Nhớ về Thầy Cô

Nhớ về thầy cô

 

Hôm trước, có người gửi mình lịch sử của trường Lasan Adran, nhờ mình viết một bài về trường nơi mình có học vài năm. Lang thang vào Facebook của cựu học sinh trường, mình khám phá ra nhiều tấm ảnh học sinh cũ về thăm các thầy sư huynh trong các viện dưỡng lão, rất cảm động.

 

Khi xưa, học Quốc Văn Giáo Khoa Thư, nói về một vị tướng danh tiếng của Pháp quốc, sau chiến tranh kết thúc, về thăm làng cũ, ghé thăm trường xưa, gặp lại vị thầy giáo cũ, chào hỏi ân cần thầy cũ của mình, rồi nói với các học sinh trong lớp, phải nhớ ơn thầy. Sau này, ông ta đắc cử tổng thống Pháp quốc.


Dạo ấy, học bài giáo khoa này, mình cũng mơ như mọi người, một mai sẽ ca khúc Khải hoàn về thăm trường cũ, sẽ nói những lời như ông Jean Carnot . Sau này về thăm Đàlạt, thì trường cũ đều biến mất, chỉ còn trường Grand Lycee nhưng họ không cho vào.

 

Nhìn ảnh học trò cũ và gia đình thăm viếng các thầy sư huynh, những hình ảnh của những Jean Carnot đương đại. Họ có thể không phải quan to, cán bộ lớn nhưng đã nói lên tình nghĩa thầy trò, lòng cảm ơn của học trò đối với các thầy cô ngày xưa. Nhất là các sư huynh này, không nhận lãnh tiền lương gì cả khi xưa, chỉ làm bổn phận của kẻ thừa sai.

 

Cách đây 3 năm, mình có cơ hội tham dự hội ngộ với cô giáo việt-văn tại Cali. Rất cảm động khi thấy học trò từ Việt Nam, âu-châu, Gia-nã-đại và khắp nơi bay về thăm cô-giáo. Nhìn mấy cô học trò cũ, nay đã lên chức bà nội, bà ngoại, cầm tay cô giáo, hỏi han thấy tình thầy trò rất đẹp. Cha mẹ cho ta sự sống, thầy cô cho ta trí tuệ, khai trí sự vô minh.

 

Mình về Đàlạt, cơ duyên được bạn học cũ chở đi thăm một người thầy cũ, đã thay đổi cuộc đời mình. Ngày xưa, một anh bạn học cũ rủ mình đến thăm thầy ở nhà. Thầy khuyên mình cố gắng học, đậu cao để đi du học, khỏi phí cuộc đời. Thăm thầy bị bệnh, không ngồi được nhưng thầy vẫn nhớ đến lá thư của thầy viết giới thiệu mình cho đại học pháp khi mình xin du học. 

 

Sau 75, thầy bị đày đi trại cải tạo, đời sống khó khăn, vợ thầy theo người khác. Sau này ra trại, cuối tháng có anh bạn học cũ, rủ thêm mấy người học trò cũ của thầy đi thăm, luôn tiện tặng hiện kim cho thầy, giúp kinh tế cho thầy trong tuổi già. Sau cuộc chiến, kẻ thất trận đi tù, về già không có tiền hưu trí như bộ-đội cụ hồ. Lần sau, mình về thì đúng ngày thầy mất. Học trò kéo nhau đi đưa đám rất đông.

 

Khi mình chào thầy về, thầy nói là thương anh bạn học cũ hơn con ruột vì anh ta chăm sóc, đến thăm thầy. Thầy cô nhiều khi nói một câu gì, kể một câu chuyện có thể thay đổi một cuộc đời của học sinh. Như các thiên sứ gửi một thông điệp của thượng đế hay của Bồ tát đến các học trò.

 

Khi xưa đi học, mình không được thầy cô yêu mến chi cả. Có lẻ mình học cực ngu, như bèo dạt mây trôi nên thầy cô chả để ý. Qua Văn Học, có lẻ gần gần hơn nên có bạn nhớ, có thầy không quên nhờ cái tính ba lơn của mình.

 

Mình chỉ có 4 cô giáo còn toàn là thầy cho nên nhớ mấy thầy nhiều hơn là nhớ mấy cô giáo. Không nhớ năm 11 ème, học với ai, chỉ nhớ năm 10 ème thì học với một bà đầm, có lẻ lai mít, HCC có gửi cho tấm ảnh của lớp chụp chung, không nhớ tên. Chỉ nhớ cuối năm, bà ta đè đầu mình ra bắt chí, không cho mình nuôi chí thì nên. Năm 9 ème thì học cô Huệ, nhà đâu cạnh trường Văn Học. Đang học khơi khơi, cô giáo này đi tây, bà vợ ông proviseur của Grand Lycée, tên Decroix dạy thế. 

 

Lên Grand lycée thì có học Việt văn với cô Ngô Thị Liên, không nhớ gì hết ngoài bằng bằng Trắc Trắc, thơ Đường luật, thơ muối tiêu, thêm thơ lục bát chi đó. Hết 5 chữ rồi đến 6 chữ 8 chữ. Thời đó, học ba cái này thấy mệt chi lạ cho đến ngày nay mình vẫn không thích thơ phú chi cả. Nhớ làm luận; có đề tài nghỉ hè, sau khi học bài:" kỳ nghỉ hè, em về quê, nhà ta ở cạnh bờ đê...", mình viết: hè này, em đi nghỉ mát ở Sàigòn,... khiến cô Liên đọc cho cả lớp nghe nên mình bị chọc quê vì chưa bao giờ đi Sàigòn nên đâu biết xứ này nóng kinh khủng. Cứ nghe ai cũng nói đi nghỉ mát ở Đà Lạt nên bắt chước viết đi nghỉ mát ở Sàigòn. Viết để thấy mình ngu lâu, ngu có căn bản, cơ địa chớ không ngu kiểu sách vở. 

 

Dạo học Petit Lycée, có một ông thầy dạy Việt ngữ, không nhớ tên, không phải thầy Tường. Ông ta làm mình thích giờ việt ngữ, vì ông ta hay kể chuyện kháng chiến chống tây. Ông ta cứ bảo cả lớp im lặng, chịu khó học cho nhanh, không nói chuyện, sau đó ông ta kể chuyện. Dạo ấy còn con nít nên thích nghe kể chuyện, đứa nào đứa nấy, trong lớp ngồi im, chăm chú học đánh vần i a i cà rết... Cứ gần cuối giờ là ông ta kể chuyện thời ông ta đi kháng chiến. Những câu chuyện này đã cấy trong đầu mình, tinh thần yêu quê hương, và ghét tây từ đó đến khi sang Tây, mê đầm quên hết thù nhà

 

Dạo qua học Văn Học, có một ông thầy dạy thế, vì thầy giáo như bộ tam sư đổi hộ khẩu qua trường Việt Anh rồi mấy thầy khác, giảng dạy ở trường Võ Bị, bị ra lệnh bởi cấp trên nên không được dạy Văn Học nhưng có thể dạy các trường khác. Có ông thầy tên Hùng dạy Quang Học, hình như tên Cao Thế Hùng, vào lớp tuyên bố: không được dạy Văn Học thì cũng không dạy Việt Anh luôn. Cả lớp vỗ tay, buồn buồn vì xa thầy.

 

Giáo sư của các lớp đệ nhị cấp, đa số là giảng viên của trường Võ Bị nên dạo đó, thầy CBA phải chạy kiếm thầy mệt thở. Cuối cùng thì có mấy thầy từ Trần Hưng Đạo qua dạy. Trong thời gian kiếm thầy mới thì có mấy thầy dạy tạm thời. 

 

Trong mấy thầy dạy thế thì có một thầy dạy sinh ngữ thì phải. Ông này cứ kêu cả lớp học hành, chăm chú thì sẽ dành 15 phút cuối để kể chuyện xi nê. Ngồi viết lại mới thấy ông thầy này giỏi, dùng cái mẹo để học sinh yên lặng trong lớp. Ông này có tài kể chuyện, ai nấy đều chăm chú nghe, ngay con ruồi bay qua cũng không thèm đập. 

 

Mình nhớ ông ta kể hai phim: "the kid" của Charlie Chaplin và "Người ăn cắp xe đạp" của Vittorio De Sica. Ông thầy có khiếu kể đến nổi mấy nữ sinh, thường lệ ăn quà lén trong lớp, ngồi chăm chú như nghe Út Trà Ôn hát tình anh bán chiếu. Khi sang Ý, mình phải đi xem tất cả các fim ý cũ về thời sau đệ nhị thế chiến. Nhờ ông thầy này mà mình mê xi nê. Thời vàng son của nghệ thuật thứ 7 của ý đại lợi. Dạo có video thì mướn tất cả fim của Charlie Chaplin. Hình như fim "the kid", mình có coi chiếu ngoài trời ở sân chùa Linh Sơn khi họ làm lễ cầu an, đúc cái chuông đồng.  

 

Nói đến xi nê, có lần mình kể về fim coi ở rạp Ngọc Lan, có thần đồng Joselito đóng. Mình nhớ lại là tựa fim là "les deux gamins", nói về cậu bé con nhà giàu bị bắt cóc, để chuộc tiền nhưng rồi bị bể, lớn lên đi hát chung với đứa em, con của gia đình nuôi. Sau này thì tìm lại được cha mẹ. 

 

Ông thầy dạy được vài tuần thì thầy CBA kiếm được tất các thầy từ Trần Hưng Đạo sang nên không còn được nghe thầy này nữa. Bù lại thầy Hà Mai Phương, dạy sử địa thì lại nghe thầy nêu lên chính sách bài tàu kinh hồn. Thầy nói không bao giờ mua hàng ở tiệm của người gốc Hoa. Việt Nam bán đắt hơn nhưng mua để giúp người Việt làm giàu. Thầy Phương làm mình suy nghĩ; muốn làm chuyện gì thì phải sẵn sàng hy sinh. Thầy muốn giúp người Việt làm giàu nên phải trả giá đắt hơn là mua của người hoa. 

 

Nhớ khoảng thời gian này có một ông thầy dạy vật lý được một lần rồi biệt tích. Ông thầy người Huế, tự xưng là đang học thêm cao học. Lúc làm toán thì sai nên mình kêu không đúng làm ông ta quýnh lên, sửa lại tùm lum, cuối cùng mình phải lên bảng giải. Lần sau không thấy thầy trở lại, thế vào là anh chàng Trương Chí Dũng thì phải, người nhỏ con, sinh viên đại học Đà Lạt, kèm bài tập.

 

Nói đến dạy kèm bài tập, dạo ấy có một anh chàng chắc sinh viên triết, ôn các bài tập hai môn đạo đức học và luận lý. Anh chàng người Huế, hay sửa lưng thiên hạ đọc sai tên Émile Durkheim, một nhà xã hội học, người Pháp. Cái giọng Huế của anh chàng đọc khá vui. Qua tây, lâu lâu gặp con đường tên của ông này là nhớ đến anh này. 

 

Dạo này mình hay liên lạc với thầy Hồ Thanh Tâm, dạy Sử địa. Thầy đã cho mình mượn cuốn sách 100 hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí. Lần đầu tiên đọc thơ của Trần Dần và những tài liệu về ngoài Bắc quê của ông cụ mình khiến mình say say ngất ngây, hồi hộp vì đọc tài liệu từ miền Bắc. Có lẽ cuốn sách này đã khai mở mình về chính trị, giúp mình suy nghĩ về chiến tranh. 

 

Có thầy Đan Đình Soạn, dạy trường Chính Tranh Chính Trị, dạy môn Công Dân Giáo Dục. Cô Thuỷ có rủ mình đến nhà thầy ở trên trong hẻm gần Hội Việt Mỹ. Thầy cho mượn cuốn sách triết nhưng nuốt không vô đành trả lại cho thầy. 

 

Thầy Nguyên dạy hình học, cho biết cuộc tình trai gái như hai đường thẳng song song sẽ gặp nhau ở vô cực nhất là trong hình học không gian 3 chiều thì chịu thua. Mấy đối tượng thấy trong sân trường mà không dám nhìn hay mở mồm, đành hẹn nhau tại vô cực. Hè vừa rồi gặp được thầy trong 5 phút. Không ngờ thầy còn nhớ đến mình dù chỉ học có một năm. Thầy kể có viết thư giới thiệu cho đại học bên tây khi mình xin ghi danh. Học trò vẫn nhớ ơn thầy nên hàng tháng rủ nhau đi thăm. Nếu không có thầy khuyên mình ráng học rồi đi tây thì có lẻ cuộc đời mình chắc sẽ có kết cục khác. Dạy toán thì nhớ thầy Lý Công Thuận, du-học ở MỸ về, dạy trường Võ-bị, bận cái áo sơ-mi màu gấc của trường thầy.

 

Có lẻ mình mến nhất là thầy An, dạy Việt văn năm 11B. Cả tuần chỉ mong đến giờ thầy để nghe thầy luận về tình yêu. Thời đó mới lớn nên cứ nghe bàn đến tình yêu như Loan và Dũng trong Đoạn Tuyệt là cứ há mõm ra mà nghe. Trong lớp không có ai phá phách cả. Mấy năm trước trong  một lần phỏng vấn, mình có hỏi thầy kết cục về Đoạn Tuyệt, để giải-mả thắc mắc cứ đeo đuổi mình từ mấy chục năm qua.

 

Thầy nói anh chị nào yêu nhau thì dắt nhau ra thác Cam Ly, đem theo lon sơn Bạch Tuyết rồi lấy cây cọ, viết tên của mình lên đá với trái tim bị mũi tên đâm thủng, rồi nắm tay nhau thề sông có cạn núi có mòn tình chúng ta chỉ tan vở khi nào hảng sơn Bạch Tuyết xụp tiệm thì mới tan. Ai ngờ một năm sau Việt Cộng vô nên bao nhiêu cuộc tình đều theo gót chân của hảng sơn Bạch Tuyết. Lâu lâu thấy thầy viết trên diễn đàn Văn Học, phổng nghĩ phổng suy như tiếp tục vai trò của người thầy dù ngày nay tóc thầy và trò đều bạc như nhau.  

 


Hồi nhỏ, học văn chương Pháp, có nghe nói đến ông Albert Camus, thầy bảo kiếm sách của ông này đọc nhưng lười, không có tiền mua sách thêm có đọc cũng không hiểu nên chả biết i tờ chi về ông. Sau này sang Pháp thì mới tò mò tìm đọc sách của vị khôi nguyên giải Nobel về văn chương.

 

Cảm động nhất là đọc lá thư của ông ta, viết cho ông Germain Louis, người thầy dạy tiểu học, sau khi đoạt giải văn-chương. Gần hai năm sau ông ta mới nhận được lá thư hồi âm của người thầy đã giúp ông ta vượt qua khó khăn của tuổi thơ, khi cha ông tử trận trong đệ nhất thế chiến, để lại một người mẹ bị bệnh.

 

Ông sinh ra tại Algerie, Fi châu, thuộc địa của Pháp như Nam kỳ và Bắc kỳ dạo đó. Cha mất sớm, mẹ bị bệnh tật nhưng nhờ sự giúp đỡ của người thầy, ông ta đã đậu tú tài và tốt nghiệp đại học ở Fi Châu rồi được bầu khôi nguyên Nobel về văn chương.

 

Mình mượn lá thư của ông Albert Camus, viết cho thầy của ông ta để cám ơn các thầy cô, đã một thời dạy mình. 

 

19 novembre 1957

 

Cher Monsieur Germain,

J'ai laissé s'éteindre un peu le bruit qui m'a entouré tous ces jours-ci avant de venir vous parler un peu de tout mon cœur. On vient de me faire un bien trop grand honneur, que je n'ai ni recherché ni sollicité. Mais quand j'ai appris la nouvelle, ma première pensée, après ma mère, a été pour vous. Sans vous, sans cette main affectueuse que vous avez tendue au petit enfant pauvre que j'étais, sans votre enseignement, et votre exemple, rien de tout cela ne serait arrivé. Je ne me fais pas un monde de cette sorte d'honneur mais celui-là est du moins une occasion pour vous dire ce que vous avez été, et êtes toujours pour moi, et pour vous assurer que vos efforts, votre travail et le cœur généreux que vous y mettiez sont toujours vivants chez un de vos petits écoliers qui, malgré l'âge, n'a pas cessé d'être votre reconnaissant élève.

Je vous embrasse, de toutes mes forces.

Albert Camus

 

… 18 tháng sau mới có thư trả lời của người thầy cũ, cho thấy ông thầy không muốn lấy điểm, đã giúp người học trò được học bổng.

30 Avril 1959

 

Mon cher petit,

(...) Je ne sais t'exprimer la joie que tu m'as faite par ton geste gracieux ni la manière de te remercier. Si c'était possible, je serrerais bien fort le grand garçon que tu es devenu et qui restera toujours pour moi « mon petit Camus».

(...) Qui est Camus ? J'ai l'impression que ceux qui essayent de percer ta personnalité n'y arrivent pas tout à fait. Tu as toujours montré une pudeur instinctive à déceler ta nature, tes sentiments. Tu y arrives d'autant mieux que tu es simple, direct. Et bon par-dessus le marché ! Ces impressions, tu me les a données en classe. Le pédagogue qui veut faire consciencieusement son métier ne néglige aucune occasion de connaître ses élèves, ses enfants, et il s'en présente sans cesse. Une réponse, un geste, une attitude sont amplement révélateurs. Je crois donc bien connaître le gentil petit bonhomme que tu étais, et l'enfant, bien souvent, contient en germe l'homme qu'il deviendra. Ton plaisir d'être en classe éclatait de toutes parts. Ton visage manifestait l'optimisme. Et à t'étudier, je n'ai jamais soupçonné la vraie situation de ta famille, je n'en ai eu qu'un aperçu au moment où ta maman est venue me voir au sujet de ton inscription sur la liste des candidats aux Bourses. D'ailleurs, cela se passait au moment où tu allais me quitter. Mais jusque-là tu me paraissais dans la même situation que tes camarades. Tu avais toujours ce qu'il te fallait. Comme ton frère, tu étais gentiment habillé. Je crois que je ne puis faire un plus bel éloge de ta maman.

J'ai vu la liste sans cesse grandissante des ouvrages qui te sont consacrés ou qui parlent de toi. Et c'est une satisfaction très grande pour moi de constater que ta célébrité (c'est l'exacte vérité) ne t'avait pas tourné la tête. Tu es resté Camus: bravo. J'ai suivi avec intérêt les péripéties multiples de la pièce que tu as adaptée et aussi montée: Les Possédés. Je t'aime trop pour ne pas te souhaiter la plus grande réussite: celle que tu mérites.

Malraux veut, aussi, te donner un théâtre. Je sais que c'est une passion chez toi. Mais.., vas-tu arriver à mener à bien et de front toutes ces activités ? Je crains pour toi que tu n'abuses de tes forces. Et, permets à ton vieil ami de le remarquer, tu as une gentille épouse et deux enfants qui ont besoin de leur mari et papa. A ce sujet, je vais te raconter ce que nous disait parfois notre directeur d'Ecole normale. Il était très, très dur pour nous, ce qui nous empêchait de voir, de sentir, qu'il nous aimait réellement. « La nature tient un grand livre où elle inscrit minutieusement tous les excès que vous commettez.» J'avoue que ce sage avis m'a souventes [sic] fois retenu au moment où j'allais l'oublier. Alors dis, essaye de garder blanche la page qui t'est réservée sur le Grand Livre de la nature.

Andrée me rappelle que nous t'avons vu et entendu à une émission littéraire de la télévision, émission concernant Les Possédés. C'était émouvant de te voir répondre aux questions posées. Et, malgré moi, je faisais la malicieuse remarque que tu ne te doutais pas que, finalement, je te verrai et t'entendrai. Cela a compensé un peu ton absence d'Alger. Nous ne t'avons pas vu depuis pas mal de temps...

Avant de terminer, je veux te dire le mal que j'éprouve en tant qu'instituteur laïc, devant les projets menaçants ourdis contre notre école. Je crois, durant toute ma carrière, avoir respecté ce qu'il y a de plus sacré dans l'enfant: le droit de chercher sa vérité. Je vous ai tous aimés et crois avoir fait tout mon possible pour ne pas manifester mes idées et peser ainsi sur votre jeune intelligence. Lorsqu'il était question de Dieu (c'est dans le programme), je disais que certains y croyaient, d'autres non. Et que dans la plénitude de ses droits, chacun faisait ce qu'il voulait. De même, pour le chapitre des religions, je me bornais à indiquer celles qui existaient, auxquelles appartenaient ceux à qui cela plaisait. Pour être vrai, j'ajoutais qu'il y avait des personnes ne pratiquant aucune religion. Je sais bien que cela ne plaît pas à ceux qui voudraient faire des instituteurs des commis voyageurs en religion et, pour être plus précis, en religion catholique. A l'École normale d'Alger (installée alors au parc de Galland), mon père, comme ses camarades, était obligé d'aller à la messe et de communier chaque dimanche. Un jour, excédé par cette contrainte, il a mis l'hostie « consacrée» dans un livre de messe qu'il a fermé ! Le directeur de l'École a été informé de ce fait et n'a pas hésité à exclure mon père de l'école. Voilà ce que veulent les partisans de « l'École libre » (libre.., de penser comme eux). Avec la composition de la Chambre des députés actuelle, je crains que le mauvais coup n'aboutisse. Le Canard Enchaîné a signalé que, dans un département, une centaine de classes de l'École laïque fonctionnent sous le crucifix accroché au mur. Je vois là un abominable attentat contre la conscience des enfants. Que sera-ce, peut-être, dans quelque temps? Ces pensées m'attristent profondément.

Sache que, même lorsque je n'écris pas, je pense souvent à vous tous.

Madame Germain et moi vous embrassons tous quatre bien fort. Affectueusement à vous.

Germain Louis

 

Đọc lá thư của người thầy giáo cũ mới hiểu vì sao thế giới có một Albert Camus. Ông ta nhắn gửi người học trò cũ, dù danh vọng lên tột đỉnh, đừng quên bổn phận đối với vợ con và khen sự hy-sinh của mẹ ông ta, đã chạy đôn chạy đáo lo cho con ăn học dù người cha đã qua đời. Nói đến căn bản của giáo dục mà khi xưa, bố ông ta, vô-ý xếp kinh thánh , đã bị trục xuất khỏi lớp.

 

Mình đọc tiếng Việt trên iPhone thay vì viết. Cái chức năng này khá hay, chỉ tội là hơi chậm.

 

Nhs

Cây Noel năm ấy

 Sáng nay lên vườn để họ thanh tra hệ thống tưới nước thì nghe podcast nói về cây giáng sinh năm nay lên giá độ 20% so với hàng năm khiến mình nhớ đến những năm học tiểu học ở Petit Lycée Yersin Đàlạt.

Mình nhớ Giáng sinh năm đó vì những giờ cuối học với cô Huệ trước khi cô đi du học bên Tây. Như mọi năm, trước khi nghỉ lễ Giáng sinh, ông planton đem một cây thông vào để trong lớp, sau đó học sinh và thầy cô trang trí, thường lấy giấy màu rồi xếp ngôi sao, làm guirlandes,.., lấy giấy màu loại láng, mua ở tiệm sách Thiên Nhiên hay Khai Trí ở đường Minh Mạng, cắt theo khổ 2 cm, nối thành vòng tròn như sợi dây xích, gắn lên tường và cái nào đẹp thì được treo lên nhánh cây thông. 

 

Học sinh phải vẽ cây thông rồi lấy võ hột gà, đập nát rồi dán lên theo hình cây thông. Mình có hỏi cô Huệ về sự tích của Chúa Giê Su, người công giáo ăn thịt chó,..thì cô cười nói đừng tin họ. Mình nhớ cô treo cái ngôi sao to tổ chảng ở trên đầu ngọn cây, tượng trưng cho chúa Giê Su, để nhớ khi ngài ra đời thì có một ngôi sao rất to và sáng, báo tin vị cứu tinh của nhân loại đã xuất hiện khiến ai cũng tò mò đi theo hướng ngôi sao và dẫn đến máng cừu nơi chúa sinh ra đời.


 

Năm đó cả lớp được cô Huệ dạy hát hai bản nhạc; "mon beau sapin" và "j'ai perdu le Do de ma clarinette" mà mình nhớ đến giờ. Gia tài của mình về nhạc tây sau 10 năm trường tây, 7 năm học bên Tây chỉ vỏn vẹn hai bài này. Sau này nghe kể mình du học bên tây, mấy cô hay kêu mình hát nhạc tây nhưng chỉ biết hai bài này. Chán Mớ Đời 

 

Sang Tây, ngồi vẽ trong lớp nổi hứng hát bài "j'ai perdu le Do de ma clarinette " làm tụi bạn học Tây đầm cười nức nở, được giải thích là bài hát này dựa theo một bản nhạc xưa của quân đội Napoleon, " le chant de l'oignon ". Thời gian sinh sống tại Thụy Sĩ lại khám phá ra bài "mon beau sapin" được dịch từ một bản nhạc dân quê của Đức "O Tannenbaum" tương tự bài "Lily Marlène " mà khi đánh nhau trong thế chiến, lính Tây và Đức nằm trong giao thông hào đều hát bài này, tâm sự người lính xa nhà, có lần mình được cô bạn người Đức ở Đan Mạch dạy lời, khá buồn.

 

Mấy tuần trước khi nghỉ mùa đông, cô Huệ cho tập hát rồi ngày liên hoan đến; đám con gái hát bài "mon beau sapin" còn đám con trai hát "j'ai perdu le Do de ma clarinette". Nếu mình không lầm thì cháu nội cụ Sâm, ở đường Hùng Vương, có lần mình học tư hè với cụ. Nhà cụ ở dưới vườn phía sau gần nhà đèn, giữa hai biệt thự ở đường Hùng Vương, có con đường nhỏ đi xuống, qua hai mảnh vườn thì đến nhà cụ Sâm, được xây bằng gỗ. 

 

Cụ có một người con trai đi du học bên Pháp, lấy vợ đầm, năm 1972, có đem vợ đầm về thăm Đà Lạt, mình có gặp. Cháu nội cụ Sâm tên Thanh thì phải, đại diện đám con gái hát bài Mon beau sapin. Mỗi nhóm có 5 học sinh đại diện để hát, con trai thì có một tên hát rất hay nên hát phần chính, không nhớ tên còn 4 thằng con trai trong đó có mình được bà cô chọn hát điệp khúc. Cứ rống "au pas camerade, au pas au pas..."vừa hát vừa nhịp chân, hai tay quơ quơ như gà mái vỗ cánh ngáp ngáp khi mới ngủ dậy nhưng mình cứ vênh mặt lên rống cho to và nghề ca sĩ của mình cũng chấm dứt từ đó.

 

Mình chia tay với thầy cô rất nhiều nhưng có lẻ lần chia tay với cô Huệ năm đó làm mình buồn nhất. Hôm trước ăn bún bò Mụ Diễm thì mấy ông thần Yersin xưa, đưa xem hình cô Huệ ở bên tây nên nhớ lại cô giáo rất hiền này ngày xưa. Mình chỉ nhớ cô đeo kính cận thị, tóc ngắn kiểu uốn quăn. Có lần trời mưa đứng dưới préau, trong giờ thể thao thì cô Huệ chỉ cho đám học sinh nhảy cao. Vì bận jupe nên nhảy cao làm cô ấy té cái bịch khiến thằng Tây dạy lớp bên cạnh cười khì khiến đám học trò của cô càng căm thù tây. 

 

Có lần cô hỏi cả lớp đánh vần chữ Twist nhưng không có ai trả lời đúng, có một tên viết đúng theo tiếng Việt "Tuýt" nên được Bon Point. Năm đó bà cụ mình gói tặng cô một bộ ly, lúc ra về thì cô kêu đám con gái đem quà của cô vào văn phòng thì có một con học chung, nhà ở đâu cạnh abattoir bê gói quà của mình nên mình dặn ả cẩn thận, tuần vừa rồi Mai Thanh và Thu Thuỷ gửi hình thì mới khám phá ra cô bé ngày xưa bê gói quà, nay ở bên Pháp là ca sĩ tên Lệ Thu, garage STT ngày xưa hát rất chiến. Hôm trước có một cô cựu Yersin cũng gửi lên diễn đàn, giọng hát cũng nức nở. Mình có gặp lại cô này tại nhà mình, Tú-Anh đem lại nhưng cô nàng không nhớ mình. Chán Mớ Đời 

 

Có lẻ vì sắp đi Tây nên cô Huệ kể nhiều về xứ này, về tuyết rơi,... như một cơn gió thổi cuộn về dòng sông tuổi thơ, đưa cánh buồm khát vọng của đứa bé ra biển tìm về một phương trời xa xăm mà cô sẽ sang đó. 


Sau này lập gia đình, mình hay phụ đồng chí gái và mấy đứa con trang trí cây giáng sinh để tìm lại chút hương vị của thời thơ ấu, thời bình yên, một thời để nhớ.


Không ngờ mấy năm sau, cũng vào ngày mà thế giới chào mừng vị cứu thế ra đời, Việt Nam Cộng Hoà vừa mất Phước Long, Sàigòn đang sôi động với những cuộc biểu tình, biểu ngữ đả-đảo Việt Cộng, vi phạm hiệp định Paris, chiếm đóng Phước Long. 4 giờ chiều hôm đó, mình bước ra khỏi bộ Nội Vụ cầm trong tay sổ thông hành và chiếu khán của toà đại-sứ pháp đi Tây mấy ngày sau đó.

 


Nhs

 

La valse dans l’ombre

 Hôm nay, trên mạng có người nhắc đến phim “la valse dans l’ombre” khiến mình nhớ có xem phim này tại rạp Ngọc Lan vào năm học đệ nhị. Lâu quá, không nhớ rõ cốt truyện, ngoài phim đen trắng.

3 phim xem tại rạp Ngọc Lan về tình yêu khiến mình cảm động nhất là Love Story , Mùa Hè 42 và La Valse dans l’ ombre , để lại dấu ấn đến ngày nay.

Coi phim này mới biết nhạc con nít như mình hay hát khi xưa “tò te con ma đánh đu, tarzan nhảy dù,..” là từ phim này. Bản nhạc này đoạt giải oscar năm 1940, được viết từ 1 bài thơ ở xứ Tô-cách-lan, « auld Lang Syne » có nghĩa ngày xưa yêu dấu.


Tác giả bài thơ là Robert Burns và bài ca được trở thành phổ thông khắp thế giới, được sử dụng khi kết thúc các cuộc hội họp và được hát trong đêm giao thừa.


Nghe kể ông Robert Burns gửi bản thảo của bài nhạc đến Scots Musical Museum vào năm 1788. Bài “Old Long Syne” in năm 1711 của James Watson cũng tựa tựa bài hát của ông Robert Burns sau này. Bài của ông James Watson như sau:

Should Old Acquaintance be forgot,
and never thought upon;
The flames of Love extinguished,
and fully past and gone:
Is thy sweet Heart now grown so cold,
that loving Breast of thine;
That thou canst never once reflect
On old long syne.

Chorus:
On old long syne my Jo,
On old long syne,
That thou canst never once reflect,
On old long syne.


Dạo ấy, các phim ngoại quốc được trình chiếu tại Việt Nam, đều được công ty Gaumont của Tây phát hành nên tuy là phim mỹ nhưng được phiên âm pháp ngữ và phụ đề việt-ngữ và hoa-ngữ. Phim gốc là mỹ với tên Waterloo Bridge, ở Luân Đôn mà sau này mình làm việc ở Luân-đôn, hay đi ngang hoặc đổi trạm xe điện ngầm tại trạm này.


Dạo mình ở Tây thì các phim mỹ đều được chuyển âm qua pháp-ngữ, nên đi xem xi-nê, muốn xem phim nói tiếng anh thì phải lựa rạp nào chiếu phim gốc, không chuyển âm. Mình nghe kể sau 75, có mục thuyết minh khi xem phim.

 

Thật ra phim này được quay lại sau 9 năm một phim cũng mang tựa đề này vào năm 1931, dựa theo một chương trình ca kịch tại Broadway năm 1930. Trên YouTube có chiếu bằng tiếng nga. Nhạc kịch Broadway được viết bởi Robert E. Sherwood, dựa trên câu chuyện tình thật của ông ta.


Công ty phim ảnh MGM mua bản quyền từ Universal United để quay lại (remake). Phim này được trình chiếu năm 1931 nhưng bị kiểm duyệt vì có phần nhân vật chính làm gái mãi dâm nên không được trình chiếu cho công chúng. Tưởng tượng phim Taxi Driver mà được thực hiện vào những năm 1930 tại Hoa Kỳ.

 

Tựa chính bằng anh-ngữ là ”Waterloo Bridge”, cầu waterloo, địa danh ở Bỉ quốc, nơi Napoleon thất trận và bị đày đi đảo bên Ý Đại Lợi. Câu chuyện nói về một cuộc tình được xuất phát khi cặp tình nhân gặp nhau trên chiếc cầu tên Waterloo và cũng chấm dứt tại đây.


Tựa pháp-ngữ là “la valse dans l’ombre”, điệu luân vũ trong bóng tối. Có lẻ trong phim có khúc quay tại nhà hàng, ông đại uý mời cô nhân tình nhảy điệu valse rồi từ từ, các nhạc công tắt các ngọn nến, điệu vũ kết thúc bằng nụ hôn cực đẹp.

 

Câu chuyện nói về cặp tình nhân gặp nhau trong thời chiến, đính hôn rồi anh chàng phải ra trận. Một hôm, cô nàng đọc báo thấy tên người yêu tử trận rồi những khó khăn cuộc sống trong thời chiến, khiến cô nàng trở thành Thuý Kiều của Anh Quốc, đón các người lính về phép. Một hôm, trong lúc đi khách ở nhà ga thì thấy người yêu trở về.

 

Anh chàng này vui mừng, kể anh ta bị bắt làm tù binh, đồng đội tưởng là đã chết nên báo tin nhưng cô nàng nghĩ mình không còn xứng đáng cho mối tình hữu nghị nên tự tử chết trên chiếc cầu Waterloo.

 

Cuối phim, ông đại uý cầm kỷ vật của hôn thê bỏ vào túi rồi lên xe, ra trận. Coi phim này xong thì mình hết muốn đi lính, muốn đi Tây.

 

Khi sang Anh Quốc làm việc, mình nhớ đến phim này nên có đến chiếc cầu này để xem lại cảnh sương mù trên sông Thames như trong phim này. Mình đoán là họ quay tại phim trường ở Hoa Kỳ vì không thấy giống gì cả. Chán Mớ Đời 


Rap NLan bi dat plastic,nô 2 lân 1 lân 5h chiêu,1 lân 6hsang,vi trên lâu là app cho US thuê “

Về Đàlạt thì bạn học cũ cho biết có một cô học hung khi xưa ở Yersin, là người đặt chất nổ rạp Ngọc Lan. Mình chỉ nhớ mang máng là có bị đặt chất nổ, mất mấy tháng, không được xem xi-nê tại đây nên sau này cũng ít dám bò lại rạp này. Nay nghe một anh chàng làm an-ninh khi xưa, nói có đến hai vụ nổ tại rạp này. Kinh

 


Nhs

Sai hay đúng chất-béo làm mập phì?

 Năm kia mình đọc sách về trường phái dinh dưỡng Paleo, Keto và vô thất thì có thử nghiệm thì thấy xuống được 15 cân. Từ đó cứ ăn theo chế độ IF8:16 (ăn trong 8 tiếng và nhịn ăn trong 16 tiếng), ăn ít lại cơm bánh mì thì cơ thể bình thường, không lên cân không giảm. Thứ hai, mình nhịn đói vì thường cuối tuần ăn hơi nhiều với bạn bè hay gia đình.

 

Vấn đề là khi ăn thịt theo trường phái dinh dưỡng Paleo thì mình không thích lắm. Mình cảm thấy cơ thể không ưa thích thịt nên bò kiếm sách đọc thêm.

 

Các tín đồ theo trường phái Keto đả kích, nhục mạ ông Ancel Keys, người đã phát minh K-ration cho binh sĩ Hoa Kỳ trong đệ nhị thế chiến. Trong thời chiến tranh Việt Nam, mình có ăn gạo sấy của mỹ vài lần. Không ngon lắm.

 

Khi tổng thống Eisenhower bị đột quỵ khi đang tại chức, ông Keys được mời vào toà bạch cung để kế hoạch chế độ ăn uống cho vị tổng thống này. Ông này nổi tiếng sau thế chiến II vì nghiên cứu về dinh dưỡng, trường thọ và bệnh tật.

 

Ông ta cho rằng các bệnh tật đều bắt nguồn từ các chất béo nhất là chất béo bảo hoà (saturated fat). Từ đó ông ta được thượng nghị sĩ McGovern nhờ thành lập một chế độ dinh dưỡng cho người Mỹ ở cấp độ quốc gia mà người ta hay gọi “food pyramid”, kim tự tháp thực phẩm, được sử dụng như căn bản cho học sinh tại Hoa Kỳ và các y sĩ đều theo đó mà khuyên bệnh nhân theo chế độ dinh dưỡng này đến nay.

 

Chương trình dinh dưỡng này hạn chế chất béo nên các công ty thực phẩm phải dùng đường để tạo sự ngon miệng, tạo ra dopamine . Từ đó đưa đến vấn nạn ngày nay, người Mỹ bị bệnh béo phì và trên 25% người Mỹ bị bệnh tiểu đường. Tương lai còn te-tua hơn nếu không kịp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lại.

 

Dạo ấy, ông bộ trưởng canh nông Earl Butz đưa ra chương trình canh tác các nông phẩm bắp, lúa, đậu nành và được trợ cấp bởi chính phủ. Nông dân không nhận được tiền nhưng các công ty thực phẩm nhảy vào để làm việc này, vớt tiền của chính phủ. Họ trồng đại trà các nông phẩm này để nuôi bò, heo, gà ăn khiến thực phẩm rất rẻ nên người Mỹ ăn mệt thở. Dạo mình mới từ âu châu sang Hoa Kỳ làm việc thì rất ngạc nhiên; thực phẩm quá rẻ so với âu châu, có thể gấp đôi Thụy-sĩ và gấp 3 Ý Đại Lợi. 


Nguy hiểm cho sự canh tác vô tội vạ của các công ty thực-phẩm là họ chú tâm vào lợi nhuận nên tìm cách nuôi bò, gà, heo, theo phương pháp trong chuồng hay canh tác không cho đất đai ngơi nghỉ như trước đây nên phải bỏ thuốc sâu, phân bón hoá học,...đưa đến kết quả về dinh dưỡng không được tốt lành, tạo nên nhiều bệnh hoạn cho người tiêu dùng trên thế giới.


Mình nghe tin cựu chủ tịch của công ty Monsanto vừa được ông Biden tuyển chọn làm bộ trưởng canh nông. Kinh

 

Người ta chỉ trích ông Keys đủ loại RÈ kết quả hiện nay nhưng điểm son là ông ta về hưu, sống ở Ý Đại Lợi nơi ông ta khám phá về sự trường thọ, sống đến 102 tuổi trong khi các chuyên gia về dinh dưỡng, chống đối ông Keys đều chết sớm như ông Atkins chết ở tuổi 72 bệnh béo phì. Ông Atkins này dạy thiên hạ ăn sao để giảm cân nhưng ôn gia thì lên cân. Chán Mớ Đời 


Trong cuộc đời có 3 loại người: 1 thì ủng hộ mình, 2 là chuyên tìm cách đả phá mình và 3 là bàng quang. Thấy thiên hạ chửi bởi ông Keys thì mình cũng tìm thêm tài liệu đọc về các nghiên cứu của ông này để hiểu rõ thêm vấn đề, thay vì nghe lời các tay bán sách dinh dưỡng keto, đưa ra một biên kiến.

 

Nghiên cứu ngày nay cho thấy ông Keys chỉ sai là khi nói tất cả các chất béo bảo hoà đều đưa đến bệnh béo phì. Xin nhắc lại  Tất Cả. Ông ta không phân biệt chất béo từ thịt gia cầm và chất béo từ rau quả. Ông ta có nói là chất béo bảo hoà độc hại hơn loại chất béo không bảo hoà đơn   “monounsaturated fat” thường thấy trong các loại đậu, olive và bơ.

 

Các loại chất béo được thấy trong chất đạm của thịt bò, thịt heo, salami, gà. Chỗ nào có chất béo là có thịt mà người Việt hay gọi là thức ăn nhiệt. Con gái mình hay hỏi khi ăn món gì là Hot hay Cold ( tính nhiệt hay tính hàn). Mỗi lần nó ăn soài bị lỡ miệng thì mình nói ăn nhiệt quá nên phải uống nước thêm, xoa mật ong, sau này thì dùng Peroxide H2O2 xúc miệng thì hết.

 

Do đó người Pháp ăn thịt bò (tính nhiệt) với rượu đỏ (tính hàn) và ăn cá (tính hàn) với rượu trắng (tính nhiệt) tương tự người Việt nấu cá (tính hàn) với gừng (tính nhiệt) để bảo hoà,… món bœuf  Bourguignon của pháp được nấu với rượu đỏ, giúp giảm bớt tính nhiệt của thịt.


Khi xưa, người ta ăn trái cây vào mùa hè, có fructose để chứa đường, chất béo để phòng bị cho cơ thể tiêu thụ cho mùa đông. Các thú vật cũng tương tự, ăn trái cây có fructose, tạo ra chất béo để mùa đông khi chúng nằm trong hang, có thể tiêu thụ chất béo. Khi chúng ta không có thực phẩm, đói thì cơ thể sẽ lấy chất béo đã được dự trữ trong người để đốt năng lượng. Các người ở xứ lạnh đều béo do cơ thể dự trữ chất béo nhưng sau này họ ăn bú xua la mua nên mùa đông vẫn béo.


Ngày nay, chúng ta có thể ăn trái cây quanh năm vì trái cây được chuyên chở từ vùng Nam bán cầu nên fructose không được tiêu thụ vào mùa đông, nên chất béo không được tiêu thụ vào mùa đông như trước đây, gây nên bệnh béo phì. Nhất là người ta dùng chất bảo quản, để giữ một trái táo cả năm trước khi bán.


Người ta khuyên nên ăn trái cây đúng mùa nhất là được trồng tại ngay địa phương mình đang ở. Dạo này, trong vườn mình có cam, quýt và bưởi, loại cho mùa đông, có nhiều sinh tố C nhất là vỏ quýt được các nhà thuốc Bắc gọi là trần bì, để uống giúp bớt ho, bổ phổi. Nên mình ăn quýt vườn luôn vỏ cho khoẻ hay ép nước với vỏ để uống.

 

Người ta hỏi thăm người giúp việc ông Keys khi về hưu ở Ý Đại Lợi thì được biết ông ta rất thích olive và tiêu thụ rất nhiều.

 

Dầu olive là dầu không bảo hoà đơn nhưng thực tế cho thấy không phải chất béo của olive giúp ngừa bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer,..mà chính các Polyphenol trong quả olive giúp cơ thể tái sinh các tế bào (autophagy ) tương tự resveratrol , một tinh chất trong hạt nho giúp hạ áp huyết, giảm chất béo trong máu.


Các nhà bán rượu đỏ đem nghiên cứu này ra để tiếp thị, bán rượu của họ nhưng phải uống bao nhiêu chai rượu mới có đủ chất resveratrol nhằm giúp loại trừ chất béo xấu trong cơ thể. Chúng ta có thể mua chất bổ sung Resveratrol, đã được lấy ra từ trái nho khi họ ép xác, để uống bổ sung thêm.

 

Đường ruột rất yêu thích Polyphenol trong olive mà bác sĩ Gundry, chuyên gia về tim mạch nói là ông ta ăn 1 lít mỗi tuần. Các đậu như hạnh nhân, đậu óc heo,…đều có nhiều chất béo không bảo hoà đơn, giúp nuôi dưỡng đường ruột.


Đường ruột được xem là não bộ chính, liên kết với não bộ trên đầu.

 

Dạo này mình bớt ăn thịt lại, ăn rau cải nhiều và đậu. Mình ngâm đậu qua đêm trước khi nấu để thải bớt chất lectin trước khi làm sữa đậu nành NON GMO,…

 

Lectin là các chất đạm liên kết với tinh bột rất đặc hiệu cho các nhóm đường của các phân tử khác và do đó gây ra sự ngưng kết của các tế bào hoặc sự kết tủa của glycoconjugates và polysaccharide. Nhờ các bác tra cứu dùm, em chưa tìm ra cách bình dân học vụ mấy loại này.

 

 Lectin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Một số thực phẩm, chẳng hạn như đậu và ngũ cốc, cần được nấu chín hoặc để lên men như chao, để giảm hàm lượng lectin. Một số lectin có lợi, chẳng hạn như CLEC11A, giúp thúc đẩy sự phát triển của xương, trong khi những chất khác có thể là chất độc mạnh như ricin. 

 

Mình có thử các chế độ ăn uống để xem cơ thể phản ứng ra sao. Mình nghĩ từ nay về sau, ăn rau cải nhiều hơn, bớt thịt lại và tiếp tục ăn theo chế độ IF8:16 và quan trọng nhất là phải vận động. Ngay xem truyền hình hay đọc sách, viết mình cũng phải đứng để tránh bị máu không lưu thông. Đồng hồ Apple có chức năng là khi thấy mình ngồi lâu quá thì báo động, kêu mình đứng lên, đi đi lại lại.


Tóm lại, theo mình thì tiêu thụ chất béo gây béo phì thì không hoàn toàn đúng vì tuỳ loại béo. Dạo này mình ăn dầu olive nhiều hơn trước, ăn khoai lang tím, khoai môn, rau cải nhiều hơn. Cuối tuần thì ăn thịt với gia đình, thứ 2 thì nhịn đói, vô thất để cơ thể cơ thể có thời gian tái tạo lại các tế bào hay ngưng nghỉ để tự bảo hành.

 


Nhs    

Tại sao phụ nữ sống lâu hơn đàn ông?

 Đồng chí gái hay than là dáng người thấp, muốn dáng người cao để khi đi bên mình, người ta sẽ đánh giá chồng cô nàng là một người thành đạt vì vợ có chân dài tới nách thay vì nách dài tới chân. Không thành đạt mà có vợ cao vẫn được gọi là thành đạt? Có anh bạn kêu “thà giàu có mà sung sướng còn hơn là nghèo khó mà khổ”. Chán Mớ Đời 

Mình nói thấp người thì sống lâu nhưng phụ nữ cứ nghĩ vớ vẩn, cứ tin chân dài là đẹp. Khoa học chứng minh, người thấp sống thọ hơn người cao giò. Có người cho rằng; cao giò thì mạch máu dài khiến tim phải làm việc nhiều hơn nên chết sớm. Mình chưa tin vụ này, bác nào có tài liệu nào cho em xin.

 

Bác sĩ của đồng chí gái kêu cô nàng ít chất sắt khi thử máu, nên bắt ăn thịt bò mệt thở nên mình tìm sách, tài liệu về vấn đề này để đọc thêm. Mình nghe một ông bác sĩ nổi tiếng về tim mạch, cho rằng ngày nay khoa học tiến bộ rất nhanh, trong khi các y sĩ được giảng dạy với các nghiên cứu, tài liệu xưa, không hợp thời nên từ đó không tin tưởng bác sĩ lắm. Cần tham khảo vài bác sĩ trước khi quyết định các chữa bệnh của mình.

 

Các dân cư trong vùng Xanh (Blue zone) đều có tạng người thấp. Phụ nữ trung bình thấp hơn đàn ông độ 5 inches, ít bị bệnh tim hơn đàn ông và sống lâu hơn độ 7 tuổi. Họ khám xét 1,700 tử thi nam nữ có cùng độ cao, đều có tuổi thọ ngang nhau.

 

Từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 thì người Mỹ trung bình cao hơn 4 inches. Hình như Việt Nam có chương trình cải thiện nòi giống, cho học sinh  uống sữa trong lớp nhưng lại nghe chỉ có trường con ông lớn mới có sữa tươi. Ai biết vụ này thì cho em xin, chỉ nhớ là đọc lâu lắm rồi, có chương trình khiến người Việt cao lên 10 phân vào năm 2020.

 

Chiều cao là ảnh hưởng của thức ăn dinh dưỡng. Khi về Huế lần đầu tiên, mấy đứa con mình kêu có lẻ bố là một trong những người cao nhất ở thành phố này. Miền Trung nghèo hay sao đó mà đi đâu cũng thấy dân tình ốm nhom và thấp bé. Người ta thấy trong các xã hội mà trẻ em ăn nhiều rau cải thì có khuynh hướng thấp nhưng khi họ chuyển sang chế độ dinh dưỡng của tây phương, tiêu thụ thịt gia cầm thì độ cao của họ có khuynh hướng cải thiện dài đòn hơn.

 

Người Nhật Bản thường được xem là thọ nhất mà mình nghe nói khi xưa, dân họ rất thấp, lính Nhật sang Việt Nam , đánh chiếm Đông Dương thường được người Việt thời ấy là Nhật Lùn. Bài ca “này thanh niên ơi, nhớ chăng những ngày năm ấy, Nhật lùn tràn sang,...”

 

Ngày nay, người nhật lớn cao hơn người Việt nhiều. Ấn Độ và Tân Gia BA cũng tiếp nhận các dinh dưỡng âu mỹ nên dân chúng cũng cao hơn trước đồng thời bệnh tim mạch gia tăng.


Trong cuốn sách nghiên cứu 20 năm về Trung Cộng, tiến sĩ Colin Campbell của đại học Cornell cho thấy các vùng ăn rau quả nhiều thì ít bệnh tật hơn các vùng ăn thịt. Mình có kể rồi.

 

Đáng lo ngại nhất của các nhà xã hội học ngày nay là trẻ em dậy thì quá sớm. Dạo tiểu học, bạn con gái mình mới có 8 tuổi mà đã có kinh đưa đến trẻ em có thai quá sớm, đưa đến vấn đề phá thai, gây ảnh hưởng tâm lý về sau. Mình có đọc một bài viết của một cô nào ở Việt Nam, kêu là đã từng phá thai 19 lần, giờ có chồng nhưng không có con, muốn ăn năn sám hối. Có người kêu bị cái vong đi theo phá rối đời sống họ, con cái họ. 


Đầu thế kỷ 20, con gái dậy thì trung bình ở tuổi 18. Tuổi dậy thì sớm sẽ khiến cha mẹ lo âu, ngoài ra các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch càng gia tăng ở tuổi trung niên.


Người ta khám phá ra 1 vùng ở thành phố Seattle, nơi các người nghèo ở đông nhất, các thiếu nữ đến tuổi dậy thì quá sớm. Sau này họ khám phá ra, các gia đình nghèo nên hay mua các cánh gà để ăn vì rẻ. Các công ty thực phẩm nuôi gà, thường chích Hormone ở các cánh gà nên khi ăn còn sót hormone nên cơ thể phát triển sớm và nguy cơ bị ung thư rất nhiều lúc còn trẻ.

 

Người ta nghiên cứu, sự liên đới giữa độ cao và bệnh ung thư. Nếu sự tăng trưởng quá sớm thì 80% sẽ bị ung thư 15 năm sau. Theo ông bác sĩ Gundry thì dạo ông ta mới vào nghề thì trẻ em bệnh ung thư chỉ đếm trên đầu ngón tay, ngày nay thì chiếm hết giường của nhà thương. Do đó mình rất vui khi thấy con mình, cao bình thường so với con thiên hạ, không như người Mỹ.

 

Người ta xét nghiệm trên 22,000 nam y sĩ tại Hoa Kỳ dựa trên yếu tố chiều cao và chia thành 5 loại. Sau 12 năm, người ta nhận thấy sự liên quan giữa độ cao và sự phát triển của bệnh ung thư nơi các y sĩ này.

 

Người ta giải thích lượng IGF-1 cao do mTOR trong cơ thể, sẽ giúp các tế bào tăng trưởng. Vừa tăng trưởng tế bào độ cao và tế bào ung thư cùng một lúc. Do đó người ta cấm các lực sĩ sử dụng các chất kích thích để  có thể lực mạnh và bắp thịt,... Chán Mớ Đời 

 

Ở đại học USC, Cali, có ông tiến sĩ người Ý Đại Lợi tên Longo, nghiên cứu người ở 1 vùng tại xứ Equador. Nhóm người này được gọi là Laron vì do một nghiên cứu gia tên Zvi Laron khởi đầu cuộc nghiên cứu này. Họ nhận thấy nhóm người này không có các thụ thể các hormon tăng trưởng nên không thể tạo ra IGF-1 nên không thể tăng trưởng. Do đó chiều cao của họ thấp.

 

Người ta thử trong phòng thí nghiệm, cản trở không cho IGF-1 phát triển thì các con chuột bạch không lớn nổi. Không cho ăn nhiều giúp chúng sống lâu hơn, ngược lại cho chúng ăn nhiều thì chúng chết sớm. Ngày nay, có một trường phái bên do một bác sĩ ở Nhật Bản chủ xướng, ăn một bữa mỗi ngày, gọi là OMAD (One meal a day). Ông này 60 tuổi mà trẻ như 40.  Mình có kể là khi nhịn đói sẽ giúp tái tạo các neuron mới cho não bộ, giúp không bị bệnh Alzheimer.

 

Mình đọc, nghe thiên hạ nói về metabolic rate tốt sẽ giúp chúng ta trẻ mãi không già mà có người kêu là suối nguồn tuổi trẻ. Do đó người ta tìm cách tạo metabolic rate cao để đốt năng lượng, chất dinh dưỡng nhanh. Chạy nhanh, tập aerobic, nhảy Zumba tùm lùm.

 

Nay người ta cho rằng sai vì một chiếc xe chạy 10 dậm  tiêu thụ 1 gallon xăng thì ít hiệu lực hơn một chiếc xe chạy 28 dậm với một gallon xăng. Tốt nhất là tập yoga, Thái Cực Quyền,...chậm nhưng cũng đến đích an toàn. Mình đang đọc sách của một ông bác sĩ chuyên chơi thể thao như Triathlon, nay đã thay đổi tư duy và khuyên bệnh nhân chơi thể thao vừa phải để tránh mau già.

 

Khi chúng ta ăn thịt nhiều thì metabolism của mình không được ngưng nghỉ. Mấy con vật ăn cỏ hay nằm cả ngày để bảo quản năng lượng của chúng. Mấy con chó, con mèo ăn thịt cũng ngủ mệt thở.


Nói đến ăn rau quả thì gầy. Chưa chắc, bò ăn cỏ, ăn ngô ăn đậu nành mà cũng to béo. Mình có kể lý do về vụ này rồi, tìm bài trước để đọc lại.

 

Các nghiên cứu tại Đan-mạch và Thuỵ-điển về các người hiến máu, có nguy cơ bị thiếu chất sắt trong người hay không. Họ ngạc nhiên khi khám-phá các người hiến máu lại sống lâu hơn các người không hiến máu. 

 

Họ cho rằng vì hiến máu, làm giảm chất sắt trong huyết quản. Có lẻ vì vậy mà phụ nữ, mỗi tháng có kinh nguyệt, mất khá nhiều máu nên giảm chất sắt nên sống lâu?

 

Có một nghiên cứu khác về con ký-sinh-trùng với chất sắt. 1 con ký-sinh-trùng 4 ngày tuổi được bồi dưỡng chất sắt thì tương tự như 15 ngày tuổi, trong khi đời sống con ký-sinh-trùng chỉ có 4 tuần lễ. Xem như thêm chất sắt khiến giảm 1/3 cuộc sống của con ký-sinh-trùng.

 

Chất sắt là thành phần của hemoglobin , một chất trong Hồng huyết cầu, chuyên chở oxygen trong cơ thể. Oxygen được đưa vào Ty thể của chúng ta tiêu hóa các Glucose và chất béo để tạo ra năng lượng.

 

Mình cứ tưởng càng có chất sắt thì giúp cơ thể có nhiều oxygen nên khi hai đứa con đi bơi mình cho chúng ăn thịt bò khá nhiều để có oxygen để bơi. Nay đọc sách báo về các nghiên cứu mới thì cho biết ngược lại. Chán Mớ Đời 

 

Năm 2018, đại học Wisconsin nghiên cứu cho thấy các con chuột bạch, càng bồi dưỡng chúng chất sắt thì chúng càng thiếu oxygen trong ty thể của chúng. Người ta nghiên cứu các con chuột bị bệnh Huntington khiến các neuron trong não bộ chết thì khám phá trong ty thể của chúng có rất nhiều chất sắt nên thiếu oxygen . Các neuron chết vì thiếu sự hoạt động của ty thể. Khi ty-thể không nhận được chất sắt để tạo năng lượng thì các tế bào chết. Kết quả giúp các nghiên cứu gia thêm về các bệnh Alzheimer, Lou Gerhig,… Chán Mớ Đời 

 

Mình đoán là khi ngồi tập thở giúp đưa Oxygen vào ty-thể để giúp tạo năng lượng nên dạo này mình hay bắt đồng chí gái ngồi thở với mình trước khi đi ngủ.


Trên thực tế, khi cơ thể có nhiều chất sắt sẽ khiến chúng ta bị bệnh Alzheimer. Người ta lại khám phá các bệnh nhân parkinson , hiến máu thì cơ thể của họ bớt bị rung. Đặc biệt tại Ba-Tây, người ta thí nghiệm chuột bạch bị mất trí nhớ vì có số lượng cao về chất sắt, họ tiêm vào sodium butyrate thì trí nhớ của chúng phục hồi lại. Có dịp mình kể vụ này. Khá ly-kỳ.

 

Do đó muốn cải thiện trí nhớ thì bớt ăn thịt, thèm lắm thì mỗi tuần một lần, ăn theo kiểu Việt Nam khi xưa, ở Đàlạt ăn rau và rau.

 

Nay vợ mình đi thử máu, cứ thấy thiếu chất sắt thì mình không lo nữa, không bồi dưỡng thịt bò như trước. Xong om


Theo mình thì phụ nữ sống lâu để có thời gian giải cái khẩu nghiệp, la mắng chồng khi còn sống. Như sơn đen đã nói” một đời la chồng một thời để sám hối”. Chán Mớ Đời  

 


Nhs

 

Dinh-dưỡng sống thọ ở các vùng Xanh?

 Hôm trước đi đám tang cô bạn, đứng nói chuyện với tang quyến thì 1 anh bạn chỉ mặt mình, kêu thằng này sợ chết. Chết thì mình không biết có sợ hay không, mình muốn tìm hiểu về dinh dưỡng trong 5 năm tới. Đa số các ước mơ, toan tính của mình từ bé đến giờ đều đã thực hiện, cho nên không có gì để khắc khoải, bận tâm. Con cái đã ra trường, đi làm hết rồi.

Lý-do mình ăn uống cẩn thận vì đã nhận thức về tâm thân đồng nhất. Xưa mình không để ý, chăm sóc đến cơ thể. Hôm trước, chị bạn kể ông chồng đã được bác sĩ đút mấy cái stent vào mạch máu. Vấn đề các người đã được gắn Stent hay mổ van tim đều trở lại bàn mổ trong vòng 5 năm. Muốn tránh điều đó thì phải thay đổi tư duy về dinh dưỡng cho cơ thể của mình, nếu không một ngày nào đó lại kêu “lực bất tòng tâm”. Bắt ép cơ thể mình phải làm việc quá tải như chạy Marathon, đủ trò thì sẽ bị lão hoá sớm cho nên chúng ta cần nghiên cứu các dinh dưỡng giúp chậm lão hoá sớm.


Có ông bác sĩ chơi triathlon cho biết; nay 47 tuổi nên không dám chơi thể thao loại việt-dã này vì lạm dụng quá độ cơ thể.

 

Khi xưa, ông Phật đã tu khổ hành với hy-vọng tìm ra câu trả lời về tứ-diệu-đế nhưng không được, sau ông ta giác ngộ là nếu cơ thể không tốt thì tinh thần của không tốt nên chịu khó ăn uống đầy đủ thì giác ngộ ngay.


Tuần qua, nghe tin cựu trung phong của đội tuyển túc cầu Ý Đại Lợi, Paolo Rossi đã qua đời dù bằng tuổi mình, cho thấy những cầu thủ tập luyện quá mức sẽ bị lão hoá sớm, chưa kể các chấn thương nhất là ở não-bộ, khi mấy chục năm cứ đánh đầu.


Bà cụ mình năm nay 88 tuổi, vẫn đi bộ lên số 4 mỗi sáng để tập dưỡng sinh, Thái Cực Quyền với nhóm người trẻ hơn. Hôm trước, cô em gửi vi-zeo, thấy bà cụ đứng hàng đầu, múa theo nhạc nhưng vì nhạc đỏ nên mình không dám khoe cho bà con xem.


Dạo thằng con bơi cho đội Junior Olympic, đi bác sĩ đo xương thì già hơn tuổi của nó vì tập luyện quá sức nên phải ngưng bơi.


Cái hay là có phương pháp dinh dưỡng để tái tạo lại các tế bào, giảm quy-trình lão hoá của cơ thể.

 

Cách đây 16 năm, có duyên được một anh bạn rũ đi tập nội công Hồng Gia và có phước mới tiếp tục tập tại Đông Phương Hội đến nay. Mình nói có Phước vì nếu không thì đã bỏ tập từ lâu như bao nhiều người khác như anh bạn giới thiệu mình tập, rồi nghỉ tập luôn vì một lý-do nào đó.


Vợ mình cứ hay rên là lạnh người ở tay và lưng. Mình nói tập nội công như cô nàng chê, kêu chậm quá. Khi chơi thể thao thì tay chân cử động trong khi các cơ phía sau lưng không được sử dụng nhiều nên khi tập nội công Hồng Gia sẽ giúp các cơ gân sau lưng hoạt động, và toàn thân được kích hoạt cùng lúc, giúp máu lưu thông, khoẻ người hơn.

 

Mấy tháng trước, vợ mình kêu anh phải tu, rồi đưa cuốn kinh do bà chị gửi sang. Mỗi tối trước khi đi ngủ, mình ngồi định rồi đọc kinh, cầu an cho vợ con, em út, mẹ già trong khi đồng chí gái lo chít chát trên mạng. Cho thấy phải có Phước mới ngồi định và đọc kinh mỗi ngày. Lâu lâu vợ mình nghe chuông mõ hoài nên cảm thấy ngại ngại, chạy ra ngồi 1 chút. Ngồi kiết già 1 tiếng đồng hồ, khá châm.

 

Có lần đứng tập Trạm Trang Công thì mình chợt cảm nhận đã không thương thân thể của mình. Cơ thể như cái máy, cần nghỉ ngơi, bảo hành nhưng mình không bao giờ nghĩ đến.

 

Thông thường chúng ta suy tính bằng cái đầu nên chỉ lo, chăm sóc cái đầu, cái “Tâm” mà vào nhà thiên hạ hay thấy treo trên tường mà không bao giờ để ý đến cơ thể (Thân) nên ăn như điên, uống thả dàn mà quên đi cơ thể cũng là mình. Chúng ta cần “tâm thân đồng nhất” thì mới có cuộc sống an-lạc, ít đau ốm.

 

Người xưa hay nói bệnh tòng khẩu nhập; bệnh vào từ miệng nên khi ăn chúng ta phải cẩn thận, lựa chọn bồi dưỡng cái gì tốt cơ thể. Cơ thể như cây, cần được bồi dưỡng nước, phân bón, có những cây lá bị chết như tế bào xấu của cơ thể cần được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

 

Do đó, lâu lâu cần nhịn ăn một vài ngày để cho cơ thể nghỉ ngơi, tự bảo hành. Nay thì cứ mỗi thứ hai mình nhịn đói cho khoẻ việc, khỏi bận tâm về ăn uống luôn tiện để cơ thể nghỉ ngơi, loại thải các độc tố ra ngoài và tái tạo tế-bào mới.

 

Ngày nay, trên mạng Internet, chúng ta có nhiều thông tin đối nghịch nhau nên rất khó để am tường mọi việc. Hôm nay, báo chí cho hay cần hạn chế ăn chất béo, ngày mai lại có báo đăng tin là ăn chất béo, không được ăn đường rồi họ quay qua bán sản phẩm của họ.

 

Chúng ta sống trong một cơ chế tư bản chủ nghĩa nên họ dùng các thông tin một cách biên kiến, đưa ra một lối nhìn và dấu cái bề tiêu cực để bán, tiếp thị sản phẩm của họ.

 

Điển hình sách báo ca ngợi về dinh dưỡng của các vùng xanh (Blue zone) mà nhà báo Dan Buettner định vị 5 địa điểm trên thế giới nơi người ta sống rất thọ. Có rất nhiều bàn luận về các cộng đồng này, nữa hư nữa thật. Người ta chỉ nói sơ sơ rồi kêu phải ăn dinh dưỡng của các vùng này thế là thiên hạ ùn ùn chạy theo thời trang bồi dưỡng kiểu vùng xanh dù chưa hiểu lý-do họ sống thọ.

 

5 vùng xanh trên thế giới: Sardinia (đảo của Ý Đại Lợi); Okinawa, Nhật Bản; Loma Linda, California; bán đảo Nicoya, Costa Rica; và đảo Ikeria, Hy-Lạp.

 

Nếu chúng ta đọc kỷ hơn thì khám phá ra người Ý Đại Lợi bị bệnh đau khớp xương rất nhiều, các người sống ở đảo Sardinia, bị bệnh tự miễn dịch (autoimmune) rất cao. Hôm nào, rảnh mình kể vụ này để tránh bị phong thấp khi về già.


Chúng ta ùn ùn đi mua hạt Quinoa, Chia để ăn trong khi người dân ở xứ Peru, ăn các loại hạt này từ lâu, đều phải nấu bằng nồi áp suất để loại khỏi chất độc. Đi đâu cũng nghe thiên hạ kháo nhau ăn hạt Quinoa, Chia vì có gì đó rất tốt, antioxidants. Hỏi họ thì họ cũng ngọng, cứ nghe người ta nói vậy. Thật ra trong các loại hạt đều có Lectin, rất độc, làm hại bộ đường ruột, hệ miễn dịch của chúng ta.


Khi hệ miễn dịch yếu thì vi trùng lạ dễ xâm nhập và khiến chúng ta đau ốm, có thể đưa đến tử vong. Mình nhớ lần đầu tiên về thăm nhà, ăn uống rau, bắt mình đi tiêu chảy cả tuần lễ. Nay vụ covid xâm nhập vào, hệ miễn dịch yếu thì có thể đi tây phương cực lạc. Do đó người ta khuyên mình nên tìm cách bồi dưỡng hệ đường ruột, miễn dịch của mình cho tốt.


Dạo này người ta nói đến chích ngừa covid, họ lấy vi trùng này làm cho yếu đi rồi chích vào cơ thể của mình. Cơ thể thấy vi khuẩn này sẽ tự tạo ra một loại kháng thể để chống lại nên khi gặp vi khuẩn này xâm nhập thì cơ thể biết chống lại như ấp chiến lược, tiêu diệt Việt Cộng lén bò vào ấp để phá hoại.


Có nhiều người chữa bệnh bằng phương cách uống nước tiểu của chính mình vì cơ thể tự tạo ra các kháng thể nên khi uống nước tiểu của chính mình sẽ uống kháng sinh để trị liệu.


Gần mùa thu là bác sĩ kêu mình chích ngừa. Có năm mình nghe lời, chích ngừa nhưng sau đó vẫn bị cúm. Hỏi bác sĩ thì được biết cúm năm nay khác. Chán Mớ Đời 


Khi chúng ta uống thuốc kháng sinh sẽ giết các vi trùng xấu luôn thể các vi khuẩn tốt, giúp cơ thể miễn dịch. Khi uống trụ sinh vào như thả quả bom vào một cái ấp chiến lược, nơi có Việt Cộng xâm nhập, vừa giết địch vừa giết phe ta luôn vô hình trung làm yếu đi hệ miễn dịch trong cơ thể, dễ bị vi khuẩn lạ xâm nhập.

 

Có dạo người Việt mình hay rang gạo lứt (có nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng) để nấu uống nhưng không hiểu lý do. Có người còn trở nồi kêu âm dương, rồi lấy cái chày khỏ trên đít nồi, đủ trò. Nếu đọc kỷ thì gạo lứt rất độc vì có rất nhiều lectin. Gạo thường được trồng ở đồng bằng, do nước từ thượng nguồn, kéo các phù sa về, mang theo các chất thạch tín  từ trên đồi núi nên trong các hạt gạo có chất thạch tín nên họ phải rang cháy để thải bớt các chất độc tương tự người xứ Peru nấu hạt Quinoa bằng nồi áp-suất để tẩy độc. 


Người ta rang hạt gạo là trong mục đích này nhưng có mấy ông bá vơ cứ phán âm-dương, bát quái, chia động-từ kinh dịch đủ trò. Ông Nhật rao giảng ăn gạo lứt muối mè cũng không được thọ lắm. Thật ra ông ta chỉ khuyên ăn có 3 ngày để tẩy uế, thanh lọc cơ thể nhưng thiên hạ không hiểu cứ ăn quanh năm nên ngọng.

 

Có lần mình xem trên du-tu-be phỏng vấn ông bác sĩ chuyên gia mổ tim. Ông này nói đến sự độc hại của chất lectin trong đường ruột, sẽ tạo ra bệnh ung thư, phá hệ miễn dịch nhưng sau đó thấy ông ta quảng cáo bán bột uống của ông ta nên mình Chán Mớ Đời. Sau này, mình dò la mới kiếm mua sách của ông ta đọc mới hiểu rõ về chất lectin này.

 

Nếu chúng ta xem kỷ thì 5 vùng xanh này tiêu thụ các dinh dưỡng khác nhau vì địa lý và phong tục. Điển hình ở Loma Linda, miền nam Cali, người của nhà thờ nổi tiếng ở đây, ăn rất nhiều đậu và đậu nành để thay thế protein của thịt. Đây là nói đến một nhà thờ của vùng này chớ không phải ai sống ở thành phố này là thọ. Các tay đầu tư địa ốc cứ quảng cáo bán nhà ở vùng này, thiên hạ ùn ùn đi mua như béo vẫn béo. Người ta sử dụng nhiệt độ cao để nấu ăn, hầu giảm chất độc như người ở Peru nấu Quinoa.

 

Người vùng đảo Sardinia, Ý Đại Lợi ở trên núi nên ít khi ăn cá, họ ăn phô-mát và uống sữa của dê và ăn rất nhiều dầu olive.

 

Người vùng Ikeria ăn rất nhiều dầu olive và rosémary thêm nhiều khi uống rượu vào buổi sáng.

 

Người đảo Okinawa ăn rất ít gạo hay đậu hủ. Nếu gạo thì ăn gạo trắng và không bao giờ ăn gạo lứt vì có nhiều lectin. 85% dinh dưỡng của họ là khoai lang tím.

 

Người Kitava hút thuốc như ống khói, nhưng lại ăn rất nhiều khoai môn, và dừa. Họ gầy nhưng chưa bao giờ có trường hợp nào bị đột quỵ và đa số sống hơn 90 tuổi… họ có giải thích lý do vì sao hút thuốc mà lại sống lâu nhờ một loại dinh dưỡng khác. Hôm nào rảnh sẽ kể, vì kể ở đây là chạy đi rất xa, khó trở về.

 

Nếu chúng ta bắt chước ăn những gì các người ở các vùng xanh này là sống thọ, không bệnh tật thì chạy theo một đáp án sai. Những người dân của các vùng này sống lâu nhờ các yếu tố khác, chớ không phải như báo chí tô vẽ. Họ đưa ra một vài yếu tố để bán thực phẩm.


Điển hình các người bị bệnh di ứng phấn hoa thì muốn trị khỏi thì uống mật ong của địa phương, thay vì mua Manuka từ bên Tân Tây Lan vì hoa bên xứ này khác với hoa ở Cali hay Virginia,... do đó tốt nhất là ăn thực phẩm được trồng trọt tại địa phương nơi mình cư ngụ.

 

Lấy thí dụ, mình nghe thiên hạ nói là ăn khoai lang tím của Nhật Bản bổ nên mỗi lần đi chợ là mình ghé mua vài củ khoai lang tím nhưng xét cho kỷ khoai lang tím, khoai môn đều là tinh bột. Tinh bột sẽ tạo ra đường, làm cơ thể chúng ta béo lên. Mình không hiểu là khoai lang có tinh bột, khoai lang Tây cũng có tinh bột mà sao họ lại kêu ăn khoai lang tốt hơn khoai Tây.

 

Tò mò, đọc thêm thì khám phá ra khoai lang tím, khoai môn, chuối xanh mà mình hay mua ở chợ Mễ đều là tinh bột nhưng không phải loại tinh bột thường mà một loại đặc biệt, kháng tinh bột (resistant starches), hoạt động khác với các loại tinh bột của gạo, bột mì, bắp khi được tiêu thụ. Do đó ai bị bệnh tiểu đường thì nên ăn gạo Ấn Độ như Basmanti, ít tạo ra đường.

 

Thay vì biến thành Glucose để đốt năng lượng giúp cơ thể hoạt động, hay dự trữ chất béo trong cơ thể như các tinh bột của gạo, bánh mì, khoai tây, các kháng tinh bột này chạy vào ruột non một cách bình an, nhờ chống lại các enzyme có chức năng tiêu huỷ chúng như các tinh bột bình thường. Nhờ vậy dù ăn nhiều nhưng không làm gia tăng insulin, đường trong cơ thể. Nhờ đó mà chúng ta không cảm thấy đói và no lâu.

 

Đặc điểm là các kháng tinh bột này được đường ruột non ưa chuộng, giúp cấu tạo thêm các chất như acetate, proportionate, và Butyrate, để sử dụng cho ty thể trong đường ruột. Các kháng tinh bột này giúp nhuận trường, hấp thụ chất dinh dưỡng và bảo vệ ruột non. Tương tự các vùng xanh khác ở âu châu, dân chúng tiêu dùng rất nhiều dầu Olive và rosemary cũng công dụng tương tự.

 

Trên thực tế, họ ăn rất ít chất đạm thịt, trong khi thiên hạ đổ nhau đi ăn thịt nướng của vùng Địa Trung Hải.

 

Người ta thử nghiệm trong vòng 8 tuần lễ: họ cho các người tham gia cuộc thử nghiệm ăn ít lại 30% calories thường nhật. Họ chia thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất 30% thức ăn là chất đạm của gia cầm và nhóm thứ 2 chỉ ăn có 15% chất đạm gia cầm. Nhóm cuối cùng ít bị inflammation (viêm), vì viêm dễ đưa đến bệnh tiểu đường, bệnh béo phì.

 

Kết quả cho thấy mọi người đều xuống cân (15 cân anh) nhưng khi thử máu thì nhóm ăn ít thịt có kết quả tốt hơn. Kiểu này ăn chay là tốt nhất. Vào chùa thấy mấy ông sư mặt mày thấy tươi rói vì ăn chay.

 

Tính ra thì dân chúng vùng Sardinia chỉ ăn thịt vào chủ nhật sau khi đi lễ về. Dân Okinawa ăn toàn rau cải, ít khi ăn thịt heo. Tin đồ của nhà thờ 7-ngày Adventist ở Loma Linda, Cali ăn chay trường. Ở Ikeria, người ta làm thịt một con heo mỗi năm, rồi làm xúc-xích, jambon để cả gia đình ăn cả năm. Mình nhớ có lần sang Ý Đại Lợi chơi ở nhà cô bạn học, năm đó họ làm thịt một con heo rồi làm jambon, xúc-xích, đủ trò, xuống dưới hầm thì thấy họ treo jambon và xúc xích đầy, để ăn năm này qua năm nọ. Họ không ăn như người Mỹ hàng ngày.

 

Trong khi đó, trung bình một người Mỹ ăn 222 cân thịt bò và gà mỗi năm. Kinh

 

Các loại gia cầm được nuôi bằng các hạt bắp ngô, đậu nành GMO, và được tọng vào mồm quá nhiều khiến nhiều con to béo đi không nổi. Các nông phẩm được sản xuất với các chất hoá học diệt trùng, phân bón,…nên khi chúng ta ăn thịt của gia cầm được nuôi bởi các loại hạt giống này thì khó tránh khỏi bệnh tật gây nên.


Trái với người ta thường hiểu, kêu bệnh tật là do các Gen của gia đình nhưng khoa học chứng minh là do dinh dưỡng mà ra. Họ thí nghiệm các người sinh đôi, ở hai môi trường khác nhau, dinh dưỡng khác nhau thì lớn lên, cả hai đều có bệnh tật khác nhau. Do đó khi bệnh tật, đừng có đổ lỗi cho ông bà sinh ra mình với gen không tốt. Người nhật di cư sang Hoa Kỳ, ăn thực phẩm tây phương thì sau này đều bị bệnh như người Mỹ da trắng.

 

Chúng ta đang trong thời lão hoá nhiều và bệnh đáng lo nhất là Alzheimer. Bệnh này có ảnh hưởng rất nhiều vì ăn chất đạm của thịt gia cầm quá nhiều. Điển hình người Nhật Bản khi xưa ít bị bệnh mất trí nhớ nhưng từ khi họ chuyển đổi qua cách dinh dưỡng của người Âu châu thì bệnh Alzheimer của người dân họ, từ 1% (1985) lên đến 7% (2008). Từ khi quân đội mỹ đóng quân ở đảo Okinawa thì các tiệm ăn MacDonalds mọc lên như nấm, người dân địa phương nay cũng béo phì, không thua người Mỹ.

 

Càng đọc về dinh dưỡng càng thấy lạ. Mình tò mò không hiểu lý do nào mà trung bình, phụ nữ chết sau đàn ông cả 10 năm. Nay mới đọc một nghiên cứu mới giải đáp thắc mắc của mình. Rảnh sẽ kể.

 


Nhs