Kẻ Lưu Vong



Mỗi lần mình gặp bạn học cũ hay người quen khi xưa là đều nghe họ nói mày sướng, không phải bắt buộc sống với Việt Cộng cho dù mình cũng mang kiếp lưu vong như họ. Lý do là lưu vong đều khởi đầu bởi một bi kịch chính trị để rồi biến thành một bi kịch văn hoá nơi xứ lạ quê người. Họ phải trải qua những giai đoạn hậu 75 như gia đình mình trong khi mình cũng có nổi niềm của mình. Mất tin tức gia đình suốt 3 năm liền, không biết gia đình sống chết ra sao như bao nhiêu du học sinh trước 75. Mình có chị bạn, gia đình di tản năm 75. Cả nhà chia nhau đi vì không đủ chỗ trên trực thăng, phân nữa đến bờ tự do còn phân nữa mất tích mà 50 năm qua chị ta vẫn cứ tưởng nhớ đến những người anh và ông bố giây phút chia tay nhau, hẹn gặp lại ngoài khơi. 

Hay bạn của đồng chí gái, ông bố được bổ làm việc trong ngành ngoại giao tại pháp. Ông ta qua pháp nhận chức vụ và chuẩn bị đem vợ con sang thì 30/4/75 đến. Bà mẹ đem con ra phi trường Tân Sơn Nhất nhưng chỉ mua được 2 vé nên bà mẹ quyết định cho thằng con trai đi với bà, đưa tiền cho chị vú chăm sóc hai đứa con gái, đợi bà tính cách đem qua Pháp. Chị vú lấy tiền bỏ về quê, hai chị em phải sống những ngày tháng lêu bêu sau 75 mấy năm trời mới được bố mẹ, toà đại sứ Pháp can thiệp để đoàn tụ gia đình. Chị ta kể lần đầu tiên về lại Sàigòn, xuống phi trường, cảm giác bị bỏ rơi lúc di tản không bao giờ quên được. Chị ta khóc như Đức Huy, khóc một dòng sông Sàigòn.

Đồng chí gái hay mấy người em mình sinh sống tại hải ngoại, bắt buộc đi tìm một con đường sống bất chấp hiểm nguy trên con đường vượt biển, có thể nói là lao vào cái tử để tìm con đường sống. Có nhiều người bạn kể họ vượt biển nhiều lần, bị lừa hết tiền bạc, vào tù ra khám, giả điên giả rồ để qua mặt công an. Nay sống qua ngày tại Việt Nam.

Mình bắt đầu cuộc đời lưu vong bởi một bi kịch văn hoá. Mình thoát ra khỏi Việt Nam bằng cách đi du học trước bi kịch chính trị của quê hương; Sàigòn thất thủ. Không chứng kiến đất nước đổi chủ, thấy thiên hạ chạy loạn lo sợ bị Việt Cộng tắm máu, pháo kích, tù tội mà người Việt điển hình bà cụ mình, cứ mỗi lần gặp mình là kể chuyện thời gian sau khi mình rời Việt Nam, như một vết thương tâm lý sau bao nhiêu năm vẫn chưa lành hẳn với thời gian. Mấy người em mình cùng trải nghiệm thời gian ấy nên không thấy có chi là đặc biệt, cười thầm mỗi khi bà cụ bắt đầu cuộc độc thoại. Kể lại những gian khổ một đời người Việt sinh nhằm thế kỷ.

Mỗi lần nghe bà cụ tâm sự thì mình chỉ ngồi yên, lắng nghe như một bác sĩ tâm lý, ngồi nghe người bệnh, giải bày nội thương tâm lý. Mình vẫn cảm nhận sự tức tưởi của bà cụ, bị hàng xóm thay đua lập chiến công, tố khổ bà cụ và gia đình mình thuộc giai cấp phản động và những may mắn giúp thoát khỏi tấm bi kịch đến ngày nay. Trong khi ông cụ mình bị tù 15 năm, ít nói đến những năm tháng tù đầy, như con chim bị nhốt lâu năm, không muốn nói cho ai biết vì quen cách sống trong tù, lo sợ nói lên quan điểm của mình bị ăng teng báo lại cho quản giáo.

Hôm trước có cô bạn học cũ ở Văn Học, hàng xóm với mình khi xưa, viết thư nói cô nàng mất thời gian khá lâu để đọc những gì mình viết trên diễn đàn. Cô nàng hỏi sao mình viết nhiều mà ý tưởng lấy từ đâu ra. Mình trả lời là từ đồng chí gái. Lấy vợ bị đì quá nên con người cần một chỗ để giải bày những uẩn ức của một đời người mang tiếng sợ vợ. Đúng hơn là mình sống ở hải ngoại độc thân, không gia đình bên cạnh, làm bến bờ nên đi nhiều, gặp chỗ nào vui thì dừng lại kiếm việc làm rồi khi chán hay hết hạn làm việc thì lại tiếp tục đi tiếp như Ulyssus của Homer, đi trên con đường vô định để rồi một hôm, nói như Georges Moustaki, phản bội Tự Do để đổi lấy nhà tù tình yêu với một cán bộ quản giáo xinh đẹp, quản chế tại gia đến nay.

Bi kịch của kẻ lưu vong là không phải chỉ thay đổi chỗ ở, không gian thôi mà còn phải thay đổi cách suy nghĩ, cách cảm nhận, cách phát biểu qua một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ. Thật ra ở Việt Nam, người dân miền Nam cũng phải học cách phát biểu những từ cách mạng xa lạ ngay chính  trên quê hương của họ. Mình nhớ sau khi ở Ý một năm, mình trở lại Pháp thì trong đầu tiếng Ý cứ lùng bùng, mất cả tháng mình mới nói và suy nghĩ theo tiếng Tây lại. Nhìn lại thì mình đã lưu vong từ bé khi học trường Tây. Về nhà thì nói tiếng Việt nhưng vào lớp, nơi mình thâu nhận kiến thức thì phải tấu bằng Pháp ngữ. Hôm trước, có anh chồng của cô bạn học yersin xưa, nay ở Pháp, kể là bà xã anh ta đọc tiếng Việt không hiểu.

Mình mới nhận thức cô bạn học cũ cũng lâm vào tình trạng của mình khi xưa. Mình thì lên trung học thì dần dần tiếng tây bớt phát triển, tiếng Việt cũng sơ sơ, may mà mình qua Văn Học được hai năm cuối trung học phổ thông nên còn ngáp ngáp được chút việt ngữ. Do đó mình khởi đầu cuộc đời lưu vong bằng một bi kịch văn hoá từ bé khi ông bà cụ cho học chương trình Pháp.

Nhiều người ngạc nhiên, kêu sao mình nhớ nhiều về Đà Lạt. Người Mỹ hay kêu "you are what you remember". Cái khổ của người lưu vong là mối quan hệ của họ chỉ được thể hiện qua Nổi Nhớ về quá khứ, cho nên mọi kỷ niệm như được tô lên một lớp vernis óng ánh rất đẹp. Nổi nhớ chỉ quy về một không gian, một chốn như mình về Đà Lạt thời bé. Sau này là những thời gian sinh sống tại Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Anh quốc, New York,...

Nổi nhớ giúp mình đi ngược thời gian như chiếc xe trong cuốn phim "Back to the future", trở lại thời còn sinh sống tại Đà Lạt. Nhớ tới Đà Lạt khi xưa chưa đủ, mình lại muốn đi xa hơn về thời bố mẹ mình còn trẻ, gặp nhau ra sao. Mình phải tìm kiếm hình ảnh cũ Đà Lạt thời ông bà cụ mới vào Đà Lạt lập nghiệp để tìm trong tấm ảnh xưa, hình ảnh bố mẹ mình thời còn trẻ. Nhân duyên nào một người từ Bắc, bị du kích tỏng làng tìm cách giết vì không theo họ, trốn thoát vào Nam để gặp một người từ Thừa Thiên vào Đà Lạt, làm việc để gửi tiền nuôi em út ăn học. Rồi dần dần mình muốn biết thêm về ông bà nội, ông bà ngoại. Mình lại tìm đến những bài thơ của ông Quang Dũng, của ông Hoàng Cầm để mượn họ chút gì hình ảnh quê nội. Quê nội hay quê ngoại, mình chỉ biết qua văn chương. Nên khi mình về Phủ Quốc lần đầu thăm viếng căn nhà của ông bà nội, nơi ông cụ được sinh ra và suýt bị du kích vào 1 đêm hôm đó thì cảm thấy bồi hồi, quê nội tôi đây. Cảm xúc dâng trào khi ghé nhà thờ nơi Mẹ Ngoại mình sinh ra ở làng An Lưu. Rồi lưu lạc qua bên Thái Lan, rồi về lại Huế, gặp ông ngoại mình,.. cho thấy ông bà mình đã là kẻ lưu vong khi xưa.

Marcel Proust trong cuốn " À la recherche du temps perdu", cũng chỉ nhớ đến cái làng Combray cách Paris 261 km, dù ông ta không phải lưu vong như người Việt hay những người tỵ nạn khác trên thế giới. Cũng có thể vào thời đại của ông, di chuyển khó khăn, sống ở Paris cũng là đã xa như một kẻ lưu vong tương tự Nguyễn Bính khi xưa, ra tới Huế đã thấy xa vời ngàn dặm. Thời ông ta người Pháp mỗi vùng có phương ngữ của họ (patois) nên khi lên Paris thì nói tiếng Pháp nên có thể ông ta tự xem là kẻ lưu vong vì phải nói một ngôn ngữ khác thay vì tiếng mẹ đẻ.

Khi chúng ta thoát khỏi ngục tù quê hương thì chúng ta lại rơi vào một nhà tù khác, đó là nhà tù của Quá Khứ, nhà tù của Trí Nhớ. Đó là tài sản của trí nhớ, của ký ức. Sợ quên nên chúng ta bổng đâm ra bảo thủ. Mình đọc báo, thấy mấy người lớn tuổi kêu gọi không để con em mất gốc, phải bắt chúng học tiếng Việt, nào tiếng việt còn nước Việt còn như ông Phạm Quỳnh khi xưa nói, ôi thôi đủ thứ. Chúng ta lo sợ sau khi đánh mất quê hương, lại sợ đánh mất tiếng Việt, văn hoá của nơi sinh trưởng, quên đi những mối quan hệ mới đan xen kẽ với nhau trong cuộc sống mới tại nước sở tại, quên đi chúng ta đã thay đổi dần dần bản thể, mất căn cước của người Việt xưa kia. Mình về Việt Nam, người Việt cứ xổ tiếng anh với mình vì có lẻ mình khác với người Việt tại Việt Nam.

Năm ngoái về thăm Đà Lạt, mình có gọi điện thoại cho anh bạn học cũ, ở Pleiku, nói sẽ không lên thăm anh ta được vì thời giờ eo hẹp. Câu đầu tiên anh ta nói: "nghe lại được tiếng Đà Lạt của mình, sau bao năm". Mình buồn cười, có lẻ anh ta ở xứ Thượng nên nghe thổ dân nói giọng Ra đê hoài nên mừng khi nghe lại giọng lai Quảng của người Đàlạt. Thật ra khi người lưu vong, vì sợ mất cái gì từ Việt Nam, trở nên bảo thủ do đó mình giử giọng nói của Đà Lạt và khi nói tiếng Việt thì cố gắng không chêm tiếng tây tiếng tàu vào ngoại trừ khi gặp ai nói tiếng Việt chêm tiếng Tây tiếng Tàu thì dùng từ tiếng Việt họ không hiểu như hôm trước mình nói Đại Vực, đồng chí gái hỏi cái gì thì phải dịch cho cô nàng hiểu Grand Canyon.
Đà Lạt thời mình còn sinh sống
Đà Lạt ngày mình trở lại lần đầu tiên sau 20 năm, còn ngày nay về thì không nhận đâu là đâu

Người lưu vong là một tù nhân của quá khứ, có tâm lý bảo thủ nên quên là Việt Nam ngày nay cũng vận hành theo năm tháng do đó khi về thăm Việt Nam, ai ở hải ngoại về đều thất vọng, ngoại trừ mấy anh chàng đi tìm chân dài chân ngắn. Người thì chê tiếng Việt ngày nay dùng những từ quái đản. Nhớ lần đầu tiên về thăm Đà Lạt năm 1992, lúc Việt Nam mới mở cửa thì Đà Lạt dạo ấy vẫn còn những vóc dáng của năm tháng trước 75, chỉ khác là già đi, cũ kỷ, người dân đi bộ như thời mình còn bé, ít xe cộ, buồn thê lương vì mình về vào mùa mưa. Ngày nay về thì không nhận ra Đà Lạt thủa xưa, gặp ai đi Đà Lạt về đều than như bọng vì họ chưa thoát được nhà tù của trí nhớ, của ký ức kẻ lưu vong.

Chúng ta ra đi, rời bỏ quê hương có nghĩa là sự dừng lại, những hình ảnh xưa, kỷ niệm cũ như hoá thạch từ giây phút lên thuyền hay máy bay. Ulyssus của Homer trở về quê hương cũng bàng hoàng khi ông ta so sánh nhà tù trí nhớ và hiện tại mà quên đi cuộc sống ở quê hương đã thay đổi theo thời gian. Lưu Nguyễn lọt vào Thiên Thai, trở về quê xưa, không tính đến sự cách biệt thời gian nhiều hay ít ở cỏi tiên và trần thế. Hình ảnh của hai ông này về quê hương dừng lại từ giây phút họ rời làng quê. Khi mình về Đà Lạt, thì hàng xóm cứ lộn mình với người em kế, nhiều đứa bé khi xưa nay lớn, không có khái niệm gì về mình cả vì họ không tự nhốt, giam hảm trong nhà tù của trí nhớ.

Tình cảm sợ mất gốc giúp chúng ta, khiến người lưu vong bị phân thân giữa cái văn hoá việt và văn hoá tây phương, không giúp chúng ta thâm nhập vào văn hoá của nước sở tại. Khi ra Bolsa, chúng ta khôgn cần biết ngoại ngữ vì mọi sinh hoạt đều sử dụng tiếng Việt. Chúng ta dừng ở điểm gạch nối của Franco-Vietnamien hay Vietnamese-American hay Italiano-Vietnamita... Chúng ta bị day dứt, dày vò trong nhà tù của ký ức vô hình trung biến chúng ta thành những kẻ bên lề, trong xã hội mới. Văn hoá Việt thì chúng ta không thông, cứ kêu họ dùng danh từ quái đản, không thuần tiếng Việt mà văn hoá Tây phương thì chúng ta không có khả năng hay không muốn tiếp nhận. Mình có xem cuộc nói chuyện của ông Phan Văn Trường, có dạo nổi tiếng ở Pháp, làm đến tổng giám đốc một công ty lớn của Pháp. Ông ta kể là từ khi ông ta chấp nhận là người Pháp thì lúc đó mới thay đổi cuộc đời của ông ta. Ông không muốn làm người bên lề nữa (outsider).

Chúng ta tôn sùng văn hoá Tây phương nhưng không dám bồi dưỡng cho tri thức của mình vì sợ phản bội văn hoá Việt như một người đàn ông có vợ, ray rức khi thấy một cô gái đẹp như một anh bạn trong lúc tâm sự, bổng nói anh ta chỉ tiếc là không lấy được người anh ta thương.

Dạo này mình nhận thấy có nhiều người vô gia cư gốc việt xuất hiện tại Bolsa. Người ở Việt Nam thì thèm muốn được qua đây nhưng qua đây rồi thì bị lâm vào cái bệnh nhà tù của quá khứ; khi xưa từng là ông này bà nọ, không muốn trở lại con số không, không muốn hội nhập rồi bị khủng hoảng kinh tế, tâm thần rồi lang bang như nhà thơ nổi tiếng một thời, chết trước sân chùa. Cuộc sống ở Hoa Kỳ rất phức tạp, không thông thả như ở Việt Nam nên con người phải chạy đua với cuộc sống vội vả với nhiều thay đổi. Về Việt Nam, đi tỏng xóm, thấy mấy quán ăn, họ nấu một nồi phở hay nồi bún bò, bán hết thì họ đóng cửa. Mình có cô em mở quán cà phê “Chez Nous”, bán từ sáng đến trưa, đủ sở hụi thì đóng cửa không như ở Hoa Kỳ, mở ngày mở đêm.

Thấy trên mạng, thiên hạ chửi mấy người từ Việt Nam di dân qua Hoa Kỳ,…rồi kêu ở Việt Nam sướng hơn. Họ khởi đầu cuộc đời lưu vong với một nhà tù của quá khứ vàng song tại Việt Nam. Họ chỉ là người đứng bên lề, chưa hoà nhịp vào dòng chính của xã hội nơi mình định cư. Ai cũng vậy, lúc mình mới sang Pháp, thấy đời sống khó khăn nên chỉ muốn về Việt Nam.

Hôm trước, con gái mình gọi điện thoại than vì được chủ bổ làm leader cho một nhóm trong sở mà lại trẻ thêm phụ nữ.  Con gái than bị tụi đàn ông Mỹ trắng xem thường,… mình nói nếu là người da màu thì phải làm việc gấp hai lần thằng da trắng, còn phụ nữ + da màu thì phải làm việc gấp 3 thằng da trắng. Nếu không chịu khó thì khó mà thăng bước tỏng xã hội Hoa Kỳ.

Khi bạn học cũ tìm lại nhau qua diễn đàn thì tâm lý tương tự của kẻ lưu vong, tự nhốt trong nhà tù quá khứ, của ký ức. Chúng ta hồ hởi tìm lại nhau nơi chốn dừng lại, điểm khởi đầu của cuộc đời lưu vong. Mình đi trước 75 nên chốn dừng lại của mình khác với người di tản 30/4/75. Người đi vượt biển có điểm dừng, kỷ niệm bị hoá đá, khác với những người đi trước do đó khi gặp lại nhau trên diễn đàn lúc đầu thì vui vì ai cũng muốn tìm lại những hình ảnh quá khứ của mình hay của người bạn một thời học chung, lại quên đi sự vận hành cuộc sống của những bạn chung khi xưa.

Một anh bạn kể về một người bạn khác, anh ta rất thất vọng khi gặp lại người bạn mà anh ta rất mến khi xưa. Nay thì chịu không nổi vì anh bạn kia ăn tục nói tục mà tri thức của anh ta không chấp nhận. Anh bạn quên là người bạn kia sống trong môi trường làm ăn tại Việt Nam thì phải như vậy. Đi với ma thì phải bận áo giấy, đi với bụt thì bận áo cà sa. Đó là chưa kể bị văn hoá thức tĩnh (woke) khiến bạn bè thân hữu từ nhau. Dần dần dân cư trên mạng thất vọng, muốn tìm lại chút hương xưa như chúng ta như Từ Thức trở về bến cũ, không tìm lại những hoài niệm, những hoài bão của một thời, rồi chúng ta lặng lẽ rời diễn đàn, không muốn tham dự họp mặt, hội ngộ vì không muốn thất vọng thêm, không muốn thoát khỏi nhà tù của ký ức, của nỗi nhớ của kẻ lưu vong.
Hình ảnh quê nội của mình tìm qua hình ảnh trước khi về Hà Nội  

Thật ra nói chuyện với bạn cũ khi xưa còn sinh sống tại Việt Nam thì mình đoán họ cũng sống kiếp lưu vong như mình vì tuổi trẻ của họ cũng có những hoài niệm, hoài bão chung của một thế hệ dưới chế độ VNCH. 30/4/75 cũng đổi đời họ, biến họ thành những kẻ lưu vong trên chính đất nước của họ. Có người thích ứng với chế độ mới, trở thành đảng viên hay CM30, có người không thích ứng được thì vẫn làm kẻ đi bên lề của sự chuyển động của lịch sử, manh động của xã hội với thời gian. Khi gặp nhau chúng ta như tìm nhau vài tiếng đồng hồ trong nhà tù của quá khứ, của ký ức rồi sau đó ai về nhà nấy. Với cuộc sống hiện tại.

Cái khó của kẻ lưu vong là làm sao phá vở được nhà tù của ký ức, của nổi nhớ để cùng đi chung quảng đường đời còn lại, cùng chung tạo những kỷ niệm mới với nhau trong tình bạn của thủa nào, đã dứt đoạn. Khi gặp lại nhau trong nhà tù của trí nhớ thì chúng ta không khỏi so sánh những người bạn học chung một thời.

Tương tự cặp vợ chồng, phải quên bỏ quá khứ, những kỷ niệm với những cuộc tình không trọn vẹn trước đây, để tạo dựng kỷ niệm mới với người phối ngẫu, mới đi hết đoạn đường còn lại. Mình hay đọc, nghe các cuộc hội thoại tại Việt Nam qua Podcast. Có nhiều người Việt trẻ, rất năng động giúp cho mình thấy Việt Nam có một tương lai sáng sủa hơn.

Ngày nay, chúng ta còn gì ngoài tình bạn, không nên để quá khứ lấn chiếm hiện tại. Sau bao năm sống kiếp lưu đầy trên xứ người hay trên chính quê hương mình, chúng ta chỉ còn lại là tình đồng môn, đồng hương và một trời kỷ niệm. Chia sẻ một bài hát, một bài văn, một hình ảnh, một nụ cười là một hạnh phúc trời ban.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nhs

Cholesterols và huyền thoại (F)

Cholesterols và huyền thoại (F)

Hai năm nay mình không đi bác sĩ nhưng cần làm EKG và thử máu nên phải hẹn đi bác sĩ lại. Như thường lệ, tên bác sĩ kêu mình uống thuốc trị Cholesterol dù tổng số chất béo của mình là 175, lượng Cholesterol tốt HDL là 45. Tên bác sĩ kêu Triglyceride của mình cần xuống 50 vì nay là 85. 14 năm về trước là 234. Chán Mớ Đời

Lượng mốc Cholesterol khi xưa là 230 sau này đám bán thuốc cao mỡ lobby xuống còn 200 nên xem như ai về già cũng bị cao mỡ, bác sĩ kêu phải uống thuốc với những hệ lụy, hiệu chứng phụ của thuốc. Mình nói để mình kiêng cử, bớt ăn cơm và chất tinh bột xem có xuống thêm không. Mình thích ăn bánh mì có lẻ quen thời sinh viên, đói nên cuối tuần phải mua mấy ổ baguette ăn vì quán cơm đại học đóng cửa. Vậy là mấy tháng tới sẽ rán bớt ăn bánh mì thịt. Đã vậy muốn làm test về EKG, họ phải xin phép công ty bảo hiểm, lại phải đi khám lại một lần nữa, lại tốn tiền. Lần trước, hắn làm liền, nay phải làm đủ trò, mất thời gian.

Có dạo mình hỏi anh bạn y sĩ về bệnh lý, dinh dưỡng vì người Việt mình hay nói: “Bệnh tòng khẩu nhập” nhưng anh bạn kêu không biết gì vì khi xưa ở trường y khoa chỉ có học 4 giờ về thức ăn dinh dưỡng. Mình thì tin bác sĩ như tin ông cố đạo mà anh bạn là một y sĩ giỏi lại trả lời như thế khiến mình tái mặt.

Nói chuyện với mấy người bạn người Mỹ thì họ nói nên đọc sách hay nghe mấy người không phải là y sĩ nhưng họ nghiên cứu về y khoa. Đó là những người nghiên cứu khoa học, trình độ của họ cao hơn trình độ y sĩ về khoa học. Họ nhìn ngoài cái hộp nên có cái nhìn khá tổng quát. Bác sĩ chỉ học chuyên nghành về môn nào đó thôi. Anh chuyên về tim thì chỉ biết mổ xẻ tim, anh lo về sản khoa thì chỉ lo về làm cô mụ và tránh bị thưa kiện.

Nghe lời, mình tìm đọc sách của mấy ông tiến sĩ, giáo sư đoạt giải Nobel về khoa học như ông Linus Pauling, có 2 giải Nobel Khác nhau về nghiên cứu khoa học. Đọc sách báo về y khoa, chữa bệnh thì khám phá ra bác sĩ chữa trị cho mình được giảng dạy cách chữa bệnh, cho thuốc uống không tìm hiểu nguồn gốc, lý do căn bệnh của bệnh nhân. Như một người sửa xe, thấy bánh xe mòn thì kêu thay cái bánh xe, hay thay bình điện, …

Họ không giải thích cho bệnh nhân lý do và cách phòng bệnh. Bác sĩ lại muốn bệnh nhân đến nhiều lần để kiếm tiền nên Chán Mớ Đời.

Điển hình, đồng chí gái nghe ai giới thiệu một bác sĩ người Việt về nhãn khoa nên đi. Khám rồi kêu mình đi khám luôn. Mình đến thì bà bác sĩ này kêu con mắt mình có vấn đề nên giới thiệu mình với một tên bác sĩ khác cũng người Việt. Đến nơi tên này cho chụp hình đủ thứ, rồi kêu con mắt mình có vấn đề, nhưng chưa nghiêm trọng lắm, cần được theo dõi, cứ 6 tháng lại gặp hắn.

6 tháng sau, bà bác sĩ giới thiệu mình cho tên bác sĩ khác kêu mình đi khám lại rồi tên bác sĩ kia cũng réo gọi đi tái khám. Đã không biết cách trị con mắt của mình, vẫn muốn mình đến khám, vớt thêm chút tiền. Mình block số điện thoại của họ luôn. Mình hỏi anh bạn bác sĩ nhãn khoa mới về hưu tại quận Cam. Anh chàng chuyên mổ mắt nên không rành vụ võng mạc nên giới thiệu ông bác sĩ làm chung, chuyên gia về vụ này. Mình đến văn phòng, cũng chụp hình đủ trò. Mình hỏi ông bác sĩ mỹ là có người nói con mắt mình có thể bị mổ đủ trò. Ông ta kêu vào tuổi mình là chuyện bình thường, hàng ngày bệnh nhân của ông ta đông như quân nguyên, đều có võng mạc của mắt bị như mình. Không cần mổ gì cả, năm sau trở lại.

Lương y như từ mẫu rất khó tìm ở thời đại này. Mình có coi một phim Ý Đại Lợi nói về mấy tên bán thuốc tây, trả tiền cho bác sĩ để họ kê toa cho bệnh nhân uống thuốc của hãng dược phẩm. Không trả tiền thì tặng những chuyến du hành cho vợ chồng bác sĩ đi chơi xa, khách sạn 5 sao.

Mình sống trong một thời đại mà bác sĩ ra trường có nợ khổng lồ $500,000 thì khó mà bắt họ theo đạo Đức, lương y như từ mẫu. Do đó mình phải tự tìm sách đọc để hiểu về cơ thể để có khái niệm về y tế để lo cho mình.

Tuần này mình theo dõi ông tiến sĩ David Diamond, giáo sư đại học ở Florida. Ông này kể là khi xưa, ông ta béo phì, lo ngại cho sức khoẻ của mình thì gặp bác sĩ kêu uống thuốc Lipitor,… được cái ông ta có tinh thần phản động, thay vì ra tiệm thuốc tây, ông chạy ra tiệm sách, đọc sách báo thêm trước khi uống thuốc thì khám phá ra những gì chính phủ và các công ty dược phẩm đưa ra đều dựa trên một lý thuyết không có cơ sở.

Mình xin tóm tắm lại đây.

Người Mỹ được xem là béo nhất thế giới vì ông thượng nghị sĩ MacGovern. Ông này cho ra đời luật để chỉ dẫn người Mỹ ăn uống bồi dưỡng. Ông này ăn uống kiêng cử vì to béo lại nhờ một ông thần tên Ancel Keys, một chuyên gia về biển để nghiên cứu dinh dưỡng cho người Mỹ. Ông thần này qua Ý Đại Lợi nghiên cứu và cho rằng người Mỹ nên theo cách ăn uống của người Ý Đại Lợi. Vùng ông ta nghiên cứu là Napoli, khu nghèo miền nam của La MÃ, họ ăn toàn là pasta và pizza. Gái Ý rất đẹp khi còn trẻ, đến khi đẻ vài đứa là to béo vì ăn pasta, nói cách khác là ăn tinh bột.

Thế là chính phủ khuyến cáo người Mỹ phải ăn theo chương trình của họ. Học đường phải cho học sinh ăn theo lối đó và từ từ người Mỹ to béo nhất thế giới. Các công ty thực phẩm nhảy vào, lãnh tiền của chính phủ để chế tạo thực phẩm để lâu cho người Mỹ.

Họ kêu French paradox vì không thể nào giải thích là người pháp ăn đồ ăn có đủ thứ thịt thà, beurre thay vì ăn Magarine lại gầy hơn người Mỹ. Nhớ dạo ở tây, tây đầm ăn đủ loại như xà lách, xúp, món chính, phô mát. Mỗi thứ một tị không như người Mỹ ăn hổ lốn. Nói chung là đủ chất dinh dưỡng. Trong khi người Mỹ ăn nhiều tinh bột mà mình đã kể rồi khiến họ béo phì.

Béo phì đưa đến những hệ ứng phụ như đau ốm, tiểu đường, tiểu muối,… lại giúp các công ty y dược làm giàu. Ông ta đưa ra một quảng cáo của thuốc Lipitor mà đa số người Mỹ dùng để giảm Cholesterol.

Dạo ấy có một ông kêu gọi là chất béo đưa đến bệnh tim mạch và được giải Nobel. Và họ muốn chứng minh là đúng nên họ tìm ra dữ kiện. Xem hình ảnh sau.

Các dữ kiện màu đỏ cho thấy người có mỡ có nguy cơ gia tăng chết vì bệnh tim rất nhiều khi cơ thể có nhiều LDL. Ai xem biểu đồ cũng teo dái cả. Ông Diamond là một khoa học gia nên ông tìm  “raw data” để xem xem từ đâu họ có thể kết luận. Ông ta lấy raw data màu xanh, rồi để chung với dữ kiện màu đỏ thì kết luận lại khác. Người chết bình thường và người chết vì cao mỡ không khác nhau bao nhiêu, thậm chí người có mỡ cao lại sống lâu hơn người uống thuốc. Kinh

Theo biểu đồ trên, ta thấy có đến 99.7% không chết vì bệnh tim mạch. Khi họ dùng tài liệu kêu là người có cholesterol cao sẽ có khả năng chết vì bệnh tim mạch đến 400%. Con số 400% từ đâu ra? Họ lấy số lượng Cholesterol 150 thì thấy 99.7% người bình thường không chết vì tim mạch trong khi người chết vì tim mạch là 0.3% rồi khi số lượng Cholesterol lên 290 thì số người chết vì tim mạch gia tăng lên 1.3%. (Nên nhớ là 98.7% không chết vì tim mạch) Họ lấy 1.3 chia cho 0.3 = 4.13. Kinh hồn.

Mình có anh bạn cùng tuổi kêu là Cholesterol của anh ta trên 2,000, vâng “hai ngàn”. Bà bác sĩ người Việt, nói giọng Huế kêu tui khôn hiệu răng anh chưa chết. Ngay bác sĩ mà không hiểu thì ai hiểu. Câu nói của bà bác sĩ cho thấy y sĩ chưa chắc đã am tường 100% về trị liệu. Họ chỉ xem kết quả thử nghiệm máu rồi đưa đến kết luận dựa theo chỉ thị của FDA. Cho uống thuốc Rồi lấy tiền bệnh nhân. Xong om.

Cái khốn nạn nhất là năm 2016, ngày 3 tháng 4, tại American College of Cardiology, người ta cho rằng sau nghiên cứu trên 12,000 bệnh nhân thì không có ứng dụng gì cả khi dùng thuốc trị bệnh cao mỡ. Bác sĩ vẫn tiếp tục cho bệnh nhân uống thuốc trị cao mỡ. Bằng chứng là những người bị mỗ tim thì lâu lâu lại phải bị mỗ thêm. Chán Mớ Đời

Quảng cáo thuốc Lipitor đề giảm 36%, ông ngạc nhiên là dưới cái bản đề to 36% lại có một dòng nói đến sai biệt 1% (3% người không dùng thuốc và 2% người dùng thuốc, chữ màu xanh có * ). Tò mò ông ta kiếm tài liệu và nghĩ chắc là luật sư của công ty dược phẩm bắt phải ghi bằng chữ nhỏ để tránh gặp thằng phản Động nào mò ra tài liệu mà công ty sử dụng để quảng cáo rồi thưa là khốn nạn.

Ông ta tìm ra tài liệu như trên. Màu đỏ là người có uống thuốc và màu xanh là không uống.

Sự khác biệt là 98.1% cho người uống thuốc và 97% là không uống thuốc  = 1.1%. Họ lấy 1.1% chia cho 3% (100% - 97% Không uống thuốc) đưa đến 1.1% : 3% = 36%

Thế là công ty Lipitor quảng cáo rùm trời là hạ 36%, khiến bác sĩ kêu bệnh nhân uống mệt thở. Họ quên cho bệnh nhân xem biểu đồ ngay con nít cũng ngạc nhiên.

Hôm trước ở báo người Việt mình có gặp một anh hoạ sĩ, cứ thấy lâu lâu anh ta ôm cánh tay nên mình đoán anh ta uống thuốc cao máu cao mỡ. Mình nói anh ta đến tập Đông Phương Hội. Anh ta và vợ nói ừ ừ rồi không thấy liên lạc hay lại Đông Phương Hội.

Cái khốn nạn nhất là họ khám phá ra người có mỡ nhiều lại sống lâu hơn người uống thuốc. Chán Mớ Đời

Đây là chuyện có thật nhưng hơi tếu. Có lần mình vào quán ăn với bạn, anh bạn tìm món không có mỡ thịt. Bà chủ quán kêu em đừng ngại cứ ăn bú xua la mua đi. Em của chị cử ăn uống đủ thứ, chạy xe đụng chết không kịp ngáp.

Người Việt mình hay kêu “Bệnh tòng khẩu nhập”, theo mình hiểu là bệnh vào từ miệng, là những thức ăn thức uống được đưa vào mồm.

Hồi nhỏ không biết học ở đâu họ nói: Mỗi ngày chúng ta cần ăn 2,000 calories nhưng chắc là tiêu chuẩn cho người tây, to con còn người Việt mình nhỏ bé thì chắc phải ăn ít lại. Nay về già mình đâu có cần ăn nhiều 2,000 một ngày.

Mỗi lần tập xong 2 tiếng đồng hồ, mình xem đồng hồ cho thấy tiêu được 485 calories. Hôm nào có ai đem chè vào quất một chén là coi như hôm ấy chả có tập gì cả. Cái khổ là người ta khám phá là ăn sau 6 giờ chiều thì tạo thêm 25 % - 50% insulin mà xơi một bát chè đường là chỉ có khóc ra chè.

Có nhiều bác sĩ thành công chữa trị bệnh tiểu đường bằng nhịn ăn, hay cao máu,…. Đủ trò. Có lẻ chúng ta nên tìm sách để đọc để hiểu rõ về sức khoẻ thay vì nghe tin mấy bác sĩ như tin cố đạo rồi chết không biết có lên Niết Bàn hay Thiên đường. Hôm nào rảnh mình kể mấy vụ này.

Nhiều khi chúng ta đang sống trên thiên đường mù vì cứ nghe người này nói rồi người kia nói khác rốt cuộc mù tịt. Có chị bạn kể là có người bạn kêu tối trước khi đi ngủ, ăn một trái chuối vì có Potasium nên đi mua chuối, ghi nhớ là trước khi đánh răng, ăn một trái chuối. Hai tuần lễ sau lại có người kêu không được ăn chuối vì có đường, tạo insulin gây ra béo. Chán Mớ Đời

Nhs

Làm pdf bỏ lên thì thiên hạ đọc không được nên tải kiểu này thì các bác ráng tìm biểu đồ nào em giải thích.

Quê hương và niềm nhớ

Quê hương và niềm nhớ

Hôm trước, đi dự buổi gây quỹ thường niên của hội thiện nguyện SAP-VN với vài người bạn. người Việt xa quê hương vẫn nhớ về quê xưa, tổ chức gây quỹ để giúp người Việt tại quê nhà, vẫn đói khổ dù chiến tranh đã ngưng từ 50 năm qua. Ngồi nói chuyện với người quen, mình cảm thấy người việt bỏ nước ra đi vì nhiều lí do và khác biệt thời gian nhưng họ vẫn đau đáu, nghĩ về quê cha đất tổ nhất là lúc về già. Họ tìm gặp lại nhau vì có chung cùng những ký ức của tuổi trẻ ngày xưa. Họ như đứa bé trong bụng, sau khi ra đời, bị cắt cuống nhau nhưng vẫn tập tễnh sinh sống quanh người mẹ, người sinh ra mình như nhớ đến nguồn cội.
Người Việt rời quê hương qua nhiều phương tiện: di tản năm 75, du học trước 75, vượt biển, đoàn tụ, người đi theo diện H.O., rồi những đợt sau này như lấy chồng vợ việt kiều, du học sinh, hay qua diện đầu tư ... Tuy rời quê hương không cùng thời điểm hay hoàn cảnh nhưng họ có một mẫu số chung là tâm thể lưu vong. Họ khác với thế hệ con cháu của họ sinh tại ngoại quốc.
Mình nhận thấy con gái của mình rặc là người mỹ, cách đối xử hay suy nghĩ đều hoàn toàn mỹ cho dù khi xưa, có cho mấy đứa con học tiếng Việt, sinh hoạt hướng đạo với những trưởng gốc Việt. Có thể nói thế hệ con cháu sinh tại nước ngoại sẽ không đau đáu, khắc khỏi về Việt Nam. Con gái kể là chuyến đi Việt Nam vừa qua là chuyến đi vui nhất vì hiểu biết nhiều hơn, làm chung những việc cùng với em cô cậu. Nó vẫn gắn bó với Việt Nam, có dắt thằng Bồ sinh tại Hoa Kỳ về Hà Nội mấy ngày.

Cái đau đáu của người lưu vong là có chung một ký ức về nguồn cội, quê hương. Lúc đầu họ nhìn nhau qua những ký ức của VNCH, đã bị khai tử ngày 30/4/75, rồi dần dần với thời gian họ cảm thấy gần gủi với những người có cùng quê quán nên các hội đoàn như Hội Thừa Thiên và Huế, hội thân hữu Đà Lạt, hội Bến Tre, hội Quảng Nam,..., được thành lập trong cộng đồng. Rồi đến trường học, nơi họ lớn lên như Văn Học Đà Lạt, Yersin Đà Lạt, Bùi Thị Xuân, Trần Hưng Đạo,... rồi họ thành lập các nhóm trên mạng cũng chung một trường Tây trường việt nào đó.

Trong cộng đồng người Việt lưu vong, tuỳ theo mức độ, kẻ lưu vong cảm thấy lạc lõng nơi quê hương thứ hai, không hoà nhập được vào nền văn hoá sở tại vì ngôn ngữ, tuổi tác, thức ăn,.... Những cụ già, cả ngày ngồi chờ con cháu đi làm, trơ trọi, cô đơn trong căn nhà to lớn, xa cộng đồng người việt. Có lưỡi như câm vì không biết tiếng nước sở tại, có chân như què vì không biết lái xe hay lấy xe buýt. Ngồi coi các phim hàn quốc hay đài loan, cũng là một thứ văn hoá xa lạ tuy có được thuyết minh bằng giọng quảng. Mẹ mình sống ở Hoa Kỳ, có thể xanh nhưng buồn quá, kêu cho Mạ về Việt Nam đi con. Mình xa xứ năm 18 tuổi tròn khi bà cụ xa xứ năm 87 tuổi, hỏi sao không nhớ.

Mình nhớ lần đầu tiên, ông bà cụ sang chơi, gia đình mình ở ngay phố Bolsa nên ông bà cụ vui lắm. Sáng đi bộ ra phố, mua báo đọc, uống cà phê, đi chợ Việt Nam, làm quen bạn mới,..., nhưng mấy lần sau sang thì gia đình mình dọn xa khu người Việt nên buồn chán, thay vì ở một năm như lần trước thì bỏ về Việt Nam sớm. Mình mua phim bộ cho ông bà cụ xem hay mướn thêm các kênh đá banh nhưng ông bà cụ sợ ra đường vì xung quanh là dân mỹ, lạ tiếng lạ hồn.

Kẻ lưu vong, đau đáu nhớ về quê hương bỏ lại, theo dõi tình hình chính trị, kinh tế tại quê nhà qua những báo trên mạng hay báo địa phương. Họ sống giữa quê cũ và quê mới, giữa cái mới và cái cũ, giữa hoài niệm và hoài bảo cho quê hương bỏ lại. Có người như bất lực nên chỉ biết chửi đổng Việt Cộng rồi bạn học cũ, còn ở lại Việt Nam chỉ trích không nên vơ đũa cả nắm.

Nhớ dạo còn sinh viên, mình hay hát nhạc của văn đoàn lam Sơn của tổng hội sinh viên Paris:

Từ quê hương tôi chợt nghe tiếng gọi
Của giống nòi đang quằn quại đau thương
100 phố phường vang lên nghìn lời nói
Nói tôi nghe nổi khổ của dân tôi

Sống lầm than tại sao phải lầm than
Bom thôi rơi tiếng súng đã im rồi
Sao dân tôi vẫn còn trong đói khổ
Sao nụ cười vẫn chưa nở trên môi

Tin tức từ quê nhà được các người vượt biển thoát kể lại càng ngày càng kinh hoàng khiến nhiều đêm nằm mơ thấy đang ở quê hương, bị công an tìm kiếm. Vợ mình vượt biển nên lâu lâu cũng có những ác mộng tương tự, lo sợ làm sao có tiền đi vượt biển đây. Bạn bè thân hữu cũng kể làm hay nằm mơ vè Việt Nam rồi lo sợ tiền đâu để đi chui nữa.

Mình có anh bạn học, đi du học trước 75 nhưng chưa bao giờ về thăm Việt Nam. Anh ta khắc khỏi theo dõi trên du tu be những hình ảnh về Đà Lạt năm xưa hay ngày nay, thậm chí anh ta còn dùng phần mềm để vẽ lại chợ Đà Lạt, khu Hoà Bình,..., để được du lịch, đi lại những con đường xưa quen, hồ Than Thở, hồ Xuân Hương,... trở lại quê xưa trong mạng như thầm hỏi:

Ôi quê xưa biết bao giờ trở lại
Đà Lạt ơi! thôi hết những chiều mưa

Mây vẫn trôi mang hồn thuyền viễn xứ
Về nơi đâu, đây khách xứ quê xa
Và lá rơi buốt lòng anh trơ trọi
Em hỡi em, có biết chăng nỗi nhớ nhà

Mơ thấy quê hương, một ngày thanh bình
Ta vẫn mơ, ta mãi mơ, mơ suốt đời
(Trần Chí Phúc)


Có người với nổi nhớ không nguôi, bay về Việt Nam làm chuyến du lịch để rồi xót xa trong lặng câm, có người vì hoàn cảnh kinh tế hay chính trị, không về thăm lại quê xưa để rồi đau đáu nổi nhớ nhà, nhớ quê xưa khi bóng hoàng hôn bắt đầu phủ xuống đời họ. Có người theo dõi những diễn biến của quê cũ một cách thụ động, lại có người mang hoài bảo làm việc gì cho quê hương trong những ngày tháng còn lại. Có người về hưu, trở về chốn cũ để sống trên quê cha đất tổ theo chủ nghĩa ta về ta tắm ao tao dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

Anh bạn của mình tự hỏi khi anh về thăm lại quê xưa, thay vì rủ nhau ra tiệm ăn, rồi đường ai nấy đi, trở lại không gian xã hội đang sống, quê hương thứ 2, sao không làm việc gì đó với số tiền trả nhà hàng, rượu bia,... , như để lại một di sản (legacy) như người mỹ thường làm.

Chuyến hè vừa qua, mình có về Đà Lạt, duyên may gặp lại được vài người bạn học xưa. Gặp nhau chỉ ăn và uống, kể chuyện đời xưa nhưng cái thân tình bạn hữu, xa cách trên 50 năm, nếu muốn tồn tại thì phải có những hoạt động chung trong tương lai thì mới gắn bó lại tình bạn hữu khi xưa, bị gián đoạn trên 50 năm.

Mình thấy vài người bạn ở Đà Lạt, hàng tháng rủ nhau đi thăm thầy cũ, để giúp đỡ thầy cô trong tuổi già, không còn lao động được, lại không được nhà nước chu cấp hưu trí. Đối với họ ngày thầy giáo là mỗi tháng thay vì một ngày thường niên. Mình được biết có số bạn học xưa, ở hải ngoại cũng gửi tiền về giúp thầy cô trong tuổi già, nói lên tình thầy trò thiêng liêng và nhớ công ơn của thầy xưa với những người bạn đồng môn khi xưa. Mình nghe nói có anh bạn học cũ, nay chạy xe ôm nhưng đến nhà xưa thì không ai biết tông tích. Đa số những người bạn học cũ mà mình đã gặp lại thì tương đối họ có cuộc sống khá sung túc. Những người bạn khác, không có dịp gặp lại thì chắc cuộc sống kinh tế của họ, chắc cũng khó khăn nên không có thời gian hội họp với bạn bè xưa.

Mấy năm gần đây, mọc rộ lên những chuyến du hành từ thiện về VN, các phái đoàn y tế, do các hội từ thiện, tháp tùng bởi các bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, ...., về Việt Nam để chữa bệnh, sang hơn thì có các bác sĩ tây mỹ tháp tùng cho có tiếng tăm hơn. Các bác sĩ ngoại quốc đi theo vì tò mò nghề nghiệp, để xem các trường hợp nạn nhân của thuốc khai quang màu da cam, do quân đội Mỹ rãi trên rừng Trường Sơn trong thời kỳ chiến tranh. Họ đến Việt Nam để xem các nạn nhân như xem xiếc, quái vật như trong phim The Elephant man, rồi hứa sẽ trợ giúp, rồi ra đi không hẹn ngày về. Mình nói chuyện với các y sĩ có tâm ở Việt Nam, thì họ rất chán vì mất công, mất thì giờ tiếp đón các phái đoàn y sĩ ngoại quốc, vì y sĩ ngoại quốc chỉ tò mò nghề nghiệp chớ không phải chức năng hay lòng hảo tâm, muốn cứu giúp vì không mang lại lợi tức, lợi nhuận trong xã hội của họ. Tại Hoa Kỳ, có nhiều cựu binh sĩ Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, cũng bị ảnh hưởng thuốc khai quang. Họ có những nhóm giúp đỡ lẫn nhau.
Đường Hàm Nghi, khu Hoà Bình, thấy nhà hàng Mekông, tiệm cầm đồ Bùi Thị Hiếu 
Rồi những đoàn khác tiếp tục đến rồi đi, nhưng cũng có những đoàn về làm giải phẫu cho người nghèo, phát thuốc,... Cái khó là làm từ thiện ở Việt Nam thì phải qua Mặt Trận Tổ Quốc của nhà nước nên thường bị ăn xén bớt, đến người dân thì không bao nhiêu. Nếu làm chui thì sẽ bị làm khó dể. Mình có đến gặp các cha sứ ở Lâm Đồng hay Phan Rang, được bảo trợ bởi các tổ chức thiện nguyện, mới hiểu được tình hình.

Mình biết vài người làm những công tác này hay họ xin tiền của hội đoàn người mỹ để đưa các cựu chiến binh mỹ về thăm lại Việt Nam, để xoa diệu vết thương tinh thần vẫn ám ảnh trong thời chiến. Các người này, khi xưa chỉ làm theo lòng nhân đạo nhưng dần dần, thời gian bỏ vào các hoạt động từ thiện biến họ thành các chuyên gia từ thiện, sống bám theo những vấn nạn này, mỗi năm xin được vài triệu, để trả lương cho họ, chi phí,....

Có dạo mình rủ cô em ở Pháp đi thăm mấy trung tâm mồ côi và người già neo đơn, không có con cái chăm sóc thì được một người quen sinh sống bên pháp, nay về hưu ở Việt Nam, khuyên không nên đi vì những cảnh tượng đau lòng làm mất vui cho chuyến đi nghỉ hè, quyết theo chính sách 3 Không để an vui, sống thoải mái ở quê nhà trong lúc tuổi già. Họ bất lực trước hiện tại nên thôi sống cho họ, ai chết mặc bây.

Các người đi tham dự buổi gây quỹ từ thiện cho Việt Nam, nhiều khi chỉ là dịp để gặp lại thân hữu, cũng có thể quảng cáo cho thương hiệu của họ, tặng cho ban tổ chức vài chục để lương tâm cảm thấy an bình hơn như một bài báo do người Ái nhỉ Lan viết về các cuộc từ thiện để giúp người dân ở quê hương họ. Mình có anh bạn gốc Ái nhỉ Lan nhưng sinh sống tại Luân Đôn vì quê anh ta chả có gì cả. Sau này anh ta xin qua Hoa Kỳ sống vì muốn con anh ta sẽ không bị mặc cảm, khi làm việc cho người Anh quốc.

Biết Bao Giờ Trở Lại -

Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại
Đà Lạt ơi, sao em còn mãi trong tim tôi
Ôi những con đường ngày nào còn nghe lá rơi
Nụ cười còn tươi nét môi
Hay áo mầu phai úa rồi

Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại
Hỏi lòng nhau cơn mưa nào xóa đi thương đau
Bao tháng năm dài miệt mài đời như khói sương
Nghìn trùng giòng sông vấn vương
Để nhớ thương lệ mắt buồn

Tôi vẫn mơ thành phố cũ lối xưa đi về
Dù hồn nghe tái tê,
tìm đâu thấy những cơn mộng mê
Một ngày nào đó như cánh chim bạt gió
Có nghe mùa thu qua xót xa tình phôi pha

Tôi vẫn tin, tôi vẫn tin mãi sẽ có ngày trở lại
Để cùng em rong chơi tìm những cánh sao rơi
Cho tiếng hát buồn ngày nào nhịp vang phố vui
Nụ cười về trên nét môi
Hạnh phúc tôi, một góc trời
 (không biết tác giả)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nhs

Mật Ong thật và giả.

Mật Ong thật và giả.

Hôm qua có anh bạn ở San Jose, nhắn tin hỏi có còn mật ong, mình nói có thì anh ta cho biết sẽ ghé nhà cuối tuần, khi đi thăm bà chị đang đau. Mình kêu cạo gió và cho uống vitamin C nhiều là hết. Anh ta nhảy tưng tưng loạn cào cào, kêu chỉ cần mật ong và nước gừng,… mỗi người đàn ông đều thờ một mụ vợ khác nhau.

Ông mỹ già nuôi ong trong vườn mình, lâu lâu hay gặp ăn sáng. Ông ta cứ giảng đạo mình vào đạo Tin LÀnh của ông ta. Mình thì lại nói Nhất vợ nhì chúa nên tư tưởng chưa được thống nhất lắm. Ông này có 4 bà vợ nhưng chưa giác ngộ cách mạng về phụ nữ lắm, cứ cãi vợ hoài. Mỗi lần cãi vợ là chạy lên vườn mình chăm sóc ong.
Ông ta kể có lần đi thăm con ở miền đông về thì thấy tờ giấy của luật sư, kêu liên lạc ra toà ly dị. Bà vợ được ông chú nào chết để lại cho 1 triệu đô, nên không cần ông ta nữa. Ông ta bị trầm cảm, đến khi bạn bè giới thiệu bà thứ 4. Được cái là mấy bà vợ cũ đều chết hết sau khi ly dị. Mình dặn ông ta là nói với bà vợ, bỏ ông ta thì sẽ chết sớm như các bà trước. He he he

Ông này trên 70, bụng to như người Mỹ nên mình cũng hơi lo nên cũng lò mò kiếm mấy người nuôi ong khác để lỡ ông ta không làm nữa thì mình có thể nhờ mấy người kia đem ong bỏ trong vườn mình khi hoa nở để gây trái.

Mình có nhiều người bạn cứ réo mình để mua dùm họ mật ong, mình thì chả ăn lời gì cả, phải chạy lên vườn, lấy mật ong, mời ông ta đi ăn nên hơi oải vụ này. Ông này thì già nên lười kiếm tiền nên ông ta chỉ bán mật ong cho mấy người mua sĩ từng thùng tonneau. Mua xong thì mấy người này, lọc mật ong rồi pha chế, bỏ chai lọ để bán kiếm lời. Cho nên không biết có còn nguyên chất hay không. Ông ta có chiết vào lọ để bán cho khách hàng cũ. Có cô cháu có bạn bè nhờ mua dùm mật ong nên mình hay lấy về cho cô cháu.

Lý do là người Mỹ tiêu dùng mật ong càng ngày càng nhiều, nói chung cả thế giới, dân số gia tăng, thêm báo chí kêu ăn mật ong tốt với đủ thứ chi đó.

Thị trường mật ong thì gia tăng mà ong ở xứ mỹ lại chết rất nhiều, xem như 50% so với 20, 30 năm về trước. Do đó ông nuôi ong ở vườn mình phải mua ong của Úc Đại Lợi, đâu $75 mỗi thùng. Mỗi ngày ong chúa sinh độ 2,000 cái trứng.

Lý do ong chết vì nông dân sử dụng thuốc trừ sâu và hoá chất khá nhiều nên có nhiều “đoàn ong” bị mất tích luôn, không bao giờ trở lại.

Khách tiêu dùng gia tăng thì đáng lẻ người nuôi ong phải làm ra tiền nhưng họ bị người Tàu, được xem là xứ sản xuất mật ong nhiều nhất thế giới và xuất cảng sang Hoa Kỳ và bán rất rẻ. Tương tự thị trường tỏi đã làm cho nông dân mỹ trồng tỏi ở vùng Gilroy sạt nghiệp.

Khi mua mật ong người ta hay test mật ong vì đa số ngày nay đều được pha với si-rô của mía hay bắp nhưng mấy tên tàu sử dụng si-rô gạo nên khó bắt được. Nếu các phòng thí nghiệm tìm được cách để bắt người Tàu bỏ si-rô gạo thì vài tháng sau, họ lại tìm cách khác để qua mặt các phòng thí nghiệm. Về Việt Nam vừa rồi cũng tìm hiểu chút về mật ong ở Đà Lạt. Người ta cũng nuôi ong để lấy mật ong, không như khi xưa vào rừng thấy tổ ong thì vớt về. Vấn đề là họ pha chế cũng nhiều và nuôi ong với đường cho nên không còn nguyên chất tự nhiên nữa.

Được cái là vẫn còn người vào rừng tìm mật ong rừng ở vùng Lào Cai. Mật ong này thì họ không có pha chế, bán nguyên chất nhưng rất đắt. Tương đương giá mật ong ở Hoa Kỳ loại hữu cơ không pha chế.

Chính phủ mỹ đánh thuế gấp 3 lần mật ong nhập cảng từ Trung Cộng thì họ lại đưa cho Việt Nam, MÃ Lai, Phi Luật Tân, dán nhãn hiệu ma ze Việt Nam để bán cho mỹ. Các phòng thí nghiệm khám phá mật ong từ Việt Nam đều xuất xứ từ Trung Cộng,….

Nước Đức được xem là trung tâm về mật ong của âu châu và họ cũng làm giả, đúng hơn là mua của Trung Cộng loại pha rồi bán cho người Mỹ. Cách đây vài năm có một công ty đức ở Chicago bị phạt và bị bỏ tù. Khách hàng mua và làm test thì khám phá ra mật ong bị pha thì công ty này điều đình bán rẻ nhưng không may, cảnh sát mỹ bắt được và còng đầu hai giám đốc người đức đang trên đường về Đức không trở lại.

Miền trung Cali là nơi người ta trồng nông sản rất nhiều, trái cây hay rau cải là từ đây. Khi xưa chỉ có 400 ngàn acres trồng hạt nhân nhưng ngày nay thì có trên triệu acres. Phần như nhân gấp 3 vì thị trường tiêu thụ hạt nhân gia tăng rất cao.

Mỗi năm các người nuôi ong từ khắp Hoa Kỳ chạy về miền Trung Cali để bỏ thùng nuôi ong trong các vườn hạnh nhân vì không có ong thì hạnh nhân không ra quả nên chủ nhân của các vườn hạnh nhân trả $225/ tổ ong. Trong vườn mình thì họ đặt miễn phí nên lâu lâu mình phải mời ông nuôi ong đi ăn sáng, nghe ông ta giảng đạo, làm sao phải sống qua 4 đời vợ. Bạn bè hỏi mình mật ong dù phải mua của ông ta mình cũng oải lắm vì phải nghe giảng đạo lại tốn tiền ăn cho ông ta.

Ông ta bán rẻ cho mình nên thiên hạ cứ hỏi. Chớ ông ta bán cho thiên hạ thì đắt hơn giá 3 lần. Chán Mớ Đời

Mình đang tính mỗi năm mua của ông ta một hay hai thùng phuy mật ong to rồi lọc và chiết ra bỏ chai để bán cho bạn bè cần mật ong hữu cơ chớ mật ong mà bày bán trong tiệm là 100% được pha dù họ kêu là hữu cơ vì muốn biết mật ong thật hay giả là chỉ cần xem mật ong có bị lớp sáp hay không. Mật ong mà lõng hoài là giả. Chán Mớ Đời

Nói là nói nhưng mình lười, bác nào muốn em mua dùm thì cho biết. Gửi đi xa thì tốn tiền lắm vì cước phí nhất là dễ bị vỡ. Tốt nhất là dân miền nam cali, bạn bè người thân dùng, giá hữu nghị.

Tuần vừa rồi em đi học về Good Agricultural Practices để lấy cái chứng chỉ ở đại học. Vườn em thì đã được xác nhận GAP từ 4 năm qua nhưng vẫn đi học để học hỏi thêm. Có quen với một đám trồng rau cải, trái cây khác. Từ từ em sẽ đến vườn họ để mua về ăn cho nó lành.

Từ ngày làm nông dân thì khám phá ra những gì mình ăn không như mình tưởng nên phải cẩn thận nhiều hơn vì “bệnh tòng khẩu nhập”.

Năm ngoái ông Mỹ nuôi ong về hưu nên có ông Mễ thay thế. Được cái là ông ta có người con trai sẽ thế ông ta khi về hưu nên cũng đỡ vì nghề nuôi ong da số nay đã lớn tuổi mà đa số con không muốn tiếp tục nghề này nên cũng phải kiếm người nuôi ong để mùa này, cây bắt đầu ra hoa nên cần ong bay lượn giúp hoa hụt phấn.

Chán Mớ Đời

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao người Mỹ trở thành béo phì?

Tại sao người Mỹ trở thành béo phì?

Ở Cali còn đỡ, ai về những tiểu bang vùng Trung Mỹ thì người ta sẽ nhận thấy một điều là người Mỹ rất to béo. Hải hùng. Lý do người Mỹ lại béo phì? Năm 1940, có đến hơn 1 triệu thanh niên mỹ bị từ chối nhập ngủ vì không hội đủ điều kiện sức khoẻ vì thiếu dinh dưỡng.

Năm 1977, chính phủ Hoa Kỳ khởi đầu đưa ra những hướng dẫn về chương trình dinh dưỡng để người dân noi theo khiến thay đổi lớn về sức khoẻ của người Mỹ. Một người nam cân nặng trung bình khi xưa 177 cân, nay cân 197 cân anh. Phụ nữ càng kinh hoàng từ 145 lên 170 cân anh. Thậm chí con nít cũng tương tự, to béo phì như gấu Panda. Nguy hiểm là con nít từ áo tuổi đã bị bệnh tháo đường cấp 2.

Sự lên cân đưa đến những hệ quả nghiêm trọng khác. Tỷ lệ người Mỹ bị bệnh tiểu đường loại 2 từ 2% (năm 1977) lên quá 9% (năm 2015) hay từ 5 triệu người lên đến 30 triệu người, xem như gần 10% dân số Hoa Kỳ.

Chuyện khởi đầu từ thập niên 1950, khi tổng thống Dwight Eisenhower bị tai biến tại toà bạch ốc, khiến cả nước lo âu về sức khoẻ. Người ta quên là ông tổng thống này hút thuốc lá như đầu xe lửa và ăn uống không điều độ.

Có một ông tiến sĩ về ngành hải dương học của đại học Minnesota, tên là Ancel Keyes, được giao trách nhiệm nghiên cứu cách ăn uống và dinh dưỡng cho người Mỹ thay vì cá. Ông này nghiên cứu 7 quốc gia (Hy Lạp, Ý Đại Lợi, Nhật Bản, Nam Phi, Phần Lan) trong một thời gian ngắn rồi phán là nguyên nhân chính cho bệnh tim, đột quỵ là Cholesterol. Muốn giảm bệnh này thì người ta phải giảm thiểu lượng Cholesterol trong người.
Ông ta lại là hội viên của American Heart Association thế là mọi người nhất trí với chủ thuyết của ông này cho dù như các khoa học gia khác đã chứng minh kết luận của ông Keyes là sai.

Để bảo kê chủ trương này, người ta dùng các data để hổ trợ mà tiến sĩ David Diamond đã đưa bằng chứng họ vận dụng để được quốc hội biểu quyết, chưa kể là dưới sự ảnh hưởng của các công ty dược phẩm mà mình đã kể mấy năm về trước.
Năm 1973, Hội Tim Mạch Hoa Kỳ cho ra đời bản giới hạn sự hấp thụ chất béo là 10%, không dựa trên căn bản nào cả cho dù công ty Western Electric Company đã nghiên cứu và công bố là không  có sự khác biệt với người ăn nhiều và ăn ít chất béo và đến năm 1981, công ty này vẫn tiếp tục nghiên cứu và đưa đến kết luận tương tự.

Họ cho ra đời bản dinh dưỡng thường được gọi là Food Pyramid. Các học sinh tiểu học bắt đầu được giáo dục hệ thống thức ăn này. Từ đó ở trường, học sinh được nuôi ăn theo phương thức này tương tự binh sĩ Hoa Kỳ khắp thế giới đều được tọng vào mồm những thức ăn do chính phủ ra lệnh.

Các thức ăn được hạn chế chất béo như bơ, dầu,… để thay thế các công ty thực phẩm chế tạo các thức ăn uống bỏ thêm đường. Các thức ăn được giảm 40% chất béo nhưng chất đường và tinh bột lại gia tăng kinh khủng.

Hậu quả đưa đến là người Mỹ béo phì có rất nhiều bệnh như tháo đường cấp 2. Ngày nay báo y khoa của hội y sĩ Hoa Kỳ công nhận là chất béo không làm cho người ta chết về tim mạch mà chính là đường và tinh bột. Có nhiều trường phái dinh dưỡng ra đời như Low-carb (ít tinh bột), high fat diet (dinh dưỡng cao mỡ như keto), Địa Trung Hải hay ăn chay,… nên ai thích theo đạo nào thì theo nhưng theo mình thì bảo hoà là tốt nhất.

Đọc sách báo thấy đủ loại trò nhưng điểm quan trọng là chính chúng ta phải tự tìm tòi, xem dinh dưỡng loại nào cần thiết cho chính cá nhân mình nhưng chắc chắn là không nên nghe lời chính phủ.
Lý do là chính phủ đều bị các công ty dược phẩm, thực phẩm mua chuộc. Nếu không có tiền của các công ty này hậu thuẫn thì họ sẽ không được tại đắc cử. Người ta được biết qua báo cáo thường niên là ở tiểu bang Florida một công ty đường đã cho tiền vận động bầu cử đến 30% tổng số.

Kết quả cho thấy là Cholesterol không phải là nguyên cơ về các bênh tim mạch thậm chí có thể sống lâu hơn là người uống thuốc. Mình có mấy người bạn ốm cà tong cà teo mà lại phải uống thuốc hạ mỡ. Uống thuốc này thì sinh ra ra các hệ phụ không tốt, đưa đến những bệnh tật khác. Chán Mớ Đời
Em thì theo dinh dưỡng của vợ. Vợ cho ăn gì ăn nấy không được cãi. Đồng chí gái luôn luôn sáng suốt quang vinh.
Chán Mớ Đời

Vô thất chữa bệnh tháo đường

Vô thất chữa bệnh tháo đường

Mình không để ý vụ cân nặng, béo mập đến khi lấy vợ. Chỉ độ sau 1 năm được vợ đăng ký quản lý đời mình, thân thể mình bắt đầu phì ra như những tên mới tập tành làm người chồng nhân dân. Lý do làm thùng nước gạo bất đắc dĩ cho vợ. Vợ ăn không hết, đưa cho mình ăn rồi kêu ăn cho hết cả bỏ tội của trời. Vợ sợ kiếp sau đầu thai làm con heo để ăn máng lợn nên bắt mình ăn dùm, bớt cái nghiệp cho vợ.

Cảm cúm đi bác sĩ, thầy thuốc kêu đi khám tổng quát đầu tiên trong đời. Thế là thử máu, thử đủ trò rồi bác sĩ phán Cholesterol cao như thể toà kêu án tử hình, phải tìm cách giảm nếu không sẽ chết sớm, bỏ lại vợ trẻ. Mặt mình đen từ từ chuyển qua màu gà ác, năn nỉ thầy thuốc cho xin cách trị bệnh. Thầy thuốc nhìn mình như thương hại một kẻ ngu dại lầm than đăng ký quản lý đời mụ vợ, nói khẽ ừ để thầy giúp cho, nhớ đừng cho ai biết vì Thiên cơ bất khả lộ. Bác sĩ chậm rãi dặn phải ăn ít lại và tập thể dục. Mình kêu mỗi ngày đều đi bơi, thầy thuốc kêu bơi gấp hai.

Thế là mỗi ngày, 6 giờ sáng mình đi bơi 1 cây số, ăn ít lại. 6 tháng sau, gặp bác sĩ lại, kêu tại sao lại lên ký, máu Cholesterol lại lên nữa. Có theo lời chỉ dẫn không? Mình ngơ ngác như bò đội nón, khẻ kêu có. Đưa cuốn sổ ghi chép mỗi ngày. Bác sĩ nhìn mình như ông Nguyễn Văn Thiệu khi xưa kêu: đừng tin những gì Sơn đen….” Chán Mớ Đời

Bổng mình nhớ đến ông Xu Huệ khi xưa ở Đàlạt, ở ngã ba chùa, hay dạy thiên hạ “Vô Thất”. Mình không tập với ông ta nhưng nhớ có vụ nhịn ăn chữa bệnh 7 ngày nên bò lên mạng tìm. Có ông nào ở Gia NÃ Đại kêu là khi xưa ông ta vô thất 12 ngày rồi kê ra sinh hoạt mỗi ngày. Mình nhớ Việt Nam khi xưa không có bàn cầu như bên mỹ, toàn đi cầu cá tra hay ngồi chỏm hỏm nhưng ông này lại kê khai mấy chục năm về trước, ở ngoại ô Sàigòn, ngày nào thấy dưới hầm phốt tối đen như mực, dòi, nào có phân xanh, ngày kia có phân đen, ngày nọ có phân vàng,…đủ trò. Tầm như mấy chục năm vẫn giữ hồi ký đi đồng nhịn ăn.

Mình không rành tiếng Việt, ông ta kể ngày nay nhưng lộn ngày xưa chi đó. Mình theo ông ta làm một loạt 12 ngày không ăn nhưng mỗi ngày đều tập Đông Phương Hội. Vợ đút cơm, cương quyết không ăn. Đi khám bác sĩ lại thì mọi thứ đều tốt đẹp. Mỡ màng chi đó chạy mất hết. Chỉ có vấn đề là năm sau đi khám bác sĩ, lại cao mỡ mặc dù mình ăn ít lại và bơi nhiều hơn. Hỏi bác sĩ thì bác sĩ ú ớ, kêu uống thuốc.

Mình thuộc dạng cá tính, khi xưa đi học, hay hỏi thầy mà thầy cô Việt Nam thì không thích bị hỏi nên hay bị phán là học sinh rất chậm tiến, còn bạn bè thì kêu mình ăn chi mà ngu rứa. Phải bò ra tiệm sách đọc miễn phí. Xứ mỹ này vô thư viện thì toàn là sách cũ, sách mới thì chúng đã mượn từ khi chưa xuất bản, đã có cả trăm người ghi danh. Tốt nhất ra tiệm sách, có ghế ngồi đọc từ sáng đến chiều, không cần phải mua sách. Không tốn tiền lại bồi dưỡng đầu óc, không bị vợ sai đi chùi nhà.

Đọc sách thì họ giải thích như sau. Quên kể, bác sĩ gia đình mình to như con heo nọc, đi lệ khệ nhưng lại khuyên bảo mình ăn ít lại và tập thể dục gấp đôi. Em phải tìm cách bình dân học vụ để hiểu nôm na chớ chơi kiểu hàn lâm là chim dế tên Tóc Gió Thôi Bay sẽ mất tóc luôn, ác phụ lại kêu em mắng vốn, bắt đền.

Khi bác sĩ kêu ăn ít lại thì tương tự như khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng dầu lửa vào năm 1973, bị OPEC cấm vận, giá dầu lên 400%, xe cộ đậu dài mấy cây số để đổ xăng. Việt Nam được viện trợ nhỏ dọt, không có xăng dầu. Người cầm quân của Việt Nam Cộng Hoà nhận ít dầu xăng, đạn dược thì việc đầu tiên là họ giảm bớt các phi vụ, dặn binh lính bắn cầm chừng đợi khi được tiếp tế lại đầy đủ thì mới dám đem quân đi hành quân, nay chỉ thủ trong đồn.

Trong khi cộng quân được Liên Xô tiếp tế thả dàn vì họ có dầu hoả, vàng mệt thở nên hồ hởi cùng bác hành quân, đem chiến xa vượt qua Bến Hải, đánh chiếm miền nam.

Cơ thể chúng ta cũng vậy, khi nhận được ít dinh dưỡng như lời bác sĩ kêu ăn ít lại thì cơ thể cũng theo chiều hướng bảo thủ, cầm chừng không hoạt động 100% như trước nên tiêu hao năng lượng ít lại. Tướng miền nam bị hạn chế súng đạn thì phải đánh giặc kiểu cầm chừng chớ đâu có thể ào ào như trước. Không ai kêu binh lính cứ bắn thả dàn như xưa.

Có dạo ra phi trường đón con, mình kêu sao đông quá, chờ chực xe cộ. Vợ mình kêu ăn chi mà ngu rứa. Có người đến người đi thêm người đưa người đón. Mỗi ngày người ta kêu mình ăn 2,000 calories, nay bác sĩ kêu ăn bớt lại còn 1,500 và tập thể dục để tiêu hoá, thải ra 2,000 calories hay hơn. Dạo ấy chưa có đồng hồ Apple nên mình không biết đo. Bơi 1 cây số mình chỉ tiêu có 400 calories mà mụ vợ tuồng vô mồm mình cả ngàn calories tô bún bò. Béo lại hoàn béo.

Dinh dưỡng vào cơ thể phải trải qua một quá trình tiêu hoá và năng lượng trong người cũng vậy. Như người đến phi trường và người rời phi trường phải qua thủ tục giấy tờ, cân hành lý do đó số lượng hành khách tại phi trường vừa đến lẫn đi khiến phi trường quá tải chưa kể máy bay bị trễ, đợi chờ thêm. Lý do đó mà người ta ăn ít lại vẫn lên cân.

Mình ăn 1,500 calories nhưng số lượng calories được đốt qua bơi 1 cây số chỉ có 400 calories. Uống chai bia là đi thêm 350 calories…..hay xơi chén chè là 450 calories thì tập làm chi cho vợ nó khi.

Cái đau đớn là bác sĩ của mình, to béo như con heo nọc lại kêu mình không chịu kiêng cử, không có ý chí vượt qua số phận,… mình có 3 ông bác sĩ chuyên môn, to béo kinh hồn. Cho nên mình thấy nhiều người béo phì, thử đủ trò, đủ chương trình giảm cân nhưng mập lại hoàn mập. Không phải lỗi của họ mà lỗi của nhà thương, bác sĩ và chính phủ. Không tìm rõ nguyên cơ của vấn đề. Họ nghe báo cáo của ông Ancel Keyes rồi cứ tin như thánh kinh, bao nhiêu vấn đề đều dựa trên giả thuyết này. Béo phì là vì ăn nhiều thịt, chất béo. Muốn hết béo phì thì nhịn ăn thịt và hoạt động nhiều. Chấm xuống hàng.

Biết bao nhiêu người Mỹ bị trầm cảm vì họ cố gắng giảm cân theo lời bác sĩ mà không được, lại bị lên án là vô ý chí, đủ trò. Cứ phán họ là không cố gắng, lười biếng….

Họ chơi cái Foods Pyramid, bắt người Mỹ ăn tinh bột nhiều và hạn chế ăn thịt qua báo cáo của ông tiến sĩ Ancel Keyes mấy chục năm về trước. Cho rằng bệnh tim mạch là do Cholesterol cao nên cần giảm ăn thịt mỡ,…

Năm 2016, báo y khoa của các y sĩ Hoa Kỳ cho rằng Cholesterol không gây nên các bệnh tim mạch. Thậm chí người uống thuốc trị cao mỡ lại chết sớm hơn người không uống vì bị ảnh hưởng phụ, sinh ra những bệnh khác. Mình có anh bạn cùng tuổi kêu thử máu thì cholesterol trên Hai Ngàn. Bà bác sĩ người Huế kêu: “tui khôn hiểu răng anh chưa chết”.

Thức ăn mà không có mỡ thịt thì chán như con gián nên các công ty thực phẩm mới bỏ si rô vào các thức ăn, giúp người tiêu dùng phấn chấn. Mới sang Hoa Kỳ, mình thấy cái bánh tây, mua về ăn thử. Kinh ! Ngọt không thể tả, ngọt trăm lần hơn bánh bên tây, âu châu.

Nguyên nhân chính gây ra béo phì là đường. Ăn đường vào thì tạo insulin, qua gan quá tải sẽ tạo ra mỡ. Người ta thí nghiệm cho 1,000 đàn bà mỹ uống thêm 1,000 calories mỗi ngày như coca cola thì sau 1 tháng thì họ lên cân ít thôi nhưng chất béo trong gan lên 30% nhưng nếu giảm lượng calories thì lá gan trở lại bình thường.

Dạo ở bên Tây, thấy tây thích ăn gan ngỗng mà ngon thật. Có lần mình ăn gan ngỗng ở vùng Loire, ngon kinh hồn. Lần sau về tây chắc sẽ đi viếng vùng này lại với vợ. Họ nuôi ngỗng bằng cách tọng thức ăn vào họng của ngỗng, bằng cái phễu sau bao lâu thì gan ngỗng phì ra rồi họ giết lấy gan, làm pâté de foie gras. Gan béo. Kinh mà ngon.

Mấy người ăn đồ ngọt, tinh bột, tạo ra insulin rồi chất béo, sau một thời gian thì có hiện tượng “Insulin resistance”, kháng lại chất insulin đưa đến những hệ luỵ của nó. Bác sĩ bắt uống thuốc cả đời.

Đầu tháng này đi bác sĩ, ông ta kêu đường mình 90 là bắt đầu giai đoạn tiền tháo đường, kêu mình nên uống thuốc nhưng mình lờ đi. Thật sự, bác sĩ nhà thương của mình thì họ phải theo tiêu chỉ, quy trình của nhà thương, phải làm theo để tránh bị bệnh nhân thưa kiện. Ông bác sĩ kêu và viết vô hồ sơ mà mình có thể đọc 24/24 là có nói mình uống thuốc tiền tháo đường.

Người ta nói bị bệnh tháo đường cấp 2 là coi như uống thuốc cả đời nhưng thực tế chứng minh khác. Mấy người giải phẫu buột cái bao tử nhỏ lại (Bariatric surgery) thì ăn ít lại, hết bệnh này, không cần uống thuốc nữa. Từ đó có nhiều bác sĩ dùng phương pháp nhịn ăn (fasting) để chữa bệnh tháo đường. Khỏi mất công giải phẫu, không tốn tiền.

Không thích nấu ăn, nhịn đói. Không thích rữa ché, nhịn đói. Không thích đi mua rau cải, nấu nướng, nhịn đói khoẻ re cuộc đời. Nhiều khi căm thù mụ vợ, mình nhịn đói. Vừa chữa bệnh vừa tập được cho đầu óc thêm minh mẫn. Người ta chữa bệnh Alzheimer bằng cách cho bệnh nhân nhịn đói vì khi đói, cái bụng, bộ lòng là cái não bộ thứ 2 sẽ báo động cái não bộ trong đầu, tạo nên nhiều neuron mới. Do đó khi giận mụ Vợ, nhịn ăn vài ngày thì có thêm neuron, mình lại giác ngộ cách mạng là mụ vợ nói có lý. Cảm thấy hạnh phúc lấy được bà vợ thông minh vì lấy mình. Ngưng nhịn đói.

Ai muốn chồng mình giác ngộ là mình thông minh thì cho chồng nhịn đói. Phương pháp của sơn đen, 100 trận 100 thắng.

Từ ngày khám phá ra cách này thì mình ăn một ngày 2 bữa trong vòng 8 tiếng đồng hồ rồi ngưng ăn trong vòng 16 tiếng. Người ta gọi là Intermitent Fasting. Như mình đưa thí dụ tại phi trường, người đến, người đi đông quá. Nếu mình ăn ít mà nhiều lần thì như phi trường tiếp tục nhận khách đến và đưa khách đi liên tục. Nếu mình ăn trong vòng 8 tiếng, thức ăn bình thường, không đường không tinh bột nhưng lâu lâu cũng nên ăn một tí cho vợ vui vì mình không ăn khiến vợ ngại ngùng.

Giống như cho khách đến phi trường trong vòng 8 tiếng rồi ngưng không nhận các chuyến bay đến, chuyển qua cho các máy bay tiễn khách thì phi trường bớt lộn xộn và bình thường không nhốn nháo kẻ đi kẻ ở.

Từ ngày áp dụng phương pháp nhịn ăn kiểu này thì mình xuống 15 cân anh. BMI dưới 25, Cholesterol dưới 180, đường dưới 90 , áp huyết đều đặn,… mình chỉ cho mấy tên Mỹ quen thì có tên xuống 20 cân anh, lại có tên xuống 40 cân khiến mình thất kinh không nhận ra. Cuối tuần có đến nhà bạn ăn uống hay đi tiệm thì sáng thứ hai mình nhịn ăn luôn đến trưa. Khoẻ re.

Cái bụng mình biến mất, phải mua dây nịt vì giảm cả 1.5 inch. Được cái là cảm thấy khoẻ hơn trước, không phải ôm cái trống chầu lêu bêu như xưa. Vợ không cần dang tay nối vòng tay lớn để ôm mình như trước đây.

Khi xưa, mình thấy ông Xu Huệ tóc bạc mà khoẻ lắm vì ông ta nhịn ăn. Trong kinh thánh có kể ông Giê Su ra sa mạc 40 ngày không ăn. Người hồi giáo mỗi năm cũng nhịn ăn vào mùa Ramadan,… cho thấy nhịn ăn chữa bệnh đã được người ta sử dụng từ ngàn xưa.

Để mình bình dân học vụ cách nhịn đói chữa bệnh. Dạo mấy đứa con ở nhà, mình mua đồ ăn, bỏ tủ lạnh. Đi học về, mấy đứa con ăn snack không, tối học bài đói lấy đồ ăn. Cuối tuần, đi chợ cả đống về bỏ tủ lạnh.

Nay mấy đứa con đi học xa, hai vợ chồng ăn ít nhưng quen lệ mua đồ ăn nhiều khi đi chợ. Sợ hư nên bỏ vào ngăn đá và tuần sau quên là còn thức ăn, cứ tiếp tục mua rồi bỏ ngăn đá. Cơ thể mình được bồi dưỡng quá nhiều thì chất béo được phì ra như thức ăn bỏ trong tủ lạnh vì chưa được dùng. Dần dần chất béo nhiều lên. Ăn ít lại vẫn mập vì cơ thể nhận đồ ăn ít như Việt Nam Cộng Hoà nhận súng đạn xăng nhớt ít thì đánh ít để bớt hao súng đạn.

Một hôm, hai vợ chồng lười đi chợ, nên lấy đồ trong ngăn đá ra nấu ăn và cứ tiếp tục tuần sau đến khi hết đồ trong ngăn đá. Cơ thể mình cũng vậy, khi mình ngưng ăn thì cơ thể sẽ lấy đường để tiêu thụ nhưng khi hết đường thì sẽ tự động lấy mỡ của mình để biến thành năng lượng.

Khi mỡ trong người tiêu hết thì mỡ xuống, đường giảm, cân giảm đủ trò, gia đình hạnh phúc, không tốn tiền ăn uống. Khi hết thức ăn, sang nữa thì hai vợ chồng có thể lấy đồ chùi rữa sạch sẻ cái tủ lạnh. Như uống nước, xúc ruột đủ trò. Chuẩn luôn.

Chép ra đây lịch trình nhịn ăn thì dài lắm, mình tóm tắc như sau: mấy ngày đầu thì khó chịu lắm vì cơ thể tìm kiếm chất đường để đốt nhưng đến ngày thứ 4 trở lên thì cơ thể bắt đầu dùng chất béo trong người để đốt thì đầu óc bớt lộn xộn, minh mẫn thêm (có lẻ vì các neuron mới). Mình nhớ ngày thứ 12 thì đầu óc của mình rất sáng suốt nên tính chơi thêm ít ngày nhưng vợ nhất định không cho nên phải ngưng. Đợi khi nào vợ đi công tác mấy tuần thì mình chơi lại vụ này 15 ngày hay 21 ngày xem sao.

Khoa học đã khiến chúng ta tin tưởng mù quáng nên tin vào y khoa tây phương một cách tuyệt đối, không đặt câu hỏi. Ông tổng thống Carter tuyên bố là bị ung thư năm 2015 nhưng họ sử dụng Immunotherapy để trị ông ta nên khỏi bệnh. Nhưng tốn tiền hơn mấy loại chữa bệnh ung thư khác, bác sĩ chuyên trị ung thư chưa học cách chữa bệnh kiểu này nên họ vẫn tiếp tục chữa kiểu thường lệ và đưa bệnh nhân theo ông bà sớm hơn vì tỷ lệ chỉ có 10% là sống sót và sau 10 năm lại tái phát.

Có ông bác sĩ William Li mới ra cuốn sách về thức ăn để trị bệnh nên mình có gửi mua để đọc. Ông này gốc tàu nên chắc có ai trong gia đình làm thầy thuốc Bắc nên tuyên bố “bệnh tòng khẩu nhập” nhưng cách chữa bệnh cũng theo miệng vào để chữa như bộ phim Hàn quốc có cô đào đẹp nức nở “jewel in the palace”, nói về nữ bác sĩ đầu tiên của hàn quốc.

Xong om

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Hôm nay, mình bò đi xem xi nê của festival phim do người gốc Việt và người ngoại quốc thực hiện tại hải ngoại về người tỵ nạn do VAALA (Vietnamese American Arts & Letters Association) tổ chức. Ngày đầu thì toàn là phim ngắn, nói về cuộc sống của người Việt, trốn khỏi Việt Nam, đi tìm tự do, tại đất khách quê người.

Phim đầu tiên là “Der Garten des Herrn Vong” (căn vườn của ông Vong, 18 phút) của Đức quốc, do đạo diễn Dieu Hao Do thực hiện. Nói về ông Vong, một người Việt, gốc tàu, vượt biển được tàu Cap Anamur của người Đức, phái đi cứu vớt người Việt vượt biển. Nay ông ta sinh sống tại Đức và có cái vườn nhỏ, ông ta trồng các loại rau quê nhà ở Việt Nam như tìm lại, cố gắng đừng quên nơi chôn nhau cắt rốn.

Xem ông này làm mình nhớ đến mẹ vợ mình khi xưa cũng trồng mấy cây bí, khoai lang,…để ăn như sợ mất một không gian, một cái gì quý giá để lại sau lưng khi đi định cư.

Hình như người Việt xa xứ, về già, họ tìm về nguồn qua các hoạt động để tìm lại chút gì của quê hương bỏ lại như làm vườn, hát karaoke các bài hát cũ, tập nấu ăn hay mò lên mạng,…

Phim thứ nhì tên “Walk Run Cha-Cha” (20 phút) nói đến cặp vợ chồng người Việt gốc tàu do một đạo diễn Laura Nix, có tham dự giải phim Tribecca. Nói về cặp vợ chồng này bị mất tuổi trẻ, nay muốn tìm lại nhau. Chuyện được khởi đầu khi ông chồng mời bà vợ lúc còn trẻ đi nhảy đầm ở Sàigòn khi xưa. Bà ta kể là lúc đầu không thích ông chồng nhưng từ khi đi nhảy đầm thì bà ta thích ông chồng qua nhảy đầm.

Rồi Việt Cộng vô, ai nấy te tua, ông chồng tìm cách vượt biển và có gặp trước khi ra đi và xin lỗi cô bạn gái là không đem theo bà ta được. Ông chồng vượt biên đến bờ tự do, gửi thư cho bà rồi sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông chồng bảo lãnh bà vợ, gốc Chợ Lớn qua mỹ.

Về già, đâu năm 2011, họ bắt đầu đi học nhảy với cặp vợ chồng giáo sư người Ukraine. Học để đi thi giải nên họ bỏ thì giờ rất nhiều để tập luyện. Bà vợ nói nhảy đầm như muốn tìm lại những tình cảm vợ chồng khi xưa, sự nối kết lúc hai người còn trẻ, đi bal. Do thời cuộc cả hai bị xa nhau một thời gian dài, trước khi hội ngộ tại Hoa Kỳ. Lúc đầu bà ta hơi khựng khựng khi gặp ông bồ cũ, qua giấy tờ bảo lãnh là vợ chồng. Tình cảm của bà ta đối với ông chồng khởi đầu bởi các bước nhảy đầm, trong vòng tay của ông ta.

Mình đoán xa nhau với hai khung trời cách biệt, người ở Hoa Kỳ người ở với Việt Cộng nên có một bức tường ngăn cách. Được bảo lãnh sang thì bà ta làm vợ như bổn phận, trả ơn người cưu mang nhưng chưa chắc đã có tình yêu đã mất sau bao nhiêu năm xa cách. Bà đạo diễn diễn đạt khá hay khi thấy cặp vợ chồng múa cha cha, ôm nhau, mời gọi nhau đến,…

Lần đầu tiên đi chơi với vợ thì vợ bị phạt đậu xe không đúng chỗ và ăn phở. Không muốn tìm lại nhau qua cảnh phải đóng tiền phạt. Tháng trước, vợ mình lái xe vượt đèn đỏ, bị phạt $560 thêm đóng tiền đi học lại thêm trên $100. Xe đứng tên mình mà họ truy ra người lái là vợ. Cho thấy an ninh chụp ảnh là biết mặt ai nên mình mua cái kính to gắn trước mặt, cho ban đêm và ban ngày. Camera an ninh không thấy. Khoẻ re.

Phim thứ 3. Tên “Blue Noise” của một đạo diễn trẻ tuổi, nói về cuộc điện đàm của anh ta với một người bà con chết trên đường tìm tự do. Cuốn phim dài 2 phút, quay rất nhanh, cuộc điện đàm khuya như anh ta gọi nói chuyện với người bà con nhưng diễn tả người sắp chết đuối trên biển. Rất cảm động, giới trẻ vẫn khắc khoải, tìm kiếm đâu là cội nguồn. Cuốn phim đoạt khá nhiều giải thưởng quốc tế. Rất mới lạ.

Phim thứ 4 là “Finding the Virgo” nói về cuộc tìm kiếm con tàu mang tên Virgo, đã cứu gia đình bà Lauren Vuong (Vương Ngọc Lan) khi họ tìm cách vượt biển, đi đến Phi Luật Tân. Trời sắp bão và bất chấp mọi thứ ông thuyền trưởng của chiếc tàu mang tên Virgo, quyết định ngừng lại để cứu chiếc tàu mong manh đó.

Dạo ấy, lúc đầu các con tàu hàng hải có ngừng lại cứu các con thuyền vượt biển nhưng sau vì chính phủ cấm không được nhất là tốn tiền vì họ phải ghé một hải cảng nào đó để cho thuyền nhân xuống, mất thì giờ nên các tàu này được lệnh không được ngừng và cứu các con thuyền của người Việt ra đi tìm tự do.

Trong vòng 30 năm, bà Lauren Vương tìm kiếm ông thuyền trưởng để cảm ơn người đã cho gia đình bà ta một cuộc đời mới. Có cảnh gia đình này bay từ San Jose sang Florida để gặp lại thủy đoàn của con tàu nhân đạo ấy.

Ông thuyền trưởng là người gốc đức, di cư sang Hoa Kỳ sau thế chiến thứ hai. Ông ta nói lên tinh thần người mỹ, Hoa Kỳ là nơi được thành hình của mọi thứ dân trên thế giới bị quê hương ruồng bỏ, chạy trốn tìm tự do.

Bà ta phỏng vấn bố mẹ, để hiểu lý do vượt biển ra đi dù cái chết. Ông bố là người gốc Hoa, đi lính Việt Nam Cộng Hoà rồi bị bỏ tù cải tạo. Bà mẹ với 3 đứa con dại, buôn bán chợ trời, đi thăm nuôi chồng, đút lót cho quản giáo như bà cụ mình khi xưa để giúp chồng bớt cực khổ.

Ra trại thì đàn ông không được đi đâu vì công an khu vực dòm ngó nên bao nhiêu chuyện đều do người đàn bà Việt Nam gánh vác hết. Ông chồng giác ngộ may mắn có người vợ tuyệt vời vì cả đời chỉ biết đánh giặc.

Bà mẹ lo tiền bạc để vượt biên, bị giựt, bị bể, mất hết tiền nên tìm tàu nhỏ đi có 3 gia đình, đi hướng Phi Luật Tân để tránh hải tặc của vịnh Thái Lan.

Có lẻ hình ảnh cảm động nhất khiến cả rạp khóc, khi bà Vương NGọc Lan đứng trước các sĩ quan của trường hàng hải ở New York. Bà ta kể lại cuộc hành trình của những người trên tàu và cảm ơn người thuyền trưởng với lòng từ bi, đã cứu vớt gia đình bà ta và các thuyền nhân khác. Bà ta hy vọng khi các thuyền trưởng tương lai đi trên biển, gặp những người đi tìm tự do thì nên ngừng lại để cứu vớt họ.

Coi phim này thì mình hiểu vợ mình hơn một chút. Vượt biển đi qua cái chết để tìm tự do nên vợ mình hay đi làm thiện nguyện, giúp người khổ hơn mình. Không đi chùa gì cả nhưng lại thích mấy vụ thiện nguyện, gây quỹ giúp người nghèo ở Việt Nam hay người vô gia cư ở Quận Cam. Như trả ơn người mỹ đã cưu mang mình khi xưa, tiếp nối truyền thống của người mỹ, giúp đỡ người tỵ nạn. Hình như tuần tới có vụ gây quỹ cho phái đoàn y tế về Việt Nam.

Ai muốn tìm hiểu thêm vì bà Vương đang gây quỹ để đem chiếc tàu ấy về Virginia hay sao đó. WWw.findingthevirgo.com

Mình có một chị bạn vượt biển với ông chồng, may mắn được thuyền vớt rồi đưa đến Hương Cảng. Chị ta kể là sau khi được vớt thì có thấy những chiếc tàu khác nhưng họ không ngừng và tối đó mưa bão ụp xuống vùng biển đông. Các con tàu kém may mắn kia chắc chắn sẽ không bao giờ đến bờ tự do.

Theo cao uỷ tỵ nạn liên hiệp quốc thì có đến 50% thuyền nhân không bao giờ đến bến bờ tự do.

Cuốn phim cuối cùng của một đạo nữ diễn trẻ, sinh ra trong trại tỵ nạn, định cư tại Hoa Kỳ, nói về sự dạy bảo của người mẹ với những cụm từ Khó Khăn, Chịu KHó,…khá cảm động.

Theo tin tức thì đạo diễn Trần Thanh Huy (Việt Nam) có ghi danh dự giải Busan 2019, phim “Ròm” của ông ta có cơ hội thắng giải thì Hà Nội ra lệnh, rút tên ra khỏi giải này. Nghe nói đại hội vẫn tiếp tục cho trình chiếu. Họ cấm phim “Cyclo”, phim “Người tử tế”, đủ trò dù là những phim đoạt giải quốc tế. Không cho sáng tạo thì sao có nghệ thuật. Chán Mớ Đời

Hôm nay mình sẽ đi xem phim về ông Nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Vợ phải đi nấu cơm phát cho người vô gia cư.

Việt Phim ngày #2

Việt Phim ngày #2

Hôm qua, vợ đi làm thức ăn cho người vô gia cư và cắm hoa để chuẩn bị vụ gây quỹ cho tuần sau nên mình lại bò đi xem xi nê một mình.

Hôm nay trả tiền nên vắng khán giả. Đề tài hôm nay là âm nhạc. Họ cho trình chiếu 3 cuốn phim: #1 Ephemeral (Một Thoáng Qua), #2 The bridge between Việt Nam Traditional Music and the world (cầu nối của âm nhạc dân tộc Việt Nam với thế giới) và #3 Lê văn Khoa: A Lifetime of Arts ( Một đời nghệ thuật).

Cuốn phim thứ nhất do đạo diễn trẻ Nguyễn Phúc Khang, sinh và lớn lên tại Hoa Kỳ. Theo ông ta thì từ bé đã bị khủng hoảng bản thể và muốn hoà nhập hoàn toàn vào làn văn hoá mỹ. Văn hoá Việt Nam quá ít ỏi nên tìm hiểu thêm cách nói lên những câu chuyện của những người Việt tỵ nạn.

Cuốn phim được chiếu qua 2 màn hình song song để tương phản giữa trước 75 và ngày 30/4/75 rồi đến những con tàu vượt biển mong manh trên đại dương, đưa những người Việt ra đi tìm tự do.

Nhìn những hình ảnh của Sàigòn trước 75 khiến mình cảm thấy có chút gì ấm áp, thanh bình dù có chiến tranh, cảnh gia đình chia tay nhau ở phi trường Tân Sơn Nhất đưa mình về không gian của những giây phút trước khi lên máy bay đi tây.

Rồi đến cảnh thiên hạ xô đẩy chen lấn để vào cổng toà đại sư mỹ, cửa vào thiên đàng trong khi máy bay trực thăng lại đáp xuống căn nhà khác gần đấy, tạo nên một âm thanh hổn loạn của những người chạy trốn cộng sản.

Rồi đến hình ảnh của những chiếc tàu mong manh ra khơi, đến những đảo tỵ nạn ở Mã Lai, Thái Lan,… có hình ảnh một ông tây mà mình đoán là ông cha Dominici, lâu quá không nhớ tên, người đã cưu mang người tỵ nạn việt, bị hải tặc đánh,…

Đặc biệt là có hai bản nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với giọng hát Khánh Ly và Lệ Thu trình bày. Người ta hỏi ông đạo diễn thì ông ta nói là bố anh ta cứ hát karaoke những bài này nên cảm thấy hợp với những hình ảnh của những người vượt biển. Anh ta có nghe một thuyền nhân kể lại khi đi vượt biển, cứ nghe bản này là anh ta khóc. “Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về,…”

Ông đạo diễn hy vọng cuốn phim ngắn này sẽ giúp người Việt nhất là thế hệ lớn tuổi người Việt, nhớ về đoạn đường họ đã ra đi tìm tự do vì họ ủng hộ chương trình ngăn cản di cư của chính phủ mỹ hiện nay.

Nhìn những hình ảnh của những chiếc tàu chở người tỵ nạn Syria tương tự như người Việt hôm xưa. Tại sao chúng ta không đưa tay cứu giúp những người ấy. Mình dành một căn hộ cho người tỵ nạn Syria để giúp họ những lúc đầu định cư như người Mỹ đã giúp người Việt tỵ nạn khi mới đặt chân đến Hoa Kỳ.

Cuốn phim thứ 2 do đạo diễn Nguyễn Tiến Hưng (Hung BlackerarteD), sinh tại Sàigòn năm 1982, tốt nghiệp trường New York Film Academy năm 2006 rồi trở về Việt Nam. Anh ta có tham gia thực hiện cuốn phim “Dòng máu anh hùng” và hiện nay làm cho PTN tại Hoa Kỳ.

Cuốn phim nói về nhạc sĩ Ngô Hồng Quang, chơi nhạc cụ dân tộc như đàn nhị mà anh ta thường thấy ông nội chơi cho các tuồng hát chèo khi bé. Anh ta tốt nghiệp nhạc viện Hà Nội nhưng rồi tình cờ khám phá ra các nhạc cụ của người Mông nên nghiên cứu và có đi trình diễn tại âu châu và Hoa Kỳ.

Mình có thấy anh ta chơi nhạc cùng với Nguyên Lê, tay guita danh tiếng của nhạc Zazz, sinh trưởng tại Pháp. Mình nhớ ông thần này kể là bố anh có rất nhiều văn bằng (beaucoup de diplômes). Bố anh ta kêu học y khoa chi đó rồi mê guitar nên bỏ y khoa để ngày nay rất nổi tiếng trên thế giới. Mình hầu như có hết các băng nhạc của anh ta.

Có hình ảnh hai nhạc sĩ Ngô Hồng Quang và Nguyên Lê đứng trên núi Hà Giang, đánh đàn, khá đẹp. Ở hải ngoại, khi xưa mình chỉ biết và có nghe ông Trần Văn Khê, Trần Quang Hải và Nguyễn Thuyết Phong trình diễn nhạc cổ truyền và nhạc dân tộc cho người ngoại quốc.

Hiện nay mình hay theo dõi cô Mai Khôi, hay trình diễn nhạc cụ dân tộc cho người ngoại quốc hay đàn guitar hát nhạc phản kháng. Hà Nội vùi dập, may cô ta có chồng ngoại quốc nếu không chắc đã ở tù.

Cuốn phim thứ 3 nói về ông Lê Văn Khoa, người Cần Thơ. Ông này khi xưa, trước 75, mình có nghe đến khi ông ta làm đài truyền hình về thiếu nhi, hình như “Đố Vui để học” thì phải.

Cuốn phim này do đạo diễn Phu Trần, cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà, bị đi tù sau 75, đến Hoa Kỳ năm 1995. Thành lập Vietnam Film Club, làm những phim tài liệu về Việt Nam.

Cuốn phim giới thiệu những hoạt động ông Lê Văn Khoa trước 75 như giáo dục, chụp ảnh, viết nhạc. Ông ta kể hồi nhỏ, kiếm đâu được cuốn sách về nhạc lý nên mò mò ở nhà. Ông ta kẽ trên bàn các phím đàn dương cầm rồi mò theo rồi một hôm vào nhà thờ, thấy cái đàn dương cầm nên tò mò đánh mấy nốt nhạc thì giựt mình khi nghe tiếng nốt nhạc trỗi lên như đức chúa trời gọi mời.

Bà giáo sĩ người Mỹ thấy vậy, nói ông ta đến nhà thờ để bà ta dạy, không lấy tiền, tạo nên một nhà âm nhạc lớn của Việt Nam. Ở Việt Nam ông ta đã bắt đầu viết nhạc cho dàn nhạc âm hưởng.

Ông ta kể là có nói chuyện với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba về vấn đề đưa nhạc Việt Nam ra thế giới. Ông ta nói người ngoại quốc đến nghe, vỗ tay rồi đi về. Mình phải làm nhạc ra sao để người ngoại quốc yêu mến và chơi được như người Việt chơi nhạc ngoại quốc hay làm nhạc qua guitar …

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba không đồng ý vì như vậy sẽ mất mấy cái luyến láy của nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Ông ta nghĩ là trong cuộc thương thảo nào cũng phải có sứ nhân nhượng nên nghĩ thà mất một ít gì luyến láy mà người ngoại quốc có thể tìm về âm nhạc Việt Nam qua nhạc cụ của tây phương.

Mình chỉ nhớ là khi sang Cali, có đi nghe nhạc của ban nhạc “Ngàn Khơi”, hát nhạc ông ta với dàn nhạc âm hưởng có nhiều người ngoại quốc chơi nhạc cụ. Mình từng dự thính tại các hí viện nổi tiếng trên thế giới như Paris, Berlin, Vienna, La Scala của Ý Đại Lợi,… nhưng khi nghe dàn âm hưởng chơi nhạc của người Việt sáng tác lần đầu tiên khiến mình chảy nước mắt vì hãnh diện.

Nhạc của ông ta được người Ukraine ưa thích vì có cùng tâm trạng bị chiến tranh, cộng sản chiếm đóng nên trường ca ”Việt Nam 75” của ông ta được dàn hợp xướng Kiev hát và dịch ra lời của nước họ.

Điều thích thú là cái đàn dân tộc Bandura của người Ukraina bị các đoàn quân chiếm đóng cấm vì được các nghệ nhân sử dụng như một khí giới chống lại bạo quyền. Nay độc lập thì người Ukraina tìm cách phát triển lại. Điều vui là họ có thể sử dụng đàn nay để chơi nhạc Việt Nam như Trống cơm được ông Lê Văn Khoa soạn lại.

Các dàn nhạc âm hưởng trên thế giới chơi nhạc của ông ta như Ukraine, Úc đại lợi,… cho thấy ông ta đã đưa nhạc Việt Nam ra thế giới.

Khi phim chấm dứt mình lại nhớ đến nhạc sĩ Tô Hải, ở miền Bắc. Ông ta có làm bài “Chiến Sĩ Biên Thuỳ” được các dàn nhạc âm hưởng tây phương chơi rất nhiều nhưng ở quê hương của ông thì bị trù dập.

Trong ”hồi ký một thằng hèn”, ông ta kể khi dàn nhạc âm hưởng chơi “chiến sĩ biên thuỳ” tại hí viện Hà Nội thì ông ta không được tham dự, dù người thầy Nga, cố vận động cho ông ta dự thính, chỉ được nghe qua đài phát thanh.

Nếu không được ông thầy người Nga quyết tâm giúp đỡ cho sang Nga Sô thì có lẻ thế giới đã không có một Đặng Thái Sơn.

Mình tự hỏi bao nhiêu nhân tài âm nhạc Việt Nam đã bị vùi dập chôn sâu. Buồn

Chán Mớ Đời
Nhs

Cái hiếu tại Bôn Sa

Cái hiếu tại Bôn Sa

Tuần rồi, vợ mình có rủ vài người bạn đi ăn bánh xèo. Đi chung có chị bạn và người mẹ như bóng với hình. Chị này là con út nên được các anh chị trong gia đình, thương mến, giao cho trọng trách chăm nuôi người mẹ và thăm viếng ông bố ở viện dưỡng lão.

Chị ta là dược sĩ, làm cho nhà thương ở Loma Linda nên mỗi ngày tốn ít nhất 2 tiếng lái xe từ Bôn Sa. Về nhà lại chăm sóc mẹ, cho ăn uống rồi đưa mẹ vào viện dưỡng lão thăm bố. Nghe kể ông bố lớn tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn nhưng chị ta không có thì giờ chăm sóc cho cả hai nên đành để bố ở viện dưỡng lão.

Bà mẹ kể có lần chị ta bận làm việc nên đem mẹ vào bệnh viện, để tiện chăm sóc, bà mẹ sợ bị bỏ lại nên kêu nhân viên đưa về nhà. Bà ta sợ ở viện dưỡng lão. Thật ra, có nhiều người bận công ăn việc làm nên không thể chăm sóc bố mẹ về già. Chỉ biết chùi nước mắt, đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão.

Chị ta kể là từ ngày các anh chị bán cái người mẹ, chị ta cho mẹ ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khác nên đầu óc mẹ nay thấy minh mẫn lại, bớt trả nhớ về không. Chị cho mẹ ăn các loại trái Blueberry, Blackberry, walnut (óc heo?) mà y khoa cho rằng giúp giúp hệ thống não bộ. Chị nói thấy sự khác biệt rõ ràng.

Mình không biết chị ta có cho ăn cà ri Ấn Độ và nghệ hay không vì theo nghiên cứu thì mấy loại này giúp bổ não. Không trả nhớ về không. Có ông mỹ già 83 tuổi kêu là đã chữa được bệnh mất trí nhớ của ông ta, nhờ ăn cá, nghệ và cà ri,… hôm nào mình rảnh sẽ kể vụ này. Nhiều khi quên là một hạnh phúc, về nhà gặp vợ cứ càm ràm nên trả nhớ về không lại một điều hay. Vợ lâm râm tụng kinh còn mình thì trả nhớ về không, ngơ ngác như con nai vàng của Lưu Trọng Lư ngày nào. Cả hai đều hạnh phúc. Hạnh phúc được cam ram và hạnh phúc không hiểu mô ti răng rứa. Chán Mớ Đời

Mình phục chị ta. Nhớ dạo mẹ vợ mình còn sống, có nuôi hai người làm để chăm sóc bà cụ. Cuối tuần, họ nghỉ về thăm nhà là mình phải thay vợ đến nhà ngủ để canh mẹ vợ đêm khuya. Kinh

Mỗi sáng mình ăn “oat meal” với Blackberry với Blueberry. Mua loại đông lạnh ở Costco, có nhiều chất dinh dưỡng hơn là mua tươi ngoài chợ. Trái cây được hái trước khi đến chợ cả tháng thậm chí cả năm nên bao nhiêu dinh dưỡng đều bay về vùng trời bình yên cả. Loại đông lạnh thì họ làm ngay sau khi rữa nên còn giữ chút chất dinh dưỡng.

Trái cây hay rau cải được mua khi giá rẻ và họ bỏ phòng lạnh, đợi khi nào thời cơ chín muồi thì đem ra bán kiếm lời nên có khi cả năm. Theo mấy nhà dinh dưỡng thì 80% dinh dưỡng là lúc khi gặt hái mà ngày nay người ta hái khi còn xanh. Điển hình là cà chua, họ hái lúc còn xanh như đít nhái đến khi lên mâm cơm của mình là đỏ như lá cờ hồng.

Hôm qua có anh bạn kể là có một người bạn có vườn trồng cà chua. Họ cho máy gặt rồi bỏ vào chảo lớn để nấu cà chua làm ketchup bỏ hộp. Máy gặt cà chua vớt luôn chuột đồng nên phải vớt ra. Kinh.

Chị này, thuộc nhóm ca sĩ viện dưỡng lão. Thứ 6 nào cũng đổi giờ làm việc để đi với mấy người bạn vào các viện dưỡng lão để hát cho bố và các người cao niên nghe. Cuối tuần đi chơi thì phải đợi mẹ ngủ rồi mới dám đi nên lúc nào cũng đến muộn, nghĩa là tiệc sắp tan.

Hôm qua, có anh bạn nói phải có con gái thì sau này già nó thương mình, đem về nuôi còn không thì con trai nghe lời vợ tống cổ vô viện dưỡng lão. Đó là truyền hình thực tế của ngày nay.

Người Việt mình với phong tục nên chuộng con trai nhưng trên thực tế, con gái biết lo cho mình hơn khi về già. Có chồng nhưng có món gì ngon đều đem sang cho mẹ cha. Con trai về nhà bố mẹ, có gì ngon thì đem về cho vợ. Xong om

Vợ mình có cô bạn học Trưng Vương khi xưa. Nay sống tại Paris. Có lần chở đi chơi, cô ta kể về cuộc đời sau 75 khiến đồng chí gái khóc như mưa bấc. Tưởng mình đã khổ sau khi Việt Cộng vào nay cô bạn còn chịu đắng ngàn cay hơn.

Cô này là con gái đại sứ hay tham sứ Việt Nam Cộng Hoà ở Úc, đem gia đình về Việt Nam đợi sự vụ lệnh. Đi học là ngọng ngọng tiếng Việt nhưng nhà giàu nên ai nấy cũng xem là càng vàng lá ngọc.

Ông bố năm 1974, được bổ sang Paris nên đi trước để chuẩn bị nhà cửa đón gia đình sang vì đang học lỡ dở. Đùng cái 75 đến phải di tản. Ra phi trường Tân Sơn Nhất, không có vé cho cả gia đình. Bà mẹ quyết định cho người con trai và đứa con bé nhất đi với bà ta, còn hai cô con gái thì để lại cho chị giúp việc trông nom, với tiền bạc. Qua tây sẽ tìm cách đem 2 con gái sang sau.

Việt Cộng vô thì chị người làm ôm tiền về quê. Hai chị em 15, 12 tuổi lớ ngớ, tiếng Việt không thạo, phải bò ra chợ trời đi buôn tự nuôi nhau. Cái khốn nạn là mấy người bạn của bố đến thăm, hứa cho tiền nếu cô ta ngủ với họ. Chị ta cần tiền nhưng lòng căm thù chế độ mới vẫn cương quyết nói Không. Sau này được đi đoàn tụ ở pháp. Về pháp thăm gia đình và bạn bè, hai vợ chồng này nghỉ làm, dẫn tụi này đi chơi. Khá vui.

Chị ta kêu là khổ vì Việt Cộng mà cô em gái đi học về còn hát ”Việt Nam hồ chí mình” khiến cô ta điên tiết lên tát tai cô em nhớ đến già. Việt Cộng đòi đuổi lên kinh tế mới để lấy cái nhà đủ trò mà cứ đời đời nhớ ơn bác hồ. Cứ gặp một người Việt Nam là có một chuyện dài về hậu 75 mà người ta gọi dưới cụm từ khá giang mai “Giải Phóng”.

Người anh được mẹ cho đi, rốt cuộc là cái nợ cho bà mẹ. Anh ta lêu lỏng rượu chè, sì ke, chả học hành. Bà mẹ trước khi chết còn trối lại là phải ráng lo cho anh.

Chị ta kể là có trở lại Sàigòn một lần và không dám trở lại. Khi máy bay đáp xuống Tân Sơn Nhất là chị ta nhớ đến giây phút bị mẹ bỏ rơi của tháng 4 năm 1975, những ngày giờ lâm chung của Sàigòn. Hình ảnh đó, cảm xúc đó sẽ không bao giờ rời xa ký ức một đời người, một nạn nhân của cộng sản.

Chán Mớ Đời

Trần Văn Phước, thị trưởng Đàlạt

Trần Văn Phước, thị trưởng Đàlạt
Cách đây hai tuần trong buổi triển lãm tranh tại phòng khánh tiết của tờ báo người Việt, mình làm quen được với một cựu sinh viên đại học Đàlạt, cựu giáo sư trường Bùi Thị Xuân Đàlạt. Ngồi nói chuyện về Đàlạt khi xưa như thời sinh viên học sinh Đàlạt bị Việt Cộng nằm vùng giựt dây, xuống đường, đình công bãi thị, đóng đô ở chùa Linh Sơn mà từ nhà mình thấy cảnh sát dã chiến chạy vào sân chùa, quăng lựu đạn cay đủ trò,….

Mình nhớ tối chiều là mấy ông sinh viên hò hét kêu đưa Nguyễn Cao Kỳ lên đoạn đầu đài, hát hò đủ trò qua máy vi âm. Tới một hôm như chán ngấy, thấy cảnh sát dã chiên, vác dùi cui nhảy xuống xe GMC, rượt bắt đánh mấy người biểu tình đủ trò. Lựu đạn cay mờ mắt luôn.

Hôm qua mình đi học, anh ta chạy từ San Diego lên Tiểu Sàigòn có việc nhà, nhắn tin có đem theo cuốn sách về Đàlạt, Bên Dưới Sương Mù, của Nguyễn Vĩnh Nguyên, để cho mình mượn. Mình nhờ thằng con chạy ra Bôn sa lấy dùm. Đi học về, đói meo nhưng thấy cuốn sách thì mình đọc cái vèo trong một tiếng đồng hồ.

Về Đàlạt tháng 4 vừa qua, có anh bạn học cũ chở mình ra tiệm sách ở dưới hầm, cạnh hồ Xuân Hương, địa điểm sân vận động cũ Đàlạt khi xưa. Mình có mua một cuốn sách của cùng tác giả “Đàlạt, một thời hương xưa”. Hà Nội, sau 75 cho phá hết tất cả những gì mà chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đã xây dựng khi xưa, như xoá đi tất cả vết tích của chế độ cũ vô hình trung lại phá hết di tích của lịch sử Đàlạt.

Đọc xong cuốn sách thì có một cái tên cứ lởn vởn trong đầu mình: Trần Văn Phước. Có lẻ ai thuộc thế hệ mình đã từng sinh sống tại Đàlạt chắc không nhớ ông thị trưởng Đàlạt dân sự, tại chức lâu nhất lịch sử Đàlạt trước 1975, nhưng thế hệ của bố mẹ mình thì chắc chắn là phải nhớ như thế hệ mình nhớ bà Nguyễn Thị Hậu, người mẫu đầu tiên của Cát Tường Le Mur và ông Nguyễn Hợp Đoàn từng làm thị trưởng Đàlạt và tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức. Mình có bà dì họ, làm thư ký cho bà Hậu.

Ông này sinh trưởng tại Nam Vang, thủ đô Cao Miên, làm thị trưởng Đàlạt từ năm 1956 đến 1963. Trong 8 năm trời, ông ta đã biến thị xã Đàlạt thành một thành phố đẹp, có nhiều công trình xây dựng như Chợ Mới, giáo hoàng học viện, viện đại học Đàlạt, Thao trường, lữ quán thanh niên, sân vận động,….được xem là đẹp nhất đông Nam Á. Nhất là các chương trình trồng cây ở Đà Lạt, khuyến khích người dân Đà Lạt trồng cây.

Điểm hay là ông ta sử dụng toàn là kiến trúc sư người Việt. Hình như dạo ấy tuy có chiến tranh nhưng Việt Nam có một thế hệ kiến trúc sư trẻ rất giỏi như Nguyễn Duy Đức, người thiết kế Chợ Mới Đàlạt, hay Tô Công Văn thiết kế Giáo Hoàng Học Viện, Ngô Viết Thụ thiết kế trung tâm Nguyên Tử Lực, Phạm Khánh Chù thiết kế nhà thờ Franciscaine,… có dịp mình sẽ kể về mấy người này.

Điểm nhấn của Đàlạt dưới thời ông ta làm thị trưởng là chợ Đàlạt mà thế hệ mình thường gọi Chợ Mới, để thay thế Chợ Cũ, địa điểm tại hội trường Hoà Bình.

Chợ Đàlạt được thành lập năm 1929, mình có tấm ảnh thời đó, Mà người ta gọi là Chợ Cây vì làm bằng gỗ, sau bị cháy nên năm 1937, công ty xây lại bằng gạch mà mình đã kể về Khu Hoà BÌnh xưa. Mình có tấm ảnh thời ấy và một tấm chụp từ cầu ông đạo lên khu Hoà BÌnh còn hoang sơ.

Đàlạt không có tiền nhưng ông Trần Văn phước đã đứng tên ký một khế ước với bộ trưởng tài chánh, mượn 30 triệu đồng của quỹ Hưu Bổng Văn Giai Việt Nam, để xây Chợ Mới và sẽ trả trong vòng 15 năm, đến năm 1973 thì trả dứt. Nội bán mấy hàng quán cho người buôn bán Đàlạt đủ lấy lại vốn.

Ngày 4-7-1958, có cuộc đấu thầu công khai diễn ra tại toà hành chính Đàlạt. Có 3 nhà thầu tham dự: công ty của ông Nguyễn Đình Quát, công ty của ông Nguyễn Linh Chiểu và công ty của ông Nguyễn Văn Hưởng-Tôn Thất Hường (người của Ngô Đình Cẩn). Ông Linh Chiểu thắng thầu với giá thấp nhất 30,326,000 đồng và thời hạn sẽ hoàn tất là 20 tháng. Ngày 10-10-1958, lễ đóng cây cừ đầu tiên Chợ Mới Đàlạt được khởi công.

Ông Ngô Đình Cẩn có cho đàn em đấu thầu nhưng không được. Ông Chiểu là người bỏ thầu rẻ nhất nên được thắng. Sau này ông Cẩn cho đàn em lên làm khó dễ ông Phước để xem có ăn bớt hay được thầu khoán lại quả nhưng không tìm ra điều gì cả. Ông thầu khoán Chiểu này cũng ma đầu lắm, ông ta xây khách sạn Mộng Đẹp thêm một tầng không được phép, che tầm nhìn từ khu Hoà Bình xuống hồ Xuân Hương theo đường Lê Đại Hành. Khi xưa đi ngang qua đây mình thấy khó chịu không hiểu vì sao nay mới hiểu thêm có dạo lính Mỹ mướn khách sạn này, chất bao cát, hàng rào dây kẽm gai đủ trò khiến mình không ưa quang cảnh này.

Chợ Mới có chân móng dài 4,000 thước cừ bê tông cốt sắt, mỗi chiều 0.25 m x 0.25 m x 0.20 m. Chợ có 3 tầng, mỗi tầng có diện tích là 1,600 mét vuông, cao 19.45 m, dài 80 m, rộng 18 m. Tầng lầu 3 là thiên khai để ngỏ, dùng để tổ chức hoà nhạc,…nhưng dạo mình ở Đàlạt thì không thấy gì cả, chỉ đóng lại. Có lẻ vì an ninh nên họ không lên sân thượng. Nay thì có thấy quán nước chi đó hay công ty lụa nhưng mình không lên.

Ngoài ra, xung quanh chợ có mái hiên bằng xi măng cốt sắt, rộng 6 mét, để che nắng mưa, hàng bà cụ mình được che bởi tấm dalle xi măng này. 4 góc chợ có 4 cầu thang, từ tầng 1 lên lầu 2 thì có 51 bậc thang, lên lầu 3 thì có 34 bậc thang (hơi lạ vì thông thường các bậc thang đều số lẻ) và mỗi cầu thang đều rộng 4.70 mét. Ngay chỗ hàng bà cụ mình có một cầu thang, dưới cầu thang có bà người Tàu bán tương ớt.

Giữa năm 1959, tổng thống Ngô Đình Diệm có lên Đàlạt kinh lý và đề nghị kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xung quanh Chợ Mới Đàlạt như dãy nhà hai bên chợ như tiệm Lộc Sơn, BÌnh Lợi, Nguyễn văn Ngạch ,…trước hàng bà cụ mình. Mình thấy bản vẽ của ông kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, xung quanh chợ Đàlạt ngoại trừ cái chợ . (Xem ảnh dưới)


Tổng thống Diệm cũng đề nghị cây xăng Caltex, bỏ tiền để làm bến xe đò, cạnh ấp Ánh Sáng. Mình có tấm ảnh chợ Đàlạt mới xây nhưng bến xe đò và cây xăng Caltex thì chưa.

Lễ Khánh thành chợ Đà Lạt. Phía trên khu Hoà Bình, thấy dãy phố bị kiến trúc sư, thiết kế phá bỏ, thấy căn phố của ông Tân  Lập và ông Nguyễn Văn Ngạch 2 tầng bị phá bỏ và đền bù hai căn ở Chợ dưới. 

Thiên hạ cứ lầm là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là người thiết kế chợ Đàlạt, ngay cả mình khi xưa. Người thiết kế là kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức, còn kiến trúc sư Ngô Viết Thụ chỉ thiết kế lại cảng quang xung quanh chợ, cầu thang vào chợ và hai dãy nhà bên hông CHợ. Ông ta cho dẹp hai dãy tiệm bên tay phải của rạp Hoà BÌnh, nhưng sau này, họ lại bỏ mấy panneau quảng cáo hay tuyên truyền, lại che quang cảnh hồ Xuân Hương thêm ông thầu khoán Chiểu chơi khách sạn Mộng Đẹp thêm một tầng rồi chạy chọt cho thiên hạ im mồm nhất là quân đội Mỹ mướn khách sạn này nên hết cãi nhau. 

Thao Trường được xây cất thời Việt Nam Cộng Hoà. Mình không biết ai là kiến trúc sư nhưng mình nghĩ rất đẹp so với thời gian đó.

Ông Phước và bà vợ Nguyễn Thị Quới đều sinh ra tại Cao Miên. Ông sinh ngày 23-8-1918 tại Takeo còn bà vợ sinh tại Nam Vang. Khi ông Diệm bị lật đổ thì ông Phước cũng bị hội đồng cách mạng cách chức thị trưởng Đàlạt luôn. Ông ta còn bị mấy người của chế độ mới tố cáo tham nhũng, ăn bớt tiền xây chợ Đàlạt,… sau mấy tháng, cảnh sát của chế độ mới, không tìm được bằng chứng nên thả ông ra.

Được biết thêm bà vợ của ông trong thời gian tại chức, đã thành lập lữ quán thanh niên cho học sinh và sinh viên ăn trưa. Dạo mình học mấy tuần ở đại học Đàlạt, trước khi đi Tây có ghé đây ăn nhưng dỡ quá nên trưa chạy về nhà ăn cho khoẻ đời.

Nhìn lại Đàlạt trong thời đệ nhất cộng hoà, có ông Trần Văn Phước, thông minh và liêm chính nên đã xây dựng khá nhiều công trình lớn, đặc sắc cho Việt Nam Cộng Hoà. Nếu ông Diệm không bị truất phế thì Đàlạt chắc khá hơn. Còn ngày nay thì phải công nhận Đàlạt rất quái quái. Cái điểm nhấn của Hà Nội là toà hành chánh ngay đường Hùng Vương, xấu không thể tả.

Mình về Đàlạt thấy tan thương, nhà cửa mọc lên như nấm vô tổ chức. Nếu so điểm nhấn của Hà Nội với toà nhà hành chánh và những công trình như chợ Đàlạt, giáo hoàng học viện, viện đại học Đàlạt,… thì trình độ cách nhau quá xa, dù là 48 năm sau.

Chán Mớ Đời

Nhs