Tuần Báo Salut les Copains

 Tuần này nghe tin ca sĩ Johnny Hallyday từ trần khiến mình nhớ đến thời mới lớn, tập tành để ý đến con gái, như người đẹp phao câu gọi “les amourettes.” Nhớ một thời đọc lén Salut Les Copains, Playboy…nghe ké nhạc tây của tên hàng xóm. Sang Tây thì mình mới bắt đầu bình dân học vụ văn hóa của người Pháp, nhất là đám trẻ cùng lưới tuổi với mình vì khi chúng nói chuyện, mình cứ đực ra như ngỗng ị, không hiểu chúng đang nói về cái gì.

Nguyệt san Salut Les Copains khởi đầu bởi chương trình nhạc yêu cầu có tên “Salut Les Copains” trên đài Europe 1, một đài phát thanh tư nhân ở Pháp Quốc, lấy tên lời của một bài hát của Gilbert Becault, khởi đầu năm 1959. Sau thấy ăn khách, năm 1962, chủ chương trình cho phát hành báo nguyệt san rồi tuần san lấy tên của chương trình nhạc tuyển của thế hệ nhạc  "yé-yé", do một ký giả Tây, quên tên, đặt khi nghe ban nhạc The Beatles cứ rống “Yeah! Yeah” rồi thanh thiếu nữ cũng rống lên theo. Nguyệt san này ra tới số thứ 2, tưởng bị kiểm duyệt dẹp tiệm vì trang bìa có hình ca sĩ Elvis Presley, đang cầm con dao nên bị ty văn hoá kêu lên tính rút môn bài lại. Dạo mình ở Pháp, có thêm một đài phát thanh Radio Television Luxembourg. RTL

vì tấm ảnh cho rằng khuyến khích giới trẻ bạo lực nên cấm

 Năm 1963, đài phát thanh Europe 1 tổ chức một buổi ca nhạc miễn phí tại quảng trường Place De Nation, trong thủ đô Paris thì có đến 150,000 giới trẻ vùng Paris đến tham dự, mặc dù chỉ cho biết trước đó có mấy ngày, không quảng cáo, khiến giới truyền thông ngạc nhiên, kêu một sự kiện lịch sử “Folle Nuit De La Nation”. Cứ xem như đại hội nhạc trẻ lần đầu tiên tại Paris. Nguyệt san này ăn khách nên ra hàng tuần, có xuất bản bằng tiếng Đức, Ý, Tây Ban Nha,… như ca sĩ Françoise Hardy, kể là nhờ chương trình nhạc tuyển và tuần san này đã đưa cô ta và các ca sĩ khác lên đài danh vọng.


Khi xưa, mấy người làm chương trình phát thanh nhạc trên radio, là những người lăng-xê các bài hát mới trên thị trường. Nghe nói các công ty sản xuất nhạc phải mớm tiền cho mấy ông thần này. Ca sĩ muốn được người ta biết đến thì phải qua mấy người này.


Hôm trước, có anh quen hỏi mình vụ nhạc tây mà khi xưa trước 75 nghe như Christophe,….nên kể lại đây cho tiện.

 

Có một ca sĩ Yé Ýe, nổi tiếng năm 16 tuổi khi đoạt giải Eurovision, giải nhạc của Âu Châu được tổ chức hàng năm mà ban nhạc ABBA hay Céline Dion (Thuỵ Sĩ) từng đoạt giải. Giải nhạc âu châu được thành lập từ năm 1956, mỗi năm mỗi nước chọn một bài hát, đại diện quốc gia mình đi thi và ca sĩ đại diện của mỗi nước hát trực tiếp và khán giả gọi điện thoại để bầu. Nhớ dạo ở Âu châu, hàng năm mình hay xem chương trình này, ngày nay trải dài đến các nước Đông Âu, có đến 600 triệu khán giả xem.

Ca sĩ France Gall, 16 tuổi, đại diện cho nước Lục Xâm Bảo, hát bài “Poupée de cire, poupée de son”, do nhạc sĩ Serge Gainsbourg viết, đoạt giải này và đưa cô ta lên đài danh vọng. Thời ở Đà Lạt, có nghe ca sĩ Thanh Lan hát. Mình nhớ có tên bạn cho nghe “Je t’ aime…moi non plus” của ông nhạc sĩ này với Jane Birkin, cô ca sĩ rên rỉ như đang làm tình, nổi tiếng nhờ bản nhạc này. Ca sĩ Françoise Hardy với những ca khúc đã làm mình thấm thía nổi cô đơn khi thấy mấy tên trong lớp viết thư cho bồ như Le Temps de l’ amour, Tous les garçons et les filles,… hình như có một cô lớp 12 A hát bản này, được thầy CBA mở cho cả trường nghe trong giờ ra chơi. 

 

Ca sĩ Sylvie Vartan với mái tóc ngắn dễ thương với bài hát “Jolie Poupée”, lấy Johnny Hallyday rồi ly dị đủ trò,… hay Sheila với bản L’ école est finie, Bang Bang... Sau này lấy ca sĩ Ringo rồi ly dị. Hồi còn ở bên Tây, mình nghe nói ông Ringo này có cái tên do người khác giữ bản quyền nên sau này không được hát nữa vì không nhất trí với người chủ tên cúng cơm cúng tổ của mình tương tự như ca sĩ Prince ở Mỹ, phải ngưng hát một thời gian khá dài để hợp đồng về cái tên cúng tổ của ông ấy hết hạn. 

 

Đâu năm 1980, khi còn ở Pháp, mình có xem một chương trình văn nghệ trên đài truyền hình thì khám phá ra ông Hervé Vilard, người ca sĩ nổi tiếng khi làm bài hát “Capri, c ‘est fini”, mất tích trên làn ca nhạc của Pháp từ khi nổi tiếng với bài hát này. Ông ta kể là thấy bản quảng cáo trong Métro về du lịch một đảo ở Ý đại lợi, tên Capri rồi cộng với bài hát của Charles Aznavour “‘c’est fini” để làm bản nhạc đã giúp ông ta bán được trên 3 triệu đĩa nhạc và dịch ra 7 thứ tiếng dù chả bao giờ bước chân đến hòn đảo này. 

Sau này qua Ý, đến vùng Napoli, mình lấy tàu sang đảo này vẽ. Cảnh rất đẹp, được một gia đình Ý, ở cái biệt thự to đùng mời vào ăn trưa khi thấy mình ngồi vẽ bên cạnh nhà họ. Ngon chi lạ. Ai có dịp đi Ý nên ghé thăm đẹp hơn Hạ Uy Di nhiều.

 

Mình nhớ xem phim xi nê ở rạp Ngọc Lan, hình như D’où viens-tu Johnny thì phải. Một phim cao bồi, ông thần Johnny Hallyday đóng, kéo cái hòm đi rồi cuối cùng, dỡ nắp hòm lấy khẩu súng đại liên bắn thiên hạ chết như rạ. Ông Hallyday lấy họ của ông bố nuôi, gốc Mỹ, khuyến khích ông ta trên con đường ca nhạc. Năm 14 tuổi đi xem xi nê, thấy Elvis Presley, giúp ông ta giác ngộ cách mạng, hát nhạc Rock. Mình biết đến ông này qua những bài hát dịch từ anh ngữ sang như “Noir c’ est noir, Le Pénitencier,  ông này thì đưa Rock N’ Roll vào thị trường nhạc pháp với Eddy Mitchell hay Jacques Dutronc với bài La fille du père Noël hay nhiều bài tình ca Love me please love me của Michel Polnareff, được xem là những Yé Yé boys của Pháp quốc thời đó. 

 

Nhớ đi Ninh Chử nhân dịp Tết 1974, trong xe ai mang theo máy cassette, có mở bản này thì Phi Liên Sô có hỏi tại sao nhạc pháp lại hay bỏ anh ngữ. Không ai trả lời được. Ông này có ông bố gốc Nga nên có cái tên khá lạ so với Tây, có thời sinh sống ở Hoa Kỳ. Chuyện vui là một hôm ông ta và bà bồ kêu mới hạ sinh được một bé trai thì vài ngày sau trên facebook, ông ta kêu xem DNA thì không phải con của ông ta và bà bồ biến mất với đứa con.

 

Có lẻ dạo mới lớn lên, đám bạn mình thích nhất là ca sĩ Christophe và những bài như Aline, Mal, Les Amoureux qui passent, Adieu sois heureuse hay Les Marionettes,… dân Tây phải đợi mấy năm, nhạc của Mỹ ra thị trường, để xem bản nhạc nào bán chạy trên thị trường, mới dịch ra tiếng Tây cho dân Tây nghe như Le Pénitencier từ The House of Rising Sun, Noir c’ est noir từ Black is Black… rồi khi tây nghe quen thích thì dân Mít mới bắt đầu nghe nên tính ra là trễ độ 5 năm, tạo ra phong trào nhạc trẻ, chuyển lời Việt mà mình nhớ bản nhạc Mal, ông thần nào dịch ra tiếng Việt thành “Đau” nghe phản cảm vô cùng, không như khi nghe tiếng tây.

 

Mình có một kỷ niệm vui vui về bản nhạc “Mal”. Số là hè năm 1972, mình học hè ở trường Việt Anh để chuẩn bị qua chương trình Việt, cuối khoá ông thầy cho nghỉ, kêu văn nghệ. Ông thầy này học tiếng Nhật với mình với ông sư từ Nhật Bản về nên kêu mình đứng lên nói tiếng Nhật, xổ một tràng bài thơ nào ông sư dạy, đại khái xê ku ra, to yo ta,… giờ chữ nghĩa trả về sư hết trong khi ông thầy hát bài Sakura bằng tiếng Nhật. 

Có một cô tên Hoàng Lan, rất xinh, học Bùi thị Xuân, nhà ở Hai Bà Trưng, góc trường Thăng Long khi xưa, hát Ngày Xưa Hoàng Thị nhưng mình cứ đực ra không hiểu, sau này qua Văn Học, được mấy tên bạn định hướng thị trường tình ái thì vỡ cái đầu ra. Có một cô học Couvent Des Oiseaux, hát bài “Mal” hay nức nở khi mình cứ trố mắt, lén nhìn cô Hoàng Lan, rồi có một tên học chung, nhà trong Hoàng Diệu, cũng hát bản “Đau” này bằng tiếng Việt. 20 năm sau khám phá ra tên này là ca sĩ Anh Dũng, em rể của Nguyễn Minh Dũng hay đánh bóng bàn với mình.

 

Lúc đi học ở bên Tây, mình ngồi vẽ trong atelier, mình hay hát nhạc tây hồi xưa ở Việt Nam thì con Dominique Alba kêu mày hát toàn nhạc Hit Parade không, để tao cho mày nghe nhạc chính thống Tây, cho mình mượn nhạc của Georges Brassens, Barbara, Édit Piaf, Léo Ferré, Georges Moustaki, Jacques Brel… cho mình đọc Jacques Prevert, đủ loại trong mục đích định hướng mình từ nghe nhạc sến Tây qua nghe nhạc cao cấp Tây như Cung Tiến, Trịnh Công Sơn,…của Việt Nam, nâng cấp văn hoá pháp của mình lên một tí. 

 

50 năm qua thì vịt vẫn hoàn vịt. Người ta bắt một con thiên nga bỏ vào đàn vịt, lớn lên con thiên nga cư xử như vịt. Ngược lại người ta bỏ con vịt vào đám thiên nga thì con vịt vẫn cư xử như con vịt đực. Chán Mớ Đời 

 

Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

 

Tous les garçons et les filles (Françoise Hardy)

 Mấy hôm nay, tự nhiên nhớ đến mấy bài hát ngoại quốc khi xưa, thời choai choai khiến mình nhớ đến bài hát nổi tiếng “le temps de l’amour” do Chử Nhất Anh hát trong giờ ra chơi. Dạo ấy thầy Chử Bá Anh có cho các học sinh tổ chức văn nghệ, thu băng rồi mở băng nhạc do các học sinh trường hát trong giờ ra chơi hay trước khi vào lớp, tạo dựng một không gian, một dung dịch khá đặc thù, khiến giới học sinh như mình dạo ấy, nức nở, nhìn các cô dạo trong sân trường, chớm nở những mối tình đơn phương, toả nắng một thời.


C'est le temps de l'amour
Le temps des copains
Et de l'aventure
Quand le temps va et vient
On ne pense à rien
Malgré ses blessures
Car le temps de l'amour
C'est long et c'est court
Ça dure toujours
On s'en souvient
On se dit qu'à vingt ans
On est les rois du monde
Et qu'éternellement
Il y aura dans nos yeux
Tout le ciel bleu
C'est le temps de l'amour
Le temps des copains
Et de l'aventure
Quand le temps va et vient

On ne pense à rien
Malgré ses blessures
Car le temps de l'amour
Ça vous met au cœur
Beaucoup de chaleur
Et de bonheur
Un beau jour c'est l'amour
Et le cœur bat plus vite
Car la vie suit son cours
Et l'on est tout heureux
D'être amoureux
C'est le temps de l'amour
Le temps des copains
Et de l'aventure
Quand le temps va et vient
On ne pense à rien
Malgré ses blessures
Car le temps de l'amour
C'est long et c'est court

Ça dure toujours
On s'en souvient
On s'en souvient
On s'en souvient
On s'en souvient
On s'en souvient


Bài hát này làm nhớ đến ca sĩ pháp Françoise Hardy nổi tiếng một thời với bản nhạc này. Cô Françoise Hardy sinh ra tại Paris, con của một vợ lẻ nên ít bao giờ sống chung với bố nhưng khi cô ta đậu tú tài thì ông bố mua cho cái đàn Guitar, đã thay đổi cuộc đời cô ta. Cô ta theo học Sorbonne nhưng độ một năm sau đó thì bỏ học, theo nghiệp ca sĩ. 

Tiện đây, mình xin nhắc lại là Paris có rất nhiều trường đại học, và trường Sorbonne là một trong những đại học tại Paris. Hình như có đến 4 trường đại học tại Paris như Paris I, III, V , VI) sử dụng khuôn viên của trường này. Trường này được thành lập vào thế kỷ 13 để dạy môn thần học, do ông  Robert de Sorbon thành lập. Ông giáo sĩ này xuất thân từ vùng Sorbon, vùng Ardennes . Trường này được xem là cổ nhất của Pháp quốc, không có nghĩa là trường giỏi nhất của Pháp quốc. 

Lý do mình nhắc là mỗi lần mình gặp người Việt, họ hỏi mình học trường nào, có phải học Sorbonne vì họ chỉ nghe đến trường này. Hôm kia, có ông bố của anh bạn vào vườn mình chơi. Ông ta hỏi mình học trường nào, mình kêu là trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris, thì ông này kêu có ông bạn xuất thân kiến trúc tại Sorbonne, khiến mình như bò đội nón vì trường này không có môn kiến trúc. Chán Mớ Đời. Có dịp mình sẽ kể rõ hơn, người Việt nhiều khi cứ bú xua la mua, không hiểu nên cứ phán phải học Sorbonne mới là giỏi.

Cô ta thu đĩa 45 tours nhạc chung với Johnny Hallyday  “Oh Oh Chéri” . Mỗi đĩa hát thường có 2 mặt: một bản chính do ca sĩ chính còn bản mặt kia thì thường để thâu cho có lệ, vì mỗi đĩa 45 tours chỉ có hai mặt, người ta thâu âm một bài của ca sĩ không chuyên nghiệp và tác giả vô danh để khỏi tốn tiền nhiều. Mình có đọc bên Tây một bài viết về một ông nhạc sĩ, chuyên cho thâu âm nhạc của ông ta, ít nổi tiếng nhưng bỏ túi rất nhiều tiền vì đĩa nhạc có hai mặt và nếu mặt chính bán như tôm tươi thì theo hợp đồng cũng kiếm tiền bạc cắc, không cần nổi tiếng, chỉ bỏ tiền vào túi. Không ngờ bài thâu cho có lệ “tous les garçons et les filles“ trở thành nổi tiếng, được giới trẻ thời đó ưa chuộng.

Tous les garçons et les filles de mon âge
Se promènent dans la rue deux par deux
Tous les garçons et les filles de mon âge
Savent bien ce que c'est qu'être heureux
Et les yeux dans les yeux
Et la main dans la main
Ils s'en vont amoureux
Sans peur du lendemain
Oui mais moi, je vais seule
Par les rues, l'âme en peine
Oui mais moi, je vais seule
Car personne ne m'aime
Mes jours comme mes nuits
Sont en tous points pareils
Sans joies et pleins d'ennui
Personne ne murmure "je t'aime"
À mon oreille
Tous les garçons et les filles de mon âge
Font ensemble des projets d'avenir
Tous les garçons et les filles de mon âge
Savent très bien ce qu'aimer veut dire
Et les yeux dans les yeux
Et la main dans la main
Ils s'en vont amoureux
Sans peur du lendemain
Oui mais moi, je vais seule
Par les rues, l'âme en peine
Oui mais moi, je vais seule
Car personne ne m'aime
Mes jours comme mes nuits
Sont en tous points pareils
Sans joies et pleins d'ennui
Oh, quand donc pour moi brillera le soleil?
Comme les garçons et les filles de mon âge
Connaîtrai-je bientôt ce qu'est l'amour?
Comme les garçons et les filles de mon âge
Je me demande quand viendra le jour
Où les yeux dans ses yeux
Et la main dans sa main
J'aurai le cœur heureux
Sans peur du lendemain
Le jour où je n'aurai

Plus du tout l'âme en peine
Le jour où moi aussi
J'aurai quelqu'un qui m'aime

Bản nhạc này được truyền hình ngày chủ nhật 28 tháng 10, năm 1962 trong buổi trực tiếp kết qua cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý, do tổng thống De Gaulle thực hiện về bầu trực tiếp tổng thống của nền cộng hoà pháp. Trong lúc chờ đợi kết quả cuộc trưng cầu dân ý, đài truyền hình đã phát hình bản nhạc này và cuộc đời của cô bé sinh viên 18 tuổi đã thay đổi từ đó. Bài hát nổi tiếng ngày và bán trên 700,000 đĩa nhạc trong năm. Báo Paris Match đăng hàng đầu: "Françoise Hardy : 18 ans, 1 disque, 2 millions de fans"… 

Sau này, trong một cuộc phỏng vấn, ca sĩ này kể làm bài hát rất tự nhiên, nói về cảm xúc của mình như bao cô gái ở tuổi dậy thì vào thời đại đó: “C'était un texte totalement autobiographique, au premier degré, sans aucune subtilité. J'y exprimais mes états d'âme avec la candeur des filles de mon âge»

Ca từ của có ta như những vần thơ của tuổi học trò, đơn thuần, diễn đạt nội tâm của người con gái mới lớn. Thấy con trai và con gái cùng trang lứa, nắm tay nhau đi ngoài phố còn cô ta một mình lẻ loi. Đó là tâm trạng của lưới tuổi dậy thì ngày xưa. 

Cô ta cặp Bồ với một ông nhiếp ảnh gia nên được ông này lăng-xê lên báo Vogue. Cô ta có đóng phim nhưng không được thành công lắm, toàn những vai phụ, mình có xem bên tây vài phim cũ nhưng không hay lắm. 


Bài hát này, đã đưa ca sĩ Françoise Hardy lên đài danh vọng của lứa tuổi Ye-ye, lứa tuổi khi nghe nhạc cứ la hét của ban nhạc The Beatles Yeah yeah theo giọng người Pháp nên được các đài truyền thanh gọi là thế hệ ye-ye. Dáng cô ca sĩ mảnh khảnh, gầy gầy, khuôn mặt lạnh như đồng như một người mẫu của hoạ sĩ Modigliani. Mình thích cô Jane Birkin hơn nếu nói về vóc dáng, tựa tựa.

Thật ra cô Francoise Hardy này đã làm nhiều ca sĩ nổi tiếng đương thời chới với như Mick Jagger, Keith Richards, George Harrison, Paul McCartney, John Lennon, Brian Jones,..

Người ta để ý đến áo quần cô ta bận hơn là giọng hát đến khi. (Trích phỏng vấn Françoise Hardy)

 Có dạo ca nhạc sĩ Bob Dylan thầm yêu cô này dù chưa bao giờ giáp mặt và có viết nhạc, thơ dành cho cô ta trong “some the kinds of songs và trong cuốn album “Another side of Bob Dylan”, ông ta ghi chú “for Francoise Hardy, at the Seine’s Edge, a giant shadow of Notre Dame”. Nghe cô ta kể ông Bod Dylan viết thư cho cô ta và có lần hát cho cô ta trong phòng khách sạn tại Paris cùng với bạn bè cô ta.



for françoise hardy
at the seine’s edge
a giant shadow
of notre dame
seeks t grab my foot
sorbonne students
whirl by on thin bicycles
swirlin’ lifelike colors of leather spin
the breese yawns food
far from the bellies
or erhard meetin johnson
piles of lovers
fishing
kissing
lay themselves on their books, boats.
old men
clothed in curly mustaches
float on the benches
blankets of tourist
in bright nylon shirts
with straw hats of ambassadors
(cannot hear nixon’s
dawg bark now)
will sail away
as the sun goes down
the doors of the river are open
i must remember that
i too play the guitar
it’s easy t stand here
more lovers pass
on motorcycles
roped together
from the walls of the water then
i look across t what they call
the right bank
an envy
your
trumpet
player

Dạo mình ở Pháp thì ít khi thấy bà ta xuất hiện trên truyền hình, có lẻ nhạc thời đại của cô ta đã đi qua, nhường cho những ca sĩ với những giai điệu trẻ hơn.

Mấy năm trước, bà ta bị ung thư rồi có lần bị nằm Coma, bác sĩ nghĩ là sẽ không bao giờ thức dậy nhưng phép kỳ lạ đến. Bà ta sống lại và trở lại sân khấu . Bà ta lấy ca sĩ Jacques Dutronc, ông này hát hay nhưng mình biết ông ta nhiều hơn trong lĩnh vực điện ảnh. Ông ta đóng khá nhiều phim với Isabelle Adjani. Sau này rời khỏi Pháp nên mình không còn theo dõi nữa. Hình như hai người đã ly thân vì ông chồng ở đảo Corse còn bà ta ở Paris.

Đầu năm nghe lại mấy bản nhạc tây khi xưa, một thời đã làm mình thầm yêu trộm nhớ mấy cô gái Đàlạt khi xưa. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn  

Tombe la neige (Adamo)

 Có lẻ bài hát tây mà mình thích nhất thời học sinh là bản “Tombe la neige” do Salvatore Adamo sáng tác. Cứ mơ mơ không biết tuyết rơi ra sao, nên muốn đi du học bên tây để ngắm cảnh tuyết rơi, tombe la neige. Cảm giác lần đầu tiên thấy tuyết rơi phê dễ sợ. Đang đi ngoài đường lạnh cóng, bổng có bà đầm đưa tay lên trời kêu “il neige”, thấy lác đác tuyết như các bông gòn nhỏ, từ trên cao rơi nhẹ nhẹ xuống trước mặt mình. Nay thì sợ lắm rồi.

Ông Adamo, người gốc ý, vùng Sicily. Năm lên 3, ông theo cha khi ông cha sang Bỉ quốc tìm công ăn việc làm trong các hầm mỏ. Năm lên 17, ông ta dự thi ca nhạc của đài phát thanh Lục-Xâm-Bảo (Luxembourg), được vào chung kết ở Paris. Thật ra ông ta rớt đài ở vòng loại nhưng có một giám khảo vớt ông ta, giúp ông ta thắng chung kết.

3 năm sau ông ta bắt đầu thành công với bản nhạc “sans toi ma mie “ rồi đến “tombe la neige”, sau đó “là nuit”,... mình nhớ có nghe ở Đàlạt, một băng nhạc của ông ta có bản “inch’Allah” rất hay. Cứ thích nghe ông ta rống “Jerusalem....” phê không thể tả.

Mỗi nhạc sĩ, ca sĩ đều có một bài khiến thính giả nhớ nhất, riêng ông Adamo, bản nhạc thịnh hành được thế giới yêu chuộng nhất là bản “Tombe la neige”. Bản nhạc được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới nhất là người Nhật Bản rất ưa chuộng bản này, thậm chí họ dịch ra Nhật ngữ và tường như người Nhật Bản nghĩ là bản nhạc này do người dân của họ sáng tác.

Người ta giải thích hiện tượng người Nhật Bản thích bản này vì ông ta sử dụng những ca từ với 5 âm tiết:

Tombe la neige
Tu ne viendras pas ce soir
Tombe la neige
Et mon cœur s'habille de noir
Ce soyeux cortège
Tout en larmes blanches
L'oiseau sur la branche
Pleure le sortilège
Tu ne viendras pas ce soir
Me crie mon désespoir
Mais tombe la neige
Impassible manège
Tombe la neige
Tu ne viendras pas ce soir
Tombe la neige
Tout est blanc de désespoir
Triste certitude
Le froid et l'absence
Cet odieux silence
Blanche solitude
Tu ne viendras pas ce soir
Me crie mon désespoir
Mais tombe la neige
Impassible manège
Mais tombe la neige
Impassible manège


Người nhật lại chuộng thơ dạng Haiku cũng 5 chữ. Ông ta bán trên 100 triệu đĩa nhạc khắp thế giới. Mình có xem trên YouTube người nhật hát bản nhạc này, rất hay. Những ca từ của bài này rất nhẹ nhàng, diễn tả nổi nhớ người yêu khi tuyết rơi. Còn người Việt mình ở Việt Nam, nắng cháy da nên khó cảm thông được lời bản nhạc như âm hưởng rất hay, nhẹ nhàng.

Nhớ có tên bạn học trường việt, cứ kêu mình chỉ hắn phát âm các ca từ bằng pháp ngữ để hắn tập hát để đi tán gái. Vui không thể tả, thấy anh chàng rống tiếng pháp bằng giọng Quảng Nam, phê không tả. Không biết anh ta có lấy được cô gái mà anh ta để ý. Chịu khó học tiếng tây để hát cho chuẩn, thay vì hát lời việt. Không sang.

Viết đến đây, lại nhớ anh bạn học trên mình một lớp ở Yersin, mới nhắn tin cho mình kêu lâu quá không gặp. Anh chàng này có bản ruột “si l’amour existe encore », đi cua gái, kiếm vợ được hết. Chỉ cần một bản nhạc, ai kêu hát bản thứ 2 thì ngọng. Hôm hội ngộ cô Liên, anh chàng có đến, tính hát bản ruột nhưng đã cô Quý dành hát trước nên về sớm.

Tương tự với bài “la nuit” , ca từ rất nhẹ nhàng, khắc khoải nhưng vẫn không thiếu sự cuồng nhiệt trong tình yêu. Người ta cho rằng ca từ của ông ta bị ảnh hưởng nhà thơ Jacques Prévert.

La nuit
Si je t'oublie pendant le jour
Je passe mes nuits à te maudire
Et quand la lune se retire
J'ai l'âme vide et le cœur lourd
La nuit tu m'apparais immense
Je tends les bras pour te saisir
Mais tu prends un malin plaisir
A te jouer de mes avances
La nuit, je deviens fou, je deviens fou
Et puis ton rire fend le noir
Et je ne sais plus où chercher
Quand tout se tait revient l'espoir
Et je me reprends à t'aimer
Tantôt tu me reviens fugace
Et tu m'appelles pour me narguer
Et chaque fois mon sang se glace
Ton rire vient tout effacer
La nuit, je deviens fou, je deviens fou
Le jour dissipe ton image
Et tu repars je ne sais où
Vers celui qui te tient en cage
Celui qui va me rendre fou
La nuit je deviens fou, je deviens fou

Bản nhạc nổi tiếng thứ 2 của ông trên thế giới là bản “Inch’Allah”, được làm khi cuộc chiến 6 ngày xảy ra giữa quân đội Do-thái và các xứ ả-rập. Bài này tuy nói về hoà bình nhưng lại bị cấm tại các nước ả-rập, cho rằng thiên Do-Thái.

Theo mình thì bản nhạc này rất hay khi nói đến hoà bình, tạm gọi là phản chiến đi, nói đến 6 triệu linh hồn bị Đức quốc xã, giết hại trong các trại tập trung.

J'ai vu l'Orient dans son écrin
Avec la lune pour bannière
Et je comptais en un quatrain
Chanter au monde sa lumière

Mais quand j'ai vu Jérusalem
Coquelicot sur un rocher
J'ai entendu un requiem
Quand sur lui je me suis penché

Ne vois-tu pas, humble chapelle
Toi qui murmures "Paix sur la Terre"
Que les oiseaux cachent de leurs ailes
Ces lettres de feu: "Danger: frontière"?

Le chemin mène à la fontaine
Tu voudrais bien remplir ton seau
Arrête-toi, Marie-Madeleine
Pour eux, ton corps ne vaut pas l'eau
Inch'Allah
Inch'Allah
Inch'Allah
Inch'Allah

Et l'olivier pleure son ombre
Sa tendre épouse, son amie
Qui reposent sous les décombres
Prisonnières en terre ennemie

Sur une épine de barbelés
Le papillon guette la rose
Les gens sont si écervelés
Qu'ils me répudieront, si j'ose

Dieu de l'enfer ou Dieu du ciel
Toi qui te trouves ou bon te semble
Sur cette terre d'Israël
Il y a des enfants qui tremblent
Inch'Allah
Inch'Allah
Inch'Allah
Inch'Allah


Les femmes tombent sous l'orage
Demain, le sang sera lavé
La route est faite de courage
Une femme pour un pavé

Mais oui, j'ai vu Jérusalem
Coquelicot sur un rocher
J'entends toujours ce requiem
Lorsque, sur lui, je suis penché

Requiem pour six millions d'âmes
Qui n'ont pas leur mausolée de marbre
Et qui, malgré le sable infâme
Ont fait pousser six millions d'arbres
Inch'Allah
Inch'Allah
Inch'Allah
Inch'Allah

Khi mình sang Pháp, lại khám phá ra nhiều danh ca khác, có thể lớn tuổi hơn thời học sinh, thời choai-choai mà tây gọi Ye-ye nên không còn nghe ông Adamo nữa. Mình thích nghe George Brassens, Léo Ferré,...


Có dạo ông ta làm đại sứ cho UNICEF, có làm thêm nhiều đĩa nhạc nhưng có lẻ thời nhạc ye-ye đã qua, các loại nhạc như Disco, New Wave,...từ từ lấn át các loại nhạc của thế hệ của ông, nên đi trình diễn rất nhiều ở ngoại quốc.

Ông Adamo bị đột quỵ sau phải thay van tim nên bỏ hát một thời gian. Sau này ông ta có đi hát lại nhưng ít được ăn khách như xưa vì đã ngưng hát một thời gian lâu.

Tuy ở Bỉ quốc nhưng ông ta vẫn giữ quốc tịch Ý đến sau này mới vào quốc tịch Bỉ vì Liên Hiệp Âu Châu. Ông ta được phong tước hiệu “Chevalier” bởi vua xứ Bỉ quốc. Hiện vẫn còn sinh sống tại Bỉ. Ông là người di dân mà đem về lợi tức cho nước Bỉ biết bao nhiêu tiền nên được phong tước hiệu người có công cho xứ sở này.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bà Frances Perkins

Hôm qua, có mấy người bạn đến vườn hái lộc đầu Xuân, một anh bạn kêu sao đời con mình sướng quá. Thời mình bằng tuổi chúng, cực như con chó. Câu nói của anh bạn tương tự như bao nhiêu người việt khác sinh sống tại hải ngoại hay thậm chí ở Việt Nam khiến mình thấy buồn cười. Ai cũng nghĩ mình te tua, ít ai nghĩ đến thế hệ bố mẹ mình, cực khổ nuôi mình. Sau này thế hệ con cháu mình cũng sẽ nói lại câu đó.

Ngày nay, chúng ta sinh sống trong một môi trường tương đối tốt hơn thế hệ bố mẹ chúng ta, nhờ vào những hy sinh của thế hệ đi trước, đã vượt qua gian nan, tạo dựng cuộc sống tốt hơn và hệ quả là chúng ta hái được những quả tốt của người đi trước.

Mình hay sưu tầm các người đã làm nên lịch sử nhất là phụ nữ vì họ sống trong một môi trường trọng nam khinh nữ khi xưa, và đã cố gắng chống chọi lại các áp bức, bất công của xã hội dành cho họ. Có thể nên để phụ nữ làm tổng thống Hoa Kỳ xem sao. Ở Tân Tây Lan, có  nữ thủ tướng và nội các đa số là phụ nữ, xem ra ít bị dịch covid hoàn hành.

 Khi bà Frances Perkins còn bé, hay hỏi bố vì sao người tốt lại nghèo. Bố bà ta nói đừng có suy nghĩ viễn vông, người nghèo vì họ lười biếng và say rượu. Đó là một câu giải thích chưa đúng hẳn vì có nhiều người không lười biếng, không uống rượu nhưng vẫn nghèo. Họ được giáo dục trong môi trường, hoàn cảnh, văn hoá, tín ngưỡng, khiến họ phải nghèo nếu không có tư duy thoát khoải hoàn cảnh đó.

Bà ta tốt nghiệp đại học môn vật-lý của đại học Mount Hoyoke. Niên khoá cuối, bà ta theo học lớp về lịch sử kinh tế Hoa Kỳ nên có đi viếng các nhà máy sản xuất ở Connecticut thì khám phá ra những điều kiện, môi trường không thể chấp nhận ngày nay mà người lao động đang trải qua. Các cuộc thăm viếng khảo sát các nhà máy khiến bà ta học thêm thạc sĩ về xã hội tại đại học Columbia, New York.

Năm 1910, bà ta đảm nhiệm chức vụ “executive secretary of the New York City consumers league”, khó dịch ra tiếng Việt vì thời mình ở Việt Nam không có chức vụ này. Bà ta kêu gọi cải thiện các nhu cầu y tế, vệ sinh trong các tiệm bánh, phòng cháy trong các nhà máy, và hạn chế các giờ lao động cho phụ nữ và trẻ em, không quá 54 giờ/ tuần.

Một hôm, đang ngồi nói chuyện với bạn bè trong một tiệm trà, bà ta nghe tiếng xe cứu hoả nên chạy ra xem. Những hình ảnh bà ta thấy lúc ấy đã khiến bà ta trở thành một người tiên phong trong việc giúp tạo ra các luật lao động nhằm bảo vệ đời sống các công nhân.


Nhà máy sản xuất Triangle Shirtwaist bị hoả hoạn khiến 146 người chết, đa số là phụ nữ và trẻ em. Sau vụ hoả hoạn, bà ta thành lập một uỷ ban nghiên cứu về sự an toàn trong cơ xưởng, y tế, an toàn lao động,..giúp cải thiện đời sống lao động trong các nhà máy.

Năm 1933, tổng thống Franklin D Roosevelt, mời bà ta làm bộ trưởng lao động cho nội các của ông ta. Bà ta ra điều kiện phải thi hành 40 giờ lao động mỗi tuần, lương tối thiểu, tiền thất nghiệp và bị tai nạn lao động, an sinh xã hội,..và ông ta đã đồng ý.

Những gì bà ta đã thực hiện tại tiểu bang New York, đã thực hiện khắp Hoa Kỳ mà ngày nay người ta gọi là New Deal, đã thay đổi Hoa Kỳ và đời sống công nhân mỹ mà khắp thế giới ngưỡng mộ Hoa Kỳ vào thế kỷ trước. Mình gặp các người Mỹ lớn tuổi, đều yêu mến ông tổng thống này đã cải thiện đời sống của họ nhưng ít ai biết đến người đàn bà đã thực hiện các cải tổ về lao động cho người Mỹ.

Bà này, lấy chồng sinh con nhưng 2 năm sau ngày cưới, ông chồng bị trầm cảm và được cho vào bệnh viện tâm thần. Nhiều khi lấy vợ giỏi quá, biến mình thành điên. :) Con gái bà ta sau này cũng lâm tình trạng này. Bà này, ra toà để giữ họ của bà ta thay vì phải đổi họ của chồng như luật pháp bắt buộc. Nhờ đó mà phụ nữ Hoa Kỳ ngày nay, có thể giữ họ của mình, không bị bắt buộc thay tên đổi họ khi lập gia đình.

Bà này ở với một người đồng tính khác và là người phụ nữ đầu tiên lãnh lương cao nhất tiểu bang New York. Sau này bà ta có làm việc cho nội các tổng thống Truman. Bà ta lên tiếng chỉ trích, nạn tuyển thư ký và người đánh máy phải đẹp trong chính phủ,... ngày nay người ta gọi là sexist, kỳ thị nam nữ.

Nghe nói có một cuốn phim kể về đời của bà ta. Tháng sau, xong vụ làm ống nước ở vườn, sẽ tìm xem. Chúng ta thừa hưởng những thành quả của người đi trước nhưng xem đó là tự nhiên, ít khi chịu khó tìm hiểu về người đi trước đã kinh qua những hệ luỵ nào để chúng ta có ngày nay.

Ngày nay, mình tìm hiểu về đời sống, những gì kinh qua của thế hệ bố mẹ ông bà mình khiến mình càng cảm phục và thương họ hơn. Ông bà ngoại mình không biết đọc biết viết, mẹ mình chưa bao giờ cắp sách đến trường, vẫn tìm cách bình dân học vụ để biết đọc và viết. Bà nội mình cũng tương tự, ông nội thì biết chút chút chữ Hán và làm nông dân. Bố mình thì giải ngủ, đi học đêm để đậu bằng tiểu học.

Chúng ta chỉ trích con cháu, không kinh qua những hệ luỵ, những bước chân leo núi của chúng ta. Trên thực tế con cháu chúng ta cũng sẽ phải tranh đấu để có cuộc sống tốt hơn ngày nay. Như vậy xã hội mới tiến bộ, con người sẽ sống thoải mái hơn trong tương lai. Chúng ta trải qua những hệ luỵ của trần gian nhưng nên nhớ thê hệ ông bà, bố mẹ của chúng ta còn te tua hơn.


Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao kể chuyện Đàlạt xưa

 Thiên hạ gửi tài liệu về Đàlạt khiến mình phải đọc và kể lại về sự thành hình của Đàlạt. Khi không mình lại phải đọc các tin tức, tài liệu xưa về Đàlạt, nơi mình sinh trưởng 18 năm, rồi kể lại cho những người đã từng sống tại Đàlạt trước 75.

Có người kêu mình đi xa Đàlạt mà nhớ nhiều khiến mình như bò đội nón. Lý do là khi xa Đàlạt hay Việt Nam thì những hình ảnh về Đàlạt hay Việt Nam bị dừng lại tại thời điểm cuối năm 1974, khi mình lên đường du học ở Pháp. Khúc phim về Đàlạt của mình rất ngắn chỉ có 18 năm cho nên vẫn còn tồn tại. Ai ở lâu hơn thì khúc phim, hình ảnh của đời họ tại Đàlạt dài hơn thì sẽ không nhớ nhiều chi tiết thời bé của họ. Thật ra chúng ta chỉ nhớ những khoảnh khắc nào đó trong cuộc đời, trong quá khứ chớ không nhớ hết được ngày tháng năm xưa.

Những gì mình nhớ và kể lại, là những khoảnh khắc nào đó, mình đã trải nghiệm hay nghe người lớn kể lại. Khi viết xuống thì tự nhiên những chi tiết khi xưa, bổng từ đâu hiện về, như khúc phim quay chậm, những hình ảnh của Đàlạt khi xưa lại hiện ra rất rõ. Các bác muốn nhớ thì cứ viết xuống, chia sẻ với bà con Đàlạt khi xưa thì sẽ khám phá ra mình nhớ nhiều. Người Mỹ hay nói chúng ta là những gì chúng ta nhớ.

Có người đọc thích, kêu mình tiếp tục, có người chửi, kêu mình viết sai chính tả, văn phạm, không thích người Pháp vì không viết hoa,...bú xua la mua. Có lẻ người này ở Hoa Kỳ nên quen phải viết hoa như người Mỹ. Còn bên Pháp quốc thì họ chỉ viết hoa những từ mà họ gọi là “nom propre” như Pháp quốc “La France” còn người Pháp thì họ chỉ viết “les français “ trong khi người Mỹ thì viết “the Americans”. 

Theo sự yêu cầu của nhiều người đọc Mực Tím Sơn Đen qua điện thoại di động, lý do là chữ nhỏ quá nên mình phải viết thẳng lên Blog luôn vì ông làm bờ lốc cho mình, kêu viết từ Microsoft, rồi cắt dán qua Google sẽ tạo ra những hình dị khiến người đọc chới với, khuyên mình viết thẳng trên Blogger nên chữ rất nhỏ nên nhiều khi không thấy lỗi chính tả nhiều.

Mình rất mang ơn Pháp quốc, đã giáo dục mình, cho học bổng suốt thời gian đi học, cho mình trí tuệ nên không thể kêu mình là ghét Pháp quốc. Mình vẫn còn sổ thông hành của Pháp quốc và cộng đồng Âu Châu.



Mình kể về sự thành lập của Đàlạt của người Pháp rất tốn kém và đã giết hại trên mấy chục ngàn người Việt, khi họ làm con đường xe hoả từ Phan Rang lên Đàlạt. Đó là khách quan để kể về lịch sử của Đàlạt. Có những bài viết của chính người Pháp, chửi bới chính quyền thuộc địa te tua, nói lên sự tự do ngôn luận của người Pháp mà mình có cơ may học từ bé lên đến đại học. 

Tương tự mình kể những chuyện sau 75, khi Hà Nội muốn tạo dựng thiên đường mù như nhà văn Dương Thu Hương kể. Khi chúng ta kể về chuyện xưa, thông thường chúng ta đeo cái lăng kính, cái nhìn của người sống ở thế kỷ 21 nên chỉ trích, phê phán vì tư duy của người sống ở thế kỷ 21 khác với người sống ở thế kỷ 20, 19,...

Hồi mình mới sang mỹ, trẻ em đi học được nghỉ ngày Kha Luân Bố phát hiện ra Mỹ châu, nhưng hôm nay thì không. Người ta lên án ngày đó, vì đã giúp người da trắng, đi tạo dựng các thuộc địa trên thế giới, bắt người phi châu sang mỹ châu để làm nô lệ,... nếu mình sinh ra vào thời đó thì sẽ cho là đúng. Chính Socrates khi xưa, cũng đồng ý là có một giai cấp nô lệ phục vụ trong xã hội.

Nhờ người Pháp mà Đàlạt trở thành Vườn Rau cho cả nước, một địa điểm du lịch được ưa chuộng của người Việt, thoát khỏi cái nóng nhiệt đới oai bức. Cũng chính người Pháp đã khám phá ra Bà-nà, Sapa, Ba-Vì,...những địa danh du lịch nổi tiếng ngày nay.

Hồi nhỏ, học lịch sử Việt Nam thì kêu thực dân này nọ. Sau này, sang Pháp mới khám phá ra người Pháp rất khác với những gì mình học ở trường. Họ rất tốt, cứu giúp người Việt tỵ nạn,..như con tàu “đảo Ánh Sáng” (île de lumière ).  Ngoài học bổng của chính phủ pháp, mình còn nhận được học bổng của một hội dân sự pháp.

Người Pháp bỏ nước ra đi đến các thuộc địa lập nghiệp, thường là những người trẻ thích phiêu lưu, mạo hiểm, hay đói rách ở Pháp quốc. Khi đến Việt Nam thì họ lợi dụng thân thế là người Pháp nên tìm cách làm ăn, vơ vét một số tiền để về lại Pháp hưởng nhàn. Họ ít học nên đối xử người địa phương rất tệ.  Tương tự ngày nay, người Việt đói khổ phải chạy tiền, nằm trong xe hàng để vượt biên giới sang âu châu để lao động chui, hay làm gái đứng đường ở Tân Gia Ba, hay làm dâu xứ Hàn, kiếm tiền nuôi gia đình, để dành số vốn xây nhà cửa cho bố mẹ ở Việt Nam như mấy người em họ mình, đi lao động quốc tế, bao nhiêu năm chưa được về thăm quê.

Người Nhật khi xưa, cũng đói rách nên bỏ xứ ra đi kiếm sống tại Nam Mỹ, Bắc Mỹ hay Á châu. Điển hình là các cô gái giang hồ người Nhật, khi xưa sang Đông Dương phục vụ người Pháp hay người Việt giàu có, nên mới có câu “ăn cơm tàu, ở nhà Tây, lấy vợ nhật” vì các cô gái nhật, bỏ xứ ra đi, kiếm cơm, rất chìu chuộng đàn ông.

Đàlạt thời Tây ngay trước khu Hoà Bình ngày nay

Mình nhớ khi đi trình diện ở trại lính để khám sức khoẻ trước khi đi quân dịch ở Pháp thì khám phá ra người Pháp bình thường, nói chung rất khác với người Pháp mình quen biết ở đại học. Họ chỉ biết đi làm lao động thợ thuyền, tối về nhậu nhẹt cho quên nhọc nhằn, giúp mình hiểu thêm về người Pháp, do đó mình không bao giờ tự xem là kém cỏi hơn người ngoại quốc. Gặp ông tây bà đầm là sợ hải.

Đàlạt nếu không có người Pháp khai phá thì chắc chắn không có những di tích lịch sử như ngày nay. Câu hỏi mình thường đặt là nếu người Pháp thắng trận Điện Biên Phủ thì Đàlạt sẽ ra sao. Hoặc nếu Việt Nam Cộng Hoà thắng cuộc chiến thì Đàlạt sẽ ra sao? Thời đệ nhất Cộng Hoà tuy ngắn ngủi nhưng chính quyền Ngô Đình Diệm, đã xây dựng rất nhiều tại Đàlạt, điển hình là chợ Mới Đàlạt và khu Hoà Bình. Còn Việt Cộng chỉ có phá hoại, đặt mìn.

Khi mình đi du học, Đàlạt chỉ có độ hơn 100,000 thị dân, ngày nay nghe nói Đàlạt và các vùng lân cận lên đến 700,000 do đó Đàlạt bắt buộc phải phát triển, xây cất thêm nhà cửa cho người sở tại, giúp tàn phá các hình ảnh đẹp khi xưa.

Khi xưa chạy vào Đa Thiện, Thung Lũng Tình Yêu, phong cảnh quá đẹp, nay về đi hai bên đường thấy mấy tấm nylon trắng che phủ các đồi núi rừng Đàlạt. Khi che như vậy sẽ làm nhiệt độ của Đàlạt sẽ ấm hơn. 

Theo mình, sự phát triển Đàlạt có vẻ vô tổ chức, không có viễn kiến, như ở hải ngoại. Mỗi thành phố đều có bản thiết kế, cho khu vực nào làm kinh tế, thương mại, dân cư,... nhà cửa khu vực này được xây cất theo tiêu chuẩn ra sao, 2, tầng, 4 tàng,... tương tự như bản thiết kế của kiến trúc sư Ernest Hébrard, đường khu vực này rộng bao nhiêu, trồng cây hai bên đường, đền đường,...

Khi xưa, đứng ở nhà mình nhìn sang chùa Linh Sơn, thấy vườn chè, cây cối che khuất ngôi chùa, chỉ nghe tiếng chuông vào 4 giờ sáng. Nay về thì nhà xung quanh đều xây 3, 4 tầng, chỉ có nhà mình là nhỏ bé còn lại trong xóm xưa. Hôm qua nói chuyện chúc tết bà cụ, cô em đem điện thoại di động ra balcon, cho mình xem sân mới làm lại. Mình thất kinh khi thấy lá cờ đỏ mà ông Trần Dần khi xưa đã diễn tả qua mưa sa chỉ thấy ngọn cờ đỏ.

Dù muốn hay không Đàlạt sẽ biến đổi theo thời gian và nếu có quy hoạch, viễn kiến sẽ tạo dựng một Đàlạt đẹp, không bị du lịch hoá quá đà. Mình nghĩ cách phát triển tốt nhất của Đàlạt, làm thủ phủ, cơ quan hành chánh của Đàlạt tại Bảo Lộc. Cấm Đàlạt phát triển thêm, rồi từ từ sửa chửa lại Đàlạt cho có thứ tự. Những gì xây quá lố, nên tháo bỏ, trồng cây, tạo lập lại thiên nhiên. 



Nguyễn Hoàng Sơn