Đàlạt xưa qua hình ảnh #2

Năm nay, cứ vào cuối tuần, mình sẽ tải lên đây hình ảnh Đàlạt xưa do mình lượm trên Internet hay do thiên hạ gửi để chia sẻ với mọi người. Có chú thích sai thì các bác cho em biết để bổ túc. Cảm ơn trước. Có người cho biết ho đang làm một tài liệu về Đà Lạt xưa trên YouTube, họ dựa theo mấy bài của mình kể về Đà Lạt xưa. Bác nào biết rành hơn em thì xin bổ túc để mọi người cùng nhìn về Đà Lạt xưa một cách rõ ràng hơn.

Tuần này mình tải mấy tấm ảnh của đường Phan Đình Phùng trước 75 và sau 75.


Tấm không ảnh chụp khu rạp xi-nê Ngọc Hiệp và rạp LangBiang của ông bà Cai Sớm, ông bà nội của một anh bạn học xưa, sau này được phá bỏ để làm cây xăng Ngọc Hiệp. Thấy dốc Mình Mạng, nối với đường Cầu Quẹo (sau đổi thành Phan Đình Phùng). Phía bên phải thấy một khúc đường Hai Bà Trưng, từ khúc trường Thăng Long (Hiếu Học cũ) đến dốc trường Nữ Công Gia Chánh.

Chỗ chụp từ đường Hàm Nghi nhìn xuống ngã 3 Minh Mạng và Phan đình Phùng. Thấy bên phải rạp xi-nê Ngọc HIệp, sau đó là một dãy tiệm tàu, rồi đến mấy căn nhà gỗ 2 tầng, có tiệm hớt tóc Như-Ý của gia đình Đinh Anh Quốc, bên cạnh tiệm giày Hồ Út.

Bên trái là đường Mình Mạng có mấy nhà nghỉ, khách sạn, tiệm thuốc tây Nguyễn Duy Quang, bên cạnh phòng mạch bác sĩ Sohier, sau này hồi hương. Chỗ đường Mình Mạng có mấy thang cấp đi xuống đường Phan Đình Phùng, bên cạnh có trạm biến điện.


Không ảnh này cận cảnh của hình trên, thấy rạp xi-nê Ngọc Hiệp to lớn, bên cạnh là rạp LangBiang.




Nếu so sánh với hình trên, có thấy đường Tăng Bạt Hổ. Thấy mấy căn nhà gỗ của tiệm hớt tóc Như Ý

Tiền thân của rạp Ngọc Hiệp, mờ quá nên không rõ tên của rạp xi-nê. Mình đoán trước 1945 vì tên rạp khác Ngọc Hiệp sau này. Ai biết tên thì cho xin. Mình có hỏi con của ông bà chủ rạp này và Ngọc Lan về tin tức của hai rạp này nhưng ông thần bê nguyên bài mình viết về các rạp xi nê một thời ở Đàlạt trước 75, email cho mình. Hoá ra anh chàng không biết mình là tác giả. Chán Mớ Đời 


Hình này chụp năm 1993, 1 năm sau khi mình trở lại Đàlạt sau 18 năm. Đúng lần đầu về thì cảnh tượng Đàlạt như thế này, te tua sau 18 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, xoá tư bản giảm giàu. Đường vắng, không có xe cộ gì cả, chẳng bù lại ngày nay. Hình chụp lên dốc Minh  Mạng.


Rạp hát LangBiang, nghe kể có hát bội, cải lương ở đây, sau này bị phá bỏ để xây cây xăng Ngọc Hiệp. Rạp này của ông bà Cai Sớm, thầu khoán, bố của bác Bê, an ninh quân đội khi xưa. Con cháu bác mới làm lễ thượng thọ 100 tuổi cho bác năm nay.


Rạp Ngọc Hiệp sau 75, thấy hai tiệm ăn tàu Kim Linh và Như-Ý đã bị dẹp bỏ. Đoán là cùng tác giả của tấm trên vì màu sắc tương tự, năm 1993.


Chụp sau 75. Dốc Minh Mạng từ góc Ngọc Hiệp (Phan Đình Phùng) nhìn lên.


Nhỉnh từ rạp Ngọc Hiệp qua góc cuối đường Mình Mạng, có hẻm đi lên dốc hẻm khúc tiệm phở Tùng ? (Bị cháy)


Lạ. Tiệm uốn tóc Balê lúc này lại nằm ngay phòng mạch của bác sĩ Sohier, sau lại chạy xuống chỗ hiệu Thiên Thai.


Không ảnh chắc cùng tác giả của tấm trên. Thấy dốc Mình Mạng và đường Phan Đình Phùng. Thấy tiệm bi-da Hồng Ngọc, nhà và phòng mạch của bác sĩ Đào huy Hách.


Đường Phan Đình Phùng, nhìn từ rạp xi-nê Ngọc Hiệp sang. Lác đác phía sau là dãy phố của đường Hàm Nghi, nhìn phía sau.
Đường Phan Đình Phùng, nhìn từ tiệm ăn Kim Linh sang. Hình chụp sau 1975 


Hình Phan Đình Phùng, chụp từ rạp Ngọc Hiệp sang

Chỗ này là nhà anh chàng Châu, tiệm làm nệm cho ghế, phía bên kia đường có tiệm sách Minh Thu, cho mướn truyện, tiệm Luồng Điện của gia đình Trần Trọng Ân. Rồi đến tiệm Công Thành, em của bà Cháu, tiệm xe ở đường Phan Bội Châu, hay cãi lộn với tiệm Tân Tiến đối diện, bên cạnh tiệm giò chả An Lộc. Hình chụp sau 75 nên te tua


Đường Phan Đình Phùng, nhìn từ đường Hàm Nghi, chỗ cái dốc đi xuống khách sạn Mimosa. Thấy trường tiểu học Minh-Trí, phòng mạch bác sĩ Phán thì phải, nhà bảo sanh Hiền Chi, tiệm thuốc Lâm Viên, có ông Thịnh, người thấp thấp, bên cạnh là nhà của chị Mẫn, hàng xóm một thời và nhà may của ông Ba Hoà, chuyên may liễn đám ma nên khá giàu. Nghe nói nay con ông ta tiếp tục nghề này.
Phía bên kia đường Hai Bà Trưng, dãy nhà của viện Pasteur, và dãy đầu tiên của cư xá Địa Dư.

Hình chụp từ đường Hàm Nghi, khúc cái dốc khách sạn Mimosa, thấy trường tiểu học MInh Trí như hình trên, có cái giếng trước mặt, thiên hạ đến đây gánh nước, bên phải đi về hướng ngã ba Chùa.


Mình đoán chụp từ khách sạn Mimosa hay khúc tiệm Sơn Hà, bán gạo.

Nhà bên tay phải, căn đầu tiên là nhà của bố mẹ chồng chồng của dì mình. Bên cạnh là nhà của gia đình Nguyễn Đức Thuận. Có cái hẻm đi vào xóm khu nhà ông Xu Huệ.


Đường Phan Đình Phùng ngay ngã ba Duy Tân. Mình không biết khúc này thuộc Phan Đình Phùng hay Duy Tân. Lý do là thời tây, người Việt hay kêu đường Cầu Quẹo vì quẹo sang đường Hải Thượng để vào lò gạch trong đường Hoàng Diệu.


Đầu đường Phan Đình Phùng, chỗ văn phòng bác sĩ Lương và nhà hộ sinh Trương thị Lập.

Đường Phan Đình Phùng, bên tay phải có dốc đi lên Dốc Nhà Làng, bên phải là 3 căn nhà đang xây của gia đình hai anh em Chương Trình, con ông Đoàn và tiệm chụp hình Mỹ Dung trước 75. Đối diện là tiệm Cẩm Đô. 

Tiệm mì Cẩm Đô bên hông của nhà hàng và khách sạn Cẩm Đô. Bên phải chỗ hai chiếc xe Lam là tiệm rượu Ngô Như Khương

Đường Phan Đình Phùng, chụp từ góc ngã 3 Cẩm Đô, thấy dãy nhà cuối có tiệm hớt tóc Như Ý của gia đình Đinh Anh Quốc. Xe mì này, sau này dời sang bên hông khách sạn Cẩm Đô, ngon nức nở. Mỗi lần đau, là xuống đây ăn tô mì hai vắt là hết bệnh. Có tiệm thuốc bắc quên tên bên cạnh xe mì. Hình như NGô Như Khương bán rượu. Thêm tiệm giặt ủi cũng quên tên, quen với bà cụ mình.

Tiệm giầy Hồ Út, bên cạnh vạc đất trống có cái am, sau đó là nhà của gia đình Đinh Anh Quốc (tiệm hớt tóc Như Ý)

Chụp trước tiệm giầy Hồ Út, nhìn về phía rạp Ngọc Hiệp , thấy cái trạm biến điện bên tay phải chỗ mấy thang cấp từ đường MInh Mạng đi xuống. Chụp sau 75 mới thấy xe ngựa trở lại.

Chụp sau 75, ngay tiệm giầy Hồ Út xưa, bên trái có cái cột đèn

Phan đình Phùng sau 75, do ông nhật nào chụp 

(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Aline (Christophe)

 Hồi học trung học, đám bạn học đều mê ca sĩ Christophe, đi đâu ở phố Đàlạt, tiệm chè hay cà phê đều nghe bản nhạc “Aline”, đã giúp ông ca sĩ tây này nổi tiếng, thần tượng của giới trẻ. Theo ông ta kể vào năm 1964, khi đang ăn cơm trưa với bà ngoại, ông ta nổi hứng viết bản nhạc này trong vòng 15 phút. Rồi đặt tên “Aline”, tên một cô gái tóc vàng, đang nghỉ hè ở miền nam nước Pháp, nơi ông Christophe, mới bắt đầu đi hát ở các phòng trà ở đây. 

Năm sau, ông ta được mời tham dự một chương trình “Palmarès des chansons “ của đài truyền hình pháp do Guy Lux và Anne-Marie Peysson điều dẫn với ban nhạc của Raymond Lefèvre. Khi xưa, ở Việt Nam hay nghe nhạc hoà tấu của ban nhạc Paul Mauriat với bản nhạc “Mammy Blue”. Nhớ CBMT hát bản này trong một buổi văn nghệ ở rạp Hoà Bình.

Bản nhạc Aline đã phóng ông ta, mới 20 tuổi lên hàng ngôi sao ye-ye, ngang ngửa với các ca sĩ hàng đầu như Jacques Brel, Gilbert Bécaud,...bán được 260,000 đĩa nhạc trong vòng 6 tuần lễ, tạo dựng một huyền thoại về người con gái mang tên Aline. Dạo ấy bên tây, người ta đặt tên Aline cho con gái mới sinh khá nhiều.

J'avais dessiné sur le sable
Son doux visage qui me souriait
Puis il a plu sur cette plage
Dans cet orage, elle a disparu
Et j'ai crié, crié "Aline!" pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, pleuré
Oh j'avais trop de peine
Je me suis assis auprès de son âme
Mais la belle dame s'était enfuie
Et je l'ai cherchée sans plus y croire
Et sans un espoir pour me guider
Et j'ai crié, crié "Aline!" pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, pleuré
Oh j'avais trop peine
Je n'ai gardé que ce doux visage
Comme une épave sur le sable mouillé
Et, et j'ai crié, crié "Aline!" pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, oh, pleuré
Oh, oh j'avais trop de peine
Et j'ai crié, crié "Aline!" pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, pleuré, pleuré
Oh j'avais trop de peine
Et j'ai crié "Aline! Aline! Aline!
Aline! Aline! Aline!"

Bản nhạc Aline trở thành bản nhạc ưa chuộng nhất vào mùa hè năm đó. Dạo mình ở âu châu, thường mỗi mùa hè là có một bản nhạc được ưa chuộng, ở các bãi biển, du khách đều nghe một bản nhạc thịnh hành như bài Macarena vào những thập niên trước.

Dạo ấy, ai cũng có hình bóng một thiếu nữ trong tâm khảm nên bản nhạc lột tả được tâm trạng của giới trẻ thời đó còn các thiếu nữ thì mơ mình là hình bóng trong đầu mấy tên con trai trong trường hay đâu đó.

Sau này Paris-Match có tìm ra cô Aline này, chụp hình với ca sĩ Christophe để đăng trên báo, bán chạy như tôm tươi . Xem hình

Người con gái tóc vàng tên Aline, trở thành huyền thoại, đã đưa ca sĩ Christophe lên đài danh vọng (photo Paris Match)

Ông Christophe, tên thật là Daniel Bevilacqua, gốc Ý Đại Lợi, sinh ngày 13/10/1945 tại ngoại ô Paris. Người Ý Đại Lợi nghèo nên di cư sang Pháp kiếm sống như gia đình ca sĩ Salvatore Adamo sang Bỉ quốc. Ông ta chơi ban nhạc từ trung học nên hay tụ họp tại câu lạc bộ tên Golf-Drouot, quận 9 của Paris, nơi các danh ca khởi đầu hành trình âm-nhạc của họ như Free, David Bowie, The Who, Johnny Hallyday, Eddy Mitchel,.. ông ta mơ về đời sống, văn hoá mỹ “American way  of life “ với kẹo cao-su, rock’n’roll. Điểm vui là nhờ nhạc tình mà ông lại nổi tiếng thay vì Rock’n’Roll như Eddie Mitchel.

Chủ hộp đêm và Johnny Hallyday, Eddie Mitchel, vua rock’n’roll của Pháp. Hình trên Internet 

Hè năm 1965, bản nhạc Aline được bán trên nữa triệu đĩa nhạc 45 tours với sự dàn dựng của ông Jacques Deanjean thêm giọng nữ tạo thêm sức hút cho thính giả, có lẻ ảnh hưởng nhạc Blue của Hoa Kỳ. Đồng thời, năm ấy cũng có một bản nhạc nổi tiếng khác đương thời tên “Capri, c’est fini “ do ca sĩ Hervé Vilard trình bày, cũng do ông hoà âm trưởng thực hiện. Hai ca sĩ thưa kiện về đạo nhạc nhau, cuối cùng ông Christophe thắng kiện và cho ra đời lại bản nhạc Aline, kiếm thêm một mớ tiền. Bản Aline hay nói chung nhạc tây được du nhập vào Việt Nam vào những năm 1972 theo làn sóng nhạc trẻ, được chuyển ngữ qua tiếng Việt. Xem như phải mất 5-7 năm mới đến bờ Thái Bình Dương.

Cuộc đời của ông ca sĩ Hervé Vilard cũng lạ lắm. Có dịp mình sẽ kể vì có nhiều kỷ-niệm với đảo Capri, khi ở Ý Đại Lợi. Lý do là nghệ-danh của ông ta thuộc bản quyền của người khác, tương từ trường hợp ca sĩ Ringo, chồng của ca sĩ Sheila nên sau này ông ta có thời gian không được hoạt động với nghệ danh của mình tại âu châu nên phải bò sang Nam Mỹ để sinh hoạt và tìm ra Barbie, tên đồ tể Nazi. Lúc ông ta được sử dụng lại nghệ-danh của mình thì có làm nhiều bản nhạc khá ăn khách, âm hưởng của thời sinh sống tại Nam-mỹ.

Ngoài ra bản nhạc nổi tiếng thứ 2 là “ les marionnettes “ mà mình nghe lần đầu tiên ở nhà hai anh em Chương và Trình. Mấy ông thần tập chơi nhạc với Thảo (Xu Tiéng) ở căn nhà mới xây ở đường Phan Đình Phùng, trước khách sạn Cẩm Đô, nơi dốc Nhà Làng. Hình như Trình chơi trống thì phải, rên rĩ bản nhạc này. Từ đó mình không gặp lại hai anh em này. Nghe nói Chương lấy con gái chú Phấn, tiệm thuốc Mình Tâm ở đường Duy Tân.

Ca sĩ Christophe lần đầu tiên trên đài truyền hình đã chinh phục các khán giả pháp. Hình trên Internet 

Sau này, qua tây mình nghe ông Christophe kể là leo lên gác, tìm lại trong những đồ cũ, thấy lại những con rối mà ông ta làm khi còn bé nên viết bản này.

Moi je construis les marionnettes
Avec de la ficelle et du papier
Elles sont jolies les mignonnettes
Je vais, je vais vous les présenter
L'une d'entre elles est la plus belle
Elle sait bien dire papa maman
Quant à son frère il peut prédire
Pour demain la pluie ou bien le beau temps
Moi je construis des marionnettes
Avec de la ficelle et du papier
Elles sont jolies les mignonnettes
Je vais, je vais vous les présenter
Chez nous à chaque instant c'est jour de fête
Grâce au petit clown qui nous fait rire
Même Alexa cette pauvrette
Oublie, oublie, qu'elle a toujours pleuré
Moi je construis des marionnettes
Avec de la ficelle et du papier
Elles sont jolies les mignonnettes
Elles vous diront, elles vous diront
Que je suis leur ami, que je suis leur ami
Que je suis leur ami, leur ami
Que je suis leur ami, leur ami
Que je suis leur ami, leur ami

Ngoài ra ông ta có bản “Mal” do ca sĩ Thanh Lan trình bày, khá được ưa chuộng trong giới choai choai thời ấy. Mình nhớ nghe bản này lần đầu khi học hè ở trường Việt Anh. Cuối khoá, có một anh chàng ở đầu trong đường hoàng Diệu, hát bản nhạc này bằng tiếng việt, sau này mới khám phá ra là ca sĩ Anh Dũng, rể của hai bác Nguyễn Đình Thừa. Còn một cô học Couvent des Oiseaux hát bằng tiếng pháp. Qua tây thì dân tây không chuộng bài hát này lắm.

Mal
Au fond du cœur
Oui j'ai mal
Mal
Toute la vie me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D'un prénom qui me fait mal
D'une robe
D'un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d'une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons
Mal
Dans une mer de corail
Mal
La couleur bleu me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D'un prénom qui me fait mal
D'une robe
D'un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d'une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons
Mal
Au fond du cœur
Oui j'ai mal
Mal
Toute la vie me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D'un prénom qui me fait mal
D'une robe
D'un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d'une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons
Mal
Mal
Oui j'ai mal
Bien trop mal
Mal
Mal
Oui j'ai mal

Cuối năm, nhớ chuyện xưa thời mới bắt đầu để ý đến mấy cô thiếu nữ tại Đàlạt, cảm thấy như bản nhạc nói lên tâm trạng của mình một thời nên ghi lại.

Xin chúc các anh chị một năm mới vui vẻ và an khang.


Ảnh của họa sĩ Ba Bụi

Nguyễn Hoàng Sơn 

Giáo dục để trị vị

 Khi người Pháp đánh chiếm toàn cỏi Đông Dương, họ khởi đầu chiến lược lâu dài để giữ vững thuộc địa của họ qua giáo dục, giáo hoá người dân sở tại. Cuộc chiến ở dưới hình thái khác, chiếm cảm tình, tinh thần để người sở tại phải tâm phục khẩu phục kẻ cai trị mới như đã từng yêu mến, cảm phục người Tàu từ hơn 1,000 năm qua.

Lý do đó mà các đoàn quân chiến thắng trong lịch sử đều phải đốt sách của chế độ cũ như Tần Thuỷ Hoàng, Hitler, .. để dạy cho người bị trị đường lối mới của cuộc sống để nô lệ hoá họ. Một khi biến người Việt thành bảo hoàng còn hơn vua là họ sẽ cai trị mãi mãi như người Tàu đã làm hơn 1,000 năm qua.


Người Triều Tiên, khi xưa đã có chữ viết riêng của dân tộc họ, tạo dựng một nền văn chương khá cao nhưng đến đời nhà Tống, có nhiều người được cử sang học bên tàu. Khi về nước, họ khen văn minh trung hoa này nọ và bắt buộc người Triều Tiên học và viết chữ Hán. Khi học ngoại ngữ, thì khó nên dần dần họ không tạo dựng được một áng văn hay như xưa. May thay, họ đã giác ngộ kiện thời nên đã xoay về với chữ của cha ông họ để lại.


Dạo mình về Đàlạt, có anh bạn dẫn mình đến một tiệm sách, xây ở dưới hầm của sân vận động khi xưa, để mua một cuốn sách dịch về ông Paul Doumer. Mở ra trang đầu tiên, là thấy tác giả ca tụng ông hồ, rồi đảng,...nên không mua. Anh bạn giải thích là sách báo đều phải viết như vậy để có thể được in. Khiến mình hiểu lý do nào không có một nhà văn nào ở miền nam viết khá sau 75.

 

Sau ngày 30/4/75, cầm quyền Hà Nội cho lệnh đốt sách báo, nhạc, xem như nguyên nền văn hoá của kẻ thua cuộc, để xoá hết những gì người dân sở tại đã học, để học tập một chủ nghĩa mới. Những ai đã có lý lịch làm việc với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà thì phải đi học cải tạo. Tuỳ khả năng hấp thụ của họ, để được tha sớm về với gia đình.

Ảnh sau 75, Việt Cộng tìm cách tiêu diệt văn hoá Việt Nam Cộng Hoà, cho là phản động, đồi trụy. Ngày nay, người Việt hai miền đều thích văn hoá Việt Nam Cộng Hoà, còn văn hoá đỏ, như nhạc sĩ Trần Tiến tuyên bố; nên quên đi.


Dạo ấy, vẫn còn những cuộc tấn công đánh phá của ông Phan Đình Phùng vào cửa thành Hà Nội. Do đó người Pháp cần phải thi hành một cuộc cải cách giáo dục cấp bách. Họ đang ở thế lưỡng nan, có nên tiếp tục để các trường dạy tiếng tàu như xưa nay hay dạy bằng chữ quốc ngữ do các ông tu sĩ tây phương thành lập để truyền giáo.


Trường của tây dạy thời đó chỉ nhắm vào đào tạo một thiểu số làm việc cho hành chánh thuộc địa cấp thấp, rất đơn sơ nên chương trình không phong phú như trường quốc tử giám của Việt Nam.


Năm 1890, họ có tổ chức một cuộc hội thảo các công chức tây thuộc địa và 2 người Việt thành dự là ông Kiều Công Thiện, một người chủ trương pháp hoá nền giáo dục và ông Pétrus Trương Vĩnh Ký. Họ muốn đem vào nền giáo dục tại thuộc địa các môn học mới như Toán Lý Hoá, pháp ngữ và quốc ngữ. Thời mình học Yersin Đàlạt thì có đâu 2-4 giờ việt văn từ 10 ème trở đi.


Họ cũng bắt buộc các công chức thuộc địa phải học tiếng người sở tại như Anh Quốc đã áp dụng tại các thuộc địa của họ. Ngoài ra trong khi đợi chờ ngành giáo dục đào tạo thì họ mở lớp trường thông ngôn để giúp nền hành chánh thuộc địa như ngày nay ở Cali, trong các toà án đều có thông dịch viên tiếng việt , tiếng tàu, tiếng Mễ,...


Dạo ấy ở Pháp quốc có ông Jules Ferry, sau này có thời làm thủ tướng. Ông này muốn giáo dục phải bắt buộc cho người Pháp và miễn phí. Ông ta chống lại sự ảnh hưởng hiện hữu của nhà thờ trong học đường mà người Pháp gọi là école laique. Ông này theo chủ nghĩa cộng hoà. 


Ở Đông Dương, các nhà điều hành thuộc địa đứng giữa hai con đường giáo dục cho người dân sở tại. Cho người Đông dương học miễn phí thì sợ họ có kiến thức sẽ trở lại chống đối tây thuộc địa, mà theo chủ nghĩa Jules Ferry, áp dụng dạy pháp ngữ trong trường đã làm mất mát rất nhiều các phương ngữ (patois) tại Pháp quốc. Ngược lại chủ nghĩa của ông này đã giúp thống nhất nước pháp về pháp ngữ được sử dụng hoàn toàn trong lớp và nền đệ tam cộng hoà. Cho nên khi người di dân từ Phi châu sang, các chính phủ xã hội, muốn giữ gìn văn hoá của họ, sẽ giúp đóng góp thêm phần trù phú cho văn hoá tây, các đảng phái thiên hữu chống lại việc này, muốn áp dụng chủ nghĩa Ferry cho người di dân, đưa đến xung đột.


Dạo mình ở Pháp quốc, có mấy vụ khủng bố đòi tự trị tại các vùng như Bretagne, Corse, Basque, người dân địa phương ra công sức học phương ngữ của cha ông của họ mà nền đệ Tam cộng hoà đã vô tình giết chết.


Sau khi thất trận 1870 với nước Phổ, Pháp quốc qua ông Jules Ferry hoạch định thu dụng, biến các quốc gia trên thế giới thành thuộc địa của pháp để làm bàn đạp kinh tế của Pháp quốc. Khi xưa, học sử mình tưởng là mấy ông giáo sĩ là những người xúi chính phủ pháp chiếm các thuộc địa trên thế giới nên căm thù thiên chúa giáo nhưng sau này sang tây học thì mới khám phá ra nền cộng hoà đệ tam, chống đối nhà thờ đã có ý tưởng thâu dụng các thuộc địa. Chính ông Ferry đã ra quyết định chiếm đóng Đông Dương. Năm 1884, ông ta tuyên bố: “ đó là một quyền cho các giống dân, dân trí cao cấp, đó là bổn phận của họ, khái trí các giống dân hạ cấp”. Không thua gì ông Hitler 80 năm sau. Kinh


Chủ trương của những người ủng hộ chủ nghĩa Ferry tại Đông-Dương, cho rằng giáo dục tại các thuộc địa, là bổn phận của người thực dân, vừa nhân đạo và chính trị. Dựa theo các nguyên lý của nền Cộng Hoà “l’égalité de tous devenant le Savoir ». Do đó sử dụng pháp ngữ trong nền giáo dục tại Đông-Dương như nền giáo dục tại mẫu quốc đã loại các phương ngữ cùng thời gian đó. Mình không biết nay ra sao nhưng thời mình ở Pháp quốc thì có đến viếng thăm vùng Alsace, thấy cô bạn nói chuyện bằng phương ngữ của vùng này với bố mẹ. Dạo mở bên Thuỵ Sĩ, vùng đức ngữ họ cũng có phương ngữ, trong khi vùng pháp ngữ thì chỉ nói tiếng tây. Có lẻ ảnh hưởng của chủ nghĩa Ferry trong giáo dục pháp ngữ.


Vấn đề là chủ trương của chủ nghĩa Ferry đem đến một vấn nạn; người thực dân, tự cho mình là văn minh, có bổn phận giáo hóa người địa phương, nên xem thường, khinh bỉ văn hoá các người dân địa phương. Cộng thêm sự yếu kém của người á châu cùng thời. Tinh thần trọng nể và lo sợ trước ông tây bà đầm mà hệ luỵ này còn kéo mãi đến ngày nay.


Mình nhớ, 25 năm về trước, có quen một ông mít ở Bolsa. Ông này, tính làm ăn ở Việt Nam nên thành lập một công ty rồi về Việt Nam với một tên thợ sửa ống nước người Mỹ. Ông ta in danh thiếp tên Mỹ là chủ tịch còn ông thì phó chủ tịch công ty. Mình hỏi tại sao, ông ta kêu có người Mỹ theo thì bọn Việt Nam mới tin. Làm gì cũng phải bỏ thằng da trắng vào để cũng cố niềm tin của đối tác. Chán Mớ Đời 


Người Pháp cho rằng nhà nho Việt Nam, được dân chúng mến mộ và trọng nể vì họ đại diện cho văn minh tàu, nho giáo, đúng hơn là sự hiểu biết như bài ca dao mình học khi xưa ở trung học đệ nhất cấp:


 Chẳng tham cái bút cái nghiên

Chẳng tham ruộng cả ao liền gì đâu
Phải duyên phải lứa cùng nhau

Dẫu mà áo vải cơm rau cũng về


Trên thực tế thì người học chữ Hán, gọi là kẻ sĩ, không tham tiền vì “quân tử ăn bất cầu no.” Họ có một nhân sinh quan khá tốt về mặt đạo đức nhưng lười lao động với quan niệm “sĩ nông công thương”. Do đó người có học chữ Hán từ bao nhiều năm nay, được trọng vọng trong xã hội Việt Nam.


Sau khi Mao thị lên ngôi, càng quét đốt sách nho giáo rồi Đặng thị cho làm ăn thì trong vòng 30 năm nước tàu bổng biến thành con rồng của thế giới nhưng về đạo đức con người thì hầu như không có. Họ sẵn sàng bỏ các chất hoá học có thể hại khách hàng để được lợi nhuận,..


Người Pháp thực dân cho rằng người a-nam chỉ là một kẻ cu-li được Hồng ân của chúa ban cho để sai khiến.... (Ông Rocca Sierras, phó hiệu trưởng trường Chasseloup-Laubat tuyên bố.)


Dạo ấy, người Việt nói tiếng Việt, và chữ quốc ngữ dễ học hơn chữ Nôm hay chữ Hán nhưng người Việt lại thích viết chữ Hán với những bút pháp lâu nay.


Người Pháp đã nhận thấy từ thế kỷ trước là người đàn bà việt có những đặc tính hơn đàn ông việt như thông minh, thích học hỏi và giáo dục phụ nữ là điều tiên quyết vì chính họ là những người dạy dỗ con họ sau này.


Cùng có thể về chính trị người Pháp muốn giáo dục phụ nữ để giúp họ, ủng hộ nhà cầm quyền thực dân vì trong nền văn hoá nho giáo, phụ nữ không được đi học, ngoại trừ một thiểu số con nhà giàu.


Từ đó các cuộc khai trí cho người Việt qua các tạp chí như Nam Phong Tạp Chí do ông Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác ra đời, để phổ biến chữ quốc ngữ. Nghe nói là do người Pháp đài thọ ngân quỹ, tương tự ở miền nam có tờ Tribune indigène bằng pháp ngữ, cũng với tinh thần khai trí người Việt. 


Năm 1904, có hai phong trào Đông Du do ông Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân do ông Phan Chu Trinh khởi xướng, nhằm kêu gọi thanh niên Việt Nam tìm cách phát triển Việt Nam thì bị người Pháp dập tắt ngay, cho thấy người Pháp không muốn người Việt thâu thập nhiều tin tức, trí tuệ vì sợ sẽ chống lại họ. (Còn tiếp)


Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Đàlạt phát triển dưới thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà

Người Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ nên đồng ý rút quân ra khỏi Việt Nam nhưng sau 1945 thế giới được chia làm hai phe: khối cộng sản và khối tư bản nên họ thống nhất chia đôi Việt Nam ở bờ vỉ tuyến 17. Mình nghe kể ông cựu ngoại trưởng Trần Văn Đổ; hai phe miền nam và miền bắc đi phó hội hội nghị Geneva cho vui vì có hôm, sau buổi họp thì chiều tối đó, ông Phạm Văn Đồng gọi điện thoại, cho biết là phía Liên Xô đã cho biết các đồng minh và Liên Xô đã nhất trí việc chia cắt Việt Nam, không thèm hỏi hai phái đoàn Nam Bắc Việt Nam.

Hai phái đoàn mới họp khẩn tối đó, bàn xem có thể chống chọi hay chia cắt ở khúc nào. Ai ngờ hôm sau, Mỹ và Liên Xô đã quyết định dùng vỉ tuyến 17, làm ranh giới cho hai miền quốc cộng. Bao nhiêu người chết cho cuộc chiến thắng quân đội pháp để rồi chả có tiếng nói gì cả, ngoại bang quyết định hết tương tự ngày nay. 

Sau này khi Hà Nội và Hoa Kỳ ký kết bang giao, nhóm người Việt hải ngoại, cố vấn cho phái đoàn Hoa Kỳ, đã yêu cầu Hoa Kỳ đòi Hà Nội cho người tù cải tại ra đi theo diện H.O. Nhờ đó mà có nhiều gia đình H.O. Được sang Hoa Kỳ để đổi lấy bang giao lại với Hà Nội để tư bản có thể làm ăn kiếm lời. Đó là một điểm son của người Việt hải ngoại giúp các người bạn ở tù cộng sản, tìm tự do cho con cháu họ.

Theo hiệp định Geneva, sẽ có tổng tuyển cử để thống nhất 2 miền nam bắc, ai muốn theo Việt Cộng thì tập kết ra bắc còn ai muốn theo tự do thì xuống thuyền di cư vào nam. Hơn 1 triệu người Việt bỏ quê cha đất tổ vào nam lần đầu để tìm sự sống, sau vụ cải cách ruộng đất long trời lở đất. Hà Nội để lại miền nam đâu 300,000 cán bộ của họ, nằm vùng.

Miền nam có lỗ hổng về chính quyền khi người Pháp rời Đông Dương. Sau này mình mình đọc tài liệu thì mới hiểu chính ông Ngô Đình Nhu đã vận động một người bạn học cũ, làm dân biểu quốc hội pháp để đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam, làm thủ tướng. Người Tàu Chợ Lớn, chi tiền cho ông Bảo Đại đánh bài ở Hongkong, mong sau này được ưu đãi trong việc làm ăn lâu dài để cung ứng tiền cho ngài ăn chơi. Pháp của De Gaulle muốn Đông Dương trung lập, không theo phe nào cả nên chấp thuận ván cờ này.

Dạo ấy, Sàigòn như bỏ ngỏ cho các nhóm BÌnh Xuyên làm trời. Mình đọc “Thép Đen “ của ông Đặng Chí BÌnh mới hiểu sơ sơ về thời ấy. Quân đội BÌnh Xuyên rất mạnh, làm trời làm đất ở Sàigòn. Sau này, chính phủ Pháp chi tiền cho Bảy Viễn sang pháp dưỡng già, để quân đội của ông Diệm, do ông Dương Văn Minh chiếm sào huyệt của mình để phô trương uy thế của chính phủ Ngô Đình Diệm. Sau khi lên làm thủ tướng cho chính phủ Bảo Đại, ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã tìm cách khống chế sự lũng đoạn kinh tế của nhóm tài phiệt Chợ Lớn. Có dịp sẽ kể sau.

Ông Diệm truất phế ông công dân Vĩnh Thuỵ, rồi đắc cử tổng thống, thành lập ra nền đệ nhất cộng hoà, cho đến năm 1963. Thời gian đệ nhất cộng hoà thì mình còn bé nên không nhớ nhiều.

 Mình chỉ nhớ thời bé đi xem xi-nê ở rạp Ngọc Hiệp, có màn khán giả đứng dậy chào quốc kỳ, có hình ông Ngô Đình Diệm, bận áo dài khăn đóng với bài toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô tổng thống và ông cụ mình với các đồng nghiệp, bận áo quần xanh Thanh Niên Cộng Hoà đi duyệt binh ở khu Hoà Bình. Một vụ khác là được bà đầm dẫn cả lớp ra đứng đường Hùng Vương để chào đón tổng thống đi xe Huê Kỳ từ phi trường Cam Ly. Đứng nắng phất cờ mệt thấy Ngô tổng thống luôn.

Nay nhìn lại thì được biết ông Diệm không muốn lập thủ đô tại Đàlạt như ý định của người Pháp và lập thủ đô tại Sàigòn. Từ năm 1956 đến 1963, có 9 năm ngắn ngủi nhưng đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà đã để lại nhiều dấu ấn kiến trúc tại Đàlạt. 

Ông thị trưởng Đàlạt đầu tiên thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà là Trần Văn Phước, làm từ thời ông Diệm lên đến khi ông Diệm bị giết, đã nói lên các người được ông Diệm chọn lựa. Rất liêm chính và có khả năng. Sau khi ông Diệm bị giết thì chính quyền mới bổ nhiệm người khác, và tố cáo ông Phước tham những nhưng cho xem sổ sách thì ông ta không hề bỏ túi một đồng.

Ông này sinh trưởng tại Nam Vang, thủ đô Cao Miên, làm thị trưởng Đàlạt từ năm 1956 đến 1963. Trong 8 năm trời, ông ta đã biến thị xã Đàlạt thành một thành phố đẹp, có nhiều công trình xây dựng như Chợ Mới, giáo hoàng học viện, viện đại học Đàlạt, Thao trường, lữ quán thanh niên, sân vận động,….được xem là đẹp nhất đông Nam Á.

 

Điểm hay là ông ta sử dụng toàn là kiến trúc sư người Việt. Hình như dạo ấy tuy có chiến tranh nhưng Việt Nam có một thế hệ kiến trúc sư trẻ rất giỏi như Nguyễn Duy Đức, người thiết kế Chợ Mới Đàlạt, hay Tô Công Văn thiết kế Giáo Hoàng Học Viện, Ngô Viết Thụ thiết kế trung tâm Nguyên Tử Lực, Phạm Khánh Chù thiết kế nhà thờ Franciscaine,… có dịp mình sẽ kể về mấy người này. Ai có tài liệu về họ thì cho mình xin để bổ túc.


Điểm nhấn của Đàlạt dưới thời ông ta làm thị trưởng là chợ Đàlạt mà thế hệ mình thường gọi Chợ Mới, để thay thế Chợ Cũ, địa điểm hội trường Hoà Bình. Kiến trúc của thời đệ nhất cộng hoà cho thấy rất hiện đại của phong trào kiến trúc thời ấy, bị ảnh hưởng của các trường phái của Le Corbusier, Bauhaus, Gropius,..



Đây là khu thương mại cảu Đàlạt được xây dựng dưới thời đệ nhất Cộng Hoà, gồm chợ Mới Đàlạt, chiếc cầu nối liền khu Hoà BÌnh và chợ Đàlạt ở tầng trên và cầu thang chợ chia cắt khách sạn Mộgn Đẹp và nhà hàng La Tulipe Rouge. Bill Robie’s Photo Courtesy (Đàlạt Historic)


Mình đoán là cổng trường Võ Bị Quốc Gia chắc được thiết kế vào thời gian ông Diệm lãnh đạo vì kiến trúc khá hiện đại, một thời với chợ Đàlạt và Giáo Hoàng Học Viện. Ngoài ra theo trí nhớ cua mình thì trường học Trí Đức, Bồ Đề, Lasan Kỹ thuật đều được xây dựng dưới thời ông Diệm vì sau 1963 người Mỹ bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam, khiến chiến sự gia tăng. Dân tỵ nạn chiến tranh, từ làng mạc chạy vào thành phố lánh nạn nên nhà cửa mọc như nấm, thương phế binh cắm dùi,... nói chung là xây dựng bất hợp pháp và vô tổ chức. Chỉ nhớ thời ông Nguyễn Hợp Đoàn làm thị trưởng Đàlạt, kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức, có dự định dời bến xe đò trên khu Hoà BÌnh và chỗ Ấp Ánh Sáng ra đường Nguyễn Trị Phương, vị trí của bến xe đò ngày nay, sẽ giúp làm sạch thành phố và bớt nạn xe đò, xe hàng chạy vào thành phố nhiều.


Ngoài ra, viện đại học Đàlạt cũng được phát triển thời ông Diệm, thêm các trường Võ Bị Quốc Gia, Chiến Tranh Chính Trị, trường Tham Mưu. Nếu mình không lầm thì chính quyền muốn tạo dựng một trung tâm văn hoá, có thể các đại học khác sẽ được thành lập thêm. Hình như mình có đọc đâu đó.

 

Hình trên là thiết kế chính của trung tâm thương mại Đàlạt, tạo dựng chợ Đàlạt như một điểm nhấn, trung tâm với đại lộ từ bùng binh cầu Ông Đạo chạy vào với vườn hoa hai bên nhưng vì chiến cuộc Đàlạt không có ngân sách để tiếp tục khai thác thêm ý chính của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.


Giáo Hoàng Học Viện được thiết kế bởi kiến trúc sư Tô Công Văn, cho thấy ảnh hưởng của Bauhaus.

Thao Trường Đàlạt được xây dựng dưới thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà sau 75 bị Việt Cộng đập bỏ, để thế vào một trung tâm văn hoá  hay thể thao gì đó, cực xấu. Ai có tài liệu về Thao trường cho mình xin. Cảm ơn trước.


Ông Trần Văn Phước, thị trưởng Đàlạt của thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, một người có viễn kiến xa và tài ba, liêm chính, đã để lại nhiều điểm nhấn cho Đàlạt. Chỉ tiếc ông ta bị thay thế sau khi ông Diệm bị giết. Nếu không chắc Đàlạt còn đẹp hơn nữa.


Viện nghiên cứu hạt nhân Đàlạt do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế năm 1960. Picture  From Internet


Trường Võ Bị Quốc Gia có cái cổng rất đặc thù, đẹp như con chim đại bàng với hai cái cánh dương ra. Picture  From Internet 

Để mình tìm thêm vì không biết mấy tấm ảnh khác ở đâu. Sẽ bổ túc sau.


Nhìn lại thì có thể nói là trong thời gian cầm quyền từ 1956-1963, xem như 8 năm trời mà chính quyền đệ nhất cộng hoà đã xây dựng rất nhiều cơ quan lớn, để lại dấu ấn của Đàlạt đến nay vẫn chưa có gì sánh bằng. Mình chỉ nhớ họ đập phá hai căn nhà kính ở gần trường Petit Lycee để xây cung thiếu nhi theo kiểu Liên Xô cực xấu nay phá bỏ để xây trung tâm hành chánh bằng kính, xấu không thể tả. (Còn tiếp)


Nguyễn Hoàng Sơn 

Gian-nan tìm nhà anh Vinh

 Hôm trước, đọc trên blog của nhạc sĩ Tuấn Khanh về tay trống của ban nhạc Phượng Hoàng của Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Dạo mình còn học trung học, những lời ca tiếng nhạc của ban nhạc Phượng Hoàng đã giúp mình hiểu biết thêm về thân phận người Việt, giúp mình học hành để đi du học. 

https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2021/02/04/tim-gap-con-phuong-hoang-cuoi-cung/ 

Mới thấy trên Facebook của nhạc sĩ Tuấn Khanh video này:

https://youtu.be/ryRFET9Adto


Lần đầu tiên biết đến nhạc Phượng Hoàng, khi đợi thầy vào lớp, bổng có anh bạn học cất tiếng ca bài: “Tôi muốn”

Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên
Tôi muốn sống như loài hoa hiền
Tôi muốn làm một thứ cỏ cây
Vui trong gió và không ưu phiền
 from: http://www.lyricenter.com ]
Tôi muốn mọi người biết thương nhau
Không oán ghét không gây hận sầu
Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau
Tôi muốn thấy tình yêu ban đầụ..

Em có thấy hoa kia mới nở
Trong giây phút nhưng đẹp tuyệt vời
Như hạnh phúc thoáng qua mất rồi
Giờ đâu còn tìm được nét vuị..

Tôi muốn thành loài thú đi hoang
Tôi muốn sống như loài chim ngàn
Tôi muốn cười vào những khoe khoang
Tôi muốn khóc thương đời điêu tàn...

Thấy Lợi lạ tai, trưa đó thì bổng nhiên nghe đài phát thanh Đàlạt phát thanh bài hát này qua giọng hát Elvis Phương. Từ đó mình tìm mua cuốn ban nhạc Phượng Hoàng, cứ nghe đi nghe lại mỗi ngày khi học bài.

Không ngờ mấy chục năm sau, mình lại có 20 acres vườn trồng toàn là bơ, đưa mình về với thiên nhiên như bài ca độ nào. Xem những đoá hoa bé tí của cây bơ nở chào đón ánh sáng bình minh trong sương se lạnh của tháng 2 Cali. Còn thú hoang thì chắc không vì thấy toàn là coyote và sóc, rắn chuông kinh lắm.

Nhưng có lẻ bản nhạc để lại cho mình nhiều ấn tượng nhất là :

Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người khốn cùng 
Sống đời tối tăm như loài giun 
Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người ngã gục
Chết để chúng ta thêm lợi danh 
[ Lyrics from: http://www.lyricenter.com ]
Hãy nhìn xuống chân dế giun đang cười con người
Miếng mồi đỉnh chung ai giành nhau
Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng
Suốt đời chẳng bon chen nhọc thân

Hãy nhìn xuống chân những gông xiềng từ muôn kiếp
Hãy nhìn xuống chân thấy ước mơ đang chết dần
Sao còn giết nhau mãi giết nhau không hối tiếc
Sao còn mãi mê mãi mê chia chác bạc tiền 

Hãy nhìn xuống đây để thấy thương người thua mình
Vẫn gượng sống vui với niềm tin 
Hãy nhìn xuống chân để lắng nghe nỗi bất bình
Muốn gào thét nhưng phải lặng thinh

Trong những năm tháng dài cô đơn ở hải ngoại khi mất tin tức gia đình sau vụ 30/4/75, nhờ bản nhạc:

Hãy vui lên bạn ơi ! 
Thời gian chẳng cho ta một giờ để cười 
Yêu đương chẳng dư được một giây phút vui 
Dù sao hãy cười bạn ơi ! 
[ Lyrics from: http://www.lyricenter.com ]
Hãy vui lên bạn ơi ! 
Ngày mai lắm khi không còn gì để cười 
Tương lai biết đâu chỉ là thương nhớ thôi 
Dù sao hãy cười bạn ơi ! 

Cuộc đời chẳng có bao lâu 
Sao ta cứ mãi u sầu 
Hãy mỉm cười với tất cả mọi người 
Tự nhiên ta sẽ thấy đời thêm tươi :-) 

Hãy vui lên bạn ơi ! 
Ðời tuy đắng cay như cuộc tình nửa vời 
Tim tuy chán chê lòng người nhưng cố vui 
Dù sao hãy cười bạn ơi ! 

Đã giúp mình kinh qua những nổi buồn để học ra trường. Cảm ơn Phượng Hoàng đã cho mình tìm lẻ sống của một thời trong chiến tranh và thời sau chiến tranh với những lời ca rất đẹp. Có thể gọi Phượng Hoàng là “The Beatles of Việt Nam”. Chỉ tiếc là Phượng Hoàng chỉ tồn tại có mấy năm nếu không? Vâng nếu không.

Mình không thích mấy loại nhạc ngoại quốc chuyển ngữ lời việt vì ít có bài lột tả được tâm tình của tác giả ngoại quốc. Có thể họ cho dịch, sản xuất hàng loạt để cung ứng cho nhu cầu thị trường, không đếm xỉa gì đến bản quyền hay ý nghĩa của bài hát. Tương tự sau 75, ở hải ngoại có vài người dịch nhạc ngoại quốc ra việt ngữ để cung ứng cho nhu cầu người việt hải ngoại.

Nhắn tin của anh bạn học của đồng chí gái khi tìm tra nơi ở của anh Vinh

Mình nhờ bạn học cũ của đồng chí gái tìm đến thăm gia đình anh Nguyễn Trung Vinh, không họ hàng gì với nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang để gửi tặng món quà mừng xuân. 24 tiếng đồng hồ sau, mình nhận được mấy tấm ảnh sau đây. Anh bạn kêu rất gian nan tìm đến nhà của tay trống Nguyễn Trung Vinh. Mình thấy hình ảnh có những tấm mộ trong một nghĩa trang.

Xin cảm ơn anh Tân đã chịu khó, tìm ra những người tài danh của Việt Nam Cộng Hoà khi xưa, không có đất sống sau 75.

Mình có đọc mấy còm của nhiều người trên bờ lốc của nhạc sĩ Tuấn Khanh, họ muốn giúp đỡ anh Vinh nên đăng lại mấy tấm ảnh này để ai muốn thăm viếng anh Nguyễn Trung Vinh, tay trống của ban nhạc Phượng Hoàng một thời. Có thể mò ra địa chỉ của anh Nguyễn Trung Vinh.

Nguyễn Hoàng Sơn