Showing posts with label thể thao. Show all posts
Showing posts with label thể thao. Show all posts

Quê hương và lá cờ

 Mình nhớ tết đầu tiên ở Paris, người Việt quen rủ đi xem văn nghệ, ăn tết do nhóm người Việt yêu nước, thân cộng sản tổ chức thì thất kinh khi thấy họ chào cờ với cờ Mặt trận Giải Phóng Miền NAm và cờ Hà Nội. Đó là lần đầu tiên mình thấy tận mắt hai lá cờ này vì trước đây ở Đà Lạt, không thấy ngoài trên báo trắng đen. Đặc điểm là không thấy người Việt yêu nước hát quốc ca của Hà Nội. Chắc xa nhà lâu năm nên họ quên tiếng Việt, có rất nhiều người sinh tại pháp khi cha ông bị pháp đưa sang đánh trận chống Đức quốc.

Ngược lại tuần sau, mình đi dự tết của tổng hội sinh viên Việt Nam tổ chức. Nhóm này thì chống cộng. Khi lá cờ vàng 3 sọc đỏ được treo lên thì mọi người đều hát bản quốc ca do ông Lưu Hữu Phước, một người theo Hà Nội sáng tác. Cũng là người Việt nhưng một bên thì hát quốc ca gần như cả rạp và một bên thì không ai ca bài tiếng quân ca của ông Văn Cao.

Thời sinh viên mình hay thấy người Việt đánh nhau vì bên thân cộng và một bên chống cộng. Cứ đến Maubert MUtualite là thấy đánh nhau chí choé. Từ đó mình tránh đi mấy vụ do hội Việt kiều yêu nước tổ chức, sợ bị đánh. Mình phải đọc sách báo của nhóm Đoàn Kết để hiểu họ thêm vì ở Việt Nam chỉ nghe tuyên truyền qua đài phát thanh và báo chí Việt Nam Cộng Hoà.

Dần dần tin tức các thuyền nhân vượt biển đưa đến Paris, các cuộc diệt chủng của Khờ Mẹ đỏ khiến thế giới chới với nhất là nhóm thân Hà Nội, thiên tả hay cộng sản. Dạo ấy Pháp quốc có đến 25% cử tri bầu cho cộng sản. Đi làm, cãi lộn với tây đầm về chiến tranh Việt Nam, cộng sản mệt thở. Chúng kêu gào thánh chiến chống tư bản đủ trò, tôn thờ Mao sến sáng. Ngày nay đảng cộng sản pháp không quá 2% cử tri. Ngược lại số đông theo nhóm cực hữu. Về âu châu, đi đâu cũng thấy Bích chương của các nhóm cực hữu mà mới đây Ý Đại Lợi đã bầu nhóm này. Bạn bè mình ở Ý Đại Lợi, khi xưa thích Hà Nội, đánh cho mỹ cút ngụy nhào nay thì họ lại bầu cho đảng cực hữu mà trước đây họ gán cho mình cái từ. Chơi với nhau nhưng cũng không cãi nhau nhiều về chính trị. Dạo ấy có sự tôn trọng ý kiến chính trị cá nhân, nay thì không theo họ là họ chửi.

Phải công nhận là nhóm Việt kiều yêu nước rất mạnh. Mình nhớ lúc mới xuống phi trường Charles De Gaulle đã thấy 2 tên Việt kiều đứng hỏi có cần chỗ ngụ hay không. Ai từ Sàigòn qua là họ vớt theo họ ngay trong khi sứ quán Việt Nam Cộng Hoà không cho có ai ra đón, giúp đỡ kẻ mới đến. Ai mà được họ vớt về thì xem như theo họ luôn. Mình đọc đâu đó, ông Hàn Lệ Nhân cũng đi cùng thời với mình từ Ai Lao, đến Paris, gặp người của hội Việt kiều. Ông này sinh trưởng tại Ai Lao, gốc Việt, học trường tây từ bé mà tiếng Việt rất giỏi.

Mình có ông cậu bà con, du học từ năm 1955, Đảng viên cộng sản, ra đón nếu không chắc cũng đi theo họ về nhà của họ để được giúp đỡ lúc đầu.

Sau này đi làm ở Thuỵ Sĩ mình chỉ tham gia các họp mặt của người Việt tỵ nạn nên chỉ thấy cờ Việt Nam Cộng Hoà. Đến khi mình sang Luân Đôn làm việc thì ngạc nhiên vì trong các buổi họp mặt người Việt tỵ nạn không có hình bóng lá cờ Việt Nam dù đỏ hay vàng. 

Hỏi ra thì mới khám phá các người Việt tỵ nạn đi từ miền bắc, không muốn chào cờ Việt Nam Cộng Hoà và người Việt đi từ miền nam thì không chịu chào cờ Hà Nội. Cả hai cộng đồng đều là nạn nhân của cộng sản, phải bỏ nước ra đi. Bên thì đi qua Hương Cảng và bên thì chạy về hướng biển đông của Việt Nam. Nói chung thì 2 cộng đồng người Việt này không thân thiện lắm, chỉ hợp tác nếu có tiền bạc của chính phủ cho. Mình có gặp vài người, nói chuyện nhưng không thân lắm.

Mình chả hiểu lý do đến khi nhận tấm ảnh của hai cô em ở Việt Nam, chụp hình bận áo đỏ sao vàng, chuẩn bị xem đội tuyển túc cầu Việt Nam đá với ai đó. Chắc là với Thái Lan vì nghe nói Thái Lan đi sau Việt Nam đến 15 năm. Hai cô em đi bão đủ trò.

Hoá ra hai cô em còn bé khi 4/75 xảy ra. Lớn lên chỉ biết lá cờ hồng là của Việt Nam, tượng trưng cho quê hương, tổ quốc. Lúc đó mình mới hiểu vì sao người đi từ miền bắc không muốn chào cờ Việt Nam Cộng Hoà và người miền nam không chịu chào cờ miền bắc. Tương tự bắt mình chào lá cờ Lào, Nam Dương hay của nước nào khác mà mình không có liên hệ tí nào.

Người hai phía đều có chung một quê hương nhưng biểu tượng qua lá cờ khác nhau. Mình sinh ra tại miền nam nên lá cờ Việt Nam Cộng Hoà là biểu tượng của quê hương mình. Em mình cũng sinh ra tại miền nam nhưng lớn lên quen với lá cờ đỏ sao vàng. Ai đúng ai sai? Chả có ai sai cả. Lá cờ có thể thay đổi nhưng quê hương vẫn còn đó.

Mình nghe kể đức Phật, có lần nhìn mặt trăng đẹp nên ông ta đưa ngón tay chỉ mặt trăng để giảng các đệ tử về cái đẹp hay chi đó. Các đệ tử đều nhìn theo ngón tay thay vì cái đẹp của mặt trăng. Lá cờ là ngón tay còn quê hương là mặt trăng. Chúng ta nên tránh nhìn ngón tay, chê bai ngón này đẹp ngón kia xấu. Nhìn mặt trăng biểu tượng cho quê hương mới là quan trọng.

Mình có đọc những văn thư của Chúa Trịnh và CHúa Nguyễn thời xưa. Họ viết cho nhau như hai quốc gia khác nhau, xưng ngài vớ vẩn,… cờ xí của đàng trong và đàng ngoài khác nhau. Nhìn lịch sử thì mình thấy là lạ nhưng ở thời điểm đó thì đúng như Việt Nam trước 1975, bị phân đôi.

Mình có chị bạn nhỏ tuổi hơn đi vượt biển từ miền Bắc. Bố là gốc tầu, mẹ là người Việt nên năm 1979, Hà Nội làm áp lực phải xuống tàu đi vượt biển qua Hương Cảng. Nhiều khi nói chuyện với nhau, chị ta kể về các cuộc dội bom của không quân Mỹ khi còn bé trước 75. Các hầm trú bom hay đi sơ tán. Mình có hỏi có thù hận gì người Mỹ hay không. Chị ta cho rằng gia đình bên ngoại bị đánh tư sản trong vụ cải các ruộng đất, mẹ không được đi làm việc, được liệt kê vào thành phần tư sản. Nay ở Hoa Kỳ, rất mến người Mỹ, yêu quê hương này.

Gần đây mình có quen hai du sinh tại Liên Xô qua chương trình giúp đỡ người tỵ nạn Ukraine. Họ đi du học từ miền Bắc năm 1975, con cán bộ gộc trong chương trình đào tạo hạt giống đỏ. Học xong thì họ ở lại Liên Xô, làm việc rồi khi Liên Xô sụp đỗ thì họ nhảy ra làm ăn. Có anh nói là làm chung mì gói với ông chủ Vìnfast lúc khởi đầu. Hai người này rất thành công, nay định cư tại Hoa Kỳ và là công dân Hoa Kỳ. Hôm lên vườn mình chơi, họ có hái vài quả bơ rồi gửi qua Nga Sô cho bạn bè.

Hai người này có giới thiệu mình thêm vài người khác, khi Nga đánh Ukraine năm 2014, bỏ Ukraine chạy qua Hoa Kỳ theo diện đầu tư. No sức hung họ vẫn còn cơ sở làm ăn, tài sản tại nga và Ukraine nhưng là công dân mỹ. Có anh kể là có công ty làm xì dầu, có đến 600 công nhân làm việc. Hỏi sao không khuếch tưởng lớn hơn hay ngành khác. Anh của cho biết, nếu làm lớn thì mấy anh nga sẽ bảo đây là công ty cua ranh nhé, cướp trắng vì không có luật lệ bảo vệ gì cả.

Nói chuyện với họ mới hiểu được căn cơ của hệ thống Liên Xô. Họ cho biết là từ 13 năm nay, ở Nga, nhà máy của 1 anh, đã bôi trơn chính quyền, cán bộ hơn 1 triệu đôla nhưng họ vẫn chưa gắn đường nối ống ga vào nhà máy để sản xuất. Khiến mình nhớ anh bạn xây một trạm xăng ở Sàigòn. Tốn 1 triệu để xây và 500,000 đô để bôi trơn và mất mấy năm trời trong khi ở Hoa Kỳ thì chỉ cần 30 ngày là xong giấy tờ.

Họ cho biết Liên Xô sụp đỗ nhưng hệ thống Liên Xô vẫn tiếp tục đến ngày nay. Điển hình là lò sưởi. Ở Hoa Kỳ thì ai nóng ai lạnh thì tự động mở sưởi vào mùa đông còn ở Nga Sô thì theo chế độ xã hội chủ nghĩa cũ. Từng khu một được sưởi dù nóng vẫn không tắt được. Khi lạnh những khu dân cư mình ở không được sưởi thì ngọng. Rất phí!

Có lẻ vì vậy mà tại chiến trường Ukraine, đã lộ ra sự thật về chế độ Liên Xô vẫn tiếp tục dù Liên Xô đã sụp đỗ từ 1991, 30 năm về trước. Họ chưa cập nhật hoá với công nghệ hiện đại ngày nay thêm chế độ quan liêu của xã hội chủ nghĩa từ trung ương, không uyển chuyển tại địa phương. Tham nhũng đã diệt đội quân nga sô.

Mình chắc chắn là hai anh du sinh từ miền Bắc sẽ rất khó chịu khi thấy cờ Việt Nam Cộng Hoà, một lá cờ mà họ không có dính dáng gì cả, thậm chí đã được tuyên truyền từ bé là lá cờ nguỵ, tương tự khi mình thấy lá cờ hồng như Trần Dần năm nào đi giữa phố Hà Nội trong mưa.

Chuyện quan trọng là mình có thể nói chuyện với họ về Việt Nam. Họ được sinh ra tại miền Bắc, được đãi ngộ, được đi du học tại Liên Xô nhưng họ nhận ra những sai lầm của hệ thống Việt Nam, khó mà tiến bộ, bắt kịp thế giới. Do đó họ không trở về Hà Nội. Họ hiểu rõ Việt Nam, Liên Xô và Hoa Kỳ và đã chọn lựa Hoa Kỳ. Theo mình hiểu thì họ rất thành đạt. Nếu về Việt Nam họ sẽ còn giàu hơn nhưng họ không chấp nhận. 

Có thể họ đã được đào tạo sống trong môi trường cộng sản từ bé đến khi qua Liên Xô nên họ thấu hiểu rõ những gì cần thay đổi để Việt Nam có thể bắt kịp thế giới. Họ gửi tiền giúp đỡ dân chúng Ukraine, tỵ nạn chiến tranh xâm lược của Nga. Tuy còn cơ sở làm ăn ở Nga Sô nhưng họ vẫn theo đuổi con đường mà họ nghĩ người dân Nga Sô hay Ukraine cần phải thay đổi. Người dân nga sô bị tuyên truyền, như ngồi đáy giếng nên không hiểu rõ thế giới bên ngoài. Sách báo truyền thông đều được gạn lọc. Lâu lâu họ cho một cô phóng viên đưa bảng kêu chống chiến tranh để cò mồi để bắt nhốt những người chống đối khác. Trong khi cô phóng viên này được thả ra, không bị lộn xộn như hàng ngàn người khác. Phải tự hỏi lý do. Đó là tính xảo quyệt của nhà cầm quyền.

Khi xưa bố mẹ họ đánh cho mỹ cút nguỵ nhào thì nay họ lại là công dân của Hoa Kỳ, khen đời sống tự do Hoa Kỳ. Có nói chuyện với họ mới hiểu rõ chế độ Liên Xô. Họ được đào tạo từ bé trong môi trường xã hội chủ nghĩa nên thông hiểu rõ hơn mình, chỉ qua sách vỡ hay nghe kể lại. Làm sao anh bắt kịp thế giới khi đã bôi trơn 1 triệu đô la từ 13 năm qua vẫn chưa được gắn được cái ống ga để tăng gia sản xuất, thêm lợi nhuận. Tại Hoa Kỳ, chỉ cần làm đơn rồi công ty ga đưa chuyên viên ra xem, xem xét chỗ nào cần phải đào rồi vẽ hoạ đồ cho mình. Lên đóng tiền rồi họ cho chuyên viên đến gắn. Không đầy 3 ngày.

Làm sao anh đánh trận khi bộ bánh xe hậu cần giá $300,000, anh thay vào đó bộ bánh xe maze in Trung Cộng giá $350.00.

Mình nhớ câu chuyện phái đoàn Liên Xô viếng thăm Anh quốc sau khi đổi mới. Người Liên Xô muốn viếng thăm lò bánh mì của Anh quốc khiến bên Anh quốc như bò đội nón. Kêu ở đây không có lò bánh mì mà chỉ có tiểu thương tự làm bánh mì mỗi ngày cho người tiêu dùng trong khu vực của họ. Phái đoàn liên Xô kêu là xạo, họ muốn đi thăm nên Anh quốc cho họ đến phố xá nào họ muốn các lò bánh mì. Họ hiểu ra  là người làm bánh mì, cuối tuần nghỉ nên ngày thứ 6 làm nhiều hơn vì khách mua để dành do cuối tuần,…

Hai hệ thống sản xuất khác biệt. Một là theo chỉ thị từ trên xuống, và ăn chận. 2 là sản xuất tuỳ theo nhu cầu của thị trường do tư nhân tự thành lập.

Tấm ảnh thấy trên mạng hôm nay. Tụi này gây quỹ để giúp những người nghèo như thế này.

Mình nghĩ người Việt không nên nhìn nhau qua lá cờ đỏ hay cơ vàng vì đó chỉ là biểu tượng. Có thể trong tương lai, lá cờ Việt Nam sẽ được thay thế bằng một màu khác. Việt Nam hay đúng hơn người Việt tại Việt Nam mới chính là đối tượng để chúng ta bàn.

Mình có hỏi một anh du sinh khi xưa tại New York. Quê hương là gì? Anh ta trả lời quê hương là nơi nào mình cảm thấy bình an.

Có mấy người quen kêu mình tại sao lại giúp người tỵ nạn chiến tranh tại Ukraine, cộng sản cũ, da trắng đủ trò. Mình chỉ biết là khi xưa, người Mỹ họ giúp đỡ người Việt trong thời kỳ chiến tranh. Họ gửi thực phẩm, áo quần cũ cho người Việt nhưng bị mấy người có quyền, mấy bà sơ lấy đem bán lại cho người dân. Nay mình ở Hoa Kỳ thì thấy hình ảnh như Mậu Thân, Đại Lộ Kinh hoàng ở Ukraine thì gửi giúp người tỵ nạn chiến tranh, không phân biệt màu da.

Ông Phan Văn Trường, từng làm cố vấn cho chính phủ Pháp về kinh tế có nói là từ khi ông ta thay đổi tư tưởng, khi ông ta tự nhận mình là người Pháp thì lúc đó ông ta mới tiến thân, thành công trong xã hội Pháp quốc. Nếu chúng ta cứ khư khư giữ lấy những tư duy cũ thì sẽ không bao giờ thay đổi. Ở Hoa Kỳ thì cứ sinh sống như người Mỹ như khi xưa mấy ông ta bà đầm dạy mình là đến La MÃ thì xử sự như người La MÃ.

Ngày mai, Bút NHóm Lửa Việt tổ chức gây quỹ “Người Nghèo không thể đợi” để giúp người nghèo tại Hoa Kỳ, Việt Nam,.. mình có mời họ tham dự thì họ lại kêu đem tiền về Việt Nam, Việt Cộng lấy hết. Xong om

Địa điểm và ngày giờ của Gala gây quỹ.

Đồng chí gái kêu mời mấy người giàu như bác sĩ, nha sĩ thì họ sợ đi mấy vụ này lắm. Mời mấy người trung trung một tí thì họ dễ cảm thông hơn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Mối tình đầu trả nhớ về không

 Tuần này, buồn đời mình xem phim Tây Ban Nha, để nhớ về thời gian ở xứ này, tuy ngắn ngủi nhưng đầy ắp tình người. Cuốn phim nói về một người đàn ông lớn tuổi, bắt đầu trả nhớ về không. Bổng nhiên nhớ đến cô gái năm xưa, khi mới lớn, đã làm cho ông ta xúc động đến ngày nay.

Ông Mario, một cựu giáo sư toán ở đại học Valencia, nay về hưu và goá vợ. Mỗi ngày, ông ra quán ăn sáng và chơi Crossfire-figure đăng trên báo. Cô bồi bàn hỏi ông ta, thông thường, trước khi cô ta đem thức ăn ra thì ông đã làm xong các bài toán trên báo. Hôm nay, chưa xong là thế nào. Ăn xong lại đến trả tiền, cô bồi bàn cho biết ông đã trả tiền rồi. Hẹn gặp lại ngày mai.

Ông bước ra cửa tiệm, chần chừ, không biết đi ngã nào về nhà. Đạo diễn tả lên cảnh ông ta bắt đầu bị bệnh Alzheimer. Ông ta đi khám nghiệm, bực bội khi thấy bà cán bộ y tế, cứ hỏi về cộng trừ nhân chia. Ông ta kêu là cựu giáo sư toán đại học mà bà lại hỏi tôi là thế nào. Cuối cùng ông bước ra cửa thì gặp cô con gái đang đến nhà thương để giới thiệu thuốc mới cho bác sĩ.

Lần sau đi khám nghiệm về trí nhớ thì cô con gái tháp tùng. Cuối cùng bà cán bộ y tế nói ông ta không thể ở một mình, phải cho vào viện dưỡng lão. Cô con gái nói, không được, tôi sẽ lo cho bố tôi. Thế là ông ta dọn về ở với gia đình cô con gái. Cô con gái có một đứa con gái với ông chồng làm nghề huấn luyện thể dục.

Cô con gái thì bận công việc vì dân buôn bán, về nhà vẫn phải nấu ăn cho chồng con và nay thêm ông bố. Gặp ông bố về già, trả nhớ về không, quăn thức ăn đủ trò. Nói chung thì cô ta không có thì giờ chăm sóc ông bố trả nhớ về không vì bận công việc, chỉ nuôi ở nhà, lo ăn uống thế thôi.

Được cái là cô cháu ngoại và ông ta có thời gian nói chuyện, tâm sự với nhau. Cô cháu nói là có bồ khiến ông ta giật mình, bảo cháu mới 12 tuổi đầu mà đã có bồ. Hỏi quen ở đâu, nói trên mạng khiến ông ta thất kinh. Cô cháu nói là có thể tìm đủ mọi người trên mạng. Ông ta hỏi có thể tìm được Marguerita Vader không? Cô cháu hỏi bồ cũ của ông. Nói không nhưng cô gái này khiến ông ta mê say đắm mà không dám thổ lộ thời học sinh. Cái này hầu như bệnh của mọi chàng trai mới lớn, trong đó có mình. Chán Mớ Đời 

Cảnh quay, ông ta khi xưa, ngồi làm toán trên chiếc cầu, và một cô gái nhìn ra biển và đang hát. Cô gái quay lại hỏi đi chơi không thì ông ta nói phải học. Ông ta mê toán nên cứ lấy sách giải toán, học đủ trò. Rồi cô gái bỏ đi, hình ảnh một cô gái dậy đẹp như thiên thần, đứng dậy bỏ đi như thoáng hiện rồi biến mất trong năm tháng của đời người. Ông ta nhớ cô gái thích văn chương.

Cô cháu ngoại kêu sao không tìm qua các cựu học sinh của trường khi xưa. Thế là cô ta vào trang nhà của trường học cũ khi xưa, ghi tên ông ngoại, chụp hình ông ngoại để làm tài khoản trên Facebook. Ông ta cũng mua cái điện thoại thông minh, cũng quẹt quẹt tìm kiếm, lướt mạng. 

Một hôm cô cháu ngoại kêu tìm ra địa chỉ của cô con gái, đối tượng đầu tiên của ông ta. Thế là hai ông cháu lên xe chạy đi tìm. Giữa đường hết xăng nên ghé vào đỗ xăng, đến khi trả tiền thì ông ta kêu không quen biết cô cháu ngoại nên người bán xăng, gọi điện thoại cho cảnh sát.

Cô con gái và chồng đi taxi đến để lái xe, chở hai ông cháu về. Khám phá ra ông ta đổ dầu diesel thay vì xăng nên xe nằm một cục, phải kêu xe đến kéo về ga-ra địa phương. Tối đó, cả gia đình ngủ lại khách sạn. Bà vợ có thời gian suy nghĩ lại cuộc đời hiện tại và lấy quyết định. Bà ta nói với ông chồng là khi trở về Valencia, thì muốn ông chồng dọn ra. Lý do là bà ta biết ông ta ngoại tình. Ông ta cho biết, ngoại tình để cho bà biết vì mãi lo làm ăn, sự nghiệp và bỏ bê gia đình.

Số Pi được xem như mối tình đầu, bất tận

Cô con gái hỏi ông bố, sao lại có thể phụ tình của mẹ cô ta. Cô ta không muốn ông ta đi gặp lại người con gái đó. Ông ta nói tiếng Tây Ban Nha rất hay, khó diễn đạt lại đây. Phụ nữ như các phương trình toán học nhưng đối với ông ta cô gái ấy như số Pi. Con số này rất lạ, chỉ đứng riêng một mình và không bao giờ chấm dứt. Hình bóng cô ta như con số Pi vẫn theo đuổi ông ta từ bé đến nay. Ông ta muốn gặp lại cô ta trước khi ông ta quên cô ta, trả nhớ về không. Bác nào muốn gặp lại người tình xưa thì cứ viện cớ của ông này là sắp mất trí nhớ nên muốn gặp lại một lần, mối tình đầu. Xong om, bảo đảm là sẽ không mất trí nhớ nữa, nhiều khi hải hùng kéo dài đến khi ra đi Vĩnh viễn. 

Nghe tới đây thì cô con gái chấp thuận chở ông ta đi tìm kiếm cô gái ngày xưa. Đến nơi, ông ta đi mua hoa để tặng đôi mắt người xưa. Ông ta bận đồ cực đỉnh, cô con gái nói có phải bộ đồ bố bận khi đi cưới mẹ con. Ông ta không trả lời. Đến nhà, gõ cửa thì một bà cụ gìa ra mở cửa khiến ông ta thất kinh, hồn vía lên mây, kêu không phải đôi mắt người xưa của ông ta. Cô con gái hỏi có phải đây là nhà của bà Marguerita thì bà chủ nhà kêu không. Bà ấy bán nhà cho tôi rồi dọn đi đâu. Hỏi địa chỉ thì không biết. Thế là bao nhiêu hồi hộp đều trôi xuống sông. Cả gia đình trở về Valencia.

Trên đường về thì cô cháu ngoại reo lên, nói là thằng bồ chưa bao giờ gặp, nói biết bà ta, hiện đang sinh sống tại Valencia và địa chỉ. Với điều kiện là cô ta phải đến gặp hắn khi hắn viếng thăm Valencia để tham dự đám cưới của họ hàng.

Cả gia đình đến dự đám cưới. Cô cháu thấy một tên cực đẹp trai, đang chụp hình tạo dáng, xeo-phì với một cô gái khác, đến chào kêu “Ola Pau, estoy Ana “ khiến tên con trai kia như bò đội nón, nhìn cô cháu ngoại ngơ ngác. Cuối cùng thì tên Pau xuất hiện, to béo, hắn đã lấy hình tên đẹp trai là em họ để đăng trên Facebook. Hai bên kênh nhau hỏi tại sao lại cho hình ảnh khác, không đưa hình thật. Cô cháu gái cũng xấu lại đi cà nhắc nhưng cuối cùng thì cũng OK. Hắn cho địa chỉ của đôi mắt người xưa của ông ngoại. Cái này, đa phần dân cư mạng đều bỏ hình từ thời Bảo đại còn tắm cởi truồng nên không nên gặp mặt. Chán Mớ Đời 

Thế là cả nhà chạy đi tìm vì ở cùng thành phố. Đến nơi, thì khám phá ra bà ta đã trả nhớ về không, ngồi nơi ghế nhìn về xa xăm. Ông ta khám phá ra bà ta đang thêu trên cái khăn tay số “Vô Cực” mà ông ta nói với cô ta ngày xưa, về tình yêu là vô cực. Ông chồng bà ta nhảy vào nói, bà ta từ độ mất trí nhớ cứ hay thêu số 8 nằm nghiêng, khiến ông ta nức nở và hãnh diện là cô gái ngày xưa vẫn nghĩ đến ông ta.

Cuối phim, cho thấy ông ta và cô gái ngày xưa, vào viện dưỡng lão ngồi bên nhau, nhìn biển như ngày xưa. Mối tình đầu trả nhớ về không.

Nếu định nghĩa tình yêu qua toán học, chúng ta thấy các cuộc tình đi qua như những phương trình hay các định đề. Chúng ta có thể thổn thức khi bắt gặp một ánh mắt, một nụ cười của một cô gái đã ghi tạc vào ký ức. Để rồi khi về già, bao nhiêu hình ảnh ngày xưa, bổng đâu như các ngọn sóng dào dạc trở về như các con cá hồi, lội ngược dòng suối, trở về miền ký ức nên thơ của thời mới lớn, tập tành biết yêu, biết nhớ.

Để rồi một ngày, các phương trình ấy, bị triệt tiêu khi chúng ta lao vào xã hội, lo sự nghiệp, lập gia đình, với các bổn phận. Chúng ta quên sống với người bạn đời, con cái, cha mẹ, để rồi một hôm, tất cả bay đi, vuột khỏi tầm tay như tình trạng cô con gái. Cô ta bị áp lực bởi một người cha là giáo sư đại học nên phải theo học ngành kỹ sư, để leo thang danh vọng để bì kịp sự thành đạt của người cha, để rồi hạnh phúc bay theo cơn mưa trên biển vắng của Valencia.

Tôi yêu em với tình yêu "Cố Định" 

 Hiến dâng em hai nghiệm số "Âm Dương"  

Tìm chu kỳ của "Hàm Số" tuần hoàn, 

 Để im lặng một "Đường Cong" biểu diển  

Dùng "Định Lý" thay người câu ước hẹn  

Lấy "Lũy Thừa" làm dáng lá thư duyên  

Giải "Đạo Hàm" mong tiếp xúc cùng em 

Tìm "Tọa Độ" của "Phương Trình Toán Học"  

Tôi yêu em đôi mắt buồn "Lưu Động"  

Mũi dọc dừa "Thẳng Góc" với môi son  

Tôi "Khai Triển" người yêu lý tưởng  

"So Sánh" rồi ghi chú nơi đây  

Tình yêu này là "Phương Trình Bậc Nhất"  

"Chứng Minh" rằng tôi một dạ yêu em  (vô danh)


Ngày nay, Internet đã giúp chúng ta trở về miền quá khứ, tìm lại bạn bè, người quen của thời xưa. Mình có chở đồng chí gái đi thăm gia đình đối tượng một thời khi xưa. Mình cũng có gặp lại đôi mắt ngày xưa, giúp tìm lại chút hồn nhiên của thời mới lớn trước khi trả nhớ về không, về miền vô cực. Cô nàng vẫn nhớ tới mình.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Định nghĩa nữ giới ở thế kỷ 21

 Tuần này có 2 vụ liên quan đến nữ giới khiến dậy sóng dân cư mạng. Thứ nhất là một anh chàng sinh viên, buồn đời, đổi giới tính và được tham dự giải vô địch bơi lội với các cô sinh viên khác. 

Anh hay cô sinh viên chuyển giới này đoạt giải vô địch và phá kỷ lục sinh viên toàn quốc khiến mấy cô lực sĩ bơi đua khác không dám đứng gần, như một sự phản kháng. Hy vọng Lâm Bình Chi của mỹ sẽ luyện được Tịch Tà Bơi Lội, để trở thành Đông Phương Bất Bại. Hy vọng sẽ không có thưa kiện vì kỳ thị giới tính. 3 cô về sau anh chàng đứng chung một chỗ để nhận huy chương. Anh ta bức xa cô lực sĩ về thứ nhì đến hơn 1 phút và cao hơn cái đầu. Thường khi bơi đua người ta chỉ thua nhau chưa tới 1/100 giây mà đây ông thần hơn đến gần 2 phút. Kinh

Đàn ông hay phụ nữ? Khó định nghĩa ở thế kỷ 21

Ông thống đốc tiểu bang Florida không đồng ý vụ này, kêu gọi hủy bỏ chức vô địch của anh chàng chuyển giới. Chắc thiên hạ sẽ kiện tụng kêu là kỳ thị giới tính. Càng ngày càng loạn. Mình không thích vụ đổi giới tính vì khi đi ra ngoài đường cần đi tiểu, các cầu tiêu, nay toàn là để cho mọi giới tính, mấy bà chui vào nói chuyện đủ trò ở trong, rất lâu trong  khi mình mót đái. Khi xưa, có nam có nữ nên chờ đợi ngắn gọn, nay thì lê thê theo những câu chuyện của nữ giới. Chán Mớ Đời 


Thế vận hội thiên hạ chửi nhau như mổ bò vụ các lực sĩ nga sô được tham dự dù biết họ doping vì sợ Putin cho người xịt thuốc hơi ngạt chết, như ông chủ tịch Kim thị mướn cô Việt Nam nào để giết ông anh cùng cha khác mẹ tại phi trường. Nay thêm mấy anh chàng đổi giới tính đi thi đua thế vận hội thì mệt thở. Các cô mà đổi sang đàn ông thì khó chơi thể thao nhanh bằng nam giới nên sẽ không có vụ phản đối này nọ. Ông thần bà thánh sinh viên này muốn thi đấu ở thế vận hội Paris năm 2024 mà hội bơi lội Hoa Kỳ kêu nhất trí. Kinh 

Bà chánh án kêu không thể định nghĩa được nữ giới là gì. Đó là lời của luật sư, người học luật và làm luật. Chỉ có nhà sinh vật học mới có thẻ định nghĩa được nữ giới là gì.

Có ông toà của tối cao pháp viện Hoa Kỳ do Đảng cộng hoà đề cử, từ chức vì sức khỏe nên thượng nghị viện Hoa Kỳ do Đảng dân chủ là đa số, đang phỏng vấn bà Chánh án gốc đa đen, có chồng da trắng do tổng thống Biden đề cử. Mình hy vọng bà ta sẽ được chấp thuận, sẽ giúp người Mỹ thiểu số, có hy vọng để vươn lên trong xã hội Hoa Kỳ. 


Hồi bà Guinsburg, Chánh án tối cao pháp viện Hoa Kỳ của Đảng dân chủ, bị ung thư, muốn về hưu nhưng Đảng dân chủ không chịu cho bà nghỉ. Kêu bà ta phải biến đau thương thành hành động cách mạng, cho dân tộc bú xua la mua. Đợi khi nào có tổng thống thuộc Đảng dân chủ lên mới được về hưu hay chết. Không biết bà ta chết chưa.


Trong buổi điều trần tại thượng nghị viện, người ta hỏi bà chánh án Jackson, người được tổng thống Biden đề cử; định nghĩa thế nào là đàn bà. Bà ta cho biết; không phải là nhà sinh vật học nên không thể định nghĩa đàn bà. Thế là bên Cộng Hoà nhảy vào chửi. Mấy bà kêu tôi không phải là nhà sinh vật học nhưng tôi biết tôi là đàn bà. Theo mấy bác đàn bà là gì? Chán Mớ Đời 


Nếu suy nghĩ kỹ thì khó định nghĩa về đàn bà phụ nữ, nói chung nữ giới.


Bằng tuổi đời mình gần 7 bó mà vẫn chưa hiểu nữ giới là gì. Càng sống lâu với họ càng không hiểu họ. Họ mới khen mình rồi 5 phút sau hùa nhau chửi mình như chửi chó. Chán Mớ Đời 


 Hết kinh Nguyệt lại đến tắt kinh rồi hậu tắt kinh, rồi tiền tắt kinh đủ trò. Rồi rêm rêm hia rêm rêm de bắt mình tẩm quất xoa dầu. Đủ trò. 


Nữ giới thì họ chắc chắn biết họ là ai nhưng mà định nghĩa nữ giới hay một người đàn bà là gì thì rất khó. 

Mình không muốn đổi giới tính như anh chàng sinh viên kia vì không muốn bụng mang dạ chữa, rắc rối như nữ giới.


Nếu nói nữ giới là người lo nội trợ như mấy ông Việt Nam kêu là đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm thì không đúng trường hợp mình. Giặt áo quần, nấu ăn mình đều làm. Hôm qua mụ vợ gửi cho cách nấu gà trên du-tu-be rồi kêu mình nấu cho mụ ăn thử. Mình nói đồng chí gái đang nghỉ, muốn về hưu non thì tự nấu để mình còn lên vườn lo cây cối. Mụ nói là tui về hưu để nghỉ ngơi chớ không phải để tập nấu ăn. Chán Mớ Đời

Mụ vợ nhắn tin, kêu làm món này cho mụ ăn. Chán Mớ Đời  

Mình đâu cần chuyển giới vẫn phải nấu cơm, giặt quần áo để xây tổ ấm.  Chán Mớ Đời 


Dạo này, tuổi nào cảnh nấy, đồng chí gái bắt đầu nghe kinh Phật, mấy ông sư giảng trên du-tu-be rồi cứ điện thoại với mấy bà bạn. Mình lái xe nên phải nghe câu chuyện. Mình nói phải buông bỏ, đừng để ý đến thị phi. Mụ vợ kêu không được. Nó đối xử mình không đúng thì sao bỏ qua. Ông sư mới giảng là buông bỏ. Chán Mớ Đời 


Mình từ bé đến giờ bạn bè người quen đều kêu mình ngu, riết mình quen nên ai chửi mình cũng không để ý. Thiên hạ đọc những gì mình viết, chửi bú xua la mua nhưng mình không để ý. Nếu họ viết phản biện hay thì mình đọc còn chửi thì khỏi. Ngược lại trên diễn đàn Mỹ thì mình trả lời. Mình không sợ thằng Tây thằng Mỹ nào cả. 


Có câu chuyện về hai học trò. Một anh đố 2 cộng 2 là mấy. 1 tên kêu là 4, còn tên kia kêu là 3. Cãi hoài không ai chịu thua nên nhờ ông thầy làm trọng tài. Ông thầy khệnh thằng học trò kêu là 4. Tên này tức quá hỏi sao lại đánh con. Ông thầy nói đánh mày vì cái tội ngu, đã biết mình đúng mà còn đi cãi với thằng ngu. Chán Mớ Đời 


Hôm trước, gặp ông Tám Bolsa. Ông ta nói; tui nói thiệt thầy Sơn, ai mà không biết thầy thì họ rất sợ. Mình hỏi lý do. Ông ta cho biết nước da thầy ngâm ngâm lại để râu quai nón, nhìn rất ngầu. Ai không biết là ngại nói chuyện với thầy. Chán Mớ Đời 


Mình đang ở Berrogo Springs với đồng chí gái. Đi dã ngoại leo núi. Mụ vợ cứ kêu chụp hình mà mỗi lần phải đợi mụ làm đỏm, nay trên 6 bó nên mụ phải tô son đủ trò, khác với lúc xưa. Mụ đang tính làm lại cái vườn để mấy bà bạn đến chụp hình. Cứ lâu lâu hỏi tui đẹp không. Mình dám nói sự thật? Chán Mớ Đời 


Mình tôn trọng tự do cá nhân của thiên hạ nhưng đừng gây phiền phức đến cho mình là được. 


Những người chuyển giới là quyền của họ nhưng đừng có lên tiếng kêu gào gì cả để tự bào chữa những gì họ làm là đúng. Chẳng có gì đúng hay sai. Thích thì làm nhưng đừng bắt người khác phải theo ý mình, công nhận mình là đúng. Chán Mớ Đời 


Ngưng ở đây, chở đồng chí gái đi leo núi bây giờ. 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Phoenix, Sedona và Flagstaff 2022

 Sáng ra trả phòng xong, mụ vợ đòi đi viếng Outlets, gần khách sạn. Bò vào thấy mới được xây cất. Nghe nói ở Việt Nam, các nhà đầu tư, muốn thành lập 1 Outlets nhưng chưa làm được. Muốn xây một khu bán đồ xịn với giá hữu nghị việt sô này thì cần tối thiểu 7 công ty hàng xịn như Polo RALPH Lauren, Nike, …

Mụ vợ chỉ mua 2 đôi giày rồi kêu ở đây đắt quá. Kêu mình chở qua tiệm TJ Maxx, cho rẻ. Lấy Sơn Đen nên thấy cái gì cũng đắt cả. Rồi lại chạy đi một tiệm khác, đến 3 giờ chiều mới chịu đi ăn cơm.

Ăn xong thì chạy lên Sedona, ở khách sạn Hilton Resort. Rất đẹp! Mụ vợ hỏi giá bao nhiêu. Mình nói giá khiến mụ vợ mặt xanh như đít nhái. Internet lộn xộn, cứ tắt mở hoài khiến mụ vợ bực mình kêu kiếm khách sạn khác. Sáng hôm sau mình kêu trả phòng thì cô ở lễ tân không dám làm giấy tờ, kêu đợi hỏi quản lý. Cô ta đề nghị đổi phòng nhưng mụ vợ xót của nên kêu dọn ra. Quản lý gọi lại hỏi thì mình nói, đồng chí gái kêu trả giá đắt như vậy mà Internet, họ đề nghị đổi phòng,..mình nói thôi vợ tui không chịu. 

Red Rock, Đá Đỏ. Nội đi xung quanh vòng tảng đá này mất 4.8 dậm. Hôm nay hai vợ chồng đi bộ trên 8 dậm. Dịch thử Hồng Thạch.

Mình kiếm được khách sạn rẻ hơn 75%, sạch sẽ. Mụ vợ kêu đi chơi kiểu nhà nghèo như mình cũng khoẻ, để tiền cho người nghèo. Hai vợ chồng chạy đến Red Rock, (Đá Đỏ, Hồng Thạch). Đậu xe xong, mua vé tốn $5, bỏ nơi xe. Nghe họ nói không trả tiền trước thì họ cho câu xe. Thấy họ có để sẵn bịch nylon để thiên hạ dẫn chó hốt cứt. Còn ngựa thì không cần hốt, đầy đường mòn. Ngựa chỉ có người giàu có mới cửi  nên miễn màn hốt phân ngựa. Chủ nghĩa tư bản vạn tuế!

Mình trả tiền 5 đô tiền đậu xe, để họ mua bịch nylon cho thiên hạ hốt cứt chó. Vào khách sạn, cũng thấy họ để thức ăn cho chó và nước uống. Kinh
Thấy họ trang bị đồ sửa chửa cho xe đạp vùng núi để ai đi xe đạp.

Mình đi bộ với mụ vợ thì lâu. Lý do cứ 5 phút là mụ bắt chụp hình rồi quay video bú xua la mua. Đi chưa xong kêu mình phải ngồi xuống cho mụ nghỉ mệt, nằm thẳng dưới đất.

Để hôm nào buồn đời, mình sẽ làm vài cái như vậy để bỏ sau vườn, tạo những điểm nhấn.

Họ làm mấy cái giỏ bỏ đá ở trên đường mòn để làm dấu cho các đường mòn để thiên hạ khỏi lộn đường mòn vì có nhiều đường mòn, trộn lẫn. Mỗi đường mòn có một loại dấu ấn riêng. Mình sử dụng App AllTrails nên nếu đi ra khỏi đường mòn thì đồng hồ mình báo động nên cũng đỡ. Mình tính leo lên núi bên cạnh nhưng mụ vợ không leo nổi nên đành đi về.

Theo bản đồ để đi.vừa hết thì 4.5 dậm thêm .3 dậm từ đó ra bãi đậu xe tổng cộng 4.8 dậm. Nếu để ý thì mấy đường mòn khác xen kẻ với đường gãy chấm chấm. Không có bản đồ là hơi mệt.

Mình chạy lên Flagstaff, cách đó độ 55 phút lái xe. Có hai đường: đi đường đèo hay đi quốc lộ. Mình chọn quốc lộ vì xe mướn không quen. Mình bỏ xe để họ sơn sửa lại mấy vết trầy, do bị đụng xe trước giáng sinh nên bảo hiểm cho mướn chiếc xe Mustang mới toanh, chưa ai chạy cả. 

Hoá ra là quyết định đúng vì chạy lên cao độ 7,000 cao bộ. Tuần trước có tuyết nên còn thấy tuyết hai bên đường. Nếu đi đường trong thì hơi mệt vì còn tuyết đọng. Nhất là kẹt xe. Sáng nay mình định chạy theo đường này nhưng được một lúc thì kẹt xe, Chán Mớ Đời đành quay lại.

Vùng này có nhiều tảng đá cao lêu nghêu. Xem chừng độ 20-30 tầng lầu.

Đến nơi thì cũng đã gần 2 giờ chiều. Hai vợ chồng gửi xe xong đi lòng vòng thì đồng chí gái thấy tiệm ăn Ái Nhỉ LAn nên kêu ăn thử. Lâu quá không ăn cơm Ái Nhỉ Lan nên nhất trí. Kêu gan pâte gà của nhà hàng tự làm, món khai vị. Rất ngon. Rồi mỗi đứa kêu thêm cái pie. Họ làm theo kiểu empanadas nhưng to hơn. Ăn rất ngon. Mụ vợ mà khen thức ăn ngoại quốc là phải biết. Đòi trở lại ăn nhưng thấy xa quá. Nếu đi thì phải chạy về ngã las  Vegas xa hơn.

Hai ngày nay, hai vợ chồng đi màu xanh.

Ăn xong, chả thấy có gì lạ cả. Vùng này, nổi tiếng về trượt tuyết vì có ngọn núi cao nhất tiểu bang. Chạy trên đường thấy nhiều nhà kiểu Cabin để đi trượt tuyết. Mình chạy về Sedona để lấy phòng khách sạn rồi bò đi bộ một tí để xem thành phố. Chắc mới hết mùa đông, ít du khách nên tiệm ăn đóng cửa khá nhiều. Thấy có tiệm nail Việt Nam, đề tên Le Anna’s Nail. Nếu không trượt tuyết thì nên đến vùng này vào tháng 3, ít nóng chớ đến hè là chảy mỡ. Mùa đông thì lạnh teo chim. Ít ai đi ngoài đường vì không phải mùa du khách nên không biết làm gì, hai vợ chồng bò về khách sạn. Kẻ viết người nhắn tin, điện thoại cho bạn bè. Mai thì đi bộ tiếp. Mốt thì về sớm hơn một ngày vì đồng chí gái có hẹn chi đó.

Hôm nay, bò dậy đi đến nhà thờ. Căn nhà thờ này nổi tiếng khi mình vào học trường kiến trúc. Có ông mục sư nào bò đến đây xây cái nhà thờ trên núi, trong mấy núi đá.

Thành phố này nhỏ xíu mà tính có đến 7-9 nhà thờ chưa kể synagogue của người do thái.

Khi xưa, người Mỹ về hưu, dọn về vùng này để ở để tránh bệnh phong thấp, nay thì du khách đến đông kể gì. Khi xưa, mình đi viếng ít có du khách. Đa số toàn là những người hippie khi xưa dọn về đây sinh sống xa đời sống đô thị. Thấy có nhiều trung tâm dưỡng già.

Đi xong chỗ này, tính đi mấy chỗ khác thì không chỗ đậu xe nên quay về, đi ăn, về ngủ trưa, đợi chiều bớt xe, bò đi dã ngoại. Có anh bạn nhắn tin cho mấy chỗ ăn chay nhưng trễ rồi. Họ đóng cửa 4:00 giờ chiều.

Ngủ dậy, hai vợ chồng bò lên xe tính kiếm chỗ nào đi dã ngoại. Đúng lúc trời mưa nên bò lại văn phòng địa ốc, gần khách sạn mà mình thấy. Vào hỏi nhà cửa bên này ra sao thì thất kinh vì đắt như ở Nam Cali. Mình hỏi họ có biết công ty nào lo vụ cho mướn kiểu AirBnB thì họ nói có. Hỏi bao nhiêu thì họ không rành.

Thấy có căn nhà ngay khu nhà thờ hồi sáng đi viếng thấy đẹp nên hỏi họ dẫn đi xem. Khu rất đẹp, nhà hơi cũ. Có căn nhà bên cạnh nên che bớt phong cảnh, bên tay phải thì có mảnh đất khác, trong tương lai họ sẽ xây nhà xem như mất phong cảnh từ nhà. Mình hỏi khu vực này cho thuê được không vì thấy mấy nhà trong khu vực, cắm bảng kêu chỗ ở không phải khách sạn. Hoá ra khu này không thích mấy nhà cho thuê kiểu AirBnB. Có lẻ trong tương lai họ sẽ ra luật cấm. Mụ vợ thích căn nhà cứ kêu mua đi mua đi khiến mình muốn khệnh mụ vợ. Thích thì khi đi chơi, mướn mà ở tội vạ gì vác của nợ vào thân, cách nhà 7 tiếng lái xe. Khi đi chơi xa, mình đều viếng nhà bán, để có bằng cớ mình có gặp thiên hạ để bàn chuyện đầu tư, để trừ thuế.


Cây cổ thụ, họ giữ lại khi xây cất khu vực này, rất đẹp, du khách đi sẽ trở lại hay khuyên bạn bè đi thăm viếng. Còn Đà Lạt thì một đi không trở lại

Sau đó, chạy vào Sedona, đi bộ thấy đẹp. Thấy họ giữ gìn mấy cây cổ thụ xưa khiến mình nhớ đến Đà Lạt, phá tan hoang. Chán Mớ Đời 

Chạy về khách sạn. Ngày mai đi xem thêm căn nhà rồi chạy về cali.mụ vợ kêu tháng tư, có họp bạn Trưng Vương ở Phoenix, chắc lại phải bò sang nữa. Mụ vợ họp bạn thì mình leo núi chuẩn bị đi Machu Pichu 7 ngày. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người Tàu và cuộc chiến Ukraine

 Mò mò trên mạng, mình thấy câu chuyện về một ông tàu, gốc Bắc Kinh, đang làm việc tại Odessa, Ukraine. Ông này, không chịu di tản hay sơ tán qua Belarussie, lại không muốn đến biên giới Ba-Lan vì sợ nhầm lẫn là xin tỵ nạn thì kẹt với Trung Cộng, nên quyết định ở lại Odessa, Ukraine.

Ông ta làm một vờ-lốc (vlog), trăn trối, để di chúc trong tiếng bom đạn rơi cho bố mẹ ở Trung Cộng, khiến thiên hạ cảm động, có đến trên triệu người theo dõi vlog của ông ta. Mỗi ngày ông tường trình những gì xảy ra tại Odessa.

Ông tàu này bị xoá tài khoản WeChat nên buồn đời, dán cái mồm như bị khoá

Chỉ có tội là Trung Cộng theo anh Putin nên họ khoá sổ tài khoản weChat của anh ta nên buộc lòng phải  chơi YouTube của bọn tư bản, thế lực thù địch. Anh ta cho biết là hàng ngày anh phải chống chọi với hai kẻ thù. Bom đạn của quân đội Putin, cứ nã vô tư vào thành phố. Nguy hiểm hơn là các chiến sĩ an ninh mạng, đe doạ giết anh ta đủ trò. Bom đạn thì anh ta còn thấy từ đâu bay lại, là của quân đội Putin nhưng những người Tàu muốn bắt anh, bỏ tù hay giết, kêu anh ta là theo thành phần thù địch, chống phá nhà nước. Xem phần ghi hình di chúc của anh ta dưới đây:

 https://youtu.be/CcdlKXdA-6M

Tuy bị chắn bởi tường lửa, cũng có đến cả 100,000 người xem hàng ngày từ bên tàu. Người tàu tại Trung Cộng, có nhiều người còn sáng suốt nên chịu khó vượt tường lửa để xem các thông tin ở ngoài luồng hay nói lên sự thật như vụ cúm tàu vừa qua, có mấy người lên tiếng rồi bị chính quyền giúp chết sớm.

Ông ta kêu chính phủ xóa tài khoản WeChat của ông ta khiến đang là người vô danh tiểu tốt (有名的人) bổng nhiên trở thành nổi tiếng (名人). 

Sau một đêm bị pháo kích, ông Wang, đoán là Vương, nói trên vờ-lốc của mình: “bất chấp tôi là người gì; điều tiên quyết, tôi là một con người, tôn trọng sinh mệnh của đồng loại và quyền tối thiểu cho những ai khác có thể sống yên bình. Tôi không hèn nhát, không ai trong chúng ta sợ hải, chúng ta bị xúc phạm.”

Ông ta giải thích: tôi đi làm thường ngày, vui buồn với cuộc sống bình thường, bổng nhiên từ đâu, hoả tiễn rơi ngay bên cạnh văn phòng của tôi. Bất chấp quý vị thiên bên nào, tôi hy vọng quý vị ủng hộ về sự sống của con người. Người bình thường không muốn chiến tranh. Một đồng nghiệp, luật sư của tôi, và các thầy giáo, đều nhập ngủ, theo các lực lượng phòng vệ của Ukraine, để bảo vệ nhà cửa, quê hương của họ, nhà cửa của họ, làm bằng mồ hôi nước mắt của họ, tiền bạc tiết kiệm của họ hay của cha ông để lại. Tại sao họ bị pháo kích, tan nát nhà cửa? Ukraine không dính dáng gì đến Khối Lực Lượng BẮc Đại Tây Dương. Người dân bình thường chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường.

Sau đó ông ta có nói đến một tiểu luận của Wang Xiaobo: “Đa số thầm lặng”: con người thầm lặng vì họ thiếu tin tức, không có cơ hội để lên tiếng, hay bị che dấu sự thật, và nhiều lý do họ không thích lên tiếng,… tôi là người của nhóm này. Nay tôi có bổn phận phải lên tiếng, nói về những gì tôi đã thấy và nghe.

Từ hơn 2 tuần nay, ông này cứ thâu hình và tiếp tục kể về cuộc chiến tại Ukraine, những gì ông ta đang trải qua. Ông ta nói về công việc của mình, những người đồng nghiệp, bạn,… ông ta trả lời các câu hỏi, còm của người xem,…

Ông ta nói về một Trung Cộng khác, không có các biểu ngữ, nghị quyết, kiến nghị,…không có lồng vào tinh thần ái quốc như người Tàu đang sống tại Trung Cộng. Ông ta bị dư luận viên, chiến sĩ an ninh mạng lên án, phản quốc thậm chí có người muốn giết ông ta. 

Putin đang kêu gọi các chiến binh qua Ukraine, trả $200-$300/ tháng. Sao các dư luận viên, chiến sĩ an ninh mạng, không tình nguyện vào chí nguyện đoàn putin, thay vì chửi bới trên mạng. Có video, ông ta làm, hỏi các người chửi ông ta: “tôi tên Jixian, đang sống tại Ukraine. Mấy người là ai? Các người sợ cái gì? Tại sao lại sợ tôi lên tiếng? Tôi không đe doạ ai cả. Tôi không thích giết người. Tôi chỉ có nguyện vọng là mọi người tôn trọng cuộc sống và chấm dứt chiến tranh. Tại sao các người sợ hải người ta biết sự thật, những gì đang xẩy ra. Chúng tôi không có vũ khí, không có bom nguyên tử.

Tại sao các người chỉ muốn những người yêu thích chiến tranh, giết người lên tiếng nói? Những người tạo ra sự lo âu, hoảng sợ được quyền nói? Người ta nói với tôi là kẻ yếu phải phục tùng kẻ mạnh, quyền lực chính trị đi đôi với súng ống. Ai đã tuyên bố như thế? Tôi không phải là con cá nhỏ bé, đợi con cá lớn nuốt sống. Tôi là con người.

Ông ta nhắc đến những người đầu tiên thành lập đảng cộng sản tàu tương tự mấy ông bà Trần Phú, Nguyễn  thị Minh Khái,..của đảng cộng sản Việt Nam. Mấy người này, khi xưa, là một thiểu số, nếu họ chấp nhận phục tùng kẻ mạnh thì ngày nay, chúng ta không có đảng cộng sản.

Tôi không gia nhập đảng của quý vị và không muốn dính dáng đến đảng của mấy người. Như vậy không có nghĩa tôi sai. Quý vị yêu đảng của quý vị cả đời như yêu vợ của quý vị. Tôi không thích vợ của quý vị. Đó là lỗi lầm? Quý vị muốn giết tôi vì tôi không yêu vợ của quý vị?

Hôm nay, đọc trên WSJ thì họ cũng viết về ông này. Hình như đường lối của Trung Cộng thân Nga đang thay đổi nên Trung Cộng bớt chửi bới ông này. Họ cho biết, ông ta có quen một cô gái Ukraine, ở một thành phố khác, bổng mất liên lạc khi bom rơi. Đến tuần lễ thứ 3 mới bắt liên lạc lại được.

Ông này ra khỏi Trung Cộng nên có một cái nhìn bắt đầu khác với những gì ông ta được dạy tại trường học ở Trung Cộng. Bắt đầu đặt lại câu hỏi, về bản thể, những gì đã được học, có đúng không. Tương tự có nhiều người tầu ở Trung Cộng, sang viếng Đài Loan rồi tự đặt câu hỏi. Tại sao một nước cùng nói tiếng quan thoại, mà sao văn hoá của họ khác. Ra đường thấy sạch sẽ, người ta nhường bước cho nhau, không khạc nhổ. Ở trường được dạy là bọn phản quốc, ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Đâu là sự thật?

Khi mình sang Pháp, chung đụng với văn hoá khác dù có học chương trình pháp. Mình bắt đầu đặt lại những gì đã được thầy cô dạy ở trường.

Từ xưa đến nay, chúng ta đều là những người lập lại những gì đã đọc, đã học hay được thầy cô cấy trong đầu. Chúng ta được đào tạo 1 chiều, không có độc lập về tư duy, hay khuyến khích tư duy. Chúng ta chỉ là những con vẹt học từ chương rồi trả bài. Chúng ta lập lại những gì báo chí nói nhất là hôm nay, Internet bùng nổ, triệu cái điện thoại đua tiếng, chúng ta không thời gian suy tư, ùa theo đa số, bạn bè.

Anh tàu này, may mắn ra khỏi Trung Cộng, có cái nhìn bầu trời khác với Trung Cộng nên khi phát biểu, khác với đường lối học tập của người Tàu ở Trung Cộng nên bị chửi và hăm doạ đòi giết. Con gái mình không muốn sống ở Quận Cam sau khi ra trường. 3 trong 4 năm đại học, nó học ở ngoại quốc nên có cái nhìn khác với bạn học Trung học của nó. Khi trở lại, nó như bò đội nón khi thấy bạn thân khi xưa, có những tư tưởng chưa thoát được luỹ tre làng. Cuối cùng nó dọn qua New York ở.

Mình hiểu nó vì đã từng ở các thủ đô, thành phố lớn trên thế giới như Paris, Luân Đôn, Zurich, New York, Los Angeles,.. nên chỉ vui bên cạnh đồng chí gái, khi lập gia đình. Khi gặp người quen, mình ít nói, chỉ ngồi ăn và hóng chuyện. Chán Mớ Đời 

Facebook kiểm duyệt. Mình bỏ hình ông tàu lên, họ lại bỏ hình của mình. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sông Cờ Đỏ, giúp Trung Cộng làm bá chủ Á Châu

 Mình xin giới thiệu một bài viết của bác sĩ Ngô Thế Vinh của Liên Đoàn Biệt Cách Nhảy Dù khi xưa, một chuyên gia về Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mình quen anh ta, trước đại dịch, hay gặp mỗi tháng với mấy anh bạn khác để bàn về vấn đề cứu nguy đồng bằng sông Cửu Long. Anh ta nghiên cứu rất lâu về vấn đề này, có đi xem địa thế của con sông này từ bên tàu.

VIỄN CẢNH 2022: TUNG HOÀNH VỚI SÔNG CỜ ĐỎ: TRUNG QUỐC ĐANG VẮT KIỆT NGUỒN NƯỚC CỦA CHÂU Á

Dẫn Nhập _Các dân tộc sống trên lục địa Châu Á ở hạ lưu các dòng sông từ Tây Tạng và Trung Quốc chảy xuống, trên 1,6 tỉ người này đã phải gánh chịu hết cả thiệt hại kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp và môi trường các hạ vực đã bị thoái hóa dần dần suốt nhiều thập niên qua trong khi Trung Quốc hưởng hết ích lợi nhờ thủy điện vì trên thượng nguồn họ xây hàng trăm con đập, tàng trữ hàng trăm tỉ mét khối nước, giam hãm 90% phù sa và thay đổi toàn diện dòng chảy môi sinh trên toàn lưu vực. Nhưng tham vọng Trung Quốc chưa dừng lại, Trung Quốc đã bắt đầu xây một đại công trình mang tên Sông Cờ Đỏ, dài trên 6.180 km để hàng năm chuyển dòng lấy 60 tỉ mét khối nước ngay từ nguồn không cho xuống hạ lưu sông Mekong, Salween và Brahmaputra. Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc là một mối đe doạ tiềm tàng to lớn, với khả năng gây ra tội ác cho nhân loại – imminent threat to humanity. Trung Quốc tránh không ký bất cứ một hiệp ước hợp tác sông ngòi quốc tế nào, để họ đơn phương thực hiện những tham vọng của mình. Không một siêu cường nào trên thế giới ngạo mạn khai thác dòng nước bất chấp cuộc sống của bao nhiêu triệu cư dân hạ lưu như thế.  Việt Ecology Foundation

Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù,  đối với các quốc gia hạ nguồn. [1]

Hình 1: Quốc gia Tây Tạng, nơi phát xuất những con sông lớn của Châu Á: (1) Dương Tử, (2) Hoàng Hà, (3) Indus, (4) Sutlej, (5) Yarlung Tsangpo – Brahmaputra, (6) Irrawaddy, (7) Salween, (8) Mekong. [nguồn: Bản đồ cập nhật của Michael Buckley, Meltdown in Tibet,Palgrave MacMillan 2014] [3]

CƠ THỂ HỌC CÁC CON SÔNG LỚN CHÂU Á

Các con sông lớn như mạch sống của toàn Châu Á đều bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng, còn được mệnh danh là Cực Thứ Ba của Trái Đất. 

_ Đông Tây Tạng: phía đông là khởi nguồn của hai con sông lớn hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc: (1) sông Dương Tử6.500 km dài nhất Châu Á chảy về hướng đông theo suốt chiều ngang lãnh thổ Trung Hoa tới Thượng Hải – Shanghai, (2) sôngHoàng Hà thì chảy về hướng bắc rồi chuyển sang hướng đông tới Thiên Tân – Tianjin, và cả hai cùng đổ ra biển Trung Hoa.

_ Tây Tây Tạng: phía tây bắc, là (3) sông Indus và (4) sông Sutlej chảy về hướng tây nam và giao thoa với ba con sông khác để hình thành vùng châu thổ Punjab giữa hai nước Ấn và Hồi. Phía tây nam là (5) sông Yarlung Tsangpo là “con sông cao nhất thế giới”, với các ghềnh thác xuyên dãy Hy Mã Lạp Sơn, rồi chảy qua Ấn độ, Bhutan và Bangladesh, con sông đổi tên là sôngBrahmaputra trước khi đổ vào Vịnh Bengal, Ấn Độ Dương. 

_ Nam Tây Tạng: phía nam là ba con sông (6) sông Irrawaddy và (7) sông Salween chảy xuống Miến Điện theo hướng bắc nam trước khi đổ vào Biển Andaman. Riêng con (8) sông Mekong chảy qua nhiều quốc gia  với nhiều tên khác nhau, từ Tây Tạng: có tên Dza-Chu có nghĩa “nguồn nước của đá”, tiếp tục chảy về hướng nam băng qua những hẻm núi sâu của tỉnh Vân Nam với tên Trung Hoa là Lan Thương Giang / Lancang Jiang “con sông xanh cuộn sóng”qua đến biên giới Lào Thái mang một tên khác Mae Nam Khong “con sông mẹ”, xuống Cam Bốt lại mang một tên khác nữa Tonle Thom “con sông lớn”, cuối cùng chảy qua Việt Nam mang tên Cửu Long với hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu đổ ra Biển Đông trước kia bằng chín cửa sông, nhưng nay chỉ còn bảy. [Hình 1] 

TÂY TẠNG KHÔ HẠN CHÂU Á CHẾT

Và cũng dễ hiểu tại sao, bằng mọi giá Trung Quốc phải chiếm cho bằng được Tây Tạng – vùng cao nguyên chiến lược vô cùng quan trọng, giàu có về nguồn nước, phong phú về tài nguyên thiên nhiên – đó cũng là “định mệnh sinh học – biological destiny”của Tây Tạng, một quốc gia nhỏ bé với chưa tới 1,5 triệu dân bản địa (thống kê 1965, dân số gốc Tây Tạng 1,321,500; Leo A. Orleans, The China Quarterly Jul-Sep, 1966) và đang bị Hán hoá, người Tây Tạng nay đã trở thành thiểu số ngay trên đất nước mình. 

Phải chứng kiến tốc độ tàn phá sinh cảnh Tây Tạng, ngay nơi đầu nguồn,  các con sông lớn Châu Á đang bị Trung Quốc khai thác một cách triệt để với những đập thuỷ điện, cùng với nạn phá rừng tự sát / suicidal deforestation, tới các kế hoạch khai thác hầm mỏ đại quy mô, gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện tượng biến đổi khí hậu với khí thải từ các nhà máy đốt nhiên liệu hoá thạch đang gây hiệu ứng nhà kính khiến khối băng tuyết tưởng như vô tận nơi cực thứ ba trái đất đang nhanh chóng bị đẩy lùi và tan rã.

Cũng để thấy rằng, những con sông Châu Á từng nguyên sinh trong thế kỷ trước thì nay đã biến dạng suy thoái và không còn như xưa nữa.

Cảnh tượng ấy khiến Đức Dalai Lama đang lưu vong phải thốt lên lời kêu cứu và ông đã chọn ưu tiên bảo vệ môi sinh thay vì những vấn đề chính trị nóng bỏng. Trong một lần gặp gỡ với Đại sứ Hoa Kỳ Timothy Roemer ở New Delhi, thủ đô Ấn Độ vào tháng 8/2009, Đức Dalai Lama nói rằng:   

"Lịch trình chính trị có thể hoãn lại 5-10 năm nhưng cộng đồng quốc tế cần tập trung quan tâm tới biến đổi khí hậu trên Cao nguyên Tây Tạng: khối băng tuyết đang tan rã, nạn phá rừng, và ô nhiễm nguồn nước do những dự án khai thác hầm mỏ, là những vấn đề cấp thiết, không thể chờ đợi."[nguồn: Wikileaks Cables, the Guardian 10 Aug. 2009]

Bắc Kinh xác nhận là sẽ xây thêm các con đập thuỷ điện lớn trên thượng nguồn sông Yarlung Tsangpo – Brahmaputra, trước khi con sông xuyên quốc gia ấy chảy sang Ấn Độ, Bhutan và Bangladesh. Brahmaputra là dòng sông huyết mạch của ba quốc gia này.  

Khi các công trình hoàn tất, tổng công suất / total capacity của những con đập thủy điện trên Cao nguyên Tây Tạng sẽ “nhiều lần lớn hơn” công suất con đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam): 22.500 megawatts, lớn nhất thế giới trên sông Dương Tử.

Hình 2: Bích chương của Hội Phụ nữ Tây Tạng:Hâm Nóng Toàn Cầu trên Cao nguyên Tây Tạng; Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết. [3]

Cho dù đang có những mối lo âu về sự tồn vong của quê hương Tây Tạng nhưng Đức Dalai Lama rất quan tâm tới những vấn đề chung của nhân loại. Ông nói tới vấn đề môi sinh rất sớm với tầm nhìn xa và trong mối tương quan toàn cầu và “phải làm sao giữ xanh hành tinh này, qua thông điệp nhân Ngày Môi Sinh Thế Giới / World Environment Day [ngày 05.06.1986]:

“Hòa bình và sự sống trên trái đất đang bị đe dọa bởi những hoạt động của con người thiếu quan tâm tới những giá trị nhân bản. Hủy hoại thiên nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là do hậu quả của lòng tham lam và thiếu tôn kính đối với sự sống trên hành tinh này... Chúng ta dễ dàng tha thứ cho những gì đã xảy ra trong quá khứ do bởi u minh. Nhưng ngày nay do hiểu biết hơn, chúng ta phải duyệt xét lại với tiêu chuẩn đạo đức là phần gia tài nào mà chúng ta thừa hưởng, phần nào chúng ta có trách nhiệm sẽ truyền lại cho thế hệ mai sau."[3]

SÔNG CỜ ĐỎ / HỒNG KỲ HÀ 红旗河 
MỘT KHỦNG LONG CỦA BẮC KINH

Từ mấy thập niên qua, ai cũng đã biết Trung Quốc đã và đang xây thêmhàng trăm đập thủy điện trên khắp các dòng sông với những hồ chứa nước khổng lồ, ngăn chặn phù sa làm đảo lộn toàn hệ sinh thái, tác động đến sinh kế của bao nhiêu triệucư dân dưới nguồn. 

Nay tiến thêm một bước đột phá nữa, Trung Quốc đang có thêm một kế hoạch vĩ mô / mega project, vô cùng táo bạo – khai mở một con sông nhân tạo: Sông Cờ Đỏ / Red Flag River, lớn nhất thế giới xuyên lưu vực, kết nối với mạng lưới sông thiên nhiên của Châu Á, nhằm chuyển nước về hướng Bắc củng cố nền an ninh nguồn nước – cũng là nguồn an ninh lương thực của Trung Quốc. Với dự án Sông Cờ Đỏ dài 6.180 km này, Trung Quốc hàng năm sẽ giành thêm được 60 tỉ mét khối nước – có nghĩa là các quốc gia khác sẽ mất đi lượng nước sinh hoạt thiết yếu này.

Không tham khảo với các quốc gia láng giềng,có thể nói Trung Quốc với hơn 1.4 tỉ dân đã đơn phương khai mào một trận chiếnmôi sinh không tiếng súng và sẽ gieo hoạ cho 1,6 tỉ người thuộc các dân tộc lân bang chung sống với họ trên lục địa Châu Á.

Sông Cờ Đỏ có tham vọng chuyển 60 tỉ mét khối nước hàng năm tương đương với 21% lượng nước đầu nguồn hàng năm tại ba con sông xuyên quốc gia / transnational rivers: Mekong, Salween và Brahmaputra. Lượng nước quý giá này chính là nguồn sống, sinh kế của các dân tộc Nam Á, và Đông Nam Á vẫn phải dựa vào số nước ấy sẽ được chuyển tới vùng Tân Cương – Xinjiang phía bắc và tây bắc Trung Quốc.

Dự án Sông Cờ Đỏ xuyên lưu vực này sẽ gây chấn động dư luận nơi các quốc gia lân bang – đặc biệt là Ấn Độ, quốc gia có dân số đông thứ hai chỉ sau Trung Quốc. 

Những nước dưới hạ nguồn sẽ phải rất quan tâm trước một viễn tượng có thể khó lường. Do Tây Tạng có nước chảy xuống là nhờ mưa và tuyết tan khi trời ấm, mức nước và lưu lượng sẽ cao nhất từ tháng hai cho đến tháng bảy, cho 70% tổng số nước cả năm, khi đó là thời gian tối ưu cho con Sông Cờ Đỏ dựa vào thế năng và động năng cao để chuyển dòng và chiếm đoạt nhiều nước nhất. Các nước hạ lưu cùng lúc đó lại đang vào mùa khô, vì thế sau khi Sông Cờ Đỏ hoạt động, hạn hán giáng xuống hạ lưu chắc chắn sẽ khắc nghiệt hơn nữa. Lúc đó họ chỉ còn biết dựa vào lòng tử tế của Trung Quốc, điều mà người Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, Việt Nam đã từng được nếm trải. 

Vì thế Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc đã tiềm tàng một mối đe doạ to lớn, gần như tội ác cho nhân loại – imminent threat to humanity. Trung Quốc đã tránh không ký bất cứ một hiệp ước hợp tác sông ngòi quốc tế nào, để họ không bị ràng buộc có thể đơn phương thực hiện những tham vọng của mình. Không một siêu cường nào trên thế giới ngạo mạn khai thác dòng nước bất chấp cuộc sống của bao nhiêu triệu cư dân hạ lưu như thế.  

Riêng Việt Nam thì sao?  Vẫn là sự im ắng “truyền thống” cho dù Sông Cờ Đỏ sẽ lấy nước sông Mekong từ ngay nơi đầu nguồn.

Trung Quốc “vĩ đại” theo nhiều ý nghĩa, thể hiện cho tinh thần Đại Hán ấy trong quá khứ đã có Vạn Lý Trường Thành, là một trong bảy kỳ quan của thế giới. Nay với tiến bộ khoa học kỹ thuật, Trung Quốc còn thực hiện thêm những công trình mới có tầm vóc thế giới: đập thuỷ điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử lớn nhất thế giới, và nay Sông Cờ Đỏ sẽ là con sông nhân tạo chuyển dòng lấy nước cũng lớn nhất thế giới với chi phí tốn kém nhất thế giới. Đây là một đại công trình làm thay đổi cả diện mạo của lục địa Châu Á. Với sẵn nguồn nhân lực, với quyết tâm và có khả năng kỹ thuật cao, Bắc Kinh có thể dư sức thực hiện Dự án Sông Cờ Đỏ này. Nhưng với cái giá nào phải trả của các quốc gia lân bang thì không được Bắc Kinh quan tâm tới.

Hình 3a: Sông Cờ Đỏ với Dự án chuyển nước vĩ mô “tam tung, tứ hoành / ba dọc, bốn ngang”; (a) đường đen mỏng: các dòng sông lớn; (b) đường đen đậm: Sông Cờ Đỏ và hai nhánh chính nối với các con sông thiên nhiên trong dự án chuyển nước nối lưu vực nam-bắc của Trung Quốc; (c) đường đen đậm đứt quãng gần: đường dẫn nước nam-bắc trong Dự án Chuyển Nước Nam-Bắc / SNWTP / South-North Water Transfer Project; (d) đường đen đậm đứt quãng xa: trong kế hoạch thực hiện. [nguồn: Bản đồ của Genevieve Donnellon-May và Mark Wang trên The Diplomat Oct. 7, 2021, với thêm ghi chú tiếng Việt của người viết] 


Hình 3b: GS Vương Hạo (Wang Hao), Chủ tịch Nhóm Chuyên gia trong cuộc Hội thoại về “Sông Cờ Đỏ” – một dự án vĩ đại của Trung Quốc – đã ngạo mạn phát biểu: “Ít nhất trên quy mô ngàn năm / thiên niên kỷ, Dự án Sông Cờ Đỏ sẽ đem lại những lợi ích vượt xa hơn là những tác hại.” 

LỊCH SỬ SÔNG CỜ ĐỎ VỚI “TAM TUNG TỨ HOÀNH”

Dự án này được soạn thảo bởi “nhóm nghiên cứu S4679” của Đại học Thanh Hoa / Tsinghua ở Bắc Kinh – được so sánh như một Harvard của Đông phương; do giáo sư Vương Hạo / Wang Hao là kỹ sư trưởng của Viện Nghiên Cứu Tài nguyên Nước và Thuỷ điện của Trung Quốc.

Sông Cờ Đỏ là một hệ thống thuỷ lợi với dòng chảy trọng lực / gravity flow water diversion system, lấy nước từ các con sông trên cao nguyên Tây Tạng [được mệnh danh là “nóc của thế giới” với độ cao trung bình 4.500 m trên mặt biển], dẫn vào một đường kênh chính / main channel đưa nước tới vùng Tân Cương / Xinjiang khô cằn – có khả năng “biến Tân Cương thành một California Made in China xanh tươi trù phú”, đồng thời cũng dùng con sông nhánh Chunfeng dẫn một lượng nước khổng lồ vào lưu vực Turpan tới vùng bắc Tân Cương. [Hình 3a,b] 

Công trình thuỷ lợi Sông Cờ Đỏ còn đem nước tới Tân Cương và các tỉnh phía tây bắc như Cam Túc / Gansu, Ninh Hạ / Ningxia. Các tỉnh này nếu có nguồn nước sẽ trở thành một vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước. Ước tính là lượng nước cung cấp cho các tỉnh tây bắc sẽ nhiều hơn lưu lượng nước hàng năm của con sông Hoàng Hà / Yellow River đổ ra biển. Dự án này sẽ tạo thêm được 13,3 triệu hectares diện tích canh tác ở Tân Cương và thêm 130.000 km2 các ốc đảo / oasis xanh tươi ở vùng tây bắc Trung Quốc. 

Ngoài những lợi ích về canh nông kể trên, Sông Cờ Đỏ còn bảo đảm an toàn nguồn nước cho Trung Quốc. Với Kế hoạch Dự án Chuyển Nước Nam-Bắc / SNWTP / South-North Water Transfer Project, Trung Quốc tạo được một mạng lưới nước / water grid system có tên là “tam tung tứ hoành / 三纵四横 / ba dọc bốn ngang”:

Tam tung / sanzhong / ba dọc: là 3 tuyến dẫn nước từ nam lên bắc; 2 tuyến trung và đông đã hoàn thành, tuyến tây đang triển khai. Khi tuyến phía tây này hoàn tất, sẽ có 17 tỉ mét khối nước được chuyển từ thượng nguồn sông Dương Tử sang sông Hoàng Hà ngay từ trên cao nguyên Tây Tạng, có khả năng phục sinh con sông Hoàng (Hà) đang bị cạn kiệt.  

Tứ hoành / siheng / bốn ngang: là 4 dòng sông chảy từ tây sang đông là: Hoàng Hà (Yellow river), Hoài Hà (Huai river), Dương Tử (Yangtze river) và Hải Hà (Haihe river) 
Hệ thống “Tam Tung Tứ Hoành” này sẽ bảo đảm cung cấp nguồn nước cho thủ đô Bắc Kinh và các thị trấn lớn vùng bình nguyên phía bắc Trung Quốc. 

Ngoài ra, Sông Cờ Đỏ còn có thêm hai kênh sông Hồng Duyên / Hongyan Hà dẫn nước đến Diên An / Yan’an phía bắc tỉnh Thiểm Tây / Shaanxi, và sông Mạc Bắc / Mobei dẫn nước vào Nội Mông và cả Bắc Kinh. Cũng qua kênh sông Mạc Bắc, Sông Cờ Đỏ cung cấp nguồn nước cho vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, và qua nhánh sông Hồng Duyên cung cấp nước cho lưu vực Tứ Xuyên / Sichuan Basin. [Hình 3a,b]

Đây là một bức tranh quy hoạch thuỷ lợi cực lớn –không chỉ tạo ra một hệ thống cấp nước mới cho vùng tây bắc Trung Quốc mà còn kết nối với hệ thống mạng lưới nước quốc gia để có "bảo đảm kép" về mặt chiến lược cung cấp nguồn nước cho Bắc Kinh và vùng bắc Trung Quốc[1]

VẪN BIỆN HỘ CHO TRUNG QUỐC

Rồi ra, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu vẫn có một số vị tiến sĩ hay trí thức khoa bảng trong và cả ngoài nước – sẽ hành xử như những luật sư tự nguyện bào chữa cho Bắc Kinh rằng: Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc. Họ vẫn chỉ biết dựa vào một con số đơn giản, cho rằng chỉ có 16% số lưu lượng sông Mekong đổ xuống từ Trung Quốc. Và nay, Sông Cờ Đỏ có lấy thêm đi mấy phần trăm % của con số 16% ấy thì nạn hạn hán nếu có xảy ra cũng không phải lỗi Trung Quốc.

Thực tế vào mùa khô khi nước khan hiếm nhất, lượng nước từ Trung Quốc xuống Mekong lên tới 40% và 70%, gấp hai tới bốn lần hơn con số họ cố ý trích dẫn. [nguồn: https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/china-eyes-its-next-prize-mekong]

Và người ta vẫn có thể tự ru ngủ mà bảo rằng: tranh chấp nước “trên nguồn – dưới nguồn / upstream – downstream” bấy lâu vẫn là chuyện bình thường, ngay cả giữa các địa phương trong cùng một quốc gia. 

Có cần nhắc với họ không là năm 2016, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã phải lên tiếng cầu cứu xin Trung Quốc xả nước từ con đập Cảnh Hồng / Jinhong để cứu đại hạn nơi ĐBSCL lúc đó, và cuối cùng cũng không đạt hiệu quả nào! 


Hình 4: trên, Hạn hán khắc nghiệt nơi ĐBSCL năm 2016, khiến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó phải lên tiếng cầu cứu Trung Quốc cho xả nước từ hồ chứa đập thuỷ điện Cảnh Hồng nhưng không đạt hiệu quả nào; dưới, Cái bắt tay “hữu nghị” của Tập Cận Bình – lúc đó là Phó Chủ tịch TQ và TT  Nguyễn Tấn Dũng tháng 12/2011. [nguồn: trái, VN Express 3/11/2016] 

SÔNG CỜ ĐỎ VỚI TRÁI TIM BIỂN HỒ VÀ ĐBSCL

Tuy dự án Sông Cờ Đỏ S4678 không được công bố chính thức nhưng chắc chắn sẽ gây ra sự quan tâm rộng rãi. Cao nguyên Tây Tạng vốn được coi là một vùng sinh thái trù phú nhưng cũng rất mong manh và dễ bị tổn thương. 

Sông Cờ Đỏ chắc chắn làm giảm thêm nguồn nước của các con sông xuyên quốc gia – trong đó có sông Mekong. 

Rõ ràng, Sông Cờ Đỏ sẽ đem lại cho Trung Quốc một thứ “siêu quyền lực” bá chủ về nguồn nước  / hydro-hegemony trên toàn Châu Á, với “quyền sinh sát tắt mở vòi nước” theo ý mình – nhất là khi Bắc Kinh muốn cho các nước nhỏ “một bài học” – vẫn nói theo ngôn từ của Đặng Tiểu Bình. 

Ngoài nước lớn là Ấn Độ, có đủ sức đối trọng với Trung Quốc, hầu như chưa có các quốc gia hạ nguồn nào khác chính thức lên tiếng – Riêng với Uỷ Ban Mekong Việt Nam – 23 phố Hàng Tre Hà Nội, cách ĐBSCL hơn 1.600 km, thì vẫn là sự im lặng hay hoàn toàn bị động. 

Vẫn với một khuôn mẫu hành xử bấy lâu, chưa bao giờ Bắc Kinh muốn chia sẻ thông tin / hay muốn thực lòng tham khảo với các quốc gia hạ nguồn về dự án Sông Cờ Đỏ S4679, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng huỷ hoại lâu dài đối các dòng sông xuyên quốc gia này. 

Theo ước tính của hai tác giả Genevieve Donnellon-May / Đại Học  Singapore và Mark Wang / Đại học Melbourne, thì Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù,  đối với các quốc gia hạ nguồn. [1]

_ Tình trạng “đói lũ” ở ĐBSCL đã xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Lũ – mùa nước nổi xuống ĐBSCL, phụ thuộc chính vào lượng nước mưa từ thượng nguồn sông Mekong. Nếu mưa ít ở lưu vực trên / upper basin, kéo theo nạn thiếu nước trong hàng trăm các hồ chứa thuỷ điện, thì khi tới mùa mưa nước sẽ bị chặn lại trong các hồ chứa – thay vì lượng nước mưa ấy ồ ạt theo dòng sông xuôi chảy xuống hạ lưu. Hậu quả là sông Mekong sẽ thiếu nước, gây tình trạng hạn hán trên toàn hệ thống sông rạch. 

_ Do đó sẽ rất ngây thơ để bảo rằng 16% lưu lượng nước từ Trung Quốc là không đáng kể, và cho rằng các hồ thuỷ điện không tiêu thụ nước. Nhưng khi các hồ thuỷ điện thiếu nước, phải cần thời gian lâu để tích trữ lại lượng nước thiếu vào chuỗi các hồ chứa, những hồ chứa đập thuỷ điện đã “phá vỡ cả một chu kỳ điều hợp thiên nhiên kỳ diệu” của con sông Mekong. Không còn lũ cao / hay đỉnh lũ trong mùa mưa để con sông Tonle Sap có thể chảy ngược dòng vào Biển Hồ, tăng diện tích Biển Hồ lên gấp 5 lần (từ 2.700 km2 mùa khô tới 16.000 km2 mùa mưa). Biển Hồ được ví như một biển dự trữ nước ngọt thiên nhiên khổng lồ tiếp nước cho cả hai vùng châu thổ Tonle Sap / Cam Bốt và ĐBSCL / Việt Nam trong cả hai mùa mưa nắng.  

Một con sông sinh thái / river ecosystem không đơn giản chỉ có nước mà phải là một dòng chảy bao gồm các sinh vật / biotic (như cây cỏ, rong tảo, sò ốc tôm cá), những vi sinh vật / microorganisms cùng với những vật thể phi sinh khác / abiotic (như cát sỏi phù sa), tất cả cùng tương tác với nhau như một cơ thể sống.   

Tác hại của chuỗi đập thủy điện và nay với thêm Con Sông Cờ Đỏ không chỉ cướp nguồn nước mà còn huỷ hoại hệ sinh thái của con sông: chặn nguồn phù sa trong các hồ chứa – mà phù sa là yếu tố bấy lâu bồi đắp tạo dựng nên vùng đồng bằng châu thổ từ hàng bao ngàn năm. Nay cũng nguồn nước ấy khi xuống tới ĐBSCL do “bị đói phù sa”, đã dẫn tới một tiến trình đảo nghịch: thay vì bồi đắp, thì nay lại “ăn đất” gây sạt lở không chỉ các bờ sông mà cả suốt chiều dài 800km vùng ven biển.  

_ Rồi còn phải kể tới nạn đất lún do lạm dụng khai thác tầng nước ngầm, cùng với ảnh hưởng của “biến đổi khí hậu” hâm nóng toàn cầu, nước biển dâng, với các hiện tượng El Niño và La Niña khiến các vùng châu thổ là dễ bị tổn thương nhất – trong đó có ĐBSCL, và tất cả đã làm đảo lộn mọi dự đoán về thời tiết thuỷ văn để có thể kịp thời đối phó! 

TRUNG QUỐC VẪN LỐI HÀNH XỬ CÔN ĐỒ

Tháng 2 năm 1972, khi TT Nixon viếng thăm Bắc Kinh, bắt tay với Mao Trạch Đông dọn đường cho một Trung Quốc mở cửa; rồi tiếp theo đó với chính sách “Đổi Mới” của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng vươn lên như một siêu cường, theo cái nghĩa “nước lớn bá quyền”, và chính Đặng Tiểu Bình đã từng giáng cho Việt Nam một bài học bằng trận chiến tranh đẫm máu nơi biên giới phía bắc (1979). 

Và rồi như một chính sách nhất quán, Bắc Kinh đã có một lối hành xử rất côn đồ từ Biển Đông (với Hoàng Sa Trường Sa và với Đường Lưỡi Bò), vào tới đất liền chiếm đoạt nguồn nước, luôn luôn hăm doạ và bắt nạt các “tiểu quốc / nước bé”, bất chấp mọi trật tự và luật pháp quốc tế.

Bằng chứng là mới đây vào tháng 10/2021 Trung Quốc đã ngang nhiên từ chối ký một “hiệp ước chia sẻ nước / water sharing treaty” với các quốc gia hạ nguồn. [1]

Chia sẻ thông tin, chấp nhận đối thoại chân thành, điều mà các chuyên gia thuỷ học Trung Quốc có thể dễ dàng làm nhưng đối lại vẫn là sự vô cảm.  Không đối thoại, không có tham khảo, trên mọi dự án lớn liên quan tới toàn vùng, cho dù Bắc Kinh biết rằng cách hành xử ấy sẽ tạo nên những mối quan hệ căng thẳng nhưng họ vẫn bất chấp. Với Trung Quốc ngày nay, chỉ có một tiếng nói của sức mạnh. Cuộc đấu tranh để sinh tồn có thể dẫn tới cuộc chiến tranh vì nước ngay trong thế kỷ 21 này

NGÔ THẾ VINH 
Mekong Delta 1995 – 2022

 

THAM KHẢO:

  1. _ What’s Behind China’s Latest Mega Hydro-Engineering Project. Genevieve Donnellon-May, Mark Wang. The Diplomat Oct 07, 2021. 
    _ Red Flag River and China Downstream Neighbors. Genevieve Donnellon-May, Mark Wang. The Diplomat Oct 23, 2021.

  2. Đồng Bằng Sông Cửu Long và Những Bước Phát Triển Tự Huỷ Hoại. Ngô Thế Vinh. Việt Ecology Foundation May 01, 2018 vietecology.org/article/article/299

  3. Mùa Xuân Tây Tạng và Câu Chuyện Những Dòng Sông. Ngô Thế Vinh. Việt Ecology Foundation. Jan 20, 2017 vietecology.org/article/article/197

  4. Thoi Thóp Trái Tim Biển Hồ, Miền Tây Đau Thắt Ngực. Ngô Thế Vinh. Việt Ecology Foundation. Nov 7, 2015 vietecology.org/article/article/122