Pompei

Pompei

Hôm qua thuê anh chàng tài xế của dịch vụ đón vợ chồng từ phi trường về nhà nghỉ, đi viếng Herculaneum, Pompei và Sorento.

Sáng sớm 7:00 anh ta có mặt để ra khỏi La Mã để tránh kẹt xe vì theo lời anh ta thì sau đó thiên hạ đổ xô vào thủ đô, đi làm thì có thể kẹt đến 2 tiếng đồng hồ. Trên xa lộ thì không đông xe như ở Cali, chỉ có 3 lane, vẫn còn những chỗ mãi lộ nhưng được cái là ngày nay cóTelepass, kiểu tương tự Fastrack ở miền nam Cali nên không kẹt xe như xưa.

Xe đến Hercolaneum, một trong 2 thành phố bị phún thạch của ngọn núi Vesuve chôn sống tất cả mọi người trong những đêm kinh hoàng của năm 79 TCN mà đến thế kỷ 18, một nhà khảo cổ học người Anh tình cờ khai quật được. Còn sớm nêít du khách. Mua vé cho 5 di tích trong vùng nhưng chỉ để đi hai nơi chính là Herculaneum và Pompei.

Nghe nói vì địa thế của thành phố này gần biển nên khi phún thạch phủ lấp thành phố thì có một số dân chúng chạy ra biển nên thoát chết. Có 3 căn phòng trưng bày rất nhiều bộ xương, đoán là phòng của những người giác đấu bị chôn vùi dưới phún thạch vì cửa sắt đóng nên không chạy thoát.

Có cái hay là con đường hầm dẫn đến cơ quan hệ thống dẫn thuỷ của người la mã mà mình có xem lần trước cách đây 40 năm, nay bị đóng. Các kỹ sư của đế quốc này khi xưa được xem là đại giỏi về dẫn thuỷ từ xa về cho dân chúng trong thành phố dùng mà mấy ngàn năm sau vẫn còn đứng. Cái hệ thống thì đã cũ nhưng các cầu để dẫn nước như Pont du Gard, ở gần thành phố Nimes của Pháp cho thấy sự tài giỏi của họ.

Herculaneum mà người ý gọi Ercolano, đào quật được vài căn nhànhưng một số đông không được vào xem như khi xưa mình đã viếng, vì không được tu bổ nên có thể gây nguy hiểm cho du khách. Như thường lệ, phải kiếm nhà vệ sinh cho đồng chí gái. Coi xong thìWhatapps cho anh tài xế đến đón ở cổng rồi đi Pompei.

Đồng chí gái đói nên ghé quán ăn nhưng cô nàng lại cứ muốn ăn Panini. Panini tiếng ý nghĩa là sandwiches, số ít gọi là panino còn số nhiều gọi là panini nhưng mụ kêu không phải thì mình cũng thua non. Sau mụ đành ăn vì trong tiệm không có hình món mụ muốn ăn. Chủ tiệm không lấy thẻ tính dụng vì không muốn đóng thuế.

Ăn xong thì vào xem Pompei. Trong các phim La Mã thấy các tướng thắng trận về đi vào thành phố nguy nga, đồ sộ, vì họ quay các thành xây sau này vào thời Phục hưng hay trong các phim trường chớ trên thực tế thì cái cổng thành chỉ độ 2 thước ngang là tối đa, đường thìđược làm bằng đá to đến 2000 năm sau vẫn trơ trơ khiến mụ vợ nóiđường Việt Nam vừa làm xong, mưa một trận là đã lún.

Thành phố này được một kỹ sư người tây ban nha tìm ra vào thế kỷ 18, được thành lập bởi giống người Osci, sau này bị đế chế La Mãđánh chiếm rồi bị động đất. Khi ngọn núi lửa Vesuvius, cách thành phố 8 cây số phun phún thạch, chôn vùi cả thành phố cùng lúc với thành phố Herculaneum vào năm 79 TCN.

Hệ thống kiến thiết đô thị của thành phố La Mã là làm các đường chính thẳng, có những Foro (forum), nơi người dân đến tập hợp nghe tỉnh trưởng nói hay bàn việc cộng đồng. Có mấy cái đền thờ các thần của người la mã, mấy tượng thần bằng đồng to lớn nằm nghổn ngang trên mặt đất.

Đồng chí gái hỏi sao mà tượng thần lại cởi truồng như thế. Đã là thần thì đâu có áo quần của nhân gian. Chỉ cho cô nàng ai là thần Apollo, ai là thần Jupiter,... Thấy mấy bà ngồi chụp hình, tay rờ chim của thần nên mụ vợ cũng muốn chụp nhưng không dám sờ như mấy bà du khách tây phương. Cuối cùng mụ quay lại lấy hết can đảm mới dám đặt tay lên dế của thần để chụp hình. Đàn bà chỉ thích của thần thay vìcủa chồng bé tí ti. Chán mớ đời!

Kỳ này chỉ được xem vài căn nhà vì đa số bị đóng để họ tu bổ nên không xem được những bức tranh rất là gợi cảm về tình dục của thời la mã, cho thấy thời đó, tuy có thờ thần nhưng họ rất phóng khoáng. Sau này khi người tây phương theo đạo công giáo thì mới thay đổi tinh thần về mặt đạo đức để rồi khi thiên chúa giáít còn ảnh hưởng thì các phim, hình ảnh khêu gợi lại được tiếp tục sau 2000 năm bị ngăn cấm.

Mụ vợ kêu mệt nên vô tiệm ăn thì mới hiểu món bánh mì, panini màmụ vợ muốn ăn. Loại bánh mì được làm theo bánh mì napolitano. Mình không đói nên mụ vợ kêu ra dành chỗ, cuối cùng không thấy mụ vợ mua panini mà mụ thích, lại mua expresso và croissant. Hỏi sao không mua panini thì mụ kêu không biết gọi ra sao vì có nhiều loại màngười bán hàng không hiểu tiếng anh. Không chồn đố mày ăn đúng loại.

Thế là mình đi lại mua cho món bánh mì thịt mụ thích. Thương con vợ, thấy vợ ăn ngấu nghiến thấy thương, chỉ vì nói tiếng ý không được vì panini thì có nhiều loại. Ăn xong thì mụ chán coi nhà xụp đất lỡ nên Whatsapp anh tài xế, nhờ chở đi Cảng Sorento, có bài hát nổi tiếng Back to Sorento, mà ông Phạm Duy đã dịch ra việt ngữ: " về đây khi mái tóc còn xanh, xanh,...."

Mình nhớ dạo đi vùng này có ngồi hát bản này thì dâý ngạc nhiên hỏi sao mình biết vì cả đời họ mới thấy lần đầu tiên một tên da vàng lãng vãng ở thành phố này lại biết dân ca của họ. Sau đệ nhị thế chiến khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào vùng này để đánh quân đức quốc xãthì khám phá ra quê hương của xứ pizza có nhiều bản dân ca rất lạ tai.

Các nhạc sĩ, ca sĩ mỹ chuyễn ngữ như bài " dimi quando tu verai" được Elvis Presley hát qua tiếng anh "It's now  or never", "tu si guaglione", mà người việt thường nghe cô ca sĩ Dalida, gốc ý hát "Bambino".... Đại loại nhạc ý vùng Napoli, dạo ấy được thế giới biết đến mà các ca sĩ hát nhạc opera hát như bài "o sole mio" và có nhiều bài châm biến như "tu vuoi far l' americano".... Vì sau chiến tranh một số khá đông người ý theo cộng sản nên dựng lên phong trào bài mỹ.

Đến Sorento thì chán ngấy, không còn như xưa, nay thì xe chật ních dù hết mùa du lịch. Mình nhớ dạo ấy lấy tàu ra đảo Capri và Ischia ở đây. Ngày nay người ta có thể đi tàu cao tốc từ Napoli, chả có gì để xem. Mụ vợ đi mua vài thứ lỉnh kỉnh, đem về tặng bạn bè rồi kêu anh tài xế chở về, lên núi dừng lại chụp vài tấm hình selfie rồi về.

Nằm nghỉ rồi đi ăn thì mới thấy thương con vợ. 25 năm chịu đựng một thằng chồng nóng tính. Có con nên đi đâu mình cũng lo cho hai đứa con nay đi chỉ có vợ mình quên là đồng chí gái không khỏe lại bé hơn mình nên đi chậm còn mình thì cứ phoong phoong đi trước, lâu lâu quay lại đợi thì bổng nhiên bớt ngu ra nên nắm tay vợ đi chậm chậm lại. 

Mình không thích ăn tiệm khu có đông du khách vì thông thường, theo kinh nghiệm của mình, đồ ăn khôgn ngon nhưng mụ lại thích chỗ đông người nên chìu mụ vợ. Mới xem thực đơn thì thấy đề đồ đông lạnh. Hình như luật của Ý hay Âu châu, bắt phải đề nơi xuất xứ hay đông lạnh. Kêu chai nước thì họ đem ra hai chai nhỏ thay vì một chai lớn thì mới khám phá ra chai nhỏ .5 lí3/ chai còn chai lớn 1 lí4. Mình kêu thằng chủ lại hỏi thì nó xin lỗi sẽ tính một chai lớn. Cứ vào nơi đông du khách là bị chặt chém. Khi xưa mình tìm toàn là các tiệm ăn nhỏ, gọi là casalinga, họ dùng toàn đồ tươi, ăn kiểu cơm gia đình ngon hơn. Chán Mớ Đời 

Ăn xong dẫn vợ đi vòng vòng cho tiêu cơm rồi mua hạt dẻ nướng 5 8 hột, còn đắt hơn vàng. Về đến nhà thì khám phá cả ngày đi được 7.8 dậm thì mới biết là vài năm nữa đi chơi chắc không có sức để đi nhiều cho nên tranh thủ đi chơi khi còn sức. Hôm kia đi đến 10 dậm. Ngàynay đi được 8.5 dậm.  Xong om!

Sơn 3 lô

Firenze

Firenze

"Anh phải vui khi thấy vợ vui, nghe chưa?" Tiếng mụ vợ như cái loa phường vang vãng bên tai, để động viên mình. Đi chơi với đồng chí gái mà cứ thấy mụ mua đồ tùm lum khiến tim mình cứ bị đứng lại, thêm mụ bắt mình phải trả giá rồi xách đi. Chán mớ đời! Vấn đề là hai vợ chồng mang hai cái vali nhỏ, không biết làm sao vác mấy thứ mua về đây vì còn phải đi qua Barcelona và Paris nữa.

Dạo mới lấy nhau, ít khi đi chơi vì kinh tế xuống, công ăn việc làm bất bênh nênkhông dám đi chơi xa rồi con cái đùm đề. Nay con cái đi học xa, mới có dịp tìm lại nhau, đi chơi chỉ có hai đứa nên là lạ, mới khám phá ra mụ vợ thích shopping vì từ 25 năm qua có bao giờ đi mua đồ với vợ. Trông vợ vui như con nít khi mua được món đồ là thấy vui rồi qua hôm sau mụ lại không thích nữa. Bó tay chấm còm.

Hôm nay dẫn vợ đi Firenze, cái nôi phát sinh ra thời Phục Hưng, cải tiến lại xứ Ý ta lồ này và các nước tây phương khác, bắt chước theo qua những xuất khẩu của dòng họ Medici. Bà Caterina di Medici lấy vua Pháp, đem một số thợ nấu ăn và nghệ nhân theo bà ta sang pháp, giúp đồ ăn Pháp được tân hoá và kiến trúc nổi tiếng đến ngày nay.

Đế quốc Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng Hy Lạp nên một số đông người Hy lạp, giàu có, trí thức chạy qua Ý lánh nạn, đem thêm các tư tưởng tư duy của xứ nhiều thần thánh này, giúp người Ý Đại Lợi giác ngộ cách mạng về sự sai lầm đàn áp của giáo hội. Họ bắt đầu buôn bán với các nước khác, gửi các đoàn thương buôn đi xa để mua bán, đem về những thức khác lạ từ ở những nơi xa xôi mà người ta nghe đến nhiều là Marco Polo. Khi giàu có, tạo ra một giai cấp mới mà người ta gọi là trưởng giả do từ Borghese, tên một dòng họ nổi tiếng nhất Ý Đại Lợi, có công nhiều cho sự Phục Hưng. Có tiền thì họ mướn các nghệ nhân thiết kế áo quần, lâu đài bất chấp tiền bạc, để hậu thế có những công trình kiến trúc đẹp. 

Hai vợ chồng đi bộ ra ga xe lửa chính của La Mã, Termini. Nhà ga này được xây sau thế chiến thế giới, thiết kế bởi một kiến trúc sư Ý danh tiếng Pier Luigi Nervi, dùng bê tông cốt sắt nhưng rất đẹp vì được lót đá. Mình mua vé xe hoả tốc hành TGV mà nó cũng đến trễ và xuất hành trễ. Italia mia! Chán mớ đời!

Xe vừa chạy thì thấy tên soát vé thộp cổ hai tên ngoại quốc da màu đi lậu, không cóvé. Tội họ nhưng không biết làm gì vì xe sẽ ngừng 90 phút sau ở Firenze thì hai tên này đã đến nơi. Ra bar mua đồ ăn sáng và nước cam cho vợ. Cái xứ này cứ thấy American Express là chúng chạy té khói. Mình dùng thẻ AE và MC không lấy tiền % ở ngoại quốc nên chúng run khi thấy mình đưa mấy thẻ này ra.

Đến Firenze thì may quá trời không mưa nhưng hơi lạnh. Nhà ga xe lửa này cũng làmột công trình khá nổi tiếng, ảnh hưởng của nhóm Futurismo ý đại lợi, được xây dưới thời Mussolini. Dẫn vợ đi xem cầu cũ "Ponte Vecchio", mụ kêu giống quêhương của mụ là Hội An, chỉ khác là cái cầu cũ này nó dài gấp mấy chục lần Cầu Chùa Nhật ở Hội An. Tiệm bán vàng nằm đầy trên cầu, mụ vợ khen đẹp khiến mình đứng tim.

Kiếm cớ dẫn mụ đến xem con chim của tượng David do Michelangelo khắc tạc khi còn bé. Chụp hình selfie cho đã rồi dẫn tới Academia rồi Duomo do kiến trúc sư Brunoleschi vẽ mà Michelangelo bắt chước để làm ở thánh đường Paolo ở La Mãsau này.

Mình muốn dẫn mụ đi xem thêm nghệ thuật nhưng mụ kéo mình đi chợ để mua khăn quàng, mũ miết, xách xiếc. Mụ đòi mua mấy tấm tranh, không đẹp nhưng vợ vui thì đành móc túi trả giá, mua 2 tặng 1. Mình bị tụi Ý lừa rất nhiều khi xưa lúc mua đồ thế mới chán mớ đời. Đổi Euro để lấy nụ cười của vợ.

Đi ngang qua chợ chính của thành phố thì ghé vô xem, ai ngờ ngày nay họ làm lại rất sạch sẽ, không như cái chợ khi xưa, không ồn ào, thấy nhiều cô á đông đứng bán hàng. Họ làm cái trần ngược bằng kính để tránh hơi ấm bốc lên cao vì ngày xưa không có sưởi ấm. Các quán nhỏ bán đồ ăn đầy như kiểu Foods Court bên Hoa Kỳ. Ước gì chợ Đà Lạt được sửa sang lại kiểu này, rất giản dị nhưng thành công. Du khách ăn lầu trên còn lầu dưới thì đa số dân địa phương.

Thấy có triển lãm của Ai Wei Wei nên chạy lên cầu thang thấy có trường dạy nấu ăn tên "I Medici" rồi mấy tiệm ăn khác nên chạy vào mua hai món ở hàng bán Tartuffo, mỹ hay tây gọi là Truffle. Chúng kêu du khách bỏ tiền để chúng dạy nấu ăn, sau đó thì tự thưởng thức món của mình nấu. Lần đầu tiên ăn món này tươi. Một loại nấm đặc biệt khá đắc mà thời sinh viên không dám nghĩ đến. Từ khi sang tây đến giờ chưa bao giờ thử, thường thường được trộn với gan ngỗng chi đó. Điều hay ở chỗ này là đi tè không tốn $1 như ở dưới lầu, lại sạch sẽ, bù lại thì khá đắt.

Ăn xong mụ vợ kéo đi tùm lùm nơi đến khi mua được cái ví màu vàng, mấy cái khăn quàng, mụ kêu mõi chân nên đòi về sớm. Đi ra ga đổi vé thì họ không cho nênlại ghé vô Mc Donald, mua ly trà để mụ đi tè.

Còn mấy tiếng mới đến giờ xe lửa chạy, để giết thì giờ thì viết nhưng buồn ngủ quá. Thôi tắc máy. Xong om!

Đi ra ngoài xem thời khoá biểu xe lửa để biết xe đi từ bến số mấy. Không thấy số xe lửa, đến hỏi một cô làm cho công ty xe hoả thì được biết là chuyến hồi sáng. Té ra chúng bán cho mình chuyến hồi sáng, khởi hành từ 8:00 sáng mà mình bấm 8:00 PM, quên bố nó bên này dùng 24 tiếng đồng hồ, thay vì bấm 18:00. Chạy vô phòng vé mua được chuyến tới trong 15 phút, vé bình dân nhưng lại đắt hơn. Vợ chửi quácở đành ngậm miệng. Xe khởi hành trễ như thường lệ 8 phút.

Thành phố La Mã thì to lớn, khung cảnh hùng vĩ như phong thái của đàông với quyền uy còn Florence thì màu sắc như người phụ nữ nhẹ nhàng, nhỏ bé đi vài tiếng thì về chốn cũ. Trong trung tâm thành phố, hình như chỉ có xe taxi được phép chạy nhưng cũng ít loại xe này. Mình có cảm tưởng như đi ở thành phố Cambridge của Anh quốc, người ta đi xe đạp nhiều, có một số du khách tầu mướn xe Segway, bấm còi in in. Xứ mỹ phát minh ra cái loại máy đi bộ Segway nhưng lại cấm không được bán cho công chúng, cho rằng thử nghiệm không an toàn trong khi ở xứ này, họ mua cho du khách, cảnh sát cũng dùng.

Chợ trời thì toàn là người Bangladesh bán, vài năm nữa sẽ tạo một giai cấp người gốc ngoại quốc khá giả vì họ chịu khó làm ăn. Vài trăm năm sau có thể sẽ nhắc đến dòng họ Amil chi đó, đã làm thay đổi vận mệnh của nước Ý ở thế kỷ 21. Ca ri nị với spaghetti thêm chicken vandalou. Du khách vào quán sẽ được ăn món spaghetti với cà ri nị hay spaghetti xào thập cẩm. Chán Mớ Đời 

Mụ vợ mới tắm ra hỏi lần sau đi Âu châu thì mình đi đâu? Chắc sẽ dẫn mụ đi Prague, Budapest và Berlin hay đi Bắc Âu vì mụ vợ ớn tới cần cổ xem nhà cửa đổ nát mấy ngàn năm. 

Nhs

Mẹ tôi

Hôm qua nói chuyện với bà cụ qua Internet như mỗi tuần, bổng nhiên mẹ mình nhắc lại những tên của người xưa tại Đà Lạt khiến mình bàng hoàng nhớ lại một thời sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt. Những tên như bà Cửu Viện, ông bà Võ Quang Hàm, Vĩnh Phát, ở đường Duy Tân, Bà Đề đường Minh Mạng hay ông Lê Xuân Ái khi xưa bị bắt cùng thời với mẹ mình, sau đó Tây đưa ra Bắc như chú Phấn, tiệm thuốc Tây Minh Tâm Đà Lạt, sau đó ông ta ở lại ngoài Bắc đến khi 75 mới về nhà bà mẹ ở dốc Nhà Làng với bà giáo Trình,…

Mỗi lần về Đà Lạt với đồng chí gái thì mình ở lại rất ngắn, độ 3 ngày rồi đi chơi với bà cụ, phải đi về Hội An để thăm bạn cũ của vợ khi xưa. Vợ mình tuy sinh ra tại HUế nhưng ông bố vợ khi xưa làm việc ở Hội An đến 13 năm nên chỉ nhớ Phố Cổ còn Huế thì chả biết gì. Mình còn rành bên vợ hơn là cô nàng. Bên nội là An cựu, bên ngoại là Áo Hồ.

Kỳ này về cũng vậy, chỉ ở 3 đêm rồi cùng đại gia đình khăn gói ra Nha Trang ăn Tết rồi mướn xe đi Quy Nhơn, Hội An, Huế rồi vào Sàigòn. Có vợ chồng Phước Đức học chung với mình khi xưa, nói sẽ tổ chức họp mặt nho nhỏ với mấy người bạn Yersin khi xưa thêm mình muốn gặp cậu Nghị mà 63 năm qua chưa gặp lại. Kỳ về Paris vừa qua, mình có liên lạc với cậu Tri con của ông bà Võ Quang Tiềm thì khám phá ra cậu qua đời trong mùa dịch covid. Mình định mỗi năm về Pháp 3 tuần, năm nay chắc chắn sẽ ghé thăm cậu Miên, con ông bà Tiềm và mợ Jeanine, dâu ông bà Phúng mà khi xưa mình có gặp ở Paris. Hai người này dọn về miền Nam của Pháp quốc cho ấm. Qua mạng xã hội mình có liên lạc được với cậu Nghị, dì Luận, cậu Cẩn con ông bà Đàng, tiệm Long Hưng và dì Thanh, con ông bà Phúng, tiệm Hiệp Thạnh, đường Duy Tân khi xưa. Khi xưa, mỗi lần mình về Đà Lạt, đều có ghé thăm ôn Đàng. Có lần nghe tin mình về, chưa kịp ra thăm ôn, đã thấy ôn chạy xe gắn máy lên nhà thăm mình. Hôm trước nhắn tin với cậu Nghị, cậu cho địa chỉ khiến mình thất kinh, biệt thự Long Hưng. Mình kêu tên tiệm của ông bà. Cậu cười. 

Tiệm Hiệp Thành mà khi xưa, mẹ mình làm ở đây khi rời Huế vào Đà Lạt năm 15 tuổi. Tiệm này được ông bà Phúng mướn của ông bà Võ Quang Tiềm tỏng khi ông Đàng thì quản lý cái khách sạn cho ông bà Tiềm trước khi xây nhà ở đường Duy Tân, số 9 và 11 năm 1957.

Chuyến đi này mình sẽ gặp lại cậu Nghị tại Đà Lạt sau 63 năm. Mình nhớ lần chót, gặp cậu, lúc cậu sắp đi du học bên Tây. Ông cụ dẫn mình vô thăm. Mình đoán là ông cụ mơ một ngày thằng con ngu lâu dốt bền như mình đi Tây như cậu. Mình lớn lên với những tên của cậu dì bà con như con ông Võ Quang Tiềm, ông Đàng , ông Phúng du học ở Tây nên có mơ về du học. Ai ngờ trời ị trúng đầu nên mình được cậu Mạnh, con ông bà Phúng và cậu Nghị, con ông Đàng giúp đỡ mới đi Tây đã thay đổi đời mình cũng như gia đình mình. Như dượng Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư nói, mình nhờ cái đức của mẹ mình. Mẹ mình ở hiền, rất tốt với cha mẹ, hàng xóm, bà con.
Tiệm Long Hưng của ông bà Đàng số 9 Duy Tân, nay về thì thấy dì HD và cậu T bán hàng. Khi xưa vào đây thấy to lớn.
Góc Trương Vĩnh Ký và Duy Tân, chỗ này mình hay đi lại, vào tiệm Hiệp Thạnh số 11 Duy Tân, khách sạn Thuỷ Tiên số 7 được xem là cao nhất Đà Lạt thủa xưa, bên cạnh là tiệm Long Hưng
Tiệm Vĩnh Hưng của ông bà Võ Quang Tiềm, khi xưa mình hay vào, thấy chiếc xe Renault màu đậm, là của ông bà Tiềm, có ông tài xế chở rượu đi phân phối. Ông Tiềm thương mẹ mình lắm, nhất là thèm thịt kho cá bống và chao do mẹ mình làm. Lâu lâu ông dặn mẹ mình khi mô làm thì để dành cho đường một thầu hỉ. Mỗi lần như vậy, mẹ mình sai mình đem vào cho ông. Có con của tiệm vàng Huỳnh Ngọc Bửu có liên lạc với mình

Lâu lắm rồi, đối tượng một thời, đã dụ dỗ mình qua Hoa Kỳ, gửi cho một bài thơ, mang tựa đề “người mẹ trùng khơi”, cho biết là bài thơ do ông cậu ruột viết trong thời gian đi kháng chiến. Khi xưa, mình thấy mấy ông lính xâm cánh ta “xa quê hương nhớ mẹ hiền” khiến mình ngạc nhiên. Nghĩ nhớ người yêu hay cô gái nào đó chớ sao lại nhớ mẹ. Mình xa mẹ, xa Đà Lạt đến 20 năm sau mới gặp lại. Hình ảnh của mẹ vẫn hiện diện mỗi khi mình gặp trở ngại trong cuộc sống, giúp mình vượt qua. Ngày nay, mỗi tuần mình nói chuyện với mẹ qua điện thoại. Internet như thể cuống nhau mới, kết nối mình lại với mẹ.

Vầng trăng chẳng chút phai mờ 
Theo con đi suốt giấc mơ làm người 
Con đi đâu, con về đâu 
Cuộc đời của Mẹ là câu trả lời

Mấy câu thơ "Mẹ Trùng Khơi"* trên đã ấp ủ mình từ ngày xa Mẹ, rời Đà Lạt đi Tây. Mình nhớ những ngày cuối cùng ở Đà Lạt, Mẹ nấu các món ăn mình ưa thích, dẫn đi chào các bạn hàng của Mẹ, trong khi người quay đi để che dấu những giọt nước mắt. Mình không biết, khi xưa, năm lên 15 tuổi, người bà con về Huế dẫn mẹ đi vào Đà Lạt, không một lời từ giả các em. Mệ ngoại mình có khóc như mẹ hay không. 

Mùa Xuân, trước mặt mùa Xuân 
Là đôi mắt Mẹ trong lần tiễn đưa

Ngày mình rời Đà Lạt, Mẹ có mang cô út được 8 tháng nhưng vẫn cố gắng mỗi ngày, ra chợ buôn bán để kiếm tiền nuôi đàn con. Không hiểu có phải Mẹ tuổi Dậu nên đẻ như gà. Sinh ra và lớn lên 18 năm tại Đà Lạt, mình thấy Mẹ có mang 13 lần và sinh được 10 người em. Hai tuần sau khi đến Paris, nhận được thư Bố cho biết; Mẹ đã sinh non cô út nhưng cận Tết nên không ở cữ như thường lệ, phải ra chợ bán mỗi ngày để khỏi mất mối, khách hàng quen. Không ngờ đó là lá thư cuối cùng nhận được của ông cụ đến gần 20 năm sau mới đọc lại những dòng chữ thương yêu của Bố.

Mình rời Đà Lạt năm lên 18, tuổi đời lấp lánh bình minh của tương lai nên không một lần, hỏi về cuộc đời của Mẹ. Mình chỉ nghe người quen kể về Mẹ.

Mẹ sinh ra tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên. Nhà nghèo không được đi học, phải phụ giúp Mệ ngoại buôn bán ở chợ Bến Ngự và chăm sóc mấy dì và cậu. Năm 15 tuổi, có một người bà con về quê, đem Mẹ vào Đà Lạt để giúp việc trong nhà. Tiền lương thì chủ gửi thẳng về Huế cho Mệ Ngoại, nuôi các dì và cậu, coi như đi làm Ô Sin không lương. Ông cậu, em trai của Mẹ kể ngày Mẹ rời Huế; thấy người bà con đến gặp Mệ ngoại, rồi dẫn Mẹ đi luôn, không một lời từ giã em út. Mẹ rời Huế với cái túi nhỏ với một bộ đồ mang theo làm hành trang, tạo dựng tương lai trong thời loạn lạc, chiến tranh.

Dạo đó từ Huế vào Đà Lạt, phải đi xe lửa vào Tourane (Đà Nẵng), lấy tàu thuỷ vào Sàigòn, rồi lấy xe đò đến Phan Thiết rồi đi xe đò lên Đà Lạt, mất mấy ngày đường.

Ngoài giúp việc trong nhà, Mẹ còn phải trông hàng, giúp cậu mợ buôn bán, dần dần quen ăn, quen nói, được khách hàng mến. Họ thích mua khi có Mẹ vì biết người Mợ sẽ thưởng Mẹ. Nghe kể, mỗi lần hàng ế là ông Vĩnh Phát, em hay anh của tiệm Vĩnh Chấn, đầu đường Duy Tân, nhờ bà Phúng nói với mẹ, bán dùm, chia lời. Mẹ chắt chiu tiền thưởng, làm vốn để sau này ra riêng. Tiền lương thì hàng tháng bà Phúng gửi thẳng cho Mệ Ngoại ngoài Huế.

Hôm qua nhận đưa tấm ảnh của Mẹ thời con gái, do con của một người bạn của mẹ đưa lại. Rất cảm động khi nhìn thấy hình ảnh của mẹ thời con gái. Hình này chụp ngay hồ nước trước nhà máy nước khi xưa, thường được gọi là hồ Đội Có. Chụp ngay đường Võ Tánh đi xuống hồ Xuân Hương

7 năm sau, Mẹ xin cậu mợ ra riêng, đi buôn, chở rau cải xuống Nha Trang để bỏ mối rồi mua mía,... đem về Đà Lạt bán. Cuối cùng bà Mợ khuyên ra buôn bán ngoài chợ. Mẹ lấy hàng hoá của tiệm cậu mợ và các tiệm khác, đem ra ngồi ngay lề đường ở chợ cũ để bán, mượn đầu heo nấu cháo kiếm tiền, giúp Mệ ngoại nuôi ông cậu ăn học ở Huế. Mấy người dì vào Saigon, học thợ may với Ôn Tư, anh của Mệ ngoại. Mẹ có tất cả 1 người chị và 8 người em. Có lẻ mẹ là quý tử của mệ ngoại nên bao nhiêu chuyện, tiền bạc là đều do mẹ lo hết, còn mấy người kia thì không bao giờ. Mệ ngoại dẫn các cậu dì đi kiếm Ôn ngoại, đang ở chiến khu nên các cậu dì bị đau khi đi qua các vùng thiêng nước độc, cuối cùng chỉ còn 5 người con.

Mẹ kể là lúc mới ra buôn bán, Mẹ ngồi ngay lề đường của Chợ Cũ, sau này là tiệm đồng hồ Tiến Đạt, ngay chỗ người đội nón lá là hàng của Mẹ mình ngày xưa
Mệ ngoại muốn cho người con trai sống sót sau cuộc kháng chiến, nghỉ học chữ, để học may nhưng Mẹ cản, nói cứ để em học, Mẹ sẽ gửi thêm tiền nuôi em, ăn học đến tú tài. Hy sinh đời chị, củng cố đời em như người anh của hoạ sĩ Albrecht Durer, đã hy sinh mộng ước trở thành hoạ sĩ, lao lực trong hầm mỏ, để nuôi người em ăn học thành nghệ nhân. Khi tốt nghiệp thì Albrecht nói với anh, đến phiên em, đi làm để nuôi anh ăn học thì khám phá ra đôi tay của người anh đã bị tàn phá bởi những năm tháng, cuốc than, đào mỏ nên đã vẽ lên bức tranh "đôi bàn tay cầu nguyện" xuất thần lưu danh hậu thế.

Ngoài việc buôn bán, Mẹ còn tham gia hội kín, kháng chiến chống Tây. Ông cậu, bà mợ biết nên cấm không cho đi, tối khoá cửa nhà lại và cất chìa khoá. Mẹ leo lên gác, trổ nóc nhà, nhảy xuống đường, đi rải truyền đơn, kêu gọi kháng chiến, chống thực dân, sau bị bắt. Vào tù, được các người tù khác dạy cho đọc và viết chữ quốc ngữ. Có lẽ hạnh phúc nhất đời của Mẹ là biết đọc và viết. Có lần, mẹ mình gặp lại cô Mình, con ông bà Võ Quang Hàm, tiệm thuốc Tây Minh Tâm, cô Minh hỏi mẹ mình ai tố giác chị mà bị bắt. Mẹ mình kêu em chứ ai. Nhà cô Minh, có một người làm, cháu của một ông làm cho mật thám, bị la mắng gì đó nên báo cho ông chú mật thám thế là họ còng đầu cô Minh rồi từ cô mới lòi ra hết mấy người kia trong khu Duy Tân, Minh Mạng và Trương Vĩnh Ký đâu lên 40 người.

Dạo còn sinh viên, mỗi lần nhận thư Mẹ, nhìn những dòng chữ thô sơ, không quen cầm viết "như con nước chảy theo dòng, gió mơn man sóng, nhớ mong đôi bờ". Những nét chữ ngày ấy đã giúp mình phấn đấu, vượt qua những sợ hãi, cô đơn trên đất người.

Con đi đâu, con về đâu 
Cuộc đời của Mẹ là câu trả lời

Ngồi ngoài chợ, buôn bán nhưng lúc nào cũng có tờ báo hay sách bên cạnh. Khi không có khách hàng, Mẹ đọc báo thay vì ngồi lê đôi mách như các bạn hàng khác. Để tiết kiệm tiền, Mẹ mướn nhật báo, tuần báo để đọc. Dạo đó, mua tuần báo, phải lấy dao rọc các trang, được in trên khổ giấy lớn, rồi được xếp thành tư rồi đóng bìa. Vì mướn nên Mẹ phải mở tờ báo theo hình ống để đọc rồi trả lại cho chủ sập báo. Tuy chưa bao giờ đến trường nhưng Mẹ có trí nhớ dai, làm tính nhẩm, cộng trừ nhân chia nhanh như máy tính. Hàng hoá về, nhận bao nhiêu chén, bao nhiêu tô, đĩa hay bán cho ai Mẹ đều nhớ. Nay đã 93 tuổi vẫn làm tính nhanh như xưa. Mình chỉ tiếc là không thừa hưởng được tài ăn nói và sự tính toán làm ăn, tầm nhìn xa của Mẹ. Nhiều khi nghĩ nếu khi xưa, ông ngoại không đi chiến khu, có lẻ mẹ được đi học thì nay chắc rất giỏi.

Sau này phát hiện ra mối tình hữu nghị của ông cụ mình. Khi ấy đi lính Ngự Lâm Quân cho vua Bảo Đại, hay đóng quân ở Đà Lạt, mỗi khi ông vua đi săn. Đám cưới của Bố Mẹ, tương tự như bài thơ "Đồi tím Hoa sim" của Hữu Loan. Ăn cưới tại nhà hàng Mekong, ngay khu Hoà Bình. Sau đêm Tân Hôn, sáng hôm sau Ông cụ phải trở về đơn vị. Mẹ xin cậu mợ ra riêng, mướn nhà ở ấp Ánh Sáng và mình được sinh ra tại nhà thương của Bác sĩ Phán ở đường Cầu Quẹo.

Theo Hiệp Định Genève, sẽ có tổng tuyển cử năm 1956 nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm, mới được thành lập nên chưa củng cố được lực lượng nên không thể tham gia tổng tuyển cử. Các người ở miền Nam, theo chế độ Cộng Sản thì ra bắc, còn gọi "đi tập kết " còn ai sống ngoài Bắc muốn vào Nam thì bị chận lại vì năm 1954, hơn 1 triệu người bỏ quê cha đất tổ, di cư vào Nam. Đa số là người Thiên Chúa Giáo do các linh mục như ông Hoàng Quỳnh dẫn dắt. Mẹ bị mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diệm bắt khi mới sinh mình nên nghe nói mình cũng đi tù với Mẹ. Các người thuộc tổ chức của Mẹ đều đi tập kết, chỉ có Mẹ ở lại cho nên chính quyền miền Nam nghi ngờ. Ông cụ mình, lúc đó trong quân đội, xin về phép để bảo lãnh hai mẹ con ra tù. Đưa ra Quy Nhơn nơi ông cụ đóng quân.

Mẹ không được đi học nhưng con nuôi của ông ngoại được ăn học làm đến thanh tra giáo dục của chính quyền VNCH. Trong gia phả bên ngoại, nói ông ngoại thuộc dòng Nguyễn Đăng, hậu duệ của nhà Mạc Đĩnh Chi, Mạc Đăng Dung. Sau nhà Mạc bị lật, con cháu chạy vào Nam, đổi họ thành Nguyễn Đăng để con cháu nhớ. Trong thời gian chiến tranh, thất lạc nhau, ông ngoại vào Bảo Lộc (Blao), canh tác đồn điền trà Nguyễn Đăng. Mình nhớ có thấy đầu cọp và bộ da cọp treo trên tường.

Ôn ngoại có vợ sau nhưng không có con, nuôi hai người cháu cho ăn học thành tài. Sau này bà vợ sau và cô con gái nuôi, đánh bài thua nên cầm thế hết nhà cửa, đồn điền. Sau 75, thì ông ngoại mất tích, không ai biết ở đâu. Có người nói, chắc bị kẻ thù khi xưa trở về hãm hại.

Mẹ như bao nhiêu người phụ nữ Việt khác, luôn luôn hy sinh cho gia đình. Cái gì Mẹ cũng tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu. Gần Tết, ban ngày Mẹ đi bán, tối về làm mứt để bỏ mối cho thiên hạ, kiếm thêm tiền cho con ăn Tết. Mình hay nói với mấy người em: Mẹ, cái gì cũng biết ngoại trừ "hạnh phúc". Cả đời chỉ biết hy sinh cho gia đình, cho người thân. Có lẽ đó là định nghĩa của Mẹ về "hạnh phúc". Hồi nhỏ, đi làm ô sin từ 15 tuổi để nuôi em ăn học, khi lập gia đình thì lo cho chồng con. Lấy chồng thì làm người chinh phụ. Sau chồng đi tù thì mỗi tháng phải chắt chiu, gánh gạo và lương khô đi thăm nuôi chồng suốt 15 năm. Có lần bị gãy cái xương chậu nhưng vẫn tiếp tục đi tiếp tế cho chồng dù đi lại khó khăn.

Sau 75, ngoài lo thăm nuôi ông cụ trong trại cải tạo, Mẹ còn thay thế chồng, lo tròn bổn phận, chu cấp cho ông bà Nội ở quê. Bao nhiêu giỗ bên chồng Mẹ đều nhớ. Mẹ về quê nội để gặp cha mẹ chồng, sửa sang nhà từ đường nên sau này bên nội rất phục Mẹ. Sinh nhật mấy đứa con Mẹ đều nhớ ngày giờ, tháng năm. Nhiều khi mình tự hỏi: một người chưa bao giờ được đi học, lại có trí nhớ nhiều như vậy. Nếu Mẹ may mắn sinh ra trong một gia đình trung lưu, được đi học thì Mẹ có thể kinh bang tế thế. Nếu không có 30/4 thì Mẹ chắc giàu to. Từ ngày Mẹ về hưu, không buôn bán nữa thì mình mới thấy Mẹ thanh thản, đi chơi nhiều trong tuổi già. Mỗi năm, mình đều gửi tiền cho Mẹ đi chơi, hành hương tại các nước Á Châu, Pháp hay Mỹ để bù lại những năm tháng "hy sinh đời Mẹ, củng cố đời con." Có lẻ chuyến đi Dubai với tất cả con cháu khắp nơi trên thế giới khiến mẹ mình vui nhất, cứ kể hoài. Ngay đồng chí gái cũng kêu không tiếc tiền vì những hình ảnh gia đình sum vầy bên bà cụ như con gà mái mẹ, kêu con cháu tụ họp về, để quên đi những năm tháng nhục hình do chế độ mới gây nên, dù mẹ đã hy sinh ở tù vì kháng chiến.

Mình nhớ lần đầu về thăm nhà, thấy Mẹ, từ xa chạy đến nhưng chân khập khểnh, hỏi ra mới biết dạo đi thăm nuôi ông cụ. Trời mưa, từ chỗ xe đổ, phải gánh đồ thăm nuôi, đi mấy cây số mới vào đến trại cải tạo và bị té nên chân mang tật từ đó. Những ngày gió bão ở Đà Lạt thì chân đau tê buốt, chỉ biết ngồi khóc. Có lần ông cụ vượt ngục bị quản giáo bắt lại, nhốt biệt giam, không được tiếp tế, mẹ phải gồng gánh đem về nhiều lần như vậy. Sau này mẹ chạy chọt các quản giáo để ông cụ bớt lao động và được thả về sớm trước kỳ hạn thay vì 18 năm.

Dạo đó chưa có bang giao với Mỹ nên mình bàn với cô em bên Pháp, mời Mẹ sang Pháp chơi để mổ chân, mình sẽ gửi tiền sang. Sau này có bang giao, Mẹ và ông cụ sang Mỹ chơi thì mình thấy Mẹ đi đứng bình thường, kêu như uống thuốc tiên. Đó là một niềm hạnh phúc nhất khi thấy Mẹ đi đứng lại không bị tật. Có lần mới sang Mỹ chơi, chưa đến một ngày, Mẹ kêu sao con mắt không thấy đường, phải đi bác sĩ mổ hai con mắt bị cườm. Trước 75, mình chưa bao giờ thấy Mẹ bận đồ bà ba ra đường. Đi buôn, đi bán vẫn vận áo dài như tất cả phụ nữ Huế thế mà lần đầu trở lại VN, mình thấy Mẹ bận đồ bà ba, chạy ngoài phi trường Tân Sân Nhất. Hình ảnh của sự giải phóng con người khỏi chế độ Phong Kiến khiến mình không khỏi bùi ngùi.

Mình nghe Mẹ kể những hệ lụy, gian truân của thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ mà rùng mình. Những hình ảnh của phim "Chúng tôi muốn sống" hiện ra trước mặt. Trước 75, ông cụ mình là đoàn trưởng Nhân Dân Tự Vệ của ty công quản nước ở gần bờ Hồ, gần lữ quán hướng đạo Lâm Viên. Khi 20/3/75, Đà Lạt bị bỏ ngỏ, ông cụ được lệnh chôn hết súng, rồi di tản về Phan Rang, Bình Tuy, Long Thành rồi về Saigon. Sau khi về lại Đà Lạt thì VC có chương trình càn quét hết tàn dư của chế độ cũ nên tung ra những lực lượng kháng chiến giả, rêu rao các tướng NCK, NQT,...đang đóng quân ở vùng 3,...khiến một nhóm cựu công chức cũ mắc bẩy nên bị tóm hết. Ông cụ mình bị lên án 18 năm cải tạo.

Lúc di tản về Phan Rang, Mẹ nhờ người em gái mà có thời Mẹ đi làm Ô Sin nuôi, coi hộ nhà và gian hàng ngoài chợ. Khi hồi cư thì đồ đạc trong nhà được người dì lấy đi hết. Hàng hoá ngoài chợ đều được bán nôn, bán tháo hết sạch, không đưa lại một xu. May có bà bạn hàng, tên Cẩu ở ngay cầu thang chợ Đà Lạt, gốc Phúc Kiến bên cạnh, thương tình cho mượn tiền để làm vốn, buôn bán lại.

Đúng như định nghĩa của cụm từ "Giải Phóng" khỏi phồn vinh giả tạo, Mẹ chỉ còn lại hai bàn tay không, như lần đầu tiên đến Đà Lạt, năm lên 15 tuổi. Chỉ khác là nay, ngoài Ôn Mệ ngoại, cậu dì, Mẹ phải nuôi thêm thêm 10 đứa con và người bạn đời trong tù.

Trong thời gian đó, dân CM30 thi nhau tố Mẹ, họ viết thư nặc danh hay thư phản động bỏ trong nhà rồi báo cáo với công an khu vực, tìm đủ mọi cách để đuổi gia đình mình đi kinh tế mới. Mình có cô em đi "kinh tế mới" ở Tà In, kể ở cái chòi, mùa khô hay bị cháy, sau này vượt biên sang Pháp. May là dạo đó có vài người quen khi xưa hoạt động chống Pháp, đi tập kết nay trở lại Đà Lạt, cứu giúp nhất là cô Ba Chỉ, tiệm Bình Lợi ở dưới chợ. Cô này không có chồng con, nằm vùng, làm kinh tài cho VC trước 75 nên sau 30/4, làm lớn ở Đà Lạt nên bao nhiêu thư nặc danh tố cáo Mẹ, đều được cô ta đọc trước, nên chỉ cách báo cáo trước các buổi họp dân phố.

Ngày thì Mẹ đi buôn ngoài chợ, tối về phải đi họp dân phố, xung phong tham gia vào các công tác khu phố như quét đường,...để con cái được tiếp tục đi học. Phải bám vào thành thị để sống cả đi kinh tế mới là tương lai mù mịt. Trong thời gian đó, gia đình bị cô lập hoá, người quen không dám qua lại thăm hỏi, sợ lụy vào thân. 

Đối với dân CM30, Mẹ là miếng mồi để cho họ lập công với cách mạng. Chỉ có ông Bửu Ngự, hàng xóm dám ghé lại nhà hai phút, khuyên Mẹ ráng bảo vệ sức khoẻ để nuôi con đợi ngày Cách Mạng khoan hồng người chồng phản động. Mẹ kể cũng may là dạo đó trời Phật giúp Mẹ buôn bán được. Có lẽ người Đà Lạt biết hoàn cảnh của Mẹ, nên ghé lại mua hàng để giúp đỡ Mẹ. Ai có đồ đạc trong nhà, muốn bán thì đem ra nhờ Mẹ bán, lấy lời để nuôi con và đi thăm nuôi chồng.

Mỗi lần đi thăm nuôi ông cụ là một vấn đề. Muốn ra khỏi thành phố Đà Lạt thì phải có giấy phép đi đường nên phải lạy lục, mớm tiền cho công an khu vực để được ký giấy đi đường. Dạo ấy có chính sách Ngăn Sông Cách Chợ, mỗi địa phương tự sản xuất, không được buôn bán với địa phương khác. Nha Trang phải tự sản xuất rau cải cũng như Đà Lạt phải tự sản xuất cá, tôm, muối để tiêu dùng. Do đó khi bới đồ ăn cho người thân ở trại cải tạo thì có thể bị phạt như bài "thầy ơi" của thầy Tuyến kể.

Mẹ phải tìm người làm giấy tờ, nói đem đồ theo để đi lao động nông trường kiểu thanh niên xung phong mới không bị công an kinh tế bắt phạt. Ngoài ra, dạo đó các xe đò đều thuộc hợp tác xã nên mua vé cũng khó.

Mẹ phải tụ họp các người vợ hay mẹ, có chồng hay con ở trại cải tạo, đưa giấy tờ cho Mẹ để đi bao xe đò. 2 giờ sáng đã phải dậy, đi lo bao xe cho mọi người. Đường dốc, có lần trời mưa xe bị lọt xuống đồi, các người ngồi đợi qua đêm trong mưa gió của những trận bão. Có lần gặp người thượng, họ kêu vào Buông của họ ngủ qua đêm. Họ xúm nhau lại khiêng chiếc xe đò lên dốc. Ngồi kể những đoạn trường ngày đó, Mẹ vẫn khóc như dòng suối của tủi hờn, uất hận vẫn chưa được thời gian làm khô. Sau này, nhớ ơn người thượng, mình giúp đỡ hàng năm con cháu họ, xe đạp và học bổng để đi học.

Mình có người em kế, rất thông minh, học rất giỏi. Học bài em chỉ cần đọc một lần là thuộc lòng. Em đậu tốt nghiệp phổ thông và đại học với điểm cao nhưng ông cụ mình ở trại cải tạo, nên không được đi học đại học, phải đi học nghề thợ rèn để được ăn cơm trưa, không lương bổng gì cả. Một em kế khác đậu vào trường đại học kiến trúc Saigon nhưng vì lý lịch phải ở nhà đi đan chui vì con của phản động. 

Mình thấy cô em thức khuya, đan áo cả tuần được trả công một Đô La. Nay vẫn giữ cái áo do em đan từ 32 năm qua, vẫn bận vào mùa lạnh. Một cậu em khác, đi học thợ may rồi cũng không có việc làm, ngồi nhà ngáp ruồi. Có một cô em nay ở Mỹ kể, một hôm trúng mánh, Mẹ mua được một lạng thịt heo đem về, tính mai làm đồ ăn cho 8 đứa con ăn vì bận đi họp dân phố. Tối đó con mèo hàng xóm CM30, được cái mũi điềm chỉ, bò qua nhà, vớt mất, khiến Mẹ khóc như mưa bấc. Khóc không phải vì mất miếng thịt mà khóc vì con mình không được ăn thịt từ ngày giải phóng vô đây, cứ bo bo, ăn sắn để tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa.

May là trong thời gian đó mình ở hải ngoại, tuy sinh viên không có tiền nhưng mình cũng cố gắng tiếp tế về cho nhà. Khi đi tây, ngoài 200 đô la, Mẹ còn làm cho mình một cái lắc tay, bằng vàng nên mình nhờ ông cậu bà con, con của ông Võ Quang Tiềm đem về, để giúp hai đứa em vượt biên. Mỗi lần nghe Việt Dũng hát " Một chút quà cho quê hương", mình chỉ biết ngồi khóc, ăn không vào. Mỗi lần ăn một món ngon nào là nhớ đến cha trong tù, Mẹ và các em đói khát. Mình có mấy tên bạn học y khoa, dược khoa bên Tây và bên Ý, lâu lâu chúng kêu lại nhà đưa cho một hai thùng thuốc Tây để gửi về VN. Nghe kể dạo ấy ông đưa thư rất thương gia đình mình vì mỗi lần có quà hải ngọai là ông ta có tiền boa.

Trong đời sống thường nhật, mình cũng có những thử thách, thất bại cần phải vượt qua. Mỗi lần như vậy thì lại nghĩ đến Mẹ, cuộc đời của Mẹ đã giúp mình phấn đấu, cố gắng không nản chí, tin tưởng một ngày mai tươi sáng hơn. Nghĩ mẹ mình không bao giờ đi học mà năm 40 tuổi với 10 đứa con đã trở thành triệu phú ngầm. Mẹ ăn bận rất đơn sơ so với các vợ công chức hàng xóm nhưng lại làm tiền nhiều nhất, biết tính toán, lo xa. Không bao giờ được đi học nhưng thi phú biết khá nhiều nhờ đọc sách khi rảnh trong ngày. Biết bao nhiêu người mượn tiền, chơi hụi rồi dọn về Saigon, trốn nợ nhưng Mẹ vẫn bình thản, coi như làm ăn bị thất bại, thua keo này bày keo khác, lúc nào cũng lạc quan cho tương lai.

Ngày nay, 5:00 giờ sáng là Mẹ vác gậy đi 1 cây số lên trường Đa Nghĩa để tập khí công, Thái Cực Quyền, về nhà đọc báo, nấu cơm. Tết vừa rồi, mình có về Việt Nam, đưa mẹ đi chơi Thái Lan 1 tuần. Hy vọng ngày nay, Mẹ biết "Hạnh Phúc" là gì.

Mẹ ơi! Nói mấy sao vừa 
Qua rồi bao nỗi nắng mưa giữa đời 
Con xin hôn cả đất trời 
Xin hôn tóc mẹ, sáng ngời lòng con

* Bài thơ Mẹ Trùng Khơi, tác giả vô danh (Cậu của đối tượng một thời, sáng tác khi đi kháng chiến)



Tấm ảnh này chụp mẹ khi mình đưa mẹ đi du lịch tại Nhật Bản tháng tư năm 2019, trên đường trở lại Việt Nam, mẹ không thích đời sống tại Hoa Kỳ. Hình chụp tại Studio, thấy mẹ rất vui khiến mình rất mừng đã làm chút gì cho mẹ. Tết này, mẹ sẽ đi viếng Nam Hàn với gia đình của mấy người em.

Bổng nhiên mình nhớ đến bài hát Gánh Mẹ - Quách Beem, Lưu Minh Tuấn
Cho con
gánh me một lần,
Cả đời mẹ đã
tảo tần gánh con.
Cho con
gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã
gánh con biển trời...
Ngày xưa
mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại
những lời mẹ ru.
Đường đời
sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc
chẳng từ gian nan...
Để con
gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất
muộn màng gánh ai?
Cho con
gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng
những ngày đắng cay.
Cho con... gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội
sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng
tội này gánh sao?
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết
công lao một đời.
Bông hồng
cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu
giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh
chính là con con...
Cho con
gánh me một lần,
Cả đời mẹ đã
tảo tần gánh con.
Cho con
gánh mẹ đầu non,
Cả


(Viết lâu rồi, nay có hình ảnh mới nên cập nhật lại)

Những Mảnh Tình Thơ Dại *

Những Mảnh Tình Thơ Dại *

"Ngày xưa tui mê bà chết bỏ luôn". Võ Hoàng Đa chỉ mặt Mai Thanh và nói lên những tâm tư thầm kín đã ôm ấp, cất giữ từ 40 năm qua. Đa chỉ mình và Hùng con cua nói: "hai thằng mày sướng chết bà đi du học, còn tụi tao ở lại khổ chết mẹ. Chắc là tại cái số! Sướng thì chết bà, khổ cũng chết mẹ." 

Mình sống ở hải ngoại gần 50 năm, sống ở nhiều quốc gia nhưng không thấy người ngoại quốc than là trời đã định đoạt số phận của họ trong khi người mình trong đau khổ, loạn lạc, chiến tranh đều nói "chắc tại cái số mình vậy" để rồi tự an ủi chấp nhận như bài giải của một phương trình có nhiều ẩn số. Nhị Anh có lần viết email nói học cùng thầy, cùng trường, cùng thời gian nhưng mỗi học sinh trong lớp đều có một cuộc đời khác nhau. Tên nào khá thì cái ẩn số (x) của phương trình được gán là có Phước Đức của ông bà để lại còn tên nào lận đận thì ẩn số ấy là kiếp trước vụng tu nên cái nghiệp nay còn nặng. 

Dạo về VN lần đầu nghe gia đình kể lại những gì xẩy ra sau ngày đi Tây. Thấy mọi người đều khổ, Sơn không muốn tìm gặp ai. Nước mắt Sơn đã tuôn " như hạt mưa sa trên ngọn cờ đỏ" của Trần Dần ngày nào, khi thấy mấy người em gái dù học giỏi nhưng "học tài thi lý lịch" không được học thêm, phải ở nhà đan len. Bây giờ khi nghe bạn Trần Ngọc Hiệp tâm tình, vì gia cảnh phải nghỉ học, thích hát nhạc thời học trò của Thanh Sơn như Nỗi Buồn Hoa Phượng đã khiến mình xúc động. Những thăng trầm, vất vả mà Sơn đã trải qua ở đất người để lấy được một mảnh bằng đại học thật không thấm gì với những hệ lụy mà bố mẹ và mấy đứa em phải sống qua trong thời ngăn sông cấm chợ, đánh tư sản, đổi tiền, bao cấp. Em út có đứa còn bị đày lên kinh tế mới để trải nghiệm thực tế, thăm nuôi ông cụ mình suốt 15 năm ! 

Có sống qua những kinh nghiệm, những thống khổ thì mới hiểu được những đớn đau. Mình cảm thấy xấu hổ khi gia đình gặp khó khăn lại không có mặt bên cạnh để lo cho em út. Nhưng nghĩ lại nếu không có Sơn tiếp tế từ bên Tây về chắc còn khổ hơn nữa. Mình như một "kẻ ngoại cuộc" đứng ngoài nhìn gia đình, bạn bè; những "kẻ thua cuộc", cắn răng chịu sự hành hạ của "kẻ thắng cuộc" như đoàn lữ thứ vô vọng đi trong đêm sa mạc. Trước 75, ban nhạc Phượng Hoàng có bài "mặt trời đen" như một đìềm xấu báo hiệu trước cho giới trẻ một cuộc sống trong tăm tối. 

Nhà văn Albert Camus từng nói về cuộc chiến tranh dành độc lập của Algerie, xứ sở của ông ta:" khi một số đông nhân danh công lý để tranh đấu thì vô hình trung tạo nên một sự bất công khác." Không lẽ lại lấy oán báo oán! Những mảnh đời đói rách như Hoàng Cầm, Hữu Loan hay Phùng Quán,.. Tôi thấy có lần trên bàn thờ của tác giả "những đồi hoa sim" có thờ chữ "Tâm" mà khi xưa ông Nguyễn Du đã từng nói " chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" gợi lên ánh sáng một con đường không hận thù, không muốn gây thêm một sự bất công nào dù là đối với kẻ đã hãm hại gia đình ta. Những lần về sau này, Sơn có đến thăm những gia đình CM30, họ là những người đã từng tố cáo gia đình Sơn, viết thư nặc danh để mong mỏi chiếm được căn nhà của gia đình. Họ là những người đã cướp hết tài sản của gia đình Sơn khi di tản. 

Sau này hết được trọng dụng, đến ngửa tay xin tiền thì gia đình Sơn vẫn giúp đỡ. Hai đứa con Sơn mỗi ngày sau khi đi bơi hai tiếng, đi lượm lon để đổi lấy tiền gửi tặng học bổng cho sinh viên nghèo ở bên nhà. Vào lễ Giáng Sinh, các cháu tham gia chương trình phát quà cho trẻ em nghèo bên Mỹ. Đúng vậy, bên này cũng có nhiều gia đình nghèo. Chính phủ cũng như những nhà mạnh thường quân có những kế hoạch giúp các em đi lên, hướng thiện và không gây hận thù, đưa các em thoát ra cảnh tăm tối của mặt trời đen. 

 Những ngày về lại Đà Lạt, mình có cảm tưởng như mọi người lên án mình, nên không muốn tìm gặp lại bạn bè xưa. Ngoài ra cũng vì sợ làm họ đau khổ thêm khi gặp lại một tên bạn Việt Kiều ở tây ở mỹ về. Có anh bạn học tên Đào Văn Quý ở Tăng Bạt Hổ, cạnh nhà Xí Rổ, một du đảng nổi tiếng một thời chém Đại Ca Thay ở Vũ trường La Tulipe, sau phải nhờ hai anh em Lai, Thái xin lỗi khi Đại Ca Thay đem đàn em từ Saigon lên lùng khắp nơi. Ngày xưa có dạo Sơn chơi rất thân với Quý, tên này học rất giỏi lại chăm chỉ, có ghé lại nhà thăm khi nghe tin Sơn về. Ngày nay chạy xe ôm, sau khi đi chăn bò lâm nghiệp một thời gian. 

Lần đó, trước ngày đi về lại Mỹ, Sơn chạy vội xuống Hồ Than Thở tìm Nguyễn Đình Tài vì sợ mất một cơhội nhưng không gặp nên chạy qua hẻm Ngọc Hiệp, kiếm Nguyễn Hùng vì biết tìm được tên này thì ra Tài. 

Nhưng không gặp ai cả, lại gặp ông thần Lê Hùng Sơn. Có chạy ra ấp Hà Đông tìm Ngô Văn Thủy nhưng cũng không gặp nên sau này về lại Đà Lạt mình cũng không tìm kiếm ai nữa. Có dạo tình cờ gặp lại Dương Quang Trí, kể về vài người bạn học chung xưa còn ở Đà Lạt nhưng Trí không vồn vã lắm nên Sơn cũng không liên lạc khi về những lần sau này. Khi gặp lại bạn cũ ở bên mỹ, Sơn đều nói cứ chặt 3 khúc, lấy khúc đầu (thời đi học chung) bỏ khúc giữa (thời sau 75) và giữ khúc đuôi từ nay về sau. Nếu không, bạn bè cũ gặp lại nhau sẽ không tránh khỏi sự so sánh về thời điểm 30/4 đến nay. 

Đa kể chuyện, nói chắc là cái số, dạo đang chuẩn bị vượt biển thì ngoài gia đình Đa ra vẫn còn có 3 chỗtrống. Một chỗ dành cho Nguyễn Trung Thiện còn một chỗ dành cho Mai Thanh. Anh chàng Đa chạy lên Đà Lạt để hỏi ý cô nàng dạo đó đang làm cho khách sạn Du Parc đối diện bưu điện, cạnh nhà thờ con gà. 

Hôm đó, Mai Thanh bận công việc nên không tiếp chuyện được. Đa bèn đi chơi với một anh bạn nhà bán mì ở Cẩm Đô. Anh này rủ thêm Liên, hàng xóm Ngọc Hiền và một cô bạn đi chùa Trúc Lâm. Anh chàng bán mì mê Liên nên đèo cô này còn Đa tiếp thu cô bạn. Đến chùa lạy Phật xin xăm, ông thầy phán cái xăm của Đa và Liên sau này lấy nhau sống đến bạc đầu. Anh chàng Đa đổi... đối tượng rồi bàn bạc với Liên chuyện vượt biển của mình và hỏi có muốn đi tìm Tạ Tốn với Đồ Long Đao chung không? Sau này khi tàu bè được bố trí hết thì Thiện lên Đà Lạt làm giấy tờ giả để đem Liên xuống Rạch Giá và lấy nhau đến bây giờ. Sau này khi Đa về VN làm ăn, tình cờ gặp lại Mai Thanh ở Vũng Tàu. Đa muốn khóc khi thấy cô nàng ở trong một cái nhà do nhà nước cấp nhưng ván đã đóng thuyền. Đa còn kể một thời đi dọn hàng cho H. 

Lúc sau khi về Saigon thì mỗi chiều đều đến thăm cô nàng, lâu lâu được người đẹp cho một chút xăng vì cô nàng dạo ấy bán xăng lẻ. Tương lai nhìn trước nhìn sau mịt mù nên đành gạt lệ đưa sáo sang sông. Kể xong thì anh chàng chỉ Phi Nga và Hùng Con Cua nói: "hai ông bà này ngày xưa nắm tay nắm cẳng hoài, thằng Ngô Văn Thủy nó căm thù mày!" rồi chỉ ma soeur MT nói về Nguyễn đình Tài.

Lúc đó mình mới nhớ lại cặp mắt của Nguyễn đình Tài như kẻ tội đồ, van lơn tên bạo chúa tha cho ma soeur khi mình hay Đa (bạo chúa) chọc Minh Trang. Tên này kín thật ! Mai Thanh lại nhắc những lần được ma soeur lái xe cho quá giang về vì nhà các nàng ở gần nhau. Sơn thì nhớ chuyện có lần đi thăm Minh Trang lần đầu ở hải ngoại với một đối tượng. Khi ra về em bảo: "bạn học của anh sao em thấy như bạn của má em vậy?" vì dạo ấy cô nàng đẫy đà như bà Phán trong Xuân tóc đỏ. 

Đến lúc mình nhờ MT đi hỏi vợ cho mình thì cô nàng bảo: "được, nhưng đừng có giới thiệu tôi là mẹ ông.:)))" Dạo này lên chức bà ngoại, đi hát hò, ốm bớt 17 kí lô nên đẹp lão ra. Minh Trang vẫn hay gây sự với thiên hạ nếu họ không làm vừa lòng mình, nghe cô nàng kể chuyện gây gỗ làm mọi người cười nắc nẻ. Đa quay qua MT và nói: bà này ngày xưa thường được gọi là "T sexy". T hỏi làm sao ông biết tui sexy? nghe bà con nói là đàn bà có lông tay thì sexy chớ có biết con mẹ gì đâu!. Đa tính khơi chuyện của Sơn nhưng Phi Nga nói không được, để dịp khác, vì có đồng chí vợ của Sơn ở nhà. Sơn vẫn còn cuốn Album hình của các đối tượng ngày xưa nên lâu lâu đồng chí gái mà giận thì cứ lôi cuốn Album ra kêu mấy bà đó sao ngày xưa khôn thế không rước của nợ đi để bà ấy lãnh. Nếu ai có bị hắc xì thì xin chắp tay cầu nguyện cho Sơn qua cơn hoạn nạn.:)))) 

Phi Nga kể về Tết 74, cả đám lấy xe Dodge Batman của ba Dương Quang Trí chở nhau xuống biển Ninh Chữ, Phan Rang. Dạo đó đi xa phải chở theo bình xăng để sau xe, vì ít có cây xăng ở dọc đường. Đến nơi thì bánh mì thịt đem theo bị bình xăng đóng nắp không kỹ đổ ướt hết nên không ăn được, làm cả đám đói meo râu. Sau đó thì xe lại bị lún trên cát, 4 thằng nhảy xuống đẩy xe ra bãi cát rồi chạy về Song Pha ghé cái quán bên đường giải lao. Mình nhớ băng trước có Trí lái xe, bên cạnh là Nga "chè Mây Hồng" rồi đến Bích Thủy và mình. Phía sau thì có Hùng Con Cua làm Kim Trọng ngồi giữa hai chị em Thuý Kiều (Phi Nga), Mai Thanh (Thúy Vân), Đa và Tài... Lâu quá rồi không nhớ hết, mình chỉ nhớ diễn viên chính thôi với mái tóc Beatles và cái bớt đỏ, hề hề. 

Đến phiên Sơn lái xe thì ông thần Trí rút tờ giấy chôm đâu một bài thơ đọc cho cả đám nghe, tuy hơi cải lương một tí nhưng rất phê. Phi Nga nói nhạc của Christophe hay đệm thêm lời tiếng Anh. Trong xe, mọi người ngồi bên cạnh "người yêu dấu", đều thả hồn theo mấy cuốn băng cassette nhạc trẻ, thổn thức khi nghe Christophe réo gọi những nỗi đau của những cuộc tình chớm nở qua bản "Mal" Mal, au fond du cœur, oui j'ai mal....đớn đau khi thấy mấy thằng "khốn nạn" có gan hơn mình nói chuyện với người mình "kết" hay không dám mơ tưởng vì nàng quá đẹp "elle était si jolie" của Alain Barrière, " elle était si jolie que je n’osais pas l'aimer,.... Những bản nhạc diễn tả đúng tâm trạng của les amourettes như Mai Thanh nhắc tới, hay Françoise Hardy vời vợi tous les garçons et les filles de mon âge se promènent dans les rues... Sau này mình vẫn nghe lại những bản nhạc này lại nhưng không bao giờ thấy xúc động như ngày ấy. 

Hùng con cua như một người trong coma 40 năm mới thức tỉnh nên chả nhớ gì cả. Sơn đã từng bị như vậy 

Biến cố 30/4 cùng với những hệ lụy của cuộc đời đã đi qua. Xin giữ những không gian và thời gian ấy làm kỷ niệm, kỷ niệm của một thời để yêu và một thời để nhớ. Không hiểu sao trong đầu Sơn vẫn nhớ bài thơ "Bastos Luxe" mà Dương Quang Trí đọc cho cả đám nghe 40 năm về trước. Xin ghi xuống để nhớ lại tình bạn và những mảnh tình năm xưa. 

Buồn những lúc cô đơn gối chiếc 
Ánh lửa tù đốt cháy cả tương lai 
Song cửa sắt ngăn đôi đời du đãng 
Tiếc làm gì khi mối tình ta tan v
Ôi dĩ vãng tương lai và hiện tại 
Sống làm gì với kiếp lang thang 
Lời hẹn ước năm xưa em còn nh
U sầu buồn hỡi cố nhân 
Xe hoa đón rước người em gái 
Em đã sang ngang lỗi hẹn thề

Nguyễn Hoàng Sơn 12 B

Những bông hồng Văn Học *

Những bông hồng Văn Học *

 Có lần về thăm VN, nghe bạn học cũ của đồng chí vợ kể có ông nào học chung di tản qua mỹ, về VN dọ hỏi đi tìm đôi mắt người xưa, gặp một bà lão trong hẻm bán bánh mì nên hỏi thăm nhà của cô nàng ai ngờ bà lão rụng răng kêu là em đây. Anh ta chới với không dám hỏi tiếp và tự trách tại sao phải ôm nhớ hình bóng ấy trên 20 năm nay. Ông Trần Quảng Nam đợi 10 năm chưa đủ nhưng đến 20 năm thì giác ngộ ra những mối tình hữu nghị thời mới lớn đều có đoạn kết chán như con chuồn chuồn nên mình rất phục ông nào trên diễn đàn này hoài niệm về cô nào 40 năm về trước.

Có lần Nhất Anh hỏi có còn nhớ những người đẹp Văn Học. Từ ngày lấy vợ đến nay, khi nói về đàn bà, mình đều nghĩ đến những người hay la, còn nói đến đàn ông thì nghĩ đến những tên sợ vợ như mình. Như ai nói "vợ là địch bồ là ta. Nằm trong lòng địch lại nhớ đến ta". Gái 13 trai 16 cho nên tuy học chung nhưng mấy Chị khôn trước đám con trai rất nhiều. Ban toán nên ít có con gái theo học, lên 12 B thì còn một người có cái tên 2 Kim. Dạo đó mình thích mấy cô học lớp 10 vì không phải gọi bằng chị. Nếu Sơn không lầm thì có 3 người được nhiều anh chàng cứ hít hà, nức nở khi nhắc tên đến 3 cô này: Hàng thị Ngọc Hiền ở cư xá công chánh đường Phạm Ngũ Lão  đối diện ấp Ánh Sáng, Phan thị Bích Thuỷ ở gần trường Bồ Đề và Trần thị Ánh Nguyệt không biết ở đâu vì không có cơ hội nói chuyện hay đưa về, hình như cũng không học niên khoá 73-74.
Ngọc Hiền có một cô hàng xóm có lẻ đẹp nhất Đàlạt dạo đó tên Nhung, học Bùi thị Xuân. Hình như Đổ Quý Dân phát hiện ra cô này rồi chỉ cho mình rồi hít hà, không biết Anh chàng hay đi chơi với Dân để ngắm cô này còn sống  hay không. Bích Thuỷ có cô bạn ở đường Calmette nên hay đi ngang nhà mình. Thuỷ hay tới nhà nhờ mình giải toán dùm hay mượn xe đi đâu với cô em cực xinh. Thuỷ có nhiều người mê nên không biết sau này lấy ai. Hình như Mai Thanh cũng được nhiều người trồng cây si. Cô này học trường Tây ra nên hay bận váy đầm. Sơn nhớ có lần trời gió lạnh một anh tên Lê Minh Trí thì phải nói giọng Huế " gió luồn lên như ri chắc lạnh lắm".  

Trên diễn đàn thấy có nhiều ca sĩ ngay phạm Minh Cường ngày xưa chỉ gửi thư yêu cầu gửi tặng cô nào mà không dám nêu tên nên tặng các bạn học, nay cũng hát Karaoke chuyên nghiệp. Dạo đó ra chơi trường hay mở các băng thu các học sinh hát nên có lẻ vậy  mà ngày nay phát hiện nhiều ca sĩ. Dạo đó hình như Nhất Anh có hát " Le temps de l'amour" và có Chị Hường hát ở Đài phát thanh bản gì mà tóc mai sợi vắn sợi dài... được mọi người ưa thích. Có dạo tổ chức văn nghệ nên phải đến nhà thầy CBA tập dợt. Mình làm trưởng ban tổ chức hay trưởng lớp chi đó nên phải đi theo ban văn nghệ chớ mình chỉ mê vọng cổ. Nhà thầy mới và đẹp nên đi vòng vòng xem, ước gì sau này có cái nhà to đùn như vậy, ai ngờ quay lại thấy Chị Cả hình như rình xem mình có chôm đồ nên sợ quá chui vô phòng tập lại.
Hình này nói rất đúng về các bông Hồng ngày xưa. Bác nào có hình ảnh mấy ông ngày nay cho em xin để bỏ lên đây cho công bằng cả nam lẫn nữ 

 Sau này khi đi học kiến trúc thì ít VN học nên mình như hoàn toàn không giao tiếp với cộng đồng người Việt trong khoảng 10 năm đến khi mấy người em vượt biên sang mới nói lại tiếng Việt. Qua Mỹ chơi, Tam Anh giới thiệu cho hai cô VN ở Boston nên quyết định qua Mỹ kiếm vợ. Vất vã trên năm năm trời mới có một "Hoàng Dung" chịu quản lí đời mình. Nay mới hiểu tại sao ế vợ lâu. Đi kiếm vợ mà lái xe cũ, run run, ghế thì bị lũng, lòi lò xo, không có máy lạnh và chỉ độc nhất cái cassette cải lương "tình Anh bán chiếu" của Út Trà Ôn sau này chỉ có một cô chịu đi chơi lần thứ hai với điều kiện mình lái xe cô ta. Khi thấy thời cơ như chín muồi mình muốn đăng kí quản lí nhưng lại sợ bị từ chối nên không biết làm sao. Dạo đó có phim "Cyrano de Bergerac" mà Gerard Depardieu đóng nên mình bắt chước Anh này thảo bản thông điệp tình yêu. Lâu quá không nhớ nhưng đại loại như sau:

 Kính gửi đồng Chí gái 

Hôm nay trong buổi thông tầm, Anh khắc phục không ăn cơm trưa để viết bản báo cáo tình hình trái Tim của Anh. 
Đồng Chí gái vô vàn kính yêu, từ ngày phát hiện ra em, lòng Anh vô cùng hồ hởi, phấn khởi và Thương nhớ trường kỳ. Hôm qua đi tham quan phố Bolsa, nắm được tay em lòng Anh nó cứ Lâng  lâng như chiếc máy bay lên thẳng. Ngồi uống cái nồi ngồi trên cái cốc, ngắm em lòng Anh rộn ràng như có Bác trong ngày vui đại thắng.

 Đồng Chí gái thân mến, từ ngày giao lưu với em, đời Anh như bước sang một Trang sử mới. Hôm nay, Anh đề xuất một kiến nghị, nếu em nhất trí thì Anh sẽ khẩn trương báo cáo với đồng Chí bố và đồng Chí mẹ cho Anh ra City Hall đăng kí quản lí đời em. Anh sẽ đảm bảo em một đời sống nghiêm túc, không đánh bạc, không rượu chè. Anh sẽ cố gắng trở thành người chồng nhân dân và người cha ưu tú. Sông có cạn, núi có mòn nhưng mối tình hữu nghị đôi ta đời đời bền vững, không bao giờ thay đổi.

 Kính chào em trong tinh thần vui Duyên mới không quên nghĩa vụ.

 Đồng Chí trai 
Nguyễn Hoàng Sơn 12 B