Nói nhiều ngoại ngữ lợi hay hại


Mình nhớ thời gian đầu về lại Paris sau khi làm việc tại Ý Đại Lợi. Khi nói chuyện với tây đầm thì trong đầu mình chỉ nghĩ đến tiếng ý. Phải mất cả tháng mới nói pháp ngữ với suy nghĩ tiếng pháp trong đầu. Lúc gặp lại cô em, vượt biển sang, mình hơi bị lóng cóng khi nói tiếng Việt. Nhất là nghe những từ ngữ lạ tai hậu 75. Lý do là ít quen người Việt tại Paris để nói tiếng Việt từ khi qua tây năm 1974. Chán Mớ Đời 


Từ mấy năm nay, mình gia nhập hội Toastmaters để tập nói trước công chúng. Lý do là khi mình nói với người Mỹ, có khuynh hướng nói rất nhanh, khiến họ không quen nên hỏi lại. Đi họp hàng tuần, mình được phê bình bởi các hội viên khác, chịu khó nói chậm lại và nhấn dấu cho chuẩn để người Mỹ hiểu. Vấn nạn là mình học một ngoại ngữ vẫn bị lộn xộn khi phát âm.

Nói và viết được 1, 2 ngoại ngữ giúp cho chúng ta phong phú hoá thêm về văn hoá, nhất là ngày nay thế giới mặt phẳng, chúng ta cần biết ít nhất thêm 1 ngoại ngữ. Có ai nói biết được thêm một ngoại ngữ, chúng ta như có thêm một nhân cách. Vấn đề là biết ngoại ngữ, khiến đầu óc chúng ta hơi bị lộn xộn vì bộ não làm việc khác, không như mình mong muốn.


Nghe người lớn kể, hồi nhỏ mình học vườn trẻ Ấu Việt, chương trình Pháp, về nhà cứ xổ tiếng tây khiến chị người làm ngọng. Vào Petit Lycee cũng khiến mình nói ngọng ngọng tiếng Việt ở nhà như con mình ngày nay nhưng khi lớn lên, học tiếng Việt ở trường, thêm chơi với đám hàng xóm, học chương trình việt nên từ từ cũng hiểu được tiếng Việt và biết chửi thề mệt thở.


Mình nhớ cả đời, năm 10ème, có hôm, có đoàn cải lương Hương Mùa Thu từ Sàigòn lên Đà Lạt hát. Ban ngày, họ mướn một chiếc xe Lam, gắn mấy panneau của tuồng cải lương rồi, chạy khắp phố Đà Lạt, có một ông ngồi cạnh tài xế xe Lam, nói oang oang, giới thiệu tuồng cải lương sẽ hát đêm đó tại rạp Ngọc Hiệp. Bà hàng xóm người Nam, ông chồng là bạn với ông Đổ Cao Lụa, bố của tướng Đổ Cao Trí, hay đến nhà nhậu mỗi chiều. Ông này ghét Hùng Cường nên khi đài radio mở bài Tôi Đi giữa hoàng hôn, là ông ta kêu tắt radio. Bà Hai mê cải lương, kêu mình chạy xuống đường xem họ hát tuồn gì. Mình chạy xuống đường Hai Bà Trưng, đợi xe đang quảng cáo , chạy từ been đường Phan Đình Phùng, qua La Sơn Phụ Tử rồi quẹo về Hai Bà Trưng. Khi xe chạy qua xóm Công Chánh, mình chạy theo xe Lam để đọc và cố lượm cho được tờ Programme nhưng đám con nít ở Xóm Địa Dư chụp lấy hết.


Khi về báo cáo cho bà Hai là họ hát tuồng “Hai Lan Thu Hen” khiến bà ta ngọng. Mình đọc theo kiểu tây đầm đọc tiếng Việt. May có con Thuý hàng xóm, đứng thuyết minh, kêu mình ngu, họ hát “Hai Lần Thu Hẹn”. Đó tiếng Việt giỏi cực đỉnh từ bé nên mấy bác hay còm, kêu em ngu, viết chính tả sai đủ trò. Em biết em thuộc gia đình thuần nông, từ bé đã vô Suối Túa làm vườn, nay lại trở về nghề nông dân.


Mình đọc một nghiên cứu về những người biết nhiều ngoại ngữ, hay bị lộn xộn khi sử dụng ngoại ngữ. Có một tên tàu sinh sống ở Paris, kể một hôm hắn bò vào tiệm bánh mì, bổng nhiên hắn xổ tiếng tàu khi ông tây hỏi khiến tên bán bánh mì tây ngọng. Hắn kể tuy gốc tàu nhưng hắn sử dụng anh ngữ là chính vì ở Luân Đôn, còn tiếng quan thoại ít sử dụng. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng đó là lầm lẫn đương nhiên khi sử dụng nhiều thứ tiếng.

Thác Mulnomath tại Oregon 

Mình nhớ một anh bạn quen trong thời gian đi làm ở Ý Đại Lợi. Anh ta, dân Quảng Nam, du học ở Ý Đại Lợi năm 1972, ra trường, qua Thuỵ Sĩ đi dạy ở đại học bách khoa Lausanne. Anh ta giới thiệu mình vào làm phụ tá ở trường. Anh ta kể đang nói tiếng Tây với sinh viên rồi không biết từ tiếng tây, bí quá nên anh ta xổ luôn tiếng ý, sinh viên hiểu không hiểu kệ xác chúng. Anh ta nói tiếng Việt giọng Quảng Nam mình nghe chưa được, huống chi dân Thụy sĩ. Chán Mớ Đời 


Theo nghiên cứu thì người biết nhiều ngoại ngữ, khi nói chuyện, trong đầu họ các ngôn ngữ họ biết hiện ra cùng một lúc. Các ngôn ngữ có thể xen kẽ vào như người Việt tại Hoa Kỳ, Pháp,..nói tiếng Việt rồi lại chêm các từ ngữ địa phương vào. Hay đang nói tiếng Mỹ với người Việt lại chêm tiếng Việt vào. Đối với người Việt với nhau thì hiểu được còn đang nói chuyện với tên Mỹ trắng hay cô đầm mà xen kẽ tiếng Việt sẽ khiến họ ngọng. Do đó khi mình nói tiếng Việt với người Việt thì mình cố gắng không xổ tiếng anh. Giúp mình quen, để khi gặp người ngoại quốc thì không chêm tiếng Việt vào khi nói chuyện với họ. Mình có xem nhiều hội thoại người Việt, giới trẻ ở Việt Nam thì khám phá ra họ chêm tiếng anh rất nhiều. Đi Sơn Đoòng, có mấy anh chị trẻ thành đạt của Việt Nam, họ nói anh ngữ khá, nên cứ thấy họ nói tiếng Việt, pha thêm tiếng anh. Mình ở hải ngoại, tìm cách nói tiếng Việt cho thuần Việt, trong khi trong nước thì họ xổ tiếng Mỹ vang trời.


Có vài nghiên cứu về ngữ học. Họ làm test, cho một người Tây Ban Nha đọc một đoạn văn bằng tiếng anh rồi bằng tiếng Tây Ban Nha. Họ khám phá ra người này có thể đọc tiếng anh, nhưng thay vì đọc từ “but” lại đọc “pero”. Lẫn lộn tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Có ông thần người Pháp, song ngữ, kêu là khi muốn nói “dog” thì từ “chien” hiện ra cùng một lúc nên chới với. Mình hay bị vụ này nên hơi bị cà lăm. Não bộ chúng ta không làm việc như mở công tắc, bật đèn lên, tắt tiếng Việt, mở công tắc tiếng anh, hay tiếng tây,… khi chúng ta nói các ngoại ngữ, các từ ngoại ngữ đều làm việc, nhảy múa trong não bộ cùng lúc. Nhiều khi từ tiếng Việt đến trước nên phải mò từ ngữ dịch ra anh ngữ hay pháp ngữ,… tương tự khi viết tiếng Việt, nhiều khi từ tiếng tây hay Mỹ lòi ra. Nhiều khi viết tiếng anh lòi ra tiếng đức, viết sai lỗi chính tả,…


Do đó, người nói cần phải kiểm soát, chia cách các ngôn ngữ mà họ biết. Phương pháp này được gọi kềm chế các ngoại ngữ. Các ngoại ngữ khác nhau như Anh/ Pháp/ Đức thì dễ nhưng nếu Anh/ Đức thì hay bị lộn từ ngữ. Khi kiểm soát không được thì tự nhiên có từ ngữ nhảy vào, từ ngữ nhảy ra như vợ mình nói tiếng Việt hay chêm tiếng anh vào vì quên từ tiếng việt hay không biết từ việt nào khả thí để diễn đạt. Điển hình khi mình nói “đại vực” là mụ vợ nhìn mình, hỏi cái chi, mình phải dịch là Grand Canyon. Đồng chí gái sống ở Việt Nam lâu hơn mình nhưng ngày nay tiếng Việt lại kém hơn mình. Nhất là từ ngữ hậu 75. Chán Mớ Đời  


Như trường hợp mình trở lại Paris để học tiếp sau khi ở Ý Đại Lợi một năm, mình xổ tiếng Ý Đại Lợi hơi bị nhiều. Tiếng nào không sử dụng thì từ từ sẽ bị mai mọt. Ngược lại năm sau, mình đi Tây Ban Nha về, ghé qua Ý Đại Lợi thì nói tiếng ý lọng cọng với tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Đức thì châm vì văn phạm khác với các ngoại ngữ mình đã học. Lý do là động từ được để phía sau cùng của câu nói. Nghe thiên hạ nói tiếng đức, là chới với vì họ chia động từ ở cuối câu. Mình học tiếng đức vài câu với ông cha Louis Leahy ở Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt khi xưa nhưng phải qua Thuỵ Sĩ, vùng đức ngữ, mình mới được học đàng hoàng. Công ty trả tiền cho mình đi học ở trường Bertliz hàng đêm. Khi xưa, đi giang hồ, đến nước nào là mình mua cuốn sách Bertliz để học, bảo đảm sau 1 tháng là có thể khạc được vài chữ như tiếng ả rập,…vẫn còn nhớ đến ngày nay. Chán Mớ Đời 


Có lần mình đi xe lửa từ Paris về Lausanne với anh bạn người Hoà Lan, làm chung. Anh chàng này nói được tiếng Hoà Lan, tiếng Anh, tiếng Đức và đang học tiếng pháp. Phải công nhận cách giáo dục của Hoà Lan, Đức quốc và các nước Bắc âu rất hay vì đa số học sinh trung học đều nói anh ngữ rất rành. Ngược lại ở các vùng la tinh như Pháp, Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha thì khạc không ra một chữ tiếng anh dù có học 6 năm ở trung học. Ngày nay chắc thay đổi vì thấy mấy đứa cháu bên tây cũng ngáp ngáp được tiếng anh.


Mình thì đang học đức ngữ nên thoả hiệp với anh ta là khi nói chuyện, anh ta trả lời hay nói tiếng pháp còn mình thì tiếng đức. Trong xe lửa, thiên hạ ngồi xung quanh chả hiểu hai thằng người ngoại quốc. Người nói tiếng tây với giọng hoà lan và thằng mít nói tiếng đức. Khi mình nói sai thì anh ta sửa hay ngược lại. Tây đầm nhìn hai thằng như 2 thằng điên. Ngày nay, vẫn vậy, anh ta liên lạc với mình bằng pháp ngữ còn mình thì trả lời bằng đức ngữ. Cách đây mấy năm, mình có đưa đồng chí gái sang Hoà Lan thăm anh ta. Đồng chí gái nhìn hai tên như điên khùng, mình nói đức ngữ với anh ta trong khi anh ta trả lời pháp ngữ với mình, quen thì chịu. Chỉ khi trả lời cho mụ vợ thì bằng anh ngữ. Mình hỏi về Klaudia và Ute, hai cô người đức mình quen khi xưa, làm chung sở. Đều ly dị.


Nhớ khi đi xe lửa từ Paris với đồng chí gái đến Hoà Lan thăm anh bạn này. Trên xe lửa, ông soát vé nói tiếng Tây rồi đến Bỉ thì ông lại nói tiếng Hoà LAn, rồi khi xe chạy đến vùng tiếng Pháp Liege thì ông soát vé khác lại nói tiếng Tây rồi khi xe qua biên giới Bỉ và Hoà Lan để đến Maastricht thì lại phải nghe tiếng Hoà Lan. Hay lần mình đi Áo quốc, HUng Gia Lợi và Tiệp thì thiên hạ nói tiếng đức với mình rất nhiều.


Theo kinh nghiệm của mình thì khi học một ngoại ngữ thì nên quen một cô nói tiếng đó. Dạo mình ở Thuỵ Sĩ, vùng đức ngữ thì có quen một cô gái đức tên Klaudia nên dễ học hơn. Tương tự ở Ý Đại Lợi hay Tây Ban Nha. Hình như tình yêu đưa mình vào thiên đàng ngôn ngữ nhanh hơn.


Khi mình tìm chữ để nói, nên giúp nói chậm lại thay vì chêm những từ vô nghĩa như ở, à, …

Thêm nữa người biết nhiều ngoại ngữ, họ phải hạn chế dùng từ của tiếng mẹ đẻ nên hay quên từ ngữ của tiếng mẹ đẻ hay một ngoại ngữ khác như trường hợp mình khi đi Tây Ban Nha rồi ghé qua Ý Đại Lợi. Khi nói tiếng ý với bạn bè là mình chới với lúc đầu vì cứ lộn từ Tây Ban Nha và từ Ý Đại Lợi. Ngược lại khi mình đi Tây Ban Nha lần đầu lại lộn tiếng ý với Ý Đại Lợi nhưng sau 2 tuần thì trơn tru. Vì hơi tương tự.


Ngoài ra, nghiên cứu cho biết, người biết nhiều ngoại ngữ khi họ nói chuyện hay xổ giọng khác như dạo mình sang Anh quốc, mình nói tiếng anh nhưng có âm hưởng tiếng tây. Còn nói tiếng tây thì âm hưởng mít. Chán Mớ Đời 


Thí dụ đưa ra là một người biết ngoại ngữ, sử dụng lúc đầu như một người thuận tay phải rồi bắt đầu sử dụng tay trái để viết hay ăn cơm. Lúc đầu hơi ngọng nhưng lâu dần nhất là những người ở nước ngoài, lâu dần họ sử dụng tay trái quen nên quên sử dụng tay phải. Khi mình sang tây, ít giao tiếp với người Việt nên lâu lâu gặp Việt Nam thì mình hay hơi bị ngọng, cà lăm để tìm chữ.


Ngày nay, mình sử dụng 3 tiếng trong đời sống hàng ngày. Gặp khách hàng thì nói tiếng anh, gặp thợ hay vào tiệm ăn, mua đồ hay người thuê nhà thì đa số gặp người gốc Mexico nên nói tiếng Tây Ban Nha, về nhà, gặp vợ con lại nói tiếng Việt-Mỹ. Đọc sách báo thì lại tìm báo tây, Ý Đại Lợi, để đọc nên rốt cuộc mình hơi bị lộn xộn về đầu óc. Có lẻ mình, con nhà thuần nông dân nên hơi bị lộn xộn còn mọi người chắc không bị vấn đề này.


Có chuyên gia về ngôn ngữ cho biết, não bộ rất thích nghi. Khi chúng ta sử dụng một ngoại ngữ khiến chúng ta hay so sánh với tiếng mẹ đẻ.

Họ nghiên cứu một nhóm người Ý Đại Lợi, di dân qua Gia-nã-đại và học anh ngữ khi đã lớn tuổi. Mấy người này cho biết là tiếng ý của họ bị hao mòn, rĩ sét vì ít sử dụng thường nhật. Họ cho mấy người di dân Ý, xem các câu nói ý ngữ, trong khi bộ não của họ được đo đạt bởi electroencephalography (EEG). Sau đó họ so sánh các câu trả lời với người ý sống tại Ý Đại Lợi.


Họ khám phá ra các người ý di dân không đồng ý với các câu bằng ý ngữ, cho rằng không đúng văn phạm, không đúng với cách phát biểu trong anh ngữ. Khi các người di dân ý càng thông thạo tiếng anh thì họ càng ít sử dụng tiếng ý. Nên nhớ văn phạm tiếng ý tương tự tiếng pháp, khác với tiếng anh.


Họ nhận thấy não bộ hai loại người ý, 1 tại Ý Đại Lợi và 1 tại Gia-nã-đại khi cho họ đọc một câu bằng tiếng ý, có thể chấp nhận được cho cả hai thì não bộ của người ý di dân có hoạt động khác người ý tại Ý Đại Lợi.


Mình nhớ dạo còn ở Đà Lạt, mỗi thứ tư mình bò vào Giáo Hoàng Chủng Viện để học đàm thoại với ông cha người Gia-nã-đại, tên Louis Leahy. Ông ta cứ hỏi mình về văn phạm của việt ngữ khiến mình ngọng. Khi mình nói thì cứ phang đại, đâu có biết rành về văn phạm việt ngữ vì học chương trình Pháp từ bé, ngoại trừ hai năm cuối cùng trung học. Lỗi chính tả sai mút mùa lệ thuỷ nay ông tây lại hỏi cắc cớ. Chán Mớ Đời . Ngày nay nhiều khi mình nói tiếng Việt lại thấy có chút gì sai sai so với văn phạm anh văn nên mới hiểu những câu hỏi ngày xưa của ông linh mục Dòng Tên. Ông này dạo ấy cho biết nói được tiếng anh, tiếng tây, tiếng tàu, tiếng la tinh, tiếng Việt và tiếng Bồ Đào nHa. Sau Việt Nam, ông qua Nam Dương và các xứ phi châu nên chắc nói thêm nhiều tiếng khác.


Anh ngữ dựa theo thứ tự các từ trong cấu trúc văn phạm hơn tiếng ý. Họ cho rằng ngôn ngữ không đứng một chỗ mà thay đổi theo thời gian. Mình nhớ khi về thăm Paris, gặp lại bạn bè người Pháp, họ cười, kêu tiếng lóng mình dùng đã quá xưa. Lý do là sinh ngữ thay đổi và các từ ngữ cạnh tranh lẫn nhau. Có lẻ vì vậy, càng về già chúng ta học càng khó một ngoại ngữ. Chúng ta cứ cổ thủ, bám vào ngôn ngữ đã biết nên không có chỗ để học thêm một tiếng mới.

Mình rất ngạc nhiên khi đi chơi ở Thổ Nhĩ Kỳ năm vừa rồi. Khi xưa, mình có thể học dễ dàng những câu xã giao của người bản xứ như đi Hy Lạp, Ma-rốc,… nhưng kỳ này, rất khó, lập lại câu nói cho chuẩn, trong khi mấy đứa con thì học, và lập lại rất nhanh. Ngược lại khi mình nói tiếng ả rập khi viếng Ai Cập và Jordan thì người dân bản xứ nhận ra tiếng ả rập mình dùng là Ma-rốc.


Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì học một ngoại ngữ, quan trọng nhất là đọc truyện viết bằng ngôn ngữ mình đang học, cũng như báo chí. Giúp cho mình hiểu, làm quen với từ mới và cách sử dụng trong nhiều trường hợp.


Một số nghiên cứu cho thấy những người song ngữ, có khả năng thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ kiểm soát điều hành, quản lý chẳng hạn như trong các hoạt động khi người tham gia phải tập trung vào thông tin phản trực giác. Nói nhiều ngôn ngữ, giúp việc trì hoãn các triệu chứng sa sút trí tuệ, bệnh alzheimer. Cái này thì mình thấy hay, để xem thời gian sẽ cho biết sau.

Mình thấy câu này khá đúng với mình. Khi xưa càng học càng ngu. Ngày nay thì nhận thấy mình càng ngu càng học. Chán Mớ Đời 

 Mình tính đi hành hương 88 ngôi chùa ở Nhật Bản, đi bộ trong vòng 60 ngày, tương tự El Camino, ở Tây Ban Nha mà các người con dân của Chúa trên thế giới hay đi hành hương. Có vợ chồng anh bạn đi hành hương này mất 60 ngày trên 725 cây số. Có một chị gốc Phan Thiết, em gái của Đinh Quốc Tuấn, vô địch quần vợt Việt Nam Cộng Hoà, nói tháng 5 này, sẽ đi hành hương ở đây. Chúc chị thành công.


Khi còn ở Việt Nam, học lịch sử phong trào Đông Du nên mình tò mò đi học Nhật ngữ tại trường Việt Anh được một năm nhưng nay quên hết. Mình tính năm nay, học lại tiếng Nhật để có thể đàm thoại khi đi hành hương sang năm. Lý do người Nhật Bản ít ai nói anh ngữ. Dạo 2019, mình đi thì họ có chuẩn bị thế vận hội nên có mướn sinh viên ngoại quốc làm việc trong các khách sạn để tiếp khách ngoại quốc, ở nhà ga có chỗ nói tiếng anh, khác với 13 năm về trước, hỏi tiếng anh không ai trả lời. Để xem có học nổi hay không vì não ngày nay toàn là bơ không. Chán Mớ Đời 


Có bác nào biết phương pháp nào học Nhật ngữ tốt không? Cho em xin, cảm ơn trước.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Whitney Houston ngày nay

 Lâu lâu vợ kêu chở đi ăn tiệc, đúng hơn các hội tại Bolsa tổ chức ăn cơm nhà hàng tàu để gây quỹ gì đó. Người ngoại quốc có nguyên tắc; ăn ra ăn, văn nghệ ra văn nghệ, họ không bao giờ trộn hai thứ này với nhau. Đi dự các buổi gây quỹ của người Mỹ thì chỉ có nghe họ nói về chương trình và các thành tựu năm vừa qua và cho biết năm tới sẽ thực hiện những chương trình gì, rồi kêu gọi mọi người đóng góp và bán tranh ảnh,… 


Người việt mình thì một công 3, 4 chuyện nên chương trình kéo dài mệt thở luôn. Mỗi lần đi dự tiệc của người Việt là được chờ như đám cưới nên cảm thán cho ca sĩ tại bữa tiệc, vừa hát mà nghe thiên hạ đang nhai nhóp nhép, kêu đưa tui chai xì dầu, gà này dai quá. Ồn ào như cái chợ, không ai nghe ca sĩ hát cả.


Gần đây, có điểm đặc biệt là khi ca sĩ lên hát thì có rất nhiều phụ nữ, bỏ ăn, nhảy lên sân khấu để đóng ẹo qua ẹo lại với ca sĩ, trong khi mấy ông chồng chụp hình quay video ở dưới. Mình thấy hơi lạ vì mình trả tiền để vừa nhai vừa nuốt vừa nghe ca sĩ hát, chớ đâu phải để xem mấy bà khá lớn tuổi, mập phì múa máy trên sân khấu, che luôn cả ca sĩ. Chán Mớ Đời nên mình cũng không nhìn lên sân khấu, cố nhai miếng gà nướng cho xong bữa rồi mở điện thoại ra lướt mạng cho qua thời gian, chở vợ về.


Gần đây, trong một buổi ca nhạc kịch tại Anh quốc, cảnh sát cơ động phải đem dùi cùi đến một hí viện để giải tán đám khán giả đi xem Bodyguard kiểu Broadway show mà mình đã xem Miss Saigon, Evita ở Luân đôn. Lý do là vài khán giả xem show, cảm hứng, đứng dậy hát theo ca sĩ khiến những người khác bất bình, vì họ trả tiền để nghe ca sĩ hát chớ không phải mấy người mê bài hát “I will always love you”, nổi tiếng qua giọng ca của ca sĩ Whitney Houston, được viết bởi Dolly Parton.

Khi ca sĩ đang hát bài này thì có vài khán giả cảm xúc dâng tràn nên cũng đứng lên hát ké, rống theo ca sĩ, hoặc cầm điện thoại mở đèn lắc qua lắc lại khiến khán giả ngồi cạnh, kêu suỵt ngồi xuống là choảng nhau khiến họ phải kêu cảnh sát đến. Lịch sự như ăng-lê ngày nay. Chán Mớ Đời 


Chẳng bù lại khi xưa, đi nghe nhạc chậm trễ 1 phút, gác dan bắt đứng ngoài đợi đến màn 1 hết, mới cho vào. Cho thấy văn hoá tự sướng đã thay đổi rất nhiều trong các sinh hoạt xã hội. Ai cũng theo chủ nghĩa tự xướng, tik tok, không để ý tới người khác. 


Các nhân viên của đoàn hát, rút kinh nghiệm từ những lần trước, đã đưa các bảng hiệu trước khi trình diễn, kêu gọi những ca sĩ vô danh, không nên hát theo ca sĩ trong lúc trình diễn. Nhưng các ca sĩ tự xướng kêu biết bố mày là ai không? Do you know my sugar daddy? Cứ tiếp tục lắc qua lắc lại rống như bò Houston Texas.


Các nơi khác ở Anh quốc, cũng đăng trên facebook của ca đoàn nhạc kịch, yêu cầu khán giả không hát theo để ca sĩ chính hiệu con Nai vàng hát. Các chương trình truyền hình đều bàn cãi về vấn nạn này. Ca sĩ nghiệp dư karaoke tại nhà muốn trổ tài trước đám đông. Mua vé vào để hát ké. Kinh


Có một bình luận viên kêu tại sao lại cấm đến khi họ cho chiếu một cờ líp trong hí viện, mấy người đứng dậy, hát theo ca sĩ chính nên phải xin lỗi khán giả. Một ca sĩ chính của show, cho rằng khán giả không thể nào tưởng tượng mình đang diễn đạt bài ca bổng nhiên nghe nhiều giọng thét lên từ khán giả khiến họ không định tâm được để thể hiện bài hát. Ca sĩ chính không được huấn luyện xử lý trong những tình huống này. Chán Mớ Đời 


Khi xưa, mình thích hát lắm. Họp bạn là mình hét đến khi gặp đồng chí gái. Cô nàng kêu giọng anh rất tồi, muốn lấy tôi thì từ bỏ mộng ca sĩ nghiệp dư. Mới hiểu lý do thiên hạ bỏ mình chạy mất dép hết, để thấm thía bản nhạc người đi qua đời tôi. Cuộc đời ca sĩ nghiệp dư chấm dứt từ đó. Nhiều khi họp bạn hát hò, mình cũng ngứa mồm nhưng đồng chí gái trừng mắt mình nên không dám ghi danh, bò ra sau ngồi xem đám nhậu cho xong đời. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Seattle 2023

Seattle 2023


Khi xưa, học sử địa với mấy ông tây bà đầm, thấy nền văn minh của Châu Âu, xem như được xoay quanh ở vùng biển Địa Trung Hải. Nền văn minh Hy La, được xem xuất phát từ cái nôi Địa Trung Hải. Các di tích lịch sử của đế chế La MÃ, vẫn còn hiện hữu trong vùng này như các thành phố lớn nổi tiếng thời đó như Carthagene, (Tunisia ngày nay), Algerie mà mình muốn đi viếng nhưng chính phủ Hoa Kỳ thông báo người Mỹ không nên đi vì thiếu an ninh. Nghe nói du khách Mỹ hay bị bắt cóc tại những vùng xa thành phố


.


Người Moro, ả rập ngày nay, đã chiếm đóng miền Nam Âu châu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nhà, thậm chí phân nữa vùng Pháp quốc ngày nay. Hannibal đã đem quân đến dãy núi Alpes, cuối cùng bại dưới tay một tướng la mã kỳ tài. Chúng ta thấy người dân xứ Tây Ban Nha vẫn còn bị ảnh hưởng, khuôn mặt của người ả rập, điển hình là họ chơi nhạc có dư âm nhạc ả rập như Flamenco. Ai đến vùng Andalusia, đều viếng Alhambra, Sevilla, Cordoba để viếng các di tích kiến trúc của người ả rập.


Sau này, khi người Âu châu tìm ra Mỹ Châu và chiếm đóng, đưa người của họ sang sinh sống tại đây, giao thương được phát triển mạnh giữa hai châu; Mỹ và Âu. Người tây phương di dân qua Mỹ Châu, để làm lại cuộc đời hay thoát nghèo. Từ đó họ gọi nền văn minh Đại Tây Dương, vẫn ảnh hưởng của nền văn minh La Hy. Giao thương rất rộng khiến các hải cảng, thành phố của hai bên bờ đại lục như New York, Boston, … được thành lập phía Bắc, còn miền nam, thấy các nơi họ đem nô lệ từ phi châu sang và các nước ở Nam Mỹ.


Từ sau thế chiến thứ 2 thì nền giao thông tiến bộ, Thái bình Dương được xem là của thế kỷ 21. Các tiểu bang thành phố của miền Tây Hoa Kỳ, được trải dài từ nam lên Bắc. Từ Nam Mỹ với A Căn Đình, Chí lợi, Peru, Mễ Tây Cơ,… rồi đến Hoa Kỳ như San Diego, Silicon Valley, lên đến Seattle,… các công ty lớn như Boeing, Microsoft,…tập trung tại vùng này với chuỗi nhà máy sản xuất từ Trung Cộng, Nam Hàn, Đài Loan, và các xứ ở Thái Bình Dương như Nam Dương, MÃ Lai,.. buồn đời là Việt Nam mất dịp may khi các nước tây phương rút nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Cộng, không muốn qua Việt Nam. Ngày nay về Việt Nam, đa số là công ty Nam Hàn và Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Nhà máy sản xuất của hai quốc gia nói trên ở Hà Nội mọc lên khá nhiều.


Xem như cái nôi văn hoá, kinh tế của thế kỷ này là Thái Bình Dương, kiêm luôn Úc châu. Nền văn minh Thái Bình Dương hội tụ nhiều loại văn hoá lâu đời của thế giới. Ở Âu châu, xem như đang ở thời kỳ đi xuống như các nền văn minh khác trong lịch sử. Người dân không muốn sinh sản, chỉ muốn hưởng thụ. Người ta tiên đoán đến cuối thế kỷ này thì Âu châu ngọng như Nhật Bản vì không có dân số như các dòng họ bị tuyệt tự. Trung Cộng gặp phải vấn nạn dân số vì hậu quả chế độ 1 con. Họ tiên đoán cuối thế kỷ này dân số Trung Cộng chỉ còn phân nữa hiện nay. Có lẻ Ấn Độ sẽ lên, nền văn minh ấn độ sẽ trở thành ngọn đuốc cho nhân loại.


Nhìn phía tây Hoa Kỳ là có tiểu bang Cali, Oregon, Washington, lên tí nữa là vùng Vancouver của Gia-nã-đại, phát triển cực mạnh và Alaska của Hoa Kỳ. Nhìn phía bên kia Thái BÌnh Dương là Á châu. Phía nam là Úc Châu với các nước Nam Mỹ.

Bản đồ thành phố Seattle và phía nam có Tacoma


Đây là lần thứ hai mình đến Seattle, nổi tiếng qua cuốn phim Sleepless in Seattle. Thành phố không ngủ mà từ phi trường ra, không thấy xe nhiều như ở Cali vào ban đêm. Xứ này thì mưa quanh năm như bao xứ gần biển như Anh quốc. Nhớ dạo đi làm ở Luân Đôn, ra đường, quanh năm suốt tháng phải đem theo cái dù.


Seattle là một phần đất nhỏ, nằm giữa vùng nước mặn và nước ngọt của hồ Washington, thêm hai ngọn núi gần đó. Có ngọn núi Rainier nổi tiếng cho dân leo núi nhưng đến đây vào tháng này là ngọng vì mưa và tuyết. Từ phi trường đến giờ cứ thấy mưa nên cây cối rất xanh. 


Khi sống tại Nam cali thì khi đi đâu, đều thấy cảnh vật xanh, không khô cằn như sa mạc tại Cali. Ngược lại dân tứ xứ đến cali thì mê những cây dừa lã lơi. Mình tính chặt các cây dừa trong vườn vì lá khô rụng nhiều, mất công dọn dẹp. Khi xưa, họ trồng cây dừa trong các vườn để dễ nhận ra từ xa vì thành phố chưa phát triển như ngày nay. Dừa Cali không có trái nên lá và trái nhỏ nhỏ rụng quét mệt thở.


Thành phố này như đa số các thành phố khác của Hoa Kỳ, được xây dựng trên đất của người dân bản địa, thuộc bộ lạc Suquamish và Duwamish. Từ ngữ anh văn mà người Mỹ dùng rất lạ. Họ gọi người bản địa, sinh sống lâu đời trước khi Kha Luân Bố đi lạc đến là Native American, người Mỹ gốc á châu là Asian-American, người gốc phi châu là Afro-American, người gốc Tây Ban Nha thì Hispanic, ngược lại người Mỹ da trắng đến từ Âu châu là American. Chán Mớ Đời 


Khi người da trắng đến vùng này vào năm 1851, đặt tên thành phố này New York, sau đó thêm chữ Alki thành New York-Alki. Cuối cùng thì đổi tên thành Seattle, theo tên của một vị tù trưởng của bộ lạc Duwamish tên Sealth.

Hoa Anh Đào mới ra nụ tại đại học Hoa Thịnh Đốn. Họ trồng nhiều loại nên có nơi mới ra nụ, có nơi đã ra hết. Nói chung khi đã thấy hoa ANh Đào tại Nhật Bản vào mùa Xuân thì các nơi khác chỉ là một chút sơ sơ.

Khởi đầu dân đến đây cưa cây để bán gỗ cho vùng San Francisco, đang phát triển, tạo thành một kỹ nghệ gỗ và hầm mõ. Năm 1889, tiểu bang Washington trở thành tiểu bang thứ 42 của Hoa Kỳ.


Công ty xe hoả Northern Pacific Railway Company, thành lập nhà ga xe lửa xuyên bang tại thành phố Tacoma, 40 dậm phía nam của thành phố nên thường người ta gọi phi trường Seattle Tacoma. Dân tình ở Seattle hơi buồn vì quyết định của công ty xe hoả này nhưng công ty hoả xa đâu có ngu. Nếu thành lập nhà ga tai Seattle thì tốn tiền, họ chọn Tacoma để mua đất rẻ hơn và làm giàu nhờ đất đai xung quanh.


Nhớ khi xưa, thành phố Phoenix muốn thành lập một phi trường, một tên địa chủ nghe được nên đề nghị cho thành phố mướn đất 1,000 mẫu có $1/ năm khiến dân tình mừng. Khi thành phố xây phi trường xong thì thành phố cần xây các kho,…thì lại phải mua hay mướn đất của tên địa chủ, cường hào ác bá này. Tương tự khi DisneyLand đi mua đất ở thành phố Anaheim, thì giá đất ở đây lên giá như điên, khiến công ty phải cắn răng trả tiền. Khi họ xây dựng Disneyworld ở Orlando, Florida thì khôn rồi, nên chỉ làm các công ty nhỏ đi mua đất rồi ráp lại. Kiểu người Tàu như ở nông dân đi mua đất ở Việt Nam.


Dần dần có những kỹ nghệ khác được thành hình như đánh cá, xây cất tàu bè nên thu hút thêm người khác đến định cư, kiếm việc. 

Hôm nay viếng đại học Hoa Thịnh Đốn, thấy hoa Anh Đào nở rộ, lại nhớ 4 năm trước, đi Nhật Bản với bà cụ. Hoa đào bên ấy đẹp không tả nhất là ở Kyoto, hoa ANh Đào dọc theo một con sông. Tính đi với vợ năm nay nhưng kẹt vụ đi Sơn Đoòng vào tháng 2. Sang năm sẽ đi luôn tiện, đi hành hương 88 ngôi chùa ở Nhật Bản luôn trong vòng 2 tháng.

Gần cuối thế kỷ 19, có thêm công ty hoả xa Great Northern, thành lập nhà ga tại đây nhưng kinh tế của vùng này chưa có gì nổi trội.


Đùng một phát họ khám phá ra vàng ở dòng sông Klondike của Gia-nã-đại và Alaska, giúp kinh tế vùng này lên lại, nhờ tàu bè di chuyển đến Alaska. 

Đầu thế kỷ có thêm hai công ty hoả xa thành lập tuyến đường đến Seattle để chuyên chở hàng hoá. Dân gốc Bắc Âu đến vùng này để làm việc trong ngành đánh cá, cưa gỗ trong khi người á châu thì các công ty hỏa xa.


Đa số các chuyến du thuyền ngày nay viếng thăm Alaska đều khởi đầu từ vùng này hay Vancouver của Gia-nã-đại.

Thông cáo kêu người Mỹ gốc Nhật Bản đến trình diện tại các trại tập trung.

Đầu thế kỷ 20 thì cuộc khủng hoảng kinh tế khiến Seattle te tua. Rồi thế chiến thứ 2 đến. 7,000 người Mỹ gốc Nhật Bản, sinh sống tại đây, bị nhốt vào trại tập trung. Cuối thế chiến, đa số không lấy lại được đất đai của họ tương tự ở Cali. Bao nhiêu đất đai của người gốc Nhật Bản bị người Mỹ da trắng chiếm tỏng thời gian họ bị nhốt như khu đất ngày nay là Pablo Verde, đất vàng. Khi học lịch sử thực tế của Hoa Kỳ, chúng ta thấy người da trắng được ưu đãi hơn các người da màu khác.


Hôm trước, con gái mình gọi nói chuyện, than là trẻ tuổi mà được công ty cất nhắc làm leader của một nhóm, khiến mấy tên Mỹ trắng bất bình, làm khó dễ. Mình nói nếu là người da màu, con phải làm việc gấp 2 lần Mỹ trắng, phụ nữ da màu thì phải làm việc gấp 3 lần Mỹ trắng trên xứ này. 100 năm nữa khi người Mỹ da trắng trở thành thiểu số thì hoạ may mới thay đổi.


Năm 1916, công ty Boeing được thành lập tại đây và thế chiến đến khiến công ty giàu lên nhờ sản xuất cho chính phủ.


Đến khi Boeing chế tạo loại 707 thì giúp công ty phát triển mạnh hơn. Ngày nay, các công ty như Microsoft, Amazon, Starbucks, Google khiến vùng này nổi tiếng và nhà cửa lên như diều. Ông sáng lập ra Starbucks, chắc thấy mưa hoài nên mở tiệm cà phê để dân tình tụ họp, uống cà phê với Internet. Mưa buồn nên có nhiều người tự tử nhiều nhất xứ Mỹ.


 Ngày nay, phi cảng là cửa ra vào của thành phố hay quốc gia. Phương tiện di chuyển là máy bay nên hệ thống hoả xa của Hoa Kỳ rất te tua. Gần đây, có mấy vụ tai nạn xe hoả chở hàng. Sang Âu châu hay Nhật Bản thì hệ thống hỏa xa của họ quá đẹp, nhanh hơn là đi máy bay. Khỏi phải ra phi tường trước mấy tiếng.

 Mưa nên không biết làm gì, ngoại trừ tối đi ăn ở nhà bạn. Để xem mai, có thể bò đi chơi một tí. Nghe nói mai trời nắng, sẽ đưa vợ đi chụp hình hoa Anh Đào rồi chạy xuống tiểu bang Oregon thăm bạn. Cuối tuần về lại Seattle đi chơi, vi chết mưa. Hy vọng.

Đại học Hoa Thịnh Đốn, có thấy hai toà nhà của Paul Allen và vợ chồng Bill Gates tặng.
Hoa Anh Đào rực nở
Hoa Anh Đào loại này mới ra nụ, nở chậm hơn. Đọc trên mạng của đại học, họ nói đủ loại Anh Đào khiến mình ngọng, vì toàn là tiếng Nhật

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Mùa hái bơ


Mai mình đi Seattle với đồng chí gái, thăm mấy người bạn đồng chí gái, đi du thuyền năm ngoái. Sau đó sẽ ghé Portland, Oregon để thăm một chị bạn khác, cựu nữ sinh Trưng Vương. Thế là phải lên vườn hái bơ, để mang lên tặng họ. Hôm nào về, trước khi hái bơ bán hết, sẽ gửi cho vài người bạn và cô em ở tiểu bang khác.


Luôn tiện mình hái một ít để bán cho mấy tiệm ăn gần vườn, kiếm tiền đi chơi. Năm nay, nhờ mưa nên trái ra to hơn. Tuần tới mình bắt đầu để hệ thống tưới, xem như năm nay hết mưa, có thể mưa một tí. Mùa mưa xem như đã qua. 4 tháng qua, không tốn tiền nước. Đỡ tốn cả chục ngàn.


Bơ Hass mà da màu xanh là còn non, thường được hái sớm nhất là từ Mễ Tây Cơ, Peru và Chí Lợi. Vào đến siêu thị thì thường là màu đen, được hái lâu ngày rồi. Trái trên cây mà màu tím là chín muồi, nghĩa là cơm của trái rất đặc, dầy có nhiều dinh dưỡng, chất béo, ăn rất phê.

Nếu để ý vỏ trái có chỗ hơi màu tím là có thể ăn ngay. Cực ngon. Trái nằm phía ngoài, phơi nắng nên chín mau và to lớn. Còn trái nằm phía trong, bị lá che nắng thì nhỏ hơn


Hôm qua, mình đem bơ đến bán cho tên farmers market thì khám phá ra vườn bơ mà mình tính mua năm ngoái bị cảnh sát đột kích. Vườn này, rộng 16 mẫu, có một nhà kho rộng đến 16,000 sqft, độ 1,600 mét vuông. Bà chủ trước, gốc việt cho một tên gốc Việt mướn. Tên này làm trung tâm trồng cần sa. Mình đoán các cộng đồng khác, chắc cũng trồng nhiều. Chỗ này lý tưởng vì xung quanh là cây, không ai biết, có hàng rào, không bốc mùi gì cả vì xung quanh là cây, không ai nghi ngờ.


Vườn này bị người cho vay lãi tịch thu vì không trả tiền lời. Theo ông thần trồng cần sa thì trả bà chủ vườn $16,000/ tháng. Cộng thêm tiền bán bơ thì được thêm $10,000/ tháng. Xem như $26,000/ tháng nên mình không hiểu lý do không trả được tiền nợ. Nếu mình mua thì tiền thuế lên nên ông thần đồng ý mướn với giá $20,000. Xem như mỗi tháng mình có $30,000 tiền thuê. Mình có hỏi công ty tịch thu thì họ đòi 3 triệu nên ớn quá, chạy luôn. Không ngân hàng nào dám cho vay vì trồng cần sa thêm không có bảo hiểm, lỡ có chuyện gì là ngọng.

Nhìn hệ thống của họ để trồng cần sa. Kinh. Ai mà thích cần sa vào đây làm việc , tha hồ mà hít


Vấn đề mình hơi sợ. Lý do là cần sa đã được hợp thức hoá với luật lệ tiểu bang nhưng chỉ cho phép trồng 3 chậu để tự sướng. Có nhiều thành phố ở Cali được phép trồng cần sa nhưng ở ngoài sa mạc.


Ngoài ra, mấy năm trước, mình có cho một gia đình mướn. Thật ra là một cặp gia đình, mà mình chỉ gặp bà vợ. Bà ta xin lỗi ông chồng phải đi gấp về Mexico vì bà mẹ bị đau hay chết nên mình để bà ta ký. Sau này, khám phá ra bà ta mướn rồi cho mướn lại mấy người không có giấy tờ. Rồi một hôm, cảnh sát đặc biệt chống ma tuý, theo dõi mấy tên nào sống tại nhà, vào còng đầu cả đám đang bào chế ma tuý. Cuối cùng bảo hiểm đền, phải tháo gỡ hết tường,…tốn gần 200,000. Từ dạo đó, mình cẩn thận khi cho mướn nhà.


Công ty cho vay tiền tịch thu nhà rồi để bán. Thiên hạ đến xem thì được biết trồng cần sa nên có người báo cho cảnh sát. Mình đoán là người tịch thu nhà lại, báo cảnh sát vì có người mua, và đã vào escrow cách đây 2 ngày. Để cảnh sát dẹp tiệm, tống cổ ông thần người Việt trồng cần sa ra để giao nhà cho người mua. Hy vọng bảo hiểm đền vì nếu không nội phá hết hệ thống cũng trên 400,000. Kinh


Mình kêu tên quen ở đó, mở cửa vào xem vì lần trước chỉ thấy phía ngoài, họ không cho vào trong. Nay nhìn vào trong thế hệ thống trồng cây khá hay. Cảnh sát đến cắt hết cây con. Vẫn ngửi mùi của cần sa. Mình thấy có một đống thùng 5 gallons nên xin đem về vườn xài cả xe xúc đất đến dọn đi thùng rác hết.


Nhớ lần trước, chở hai đứa con lên Seattle thăm vợ đi công tác. Từ phi trường là đã thấy mưa đến khi bay về lại quận Cam. Mình từ chối nhiều lần đi Seatle nhưng nay mụ vợ nằn nì quá, muốn đi thăm bạn, đành phải đi. Tương tự trời mưa như Đà Lạt từ hôm qua xuống phi trường. Chán Mớ Đời


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn