Hôn nhân không tình yêu

Trước khi đi Phi châu, mình có gặp anh bạn từ San Jose xuống chơi. Anh ta xuống họp mặt cựu sinh viên MIT, có mấy người mình quen khi xưa nhưng ít khi liên lạc sau khi lấy vợ. Ngồi hỏi chuyện về mấy người bạn xưa, tình cờ mình hỏi anh ta về cô bạn gái cũ của anh ta ngày xưa. Anh ta kể là cô nàng nay là bác sĩ, lấy chồng nhưng không hạnh phúc, vẫn sống chung trong căn lều không lý tưởng. Sống chung nhà kiểu chia phòng nhưng Sugar you you go, Sugar me me go. Anh ta lại nhắc đến cặp vợ chồng khác mình quen, tương tự vợ chồng ở chung nhà nhưng lâu lâu dẫn Bồ kép về nhà, hành lạc vô tư khiến người kia rên “giường phòng em pháo nổ, tâm hồn anh rướm máu, ôi nhát chém hư vô,….Chán Mớ Đời 

Hỏi thêm về mấy người anh em của cô bạn vì mình có quen khi xưa, ở New York. Dạo mấy đứa con mình đang lo vào đại học, mình có gọi điện thoại cho mấy người này để con mình nói chuyện để có cái nhìn rộng hơn, thay vì nghe lời bố học về tài chánh, còn mẹ thì cứ kêu đi học y khoa. Anh bạn kể về mấy anh em này khiến mình thất kinh. Lý do là khi xưa, gia đình này là điểm sáng, cộng đồng người Việt thường lấy họ làm gương cho con cháu của họ. Mấy anh em đều học trường Ivy League, Harvard, MIT, Yale, đại học y khoa Cornell,…

Nay thì te tua. Nói chung là mấy anh em đều ly dị như 50% người Mỹ tại Hoa Kỳ. Anh em kiện nhau, con kiện mẹ đủ trò khiến mình chới với. Khi xưa, mình thấy hai anh em, tốt nghiệp MIT và Yale. Thay vì đi làm, mở công ty, có xe food truck bán bánh mì Việt Nam thay vì đi học y khoa như hai cô em gái nên mình thấy hay. Họ có chí muốn làm thương hiệu của họ trở thành như Au Bon Pain ở Harvard Square. Mình có đầu tư 1 số vốn nhỏ khi người em trai mở một tờ báo ở Maryland, khi mới ra trường tại Yale. Mình mới đưa tiền chưa được 2 tháng, đã nhận lá thư, kêu là có người Mỹ mua lại tờ báo, và gửi mình cái ngân phiếu giá gấp 3 lần số tiền mình đầu tư. Nay thì họ thành công về thương mại.

Bà mẹ có một xe bán thực phẩm, có từ thời mới sang Hoa Kỳ, nuôi cả chục người con ăn học, bị ung thư nên kêu một người con trai để giao lại. Người con trai có tài làm ăn nên gây dựng lên, đông khách. Đùng một cái bà mẹ lành bệnh, đòi lại xe bán thực phẩm cho cô chị, ly dị cần việc làm. Cậu con trai kêu công sức, tiền bạc bỏ ra từ mấy năm nay nên cần được đền bù. Thế là mẹ con đưa nhau ra toà. Luật sư phí lên đến 2 triệu. Cậu con thắng nhưng cảm thấy không vui, chi phí quá cao mà tình anh chị em trong gia đình không nhìn mặt nhau. Bên thì bênh mẹ còn bên thì bênh người con trai. Mẹ thua không lẻ đòi mẹ tiền luật sư phí 2 triệu.

Cô chị ly dị, qua Cali sống, quen ông thần nào, đưa cho một số tiền để mua cái Mobile home làm tổ Uyên ương. Đùng một cái anh bạn trai kêu đứng tên anh chàng, mời cô chị ra khỏi Mobile home, lại thuê luật sư kiện. Chán Mớ Đời 

Anh bạn kêu cái nhà này lạ lắm. Cứ thích kiện tụng, tốn tiền luật sư.

Vấn đề gia đình, anh em, con kiện cha mẹ trong cộng đồng Việt Nam có xẩy ra. Mình chỉ biết vài vụ người quen nhưng lại nghe thiên hạ kể đủ trò. Mình thì biết nhiều vụ của người Mỹ. Nhập gia tuỳ tục nên người Việt mình cũng học cách kiện nhau ra toà. Mình nhớ dạo ở vùng Bolsa, có ông hàng xóm mời đến uống trà rồi than Việt Nam, chỉ có hai gia đình là có con tố bố mẹ. Trường Chinh đấu tố bố mẹ và gia đình này. Ngạc nhiên mình đưa mắt nhìn như thầm hỏi, nói thêm. Ông ta cho biết là khệnh vợ nên bà vợ kêu cảnh sát, ra toà, mấy đứa con làm chứng, kêu ông ta khệnh vợ. Chán Mớ Đời 

Mấy người con kêu ông ta sang đây mà cứ tưởng như ở Việt Nam thời Bảo Đại. Lâu lâu nhậu vào, nổi khùng lên khệnh bà vợ nên buồn đời, bà vợ nghe lời mấy bà bạn, gọi 911. Thế là cảnh sát đến còng đầu đem đi.

Nhìn lại, mấy người bạn khi xưa, xuất thân từ các trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ, có nhiều người không có hạnh phúc lứa đôi. Mình nói anh ta may mắn, không lấy cô bạn gái cũ, tốt nghiệp Harvard và đại học y khoa Cornell. Có dạo cô bạn gái anh ta tâm sự khi hai người Sugar you you go nên mình nói để mình nói lại với anh bạn. Anh bạn kêu cô đó dữ lắm. Sợ rồi. Lọt vào làm rể nhà này cũng khá mệt dù ngày xưa, gia đình này được cộng đồng Việt Nam ở trong vùng trọng nể, con cái học trường lớn.

Mình cũng biết ở Little Sàigòn vài cặp như vậy. Cuộc sống hôn nhân không tình yêu nhưng vẫn ở chung, cứ kéo dài cuộc nội chiến thầm lặng với kẻ nội thù từ năm này qua tháng nọ khiến mấy đứa con ngất ngư. Chúng không hiểu vì bố mẹ bạn của chúng, ly dị như thay áo. Ra toà ký giấy tờ, chia tài sản. Xong om

Mình đoán là hai vợ chồng cưới nhau vì tình yêu nhưng khi sống chung, cái tôi lớn hơn tình cảm dành cho nhau nên từ từ không nói chuyện. Vấn đề là gốc Việt Nam nên bị văn hoá việt cản ngăn. Tự an ủi là hy sinh vì con nên chịu đựng ở với nhau như khách. Sợ họ hàng chê cười, đánh giá nên phải chịu đựng sống cuộc hôn nhân không có tình cảm.

Điểm thứ hai cũng rất quan trọng là nếu ly dị, chia đôi tài sản thì sẽ không có khả năng mua lại căn nhà khác. Phải mướn căn hộ đến mãn cuộc đời khi giá nhà càng ngày càng lên cao. Có lần một chị bạn gọi hỏi phải làm sao vì vợ chồng không thuận nhau nữa. Mình khuyên ra riêng, mướn căn hộ ở rồi từ từ giải quyết sau. Anh chồng cũng gọi mình hỏi chuyện. Mình cũng nói là nên xa nhau một thời gian để xem có hàn gắn với nhau được hay không. Lý do ở chung thì ngày nào cũng nổi máu sản hậu lên, cãi nhau trọn khi xa nhau sẽ có thời gian để tự tìm hiểu về sự mâu thuẫn.

Sau một năm sống riêng, chị bạn nói với mình là ông chồng muốn trở lại. Nay thì không đi nhậu nữa, đi làm về là về nhà, lo con cái, ăn uống thay vì đi nhậu như xưa. Mình cũng mừng cho họ.đi làm bị stress công việc nên sau khi làm người Mỹ hay ghé tiệm để uống rượu. Anh này thì ghé nhà bạn Việt Nam để nhậu cho vui tỏng khi nhà cửa bề bộn. Cô vợ đi làm về phải lo cho con cho mẹ chồng nên không chịu nổi đành dọn ra. Anh chồng ở xa vợ con thì mới hiểu gia đình là quan trọng. Hạnh phúc phải tự do mình tạo ra chớ không phải chúa phạt ban cho nên đã xin làm lại.

Khi cha mẹ cơm không ngon, lâu lâu lại đem cái loa karaoke ra chửi nhau, khiến mấy đứa con đã buồn, lại càng không hiểu khi sống trong xã hội Hoa Kỳ mà tỷ lệ ly dị cao hơn 50%. Chúng không hiểu tại sao bố mẹ không yêu nhau mà lại cứ đóng kịch đi bên nhau khi có tiệc tùng, ở chung một nhà, mỗi người một phòng hay ở trong ga ra.

Theo mình hôn nhân như mua xổ số. Hên thì gặp được vợ hay chồng biết điều, chịu khó nghe, sửa đổi trở thành người hôn phối tốt hơn. Còn xui thì gặp búp bê không tình yêu. Trái với những gì mình bị giới truyền thông tuyên truyền về người hồi giáo. Sang Trung Đông, nghe mấy ông xứ Ả Rập rên luật pháp bao che cho mấy bà, họ cần luật pháp che chở cho đàn ông.

Mình thì may mắn, đồng chí gái rất thông minh nên mình để cô nàng lo hết, nói gì thì mình nghe đấy. Lâu lâu máu phản động trong người nổi lên thì cãi vài câu nhưng vẫn biết mụ vợ là đấng tối cao, lúc nào cũng đúng nên ngậm miệng thế thôi. Cứ theo châm ngôn vợ ta tuy không sinh ra ta nhưng có công dạy dỗ ta nên người. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Tha phương cầu thực

 Ở Ai Cập, chỉ gặp người bản xứ trong các công việc phục vụ du khách nhưng khi qua Jordan thì gặp rất nhiều người gốc Phi luật Tân, gốc Nam Dương, đa số từ Bali đến. Hồi hè đi Thổ Nhĩ Kỳ, gặp 2 người đến từ Bali, Nam Dương, hỏi thì họ cho biết là từ khi covid dính xứ họ thì không có du khách nên phải tìm đường cứu gia đình, nên lặn lội tha phương cầu thực tại xứ người.

Nói chung thì mấy nước mình đến đều bị dính covid khiến ngành du lịch chới với. Ở Dahab, sa mạc Sinai của Ai Cập, khu nghỉ dưỡng cho cả ngàn người mà chỉ loe hoe độ 60 du khách mà phải trả chi phí cho mấy trăm người làm. Ở xứ Jordan thì đỡ hơn vì các địa danh mình đến rất nổi tiếng trên thế giới như Petra, và Biển Chết. Tại đây lại gặp toàn phục vụ viên đến từ Nam Dương và Phi Luật Tân.

Xứ nghèo, dân đông, lãnh đạo tham nhũng nên phải tìm đường tha phương cầu thực, kiếm chút vốn về xứ làm ăn hay gửi tiền về cho nuôi cha mẹ hay xây nhà báo hiếu. Nhìn hoàn cảnh họ khiến mình cảm thấy may mắn. Mình cũng tha phương cầu thực, được học hành nên có công ăn việc làm tương đối khá hơn, lại được một quốc gia khác cưu mang, cho vào quốc tịch nên có chốn để trở về, để gọi là nhà.

Ở xứ Jordan này, dân số độ 12 triệu người mà có đến 4 triệu người tỵ nạn từ các cuộc chiến lân cận như Syria, Yemen, Iraq … chạy qua làm kinh tế xứ này càng khốn đốn. 40-50% giới trẻ ra trường bị thất nghiệp nên cuộc sống không biết tương lai ra sao. Dân tình nói thầm với mình là thích ông vua cha đã qua đời hơn ông vua hiện thời. 

Dân Jordan đi tha phương cầu thực lên đến 600,000 với dân số có 6 triệu người chính gốc vì có đến 2 triệu người gốc Palestine đã sang xứ này vào những năm năm 1948, khi có cuộc chiến với người do thái. Lãnh đạo người Palestine kêu dân chúng bỏ đi qua ở tạm các trại tỵ nạn ở Lebanon, Jordan,…đợi họ đánh chiếm lại Palestine nhưng 80 năm sau, ngày trở lại quê hương  xa vời. Lãnh đạo của họ, ăn tiền cứu giúp kháng chiến, sống xa hoa, bỏ mặc họ bị giết chết khá nhiều.

10% dân số xứ Jordan phải tìm đường tha phương cầu thực để gửi tiền về nuôi gia đình là con số khá cao. Cứ tưởng tượng Việt Nam có đến 10 triệu người tha phương cầu thực như Phi Luật Tân có đến 12 triệu người tha phương cầu thực với dân số là 112 triệu người. Mình nhớ mấy chục năm về trước, viếng Hương Cảng lần đầu tiên. Buổi chiều chủ nhật, ra gần bờ sông, thấy mấy người Phi Luật Tân xa xứ, gặp nhau tại đây để chia xẻ món ăn hay cho nhau đọc thư nhà.

Mình may mắn, tha phương cầu thực tại Hoa Kỳ nên cuộc đời khá hơn những người tha phương cầu thực khác tại các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan. Mình có gặp 2 người Việt tại Dubai, 1 nam 1 nữ, cũng bỏ Việt Nam ra đi để kiếm tiền, xây dựng tương lai tại Việt Nam. Một anh kể là có hùn vốn mở hai tiệm ăn tại Việt Nam, 1 chị thì cho biết lương bổng đây cao hơn nên qua đây làm việc, kiếm tiền, không biết có lấy chồng hay không. 80% dân số tại Dubai là người ngoại quốc tha phương cầu thực.

Đây là hình ảnh khiến mình hết muốn leo núi để lên căn cứ thứ 1 của núi Hymalaya. Ngay xứ họ mà phải gánh nặng như vậy để du khách ngoại quốc như mình lên núi, chụp hình tạo dáng.

Cũng là người tỵ nạn nhưng mấy người Palestine, Yemen, Syria,.. phải sống trong các trại tỵ nạn, lây lất ở xứ Jordan này, cạnh biên giới để mong có ngày trở về quê cha đất tổ. Gần thủ đô Amman, thấy khu vực của người Palestine mà năm 1948, cha mẹ, ông bà họ đã bỏ xứ ra đi, đến đây sống lêu bêu trong các căn lều. Nay thì được chính phủ Amman cho phép, xây cất nhà cửa. Thế hệ thứ 3 đã sống xa xứ và có lẻ sẽ không có ngày trở về quê cha đất tổ.

Chạy xe trên quốc lộ, thấy bên kia biên giới là Do Thái, rất nhiều nơi xanh rì vì được khai thác trồng rau, trái cây. Bên Jordan thì chỉ là đá và cát của sa mạc. Có người kêu sao không bắt chước Do Thái để phát triển. Nói rất dễ. Con người không thích suy nghĩ nên họ hay phê phán. Đa số dân Jordan là gốc người Bedouin, du mục trong sa mạc nên tư duy khác, trong khi đó người do thái được viện trợ bởi Hoa Kỳ và người do thái trên thế giới, đầu tư.

Thứ nhất muốn phát triển xứ này phải tốn nhiều tiền. Xứ này không có dầu hoả nhiều như Saudi Arabia. Đất cằn cỗi. Thời tiết mình thấy nóng đâu 29, 30 độ C mà họ kêu là khí hậu tốt vì mùa hè lên đến 50 độ C ở nhiều nơi, nhất là vùng biển chết, nằm dưới mặt biển đến 400 mét.

người Việt tỵ nạn may mắn, được Hoa Kỳ và các nước khác cưu mang chớ cứ tưởng tượng, cả triệu người sống lây lất ở các trại tỵ nạn Pulau Bidong hay Phi Luật tân từ mấy chục năm qua.

Đúng là mình may mắn, chớ không tài giỏi gì cả. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Viếng thăm xứ ruồi bu

 Rời Ai Cập, hai vợ chồng bay qua xứ Jordan bên cạnh. Xứ này được mệnh danh là Xứ Ruồi Bu. Lý do là từ mấy năm nay, nông dân theo phong trào trồng rau hữu cơ nên họ dùng phân gà,… không hiểu kỹ thuật trồng hữu cơ ra sao mà ruồi được sinh sản, bay khắp nơi, thậm chí còn bay sang xứ Do Thái bên cạnh, khiến dân Do Thái la trời, tạo ra những cuộc hội thảo nhằm giúp giảm bớt vụ ruồi.

Đường mòn đưa đến đền thờ xây từ thời La MÃ

Vừa xuống máy bay, đã thấy đại diện công ty đứng đón mình trước khi qua hải quan. Họ lấy sổ thông hành của mình, đưa giấy cho ký rồi, đi tắt qua lối khác, không phải xếp hàng, đóng dấu mộc, thủ tục chiếu khán đã được họ điền hết bằng tiếng ả rập. Lấy hành lý xong thì họ đưa ra ngoài, có tài xế chở đi Petra. Thành phố lịch sử nổi tiếng nhất của xứ này. Trên đường đi thì ông ta cho ngừng tại đồi Nebo, nơi ông Moise, đã leo lên đây để nhìn về miền đất hứa, quê cha đất tổ, Do thái trước khi nhắm mắt. Rồi chở đến một nhà thờ cơ đốc giáo, khá đặc thù, nói về các nhà thờ cơ đốc giáo ở vùng trung đông.

Điều mình nhận thấy đầu tiên là ruồi bu đầy nơi. Hỏi ông tài xế thì được giải thích sơ sơ nên bò vào gú gồ thì mới chới với. Mình đang ở khách sạn Marriott ở Biển Chết, nằm dưới mặt biển đến 420 mét. Thung lũng Tử Thần, gần MOunt Whitney, hình như chỉ nằm dưới mặt biển độ 80 mét. Do đó vùng này quanh năm suốt tháng ấm dù vào mùa đông. Trong khách sạn nơi ăn uống thì có vài con ruồi bay la đà. Có lẻ vì cửa mở ra đi vô đi ra nhiều.

Xe đến Petra, vào lúc tối. Trên đường đi, để anh tài xế, ghé ăn và uống nước trong khi mụ vợ chạy đi mua đồ, áo quần,… sáng hai vợ chồng ăn xong thì hết thấy đói nên hứng thì ăn chiều còn trưa khỏi ăn. Đi chơi không phải leo núi nên không thấy đói lắm. Hai vợ chồng bò ra phố đi xem xét tình hình. Có tiệm bên cạnh khách sạn bán cái vali nên ghé vào mua. Mụ vợ mình sưu tầm vali. Mỗi lần đi đâu là phải mua thêm cái vali để bỏ đồ mụ mua đem về vì vali mình hết chỗ chứa. Thời khá lạnh như Đà Lạt vào buổi tối. Nói chung thì khí hậu mát hơn ở Ai Cập.

Khách sạn Moevenpick mình ngụ lại. Rất đẹp

Sáng hôm sau, ăn sáng xong chụp hình cho mụ vợ vì khách sạn được thiết kế rất đẹp. Bao nhiêu tinh tuý của kiến trúc ả rập được sử dụng theo kỹ thuật mới nhưng rất đẹp. Sau đó thì hướng dẫn viên của Petra đến và dẫn đi vào thành phố lịch sử. Petra có nghĩa là Đá vì toàn là đá ở trong này.

Được giải thích là bị động đất nên mấy tảng đá lớn bị trách ra làm hai, tạo nên một con đường và người dân làm hệ thống dẫn nước từ ngoài vào. Họ đào đá để làm nhà ở như ở Capadoccia, Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng này nổi tiếng về thương mại khi xưa. người Tàu đem lụa đến bán, ngừoi Ấn Độ bán gia vị, người ả Rập bán chà là, vàng bạc,.. khu này sầm uất đến khi người tây phương làm ra các tàu biển để đi buôn thì khu vực này mất dần sự ảnh hưởng và đưa đến sự suy đồi.

Khi giàu có, họ cho tạc các đền thờ trong đá, khỏi mất công đi khiên đá từ xa về. Có nhiều đền lắm nhưng ngày nay chỉ có một cái mà thiên hạ đến chụp hình. Lý do là có hai ngọn núi to đùng xung quanh che chắn. Mình có thấy cả chục ngôi đền khác nhưng thời gian, khí hậu làm tiêu mòn bớt kiến trúc mặt tiền. Thật ra muốn viếng chỗ này hết, phải mất 3-5 ngày. Đồng chí gái muốn đi ngựa nên leo lên ngựa đi được một cây số. Sau đó cuốc bộ.

Nhà hát lộ thiên thời La MÃ

Thấy mấy hang đá do người địa phương đục khoét để ở. Sau này chính phủ làm nhà cho họ ở phía ngoài để họ dọn về đây. Tương tự như ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dân Bedouin khu vực này có đến 25,000 người thuộc 4 bộ lạc, chuyên sống về du lịch. Cứ chạy réo gọi bán đồ rẻ Made in china. Chán Mớ Đời 

Đi đến 12 giờ thì phải về khách sạn, lấy hành lý để đi Biển Chết, Tử Hải nên hướng dẫn viên kêu hai con lừa cho hai vợ chồng để leo lên trên núi nhìn quang cảnh cho đẹp, rồi nhắn tin ông tài xế đón mình ở đó. Đồng chí gái có vẻ thích cởi lừa nên kêu chụp hình bú xua la mua. Có cậu bé độ 15 tuổi, cởi con lừa khác đi sau la hét để lừa đừng chạy lộn xộn. Lần đầu tiên đi lừa. Mụ vợ thích quá cứ đứng xớ rớ phía sau lừa để chụp hình khiến mình phải la. Lỡ con lừa hứng đời đá một cái là khốn cho mình.

Đồng chí gái có vẻ thích lừa nên chụp hình mệt thở.

Tài xế đón ở đỉnh núi, đưa về khách sạn lấy hành lý rồi đi xuống núi về Biển Chết. Nhớ khi xưa, học địa lý, mình hỏi ông Tây tại sao lại gọi Mer Morte, bị chửi imbécile. Chán Mớ Đời ông Tây chắc cũng loại dốt nên chửi mình cho vui đời.

Biển này nhỏ, nằm giữa Jordan và Do Thái, có chiều ngang 12 cây số và chiều dài 40 cây số, nằm thấp hơn mặt biển đến 420 mét. Kinh

Xe chạy đường cao tốc do Do Thái xây cất nên thoải mái. Nhìn sang bên kia biên giới DO Thái thấy xanh rì, còn bên phía Jordan thì toàn là đá và đá. Lâu lâu thấy vào nơi trồng trọt rau, thấy họ rãi phân hoá học. Không có nước nên nông dân làm trên cao, cái hồ lót nhựa ở dưới để mua xe nước đem đến mấy citerne để bán rồi họ dùng hệ thống Drip irrigation để tưới. Mình hỏi tài xế, ông ta cũng không hiểu tại sao xứ sở ông ta không phát triển. Được biết nay, Do Thái bán dầu khí nhất là nước uống cho Jordan, xem như không chế sự sống còn của xứ này.

Trước đây thì Ai Cập là anh cả lo cho em út nhưng Mùa Xuân Ả rập đến và đám khủng bố chơi cha phá đường dẫn ống nên phải mua của Do Thái. Xứ này có 12 triệu dân, 4 triệu là dân tỵ nạn chiến tranh, từ Syria, Yemen, khắp nơi đỗ về đây. Có đến 2 triệu người dân Palestine, ăn đời ở kiếp ở đây từ khi cuộc chiến với Do Thái.

Đến nơi hai vợ chồng lấy phòng xong xuống biển tắm bùn và tắm biển mặn. Độ muối ở đây gấp 10 lần muối biển nên chả cần phao gì cả. Cứ nằm là nó nổi lênh bênh. Bờ biển toàn là đá nên phải mang giày nhựa của khách sạn đưa, để đi ra biển. Chỉ tội là buổi chiều có sóng nên phải lên. Thấy da có chất nhờn, do potassium, muối mặn và magnesium nên làm có dầu. Hai vợ chồng kêu anh gác biển, đem bùn lại thoa lên người, ngồi phơi khô bùn độ 20 phút rồi xuống biển tắm lại cho ráo bùn. Đồng chí gái cứ lo kêu anh chàng chụp hình khiến nước biển vào mắt nên phải lấy chai nước suối rữa mắt. Chán Mớ Đời 

Tắm bùn ở biển chết

Ngoại quốc đến đây để tắm biển này. Nghe nói giúp thân thể họ khoẻ mạnh, nhất là ai có bệnh về da. Mình thì đã đen, lại bội bùn đen lên nên sơn đen sơn đứng một mình cũng đen. Để mình xem cô em có hè thì đưa bà cụ đến đây tắm biển này một tuần cho khỏe người.

Khổ đi với vợ là cứ phải chụp hình, không chánh niệm những giây phút đó nên mất hứng. Chiều vợ nên cũng phải chụp cho vui. Nhìn phong cảnh, kiến trúc, mình quan sát ra sao, mụ vợ cứ kêu chụp chụp hình. Chán Mớ Đời 

(Còn tiếp)

Sẽ 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hồng Hải Red Sea

 Vợ chồng mình đang tắm nắng ở vùng Hồng Hải. Có anh bạn hỏi có chia biển làm hai như trong phim 10 điều răn,1 anh khác kêu chỉ thấy biển màu xanh, không thấy đỏ. Câu hỏi này mình đã từng hỏi ông thầy dạy sử địa năm 6ème và bị ông thầy kêu ngu như bò. Chán Mớ Đời 

Biển tên Hồng Hải nhưng thật ra có nhiều tên lắm. Lý do là chính trị. Người Do Thái dịch qua tiếng Hy Lạp trong kinh của họ là Hồng Hải nên mấy anh Ả Rập kêu là Vịnh Ả rập,…bú xua la mua nên khó mà có câu trả lời khả thí. Có mấy ông bảo vệ môi trường thì giải thích khi thời tiết thay đổi chi đó thì có loại rêu đỏ làm đỏ cả vùng. Mình thì thấy xung quanh là núi đá màu hồng, sáng mặt trời mọc thì thấy màu tương đối đỏ hồng, thêm bãi cát cũng màu này nên đoán họ gọi biển đỏ vì khi mưa dù ít, nước trên núi đá, không có cây cối gì cả, chảy xuống biển làm đỏ một khu vực. Nay chắc ít vụ này vì thấy nhiều đập thuỷ điện nhỏ xung quanh vùng này khi chạy xe.

Nói tới núi thì toàn là đá, chả thấy cây cối gì mọc cả. Được cái là có hai loại đá; đen và đỏ. Đen thì ít hơn. 

Chỗ ponton nhô ra biển để cho khách tắm nhưng san hô nên cũng phải bận áo quần, mang chân vịt cho chắc ăn. Hôm qua đồng chí gái bị đứt nơi chân. Cho thấy lý do người ngoại quốc mê bãi biển cali hay Việt Nam.

Đi viếng đền thờ và đá nhiều nên mấy ngày cuối, công ty du lịch bố trí để hai vợ chồng bay qua vùng biển đỏ để tắm biển. Vấn đề là toàn là san hô nên không tắm được. Muốn tắm thì phải bận áo quần như khi lướt sóng, nếu không chân tay bị san hô cắt như sushi.

Buồn đời, mình đi massage với vợ. Đồng chí gái nghe đến số tiền trả cho 2 tiếng, mặt xanh như đít nhái. Kêu đắt vậy. Cali rẻ hơn. Khiến mình thương vợ. Con người chúng ta như con thú sống trong chuồng, quen với cách sống chắt chiu từ bé đến giờ. Nay dù có thoát ra cái chuồng, được tự do nhưng chúng ta vẫn loay hoay trong cái chuồng vô hình giam hãm chúng ta từ bao lâu. Đi chơi thì mình xã láng, về nhà thì lại thắc lưng buột bụng.

Mình kêu kệ để họ làm đẹp cho vợ. Họ lấy cốt dừa tươi, chà lên người, rồi phủ lại, cuốn xung quanh người cái bịch nylon như mommies. Kinh. 10 phút sau, họ đến, kỳ đất cho mình rồi sauna, phòng tắm hơi, đủ trò mới đến đấm bóp. Không có gì là đặc biệt. Mình thích vụ tắm ở Thổ Nhĩ Kỳ hơn vì phê hơn. Cali có spa đại hàn rất phê, ít tiền hơn. Đi đâu rồi vẫn thấy Hoa Kỳ là số một.

Ngày đầu tiên thì họ cho mình thoải mái, ở khu nghỉ dưỡng. Khu này tên le Meridien của tập đoàn Mariott. Nghe nói là số 1 trong vùng nhưng đồng chí gái chê. Chán Mớ Đời 

Thiết kế được nhưng hậu duệ của Pharaon, không có nô lệ do thái nên thực hiện không đẹp lắm. Họ lại chơi cái thùng nước to đùng trên mái nhà, rất phản cảm. Cứ 3,4 phòng là thấy trên mái nhà có một thùng nước to đùng để tắm rửa,..

Ăn uống thì không ngon bằng trên tàu hay khách sạn Saint George ở Luxor, bù lại rẻ hơn. Hết mùa du khách tắm biển nên vắng như chùa bà đanh. Có 1 chiếc xe buýt chở du khách phi luật tân đến. Mấy bà này ăn kinh hoàng nên khá béo to đùng. Có vài nhóm do thái. Nghe kể thường du khách từ Nga bay thẳng đến phi trường của vùng này, để tắm nắng, uống rượu. Chỉ có du khách tây từ âu châu mới có trò đi viếng lăng tẩm vua chúa của xứ họ.

Mấy người làm du lịch địa phương cho biết là trước đây du khách Đức sang đông rồi đến Ý Đại Lợi, Pháp quốc nhưng nay chỉ toàn là người nga và Ukraine. Họ bị dính covid mất 2 năm, mới mở lại thì bị chiến tranh Ukraine nên ngọng. Nói cho ngay người âu châu cũng kỳ thị người nga nhiều nên họ tránh vì đến nơi, gặp toàn du khách nga, cư xử khác với người trong Liên hiệp âu châu.

Tương tự lần chót mình về Nhà Trang thấy toàn người Nga và người Tàu nên cũng hết muốn ghé lại thành phố này.

Trung Cộng đầu tư rất nhiều vào vùng này. Báo chí Ai Cập nói là Trung Cộng hứa sẽ đầu tư trong 10 năm tới 1,000 triệu đôla. Họ đầu tư vào dầu hoả và hạ tầng cơ sở. Thấy đường xá họ làm nhiều nhưng ít xe. Chỉ vào Cairo thì xe đông. Đa số là xe nhật nhưng nay thì Trung Cộng nhập cảng xe rẻ vào khiến người dân ưa chuộng vì rẻ và bền. Điển hình loại xe MG, họ mua từ Anh quốc rồi sản xuất nhiều, rẻ.

Hôm trước, mình viếng đập Aswan, nói là tử huyệt của xứ này thì lại nghe ông tổng thống Ukraine kêu lính nga gài mìn trên cái đập to gần Kherson. Đánh họ chạy thì họ cho nổ mìn như phim canons de Navarrone.

Mình thấy thiên hạ bênh Ukraine chửi Putin, kêu mấy nước bỏ phiếu trắng ủng hộ Putin khiến mình cười. Thổ Nhĩ Kỳ có 6 triệu du khách Nga đến hàng năm, chưa kể là giao thương khác. Dân nga chơi xịn lắm. Cứ tính trung bình một người xài $100/ ngày chưa kể tiền khách sạn. 7 ngày là $700. 6 triệu du khách nga là có đến trên 4 tỷ đô la, chưa kể tiền để tàu chuyên chở dầu khí của Nga đi qua eo biển của họ, hay các thương vụ khác.

Có 5 nước tìm cách tách ra khỏi sự độc trị của tiền đô la nay ông thần Saudi Arabia, đang tính buôn bán dầu hay gia nhập với khối BRICS này. Âu châu xem như là bỏ. Dân số không đẻ lại đang lão hoá. 20 năm nữa là chấm hết. Tiền đô la lên như điên lại làm thiên hạ chới với. Không biết Hoa Kỳ cố ý làm như vậy hay không. Mình đang mò tài liệu về vụ này.

Ukraine được hứa là sẽ cho gia nhập âu châu nên lãnh cuộc chiến tranh uỷ nhiệm cho Hoa Kỳ và âu châu. Kết thúc chỉ là thương đau. Cứ xem Anh quốc, rời Liên Hiệp Âu Châu, càng te tua. Mới bầu thủ tướng được 6 tuần, lại từ chức. Từ một đế quốc nay, te tua. Thiên hạ ủng hộ Ukraine nhưng chả thấy ai xung phong lên đường sang Ukraine chiến đấu hay trợ cấp lương thực, tiền bạc.

Nói chuyện với cặp trẻ đi leo núi Kilimanjaro với mình. Họ nói không lấy nhau vì đóng thuế cao. Họ làm đủ tiền để đi chơi, không có con vì quá đắt. Âu châu nay đang sống trong thiên đàng xã hội chủ nghĩa nên hậu quả là không đẻ con, không lập gia đình thì tương lại có cái kết không vui.

Đi viếng vùng này năm nay với Thổ Nhĩ Kỳ giúp mình hiểu rõ hơn về tình hình thực tế thế giới. Ở Hoa Kỳ, chúng ta bị tuyên truyền của truyền thông nên cứ nói bú xua la mua. Ai Cập và các nước trong vùng. Đúng hơn là phi châu đang bị Trung Cộng kiểm soát về tài chánh. Đâu đâu cũng thấy tàu. Điện thoại di động của dân ở đây đều mang nhãn hiệu tàu. Bảng quảng cáo trên đường phố to đùng đều của tàu hết. Xe hơi cũng tàu. Thế giới đang thay đổi mà chúng ta cứ kêu mỹ là số một. Được cái là qua vụ Ukraine thì âu châu và Hoa Kỳ bán súng ống cho các nước này được. Thổ Nhĩ Kỳ đang xin mua F15 của Hoa Kỳ.

Đây là địa điểm của eo biển, nơi mà người do thái tin là ông Moise, đưa tổ tiên họ về Do Thái, nước hai bên dạt ra để họ chạy qua, thoát đoàn quân của Pharaon rượt theo phía sau. Khúc này ở phía nam nên không tới được. Lần sau mình sẽ bò đến đây để xem

Ngày hôm sau, họ cho đi lặn, đúng hơn là snorkeling và viếng thăm lagoon nơi có người Bedouin, ả rập gọi là Badawi, người sống trong sa mạc. Toàn là san hô nên khi nổi lêu bêu trên biển xem cá thì có vài con, không như ở Hạ Uy Di. Buồn đời mình kêu hướng dẫn viên chở tàu qua phía Lagoon chơi. Đây thì đẹp. Nước biển màu turquoise rất đẹp. Thiên hạ chơi dù trượt nước. Cũng toàn là đá sỏi nên Chán Mớ Đời.

Người Bedouin sống trong sa mạc, nay họ cắm vài cái lều cho du khách ngồi uống nước, ăn uống. Có du khách vác va li đến để ngủ qua đêm. Các con lạc đà được thay thế bởi các chiếc xe tải nhẹ chạy bằng Diesel. Nói chung thì họ đã mất hoàn toàn văn hoá của họ, ngoài tiếng nói. Ngồi đợi 1 tiếng, họ cho một đĩa cơm gà nướng. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái rất bức xúc, có lẻ bị ảnh hưởng của mấy bà feminist nên kêu gào đàn ông ở đây mất dậy, bắt phụ nữ đeo khăn hay đọc tin ông thần Biden, kêu gào Ba Tư bắt bỏ tù cô gái nào leo núi không trùm khăn.

Thế giới đang lo chiến tranh, gạo châu củi quế mà ông thần Biden la toáng cô gái nào ở xứ nào không trùm khăn. Cốt để kiếm phiếu cho mùa bầu cử tháng tới.

 Trên thực tế thì ít thấy phụ nữ ở đây đeo khăn nhưng khẩu trang thì nhiều. Còn phụ nữ Bedouin, sống trong sa mạc thì phải đeo khăn. Lý do là cát sa mạc nên phải che mặt che mũi để cát không bay vào. Thứ hai là ở sa mạc, lâu lâu gặp đám người lạ. Lâu ngày trong sa mạc, không gần đàn bà, nay gặp một phụ nữ đẹp thì nổi lòng tà ma ngoại đạo, có thể điên lên giết cả gia đình họ để giải quyết sinh lý. Do đó phụ nữ mới che mặt để tránh ám mấy ông đi buôn trong sa mạc hay người làm thánh chiến. 

Ở Hoa Kỳ, phải có súng khi nhà ở xa thành phố. Có chuyện gì cảnh sát đâu tới kịp. Do đó vì sự an ninh, họ cần trùm khăn cho chắc ăn khi gặp người lạ chớ ở nhà, đúng hơn ở lều thì thoải mái.

Phải hiểu môi trường và văn hoá của người ta để có cái nhìn khác thay vì cứ áp dụng lăng kính văn hoá của mình vào người khác.

Ăn xong thì kêu hướng dẫn viên, kêu xe Isuzu đến chở về nơi lấy tàu rồi về lại. Nhắn tin công ty du lịch, họ cho ông tài xế chở về khách sạn. Hai vợ chồng đừ nên ngủ. Đồng chí gái thì đi mua sắm. Mụ vợ kêu là lạc anh, không biết mò đâu ra. Mình nói lạc thì mở điện thoại gọi vì đã trả $10 cho roaming nhưng khi thấy shopping là mụ chạy đi, không sợ lạc. Chán Mớ Đời 

Chỗ này có thể đón đến trên 1,000 khách nhưng khi mình đến chỉ có độ 60 người là tối đa. Con nít đi học lại nên vắng du khách. Cát đá đều màu hồng. Khi mưa chảy xuống biển làm vài nơi có sông chảy ra biến nước thành màu đỏ. Có lẻ vì vậy người DO Thái gọi là Hồng Hải/

Hôm qua nhìn trời khi về lại khách sạn, mình hỏi có mưa hay không. Ông tài xế kêu có thể. Chỉ có vào giọt mưa lác đác. Sáng nay thì cúp điện khi nghe giông và mưa lào rào trên mái nhà. Trưa nay, xe đón chở ra phi trường về Cairo. Trưa mai bay đi Jordan thăm viếng xứ này 3 ngày rồi về quê. Đi gần 1 tháng.

Hôm qua về lại Cairo, ăn tại nhà hàng của khách sạn cho nó lành, không sợ đau bụng. Khách sạn có mấy tiệm ăn nhưng mình chọn tiệm đồ ăn Ả rập. Ăn đúng hiệu món Khodari với sốt ớt, ngon kể gì, thịt cừu nướng, xà lách, gan bò nướng, saucisse cay như kiểu mergez của Algerie. Đồng chí gái kêu tối, không muốn ăn nhiều nhưng khi mình kêu mấy món ra, là mụ chơi tuốt hết. Chán Mớ Đời

Ăn xong hai vợ chồng đi bộ dọc sông Nile, mát mát, thấy trai gái ngồi tình tự bên bờ sông. Có nhiều câu lạc bộ trên sông để nhảy nhót, hộp đêm nên nhạc vang rầm trời. Bò về khách sạn, thấy có tiệm hớt tóc nên bò vào cạo râu trong khi mụ vợ đi shop. Cả tháng rồi chưa cạo râu. Cạo râu khá phê. Họ có cái máy thổi hơi nóng vào mặt mình để làm giãn da mặt, râu loài ra, cạo sát hơn. Mụ vợ đi shop, quay lại kêu đắt quá rồi khen mình trẻ ra 10 tuổi.

Lagoon có nước màu turquoise rất đẹp. Chính quyền không có viển kiến. Nếu họ thành lập một làng Bedouin với những căn lều truyền thống, thêm show, văn hoá sẽ gom tiền du khách nhiều thay vì để mấy đứa trẻ đi chào hàng. Họ có kho tàng trong tay nhưng không biết khai thác.

Còn tiếp

Sơn đen sơn đứng một mình cũng đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đi du thuyền lần đầu

 Cuộc đời quái lạ! Mình đi 10 ngày leo núi Kilimanjaro, không tắm rửa, ăn uống thiếu thốn. Sau đó lại đến thời thái lai, ăn như điên. Bay qua Ai Cập, viếng thăm miền nam sông Nile, rồi được lên du thuyền chạy từ miền nam xuôi về miền Bắc. Cứ ăn rồi ngủ, tàu cập bến thì lên bờ đi chơi, xem viếng đền thờ, đá với là đá trong cái nắng kinh hoàng khiến Sơn Đen Sơn đứng một mình cũng đen. Được cái là học lại lịch sử thời xưa, mấy ông tây bà đầm dạy về thời Ai Cập, Tiểu Á, Alexander đại đế,… học lịch sử mà không đi tham quan thì cũng chả hiểu gì cả ngoài trả bài như con vẹt. Thường đọc sách báo, khiến chúng ta bị ảnh hưởng bởi những gì đã đọc nhưng cần phải trải nghiệm mới hiểu được.


Mình nghe đến con sông Nile này khi xem phim 10 điều răn, khi đi làm ở Mantes La Julie. Có yul bruner và charlton Huston đóng. Nói về ông Moise sinh ra đời, khi có lệnh giết hết các trẻ sơ sinh gốc do thái, nên bà mẹ đem cái nôi ra bờ sông Nile thả trôi dòng. Sau này ông được chị của vua Rameses II lượm được nuôi trong hoàng cung. Lớn lên, ông khám phá ra là gốc dân DO Thái như thể Kiều Phong của Kim Dung, cuối cùng ông ta bỏ sự giàu sang, nhận mình là người do thái, dẫn dân Do Thái về lại quê cha đất tổ, trong khi Rameses II rượt theo để giết. May thay khi đến biển hồng hải mà mình đang ở thì nước hai dòng toả ra, giúp người nô lệ do thái, chạy thoát. Hình như trong thánh kinh có nói đến đoạn này. Lâu quá không nhớ nổi.

Dân do thái thoát chết thì bắt đầu làm loạn, quên lời nguyền, bắt đầu phóng túng, ăn chơi, thờ tà ma ngoại đạo khiến ông Moise phải bò lên núi, lấy MoisePhone, bắt chế độ 10 Gờ của Starlink, tải về 10 điều răn để chia sẻ cho mấy cái App 10 điều răn cho dân do thái. Từ đó dân do thái sùng đạo luôn đến giờ.

Không ngờ mấy chục năm sau, lại có cơ hội đi viếng thăm những nơi này và đi thuyền trên dòng sông Nile lịch sử này. Được xem là cái nôi của văn minh nhân loại. Có lẻ vì Huyền thoại này mà du khách đến từ Do Thái rất đông, ngay cả mấy ông Rabbi. Sáng nay mới gặp một ông rabbi. Để xem còn gặp lại, mình sẽ hỏi thêm cảm nghĩ của họ, khi về nơi tổ tiên họ đã từng làm nô lệ.

Tối qua, hoá ra họ ở bên cạnh phòng, nên ghé thăm hỏi khi thấy họ đang ngồi đánh cờ ngoài sân. Hỏi chút xíu thì khám phá ra họ người do thái đến từ Ukraine. Có anh chàng kể chết cả nhà, vợ con 7 người. Mình đưa hình và thư của ông Ukraine mà nhóm mình gửi tiền giúp. Anh chàng kêu ông này làm lớn ở Kiev khiến mình thất kinh. Hôm nay, gặp mấy cô trẻ đến từ DO Thái, hỏi có sợ hay không. Họ nói không. Chắc quen bom nổ súng bay ở xứ họ. Có lẻ sang năm mình làm một chuyến đi DO Thái.

Du thuyền có 3 tầng và tầng trên hết không có nóc nhà, chỉ có hồ bơi, vớ vẩn. Người âu châu thích lắm vì có dịp tắm nắng, mình thì đen đủ đô rồi nên không cần tắm nắng nữa. Bù lại thì ngủ và ăn. Đi Ai Cập thì an ninh xét nhiều, qua phi trường, bị xét nhiều lần. Phải lấy dây nịch ra, cái quần mình lỏng le, muốn tuột xuống nên tranh thủ ăn để bụng to lại. Ai muốn giảm cân, đi leo kilimanjaro, bảo đảm xuống tối thiểu 10 cân.

Tàu được chia làm hai, phần bên phải là phòng ăn, còn phần bên trái là chỗ ngủ hạng rẻ tiền mà anh hướng dẫn viên ngủ tại đó. Khách thường ngủ lầu trên, mình ở lầu 2, còn ai ở lầu ba thì hạng sang hơn, phòng to lớn hơn. Ăn sáng thì từ 6:30-9:30, trưa thì từ 12:30-2:30 còn chiều thì từ 7:30-9:30 tối. Nếu ở trên bờ thì tiền ăn sáng ở khách sạn nằm trong khoảng tiền mình đã trả còn trên du thuyền thì ăn ngày 3 bữa nên đi chơi thì độ 12 giờ trưa lại bò về tàu ăn rồi ngủ trưa rồi chiều bò dậy đi chơi tiếp đến 7-8 giờ tối về, ăn tiếp. Ra ngoài, nóng kinh hoàng nên đi chơi độ 2, 3 tiếng là phải bò về tàu. Nếu đi vào mùa đông, ít nóng như tháng 12 đến tháng 2 thì có thể đi cả ngày, khỏi ăn trưa.

Nghe ông người Thụy sỹ, ngồi cạnh bạn, nói là theo bạn bè của ông ta đi nhiều chuyến, cho biết thức ăn trên tàu Steinberger mà mình đi là ngon nhất. Đa số các du thuyền trên sông Nile đều do người âu châu thực hiện. Đi vào phòng ăn thì ở giữa là dãy hàng ăn tự chọn. Ngay chỗ bước vào là có ông Ai Cập, cầm con dao to đùng, đứng cắt thịt của món chính hôm đó. Khi thì roastbeef, khi thì thịt gà nướng, khi thì món cừu hay món bê. Món bê và món cừu ăn cực đỉnh. Theo sau là món ăn phụ như thịt gà, thịt bò, các, rồi đến cơm, kosherie của Ai Cập, khoai tây,… sau đó đến các món xà lách tự chọn, có olive,…

Đồng chí gái trên cầu vào thuyền

Cuối dãy là món tráng miệng, đủ loại bánh khiến mình rùng mình, không dám đụng. Phía bên kia thì có mấy món của Ai Cập như falafel, thịt nướng Ai Cập, bên cạnh thì có góc pasta. Trên du thuyền mình thấy có nhiều du khách đến từ Ý Đại Lợi nên có lẻ vì vậy họ làm thêm phần này. Dân Ý Đại Lợi, ăn cơm phải có spaghetti. Đến chỗ quầy đầy gia dụng muốn thêm vào đĩa spaghetti, rồi ông đầu bếp phụ, bỏ vào cái xoong, cho chút dầu, bỏ mấy thứ kia vào rồi bỏ spaghetti vào xào nấu một chút rồi trút ra đĩa cho mình. Mình phải bỏ thêm dầu olive vì thấy đầu bếp bỏ dầu ăn thường.

Điểm vui là 40 năm trước, mình đi Ma-rốc, có học chút ít tiếng Ma-rốc, nên xổ với người Ai Cập thì họ nhận ra ngay. Họ hỏi ông ở Ma-rốc vì tuy là ả rập nhưng Ai Cập và Ma-rốc nói khác nhau 1 tị. Dân Ma-rốc thuộc giống dân magreb hay berber còn người Ai Cập thì khác. Ngày mai mình sẽ đi chơi và viếng khu vực người Bedouin, giống dân sống trong sa mạc.

Đi vòng phía bên kia dãy đồ ăn là các món kiểu làm dưa muối của mình, tha hồ mà ăn mấy món olive, gia vị, dưa leo và cà chua. Cà chua đây tươi đỏ, không như ở cali, xanh hồng, hái từ mấy tháng trước và múc thêm phô mát làm bằng sữa dê. Đi thêm về lại chốn cũ thì bánh mì. Đủ loại từ tây sang tàu, mình thích bánh tiêu của người Ai Cập, không biết tên gì nhưng làm bằng lúa mì. Phía trong cũng rỗng như bánh tiêu nhưng không có dầu, họ bỏ lò nên phồng lên.

Ở xứ này, mùa này là mùa hạt lựu nên ăn đã. Trái ổi của họ tương tự loại ổi ở Mễ Tây Cơ, mềm mềm không như ổi xá lị của mình. Mình thích nhất là trái chà là của họ, loại tươi, ăn không ngọt lắm. Ăn thì không phải trả tiền vì đã trả trong giá tiền, uống nước hay rượu bia thì phải trả thêm. Được cái là phục viên viên nhanh tay. Mình vừa ăn xong là họ đến lấy đĩa dơ đem đi, trong khi mình đi lấy đồ ăn khác.

Lương căn bản của người Ai Cập chắc ít nên họ trong mong vào tiền boa của du khách. Họ thích du khách mỹ vì cho tiền boa hậu. Du khách âu châu thì ít nên khi nghe du khách mỹ là họ ào đến, giúp đỡ ngay. Công ty du lịch phái đủ người ra đón mình hay chở đi nên phải cho tiền boa nhiều người. Đến phi trường cũng vậy. Mình nói để mình đẩy Vali nhưng họ nhất định không chịu, đến khách sạn cũng vậy. Nhiều khi mình chưa kịp dọn đồ vào hành lý, đã thấy họ vào phòng lấy vali đem xuống lễ tân đợi. May mình đem theo tiền $1 khá nhiều nên cứ boa $2 là họ mừng lắm. Mấy ông tài xế thì boa $10, còn hướng dẫn viên thì nhiều hơn.

Để giải thích vụ đi theo công ty du lịch. Mình liên lạc với hai công ty du lịch, hỏi lên lịch trình cho hai vợ chồng, không muốn đi chung với người khác. Cuối cùng mình chọn một công ty rẻ hơn. Họ sắp đặt hết cho mình. Đến phi trường là có người ra đón, đưa qua an ninh, quan thuế rồi lại chuyển cho một ông khác với tài xế, chở về khách sạn hạng 5 sao. Ông này vào check-in cho mình. Hỏi có gặp lại không, nói không nên phải boa.

Công ty du lịch này mướn các hướng dẫn viên freelance khác, tương tự chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua. Đến mỗi thành phố thì họ có người freelance đến phi trường, lo thủ tục cho mình, về khách sạn,… tại Cairo thì họ có freelance chở mình đi viếng viện bảo tàng rồi kim tự tháp, sau đó bàn giao cho người đại diện công ty, đưa mình ra phi trường đi Aswan.

Đến phi trường Aswan thì có người đón về khách sạn. Hôm sau thì có người freelance đến đón rồi chở đi thăm viếng rồi theo mình lên tàu luôn. Anh ta đi theo suốt 3 ngày 3 đêm, để dẫn đi viếng mấy đền đài rồi đưa về tàu. Khi đến Luxor thì anh ta từ giả, xe đưa mình ra phi trường đi Dohad. Tại đây, lại có freelance khác đón mình. Và cứ như thế đến xứ Jordan.

Theo mình thì Thổ Nhĩ Kỳ, họ tổ chức rõ ràng hơn. Từ phi trường, chỉ cần tài xế đón, đây thì tài xế lẫn đại diện đến nên hơi mất thì giờ, và tiền boa. Thật ra có đại diện cũng tốt vì sự an ninh. Xe cứ bị chận xét hỏi hoài, có đại diện biết tiếng anh nên mình dễ thở hơn vì đa số tài xế, không rành anh ngữ. Cứ thấy đồn bóp chận lại, họ cho chó đi xem có bom hay không hay có máy ra bom dưới xe. Du khách âu châu không ngại lắm, du khách mỹ thì hơi ớn vì khủng bố hồi giáo.

 Trở lại vụ đi du thuyền. Đây là lần đầu tiên mình đi du thuyền, nhất là trên sông nên khá lạ. Tàu nhổ neo vào 2 giờ sáng khi mọi người đang an giấc rồi cập bến lúc 6 giờ để hành khách ăn sáng xong là lên bờ đi chơi. Phòng ốc được thiết kế khá gọn gàng.

Chiều 4 giờ thì có trà và cà phê trên sân thượng để mọi người gặp gỡ hàn huyên. Mình có lên một chút rồi chạy luôn. Chợt nhận ra mình đã già vì giới già nghỉ hưu đi du lịch đầy. Người chống gậy, người ngồi xe lăn. Chán Mớ Đời 

Mướn thuyền buồm của ông chủ, ở cách đáo 10 cây số. Lên bờ thì ông ta lấy xe gắn máy đi về. 

Tối kia mình mướn chiếc tàu buồm cổ điển mà hay thấy trong phim xi nê. Nhờ họ đưa qua sông. Lên đảo chuối. Ngồi ngắm lá buồm như ước mơ tuổi được chấp cánh theo chiếc buồm ra khơi để mấy chục năm, nhìn lại đời như đá lêu bêu ở các đền đài Ai Cập qua năm tháng. Có lẻ mình sẽ trở lại Ai Cập để nghiên cứu thêm về kiến trúc của xứ này. Rất đẹp. Có nhiều chỗ chưa đến được vì thời gian ít, như thành phố Alexandria, mang tên đại đế Alexander,… mất nhiều thì giờ để bay vòng vòng. Máy bay xứ này hay bị trễ nên họ tính thời gian bay là mất 1 ngày trời nên hơi phí. Điển hình bay từ Luxor về Cairo, rồi đợi 5, 6 tiếng đồng hồ để bay đi Dahab. Đến nơi vào gần 12 giờ đêm. còn tiếp 

Sơn đen sơn đứng một mình cũng đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Từ Kilimanjaro đến Patagonia

 Có mấy người đồng hành với mình trên đường đến Machu Picchu, nhắn tin chúc mừng vì có mấy người chuẩn bị tháng 2 đến sẽ cố leo ngọn núi Kilimanjaro này. Họ có hỏi tin tức về chuyến đi của mình nên ghi lại đây để ai muốn đi trong tương lai thì có thêm tin tức. Mình có nhắn một anh bác sĩ là thức ăn phi châu không ngon như ở Peru.

Khi mình có ý định leo Kilimanjaro, có tham gia vài nhóm dự định hay đã leo núi này để hóng thêm tin tức. Lý do là xem YouTube, đa số đề cao họ quá khiến ai cũng nghĩ dễ. Có anh chàng nói đủ trò rốt cuộc anh ta kêu là thở không nổi nên phải bỏ cuộc. Chán Mớ Đời 

Xem gần 2 tiếng nghe anh ta kể này nọ, chuẩn bị bú xua la mua để rồi anh ta kêu không leo lên được. Xem như câu Like YouTube để ăn tiền.


Mình đọc mấy người đi lên đi xuống thì họ khuyên không đói cũng phải ăn và uống nước cho nhiều. 

Mình mới giác ngộ cách mạng là khi leo núi đi về Machu Picchu thì mình theo chế độ dinh dưỡng, không ăn tinh bột như cơm và khoai Tây nên cơ thể yếu nên đi chậm hơn cả nhóm. Rút kinh nghiệm, leo Kilimanjaro mình chơi tuốt cơm và khoai Tây để có sức để leo dù thức ăn dỡ. Có người trong nhóm, cho mình 4 cái snack kirkland vì mình quên đem theo chà là. Nói đến chà là, mình thích ăn chà là ở Ai Cập, còn non, bớt ngọt và đầy potasium. Mình có anh bạn có vườn chà là ở Blythe, đến mùa mua của anh ta để đông lạnh. Mình tính mua một vườn chà là ở đây nhưng đồng chí gái không cho. Nay họ bán mất. 

Con Phinx, giữ 3 cái mộ chôn dưới 3 kim tự tháp ở đồi Giza. Thiên hạ vô lấy hết vàng bạc châu báu.

Cuối cùng mình chọn công ty Follow Alice, do Thụy sĩ làm chủ và có bảo hiểm cho các người khuân vác. 

Có nhiều công ty rẻ có, đắt tiền có nên không biết đâu là bến bờ. Có công ty Altezza thì mình thấy rất đông trên đất cắm trại. Họ lấy đắt hơn Follow Alice nhưng mình không chọn công ty này vì họ không trả lời ngay những thắc mắc của mình. Nói chung thì Follow Alice liên lạc nhanh hơn khi mình cần nên khả tín hơn. Nghe nói có công ty cho nước để tắm mỗi ngày nên lấy 6,7 ngàn. Trời lạnh nên chả ai muốn tắm trong suốt 8 ngày trời. Đi cả ngày, bụi đầy áo quần, về lều cởi ra rồi ngủ. Mai bận tiếp đi. Chán Mớ Đời 


Cô con gái của ông mỹ đen, bỏ cuộc là chạy về khách sạn ngay để tắm rữa. Nghe nói kinh nguyệt mấy cô cũng bị lộn xộn khi leo núi cao. Nói cho ngay ai mà ăn ở sạch sẽ quá như đồng chí gái thì không nên đi vì sẽ chịu không được. Còn ở dơ kiểu nông dân như mình thì có thể nhắm mắt qua cầu.


Điều quan trọng là phải chích ngừa bệnh Yellow fever. Không có giấy chích ngừa này thì khỏi nhập cảnh vào nước họ cũng như ra khỏi nước. Đem theo thuốc sốt rét vì đêm đầu và đêm cuối, cắm trại ở vùng thấp của miền nhiệt đới, thấy mấy con muỗi to độ 2 inches, đậu trên lều. Đi tiểu có thể bị đốt Chán Mớ Đời lên cao thì hết thấy muỗi. 


Có anh bạn Đà Lạt nhắn tin, hỏi sao không về Đà Lạt leo núi Lâm Viên, mình nói núi này mình đã leo năm lên 10 tuổi. Khi chùa Linh Sơn tổ chức chở các Phật tử lên Núi Bà để lấy nước về uống trị bá bệnh. 

Mình đi theo bà ngoại, hy vọng đem nước của Phật Bà về uống sẽ bớt ngu. Không ngờ uống xong bị đau bụng và ngu lâu, ngu bền vững đến ngày nay. Thật ra sau khi cúng bàn thờ Phật Bà xong, đi xuống núi, mọi người lấy cái bình nhựa, đựng nước suối gần đó, đem về. 


Hôm đó, xuống xe thì mình đi lên núi một mình vì mấy người lớn đi chậm. Đến nơi thì thấy hai ông Phật tử của chùa đang thắp hương cái trang có tượng Phật bà. 


Sau này mới hiểu là Việt Cộng nằm vùng, tuyên truyền phong trào trừ Ma Quỷ nên nhà nào cũng sợ, vẽ chữ Vạn trước cửa. Hoá ra trừ Ma Quỷ là trừ Mỹ Qua, nếu đọc lái. Nhớ người lớn kêu bạn đêm, ma quỷ vô nhà bắt cóc con nít nên tối nào cũng đóng cửa chặt, ai kêu cũng không mở vì sợ ma quỷ vào nhà bắt cóc con nít. Chỉ nhớ sau Mậu Thân, trên số 4, nằm vùng về bắt công chức đem bắn ngay đường Ngô Quyền. Kinh


Ông gì quen bà cụ mình, đến nhà nói, sau 75 mới biết ông ta là nằm vùng.


Dạo ấy sau khi ông Diệm bị lật đổ, quân đội Mỹ và đồng minh bắt đầu đổ bộ tham chiến trực tiếp tại Việt Nam nên Hà Nội cho các tổ chức của họ tại miền nam, tổ chức dân vận kiểu này chớ chả có Phật Bà hiện về gì cả. Ngoài chợ thấy bán hình Phật bà bay trên mây. Nhà mình có mua một tấm về để trưng trên bàn thờ.  


Nếu mình không lầm thì đỉnh lÂm Viên chỉ có cao độ 1,600 mét. Trên thực tế từ chân núi đi lên thì chả có bao nhiêu. Mình đoán độ 2 hay 300 mét cao độ, không có gì là đặc biệt. Từ nhà mình, thấy đêm đêm ánh đèn của radar Mỹ trên đó. 1,600 mét cao độ là tính từ mặt biển ở Phan Rang lên. Chạy từ Phan Rang lên đèo ngoạn mục chắc đã hơn 1.200 mét. 


Lần chót về Việt Nam với mấy đứa con, mình và chúng có đi bộ lên đây. Đông nghẹt du khách, thấy họ lấy xe Jeep cũ của chế độ cũ, chở du khách đi lên.  Không thấy xe của Liên Xô. 


Có người nói sao không về leo núi Hoảng Liên Sơn, được xem là ngọn núi cao nhất Đông Dương. Nghe nói Hà Nội có làm thêm bức tượng trên đó để nâng cao cao độ của ngọn núi thêm vài mét làm mình nhớ có xem một phim Anh quốc, nói về một cái làng tìm mọi cách để làm ngọn đồi của họ cao hơn mấy mét. Chán Mớ Đời 


Hoàng Liên Sơn thấp hơn mấy ngọn núi mình leo mỗi tuần tại nam Cali. Mình không thấy cần thiết leo Hoàng Liên Sơn nhất là nay, họ phá nát hết, xây nhà cửa, dây cáp treo để thu hút du khách lên đó. 

Anh bạn đồng hành với mình, nói cách đây 20 năm, anh ta có leo lên đấy, không có ai. Nay thì toàn là du khách nên khuyên mình không Nên về. Tốn tiền và Chán Mớ Đời 


Tháng hai này mình về đi viếng động  Sơn Đồng. Nghe nói được giữ gìn nên vẫn còn hoang dã. CÁch đây 30 năm về Hà Nội, bác sĩ Đổ Hồng Ngọc rủ đi chùa Hương để Ăn trái mơ. Phải công nhận là đẹp thật. Nay xem hình ảnh thì hết muốn về lại. 


Nói cho ngay, mình hứng thì đi chớ. Đường mòn của nền văn minh Inca thì mình học thời sinh viên nên tò mò muốn hiểu lịch sử ra sao nên ghi danh đi. 

Còn Kilimanjaro thì thời bé được một người hàng xóm cho mượn xuống sách của nhà văn Ernest Hemingway. Đến khi một chị hay đi leo núi với vợ chồng hỏi sao mình không leo Kilimanjaro thì mới nhớ. Ghi danh đi cho vui vì vài năm nữa chắc không leo nổi. Có anh bạn gốc Đà Lạt rủ đi nên đi theo chớ thật sự mình không thích leo núi. 


10 ngày không tắm rữa, ngủ lều, đêm nằm lạnh, đủ trò, ngủ không nhiều. Nhớ đồng chí gái. 

Mình thích nhất là đi với bạn và đồng chí gái. Mướn căn nhà rồi sáng ăn phở, leo núi vừa, có thời gian để ngắm thiên nhiên. Chiều về ăn bún bò. Thích hơn là leo lên cao, lạnh lẻo, bỏ vợ con ở nhà để ngủ bờ ngủ bụi. Như người điên. 


Đi chuyến này may mắn không bị mưa hay bão tuyết. Nếu dính là xem như bỏ cuộc. Trước khi đi, có vị linh mục cầu nguyện bề trên cho mình và ông Mỹ nuôi ong cũng cầu nguyện với bà vợ cho mình đi bình an. Rất cảm động. 


Mình chán ngủ bờ ngủ bụi nên đang nghiên cứu đi viếng Patagonia ở xứ Á căn Đình và Chí Lợi, có nhà nghỉ đàng hoàng, thoải mái, tắm rữa sau một ngày dã ngoại. Đồng chí gái có thể đi theo.



Sơn đen Sơn đứng một mình cũng đen. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

4 ngày 4 đêm trên dòng sông Nile

 4 ngày 4 đêm trên dòng sông Nile

Sau khi xem viếng 3 kim tự tháp ở Cairo và làm thủ tục tạo dáng cho đồng chí gái vui, hướng dẫn viên du lịch đưa ra phi trường để bay đến Aswan, miền nam xứ Ai Cập. Tại đây họ đón rồi dẫn đi viếng đập lớn nhất của xứ phi châu một thời và nay họ khám phá ra là sự ngu đần của vị anh hùng của họ. Tốn tiền xây thủy điện đắt nhất thế giới thời đó nay là gót chân achilles điểm huyệt tử của họ. Nếu đánh nhau với do thái thì chỉ cần một trái bom không người lái xuống cái đập sẽ biến triệu người không nhà ở vùng hạ lưu ngay. Thêm chỉ cung cấp có 20% điện thế cho toàn dân Ai Cập. 


Mình thấy có nhiều người dân Do Thái viếng thăm Ai Cập, thêm có chuyến bay thẳng đến từ Tel Aviv. Nói đến Do Thái, mình thấy một anh chàng gắn lá cờ của Do Thái sau ba lô khi leo núi Kilimanjaro. Mình thở như heo bị thọc huyết trong khi anh ta chạy lên núi. Không biết anh ta có lên hay không. Nghe nói có một đoàn người đức, kêu là hướng dẫn viên đi lên chậm quá, nên họ bỏ đi nhanh lên núi nhưng ngày cuối cùng thì leo lên đỉnh không được. Lý do là cơ thể không thích ứng với độ cao nhanh được.


Ông Anouar Sadat hiểu nguyên cơ nên ngậm họng, xin ký hoà ước với Menahem Begin ở Camp David, để tâm sức phát triển đất nước trong nền hoà bình. Người ả rập không hiểu nên căm thù và giết ông ta, mất cơ hội tái thiết đất nước. Cho thấy sự ngu xuẩn, căm thù không tính toán, đưa đất nước vào chỗ nghèo đói, làm nô lệ cho ngoại bang. 

Đền bà hoàng hậu nổi tiếng thứ 5 của Ai Cập, tên Hatshepsut. Đẹp không thể tả, nhìn trên không khí cầu vào lúc mặt trời mọc.


Sau đó họ đưa lên tàu ở 4 ngày 3 đêm, di chuyển trên dòng sông lịch sử Nile. Cứ mỗi lần tàu dừng lại thì hướng dẫn viên dẫn lên bờ, có xe chở đi viếng các đền đài cổ thời xứ này bị đô hộ bởi đoàn quân của đại đế Alexander khi đi chinh phạt. Ông Ta để lại một đoàn quân nhỏ để cai trị trong khi ông ta kéo quân đi tiếp về xứ Ba Tư. 


Cái hay của người Hy Lạp là không xoá bỏ tàn tích chế độ cũ, họ cho xây thêm đền đài mà người dân Ai Cập thờ phụng thượng đế của họ. Họ xây đền đài theo kiến trúc ngàn xưa của Ai Cập, chỉ vẽ đại đế Alexander là vua thôi, còn không thay đổi gì cả.


Họ vẽ các thần và nữ thần với các huy hiệu chim ưng, rắn và cá sấu. Trên dòng sông Nile có rất nhiều cá sấu thời ấy nên người dân sợ và thờ cá sấu nên họ vẽ đủ trò trên các tường và tường. 

4 ngày đi xem đền và đá, mỗi cả chân và nóng


Khi chiếm đóng, họ vẫn giữ các tín ngưỡng của dân sở tại khiến họ không bất mãn và hợp tác. 

Trên thực tế người chiếm đóng lại học rất nhiều từ người địa phương. Bao nhiêu triết gia Hy Lạp đều nói họ học từ người Ai Cập phi châu, giúp nâng cao nền văn hoá và văn minh của xứ Hy Lạp đưa đến nền văn minh Hy Lạp đã giúp các nước Tây phương vượt xa các vùng khác trên thế giới. 


Người Ai Cập đã tìm ra thiên văn, hình học, đại số khiến các nhà hiền triết Hy Lạp phải bò sang đây du học ở thành phố Kernet thì phải. Lâu quá không nhớ nổi. Theo sử gia Heredotus thì tôn giáo Hy Lạp được nhập cảng từ Ai Cập.


Mấy ngàn năm về trước, người Ai Cập đã biết sản xuất giấy để viết, được gọi là Paperus. Mình có ghé một nơi sản xuất paperus, thì hoá ra cây paperus, thường thấy, có trồng ở nhà. Họ chẻ cây này ra, ngâm nước 5 ngày rồi ép chung với nhau rồi để khô. Sau đó thì vẽ hay viết lại. Quá hay.


Nay mình mới hiểu người Pháp thực dân chiếm đóng Việt Nam lại cho người Pháp đi thăm tìm kiếm về văn hoá người Việt. Họ học từ người Hy Lạp. Sau này người Hy Lạp phát huy những gì học hỏi từ người Ai Cập để biến kiến trúc và văn hoá của họ lên đến tuyệt đỉnh của mấy ngàn năm về trước. 


Cái khôn của người Hy Lạp là khi đánh chiếm các quốc gia khác thì họ vẫn giữ nguyên, không cố gắng xoá bỏ nền văn minh của chế độ cũ mà học thêm những cái hay của người bị thuần phục, làm giàu cho nền văn hoá của họ. Khác với các rợ Hun và rợ Mông Cổ, đi đến đâu là phá đốt, giết người cướp của đến đó nên không để gì lại cho nhân loại. 


Đến Luxor thì dậy sớm đi khinh khí cầu. Chán như con gián. Ở Thổ Nhĩ Kỳ đi thấy cảnh tượng 600 khinh cầu quá đẹp nên ghi danh đi ở đây. Chỉ đáng đồng tiền bát gạo khi bay ngang thung lũng các nhà vua còn thì không đẹp lắm lại ít khinh khí cầu. Tại Thổ Nhĩ Kỳ ông lái khinh khí cầu đậu luôn trên chiếc xe tải đây họ đáp xuống ruộng rồi có đến 10-12 người Ai Cập chạy lại kéo lên bờ. Thua non. Con cháu Ramses ngày nay làm việc Chán Mớ Đời 


Hôm qua đọc tin Thổ Nhĩ Kỳ, có 2 du khách người Tây Ban Nha đi khinh khí cầu, bị văng ra khỏi nơi đứng khi khinh khí cầu đáp khẩn cấp, chết tại chỗ. Hú vía.


Tối nay đi viếng một đền đài khác có chiếu ánh sáng vì ban ngày nóng kinh hồn. Ai đi Ai Cập thì nên đi vào mùa đông vì nóng kinh hoàng dù là giữa tháng 10. Mùa du khách đến là từ tháng 10 đến tháng 4.

10 ngày ở phi châu ăn uống thiếu thốn đến đây lên tàu ăn chết bỏ vì toàn là ăn bao bụng. 


Ăn cơm ngày đầu ngon nhưng dần dần bữa nào cũng tương tự nên bắt đầu ớn. Sáng nay rời thuyền để đi viếng mấy đền đài khác rồi về khách sạn ở qua đêm. Sáng mai sẽ lấy máy bay đi về miền Hồng Hải (red sea), tắm biển mấy ngày rồi bay qua xứ Jordan. Hy vọng sẽ có thời gian ghé thăm gia đình thằng bạn gốc Jordan. Để hiểu thêm về đời sống văn hoá xứ người. Đi chơi mà không liên hệ với dân bản xứ như đi chụp hình. 


Đi viếng xứ Ai Cập mới hiểu lý do xứ này được xem là nền văn minh cao nhất trước khi chúa sinh ra đời. Là cái nôi văn hoá cho Tây phương. Người pháp đã nghiên cứu rất nhiều về nền văn minh này. Hàng năm các người đoạt giải thưởng Prix de Rome đều được gửi sang Ý Đại Lợi ở 3 năm để họ nghiên cứu về kiến trúc và văn minh Hy Lạp và Ai Cập hay tệ lắm là Là Mã, bắt chước Hy Lạp. 


Tối qua viếng đền Luxor thì thấy cây tháp bút chì còn trơ trọi đứng một mình, không cân xứng. Lý do là nó lấy mất một cái. Khi xưa, mình tưởng Napoleon vì đến đây đến chinh phục xứ này, lấy về 1 cái để tại quảng trường Concorde nhưng nay lại được kể là vua xứ Ai Cập tặng cho vua Louis 14 rồi ông này đáp lễ, tặng cho cái đồng hồ. Mình thấy hơi sai vì khi cách mạng tháng 7 của Pháp quốc nổi lên, họ đem vua ra và bọn phản động chống đối cách mạng ra đây chém đầu, chưa có tháp bút chì của xứ Ai Cập.

Hôm nay dọn sang khách sạn ở nên mướn chiếc tàu buồm, chở qua bên kia sông , Tây ngọng, con sông Nile chảy từ năm lên phía Bắc nên kêu Tây ngạn và đông ngạn. Đa số người dân sóng phía đông hơn. Đi buồm có gió nhẹ khá chậm chạp. Không gian như tỉnh lặng lại, gió nhẹ nhàng đưa đến đảo chuối. Họ trồng nhiều chuối nên gọi đảo chuối. Có con cá sấu được nhốt trong chuồng và vài con khỉ để du khách chụp hình. Chán Mớ Đời 

Mướn một chiếc thuyền buồm, lênh đênh trên dòng sông Nile, gió nhẹ nhàng, thấy hạnh phúc bên cạnh đồng chí gái 

Mình có đọc đâu đó ở Tây Ban Nha, phụ nữ đông hơn đàn ông nhiều nên có nhiều phụ nữ không lấy chồng. Đi chơi trên tàu, thấy có nhiều nhóm đến từ âu châu, như Pháp quốc, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi. Mình để ý có rất nhiều nhóm toàn là phụ nữ. Cạnh bàn ăn mình, có nói chuyện với phụ nữ Đức quốc. Mình đoán họ là đồng tính vì tướng tá nhìn là xanh mặt. Có hướng dẫn viên Thổ Nhĩ Kỳ, kể mình là anh ta không thích Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha. Lý do là đông đồng tính quá khiến mình cụt hứng, hết muốn đưa đồng chí gái đến thăm thủ đô này mà 40 năm về trước, mình có đến. Quen mấy cô bạn ở đây, nay mất tin tức từ khi em lên xe hoa.


Đi lêu bêu vài phút, cho đồng chí gái chụp hình tạo dáng bên mấy buồng chuối xong thì về khách sạn ngay bờ sông. 


Đồng chí gái hỏi cuộc sống thần tiên như vậy kéo dài được bao lâu? Mình kêu trời cho bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Mụ vợ kêu mệt mà vừa đến khách sạn là mụ chạy đi mua sắm. Chán Mớ Đời   (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lên voi xuống chó

 Lên voi xuống chó

Đi leo núi Kilimanjaro 10 ngày không tắm rữa, ăn cơm phi châu chán như con gián. Sau đó bay sang Ai Cập, được bố trí ở Sheraton lại được cái Suite. Cô ở lễ Tân kêu phòng đẹp nhất của khách sạn. Có hai cửa vào, có phòng bếp, có phòng ăn, rồi phòng xem truyền hình, phòng ngủ thì to hơn phòng ở nhà.


Việc đầu tiên là mở Jacuzzi, tắm. Sướng không thể tả. 8 ngày đợi mong không tắm. Sáng ra ăn điểm tâm cực đỉnh, như để bù lại 10 ngày lên núi. Mình hỏi thức ăn Ai Cập để ăn, chớ ăn ba đồ Tây cũng ngon lắm. Họ có một bàn lớn dành cho đồ ăn lebanon. Xứ này nổi tiếng về ăn uống, ảnh hưởng của thực dân pháp xưa.


 Ăn xong thì hướng dẫn viên và tài xế của công ty du lịch đến chở hai vợ chồng đi viếng viện bảo tàng quốc gia của Ai Cập, do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Tại đây, xem các di tích lịch sử của nền văn minh Ai Cập từ 5,000 năm qua.. mình có xem một số bảo vật này tại Paris khi còn sinh viên, có triển lãm về Ramses.


Sau đó thì họ chở lên đồi Giza để xem ba kim tự tháp nổi tiếng thế giới. Lý do tổ tiên người Ai Cập xây kim tự tháp trên đồi vì không muốn các cơn lụt hàng năm do sông Nile gây nên vào mùa lũ, khi nước chảy từ phía nam phi châu đến.

Cuộc đời đẹp sao sau 15 ngày vắng bóng đồng chí gái 

Lên đây mình cũng hơi ớn vì mấy năm trước, có một xe buýt du khách Mỹ bị tấn công bởi khủng bố tại đây nhưng không dám nói cho vợ sợ cô nàng lo. Để đồng chí gái an vui Lăn săn chụp hình, tạo dáng. 12 ngày vắng bóng vợ nên mình cố không kể chuyện tiêu cực cho vợ.


Chụp hình vài tấm kỷ niệm rồi mướn lạc đà cởi vì mụ vợ thích chụp hình. Lạ một điều là mắt lạc đà như bị mù vì khép lại. Có lẻ quen nhắm vì bão cát hay ánh nắng trong sa mạc. Mình cũng nghe lời vợ chụp hình cho vui nhà. Kệ làm thằng ngố nhưng có mụ vợ khôn là được. Không chết thằng tây nào cả.


Chụp hình ngoài nắng ná thở, sau đó mời tài xế và hướng dẫn viên đi ăn cơm Ai Cập. Họ dẫn đến tiệm ăn khá ngon. Theo mình thì cơm Thổ Nhĩ Kỳ ngon hơn hay cơm Ma-rốc ngon hơn cơm Ai Cập vì bị  ảnh hưởng của pháp. Ai Cập bị Anh quốc đô hộ nên Chán Mớ Đời.


Ăn xong họ chở ra phi trường để bay đi Aswan, phía nam của Cairo.

Mình thấy lính canh gác khắp nơi cho thấy sự kiểm soát gắt gao của quân đội tại xứ này. Mình thấy lính đeo AK của Nga Sô.


Chế độ quân phiệt được áp dụng từ ngày ông đại tá Nasser lật đổ ông vua Farouk, chấm dứt chế độ quân chủ tương tự ông bẢo Đại buộc phải thoái vị năm 1945.

Từ đó chế độ được duy trì bởi các quân nhân đến nay, chuyển từ ảnh hưởng Liên Xô đến Hoa Kỳ. Xe chạy ngang nhiều khu vực dành cho sĩ quan và gia đình, đồ sộ. Thưởng sự trung thành của họ.


Máy bay đến phi trường thì được đón và đưa về khách sạn Isis ở một hòn đảo trên dòng sông Nile. Đò có chạy ngang khách sạn nơi nhà văn nổi tiếng Anh quốc viết cuốn “án mạng trên Nile”. Khách sạn cũ nhưng cũng sạch sẽ. Sáng ra ăn sáng xong thì được hướng dẫn viên đến chở đi viếng đập Aswan và hồ Naser. Ông này nhờ Liên Xô xây cái đập thủy điện to đùng dài 3.6 cây số nhưng chỉ cung cấp 20% điện lực cho Ai Cập. Chán Mớ Đời 


Khi Ai Cập dành độc lập từ Anh quốc thì Mỹ hứa sẽ xây đập cho Nasser. Buồn đời, Nasser quốc hữu hoá con kinh Suez khiến pháp quốc và Anh quốc thêm Hoa Kỳ hổ trợ, phong tỏa con kênh này, khiến Naser ngã theo liên sô và nhờ liên sô xây cái đập này.


Khi các quốc gia vừa dành lại độc lập, thường bị các sát thủ kinh tế của phương Tây, dụ xây đập thủy điện để phát triển. Nếu họ đồng ý là dính bẩy của Tây phương, vì phải ký hợp đồng mướn các nhà thầu của các nước Tây phương mới được cho vay. Do đó tiền cho vay cao mà người dân sở tại không thấy đồng bạc nào như trả lương cho nhân công sở tại. Các nhà thầu Tây phương hay Hoa Kỳ đều sử dụng các nhà thầu của họ nên tiền không thất thoát, đến tay người sở tại rất ít như thời chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ viện trợ nhưng các hãng thầu Mỹ như RMK đều trúng thầu hết. Họ chỉ trả cho người Việt chút đỉnh để làm những gì họ không làm được như lượm rác,..


Ngày nay Trung Cộng chơi theo kiểu này khiến các nước nghèo mượn tiền lâm cảnh khốn cùng. Tây phương và  Hoa Kỳ có luật lệ, cấm không được hối lộ với các chính quyền sở tại nên thua mấy anh ba tàu. Mấy anh này hối lộ các quan chức địa phương nên lúc đầu rẻ hơn Tây phương nhưng cuối cùng phải đội vốn nhiều lần, cao hơn các chương trình của Tây phương nên các nước này bị bẫy nợ. Nay khóc cũng muộn màng.


Đi leo núi Kilimanjaro thấy sự ảnh hưởng của Trung Cộng khắp nơi, họ kiểm soát gần 50% kinh tế xứ Tanzania này. May là dân tàu không thích leo núi chỉ thích đánh bài, chớ nội mấy triệu dân leo núi của họ bay đến đây thì chắc sẽ làm cái dây cáp như ở Hoàng Liên Sơn, để khỏi mất công leo lên. Đi Campuchia thấy họ xây mấy sòng bài dành cho người Tàu. Dân tình thất nghiệp vì du khách không cần người đem đồ lên cho họ. Chán Mớ Đời 


Các xứ Tây phương khuyến khích các quốc gia mới dành độc lập xây đập thủy điện để bẫy nợ họ. Trong khi đó họ xây các lò nguyên tử vừa rẻ vừa gọn để cung cấp điện cho dân họ và ngành kỹ nghệ của họ. Điện càng dẫn đi xa, càng giảm bớt năng lượng. Hôm nay ra thấy đập Aswan lớn hơn thủy đập Đa Nhim xây cùng thời. Có cái đài tưởng niệm hữu nghị Liên Xô và Ai Cập, để nhắc nhở quần chúng 5 châu sự ngu dại của lãnh tụ, anh hùng dân tộc của họ. Hướng dẫn viên mình đồng ý với mình khi mình hỏi anh ta về sự việc.


Vấn đề là xây cái đập này vô hình trung Ai Cập tạo cho mình cái gót chân achilles cho mình. Nếu có chiến tranh thì việc thứ nhất kẻ thù sẽ bỏ bom cái đập này là đời em cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn. Mình đọc bài về Đài Loan thì được biết việc đầu tiên nếu Trung Cộng xâm lăng xứ đảo này thì họ sẽ đánh bom để phá cái đập Tam Hiệp ngay. Nước của hồ chứa sẽ xả xuống làm lụt các vùng thấp. Dân tình lo chạy lụt thay vì hoan hô quân đội nhân dân. Trung Cộng xây cái đập to lớn nhất thế giới như một vạn lý trừng thành của thế kỷ 21 nhưng cũng vạch lưng cho kẻ thù biết đâu là yếu huyệt của mình. Thêm nữa ngày nay tai hại môi trường đem lại từ cái đập khổng lồ này khiến họ đang tìm cách xây một con kênh dài để đem nước đến các vùng phía Bắc.


Vấn đề về môi trường là khi xây đập thì phù sa bị chận lại bởi cái đập, lãnh tụ được tung hô vạn tuế. Người biến Ai Cập thành một nước vĩ đại như 5,000 năm trước.


Từ 5,000 năm qua con sông Nile nuôi sống dân Ai Cập với phù sa từ thượng nguồn phía nam đưa về. Vùng đồng bằng hai bên dòng sông này, được biến thành vựa lúa khiến dân Ai Cập giàu có và phát triển và từng là một đế quốc trong khu vực này với kỹ thuật tối tân nhất thời đó. Khi mùa nước lũ thì họ đi chuyển trên sông lên đồi như tải thực phẩm,.. nay thì ngọng .


Vấn đề là khi mùa mưa đến thì các vùng xung quanh bị ngập lụt, cái đập chận, giải quyết được vấn nạn này. Ngược lại không đem phù sa về thì nông dân phải dùng hoá học phân bón. Thế lại bị dính đòn của Tây phương, mua phân hoá học của họ vì công thức đã được nhãn cầu chứng. Chán Mớ Đời 


Mình quen học thượng lưu của những con sông chạy từ phía Bắc xuống. Nay đi Ai Cập thì khám phá ra con sông này chảy từ phía nam lên phía Bắc đổ ra ra Địa trung hải. Con sông Nile này hình như chảy qua 7-8 quốc gia mới đến Ai Cập. Vấn đề là các nước này cũng xây đập như dòng sông Cửu Long của Đông-Dương. Nay phía thượng nguồn họ cho xây các đập thủy điện nên hạ lưu ngọng. Ai Cập sẽ bị lãnh đủ trong thời gian gần tới. Nếu xứ này nhận ra sự hiểm nghèo, thay đổi thể chế để người tài giỏi có thể tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, độc lập về năng lượng thay vì để thành phần quân phiệt bất tài bám víu và sự giàu sang của họ. Đó là mâu thuẫn của xứ này, thay đổi cơ chế để tồn tài hay tiếp tục chế độ để muôn đời không cất đầu lên nổi.


Sau khi viếng thăm cái đập, có khả năng bị đánh bom ngay 24 tiếng đầu của cuộc giao tranh, sẽ làm lụt nguyên các vùng xung quanh con sông Nile, được xem là dài nhất thế giới, có đầu nguồn từ miền Nam Phi châu khiến mình nghĩ đến Việt Nam với sông Cửu Lông đang chết dần.


Cách đây mấy năm, về Việt Nam đúng lúc bị mưa, viếng HộiAn, gặp lụt vì trời mưa, họ sợ vỡ đập, xây không đúng tiêu chuẩn khiến lụt khắp hội an. Nghe nói nay Đà Nẵng cũng bị lụt khắp nơi. Chán Mớ Đời 


Sau đó, họ dẫn đến viếng đền Philae. Đền này bị ngập khi họ ngăn cái đập nên nhờ một công ty kỹ nghệ của Ý Đại Lợi dời đền này đến một ngọn đồi khác, họ cưa đá ra từng bộ phận rồi đem đến địa điểm mới để ráp lại.  Mình có học lịch sử đền này nhưng quên mất tiêu. Sáng nay viếng nới nhớ lại, đẹp.


Sau đó thì đồng chí gái muốn viếng chỗ bán dầu thơm, dầu ép nên phải bò lại mua cho cô nàng. Sau đó thì lên du thuyền cho 3 ngày 3 đêm. Khi du thuyền cập bến nào thì hướng dẫn viên sẽ dẫn đi viếng thăm di tích lịch sử của mỗi cảng. Đàn ông ở đây hay dùng nước hoa hay dầu gì đó. Lạ.


Sau đó sẽ bay qua vùng Hồng Hải, tắm biển bắt cá rồi bay qua Jordan.

Mấy hôm nay ăn để lấy lại sức của 10 ngày leo núi. Đúng là lên voi xuống chó nhưng vui, tạo được dấu ấn trong đời. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn