Chuyện vui bên lề bầu cử


Mùa bầu cử rất vui, thấy thiên hạ cứ chửi phát xít, Hitler, toàn những cụm từ dao to búa lớn để chỉ định đối thủ của mình, để rồi sau bầu cử lại mời vào toà Bạch Cung, bắt tay uống trà. Cuối tuần qua, có ông cố đạo truyền thông trên MSNBC, bay đến Florida xin gặp ông Trump, sau 7 năm trời cứ chửi bới ông ta trên đài truyền hình với những cụm từ như Hitler, mối đe doạ của nền dân chủ bú xua la mua. Hay bà cố đạo truyền thông Megyn Kelly bị NBC đuổi, buồn đời bà này mở đài riêng, Podcast gì đó, có số người xem và nghe hơn cả hai đài NBC và ABC cộng lại. Nghe nói CNN sắp sa thải đâu 100 người vì ít khán giả. Mình chỉ xem bầu cử trong vụ đếm phiếu lại chớ bên tả bên hữu mình không xem nữa từ 10 năm nay. Mùa bầu cử thì mình được đồng chí gái thông báo các kết quả nên cũng không cần xem truyền hình.


Mấy vụ chửi nhau để bán quảng cáo rồi bắt tay như một tuồng hát khiến mình nhớ đến thời học sinh, nghe thầy giảng về lịch sử thế giới thì được biết Đức quốc xã thường được gọi tắt là Nazi, từ Nationalsozialismus (chủ nghĩa xã hội quốc gia) và chủ nghĩa Phát xít (Fascismo) là tồi bại, là xấu, gieo rắc đau thương,…


Khi chửi Phát xít, Nazi thì xem như vô tội vạ, không ai làm khó dễ, như một định đề Euclid ngược lại nếu kêu ai là da đen, da màu, da trắng, đồng tính,.. là bị lên án kỳ thị chủng tộc này nọ. Hai chủ nghĩa này đều phát sinh từ xã hội chủ nghĩa, thay vì theo tinh thần xây dựng thế giới đại đồng như đệ Tam quốc tế thì họ chỉ chú tâm xây dựng thiên đàng xã hội cho riêng nước của họ. Muốn xứ họ giàu có hơn. Ngày nay phong trào MAGA, có thể là hướng đi của Đức quốc xã và Phát-xít khi xưa, chỉ muốn làm Hoa Kỳ trở thành hùng cường trong khi chủ nghĩa toàn cầu hoá (globalism), hao hao chủ trương thế giới đại đồng của đệ Tam quốc tế. Chúng ta đang sống lại thời xưa cách đây 100 năm, để rồi xem đi về đâu. Khi xưa, Đức quốc xã giết 6 triệu người do thái khơi khơi và ai nấy đều im lặng. Ngày nay, những hình ảnh quân đội do thái bỏ bom tại Gaza giết người Palestine, thiên hạ lên án tại liên hiệp quốc rồi rủ nhau đi ăn, không ai kêu gọi tẩy chay gì cả. 

Rồi sau đệ nhị thế chiến chế độ tư bản, thường được gọi là thế giới tự do kêu khối liên Xô, cộng sản là xấu xa, tàn bạo dù trước đó họ là đồng minh, đánh cho quân đội Đức quốc xã phải đầu hàng. Liên Xô chết đâu trên 20 triệu người. Cũng như sau 75 người ta kêu ngụy là xấu, cách mạng là tốt. Trước 75 thì họ kêu Việt Cộng là xấu, quốc gia là tốt. Cho thấy xấu hay tốt đều tuỳ thuộc vào thời gian và không gian. Nhất là phải chiến thắng vì lịch sử đều được viết bởi kẻ thắng trận.


Người ta kêu Đức quốc xã là xấu vì giết người, diệt chủng để tạo dựng một giống người tốt trong khi Liên Xô có các quần đảo ngục tù để nhốt những ai không tin họ. Khi mình ở Pháp thì nói chuyện với tụi bạn học, chúng kêu đúng rồi, bọn không tin vào thế giới đại đồng thì phải bỏ tù, họ bị bệnh tâm thần. Chống phá cách mạng, thế lực thù địch thì phải bỏ tù. 


Khi phụ nữ mang thai thường là trễ thì người ta có thể biết được, sau khi khám nghiệm đứa bé bị down syndrome (hội chứng down). Bác sĩ của Đức quốc xã theo chỉ định phải giết mấy bào thai loại này. Cứ tưởng tượng bác sĩ đến khám thai và khám phá ra bào thai có hội chứng down, để ống nghe nơi bụng và nói với bào thai là tôi phải trục xuất bào thai ra ngoài. Đứa bé hỏi lý do thì bác sĩ kêu, nhân dân Đức quốc, là giống da trắng ưu tú, kiên cường anh hùng, nên không thể chấp nhận những công dân sẽ làm gánh nặng cho chính phủ suốt đời. Tàn ác!

Tối cao pháp viện Hoa Kỳ mới phủ quyết sau 50 năm trường hợp pháp lý Roe v. Wade mà tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã biểu quyết (7-2) vào năm 1973, cho rằng cấm phá thai là vi hiến. 4 năm dưới thời ông Trump, đã tiến cử mấy ông bà toà vào tối cao pháp viện nên bảo thủ chiếm đa số nên cuộc bầu cử vừa qua, vấn đề tự do phá thai là một trong những đề tài mà các ứng cử viên tìm cách khai thác để kiếm cử tri. 

Họ gọi Pro-Life (chống phá thai) và Pro-Choice (ủng hộ phá thai). Đối với pro-choice thì đứa bé, bào thai không có tiếng nói, quyền gì cả. Người ông đã cấy tinh trùng tạo nên bào thai cũng không có quyền. Chỉ có người phụ nữ thường quên sử dụng cách ngừa thai nên bị cấn thai, có quyền quyết định phá hay không phá thai. Tài tử Michelle Yeoh mới tuyên bố, điều bà ta tiếc nuối nhất đời là không có con, vì lo cho sự nghiệp. Có hai bà cầu thủ đá banh bên Anh quốc kêu một trong hai bà có bầu. Không biết tinh trùng của ai. Hôm qua nói chuyện với ông thợ Mễ, ông ta kêu thằng con có bao cao su trong ví, nhưng khi thời cơ chín mùi, nó quên nên cô bạn gái có thai và quyết định giữ, nay thằng con than là có con tốn tiền quá.

Ngày nay, người ta nhân danh quyền làm người, làm phụ nữ kiên định lập trường phá thai. Nếu bác sĩ bỏ ống nghe trên bụng để nghe bào thai tim đập, nói là phải trục xuất thai nhi thì đứa bé sẽ hỏi lý do. Lý do là mẹ mày muốn thăng tiến trên con đường sự nghiệp công danh nhưng họ vẫn than là có sự khác biệt lương bổng giữa nam và nữ, nghe nói đến 30%. Tại sao phá thai để được lãnh 30% ít hơn nam giới? Mình nghĩ là bựa thôi vì khi còn đi làm đồng chí gái có lương cao hơn cả người quản lý cô nàng. Vì nếu mướn phụ nữ với 30% rẻ hơn thì các công ty tại Hoa Kỳ đã mướn hết phụ nữ, để dành được 30% lợi tức. Tuyên truyền của nữ quyền. Đứa bé hỏi thế bố nó có nhất trí không. Bác sĩ kêu theo luật thì bố mày không được lên tiếng. Không có quyền gì cả, đàn ông ở xã hội tiên tiến này còn thua cả con chó.

Disney corporation ở tiểu bang Florida, trả tiền cho nhân viên của họ đi đến các tiểu bang “xanh” cho phép phá thai, những khách hàng tương lai của họ. Theo luật liên bang thì cấm phá thai nhưng các tiểu bang, do cử tri quyết định cho phép hay không phá thai. Đa số các tiểu bang theo dân chủ thì đều cho phép phá thai và cử tri theo cộng hoà thì chống phá thai, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Nhất là châm ngôn của họ là tạo dựng thiên đàng cho trẻ em, nơi vui nhất thế giới. Dân bảo thủ thì kêu tại sao lấy tiền đóng thuế của tôi để trả chi phí cho những người dân ở tiểu bang khác đến phá thai. Dân bảo thủ không có tình người, giúp đỡ người hoạn nạn, dân chơi nhưng sợ con rơi.


Các tiểu bang “xanh” thành lập các trạm phá thai lưu động, chạy đến biên giới gần tiểu bang “đỏ”, để kêu gọi người dân xứ đỏ, muốn phá thai, vượt biên qua, leo vào các trạm phá thai lưu động. Xong xuôi thì được ăn bữa cơm tình nghĩa xanh rồi chạy về xứ đỏ, tiếp tục hành lạc vô tội vạ. Cứ tưởng tượng khi xưa, Đức quốc xã cho các xe lưu động đến gần biên giới với Thụy sĩ rồi kêu gọi người gốc do thái, chạy qua biên giới hay người Thụy sĩ bắt người do thái đẩy qua biên giới, chở vào các trại tập trung. Đức quốc xã họ chỉ bắt người tại các quốc gia họ chiếm đóng còn hàng xóm như Thuỵ Sĩ thì không dụ dỗ gì cả.


Tóm lại Nazi là xấu vì giết các bào thai bị hội chứng Down còn những người kêu gọi trục xuất các thai nhi bình thường là người tốt, những nhà lão thành cách mạng kiên định. Những người tiên phong, trí thức, đầy ắp tình người, kiên cường, toả sáng mặt trời cách mạng. Chỉ nói đến vấn đề phá thai còn tàn sát 6 triệu người gốc Do Thái thì xét lại trong mục tới. Mình có viếng thăm các trại tập trung ở Áo, thì công nhận con người tàn bạo thật với đồng loại vì nhân danh lý tưởng chi đó. Chán Mớ Đời 


Facebook xoá bài của mình nên đổi tên lại xem có còn bị xoá. Ngược lại muốn được đăng thì trả tiền thì họ cho đăng. Kinh


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Paris không có gì lạ em ơi


Đi Tây về, Đồng chí gái hỏi dạo này Paris có gì lạ. Mình nói là thời trang của mấy cô đầm trẻ ngày nay bận váy còn ngắn hơn mini-jupe ngày xưa, đại loại là ngắn đến tận háng. Ngồi xuống là mấy ông sẽ xem cặp giò đi lên. Kinh. Mấy cô mang giày cao gót khi xưa nay bắt chước phụ nữ Mỹ mang giày bata cho tiện, đi bộ ngoài đường nên phải làm ngắn lại cái váy, giúp khoe bộ chân dài.

Có lẻ nhờ thế vận hội 2024 nên không thấy cứt chó như xưa, đi ngoài đường không thấy chó, chỉ thấy một ông vô gia cư xin tiền ôm con chó. Đường phố nay ít xe lại, có đường dành cho người đi xe đạp. Màu xanh lá cây trở thành mầu của Paris, vì đi đâu cũng thấy hình ảnh “tái sinh”, bảo vệ môi trường. Du khách vẫn nhiều, có thể đông hơn xưa dù là mùa thu. Bên dòng sông Seine, nay họ cho đi bộ, xe cộ hình như bị chận lại. Mình đi hôm cuối tuần nên chắc họ chận xe, để làm phố đi bộ. Tinh thần Écolo dân Tây khá cao, nói chuyện với cô bạn, cô ta nói đi xe lửa thay vì đi máy bay dù nhanh hơn để giảm tải thán khí này nọ. Khi xưa, ở Paris, có ông Tây tên Bruce Lalonde, ứng cử tổng thống, Đảng môi trường xanh, không ngờ 40 năm sau dân Tây ủng hộ nhiều. Vấn đề là dân Tây uống CoCa cola nhiều nên không biết họ tái sinh chai CoCa nhựa ra sao. Tây bắt đầu ăn thực phẩm made in USA. 

Rất ngạc nhiên là ngày nay người Pháp cho phép xây dựng các lối kiến trúc này. Khi xưa là cấm tiệt. Ảnh này (theo dân Paris trên Fb cho biết) là ảnh AI. 

Không có thật ngoài đời, anh  Sony NguyenUsa á.


Hôm ở Quartier Latin, mình đi bộ về Champs Elysees nhưng đến Khải hoàn môn thì cô em kêu mệt rồi, đành lấy xe điện ngầm về nhà. Lý do là khi xưa, mỗi lần đi làm bồi về khuya vì khách còn nên khi ra về, Métro đóng cửa. Làm được trả 100 quan và được chủ quán bồi dưỡng cho tô bún thịt nướng mỗi tối từ 6 giờ chiều đến 11:00-12:00 tối nhưng khách vào thì bà chủ kêu ở lại phụ mà đi taxi, họ chặt 120 quan nên lần sau phải cuốc bộ từ Boul Miche về đến Neuilly Sur Seine, mất 7 cây số, mất độ 90 phút. Nhất là vào mùa đông, trời tuyết lạnh, để xem lại con đường xưa sơn đi, để nhớ lại một thời sinh viên làm bồi, phục vụ Tây đầm.


Hôm ghé thăm cô bạn đầm, ở trong khu Le Marais. Cô ta cho biết căn hộ 50 mét vuông mà giá 650K. Khu vực Le Marais, khu người gốc do thái khi xưa. Còn sớm nên mình và cô em rãi bộ đến Place des Vosges mà khi xưa, hay ghé đây để tập vẽ. Quảng trường được xem là đẹp nhất về thiết kế đô thị tại Paris.

4 tầng thay vì như các dãy phố kiểu Haussmann đến 7 tầng. Cho nên đi đến quảng trường này thấy thoải mái, không bị ngộp như các đại lộ lớn.
Cây cối, bể nước đèn điện khá dễ thương
Các cổng và hàng rào không cao lắm
Các dãy chung cư nối liền với nhau
Các vòm nay bị nức vì lâu năm với sức nặng, có thể đất bị di chuyển nên họ phải dùng gỗ để chấn lại trong khi sửa chửa phía trên.
Các vòm che nắng mưa
Place des Vosges nhìn từ trên 

La Place des Vosges là một kiệt tác kiến trúc và quy hoạch thành phố, quảng trường này không do một kiến trúc sư duy nhất thực hiện. Thay vào đó, đây là thành quả của một nhóm các kiến trúc sư và kỹ sư dưới sự giám sát của vua Henri IV. Một trong những người đóng vai trò quan trọng nhất là Louis Métezeau, một kiến trúc sư tài năng của thời kỳ đó. Anh trai ông, Clément Métezeau, cũng có đóng góp trong quá trình thiết kế. Mình nghĩ dạo đó, chưa có trường Mỹ thuật, đào tạo kiến trúc sư nên một số người xây dựng họp nhau mà làm. Rồi tự gọi là kiến trúc sư.


https://en.wikipedia.org/wiki/Louis_M%C3%A9tezeau


Louis Métezeau là người chịu trách nhiệm chính cho thiết kế quảng trường. Ông đã áp dụng các nguyên tắc đối xứng và hài hòa của kiến trúc cổ điển, mang đến một vẻ đẹp rất “thuần Pháp” mà ta vẫn thấy ở đây ngày nay. Métezeau chọn một bố cục vuông vức và đồng nhất cho tất cả các dãy nhà, điều này tạo nên vẻ uy nghiêm và thống nhất cho toàn bộ quảng trường.

Trong métro của Paris khi chào bonjour, thiên hạ nhìn mình như điên không còn sự chào hỏi như xưa như xuống xe buýt kêu cảm ơn tài xế này nọ. 


Mặc dù Métezeau có công lớn, nhưng chính vua Henri IV là người đứng sau ý tưởng tạo ra quảng trường này. Nhà vua không chỉ muốn một nơi đẹp, mà còn muốn khẳng định quyền lực và sức mạnh của hoàng gia. Ông cũng muốn quảng trường này giúp hồi sinh khu vực Marais, đồng thời tạo ra một nơi cư trú danh giá cho giới quý tộc. Henri IV đề ra một phong cách kiến trúc đồng nhất cho toàn bộ quảng trường, giúp tạo nên vẻ đẹp hài hòa mà ta thấy ngày nay.

Hình này cho thấy thời mình đi học và ngày nay


Place des Vosges đã trở thành một biểu tượng của quy hoạch đô thị có trật tự và là nguồn cảm hứng cho nhiều quảng trường hoàng gia khác ở Pháp và châu Âu. Những quảng trường với kiến trúc đối xứng và đồng nhất như Place Dauphine tại Paris sau này cũng chịu ảnh hưởng từ mô hình của Place des Vosges. Tỏng các sách báo vè thiết kế đô thị, quảng trường này được xem là một trong những điểm nhấn của Pháp quốc.


Chỗ này, nay vẫn đẹp, cây cối mọc um tùm, tạo bóng mát, có vòi sen bể nước, có băng ghế cho thiên hạ ngồi đọc sách hay tán chuyện. Chỉ có mỗi điểm lo là các dãy nhà nhiều tầng, lâu năm bị nức nẻ nên họ phải trùng tu. Ai làm chủ mấy căn hộ này thì hơi mệt, không biết có được chính phủ tài trợ hay không. Mình đi ngang nơi ông Victor Hugo thường cư ngụ để viết những cuốn sách danh tiếng, nay là viện bảo tàng. Mình có vào khi xưa nên không trở lại.


Thấy họ chêm cây gỗ để chống đỡ sức nặng của căn phố mấy tầng trong khi sửa sang lại. (Còn tiếp)



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Con không cha như nhà không nóc

 Có lần nói chuyện với cô em, cô em kể là ngày xưa, lớn lên không có bố bên cạnh nên cảm thấy thiếu vắng khi thấy bạn bè được bố chăm sóc nên thèm có bố dù một giây phút thôi. Bố mình bị đi tù cải tạo 15 năm sau 1975 nên mấy người em mình ở Việt Nam đều lớn lên không có tình thương, chăm sóc của bố. Khi bố về lại thì đã lớn hết và lập gia đình. Mình sống 18 năm tại Đà Lạt, chỉ sống với ông cụ đâu 7 năm trời vì trước kia, ông cụ còn tại ngủ, rồi làm công chức ở Ban Mê Thuột. Người Việt mình hay nói “con không cha như nhà không nóc”.

Có cuốn sách The Absent Father Effect on Daughters của bà Susan E. Schwartz, một nhà phân tâm học nói đến những bài học khi vắng bóng cha của con gái, khám phá tác động của việc người cha vắng mặt hoặc không sẵn sàng về mặt cảm xúc đối với con gái và cách họ có thể chữa lành và phát triển ý thức mạnh mẽ về bản thân.

Trong đời sống ngày nay, ly dị tràn lan, 49% tại Hoa Kỳ. Cha mẹ ly dị rồi căm thù chế độ cũ, tìm cách trả thù làm cho đối tượng một thời đau khổ mới hả giận. Tự giam hãm trong cái nhà tù vô hình đầy hận thù. Vấn đề là mình tự chuốc lấy đau khổ trước vì tự giam vào nhà tù ấy. Đa số người mẹ được quyền nuôi con, tìm cách trả thù kẻ nội thì cũ bằng cách không cho con gặp người cha, mà họ nghĩ là một kẻ xấu xa bất chấp đến con mình, cũng cần đến tình phụ tử. Thậm chí còn nói xấu về người cha vô thừa nhận. Mình có một anh bạn, về Việt Nam lấy vợ, có hai mặt con rồi một ngày đẹp trời, cô vợ kêu ly dị vì gặp lại mối tình xưa ở Việt Nam, tình cũ không rủ cũng lại, dọn qua tiểu bang khác. Không cho anh ta thăm viếng con, anh ta gửi quà cho con vào những lễ giáng sinh, sinh nhật này nọ, đều bị trả lại. Có tấm bảng to đùng bên cạnh xa lộ 91, kêu gọi quyền người cha.

Bà Susan E. Schwartz cung cấp một phân tích rất cụ thể và sâu sắc về sự thiếu vắng của người cha, trên phương diện thể chất hay tinh thần, có thể gây ra những tác động tâm lý lâu dài đến cuộc sống của người con gái. Mình đọc cuốn này để hiểu thêm về mấy cô em vì anh em không sống chung từ 50 năm qua. Mình có hai cô em, suốt 20 năm không biết mặt vì sinh sau khi mình đi Tây. Lâu lâu về Việt Nam, anh em gặp nhau vài ngày rồi lại xa nhau. Tháng trước về Paris mới có dịp nói chuyện nhiều, mới hiểu thêm cô em kế, vượt biên sang Tây. Đúng lúc mình ra trường rồi đi làm tứ xứ. Xem như mình không có duyên sống gần với gia đình người thân.


1. Sự thiếu vắng người cha và hình thành cảm giác bất an cho phụ nữ

Khi người cha vắng mặt hoặc không hiện diện về mặt tình cảm, con gái có thể phát triển cảm giác bất an hoặc không được yêu thương của nam giới. Sự vắng mặt này có thể là do cha bỏ đi, ly dị, công việc quá bận rộn hoặc vì cha không có khả năng thể hiện tình cảm. Nhất là người Việt mình ít biểu lộ tình cảm ra ngoài.

Một cô gái lớn lên trong gia đình có cha mẹ ly dị, có thể cảm thấy mình không đáng yêu hoặc không quan trọng, dẫn đến việc tìm kiếm sự xác nhận giá trị bản thân từ người khác, đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm. Cô ấy có thể luôn cảm thấy sợ hãi bị từ chối hoặc bỏ rơi, tái hiện lại mô hình cảm xúc từ thời thơ ấu. Lâu lâu buồn đời, mình xem chương trình Bạn muốn hẹn hò tại Việt Nam, thấy các cô gái thường tìm người chồng tương tự cha mình. Hay con trai cũng tìm kiếm người bạn đời như mẹ mình. Mình thì tìm ai chịu gả cho mình, không dám đòi hỏi. Nông dân nên biết thân phận không đòi hỏi. 


2. Ảnh hưởng lên lòng tự trọng và giá trị bản thân

Bà Schwartz cho rằng người cha thường đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố lòng tự trọng và giá trị bản thân của con gái. Khi vắng mặt, con gái có thể cảm thấy mình không đủ tốt hay không xứng đáng được yêu thương.

Một phụ nữ trưởng thành có thể cố gắng quá mức để chứng tỏ giá trị của mình trong công việc hay trong các mối quan hệ để bù đắp cho cảm giác không đủ đầy từ thời thơ ấu. Cô ấy có thể quá cầu toàn hoặc liên tục lo sợ về sự thất bại. Tết này về Đà Lạt, mình sẽ hỏi mấy cô em về vụ này. Có điều mình biết chắc một điều là bố mình ở tù 15 năm, gây xáo trộn về tâm lý cho mấy người em, vì đi học, bạn học kêu con nhà phản động cũng như hàng xóm chỉ trích gia đình phản cách mạng. Một cô em kêu xem tài liệu cũ, giấy ra trại của ông cụ mình sau 15 năm học tập thì ông cụ được gọi là thành phần phản cách mạng. Em mình không được đi học đại học dù đậu dư điểm. 


3. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ tình cảm

Người cha đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách mà con gái nhìn nhận các mối quan hệ với nam giới khi lớn lên. Nếu không có một hình mẫu người cha mạnh mẽ và tích cực, con gái có thể gặp khó khăn trong việc phát triển các mối quan hệ tình cảm lành mạnh. Có lần, con gái mình nói là hàng ngày gặp bố nhiều hơn là gặp mẹ của nó. Đồng chí gái đi làm ở sở nên nhiều khi phải ở lại khuya để làm việc, trong khi mình làm tự do nên đưa đón con đi học, nấu ăn cũng như chở đi học ngoại khoá như đàn hay chơi thể thao mỗi ngày. Gần đây con gái mình nhắn tin cảm ơn bố đã nuôi nấng, chăm sóc từ bé. Mình nghĩ con mình bị ảnh hưởng nhiều về bố chúng.

Một người phụ nữ có thể bị cuốn hút bởi những người đàn ông không ổn định, xa cách về mặt tình cảm hoặc thậm chí không tốt với cô ấy, bởi vì đó là kiểu mẫu quen thuộc mà cô đã biết trong quá khứ qua hành vi của bố cô ta. Hoặc, cô ta có thể quá phụ thuộc vào bạn đời vì lo sợ bị bỏ rơi. Vụ này thì con gái mình hay tâm sự về bạn trai, tình yêu hay làm việc.


4. Sự thiếu vắng người cha và vai trò biểu tượng trong tâm lý Jungian

 Bà Susan Schwartz sử dụng các khái niệm từ phân tâm học của Carl Jung để nhấn mạnh rằng hình ảnh người cha không chỉ là một cá nhân mà còn là một biểu tượng trong tâm lý của con gái. Người cha đại diện cho quyền lực, sự bảo vệ, định hướng và thậm chí sự ổn định trong cuộc sống.

Sự thiếu vắng người cha có thể dẫn đến việc phụ nữ có cảm giác mất phương hướng trong cuộc sống, không tìm thấy sự ổn định hoặc khó khăn trong việc định hình mục tiêu và định hướng của bản thân. Họ có thể cảm thấy không được bảo vệ và không có nền tảng để đứng vững trước những khó khăn. Khi ông cụ mình ở tù cải tạo 15 năm, thì mẹ mình buôn bán nuôi con, vừa làm mẹ và đảm nhiệm vai trò người cha luôn trong suốt 15 năm.


5. “Vết thương cha” và quá trình chữa lành

Một phần quan trọng của cuốn sách là hướng dẫn phụ nữ nhận diện và chữa lành những “vết thương thiếu vắng cha”. Bà Schwartz khuyến khích họ đối diện với những tổn thương từ thời thơ ấu, tìm hiểu nguồn gốc của cảm xúc và tái kết nối với chính mình. Sự tự nhận thức và quá trình làm việc với những tổn thương này có thể giúp họ cảm thấy hoàn chỉnh và giải thoát khỏi những mô hình tiêu cực đã lặp lại. 

Mình đọc đâu đó, cho biết là phụ nữ với lợi tức thấp, thường là phải dọn vô ở với một người đàn ông khác trong vòng 1 năm, sau khi chia tay với chồng hay người tình để được chia sẻ nhà cửa. Vụ này thì mình là chứng nhân, vì lâu lâu thấy mấy bà mướn nhà kêu lấy tên chồng, Bồ cũ ra và bắt một tên mới ký tên vào hợp đồng thuê nhà. Thường là hay bị bạo hành và con cái sẽ thấy những cảnh này và sẽ chịu đựng khi lớn lên với chồng hay người tình 2 năm.

Một phụ nữ từng trải qua liệu pháp tâm lý có thể học cách xây dựng ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ và từ từ nhận ra giá trị của bản thân không phụ thuộc vào sự chấp thuận của người khác. Cô ấy có thể học cách yêu thương bản thân và cảm thấy tự do hơn trong việc đưa ra các lựa chọn của riêng mình. Nếu có đủ điều kiện tài chính.


6. Sự vắng mặt của người cha trong đời sống thường Nhật

Sự vắng mặt của người cha không chỉ xảy ra khi người cha không còn sống chung hoặc không hiện diện về mặt vật lý, mà khi người cha có mặt nhưng không quan tâm, không kết nối về mặt cảm xúc hoặc có những hành vi gây tổn thương như đánh đập hay loạn luân này nọ.

Một người cha có thể bị ràng buộc với công việc, không dành thời gian để lắng nghe và hiểu con gái mình, dẫn đến cảm giác cô đơn và lạc lõng của cô ấy. Hoặc, một người cha nghiện rượu và đánh đập vợ con, có thể khiến con gái cảm thấy bất lực và không tin tưởng vào người khác giới.


Cuốn sách của Susan E. Schwartz không chỉ là một cái nhìn tâm lý học về vai trò của người cha trong cuộc đời con gái mà còn là lời kêu gọi để phụ nữ hiểu và chữa lành bản thân, giúp họ trở thành những người mạnh mẽ và tự chủ hơn trong một xã hội phân tán như ngày nay. Người ta chỉ nghĩ về quyền lợi cá nhân thay vì hy sinh cho gia đình, người thân thuộc. 

Mình thấy tỷ lệ ly dị tại Hoa Kỳ. Hóa ra phụ nữ lấy nhau ly dị nhiều hơn đàn ông với đàn bà. Hóa ra phụ nữ muốn ly dị nhiều hơn. Xem tỷ lệ đàn ông lấy đàn ông. Kinh lỗi tại dần ông mọi đàng. Chán Mớ Đời 


Nhớ báo Paris Match có phong vấn ông Phạm Văn Đồng khi ông ta công du tại pháp. Ông ta cho biết có độ 2 triệu người quân nhân và công chức của Việt Nam Cộng Hoà bị đưa đi trại cải tạo. Mình không biết, bao nhiêu người con thiếu vắng cha sau 75, rồi vượt biển. Ảnh hưởng tâm lý khá sâu, khó mà giải quyết khi còn sống.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Hy sinh đời bố củng cố đời con


Từ ngày hai đứa con đi học mấy khoá tài chính thì mình khá bận rộn với những câu hỏi của chúng vì chúng đi kiếm nhà để mua cho thuê. Mỗi tối thứ 2 là mấy cha con gọi điện thoại nói chuyện. Bàn tính cách thương lượng với chủ nhà muốn bán này nọ.

Đầu tiên con gái nói bà chủ căn hộ ở New York muốn bán khu chung cư có 5 căn hộ. Hỏi bà ta muốn bao nhiêu thì được biết 5 triệu khiến mình thất kinh. Hỏi bà ta còn nợ bao nhiêu thì được biết độ $350k. Mỗi căn trả $4,800/ tháng. Mỗi tháng trả đâu $14,000 thì 3 năm là hết nợ. Mình có mua một căn nhà như vậy, tiếp tục trả cho ngân hàng xong thì 3 năm sau bắt đầu lấy tiền thuê nhà trả cho chủ nhà. Mình nói nó thương lượng, tiếp tục trả tiền nợ đến khi hết (3 năm) rồi sau đó trả cho bà ta tiền cho vay lại. Nhưng bà ta đòi 1.5 triệu đặt cọc. Lý do là trong cái trust mà ông chồng để lại, bắt như vậy. Mình đoán là họ làm living trust ABC nên khi ông chồng chết, sợ bà vợ đi lấy chồng khác nên ra điều kiện bán thì phải bỏ 1.5 triệu tối thiểu để mấy người con có thể có chút gì sơ múi. Mình nói nếu con có 1.5 triệu, thì cho vay 12%, mỗi tháng được 15k, một năm được 180K, khỏi cần đi làm. Nói tiếp tục kiếm nhà khác rẻ hơn. Mình nói kiếm một căn trước rồi học nghề cho thuê. Đi từ từ. Được cái là tối nó với thằng Bồ chơi trò Cash Flow của Kiyosaki, đỡ tốn tiền đi ra ngoài lại học cách đầu tư.

Còn thằng con thì hăng hái hơn, dẫn mình đi gặp nhiều chủ nhà muốn bán. Mấy người này bầu cho dân chủ nên đầu óc hơi đi trên mây. Tuyệt nhiên nhà của họ đều thừa hưởng từ cha mẹ, còn họ thì chưa bao giờ mua được căn nhà dù được sinh ra tại Hoa Kỳ. Cho thấy người Việt mình sang đây thế hệ đầu tiên đều dành dụm, mua được nhà là một sự thành công lớn, thực hiện giấc mơ Hoa Kỳ còn người Mỹ sinh tại đây thì lại không. Đúng là ai giàu ba họ ai khó ba đời. Đến đời thứ 3 thì xem như con cháu người Việt là người Mỹ hoàn toàn thì hết lo làm ăn, buôn bán, ăn chơi tiêu xài như người Mỹ.


Người thứ nhất đến xem nhà thì thất kinh. Họ ở với bố mẹ từ lâu, rồi khi bố mẹ qua đời, vay tiền để trả phần cho bà em ở Colorado. Họ đòi 1.2 triệu trong khu nhà độ 800-900K. Hóa ra họ mượn tiền để xây một cái spa to đùng giá 120K, mà họ cũng không biết sử dụng hết các chức năng của spa. Cái mất dậy là nội cái spa này không là tốn thêm $500/ tháng để nấu nước nóng 24 trên 24. Phải đậy nắp lại và ít khi dùng vì mở ra thì bốc hơi, lại tốn tiền điện nấu nước sôi. Chán Mớ Đời 

Thiên hạ đến nhà mình hay xúi mình xây một hồ tắm ở sau vườn khiến mình buồn cười. Mình đi Los Angeles Fitness miễn phí, có hồ bơi to đùng, tội vạ gì phải xây hồ tắm cho họ đến chơi. Tốn tiền sưởi nước nóng. 

Họ lại bỏ thêm 250K để làm cái sunroom thay vì xây luôn căn phòng vì sunroom không tính vào diện tích của căn nhà dù tốn tiền. Nay mất việc, không trả nổi nên muốn bán nhưng cứ nghĩ sẽ có người ngu như sơn đen đến mua. Xem như họ bỏ ra 370K để làm mấy cái để chơi nhưng không đem lại giá trị cho căn nhà. Nếu họ tính toán một tị thì dùng số tiền này xây một ADU rồi cho thuê được $2,500-$3,000/ tháng, có thể trả tiền ngân hàng, sống về già thoải mái con gà kê. Mình nói căn nhà quá đẹp nhưng không đủ tiền để mua. Chúc phúc cho họ.


Căn thứ hai thì ở thành phố sang Villa Park. Chỉ có tội là nhà ở khu chỉ có 10,000 sqft diện tích lô đất vì bên kia đường Katella là khu có giá trị hơn thì mỗi lô đất là 20,000 sqft thì giá nhà trên 3 triệu ít nhất mỗi căn. Khi xưa, mình tìm nhà ở khu vực này nhưng mụ vợ không chịu, kêu khu này sang quá. Có mấy căn mà mình thương lượng nhưng mụ vợ không chịu mua, nay giá toàn là 4 triệu trở lên. Số mình ở nhà khu nghèo thì chịu.


Bà này thì gốc phi luật Tân, ly dị chồng, ở với mấy đứa con làm y tá. Muốn bán căn nhà giá 1.6 triệu, nhưng không được vì giá quá cao, nhà lại cũ, có 3 cái nợ; 750K, 250K và cuối cùng là 150K. 750K thì tiền lời 3.5% thì mình thấy ổn, có thể mua rồi tiếp tục trả còn 250K kia thì nằm yên. Lý do là trước năm 2008, thì wall street mua nợ rồi cộng chung bán trên thị trường chứng khoán mà người ta gọi là MERS. Bây giờ tiêu theo mấy khói nhưng giấy tờ của số tiền vẫn còn đó và không biết thuộc về ai nên cứ để đó, khi nào bán nhà thì tính sau và nợ thứ 3 là do một tên nào cho vay ngắn hạn 150K. Nếu mua thì phải trả số tiền 150K này vì tiền lời rất cao. Mỗi tháng bà ta trả đâu PITI là $3,900. Bà ta cần 2 xe cũ, mình nói có thể đưa chiếc xe Lexus của mụ vợ cho bà ta và mua một chiếc khác độ 20K nhưng bà ta phải trả 50% tiền nhà nhưng rồi bà ta đòi mình phải trả hết tiền mỗi tháng cho bà ta trong vòng 10 năm. Mình nói thằng con làm tính: trả 150K rồi 2 chiếc xe 80K rồi tiền trả cho chuyên gia mua bán địa ốc thêm 40K là 270k, cộng thêm 2 cái nợ kia là 1 triệu xem như căn nhà 1.27 triệu mà mỗi tháng bỏ thêm $4,000 hay $48,000/ năm cho 10 năm thì thêm $480,000. Có nên mua không. Thằng con làm tính xong thì kêu không. Thật sự mình đi tới đi lui thương lượng nhiều lần để dạy thằng con cách nói chuyện, thương lượng chớ ngay lúc đầu là thấy mệt rồi. Nếu họ tiếp tục trả $3,900 thì mình có thể mua. Vì giá cho mướn là tối thiểu $6,000. Nếu họ dọn ra thì mình mua được. Vì mỗi tháng có $2,000 tiền lời.

Nhà thứ 3 thì ở Costa Mesa, họ đòi 1.3 triệu, chủ nhà nói trước “non negotiable”, mình đồng ý. Mua nhà thì có hai cách: giá thấp hoặc giá cao cho chủ nhà nhưng điều kiện thuộc về mình. Họ nói nợ đâu 300k, lý do là mượn tiền để trả cho cô em vì căn nhà thừa hưởng từ cha mẹ rồi sửa sang lại, mua xe RV này nọ. Họ kêu đưa cho họ 900K, và để họ ở trong vòng 10 năm và mình tiếp tục trả nợ cho họ. Mình hỏi họ dùng 900k để làm gì, họ kêu để đi chơi trước khi chết, ăn tiêu. Khiến mình thất kinh. Khen căn nhà rồi kêu vợ mình chắc không cho mua dù căn nhà đẹp. Bỏ ra 900k, cho vay với tiền lời 12% thì mỗi tháng được 9k, một năm được 108K. Hai cha con đi về, mình nói thằng con, xem gương họ đó. Cả đời chả dành dụm gì cả, không mua được căn nhà, nay hưởng của bố mẹ rồi sẽ xài cho hết dù có 900K thì độ 2 năm là hết sạch. Vì không biết quản lý tiền bạc. Họ đòi 900K, họ nợ 300k, xem như 1.2 triệu rồi còn cho họ ở trong đó 10 năm. Rồi mình tiếp tục trả nợ cho họ trong 10 năm. Chuyện trên trời. Mấy ngày sau, họ gọi lại kêu trả trước 450K, mình nói thằng con cảm ơn. Quá nhiều. Lý do là mình mua nhà không bao giờ trả quá 10% đặt cọc.


Một hôm mình chạy đến khu thương mại của mình xem xét tình hình. Thì gặp bà quản lý giới thiệu một bà mướn căn phố dọn ra, vì có người dọn vào trả thêm đâu $1,000/ tháng. Bà này người gốc Thái Lan, mướn căn phố để may vá, sửa áo quần. Mình hỏi bà ta lý do dọn ra, kêu ông chồng về hưu và dọn về Tennessee. Mình hỏi vậy nhà của ông bà ở đây thì bà ta kêu sẽ bán. Mình nói bán cho mình nghe rồi chúc phúc bà ta.

Hôm sau ông chồng gọi kêu muốn xem nhà không. Mình nói tuần tới lên vì hơi xa. Ông ta đòi $425K, nhà 4 phòng ngủ, 2.5 tắm, rộng 2,916 sqft, đất 2.5 acres. Có giếng nước, điện thì năng lượng mặt trời, chỉ có mua Propane để xài. Ông ta có nợ 270K với tiền lời 2.75% của VA, dành cho cho cựu chiến binh và đồng ý cho mình tiếp tục trả nợ này. Xem như mình nợ ông ta 150K nhưng mình nói chỉ có 40K, còn thiếu ông ta 110K, sẽ đưa sau 15 năm sau khi mình tái tài trợ hay bán căn nhà. Tổng cộng PITI là $1,892/ tháng cho thuê độ $2,500. Thế là bắt tay rồi mình về nhà làm giấy tờ. Hôm qua đến gặp lại. Đưa giấy tờ cho họ đọc rồi kêu bà quản lý của mình chạy lại thị thực chữ ký. Sau đó chở họ chạy lên Bakersfield, mất 90 phút may quá trước 3:00 chiều thứ 6, để Record giấy tờ sang tên. Sáng nay, mình sẽ chuyền tiền cho họ. $40,000, 10% giá bán. Họ bán nhà cho cho mình, ký giấy tờ, thị thực chữ ký sang tên cho mình, nộp cho nhà nước mà chưa lấy mình một đồng.


Con gái muốn hùn vốn nên mình làm giấy tờ cho hai đứa con làm chủ, để chúng khấu trừ thuế. Xem như hy sinh đời bố củng cố đời con. Nay về già, dạy thằng con quản lý nhà cửa rồi tụi nó tìm được nhà thì thương lượng, giúp chúng mua, giúp chúng upload phần mềm của mình để sau này chúng tự mua. 


Thằng con đi theo bố, quan sát bố mua nhà dễ như mẹ đi mua áo quần. Nó hỏi sao mẹ lại kêu bố không biết ăn nói, nói chuyện vô duyên nhưng người ta lại bán nhà cho bố, dù chưa đưa họ một đồng. Mình giải thích nói chuyện để cưa gái khác với nói chuyện để người ta giao tiền, tài sản cho mình rất khác nhau. Con chọn cách nào? Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn