm tiền cực nhiều. Thổ thần thổ địa là người Mỹ mà cứ van vái tiếng Việt thì sao họ hiểu và giúp đỡ. Cho họ ăn toàn là bánh ước, chả lụa thay vì hamburger thì ma mỹ sao ăn được. Chán Mớ Đời 

 Đọc trên mạng tin tức về chùa nào ở Việt Nam, kêu cúng dường để thoát nghèo khiến mình thất kinh. Mình theo dõi vài chùa ở hải ngoại. Họ có sinh hoạt với người Mỹ. Người Mỹ đến chùa để tập tu thiền, còn người Việt chúng ta đến chùa để cầu xin được giàu sang, nhiều sức khoẻ. Chúng ta cúng Phật như cách trao đổi, còn cúng trái cây hay thắp cây hương cho to để mong Phật phù hộ gia đình con mạnh khoẻ, hay giúp con trúng số đề... Chúng ta khấn, con cúng trái cây tươi mua ở chợ cho Phật, vậy Phật phù hộ con trúng đề chiều thứ 3 nghe. Mình thấy ở Bôn Sa thiên hạ cúng cho thần tài thuốc lá, tiền,...

Người ngoại quốc, không tìm được lối thoát qua tôn giáo của họ nên tìm về Phật giáo, học hỏi theo gương của ngài Thích Ca, tìm được sự yên tâm, tịnh độ trong cuộc sống. Chúng ta đi chùa để mong cầu việc gì, không cần phải bỏ công sức. Cứ như Phật rảnh hơi đi giúp độ chúng sinh.

Chùa chiềng sợ không có bá tánh đến thăm nên cũng phải chìu Phật tử, bày trò cúng sao giải hạn mà năm nào đọc cũng thấy sao Thái Bạch, Tam Tại,..Chán Mớ Đời 

Người ngoại quốc khuyên chúng ta tự lập cánh sinh, tự giúp mình trước rồi thượng đế sẽ giúp sau. Ngược lại người Việt chúng ta đi cầu cúng để được trời ban cho ân huệ. Chúng ta không tự tin bản năng của mình, có thể tự làm ra, chỉ mong đợi chờ kẻ khác ban ân huệ. Đó là tư duy xã hội chủ nghĩa, của sự lười biếng, của tử-vi, của thần thánh.

Có thể đó là tâm lý chung của chúng ta, cầu cúng để được thừa hưởng những gì thường nhật không được bằng con đường lương thiện. Chỉ cầu mong vào may rủi thay vì tự tay làm nên. Có lẻ vì vậy chúng ta mê đi xin ấn ở đền chùa. Hay sòng bài vì đó là cách làm tiền nhanh nhất và biến cũng nhanh.

Chúng ta làm phước với ý định để tạo Phước là mất đi chính nghĩa vì nếu không muốn tạo Phước thì chúng ta không cho. Như thể chúng ta mua bán hay trao đổi, tôi cho anh gạo, áo quần để trời Phật cho tôi cái giàu sang, Phú quý,...khác hẳn những gì ông Phật đã dạy.

Nghe kể, cứ trước đại hội đảng thì máy bay ra Côn Đảo bị cháy vé vì các quan nhớn ra đó để cầu xin Cô Sáu, anh hùng Võ Thị Sáu vùng đất đỏ, người có công quăn lựu đạn, làm chết biết bao nhiêu người dân vô tội thay vì tên tây lai, đầu bếp của đồn bóp. Nghe kể sau này, tên tây lai về lại quê hương đất đỏ để cúng tiền cho Việt Cộng, để rước bà mẹ đi khỏi Việt Nam.

Cứ tưởng tượng lãnh đạo quan nhớn mà không tự tin vào tài năng và trí tuệ của mình, để lèo lái trả sách nhiệm được đảng giao phó là ngọng. Hữu xạ tự nhiên hương, người tài giỏi thì chắc chắn sẽ được biết đến và đề cử chức vụ như trong chế độ Nho Giáo xưa nay.

Người ngoại quốc làm từ thiện vì họ muốn chia sẻ với người ít may mắn hơn, chả phải vì chúa trời bảo họ. Ở hội Lions Quốc tế, có một ông mỹ giàu, mua một cái núi mấy trăm mẫu anh, rồi tặng lại cho hội để làm trung tâm nghỉ dưỡng cho trẻ em thuộc dạng gia đình nghèo, không có tiền cho con đi nghỉ hè nên hội chở các em lên đó chơi một thuần sinh hoạt và giúp các em có một ý tưởng, chịu khó học hành để sau này thay đổi cuộc đời. 


Mình không thấy ông ta hô hào cúng dường tạo Phước tránh hoạ gì cả. Mình chỉ thấy ông ta trúng số mỗi năm. Mỗi năm hội có tổ chức một buổi gây quỹ lớn nhất, tổ chức một buổi trình diễn xe cũ. Thiên hạ ở miền Nam Cali, có xe cũ, đem lại trưng bày, cho thiên hạ trâm trồng khen ngợi. Hội bán vé lô-tô. Nhiều năm bán không hết nên ông ta mua hết số vé còn lại thì đa phần ông ta trúng lô độc đắc. Ông ta mua nhiều vé nên xác suất trúng cao hơn chớ trời Phật hay chúa không giúp gì cả. 

Có những người khác, ít thành đạt hơn nhưng họ vẫn bỏ công, giúp hội những vấn đề khác về hành chính hay chi đó, người có công người có của, chung vai làm bổn phận.

Người ngoại quốc gặp chúng ta đầu năm thì họ chúc mừng Happy New Year, một năm mới hạnh phúc, vui vẻ còn người á đông thì chúc năm mới phát tài, họ chúc mình giàu có, tường như người á châu, không màng đến hạnh phúc. Có lẻ giàu có khiến họ hạnh phúc do đó đầu năm ở Bôn Sa, thiên hạ buôn bán gấp vạn lần ngày thường trong khi các chợ quán, tiệm của người Mỹ đều đóng cửa. Đó là sự khác biệt giữa Đông và Tây. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Chủ nghĩa bòn

 Hôm trước kể cha con làm vườn thì nhớ đến ông thợ ống nước, gốc nhật, được chủ vườn trước mướn thành lập hệ thống nước tưới của vườn mình 30 năm trước, khi mới bắt đầu thành lập ngôi vườn. Ông ta sử dụng loại ống nước rẻ tiền và làm cẩu thả nên khi mình mua vườn thì hệ thống ống nước hay bị bể hoài nên mình phải thay hết hệ thống ống nước dùng đồ rẻ tiền. Thậm chí, phần ông ta xài đồ tốt cũng bị bể như trường hợp tuần này, mình phải ở lại đến 10 giờ đêm hôm qua mới về.

Thường người ta muốn lái hệ thống ống nước về bên phải hay trái, người chuyên môn sẽ sử dụng hai coupling 45 độ (45x2=90), giúp nước lưu thông dễ dàng hơn. Ông nhật sử dụng cái connector 90 độ để bớt tốn công, hà tiện gắn 2 cái 45 độ, chưa tới $2 nên khi áp suất của nước mạnh (100 psi) khiến nước bị cua gắt nên lâu ngày bị xì hơi và nước chảy rỉ rỏ. Mình thấy đồng hồ áp suất bị giảm còn 90 psi nên đoán là bị rỉ ống nước. May quá khám phá ra ngay trước khi nó bị bể chảy như bão lụt. Ông này chỉ tiếc làm thêm một cái coupling tốn độ $2 mà khiến gia chủ bị nạn sau này. Không có lương tâm.

Ông này cũng di dân, nghèo khó nên cũng hà tiện, bòn, tìm cách ăn gian khi làm việc để giảm số tiền mua vật liệu và nhân công. Do đó không nên mướn thầu khoán gốc di dân như mình vì hay bòn, hà tiện. Người Mỹ làm thì tốn hao vật liệu lắm, họ cứ cắt để ráp các ống với nhau hay khi làm nhà cũng vậy. Khi mình mướn thợ thì hay bòn, hà tiện cây gỗ, vật liệu nhưng sau này mình khoán cho người Mỹ thì thấy thợ mỹ, họ xài vật liệu theo quan điểm của mình, rất phung phí nhưng được cái là ngăn nắp, không vá víu, nhanh nhẹn vì không phải đi lượm các khúc gỗ nhỏ quăn. Cưa cái mới chỉ tốn 10 giây còn đi lượm khúc vừa ý là mất cả 10 phút.

Chính phủ cho tiền để thay lại hệ thống cũ nên mình gọi ông thầu làm hệ thống tưới, có chân trong hội đồng quản trị của cơ quan quyết định cho nông dân tiền để nâng cấp hệ thống tưới. Khi gặp ông ta, nói là chính ông ta đã thực hiện hệ thống tưới này khiến mình hết dám mướn dù rẻ tiền nhất. Cũng tội, thấy ông ta về già, bị tai biến, ngồi xe lăn, đến vườn, chỉ ngồi trong xe, nói thợ đi đo đạt. May mắn, mình có quen một ông gốc Salvador, hay mướn để cày đất trong vườn, khám phá ra ông ta từng làm thợ nước.

Có lần ông ta cày bể ống nước, thấy ông ta sửa chửa rất bài bảng, khác với mấy tên cắt cỏ, chỉ vá víu kiểu bricolage, thời gian sau lại bị hư lại. Hỏi thì ông ta cho biết khi mới sang Hoa Kỳ, ông ta làm cho công ty chuyên làm hệ thống ống nước, sau này có tiền mua xe máy cày, máy đào đất, làm có tiền nhiều hơn. Mình mướn ông ta làm thì rất nhanh và gọn, rẻ gấp 2 lần ông người nhật, còn người Mỹ thì giá gấp 4. Nhất là ông ta chỉ cho mình cách làm cho nước lên đồi mạnh. Nay mình có thể tưới vườn khắp nơi nếu trời nắng nhất, ít sợ bị rụng trái. Tưới nước cả năm, chỉ có vài ngày nóng trên 100 độ là coi như hết thu hoạch vì nóng quá mà không tưới kịp thì trái rụng.

Xem trên mạng, các video cho thấy thực khách người Việt hay người Tàu, chen nhau để dành thức ăn bao bụng, cho thấy hậu chứng tâm lý của cái nghèo đeo theo chúng ta. Ngày nay, người Việt hay người Tàu có đời sống giàu có, sung túc hơn xưa. Khi xưa, mình vào nhà hàng buffet là ăn cho “đáng đồng tiền bát gạo”. Ăn mệt thở. Nhớ có lần đi ăn buffet ở sòng bài Bellagio, Las Vegas. Hai vợ chồng, hai đứa con mệt thở đến nổi mấy đứa thở không nổi, ôm cái bụng nặng tề lề. Nay đọc sách báo về sức khoẻ nên mình hạn chế, không dám vào buffet, sợ cái máu hà tiện DNA trong mình nổi sung lên ăn như điên, làm hại cơ thể.

Đi ăn bao bụng hay thấy cảnh người á châu, ăn ít nhưng lại lấy rất nhiều, rồi bỏ mứa khiến chủ nhà hàng phải cảnh báo: ăn không hết sẽ tính tiền thêm. Nhà hàng đại hàn thì họ cho ăn líp ba-ga nhưng phải hết món này thì họ mới đem ra món khác để tránh bệnh hậu chứng tâm lý của người á châu nghèo, di cư sang Hoa Kỳ, vẫn còn mang theo trong DNA của mình.

Nghe nói người Việt tại Việt Nam, phải nối đuôi xếp hàng trước toà đại sứ Hoà Lan để lãnh dù tặng miễn phí như thể thời bao cấp. Nghe kể thời xã hội chủ nghĩa bên khố Liên Xô, cứ thấy xếp hàng là mọi người đứng lại xếp hàng dù không biết để làm gì. Chúng ta có thể đỗ thừa tại vì thời bao cấp nhưng trên thực tế, những người như mình không sống với Việt Cộng ngày nào, cũng bòn rút nếu có dịp.

Kỳ này, mình xin tiền chính phủ Cali làm lại hệ thống tưới cây. Họ đã cho thay lại hệ thống nước chính năm ngoái. Nay chỉ còn hệ thống tưới 1,200 cây bơ là xong, mình sẽ hết nợ với mấy con thú rừng, đến cắn phá hệ thống tưới để uống nước vì suối cạn.

Mình lay-out trong tuần hết các ống nước, không vá víu gì cả, cứ thả dàn như người Mỹ nên cảm thấy thoải mái. Chắc vì chính phủ cho tiền. Mỗi ngày leo đồi từ 6-9 dậm. Vườn bơ thường được trồng trên sườn đồi vì cây bơ không giữ được nước. Nước đọng sẽ làm thối rể.

Anh thợ phụ mình, trong tuần làm cho chủ, cuối tuần, muốn kiếm thêm tiền để làm vốn về xứ nên phụ mình ngày chủ nhật. Trong cuộc đời, làm ăn mà kiếm được thợ như anh này là trúng số. Ngay chủ anh ta, người mình mướn để thay lại hệ thống nước chính, cũng nói: tìm được thợ như anh này là khó khăn, các thợ kia chỉ làm vì tiền, còn anh này cứ làm cho hết việc mới về, chả đòi hỏi gì thêm”. Có cái vườn thì cũng lợi, mình hay hái bơ tặng thiên hạ nên họ quý mình và khi mình cần gì là họ đến giúp ngay.



Hôm trước, hỏi thăm chị của anh bạn học cũ Đàlạt. Chị ta cho biết: “ Nó vẫn còn đi làm cho đội phụ tùng cho xe đò Hoàng.  Chú Hoàng nói sẽ nuôi nó cho đến chết vì giỏi và không gian lận. Cho nên chàng ta cũng không có nhiều thì giờ,  một năm lên Dalat 1, 2 ngày là cùng.  Cảm ơn Sơn nhiều nhé.” Làm việc mà kiếm những người phụ tá như anh bạn học của mình hay anh thợ phụ mình vào chủ nhật thì sẽ thành công. Nói như tướng số là có cung Nô Bộc.

Theo kinh nghiệm thì mình đàng hoàng, đối xử tốt với người ta thì họ tử tế lại với mình, chớ chả cần tử vi, sinh vi gì cả. Họ gắn bó với mình vì tình cảm chớ tiền bạc thì họ bỏ đi ngay. Hôm ông adjuster của bảo hiểm được phái xuống vườn mình để xem xét vì mình khai mất mùa như đa số các trại trồng bơ vùng này vì năm ngoái có mấy ngày hạn hán, khiến trái rụng nhiều. Mình nói chuyện vui vẻ, kêu packing house khuyên mình, không nên hái trái bơ năm nay vì tốn tiền mướn thợ hái mà lại ít trái. Ông ta xin điện thoại của packing house để liên lạc. Không biết người đại diện của công ty mua bơ của mình nói gì mà bảo hiểm đền cho mình 75%. Thật ra có trái nhưng ít, mướn thợ hái còn tốn tiền hơn là không hái, lãnh tiền của chính phủ, để thời gian chuẩn bị năm sau.

Lâu lâu gặp bạn ăn uống, đa số hay rên về anh chị em của họ. Kêu người này đến nhà bố mẹ bòn cái này, xin cái kia nhưng khi hô lên, dọn dẹp nhà bố mẹ vì ông bà cụ lớn tuổi thì ai nấy đều ní cho nhau, kêu bận. Hay kêu bán đi, cho bố mẹ vào viện dưỡng lão, lấy tiền chia. Sửa nhà cho bố mẹ ở vào tuổi già thì không ai muốn bỏ tiền nhưng khi cha mẹ nằm xuống thì muốn phần gia tài của mình phải nhiều hơn, kể là có công này nọ.

Khi mấy đứa con còn bé, cho đi sinh hoạt với bạn cùng tuổi thì mình khám phá tinh thần phục vụ cồng đồng của người Mỹ rất cao. Họ tự đứng ra tổ chức, gây quỹ, kiếm tiền để cho hội có ngân sách để mướn huấn luyện viên,... họ làm một cách vô vị lợi.

Điển hình khi con mình tham gia đội bơi. Cứ 6 tháng là hội tổ chức một cuộc đấu thi trong vùng. Các phụ huynh đều phải tham gia, ai bận thì họ phạt tiền, cách như đóng góp nhưng không phải làm việc. Họ tổ chức người này, nhóm nọ lo chuẩn bị lều, máy móc điện tử bấm giờ, nhóm kia lo phần thức ăn, nấu nướng,... chả thấy ai là chủ tịch chủ tiếc gì cả. Có một người gọi là coordinator, rồi chỉ gửi danh sách ra rồi tự động ai muốn điền tên và ngày giờ giúp công tác nào vào đấy là xong chuyện.

Có lẻ họ quen lối sống của kẻ thừa sai, sinh hoạt nhà thờ nên thấy tự nhiên. Mấy hội mình tham gia từ mấy chục năm nay như Lions Club, Toastmasters, địa ốc đầu tư,...thấy các hội viên sinh hoạt rất linh hoạt, không ai màng đến chức tước. Có ông về già, bỏ tiền ra đóng trên 100 cái giường 2 tầng cho hội để các em nghèo có thể lên đó nghỉ hè. Người Mỹ nghèo đâu có thời gian đi nghỉ hè nên hội mới tổ chức trại hè cho các em nghèo, đi trượt tuyết,... có người lái xe, chở các em, đón các người già,...

Tuần trước, mình kể mấy người bạn của đồng chí gái ghé thăm vườn, hái lộc thì tuần vừa rồi, có mấy người quen muốn ghé vườn nên mình đồng ý. Mấy người này thì chuyên nghiệp, họ đem nguyên xe 4 bánh để kéo đồ như đi cắm trại, để hái bơ mang về. Kinh

Ngược lại mình có tên học nghề mua nhà của mình, đem con đến, hái vài trái tượng trưng. Cho thấy tâm lý nghèo vẫn còn ám ảnh chúng ta dù nay đã ở Hoa Kỳ, thành đạt. Di chứng tâm lý hậu chiến tranh vẫn còn hiện hữu, chưa được gọt bỏ trong tâm khảm của chúng ta.

Ở Hoa Kỳ, hàng năm họ tổ chức lễ tưởng niệm các chiến thắng của thế chiến thứ 2 nhưng chiến tranh Việt Nam thì không được nhắc đến. Mình rời Việt Nam trước 04/75, không sống với Việt Cộng ngày nào nhưng di chứng tâm lý chiến tranh vẫn đeo theo mình, nhất là Tết Mậu Thân, với súng đạn bắn từ trực thăng từ trên khu xóm của mình về phía Số 4. Những tiếng nổ của bom Napalm, khói mịt mù vẫn như ngày hôm qua.

Hôm qua, thấy đồng chí gái đang xem phim bộ đại hàn trên Netflix, mình ghé ngồi bên cạnh một lát. Thấy cảnh có hai vợ chồng già, ông chồng mua tặng vợ cái áo đắt tiền khiến bà ta nói chưa bao giờ bận áo đắt tiền nên tính đêm đi trả nhưng ông chồng đã cắt cái nhãn hiệu. Ông chồng chở đi xa ngoại ô, đến một tiệm ăn cực kỳ sang trọng ăn đồ tây, sau đó ông ta chở đến một khách sạn 5 sao nhưng bà vợ ngại ngùng, kêu tốn tiền, đòi về. Cuối cùng thì thấy ông ta có Bồ khác và kêu ly-dị.

Tâm lý bòn của người nghèo đã theo đuổi bà vợ của ông giáo sư tên tuổi, khiến bà ta không dám tự tặng cho mình những giây phút hạnh phúc, để rồi người chồng chán nản, vì không đồng điệu, xin ly-dị. Viết đến đây mới nhớ nhà thơ Phùng Quán có nói đâu đó: “người Việt cái gì cũng biết ngoại trừ hạnh phúc”.

Tỵ nạn di-sản mà người Việt chúng ta thừa hưởng từ bố mẹ, bao gồm sự nghèo đói, bơ vơ lạc lõng tại quê người đất khách. Di chứng tâm lý đó chúng ta có cần phải tiếp tục gắn lên tâm lý con cháu chúng ta tiếp tục hay không? Hay cố gắng quên đi, để giúp con cháu, thoát cảnh vác trên vai một di sản lịch sử. Dạo này mình ít kể về Việt Nam cho hai đứa con. Chỉ nói chuyện về tương lai chúng ở Hoa Kỳ, đầu tư, tình yêu vớ vẫn.

Tuần rồi cả gia đình mình đi ăn một bữa cơm chung đắt tiền nhất từ khi lập gia đình đến giờ. Tiệm ăn này, mình có đi ăn một lần khi công ty tổ chức ăn tất niên. Hai vợ chồng mình đi dự, rất ngon. Hôm trước, trong buổi họp của hội Toastmasters , có hai người Mỹ nhắc đến tiệm ăn này nên mình kêu con gái đặt trước đâu cả tháng. Tiệm này chỉ nhận có một lượt thực khách và họ tiếp đãi từ 7:00 tối đến 11:00 đêm, xem như bữa ăn 6 món kéo dài đến 4 tiếng đồng hồ. Mùa đại dịch mà đông như quân Nguyên.

Thà giàu có mà sung sướng còn hơn nghèo đói mà đau khổ. Châm ngôn tại Bôn Sa

Nguyễn Hoàng Sơn 








Đàlạt qua hình ảnh xưa #4

 Tuần này, mình tải mấy tấm ảnh nhà hàng Thuỷ Tạ và xung quanh hồ Xuân Hương.

Tấm không ảnh cho thấy hình ảnh đặc trưng của hồ Xuân Hương, có ốc đảo và cuối cùng là nhà hàng nổi mà người Việt gọi là Thuỷ TẠ còn người Pháp gọi La Grenouillère, được xây cất sau trận lụt 1932, để làm  câu lạc bộ thể thao nước cho người Pháp và người âu châu sinh hoạt khi lên Đàlạt nghỉ dưỡng. Câu lạc bộ nhà hàng được đặt tên theo một câu lạc bộ thể thao nước nổi tiếng ở gần Paris, nơi các hoạ sĩ của trường phái Ấn tượng, vẽ rất nhiều.

Đây là không ảnh của ông Bill Robie, nhóm Đàlạt Historic, từng tham chiến tại Việt Nam, có quyên tiền tặng học bổng cho học sinh trường Bùi Thị Xuân, và Trần Hưng Đạo mà mình đã kể. Thuỷ Tạ là một phần của câu lạc bộ thể thao do người Pháp thành lập, gồm một nhà hàng được gọi “La Chaumière “, sau khi người Pháp về, được đổi thành Đào Nguyên sân quần vợt, một sảnh chơi vũ cầu, sân vận động và sân cù. Thao Trường là do Việt Nam Cộng Hoà xây dựng.

Không ảnh này chụp từ trên khách sạn Palace, thấy hồ Xuân hƯơng và sân cù 8 lỗ.

Hình này trước 1932, khi Thuỷ Tạ chưa được xây cất, con đường chận hồ lớn (Grand lac) vẫn còn, chạy từ ngã 5 khách sạn Palace qua bên bùng binh đường Đinh Tiên Hoàng. Lúc này ốc đảo chưa được đào.

Hình chụp trước 1932 hồ Lớn (Grand Lac), chận nước của suối Cam Ly và hồ Nhỏ phía ấp Ánh Sáng sau này. Sau vụ bão lụt năm 1932, làm vỡ cái đập nên chính quyền cho phá dỡ cái đập này và nối với hồ Nhỏ (Petit Lac) thành hồ Xuân Hương ngày nay.

Khi đào ốc đảo thì có cái cầu nhật bản được làm tạm thời.


Thủy Tạ vào những năm 1937, lúc mới hoàn thành.

Thủy Tạ được hoàn thành. Kiến trúc nổi được dựng trên mấy cây cột (pilotis), rất đặc trưng cho không gian của hồ.

Câu lạc bộ thể thao nước được người Pháp sử dụng khi viếng thăm Đàlạt, chèo thuyền, bơi lội.

Mình có mấy tấm ảnh xưa, chụp Thuỷ Tạ khi còn đua thuyền, đông người xem. Gần đây, mình có nhận tin tức của tiệm Bùi Thị Hiếu nên ngại bỏ lên mấy tấm ảnh này vì có gia đình của gia đình này.

Hình ảnh của Thuỷ Tạ thời Tây 

Chỗ plongeoir phía hồ. Thấy tây đội mũ thực dân trắng đứng đầy.


Đây là ảnh của bức tranh của hoạ sĩ Claude Monet với tựa đề Bain à la Grenouillère, địa danh nổi tiếng một thời, phát sinh ra trường phái hoạ ấn tượng mà người ta thường gọi thời đại này “la belle époque “. Thấy cầu nhỏ bắc ngang ra đảo ốc. Đảo ốc này còn được gọi là Île des pots de fleurs, hay le Camembert . Nhà văn Guy de Maupassant dựa địa điểm này để viết cuốn “ la femme de Paul”.

Thật ra hồ Xuân Hương ngày nay còn giữ được ấn tượng vào buổi sáng với sương mù. Khi mặt trời bắt đầu lên trong sương mù lành lạnh của Đàlạt, rất đẹp. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 



Thể thao thay thế tín ngưỡng ở thế kỷ 21

 Nhớ mấy năm trước, mình về âu châu chơi, thăm em và bạn bè. Có ghé qua xứ Hoà-Lan thăm anh bạn đồng nghiệp cũ. Anh ta dẫn mình vào một ngôi nhà thờ cổ xưa, không thấy tượng Chúa đâu hết, chỉ thấy dân chúng đi đông như quân Nguyên, mua sắm. Hoá ra họ biến ngôi nhà thờ thành một trung tâm thương mại, có một tiệm sách lớn, cà phê,...

Hỏi ra thì được biết nhà thờ ngày nay ở Âu châu, te tua vì các tín đồ bớt đi lễ nên giáo hội không đủ tiền để trang trải các chi tiêu, bảo hành các nhà thờ nên đành cho mướn hay bán cho con buôn.

Vào những thế kỷ trước, Thiên Chúa Giáo đã hùng mạnh, đưa các giáo sĩ, không ngại gian nan, thậm chí bị giết, đi reo lời giảng, thình thương của Chúa tại khắp thế giới. Ngày nay, giáo hội quá yếu ở âu châu, đến nổi phải bầu một đức giáo hoàng ở Nam-Mỹ, để tìm cách lèo lái các con chiên trở về đạo lại.

Khi mình sang Hoa Kỳ làm việc, điểm đầu tiên mình chú ý là thiên chúa giáo rất mạnh, hàng ngày, các chính trị gia, truyền thông cứ rêu rao Chúa, thậm chí mỗi lần có họp mặt hay trường học đều có Plege of Allegiance. Các đài truyền hình phát hình các buổi giảng nhà thờ cho những ai, làm đêm không đi nhà thờ được. người Mỹ rất bảo thủ. Ra biển tắm, chỉ thấy phụ nữ bận áo tắm một mảnh thay vì hai mảnh, khác hẳn với âu châu, các cô các bà  topless ngắm đã con mắt.

Một mặt, mình thấy đồng nghiệp theo dõi các nhà truyền thông như Larry King, mới chết, gia tài không để tên bà vợ mới. Hay bà Oprah,.... Những nhà truyền thông này nổi tiếng và được theo dõi bởi khán giả mỹ nên họ ngưng hợp tác với các đài truyền hình, mở một kênh riêng của họ, để buôn bán các quảng cáo, trở thành tỷ phú.

Những tiếng nói của các nhà truyền thông này rất mạnh và uy tín, khiến thiên hạ nghe theo. Các ứng cử viên, đóng tiền để được mời phỏng vấn trước các kỳ bầu cử. Mình gọi những nhà truyền thông này là các cố đạo đương đại.


Khi xưa, ít người được đi học nên các kiến thức, hiểu biết của họ được khai trí bởi các ông cố đạo hay nhà sư. Người ta đi nhà thờ hàng tuần, để nghe lời giảng khai sáng trí tuệ họ. Những thắc mắc của họ được các ông cố đạo chỉ dẫn giải thích qua thánh kinh. Ai nói khác với những gì được nêu trong thánh kinh, được xem là phản động, ma quỷ nhập, chống đối nhà thờ và bị hành quyết như ông Galileo.

Rồi khi khoa học được thành lập và sự tiến bộ của khoa học trong 200 năm qua, đã thay đổi trí tuệ của con người. Con người bắt đầu đưa ra những thuyết tiến hoá; cho rằng được tiến hoá từ vượn thay vì do thượng đế tạo ra từ ông bà Adam và Eva.

Nhớ có lần, thằng con mình hỏi mẹ nó là con người từ đâu đến. Mẹ nói nói là từ ông Adam và bà Eva do thượng đế nắn tạo ra. Nó lại dỡ chứng kêu bố nói là con người đến từ vượn khỉ. Đồng chí gái kêu đó là bố mày nói về xuất xứ của gia đình bố còn mẹ nói về gia đình của mẹ. Chán Mớ Đời 

Khoa học tiến triển quá nhanh đến nổi các triết gia như Friedrich Nietzsche, Karl Marx, Sigmund Freud, cho rằng thượng đế đã chết. Ngay cả ông nhạc sĩ John Lennon của ban nhạc The Beatles, dám tuyên bố họ nổi tiếng hơn Chúa. 


Xem thống kê về sự tăng trưởng của những người Mỹ không đi lễ, hay thuộc vào 1 nhà thờ cho thấy sự thay đổi rất rõ vào những năm của thập niên 90 của thế kỷ 20. Sự biến đổi sau khi khối Liên-Xô sụp đổ.

Các nhà xã-hội-học cho rằng, hiện tượng này là hệ quả của 3 điểm chính: thiên chúa giáo quyền được đảng Cộng Hoà sử dụng để kết nạp thêm đảng viên và cử tri. Vào những thập niên 70 của thế kỷ 20, các luật phá thai, ly dị được ban hành khiến các nhà tôn giáo lên tiếng và sử dụng các điều này để làm ảnh hưởng chính trị.

Chủ nghĩa vô-thần càng ngày càng bành trướng trên thế giới ở thế kỷ 21, chúng ta có thể thấy rõ. Các vùng phi châu, xem như chủ nghĩa vô-thần không hiện hữu, chiếm 1%. Niềm tin vào thượng đế giảm tại các nước giàu có phát triển như âu châu, Thụy Điển có đến 64% dân số không tin vào thượng đế, Đan Mạch (48%), Pháp (44%), Đức quốc (42%),...

Các nhà nhân chủng học nghiên cứu về tôn giáo để tiên đoán tương lai của con người khi gặp những bất trắc trong cuộc sống. Họ nhận thấy là có sự tương đồng giữa chủ nghĩa vô-thần và sự thông minh. Các nước phát triển, có trình độ học vấn cao thì chỉ số vô-thần càng gia tăng.

Những người vô-thần thường là những người tốt nghiệp đại học, sống trong thành thị, như tại các nước xã-hội dân-chủ âu châu. Chủ nghĩa vô-thần sinh sôi nảy nở nhiều tại các nước giàu có, người dân cảm thấy yên tâm về kinh tế.

Trong nghiên cứu “Educational and ecological correlates of IQ: A cross-national investigation.”Nigel Barber cho rằng IQ tại các nước giàu có cao hơn các nước nghèo khổ, đại khái càng nghèo thì càng tin vào tín ngưỡng hơn.



Theo mình thì không hẳn vì ông Isaac Newton là một người sùng đạo nhưng đã viết cuốn sách về khoa học đã giúp thế giới thay đổi trong 200 năm qua.

Con người hướng về tín ngưỡng như một cứu cánh để giải quyết các khó khăn và không chắc chắn của cuộc sống. Điển hình một nông dân như mình, cứ phải cầu trời mưa để tưới vườn bơ của mình. Một ngày tưới nước là tốn độ $200. Mưa một trận là đỡ được $1,200. 

Từ khi có cái vườn, mình phải xem tin tức khí tượng hàng ngày. Sáng thức dậy, việc đầu tiên là xem tin tức khí tượng rồi mới đến kinh tế, còn chính trị là sau cùng. Do đó, mới hiểu khi xưa, mỗi năm nhà vua phải đến Nam Giao để hành lễ cúng trời đất để mưa thuận gió hoà cho nông dân sinh sống.

Tuần rồi thấy trên mạng, đăng hình tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đầu năm, vén quần đi chân không, ra ruộng gieo mạ, tương phản với các cán bộ nhớn Việt Cộng, đứng trên bờ, đưa mạ cho dân cắm. Chán Mớ Đời 

Trong các xã hội âu châu ngày nay, người ta ít lo sợ về tương lai nhờ hệ thống an sinh xã hội và y-tế cao. Khi đau ốm thì có nhà thương lo, thất nghiệp thì có tiền thất nghiệp. Con người có thể sống lâu nhờ vào y-tế. Chúng ta được bảo vệ trước các tai ương bất ngờ, cảm thấy có thể tự chủ về đời sống của mình nên ít cần nhờ đến tôn giáo.

Có lẻ, trong vụ đại dịch này, con người bổng thấy cuộc sống bấp bênh nên kêu réo thượng đế cứu rỗi nhiều hơn trước đây. Chúng ta chỉ nhớ đến Chúa, Phật hay Allah khi lâm cảnh lo sợ, không biết kết thúc ra sao.

Tôn giáo khuyến khích sinh sản qua cưới hỏi vì “thêm người thêm của”. Trong các xã hội canh nông xưa, người ta ưa chuộng con cái nhiều để có thêm đơn vị sản xuất, nhất là con trai vì có thể cày cấy, lao động. Do đó họ mới chuộng con trai, chớ không phải vì truyền giống nòi. Truyền giống nòi là phải chính người phụ nữ thì mới chắc chắn. Do đó ông Karl Marx có phán một câu bất hủ khiến nhà thờ chửi bới: “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Ngày nay, về mặt tâm lý, khi con người gặp phải những khó khăn tâm lý thì họ hướng về các bác sĩ tâm lý nhiều hơn là các cố đạo. Họ muốn được lành bệnh bởi cách trị liệu bằng thuốc an thần do các bác sĩ cho toa thay vì các cuộc cầu nguyện, thuốc vớ vẩn của các nhà sư, cố đạo. 

Mình nhớ khi xưa, thằng em mình bị đau. Mẹ mình lên am Mệ Cai xin bùa gì về cúng, rồi đốt lá bùa, bỏ vào nước lạnh, khuấy rồi cho thằng em uống, rồi mấy ngày sau, đưa đám. Chán Mớ Đời 

Người dân có thể nhận được các lợi ích về xã-hội, tinh thần khi tham gia các môn thể thao, dã ngoại như tham gia các hội họp nhà thờ, chùa chiềng. Tôn giáo cạnh tranh với các môn thể thao, nhạc, phim qua các cuộc truyền giáo trên đài truyền hình, hay hát hò của ca đoàn tại nhà thờ...

Các nhà tâm lý học cho rằng thể thao đem lại những hệ quả cho khán giả như tôn giáo. Các ngữ vựng tương đồng: niềm tin, hy sinh, cầu nguyện, khải hoàn,...

Các lễ tôn giáo được xem như một màn trình diễn như thánh ca, áo quần,... lâu lâu có đám cưới, đám ma, mình đi nhà thờ hay chùa thì thấy các lễ đều có một quy trình. Áo quần của ông cha, ông sư và mấy người phụ tá. Lúc họ nói cũng khác bình thường như “đó là lời Chúa,..” giọng ông cha nói khác với bình thường, để tạo một âm hưởng huyền bí, để giúp các con chiên không chìm đắm trong giấc ngủ.

Thể thao được xem là một tôn giáo đa thần sơ khai (Primitive polytheism), khán giả tôn thờ một con người khác như Maradona, Messi, Ronaldo, Kobe Bryant,... về những thành tích của họ, tham gia các hội fan cuồng. Các vận động trường như các toà thánh, giáo đường, nơi các khán giả đến cổ vỏ, xem các thần của họ giao đấu. Cũng treo cờ xí, màu mè cảu các đội quân, cũng những thánh ca, ca tụng các thượng đế của họ,...

Các nghiên cứu cho thấy các fan cuồng của thể thao, ngoan đạo. Điểm lạ cho thấy là số người đi lễ nhà thờ đã giảm nhiều từ mấy thập kỷ qua, ngược lại sự tham dự các cuộc tranh đấu thể thao lại gia tăng mạnh. Nhớ dạo mình đi làm ở Ý Đại Lợi, các trận đá banh đều được diễn ra chiều chủ nhật, sau khi thiên hạ đi nhà thờ, ăn trưa họp mặt gia đình. Ngày nay, mình thấy họ cho đá sáng chủ nhật, thứ 7,... lý do là truyền hình cho các fan ở khắp thế giới. Nếu công ty có quảng cáo ở Trung Cộng thì phải đá vào giờ mà người Tàu thức để xem mới thấy các bảng quảng cáo tiếng tàu, về cá độ,...

Các fan thể thao rất trung thành với đội tuyển và các ngôi sao của họ như đem lại cho họ  thêm một ý nghĩa về cuộc đời. Xem thể thao như giúp các khán giả thoát khỏi cuộc sống hàng ngày, như các trải nghiệm tôn giáo, giúp họ tiến bước trong cuộc sống thường nhật.

Xem các trận đấu, chúng ta thường thấy các cầu thủ đều làm dấu thánh giá trước khi giao đấu hay ra sân. Họ có thể sơn trên mặt, nhuộm tóc, bận áo quần của độ bóng, như trốn thoát khỏi cuộc sống thường nhật với nhiều lo toan, buồn lo, tạo dựng một cộng đồng của các fan hâm mộ. Hay đúng hơn là tạo nên một văn hoá vô cảm, một cách thủ dâm tinh thần để chạy trốn các vấn đề xã hội, thúc bách của đời hàng ngày.

Thể thao là tín ngưỡng, có từ thời xa xưa, ở âu châu, xuất hiện thời Hy-Lạp hay La-mã với các cuộc đấu giữa các dũng sĩ hay thú vật. Một loại gánh xiếc những to lớn hơn. Ngày nay, một cuộc tranh tài thể thao có thể có cả tỷ người trên thế giới xem trực tiếp cũng một lúc.

Dạo này, mình cắt dây cáp, để không xem đá banh nữa. Tốn 2 tiếng đồng hồ, chỉ xem tóm lược trận đấu trong vòng 12 phút trên YouTube cho khoẻ đời. Xem 2 tiếng đá banh, xong rồi phải đọc báo tường thuật, phỏng vấn cho đả cơm thèm, tinh thần phấn chấn hồ hởi nên thấy mệt quá. Ngưng.

Nguyễn Hoàng Sơn 




Cha con làm vườn

 Mấy tuần nay, mình thay lại hệ thống ống nước của vườn. Cuối tuần kêu hai đứa con lên vườn, trai gái gì cũng bắt cuốc đất hết. Đồng chí gái than bạn anh, họ kêu con gái là “công chúa” còn anh thì bắt nó cuốc đất. Có hôm chúng hái bơ bán thì cho hết tiền. Cứ hái được bao nhiêu thì mấy người bán ở chợ nông dân (farmers markets) đến mua để bán lại, trả tiền, cho chúng hết.

 

Hệ thống cũ sử dụng các ống nước đường kính 1/2 inch, mỗi cây có 1 đầu tưới. Vấn đề là vườn mình ở cạnh một khu vườn thiên nhiên của tiểu bang nên có coyote, mèo rừng. Thêm nữa có loại sóc và các thú khác lai vãng khá nhiều trong vườn nên chúng cũng cắn các vòi nhỏ để uống nước nhưng ít hư hại hơn. Nước vẫn chảy xung quanh cây trong khi các con coyote cắn phá thì nước chảy khơi khơi cả ngày cả đêm, đến khi mình lên vườn, kiểm tra để thay hay sửa chửa.



Khi xưa, mưa nhiều nên có dòng suối trong công viên tiểu bang để chúng uống nước, nay hạn hán, đói nên chúng kéo nhau đến vườn mình, cắn phá các vòi nước để uống nước. Mình có mua mấy thùng nước để rãi rác trong vườn để chúng uống nhưng chịu. Không huấn luyện chúng uống trong thùng nước được.

 

Sát cạnh vườn mình là một chung cư, có nhiều người già ở, họ thương thú vật nên hay đem thức ăn còn dư đến trước vườn mình để cho thú hoang ăn. Khi mình mua cái vườn, lần đầu tiên đến vườn vào buổi sáng thì thấy 12 con coyote , ngồi đợi thiên hạ đem thức ăn đến. Mình phải làm hàng rào, cổng để thiên hạ không đem thức ăn đến bỏ trước cổng vườn.

 

Tiểu bang cho mình năm ngoái tiền để làm lại hệ thống nước chính. Năm nay, mình đang xin làm lại hệ thống nước tưới. Chưa có tin tức gì cả nhưng cứ làm trước. Nếu được chấp thuận thì tốt còn không thì cũng phải làm.

 

Một khi thay xong hệ thống tưới mới thì không sợ bị thú hoang cắn phá, hao nước, sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền. Hệ thống mới sẽ dùng loại ống nước PVC, schedule 40, được chôn dưới đất, chỉ có cái đầu tưới lòi ra ngoài nên khó cắn phá dù là răng coyote.

 

Mình có anh thợ phụ mình ngày chủ nhật. Trong tuần anh ta làm cho hãng, cuối tuần nghỉ thì đến làm thêm cho mình. Mình phải chuẩn bị hết trong tuần, thứ 7 thì kêu hai đứa con lên phụ để chủ nhật, anh thợ đến chỉ có việc đào đất để chôn ống nước cho nhanh và gắn các ống nước với nhau. Còn hai tuần nữa thì xong. Làm việc trong tuần thì trung bình mình đi bộ mỗi ngày 5 dậm.

 

Được cái lên vườn thì cha con có cơ hội nói chuyện với nhau, như thời chở chúng đi học. Con gái mình hôm qua, nhận xét thấy bạn mỹ, chúng hay chia sẻ thức ăn của họ, dù họ bỏ tiền ra mua, kêu mình ăn thử nên nó cảm thấy, cần phải chia sẻ hơn.

 

Nó nói người á châu mình thì tích luỹ (hoarding) còn người ngoại quốc thì họ cho, chia sẻ hơn. Mình kể con gái là người Việt mình lạ lắm. Bố mẹ mời bạn bè lên vườn chơi, hái lộc. Người Mỹ, chỉ hái độ 1 bị nhỏ, độ 5-10 trái là xong, trong khi người Việt, dù lợi tức họ cao như bác sĩ, dược sĩ,…không thiếu thốn nhưng họ hái như điên. Họ đem mấy túi lớn lên, rồi mượn thêm mấy thùng của bố để hái, dù nhà có hai vợ chồng, con cái ở xa. Có bà ở một mình mà hái đâu 12 bị, nói để cho con, đồng nghiệp và hàng xóm. Chỉ có một cặp vợ chồng bác sĩ người Việt, chỉ hái độ một bị, kêu đủ cho họ. Người Việt thích làm việc nghĩa, không tốn tiền, bằng cách dùng của người khác để tặng bạn bè, của chùa để có tiếng. :)

 

Nghe con gái nhận xét khiến mình nhớ đến một stt của ông Vương Trí Nhàn, nói về tâm lý của người Việt, đói khổ khi xưa trong thời bao cấp, nay giàu có lên thì cái đói khổ xưa, vẫn đeo đuổi họ đến nay mà thậm chí, di truyền.

 

Trích “

KHI ĐÃ BIẾN DẠNG , 

TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI 

KHÓ LÒNG TRỞ LẠI BÌNH THƯỜNG 

 

  Nghĩ về tác động của  nghèo đói tới tính cách con người,  ta hay  cho rằng khi con người đã khá giả lên cụ thể là  không còn đói kém nữa  thì họ sẽ trở lại con người bình thường và mọi thói xấu nảy sinh do đói kém sẽ tiêu biến. 

Nhưng không phải vậy.

Nhà nghiên cứu Diệp Đình Hoa  khi nghiên cứu về nạn đói kém ở Bắc Bộ trước 1945  từng nhận xét rằng đói kém không phải chỉ là 

chuyện đứt bữa, do đó qua nhanh mà -- do chỗ nó kéo dài trong thời gian dài qua nhiều thế hệ -- nên về sau, khi đã đủ miếng ăn rồi, con người và cộng đồng  vẫn bị tâm lý đói kém chi phối. 

Kết luận đó cũng  có thể áp dụng cho con người thời nay. 

Nhiều người nghèo khó hôm qua, nay do luồn lọt do xoay sở giỏi đã giàu lên và tỏ ra rất hoang phí. 

Nhưng đó chỉ là một phần mặt trái của tâm lý hôm qua.

  Còn đại thể  nhiều người trong họ vẫn tầm thường hèn hạ, dửng dưng trước nỗi đau khổ của người khác và không bao giờ đặt quyền lợi của xã hội lên trên quyền lợi của mình.

Tóm lại biến dạng một lần là biến dạng mãi mãi. (Hết trích)

 

Vợ chồng anh bác sĩ chỉ hái có 1 bị nhỏ, bố mẹ sang đây năm 75, gia đình rất giàu ở Việt Nam khi xưa, còn cô vợ thì gia đình sang Hoa Kỳ trước 75, cũng khá giả nên họ không bị cái đói của thời bao cấp dày vò hay cái nghèo trước 75.


Có lần mấy ông bạn tiến sĩ lên vườn chơi với vợ thì họ ngõ ý mua bơ của mình đem về.

 

Trong khi mấy người bác sĩ khác thì đi tỵ nạn, có trải qua thời bao cấp, như ông Vương Trí Nhàn giải thích, tâm lý cái đói, cái nghèo vẫn đeo đuổi nhiều thế hệ.

 

Mình vẫn còn bị căn bệnh này. Khi xưa, đi học, bạn bè tây đầm xài bút chì có phân nữa rồi quăn, mình lượm để xài tiếp, đỡ tốn tiền mua. Ấp quần thì các nhà thờ phát chẩn để bận. Ngày nay, mình vẫn giữ thói quen ấy dù đã ở hải ngoại gần 47 năm. 

 

Con mình sống với mình từ bé, thấy bố mẹ hà tiện, ăn uống không bỏ mứa, ít chia sẻ nên chúng cũng bị uốn nắn từ bé theo thói quen này với câu nói “khi xưa, bố mẹ ở Việt Nam....” nên ngày nay, hệ quả là giúp con mình tích luỹ thay vì chia sẻ như người Mỹ. Nếu không có sự chia sẻ của người Mỹ thì người Việt tỵ nạn, không bao giờ đến xứ này được.

 

Mình kể; khi gia nhập các hội từ thiện như Lions International, hay Toastmasters,… sinh hoạt với người Mỹ, thấy họ dấn thân, quyên tiền, để giúp đỡ các người nghèo nên dần dần bố bắt chước họ, cũng đóng góp, tham gia vào các chương trình xã hội. Mình có tặng cho hội một chiếc xe van, để chở học sinh nghèo lên núi nghỉ hè ở câu lạc bộ của hội. Tuy xe cũ nhưng mình cảm thấy sung sướng, hạnh phúc đã làm gì đó tốt đẹp cho đời.

 

Năm ngoái, đại dịch xẩy ra, bạn bè rũ mình tham gia chương trình Mask Save Lives, con mình theo dõi, thấy nhấn “like” hay chương trình giúp đỡ vụ bão lụt miền trung. Những gì mình làm thì con cháu sẽ bắt chước. Mình chụp hình để bỏ lên Facebook để câu Like thì con cháu cũng sẽ bắt chước câu like. 


Mình để ý người quen, lên đồ chụp ảnh câu like thì con của họ của tương tự, tải vớ vẫn hình ảnh để câu like như bố mẹ chúng. Trong thời bao cấp, chúng ta đói, nay chúng ta cũng khát về danh vọng, đẳng cấp nên cứ lên đồ, bà già 60 bận đồ như tuổi choai choai, tạo dáng, photoshop để câu like. Chán Mớ Đời 

 

Mình hơi tiếc là không giác ngộ cách mạng sớm vụ này, để có thể dạy dỗ con mình sớm hơn. Cũng không muộn. Nay mình được mời lên đài truyền hình, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, đầu tư. Một cách cho đi, sẽ giúp con mình hiểu thêm là cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận từ người ta.

 

Mình nhận ra khi “cho đi” thì hạnh phúc nhiều, còn khi ”nhận“ thì có gì khó khó, ấm ức, đau đau trong lòng. Thấy bạn bè, đem con cháu lên vườn chơi, hái trái, tạo cho gia đình họ một ngày vui, lòng thấy vui hẳn. Trong vườn có cả triệu trái nên họ hái nhiều cũng chẳng mất mát gì cả. Họ vui là mình vui. 

 

Tuần rồi, có một gia đình quen, cả 3 thế hệ, ông bà con cháu lên vườn mình chơi, hái lộc đầu xuân. Hai ông bà vui lắm, cứ cảm ơn rối rích, đã cho họ một ngày vui. Các cháu được hái trái, hít thở không khí trong lành của thiên nhiên, thay vì cứ ôm máy điện toán để chơi game điện tử.

 

Con gái kêu đại dịch đã thay đổi cách sống rất nhiều. Nó làm việc ở nhà, chưa bao giờ đối mặt các đồng nghiệp, chỉ nói chuyện qua Zoom. Ai cũng làm việc ở nhà, có người đang ở Mễ Tây Cơ. Có thể làm việc bất cứ nơi nào trên thế giới.

 

Thằng cháu và cô Bồ sắp sửa làm đám cưới, đến nhà hỏi mình cách mua nhà. Cả hai đều làm việc tại nhà, kêu công ty đã vĩnh viễn đóng cửa, ai nấy đều làm việc tại nhà. Chúng đòi mua nhà 1 triệu, hai người mà đòi mua 5 phòng. Lý do làm việc ở nhà, mỗi người cần một phòng riêng. Kinh

 

Nguyễn Hoàng Sơn

Đàlạt xưa qua các hình ảnh cũ #3

 Hôm trước, người dì tải lên Facebook tấm ảnh của nhà dì ở đường Duy Tân khiến mình chợt nhớ đến khúc đường này, nhiều kỷ niệm, khi học hè với dì vào cuối năm 8ème. Mẹ mình từ Huế vào Đàlạt năm 15 tuổi, sinh sống với gia đình ông Phúng đến khi đi lấy chồng. Thật ra, tiệm Hiệp Thạnh, lúc đầu ở đường Nguyễn Biểu, góc Minh Mạng thì phải, cạnh tiệm vàng của ông Bùi Duy Chước, bố của bà Bùi Thị Hiếu. Sau này ông bà Phúng xây căn này rồi dọn về đây, cho thuê căn cũ. Hồi nhỏ, dì Thương, con gái đầu của ông bà, nay đã qua đời, hay dắt mình đến tiệm cũ cho thuê, lấy tiền nhà. Mình bắt đầu học nghề cho thuê nhà từ dì Thương. Lười học hành như mình, thích vụ không làm mà có người đưa tiền cho xài hàng tháng.

Hôm qua, mình hỏi người mướn nhà, họ xin trả thêm $300/ tháng khiến mụ vợ mình kêu tội nghiệp họ. Căn nhà mình mua cách đây 20 năm, đặt cọc $3,000 chủ nhà cho mượn $360,000, nay cho thuê $4,650/ tháng. Kinh. Vợ mình, có cái tâm tốt, cứ kêu tội nghiệp người mướn nhà, còn mình thuộc thành phần con cháu địa chủ, suýt bị giết trong cuộc đấu tố ngoài Bắc nên phải tăng vì hai năm qua chưa tăng giá. Năm ngoái tính tăng nhưng bị covid nên Cali ra luật cấm.

Lúc đầu tiệm Hiệp Thạnh, bán vãi và các loại khác như huy hiệu quân nhân, nhất là của sinh viên võ bị. Sau này người dì ra trường nên mở tiệm thuốc Tây. Ông chồng cũng dược sĩ, nếu mình không lầm thì cho tiệm thuốc tây Minh Tâm, đường Duy Tân, gần đó do vợ chồng chú Phấn mướn bằng.

Trong hình thấy ông bà Nguyễn Văn Phúng, dì Thanh, ông chồng bận quân phục, đi vượt biên cùng ghe với người em trai của mình. Dượng là em rể của thầy Phạm Kế Viêm. Ở giữa là bà Võ Quang Tiềm, chị của ông Phúng và mấy người khác thấy quen nhưng sau 50 năm thì trí nhớ mình cũng đã trả nhớ về không. Bên trái là cậu Miên, kiến trúc sư ở Pháp, mình có gặp khi mới sang Pháp, cậu xúi mình học kiến trúc, vừa đi học vừa đi làm được. Có mợ Tri và một người nữa quên tên hình như dì Bá.

Bên cạnh là nhà số 11A Duy Tân, tiệm Hoàng Lâm bán đồ gỗ, kêu bà cụ mình mua giá đâu dạo đó 2 triệu đồng nhưng bà Phúng cản, kêu là số 13 xui xẻo, vì tiệm Hiệp Thạnh 11, bên cạnh là 13 nhưng mình xem hình thì thấy họ đề 11A. Phải chi bà cụ mua, đổi tên tiệm thành Hoàng Sơn thay vì Hoàng Lâm. Mình không phải cuốc đất lấy đất ở nhà mình để xây nhà, tốn 500,000 thời đó. Chán Mớ Đời 

Nghe kể ông Phúng và ông Võ Quang Tiềm, lúc vào Đàlạt, làm thợ may. Đúng lúc người Pháp cho xây đường rày xe hoả nên hai anh em may áo quần rồi gánh 3 ngày 3 đêm, đem xuống đèo Ngoạn Mục bán cho thợ làm đường. Nhờ đó mà có tiền, mua nhà cửa, giàu lên. Giả từ nghề Fashionmaker.

Hình ảnh của người Việt và người thượng xây dựng đường xe lửa SOng Pha và Đà Lạt. Nghe người Pháp cho biết là tối thiểu có trên 30,000 người chết khi xây dựng con dường xe lửa này để rồi Việt Cộng sau 75 đem bán lạc xoong chi Thụy Sĩ.

Thấy chiếc xe gắn máy của ông Đàng, em của ông Phúng và bà Võ Quang Tiềm, của tiệm Long Hưng, số 9 Duy Tân. Tấm ảnh này đưa mình về nhiều kỷ niệm của thời sinh sống tại Đàlạt. Tiệm Long Hưng và Hiệp Thạnh, chắc sinh viên Võ Bị khi xưa không quên vì mỗi lần được gắn Alpha là ra đây mua để gắn lên áo. Nếu không biết may thì ông Đàng và Ông Phúng may thêm tiền công. Hồi nhỏ mình hay vào nhà nên hay thấy sinh viên Võ Bị cuối tuần vào đây mua huy hiệu và dê gái vì mấy bà dì, con ông Đàng và con ông Phúng rất đẹp như dì Luận, có thể xem là hoa khôi một thời Đà Lạt.

Ông Đàng khi còn sống, mỗi lần mình về đều vào thăm ông. Có lần, chưa kịp vào thăm thì ông đã chạy xe gắn máy lên nhà mình dù đã 90 tuổi. Bà Đàng thì bà con bên vợ mình, trên nguyên tắc gọi đồng chí gái là O. Hôm trước, gặp em của hai chị bạn khi xưa, khám phá ra là cháu của ông Võ Đình Dung, ông bố là em của ông Dung. Kinh

Sau Mậu Thân, Việt Cộng nằm vùng hay về bắt lính, ở khu Số 4 hay xử tử các người làm việc với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà nên đến tối ông cụ đem mình hay ra đây ngủ. Dạo ấy ra phố ở nhà lầu sao thấy cực sang. Chỉ nhớ là đến giờ giới nghiêm là nghe tiếng còi hụ ở khu Hoà Bình.

Mình nhớ vào nhà, có một căn phòng để hai cái hòm chình ình khiến mình rợn tóc gáy. Khi xưa, người lớn tuổi, hay mua hòm sẵn để khi qua đời, có hòm mà chôn. May khi Việt Cộng vào, ông bà mất, mới có hòm nếu không sống với Việt Cộng chiếc chiếu cũng không có để chôn. Chán Mớ Đời 


Đây là tiệm Long Hưng số 9 bên cạnh, cũng thấy chiếc xe Honda của ông Đàng, còn chiếc xe Vespa này thấy cũng quen nhưng không nhớ của ai. Ông đàng là em út của bà Võ Quang Tiềm, con đông lắm, nay mấy dì cậu sống rải rác bên Mỹ, bên Úc và một số ở Đà Lạt. Mình tính có dịp lên San Jose để thăm mấy người bà con, và đi Úc để thăm dì Thanh. Hy vọng sang năm đi được.

Đặc biệt là thấy lại mấy cái lò nấu bằng dầu hôi bán trong tiệm, thời gian này người Việt tại miền nam đang chuyển từ nấu bằng lò than 3 cẳng sang lò dầu hôi. Nhà giàu thì họ có xài lò bếp nấu bằng ga Propane, mua ở tiệm Đức Xương Long.

Khúc này chụp khách sạn Thuỷ Tiên số 7 Duy Tân, thấy 2 tiệm Long Hưng và Hiệp Thạnh.

Đây là tấm ảnh chụp ngay tiệm Hiệp Thạnh và Long Hưng thời Tây, còn gọi là đường Maréchal Foch. Hồi nhỏ hay hóng chuyện người lớn, nghe họ kêu đường Ma Ri Xanh Phúc, không dám hỏi sợ bị tát tai, đến khi sang Tây mới ngộ ra là tên ông tướng Foch, anh hùng trong thế chiến thứ 1.

Dạo con đường này nhỏ, bề ngang như đường Minh Mạng, Tăng Bạt Hổ, có mấy kiosque như hình trên. Sau đó họ giải toả các kiosque để nới rộng con đường ra, để chạy hai chiều. Vạc đất phía bên tay trái mấy kiosque giáp ranh với trường Đoàn Thị Điểm, được mua và xây nhà lầu 3 tầng, cao hơn phía bên phải, chỉ có hai tầng. Được xây cất đúng theo bảng thiết kế của kiến trúc sư chính Đà Lạt thời Tây Hébrard. Nếu để ý là nhà hai tầng , xây giống kiểu dãy phố trên khu Hoà Bình, dãy nhà Đội Có, Việt Hoa hay Chic Shanghai. Hai tầng, có cái ban-công nhỏ ở lầu hai, mái ngói. Xong om. Nay thì bú xua la mua.

Hình chụp ngược lên Chợ Cũ Đàlạt (khu Hoà BÌnh sau này). Thấy trạm biến điện, sau này được dời vào phía trong khúc trường Đoàn Thị Điểm. Mình nhận được một lời bàn của ai đó, trong một bài khác khiến mình thắc mắc, sẽ tải đây để anh chị nào có thể giải đáp dùm:
Bức tường dưới chử hớt tóc gội đầu sau là quán tạp hóa của mẹ mình hơn 25 năm đến 75
Hàng ngày học về mình phụ giữ hàng cho bà đi chợ mua hàng cau trầu đến 24 giờ khuya với quyển vở học bài 
Kỷ niệm ca thời ấu thơ đến năm 2 đại học”

Quán Hớt tóc gội đầu đã được phá bỏ khi chính phủ cho nới đường Duy Tân thành hai chiều nhưng người còm lại kêu vẫn tồn tại đến 75. Mình đoán chắc họ nhầm với đường khác. Sau trại biến điện là đường Trương Vĩnh Ký, có 3 căn nhà căn đầu tiên là tiệm thuốc Bắc An Dưỡng Đường, thường được gọi là tiệm thuốc COn Của vì huy hiệu là con cua. Mình có tấm ảnh này nhưng mất công lục quá. Huỳnh Quốc Hùng là con của tiệm con cua, học với mình khi xưa, đi du học ở Gia-nã-đại sau mình 3 ngày. Có gặp lại một lần ở Cali, sau đó có một tiệm khác rồi đến tiệm bánh mì Vĩnh Chấn. Nhìn tấm ảnh phía dưới sẽ thấy huy hiệu tiệm con cua. Mình có tấm ảnh khác chụp ngày tiệm thì thấy vẽ 2 con Cua.
Chụp từ tiệm Hiệp Thạnh, nhìn về phía khu Hoà BÌnh. Sau khi nới rộng đường ra. Hình này sau khi họ đã tân trang lại khu Hoà BÌnh, chợ Cũ được đưa xuống CHợ Mới. Hôm nào buồn đời, mình sẽ kể thêm sự khác biệt trước và sau khi tân trang. Mẹ mình bán ở chợ Cũ trước đây, ngay góc tiệm Đồng Hồ Tiến Đạt.


Hình này chụp sau khi con đường được nới rộng ra, chụp từ đầu đường chỗ tiệm bánh mì Vĩnh Chấn, thấy bảng hiệu tiệm thuốc Con Cua. Bên kia đường, chỗ có hẻm đi xuống Dốc Nhà Làng, sau này là tiệm Trung Việt, bán bánh xe hơi. Hai người con trai học với mình hồi bé ở trường Ấu Việt, nay định cư ở Gia-nã-đại. Họ hàng chi với Phan Đình Diễm.
Chụp từ khu Hoà Bình, nhìn về đầu đường Duy Tân, để nhớ những trận mưa dìa của Đàlạt xưa. Giữa tiệm bên cạnh tiệm thuốc Con Cua và khách sạn Thuỷ Tiên là đường Trương Vĩnh Ký

Tương tự nhưng trong nắng. Thấy tiệm thuốc Tây Minh Tâm của gia đình chú Phấn và cô Mình. Hai người này sinh tại Đà Lạt, đi tù cũng ngày với mẹ mình và được thả cùng ngày. Nay cô chú ở Cali.

Không ảnh cho thấy phía sau đường Duy Tân, khuôn viên của trường Đoàn Thị Điểm và đường Trương Vĩnh Ký. Giữa khách sạn Thuỷ Tiên và trạm biến điện, được dời từ đầu đường Trương Vĩnh Ký, có một đường nhỏ để xe cộ như xe hàng có thể chạy vào để giao hàng cho các tiệm thuộc đường Duy Tân.

Nội bức hình này có thể kể ra nhiều chuyện ở Đà Lạt. Hôm nào rảnh mình sẽ xem lại tấm ảnh này rồi kể ai ở đâu trên tấm ảnh này. (Còn Tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn