Gia tài tạo nghiệp chướng cho con cháu


Hồi trưa, mình và thằng con đi gặp chuyên gia địa ốc và chủ nhà, muốn bán 5 căn hộ thuộc vùng Opportunity Zone, gần biển ở Quận Cam. Lý do là họ rao bán từ hơn 6 tháng nay, từ giá 2.1 triệu nay xuống 1.9 triệu mà người bán cứ khăng khăng không muốn thay đổi ý định.


Mình hỏi chuyên gia địa ốc tại sao họ không muốn carry-back trong vòng 1 năm, để mình sửa chửa, tăng tiền nhà rồi tái tài trợ, trả cho họ. Chuyên gia địa ốc kêu người bán có 4 người nên khó thương lượng. Mình nói liên lạc với chủ bán, kêu mình muốn gặp họ. Biết đâu người Việt với nhau dễ nói chuyện. Lúc đầu họ không chịu gặp nhưng cuối cùng, chấp nhận gặp mình. Mình kêu thằng con đi theo để học nghề.

Gặp một cô người Việt, gọi mình là chú. Xong thì nói tiếng anh để chuyên gia địa ốc người Mỹ hiểu. Mình được biết là mấy căn hộ do bố mẹ để lại, 9 anh em kêu bán, thay vì mỗi tháng nhận $1,000/ người, tiền mướn nhà. Năm ngoái có người làm 1031 exchange, đồng ý mua với giá 2.1 triệu nhưng họ đòi, sửa chửa chút chút độ $50,000 thì người anh không chịu bán. Nay nhà xuống nên giảm giá xuống 1.9 triệu xem như 10%. Cuối năm thì sẽ xuống thêm 10%.


Mình nói với cô con gái, được cha mẹ tin tưởng nên chỉ định làm trustee của living trust của họ. Nay bán hoài không ai chịu mua với giá họ muốn. Địa ốc ở Cali đang xuống. Lại nghe cô gái kêu mấy người anh muốn thưa cô ta ra toà, tốn tiền luật sư phí đủ trò. Vụ này xẩy ra hoài, các người con hay thưa người làm trustee, để họ thay thế, cho rằng người làm trustee không có khả năng. Con của chủ vườn bơ bán cho mình là một trong trường hợp này. Người con trai, biết việc, được bố mẹ cho làm trustee nhưng cô con gái không chịu, thưa kiện và dành quyền làm trustee rồi bán rẻ chợ trời.


Mình giải thích cho cô ta là mấy căn hộ hiện tại hư hao khá nhiều, không có ngân hàng nào cho mượn tiền cả. Nhất là nhà đang xuống. Nếu tôi mua như vậy thì phải mượn tiền của private lender, giá rất cao nên tôi chỉ mua với giá $1.6 triệu. Còn cô và anh cô muốn bán với giá 1.9 triệu thì tôi sẵn sàng mua với điều kiện tôi đặt cọc 30%, rồi cô cho tôi vay số tiền còn lại trong vòng 1 năm. Lúc đó tôi đã sửa chửa nhà cửa lại hết, cho người mướn giá cao hơn bây giờ. Tôi sẽ tái tài trợ, ngân hàng sẽ cho tôi vay và sẽ trả số tiền còn lại.


Nay tôi đưa trước 30%, cô dùng số tiền này, đưa cho mấy người anh muốn thưa cô để tống họ ra khỏi cái gia sản của bố mẹ cô. Số còn lại, mỗi tháng sẽ nhận tiền lời của tôi, khỏi phải nhức đầu với nạn anh em chém nhau, đòi chia chác gia tài ngay. Cô ta nghe và bắt đầu hiểu nên hẹn sẽ gặp lại với mấy người anh kia.


Mình nói anh em thì có thể nhường nhịn nhau nhưng nay đã lập gia đình thì  vợ chồng của anh em xía vào nên banh ta lông. Cô gái nói đúng rồi. Cái thằng nó lấy Mễ nên hư bột hư đường. Mấy bà chị dâu tham lắm nên xúi chồng kiện ra toà để dành quyền quyết định, chia gia tài. Tạo nghiệp.


Bố mẹ cô này, mình có gặp khi xưa khi muốn mua mấy miếng đất của họ ở Quận Cam nhưng họ không hiểu cách cho vay lại nên hy vọng đến đời con họ, sẽ mua được 5 căn hộ của họ. Sau vụ này, mình sẽ hỏi mua luôn căn nhà khác. Khi họ nhận được tiền hàng tháng, sẽ vui vẻ bán nốt căn kia. Nghe cô ta kêu có 1 căn đất rộng, có thể xây 3 căn nhà.

Tình trạng gia đình này, cho thấy người Việt hay người Mỹ đều như nhau. Khi chia gia tài là con cháu đâm chém nhau. Do đó chúng ta muốn ở yên dưới đáy mồ khi chết, không bị mấy đứa con réo, kêu mình thức dậy, về là chứng lỗi lầm mình đã để lại thì nên chuẩn bị hậu sự rất kỹ càng. Cô gái kể là ông bố chỉ tin có mình cô ta nên giao cho cô làm Trustee, viết rõ ràng hết nhưng khi bố mẹ đi tây phương, chưa thấy cực lạc là con cháu cãi nhau nhưng mấy ông anh rất kiên định, anh mà không được làm Trustee nên cứ làm khó dễ như vụ bán giá 2.1 triệu, không chịu bớt 1 ít. Địa ốc Cali có thể xuống nữa.


Nhiều khi đi làm cả đời, nói để lại cho con có cuộc sống khá sung túc hơn mình, thay vì tạo đức, lại tạo cái nghiệp cho con cháu sau này. Do đó chúng ta phải cẩn thận. Mình biết nhiều người, có con cháu đông mà chưa làm gì, viết gì về chia tài sản cho con cháu và nhiều gia đình, bố mẹ còn sống nhưng bị mất trí nhớ, con cháu đưa nhau ra toà, dành quyền cai quản an sinh cua bố mẹ, đúng hơn là tài sản.


Thử làm tính xem:

Giá 1,900,000, đặt cọc $600,000, vay chủ bán $1,300,000 với 5% tiền lời. $65,000/ năm hay $5,416.67/ tháng.

Tiền cho thuê rất rẻ so với thị trường, đâu $1,700/ tháng, đâu $8,500-$9,000/ tháng. Mình sẽ lấy nhà mỗi tháng để sửa chửa và tăng giá tiền thuê lên $2,500-$2,800/ tháng. Mình xem xung quanh, họ trả trên $2,300/ tháng.


Sau khi sửa chửa mình sẽ có tiền thuê  $12,500-$14,000/tháng cho năm đầu tiên. Sau đó mỗi năm tăng thêm 10%. Lúc đó giá nhà với $12,500-$14,000/ tháng sẽ lên hơn 2.5 triệu, 10 năm nữa sẽ lên độ $3.5 triệu. Vì nằm trong vùng Opportunity Zone, mình sẽ bán, không phải đóng thuế lời, lấy tiền dẫn vợ con đi chơi vòng quanh thế giới. Xong om.


Điểm mình muốn nói ở đây, chúng ta nên nghĩ đến hậu sự vì cuộc đời, không ai biết ngày mai. Nên làm giấy tờ, di chúc, living trust, giấy uỷ quyền về tài sản cũng như về y tế để lỡ bị coma thì con cháu biết đường mà đỡ. Nếu trời thương thì sẽ khiến 9 anh em gia đình này nhất trí bán cho mình. Lấy tiền của mình đặt cọc, chia cho những người tham trước, mấy người kia đợi một năm sau, mình sửa chửa xong nhà cửa, tái tài trợ, trả hết số nợ còn lại. Còn không thì nhà càng xuống, anh em càng tốn tiền luật sư phí, ra toà, chém giết nhau, anh em họ hàng sẽ không còn nhau.


Để lại gia tài cho con cháu hay để lại cái nghiệp. Chúng ta nên quyết định càng sớm càng tốt. Chán Mớ Đời 


Em ngừng ở đây, đi nấu cơm cho đồng chí gái về ăn nếu không mụ vợ đi tập hát về đói, lại la thằng chồng nhân dân, cứ ngồi mơ. Nếu họ chấp thuận bán, em sẽ báo cáo cho mấy bác sau. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Phụ nữ Mỹ bị phạt vì bận quần tây

Mình đọc trên mạng, có ông giáo sư bên Úc, đăng tấm ảnh ở Việt Nam cho thấy mấy bà, mấy cô đứng xếp hàng để đi xin gạo còn đàn ông việt hình như trốn ở đâu, không thấy ra đứng xếp hàng. Có lẻ họ mắc cở nên đùn đẩy vợ ra đường đứng xin gạo. Khiến mình nhớ khi xưa, ở chợ Đà Lạt, cũng ít bóng dáng đàn ông hay đi xách nước chỉ thấy mấy bà, mấy cô đi gánh nước cho mấy ông chồng ở nhà dùng. Mình đi xách nước rất châm. Hồi nhỏ chỉ xách được hai thùng nước, làm bằng thùng dầu ăn của nhân dân Hoa Kỳ thân tặng rồi mấy ông lớn, đem ra bán cho dân. Dần dần tăng thêm lên nữa thùng thiết,… không dám lấy đầy vì đi đường, nước xóc bay ra ngoài.


Ngược lại tại Hoa Kỳ thì phụ nữ ở nhà, đàn ông lo hết chuyện ngoài đường. Thậm chí ngày nay, giặt áo quần, rữa chén bát, đàn ông cũng phải làm. Lý do là khi rữa chén, mấy bà cứ thảy đồ vào bồn nước rồi mở máy xay nghiền rác, làm nghẹt cái máy xay rác. Thà mất công 15 phút rữa chén còn hơn mất mấy tiếng đồng hồ, tháo máy xay rác ra.

Em như một người chồng, ăn rồi lại nằm

Anh như người vợ hiền, tề gia và tùng quyền

Nấu cơm với rữa chén, giặt quần áo cho em

Rồi bọc tã cho con

Buồn


 Do đó sự đấu tranh của phụ nữ để được quyền tham gia các hoạt động ngoài xã hội, hay có quyền bầu cử rất châm, mới gần 100 năm nay. Hôm trước, con gái mình đang làm việc tại New York, gọi điện thoại than. Lý do là còn trẻ nhưng được cất nhất lên làm trưởng toán nên mấy đồng nghiệp nam, nhất là Mỹ trắng không phục, gây khó dễ. Mình trả lời, ở xứ này, nếu con là người da màu thì phải làm việc gấp 2 người Mỹ trắng, còn là thiểu số và phụ nữ thì phải làm việc gấp 3 lần người Mỹ trắng để được chấp thuận.

Hai chị em Van Buren trên đường xuyên bang với thiết mã năm 1916

Bên Anh quốc, có bà nào, không nhớ tên, chạy bộ đua lần đầu tiên với đàn ông, bị phát giác khiến mấy ông ăng lê, chạy theo xô đẩy khá phủ phàng. Xem phim tài liệu thấy kinh. Khiến mình nhớ có chạy bộ đua khi ở Luân Đôn. Mấy tên đồng nghiệp rủ mình ghi danh chạy với đội của sở làm. Tụi nó chạy một bước mình phải chạy 3 bước. Chúng nó về sớm cả tiếng, đứng cổ vũ mình Chán Mớ Đời. Ở Nữu Ước tương tự, chạy oải người hay Torino, Ý Đại Lợi, có Stratorino. Nay già nên hết chạy, chỉ dám đi bộ.


Hôm qua nghe đài France Culture, cho biết, ở Ba Tư, phụ nữ ngày nay, ra đường không đội khăn, che mặt khiến đàn ông ca tụng, cảm ơn rối rít. Kêu đời nhìn em che mặt thì như nhìn mặt Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen. Chán Mớ Đời  Đi Dubai, phụ nữ che mặt hết đâu có thấy gì, khiến đời chả còn gì dễ thương nên họ tuyên truyền đặt mìn tự cho nổ banh xác, sẽ lên thiên đàng gặp 72 trinh nữ, không bận quần áo khiến thanh niên ghi danh rất nhiều.


Bên Hoa Kỳ, có câu chuyện về hai chị em dòng họ Van Buren, hậu duệ của tổng thống Martin Van Buren. Hai chị em này làm chuyến du hành bằng xe mô tô xuyên bang Hoa Kỳ. Từ Nữu Ước đến Cali.


Mình cũng muốn lái xe xuyên bang Hoa Kỳ nhưng mụ vợ không muốn nên đành chỉ là giấc mơ thôi. Hai chị em Augusta 32 tuổi, và Adeline 26 tuổi muốn tham gia chiến trường đệ nhất thế chiến, với đội mô tô của quân đội Hoa Kỳ nhưng bị từ chối. Cả hai bèn muốn chứng tỏ 100 đàn ông không bằng 1 cái lông đàn bà, họ có thể đảm nhận chức vụ lái mô tô cho quân đội nên lên xe phóng mô tô chạy xuyên bang Hoa Kỳ.


Họ khởi đầu tại Time squares, ngày 4/7/1916, nhân ngày lễ độc lập Hoa Kỳ với điểm đến San Francisco. Họ sử dụng xe mô tô hiệu Indian Power, giá $275 thời đó. Nhiều nơi không có đường hay bản đồ như phía tây của Mississippi. Mưa làm đường trơn trợt khiến họ bị té xe, không có mũ bảo hiểm, chỉ có kính mắt và cái Mũ, che gió không bay tóc làm dơ tóc.

Hai chị em bị bắt và bị phạt về tội bận quần tây không như ngày nay, bận quần mà còn phải cắt từng lỗ để làm như mình nghèo. Xứng danh con cháu xã hội chủ nghĩa


Ngày nay, mình leo núi, có bản đồ các đường mòn, đi tới đâu là chỉ trên bản đồ. Đi ra khỏi lộ trình lập tức đồng hồ đeo tay báo ngay. Họ kể đến Chicago, bị cảnh sát chận và phạt vì bận quần, thay vì bận váy. Thời ấy, phụ nữ không được bận quần tây như đàn ông. Hình như mình có kể vụ này rồi. Hai chị em bà này lại bận đồ lính và áo da như easy rider nên bị bắt, phạt tiền. Hai chị em Van Buren rất giỏi, bản đồ không có mà tìm được đường để đi trong khi ngày nay, máy định vị chỉ quẹo trái, mụ vợ mình ngồi bên cạnh, kêu quẹo phải. Nội chiến từng ngày tỏng khói lửa. Chán Mớ Đời 


Khi đến vùng Colorado thì rất khó khăn vì đồi núi, trời lạnh, mưa bão nên họ tính bỏ cuộc nhưng nhờ các thợ làm hầm mỏ, giúp đỡ nên tiếp tục. Khi chạy đến vùng Utah thì hai chị em thiếu nước uống nhưng may mắn, gặp người chạy đến giúp họ, tiếp tục. Ngày 2 tháng 9 năm 1916, hai chị em đến San Francisco sau khi chạy 5,500 dậm và 8 tháng 9 chạy đến đích cuối cùng là Lós Angeles. Rồi chạy qua biên giới Mexico-Hoa Kỳ.


Báo chí chả ai nói đến thành tích của hai chị em, báo mô tô thì nói đến xe, có nhiều nhà báo lên án hai chị em, không chịu ở nhà, bỏ đi nghỉ hè. Đau buồn nhất là chính phủ Hoa Kỳ từ chối tuyển lựa hai chị em vào quân đội. Họ bị từ chối vào quân đội nên muốn đi chuyến xuyên bang để cho quân đội biết đàn ông làm gì thì họ vẫn có thể làm được.


Hai chị em vẫn không nản chí. Một người tiếp tục học để thành luật sư còn cô kia thì trở thành phi công lái máy bay. Kinh


Cho thấy xã hội khi xưa, phụ nữ xây tổ ấm còn đàn ông xây nhà. Ngày nay, vợ chồng phải đi làm hết. Trước kia một người đi làm có thể nuôi cả gia đình. Nay thì khó lắm, ngoài trừ những ai làm chức vụ, lương cao. Đưa đến 50% hôn nhân tại Hoa Kỳ đều kết thúc sớm hơn lời thề trước quan viên hai họ.

Đi Nam Cực mới khám phá ra có một phụ nữ, cải trang như Hoa Mộc Lan để lên tàu đi Nam Cực. Cho thấy nam nữ bình đẳng như ngày nay, là hệ quả của sự đấu tranh của nhiều thế hệ đi trước, giúp phụ nữ đi học đại học, có thể làm hay thực hiện những ước mơ của họ thay vì chỉ học nấu ăn, lấy chồng đẻ con rồi.


Hậu quả là ngày nay, thiên hạ ít đẻ vì không có thì giờ chăm sóc con cái, hay tập trung vào nghề nghiệp nhiều hơn. Cần thì nuôi chó mèo. Mình cũng không biết là điều này hay dỡ. Chỉ biết không sinh con đẻ cái, nuôi chó thì tương lại Hoa Kỳ sẽ có ít người và nhiều chó. Theo thống kê thì 90.5 triệu gia đình Mỹ có nuôi chó và 45 triệu nuôi mèo. Có nhiều nhà nuôi đến 2, 3 con chó hay 2, 3 con mèo. Xem chó mèo tính trung bình bằng 35% hay hơn dân số Hoa Kỳ. Một ngày nào đó 50% rồi lên nữa. Ra đường đạp kít chó như ở Paris. Đám trẻ ngày nay, thích nuôi chó nhưng không thích lượm cứt chó. Hôm trước, đến nhà chị bạn, hôi mùi mèo kinh hoàng của con chị ta nuôi. Mình chỉ muốn bỏ chạy về nhưng đồng chí gái bắt ở lại. May quá chỉ một đêm. Từ ngày làm vườn đến nay, khứu giác mình trở lại bình thường, phụ nữ với ba đồ kem thoa mặt, nước hoa nên khứu giác của họ có vấn đề. Mình có thể nghĩ được mùi mấy con thú như Scunt ở xa, đầu ngọn gió, mùi thơm của hoa bưởi xa từ 100 thước.

Thế hệ người Mỹ xưa thì họ chú trọng, dẫn chó đi ỉa thì họ hốt kít chó trong khi thế hệ trẻ ngày nay, thì dắt chó đi ỉa rồi sợ dơ tay nên cứ để mìn Claymore đó. Hôm trước, đi lên núi ở Oregon, thấy bảng cấm chó nhưng đám trẻ cứ dắt lên, thậm chí không cột dây. Trên đường cứ thấy cứt chó, phải báo cho đồng chí gái đi sau. Đường núi thì hẹp, lỡ con chó đòi táp mình vì khi xưa có ăn thịt chó. Bằng chứng là khi về Việt Nam, chạy xe gắn máy, vừa ra khỏi nhà nghỉ là chó hai bên dường rượt theo, phải dơ chân lên cao. kinh


Dạo này hết nhưng có lần, sáng ra trước sân là thấy bãi cứt chó. Trên vườn thì thôi đầy, dạo này bớt. Hồi chiều, thợ đánh chết con rắn nên bỏ trên đường để dân đi lậu vào vườn mình cho chó ỉa, sợ một tí. Chán Mớ Đời 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn  

Thủy Tạ- La Grenouillère Đà Lạt

Có dạo, mình tải bài về Thuỷ Tạ Đà Lạt. Có người còm cho rằng phải gọi Thuỷ Toạ mới đúng. Mình không rành chữ Hán lắm, trước kia mình cũng thắc mắc vì sao họ gọi Thuỷ Tạ thay vì Thủy Toạ. Theo mình hiểu “tọa” là ngồi ở trên, thuỷ tọa là ngồi trên nước. Mình mò mấy trang tự điển Hán Việt thì được biết là Thuỷ Tạ là đúng.

Họ cho rằng; chữ “Tạ” ở đây là , thuộc bộ Mộc, được giải thích là: "Sàn, nhà tập võ, cái đài có nhà ở gọi là tạ". Vì thế, Thuỷ Tạ là ngôi nhà trên mặt nước và gọi Thuỷ Tạ là chính xác. Từ đó mình viết Thuỷ Tạ. Có bác nào rành chữ Hán thì cho em xin ý kiến.

Thủy Tạ, được tạo thành ốc đảo tròn như ốc đảo Camembert, nhà hàng La Grenouillere bên Tây

Còn người Pháp thì gọi là “la grenouillère”, cái đầm ếch. Mình cũng thắc mắc sao họ gọi cái đầm ếch, bộ họ nuôi ếch ở đó hay sao nhưng hồi xưa, ra đây chơi đâu thấy ếch nhái gì đâu. Thắc mắc mà không dám hỏi vì sợ thầy cô chửi ngu lâu dốt sớm. Đến khi qua tây, học về lịch sử hội hoa, thời belle époque của Pháp, mới khám phá ra có một nhà hàng trên sông, ngoại ô Paris mà khi xưa, dân chơi Paris hay đến đó để ăn uống nhảy đầm, có hòn đảo nhỏ tròn nên họ gọi là Camembert như cái hộp phô mát của tây.

Do đó người Pháp mới đào xung quanh làm một ốc đảo tròn như hộp phô mát Camembert rồi làm chiếc cầu để đi qua như nhà hàng La Grenouillere ở Pháp. Họ xây trên mấy cái cọc (pilotis) để có thể đậu thuyền ghe ở dưới. Mình mới viếng Seattle về, ngay hồ, có câu lạc bộ chèo thuyền. Đi Ai Cập, bên dòng sông Nile cũng có rất nhiều câu lạc bộ chèo thuyền. Dân trưởng giả ở tây phương chơi môn này nhiều lắm. Học sinh mà chơi môn này giỏi thì được vào các đại học danh tiếng như chơi. Harvard và Yale hay có màn chèo đua thuyền. Chơi môn này tốn tiền lắm. Mình có khách hàng, gốc Lỗ Ma Ni, từng là vận động viên của xứ này tại Thế Vận Hội, sau chạy qua Mỹ, thi đua cho Hoa Kỳ, tập luyện khá nhiều.

Đây địa điểm của Thuỷ Tạ khi chưa được xây cất. Có tiệm ăn, sau này để xây lại có tên Đào Nguyên trước 75. Khi họ phá cái đập sau 1932 thì họ tạo thành cái ốc đảo tròn, gắn cái cầu gỗ như bên tây. Các sân quần vợt đang được thành hình bên tay trái. Phần đất phía trước, sau này trực thăng hay đậu tại đây.

Từ đó mình mới đoán là mấy ông tây bà đầm khi xưa, xây cái hội quán trên nước tại hồ Xuân Hương là để nhớ lại quê hương của họ như người Việt mình ngày nay, mở tiệm ăn kêu Phở 89, Phở Hiền Vương, Dakao,… họ xây dựng Đà Lạt, đặt tên cho nhiều nơi với tên của các nơi ở Pháp, quê hương của họ.

Chỗ này chụp khi họ bắt đầu làm cái ốc đảo Thuỷ Tạ, tước khi phá các đập chạy từ ngã năm Palace qua bùng binh Đinh Tiên Hoàng, trước vụ lũ lụt 1932. Chỉ thấy cái pontoon nhỏ ở địa điểm Thuỷ Tạ ngày nay

Khi xây dựng Đà Lạt thành một trung tâm du lịch cho Đông Dương, họ phải xây thêm các hạ tầng cơ sở thể thao để du khách có thể chơi, chớ không lẻ lên Đà Lạt chỉ ngồi nhà. Ngày nay chỉ cần tạo những gì vớ vẩn, giả tạo để thiên hạ đến chụp hình toả nằng, tự sướng là xong.

Khu vực sau này được biến thành ốc đảo Thuỷ Tạ nhìn từ khách sạn Palace


Từ đó người Pháp mới thành lập một câu lạc bộ thể thao (cercle sportif), có sòng bài ở khách sạn Palace, có sân quần vợt ở câu lạc bộ thể thao mà dân Đà Lạt khi xưa hay gọi “xẹc” từ Cercle sportif mà ra. Có sân cù và nhà thuỷ tạ nơi họ chơi các môn đua thuyền, bơi lội,… trong mấy phim ngắn của ông tây sinh tại Việt Nam, có ghi lại hình ảnh lính nhảy dù xuống hồ Xuân Hương và có ca nô chạy trên hồ. Chỉ khi tây về nước mới có pedalo ở nhà hàng Thanh THuỷ cho người Việt mướn.

Thủy Tạ. Dưới sàn nhà là để các chiếc thuyền
Thời Tây, chỗ này có tranh đua nhảy xuống nước, bơi lội

Chơi thể thao xong thì họ ăn tại nhà hàng của câu lạc bộ, mang tên La Chaumière, (mình có tấm ảnh cũ của nhà hàng này, có mái lợp bổi như bên Tây, lười kiếm quá, ai tò mò thì tìm bài mình viết trước đây về Thuỷ Tạ) mà sau 1954 họ đổi tên nhà hàng Đào Nguyên. Khi tây về nước thì các cơ sở của câu lạc bộ thuộc tỉnh Tuyên Đức. Mấy người giàu có ở Đà Lạt đều là hội viên của xẹc. Có một bác, bạn với mẹ mình, kể khi xưa là hội trưởng của câu lạc bộ thể thao Đà Lạt. Họ cho người dân mướn để làm ăn. Mình nghe nói con gái của tiệm Đào NGuyên hiện ở miền nam cali nhưng chưa bao giờ gặp mặt.


Đọc tài liệu Pháp thì được biết có một bà tên Seurin, mở trên một chiếc tàu chở hàng hoá (péniche) thành một tiệm ăn và chỗ nhảy đầm thêm chỗ để người ta nhảy xuống sông tắm. Dạo ở Paris, mình có học chung với một cô đầm, có ông chú là chủ cái piscine, cho tây đầm mướn vào tắm trên dòng sông Seine. Cô này lấy chồng là một người Việt. Hình như nay họ đã bỏ rồi. Khu vực này được gọi La Grenouillère với bãi tắm, và thuyền ghe. Cuối tuần dân thượng lưu Paris ra đây dã ngoại, đi xe lửa Paris - Saint Germain en Laye. Báo chí xem chỗ này như Trouville. Tây đầm ra đây tắm tiên trên dòng sông Seine, khiến thành phố phải ngăn cấm nhưng khó vì dân ra đây toàn là giới thượng lưu. Thậm chí ông hàng đế Napoleon đệ Tam, đem vợ con ra đây chơi với dân tình.

Hình này chắc xưa, trước khi xây cất Thuỷ Tạ, có máy bay thuỷ toạ.

Ngay nhà văn Guy De Maupassant mà khi xưa, ông tây bà đầm bắt mình học bỏ mạng về ông này, cũng ra đây mướn căn nhà gần sông Seine để viết, bắt mình học sau này.


Rồi có hai ông hoạ sĩ Auguste Renoir và Claude Monet, bò ra đây với giá vẽ, và thiên thu hoá cái ốc đảo mang tên Camembert, có một cây duy nhất mọc trên. Muốn đến đó người ta phải xếp thuyền và bắt ván để đi qua.

Ốc đảo Camembert được mấy hoạ sĩ thời Belle epoque vẽ khiến nhà hàng này nổi tiếng

Năm 1889, chỗ này bị hoả hoạn tiêu huỷ hoàn toàn. Người ta cho xây lại nhưng không được thành công như trước. Người ta phát minh ra xe đạp nên dân tây ưa chuộng môn xe đạp, bỏ bê đua thuyền. Nhất là ống cống của các thành phố như Paris đỗ ra sông Seine nên tây đầm sợ hết dám bơi. Cuối thập niên 1920 thì tiệm này đóng cửa. Hồi ở Việt Nam nghe nói sông Seine đủ trò, qua Tây, ra thấy sông Seine, dơ đen xì.


Nay có nhiều tiệm ăn pháp đặt tên La grenouillere, nghe nói có một tiệm được 2 sao của Michelin. Ai buồn đời, viếng Paris, ghé lại đây, có viện bảo tàng, nói về thời thịnh hành của La Grenouillere. Sau đó đi ăn chân nhái (cuisse de grenouille) và escargots, uống chút rượu tây là có thể hỏi bồi bàn, Do you know your sugar daddy? Chán Mớ Đời 

Thời tây lúc chưa xây Thuỷ Tạ, chỉ có một quán ăn trên nước. Hôm trước, có ai muốn giúp mình sắp xếp hình ảnh Đà Lạt theo thể loại nhưng rồi bận đi chơi nên không liên lạc. Nay chả nhớ là ai cả. Chán Mớ Đời 
Cầu đầu tiên vào Thuỷ Tạ, chỉ đi bộ thôi sau này mới làm cái cầu để xe có thể chạy qua. Xa xa nơi địa điểm của Thuỷ Tạ sau này, có một quán nhỏ mà hình trên cho thấy các sinh hoạt khi có cuộc đua thuyền
Đây Thuỷ Tạ lúc mới xây xong, vẫn chưa cho xe vào
Hình hồ lớn (grand lac), lúc Thuỷ Tạ chưa được xây cất. Sau trận lụt 1932, cuốn đi nhà cửa của khi người Việt, chỗ Ấp Ánh Sáng. người Pháp mới cho đạp phá cái đập và xây ốc đảo Thuỷ Tạ (còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 


Nỏ thần


Hôm trước, thấy báo Hà Nội đăng câu chuyện về một ông kỹ sư nào, được trợ cấp để nghiên cứu và phục dựng lại nỏ thần An Dương Vương khiến mình thất kinh. Theo mình hiểu thì nỏ thần của ông vua này được bựa ra như chuyện trả kiếm thần Kim Quy của vua nhà Lê hay ngọn đuốc cách mạng Lê Văn 8,… nay Hà Nội lại muốn phục dựng chuyện dã sử. Kinh. Họ nói láo riết quên là đang nói thiệt hay nói chơi.


Ngày xưa, trong lịch sử, muốn lên làm vua, người ta thường tạo ra huyền thoại, được ông trời ban cho sứ mệnh, để giải nguy đất nước để lên làm vua như vua Arthur của Anh quốc với cái gươm thần, Thành Các tư HÃn cũng na ná, bựa ra trên ngọn đồi hay núi chi đó, có gươm thần. Dân tình dạo ấy ngu nên tin tưởng và theo ông ta đi chinh phạt khắp nơi. Hay Nguyễn Trãi bựa ra chuyện kiến ăn lá, để Lê Lợi được lòng dân hay chuyện rùa thần cho mượn kiếm để vua đánh đuổi ngoại xâm.

Họ nói mũi tên nhưng mình nghĩ là phi tiêu vì bên Trung Cộng, mình có xem mấy cái nỏ nhỏ hơn, bắn một lúc nhiều phi tiêu còn nỏ thần này thì làm sao Trọng Thuỷ đánh cắp vì to đùng.

Có lần mình đi viếng Trung Cộng, để xem mấy tượng của quan lính Tần Thuỷ Hoàng đã được chôn sống. Có vào viện bảo tàng ở Bắc Kinh cũng như Tử Cấm Thành do một kiến trúc sư người Việt, tên là Nguyễn An, bị nhà Lê, triều cống cho nhà Minh thiết kế, họ có trưng bày các nỏ được sử dụng qua nhiều thời đại. Có vài cái được giải thích có thể nạp khá nhiều mũi phi tiêu nên mình đoán nỏ thần trong truyền thuyết An Dương Vương chắc cũng tương tự. Ai ngờ ngày nay, học xong Kỹ sư vẫn tin là nỏ thần có thiệt, lại có cán bộ nào đưa tiền để ông ta nghiên cứu suốt 4 năm trời nhưng chỉ bắn dc đâu 11 mũi tên. Kinh


Hồi nhỏ học lịch sử Việt Nam, nói đến Triệu Đà. Ông này được Tần Thuỷ Hoàng gửi sang vùng Giao Chỉ để làm thái thú, sau đó thấy xa vua Tần nên làm phản, tự xưng là vua xứ sau này được gọi là Nam Việt, sau khi đánh chiếm xứ Âu Lạc của An Dương Vương. Trong sách của người Tàu, có nói đến ông Triệu Đà này, kêu ông ta có tuyên bố là tài giỏi hơn Tần Thuỷ Hoàng. Ông ta nói nếu ở Trung Hoa, ông đã thay mặt Tần thị.

Nỏ Liên Châu mà tiến sĩ Hà Nội cho rằng đó là nỏ thần, dùng móng chân của thần Kim Quy.

Có lẻ muốn làm vua nên bựa ra chuyện nỏ thần để lính tàu ngày xưa theo ông ta. Đến khi quân Tần bò đến, đánh ông ta chạy không còn mảnh giáp trên người nên người ta bựa ra vụ Trọng Thuỷ Mỵ Châu để chửa thẹn, tìm lý do ngụy biện vì sao. Sách xưa, nói Trọng Thuỷ tặng cho vợ cái áo lông cừu, nên khi vua cởi ngựa chạy trốn, Mỵ Châu, rút lông cừu ra để thả giữa đường để Trọng Thuỷ mò theo. Mình rất sợ truyện cổ tích hay lịch sử Việt Nam vì họ trộn dã sử và chính sử với nhau.


Nhìn cái nỏ phục dựng là thất kinh. Trọng Thuỷ đánh cắp thì làm sao đem ra khỏi hoàng cung với bao nhiêu lính gác. Chắc chỉ lấy cái móng chân của thần Kim Quy. Thế là thần Kim Quy mất móng chân, không biết có đi được không.


Trong câu chuyện Trọng Thuỷ Mỵ Châu, họ lại gán cho phụ nữ Việt Nam ngu dốt, yêu chồng để mất nỏ thần. Rồi còn rãi lông cừu để cho chồng, rượt theo đi kiếm để giết cha mình. Oan Mỵ Châu, mắt em là bể oan cừu. Hồi nhỏ học sử việt nên đoán lông cừu như lông gà trong chuồng, rớt tơi tả sau khi thả gà đá với gà mái. Thắc mắc vì lông gà, khi rớt xuống đất khi ngựa chạy nhanh thì bay mất tiêu, nhưng không dám hỏi vì sợ thầy kêu dốt lâu dốt bền thế. Thêm họ tính sao mà ông Triệu Đà thọ đến 127 tuổi. Kinh. Nội biết sống đến hơn 100 tuổi là ông ta có thể giúp Tần Thuỷ Hoàng, sống lâu, để giết thêm người.

Khi xưa em tin vì chưa bao giờ thấy con cừu cả, đến khi qua Anh quốc, mới thấy con cừu lần đầu tiên thì thất kinh khi biết lông cừu như thế nào. Sau này, lấy vợ việt, mới bắt đầu đọc sách báo việt ngữ lại thì nhận thấy sử Việt đã được giảng dạy tại trường khi xưa, hơi bị chế khá nhiều. Ăn đặc sản Quảng trị hơi nhiều.


Xưa còn bé thì tin nhưng lớn lên, nghĩ lại thì vớ vẩn nên rất sợ người Việt tại Việt Nam vẫn tin ba chuyện này, thờ cúng. Vua HÙng là bựa mà họ cứ chen lấn đi lễ đền Hùng, xin ấn để làm cán bộ. Kinh


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 






Tạm biệt Tây Bắc Hoa Kỳ

 


Hôm nay, đồng chí gái dậy lúc 11:00 sáng vì tối qua, cô nàng và bạn hát hò đến khi hết hơi, quá 12 giờ khuya. Có chị bạn mời ăn mì Hương Cảng và ăn chè ba miền. Sau khi chia tay với mấy cô bạn, hai vợ chồng chạy đến viện bảo tàng về thủy tinh để xem những tác phẩm của ông Dave Chihuly, sinh trưởng tại vùng này, học nghề thổi thủy tinh ở đảo Murano, Ý Đại Lợi, nổi tiếng thế giới từ thời La MÃ đến nay.


Ai đi viếng Venice, Ý Đại Lợi, rảnh viếng cái làng này, rất dễ thương, ít du khách, chuyên làm nghề thuỷ tinh từ mấy trăm năm qua nhưng đừng có mua đồ của họ. Họ chém không đẹp không ăn tiền. Mình đến làng này ít nhất 5,6 lần. Lần chót mình hỏi khách sạn cách đi sang bên đảo này. Mướn taxi nước ở đâu. Mình thuộc gia đình thuần nông, bị dân Ý Đại Lợi lừa khá nhiều lần.

Viện bảo tàng Pop Arts, chả thấy ai đi xem viếng nghệ thuật cả. Xứ này mưa quanh năm nên họ tô màu ở tường cho bớt ảm đạm. Dân tình ở đây được xem là tự tử nhiều nhất Hoa Kỳ. Mình đến xứ này dính mưa, may có đồng chí gái, đời còn dễ thương.

Mấy lần trước, độc thân đi có một mình nên mua vé vaporetto để đi qua đó, nay có vợ con đi theo nên mướn taxi nước cho khỏe đời. Khách sạn nói miễn phí để họ kêu cho. Hóa ra họ gọi một công ty bán sản phẩm thủy tinh ở Murano, họ cho tàu qua, đợi trước cửa khách sạn, chở hai vợ chồng và hai đứa con. Sang kể gì. Lần đầu tiên trong đời, cảm thấy mình nông dân hạng sang, được dân Ý Đại Lợi đem thuyền đến đón như Luchino Visconti trong “voir  Venise et mourir”(der Tod in Venedig). Đến nơi họ đưa toàn đồ mấy chục ngàn khiến mình suýt đứng tim, kêu tôi nông dân từ Việt Nam không có tiền. Đừng bao giờ kêu đến từ Hoa Kỳ. Ra về, không mua, mình hỏi họ có cho taxi chở về Venezia. Đám bán hàng suýt nữa là khệnh mình. Chán Mớ Đời 


Viện bảo tàng này dành riêng cho nghệ nhân, con cưng của thành phố, trưng bày các tác phẩm làm bằng thủy tinh. Mình thích nhất là mấy cái chandelier của ông ta. Ước gì có tiền để mua một cái. 

Mấy chandelier quá đẹp

Đi xe tới, đậu xe ở đây mất $18 cho hai tiếng, mua vé vào cửa cho người hưu trí, được giảm 10% thêm $50, xem ra là $68 cho hai tiếng đồng hồ. Thôi khỏi ăn trưa, nhịn tới chiều ra phi trường vào hội quán của American Express ăn miễn phí. 


Muốn học và thưởng thức nghệ thuật ngày nay đắt tiền. Chẳng bù lại khi xưa, thời đi học cứ đưa thẻ sinh viên ra. Được vào đủ mọi viện bảo tàng hay triển lãm miễn phí. Ôi thời Oanh liệt nay còn đâu. Cứ đưa thẻ sinh viên trường cao đẳng quốc gia Mỹ thuật là vào được hết, còn mấy cô đầm quen, sinh viên trường khác thì phải đóng tiền nhưng được giảm 50%, giá sinh viên. Dạo sinh viên mình mua vé đi xem kịch rất rẻ. Coi chả hiểu gì cả. Chỉ có mấy kịch của Molière, ngày xưa, mấy ông tây bà đầm bắt mình học mệt thở thì còn u chau u châu một tí, cho thấy gốc bần cố nông như mình, khó trở thành trí thức như “Les Femmes Savantes”. Sau 1 năm, xem được đâu 10 vở kịch là ngọng. Chán Mớ Đời 

Tượng mặt trời làm bằng thuỷ tinh

Xem xong thì chạy đến gần sở một chị bạn, đưa mì và chè cho chị bạn rồi chia tay ra phi trường, trả xe mướn, lên máy bay. Lên phòng đợi thì họ nói không nhận hội viên của Priority Pass nữa. Muốn vào hội quán của Priority Pass thì chạy qua terminal A, còn không thì xuống tiệm Bambuza, của người Việt làm chủ thì có $28 voucher của Priority Pass, có thể mua đồ ăn uống không trả tiền. Bò xuống thấy ổ bánh mì 17 đô. Kinh nhưng American Express trả nên mua ăn. Mình có thẻ tín dụng American Express nên dù mua vé thường, vẫn được bò vào mấy câu lạc bộ ở phi trường để ăn uống miến phí, nhưng tuỳ câu lạc bộ, nhận hay không.


Ngồi trên máy bay nhớ về những người bạn của đồng chí gái, thấy họ tâm đầu ý hợp. Khi xưa, bận bịu chồng con nay thì hết lo vụ con cháu nên thư thả tìm lại nhau. Họ không để ý đến giàu nghèo, chỉ có tình bạn, đồng môn khi xưa thêm đam mê hát karaoke. Mấy ông chồng trốn tham dự các cuộc vui với mấy bà khiến mình chơi vơi, được mang danh gươm cùn lạc giữa rừng hoa. Hoa này loại U70 nên tàn úa hết rồi. Chán Mớ Đời 


Sáng đi bộ, leo núi với vợ nên độ 2, 3 giờ trưa là ăn nên chiều không dám ăn nữa vì không đói. Mấy bà lại đem toàn những món độc ra, toàn đường và đường như chè, bánh tây. Kinh. Về lại cali, chỉ ăn bơ và bơ trong suốt 1 tuần để giải độc.


Nghe kể khi chia tay, có nhiều chị khóc một dòng sông Columbia. Thật sự vào tuổi U70, sống chết không biết lúc nào, gặp lại bạn học ngày xưa, kể cho nhau những mẫu chuyện thời thơ ngây vô số tội, ai đi theo tán, rồi lấy chồng, có con, có cháu rồi có người, nghe chồng hát Khúc Thuỵ Du sớm nên hụt hẫng, tự xem lại, định nghĩa lại cuộc đời,… sáng nay cà phê một mình, nhìn lại đời đã rong rêu, cảm thấy vẫn còn may mắn, đi bên đời với đồng chí gái.


Sáng mình dậy sớm, tranh thủ đồng chí gái đang yên giấc, ngáy nguyên một góc giường, đi bộ quanh công viên Seward ở hồ Hoa Thịnh Đốn, chỉ có 6.3 dậm. Đẹp khi nhìn xa xa về ngọn núi Rainier, nổi tiếng của vùng này, phủ đầy tuyết. Có dịp hè, trở lại để leo núi. Hai vợ chồng có chạy xe lên đó nhưng chưa tới đỉnh. Chỉ tới bãi đậu xe của thị trấn Paradise. Chụp hình cho vợ xong thì quay lui vì trời bắt đầu đổ tuyết. Tombe la neige. Thấy tuyết là bỏ chạy vì sợ ở lâu đường trơn, chạy dễ bị tai nạn, thêm bên đường tuyết phủ lên 2 tầng nhà, bảng để coi chừng avalanche. Chạy xe rồi tự nhiên mấy đống tuyết bên đường tụt xuống là phủ ngập xe. Em sẽ trở thành kem Eskimo. Đồng chí gái vẫn kiên quyết ở lại thêm vài phút để chụp hình, tạo dáng đời có bao lần.

Núi Rainier cách Seattle mấy chục dậm nhưng lái xe mất gần 2 tiếng vì tiến độ rất chậm, nhiều nơi chỉ cho phép chạy 25 dậm một giờ.

Hôm trước, rủ đồng chí gái đi bộ quanh hồ. Trời lạnh, gió ở hồ lên cao, làm rụng hoa Anh Đào màu trắng, như những giọt mưa rơi trên hồ, trời đất khóc những mối tình tan vỡ hay một kiếp hoa đào. Trong khi loại Anh Đào màu đỏ như Mai Đà Lạt đang ra nụ, nở sau. Đi với vợ có vấn đề chụp hình nên mất thì giờ. Phải chụp 1 cảnh Người Em Sầu Mộng, nghĩa là cô ta, vai em Từ Hải rộng như cánh hạc nhìn về chốn xa xăm. Sau đó là hình nhìn nghiêng như bức tượng Penseur của Auguste Rodin, rồi đến chụp thẳng với nụ cười như hoa Anh Đào trong sương mai. Sau đó đồng chí gái phải duyệt lại, rồi kêu xấu quá, sao anh không làm cái bụng nhỏ lại, bắt chụp lại kêu hóp bụng vô. Đi chưa hết vòng công viên, mụ vợ kêu thôi đi về, mót tè rồi. Họ có để mấy nhà vệ sinh công cộng nhưng mụ cứ đòi về. Mình đi hai tiếng xong 6.3 dậm, còn mụ đi có 2 dậm mất 2 tiếng chụp hình. Chán Mớ Đời 


Gặp nhau, ngồi nói chuyện về vợ chồng, con cái rồi cuối cùng phán; tất cả là Duyên Nợ thì mọi người cãi nhau như mỗ bò. Người thì kêu nợ mà tại sao người này lại không lo cho chồng, người kia không lo cho vợ. Người cho rằng là tự mình quyết định, lấy người phối ngẫu. Chớ chả có nợ nần gì với nhau cả. Thí dụ mấy ông cha hay ông sư, đi tu, giảng đạo là có nợ với bá tánh kiếp trước? Mình theo kinh nghiệm tại gia là không nên tham dự, một bà ở nhà đã mệt đây thêm 6,7 bà. Không ai đồng ý cả, cuối cùng họ nhất trí hát karaoke. Mình bò đi ngủ. Xong om


Có câu chuyện hai ông sư, đi đến làng bên cạnh để làm ma chay cho ai mới chết. Trên đường về, lúc lội qua con suối thì gặp một cô gái Giang hồ, ngồi đợi. Cô ta nhờ cõng qua suối vì sợ ướt áo quần, đi hội. Một ông sư, kêu cô ta leo lên lưng rồi lội qua suối, đặt cô gái Giang hồ bên bờ suối như Văn Cao kể.


Trên đường về, ông sư kia không cõng cô gái giang hồ, cứ bực tức, cho rằng mình là kẻ tu hành, tại sao lại cõng cô gái giang hồ. Cuối cùng khi về chùa, ông ta không chịu được nữa nên nói với sư huynh, sao đi tu mà còn cõng cô gái Giang hồ, không hạnh đức. Ông sư cõng cô gái kêu; tôi đã bỏ cô gái ấy ở bờ suối, còn anh thì vẫn cõng cô ta vào chùa. Mỗi lần đồng chí gái lãi nhãi là mình kêu bỏ cô gái ở bờ suối đi. Mụ vợ kêu sao bỏ, phải nói đi nói lại cả quên. Về già, sợ quên nên mụ vợ nhắc đi nhắc lại. Chán Mớ Đời 


Khi lái xe, mình chỉ mong vợ mình xem điện thoại. Lâu lâu, cô nàng cất điện thoại thì hay chỉ đường. Máy định vị chỉ quẹo trái thì cô nàng kêu quẹo phải. Mình mà nghe lời cô nàng là peanut sugar ngay. Chỉ biết vái trời, đừng để mình nổi nóng, gây tai nạn. Chán Mớ Đời 

Trời lạnh khiến dòng sông như bị đông đá luôn. Hôm nào hết tuyết (mưa) trời ấm sẽ làm tan tuyết trên núi, nước chảy về đầy dòng sông.

Đồng chí gái gặp lại bạn bè thì thích lắm, mình thì được leo núi, xem mấy thác nước tuy không hùng vĩ như Yosemite hay Niagara nhưng đi bên vợ vẫn là một niềm vui của đời người chồng nhân dân. Tới tuổi này, vợ chồng còn cãi nhau là một hạnh phúc đời người. Mỗi tuần mình dành một ngày để leo núi với vợ. Chỉ có leo núi, mụ vợ mới nghe lời mình vì mệt, không cãi nữa.


Xem như mình đã đi hết các tiểu bang miền Đông, và Tây Hoa Kỳ. Vùng Trung Hoa Kỳ thì chỉ có vài tiểu bang.


Mình có ghi danh leo núi Whitney vào tháng 7 này, nhưng không biết có thực hiện được không. Lý do là hiện nay có đến 18 bộ tuyết phủ. Năm nay, Cali mưa quá nhiều nên tuyết phủ trên đỉnh núi rất cao. Xem như căn nhà 2 tầng, khó mà tan trong vòng 3 tháng. Để xem. Vẫn cứ tập luyện mỗi tuần với mụ vợ. Mình sẽ tập cho mụ vợ leo lên đỉnh của núi cao nhất vùng này Baldy San Antonio. Nếu mụ leo được thì mình sẽ ghi danh leo lên căn cứ của núi Everest, vì đi chậm thì mụ lên được.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn