Những tấm không ảnh xưa mới lượm


Hôm trước, có chị bạn hỏi có tấm ảnh nào ở khu vực, nhà của chị ta khi xưa hay không. Mình nói không thì hôm kia nhận mấy tấm ảnh Đà Lạt xưa trên chuyện xưa.nét nên gửi cho chị ta. Chị ta hỏi lại ở đâu vậy? Kêu là U70 nên không nhớ cái chi cả khiến mình ngọng. Đành viết để giải thích cho chị ta biết nhà của chị ở đâu tại Đà Lạt khi xưa. Tương tự, có lần mình gửi tấm ảnh có đường Hai BÀ Trưng và trường Thăng Long cũ cho một chị bạn. Chị ta kêu không nhận ra rồi hai ba ngày sau mới kêu nhận ra rồi. Nhà của em khi xưa. Chán Mớ Đời 

Tấm ảnh này chụp trên khu vực viện đại hoc Đà Lạt thấy đường Đinh TIên Hoàng nhìn về hướng hồ Xuân Hương. Trước hồ Xuân Hương có hai hồ Đội Có, bên phải và Tống Lệ, bên trái để hứng nước mưa trên đồi chảy xuống tránh chảy thẳng xuống hồ Xuân Hương. Mờ mờ gần hồ Đội Có là nhà của Lafaro. Hình như mình có một tấm ảnh của hồ Đội Có nhưng lười đi tìm lắm. Mình có viết về hồ Đội Có thì chắc có đăng tấm ảnh này và biết đâu có nhà của chị bạn.

Hai tấm không ảnh này cho thấy nhà của Lafaro nằm trên đường Võ Tánh. Cạnh hồ Đội Có 

Mấy tấm không ảnh này, không ghi chú nên mình đoán tác già là ông Bill Robie, từng tham chiến tại Đà Lạt. Mình có kể trong vụ ông ta và vài người bạn quyên góp tiền để tặng học bổng cho hai nữ sinh  trường Bùi Thị Xuân và 2 nam sinh của trường Trần Hưng Đạo. Chụp hình chung với thầy Hoàng Trọng Hàn. Mình thấy mấy tấm ảnh trực thăng đậu tại khuông viên của hai trường này mà không hiểu chuyện gì. Sau mò ra ông ta và hỏi mới biết chuyện ông ta xin tiền của đồng đội để tặng học bổng. Sau này ông ta có về Cam Ranh để gặp lại cô nữ sinh khi xưa và một nam sinh nghe nói nay định cư tại Úc Đại Lợi. Hình như du học với học bổng Colombo. 


Có một điểm lạ là các hình ảnh xưa như mấy tấm ảnh của ông Robie, hay thấy nhiều người lấy trên mạng rồi bỏ tên của họ. Có lần mình mò ra ông Robie nhờ ông ta còm trên mạng. Có khách sạn nào ở Đà Lạt lấy tấm ảnh của ông ta và in to ra gắn nơi lễ tân. ông ta còm hỏi ai lấy ảnh của ông ta bỏ tại đây. Có lẻ sau chuyến viếng thăm Việt Nam, ông ta mới đăng mấy tấm ảnh xưa trên mạng.


Ông ta là tác giả các không ảnh chụp từ trực thăng trên địa phận Đà Lạt vào những năm Mậu Thân. Ông ta có thành lập một nhóm mang tên Dalat Historic để nhắc lại chuyện Đà Lạt xưa. Khi xưa hình như phi đội của ông ta ở gần Phan Rang. Khi lính Mỹ cần yểm trợ không lực thì kêu trực thăng lên Đà Lạt. Nghĩ ra cũng đúng vì muốn tiếp liệu xăng cho trực thăng đóng trên Đà Lạt là chết vì đường đèo, Việt Cộng chỉ phục kích là đời em cô đơn nên yêu ai cũng ăn phóng lựu. Cho nên các phi trường của các phi đội trực thăng đều nằm gần Nha Trang, Cam Ranh. Chỉ có người Mỹ dạo ấy mới có phim màu chụp. Còn không ảnh Đà Lạt do ông Hồng Châu chụp thì trắng đen. Hình như con trai ông ta có tải vài tấm nhưng dạo ấy mình chưa lưu lại như ngày nay. Mình có đâu trên 2,947 tấm ảnh Đà Lạt trước 1975. Kinh. Trong đó có một số đâu gần 700 tấm do một cựu học sinh Adran, gửi tặng.

Đây là tấm không ảnh chụp từ trực thăng gần chỗ hồ Đội Có, nhà máy nước Đà Lạt. Dạo ấy nhà của thầy Thắng, thầy Hàn chưa được xây cất.

Ta thấy Giáo Hoàng Học Viện do kiến trúc sư Tô Công Văn thiết kế. Chỗ Này Việt Cộng có chạy vào đây năm 1972 bị đại đội 302 bao vây nhưng tòa thánh Vatican yêu cầu không tấn công sợ mấy ông cha và các học viên bị giết nên phải mở đường máu cho họ đêm xuống rút về đâu ngõ Đa Thiện. Có ai gửi cho mình cái video của đài bình luận của ngoại quốc chiếu trận đánh này. Bên phải là đường Đinh Tiên Hoàng từ bờ hồ Xuân Hương chạy lên và chấm dứt ngày viện đại học Đà Lạt mà ngày nay, người ta hay gọi ngã 5 đại học vì có đường Đinh Tiên Hoàng, Phù Đổng Thiên Vương, căn số 7 là nhà của anh bạn quen, đi du học tại Bỉ Quốc năm 1970, có đường Nguyễn Công Trứ chạy ra Mả Thánh, có đường Võ Tánh, với trường tiểu học Võ Tánh, rồi đường Trần Khánh Dư. Thấy có trường Chiến Tranh Chính Trị và các vườn của ấp Nghệ Tĩnh.

Phía sau Giáo HOàng HỌc Viện, là sân đá banh rồi thấy bãi đất đỏ trống thuộc trường Bùi Thị Xuân. Không biết mấy nữ sinh trường này làm gì mà chỉ thấy đất đỏ, cây cối không mọc, chắc chỗ sinh hoạt thể thao. Rồi đến văn phòng và mấy dãy lớp hai tầng. Kế bên trường BTX là xóm Tăng Văn Danh, đi vào từ đầu đường Võ Tánh. Nếu ai nhớ cặp ca nhạc sĩ Lê Uyên Phương thì quán Lục Nguyệt Cầm của họ nằm bên tay trái.

Cuối dốc Tăng Văn Danh là các vườn rau Đà Lạt xưa. Không hiểu họ lấy nước ở đâu ra. Chắc nước từ trên đồi xuống rồi có ao để trữ lại như mấy cái vườn mà mình biết tại Đà Lạt.
Không ảnh Giáo Hoàng Học Viện do kiến trúc sư Tô Công Văn thiết kế. Mình đoán hình chụp do ông Châu (photo Hồn Châu)
Giáo HOàng Học Viện thấy đường Võ Tánh phía sau, trường Bồ Đề, chùa Linh Sơn, xa xa nhà thờ Domaine de Marie và cuối cùng là phi trường Cam Ly
Tấm ảnh này đẹp vì hai cơ sở giáo dục do mấy ông cha nhà dòng thành lập. Giáo hoàng học viện và viện đại học Đà Lạt. Hình này có ghi chú của ông Bill Robie
Hình này chụp đường Đinh Tiên Hoàng, khúc này sau này họ có xây một căn nhà rồi sau 75, có ông kiến trúc sư nào Đà Lạt, lấy sửa lại gọi nhà 100 nóc. Mình có gặp anh ta rồi nghe nói họ lấy lại. Thung lũng bên phải nước mưa chảy xuống hồ Mê Linh

Bên phải hình sau là dãy nhà của Thương Phế Binh VNCH đó anh (theo Thi Đà Lạt , dãy nhà phía bên trường đại học đi tới)

Phía đường Đinh Tiên Hoàng có một vài căn nhà mới. Không biết có phải nhà của thầy Tạ Tất Thắng hay không. Nhà thầy Hàn thì năm 75 mới xây xong thì cúng cho Việt Cộng 
Bên trái là đường Võ Tánh, còn bên phải là đường Đinh Tiên Hoàng. Chạy xuống hướng bờ hồ, ngày nay người ta xây một cái chùa sơn vàng khè. Kinh 

Tương tự hình trên nhưng thấy đường Phù Đổng Thiên Vương và Nguyễn Công Trứ rõ hơn.


Đây đường Đinh Tiên Hoàng, thấy họ trồng 3 hàng cây để làm ranh giới giữa Giáo Học Học Viện và trường BTX, không cho các nữ sinh trường BTX sang chọc phá mấy ông thừa sai. Thấy đường Võ Tánh chạy cong cong xuống bờ hồ, thấy góc đường chạy lên dinh tỉnh trưởng, góc đường Phan Bội CHâu và mấy căn nhà đầu đường Võ Tánh, có tiệm rượu Lafaro nhưng cháu gái ông ta không nhận ra, kêu là gần 70 tuổi rồi. Chán Mớ Đời 

Thấy cái đồi cao nhất Đà Lạt, nơi có dinh tỉnh trưởng mà họ sắp đập bỏ, miếng đất vàng bên phải ngọn đồi đó là đường Hàm Nghi., trường Bồ Đề. Gần gần là xóm Tăng Văn Danh. Tên ông khu phố trưởng của Thái Phiên hay Trại MÁt, bị Việt Cộng giết năm Mậu Thân.
Tấm ảnh này là lần đầu tiên thấy. Thấy mả thánh Đà Lạt khi xưa. Sau 68, người chết nhiều, chôn ở đây nhất là lính nên sau này họ phải chôn tại Ấp Du Sinh. Bên trái có ngã ba La Sơn Phu Tử, Phan Đình Phùng và đường Tôn Thất Thuyết chạy lên trường Trần Hưng Đạo. Cận cảnh là ấp Trung Bắc. Thấy có đường quẹo vào Nguyễn Công Trứ, thấy am Mệ Cai, gần đó là nhà Ngô Văn Thuỷ, học chung với mình.
Trường này là trường BỒ đề, bên cạnh thấy cái tháp của chùa Linh Sơn. Phiá sau chùa là vườn chè. Thấy đường Hàm Nghi. Quẹo lên là đường Võ Tánh, quẹo xuống thì đường Phan Đình Phùng. Thấy xa xa nhà mình. Kinh. Lần sau kể tiếp
Đây là không ảnh khu vực Domaine de Marie. Từ ngã ba calmette và Ngô Quyền, có các cổng đi vào khu nhà thờ này. Cạnh chỗ này trên đường Ngô Quyền, sau này họ xây dòng Đa Minh mà nghe nói sau 75, có chống chế độ mới hay sao đó, bị bắt khá nhiều. Mương theo cái đồi đi lên cong cong vào cái sân to đùng , nơi mấy bà sơ tổ chức hội chợ từ thiện hàng năm vào lễ giáng sinh. Nhà thờ phải đi lên mấy thang cấp. Phía bên phải cũng là khu vực của nhà thờ này. Có đường Thi Sách, dãy cư xá Kiến tHiết, có nhà của Cao Quốc Tuấn. Đi lên chút là trường tiểu học Đa NGhĩa. Ông thần này cao nên về già chạy xuống địa đạo ở. Đường Thi sách đi thẳng lên Số 4, gặp đường Ngô Quyền, có một con đường bên tay phải là La Sơn Phu tử, chạy xuống đụng mả thánh và đường Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng. Khúc số 4 này sau Mậu Thân là bình địa luôn. Bom Napalm thả cháy hết khu vực này. Ở khu Vực nhà mình đứng nhìn thấy máy bay thả bom và trực thăng bắn phá.
Đường này chạy xuống đường Trần Bình Trọng. Trước cổng nhà thờ chắc chỗ dạy học. Chưa bao giờ vô đây.
Hình này thấy 3 con đường song song. Phan Đình Phùng, Hai Bà trưng và Thi Sách. Thấy nhà của Trần Văn Tiến ngay gốc Phan Đình Phùng và Mả Thánh. Thấy khu xóm nhà thầy Hồ Thanh Tâm. Thấy nhà trung tá Tốn, nơi có người con gái tên Thi của Cao Quốc Tuấn. Ông trung tá này đi thanh tra đồn lính sáng sớm, lính chưa gỡ mìn nên nổ chết. Đói diện nhà ông Tốn là nhà ông Oai, cha đỡ đầu, bọ của Huỳnh Kim Sang, được mệnh danh là vua bắt Việt Cộng nằm vùng Đà Lạt. Thằng Vui, xóm mình khi xưa hay chơi bắn bi bị ông ta theo dõi bắt. Chắc để hù mình nên ông ta dẫn mình vào trung tâm thẩm vấn, dắt đi xem mấy phòng giam. Thấy thằng Vui ngồi một cục ở trong. Kinh
Cận cảnh là vườn của bà Hành, mẹ của một cô tên Xuân, học BTX và ông anh tên Nhân. Ông thần này học Văn Học, rớt tú tài đi lính chết ở Cai Lậy. Hồi nhỏ mình hay đến vườn này bắt loăn quăn nơi cái ao trước vườn về cho gà ăn. Chỗ đường Thi Sách, trước cổng vườn bà Hành, Chử Nhị Anh có dạo lái xe Mercedes của thầy CBA đi ngang đây bị kẹt xình. Thầy CBA chạy lại nhà mình kêu mình đem xe Jeep lại kéo xe ra khỏi đống xình. Chán Mớ Đời . Hỏi ông thần NHị Anh có nhớ vụ này thì ông thần nhìn mình như bò đội nón.
Hình này to hơn hình trên và họ đã cắt xén nhỏ lại. Thấy con đường đất nối Thi sách ra đường Hai Bà Trưng, đi ngang nhà CÒ Đào và hai ông thần thợ may Tánh và Sơn.

Đường Phan Đình Phùng, thấy cái dốc cao chạy lên nhà thờ Tin Lành, cạnh khách sạn Mimosa. Cận cảnh là chợ Nhỏ Phan Đình Phùng. Căn nhà đầu tiên thấy là nhà thuốc tây Lâm Viên. Có con đường hẻm từ Phan Đình Phùng băng qua chiếc cầu có con suối chảy từ Đa Thiện về đến cư xá Địa Dư rồi đường Hai Bà Trưng. Thấy nhà bảo sanh HIền CHi của ông Tôn Thất CHí. Ông này thất chí nên lấy cô mụ làm này bảo sanh. Sau này truyền nghề lại cho 2 cô mẹ là Cô Tuý và Cô Thanh. Mẹ mình sinh đâu 8 người con tại đây.

Hôm trước, có ông thần nào ở Đà Lạt nhắn tin cho mình kêu Việt Nam Cộng Hoà làm cái đập Đa Thiện để lấp mấy chỗ ông nằm vùng trú ẩn khiến mình buồn cười. Theo mình thì mưa nhiều sẽ làm lụt các khu vực đất đai làm vườn của ông bà Võ Đình Dung cho thuê nhà vườn trồng trọt. Do đó phải xây cái đập để chận bớt nước lại. Nước chỗ Thung Lũng Tình Yêu chảy về thị xã qua con suối và được tách ra làm hai ở góc La Sơn Phu tử rồi chảy về Hoàng Diệu. 
Ảnh này rộng hơn nên thấy con đường mòn băng qua suối , băng qua các vườn, đất mướn của ông bà Võ Đình Dung. Mình thấy nhà cậu Liễu, con bà Dụ, chị của bà Võ Quang Tiềm. Cậu Liễu bán thuốc lá Cẩm Lệ ngoài chợ. Chỗ này khi mưa là vườn bị ngập mấy ngày luôn. Lý do là hai bên vườn có hai con suối chảy từ Đa Thiện về. Bên tay phải có thấy nhà của thằng Đào học chung với mình năm 6 ème và 5 ème. Bố nó có bồ ở Sàigòn nên nhờ dì mình dẫn xuống Sàigòn bắt ghen. Kinh. À thấy tiệm may của ông Ba Hoà, đối diện nhà thuốc tây Lâm Viên
Hình này thấy cả nhà thờ Tin Lành, đường Hàm NGhi, Phan Đình Phùng. Chỗ cong cong, thường được gọi là xóm Giếng vì có cái giếng tước khách sạn Mimosa, thiên hạ đến gánh nước.

Thôi ngưng ở đây. Hôm nào sẽ kể tiếp mấy tấm kia. Ai muốn nghe kể chuyện đời xưa thì cứ có ảnh cũ ngày xưa thì gửi cho em.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 








Kế mẫu con chồng chia gia tài

Đọc mục gỡ rối tơ lòng về tài chính thì có một trường hợp khá lạ. Một ông rên là bà kế mẫu, gửi giấy tờ cho ông ta ký. Bà ta cho biết là nếu ông muốn lãnh phần căn nhà của ông bố vừa qua đời và bà đang ở thì phải trả phân nữa tiền thuế, điện nước,… thuế điền Trạch ở tiểu bang Texas rất cao, nghe đâu 3.5%. Bà ta cho biết đã làm di chúc và chia làm 4 gia tài của bà và ông bố, 1 phần cho ông ta và 3 phần kia cho 3 người con riêng của bà. Bà ta gửi giấy tờ cho ông ta ký để lãnh 1/4 tài sản khi bà qua đời. Bà cho biết đó là ý định của bố ta trước khi qua đời.

Ông ta bày tỏ rất lo ngại vì bà kế mẫu mới 65 tuổi, vẫn có thể tái giá thay vì phải lên trên trời, hai đứa hai nơi, em xin làm người trần gian hay không biết sử dụng tiền bạc là sẽ bay hết, sau này khi bà ta qua đời thì chẳng còn gì. Không biết tài sản là bao nhiêu của ông bố để lại.

Ông bố và bà kế mẫu dọn qua Texas để sống những ngày êm ả cuối đời nhưng không may covid đến nên ông bố đứt gánh giữa đường, quên lời thề, lời hẹn đã trao khiến bà kế mẫu ca anh còn nợ em công viên ghế đá, rửa chén quét nhà ….


Vấn đề là ông bố chết nhưng không để lại di chúc, không làm living trust. Nay bà ta làm di chúc thừa kế và chia làm 4 phần tài sản của bà và ông bố để lại cho 3 người con riêng của bà và cho ông xem như 3 người con lãnh 3/4 và ông ta chỉ được 1/4. Ông ta hỏi bà Tùng Lòng tài chính là có nên ký hay không.


Để mình giải thích cho ai không ở các tiểu bang như Texas và Cali, New yOrk,… được gọi Property Community State, nghĩa là tài sản chung. Vợ chồng sống với nhau mà khi ly hôn thì tài sản được chia phân nữa 50/50 ngoại trừ tài sản riêng trước khi làm đám cưới. Do đó khi làm living trust thì chúng ta chỉ đề tên con của mình thôi, chồng vợ của con cái không dính dáng vào thì sẽ không sợ bị con dâu hay con rể đâm đơn ly dị khi con mình hưởng gia tài và cưa đôi.

Mình có quen một ông nha sĩ ở Lions Club. Ông ta nói con gái muốn mua nhà to lớn nên ông ta cho $600,000 mua đứt luôn 12 năm về trước. Năm sau, nghe ông ta than là thằng rể ly dị và căn nhà bị chia đôi. Mình hỏi sao không bắt con gái và thằng rể ký giấy nợ $600,000. Ông ta kêu ủa làm được à. Chán Mớ Đời 


Ai có tiền cho con mua nhà thì nên làm một tờ giấy nợ vào căn nhà, bắt con mình và rể hay dâu ký. Sau này, cơm không ngon canh không ngọt, có ly dị thì họ phải bán căn nhà cưa đôi, trả lại tiền của mình. Nên để thêm tiền lời để không lỗ vốn. Đừng để như ông nha sĩ, mất cả chài lẫn chì.


Trường hợp ông bố chết ở tiểu bang Texas, vợ chồng cưa đôi tài sản thì khi ông bố chết thì phân nữa tài sản thuộc về ông bố, phân nữa thuộc về bà kế mẫu. Bà ta có thể làm di chúc để lại cho 3 người con riêng của bà ta phân nữa của bà ta. Không có living trust, di chúc thì phải ra toà. Phần của ông bố thì thuộc về con cháu của ông bố. Xem như ông con có thể lấy được phần này. Phải tốn tiền một tí cho luật sư.


Bà Tùng Lòng cho biết là bà kế mẫu biết rất rõ vấn đề nên mới gửi giấy tờ cho ông ta ký. Theo luật của Texas thì bà ta có thể lãnh 50% tài sản chung của hai người sau khi làm giấy hôn thú và 1/3 tài sản riêng của ông chồng trước khi làm đám cưới dân sự. Tài sản riêng là tiền bạc và những gì ông bố có, sở hữu trước khi lấy bà kế mẫu. Như tiền bạc chia với mẹ ông ta,…quỹ hưu trí,…


Theo luật thì ông con sẽ nhận 50% tài sản chung của ông bố và bà kế mẫu sau khi làm đám cưới và 2/3 tài sản riêng của ông bố trước khi lấy bà kế mẫu. 1 vợ 1 chồng mà khi chết, con chung còn đánh nhau huống chi con anh con tui. Chán Mớ Đời 


Em thích đọc ba cái chuyện xe cán chó này, thấy lạ kỳ, luật pháp khác với những gì mình suy nghĩ. Bà kế mẫu xem như con riêng bà ta và con riêng của chồng như nhau nên chia làm 4. Luật pháp lại tính khác, cho nên em đang lo cho ông Ron, nuôi ong trong vườn của em.

Ông ta có 4 bà vợ. Bà thứ 4 ở với nhau được 20 năm. Em thấy bà ta lo lắng cho ông nên khuyên làm living trust và di chúc. Cho số điện thoại luật sư của em để ông ta liên lạc. Sau 4 năm trời nhắc nhở, ông ta mới làm living trust,… bà vợ cảm ơn rối rít. Vấn đề là làm living trust xong nhưng ông ta không chuyển tên, sổ đỏ qua living trust thì cũng như chưa làm. Tương tự mua một cái tủ về nhưng không bỏ của cải vào trong, cứ để ở ngoài thì bù trớt. Khi qua đời thì căn nhà, xe cộ đều đứng tên ông ta. Bà vợ có thể chả có gì vì nghe nói là khi xưa, ông ta có làm di chúc để lại cho một bà vợ đã qua đời. Nếu không đổi sổ đỏ,…thì khi qua đời, con riêng của bà vợ đã qua đời, có thể trở lại và lấy nhà. Bà kia chả còn gì, và sẽ hát nếu nói về cuộc đời khi ông chồng tôi không còn sống nữa, là mệt thở.


Dựa theo trường hợp này thì con trai của ông Ron, ở Colorado, xưa ít thăm viếng ông ta. Nay thấy thăm viếng thường xuyên, lại càng khiến bà vợ thứ 4 lo lắng thêm. Ông ta cho biết là không thích con riêng của bà vợ. Nếu không chuyển tên vào Living trust, thì có thể ông con của ông Ron có thể lấy căn nhà vì ông bố mua trước khi lấy bà thứ 4. Mấy bà trước, khi ly dị ông ta phải trả tiền mệt thở nên kỳ này cứ không muốn làm living trust, chuyển tên vì sợ bà vợ bỏ đi mất tiêu.


Ghi lại câu chuyện để các bác xem và biết đâu mà rờ nếu có ly dị, con anh con em con chúng ta để mà lần.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Từ xã hội chủ nghĩa trở lại tư bản

 

“The case of Argentina is an empirical demonstration that no matter how rich you may be ... if measures are adopted that hinder the free functioning of markets, competition, price systems, trade and ownership of private property, the only possible fate is poverty”.

~ Javier Milei, tổng thống Á Căn Đình


Năm ngoái mình đi viếng Á Căn Đình trên đường xuống Nam Cực, cảm nhận xứ nuôi bò có thịt ngon nhất thế giới là một quốc gia khá lạ kỳ. Phải công nhận thịt bò ở đây ăn ngon nhất thế giới, hải sản cũng rất ngon. Em được ăn cua hoàng đế tươi, bơi trong hồ cá trong tiệm ăn. Một nước có một nền kinh tế quái đản. Một đô la đổi theo giá chợ đen gấp 2 lần hối đoái chính thức tương tự khi xưa Việt Nam Cộng Hoà đổi đô la gấp 3 lần nhưng dạo đó chỉ có người nào đi buôn bán hay du học mới được đổi theo hối đoái chính thức. Có anh bạn kể là mỗi tháng du học sinh được đổi $150 đô la, anh ta dè xén ăn mặc còn dư $50, đưa cho mấy người bạn con nhà giàu xài và gia đình họ, ở Việt Nam trả theo hối đoái chợ đen nên cũng đỡ.


Để mình giải thích, mỗi tháng du học sinh được chính phủ cho chuyển ngân $150 với tỷ giá 150 đồng hay là 22,500 đồng Việt Nam Cộng Hoà. Anh ta ăn uống trả tiền phòng là $100, còn dư $50, đưa cho con nhà giàu xài. Ở Việt Nam gia đình của mấy anh chị du học sinh có tiền, trả theo hối đoái chợ đen là 450 đồng / đôla. 50 đô la là 22,500 đồng, xem như gia đình không tốn đồng xu cho anh ta. Nhưng anh ta phải thắc lưng buộc bụng sống đời du học sinh nghèo chớ không như nhiều du học sinh ngày nay, mình thấy ở Bolsa, đem laptop ra quán cà phê, làm bài, uống trà sữa, đi xe hơi xịn. Thời mình đi thì Hoa Kỳ giảm viện trợ, chuẩn bị rút lui, chủ đích bỏ Việt Nam Cộng Hoà, chính phủ hết ngoại tệ nên không cho chuyển ngân nữa thế là ngọng. May sao chính phủ Pháp cho học bổng mới học ra trường. Do đó mình luôn luôn cảm ơn chính phủ pháp và vẫn còn quốc tịch pháp. Ngày nay du học sinh thì bố mẹ gửi bao nhiêu cũng được, đưa người ở Việt Nam rồi bên này người thân được lại.


 Khách sạn lấy $200/ đêm đến khi trả tiền thì mình khám phá ra thay vì trả bằng thẻ tín dụng với hối đoái chính thức, có thể trả bằng tiền mặt, nên chạy qua bên đường, có một văn phòng đổi tiền chính thức, đổi đô la giá gấp đôi theo chợ đen, đem về trả tiền phòng. Các bác đi chơi thì ra ngân hàng nói họ đưa tiền $100 mới tinh như để lì xì nhé. Tiền cũ hay $20 thì giá thấp hơn. Ở Việt Nam cũng vậy. Xem như chỉ trả có $100/ đêm. Đi ăn uống cũng đổi tiền tươi ra trả thì thấy cái gì cũng rẻ phân nữa. Ai đi xứ này, không nên đổi tiền ở ngoài đường, có thể bị theo dõi, móc túi. Nên vô mấy văn phòng đổi tiền đàng hoàng giá còn cao hơn ngoài đường một tí. Còn không thì hỏi khách sạn chỗ đổi. Khách sạn chỉ mình qua đường đổi.

Xứ này đang thử nghiệm một loại kinh tế và nền chính trị mà cả thế giới đều chú tâm. Các chính phủ từ 70 năm qua liên tiếp nối nhau, càng ngày càng ôm cái nợ to lớn hơn và giới cai trị càng ngày càng trở thành các ký sinh trùng đúng chất và từ từ đưa nền kinh tế rơi xuống đáy thẳm. May là đội tuyển túc cầu của họ đã thắng giải vô địch thế giới khiến dân tình hồ hởi quên đi âu lo. Chạy xe ngoài đường thấy toàn là Messi và Maradona,…


75 năm về trước, vợ chồng ông Peron lên cầm quyền mà ai cũng biết đến vỡ tuồng “don’t cry for me Argentina”, rồi dẫn đến các cuộc chiến tranh vô nghĩa, mức lạm phát đến 2000%, sát hại tập thể bởi các chế độ quân phiệt mà năm ngoái mình có viếng công viên nơi các bà mẹ, bà vợ và con đến đó mỗi tuần để đòi hỏi tin tức của con, chồng, bố của họ bị mất tích. Chế độ độc tài nào cũng tàn ác.


Đây là hối đoái tiền Mỹ kim và đồng Việt Nam Cộng Hoà. Năm mình đi du học giá 650 đồng. Kinh. Được đổi $100, 65,000 tiền Việt Nam Cộng Hoà 

75 năm trước, quốc gia này đứng thứ 6 giàu có nhất thế giới, và ngày nay rơi xuống đến hạng thứ 65 trên thế giới, sau cả nước Kazakhstan và Bảo Gia LỢi, các xứ thuộc LIên Xô cũ. Vào thập niên 60 của thế kỷ trước lợi tức hàng năm trung bình của người Á Căn Đình là 40% lợi tức của người Mỹ. Ngày nay thì lợi tức của người dân xứ này giảm phân nữa khi xưa.


Có một xứ tên là Zimbabwe ở phi CHâu, trước kia mang tên Rhodesia, do người da trắng làm chủ về kinh tế và chính trị, được xem là một xứ giàu có nhất Châu Phi. Nếu ai xem phim Gods must be crazies. Đến khi họ cho bầu cử dân chủ thì người da đen chiếm đa số. Không may cho dân tộc này, họ không có một ông như Mandela, tìm cách thay đổi từ từ, vẫn để các người chủ cũ da trắng nắm lấy kinh tế nên họ thay đổi hết, đuổi cổ dân da trắng ra khỏi chính phủ và các khu kỹ nghệ và nông trại, người da đen xem như cướp trắng tài sản của người da trắng xây dựng mấy đời. Cái khổ là người da đen tranh đấu, làm kháng chiến cách mạng trong rừng nên không biết gì về làm kinh tế. Họ chỉ biết khi xưa, chận đường cướp của thiên hạ để nuôi kháng chiến, nay cũng tiếp tục ăn cướp như xưa nhưng cho riêng họ. Thế là lạm phát như điên lên đến mấy chục ngàn phần trăm. Người da đen cai trị qua đảng phái của họ và bỏ túi, dân nghèo hơn khi làm cu li cho người da trắng.


Cứ lấy thí dụ 30 năm trước, khi mình xin phép xây nhà, chỉ hẹn với nhân viên tại thành phố tại Cali rồi đưa cho họ bản vẽ để xem và đóng dấu. Sau này, họ chả muốn làm nữa, sợ bị thưa kiện, giao cho một công ty kỹ sư ở ngoài xem duyệt bản vẽ nên tiền chi phí lại lên cao. Công ty kỹ sư muốn làm thêm tiền nên lúc nào cũng đòi hỏi mấy chuyện lặt vặt để được thêm tiền nên thay vì làm tại chỗ nay mất mấy tháng. Nên giá thành để xây cất lên cao vì thành phố phải trả cho nhân viên thêm để ngồi thay vì xem xét hồ sơ, gói hồ sơ lại gửi đi cho công ty kỹ sư bên ngoài rồi nhận rồi viết thư báo tin cho mình mấy lần. Thay vì như trước, chỉ cần lấy viết sửa bản vẽ hay viết trên bản vẽ chính. Mình bỏ nghề vì chán. Xây nhà hai tầng chỉ mất có 6 tuần lễ mà xin giấy phép lên đến 7 tháng trời và tiền đóng cho thành phố lên đến 30% tiền xây cất. Hết ăn.


Càng ngày chính phủ càng nợ chồng chất vì tiền hưu trí của cựu nhân viên sống lâu và lạm phát gia tăng. Các công ty Sears,…bị phá sản vì phải trả tiền hưu trí cho cựu nhân viên và y tế. 3 công ty sản xuất xe hơi Hoa Kỳ danh tiếng nay èo ông vì phải trả tiền hưu trí và y tế cho cựu nhân viên hưu trí nên không lời. Vấn đề là chính phủ dân chủ không dám bỏ rơi họ vì sẽ mất phiếu nên năm nào cũng lỗ và chính phủ đúng hơn là lấy thuế của người Mỹ để nuôi 3 công ty. ông Obama đã giải cứu họ nay cũng vậy. Tương tự, tuần rồi quốc hội Hoa Kỳ phải tranh nhau, thương lượng để bỏ phiếu cho ngân sách quốc gia, đúng hơn là để nuôi các nhân viên chính phủ với các chương trình tùm lum. Nợ và ngân sách để chia chác cho các cử tri, các chương trình vô bổ tại các địa phương của cử tri để họ bầu cho đại biểu tham nhũng. Hoa Kỳ đang trên đường tiến xuống xã hội chủ nghĩa.

Từ từ xứ này lại thấy các viên chức chính phủ tiếp tục lãnh tiền nhiều hơn như các giới cai trị của Liên Xô cũ khi xưa. Cứ muốn làm công chức no ấm, về hưu được chính phủ trả tiền lương cao, y tế đầy đủ. Cứ xem giới tư bản đỏ của Nga hay Trung Cộng ngày nay tòn thuộc tầng lớp cai trị từ mấy đời nay, cha truyền con nối.


Khi viếng thăm xứ này, nói chuyện với người dân thì họ mong các giới cai trị sẽ để chủ nghĩa tư bản thống trị xứ này, xây dựng lại để họ có thể kiếm thêm tiền nhiều hơn thay vì chạy theo chế độ xã hội chủ nghĩa như hiện tại. Nói chung chế độ nào thì giới cai trị vẫn sung sướng. Được cái là người dân chán ngán muốn thay đổi. Lý do là có tiền thì thiên hạ chạy đi đổi tiền qua đô la để khỏi bị mất tiền khi lạm phát lên như diều. Hơn cả xứ Thổ Nhĩ Kỳ.


Người dân xứ này mới bầu ông Javier Milei làm tổng thống. Ông này ra ứng cử với tiêu đề là giảm tất cả các chi tiêu không cần thiết của chính phủ. Thiên hạ tưởng ông này chỉ nói cho vui như các chính trị gia để câu phiếu. Ai ngờ ông này có tư tưởng, cái nhìn về chính phủ như bác sĩ Ron Paul, hay Hayek. Ông Ron Paul này ra ứng cử tổng thống nhiều lần và mình bầu cho ông ta nhưng nay già Chán Mớ Đời chỉ mở đài của ông ta bán tin tức lấy tiền nên mình hết theo dõi.

Tại Davos năm nay, ông Milei tuyên bố các giá trị nền tảng của tây phương đang trong hồi cơ nguy, và con đường dẫn đến chính phủ càng ngày càng kiểm soát kinh tế và xã hội, sẽ biến thành xã hội chủ nghĩa nghĩa là nghèo đói. Trong một thể chế kinh tế tự do thì chủ bố lộc nhưng vì có cạnh tranh với các công ty khác thì họ bắt buộc trả lương theo giá thị trường. Họ muốn nhân viên làm giỏi thì phải có Stocks options, bảo hiểm sức khoẻ, đầy đủ. Còn theo tiêu chuẩn làm theo năng suất, hưởng theo nhu cầu thì chỉ có nghèo và tham nhũng..


Có dạo hình như năm 2018, ông Putin có lên tiếng về các nước quốc gia tây phương đang theo chân của Liên Xô khi xưa. Muốn mọi người bình đẳng, đàn ông đàn bà, chuyển giới tính,…ai nấy đen trắng vàng đỏ đều như nhau và đã thất bại sau 70 năm. Tại Hoa Kỳ có ông thần nào muốn tham dự thế vận hội cho đội tuyển bơi Hoa Kỳ nên đã chuyển đổi giới tính để được tham dự đội tuyển nữ Hoa Kỳ nay nghe nói bị cấm tham gia. Ông ta cứ doạ thưa kiện nên mấy hội đoàn thể thao phải cho ông ta thi với mấy cô, đoạt đủ thứ giải. Buồn năm phút.


Ông Milei hứa sẽ để kinh tế do các tư nhân tự lo và giảm chi tiêu của chính phủ, để thị trường tự điều chỉnh. Không bắt chước các chính phủ tiền nhiệm liên tiếp in tiền và tạo nên lạm phát. Năm vừa rồi thì ngân sách quốc gia bị thâm thụt 5%, trong khi Hoa Kỳ thì bị dính đến 6%. Các nhà đầu tư ngoại quốc vẫn tiếp tục cho Hoa Kỳ vay tiền với tiền lãi phải chăng và chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục in tiền để trả nợ. Năm nào quốc hội cũng phải bỏ phiếu để mượn nợ thêm. Từ ngày mình sang Hoa Kỳ đến nay, chỉ có chính phủ của ông Clinton là không làm thiếu hụt ngân sách và thặng dư còn các chính phủ khác vừa cộng hoà và dân chủ đều nợ như chúa chổm.


Ông nuôi ong mới thay thế ông mỹ nuôi ong trong vườn mình kể năm ngoái chính phủ cali cho ông ta $200,000 nên ông ta phải mua chiếc xe Mercedes trên $100,000 để cho bà vợ lái để khấu trừ thuế. Mình hỏi ông ta chương trình gì để mình nộp đơn nhưng ông ta hứa nhưng không cho mình số điện thoại, để hỏi lại. Có các tổ chức của chính phủ cali chuyên về môi trường chi đó, họ có ngân sách hàng năm để giúp nông dân phân bón hữu cơ chi đó. Cuối năm còn tiền thì họ phải cho hết nếu không thì sang năm bị cúp và thế cứ xin thêm và ai rành thì cứ nạp đơn xin tiền tài trợ bú xua la mua. Cứ mỗi năm họ xin thêm ngân sách để được tiếp tục làm việc cho chính phủ đến khi về hưu.


Khác với Hoa Kỳ, không ai cho mượn chính phủ Á Căn Đình tiền mỹ kim và để trả lại bằng tiền pesos. Xứ này trở thành quốc gia nợ IMF nhiều nhất vì không có quyền in đô la như Hoa Kỳ. Các nước trên thế giới muốn diệt đồng đô la thành lập khối BRICKS, để sử dụng tiền của xứ họ để buôn bán thay vì vẫn phải dùng mỹ kim, bị tây phương chơi lại. Trung Cộng nay đang khủng hoảng, Nga cũng chới với vì chiến tranh. Tây phương cứ cho Ukraine đánh cầm chừng từ 3 năm nay,… để bán súng ống cho thế giới. Dân Ukraine chết đẻ các xứ khác làm giàu như người Việt trước 75.


Từ gần 1 năm nay ông Milei đã thành công chút đỉnh, đã giảm chi phí quốc gia thiếu hụt từ 5% xuống còn số không. Vấn đề là ông ta chưa kiểm soát được quốc hội, vẫn còn nằm trong tay các ký sinh trùng của quốc hội. Mình nghe mấy đại biểu quốc hội Hoa Kỳ như bà Pelosi, thượng nghĩ sĩ Menendez,… mua cổ phiếu các công ty sắp được lên cao hay lobby cho các nước khác để làm ăn, xin tiền, mua bán với Hoa Kỳ. Bà Pelosi chưa bao giờ đi làm từ mấy chục năm nay, tài sản có trên 650 triệu mỹ kim. Bà Feinstein, gia sản có trên tỷ đô la mới qua đời, bệnh ngơ người vẫn cố bám vào ghế thượng nghị sĩ đến khi qua đời.

Sau 100 ngày tại chức, ông ta đã giảm lạm phát phân nữa. Kinh. Mình tính đi Á Căn Đình nữa vì xứ này rộng lớn nhưng nay thì chắc hết muốn đi vì tiền đô la sẽ không được giá như năm ngoái.

CPI inflation has already slowed from a peak of 25.5% MoM in December to 13.2% MoM in February. 

 

Con thuyền của ông Milei sẽ không thuận buồm theo lái vì sẽ gặp sự chống đối của các ký sinh trùng của hệ thống cai trị nhưng hy vọng ông ta sẽ thành công giúp phục hồi lại kinh tế của xứ này thay vì trôi nổi theo xã hội chủ nghĩa từ thời Peron đến nay với tư duy làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu. Nếu thành công thì các xứ khác trên thế giới muốn xoá đói giảm nghèo sẽ bắt chước. Thế giới sẽ bỏ xoá hoàn toàn chủ nghĩa xã hội vào quá khứ. Tư bản thì cũng không nên tham lắm để người khách sống với.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nghề trồng bơ tại Cali

Hôm nay, đúng 10 năm, mình mua cái vườn bơ rộng hơn 20 mẩu ở thành phố Riverside, cách đại học Cali Riverside độ 2 dặm. Lý do là để phân lô để xây nhà bán, chớ không phải muốn về quê, làm vườn ở ẩn theo trường phái lãng mạn như thời thi sĩ Alphonse de Lamartine mà ông tây bà đầm khi xưa bắt mình học thuộc lòng rồi chả nhớ gì cả. Xung quanh toàn là nhà cửa và có cả sân cù nữa. Mấy căn nhà tư xung quanh đều giá trên 1 triệu. Chủ trước là người đã xây tất cả các nhà và chung cư xung quanh, chỉ để lại 20 mẫu trồng bơ cho vui. Vườn không có cổng nên người mướn nhà xung quanh cứ đi bộ dẫn chó trong vườn và đến mùa hái bơ thì ăn trộm nên chủ trước phải mướn bảo vệ đi xem trong ngày. Sau khi mua thì em làm cái cổng rào lại khiến dân tình chửi em quá cở. Họ phải đi ngõ khác khó khăn hơn nhưng ít lại.

Cây lâu đời mấy chục năm cao độ 3, 4 tầng nhà, cần được chặt rằm này. Theo ông thợ thì chặt cây phải đợi đến rằm thì cây mới vươn lên sống mạnh 

Vườn bơ của mình thuộc vùng thổ cư R-1, được phép xây nhà riêng với lô đất là 8,500 square feet, tính ra thì có thể xây được 80 căn nhà, còn tham thì làm đơn xin thành phố cho xây 240 căn hộ. Vì giá hời nên mình mua chớ đâu muốn làm nhà nông. Lười như mình, ăn bám vợ với tinh thần làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu thì Chán Mớ Đời. Xem như hết đại hạn làm thợ hồ, vận làm vườn đến, đi theo con đường khác với nghiệp khác. Từ làm thợ vẽ lên đến thợ hồ đến thợ làm vườn. Cũng nhờ vậy, khỏe chân, khoẻ tay mới leo lên đỉnh Kilimanjaro. Năm nay ghi danh đi lại đỉnh Whitney và căn cứ số 1 của hành trình lên núi Everest.


Mua xong thì bổng nhiên chả muốn xây nhà nữa, bỏ nghề thầu khoán. Chạy đi học trồng bơ, phân bón hệ thống hóa tưới nước. Ngày ngày chạy vào vườn sửa chửa ống nước bị sóc và coyote cắn phá. Gần vườn có con suối nhỏ nhưng hạn hán nên coyote không có nước uống nên bò lại vườn tìm sóc bắt ăn và cắn mấy ống nước tưới bằng nhựa nên khi mở hệ thống nước tưới là ống nước bị bể, phải đi sửa mệt thở và ngày hôm sau cũng vậy nên chả có thì giờ làm gì ngoài đi sửa ống nước mất cả buổi.

Cây chặt ngắn lại ra nhánh mới , một hay hai năm sau là ra trái nhưng phải đợi đến năm thứ hai mới có trái nhiều.


Nghe ông nuôi ong kể thì căn vườn bơ được thành lập đâu 35, 40 năm về trước, sau khi ông chủ cũ xây hết mấy trăm căn hộ và nhà xung quanh. Ông chủ giàu nên trồng cho vui nhất là mấy cây dừa để từ nhà ông ta bên kia đồi có thể nhìn sang thấy. Mình cho đốn gần hết mấy cây dừa vì lá khô, rơi tùm lum, lại chả có dừa gì cả, toàn là mấy trái nhỏ như chà là, rớt đầy nơi, hút hết các chất dinh dưỡng của cây bơ mọc xung quanh.


Cây cắt ngắn lại, mọc nhánh mới 

Khi mình mua thì hệ thống ống nước khá cũ, làm từ khi vườn mới được thành lập, loại drip irrigation do người do thái sáng chế. Ông làm vườn của chủ cũ, sáng bò lại mở van nước bằng tay rồi sáng hôm sau, đến đóng lại và mở khu vực khác. Xem như tưới 24/24 nên tiền nước lên đến gần $8,000/ tháng.


Sau khi mình mua thì kêu thợ đến gắn đồng hồ tự động chạy bằng pin. Tùy theo thời tiết mình mở nước tưới 3 tiếng hay 9 tiếng một tuần, giúp giảm tốn nước. Vấn đề là em ở xa nên khi muốn tắt nước hay mở nước khẩn cấp vì ống nước bể thì em phải chạy lại vườn. Hàng xóm gọi kêu bể ống nước là phải chạy xe đến mất 40 phút. Sửa chửa rồi chạy về lại mất thêm 1 tiếng vì giao thông. Gặp giờ giao điểm chỉ biết ngọng.

Cây chặt ngắn lại và bắt đầu ra hoa năm nay. Thấy một thân cây bị chặt ngắn, từ thân mọc ra các chánh khác và từ từ vươn lên cao, che luôn thân cây cũ.

Em dọ hỏi và chính phủ Cali cho tiền sửa lại hệ thống nước. Khám phá ra ông thợ gắn hệ thống nước ở vườn khi xưa cho chủ cũ, nằm trong hội đồng quản trị cho phép, cho tiền để thay thế. Em chửi thề trong bụng vì tên này hà tiện nên gắn hệ thống ống nước loại mỏng nên áp suất của nước mạnh 100 PSI hay làm bể ống nước hoài nhất là hà tiện nên thay vì gắn đồ nối ống nước 45 độ hay 30 độ, ông ta gắn 90 độ nên áp suất mạnh khiến mấy chỗ nối ông nước bị bể hoài. Rẻ không bao nhiêu mà làm chủ khổ, sửa chửa hoài.


Hội đồng cho tiền nhưng em không mướn ông này, ông ta ngồi xe lăn rồi kêu thợ làm. Em kêu thợ của Em lại làm trong mùa covid. Họ không có việc nên bò đến vườn làm ngày đêm nên xong ngay.


Dùng ống nước dầy loại schedule 40 nên mấy con sóc và coyote không cắn phá nữa. Sau đó em xin chính phủ thêm tiền để gắn mấy cái sensor để đo độ ẩm của đất để biết có nên tưới hay ngưng tưới nước. Giúp giảm bớt 50% tiền nước.

Khu vực cây được chặt ngắn và mọc nhánh mới lên lại. Năm nay ra hoa rất nhiều. Sáng nay ông kỹ sư chỉ cho cách tỉa mấy cây này vì nếu không thì lại trở về vấn nạn cũ. Phải chạy ra mua cái máy cưa dài chạy bằng điện cho nhẹ tay cũng 5 ký lô rồi. Tiểu bang Cali bắt buộc đâu 5 năm nữa là các xe ủi đất, dựng cụ đều bằng điện hết nên dân Mễ đi mua máy cày cũ rẻ, chở về Mễ bán cho nông dân bên đó.


Vấn đề là các valve tưới nước chạy bằng pin thì em chạy lên vườn nên xin được thêm tiền để thay mấy cái này, dùng hệ thống wifi của Hãng điện thoại. Mỗi năm trả độ $30 vì ít sử dụng data. Hôm qua em gặp đại diện của chính phủ cali, để xin thêm tiền đắp cái đê để chứa nước từ trên đồi cao chảy xuống vườn em thay vì để nước chảy xuống ống cống. Nếu họ cho tiền thì sẽ nuôi cá tại mấy cái ao này. Cuối tuần rủ các bác đến câu cá rồi nướng ăn.


Xong xuôi phần nước thì em bắt đầu chặt ngắn cây lại. Lý do là cây già trên 30 năm nên thân cây to lớn. Chất dinh dưỡng được cây sử dụng nuôi mấy thân cây nên trái ra ít và nhỏ. Thêm khi miền nam cali bị gió santa ana thổi từ sa mạc về thì cây cao sẽ bị rung mạnh hơn và rớt trái khá nhiều. Một mặt hái trái trên cao rất khó phải bắt thang nên phải tốn thêm tiền trả cho thợ hái.

Hoa vàng mấy độ. Có cây được chặt ngắn ra hoa đầy 

Em chạy xuống xem mấy cái vườn trồng bơ để học nghề ở Fallbrook, thủ đô bơ của Cali. Tham gia các hiệp hội các tay nông dân trồng bơ để học nghề. Có một ông mỹ trong nghề được 60 năm, mới qua đời năm ngoái. Ông ta chỉ em là phải chặt ngắn cây lại để cành mới ra. Với bao nhiêu là rể từ mấy chục năm qua, sẽ nuôi trái thay vì thân cây như hiện nay. Nếu chặt một lúc thì em hết vốn nên mỗi năm chặt một khu vực của vườn. Năm nay là năm thứ 4 em chặt nên hy vọng sang năm là hoàn tất chương trình. Hy vọng sẽ ra trái nhiều và to. Năm nay thì thấy trái của mấy cây chặt ngắn ra trái to nhất, hoa cho mùa tới rất nhiều. Hy vọng, trời thương cứ tiếp tục mưa nhiều vào mùa đông để em tiết kiệm $4,000/ tháng tiền nước.

Đây là tổ ong của ông nuôi ong mới để giúp phấn hoa đậu trái và ông ta lấy mật ong. Vấn đề là ông này bán đắt hơn ông cũ gần gấp đôi. Hôm kia mình đi lấy hết mấy thùng của ông về hưu để dành xài. Thấy phía xa nhà cửa cạnh vườn nhà em, có cả sân cù.

Sáng nay, em gặp ông kỹ sư canh nông từ Chí Lợi của công ty mua sỉ mướn hàng năm 6 tuần để xem các vườn bơ, để ông ta hướng dẫn nên làm gì trong năm nay như phân bón, tỉa bớt nhánh cao,… Chính phủ Hoa Kỳ giúp nông dân nên họ cho mua bảo hiểm. Nếu thất mùa thì được trả tiền nước, phân bón,… không lời nhưng cũng đỡ nếu không là bỏ vườn từ lâu.

Đây là đồ hái hứng trái bơ. Công ty mua sỉ không muốn bơ chạm đất, sợ bị nhiễm vi khuẩn nên thợ hái phải dùng cái cần loại này. Có cái túi và cái lưỡi kéo cột vào sợi dây. Thợ kéo cái dây thì sẽ cắt cuống của trái bơ vì nếu mất cuống thì vi khuẩn có thể len lỏi vào từ chỗ này. Bơ chở đến packing house mà không có cuống thì họ không nhận. Không trả tiền nên tiền mướn thợ hái đắt. Vườn em ở xa nên thợ không muốn đi vì đa số là không có giấy tờ, sợ bị cảnh sát chận hỏi giấy tờ nên thường hái trễ hay hái sớm khi các khu vườn ở vùng Fallbrook đã hái hết.

Điểm mà em thích nhất từ khi có vườn là đi học về trồng bơ,…thì khám phá ra các chất hóa học họ sử dụng để ngâm thuốc, giữ cho tươi lâu,… làm thế nào để không có hột như quýt mua ở chợ hay trái nho,… em sợ ăn mấy loại đó lắm. Các bác biết mấy loại nho và quýt trong siêu thị bán không có hột vì sợ con nít nuốt nghẹn họng được xịt thuốc khi hoa nở để chúng đậu trái mà không có hột. Không cần ong, có lẻ vì vậy mà ngày nay giới tính không rõ ràng khi ăn từ bé các loại rau quả, trái cây kiểu này. Cần có nghiên cứu vụ này. Họ kêu là xịt loại thuốc này thì trái đậu nhiều lắm nhưng khi gió mạnh thì sẽ làm gãy cây nhất là em sợ hóa chất. Em đang xem có thể xin chuyển qua vườn hữu cơ có chứng nhận của tiểu bang vì từ khi mua vườn, không sử dụng chất sát trùng,… chất độc như để diệt cỏ dại,… Hy vọng bà kỹ sư của chính phủ gặp hôm qua sẽ có chương trình để Em nộp đơn.

Trái của cây chặt rồi, to hơn loại cây cao phía dưới phải đợi thêm 1, 2 tháng nữa mới bán được.
Lá bắt đầu khô để rụng để các nụ bông nở và các lá mới sẽ mọc ra để che các trái mới đậu. Khi lá rụng hoa nở thì sẽ hái trái năm nay vì nếu không mặt trời sẽ làm cháy da cảu trái bơ như Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Từ khi có cái vườn thì bắt đầu đọc tài liệu về các chất dinh dưỡng, ăn uống kỹ lưỡng lại vì hiểu về sản xuất nông nghiệp tại Hoa Kỳ và nên tránh ăn những gì đã được thấy và học.


Nếu em chặt xong hết các cây to thì có thể nói đến lợi nhuận. Trung bình cứ hái độ 360,000 cân anh mỗi năm là thoải mái con gà mái. Nếu được như vậy sẽ mướn thêm thợ làm cả tuần thì thu hoạch cao hơn, có thể lên 450,000 cân anh mỗi năm vì cây nhánh cần tỉa rất nhiều để trái ra nhiều và có ánh sáng mặt trời để to lớn.


Vài hàng để trả lời cho các bác tò mò hỏi em vụ trồng bơ. Bơ ở Việt Nam loại giống Zutano có khắp thế giới. Ăn lạt lắm nên người ta bỏ đường và sữa ông địa để ăn. Bơ Cali đa số thuộc loại Hass, rất được ưa chuộng khắp thế giới. Nghịch lý là bơ của Cali trồng thường được đem xuất cảng bán bên Nhật Bản,… giá $8 một trái, còn dân cali thì mua bơ của Mễ trồng ăn. Rẻ và được hái lâu ngày bỏ tủ lạnh, ngâm chất bảo quản.


Khi thợ hái bơ xong thì công ty mua sỉ cho xe lại chở về. Điều trước tiên họ ngâm trái bơ vào thùng nước có chất hóa học để sát trùng để tránh bệnh salmonella và các loại khác nhất là giữ được trái tươi óng ánh. Sau đó sẽ cho vào nhà máy để thành lọc qua máy scanner để xem loại nào hơi bị hư thì loại ra rồi cho chạy lên dàn để loại theo sức nặng và tự động dân các ticker ucp vào mỗi trái rồi chạy vào các bịch lưới như ở Costco hay đóng thùng. Sau đó bỏ lên palette và được chở vào nhà kho lạnh để giữ lâu ngày. Khi nào khách hàng mua thì 24 tiếng trước khi giao cho các nhà hàng thì họ thải khí vÀo nhà kho để làm chín trái để khách hàng nhà hàng có thể ăn ngay. https://fb.watch/r8l1YHdNr2/?mibextid=SphRi8&startTimeMs=5000


Dạo này em rất bận tỉa nhánh cây để cây không lên cao. Khi thiếu ánh mặt trời thì các nhánh sẽ mọc lên trên trời để tìm ánh nắng khiến cây cao. Do Đó phải tỉa nhánh ở giữa, đang che nắng hết các nhánh khác khiến mấy nhánh này chết khô nên em không có thời gian hái bơ. Bác nào muốn ăn bơ thì vào vườn em hái về mà ăn, không tính tiền. Còn lười thì gọi cháu em hay con em mà mua. Vợ chồng cô cháu cuối tuần vào vườn hái bán. Đừng có réo em vì không có thời gian hái.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn