Hãy khóc cho Argentina

 Rời Chí Lợi, hai vợ chồng bay sang Á Căn Đình. Khi đến phi trường quốc tế của A Căn Đình thì mình nhớ đến bài hát của show Evita mà mình xem ở Luân Đôn “don’t cry for me Argentina”. Phi trường hàng xóm Chí Lợi đẹp sang, mới, hiện đại thì phi trường của xứ đoạt giải vô địch túc cầu thế giới vừa qua te tua. Máy bay từ CHí Lợi thì mọi người đi vào máy bay bằng cầu thang vệ tinh còn đây thì đi xuống cầu thang từ phi cơ rồi leo lên xe buýt thời Bảo Đại, ghế nệm cũ mèm, bị lũng lỗ, mất nệm mousse hết.

Sau khi qua hải quan, lấy hành lý thì nhắn tin tên đón vợ chồng mình từ phi trường. Khách sạn đòi $45/ người, tên này chỉ lấy có $30 cho hai vợ chồng. Hắn cho biết là ra không được nhưng sẽ gửi đệ tử ra nhưng đợi hoài không được nên mình kêu Uber. Từ Cali mình không thấy có Uber từ phi trường nhưng từ phi trường thì thấy hiện ra. Uber lấy có 10 đô. Khỏe re.

Phố xá ở Buenos Aires tương tự Paris và Budapest, khiến mình nhớ đến thời sinh viên ở phòng ô sin trên tầng chót. Nóng và lạnh kinh hoàng

Mình hỏi khách sạn thì họ cho biết bên cạnh có chỗ đổi tiền nhưng mình đã hứa là sẽ đổi tiền với tên đón mình và đã xếp người chở mình đến xem show tango tối mai nên kêu hắn xong việc thì ghé lại khách sạn để đổi tiền. Hối đoái chính thức của chính phủ là 1 đô ăn 170 pesos nhưng hối đoái chợ đen mà họ gọi là Blue rate, hối đoái xanh thì ăn gấp đôi hay 340 pesos. Mình phải đổi nhiều để trả tiền khách sạn. Khách sạn độ $300/ đêm nay còn có $150/ đêm. Có lẻ ai ở Mỹ nên đi chơi ở xứ này. Chỉ cần đổi đô la theo hối đoái xanh là rẻ phân nữa. Kinh

Để mai mình hỏi mua nhà xem sao. Nếu 1 căn hộ là 100,000 đô, mình chỉ mua với $50,000. 10 năm nữa tình hình sáng sủa lại thì giá đô la và tiền pesos không còn nạn chợ đen chợ xanh là bán, đem tiền về Hoa Kỳ. 

Tên này cũng gốc Venezuela, kêu tao quen xứ tao rồi nên đến xứ này làm ăn là hội nhập nhanh với nền kinh tế hàng hai. Mình chui vào xe hắn, đưa hắn tiền đô, hắn đưa tiền pesos. Hắn moi ra hai tờ 100 cũ, kêu loại này mất giá 35%. Mình kêu để lên phòng, lấy tiền đổi cho hắn. Kêu vợ thay áo quần, hắn chở đến một quán ăn ngon. Mình cũng liều, dám đổi đô la với tên Arbolito, tiếng lóng chỉ những người buôn bán lậu đô la. Ra phố, xuống mấy cái hầm, nơi thiên hạ đổi tiền. Nói cho ngay, ngày nay trên mạng, làm ăn ai nấy đều có thông tin của nhau. Dân làm ăn đàng hoàng không chơi bậy, lường gạt vì thiên hạ sẽ biết. Mình biết tên này qua một tên bạn giới thiệu, đã dùng hắn khi đi A Căn Đình.

Mụ vợ đi ăn, hỏi giá đổi tiền là bao nhiêu mình phải giải thích cho mụ vợ. Đại khái là lạm phát nên dân tình phải mua vàng hay đô la để thủ do đó đồng Mỹ kim lên như diều. Đi xứ nào cũng thấy rẻ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, đưa thẻ tín dụng American Express ra là mặt phục vụ viên xanh như đít nhái, hỏi có tiền đô không thì cười, bán rẻ hơn. Nhưng giá chợ xanh gấp đôi giá chính phủ thì mình thua non. Vấn nạn này xảy ra từ lâu, mấy chục năm nay thậm chí cả 100 năm qua, từ thời hai vợ chồng đại tá Peron lãnh đạo xứ này, thay đổi thể chế chính trị một cách nhanh chóng. Nạn nhân của nô lệ văn hoá tây phương. Ông Peron từng làm tuỳ viên quân sự tại Pháp hay Tây Ban Nha nên bị dính bệnh làm cách mạng, giúp nông dân nghèo có ruộng đất.

Thịt bò mềm, ăn nức nở
Mình thích nhất hai món này, miễn phí, ớt ngâm dầu olive và chichimurri ăn với thịt vừa cay cay vừa bùi  bùi

Lạm phát lên như diều. Nông dân chỉ biết trồng trọt còn buôn bán marketing thì i tờ nên nợ chồng chất đủ trò. Xứ này là xứ canh nông, xuất cảng nông phẩm nhưng lại phải mua dầu hoả đang lên như diều. Dân xứ này mê tiền đô la xanh còn hơn mê gái, mê trai. Nghe họ kể là khởi đầu từ thời chế độ quân phiệt. Kiểu Việt Nam Cộng Hoà khi xưa, lạm phát, ai nấy cũng mua vàng và đô la để dành.

Mình nhớ mẹ mình mua một tạ gạo 2,000 đồng thì tuần sau đã thấy lên 4,000. Thời đó thiên hạ cũng chết chới với với lạm phát khiến dân tình bất mãn với chế độ. Thêm nằm vùng quậy phá. Điên.

Nói chuyện với dân tại đây, họ nói đô la mà lên thì càng khổ nhưng mà họ quen rồi vì bắt đầu từ năm 1939 đến nay, gần 1 thế kỷ.

Nói chuyện với dân địa phương, họ kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế  năm 2001, tiền Mỹ kim trở nên đồng tiền chống lạm phát của xứ. Chính phủ cho phép người dân mua bán tiền Mỹ kim và khởi đầu cuộc đổi tiền được gọi là el blue đến năm 2012 thì cấm luôn và cuộc hối đoái xanh bắt đầu từ đó. Hình như hiện nay chỉ cho phép mua đổi 200 đô mỗi tuần. Anh đổi theo giá chính phủ 200 đô, anh quay qua bán lại lời được 200 đô, 1 tháng 4 tuần xem như bỏ túi được 800 Mỹ kim.

 Về hưu sang đây, chơi màn này với sổ thông hành Mỹ, có thể đổi nhiều hơn. Hai vợ chồng lãnh tiền an sinh xã hội độ $3,000, đổi ra thành $6,000. Sống đế vương ở đây. Mụ vợ không chịu. Chán Mớ Đời 

 Mấy ông nên về xứ này ở thay vì về Việt Nam. Mấy em ở đây là thước tất đầy đủ chân dài tới mũi.

Năm 2014, 1 Mỹ kim ăn 15.72 argentine peso ARS trong khi giá chính thức là 8.50. Hôm nay, mình đổi giá DB (dollar Blue) là 340 ARS so với giá chính thức là 170. Kinh

Nghe nói mỗi ngày có trên 20 triệu Mỹ kim được đổi theo hối xuất đôla xanh, nhân cho 365 ngày, là 7,400 triệu hay 7 tỷ Mỹ kim mỗi năm.

Khi nợ chồng chất thì khó mượn thêm tiền nên xứ này quay qua mượn anh ba tàu. Mình đến Chí Lợi, thấy sự hiện diện của Trung Cộng khá nhiều về kinh tế, đến xứ vừa đoạt giải túc cầu thế giới thì anh ba tàu có mặt khắp nơi. Năm 2014, Trung Cộng cho vay 11 triệu nhân dân tệ. Nay thì mới ký hợp đồng 250 tỷ đôla đầu tư vào hạ tầng cơ sở của Á Căn Đình.

Trung Cộng bẩy nợ bằng cách cho công ty Trung Cộng sang xây cất các hạ tầng cơ sở và đổi lấy đậu nành, thịt bò, lúa mì để nuôi dân Trung Cộng. Thế kỷ 19, xứ này bị lệ thuộc vào tiền bảng Anh quốc, thế kỷ 20 thì bị anh Mỹ và thế kỷ 21 sẽ là anh ba tàu.

Xứ này chuyên về sản xuất nông phẩm, đứng hàng đầu trên thế giới. Nay chuyển qua GMO đậu nành và bò, tạo dựng một nền nông nghiệp chính. Vấn đề là các hậu quả cho sự khai thác man rợ này, kiếm tiền để trả nợ làm môi trường xã hội và môi sinh bị phá sản. Các nông dân nhỏ không đối lại các tổ hợp, công ty lớn đa quốc gia như ở Hoa Kỳ. Các công ty này sử dụng thuốc diệt sâu, đủ thứ không được kiểm soát vì họ quá lớn. Thêm mấy anh ba tàu sang đầu tư như ở phi châu mà mình có xem một cuốn phim tài liệu. Xem như tương lai là ngọng. Dân họ còn giết khơi khơi huống chi dân thiên hạ.

Sự bùng phát về bệnh ung thư và sinh con dị tật tại các vùng nông thôn nghèo như COrdoba, Santiago de Estero, bắt đầu gây chú ý đến dư luận thế giới y khoa.

Hỏi kinh tế xứ này đi về đâu. Không ai biết câu trả lời nhưng chắc chắn là sẽ có Nhân Dân tệ Yuan vào cuộc đua hối đoái chợ xanh. Có thể họ sẽ gọi đổi tiền nhân dân tệ là Hối Đoái Vàng. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái dậy, chuẩn bị ăn sáng rồi đi chơi với vợ để quên những phiền toái về kinh tế của mỗi quốc gia. Khi anh nghèo thì những tên tài phiệt đến cho vay, không phải vì thương cảm hoàn cảnh của anh mà để làm tiền và tiếp tục năm này qua tháng nọ, không muốn anh dứt nợ. Anh lại nghe tên tài phiệt hàng xóm, rủ rê cho anh mượn tiền rẻ hơn nhưng nếu anh hiểu về tài chánh thì anh sẽ không nghe theo, tìm cách giải quyết nợ với anh đang cho vay. Về lâu về dài sẽ trả dứt.

Vấn đề là anh muốn ở lại nắm quyền, không nghĩ đến đất nước, người dân. Anh cứ hô hoán này này kiếm phiếu để rồi nước anh sẽ không bao giờ dứt nợ mà con cháu phải trả đời đời nhớ ơn bác Washington hay bác Tập. Chán Mớ Đời (còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Santiago, CHí Lợi


Hôm nay, ngủ lấy sức được nên hai vợ chồng có vẻ vui vẻ nên vác ba lô đi viếng trung tâm thành phố. Xứ này họ bị ảnh hưởng của Tây Ban Nha nên hay làm những paseo, phố đi bộ. Đi vòng vòng chụp hình cho vợ tại những quãng trường quan trọng. 


Bổng mình thấy cái tượng của tổng thống Salvador Allende, bị giết trong cuộc lật đổ do CIA nhúng tay, đã đưa xứ này te tua một thời gian. Sau này, bầu cử dân chủ hoá lại xứ này nên kinh tế bắt đầu khá lại nhờ một ông tổng thống liêm chính mà ai cũng nhớ khi các thợ hầm mỏ bị chôn vùi dưới hầm sâu. Nói lên một vị tổng thống vì dân vì nước. Hết nhiệm kỳ, ông ta xuống, không màn lợi danh. Hy vọng các vị tổng thống dân cử sau này sẽ theo chân của ông.

Nhìn bản đồ của xứ Chí Lợi này, phải công nhận dãy núi Andes chạy dài từ Bắc chí Nam. Mình hơi lộn xộn xem phương hướng ở vùng này. Khi xưa, học mặt trời bay vòng vòng vùng xích đạo nên mặt trời quay từ đông sang Tây, qua ngõ hướng nam. Xứ này nằm phía nam của xích đạo thì trên nguyên tắc đi ngược lại, mặt trời từ đông sang Tây nhưng đi qua hướng Bắc. Sáng nay, đi bộ nhìn mặt trời hơi lộn xộn vì phía Bắc thay vì phía nam như ở bên Tây, Việt Nam,…


Đi bộ vòng vòng mấy cái chợ xong ghé công viên nghỉ chân. Mình hỏi đồng chí gái dám leo lên đỉnh núi mà thiên hạ lên bằng ghét áp treo. Mụ vợ kêu sợ ai. Thế là hai vợ chồng bắt đầu leo lên. Đi được 5 phút thì mình thấy đã phạm một lỗi lầm lớn. Lý do là phải đi ngang một trung tâm bán quần áo như chợ An Đông. Phụ nữ mà đi ngang các tiệm bán quần áo là chỉ có chết hoặc bị thương.


Đồng chí gái kêu nóng, đòi đi xuống lại nhưng mình thuyết phục, gần tới rồi. Cuối cùng cũng lên đỉnh cao. Cô nàng kêu mệt nên mua vé cáp treo đi xuống với hạng cao niên, được bớt 50%. Xứ này bây giờ sử dụng máy thu tiền kiểu Apple pAy đủ trò. Mua vé cũng có thể quét QR rồi vào mạng mua, đưa  điện thoại ra rà trả tiền. Người soát vé cũng dùng điện thoại di động để quét vé qua điện thoại. 


Sáng nay, không ăn sáng, ra phi trường sớm để bay đi qua A Căn Đình chuẩn bị cho chuyến du hành về miền Nam Cực. Check hành lý xong thì vào lounge ăn sáng. Đùng một cái điện thoại báo động là cửa vào phi cơ đổi chỗ nên phải đi nhanh như điên vì mất độ 10 phút. 


Tối qua, hai vợ chồng lội bộ mấy dậm đi ăn, rồi ghé tiệm kem. Kêu món kem dứa thì thấy họ băm lá bạc hà, trộn chung với dứa cũng lạ lạ. Đoán là không có chất hóa học. Cả ngày lết bộ được 11 dặm đường. Đi chơi với mình đồng chí gái phải lết bộ nhiều. Bà cụ đi với mình cũng lết mỗi ngày đến 7-9 dặm. Đi bộ mới thấy kiến trúc và nhận xét được cuộc sống địa phương. 


Trên đường về, khám phá họ làm đường riêng biệt cho xe buýt, có đường dành riêng cho xe đạp. Để tránh xe hơi chạy vào làn biên của xe đạp, họ cho gắn mấy cục xi-măng ngăn ra. Xe chạy qua là có thể bị lộn xộn dưới dàn xe. Thiên hạ đạp xe đạp chạy bằng máy nhiều, không thấy xe đạp điện có lẻ còn đắt với xứ này. Thấy có chỗ cho mướn xe tự động. Cứ lấy app ra, rà xong thì mở khóa chạy chán thì kiếm chỗ bỏ lại. 

Thủ đô này có đâu 8 triệu người nhưng hệ thống xe điện ngầm và xe buýt khá tốt. Thiên hạ sử dụng loại giao thông công cộng này nhiều nên thấy ít kẹt xe. Xa lộ chạy khá tốt. Thấy mấy đường hầm dưới núi, độ 1, 2 cây số.


Đi lại quãng trường chính của thủ đô nơi có tượng của ông Salvador Allende. Rất giản dị, tượng cao độ 2 mét và sau lưng có ghi câu ông ta tuyên bố trước khi bị giết. 


Nói chung dân tình chạy xe khá đáng hoàng. Có lẻ nhờ một thời gian sống dưới chế độ quân phiệt, không quăng rác bậy bạ. Đi ngang gần chợ, thấy thiên hạ trải đồ ra bán trên lề đường. Bổng nhiên họ túm cái tấm trải lên rồi bỏ chạy.  Hóa ra cảnh sát đi tuần. Xứ nào cũng có vụ này, người nghèo bán lậu bị cảnh sát rượt. 


Hôm qua, hai vợ chồng đi lang thang chơi, ra bờ sông. Đồng chí gái kêu sông nhỏ xíu ít nước. Chắc hè nên không có nước từ tuyết tan trên núi chảy về. Nói cho ngay, ở Hoa Kỳ rồi thì đi đâu cũng thấy nhỏ xíu. Phong cảnh, núi rừng ở Hoa Kỳ quá vĩ đại nên người Mỹ đi đâu cũng phải so sánh với xứ họ. Điểm hình sông Đáy của quê mình còn nhỏ hơn con kênh ở gần nhà để thoát nước khi Trời mưa. 


Điều nhận thấy là phụ nữ ở xứ này không đẹp lắm. Có rất nhiều cô rất béo phì, chắc ăn ngọt nhiều quá. Người Ý Đại Lợi di cư sang đây ở thế kỷ trước nên thấy người địa phương ăn pizza nhiều. Đi ngang mấy tiệm ăn thấy thiên hạ xếp hàng ăn pizza to đùng. Hôm qua đi ngang tiệm Macdonald thấy thiên hạ xếp hàng từ trong ra ngoài đường. Cà phê Starbucks khá đông trên phố. 


Nói đến ăn, hôm qua lần đầu tiên ăn empanadas có nhân là Hải sản. Thường ở Cali mình ăn toàn là nhân gà và nhân rau và phô mát. Đây họ bỏ đồ biển vào làm nhân. Ngon cực.

Phụ nữ vùng lên, chống đàn ông, chỉ lấy đàn bà. Kinh

Thủ đô Santiago có vài khu mang tên Ba Tây, Ý Đại Lợi, Đức … do khi xưa các người di dân đến, tạo ra những khu như Bolsa đến thời nay thì mất khá nhiều nét xưa vì văn hóa được toàn cầu hóa. Mấy cô bận quần bò rách nát theo thời trang hiện nay. Đồng chí gái kêu tương tự như Los Angeles nhưng sạch sẽ hơn, ít người vô gia cư hơn. Lạ cũng cạnh bờ sông là thấy nhiều người vô gia cư cắm dùi. 


Di chuyển thì kêu Uber nên cũng khỏe không sợ bị chặt chém. Vui là mấy ông lái Uber đa số là gốc Venezuela, bỏ chạy qua các xứ khác làm ăn, kiếm tiền nuôi gia đình lây lất tại quê nhà với chế độ xã hội chủ nghĩa của Chavista. Cái khó của mấy xứ nhỏ có dầu hỏa không nghe lời Tây phương thì bị cấm vận.

 Dân tình khổ sở. Người dân chỉ muốn sống thoải mái, làm ăn, chả hiểu gì về tư bản hay xã hội chủ nghĩa. Nhân quyền hay dân chủ chỉ dành cho các người rảnh thời gian, tự cho mình là trí thức, nhân danh nông dân, muốn đòi hỏi quyền lợi cho nông dân, thợ thuyền. 


Máy bay đang bay qua dãy núi Andes khiến mình nhớ đến vụ chiếc máy bay bị rớt rồi đói quá, những người sống sót ăn thịt mấy người chết, hình như thời mình còn ở Việt Nam, đâu năm 1973. Qua Tây có xem cuốn phim quay cảnh này. 

Trước bữa ăn, họ đem ra 4 cái chén nhỏ và vài miếng bánh mì nướng để ăn bớt đói.

Xứ Chí Lợi này và xứ A Căn Đình được ngăn cách bởi dãy núi Andes kiểu xứ Lào và Việt Nam với dãy Trường Sơn. Một nước thì xoay về Đại Tây dương và một thì xoay về Thái Bình Dương. 

Hy vọng có dịp trở lại vùng này, có thời gian thăm viếng khắp nơi. Chuyến này chỉ ghé hai thủ đô cho biết. Nói cho ngay còn nhiều nước muốn đi khi chân tay còn khỏe cả mai mốt lại chống gậy thì hát đời tôi cô đơn. 


Trên máy bay nhìn xuống thấy ruộng đồng bát ngát của xứ A Căn Đình, không thua gì ở Hoa Kỳ. Qua lịch sử của xứ này cho thấy muốn giàu có, sống sung túc thì cần một thể chế không độc tài và giai cấp lãnh đạo thông minh, không tham lợi. 

Đi qua phố lớn thấy tiệm ăn MacDonald đầy người dù phố xá dẹp tiệm chiều thứ 6. Mình xem truyền hình thấy có nhiều chương trình cho thiếu nhi và thiếu niên, toàn là chương tình Mỹ như Disney,… Trẻ em đã được dạy, xem các chương tình này từ bé thì lớn lên chúng chỉ nghe hay hát như có bác Biden trong ngày vui đại thắng. Văn hoá là cách nô lệ hoá con người dễ nhất. Ai học được vài câu của ông KHổng Khâu thì kêu kHổng Tử Cỏn như ri, như rứa, ai học mấy ông tây thì về kêu Jean Paul Sartre địt như thee này, ôgn Hegel nói như thế kia. Thê là choảng nhau đưa đến độc tài và hận thù.


Hình ảnh dãy núi Andes từ phi cơ

Đầu thế kỷ 20, xứ này được xem là giàu có đến khi ông thần Peron, từng sinh sống tại Âu châu hình như Pháp quốc nên khi lên ngôi là sử dụng đường hướng thiên tả như Mặt Trận Bình Dân của Pháp khiến xứ này te tua đến khi mấy ông lính lật đổ thì cũng dốt đặc nên vơ vét đến khi nhân dân hỏi tội khiến ông tướng Videla hy sinh đời bố củng cố đời con, đi tù mấy chục năm đến khi chết.  (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 






Chí Lợi 2023



Hôm nay, hai vợ chồng lên đường đi Chí Lợi, chặng đầu tiên trên đường đến đệ thất lục địa, Nam Cực, nơi hàn thử biểu luôn dưới không độ. Mình muốn viếng thăm Á Căn Đình từ lâu, khi thấy vé máy bay phải ngừng tại Chí Lợi nên ghé vài ngày ở xứ này luôn, để xem có nên đi Patagonia sau này.


Khi xưa, có bài hát Tiens bon la barre et tiens bon le vent, có nói đến Santiago nhưng không biết có phải họ nói đến thủ đô Santiago của Chí Lợi hay Santiago de Compostella ở Tây Ban Nha vì có rất nhiều thành phố trên thế giới mang danh xưng này.


Chuyến này mình mua vé hạng thương gia cho đồng chí gái đi. Vào lounge, cô nàng chê không có thức ăn gì cả. Kêu toàn đồ Mễ không. Kêu lounge của American Express cho ăn ngon hơn. Chán Mớ Đời lần sau, mua vé thường, khỏi bị chê.

Viña del mar, Chí Lợi. Trời ảm đạm vào buổi sáng. Lúc chạy về thì trời đẹp. 8 giờ tối, trời sáng như ban ngày ở Cali


Chương trình ghé Chí Lợi 3 ngày, rồi Á Căn Đình 3 ngày để vợ đi xem show Tango, rồi bay xuống mũi Cà Mau của Á Căn đình, tên Ushuia, khó đọc và viết. Tại đây thì lên tàu ra khơi, đi qua eo biển Drake, vùng giao thoa của Đại Tây Dương và Thái Bình dương nên biển sóng cao.


Mình tính bay qua khu vực này rồi đón tàu bên phía Nam Cực nhưng lại nghe nếu trời xấu thì không thấy phi đạo, máy bay không đáp được thì ngọng, không lên được tàu nên đành đem theo chai dầu xanh để xức khi lên tàu. Luôn thể trải nghiệm say sóng ra sao. Nếu hên thì không bị biển động nhiều.


Trên mạng, có một chị đã đi qua Nam Cực rồi nên mình hỏi thăm vì có rất nhiều công ty hàng hải đưa du khách đến đây. Giá cả đủ loại nên không biết đâu mà rờ. Chị ta cho biết, đã đi tàu của công ty Ponant của Pháp quốc. Trên tàu thì họ sử dụng song ngữ, pháp và anh ngữ, thêm thức ăn tây khác với tàu Mỹ hay tàu Ý Đại Lợi, rẻ hơn. 


Đi du thuyền vừa rồi qua Mexico, tàu Hoà Lan, cho ăn hằm bà lằn, đủ loại thức ăn. Kệ nhắm mắt đi tàu tây để ăn cơm tây cho đã thèm, thế là mua vé tàu pháp. Đầu năm, Ăn cơm tây, uống rượu tây, nói tiếng tây, ngồi với bà đầm kêu không có bánh bột lọc, bún bò Huế. Xong om


Mình không thèm thức ăn Việt Nam trong khi đồng chí gái thì cứ thèm thức ăn Việt Nam. Có lẻ vợ ở Việt Nam lâu năm, thêm qua Mỹ, sinh hoạt với người Việt nhiều. Mình thích ăn cơm ngoại quốc nhiều hơn là cơm Việt Nam. Đi phi châu, Ai Cập và Jordan cả tháng nhưng mình không thèm cơm Việt Nam. Ăn cơm ả rập ngon quá nên chả nhớ. Hôm trước ghé ra bolsa, ăn cơm hến. Dỡ chi lạ. Chán Mớ Đời 


Sáng nay, máy bay đến phi trường CHí Lợi sớm, đâu 7:30, nghĩa là 2:30 sáng ở Cali nên hơi chới với. Cách nhau 5 múi giờ, dù nằm trên một châu Mỹ. Kêu Uber về khách sạn, chúng kêu 2 giờ chiều mới cho lấy phòng. 

Chợ trái cây

Mụ vợ kêu đây không khác gì Los Angeles. Chán Mớ Đời nên mình kêu Uber chạy ra biển cách thủ đô 1.5 tiếng, tên Valparaiso. Trời lạnh, may mình đem theo mấy cái áo ấm trong Balô nhỏ, đưa cho vợ bận, đi bụi đời với mình. Mụ vợ kêu chả có gì. Trời lạnh, bò đi qua chợ thấy trái cây rẻ quá. Về già xuống đây ở chắc rẻ.


Trên đường thấy toàn là ruộng trồng nho để làm rượu. Xứ này nổi tiếng về rượu và nông sản. Nói cho ngay, thiếu ngủ nên mình cũng không ham đi vòng vòng lắm. Muốn ghé vào mấy chỗ làm rượu để xem họ làm ra sao. Mình có nhờ một tên chuyên gia về bơ ở CHí lợi, lên kế hoạch cho mình viếng mấy vườn bơ nhưng hắn kêu là sẽ về CHí Lợi sau mình 1 tuần. Thôi đành hẹn lần sau vậy.


Chạy vào quán cà phê cho mụ đi tiểu rồi lấy Uber đến lâu đài biển Castillo Del Mar . Họ kêu phải đặt chỗ trước. Hai vợ chồng đi lang thang dọc bờ biển thì thấy một tiệm ăn và khách sạn thiết kế hình chiếc tàu, bò vào. Nhà hàng được xây trên mỏm đá, trên biển. Ăn đồ biển rất ngon. Mình thích nhất bơ làm bằng sữa bò ăn cỏ mà khi xưa ở Âu châu mình hay ăn vào cuối tuần. Cuối tuần các tiệm cơm đại học đóng cửa, không tiền nên chạy ra mua cái baguette, đem về lấy bơ trét ăn như ngày xưa, ăn bánh mì Vĩnh Chấn. Cứ mua bánh mì nó an giới ra lò, về nhà, trét bơ Bretel, ăn cực đỉnh đến khi qua tây, tuần ăn 2 ngày nên ớn. Ngoài ra dầu olive của họ ngon hết xẩy.



Ăn xong WhatsApp ông chạy Uber lại, chở về. Điều lạ là đi mấy cuốc xe Uber, các tài xế đều gốc Venezuela. Chính trị xứ này te tua, độc tài nên dân tình bỏ chạy hết. Nghe nói có đến 1 triệu người xứ này chạy đến các nước như Peru và Chí Lợi, Á Căn Đình. Xứ này giàu có, dầu hoả đầy mà làm sao dân tình bỏ chạy tha phương cầu thực. Cho thấy dân nào có Phước, sinh ra tại một quê hương có nhóm lãnh đạo thông minh, không tham nhũng thì mới sống hạnh phúc.


Mình đang liên lạc với Á Căn Đình, lấy vé đi xem show Tango, cho đồng chí gái. Lại đụng một tên gốc Venezuela. Xứ Á Căn Đình này lạ, trả tiền bằng thẻ tín dụng hay đô la thì ăn theo thời giá 1 đô = 170 pesos, còn trả tiền tươi pesos đổi chợ đen (blue rate) thì 1 đô = 340. Chính phủ chỉ muốn giữ giá 1 đô ăn $170 nhưng trên thực tế thì giá gấp đôi. Tương tự ở Thổ Nhĩ Kỳ, nếu trả bằng đô la thì họ mến mình lắm còn trả tiền của xứ họ thì mặt họ như người mất sổ gạo. Vì ngày mai có thể mất giá nhiều.

Còn tiếp


Nguyễn Hoàng Sơn 

Mỹ kim vs Nhân dân tệ

Ngày 9 tháng 12 vừa qua, Tập Cập Bình viếng thăm Saudi Arabia khiến thế giới lo ngại vì mục đích của Trung Cộng là muốn ông hoàng xứ này, xù Hoa Kỳ, hợp tác với Trung Cộng để giúp loại bỏ Mỹ kim, không còn là tiền tệ giao thương của thế giới nữa. Hiện nay trên thế giới có đến 140 quốc gia mượn tiền của Trung Cộng qua chương trình VÒng Đai và COn đường, bị bẩy nợ trầm trọng.

Nếu thành công thì nhân dân tệ của Trung Cộng trở thành tiền tệ mạnh nhất và thay thế Mỹ kim. Trung Cộng muốn các xứ sản xuất dầu hoả ngưng nhận tiền Mỹ kim khi bán dầu hoả và sử dụng nhân dân tệ trong các cuộc giao thương.

Bổng nhiên, quân đội của Ba Tư bắn tùm lum ở biên giới của 2 xứ này, máy bay và lực lượng đặc biệt mỹ, bổng nhiên xuất hiện tại vùng này. Chiến tranh tại Yemen lại lên cao điểm. Chiến tranh, tỵ nạn xẩy ra hàng ngày tại các nước khác nhưng truyền thông báo chí không nói đến, chỉ báo cáo về cuộc chiến Ukraine vì là người da trắng.

 Biden tuyên bố bỏ vụ xét vụ giết ông nhà báo đối lập trong toà lãnh sự Arabia Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông hoàng vui vẻ từ chối lời mời của Trung Cộng tham gia mấy nước của khối BRIC. Biden nhắc khéo ông hoàng sắp nối ngôi là an ninh của mấy xứ dầu hoả, muốn sống yên lành thì phải nghe lời Hoa Kỳ. Hãy xem gương của Khadafi, Sadam Hussein,… Xứ này bổng tuyên bố, sản xuất thêm dầu hoả để cung cấp cho tây phương, giá xăng xuống lại. Xong om

Mình có kể lý do Mỹ kim trở thành tiền tệ chính được sử dụng khi giao thương trên thế giới nên chỉ tóm tắc tại đây. Trước thế chiến thứ 2, đồng bảng anh của Anh quốc là tiền tệ chính được các quốc gia trên thế giới sử dụng khi giao thương với nhau. Lý do là đế quốc Anh quốc có nền kinh tế mạnh nhất thế giới vào dạo ấy. Anh quốc muốn đánh gục, giải tán đế chế Ottoman nên kiếm cớ gây chiến tranh thế giới lần thứ nhất sau đó đánh luôn Đức quốc của Hitler. Qua hai cuộc chiến này thì kinh tế của Anh quốc te tua vì sản xuất kỹ nghệ chiến tranh. Ngày nay, khi nhắc đến Winston Churchill, người Anh quốc rất Chán Mớ Đời vì chính sách của ông ta đã đưa đến sự sụp đỗ của đế quốc Anh trong thế kỷ 20. Mặt trời đã lặn trên xứ này.

Trước khi thế chiến thứ 2 chấm dứt có cuộc họp tại Bretton Woods giữa các quốc gia đồng minh, quyết định chọn đồng Mỹ kim làm tiền tệ chính cho việc giao thương quốc tế và thành lập Ngân Hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Thế Giới để kiểm soát nền kinh tế thế giới hậu chiến tranh. Lý do là dạo đó Hoa Kỳ có đến 3/4 số dự trữ vàng của thế giới. Thiên hạ đem vàng của họ gửi cho Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh.

Sau cuộc chiến Yom Kippour năm 1973, các nước ả rập, sản xuất dầu hoả tức giận vì Hoa Kỳ giúp Do Thái nên cấm vận dầu hoả Hoa Kỳ khiến dân Mỹ chới với. Dầu hoả lên gấp 4 lần tại Hoa Kỳ khiến ông Kissinger lên tiếng, Hoa Kỳ sẽ đem quân đội đóng chiếm mấy xứ này để bảo vệ quyền lợi của họ. Dạo mình ở pháp, có vụ các khủng bố chiếm đóng thánh địa La Mecque, nơi người hồi giáo đi hành hương ở Saudi arabia, chính phủ pháp cho cảnh sát đặc biệt đổ bộ, giúp quân đội ả rập trừ khử. Mình đoán là tình báo tây phương tổ chức.

Mấy tuần lễ sau khi mình đến pháp thì tên khủng bố Carlos và đồng bọn đột nhập vào nơi mấy ông bộ trưởng của OPEC đang họp tại Vienna, Áo Quốc. Sau đó phải cho đám này một số tiền khá lớn để thả họ ra. Theo mình thì Hoa Kỳ và các xứ tây Âu tổ chức vụ này khiến mấy ông hoàng ả rập hoảng vía như báo ngầm họ là có thể bị sát hại nếu không nghe lời hạ giá dầu. Họ bắt đầu mua vũ khí Hoa Kỳ và cho phép quân đội Mỹ đóng tại xứ này để bảo vệ các mõ dầu, không bị phá khiến mấy người như Bin Ladin không ưa vì theo họ những người không theo đạo hồi, không được ở trên xứ này và khởi đầu cuộc chống phá nhà nước, đánh cho Mỹ cút ngụy ả rập nhào.

Từ đó các xứ này bán dầu hoả và chỉ lấy tiền đô la mà người ta hay gọi Petro-Dollar, giúp Hoa Kỳ kiểm soát nền kinh tế thế giới, ngoại trừ khối Liên Sô. Càng phát triển, các nước càng cần dầu hoả, tiền Mỹ kim càng lên giá và trở nên quan trọng. Có một điểm ít được báo chí nhắc tới, khám phá là tiền dư sau khi bán dầu hoả thì mấy ông hoàng ả rập, mua trái phiếu của Hoa Kỳ và từ đó các quốc gia bán hàng cho Hoa Kỳ, cũng được trả bằng trái phiếu của Hoa Kỳ. Người Mỹ cứ mua hàng rồi in trái phiếu trả khơi khơi giúp đời sống người Mỹ khá lên, mua đồ rẻ. Cứ hết tiền thì in thêm khiến nợ công Hoa Kỳ như chúa chổm. Đại khái thợ thuyền thế giới, thức đêm làm việc, sản xuất cho người Mỹ tiêu thụ, không khác chi khi xưa các thuộc địa sản xuất cho mẫu quốc. Xem như chủ nghĩa tân thực dân, các thuộc địa tự nguyện, không bị Hoa Kỳ bắt buộc. Kiểu Việt Nam đi mua hàng rồi ghi sổ cả đời.

Hoa Kỳ sử dụng đồng Mỹ kim để kiểm soát tài chánh, kinh tế của thế giới, thêm nhân quyền đủ loại để bắt các nước phải phục tòng Hoa Kỳ để có thể làm ăn. Do đó mấy nước lớn như Trung Cộng, Ấn Độ, Nga, Nam Phi và Ba Tây muốn làm ăn riêng để khỏi bị khống chế bởi Hoa Kỳ và các nước tây phương.

Hoa Kỳ và các nước tây phương cứ ra lệnh cấm vận như trường hợp Nga khi xâm chiến Ukraine, mấy nước khác như Triều Tiên, Ba Tư, Venezuela,… nói chung các nước không phục tòng người da trắng thì bị cấm vận, không được sử dụng hệ thống tài Chánh toàn cầu, phải buôn bán chui.

Mình viếng phi châu là thấy toàn đồ Tàu không. Xem bản đồ, 2 nước lân cận Việt Nam mắc nợ hoàn toàn của Trung Cộng. Cứ đến thành phố Sihanouk là chỉ thấy sòng bài của người Tàu. Hải cảng này xem như của Trung Cộng, tàu chiến, kho đạn đều nằm đây.

Trung Cộng muốn thoát khỏi vòng kim cô của Mỹ kim nên đã sử dụng chương trình Vòng Đai và COn Đường, cho vay bẩy nợ trên 140 quốc gia trên thế giới. Muốn họ sử dụng nhân dân tệ khi buôn bán với Trung Cộng và các nước trên thế giới.

Hiện nay, Trung Cộng là nước sản xuất và xuất cảng lớn nhất thế giới nên cố gắng thuyết phục mấy xứ này sử dụng nhân dân tệ khi buôn bán với Trung Cộng. Vấn đề là đồng Mỹ kim nay được sử dụng khắp nơi nên các quốc gia tin tưởng. Các nước bị lạm phát, ai nấy đều mua Mỹ kim để dự trữ. Mình đi mấy xứ ở Phi châu, trung đông, Thổ Nhĩ Kỳ, ai nấy đều muốn mình trả bằng Mỹ kim, không muốn tiền của xứ họ vì lạm phát. Năm 2022, lạm phát Hoa Kỳ lên đến 9.1% nhưng tiền Mỹ kim vẫn lên giá so với các tiền trên thế giới. Đi chơi ngoài Hoa Kỳ là điều nên làm vì rẻ hơn.

Qua chiến tranh Ukraine, ai nấy đều thấy vũ khí Hoa Kỳ mạnh hơn của nga nên chả ai muốn theo anh tàu vì muốn mua vũ khí Hoa Kỳ bằng Mỹ kim. Cuộc chiến Ukraine cho thấy trên 25 người tướng của quân lực Nga bị giết, do tình báo Hoa Kỳ cung cấp tin tức để quân đội Ukraine xử lý.

Chính phủ Biden cấm vận bán chip điện tử cho Trung Cộng, trong cuộc chiến tranh dành ảnh hưởng của thế kỷ 21. Hôm nào đi Nam Cực về mình kể.

Có lần mình xem một phim đài loan, nói về những năm 60 của thế kỷ 20, quân đội của Mao Trạch đông bắn phá một hòn đảo nhỏ của Đài lOan nên buồn đời, mình mở bản đồ ra xem thì thất kinh. Ngoài đảo Đài LOan, còn thấy mấy đảo nhỏ nằm cạnh Trung Cộng, nơi mà phim Đài Loan nói về Trung Cộng bắn phá. Nhìn bản đồ thì thấy Trung Cộng bị bao vây bởi Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Phi LUật Tân, Nam Dương,… những nước thân Hoa Kỳ và có căn cứ quân đội Hoa Kỳ, xem như bị bao vây với Hoa Kỳ.

Muốn thoát khỏi gọng kềm của Hoa Kỳ thì chỉ có nước Việt Nam bên cạnh, giúp họ thoát khỏi gọng kềm của Hoa Kỳ. Do đó Việt Nam muôn đời phải theo anh ba tàu. Cam Bốt và Lào thì xem như thuộc về Trung Cộng rồi. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Chuyện đầu năm 2023

 Đầu năm, đồng chí gái tổ chức đón giáo thừa tết Mỹ ở nhà. Trời mưa nhưng thiên hạ đến đông như quân Nguyên. Có nhiều người quen rủ thêm bạn của họ nên mình chả biết ai là ai. Cứ làm ô sin đi đổ rác, dọn dẹp trong khi đồng chí gái chụp hình toả sáng với mấy bà. 

Trời mưa, nên mọi người ở trong nhà, thay vì ra vườn, khiến mấy ông hút thuốc hơi chới với. Có anh chơi đàn, cứ lâu lâu hạ đàn xuống, tranh thủ chạy ra trước nhà, rít một hơi rồi chạy vào, cầm đàn Lý Thông tưng tưng đàn kêu tích tịch tình tang, ai đem công chúa lên hang, rồi chạy ra rít một hơi lại. 

Có cặp vợ chồng có tên khá vui tai, khi hợp tên của họ là bạn bè cười, chọc ghẹo. Chị vợ tên Lý, còn anh chồng thì tên Sinh, nên hai vợ chồng cứ giải quyết Sinh Lý cả ngày.


Đầu năm cẩn thận phải dơ chân trái lên cho đúng cách, khởi đầu bằng chân phải nếu không Chán Mớ Đời cả năm. 

Sáng ra, phải đi hốt tàn thuốc lá, bầy nhầy ngấm nước. Mình sợ nhất mấy ông hút thuốc lá và uống bia. Mỗi lần đồng chí gái tổ chức ăn uống, hát hò, mấy ông thường ở ngoài vườn. Hôm sau mình phải đi hốt tàn thuốc lá và chai bia rượu của họ dù mình cố ý để thùng rác và cái đĩa gạt tàn thuốc bên cạnh. Mấy ông xỉn nên chả nhớ gì cả. Mấy ông này thường được vợ cưng lắm, làm đồ nhậu ở nhà nên không quen thu dọn chiến trường, có vợ làm đầy tớ nhân dân. 

Mình không biết uống rượu nên không dám kêu đồng chí gái dọn dẹp. Hôm sau, có hai chị bạn ghé lại nhà, dọn dẹp dùm nên cũng nhẹ nhàng một chút. Có chị ở trên San Jose, đi theo bạn, ghé nhà, rữa chén bát, dọn dẹp mệt thở. Cô bạn hỏi mình có chén bát gì nữa không, đem ra cho cô bạn rữa luôn 1 thể.

Ngày 31, có ông thần quen qua mạng, gọi điện thoại khi mình đang lái xe trên đường về nhà. Ông thần bàn về kế hoạch năm 2023 bỏ vợ già, về Việt Nam kiếm em chân dài khiến mình thất kinh, khuyên ông thần, suy nghĩ lại. Một con vợ đã mệt, nay còn rước con vợ trẻ về thì chỉ có tử lộ mà Khổng Mình đã chỉ cho Phụng Sồ, Bành Thống, 1 đi không trở lại. Đang nói chuyện, ông thần chuyển qua, hỏi phải làm gì để chuẩn bị về hưu, kiếm chân dài bên Texas. Lý do là cổ phiếu trong 401(k) của anh ta xuống quá độ chân dài năm 2022.

Anh ta kêu nhà bên Texas rẻ, tính về hưu bên đó. Ông thần quên thuế địa ốc cao thêm quanh năm phải đốt lò sưởi hay máy điều hoà không khí. Khí hậu không như Cali, khi nóng khi thì lạnh. Cô giáo mình có nhà ở Texas, để trống, trả tiền sưởi và điều hòa không khí cho vui làng xóm.

Mình hỏi không đọc bài mình mớm từ khi đi Peru về, cho biết là chuyển tiền của 401(k) của đồng chí gái qua money market. Anh ta kêu có nhưng không để ý. Anh ta phải làm gì với 401(k) xuống thành 201(k). Mình nói đã dặn chuyển qua money market từ đầu năm mà anh ta không nhớ. Chán Mớ Đời 

Anh ta muốn để trong đó vì sẽ lên lại từ từ như sau 2008. Mình hỏi lên từ từ là mấy năm, 10 năm, 20 năm? Anh đã trên 6 bó, muốn về hưu, nghĩa là cần tiền bây giờ như đức giáo hoàng Phan Xít Cô kêu người nghèo không thể đợi. Mình hỏi nhớ Enron không? Sears? JC Penny? Phá sản. Anh cứ để đó rồi bay hết, thì chưa gặp em chân dài, mà 401(k) trở thành 101(k) hay 001(k) sẽ theo bước chân của Tuấn Vũ, hát đời anh cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn.

Mấy tài liệu mình mua thì đều nói là chuẩn bị cho kinh tế suy thoái sau bầu cử 2022. Chính phủ mất dạy lắm, cứ xuống rồi họ bơm lên 1 tí nên thiên hạ không để ý. Như kiểu luộc con cóc. Nếu bỏ con cóc vào nồi nước sôi thì nhảy cái bực ra lại nên người ta cứ bỏ con cóc vào nồi rồi đun từ từ đến khi chín mềm. Thị trường chứng khoán cũng vậy cứ cho xuống rồi lên lại khiến thiền hạ mất cảnh giác, một ngày đẹp trời quay lại thấy đời tôi cô đơn.

Tốt nhất là chuyển hết qua tiền tươi rồi đợi. Bao lâu thì không biết. Mình may bán nhà ở cao điểm, nay đang chuẩn bị chuyển qua Opportunity Zone Fund, đợi mưa qua, trời lại sáng, chạy ra mua lại. Kỳ này có thằng con theo nên cũng vui.

Anh ta hỏi mình vậy mấy cổ phiếu về dầu hoả, năng lượng thì sao. Mình nói vẫn giữ và bắt đầu mua vàng lại sau bầu cử quốc hội. Chính phủ cầm cố đến sau bầu cử để lấy phiếu sau đó thì thả. Nếu không thì đảng Dân Chủ đã thua nhiều khiến mấy anh Cộng Hoà bị đứng hình như Từ Hải, khiến ông Trump hết gáy, buồn vui đời thị trường địa ốc. Nay thì thà như giọt mưa, đợi đến mùa bầu cử tới. Có bà nào thất cử ở tiểu bang Arizona, buồn đời, nhất quyết đi kiện, kêu là gian lận, bị toà án đuổi cổ ra, kêu làm mất thời gian, và tiền bạc của người Mỹ. Con người có tính tự kỷ, nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ. Họ quên Không có mợ chợ vẫn đông.

Kết quả trong năm 2022

Anh ta hỏi mình có đọc thơ văn gì không mà thấy viết đều đều. Mình nói không. Mình chỉ đọc những gì giúp làm ra tiền. Mình đọc sách báo về tài chánh, còn thơ văn thì chịu thua vì không thực tế. Khi đi ăn uống ở nhà bạn bè, người quen, mình bị hụt hẫng vì không biết những đề tài mà họ tranh luận nên chỉ biết ngồi ăn.

3 ông này làm biết bao nhiêu người mất nhà mất cửa nhưng chả nghe báo chí nói đến. Mình đi Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan thì khám phá dân tỵ nạn chạy qua mấy xứ này trên mấy triệu người. Cựu tổng tư lệnh khối Bắc đại tây dương, Wes Clark kêu ông ta được triệu về ngủ giác đài và được cho thấy 8 nước mà Hoa Kỳ muốn chiếm đóng sau khi vụ đánh bom ở Nữu Ước. Ông ta ra tranh cử tổng thống nhưng không ai cho tiền cả.

Mới mua cuốn sách của Jim Rickards, cựu nhân viên tình báo CIA về vấn đề ngưng hàng hoá, phụ kiện từ Trung Cộng. Từ khi Covid xẩy ra, hàng hoá không luân chuyển vì tàu bè từ Trung Cộng ngưng rời bến. Anh ba tàu muốn chơi thiên hạ, quen xài đồ rẻ, sẽ gây ảnh hưởng cho kinh tế Hoa Kỳ. Lên tàu 11 ngày, tha hồ có thì giờ để đọc. Ông này kiếm tin tức khả tín, mình theo dõi ông ta từ lâu. Tin tức về chiến tranh Ukraine, lý do đủ trò trong khi truyền thông tây phương thì tuyên truyền đánh lạc hướng dư luận.

Mình khám phá ra 1 điều là không tin vào những thông tin miễn phí trên mạng. Tin tức đúng đắn thường phải mua vì người ta mất công tìm tòi và mua tin tức. Còn thông tin trên mạng miễn phí thường được các nhóm lợi ích trả tiền nhà báo để viết.

Nói như chị bạn đêm giao thừa, “Anh có mụ vợ giỏi nên anh khổ”. Chán Mớ Đời. 

Đầu năm, trời mưa nên chạy lên vườn xem mưa được bao nhiêu. Xem cái gauge thì thấy được hơn 1 inch, thế là tháng 1 này không phải tưới nước, đỡ tốn $3,000. Đi chơi đến cuối tháng về không phải lo tưới nước. Trung bình mỗi tháng mình trả độ $3,000 tiền nước tưới cây. Từ ngày mua cái vườn, mình khấn vái trời đất Cali mưa nhưng ông trời phụ lòng mình rất nhiều vì thận ông trời bị lộn xộn, không đi tiểu được.

Khi xưa, mình đi thầu xây cất thì cầu trời đừng mưa vì mưa thì phải che mái nhà cả nước chảy vào nhà, hư hại, đền cho gia chủ mệt thở, đến khi trở về đời nông dân thì lại cầu mưa thì trời cali hết vụ El Niño. Dạo ấy ông trời còn trẻ nên thận tốt, đi tiểu đều đều khiến bolsa ngập lụt, nay về già nên thận bị lộn xộn không điều tiết được. Chán Mớ Đời 

Đang chuẩn bị ngày mốt đi Chí Lợi, Á Căn Đình và Nam Cực. Cứ gọi là du xuân gần 3 tuần lễ, sẽ về kịp ăn Tết ta với con cháu, rồi lại lên đường đi Á Châu. Về lại cuối tháng 2, lo vụ hái bơ bán kiếm tiền rồi đi tiếp.

Câu hỏi của anh bạn khiến mình suy nghĩ mông lung. Đa số chúng ta đi làm, kiếm tiền, tiêu xài rồi khi về già, không tiền lương là ngọng. Anh bạn nói muốn nghỉ hưu vì sợ bị đột quỵ. 65 tuổi mà làm việc 15-18 tiếng một ngày. Chỉ trông cậy vào tiền an sinh xã hội và quỹ hưu trí. Nếu quỹ hưu trí xuống thì phải đi làm lại.

Khi xưa, mình mới sang Hoa Kỳ làm việc. Suốt 2 năm trời, không lấy hè, làm việc mỗi tuần 60-80 tiếng, không được trả giờ phụ trội. Đến khi mình xin phép đi nghỉ hè 1 tuần với một đối tượng thì tên xếp đồng ý. 24 tiếng trước khi đi, tên xếp kêu huỷ chuyến đi vì hắn cần mình. Mình hỏi ai trả tiền vé máy bay đã mua rồi. Hắn không nói nên mình đi. Đi về, hắn cho mình nghỉ việc. 

Thế là mình giác ngộ cách mạng sớm được mấy chục năm trước là cuộc đời, chỉ nên tin vào chính mình, không có thằng Tây con Mỹ nào quan tâm cho tương lai của mình. Chúng xài xong thì bỏ như vắt chanh. Chủ nghĩa tư bản không có tình nghĩa gì cả. Chỉ có chủ nghĩa tự lo, tự túc tự cuồng là đúng đắn nhất.

Từ đó, mình tìm cách làm việc cho mình. Mình bắt đầu đọc sách báo về làm chủ chính mình, lo về tài chánh, thuế má, hưu trí,… mình từ giả nghệ thuật, văn hoá, bú xua la mua, chỉ để ý những gì liên quan đến tài chánh. Cuối tuần thay vì đi nhậu, mình đi học bổ túc văn hóa trùng tu cho bớt ngu.

Mấy tên cố vấn tài chánh, lúc nào cũng nói ba phải là thị trường lên thì có xuống. Xuống rồi thì lại lên. Vấn đề là lúc mình cần tiền thì thị trường đang lên hay xuống. Khi mình về hưu mà nó xuống là mình ngọng. Rút tiền từ quỹ hưu trí, phải đóng thuế vì tiền đó đã được trừ thuế khi còn đi làm.


Hôm trước, nói chuyện với anh bạn về vụ thành lập một pháp nhân Family Limited partnership, anh ta nói tài sản dưới 11.2 triệu không bị đánh thuế. Anh này là đại gia thứ thiệt, mà chưa cập nhật hoá vụ này. Tiền chính phủ Hoa Kỳ in ra rã cho vụ covid thì phải lấy lại bằng cách đánh thuế nên ai có tài sản trên 5 triệu vào năm 2025 thì nên tìm cách binh khác.

Ông Fullerton qua đời, hai người con thừa kế gia tài hiện nay, phải tìm cho ra 2 triệu đô trong vòng 9 tháng để đóng thuế thừa kế. Nếu ông chết sau năm 2025 thì con ông ta phải đóng 6 triệu, hai người con chia nhau 50% của 5.2 triệu, xem như mỗi người mất đi 2.6 triệu. Chán Mớ Đời 

 Mình nói hiện nay 11.2 triệu nhưng 3 năm nữa thì chỉ còn 5.2 triệu. Mỗi năm anh chị chuyển cho con được $17,000 xem như $34,000 cho mỗi đứa. 3 đứa con xem như $100,000 năm. Kêu chúng lấy vợ chồng sớm, có cháu thì cho thêm $34,000. Mấy đứa con sẽ có tên trong FLP nhưng không có quyền gì cả, chỉ khi anh chị lăn đùng ra thì tự động chúng có thể thay thế anh chị rồi truyền qua đời con, đời cháu,… Chán Mớ Đời

Đọc bài về FLP.

Cảm ơn mấy bác chúc mừng sinh nhật của em.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 









Xá xị Việt, xá xị Mỹ

 Có lần mình kể chuyện hai công ty nước ngọt nổi tiếng Hoa Kỳ, Coca Cola và Pepsi cola đấu đá nhau, tranh dành thị trường trên thế giới. Đi viếng các xứ trung đông, và Phi châu, thấy thiên hạ uống coca nhiều hơn pepsi. Mình hồi nhỏ ít khi được uống Coca Cola. Dạo ấy có xá xị hay nước cam vàng của hãng BGI. Hai loại nước ngọt này của người Pháp thành lập, để lại nên người Việt cứ tiếp tục dùng đến khi quân đội Mỹ đổ bộ, mới thấy các loại nước ngọt của quân đội Mỹ được đưa vào thị trường tiêu thụ người Việt như Coca, Fanta, RC cola,…

Binh lính Mỹ, có bồ người Việt, mua đem đồ trong PX ra, để bán lại kiếm tiền để mua ma tuý do mấy ông nằm vùng bán. Dân bán đồ Mỹ, sống nhờ chiến tranh, giàu có ra.

Dạo ấy, mỗi lần nhà có giỗ hay khách đến, ông cụ sai mình chạy lên nhà bà Thủ, có bán tạp hoá trong nhà, mua chai nước cam hay xá xị. Nhà bà thủ làm bằng gỗ, phòng khách được dùng làm quán, chứa mấy bánh kẹo, dầu, nước ngọt. Mua xong rồi phải đem chai trả lại, không nhớ có bắt đóng tiền cọc hay không. Mình nghĩ là không vì nhà trong xóm. Bà Thủ ghi tên nhà nào mua. 

Nhớ khi mình đến Ma-rốc ngày đầu tiên, có một anh chàng Ma-rốc, mời về nhà chơi. Họ hiếu khách nên sai con chạy ra quán trong xóm như mình khi xưa ở Đà Lạt. Mua chai coca đem về mời khách. Mình không dám uống vì sợ đau bụng khi thấy họ bỏ đá mua ở quán mang về. Chỉ xin trà nóng uống để tránh bị đau bụng.

Bà Thủ có một cô con gái đầu rồi đến thằng Vui, hơn mình mấy tuổi, học Trần Hưng Đạo, sau Mậu Thân, theo Việt Cộng bị bắt nhốt trên Trung Tâm Thẩm Vấn ở đường Bá Đa Lộc. Lâu lâu thấy bà ta đến nhà ông Lê CÔng Oai, chuyên gia bắt nằm vùng tại Đà Lạt, nhờ đem đồ ăn hay chi đó vào cho con bà ta. Sau 75, nhờ thằng Vui, có công với cách mạng nên bà ta làm trời một thời ở xóm, tìm cách tống cổ gia đình mình đi kinh tế mới.

Chai xá xị hiệu con cọp của công ty BGI (brasserie glacière d’Indochine)

Hãng BGI có thương hiệu là con cọp nên thiên hạ hay nói Xá Xí Con Cọp hay nước cam con cọp để khỏi lộn với nước ngọt của Mỹ đưa vào sau này. Mình thấy họ bỏ trong mấy két, thùng bằng gỗ có nhiều ngăn để đựng mấy chai. Mình đoán độ 20-24 chai. Dạo ấy thấy quảng cáo trên đài truyền thanh, họ rao như kem Hynos, yêu kem yêu luôn anh bảy chà da đen. Có lẻ nhờ quảng cáo Hynos mà đám trong xóm gọi mình là Sơn Đen. Chắc để chống lại sự xâm nhập của nước ngọt Mỹ nên họ kêu:

Nước ngọt con cọp ở đâu
Đó là khỏe mạnh sống lâu yêu đời”

Dạo ấy có tiền uống được chai nước cam vàng, là dân chơi thứ thiệt còn thì uống xá xị nhiều hơn. Lý do là xá xí giá rẻ hơn. Mình không hiểu, chắc họ cố ý, cho rằng nước cam làm bằng cam nên đắt hơn. Mình thích nhất là ga, đỗ vào ly, thấy nước xỉu bọt lên nghe xè xè thấy đã lỗ tai. Uống vô một ngụm, cố ợ một cái cho nó phê cuộc đời. Nay ở Hoa Kỳ, không dám uống. 

Sau này, bà Thới, mẹ Minh Tây Lai, học Thái Cực Đạo với mình mở quán bán, còn bà Thủ thì ngưng. Không hiểu lý do. Hình như bà Thới, có bà con chi với bà Thủ vì thấy ở chung nhà sau Mậu Thân. Có thể nhà bà Thủ mở quán, làm nơi đưa tin, hộp thư cho dân nằm vùng. Chỉ có họ mới biết. Trước nhà bà Thủ là nhà ông Đề, giám đốc Trung Tâm Thẩm Vấn Đà Lạt. Ông ta cho Việt Cộng nằm vùng bị bắt về nhà, phát cây quỳ, làm hàng rào xung quanh nhà. Gắn mấy cái lon coca của Mỹ nơi hàng rào. Có lần ban đêm, mình nghe tiếng súng bắn rồi tiếng len ken của mấy lon nước ngọt không chạm vào nhau, báo động. Nghe nói Việt Cộng nằm vùng về tính thịt ông Đề.

Ớn ớn, ông cụ mình dắt mình ra nhà bà phúng ở số 11 Duy Tân ngủ mỗi đêm sau Mậu Thân. Dần dần tình hình khả quan hơn thì ngủ ở nhà. Dạo ấy, dân nằm vùng hay về trên Số 4, bắt mấy công chức như trưởng ấp, đem ra bắn. Có dạo họ tấn công đồn nhân dân tự vệ, sau lưng trường Đa Nghĩa.

Nay, mấy bà đều đi nằm vùng ở tây phương cực lạc hết. Về Đà Lạt, có thấy thằng Vui, từ xa nhưng không đến chào. Thứ nhất nó không nhớ mình, thứ 2 là cũng chẳng biết nói gì. Cách mạng trả công cho hắn 1 căn nhà bé tí ti, ngay dốc Thì Sách lên đường Calmette. Thấy có cặp nào đến xem để mở quán chi đó.

Sau Mậu Thân thì thiên hạ uống nước ngọt của Mỹ như Coca Cola, Fanta, Sprite. Viết đến đây, mới nhớ, dạo về Hà Nội lần đầu tiên, mình ra quán nước, hỏi có gì uống. Bà hàng quán kêu có Bẩy Úp khiến mình như bò đội nón nhưng chợt giác ngộ cách mạng là Mỹ gọi Seven Up (7 Up) theo dòng đời 3 down 7 up của mình.

Có lẻ nước ngọt của Mỹ ngon hơn hay rẻ hơn nên tràn ngập ngoài chợ. Đi đâu cũng thấy thiên hạ uống Coca Cola. Nhớ có lần tết, thằng bi rủ mình đi chơi với đối tượng của hắn, bạn học em gái của hắn, ra Thuỷ Tạ. Đối tượng của hắn kêu coca, rót vào ly xong, cô nàng lấy chút muối rắc rắc vào, kêu để bớt bọt ga. Uống mặn mặn ngọt ngọt.

Dạo mình sang Tây, đi kiếm xá xị không ra. Hóa ra tây chỉ làm bán cho dân annamite, nước cam thì họ uống đa số là Orangina, có dợn dợn chất cam vắt ở trong chai. Có lần mình thấy bán ở chợ nên mua về. Không ngờ đồng chí gái mê loại này đến giờ. Ngoài ra thì Tây đầm uống Coca Cola nhưng không có đá. Họ chỉ uống bỏ tủ lạnh nên í ngọt hơn coco ở Hoa Kỳ. Coca ngoài Hoa Kỳ được làm bằng đường của mía nên vị khác với coca được bán cho người Mỹ tại Hoa Kỳ, được làm bằng đường củ cải. Dân Mễ mua coca trong siêu thị Mễ, được sản xuất bên kia biên giới, rồi chở sang. Đắt hơn coca của Mỹ.

người Mỹ uống loại float này, bỏ kem vào rồi đỗ nước ngọt Dr Pepper vào. Nhiều đường lắm. Dạo mấy đứa con còn nhỏ, hay gọi cho chúng loại này. Nay thì sợ rồi.

Đến khi qua Hoa Kỳ thì mới thấy loại nước na ná xá xị. Dr Pepper, bác sĩ Tiêu hay tiến sĩ Tiêu. Người Mỹ uống loại này bằng cách bỏ thêm 1 hay 2 muỗng kem ở trong, còn xịt thêm kem gọi Float. Nói chung nước ngọt thì càng ngọt thêm. Một ly như vậy tính ra cả 1,000 calories.

Dạo này, thị tường nước ngọt tại Hoa Kỳ đang xuống dốc. người Mỹ bắt đầu hiểu là nước ngọt làm họ béo phì ra nên bớt tiêu thụ coca và pepsi. Ngược lại thì thu tường xá xị, Dr Pepper lại lên như diều. Có lẻ cái vị của nước ngọt này hay cách quảng cáo đã khiến người Mỹ chạy đi mua. Hình như loại nước này còn nhiều calories hơn là coca.

Từ năm 2003 đến nay, công ty Keurig Dr Pepper (KDP) đã chiếm từ 9% đến 26% thị tường nước ngọt tại Hoa Kỳ. Nếu ai đi làm chắc biết Keurig làm cà phê, tự pha chế với cái máy bán rẻ đùng nhưng cà phê đựng trong gói nhỏ rất đắt. Họ cho biết có đến 26 vị được trộn chung vào nước uống này. Kinh

Đi chơi ở ngoại quốc, mình thấy nước bò húc rất được dân các xứ khác yêu chuộng, uống nhiều lắm. Có lẻ nên mua cổ phiếu của công ty này. Trên thị trường Hoa Kỳ thì coca và pepsi bắt đầu bình bình không lên nữa. Có lẻ vì người ta lên tiếng về nước ngọt làm béo phì, khiến con nít bớt uống. Giới trẻ như con mình nay không uống coca nữa. Hôm tước, thấy đồng chí gái mua mấy chai coca nhỏ về uống. Mụ vợ kêu thèm. Mình phải đem ra ga ra để, mụ thèm lên cũng đi lục ra hết. Chán Mớ Đời 

Nhớ khi xưa, ở Thuỵ SĨ, có tên Mỹ làm chung, hắn kêu bên Mỹ uống coca lips ba ga, cứ vào tiệm ăn, mua thức ăn và coca. Uống mấy ly cũng được, không phải trả tiền thêm. Mình nghĩ hắn nói bựa. Ai ngờ khi sang Hoa Kỳ thì mới hiểu. Vào tiệm ăn, kêu coca, tiếp viên thấy hết là họ châm thêm, không phải trả tiền thêm. Cứ hết thì đến lấy tiếp. Ăn xong thì ra lấy thêm bỏ vào ly giấy đem về. Nay thì sợ rồi.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 












Sô-cô-la một thời để nhớ

 Cứ đến giáng sinh là thấy thiên hạ mua sô-cô-la tặng bạn bè hay người thân khiến mình nhớ đến cây cà rem của tiệm bán nước đá Thuỷ Tinh, đối diện rạp Ngọc Hiệp. Dạo ấy, Đà Lạt có hại tiệm bán kem, Việt Hưng ở đường Thành Thái và Thuỷ Tinh. Việt Hưng chuyên bán kem ly còn Thuỷ Tinh thì bán nước đá nhiều hơn. Thấy từng khối độ nữa thước, chiều ngang độ15 phân. Khi nào nhà có khách thì hay chạy qua bên tiệm này để mua, bỏ trong bịch nylon rồi chạy cho nhanh về nhà nếu không lại tan hết. Về nhà thì lấy con dao bầu, trở cái lưng dao ra chặt từng mảnh nhỏ, bỏ vào cái thau.

Thường dân Đà Lạt ghé ngồi ở Việt hưng để ăn kem ly, nơi sân nhìn xuống đường Lê Đại Hành, có mấy cái dù quảng cáo bia và kem đánh răng Perlon. Hình như họ có kem cây nhưng mình không nhớ vì có ghé ăn của họ 1, 2 lần hồi nhỏ đi với người lớn. Dân Đà Lạt cần nước đá thì chạy lại tiệm Thuỷ Tinh mua về nhà hay mấy tiệm hay quán bán nước đá, đều mua tại đây. Như ông tàu bán đậu đỏ bánh lọt, bên hông rạp Ngọc Hiệp hay tiệm bán sinh tố của bà Tàu, phía bên kia hông rạp, nơi có đường hẻm phía sau rạp Ngọc Hiệp.

Tiệm Thuỷ Tinh bán cà rem cây nhiều hơn như kem đậu đen, đậu đỏ nhưng mình mê nhất là cà rem Eskimo. Họ có một cái khuôn có thể làm đâu 8 hay 12 cây kem một lúc, cứ bỏ chè đậu đỏ hay đậu xanh vào rồi cắm cây que làm bằng tre, bỏ vô ngăn đá. Khi đông thì lấy ra, bỏ vào mấy thùng nhôm, lót foam bên trong. Họ khuấy sô-cô-la rồi ịn cây kem vào để bọc vỏ kem bằng một lớp sô-cô-la. Gói giấy bạc lại để giữ kem cho lâu tan.

Ở đường Hai Bà Trưng, thường có ông bán cà rem, đeo cái bình to hơn cái thùng thiết nước mắm, làm bằng nhôm, phía trong có lót foam, để giữ lạnh lâu hơn. Cứ trưa trưa, sau ăn cơm là thấy ông ta đi ngang xóm, lắc lắc cái chuông, rao cà rem đây.

Mình và mấy đứa trong xóm chạy theo như đàn chó rượn đực hay ngửi mùi cứt. Lâu lâu có người hỏi mua, cả đám cứ đứng nhìn vào cái thùng đựng cà rem nhưng không thấy gì. Thấy mấy đứa mua, cầm cây kem mút mút khiến mình nuốt nước miếng thèm thuồng nghe ực ực. Sướng gì đâu khi được ăn chực.

 Lâu lâu có tiền chạy theo ông bán cà rem, mua cà rem nhất là Tết có tiền lì xì, tha hồ ăn cà rem sô-cô-la Eskimo. Ông bán cà rem, đặt cái thùng xuống, dỡ cái nắp đậy ra, mở cái bọc ny-lông rồi thò tay vào lấy. Lúc đó mới thấy ông ta chia hai ngăn, bên cà rem đậu đỏ và bên cà rem Eskimo. Lấy một cây đưa cho mình sau đó, bóc giấy bạc, bọc cà rem ra, từ từ lộ ra màu sô-cô-la. Cắn phần dưới trước để khi tan, không rớt xuống đất. Sau này ra hải ngoại, mình cứ tưởng người Eskimo giống như kem, ai ngờ họ thuộc giống da vàng. Chán Mớ Đời 

Nhắc tới kem đậu đỏ thì nhớ đến bà Tân Gầy, mẹ của thằng Đôn, ở xóm mình. Xóm mình, có hai ông tên Tân; một gầy và một ù nên trong xóm gọi để dễ phân biệt. Khi nhà này mua được cái tủ lạnh nhỏ, cở sinh viên để trong phòng cư xá. Dạo ấy, mình vào nhà này thấy cái tủ lạnh, thấy họ sang trọng, văn minh quá độ. Bà Tân ghét mình vì hay đập lộn với con bà, hay lên nhà mắng vốn với bà cụ mình nhưng khi mình gõ cửa mua chè thì bà ta nhìn mình với nụ cười tỏa nắng.

Nhờ cái tủ lạnh, bà Tân bán cho con nít trong xóm chè đậu đỏ. Bà nấu chè xong thì bỏ vào mấy cái bịch nylon nhỏ, cột dây thung lại, bỏ vào ngăn đá. Có tiền, mình hay chạy xuống nhà này mua. Cầm cái bịch nylon, cắn một lỗ rồi cứ mút mút từ đó. Phê không thể tả. Về Đà Lạt, mình có ghé lại thăm bác gái. Sau này, nghe cô con gái út nói nằm luôn, không nhớ ai nên không vào nhà thăm. Nghe bác ấy qua đời. Độ 10 năm về trước, khi mình về Đà Lạt thì có bác Hoà gái, và Bác Tân gái thuộc dân trước 75 còn sống sót ở xóm mình và cô Kim, vợ anh Bình, Lê Minh Sớm.

Hôm trước, có cô con gái tên Hương của bác Hoà liên lạc. Trong xóm mình dạo ấy có bác Hoà bán bột chiên và bác Tân gầy bán chè đá cho con nít lối xóm. Mình vác búa đi đóng thùng gỗ ở nhà ông Lào, có tiền lại bị hai bà hàng xóm vớt hết tiền. May sau này, mở được trương mục ở Đông phương Ngân Hàng nên mới có tiền dư, đến khi đi Tây, rút ra lên đến 40,000 đồng, gấp 2 tiền lương ông cụ.

Hôm trước, có cô nào, kêu là cháu ông Lào, hỏi thăm mình. Nghe nói, bác Mai, bố thằng Banh, về lại Đà Lạt ở. Chắc lớn tuổi nên con cháu đưa về Đà Lạt để dễ săn sóc. Tháng 2 năm 2023, mình sẽ ghé Đà Lạt có 2 đêm sau khi leo Sơn Đoòng. Nhiều người hứa sẽ nấu bún bò, đỗ cho ăn bánh căn nhưng không biết có ăn được của họ không. Chị cứ hứa nhưng chị đừng nấu. Chán Mớ Đời 

Trở lại vụ sô-cô-la. Sô-cô-la được làm bằng hạt cacao, màu trắng và màu nâu. Sang tây mình mới khám phá ra có sô-cô-la màu trắng. Khi xưa, cứ tưởng màu nâu. Sô cô la Thụy sĩ nổi tiếng nhưng có lẻ xứ Bỉ rất nổi tiếng về sô-cô-la. Đi Bỉ chơi, về phải mua sô-cô-la cho bạn bè. Mình chỉ thích sô-cô-la của thiên hạ mời ăn vì có mùi hương khói còn mua về ăn thì thấy hơi hơi tiếc tiếc tiền.

Người Bỉ nổi tiếng về praline, loại đậu,…được bọc sô-cô-la phía ngoài hay rượu mạnh phía trong. Đi Bỉ ăn sô-cô-la và khoai tây chiên là hai món nổi tiếng của xứ này.

Dạo ấy, nhà mình ăn sáng kiểu bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Mỗi đứa có ly sữa ông thọ pha nước sôi, và nữa ổ bánh mì Ngã Ba Chùa. Mỗi sáng, có ông bán bánh mì, đi ngang nhà với hai bao tải, đựng bánh mì, giữ cho nóng. Ông ta lấy mối ở tiệm bánh mì gần ngã ba chùa, gần tiệm Sơn Hà. Mấy anh em sáng dậy là vào bàn, lấy bánh mì, bẻ ra chấm với sữa. Sau này, mấy đứa em xin phần của mình để ra chơi ăn. Mình đành nhịn đói đi học, đến 11 giờ là bụng cồn cào nhưng có điểm lạ là học tân tiến hơn xưa. Sau này, mới khám phá ra nhịn đói giúp nhớ dai.

Công ty Nestle qua Việt Nam rất sớm

Dạo ấy, mỗi lần mẹ mình trúng mánh thì mua lon Ovaltine về để con cái uống. Sáng mỗi người nữa ổ bánh mì, và ly sữa nóng. Sang thì bỏ một muỗng Ovaltine vào khuấy uống. Anh em Việt Nam hay cành nanh nhau vì từ bé ăn uống đã lộn xộn, dành nhau. Ổ bánh mì được cắt ra làm hai. Ai cũng muốn thủ phần lớn nhất nên từ từ khi lớn lên, có sự ganh đua giữa anh em. Chán Mớ Đời 

Thời chiến tranh, lính Mỹ sang nên có vụ mua đồ hộp Mỹ, mẹ mình hay mua Ovaltine, về cho con uống nên anh em dành nhau, khuấy uống. Hình như Mỹ gọi là cocoa. Uống sao thấy hạnh phúc cực đỉnh. Mình nhớ có lần, ông cụ dẫn vào nhà thăm một người bạn khi xưa, cùng đơn vị, làm cho sở Mỹ. Nhà ông ta ở xóm Địa Dư, gần Grand Lycee, đối diện nhà ông Toản, dạy kèm mình hè. Vào nhà thấy cái tủ lạnh to đùng, ông ta mở ra như cái hang của tên cướp Alibaba. Toàn là đồ quốc cấm ở nhà mình. Nào là sữa tươi, nào là phô mát,… ông ta rót cho mình ly sữa tươi. Mình nhấp nhấp từ từ để tận hưởng cái hương vị uống sữa tươi lần đầu tiên trong đời. Ngon hơn sữa Ông Thọ.

Có dì Nghĩa, cháu bà Sáu Còm, có cái sạp bán đồ hộp Mỹ, cạnh cái bồn nước công cộng ở dưới chợ. Chồng dì là cảnh sát, ở khu giếng ông Ba Tây trên đường Thi Sách. Mỗi lần ra chợ, mình cứ đi ngang dang hàng của dì để ngắm nghía, định hướng mấy lon đồ hộp, được xếp chồng lên nhau như trái apricot, bưởi, hay mấy cái lon có bánh biscuit, có sô-cô-la hay peanut butter… sang Mỹ mình thích nhất là ăn peanut butter, đậu phụng mà họ ép ra, quét với bánh mì ăn cực đỉnh.

Khi qua tây mình mới ăn được sô-cô-la lần đầu tiên trong đời. Giáng sinh được gia đình tây mời đến nhà ăn và được họ cho ăn bánh sô-cô-la và kẹo. Ngon kể gì. Đúng là bờ thừa sữa cặn của thực dân đế quốc. Gia đình ông tây có thời đi lính viên chinh qua Việt Nam nên sau 75, ông ta thấy làn sóng tỵ nạn Việt Nam nên hỏi hội cựu chiến binh pháp, có ai độc thân, không gia đình vào mùa giáng sinh, ông ta mời lại ăn giáng sinh cùng với gia đình ông ta.

Bà cụ mua sữa Guigoz cho 10 đứa con uống, nghèo luôn.

Sau này, có gia đình, để giữ truyền thống của gia đình tây mình quen, mình hay mời bạn con mình có gia đình ở xa hay cặp vợ chồng bác quen, đi hỏi vợ cho mình đến nhà ăn giáng sinh, Tết vì con họ đi học xa. Hôm qua, mình được cử gửi tiền cho mấy người việt sinh sống tại Ukraine, có thể mua máy phát điện từ Ba Lan đem qua Ukraine để sống tạm qua ngày, đợi chiến tranh chấm dứt trong mùa đông giá băng ở xứ lạ quê người.

Sô-cô-la được ông Kha Luân Bố đem từ Mỹ châu về nhưng lúc đầu không ai biết ăn, nhất là đắng đến khi mấy tu sĩ sáng chế, bỏ đường thêm thì trở nên món ăn khói khẩu của giới quý tộc. Nên nhớ khi xưa, đường là một loại xa xỉ phẩm tại Âu châu cũng như mấy loại gia vị được nhập cảng từ Ấn Độ, Ba Tư. Bà hoàng hậu Marie Antoinette thích sô cô la đến khi lên đoạn đầu đài.

Dạo mình ở Thuỵ Sĩ, có kiếm Ovaltine để uống thì được biết ông Georg Wander, người Thuỵ Sĩ, chiết xuất ra mạch nha để bán đến đời con trai tên Albert, khuếch trương thương hiệu và chế nhiều loại sản phẩm để bán trong các tiệm thuốc tây để chữa trị bệnh họ, cúm,…

Sau này ông Albert tìm cách chế một loại thuốc trị bá bệnh, giúp bệnh nhân hưng phấn. Ông ta trộn mạch nha với sữa, trứng và cocoa và đến năm 1903, ông ta chế được sản phẩm gọi Ovomaltine, Ovo là trứng, Maltine thuộc về mạch nha. Từ từ sản phẩm này được bán trên các quốc gia dưới nhãn hiệu Ovaltine. Đến thế chiến 2, quân đội Hoa Kỳ dùng loại này để cho binh sĩ họ uống để bảo đảm sức khoẻ để chiến đấu. Kiểu ngày nay người ta cho người già uống sữa Ensure.

Sau này, công ty này được bán cho Anh quốc khiến người Thuỵ Sĩ không vui vì mất đi một danh hiệu quốc gia. Xứ này nuôi bò vắt sữa nhiều nên mấy loại sữa bột như Guigoz, Ovaltine,..ra lò rất nhiều. Cái hay là họ quảng cáo đủ thứ khiến chúng ta lầm tưởng, mua ào ào, giúp họ làm giàu. Họ bỏ chút cocoa còn thì pha đủ thức trò, nhất là đường khiến người ta ghiền. Sau này chính phủ Mỹ cấm vài chất dùng để làm ovaltine nên ngày nay không còn hương vị như hồi xưa.

Do khí hậu Âu châu không trồng được loại cacao, các đế quốc Âu châu, đem qua các thuộc địa họ để trồng, nhằm cung cấp cho mẫu quốc dùng. Đa số là ở phi châu. Hai nước trồng nhiều nhất cacao là Côte d’Ivoire và Ghana. Hiện nay, Côte d’Ivoire sản xuất 30% cocoa của thế giới. Vấn đề ngày nay là các nông dân ở mấy xứ này khai thác, phá rừng để trồng cocoa. Các nông dân phá rừng kiểu khi xưa, ông ngoại mình bỏ Huế vào Bảo Lộc, phá rừng trồng trà, thành lập đồn điền trà Nguyễn Đăng.

Vấn đề là phá rừng mà họ không lãnh tiền nhiều vì chỉ nhận có 5% giá thị trường. Mình trồng bơ bán chỉ nhận được 30% của giá thị trường, đã rên trong khi nông dân phi châu chỉ lấy có 5%. Còn bao nhiêu vào túi các công ty như Nestle, Lindt của Thuỵ Sĩ và môi giới. Người ta phá rừng để trồng cây Cocoa nhưng chất lượng không tốt vì tuỳ môi trường, đất đai nữa. Trước đây, người ta trồng hữu cơ nay thì bỏ phân bón cho đầy để được nhiều số lượng nên phẩm chất cũng bớt. 

Vấn nạn tương tự với cà phê, được bồi thêm hoá chất và thuốc diệt sâu, thế là mọi người tiêu thụ, sẽ mang bệnh đủ thứ bệnh trong tương lai.

Ngày nay, cả thế giới tiêu thụ sô cô la rất nhiều. Hoa Kỳ tiêu thụ hàng năm 2.8 tỷ cân anh. Tháng 4 vừa rồi mình đi Peru, thấy họ bán cocoa và cà phê đầy. Xứ này trồng rất nhiều, tương tự Equador, Mexico, Nigeria, Cameroon,… 

Chỉ có á châu là chưa bị ghiền sô-cô-la, có lẻ vì ngọt nhưng các công ty tây phương và Hoa Kỳ đang tìm cách bắt dân á châu ăn loại này để họ làm giàu. Khi mình ở Thuỵ Sĩ, có theo học khóa hậu đại học do công ty Nestle tài trợ tại trường Bách Khoa Lausanne. Họ nói đến Nam Dương, và mời một kinh tế gia xứ này đến nói chuyện. Ông này nói là xứ ông ta nuôi bò lấy sữa. Hóa ra sữa tươi Hoà Lan mà mình uống khi xưa ở Đà Lạt được cung cấp từ Nam Dương, cựu thuộc địa của Hoà Lan.

Loại sô-cô-la này được gọi là praline, nổi tiếng bên Bỉ, có nhân ở trong và rượu mạnh. Tối qua nhà mình có khách đến, có một hộp praline này nhưng ít ai ăn.

Việt Nam trồng cà phê rất nhiều nhưng không có tiếng trên thế giới về chất lượng, tương tự gạo Việt Nam có rất nhiều thạch tín và thuốc trừ sâu. Về Đà Lạt, thấy họ phá bỏ các cây mận Trại Hầm nổi tiếng ngày xưa để trồng cà phê. Vấn đề là người Việt mình không đa dạng hoá, chí chú tâm vào một loại canh nông như cà phê hay trà mà quên đi cacao rất bổ dưỡng và đắt hơn cà phê. Nam Dương nay thành công, trở thành nước xuất cảng nhiều về cacao ở A châu.

Ở Hoa Kỳ, công ty sô-cô-la lớn nhất là Hershey Co đang bị kiện ra toà vì không cảnh báo người tiêu dùng về sự hiện diện của chất chì và cadmium trong các thỏi sô-cô-la đen do họ sản xuất. Các công ty khác như Lindt, Ghirardelli cũng lâm vào tình trạng này. Mấy loại này được trộn chung để giữ màu không phai,…

Các báo cáo của người tiêu dùng cho biết là số lượng chất chì và cadmium quá cao so với lượng cho phép. Nếu hấp thụ nhiều cadmium sẽ bị ung thư phổi trong khi có chất chì thì con nít sẽ bị giảm thiểu năng, lớn chậm. Thế lại ngọng. Ngày nay, ăn cái gì cũng đưa đến cái chết. Chán Mớ Đời 

Á châu nay đã có Nam dương trồng cacao. người Tàu vẫn chưa quen sô-cô-la vì ngọt nhưng mấy anh ấn độ thì thích. Tây phương tìm cách xâm nhập thị trường Trung Cộng và ấn độ, 3 tỷ người.

(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn