Showing posts with label thể thao. Show all posts
Showing posts with label thể thao. Show all posts

Tấm không ảnh của Đà Lạt

 Có anh nào dân Đà Lạt tên Phú, cựu học sinh trường Trần Hưng Đạo, gửi cho mình tấm không ảnh, lại khiến mình bay về miền quá khứ, nói như người Mỹ “back to the future”. Mình định không viết về Đà Lạt xưa vì toàn kể những kỷ niệm cá nhân, thấy bơ vơ quá nhưng lại có người liên lạc, gửi hình như thầm nói; viết tiếp. Có ông thần nào, người Sàigòn, yêu thích Đà Lạt nên cứ hỏi mình, rồi lượt gọt những từ phản động, rồi tải lên cho bà con ở Việt Nam đọc. Người Sàigòn còn chú ý đến sự tàn phá của Đà Lạt xưa nên mình kể tiếp.

Mình có tấm ảnh này nhưng thiên hạ gửi lại xem kỹ hơn thì thấy có nhiều điểm khác chưa kể. 

Tấm không ảnh này cho thấy 3 con đường: bên trái là đường Hàm Nghi trên đồi, bị cây che khá nhiều, ở giữa là đường Phan Đình Phùng mà khi xưa, thời Tây được người Việt gọi là Đường Cầu Quẹo và bên phải có một đoạn đường Hai Bà Trưng, từ trường Thăng Long (Hiếu Học) đến dốc Hai Bà Trưng. Sau khi giải ngủ, ông cụ mình đi học trường này ban đêm, lấy bằng tiểu học để vô ngạch công chức của ty Công Chánh Đà Lạt, được thêm lương mua sữa cho con. Tối mình hay đi đón ông cụ đi học ra. 

Trường này, nếu mình không lầm có lần do thầy Chử BÁ Anh làm giám đốc, sau này, dọn về đường Hoàng Diệu, đổi tên thành trường tư thục Văn Học mà mình có học tại đây hai năm cuối trung học đệ nhị cấp, được thầy Chử Bá ANh cho học miễn phí. Như có huông nên sau đó, được học bổng đi tây.

Mình đoán tấm ảnh được chụp từ trên máy bay, trước khi mình ra đời, vì thấy nhiều nơi khi mình lớn lên biến mất và những khu được xây cất thời mình còn nhỏ chưa được xây và sau Mậu Thân khi dân tình chạy giặc Việt Cộng, ở quê vào Đà Lạt.

 Nếu nhìn đường Hai Bà trưng từ bên tay phải sang thì thấy ít nhà cửa. Xa xa thấy dãy nhà của trường Thăng Long (Hiếu Học) xưa. Mình nhớ có học chung lớp hè với một cô nữ sinh trường Bùi Thị Xuân, ở khu chung cư này, tên Hoàng Lan thì phải. Khá xinh. Đối diện, trên đồi, có nhà của Hạnh, học chung khi xưa ở Yersin, mình có gặp lại một lần khi về Đà Lạt với con gái ga-ra STT, tên Phượng, chị của ca sĩ Lệ Thu bên Tây, có đến nhà mình một lần với Tú Anh, tại nhà con gái thầy Tạ Tất Thắng, thêm 1 trong hai chị em sinh đôi ở khu Nhà Chung. Cô chị thì nay ở Úc Đại Lợi.

Có con suối chảy song song đường Hai Bà Trưng, chảy về suối Cam Ly. Thật ra con suối này có chỗ được chia làm hai nhánh, 1 gần đường Hai Bà Trưng và một gần đường Phan Đình Phùng. Khu nhà thầy Thành Bắp Sú, chú Hồng dưới đồi lên nhà thương Đà Lạt, chưa được xây cất, ngay cả mấy nhà gỗ, nơi ông người Tàu, bán xắp xắp ở bên hông rạp Ngọc Hiệp ở.

Nói chung là phân nữa tấm ảnh bên phải là đất đai và nhà cửa của gia đình ông bà Võ Đình Dung. Ông này là thầu khoá có tiếng tại Đà Lạt khi xưa, người thầu xây cất nhà ga xe lửa Đà Lạt, và khu phố Hoà Bình (dãy nhà hàng Mekong, Việt Hoa và phía bên kia từ tiệm bánh mì Vĩnh Chấn đến phòng răng ông Trình). Theo mình đọc hay hỏi thiên hạ còn sống tại Đà Lạt thì từ Mã Thánh đến trường Việt Anh, toàn là đất và nhà của ông bà Võ Đình Dung. Như vườn ông Ba Đà, gần xóm mình.

Có chị bạn, nhà ở đầu đường Hai Bà Trưng, nơi mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, hay đạp xe đạp chở người em trai mà bạn bè hay gọi Vinh Kennedy đến thăm cô sinh viên đại học Đà Lạt, từ Sàigòn lên ở trọ sau này cưới nhau, cho hay là bố mẹ mướn nhà của ông bà Võ Đình Dung.

Chính ông bà Võ Đình Dung, đã hiến đất để xây chùa Linh Sơn và Linh Phong cho các phật tử Đà Lạt. Gia đình này có công xây dựng lên Đà Lạt khi xưa. Ông ta làm thầu khoán và nghị viên thành phố Đà Lạt dạo ấy nên biết rõ các khu vực được thiết kế, dành cho người Việt nên bỏ tiền ra mua hết đất đai và xây cất nên được xem là người giàu có nhất Đà Lạt.

Đây là rạp hát LangBian (Lâm Viên), sau này bị đập phá, biến thành cây xăng Ngọc Hiệp. Bên tay phải là tiệm Đức Lập, có cái hẻm đi vào, có tiệm mì quảng Thanh Bình thì phải của ông bắc kỳ nấu đồ ăn miền Trung, ngon có tiếng tại Đà Lạt. Mình có ăn 2 lần.

(Cảm ơn Sơn có nhắc đến rạp hát Langbian, hồi đó mình gọi là rạp Long Biên, là của ông bà nội chị là ông  Cai Sớm làm chủ. Sau vì thất bại trong việc xây dựng cơ ngơi nhà La Faro không được thanh toán sòng phẳng,  bà nội chị phải bán rạp hát lấy tiền trả công thợ. Lúc đó rạp Long Biên chiếu phim Việt Nam và phim Ấn Độ. Tụi chị vô xem khỏi mua vé. Lâu lâu cũng có hát cải lương.)

Nổi bật nhất là rạp xi-nê Ngọc Hiệp và rạp xi-nê LangBian. Giữa 2 rạp chiếu bóng nay là hai tiệm ăn của người Tàu tên Kim Linh và Như Ý. Sau này, rạp Xi-nê Lang Bian được phá bỏ để xây cây xăng Ngọc Hiệp, và dãy quán bên hông dãy phố Đức Tín, có quán mỹ quảng của ông bắc kỳ tên Thanh Bình thì phải.

Mình nghe một chị nữ sinh Yersin cho biết là con trai của rạp Xi-nê Ngọc Hiệp và Ngọc Lan, mới qua đời. Mình có nhắn tin cho Võ Hoàng Đa, bạn rất thân với anh chàng này từ bé nhưng không thấy trả lời.

Chỗ này, sau này họ xây một số nhà cửa trong hẻm này, đưa đến chiếc cầu nhỏ, băng qua vườn thiên hạ rồi đến đường Hai Bà Trưng, khúc trường Nữ Công Gia Chánh, không thấy trong ảnh. Hẻm này mình có học chung với Nguyễn Đình Tài, Lê NAm Sơn, Lê HÙng Sơn và Nguyễn Hùng. Mình có gặp lại Nguyễn Đình Tài, Lê HÙng Sơn và NGuyễn HÙng, còn Lê NAm Sơn thì nghe nói sau 75, làm CM30 nên bạn bè xa lánh, nay nghe nói ở Bảo Lộc, có tiệm mì rất nổi tiếng. 

Khu vực bên đường Hai Bà Trưng thì sau Mậu Thân thì thiên hạ cắm dùi xây nhà cửa nên khó nhận ra. Còn nay về thì chỉ biết tôi đi trong mưa sa.

Theo tấm ảnh thì khách sạn và tiệm ăn Cẩm Đô chưa được xây cất vì cao 2-3 tầng nhưng không thấy bóng dáng. Tương tự phía Hai Bà Trưng chưa thấy khu nhà của tên học chung khi xưa Vy Nhật Tảo. Ngược lại thì thấy tiệm bi-da Hồng Ngọc, nhà của bác sĩ Đào HUy Hách. Khu Dốc Nhà Làng hình như chưa được xây cất luôn. Có thấy mấy căn nhà gỗ mà anh bạn học chung khi xưa ở đó, cho thiên hạ thuê làm tiệm hớt tóc Như Ý, chưa thấy tiệm giầy Hồ Út.

Hôm trước, có đọc một bài viết của anh nào ở khu vực rạp Ngọc Hiệp, kể rất chi tiết các quán ăn, tiệm xung quanh. Ai tò mò thì lên tìm nhóm thân hữu Đà Lạt bắc Cali mà tìm đọc.

Bên phải đường phan đình PHùng, cận cảnh, sau dãy tiệm Đức Tín thì có dãy phố có tiệm sách Minh Thu. Mình gần như mướn và đọc hết sách của tiệm này vào mùa hè. Mình nghe nói con gái của tiệm này, học chung hay quen với Chử Nhất ANh tại Virginia, Hoa Kỳ.

Sau đó có tiệm Luồng Điện, của ông nội tên bạn học chung khi xưa tên Trần Trọng Ân. Mình có đến nhà hắn chơi bắn bi, xem hắn làm Sauce Mayonnaise. Phía sau có một con hẻm và vài căn nhà và đường đi ra ;hía sau vườn trồng rau. Hình như có một cô tên Bạch Tuyết, học trường Thành NGọc với mình. Lâu quá không nhớ rõ. Chán Mớ Đời 

Tên Ân này, nghe kể sau 75, làm công an, chửi bới bạn học khi lên văn phòng hắn, xin giấy đi đường chi đó rồi chết vì say rượu chi đó. Mình chỉ nhớ đi xem phim Độc Thủ Đại HIệp, Bambi với tên này. Hắn mê phim tàu lắm. Mình thì thích phim tây hơn. Sau này lên Grand Lycee thì hết chơi vì hắn học M1 còn mình học M2. Lâu lâu gặp mặt nhau thì cười một cái.

Kế bên tiệm Luồng Điện là tiệm sửa xe đạp và Honda, tên gì mà bổng nhiên quên tên. À Công Thành. Ông chủ là em của bác Cháu, có tiệm bán xe Honda ở đường Phan Bội Châu, bà con chi đó với mẹ mình. Chị em bạn dì chi đó nên mỗi lần gặp là phải chào. Hình gia đình này có một người em có tiệm sửa và bán xe Honda ở đường Mình Mạng, chỗ gần Photo Đại Việt, gần dốc Nhà Làng. Có nhà cậu Lan, từng làm trưởng ty cảnh sát Đà Lạt. Hình như là nằm vùng cho Việt Cộng.

Đại khái là khi xưa, bà cụ mình quen cả chợ Đà Lạt nên đi đâu cũng chào hỏi mà mình thì theo tục lệ xưa, phải cúi đầu chào đủ trò khi ra phố. Kể ra đây chắc ít ai còn nhớ những nhân vật này như bà Tư Bổ, bà Giáo Trình,…

Lâu lâu, đi ngang qua đây, mình hay đứng lại nghe thiên hạ chửi nhau bằng giọng Bắc và giọng Huế. Số là đối diện tiệm Công Thành có một tiệm khác, cũng sửa chửa và bán xe đạp, xe Honda. Thường thiên hạ đi hỏi giá tiệm này rồi qua tiệm kia hỏi gía, ai mất khách thì chửi thề rồi cãi nhau như mổ lợn. Thiên hạ bu lại xem rất đông. Mình nhớ cô gái tiệm Tân Tiến, chửi giọng Bắc kỳ mê luôn. Mình học để khi chửi lộn thì sử dụng. Mình học tiếng Việt nhờ nghe thiên hạ chửi lộn ngoài chợ và ngoài đường. Mình rất mê nghe thiên hạ chửi nhau nhất là phụ nữ. Họ chửi rất bài bản, có vần có điệu nên mình phục phụ nữ từ bé đến nay. Họ làm thơ qua những câu chửi. Ai buồn đời thì tìm mấy bài chửi của mình ghi lại, giọng bắc, giọng Huế đủ thứ. Chán Mớ Đời 

Có tên bạn học, con tiệm vàng Kim Thịnh, chửi tiếng Huế nghe cực đỉnh. Hắn hay đọc bài của mình nên kể lại đây để hắn tưởng niệm lại những ngày tháng năm cũ đã khiến nhiều tên trong lớp  nghe điếc con ráy. Nghe nói, sau này hai tiệm này, chuyên gia chửi ở đường Phan Đình Phùng làm sui gia, ký kết hiệp định tiệm sửa xe Honda, sinh đàn cháu mang tên Romeo và Juliet. Hôm nào buồn đời, mình kể chuyện tình của hai anh chị Romeo và Juliet đường Phan ĐÌnh Phùng. Kinh

Dãy phố cuối bên tay phải có tiệm may của ông Ba Hoà, chuyên may liểng đám ma, nay con ông ta nối nghiệp. Khi xưa, lính ra trận chết nhiều nên ông này giàu có vì Đà Lạt ít ai may liểng đám ma. Bên cạnh tiệm ông này là tiệm bán gạo, tạp hoá chi đó của gia đình một nữ sinh Bùi Thị Xuân, tên Liên, tập Thái Cực Đạo ở Thao Trường. Con trai Đà Lạt dạo đó hay gọi Liên Thái Cực Đạo, rất Tom Boy. Mình có gặp lại cô này tại Virginia, khi cô nàng chở vợ chồng Chử Nhị Anh đi xem nhà để mua. Mình không nhớ cô này có đẹp hay không chỉ nhớ là khá đẩy đà khi mình gặp lại.

Cạnh tiệm may của ông Ba Hoà, có con hẻm nhỏ mà người dân hay họp cho, thường được gọi là Chợ Nhỏ Phan Đình Phùng. Mình hay đi qua để về đường Hai Bà Trưng. Trong khu này có một tên học chung khi xưa ở Lycee tên Đào thì phải. Tên này lớn tuổi hơn mình, chở gái đi chơi khiến mình phục nức nở. Bố tên này có bồ hay sao ở Sàigòn. Mẹ hắn nhờ bà Dì mình, ở Sàigòn 20 năm, đi với bà ta xuống Sàigòn đánh ghen. Dạo ấy, dì mình, thợ may áo dài, từ Sàigòn lên, mướn chỗ may ở tiệm ông Ba Hoà. Kinh

Đặc điểm ở khu xóm này là nhà nào cũng xây một cái tường nhỏ trước cửa nhà để khi mùa mưa đến, bị lụt thì nước không tràn vào nhà. Phía sau khu nhà này có con suối. Dân xóm này, cứ đem rác ra đổ dưới suối, làm nghẹt nên mùa mưa là nước không thoát được, tràn lên bờ. Chuyện rất dễ hiểu, chỉ cần mọi người đồng ý đừng đổ rác xuống suối thì không bị lụt khi trời mưa nhưng dân khu đó theo chủ nghĩa mackeno. 

Đối diện tiệm may ông Ba Hoà thì mình không để ý lắm vì ít khi đi phía bên đó. Chỉ nhớ có tiệm giò chả An Lộc, tiệm Tân Tiến, tiệm gì làm nệm ghế Salon của một tên học Yersin khi xưa tên Châu. Nhà của ông thầy Tường dạy mình Thái Cực Đạo. Ngoài ra có tiệm bán vật liệu xây cất, tên gì có chữ Ký phía sau, bổng nhiêu quên tên. Không biết có phải Lưu Hội Ký, tiệm này hình như ở đường Minh Mạng, đối diện tiệm vàng Kim Thịnh. Cứ ghi xuống rồi khi nào tìm ra sẽ bổ sung. Cạnh tranh với tiệm Đức Lập bên kia đường.

Đối diện tiệm ăn Kim Linh và Như Ý thì chưa thấy dãy nhà phía sau có nhà Chú Cương, an ninh quân đội, bạn ông cụ mình. Thiên hạ hay gọi chú là Cương Đen, có lần chú được bổ sang Nhật Bản học về an ninh quân đội mấy tháng. Sau 75, đi tù rồi đi mỹ rồi về lại Đà Lạt và qua đời tại đây.

Đây là tấm ảnh nghe nói được chụp năm 1936, vị trí rạp Ngọc Hiệp, chỗ đường Mình Mạng quẹo xuống đường Cầu Quẹo, sau được đổi lại thành Phan Đình Phùng. Có chú thích bằng tiếng tây “quartier indigène “  mình có kể theo tấm ảnh này rồi.

Có anh nào, cựu học sinh Trần Hưng đạo, có kể rất chi tiết khu rạp Ngọc Hiệp nhưng không nói đến tiệm bảo hiểm Rồng Vàng của bác Nguyễn Đình Hoè, hay họ Võ thì phải, tay vợt số một bóng bàn của Đà Lạt khi xưa, nằm ngay góc con hẻm đi lên đường HÀm Nghi, chỗ tiệm phở Tùng. Mình có chơi với con trai của bác hồi nhỏ nhưng lớn lên thì quên. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Song Tịch hay Đa Tịch

 Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh vừa kết thúc, người Mỹ bắt đầu bàn đến vấn đề song tịch của cô lực sĩ Eileen Gu (Cốc Ái Linh). Có người tàu chê cô ta, nhất là cô lực sĩ gốc tàu khác, trượt băng nghệ thuật, bị ngã khi tranh tài, khiến đội Trung Cộng về hạng thứ 5. Người thì ca tụng cô Gu như anh hùng lao động được đảng và nhà nước đào tạo. Họ cho rằng, cô Gu đã được Trung Cộng cho phép đặc biệt, có song tịch để thi đấu cho Trung Cộng. Lý do là Trung Cộng không cho phép song tịch. Trung Cộng đi tắt để được một nữ lục sĩ, có khả năng đem về cho họ 3 huy chương. Nói chung thì với chế độ độc tài thì ít khi họ theo  luật lệ của họ đưa ra.

Truyền thông Trung Cộng cho rằng Giấc Mơ Hoa Kỳ đã chết, khiến cô gái sinh tại Hoa Kỳ, thi đấu cho Trung Cộng. Vạn tuế Giấc Mơ Trung Cộng. Chán Mớ Đời 

Người thì cho biết, các lực sĩ nào của Trung Cộng thi đấu cho các nước khác, còn giữ quốc tịch Trung Cộng hay không. Mình thấy có nhiều tay vợt bóng bàn gốc tàu, đánh cho Hoa Kỳ, Lỗ Ma Ni, Tiệp,.. vấn đề là họ không đoạt gì cả. Sau đó thì về lại Trung Cộng sinh sống hay ở lại Hoa Kỳ hay các nước mà họ thi đấu để sống khi về già. Mình ít để ý mấy vụ này, chỉ thấy khi thế vận hội đang tranh tài thì thấy toàn là tên tàu thay vì tên mỹ họ tàu.

15 ngày tham dự thế vận hội, cô Gu bỏ túi 15 triệu và số tiền khổng lồ sẽ đến nữa. Chưa kể 31 triệu trước khi tham dự và các công ty ngoại quốc nhảy vào thị trường Trung Cộng, mướn cô ta làm tiếp thị.

Cô Gu này mới 18 tuổi nên không thể nào bảo cô ta đã từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ vì chưa đến tuổi vị thành niên nên không làm được. Nếu mình không lầm có một cô lực sĩ đánh quần vợt khác, mang tên Naomi Osaka, sinh tại Hoa Kỳ và thi đấu cho Nhật Bản. Cô này dạo này bị áp lực khá nhiều nên tranh tài hay bị loại. Mình có xem một phim tài liệu về cô ta. Mẹ người nhật, bố người Mỹ da đen. Cho thấy khi chính trị xía vào thì mới có những câu hỏi quốc tịch được đặt ra.

Thường thì không thấy người Mỹ chỉ trích vụ này lắm vì họ tôn trọng tự do chọn lựa của mỗi cá nhân. Kỳ này Hoa Kỳ không đoạt nhiều huy chương nên có người bực mình nên báo chí khơi mào, đánh bú xua la mua. Không như Naomi, họ vẫn xem là đấu thủ người Mỹ dù thi đấu cho Nhật Bản.

Có nhiều người lên tiếng chỉ trích các lực sĩ tham dự thế vận hội, im lặng không chỉ trích Trung Cộng vi phạm nhân quyền, đàn áp các người Uighurs nếu không sẽ bị truật xuất, không được tranh tài. Cả đời họ luyện tập để có một vé tham dự thế vận hội nên họ bỏ quên hết những căn bản đạo Đức con người để thi đấu giúp Trung Cộng thành công trong việc phô trương thanh thế.

Thậm chí Nga Sô dù bị cấm thi đấu nhưng họ vẫn nể sợ Putin, cho phái đoàn Nga Sô thi đấu dưới danh nghĩa uỷ ban thế vận hội Nga Sô. Thế giới khiếp sợ trước Mạc Tư Khoa. Họ lại biết cô bé trượt băng nghệ thuật bị dính doping nhưng phải thi đấu. May quá, cô ta không thắng nếu không thì thế giới lại bị mất mặt. Putin đợi sau Thế VẬn Hội mới tấn công Ukraine. Dù muốn dù không, Hoa Kỳ không có khả năng bảo vệ Ukraina. Hỏi người Mỹ xem có ai muốn chết để bảo vệ tự do cho người Ukraina. Chắc chắn sẽ không có ai tham gia. Bao nhiêu người Mỹ biết nước Ukraina nằm ở đâu.

Hoa Kỳ không thể nào chịu thêm một cuộc chiến nữa. Trung Cộng đã mạnh lên khi Hoa Kỳ bị sa lầy tại trung đông từ 9/11/01 đến nay. Hôm trước, nghe đài France culture của pháp, họ cho biết chủ nghĩa thực dân pháp đã kết chung tại Phi Châu. Lính pháp rời khỏi các thành phố phi châu như lần cuối tại Đông Dương vào năm 1956. Họ cho biết; ngày nay Trung Cộng và Nga Sô đã thay thế hoàn toàn nước Pháp tại các thuộc địa cũ của xứ này.

Có rất nhiều người Mỹ sinh sống ở hải ngoại, muốn bỏ quốc tịch mỹ nhưng rất khó khăn về thủ tục hành chính. Thậm chí ông Paul Getty, một thời giàu có nhất Hoa Kỳ cũng từ bỏ quốc tịch mỹ khi về già. Một trong nhưng khó khăn của việc từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ, là phải đóng thuế hết nhưng cái gì nợ nước mỹ trước khi được huỷ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ. Anh có thể sống cả đời anh tại hải ngoại, nhưng anh vẫn phải đóng thuế lợi tức cho chính phủ Hoa Kỳ trên nguyên tắc hàng năm.

Nếu anh ở Hoa Kỳ, sau khi đóng thuế xong thì có thể xin từ bỏ quốc tịch, chạy về Việt Nam hưởng già. Bằng không thì mỗi năm, anh phải khai thuế. Khai thuế, anh phải kèm theo tờ khai thuế của nước đang sinh sống để sở thuế chiếu theo mà đánh thuế lợi tức anh hàng năm. Anh quên đóng thuế vì nghĩ ở Việt Nam là ngọng. Buồn đời, anh về lại Hoa Kỳ tại phi trường sẽ được sở thuế hỏi thăm. Nghe nói có nhiều người Mỹ ở ngoại quốc muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ nhưng rất khó. Họ có thể có song tịch, quốc tịch tại địa phương đang sinh sống nhưng muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ thì phải đóng cho hết thuế, nghĩa vụ công dân.

Ai trên đời đều chạy theo cơ hội kiếm tiền, giúp đời họ thoải mái hơn. Mình được Pháp quốc cho học bổng, đào tạo nhưng khi ra trường, không tìm được việc làm nên bò đi xứ khác kiếm ăn rồi đưa đẩy mình sang Hoa Kỳ. Không lẻ mình thuộc dạng ăn cháo đá bát? Mình vẫn không quên ơn của nước Pháp nhưng vì miếng ăn phải sang Thuỵ Sĩ, Anh quốc, Ý Đại Lợi,… rồi định cư tại Hoa Kỳ. Do đó, khi có cuộc tranh tài thể thao mình đều ủng hộ các đội tuyển Pháp, Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc. Pháp đoạt vô địch túc cầu thế giới, mình cũng ăn mừng bằng cách ra tiệm mua cái phô mát và bánh mì baguette về ăn mừng chiến thắng.

Mấy người khi xưa, chửi bới Việt Cộng đủ thứ, vượt biển. Sau này, thấy có cơ hội làm ăn tại Việt Nam thì bò về, chi cho công an, để làm ăn. Mình có mấy người bạn về Việt Nam làm ăn, rên là phải chi cho mấy ông để được bảo kê làm ăn. Đó là sự chọn lựa của họ. Có nên trách họ hay không? Họ trốn ra khỏi Việt Nam cũng vì muốn tìm một cuộc sống khá hơn tại Việt Nam. Đó là tỵ nạn kinh tế như các người di dân lậu tại Hoa Kỳ.

Khi Cao Uỷ Tỵ Nạn hỏi thì họ phải nói là tỵ nạn chính trị. Người chống cộng thật sự thì không về Việt Nam làm ăn. Mình nghe nhiều ca sĩ hải ngoại về Việt Nam, bị đì mệt thở, cấm hát chỗ này, chỗ kia nhưng vì miếng ăn họ phải chấp nhận để có chút tiền vào tuổi già. Ở Hoa Kỳ, ít có khán giả vì đã quá tuổi. Mình nên cảm thông họ. Thậm chí mấy người đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam, giúp đỡ người nghèo, cũng phải mềm mềm với công an khu vực để có thể giúp người nghèo. Thằng con mình đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam, mới khám phá ra Việt Cộng là ai. Nếu mình nói Việt Cộng dã man,…thì nó sẽ không hiểu nhưng khi chung đụng 15 ngày làm việc tại Việt Nam thì nó mới hiểu tại sao mẹ nó phải bỏ nước của đi.

4 năm nữa, chưa chắc cô Gu sẽ còn cơ hội thi đấu vì sóng sau đẩy sóng trước. Đó là luật đào thải. Cô ta có  một thời gian ngắn để hái tiền. Chưa đoạt huy chương đã lãnh được 31 triệu đô la, nay thì chắc vài trăm triệu. Lại có màn P.R., được đại học Stanford nhận vào. Đại học thì họ nhận các lực sĩ số một để thi đấu, quảng cáo cho đại học của họ để kiếm thêm tiền của bá tánh.

Mình rất ngạc nhiên khi thấy anh bạn theo dõi túc cầu Việt Nam, thậm chí thức khuya để xem. Mình thì chỉ xem đội tuyển Hoa Kỳ đá còn đội tuyển Việt Nam thì không. Theo mình thì tài nghệ còn thua xa thế giới lắm. Nam Hàn và Nhật Bản đang bắt kịp thế giới. Mình thích nhất là xem mấy đội phi châu đá.

Năm tới, có giải túc cầu nữ mà đội tuyển Việt Nam đã dành vé tham dự. Nếu đội tuyển đụng đội tuyển Hoa Kỳ thì mình sẽ ủng hộ ai? Nói đại khái thì ai đá hay thì mình ủng hộ. Chủ nghĩa huề vốn. Nhớ lần trước, khi đội tuyển Pháp đá với hội tuyển Hoa Kỳ thì mình có sự xung đột, không biết ủng hộ phe nào. Khi Hoa Kỳ thắng thì mình thở phào, vui mừng. Có lẻ mình mỹ hơn mình nghĩ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao Na Uy đoạt nhiều huy chương vàng?

 Thế vận hội mùa đông vừa chấm dứt, Na-Uy là một quốc gia có 5.46 triệu dân lại đoạt nhiều huy chương nhất trong số các quốc gia tranh tài, có đông dân cư như Trung Cộng có hơn 1,400 triệu dân, Hoa Kỳ có 360 triệu dân,…. (16 huy chương vàng, 8 huy chưng bạc và 13 huy chương đồng, tổng số là 37 huy chương trong số 109 huy chương được cấp phát).

Nghe nói các lực sĩ của xứ Na-Uy, không được nhận tiền thưởng gì cả khiến thiên hạ ngạc nhiên vì lực sĩ cần tiền để dành thời gian 100% cho việc luyện tập.

Trước đây, các lực sĩ tham gia thế vận hội đều là loại tài tử, nghĩa là không có nhận tiền lương như các lực sĩ nhà nghề. Nay chúng ta thấy Kobe Bryant thi đấu tại thế vận hội vì các nhà bảo trợ cần ông ta thi đấu để bán quảng cáo.

Ngày nay, các công ty bảo trợ thế vận hội, cần phải bán hình ảnh trên đài tuyền hình, quảng cáo nên thể thức tham dự thế vận hội đã được thương mại hoá. Do đó Nga Sô bị cấm tranh tài nhưng vẫn phải để nước này tham dự dưới danh nghĩa uỷ ban thế vận hội Nga Sô. Nếu không sẽ mất sức hấp dẫn cho khán giả truyền hình. Khi bế mạc thì không thấy danh sách các lực sĩ Nga Sô đoạt giải đâu hết.

Cô lực sĩ người Mỹ tên Mikaela Shiffrin, nổi tiếng 4 năm trước kỳ này không được gì hết. Nghe cô ta kể là bị trầm cảm trên đài danh vọng, đang tìm cách chữa bệnh nên có lẻ không được gì hết. Hy vọng cô ta sẽ có đoạn kết may mắn hơn khi không còn là người của công chúng.

Mình cảm động nhất là có một lực sĩ Hoa Kỳ nhường phần thi đấu cho một đồng đội vì cô này giỏi nhưng khi thi đấu để được tuyển, xui xẻo không được vào. Tại thế vận hội, cô này đoạt huy chương vàng và khóc như mưa khi chào quốc kỳ. Chỉ tội là nhan sắc không được mặn mòi lắm nên chắc sẽ không được bảo trợ nhiều sau này.

Lực sĩ luyện tập cho thế vận hội không có tiền. Lâu lắm rồi, công ty Home Depot có mướn các người luyện tập cho thế vận hội, chỉ làm bán thời gian để có thì giờ luyện tập. Hình như sau đó có người đoạt huy chương thì phải.

Các công ty thấy ai có khả năng đoạt huy chương thế vận hội là cho tiền quảng cáo như cô Eileen Gu, người Mỹ được trả trên 30 triệu đồng trước khi tham dự thế vận hội. Nay đoạt được 3 huy chương thì xem như cô ta có thể kiếm bạc tỷ Tiger Wood.

Ông kình ngư Michael Phelphs lãnh hàng triệu để tập dợt ngày đêm. Từ đó đưa đến vấn nạn, dùng thuốc cấm để tranh tài như phái đoàn Nga Sô, bị cấm tham dự dưới tên quốc gia. Ngoài tiền bạc, các quốc gia như Trung Cộng, Nga Sô,..sử dụng thể thao để tuyên truyền cho chế độ. Họ dùng đủ cách để giúp lực sĩ của họ ở tư thế tốt nhất để tranh tài, dành huy chương.

Chúng ta thấy các trẻ em dưới 18 tuổi, được thảy vào đám đông, bất chấp nguy hại để dành huy chương cho quốc gia, chế độ như trường hợp cô bé 15 tuổi trượt băng nghệ thuật của Nga Sô. Các nước không có lực sĩ giỏi, chạy đi mua chuộc các lực sĩ của nước khác, thi đấu cho họ. Cho tiền cho bạc rồi sau đó, sẽ loại bỏ không thương tiếc khi tìm ra một đối tác khác giỏi hơn.

Người ta tò mò tìm hiểu hệ thống đào tạo của xứ Na-Uy. Khó mà giải thích sự thành công của hệ thống Na-Uy, tuy ít người nhưng họ rất đam mê thể thao. Có lẻ xứ này 6 tháng có tuyết nên thiên hạ phải ra ngoài để sinh hoạt, chơi thể thao mùa đông thay vì xem truyền hình, chụp hình tạo dáng như Hoa Kỳ.

Hệ thống đào tạo của Na-uy không nhắm vào thành công mà khuyến khích người dân vui vẻ, hạnh phúc nhất là khoẻ mạnh. Cả năm chỉ thấy mặt trời có mấy tháng, đâm bị trầm cảm.

Theo mình Na-Uy là một xứ có dầu lửa. Mình có kể vụ này rồi. Được cái là họ chỉ xem dầu hoả là một ân sủng của thượng đế, cấm các chính trị gia sử dụng như một khí giới. Nhờ đó mà cuộc sống dân họ thư thả và có thể luyện tập thể thao để có cuộc sống lành mạnh.

Ngày nay, tinh thần tham gia thế vận hội xem như đã đi ngược lại với tinh thần của ông Pierre Coubertin đã định ra khi thành lập lại Thế Vận Hội của nền văn minh Hy-Lạp. Vấn đề là tương lai của những lực sĩ không lãnh huy chương hay được các công ty bảo trợ tài chính sau này.

Khi con mình còn nhỏ, chơi thể thao thì không lại đám Mỹ trắng vì vóc dáng. Chơi bóng rổ, con gái mình 12 tuổi, đứng tới nách mấy cô gái mỹ cao gần 2 mét. Làm sao chơi lại nên cuối cùng mình chọn bơi lội vì sợ chúng bị chết đuối. Ai ngờ chúng bơi giỏi, đứng đầu học khu. Một hôm, đi xem bơi đua, gặp tên bạn, chè Hiển Khánh. Hắn kêu: có trên 300,000 học sinh tại Hoa Kỳ thi bơi, mà họ chỉ chọn có 2 tay bơi để thi đấu cho Hoa Kỳ. Xác xuất con mình là bao nhiêu? Từ đó mình hết ham con mình đi bơi, kêu chúng ráng học cho chắc ăn.

Trong đội bơi, sau này mình thấy có một cậu gốc Nhật, khi xưa bơi tương đương với con trai mình, bơi cho đại học Princeton. Một cô khác, gốc Việt bơi cho Berkeley hay cháu của một tên mỹ quen cũng bơi cho Berkeley. Cuối cùng chả ai đi thế vận hội. Vấn đề là khi học đại học, chương trình huấn luyện nặng quá nên không có thời gian học nên phải ghi tên mấy môn về thể thao. Ra trường, có cái bằng, nếu hên thì được một trường trung học nào mướn để huấn luyện học sinh còn không thì bù trớt.

Mình nói chuyện với tên bạn mỹ, Bruce Furniss, vô địch thế vận hội 200 mét. Ông ta cho biết là cần có chương trình hỗ trợ các cựu lực sĩ thế vận hội. Thậm chí các sinh viên đại học, chuyên tập luyện nhưng không được đi tranh tài để kiếm tiền như kiểu vắt chanh bỏ vỏ như hiện nay. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ăn cây nào rào cây nấy

 Thế vận hội mùa đông đang diễn ra tại Bắc Kinh. Thiên hạ xem truyền hình cũng tham dự bộ môn “ném đá (tuyết)” các lực sĩ sinh tại một nước lại thi đấu cho một nước khác. Có rất nhiều lực sĩ, muốn tranh tài tại thế vận hội nên đã đổi quốc tịch trước đây. Kỳ này có hai lực sĩ người Mỹ, gốc tàu đã đổi quốc tịch bị ném đá như điên. Có một cô trượt băng nghệ thuật, bị té khi thi tài khiến Trung Cộng về thứ 5, bị dân cư mạng tàu kêu mấy đời ra chửi mấy đời hay ông Nathan Chen, đọat huy chương vàng cho Hoa Kỳ cũng bị dân tàu chửi. Ngược lại họ ca tụng cô Eileen Gu (Cốc Ái Linh) như có bác Mao trong ngày vui đại thắng. Kinh

Có một người còm trên bờ-lốc như sau: “ Bài viết của Anh làm mình nhớ lại cách đây k lâu khi đội tuyển Túc Cầu Nam của Hoa Kỳ đụng độ với đội Mễ Tây Cơ.  Tôi mới hỏi Anh bạn làm chung hãng người gốc Mễ tên Juan là "You ủng hộ đội nào"  Anh ta ngập ngừng khoảng 30 giây và trả lời là "dỉ nhiên là đội tuyển Túc Cầu Nam Hoa Kỳ" mình tỏ vẻ ngạc nhiên là Anh không ủng hộ đội của quê hương Anh nên mình hỏi luôn "tại sao là đội Mỹ không phải đội Mễ Tây Cơ"  Anh liền trả lời "nước Mễ Tây Cơ luôn ơ trong tim tôi vì đó là quê hương"  nhưng tôi và gia đình đang sống và được đất Hoa Kỳ chiêu đãi thì làm sao tôi quay lưng không ủng hộ đội Hoa Kỳ"  Anh còn hỏi ngược lại Tôi, theo You thì You ủng hộ đội nào nếu You là Me/Juan.  Tôi gật gù mấy lần và bắt tay Anh rồi nói "Juan, You nói đúng lắm và Tôi cũng có vài lần suy nghĩ nếu như 1 ngày nào đó mà đội tuyển của VN/bất cứ chơi môn nào đấu với đội tuyển Hoa Kỳ thì tôi sẽ bắt đội nào và tôi cũng bắt như Anh bắt là đội tuyển Hoa Kỳ"  tôi còn nhớ 1 câu mà Mẹ của tôi thường dạy khi tôi còn nhỏ mà chắc suốt cuộc đời này không quên được là câu "Ăn cây nào, rào cây đó"  người Mỹ cũng có 1 câu tương tự như vậy "Don't bite the hand that feeds you".

Eileen Gu, siêu người mẫu cho các công ty thời trang danh tiếng, làm trên 30 triệu đô năm ngoái. Nay với 3 huy chương tại Thế Vận Hội thì biết đâu, một ngày nào có thể trở thành tỷ phú nếu không bị áp lực nặng, xài tiền, hay sì-ke.

Trong thế chiến thứ 2, những người gốc Nhật Bản, sinh sống tại Hoa Kỳ, bị nhốt trong các trại giam vì sợ làm nội tuyến cho Nhật Bản. Thậm chí các cựu chiến binh gốc nhật trong thế chiến thứ 1 cũng bị giam cầm trong các trại tập trung. Nghe nói có một số người gốc đức cũng lâm vào tình trạng tương tự. Sau này, thời chiến tranh Việt Nam, các người Mỹ gốc á châu đều bị đi quân dịch. Năm 1988, có đạo luật bồi thường $20,000 cho những nạn nhân sống sót. Hôm nào, buồn đời mình sẽ kể vụ này. Chúng ta phải hiểu lịch sử Hoa Kỳ, khá kỳ thị về chủng tộc da vàng để con cháu phải cẩn thận. Thay vì kêu con cháu học y khoa, dược khoa, nên khuyến khích chúng tham gia chính trị để bảo vệ quyền lợi của công đồng gốc vIệt.

Trại lính dùng để nhốt hơn 100,000 người Mỹ gốc Nhật Bản trong thế chiến thứ 2.

Tình trạng anh bạn đồng nghiệp của người còm, cho thấy hơi ngoại lệ, có thể sinh trưởng tại Hoa Kỳ hay đã suy nghĩ rất kỹ lưỡng về câu trả lời,… thông thường khi có trận đá banh tranh tài giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ hay các quốc gia miền Nam Mỹ Châu, mình thấy cờ xí Mễ đầy đường trong khi cổ động viên của Hoa Kỳ là thiểu số. Những năm gần đây, túc cầu trở nên phổ thông với người Mỹ nên ủng hộ viên người Mỹ bắt đầu đông với những câu U.S.A vang trời.

Mình thấy có nhiều cầu thủ người Mỹ, gốc Mễ, lúc đầu đá cho đội tuyển thiếu niên Hoa Kỳ rồi đổi quốc tịch để đá cho Mễ Tây Cơ tương tự cầu thủ McTominay của đội Mờ U. Lúc đầu cho đội tuyển Anh quốc rồi đổi qua đá cho đội tuyển Tô Cách Lan. Còn nhiều cầu thủ khác nữa. Theo mình thì vì quyền lợi nhiều hơn là tình cảm. Ông McTominay khó có thể được tuyển trong đội tuyển A của Anh quốc vì có nhiều cầu thủ Anh quốc đá hay hơn, có thể quảng cáo tại xứ Tô Cách Lan. Các công ty bảo trợ cho các cầu thủ đều khuyên họ làm gì để ký giao kèo, hợp đồng hoành tráng hơn.

Thiên hạ chửi cô Eileen Gu, tàu lai mỹ vì sinh tại Hoa Kỳ, lại chọn thi đấu cho Trung Cộng, đoạt 2 hủy chương. Cô này lại được ủng hộ tại Trung Cộng, đẹp, giỏi, được nhận vào đại học Stanford. Mẹ cô ta, du học sinh rồi ở lại Hoa Kỳ. Không ai biết về bố của cô ta. Họ đoán là bà mẹ lấy chồng mỹ để có quốc tịch để ở lại. Bảo lãnh bà ngoại sang mỹ sinh sống.

Năm ngoái, cô ta đã được trả trên 31 triệu để làm người mẫu cho Louis Vuitton, Tiffany & Co. Nay đoạt 3 huy chương thì chắc sẽ giàu to. Trong đời người, người ta chỉ có một lần khi trẻ để làm tiền thì không nên ném đá bú xua la mua. Nếu thi đấu cho Hoa Kỳ thì ít tiền vì Hoa Kỳ có quá đông lực sĩ thêm thị trường người á châu rất ít. Mình đoán công ty quản lý nghề nghiệp cô ta ta đề nghị nên thi đấu cho Trung Cộng để làm giàu. 4 năm nữa ai cũng sẽ quên cô ta nên tìm cách hốt bạc ngày nay. Louis Vuitton,… đánh vào thị trường Trung Cộng có đến 1.4 tỷ người. Cô này lai, mắt xanh, tóc vàng, không biết có nhuộm hay không, sẽ là thần tượng của các cô các bà tại Trung Cộng và á châu.

Cách đây 10 năm, có một sinh viên Harvard tên Jeremy Lin, cầu thủ bóng rổ, nổi đình nổi đám, tạo ra một giấc mơ cho giới trẻ người Mỹ gốc da vàng, mơ trở thành cầu thủ bóng rổ, tạo ra hiện tượng “Linsanity”cũng hái ra tiền khi sang Trung Cộng thi đấu, làm ăn. Nay có cô Gu, người ta gọi “Gusanity”. Mình không thích tàu nhưng phải công nhận là nên để họ có khả năng làm tiền trong giai đoạn này, độ 4 năm. Thế vận hội kỳ tới lại có vô địch mới, người ta lại quên cô ta như đã quên những người nổi tiếng một thời.

Có lần, mình thấy hai cô em mình ở Việt Nam, chụp hình tạo dáng với hai cái áo thung đỏ với ngôi sao vàng trước một trận đấu túc cầu tại Việt Nam khiến mình thất kinh. Mình ở hải ngoại, khi về Việt Nam, thấy lá cờ đỏ là mường tượng đến bài thơ “Nhất định thắng” cuả ông Trần Dần: 

….Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
       không thấy phố
              không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
           trên màu cờ đỏ…..

Khi mình về Đà Lạt, đến rạp Hoà Bình trong cơn mưa phùn của Đà Lạt, mới cảm được bài thơ của người ở phố Sinh Từ.

Trong thời chiến tranh, một người sinh ra miền Nam thì đi lính cho Việt Nam Cộng Hoà, còn người sinh ra tại Bắc Việt như chú mình thì đi bộ đội rồi chết trên đường mòn Hochiminh. Họ không có quyền chọn lựa như người Việt tại hải ngoại. Dạo ấy, cộng đồng người Việt được chia thành 2 nhóm: nhóm thân cộng được Việt Cộng gọi là Việt kiều yêu nước và người chống cộng. 2 phe đa số là sinh viên đánh nhau chí choé. Cứ Tết đến, tại rạp Maubert là hai bên đánh nhau khi tổ chức Tết.

Ngày nay, người Việt hải ngoại vẫn sống giữa hai quê. Do đó họ quan tâm đến tình hình tại quê nhà, thế hệ thứ hai như con mình chỉ nhớ đến Tết vì được lì-xì, họ hàng gặp nhau vui vẻ, đánh bầu cua cá cọp được một ngày rồi ai nấy về nhà nấy. Gia đình bà chị vợ của mình ở Boston, hàng năm là về Cali để trốn lạnh và họp mặt gia đình. Đồng chí gái dự tính bán được đất thì mời cả dòng họ đi du lịch một tuần. Hàng năm, đồng chí gái đều tổ chức họp mặt gia đình ở Cali.

Mình có anh bạn, thức khuya để xem đá banh khi đội tuyển Việt Nam tranh tài. Mình thì chịu vì theo mình trình độ đá còn thấp so với Âu Châu hay Mỹ Châu. Chỉ xem tóm lược 10 phút. Trên kênh Paramount +, mình thấy đủ loại. Ngay khi các đội tuyển Ba Tây, Á Căn Đình đấu mình cũng không xem vì thấy thua Âu Châu ngày nay. Túc cầu thế giới thì bỏ công xem hết các trận còn thường thì chịu.

Mình sống tại nhiều nước trước khi định cư tại Hoa Kỳ nên khi có các cuộc tranh tài, mình ủng hộ Pháp quốc, Anh quốc, Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Đức quốc lại có bạn ở Hoà Lan nên cũng ủng hộ. Mình có đi viếng vài nước tại Phi Châu nên cũng hay xem các nước này tranh tài.

Tranh tài có một yếu tố quan trọng là “may mắn”. Đội tuyển Đức quốc tấn công liên tục, vây hãm khung thành, nhưng không đá vào trái nào. Khi thì banh đụng xà ngang, đụng cột thành hay thủ môn bay đỡ mà thường ngày chưa chắc đã bắt hay cứu nguy được. Bà rá sao, banh trúng chân một cầu thủ Đức quốc chạy đến chân của một cầu thủ Nam Hàn, đang ở vị trí việt vị nhưng vì banh do cầu thủ Đức quốc chuyền nên không bị việt vị. Xong om 

Xem đội tuyển Việt Nam đá với Trung Cộng thì thấy Trung Cộng tấn công, áp đảo trong khi Việt Nam phản công lần nào là lọt vô trái đá. Thấy chụp hình, thiên hạ, ủng hộ viên đến sân Ba Đình, đem đồ cúng ai đó không biết. Chắc tổ đá banh nên Việt Nam thắng nhờ Phật độ hay chúa độ hay vua Lê Lợi không chừng.

Lực sĩ Erin Jackson của Hoa Kỳ, đoạt huy chương vàng nhờ một lực sĩ khác nhường cho cô ta thi đấu bộ môn này. Nói lên tình đồng đội, thân hữu, thay vì nghĩ mình bớt đi một đối thủ cho huy chương vàng. Đó là hình ảnh mình cảm nhận nhất về tinh thần thể thao.

Có lẻ câu chuyện về cô lực sĩ Erin Jackson của Hoa Kỳ đoạt huy chương vàng. Lẻ ra cô ta không được tham dự thế vận hội nhưng một lực sĩ khác trong phái đoàn nhường quyền thi đấu bộ môn trượt băng 500 mét. Cô ta đã đoạt huy chương vàng nhưng chắc sẽ không giàu lắm vì các công ty sẽ không bảo trợ. Bao nhiêu người Mỹ da đen có thể chơi bộ môn này. Rất đắt tiền! Mình có cho thằng con chơi môn này một vài tháng nhưng đắt quá lại xa nhà, phải chạy lên Los Angeles. Hình ảnh cô ta chào quốc kỳ Hoa Kỳ và khóc khiến mình mình cảm động. Có lẻ mình rất Mỹ hơn mình tưởng.  

Rốt cuộc, mình chỉ mong ai giỏi thì thắng nên trung lập. Đồng chí gái hỏi mình xem đá banh sao ngồi yên trong khi ông anh cột chèo, anh vợ đều nhảy cà tưng la hét. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lực sĩ da vàng tại thế vận hội Bắc Kinh

 Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh, vừa diễn ra được một tuần. Khởi đầu là các nước tây phương tẩy chay, không gửi các đại diện chính trị tham dự lễ khai mạc, viện cớ là Trung Cộng đàn áp các người dân Uighurs. Trung Cộng đàn áp dân họ, các chủng tộc khác từ mấy chục năm nay, thậm chí còn bắn giết tại Thiên An Môn mà truyền hình truyền đi trực tiếp. Họ vẫn làm việc, buôn bán với Trung Cộng, có nói năng gì đến mấy người Uighurs.

Một mặt, ông Putin lại bầy quân, tập trận ở biên giới Ukraina khiến mấy ông tây bà đầm lo sốt vó vì sẽ không có ga, nhiên liệu rẻ của mấy anh nga sô. Đáng ngại nhất là ngày nay, âu châu và Hoa Kỳ nói chuyện riêng với Nga Sô, cho thấy Hoa Kỳ không còn được âu châu trọng nể nữa. Sau khi bỏ chạy khỏi Afghanistan như Việt Nam khi xưa. Không ai còn tin Hoa Kỳ sẽ sát cánh bên cạnh. Hoa Kỳ tốn biết bao nhiêu tiền trong 2 thập niên qua để anh ba tàu hưởng lợi trên thị trường và chính trị thế giới.

Có cô lực sĩ người Nga, đệ tử của huấn luyện viên Tutberidze,đoạt huy chương vàng môn trượt băng. Xem cô này biểu diễn quá đẹp. Đùng một cái, họ kêu cô này bị doping. Nga Sô là nước bị cấm không cho thi đấu thế vận hội nên các lực sĩ của họ, chỉ được thi đua dưới màu cờ của ủy ban thế vận vận hội nga Sô nên khi thắng thì không có màn chào cờ nước nga mà cờ uỷ ban thế vận hội Nga Sô.

Tuần lễ đầu thấy thiên hạ ném đá cô gái gốc tàu, sinh tại Hoa Kỳ, thi đấu cho Trung Cộng. Khi thi trượt băng, cô ta bị ngã hai lần khiến đội Trung Cộng về thứ 5. Dân Trung Cộng ném đá cô này, người Việt mình cũng dựa hơi, ném theo.

Nếu ông Nguyễn Văn Vĩnh sống đến ngày nay, chắc ông ta sẽ viết: “dân an-nam ta cái gì cũng chửi và ném đá”. Chán Mớ Đời 

Cô này đoạt huy chương vàng nên họ dùng 500 cái Drone để tạo ra hình ảnh cô ta trên bầu trời Hải Nam.

Một cô khác cũng sinh sống tại Hoa Kỳ, thi đấu cho Trung Cộng, đoạt huy chương vàng thì thấy dân chúng Trung Cộng hoan hô, khúc ruột nghìn dậm, bắn Drone lên trời, ca khúc Khải hoàn, không thấy ai ném đá cô này. Một lực sĩ của Hoa Kỳ, Nathan Chen, gốc tàu, đoạt huy chương vàng. Xem anh ta bay vòng vòng lên trời khi trượt băng trong tiếng nhạc khá thần kỳ. Một cô gái khác, gốc cá châu, Chloe Kim, chắc gốc Kim Chi, đoạt giải Skateboard. 4 năm trước cũng đã đoạt rồi, đâu 15 tuổi.

Thật ra từ mấy năm nay, các lực sĩ sinh ra tại một quốc gia này, thi đấu cho một nước khác trong các cuộc tranh tài khá nhiều. Theo tin tức mình đọc thì đội tuyển của Trung Cộng năm nay có đến 36 tuyển thủ sinh ở ngoại quốc, và lấy quốc tịch Trung Cộng. Trung Cộng cần tuyên truyền nên phải đi dụ dỗ các lực sĩ gốc tàu ở Hải ngoại.

Thế vận hội mùa đông lần trước, có một lực sĩ trượt băng của Nam hàn, thi đấu cho Nga Sô và đoạt huy chương vàng. Anh ta từng đoạt huy chương vàng cho Nam Hàn trước đây. Hình như mỗi nước chỉ có 2 lực sĩ đại diện cho mỗi môn. Anh lực sĩ kia, cả đời luyện tập để thi đấu, nay không được tuyển thi đấu cho Nam HÀn, nhưng vẫn muốn thi đấu nên đầu quân cho Nga Sô.

Khi Jurgen Klinsmann, được mướn làm huấn luyện viên cho đội bóng Hoa Kỳ. Ông ta chiêu mộ các cầu thủ giỏi của Đức quốc, có ông bố là lính mỹ, để đá cho hội tuyển mỹ. Nhiều người không biết nói tiếng anh. Họ không có khả năng đá cho hội tuyển đức, nên chấp nhận. Được tham gia giải túc cầu thế giới, là một vinh dự, giấc mơ của đời cầu thủ.

Tham dự môn bóng bàn ở thế vận hội. Đội tuyển Hoa Kỳ có rất nhiều tay vợt gốc Trung Cộng thi đấu dù không biết tiếng anh. Trung Cộng chỉ có thể cho 2 lực sĩ đại diện môn này nên các tay vợt số 3, 4,…phải tìm xứ nào để thi đấu. Mình thấy Hoà Lan, Ba LAn,…có các tuyển thủ gốc tàu thi đấu.

Thực phẩm cho lực sĩ tham gia thế vận hội ăn khi bị cách ly. Thân ăn không được. Chán Mớ Đời 

Trung Cộng có 1.4 tỷ người nhưng dân họ không thích chơi túc cầu nên không có cầu thủ giỏi. Xem họ đá, thấy có vài ông râu ria, không giống người Tàu. Chắc được Trung Cộng mua đem về đá cho họ. Người được chọn là ban tổ chức thế vận hội, Trung Cộng đã tìm cách thu gom các lực sĩ gốc tàu tại hải ngoại để khả thi thắng được nhiều huy chương cho công cuộc tuyên truyền của họ. Mình không rõ họ đã hứa những gì với các tuyển thủ gốc tàu ở hải ngoại nhưng chắc chắn là tiền bạc rất nhiều.

Ông huấn luyện viên đội tuyển túc cầu Việt Nam là người đại hàn. Tại sao người Việt không chửi ông ta là ăn cháo đá bát. Tại sao ông ta không làm huấn luyện viên cho đội tuyển nước ông ta? Lý do là Nam Hàn có nhiều huấn luyện viên giỏi nên không cần. Ông ta cũng cần mưu sinh nên phải xa quê hương để huấn luyện đội tuyển Việt Nam.

Ngày nay, thế giới gần gũi nên xem như không còn biên giới, ngoại trừ các nước độc tài phải làm tường lửa để chận các tin tức không tốt cho họ.

Lực sĩ ngày nay, đi thi đấu thế vận hội không còn là hạng tài tử như ngày xưa. Nghĩa là không được nhận tiền, trả lương. Chúng ta thấy Michael Phelphs làm tiền hàng triệu, được quảng cáo,… ngược lại ông Mark Spizt đoạt 7 cái huy chương vàng ở thế vận hội Munich khi xưa, không được đồng nào.

Mình xem các lực sĩ đoạt huy chương thế vận hội, được trả bao nhiêu tiền thưởng. Hoa Kỳ thấp nhất.

Huy chương vàng được thưởng $37,500 trong khi Hương Cảng cho $642,000.



Nước Hoa Kỳ cho ít nhưng theo mình thì họ sẽ được các công ty mướn họ làm quảng cáo dùm thì có trên bạc triệu. Thi đấu thế vận hội là giấc mơ của mọi lực sĩ, ngoài ra phải nghĩ đến kiếm tiền như một cái nghề. Do đó, lực sĩ phải tìm cách đầu quân để tham dự.

Mọi người có khuynh hướng ủng hộ các tay vô địch, đoạt huy chương trong khi xem thường những người không đoạt giải. Ném đá đủ trò.

Năm nay, cô Shiffrin, lực sĩ trượt tuyết số một của Mỹ, đoạt mấy huy chương vàng ở kỳ trước. Kỳ này thất bại te tua nhưng cô ta tuyên bố một câu khiến mình cảm phục cô ta. Cô ta cho biết thất bại nhưng nhờ đó lại khám phá người ta rất tốt với cô ta. Cô ta thất bại nhưng ít ra cô ta đã cố gắng. Xong om

Khi nói đến thể thao, nghệ thuật, chúng ta phải chấp nhận không biên giới, chính trị, màu da,…thì mới nói đến sự khách quan, tôn trọng người nghệ sĩ hay lực sĩ đã bỏ công, hy sinh, luyện tập thi đấu mấy chục năm tời.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ông đồ ngày xuân

 Nhớ khi xưa, học Việt-Văn với Cô Liên. Có năm cô bắt học thuộc lòng khi gần Tết bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên khiến mình ngọng vì chả bao giờ thấy mực tàu, ông đồ tại Đà Lạt.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua...

Đây là hình ảnh ông đồ mà ông Vũ Đình Liên tả. Phải chi khi xưa, mình được thấy hình ảnh này thì có thể hiểu bài thơ.

Học mà chả hiểu gì cả, mình cần có hình ảnh mới giác ngộ cách mạng. Lâu lâu lên chùa thấy mấy dòng chữ Hán là ngọng, đến nay vẫn ngọng. Đi chơi các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Cộng thì phải lấy điện thoại ra, rồi mở cái App thông dịch, bấm hình một cái để dịch, hiểu tạm tạm chưa chắc đúng vì chữ Hán rất đa dạng. Đủ để đi du lịch xứ người hay nói chuyện. Cứ bấm nút để điện thoại tự động nói để người mình hỏi đường nghe. Nay thì có gú-gồ nên ít cần hỏi đường, cứ đi theo bản đồ.

Có dạo buồn đời, mình mua sách học chữ Nôm về để học. Được vài ngày là oải. Rồi đến chữ Hán cũng theo số phận lười. Mình có anh bạn học cũ, chịu khó học mỗi ngày một chữ nay nghe anh ta khoe biết được trên 5,000 chữ hán. Có thể mình sẽ ráng neo theo anh bạn năm tới, học lại. Biết đâu sau này có thể đọc sách báo chữ Nôm.

Ngày nay, ở Hoa Kỳ khi đi chùa mình cũng thấy mấy chữ Hán hay Nôm (mình không biết), lại ngọng nữa. Đi chợ Tết ở Bolsa, thấy họ viết chữ Việt theo lối chữ tàu nên mò mò cũng hiểu.

Từ khi người tây phương sang Việt Nam giảng đạo, kêu gọi mọi người trở về đạo. Họ phiên âm Việt Ngữ ra các mẫu tự La-Tinh để giúp họ dễ học tiếng Việt để giảng đạo. Có anh bạn học cũ, kể khi anh ta đi dạy các em người Chu-Ru thì khám phá ra sách vỡ của người Mỹ làm để học chữ Chu-Ru nên dựa vào mấy cuốn sách này, anh ta học được một ít từ để nói chuyện với người dân tại đây.

Nếu mình không lầm Việt Nam là nước có gần 100 triệu người , là cựu thuộc địa của tây phương nhưng vẫn sử dụng văn tự việt ngữ, tỏng khi các nước to lớn như ở châu Mỹ, Ba tây thì dân đông nhưng vẫn sử dụng tiếng Bồ Đào Nha, Mễ Tây cơ rộng lớn nói tiếng Tây Ban Nha,…

Mấy ông cố đạo tây phương đã thành lập được hệ thống phiên âm và viết tiếng Việt bằng chữ la-tinh, được gọi là chữ Quốc Ngữ mà người Pháp đã dùng khi họ cai trị Việt Nam. Đọc tài liệu tây thời thực dân thì được biết ông toàn quyền Doumer, lưỡng lự, không biết nên để người Việt tiếp tục học chữ Nôm hay chữ Quốc Ngữ. Cuối cùng, ông ta chọn chữ Quốc Ngữ. May quá!

Sau gần một thế kỷ, người Pháp áp dụng chữ quốc ngữ để giảng dạy tại học đường đưa đến người Việt trong và ngoài nước, ít ai hiểu được chữ Nôm hay chữ Hán. Hình ảnh trên cho thấy ông đồ thời nay, đội mũ bê-rê kiểu tây, viết chữ Hán hay chữ Nôm, thiên hạ ngồi xung quanh chả hiểu gì cả nhưng bái phục vì chữ viết như rồng bay Phượng múa. Chán Mớ Đời 

Lễ Tịch Điền năm con cọp nước tại Việt Nam. Họ sơn rằn ri lên thân con trâu để biến gien con vật thành loại Sửu-Hổ, hình như con trâu này bụng mang dạ chữa. Xem tấm ảnh thì nghĩ là bên tàu vì thấy nông dân bận đồ tàu. Hoá ra tại miền Bắc, đằng Ngoài vì nông dân bận đồ nâu, trong Nam thì bận đồ đen. Nhìn lại thì thấy một cán bộ quen quen nên thất kinh. Không hiểu bên tàu hay ở Việt Nam.

Hôm qua, thấy trên mạng đăng hình “lễ Tịch Điền” mà khi xưa thường được tổ chức vào trung tuần tháng giêng âm lịch. Tục lệ này khởi đầu bên tàu. Ông vua Lê Đại Hành mới bắt chước du nhập việc tế lễ cúng vua Thần Nông. Đến thời Tây thì dẹp vụ này. Đến khi tây về nước thì người Việt có lập lại cổ tục xưa bị ảnh hưởng tàu. Hoá ra người Việt mình chỉ bắt chước tàu rồi tây rồi lại tàu. Không có gì đặc trưng hay do chính người Việt tư duy đột phá, tự làm ra. Chán Mớ Đời 

Đọc trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, mua hồi về Việt Nam. Có viết về sự tích lễ Tịch Điền.

Nhớ hồi nhỏ khi chương trình “Người Cày Có Ruộng” được quảng bá, tuyên truyền kèm theo bài hát “Một Tấc đất là một tấc vàng” do ca sĩ Mai Lệ Huyền hát. Nay nghĩ lại rất đúng. Có vài người hỏi mua vườn của mình với giá mà mụ vợ nghe tới muốn xỉu. Kinh

  https://youtu.be/fRmDMKACIWU

Thấy báo chí, phim thời sự hay chiếu hay in hình ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, săn quần trồng lúa với các nhà nông hay lái xe máy cày. Hoá ra, Việt Cộng chiếm đất ở miền quê khá nhiều nên chính phủ Việt Nam Cộng Hoà mua đất rẻ của mấy địa chủ rồi tặng cho người dân để họ trồng trọt, theo Việt Nam Cộng Hoà.

Không biết ông quan nhớn trong hình có đọc được hay hiểu mấy tấm biểu ngữ, để trước bàn thờ hay không. Chắc được ban tổ chức giải thích nhưng dân làng thì chắc là không. Nghe nói được chiếu trên truyền hình thì cả nước ít ai đọc được chữ Hán. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Đầu tư vào con trai hay con gái?

 Sáng nay, thấy anh bạn tải tin tức túc cầu á châu khiến mình vui cực đỉnh. Hội tuyển nữ túc cầu Việt Nam, dành vé tham dự giải túc cầu thế giới năm tới, sau khi hạ đội tuyển Đài Loan 2-1. Hội tuyển Đài Loan bị dính covid nên thiếu khá nhiều cầu thủ giỏi trong khi Việt Nam không bị dính, có đủ bộ 23 cầu thủ. Kiểu này, năm tới nhiều khi đội tuyển Việt Nam đụng đội tuyển Hoa Kỳ, không biết mình sẽ ủng hộ đội nào? Chắc Hoa Kỳ. Nếu không sẽ bị ném đá “ăn cơm Hoa Kỳ, thờ ma cộng sản”. Chán Mớ Đời 

Báo chí Việt Nam ít nói đến đội nữ tuyển túc cầu, ngược lại đội tuyển nam thì chắc chắn là không được tham dự giải túc cầu thế giới năm nay vì toàn là thua. May sao tuần rồi hạ được anh ba tàu. Đá trực tiếp sớm quá nên mình không xem, chỉ xem tóm lược trên kênh Paramount +.

Thực tế của đội túc cầu Việt Nam, thể hiện được tinh thần, văn hoá người Việt. Cái gì cũng dành cho “con trai” còn con gái thì nuôi chưa chi là đã gả chồng cho rảnh nợ đời. Cứ dồn kinh tế gia đình để lo cho con trai. Hên thì con trai khá khá, còn xui thì kêu con là nợ. Ngược lại con gái thì không để ý nhiều nhưng về già, tuy đã có chồng nhưng chúng vẫn lo cho mình. Nấu miếng ăn ngon, đem lại cho bố mẹ còn con trai thì chỉ đợi bố mẹ đi tây để thừa hưởng gia tài.

Bà cụ tốn tiền cho mình ăn học trường tây, đi tây đi tàu, nay về già thì cô em mình chăm sóc. Chán Mớ Đời 

Hình ảnh trên báo Đài Loan. Bài báo rất nhẹ nhàng, không hằn học, dù mình thấy cầu thủ Việt Nam chơi xấu nhiều lần, lãnh thẻ vàng.

Đội tuyển nam thì bỏ tiền mướn gia sư gốc Kim Chi dạy đủ nghề. Có lẻ ông ta bồ dưỡng kim chi cay quá cỡ nên cầu thủ nam, tương đối khá hơn xưa. Muốn giỏi thì phải có chương trình tuyển lựa và huấn luyện tối thiểu 20 năm mới đào tạo các cầu thủ có thể tranh tài với thế giới. Xem giải túc cầu phi châu, đa số các đội banh mướn huấn luyện viên ngoại quốc. Mấy người này được đào tạo và cập nhật hoá cách tổ chức, tập luyện một cách khoa học khiến các nước như Ba Tây, Á Căn Đình,…hết đoạt các giải quốc tế.

Chúng ta chỉ có chủ nghĩa Thánh Gióng, tự bẩm sinh, nổi tiếng đá giỏi rồi tự hào quá Việt Nam ơi, Thái Lan phải đợi 15 năm sau mới bằng Việt Nam. Nay đội tuyển nữ Thái Lan và Việt Nam vào được vòng thế giới nhưng khó mà hy vọng thắng vì đẳng cấp còn thua xa mấy chục năm của thế giới. Tuy nhiên là một điểm tốt cho sự khởi đầu. Thật sự, mình thích xem mấy đội nữ đá hơn, ít bạo lực như các đội nam. Xem đội tuyển nữ của Hoa Kỳ hay Hoà Lan đá thích hơn là các đội nam. Đội nữ đá theo kiểu ngày xưa, ít bị giời hạn bởi chiến thuật.

Mình nhớ dạo ở bên tây, ông Guillou, cầu thủ quốc gia và sau này có làm huấn luyện viên cho đội tuyển Pháp quốc. Ông ta đề nghị các câu lạc bộ túc cầu pháp nên đầu tư ở Phi Châu, tại các cựu thuộc địa của pháp để tìm kiếm và huấn luyện cầu thủ mấy xứ này, nhằm cung cấp cầu thủ cho các câu lạc bộ túc cầu của Pháp quốc, để câu khán giả gốc phi châu.

Ông ta và nhóm của ông ta sang phi châu, đi tìm và mở trung tâm huấn luyện túc cầu. Mấy năm sau, họ có một số cầu thủ giỏi, đem qua Pháp thi đấu. Dần dần, các đội tuyển phi châu đá khá lên, có thể hạ các đội tuyển âu châu. Mình nhớ trận đầu tiên giữa Senegal và Pháp quốc thi đấu tại giải túc cầu thế giới. Cựu thuộc địa thắng mẫu quốc khiến dân da đen xuống đường tỏng khi tây da trắng chửi mẹt-xà-lù đủ cở. Ngày nay, nhìn lại thì đội tuyển pháp có đến 70-80% người da đen khiến mấy tên cực hữu phải chửi thề.

Tương tự đội tuyển túc cầu của Hoa Kỳ cũng èo uột. Đến khi họ mướn ông cầu thủ và cựu huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Đức quốc, Jürgen Klinsmann. Ông này thành lập chương trình tìm tài năng và huấn luyện tại cấp địa phương. Ông này bị các cầu thủ mỹ chơi vì ông ta dùng cầu thủ sinh tại Đức nhưng có cha là lính mỹ. Nhiều người không rành tiếng mỹ. 

Cuối cùng bị sa thải nhưng kết quả của chương trình tìm tài năng, huấn luyện từ địa phương đã đem lại thành quả ngày nay, có nhiều cầu thủ mỹ, đá cho các đội bóng nổi tiếng ở Âu Châu. Khi xưa có 3 anh chụp gôn là có hạng. Cho thấy muốn giỏi phải có chương trình huấn luyện, tìm tài năng, không phân biệt lý lịch, chính trị và viễn kiến cho mai sau. Nghe ông huấn luyện viên Việt Nam đội nữ đã từ chức. Chắc muốn được trả lương cao hơn. Còn đội tuyển nữ được nhận vào đại học nào đó, không cần phải thi vào. Chắc màn PR.

Mình thấy có nhiều cầu thủ Nhật Bản, đại hàn đầu quân cho các đội tuyển ở âu châu. Đồng ý là họ cần quảng cáo tại á châu nên phải mướn cầu thủ á châu nhưng thực tế, mấy cầu thủ này đá rất hay như ông Heung Min Son, đá cho đội Tottenham ở Anh quốc. Ông này, đá lọt quả thứ 2 khi đội nam HÀn thắng đội Đức quốc trong cuộc tranh giải túc cầu thế giới 2018, khiến các hậu vệ khét tiếng thế giới vẫn nể nan.

Mình nhận thấy không có sự công bằng trong gia đình Việt Nam. Con trai thì không làm việc nhà, đi chơi bớ vơ, con gái lãnh hết. Hôm kia, ăn Tết nhà mình. Sau khi ăn xong, mình, ông anh cột chèo và ông anh vợ, ngồi xỉa răng, xem truyền hình còn mấy bà theo lối xưa, đi dọn dẹp. Mình dựa hơi mấy ông anh nên ngôi xỉa răng. Ngày thường thì phải làm rồi để vợ hát karaoke. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái có cô bạn học khi xưa kể chuyện khiến cả hai khóc như mưa bấc. Gia đình cô bạn thuộc loại trâm anh thế phiệt. Ông bố làm ngoại giao bên Úc. Được điều về Sàigòn tạm để chờ nhận công vụ mới. Cô bạn vào học chung lớp, tiếng việt không rành như đám con mình ngày nay.

Ông bố nhận được nhiệm vụ mới, đi Pháp. Nói để chuẩn bị nhà cửa xong xuôi thì đón mấy mẹ con sang. Đùng một cái, 30 tháng 4 đến. Bà mẹ đem con ra phi trường thì chỉ còn 3 vé đi pháp. Bà ta kêu bà vú dẫn hai cô con gái về, bà và 2 người con trai đi trước. Sang Pháp, bà sẽ tìm cách đem qua sau. 30 tháng 4 đến, bà vú ôm tiền, bỏ về quê. Cô bạn phải ra bán chợ trời, lăn lộn với cuộc sống mới của con người mới, xã hội chủ nghĩa. Cô em thì muốn làm cháu ngoan của bác, trò ngoan của thầy, về nhà kêu bọn ngụy quân ngụy quyền gian ác, bị cô chị cho ăn tát…

Sau này, cô ta về thăm Việt Nam một lần rồi không dám trở lại. Lý do là khi máy bay đáp xuống phi trường Tân Sân Nhất, hình ảnh mẹ cô ta bỏ lại năm 1975 từ đâu ập về khiến cô ta khóc như mưa.

Người anh sang tây, chả học hành gì cả. Sau này, bà mẹ di cư sang Hoa Kỳ với người con trai đầu, ở với cô con gái đầu, du học trước 75. Trước khi chết, dặn phải chăm sóc ông em trai, nghiện ngập. Có lần cô chị la ông em trai. Ông này bảo tôi chưa lấy bức tranh đắt tiền của chị đi bán là may lắm rồi, không nên chửi bới.

Có cô bạn kể là bà mẹ cũng khổ với ông anh. Cho đi du học rồi học không nổi về lại Việt Nam, bà mẹ nuôi mệt thở. Cho thấy văn hoá trọng nam khinh nữ của người Việt đã làm tốn tiền, kinh tế của gia đình. Đầu tư không đúng chỗ. Mua cổ phiếu, cái nào không khá thì dẹp, dồn tiền cho những cổ phiếu nào có khả năng tương lai. Đó là sai lầm về đầu tư, cứ hy vọng sẽ thay đổi. Chúa hay Phật cũng không giúp được gì cả.

Trai hay gái đều xem như nhau. Đứa nào giỏi thì đầu tư cho nó học thêm, còn đứa học dốt thì cho đi học nghề. Văn hoá “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” sẽ gây ra bất công và bỏ quên hay cố ý vô hình trung loại các tiềm năng cá nhân có thể giúp ích cho gia đình, cộng động, xa hơn là quốc gia. Điển hình là nhạc sĩ dương cầm nổi thế giới Thái Sơn.

Trong lịch sử Việt Nam, người Việt tốn biết bao nhiêu tiền cho con trai ăn học mà chả ra cái gì. Ông Tú Xương, được vợ nuôi 20 năm trời để học thuộc lầu 9 cuốn sách. May ông ta đậu nhưng chả làm được cái gì, ngoài vài câu thơ ca tụng đồng chí vợ.

Có quảng cáo trả $750, để bạn không phải tổ chức ngày Tình Yêu với đồng chí vợ. Họ sẽ bận đồng phục cảnh sát, chạy xe cảnh sát tới nơi, bắt bạn ngày thứ 6 và trả về thứ 2. Bao ăn ở và dụng cụ đi câu,…

Từ đó đưa đến vấn nạn “học tài thi lý lịch” đã dẹp bỏ đi biết bao nhất nhân tài của Việt Nam. Điển hình là ông Đào Duy Từ, vì lý lịch bị tước bỏ văn bằng, về quê chăn trâu. Sau ông ta là người trí thức vượt biên xuống miền nam, được CHúa Nguyễn trọng dụng, nghe theo kế sách mà trị vị mấy trăm năm. 

Bù lại họ sử dụng các nhân vật không có khả năng, chạy bằng cấp, được người thân cơ cấu vào các vai trò lãnh đạo như một cán bộ nào gọi là “hồng phúc dân tộc”. Tinh thần “1 người làm quan cả họ được nhờ” đã  khiến Việt Nam không thoát tâm lý, văn hoá ao làng để vươn ra xa để bắt kịp thế giới trong cuộc cách mạng công nghệ @. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Machu Pichu 2022

 Tháng 4 năm này, mình sẽ leo núi MachuPichu ở Peru với anh bạn. Hai bà vợ không đi nên cũng đỡ lo. Cuộc hành trình sẽ kéo dài 7 ngày 6 đêm. Leo tổng cộng 46.7 dậm hay 75 cây số. Gồm 6 đêm cắm trại trong lều trên núi, và đi bộ 7 ngày đường lên đỉnh Machu Pichu, có cao độ trên 2,400 mét. Xem hình thấy tuyết đầy, chắc lạnh.

Mình có xem một phim tài liệu về núi Everest. Thiên hạ leo lên đó như đi chợ, kẹt đường. Lý do là họ không cấm, cần xin phép nên ai có tiền là trả cho các toán du lịch để có người dẫn đi.

Ở đây thì phải xin phép trước. Mỗi năm chính phủ chỉ cho phép bao nhiêu người được đi lên dãy núi này để tránh tình trạng, phá hủy môi trường. Mình thấy núi Everest, toàn là rác do du khách quăn đầy đường mòn leo lên đỉnh. Thật ra ít ai lên đó được vì quá cao nhưng trả tiền để leo lên vài dặm, chụp hình tỏa sáng, câu Like là vui rồi và xả rác. Cứ tưởng tượng mỗi ngày có cả chục ngàn du khách, lên đó mà không có nhà cầu, thùng rác thì hỏi du khách làm sao. Chán Mớ Đời 

Mình và anh bạn, trả tiền từ năm ngoái nên cuối năm vừa rồi mới có giấy phép leo lên đây vào tháng tư 2022. Mỗi thứ 6, mình và anh bạn sẽ tập leo núi. Chỉ tiếc dạo này có tuyết trên núi xung quanh Quận Cam nên không leo được vì nguy hiểm. Chỉ tập gần gần nhà, hy vọng tháng 3 tan tuyết sẽ leo lên cao hơn. Mình mới xem lộ trình thì thấp hơn các núi ở Cali mà mình đã leo. Đồng chí gái không chịu được cảnh ngủ lều, nếu không thì mụ leo lên được.

Leo núi này mình chọn Salkantay Tour. Họ kinh nghiệm bao nhiêu năm và sẽ có người vác ba lô cho mình lên núi. Như thực dân khi xưa, sang Việt Nam, kêu người thượng gánh đồ lên núi Đà Lạt. Đây mình chỉ leo và mang theo bình nước để uống, còn lều chỏng gì và nấu nướng thì có đội quân của công ty du lịch lo. Chỉ có ráng sức leo lên. Mỗi ngày trung bình 15 cây số, độ 9 dậm. Bà cụ mình mấy năm trước leo núi ở Nhật Bản với mình đến 9 dậm mỗi ngày.

Họ sẽ đi trước mình để cắm lều, nấu nướng sẵn, đợi mình leo đến thì cho ăn, tắm rữa, chui vô lều ngủ. Xong om.

Có thể tháng 2 mình sẽ lên chương trình tập luyện 2 lần một tuần rồi tháng 3 lên đến 4 ngày một tuần và tháng tư sẽ chơi nguyên tuần để chán quen leo không mệt. Trước khi lên đường. Mình phải đến Cusco trước độ 2 ngày để làm quen với cao độ, cao gấp mấy lần Đà Lạt. (3,400 mét), độ cao của đỉnh Baldy mà mình đã leo lên 2 lần năm ngoái. Cho nên bớt lo. Thật ra cũng không cần, chỉ mỗi tuần một lần cũng được. Mình lên vườn, nên leo đồi ná thở rồi, không cần tập nhiều.

Tháng 6 thì mình sẽ leo đỉnh Whitney (14,515 bộ cao độ, cao hơn 4,000 bộ Cusco, Peru) mà năm ngoái không được đi vì tiểu bang Cali ra lệnh đóng các công viên quốc gia để tránh nạn cháy rừng. Ai tò mò thì xem youtube sau đây.

 https://youtu.be/727ScAnzF0Q

Tour Location: Inca Trail and Salkantay Trail – Epic 7 day Hike to Machu Picchu

Tour Type: Hiking, camping, adventure, history, culture

Total Distance: 46.7 miles/75 km

Good For: Experienced hikers

Difficulty: Quite challenging

Considerations: Permit required

 From <https://www.alpacaexpeditions.com/inca-trail-expedition-salkantay-7d6n/> 

Hành Trình cho 7 ngày 6 đêm, hơi mờ

Hoá ra không cao lắm. Đỉnh cao nhất vẫn thấp hơn mấy ngọn núi mình đã leo tại Cali nên cảm thấy đỡ lo hơn.

  1. Day 1: Cusco –Marccoccasa – Sorapampa
    Your Inca Trail or Salkantay Tour starts with your Salkantay Trek Tour Guide, Chef, and Porters picking you up from your hotel (Must be located in Cusco) at 4:30 a.m., and you will drive two and a half hours to the trailhead, Marccoccasa (3,300 meters). You will meet your horseman and horses, and have some time to prepare for the day and enjoy your breakfast. You will experience views of the Andes, lush green valleys, and beautiful waterfalls. Today will be moderate in difficulty, but one of the longer days of hiking. There will be a gradual uphill climb lasting about three and a half hours until lunch. After lunch, the hike will be less of an incline and more relaxed walk.
    The views along the Salkantay vs Inca Trail change drastically as you go. The trailhead is all green, lush valleys, but in the afternoon, you will be right at the foot of the Humantay snow-capped mountain. You will also experience a temperature drop from warm to cold. Be sure to have your warm jacket, and gloves in your daypack for the cold afternoon. After arriving at the Soyapamapa campsite (3,800 meters), your team will welcome you and provided warm drinks and dinner.
    Elevation: From 2,900 to 3,800 m (leo lên 900 mét cao độ)
    Walking Distance: 11 km / 6.8 miles
    Considered: Moderate
    Weather: Warm to hot 
  2. Day 2: Sorapampa – Humantay Lake – Ichupata
    You will be woken up with hot drinks and breakfast to prepare for the Salkantay Tour. After you prepare for the day, we will show you the alpines micro-climate, and amazing views of the high glacier peaks. They are considered to be the highest peaks around Cusco and the father of the other mountains by many Andean people (Apus means God). You will begin a two-hour climb to the most beautiful blue lake, located at the bottom of Humantay glacier mountain. It’s believed that the Incas used to hold celebration ceremonies for the God of water and the Apus, that surround this peaceful place.
    You will then begin your return to the main trail and continue towards your lunch spot at Salkantay Pampa. It will be time to depart from the Humantay peak and enjoy the views of a higher mountain, Salkantay Mountain (6,215 m). You will arrive here around 1 p.m.and enjoy lunch. After lunch, we will have a two hour, steep climb to our second campsite, at Ichupata or Pampa Japonesa (4,200 m). Today will be a cold day of hiking, so be sure to have your jacket, warm hat, sunglasses, and gloves in your day pack. At the campsite, you will be welcomed by your porters to enjoy hot drinks and dinner. Tonight is the perfect night to spot the constellations and the views of Salkantay peak. This site is the closest camp to Salkantay, so it may be possible to hear some avalanches. However, do not let this scare you since they are not close to us. This campsite is the highest, so it should be a cold night, close to zero degrees Celsius.
    Elevation: 3,500 – 4,300 meters (leo lên 800 mét cao độ)
    Distance: 13 km / 8 miles
    Considered: Moderate to difficult
    Weather: Cold
  3. Day 3: Ichupata – Inca Chiriasca Pass – Inca Canal
    After tea and breakfast, it will be time to embark on the most challenging, yet rewarding hike, to date. Your guide will lead you up the Inca Chiriasca pass (5,000 meters high), at a steady pace to see the marvelous views of the glacier mountains. Once you have reached the top, there will be hot coca tea, view of the valley and lakes, and even birds like condors and falcons.
    Following, you will start descending, or you may take an optional hike to a glacier, which only takes 30 minutes. Afterward, we will continue trekking to your lunch spot, where your porters will be waiting with the traditional hot tea and delicious lunch. For the rest of the day, you will walk downhill, through lush green valleys and winding streams, before reaching your campsite, in a little village of 10 families.
    Elevation: 4,300 – 5,000 meters, then to 3,750 meters ( leo lên 700 mét cao độ rồi đi xuống 1,250 mét cao độ)
    Distance: 14 km / 8.6 miles
    Considered: Difficult
    Weather: Cold
  4. Day 4: Inca Canal – Pauccar Cancha – Wayllabamba – Ayapata
    This day will give you a rare glimpse into the past as you wander through hillside paths, used by traditional Peruvian farmers, living the same way since the time of the Incas. Then, you will arrive at the famous Inca ruins, where your tour guide will provide you with some background on the Incas. After the ruins, your tour guide will point out new and different vegetation, as you move into the high, jungle micro-climate.
    Finally, you will reach the classic Inca Trail, where your porters will serve you lunch. The afternoon’s hike will be all uphill until we reach our campsite. Be sure you have your camera ready, with fully charged batteries, as you never want to miss this opportunity to capture the magnificent views of the mountains and enchanting natural waterfalls in the cloud forest.
    Elevation: 3,750 – 3,000 meters, then to 3,300 meters (đi xuống 750 mét cao độ rồi lên lai 300 mét cao độ)
    Distance: 14 km / 8.6 miles
    Considered: Moderate to difficult
    Weather: Cold in the morning, warm in the afternoon
  5. Day 5: Ayapata – Warmi Wañusca- Chaquicocha
    Today will be the longest but most breathtaking day of the Salkantay Tour, with it including the Inca ruins and the cloud forest. After an early breakfast, we will start with a two-hour climb uphill in the Puna area. The Andean Ichu is a dry place with little vegetation, but you can see llamas here. When we reach the peak of Dead Women´s Pass (4,200 meters high), you will have some time to rest and enjoy the glacier peaks and spectacular mountains, nearby. Afterward, we will start descending on the rock-paved trail towards our lunch spot. Along the way, you will be able to observe Orchids and other flowers.
    Please try to walk slow and be cautious of nature. This section is a perfect spot to watch hummingbirds. After lunch, we will begin climbing uphill for two hours to reach the second peak. Halfway through your journey, you will visit the Inca ruins, called Runcu Raccay.
    This place has been said to function as a watchtower from its oval shape and position overlooking the valley. After crossing over the second peak (4,000 meters high), we will start descending for one hour to the lake called Yanaccoha, where the Incas organized ceremonies for the Goodness of the water. Then, you will arrive at the famous cloud forest and also one of the most beautiful Incan ruins called Sayacmarca. Sayacmarca is where you can observe the original Inca houses, water fountains, water channels, and the most spectacular views of the valley.
    After the ruins, it will take you about 30 more minutes to reach our campsite, called Chaquicocha. Once again, you will have an opportunity to see different types of flora and fauna since you will be in the high jungle.
    Elevation: 3,300 – 4,200 meters (the pass), 3,600 meters (the lunch) and again, 4,000 meters (the pass), 3,600 meters (the camp) (leo lên 900 mét cao độ, rồi xuống 600 mét cao độ rồi leo lên 400 mét cao độ rồi xuống 400 mét cao độ)
    Distance: 16 km / 9.9 miles
    Considered: Difficult
    Weather: You will experience the four seasons, all in just one day
  6. Day 6: Chaquicocha – Phuyupatamarca – Wiñay Wayna
    Today is the most relaxed day of the Salkantay tour. In the morning, you will have views of the surrounding Andes Mountains, and the Pumassillo mountain glacier peaks. There will only be about five hours hiking, including the three Inca ruins on the way to our campsite. The first ruins are called Phuyupatamarca (cloud level-town) and are two hours from the campsite. It is impressive to observe the lovely platform and houses where the Incan nobles studied astronomy. The second set of ruins are on the hillside among terraces. It was perhaps an Incan agricultural experiment station.
    You will also have views of the sacred valley, and the river of Urubamba. Finally, you will reach the last campsite, called Wiñay Wayna (2,600 meters), where you will leave your day packs and walk for five minutes to reach the most beautiful Incan ruins, along the Inca Trail to Machu Picchu. This place is close to a village where you can enjoy the beauty of the water channels, terraces, and temples, and learn about the religious ceremonies that used to occur here.
    After lunch, you will have an opportunity to take a hot shower, followed by a free afternoon to explore the most beautiful Inca site, Wiñay Wayna. Later in the afternoon will be your last happy hour and dinner, topped with a small presentation from your porters to say a final goodbye. They will head back to Cusco the next day, while you continue your journey to Machu Picchu.
    Elevation: 3,600- 2,600 meters (xuống 1,000 mét cao độ)
    Distance: 10 km / 6.2 miles
    Considered: Warm and humid
  7. Day 7: Wiñay Wayna – Machu Picchu – Cusco
    Today is the most important day of your Salkantay Tour, as you will wake up earlier than usual. After breakfast, you will walk two more hours to Machu Picchu, where you will pass through the Sun Gate to experience some spectacular views of the stunning mountains, valleys, rivers, and the Incan ruins. Once you arrive, your tour guide will inform you about Machu Picchu for two hours. After, you will have time to explore by yourself. Be sure that you visit all the sacred places like the temples, palaces, and the famous Inca bridge. When you are ready to make your way back to Aguas Calientes, there will be buses that depart regularly. This bus is about 30 minutes. After spending time in the town of Aguas Calientes, you will need to be at the train station 30 minutes before our train departs back to Cusco.
    Walking Distance: 5 km /3 miles (đi bộ 5 cây số đến Machu Pichu)
    Note: Before the government enforced the new legislation about protecting the Inca Trail, horses were the main transport to carry equipment from the trail head to Wayllabamba. Since they banned the horses, we have replaced them with out porters (on the Classic Inca Trail). You will have the same tour guide and cook throughout your tour. All meals are prepared on site, so that you will always have fresh food.

 From <https://www.alpacaexpeditions.com/inca-trail-expedition-salkantay-7d6n/>

 

  • Huayna Picchu: Huayna Picchu is the mountain that stands next to Machu Picchu. It is a 45-minute hike to the top. Going back down is quite steep if you are scared of heights. You would do this after your tour of Machu Picchu. The cost is $75. Arrangements need to be made at least one month in advance due to popularity. Please understand that the weather is out of our control. (Phần này mình đang xin để đi thêm cho thoả mãn máu giang hồ).

Đi xong vụ này, sẽ đi đâu với đồng chí gái và mấy bà bạn leo núi nào đó vào tháng 5. Tháng 6 thì mình leo núi Whitney, cao độ 14,555 bộ. Kỳ này mình đi tháng 6, còn lạnh và tuyết nhưng cho chắc ăn vì vào hè hay bị cháy rừng, họ cấm đi như năm ngoái.

Ngoài ra mình tính đi bộ với đồng chí gái 2 tháng trời trên con đường hành hương đến Santiago de Compostella ở Tây BAn Nha mà vợ chồng anh bạn đã thực hiện năm vừa rồi. Hy vọng năm 2022 sẽ được đi chơi cho đã vì đại dịch, chả đi đâu hết.

Hôm trước mình đến nhà của anh bạn người Bồ Đao Nha, thấy bà vợ ở nhà, hỏi không đi làm. Bà ta nói, là nghỉ để đi du thuyền 3 tuần lễ ở Nam Mỹ, 3 ngày trước khi lên đường, ông chồng phải vào nhà thương mà họ chưa tìm ra nguyên nhân, chảy máu. Đi chơi cho đã để mai mốt, bệnh hoạn ngồi một chỗ thì thấy đời vẫn đẹp. Xong om

Mỗi thứ 6, mình tập leo núi với anh bạn. Tuần này là lần đầu tiên, đi 5.6 dậm. Trước đó, trên vườn mình đã đi 2.4 dậm rồi.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn