Tân thực dân

Đi viếng Uzbekistan và Georgia, 2 nước của cựu khối Liên Xô cũ, thấy họ sau hơn 30 năm dành độc lập nhưng không phát triển nhiều, lại thấy có những chương trình do Trung Cộng khởi phát, cho vay vốn để bẩy nợ trong chương trình Vòng Đai và COn Đường, rập theo khuôn của tây phương sau 1945 mà người ta thường gọi chủ nghĩa Tân Thực Dân.

Sau đệ nhị thế chiến, các thuộc địa của Âu Châu bổng nhận thức rằng các mẫu quốc không giàu mạnh tuyệt đối như họ từng tin tưởng vì trong mấy tuần lễ, quân đội Đức Quốc Xã đã chiếm đóng Hoà Lan, Bỉ Quốc, Pháp nhất là Anh Quốc, 1 đế chế từng tuyên bố mặt trời chưa bao giờ lặn tại xứ này bị không quân Đức đánh phá nát tan nên các phong trào đòi độc lập được thành hình rất mạnh ở các thuộc địa á Châu và phi Châu, tương tự khi Nhật Bản đánh thắng Nga Hoàng vào đầu thế kỷ 20 khiến phong trào Đông Du rộ lên, du học sinh sang Nhật Bản để học hỏi cách phát triển của họ để canh tân xứ sở.

Liên Xô lên án chế độ thực dân, tư bản từ khi cuộc cách mạng Bolshevist tháng 10 năm 1917 thành công và đang truyền lửa cách mạng khắp thế giới để cùng xây dựng thế giới đại đồng. Ở Việt Nam, người Việt chứng kiến những binh sĩ Nhật nhỏ bé, thường kêu Nhật lùn đã bắt trói các "ông Tây" khi họ đánh chiếm Đông Dương trong một đêm như nhà Văn Duyên Anh kể trong truyện "thằng Vũ". Khi Pháp thay Anh Quốc đổ bộ lại Đông Dương để giải giới quân đội Nhật Hoàng thì các phong trào kháng chiến vùng lên, liên minh với đảng cộng sản quốc tế, được mệnh danh là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắc là Việt Minh để chống quân đội Pháp.

1947, Anh Quốc rút khỏi Ấn Độ không quên ăn chén đá bát, giúp đất nước này chia thành 2 quốc gia: Ấn Độ và Pakistan đưa đến cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn đẫm máu, láng giềng hôm qua nay bổng nhiên vác dao chém nhau rồi dần dần trao trả độc lập cho các thuộc địa khác. Pháp thua trận Điện Biên Phủ, phải rút quân ra khỏi Đông Dương rồi Algerie sau những tổn thất quân sự nên dần dần phải trả lại độc lập cho các thuộc địa khác ở Phi Châu và Trung Mỹ.

Các nước Tây phương lo lắng, sợ mất quyền lợi về mua bán nhất là các mỏ than, dầu hỏa, nguyên liệu cần để phục hồi nền kinh tế hậu chiến của họ nhất là Liên Xô đang kêu gào xây dựng một Thiên đàng xã hội chủ nghĩa. Dạo mình sang Pháp 25% cử tri là đảng viên cộng sản. Nếu không có người Mỹ can thiệp thì cả Tây âu đã lọt vào tay của Liên Xô. Khi mình sang Pháp thì không hiểu gì cả, cứ nghĩ Tây Âu như Việt Nam Cộng Hoà, chống cộng triệt để nhưng đây lại có 35% dân Ý Đại Lợi theo đảng cộng sản, chưa kể đảng xã hội của họ cũng đông như quân ý.

Về đối ngoại, Hoa Kỳ lo sợ Liên Xô sẽ gây ảnh hưởng nhiều ở các nước Tây Âu nên phải thành lập chương trình Marshall, bơm tiền để giúp các nước Tây Âu khôi phục lại nền kinh tế bị phá vỡ trong mấy năm chiến tranh còn về đối nội là lo ngại nhất nếu không có nhiên liệu và nguyên liệu rẻ thì kinh tế của họ sau đệ Nhị thế chiến có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế (great depression) như sau đệ nhất thế chiến.

Những cuộc thay đổi quyền lực chính trị và kinh tế ở Guatemala, Ba Tư và Ai Cập trong thập niên 1950 đã đánh dấu sự chuyển tiếp hay thay đổi thái độ chính trị của các nước Tây Âu. Năm 1951, thủ tướng Ba Tư Mohammad Mossadegh, được bầu theo thể thức dân chủ mà phương tây kêu gọi dân chúng noi theo nền dân chủ, khác với chủ nghĩa độc tài của Liên Xô. Ông thủ tướng mới này, đưa ra chính sách quốc hữu hoá các giếng dầu của Anglo-Iranian Oil Company và sau này được đổi tên là British Petroleum. Lí do là 92% tiền lời của sự khai thác dầu hỏa Ba tư đều lọt vào tay của công ty này trong khi dân chúng Ba Tư lại đói, nghèo nàn. Ông thủ tướng mới muốn dùng lợi tức của dầu hỏa của xứ ông ta để canh tân đất nước. Dân chủ nhưng phải có lợi cho tư bản âu châu, còn không thì rất nguy hiểm.
CIA của Mỹ thực hiện "chiến dịch Ajax" do Kermit Roosevelt, cháu của dòng họ nổi tiếng Roosevelt, hạ bệ và bắt vị thủ tướng có tinh thần quốc gia này, lập lại chế độ quân chủ mà sau này bị ông Ayattolah Khomeiny lật đổ qua cuộc cách mạng hồi giáo. Công ty British Petroleum đền ơn, chia sẻ dầu hỏa rẻ tiền với Hoa Kỳ. Ngày nay, Ba Tư bị các nước tây phương cấm vận vì các mỏ dầu hoả của Anh quốc và Hoa Kỳ đầu tư khai thác, bị mấy ông cố đạo tịch thu, chớ chả có vụ chế bom nguyên tử gì cả. Khi Sadam Hussein khởi công xây một trung tâm nguyên tử lực thì máy bay DO Thái đánh bom nát ngày.

Khi tổng thống được dân cử đầu tiên Jacobo Arbenz của Guatemala, mà mình có dịp viếng thăm 35 năm về trước khi còn chiến tranh du kích giữa cộng quân và quân đội được ủng hộ bởi Hoa Kỳ như Việt Nam Cộng Hoà, dựa theo tinh thần của Homestead Act do tổng thống Abraham Lincoln ký năm 1862, quốc hữu hoá các đất đai không sử dụng của địa chủ và công ty United Fruit Company của gia đình Bush. Hai ông John Dulles, ngoại trưởng và Alan Dulles, giám đốc CIA là thành viên của hội đồng quản trị của công ty UFC, nhờ tổng thống Eisenhower can thiệp, lật đổ tổng thống Arbenz và hơn 15,000 nông dân ủng hộ chương trình "người cày có ruộng" bị giết hại. Dạo mình đi viếng thăm nước này thì chiến tranh du kích của nhóm thân cộng sản vẫn còn kéo dài, thấy cầu cống bị xụp do quân du kích phá hủy. 

Dân chủ có lợi cho Hoa Kỳ thì sống. Đi chơi thì đọc thông tin Hà Nội tiếp đón tổng thống Biden để ký kết chi đó khiến nhiều người hải ngoại mừng rỡ là Việt Nam sẽ cải tổ. Khi người ta đầu tư, họ không muốn lổ nên chỉ đầu tư vào các nước có một nền chính trị vững chắc hôm na là độc tài. Thiên hạ cứ kêu Hoa Kỳ ngu, đầu tư vào Trung Cộng rồi nay phải chạy. Họ đầu tư vào Trung Cộng vì một chế độ độc tài suốt 30 năm qua, nay giá thành cao nên không lời, do đó họ phải chạy qua các xứ khác có nhân công rẻ hơn nhưng bắt buộc phải độc tài chuyên chế để có thể bảo đảm quyền lợi của họ ít nhất 30 năm tới. Họ biết Trung Cộng sản xuất rồi chuyển qua Việt Nam, gắn cái nhãn madze in Việt Nam, nhưng họ đâu có cần, chỉ cần rẻ làm tiền là xong. 

Mình mới viếng xứ Georgia về, dành độc lập từ Liên Xô năm 1991, có một ông tổng thống học tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ, được Hoa Kỳ ủng hộ, cho về xứ được đắc cử tổng thống, hô hào theo tây phương, ngay giao lộ chính của thủ đô có một tấm bảng làm bằng đồng, kỷ niệm tổng thống Bush viếng thăm xứ này. Xứ này bị ông Putin đánh chiếm trong mấy ngày 20% lãnh thổ, chính quyền mới thân Putin, bỏ tù ông tổng thống do Hoa Kỳ đưa lên. Đi khắp nơi chỉ thấy Coca cola và Pépsi, chưa thấy MacDonalds, Burger kings hay Starbucks, lý do là an ninh chưa ổn định nên họ không đầu tư vào. Ngay tại Nga sô, MacDonalds, bỏ chạy không kịp tè khi Putin tràn vào Ukraine. Mình chỉ sợ Trung Cộng và Hoa Kỳ kẹp Việt Nam ở giữa thì dân không khá thôi. 
Đập Aswan đã phá huỷ môi trường của sông Nile, nơi có đến 95% dân chúng xứ Ai Cập sinh sống từ mấy nghìn năm trước, giàu có biến xứ này nghèo muôn đời. Đến Ai Cập không nên ca ngợi vị anh hùng Nasser, được Liên Xô hoan nghênh, là ngọn đuốc cách mạng cho toàn thế giới. Khôn thì đừng bao giừo đi theo các ngọn đuốc cách mạng vì sẽ bị chết cháy.

Tương tự tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hoá kinh Suez năm 1956. Ông ta muốn dùng lợi tức của con kênh này nằm trong tay các công ty Tây Âu để xây dựng cái đập, phát triển nền kinh tế hậu thực dân. Không may cho ông ta là Liên Xô đang lo lắng vụ chính phủ cải tổ Imre Nagy của Hung Gia Lợi, đem quân xâm chiếm, trừng phạt Budapest, tương tự Prague năm 1968 để tránh các chư hầu nổi loạn nên làm ngơ để cho các quân đội Anh Quốc và Pháp phong tỏa con kênh này. Đụng chạm tới quyền lợi tây phương thì họ ra tay ngay. Như ở Khaddafi, cho tiền tổng thống Sarkozy tranh cử nhưng cuối cùng không hiểu vì lý do nào, Sarkozy cho ỏ bom khiến Khaddafi bỏ chạy và bị giết.mình chỉ đoán là ông ta muốn bán dầu hoả và được trả bằng vàng thay vì đôla. Ai biết rõ vụ này thì cho em xin tài liệu.

Sau này, ông ta nhờ Liên Xô xây cái đập hữu nghị này mà mình có dịp viếng thăm năm ngoái, xem tượng đài hữu nghị Liên Xô Ai Cập. Hậu quả của việc này là biến một vùng trù phú nhất thế giới, hai bên bờ con sông Nile gần thành sa mạc. Từ thời bà Cleopatre chưa đẻ, vùng này cứ đến mùa mưa, thì phù sa từ đầu nguồn phía nam, kéo về, làm ngập lụt vùng này, khi nước rút đến thì người Ai Cập trồng trọt, giàu có vì đất phù nhiêu, tạo dựng một nền văn minh huy hoàng qua các Phareon. Ngoài ra, phù sa còn chảy ra biển bồi đắp và nuôi cá ngoài biển. Dân Ai Cập đánh cá sông và biển, nay chả còn gì cả.

Nay nhờ ông thần Nasser, người anh hùng vĩ đại, cái đập Aswan đã chận đất phù sa lại khiến miền hạ lưu không có nước và phù sa. Nông dân phải mua phân bón hoá học của tây mỹ để bón phân đưa đến bệnh hoạn đủ trò. Cái đập thì từ phía nam, càng dẫn điện đi xa càng yếu kém nên cái đập huy hoàng chỉ đêm lại điện cho dân chúng chưa tới 20% cần dùng cho cả nước. Trưởng hợp Biển Hồ và sông Mekong tương tự vì phía thượng lưu, Trung Cộng và Miến Điện, ngay cả Lào cho xây 160 cái đập thuỷ điện, bức tử dòng sông Mekong vùng hạ lưu khiến Biền Hồ không có nước, cá từ thượng nguồn về, cá khi xưa tìm bắt rất dễ nay thì khó khăn, thêm nước biển chảy vào. Khi xưa, mình học giờ địa lý thầy Hứa Hoành cho rằng, khi mùa mưa về thì nước và cá tràn vào biển Hồ, khi nước rút đi thì cá không vượt ra khỏi Biển Hồ vì thấp hơn dòng Mekong, khiến dân tình sống sung sướng, tương tự vùng miền Nam Việt Nam, cũng đưa nước vào rồi khi nước rút thì cá ở lại.

Sau khi được trao hồi độc lập, các thuộc địa cũ bắt đầu canh tân đất nước họ và các nhà lãnh đạo dựa theo khuôn mẫu của Tây phương vì họ đều được đào tạo, theo học tại mẫu quốc như ông Léopold Senghor của Sénegal, Jawaharla Nehru của Ấn độ, Kwame Nkrumah của Ghana, hay Ngô Đình Nhu của Việt Nam.... Cái khổ là khi chính quyền thực dân ra đi thì không để lại một tầng lớp có khả năng quản lý, phát triển đất nước vì đa số là được thực dân đào tào để làm thông ngôn, thư ký thêm không có một giai cấp về buôn bán, quản lý kinh tế. Các người được đào tạo ở cấp đại học rất ít, và không có giữ các vai trò lãnh đạo trong chính quyền thực dân.

Theo đó là cuộc nội chiến Nam Bắc từ 54 đến 75 nên không có thời giờ để đào tạo chuyên viên. Miền nam có rất ít chuyên viên được đào tạo từ tây phương về nhưng vì chiến tranh nên đa số bị động viên. Khi sang pHáp, mình nghe ông tây nào đó nói trên đài truyền hình Pháp là tỷ lệ bác sĩ gốc việt ở Pháp hay Paris còn đông hơn cả Sàigòn. Chuyên viên du học xong không về vì chiến tranh. Trước 75, du học sinh từ Hoa Kỳ thì học xong phải về còn ở Âu châu thì có nhiều cách để ở lại, chống chiến tranh Việt Nam, xin ở lại theo quy chế tỵ nạn,…

Ở Việt Nam khi xưa, ít có người như ông Bạch Thái Bưởi có thể cạnh tranh với nhóm thương gia của Chợ Lớn vì xã hội theo văn hoá "sĩ nông công thương", trọng kẻ có học hơn kẻ làm thương mại. Khi người Pháp ra đi, để lại cái lổ hổng trong nền hành chính, kinh tế của Việt Nam. Ở miền nam, ta thấy các nội các của Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn An Ninh rất ngu dốt, các tướng cướp như 7 Viễn của Bình Xuyên, 3 Cụt,... trong khi miền Bắc theo kinh tế bao cấp nên đã tiêu diệt hết tầng lớp tư sản và phú hộ qua các cuộc đấu tố trong cuộc cải cách ruộng đất. May thay, ông Ngô Đình Nhu nhờ bạn học làm dân biểu quốc hội Pháp can thiệp với chính phủ De Gaulle, đưa ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng cho Bảo Đại, mua đứt 7 Viễn cho sang Tây sống những ngày cuối đời của con hùm Bình Xuyên.

Trong giai đoạn đầu, các thuộc địa cũ dùng các đồ án lớn như bàn đạp để đẩy mạnh sự phát triển của đất nước. Nước Ghana có chương trình xây đập Amosombo, xây cái đập lớn nhất thế giới để xây dựng các nhà máy biến Bô Xít. Muốn xây dựng các công trình này thì các quốc gia tân lập này cần rất nhiều tiền nên phải vay tiền đầu tư ở các Ngân hàng Tây phương như Ngân Hàng Thế giới (world Bank) hay Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Đó là nguyên nhân đưa đến các tệ hại xã hội chính trị của chế độ hậu thực dân tại các nước vừa được trao lại nền độc lập.

Các quốc gia Tây phương phải đương đầu với vấn đề làm sao vẫn mua được nguyên liệu rẻ từ các thuộc địa cũ của mình. Họ ngộ ra rằng: trao trả độc lập cho các thuộc địa cũ thì giúp các quốc gia tây phương này giảm chi tiêu trong việc hành chánh, quân sự để bảo toàn tài sản đầu tư tại các nước sở tại và kiểm soát chính trị tại địa phương và kinh tế bằng cách giúp các tên lãnh đạo vâng lời họ để vẫn được những đặc quyền về kinh tế. Họ mượn những tay sai tại địa phương làm công việc thái thú của họ khi xưa và trả tiền rất hậu qua các cuộc chuyển vay và mượn tiền. Rồi bán vũ khí cho các nước này để thành lập các quân đội mới,….

Cái khó là các thuộc địa cũ có thể không nghe lời, tước bỏ các quyền lợi kinh tế như Algerie đã đuổi dân Tây về Pháp. Kaddafi tống cổ các quan thầy Ý đại lợi ra khỏi sa mạc Phi châu. Do đó các nước Tây phương dùng chính sách cho các quốc gia tân lập mượn tiền để đầu tư nhằm kiểm soát họ.

Trong cuốn "confessions of an economic hit man". Ông John Perkins kể là công ty của ông ta đại diện cho những công ty hay chánh phủ Hoa Kỳ nghiên cứu những đồ án phát triển cho các quốc gia đệ tam thế giới rồi chính phủ Hoa Kỳ giúp mượn tiền của Ngân Hàng thế giới với điều khoản là các công ty Hoa Kỳ sẽ được trúng thầu. Các nhà lãnh đạo sẽ ăn cắp bớt tiền rồi nếu thâm hụt thì lại đội vốn, mượn thêm tiền để làm giàu cho tầng lớp lãnh đạo. Miền Nam khi xưa, có rất nhiều đồ án do hãng RMK lãnh thầu của những chương trình USAID. Tiền vẫn nằm trong tay người Mỹ, người Việt chỉ lượm bạc cắc được các công ty này mướn đi lượm rác và cuộc chuyển giao công nghệ không được thực hiện.

Các nhà lãnh đạo của các nước đệ tam thế giới nào anh minh, muốn giúp đất nước họ canh tân sẽ bị CIA giúp mất tích trong các chuyến bay như cựu tổng thống của Panama, không chịu ký gia hạn hợp đồng sử dụng con Kênh Panama với tổng thống Carter hay tổng thống Ecuador không muốn cho các công ty mỹ khai thác mõ dầu. Những người vâng lời ngoại bang như tổng thống Mobutu Seko của cộng hoà Zaire, một thuộc địa cũ của Bỉ quốc, bỏ túi hơn 59% số tiền vay hay được các nước viện trợ hay Ferdinand Marcos của Phi luật Tân làm giàu trong thời gian quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam.

Những kẻ cứng đầu như Allende, Peron, Ngô Đình Nhu,.., lần lượt bị quân đội được CIA mua chuộc đảo chánh và các tướng như Pinochet hay đám quân phiệt thay nhau cầm quyền còn Việt Nam thì chúng ta đã hiểu những gì xẩy ra sau 1/11/63. Các nhà lãnh đạo cứng đầu như Sadam Hussein, Hugo Chavez, Khaddafi thì được tuyên truyền như các tên khủng bố. CIA nhúng tay vào máy bay nổ tung của công ty hàng không Nicaragua hay Cuba như mấy thành viên phục quốc gốc Cuba, bị bắt tại Venezuela, khai khi ra toà được CIA trả trên $200,000.00.
Vòng đai và con đường đang được Trung Cộng xây dựng tại Trung Á mà mình mới viếng tại Georgia 
Không biết chừng nào xong vì làm rất chậm, mình thấy có mấy mống làm.

Ngày nay, Trung Cộng học được cái nghề này của tây phương nên rao kêu các xứ như Pakistan, Kenya, Lào, Cambodia,… mình mới đi viếng Georgia về, thì thấy Trung Cộng đang thực hiện chương trình Vòng Đai và Con đường, cũng cho mấy nước trong vùng này mượn tiền để xây xa lộ, vẫn đem các nhà thầu Trung Cộng qua xây cất nên tiền vẫn nằm trong tay Trung Cộng. Họ lại quả nên các giới chính quyền tham nhũng nên phải mượn thêm là xem như gánh nợ thêm. Lúc đầu lãi xuất rẻ hơn tây phương nhưng khi đến mượn thêm là ngọng. Đi hỏi các xứ Pakistan, Kenya ,…để xem họ khóc ra sao khi ăn cơm chiên Dương Châu.

Để mình giải thích theo kiểu bình dân học vụ vì có người đọc hỏi ai viết bài này. Bài nào mình đăng trên muctimsonden.com là do mình viết. Mình đi xây nhà cho thiên hạ. Lúc đầu họ mượn tiền của ngân hàng để xây với tiền lời 7%-8%. Xây xong thì cần làm nhà bếp và nhà tắm hoành tráng. Phải mượn thêm tiền mà nợ thứ 2 thì tiền lời phải trả 12% cho đến 24% qua thẻ tín dụng. Lấy thí dụ xây nà là $500,000 với tiền lời 7%, vị chi là $35,000 tiền lời cho mỗi năm. Xây thêm nhà tắm, điện nước, sân ngoài vườn lên $200,000 với tiền lời 24% thì xem như chủ nhà phải trả $48,000 tiền lời cho mỗi năm chưa kể tiền trả thêm để bớt nợ. Cái mất dạy là tên lãnh đạo đứng tra, thấy nhiều tiền quá nên lấy bớt 20% số tiền mượn nhưng sợ các đồng chí phê bình nên chia thêm cho họ, tuỳ chức vụ lấy hết thêm 30% xem như đồ án mất $250,000 thế là phải đội vốn, họ viện cớ đủ trò. Thế là căn nhà dáng lẻ giá tổng cộng $700,000 nay trở thành $1,100,000 với $500,000 với tiền lời 7% và $600,000 tiền lời 24% vì mượn thêm nợ 3,4. Cứ lấy đoạn đương gì ở Hà Nội với làm xong mất trên 10 năm và đội vốn biết bao nhiêu lần.

Sau trận chiến Yom Kippour, các quốc gia dầu hỏa ở Trung Đông tăng giá dầu để trả thù Hoa Kỳ đã giúp Do Thái, tạo ra hiện tượng là tiền bán dầu lửa quá thặng dư, tràn ngập các Ngân hàng Hoa Kỳ. Xin nhắc lại Hoa Kỳ đã bỏ chính sách dùng vàng để bảo chứng Mỹ kim từ thời ông Nixon và có thể in tiền để trả nợ nhập cảng dầu lửa. Mình có coi cuốn phim "Carlos", nói về tên khủng bố gốc người Venezuela, cùng với nhóm khủng bố Đức, bắt cóc các bộ trưởng dầu lửa của OPEC đang họp ở Wien, thủ đô của Áo nên tự hỏi nhóm này có thể bị các chính phủ Tây phương giựt dây, giúp và trả tiền tổ chức của hắn bắt cóc vì sau đó các nước này rất hoà diệu và thân Mỹ.

Tiền thặng dư của dầu hỏa trong các ngân hàng Mỹ, Hoa Kỳ dùng để giúp các nước mới độc lập xây dựng, phát triển nhưng khổ cái là giới lãnh đạo các xứ này tham nhũng và dốt nên không ngất đầu lên được. Tên nào cầm quyền lâu năm thì đám dưới quyền ganh tị nên lật đổ rồi cũng ăn như người tiền nhiệm hay nhiều hơn tương tự ông Mubarak của Ai Cập thay thế Anour Sadat. Đi pHi Châu thấy Trung Cộng đang xâm nhập rất nhiều ở đây. Ở Tanzania mà mình leo núi Kilimanjaro năm ngoái 60% kinh tế đều thuộc Trung Cộng, tương tư Ai Cập nay xe hơi tàu và đầu tư từ Trung Cộng đổ xô vào rất nhiều. Có lẻ vì vậy mà dạo này mới có đảo chánh ở mấy xứ Phi Châu. Tây phương bắt đầu chận Trung Cộng. Theo thống kê thì có trên 1 triệu người Tàu đang được Trung Cộng cho qua Phi châu sinh sống, mướn đất để trồng trọt và khai phá các hầm mõ.

Mình nhớ dạo học cao học về môn phát triển đệ tam thế giới ở Lausanne, Thuỵ Sĩ thì các công ty như Nestle cho học bổng và gửi các giảng viên đến để nói về hợp tác trong tương lai. Trong lớp có rất nhiều tên thuộc loại con ông cháu cha ở Phi Châu, sau này mình được biết có vài tên làm lớn ở Congo, Mali,... Có lần một tên rủ mình sang Dakar làm việc cho hắn nhưng không thích lấy vợ Phi Châu nên về lại Âu châu. Mình nhớ các giảng viên kể một câu chuyện để các chuyên gia của các nước nghèo phải cẩn trọng với Nhật Bản. Toà đại sứ Nhật nhân danh tình hữu nghị, tặng không nước Congo 300 chiếc xe vận tải Toyota. Dân xứ lấy chạy xài đến khi hư thì phải mua đồ phụ tùng thì công ty này bán giá cắt cổ. Họ gọi con ngựa thành Troy.

Người ta nhận thấy số tiền lời mà các nước nghèo phải trả hàng năm là $375 tỷ, nhiều gấp 20 lần số tiền các nước này nhận giúp đỡ qua các chương trình phi chính phủ hay của cơ quan USAID. Xin nhắc lại là tiền lời. Có kinh tế gia đặt tên là chương trình Marshall đảo ngược. Trong cuốn "the mirage of Debt relief", ông James S. Henry cho biết các nước đệ tam nợ $130 tỷ năm 1973, năm 1982 lên đến $612 tỷ và năm 2006 thì tổng số nợ lên đến $3.2 ức. Tiền mượn đa số vào tay các giới lãnh đạo.

Gần đây, Trung Cộng sửa đổi số nợ cho Venezuela là $70 tỷ, chắc là bán dầu hỏa giá phải chăng hay Hy Lạp đang thương lượng với Thị trường Âu Châu để trả nợ còn không thì xù và ra khỏi Âu châu. Thí dụ Nhật bản viện trợ VN qua một chương trình hữu nghị $20 triệu cho một chương trình xây dựng nhà máy nào trị giá $30 triệu nhưng thật ra là cả $100 triệu, VN không có chuyên gia giỏi để tính toán. Các lãnh đạo bỏ túi bao nhiêu tuỳ hỷ rồi khi thiếu tiền, sợ bị lộ nên phải đội vốn, mượn tiền của Nhật thêm để hoàn tất công trình thì lúc đó nhân dân Việt Nam anh hùng trả tiền lời chết bỏ.

Các kỹ nghệ như canh nông của Hoa Kỳ được chính phủ bảo trợ nên giá bông gòn sản xuất tại Mỹ rẻ hơn ở Phi Châu. IMF bắt buộc xứ Zambia bải bỏ các thuế nhập cảng về áo quần nên đã làm khánh tận hơn 140 công ty may mặc địa phương của quốc gia này vì hàng đồ may mặc ngoại quốc tràn ngập xứ này. Xứ nghèo Haiti thì nông dân bỏ trồng bông gòn vì giá thành đắt hơn bông gòn nhập cảng từ Hoa Kỳ. Đi viếng Uzbekistan, nơi khi xưa, Liên Xô cho trồng bông Gòn để sản xuất cho cả khối Liên Xô, sử dụng nước trong vùng này như cạn kiệt, nay họ còn trồng bông Gòn nhưng ít vì không thể cạnh tranh với bông Gòn của Hoa Kỳ.

Người ta nhận thấy cái trò về bảo vệ tài sản trí tuệ như hảng Rice Tec bắt nông dân Ấn Độ và Pakistan đóng tiền thuế "tài sản trí tuệ" để trồng trọt loại gạo Basmati mà tổ tiên họ đã sử dụng kỹ thuật từ mấy thế kỷ nay mà công ty này tự cho là tài sản trí tuệ của họ qua các tổ chức quốc tế. Tương tự nếu ai muốn giàu bỏ công của ra chế đúng hơn là viết lại công thức làm nước mắm nhỉ rồi cầu toà là giàu cả đời. Ai trên thế giới muốn làm nước mắm phải trả huê hồng.

Mình nhớ hồi nhỏ có nhà hàng xóm mua chiếc xe hơi hiệu Datsu mà người mình chê là đồ dỗm. Các chuyên gia Tây phương khuyên các công ty Nhật dạo đó, cứ tiếp tục sản xuất các đồ chơi rẻ tiền nhưng người Nhật không nghe và cứ tiếp tục nghiên cứu cách sản xuất xe hơi, mà ngày nay ta thấy xe của họ làm bền nhất thế giới, tương tự Nam Hàn với xe Huyndai hay đồ sản xuất của Samsung vào mấy thập niên trước... Trung Cộng đang chuyển sang giai đoạn này nên tây phương rút ra khỏi xứ này, rồi cho truyền thông kêu Trung Cộng đủ trò dù chả thấy ai đưa tài liệu chứng minh.

Trong thương mại toàn cầu, người ta hay nói đến chiến tranh về thuế nhập cảng. Một chiếc xe ngoại quốc được nhập về Việt Nam sẽ phải đóng thuế 200%, lí do là các nước nghèo muốn có thì giờ để sản xuất xe của họ như Ấn Độ hay Trung Cộng thì họ sẽ đầu tư vào, thành lập các nhà máy sản xuất tại các nước sở tại và rút tiền về thoải mái. Cái khổ là người mình thích nổ nên bỏ tiền mua nên ngoại tệ không còn và nền công nghiệp xe hơi sẽ không bao giờ ngất đầu lên. Gần đây, có nhà đầu tư Việt Nam mua xe cũ, không còn sản xuất của Đức, đem về Việt Nam lấp ráp, bán gấp 3. Vụ này thua VNCH khi xưa, chỉ lắp ráp xe Ladalat với 60% đồ phụ tùng được nhập cảng.

Lấy thí dụ ở Hoa Kỳ, một cặp vợ chồng mới cưới được một tay địa ốc dụ mua căn nhà vì có an cư mới lập nghiệp. Mỗi tháng phải làm việc mệt thở hai job để trả nợ nhà Bank. Rồi lại phải mua xe hơi để đi làm rồi máy truyền hình thông minh,...., đủ thứ trò mà phải mượn tiền thẻ tín dụng hay Ngân hàng. Nợ chồng chất như nước Hy Lạp ngày nay không trả nổi. Nếu hai vợ chồng khai phá sản thì coi như tiêu đời vì người ta sẽ không cho mượn để thực hiện mộng lớn. Thí dụ này cho thấy một nước nghèo bị dụ dỗ để thực hiện chương trình chưa đúng lúc. Đáng lẻ phải thắc lưng buộc bụng để dành tiền rồi khi thời cơ chín muồi thì thực hiện.

Do đó mình phải trả tiền cho mấy đứa con học một khoá tài chính căn bản hồi đầu tháng để chúng hiểu là phải thắt lưng buột bụng, không nghe lời dụ dỗ, thèm muốn mà tiêu phí tiền lương. Để dành tiền rồi mua nhà cho thuê để Đầu tư.

Gần đây ở Việt Nam có sôi nổi vụ quốc hội đề suất làm đường xe lửa cao tốc và sân bay Long Thành. Mình thấy họ dùng đồ án phi trường Hongkong mà mình có tham dự thiết kế lúc đầu khi làm cho công ty kiến trúc Norman Foster ở London trước khi sang Mỹ. Trước khi trao trả Hongkong cho Trung Cộng, chính phủ Thatcher rút hết tiền của Hongkong để xây dựng đủ trò và các công ty Anh quốc trúng thầu. Công ty mình làm việc là một trong những công ty kiến trúc của Anh quốc được mời tham dự có concours này dành cho công ty Anh quốc.

Quốc hội của Hà Nội cho là tốn 10 tỷ đô sau có người thắc mắc thì cho xuống 5 tỷ. Họ kêu là Tân Sân Nhất quá gần khu dân cư khiến mình nhớ đến phi trường quốc tế Mirabel ở Montreal được xây dựng hoành tráng cho thế vận Hội 1976, to lớn nhất thế giới thời đó. Ngày nay phi trường này bị bỏ phế, nghe nói sắp bị đập bỏ.

Mình đoán là có những tên sát thủ kinh tế tàu cộng dụ dỗ mấy ông lớn ở Việt Nam, để xây dựng mấy chương trình này như Vinashin khi xưa. Năm 2009, mình viếng thăm Bắc Kinh, 1 năm sau thế vận hội được tổ chức hoành tráng thì bao nhiêu công trình te tua, nước mưa dột, bỏ hoang tương tự các hạ tầng cơ sở của Thế Vận Hội Athens, ngày nay tan hoang, một trong những nguyên nhân khiến Hy Lạp ngày nay không trả nợ nổi. Các lãnh đạo chỉ thích hoành tráng nhưng không hiểu gì cả về tài chính, trả nợ khiến đất nước không lên nổi.

Năm 1992, ông Paul Wolfowitz, thứ trưởng ngoại giao, từng có mặt trong phái đoàn đàm phán của Hoa Kỳ ở hội nghị Paris, đề nghị một chiến lược ngoại giao cho chính phủ George Bush con, được gọi "Defense Planning Guidance 1994-1999" . Chiến lược này đưa ra 3 điểm: quyền lực tối cao của Hoa Kỳ trong trật tự mới của thế giới, quyền của Hoa Kỳ được tấn công nhằm bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ và quyền đổ bộ vào vùng Trung Đông để bảo vệ các giếng dầu, quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ mà ông Kissinger khi xưa từng tuyên bố là Hoa Kỳ sẵn sàng chiếm đóng các giếng đầu để bảo đảm nền kinh tế Hoa Kỳ.

Các nhà lãnh đạo cứng đầu của những quốc gia có dầu hỏa như Sadam Hussein, Hugo Chavez, Khaddafi không nghe lời Hoa Kỳ đều bị loại. Bush cho lính đổ bộ chiếm đóng và dùng chính sách Chia để Trị, làm tan hoang đất nước Iraq. Đám Sunnite đánh đám Shiites rồi đến dân gốc Kurd, nay nổi lên đám Cộng Hoà Hồi Giáo, đánh nhau dành các giếng dầu, bán dầu rẻ, trong tương lai sẽ chia quốc gia này thành mấy nước nhỏ, cần mua súng đạn là Hoa Kỳ hưởng lợi. Á rập Saoudite thì lo sợ cộng hoà hồi giáo xâm nhập nên mướn các công ty Hoa Kỳ xây bức tường ở biên giới. Cần nhắc lại là 19 tên khủng bố quyết tử ngay 11/9/2001 đều là công dân của vương quốc này. Giá dầu sẽ giảm. Nay thì mấy ông dầu hoả bắt đầu chơi với nhóm BRIC.

Cựu tư lệnh của khối Bắc Đại Tây Dương, tướng Wes Clark khi ra ứng cử tổng thống, kể rằng sau vụ khủng bố 9/11. Ông ta được triệu hồi về Ngủ giác Đài và được trình bày kế hoạch đánh 7 nước có dầu hoả. 18 năm sau chỉ có nước Ba Tư là chưa bị đánh, nhờ cho Nga Sô và Trung Cộng đầu tư.

Hồi nhỏ học lịch sử, nghe mấy ông thầy nói đến chủ nghĩa Tân Thực Dân nhưng không được giảng nghĩa, có lẻ các thầy cũng chỉ nghe rồi nói lại, chưa có chứng kiến sự thật chủ nghĩa này ra sao. Cách đây 25 năm, đi kiếm vợ ở Colorado, tình cờ nói chuyện với một ông bố của một cô quen thì được ông ta tặng cuốn "Chuyên Đề VN", đọc rất hay, không ngờ chế độ đệ I VNCH có một người giỏi đã nhận thức ra vấn đề này. Gần đây mới biết tác giả cuốn sách ấy là ông Ngô Đình Nhu, vì vậy mình hay nói về ông này thay vì Ngô tổng thống.

Nhật Bản, Đức là những quốc gia theo Mỹ nhưng biết dụng tài năng của đất nước họ để biến thành những cường quốc, gần đây là Nam Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba. Nhật Bản vì nạn thiếu nhân mãn nên trong tương lai, không quan trọng tương tự Trung Cộng cũng có thể bị tan rã vì sẽ mất 1/3 dân số trong 30 năm tới thêm các môi trường bị ô nhiểm. Trung Cộng cũng mang cái bệnh của các nước nghèo khi bắt đầu canh tân, xây cái đập vĩ đại để rồi ngày nay chứng kiến những tai hại gây ra do đồ án này. Rác đổ ra con sông này nhưng không thoát ra biển được, người ta thấy xác chết của heo, bò,..., nổi lềnh bềnh trên sông. Có thể trong tương lai, nước biển sẽ ập vào đất liền qua những con sông này.

Nghe nói họ phải xây một con kênh từ Nam lên phía bắc để nối hai con sông lớn của Trung Cộng. Đọc tin tức của Trung Cộng, họ nói đang xây dựng 2 con kênh, nối Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Nếu mình không lầm thì VN có làm nhà máy điện kéo từ Bắc vô nam sau 75 mà không có ai lên tiếng ngăn cản là một chương trình tốn tiền, không hợp lý, nhưng lãnh đạo vẫn làm vì muốn chương trình đi qua làng của ông ta. Trong bối cảnh địa chính trị ngày nay là cơ hội cho những quốc gia nào may mắn có một thế hệ lãnh đạo, có tâm huyết để lèo lái đất nước trong cái thiên la địa võng của chủ nghĩa Tân Thực Dân thì sẽ còn hy vọng cho thế hệ sau, nếu không thì con cháu mấy đời sau vẫn làm nô lệ, trả nợ cho sự ngu dại và tham lam của cha ông. Các đại gia Trung Cộng hay Việt Nam đều tìm cách đem gia đình ra khỏi nước của họ vì họ đã hiểu viễn kính của tương lai của đất nước mà chính họ đã ra tay phá hoại.

Gần đây, Trung Cộng dùng chiêu bài “Vòng Đai và Con đường” để cho các nước khác mượn tiền, thay vì chỉ qua hai ngân hàng quốc tế do tây phương cai quản. Việt Nam mượn tiền khá nhiều với những chương trình xây dựng các hạ tầng cơ sở, đường xá, xe lửa,… các quan nhớn bỏ túi rồi đội vốn thêm. Người dân Việt Nam anh hùng sẽ lao động đóng thuế để trả nợ cho các quan nhớn, đời đời nhớ ơn các quan nhớn, dọn đường hạ cánh an toàn ở xứ người.
Bài này được đăng năm 2014, có trên 1 triệu người Tàu sinh sống tại phi Châu. Báo chí nói Trung Cộng kêu một vùng đất nào của Nga nay thuộc về Trung Cộng. Thực tế là các khu vực này không có người Nga ít lắm, người nga muốn sống về phía gần tây phương nên người Tàu được mướn qua mấy vùng này sinh sống, trồng nông hay kỹ nghệ. Mình có xem tài liệu này và họ nói tương la sẽ được xem như cua Trung Cộng. 

Người ta kể là năm 2007, có trên 750,000 người Tàu sinh sống tại Phi Châu và con số này gia tăng. Mình có xem phim tài liệu về vụ này. Trung Cộng gia tăng mua các khoán sản của phi châu để dùng cho nền sản xuất công nghệ của họ, tính đến năm 2016 lên đến 500 tỷ đô la. Trung Cộng cho các nước Phi Châu vay trên 500 tỷ đô la qua các chương trình thầu xây cất các hạ tầng cơ sở như xây đập, đường xá, xe lửa,…với điều kiện là công ty của người Tàu trúng thầu để giúp họ đội vốn sau này.

Năm 2018, thủ tướng mới được bầu ông Mahathir Mohamad, đã huỷ bỏ 2 hợp đồng trong chương trình vòng đai và con đường với người Tàu sau khi nhậm chức vì sợ quốc gia này trở thành con nợ quá lớn đối với Trung Cộng. Theo tờ financial Times thì nước Pakistan có nguy cơ trở thành một thuộc địa của Trung Cộng.

Tương tự, Nam Hàn cũng mua hàng triệu mẫu đất ở các xứ nghèo như 1.3 triệu mẫu ở Madagascar để trồng ngô, dừa để tạo Biofuel hay 100,000 mẫu ở Tanzania hay ở Nga Sô, Cambuchia, Lào, Mông Cổ, Nam Dương,….

Nguy hiểm là đám lãnh đạo ngu xuẩn không hiểu rõ và có lương tâm như ông Mahathir của Mã lai nên cứ vớt tiền bỏ túi rồi tương lai dân tộc họ ra sao thì mặc, vợ con đều có bãi đáp an toàn ở các xứ tây phương.

 Chán Mớ Đời

Nhs

UBI

UBI

Khi viếng Hương Cảng không ai không tự hỏi làm sao người dân tại đây có thể sống lâu trong những cao ốc cao tít trời. Khi về Sàigòn viếng nhà quen ngay khu đường Nguyễn Hữu Cảnh lại càng thất kinh dù khu đắt giá nghe nói là khu cao cấp của Sàigòn ngày nay.

Lý do là họ đang xây cất những chung cư tương tự như Âu châu và Hoa Kỳ sau đệ nhị thế chiến, nhân danh giai cấp lao động với ảnh hưởng của Liên Xô. Đặc biệt là không có không gian xanh, để tạo những lá phổi cho dân cư. Thành phố Nữu Ước tuy đông đúc nhưng ít ra họ có Central Park và bờ sông. Mình lo ngại vì trong tương lai các chung cư cao tầng sẽ đưa đến những xáo trộn về mặt xã hội rất nghiêm trọng như các xứ tây phương đã trải nghiệm 60 năm về trước.

Dạo mình mới sang Tây, ở ngoại ô Paris có những vùng chính quyền địa phương xây các chung cư cao ngất như ở Bobigny, Nanterre hay Saint Denis, …. Các kiến trúc sư thiên tả rất hãnh diện đã thiết kế các chung cư mà họ gọi HLM rất ảnh hưởng của tư duy của chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và Il Futurismo của Phát Xít Ý và Đức quốc Xã. Xây dựng một thế giới đại đồng không ai thua ai, mọi người đều bình đẳng.

Có ông mỹ nghiên cứu vào năm 1968 mà người ta gọi nghiên cứu Calhoun. Ông ta nghiên cứu 4 cặp chuột trong cái chuồng mà ông ta gọi Utopian Universe, có chiều ngang 9 feet x 9 feet với chiều cao là 54 inches. Chuồng này có 16 chỗ ở cho chuột bạch. Mỗi cạnh có 4 đường hầm cho chuột chạy chơi đi chuyển. Mọi thức ăn uống đều được cung cấp đầy đủ chỉ có không gian thì hơi bị giới hạn. Nói rõ chi tiết thì hơi nhiều nên mình chỉ tóm tắc sơ sơ.

Khởi đầu số chuột cứ gia tăng gấp đôi sau 55 ngày và số chuột lên đến 650 sau 315 ngày và đến ngày thứ 600 thì người ta nhận thấy có những thay đổi như sau:

Thời gian đầu thì thấy mấy con chuột tụ tập nhau để tìm nơi chung sống rồi khi số chuột gia tăng thì các con đực trở nên hung dữ và cắn phá mấy con đực khác. Những con đực yếu đuối hay bị bạo hành.

Giới chuột đực yếu không có khả năng bảo vệ vùng đất của chúng và chuột cái.

Chuột cái trở nên hung dữ … sao giống mấy bà dữ trong xóm khi xưa.

Sau ngày thứ 600 thì số chuột giảm và chết nhiều. Chuột cái ngưng sản xuất chuột con và chuột đực tự rút về, tự nuôi lấy mình không còn đi tán hay giao cấu với chuột cái nữa mà ông Calhoun gọi là “the beautiful ones”. Mấy con này chỉ nghĩ đến mình, tự chải chuốt, ăn và ngủ, không màng đến thiên hạ nhất là loài chuột cái. Không cần giải quyết sinh lý hay đánh nhau. Vấn đề là chúng bổng bớt năng động và trở thành ngu ngơ.

Ông Calhoun gọi đây là thời điểm “die” (chết). Cho dù cái chuồng có thể chứa đến 3,000 con chuột nhưng số chuột ngưng gia tăng cho dù ông ta cho chúng lại gần với nhau. Ông Calhoun giải thích chúng không còn khả năng liên hệ với đồng loại và các cuộc bạo hành gia tăng và đám chuột này chết dần chết mòn.

Hôm trước, vào tiệm ăn, mình thấy bàn bên cạnh có hai mẹ con. Cả buổi cơm, cả hai đều ôm cái điện thoại, nhấn nhấn rồi phục vụ viên đem cơm lại thì hai mẹ con ăn và nhấn nhấn rồi ra về, không thấy ai nói với nhau một lời. Dần dần con người sẽ mất các năng tính liên hệ với nhau khi trực diện, họ sẽ thu ngắn vào một nơi nào đó để kết nối với thế giới bên ngoài qua mạng internet như những con chuột “the beautiful ones” như trốn tránh thực tại. Người ta chải chuốt, xeo phì, tải lên mạng, phô trương cái gì đẹp nhất của họ qua photoshop hay đủ loại công nghệ,...

Dạo này người ta nói đến Hương Cảng với các cuộc biểu tình của người dân chống luật dẫn độ. Theo mình có một phần là người dân sống trong các cao ốc cao tận trời xanh như đàn kiến, có lẻ vì vậy họ tụ họp đông đảo như đỗ trách nhiệm vào Trung Cộng. Lịch sử sẽ nói rõ lý do hơn vì nay truyền thông chỉ đưa có vấn đề chính trị này.

Viếng thăm Trung Cộng thì mình có thấy mấy thành phố ma mà người Tàu xây cất rất hoành tráng nhưng không có người ở. Mình đoán là Trung Cộng xây xong thì lại sợ tình hình trong tương lai sẽ lâm vào trường hợp của các nước âu châu và Hoa Kỳ khi cho người dân ở chung cư cao tầng, không có trung tâm thể thao, sinh hoạt,…nên họ bỏ trống vì nếu không thì họ đã tống dân chúng vào đây sống từ lâu.

Ở Pháp, mình có đi xem mấy khu vực HLM mới được xây dựng các chung cư cao tầng mà giới thiên tả rất hãnh diện để học hỏi vì mới vào trường. Dạo hè, mình về thành phố Mantes La Jolie để làm việc thì thấy các chung cư cao tầng xây cho thợ thuyền ở, cũng te tua lắm dù mới xây cất đâu vài năm. Đi giao hàng nhiều khi phải leo cầu thang 20 tầng vì thang máy bị hư. Sau này nghe nói không ai dám ở vì du côn, con nít phá hoại, mà mình nghe nói chính phủ cho phá hết. Họ cho rằng con nít, giứoi trẻ ở tỏng các chung cư này, không có chỗ “défouler » nên trở nên bạo động, bạo lực, phá làng phá xóm.

Ở Hoa Kỳ cũng có nhiều trường hợp tương tự. Điển hình là ở Saint Louis, có một chung cư cao tầng mà người ta hay gọi Pruitt–Igoe từ công ty Wendell O. Pruitt Homes and William Igoe Apartments, được xây cất năm 1954. Chỉ 2 năm sau là các chung cư này bị xuống cấp và cuối thập niên 1960 thì các chung cư này nổi tiếng  về nghèo đói, tội ác và kỳ thị chũng tộc. Năm 1975, 33 chung cư cao tầng này đều bị phá bỏ sau gần 20 năm. Mấy chung cư này được thiết kế bởi kiến trúc sư Minoru Yamasaki, mà 9/11/2001 được nhắc đến nhiều dù đã qua đời. Ông ta là người thiết kế 2 toà nhà cao tầng ở Nữu Ước bị khủng bố lái phi cơ bay vào.

Có dịp mình giải thích lý do mà các chung cư cao tầng bị te tua dù giới thiên tả cho rằng là thiên đường của xã hội chủ nghĩa. Ở đây, viết ra dài thì cha con lại chửi viết dai lại viết dài.

Sau đó, để tránh trường hợp này xẩy ra lại, nhà cửa của người Mỹ đa số được xây dựng ở ngoại ô rồi lái xe đi làm khiến nạn kẹt xe trên xa lộ, rồi con người được nối kết qua radio, nay internet nhưng họ vẫn cô đơn.

Đây là cuộc nghiên cứu 60 năm về trước nhưng nếu chúng ta xét nghiệm lại thì ngày nay các quốc gia tây âu và Hoa Kỳ thậm chí các nước á châu giàu có đều lâm vào trường hợp đàn chuột bạch của ông Calhoun.

Người Nhật Bản ngày nay, nhất là giới trẻ không thiết tha về sinh lý, họ chải chuốt cuộc sống cá nhân cho họ. Lơ Mơ trong các truyện tranh dã tưởng. Mình có xem một phim tài liệu của đài BBC thì họ phỏng vấn nhiều bà vợ nhật, kể từ 10 năm qua không một lần giao hợp với chồng. Chồng đi làm ra, đi ăn nhậu hát karaoke về bạn đồng nghiệp, về tới nhà là xỉn.

Ở âu châu, giới trẻ sống chung, chả cần cứoi hỏi, uống thuốc ngừa thai. Khi xưa, con người lấy nhau vì chuyện sinh lý, sợ có con cấn thai khi giao hợp. Ngày nay, thuốc ngừa thai hay quyền phá thai miễn phí nên sự việc cứoi hỏi nhau không còn là vấn đề quan trọng.

Có thể loài người đang trong giai đoạn mà ông Calhoun cho là “Die” (chết). Dân số ngưng gia tăng. Muốn cho dân số bình thường thì mỗi cặp vợ chồng phải sản xuất trung bình là 2.1 người con mà ngày nay người Đức và Ý Đại Lợi chỉ sản xuất 1.1 người. Hoa Kỳ nghe đâu là 1.6 nhờ người di dân.

Ở Á châu, các nước như Ấn Độ, Trung Cộng, Nam HÀn, Nhật Bản,…cũng hạn chế sinh sản nhiều lắm. Xứ Ấn Độ phá thai và uống ngừa thai nhiều nhất thế giới, Trung Cộng với chế độ 1 con cho thấy trong 30 năm nữa, dân số sẽ mất đi 1/3 người Tàu. Nhật Bản thì có đến 50% là người già mà họ lại sống dai hơn 100 tuổi, con cháu nuôi mệt thở. Nam Hàn thì người già tự tử như quân Nguyên vì không ai thăm hỏi chăm sóc.

Dạo mới sang Hoa Kỳ thì mình ngạc nhiên là xứ này có các chương trình phúc lợi như ở Tây Âu nên thắc mắc vì khác với nguyên lý của chủ nghĩa tư bản, nêu lên sự cố tâm của từng người trong cuộc chạy đua làm giàu.

Sau này mới hiểu là vào thập niên 60, có một vụ bạo động ở khu ngoại ô của thành phố Los Angeles, tên là Watts, nơi dân cư da đen cư ngụ khá đông. Sau đó họ phải tống cổ dân da đen ra vùng San Bernardino, hay Palmdale, Lancaster,.. Mà ngày nay, mấy vùng này ngất đầu lên không nổi vì toàn dân ăn trợ cấp.

Chính quyền da trắng phải chu cấp cho dân nghèo qua các chương trình Oe phe tem phiếu để bọn nhà nghèo không phá làng phá xóm xung quanh.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, sau khi mình dọn về Cali thì thành phố Nữu Ước bầu một tên thị trưởng của đảng Cộng hoà dù là tiểu bang này hoàn toàn theo dân chủ. Ông thị trưởng mới, tên là Rudy Giuliani. Ông này ra tranh cử với khẩu hiệu là giảm bớt tội ác trong thành phố. Trước đây, các thị trưởng đều do người của đảng Dân Chủ, đã làm kiệt quệ thành phố với tham nhũng và cách quản lý vô tội vạ. Vào những thập niên 70, thị trưởng thành phố về Hoa Thịnh Đốn và Albany để xin tiền cứu trợ vì thâm thủng quỹ thành phố, tệ nạn xã hội, tội các gia tăng và sa thãi nhân viên của thành phố vì hết tiền.

Người ta thấy trong mấy năm làm thị trưởng của ông Giuliani, tỷ lệ tội ác ở Nữu Ước giảm rất nhiều nên người ta ca tụng ông này như thánh gióng của Nữu Ước đến khi ông cảnh sát trưởng của thành phố này được thành phố Los Angeles mướn để giảm tội ác ở Cali thì họ khám phá ra lý do, tội ác được giảm. Không phải vì sự quản lý tài giỏi của Giuliani mà vì trước đó 20 năm, chánh phủ Hoa Kỳ cho phép người dân có quyền phá thai và uống thuốc ngừa thai.

Khi phụ nữ được phá thai và uống thuốc ngừa thai thì nạn sinh con bất đắc dĩ giảm xuống rất nhiều. Đám con vô thừa nhận kia ít lại trong các khu dân cư nghèo nên tội ác chung chung trong xã hội giảm. Nên nhớ là tội ác, đa số nhiều ở các vùng đông dân cư nghèo. Qua nghiên cứu của ông Calhoun chúng ta có thể mường tượng được lý do vì sống chen chút, con người trở thành bạo động, yêu chuộng bạo lực.

Do đó một thế hệ trước, mới có những nhân vật như Steve Jobs, Bill Gates, những đứa con vô thừa nhận, vì thuốc ngừa thai chưa được phát hành hay phá thai chưa được hợp thức hoá, được nhận làm con nuôi và thay đổi thế giới ngày nay. Người ta tính hàng năm có trên nữa triệu vụ phá thai khơi khơi ở Hoa Kỳ. Lâu lâu có tên nào nổi khùng vì ở chung cư, bị bạo hành, vác súng bắn thiên hạ thì ai nấy đều lên án còn 500,000 đứa bé chưa chào đời bị lấy ra khỏi lòng mẹ khơi khơi thì ok. Cho thấy đạo đức giả của các nhà trí thức thiên tả.

Khi ra tranh cử tổng thống, ông Romney có tuyên bố cho một nhóm giàu có để quyên tiền nhưng bị một phục vụ viên theo đảng dân chủ, thu hình và phát sóng khi ông ta kêu là 47% người Mỹ là thuộc giai cấp vô dụng (useless class) vì họ ăn trợ cấp trong khi ở Cali thì con số này lên đến 49%.

Ông Trump có kêu gọi là đem công ăn việc làm về cho người Mỹ cho vui nhưng ai nấy đều biết là các công ăn việc làm dần dần sẽ được thay thế bởi máy điện toán và người máy.

Các nước âu châu đã bắt đầu thực hiện chương trình Universal Basic Income (UBI), nghĩa là mỗi người dân đều nhận lãnh một đồng lương cố định nào đó, thí dụ $10,000/ năm rồi họ muốn làm thêm tiền chi đó tuỳ họ.

Khi người ta nói 47% người Mỹ thuộc thành phần vô dụng vì không còn khả năng học tập một nghề khác để kiếm ăn, sống tuỳ thuộc vào sự trợ cấp của chính phủ. Con số này sẽ không giảm mà còn gia tăng trong tương lai khi máy móc hoàn toàn thay con người làm việc 24/24. Rẻ và nhanh chóng, không lộn xộn.

Dạo này, các người làm cho các siêu thị ở Cali đòi hỏi yêu sách chi đó với chủ. Mình nhớ cách đây 15 năm, mấy thâu ngân viên siêu thị đình công, kêu gọi khách tiêu dùng, ủng hộ họ đừng mua đồ ở siêu thị để làm áp lực với chủ. Người ta khám phá ra các thâu ngân viên này được trả $25/ giờ trong khi lương tối thiểu đâu có $8/ giờ nên khách tiêu dùng không ủng hộ nên sau 6 tháng đình công, họ đành trở lại làm việc và bị sa thãi sau đó khá nhiều.

Ngày nay, vào siêu thị là đã thấy có máy tự trả tiền và trong tương lai sẽ không cần trang bị máy trả tiền, máy tự động tính tiền qua điện thoại thông minh. Các thâu ngân viên này bị mất việc, họ có khả năng đi học lại thành kỹ sư ở tuổi 50, 60? Hay là tham gia đội ngủ vô dụng mà ông Romney tuyên bố.

Chính phủ Hoa Kỳ dù Dân Chủ hay Cộng Hoà, phải thay đổi luật di trú trước khi UBI ra đời. Họ muốn tránh các người di dân, đem cha mẹ, họ hàng sang rồi ăn UBI là khổ cho người Mỹ còn khả năng đi làm.

Nếu đọc lại Mathus về nhân số thì ai cũng hết lo ngại. Chỉ chưa biết quốc gia mình đang ở hiện nay là ở giai đoạn nào của nghiên cứu Calhoun.

Khi mình về thăm Hà Nội thì gần phi trường Nội Bài, thấy họ xây cất rồi bỏ hoang mấy cả trăm căn nhà, theo người ta kể là người ta xây sơ sơ rồi quay bán để người mua tiếp tục xây cho hết nhưng vì lý do gì đó không bán được nên thấy nà rong rêu.

Trong một lần về Sàigòn, mình thay mặt đồng chí gái, đi ăn cưới con của một người bạn học cũ thì khám phá ra cái tiệm ăn cao tầng, có đến 9 cái đám cưới cùng một lúc mà không có chỗ để xe. Nên mình đoán các chung cư cao tầng cao cấp ở Sàigòn mới được xây cất chắc cũng ít có chỗ để xe.

Với thời gian, các hệ thống điện nước, cống rãnh xuống cấp mà đọc báo, nghe nói nhiều nhà cao tầng đã bị rồi. Mới dọn vào mà tầng bị vữa, đủ trò. Con nít bị nhốt trong các cao ốc sẽ nổi loạn, phá phách. Tội ác sẽ gia tăng, sẽ biến những chung cư tập thể này thành những bãi chiến trường xã hội như các nước tây phương đã và đang gặp phải. Cảnh sát không dám vào dù là ban ngày.

Khi máy móc đã thay thế người lao động, con người bổng nhiên trở thành vô dụng vì không còn là đơn vị sản xuất theo định nghĩa kinh tế thị trường, sẽ được chính phủ, đúng hơn là nhóm cầm quyền bố thí cho chút ít tiền bạc, để khỏi làm loạn, phá rối trị an của người giàu có. Họ sẽ sử dụng ma tuý cho qua ngày, đợi ngày Chết cho xong một kiếp người.

Ứng cử viên đảng Dân Chủ Andrew Yang đang dùng chiêu bài UBI này để thăm dò dư luận. Có thể ông ta sẽ không đi xa nhưng ý tưởng này được giới lãnh đạo dùng các ứng cử viên làm cò mồi cho sự thống trị của họ trong tương lai.

Tương lai của những người lao động ở Sri Lanka, Việt Nam,... như trong ngành may mặt, khi các máy in 3D có thể in giày dép, áo quần thời trang tại nhà, sẽ ra sao khi họ không có khả năng học tập lên cấp thạc sĩ hay tiến sĩ.

Giới lãnh đạo mà người Mỹ hay gọi là The Establishment có viễn kiến khá xa và những thông tin như UBI,…được đưa ra để thăm dò và chuẩn bị cho những gì họ ước lượng trước. Mình có lấy vài lớp trên mạng của trường Lý Quang Diệu của Tân Gia Ba. Nước này trong vòng 50 năm đã đưa một nước nghèo hèn hơn Việt Nam Cộng Hoà thời tây hay thời Ngô Đình Diệm lên một nước giàu có, lợi tức trung bình hàng năm của dân xứ này là $57,000 hơn cả người Mỹ. Giới trí thức của họ khinh thường người Mỹ vì bị họ bỏ xa.

Họ nghiên cứu trong vòng 50 năm tới sẽ phải làm gì để khỏi tuột hậu, thua kém các nước khác trên thế giới. Cuộc chiến công nghệ thông tin trong vòng 10 năm tới đây rất quan trọng vì nếu ai bị bỏ rơi phía sau sẽ mãi mãi không bao giờ bắt kịp thế giới.

Chán Mớ Đời

Chung cư cao tầng ở Saint Louis, trước và sau bị phá xập
Và ông ứng cử viên tổng thống kêu gọi UBI cho mọi người Mỹ.

Ông 8 Bôn sa

Ông 8 Bôn sa

Mình biết ông 8 Bôn Sa trên 20 năm vì khách hàng quen. Hôm trước vào tiệm ông ta, nghe ông ta đang Viber với bà vợ cũ, lại dùng speakerphone nên cả tiệm ai nấy đều nghe câu chuyện vợ chồng cũ tỉ tê, tả tu của họ.

Mình thuộc loại thích hóng chuyện thiên hạ nên lắng tai để ý nghe bà vợ cũ kể lể rồi lâu lâu bị ông 8 Bôn Sa quạt, thấy vui vui. Ước gì mình có bản lĩnh đời trai để quạt phụ nữ nhất là mụ vợ. Nghe lỏm bỏm bà vợ thứ 6 kêu từ ngày anh bỏ em,…còn vớt thêm 2 bà khác.

Hoá ra ông này có đến 8 bà vợ. Kinh hoàng. Ông ta nói, đàn bà mà muốn ăn ở lâu dài thì họ cần có tính đàn ông. Mình hỏi tính đàn ông là sao. Ông ta nói là không chi li, keo kiệt,… tui lấy vợ, họ gửi tiền về bên vợ thì không sao mà tui gửi về bên gia đình tui là họ càm ràm, riết là bỏ nhau. Ông này thuộc dạng đào hoa chớ 8 bà là thua non. Mình đoán ông ta ăn ở chung với mấy bà nên gọi là vợ chớ không đám cưới chi cả, cho thấy ở hải ngoại rất thoáng vụ chụm lửa chung. Yêu nhau thì góp gạo nấu cơm chung, khoẻ đời.

Ông 8 Bôn sa thuộc dạng thích nói chuyện, bàn chuyện chính trị chính tả nên có lẻ vì vậy mấy bà mê. Theo ông ta kể thì mấy bà mê ông ta trên giường nhiều hơn. Kinh. Có dịp mình sẽ hỏi kinh nghiệm chiến trường đấu tranh giai cấp với 8 kẻ nội thù cuả ông ta.

Sau đó, ít khách nên ông thần này bắt đầu làm bản kiểm điểm, kê khai lý lịch 3 đời trích dọc về cuộc đời với quá khứ bi hùng, trải nghiệm 8 lần lên xe bông với 8 bà vợ khiến mình thất kinh. Kinh hồn

Ông ta kể lấy vợ năm 1974 rồi đến 1985, vượt biên vì có 4 đứa con, sống không nổi với Việt Cộng nên lên thuyền ra khơi.

Sang Hoa Kỳ đi học nghề rồi đi làm, bảo lãnh vợ con sang. Đùng cái ông ta về Việt Nam thăm gia đình, không thông báo trước thì khám phá bà vợ theo một ông thầy chùa quốc doanh nên chỉ bảo lãnh 4 đứa con sang, xoá tên bà vợ thích tu hành, giúp bà ta sớm đắc đạo.

Sang đây mấy đứa con căm thù ông ta vì bỏ lại Việt Nam bà mẹ nhưng rồi vài năm sau, hai cô con gái về thăm Việt Nam thì mới phát giác ra nhà sư ăn ở trong nhà nên tình cha con được hàn gắn lại.

Buồn đời ông ta sống chung với một bà đã một lần dang dỡ rồi tiền bạc gửi cho gia đình, lo cho hai bên gây phiền não, đưa đến chia tay sugar you you go, sugar me me go.

Đến bà thứ 3, như bị cái huông, cũng mê thầy chùa thầy bói nên đành hát bài ca Đắp Mộ Cuộc Tình thứ 3. Đồng chí gái có cô bạn học Trưng Vương khi xưa, lâu lâu hay gặp hát hò là nguyên nhân của bài hát này ra đời. Khi chia tay, ông chồng cũ viết bài này và mấy đứa con đặt tên Đắp Mộ Cuộc Tình. Nghe nói ở Việt Nam, nay rất nổi tiếng, không biết có được tiền hay không. Cứ gặp cô bạn này là mọi người cứ kêu Đắp Mộ Cuộc TÌnh thay vì tên cúng cơm.

Sau đó có người mai mối, ông 8 Bôn Sa về Việt Nam lấy vợ rồi làm giấy tờ bảo lãnh sang Hoa Kỳ nhưng trục trặc giấy tờ, tốn cho luật sư $5,000 nhưng không bảo lãnh được nên bà vợ ở Việt Nam xù luôn.

Sau đó thì có một bà mà 27 năm về trước, ông ta gặp ở trại tỵ nạn, bổng nhiên muốn trở lại với ông ta. Ông kể ở trại tỵ nạn, bà này không muốn lấy ông ta vì đã có vợ ở quê nhà, chỉ muốn theo trai tân. Có lẻ tình yêu chưa đạt đến độ lớn, để có thể thoát ly ra những tư tưởng của thế kỷ 20. 27 năm sau, bà này có con rồi muốn bỏ ông chồng để theo ông ta nhưng ông ta sợ nên chỉ lừng phèng nhưng không dám đốt lửa vo gạo chung. Bà ta đề nghị, tối về ăn cơm, bà ta làm cơm bới theo đi làm,…

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, phụ nữ có ít thu nhập thường phải sống chung hay lập gia đình lại trong vòng 1 năm vì tài chánh không đảm bảo nổi cuộc sống về kinh tế.

Đến bà thứ 6, ăn ở được một thời gian. Bà này mình nghe nói chuyện qua Viber. Ông kể bà này cũng có một đời chồng rồi, lại mê thầy chùa, thầy bói, nói không nghe nên ông cũng rút quân, di tản khỏi vùng tâm linh lãnh đạo của sư sãi.

Rút quân thì gặp cô em gái của bà này, có chồng bị tiểu đường nên con đường sinh lý từ xa lộ chạy vào hẻm nhỏ rồi tắt máy đề hết nổ, xem như chết như Từ Hải. Chị em to nhỏ ra sao, bà chị kêu ông này còn hoành tráng nên táp vô ông rồi bà chị biết được nên dẹp tiệm “tình chị bướm em” luôn.

Sau đó ông ta bị mỗ tim vì lao lực cày trên 7 bà vợ. Bác sĩ nghe nói ông có đến 7 bà vợ, nên khám nghiệm xem tim bị lộn xộn ra răn. Mấy bà cũ, nghe tin ông đi lên bàn mổ, trốn hết dù trước đó, kêu réo. Em còn thương anh. Không bà nào muốn đắp mộ cuộc tình cuối đời ông ta. Lãnh nợ đi chôn hay thiêu là khẳm bạc.

Mổ xong lại không chết, lại có người giới thiệu bà thứ 8. Cũng 3 năm nay rồi, hy vọng là chuyến xe hoa cuối cùng của ông 8, đời đời bền vững cho đến ngày  long răng rụng tóc.

Chán Mớ Đời

Lấy người mình yêu (hay) yêu người mình lấy.

Lấy người mình yêu (hay) yêu người mình lấy.

Đồng chí gái hay xem chương trình “bạn muốn hẹn hò” dành cho mấy người độc thân ở Việt Nam ghi danh tham dự chương trình để tìm đối tượng, hợp với những đòi hỏi, tiêu chí của họ. Nghe nói họ phải đợi cả mấy năm liên tiếp mới được lên chương trình vì rất khó tìm đúng đối tượng với tiêu chí của họ.

Mình không biết chương trình này có sử dụng thuật toán hay phần mềm nào để làm mai làm mối cho những người ghi danh. Chương trình dựa theo đài truyền hình Nhật Bản khiến mình đoán họ sử dụng thuật toán của hai ông mỹ khôi nguyên giải Nobel về kinh tế, Alvin E. Roth và Lloyd S. Shapley,. Họ dùng toán học để “matching” các khách tiêu dùng để quảng cáo,…
Ông Roth dùng những lý thuyết của ông để tìm các người hiến thận cho nhà thương, xem các bác sĩ nào phù hợp với các nhà thương,… các trường trung học dùng thuộc toán của ông để thanh lọc học sinh vào các trường đại học…

Các trang mạng tìm bạn trai hay gái ở Hoa Kỳ cũng dùng các thuật toán để “matching”, kết hợp các đối tượng với nhau. Nghe kể có ông kia, ghi danh trên mạng rồi mò mò ra sao, lại được trang nhà nối kết với bà vợ cũ. Chán Mớ Đời

Nếu được máy thuật toán nối kết với nhau, nếu hợp thì đi đến hôn nhân nhưng tỷ lệ ly dị tại Hoa Kỳ là 50% do đó người ta đặt vấn đề; làm sao để người lấy nhau mà không bỏ nhau. Phải yêu nhau mới cưới nhau nhưng cưới nhau lại chia tay nhau trong ngọn lửa căm hờn kẻ nội thù.

Lấy thí dụ chương trình có hội đủ các chàng trai to cao, đẹp trai, học thức, giàu có như hồi nhỏ mình hay nghe là “đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi” điển hình anh 1, anh 2, anh 3, anh 4,… và những cô gái xinh đẹp đầy đủ công dung ngôn hạnh như người xưa hay đòi hỏi, tạm gọi là cô A, cô B, cô C, cô D,… mình là thua non vì vừa xấu trai vừa ngu vừa nghèo nên mấy cô không thèm nhìn. Xem vô vọng như Chí Phèo chỉ có thể tìm gặp Thị Nở do đảng tối cao xếp đặt.

Vấn đề là chưa chắc anh #1 sẽ nhất thiết yêu cô A hay cô B sẽ thích anh 2 dù hội đủ điều kiện mà cô ta đòi hỏi.

Theo chương trình hẹn hò thì họ kể có vụ ”yêu chéo”, nghĩa là có nhiều cặp đã nhấn nút, chấp nhận đồng ý hẹn hò để đả thông tư tưởng, tìm hiểu lý lịch 3 đời trích dọc trích ngang để tiến tới hôn nhân nhưng lại có hồi kết khác.

Điển hình anh A kết cô 1, xem như cặp A1, và các cặp khác cứ xem B2, C3, D4,…. Nhưng khi họp mặt chung thì họ khám phá ra trường hợp yêu chéo nghĩa là anh A chọn cô 1, bổng thích cô 4, và ngược lại tương đồng đâm ra cặp A1 bổng thành A4  hay B1, C4,…như trong những lần họp mặt ngoài chương trình, thường được tổ chức chung với những cặp khác thì họ khám phá ra có những người thích đối tượng khác và làm quen, rồi lấy nhau.

Khi chúng ta liên kết DNA để tìm người nào có thể tặng ghép thận, tuỷ,… thì dễ tìm hơn vì theo khoa học thực nghiệm. Còn về tình yêu thì lại khác vì nó có thêm nhiều yếu tố khác mà khoa học không lý giải được đó là cảm xúc, sự rung động.

Khi xưa mình có quen 2 cô sinh viên nha khoa, trong thời gian đả thông tư tưởng thì hai cô này đều thú thật là đã có đính hôn với một tên khác khiến mình chới với.

Cô thứ 1 nói gia đình có tiêu chí lấy chồng phải là bác sĩ nên đã đính hôn với một ông bác sĩ nào, đợi ra trường sẽ làm đám cưới rồi phát hiện ra Sơn đen nên tính làm bắt chước Julia Robert chạy làng trong cuốn phim Runaway Bride. Ông bố yêu cầu mình chấm dứt mọi quan hệ để cô ta yên vui lên xe bông theo tiếng gọi của lương y.

Cô thứ 2, tương tự cũng đã đính hôn với tên nào chung nhà thờ, kêu mình trở lại đạo, thế lại phải ca bài “Adieu sois heureuse “ lần nữa nên từ đó gặp ai mà dính dáng đến nha khoa là mình chạy trước, không cần trích dọc trích ngang chi cả.

Một anh A có thể làm cô gái #3 rung động nhưng chưa chắc là cô gái số 1 có cùng cảm xúc với cô số 3 về một chàng trai tên C chẳng hạn. Do đó mới có những trường hợp một cô gái đẹp như tiên lấy một tên cực xấu. Trong lịch sử tàu, người ta thường nói ông Khổng Minh rất đẹp trai, có tài nhưng lấy bà vợ cực xấu. Ông ta lý giải như sau:

“Người đời hay nói : rượu, thuốc lá, trà là ba báu vật của đàn ông. Tài nữ như thuốc lá, mỹ nữ như rượu nồng, còn phụ nữ xấu chỉ lặng lẽ như trà tỏa hương. So với hương trà man mác, vô luận khói thuốc đắng cay hay men rượu nồng nàn, đều thành dung tục. Song người đời lại say mê sự kích thích của rượu và thuốc lá, ít ai thư thái để tận hưởng vị thanh khiết của trà » .

Tương tự khi xưa, ở trường, cô nào đẹp nhất, đa phần là có nhiều tên trồng cây si. Nếu cho mấy cô này được và có quyền chọn lựa trước tên nào họ thích rồi đá đít mấy tên kia đến lượt cô đẹp thứ 2 được lựa chọn hay phía con trai cũng vậy. Tên nào đẹp trai con nhà giàu học giỏi có quyền chọn lựa trước,… nếu làm được như vậy thì cuộc đời không có gì để nói vì ít phức tạp.

Phức tạp là con tim của mỗi người, rung động trước người đối diện khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng trên đời có 3 loại người: loại thứ nhất là họ mến mình, mình làm cái gì đúng hay sai họ đều cổ vũ và thương mến mình. Loại #2 là những người không hiểu lý do, họ rất ghét mình, mình làm đủ mọi việc như cho họ ăn, họ cũng chê bai,… và loại người thứ 3 là họ chỉ là bàng quang, chả để ý gì đến mình.

Dạo mình đi kiếm vợ thì khám phá một điều là mấy cô đẹp đẹp thường lấy mấy anh chồng cực xấu như thể luật tạo hoá bù trừ khiến mình không mất niềm tin. Sau này mình hỏi một cô bạn lý do lấy anh chàng cực xấu mà cô ta cứ chửi bới anh chồng hoài. Cô ta giải thích là khi xưa, còn trẻ, có nhiều tên đeo đuổi nhưng cô ta rất “Lemon question” nên mấy tên đẹp trai, giỏi bỏ chạy hết. Quay đi quay lại chỉ còn tên chồng vẫn cố thủ Bình Long Anh Dũng. Cuối tuần muốn đi chơi, nhảy đầm nên đành phải để hắn chở đi chơi. Không còn sự chọn lựa.
Nghe cô này nói giúp mình có thêm tự tin nên sau này gặp đồng chí gái là mình cứ “đẹp trai không bằng chai mặt” như tên chồng của cô bạn, mặt cứ trơ trơ như hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Đồng chí gái cũng chảnh chọe nhiều tên trước đây nên cuối cùng chỉ còn lại Sơn đen nên đành lên xe bông với mình se duyên Tần Tấn. Tính ra thì mối tình hữu nghị khá bền vững, tuần trước đồng chí gái kêu đi chơi, mình xin tha cho ở nhà nhưng cô nàng nhất định không chịu, bắt mình đợi cô ta đi lo vụ áo dài gây quỹ xong quay lại. Hoá ra cô nàng và mấy bà bạn tổ chức sinh nhật cho mình mà không báo trước. Khá vui. Mình ít bao giờ muốn tổ chức sinh nhật, chỉ có tốn tiền. Tới ngày vợ con dẫn đi ăn phở là hạnh phúc vì cuối cùng mình là tên trả tiền nên không thích tiêu vớ vẩn.

Có người hỏi mình về cô sinh viên nha khoa lấy chồng bác sĩ. Mình không gặp lại từ khi tiễn nhau làm cuối ở sân bay Luân Đôn. Qua người quen, bà con của gia đình cô nàng kể lại. Cô nàng lấy chồng sinh viên y khoa, không phải ông bác sĩ đã đính hôn, có con rồi ly dị. Chán Mớ Đời. Đi sang tây tới làng hồng làng ổi của ông Nhất Hạnh, nghe thuyết pháp ra sao đó, ngồi lăn ra khóc. Có một anh đạo sĩ, đệ tử của ông Nhất Hạnh đến dỗ rồi hai người lấy nhau và sống hạnh phúc đến bây giờ. Mình cũng mừng cho cô nàng yên bề gia thất vì bố mẹ hơi quái đản, chỉ muốn cô ta lấy y sĩ. Bao nhiêu kỹ sư nha sĩ xin nộp sổ gạo đều bị đá văng hết để lấy anh sinh viên y khoa rồi cũng không ở lâu với nhau. Gặp anh đạo sĩ, chán đời không học hành, đi tu để tìm hạnh phúc ở Niết bàn nhưng hạnh phúc đến ngày nay.

Cho thấy những tiêu chí con người đòi hỏi về đối tượng đều vứt đi khi con tim rung động, có người hiểu mình và chăm sóc là được. Trường hợp này có thể gọi là “yêu người mình lấy”, có lẻ bền lâu hơn vì lấy người mình yêu thì khi tình yêu phai nhạt  thấy trơ trẻn. Có chị kia kể ngày xưa thấy ông chồng đẹp trai nên lấy nay thấy ông chồng già, đầu hói, to béo, nằm ngủ há mồm to, nước mồm nước dãi chảy ra hai bên mép. Kinh

Thi sĩ trồng cây người Anh,  Felix Dennis có kêu:

Never go back. Never go back.
Never surrender the future you've earned.
Keep to the track, to the beaten track.
Never return to the bridges you burned.

Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Ngôn tình thời a còng

Ngôn tình

Mình có anh bạn mà mỗi lần gặp vợ chồng này, về nhà mình bị vợ dũa mệt hơi. Lý do là vợ chồng anh bạn sử dụng ngôn tình, cứ như tây đầm dù đã lớn tuổi, lấy nhau lâu năm vẫn âu yếm bên nhau. Đi đâu cũng thấy bên nhau, như đĩa sam chẳng bù vợ chồng mình thì vợ đi chơi với nhóm bạn của vợ, mình đi gặp mấy tên bạn già, nghĩa là trên 80. Tạo cho nhau một không gian riêng biệt, ít gặp nhau, tránh làm tình kiểu “hallway sex”.

Trước khi ăn cơm, hai vợ chồng anh bạn, nắm tay nhau, đọc kinh cầu nguyện đức chúa trời đã cho họ bữa cơm hằng ngày,… rồi mi nhau cái chụt cực to như khi mới quen nhau lần đầu, rồi kêu nhau “Baby” hay bếp gì đó, chúc nhau “Bon appétit » cứ như tây đầm khi xưa mình ở Pháp quốc. Kinh

Ở Georgia họ hát để các tượng kiểu này trong thành phố 
Trong khi họ cầu nguyện, hai vợ chồng mình nhắm món nào trên bàn để gắp trước. Chả mời nhau, chả ho-ni ho-tê chi cả. Cho thấy đẳng cấp tình cảm hai vợ chồng mình rất ư là nông dân chân đất truyền thống bần cố nông bao nhiêu đời. Qua Mỹ nhưng gốc ruộng vẫn chưa gọt bỏ. Chán Mớ Đời

Về nhà đồng chí gái hỏi sao anh không bắt chước bạn anh, ăn nói âu yếm với vợ. Thật ra mình có vài tên bạn tương tự, thuộc giai cấp cao cấp, không phải bần cố nông như mình nên vợ mình không hiểu sao mình lại quen họ. Khác với mấy tên bạn, mình không đồng điệu cùng đẳng cấp với chúng. Lý do người ta kêu trâu tìm trâu hay người mỹ hay gọi “Lions attract Lions” mà mình thì không giống bạn lại ngược với bè. Nhiều khi mình không hiểu lý do chúng chơi với mình. Qua tây thì có thằng giở chứng cứ một hai ôm hôn cô vợ mỗi khi vợ sai làm cái gì, cứ một “Oui! Ma chérie! » hai « Oui Mon amour! ».

Mấy thằng tây này khi xưa rất ư là macho, lấy vợ rồi với phong trào nữ quyền bành trướng khắp âu châu, nay gặp lại, chúng còn sợ vợ hơn mình, cho thấy anh hùng gặp gái thuyền quyên hay gặp bướm là mềm nhũng ngay. Kinh. Xứ nào thì bướm cũng lãnh đạo mà phụ nữ lại đòi nữ quyền, nữ lợi chi đó khiến nhân dân thế giới hết muốn sinh sản.

Mình thuộc thành phần tiến bộ, có chút giác ngộ cách mạng nên khi vợ nói học tập, theo gương, bồi dưỡng chức năng làm chồng của mấy tên bạn thì mình cũng bắt chước nhưng không hiểu sao mụ vợ vẫn chửi mình dù cố gắng, khắc phục hết sức.

Có lần mình gọi “con nít” không thấy mụ vợ quay lại nên kêu to “Con nÍt” khiến mụ vợ quay lại nhìn mình như bò đội nón, ra mắt tường như hỏi “mi ăn chi mà ngu rứa”. Mụ hỏi con nít chi thì mình giải thích thằng bạn nó kêu vợ nó là “Baby” có nghĩa là “con nít” thì vợ kêu anh bắt chước thằng bạn thì anh gọi vợ là con nít, thế là đồng chí gái nhảy tưng tưng, la lối như xe cứu hoả Cali. Chán Mớ Đời

Nhớ dạo mới lấy nhau, vợ gọi điện thoại vào sở, kêu sao anh không gọi hỏi thăm em, bộ không nhớ vợ sao với giọng điệu cực kỳ duyên dáng Bolero. Người ta mỗi ngày gọi vợ kêu “Honey” khoẻ không còn anh thì im ru bà rù. Lại kêu là “Dzợ” không tình tứ chút nào. Mình nói kinh tế đang xuống, có thể bị đuổi việc lúc nào không hay nên không dám gọi điện thoại nói chuyện tư riêng thêm tối về gặp nhau rồi.

Nghĩ lại thì thấy vợ có lý, mình muốn làm người chồng nhân dân ưu tú thì cần phải khắc phục, học tập quan điểm và đạo đức cách mạng, quan tâm đến thủ trưởng, lãnh đạo vô vàn kính yêu. Cứ nói yêu chưa đủ, cần phải thể hiện qua hành động nên hôm sau trong buổi thông tầm, mình gọi nói chuyện với vợ. Mình hỏi một câu cực kỳ âu yếm, thậm chí cực kỳ sến sứa: ”Mật có nhớ anh không?” Mụ vợ dỡ chứng kêu anh nói chi rứa, mật chi. Mình nói đồng nghiệp của vợ gọi hỏi thăm vợ nó, kêu “Honey” thì anh bắt chước gọi vợ là “Mật” để có chút lãng mạn, tình tứ như tụi đồng nghiệp da trắng của của em. Thế là mụ vợ nhảy đùng đùng kêu thôi, kêu Dzợ được rồi. Chán Mớ Đời

Khi chúng ta nghe một bài hát ngoại quốc hay một từ ngữ lạ thì cảm nhận đầu tiên là qua âm thanh nhưng khi dùng trí óc để cảm nhận thì khá phủ phàng. Điển hình khi nghe ai nói “marché noir “ thì nghe qua âm thanh trước, nghe hay hay hoặc “thạch kiều” nhưng nếu dùng trí óc để hiểu thì “chợ đen” hay “cầu đá” nghe chán mớ đời. Như anh bạn mình gọi cô vợ là “Baby”, thì nghe rất tình cảm, hay hay bên tai nhưng nếu mình dịch ra tiếng Việt là “con nít” thì choải tai mụ vợ. Ngôn tình chưa chắc đã đem lại hạnh phúc, cách biểu hiện mới quan trọng.

Nếu là người Mỹ chính cống, sinh tại Hoa Kỳ thì có lẻ họ cũng cảm nhận từ “Baby” như mình với cụm từ “con nít” hay ”trẻ thơ” chi đó.

Tiếng Việt có cụm từ “Mình ơi” khi gọi người phối ngẩu nghe rất chiến đấu nhưng nếu dịch ra ngoại ngữ thì rất khó để diển đạt tình cảm, biểu cảm của người Việt khi sử dụng cụm từ trên để gọi tên nhau. Khi có con, mình kêu mụ vợ bằng “mẹ” và đồng chí gái gọi mình là “Bố” như mấy đứa con.

Mình hay dùng cụm từ “đồng chí gái” để nói về người vợ của mình tương tự anh bạn gọi vợ anh ta là “baby” hay người Mỹ gọi vợ hay chồng họ là “Honey”,… có người bất bình chửi bới đủ loại khiến mình buồn cười vì trong tự điển “đỏ” không có cụm từ “đồng chí gái”. Cụm từ này do mình chế hoàn toàn, chắc phải xin “trade mark”. Cho thấy họ tự gọi chống cộng nhưng chưa hiểu cộng sản rõ ràng. Biết đâu lại là mấy ông nằm vùng trên mạng, theo lệnh cách mạng chửi bới tung hoả mù. Chán Mớ Đời

Nhớ lần đầu tiên, gặp đồng chí gái do tên bạn ở MIT giới thiệu. Người Huế thường họ nói giọng chi chi nhưng khi gặp nhau thì họ xổ giọng Huế rặc của họ với nhau. Mình bổng nhiên nói giọng Huế rồi kêu đồng chí gái là “O” rồi khi lấy nhau thì kêu “Dzợ” còn vợ gọi mình “Dôn” còn ngày nay thì gọi nhau “Ôn Mụ” cho nó bình đẳng như thời phong kiến địa chủ.

Nếu không có quỷ ma
Khó bề thấy được Phật
Đó là sự thật của Trái Đất
Nhưng nghĩ cho cùng
Tất cả đều trật lất.

(Nguyễn Đức Sơn)

Chán Mớ Đời

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 


Từ giải phóng quân đến tên bạo chúa

Từ giải phóng quân đến tên bạo chúa

Dạo mình làm việc ở Luân Đôn, có cô bạn đồng nghiệp gốc Rhodesia, trốn chạy cộng sản, từ bỏ quê hương đến Anh Quốc tỵ nạn. Hai đứa lâu lâu, ăn cơm trưa hay kể chuyện về nạn cộng sản.

Dạo ấy liên hiệp quốc làm áp lực để các nước phi châu có thiểu số người da trắng chiếm đóng, trao trả lại chính quyền các nước này lại cho một chính quyền đa số da đen. Nam Phi vừa thả ông Nelson Mandela để nắm chính quyền và Rhodesia cũng nối gót.

Báo chí mấy ngày nay loan báo tên bạo chúa lâu ngày, cầm quyền cố vị của xứ này được đổi thành Zimbabwe từ thập niên 80 của thế kỷ trước và mới bị truất phế năm kia, khi ông ta chuẩn bị cho bà vợ thứ mấy, nối ngôi.

Ở Hoa Kỳ, tổng thống xong nhiệm kỳ thì về hưu, viết hồi ký ít ai đọc. Người nào khá thì được 2 nhiệm kỳ 8 năm làm cha thiên hạ còn không thì 4 năm rồi về vườn. Họ làm xong nhiệm vụ của họ, không còn sớ rớ đến chính giới trong khi ở các quốc gia khác nhất là cộng sản, nếu không được nắm quyền thì vẫn ở sau lưng để điều khiển, kiểu Thái Thượng Hoàng. Lý do là nếu về hưu, ngồi chơi xơi nước như tổng thống Hoa Kỳ thì có khả năng bị tố và ở tù.

Ông Mugabe trương cờ Mát Xít để chống lại chế độ nắm chính quyền của người da trắng sinh trưởng tại đây. Khi đoạt được chính quyền trong tiếng reo hò của người dân da đen, kêu ông ta là anh hùng, cha già dân tộc, người khai phóng Zimbabwe, xoá tên Rhodesia trên bản đồ thế giới. Ông ta ra tay trừng trị những ai chống lại. Nghe kể ông ta ra lệnh tàn sát hơn 10,000 người dân khiến không một ai dám chống lại.

Ông ta ra lệnh tịch thu đất đai của người da trắng thay vì mua lại như đã thương lượng khi người da trắng, đồng ý trao trả lại chính quyền cho người da đen. Tịch thu các mảnh đất màu mở cho ông ta và đám lâu la của đảng ông ta như đền ơn những năm gian khổ chống lại chính quyền da trắng.

Từ một người mát xít tranh đấu cho dân nghèo, bị áp bức ông ta trở thành một tỷ phú giàu nhất nước trong khi dân ông ta còn nghèo đói gấp mấy lần dưới thời cai trị của người da trắng. Tiền quốc gia bị lạm phát CẢ triệu lần.

Theo tin tức thì ông ta có tài sản khắp thế giới trên 17 tỷ đô la nhờ vơ vét của cải quốc gia, chưa kể các đảng viên của ông ta, cũng nhân danh sự hy sinh kháng chiến, tha hồ vơ vét thay vì làm giàu cho dân. Trên thực tế họ rất ngu vì đa số ít học, khó am tường việc kinh bang tế thế nên cứ thay phiên nhau vơ vét.

Tên độc tài khát máu này, qua Tân Gia Ba nằm bệnh viện để chữa trị thay vì xứ Cuba mà ông ta thường kêu là nước anh em, y tế số một thế giới. Biết bao nhiêu tiền của nhân dân xứ ông ta được cúng cho bệnh viện ngoại quốc để kéo dài sự sống của vị cha già dân tộc xứ Zimbabwe.

Ông ta chết sau gần 40 năm cai trị đã để lại một sự nghiệp cách mạng to lớn. Ông ta biến một nước giàu có bật nhất Phi Châu thành một nước nghèo đói nhất thế giới. 40 năm trước khi ông ta cầm quyền, tuổi thọ của người dân là 60 tuổi, ngày nay tuổi thọ của người dân xứ này là 37 tuổi, phụ nữ còn te tua hơn là chỉ 34 tuổi. Kinh

Ngoài ra dân số cả nước là 13 triệu người, có đến 1.3 triệu người bị nhiểm SIDA hay 10% dân số.

Ông ta được Trung Cộng hổ trợ với quyền phủ quyết các cấm vận do Liên Hiệp quốc kêu gọi và giúp ông ta cầm quyền suốt 40 năm.

Ông Mugabe này khi xưa, dạo mình ở Âu châu, được giới thiên tả (đảng cộng sản + Xã Hội) tôn sùng cùng với ông Nelson Mandela, Hồ chí minh và Pol Pot hay Che Guevara và Fidel Castro. Mấy người này được xem là thần tượng của nhóm thiên tả, chống lại chủ nghĩa thực dân hay tư bản. Nhớ dạo ấy cãi nhau với tây đầm mệt thở vì chúng cứ khen bọn cộng sản, chống tư bản.

Đến khi các tin tức về những cánh đồng chết (killing fields) mà mình có gặp và ăn cơm với ông Dith Pran vài lần khi làm việc ở New York, các con thuyền chở các thuyền nhân ra khơi từ Việt nam, bỏ trốn thiên đàng xã hội Chủ nghĩa mà giới thiên tả tây phương cổ vũ mấy năm về trước. Họ đều im lặng, hình như chỉ có một người can đảm như Joan Baez lên tiếng, cho rằng bà ta đã sai và giúp đỡ nạn nhân cộng sản.

Lịch sử cho thấy trong các nền dân chủ, 1 người lãnh đạo cầm quyền cho nhiều thập niên, khó thành công lâu dài. Khi nhà độc tài càng lớn tuổi, sự chuyển nhượng quyền lực rất khó vì sự đam mê quyền lực nếu không có những điều luật, giới lãnh đạo lo sợ kẻ lãnh đạo mới sẽ xử họ về những lỗi lầm mà chính họ đã gây ra nên càng ra tay củng cố quyền lực của họ, bất chấp đạo đức,..

Khi họ về hưu, vẫn tiếp tục giúp đàn em nắm chính quyền để không bị đám lãnh đạo mới, xử mình và cơ cấu con cháu mình vào cơ chế.

Nếu không có những điều khoản trao quyền của một chế độ dân chủ thì các cuộc tranh dành quyền lực sẽ diễn ra khốc liệt. Chúng ta sẽ chứng kiến những vụ này khi Putin già nua hay Tập Cận Bình bị đá văng khỏi quyền lực. Những biến cố tranh dành quyền lực sau khi Mao Trạch Đông qua đời với Tứ Bang và nhóm Đặng Tiểu BÌnh,..vẫn còn đấy hay Cách Mạng Văn hOá năm 1968 nhằm hạ bệ Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu,… với tư duy của người Tàu là nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Ta thấy có ông lãnh đạo nào ở Đà Nẳng dù khi xưa tham gia đánh cho mỹ cút rồi bỏ tiền sang mỹ chữa bệnh. Nay chết, con ông ta cũng bị loại ra khỏi cơ chế dù trước đây truyền thông kêu gào con lãnh đạo thay thế lãnh đạo là hồng phúc dân tộc.

Để củng cố quyền lực của mình, Kim Young Un sẵn sàng giết hại anh mình, dượng của mình….

Khi Al Gore và bà Hillary Clinton thắng đa số lá phiếu phổ thông nhưng lại thua về cử tri đoàn, theo luật chơi dân chủ, họ phải chấp nhận gọi điện thoại chúc mừng Bush con và Trump. Ở một xứ khác là có nội chiến. Ở Hoa Kỳ, đảng Dân CHủ tuy không phục hay chấp nhận ông Trump nên họ tìm cách truất phế ông ta qua hiến pháp,…

Nguy hiểm nhất là kẻ nắm quyền dùng mọi thủ đoạn để củng cố chế độ. Trung Cộng đã mướn một đạo diễn nổi tiếng làm cuốn phim “Thích Khách” rất công phu, tốn tiền để tuyên truyền về chuyến đi lịch sử của Kinh Kha sang Tần. Trung Cộng đã cho Tần Thuỷ Hoàng nói chuyện với Kinh Kha lý do cần một chế độ toàn trị để củng cố quyền lực của đảng cộng sản Trung Cộng.

Khác với Mugabe, ông Nelson Mandela khi nhận ra bà vợ trẻ của mình, lấy ông ta khi đang ở tù, có tham vọng vơ vét ngân quỹ  quốc gia như bà vợ Grace Mugabe của ông Mugabe nên đã ly dị. Ông Mandela giữ lời hứa với đám dân da trắng, không loại trừ bỏ họ ra khỏi nền kinh tế, pháp luật của một Nam Phi mới với người da đen là đa số.

Người ta lý giải ông Mandela, một luật sư, tranh đấu cho quyền làm người của người da đen như ông, ông ta ở tù vì chống trả lại chính sách kỳ thị Apartheid của người da trắng và dần dần trao trả lại quyền hành cho một chính quyền dân sự khác.

Trong khi ông Mugabe tranh đấu dưới lá cờ Cộng sản, tạo dựng một xã hội công bằng để rồi khi được chính quyền, ông ta ra tay tàn sát những ai chống lại ông ta, sẵn tay cướp bóc đất đai cho ông ta và những thuộc hạ để mua lấy sự trung thành tuyệt đối, vô hình trung biến thể đảng cộng sản của ông ta thành một đảng cướp. Những người khi xưa, được ông ta nhân danh để tranh đấu, nay lại là những người chống đối, cản trở ông ta củng cố sự giàu sang phú quý nên thẳng tay trừng trị. Chán Mớ Đời

Xem hình đám tang của ông, ta thấy sân vận động quốc gia có thể chứa mấy chục ngàn người nhưng số người đến tiễn đưa vị cha già dân tộc quá ít ỏi để nói lên lòng biết ơn của một giải phóng quân biến thành tên bạo chúa.

Có bà bác lớn tuổi ở miền nam, kể khi xưa, đang đêm nó về kêu cửa kêu nấu cơm cho nó ăn. Nay mình lên phường nhờ nó ký tờ giấy đi đường thì nó kêu để đó. Lính quốc gia mà trở lại, nó có núp trong quần tui, tui cũng cởi ra, rũ cho nó lòi ra để lính quốc gia bắt nó. Đồ tráo trở , lật lọng. Nghe đến đây khiến mình nhớ đến bài hát của ông Trịnh Công Sơn mà khi xưa, nhỏ có nghe trong tuyển tập Ca KHúc Da Vàng:

ßɑo nhiêu năm còn nô lệ
Ąnh em tɑ nhận νũ khí
Quê tɑ bãi hoɑng chiến trường
diệt nhɑu như thú
Ƭrôi bɑo nhiêu dòng máu đỏ
ßɑo уêu thương lùi trong quá khứ
Ôi giấc mơ thɑnh bình còn quá xɑ.

Ôi giɑn nɑn đời nước nhỏ
Ѕɑo đɑu thương nhiều lắm thế
Quê hương bâу giờ
những ngàу điêu tàn còn đó
Ϲùng ghi nhớ
Ŋhững ρhố ρhường kiɑ đã lên mộ biɑ
Ɗân tɑ chết trong ngẩn ngơ

Quê hương tɑ giờ đɑu nặng
ßɑo hу sinh thật quá lớn
Ƭôi đi giữɑ những căm hờn đành không lên tiếng.
Ƭrong tim đɑu từng νết đạn
Ϲâu thɑn νɑn nhiều khi dấu kín
Ąi khoe khoɑng dân mình đã chết oɑn

Chán Mớ Đời

Học Triết Học ngày xưa

Học Triết Học ngày xưa

Hôm trước, mụ vợ thấy fim Alexander trên Netflix, có Anjelina Jolie đóng nên mở coi. Mình nói fim này đã coi chung từ lâu nhưng mụ vợ không nhớ nên phải ngồi bên vợ để xem nhưng đầu óc thì lại nghĩ đâu đâu, lâu lâu mụ vợ hỏi một câu thì phải giải thích, thuyết minh.

Vợ mình không học chương trình Pháp nên không biết nhiều về lịch sử tây phương, lại học chương trình của Việt Cộng sau 75 nên chỉ biết về chủ nghĩa Mác Lê khi học cấp 3. Đồng chí gái hỏi ông già dạy hoàng tử Alexander là ai, mình nói là Aristote, người đã khai trí cho đại đế Alexander này, đem quân đi chiếm đóng các nước lân bang và xa xôi, tạo dựng một đế quốc đầu tiên âu châu trong lịch sử loài người.
Nhờ bà mẹ do Angelina Jolie đóng, đã khiến ông ta tuy trẻ tuổi nhưng phải giết cha ruột của mình, vua Philip để lên ngôi, và thành lập đội quân hùng mạnh nhất lịch sử của Hy Lạp, khởi xướng từ vùng Macedonia, vì lí do đó mà khi mình bắt đầu cuộc hành trình thăm viếng Hy Lạp cũng từ vùng này.

Nhớ hồi nhỏ, có tên hàng xóm, học Văn Học, niên khoá 71-72. Mỗi lần trong ngày, thầy dạy hắn cái gì làm hắn hồ hởi, kể lại cho mình sau khi ăn cơm trưa. Hắn kể về thầy Tuyến, Thầy Diễm, thầy Viêm, thầy Bình, thầy An,.., đến khi mình sang Văn Học thì bộ Tam Sư, di tản chiến thuật qua trường Việt Anh.

Nghe nói về Thầy Diễm và Thầy Tuyến đến khi mình học năm 12 với hai thầy thì nay chỉ còn nhớ hai câu. Thầy Diễm, trong buổi học Luận Lý đầu tiên, nói: "đàn bà nói có là không, nói đi là ở, lấy chồng đi tu" còn thầy Tuyến thì cũng trong bài học Đạo Đức đầu tiên, giải thích triết học: " Philosophos = Philo + Sophos", Philo theo tiếng Hy Lạp là Bạn, còn Sophos là trí tuệ, thầy tóm tắc, Philosophos là Philo cái Sophos, hay bạn của trí tuệ. Xong om. Học triết học năm cuối cùng của trung học, mình chỉ nhớ chừng đó. May thi tú tài IBM nếu không dám rớt thì cuộc đời mình chắc sẽ có kết cục khác.

Sang tây thì thấy Tây Đầm, cứ xổ chữ Hy Lạp hay Latinh như dân mít mình, xổ Nho của Tàu khiến mình cứ như bò đội nón, ngồi đực nhưng để không mang mặc cảm là dốt, nên cứ phải gục gặc cái đầu như gà nuốt dây thung. Rồi không biết học lóm ở đâu một câu rồi mình cứ xào đi xào lại tuỳ theo trường hợp: "c'est la continuité dans la diversité" hay "c'est la diversité dans la continuité ". Một hôm nghe mình xổ câu này, một thằng tây học lớp khác, cắt cớ nói "tu es un philosophe" Khiến mình như ngỗng ị, lúc đó mới hiểu bọn tây đầm xổ từ ngữ Hy Lạp cũng như dân mít mình xổ nho cho oai, chớ không thằng tây con đầm nào hiểu gì cả, chỉ để loè cái hình thức bề ngoài, một bụng chữ nghĩa nhưng đầu thì dốt đặc cán mai như sơn đen. Chán Mớ Đời

Sau này tình cờ, đọc cuốn sách của khôi nguyên Nobel về vật lý Quantum, giáo sư Richard Feynman, nói về câu chuyện một giáo sư dạy môn ngữ chết Hy Lạp mà ngay chính người Hy Lạp thời nay, ít ai học. Khi sang dạy tại một quốc gia khác ở âu châu, Ông ta ngạc nhiên khi thấy sinh viên của trường đại học này, hâm mộ học môn này thay vì thờ ơ như người Hy Lạp. Trong một buổi học, ông ta hỏi một sinh viên về Plato đã nói gì với Aristote về cái đẹp và nghệ thuật thì anh chàng này đực ra như bò đội nón, đến khi ông đặt lại câu hỏi là trong Symposium III, hai người này đã nói với nhau điều gì thì anh sinh viên, xổ tiếng Hy lạp, thuộc làu làu không sót một chữ tương tự những người mê truyện kiều.
Thấy câu chuyện hay hay nên mình tìm đọc sách về giai đoạn này, thêm lịch sử Hy Lạp đã học trong giờ sử nghệ thuật ở trường. Có 3 triết gia mà mình hay lầm là Socrates, Plato và Aristote. Sau này mới hiểu, Socrates là thầy của Plato, Plato là thầy của Aristote và ông này là người dạy, gây nhiều ảnh hưởng  đến mộng chinh phục thế giới của đại đế Alexander. Nếu ông ta không chết sớm thì có lẻ đế quốc của ông ta đã tràn sang đến Á Châu.

Có sự ngẫu nhiên hay trùng hợp, cũng khoảng thời gian này, xê xích vài chục năm ở Trung Quốc học trò của ông Khổng Khâu, cứ một là kêu Khổng tử viết (nói) hai là Khổng tử cỏn (nói), hai đồ đệ đắc ý nhất của Socrates là Plato và Xenophon đều viết lại những gì được nghe thầy nói. Mình đoán tuy nghe thầy giảng nhưng họ cũng phải tư duy đột phá, như con tằm ăn lá dâu rồi cũng phải nhả tơ.

Qua những gì kể, viết của hai đệ tử ruột Plato và Xenophon thì ông Socrates giải đáp vấn đề bằng đặt câu hỏi, tương tự khi gặp một người muốn bán nhà thì mình phải hỏi và hỏi và hỏi để hiểu lí do họ muốn bán nhà để có thể hiểu hoàn cảnh của gia chủ để mua nhà có lợi cho đôi bên. Ông Socrates không để lại cho hậu thế những bài viết, lý luận gì cả. Người ta biết đến ông qua những bài viết của học trò tương tự ông Khổng Khâu, không để lại 1 cuốn sách nào nhưng các học trò như Mạnh Tử, Tăng Sâm, Tử Tư,...., đã viết lên Tứ thư Ngũ kinh cho thiên hạ biết đến tư tưởng của ông ta.

Mình chỉ biết ông Socrates sẵn sàng chết về tư tưởng của mình. Khi các người đả kích ông, buột ông phải thâu lại lời nói, tuyên bố của mình hoặc uống thuốc độc để chết. Ông ta đã chọn cách uống thuốc độc mà người dân Athens đã ép ông để không phản bội lại tư duy của mình. Ông được xem là cha đẻ của nền triết học tây phương.

Lúc còn trẻ, mình hâm mộ ông Aristote vì ông ta chủ trương thuyết trung dung, cho rằng không ai có thể biết cái đúng và đâu là cái sai. Nhiều người biết việc mình làm là sai nhưng vẫn cứ tiếp tục làm vì bản chất con người sinh ra là vậy. Ông đề cao tinh thần bao dung, không phải chỉ có một cách sống đúng duy nhất vì những gì đúng cho một cá nhân, không nhất thiết là đúng cho tất cả mọi người. Đúng hay sai là tuỳ theo quan niệm cá nhân của mỗi người.

Điển hình khi mình kể, thấy bà Mễ dọn nhà hơi ác ác khi được biết bà ta phá thai khi thai nhi đã 6 tháng. Có người cho rằng, mình không nên dính dáng vào vụ này vì đó là quyền cá nhân tuyệt đối của bà. Giả sử, bà ta cãi lộn với ông chồng, ông chồng giận lên, vát cái búa để phang bà ta, có thể làm nguy hại đến tánh mạng của bà. Mình có thể ngồi yên? Kêu là vợ của ông Mễ không dính dáng gì đến mình. Cứ để ông ta nện bà ta chết vì đó là quyền tuyệt đối sở hữu của ông ta giúp thế giới, bớt đi một người đàn bà.
Như trường hợp xẩy ra cho chiếc xe buýt số 44 bên tàu, khi mấy tên côn đồ, hiếp dâm cô tài xế mà trong xe, không một ai lên tiếng để bảo vệ cô tài xế. Họ có thể nghĩ như Aristote, đúng hay sai là tuỳ quan niệm cá nhân. Mình nhớ có coi thời còn sinh viên, một cuốn phim ý có tựa là "Il  trafico" thì phải. Có cảnh hổn loạn khi xe kẹt cả mấy ngày. Có một đám côn đồ, hiếp dâm một phụ nữ trong xe nhưng hành khách trên xe, ai nấy đều thấy, đều đóng cửa xe lại, duy chỉ có một anh thanh niên chạy lại can thiệp thì bị một trận đòn nhớ đời. Cuối cùng anh ta tính tẩm xăng đốt cháy cả bọn trong xe nhưng lương tâm anh ta không cho phép.

Aristote cho rằng giá trị đạo đức chỉ có mức trung gian. Thí dụ: dũng cảm là trung gian giữa sự hèn nhát và sự liều lĩnh, hãnh diện là trung gian giữa cái huênh hoang và sự hèn hạ. Thấy người bị nạn nhưng ta không ra tay cứu giúp là trung gian giữa cái hèn hạ và ích kỷ. Nói chung, quan điểm của Aristote là quan điểm của sự tương đối, chủ quan và thực nghiệm.

Sau bao nhiêu năm, đấu khẩu với đồng chí gái thì mình đâm ra thích quan điểm của Plato, thầy của Aristote hơn. Plato đặt câu hỏi về căn bản đạo đức học; phải sống và hành động như thế nào. Ông cho rằng vừa tu thân, trau dồi kỷ năng để sống một cách đúng đắn. Học để mở mang trí tuệ vì sự gian trá, vô đạo đức là hậu quả tất yếu của ngu dốt, u mê. Ông ta cho rằng khi con người hiểu vấn đề thì tất nhiên sẽ sống lương thiện.

Thí dụ: nếu mình hiểu biết trước khi ăn cắp buồng chuối của bà làm vườn, hậu quả sẽ nghe mẹ con bà ấy thi đua chửi ngày chưa đủ tranh thủ chửi đêm, cộng thêm dú buồng chuối không chín thì chắc chắn sẽ không ăn cắp. Ở thời đại này học là học toán và triết vì chỉ có hai môn này.

Theo ông thì những người đã tu thân, quán triệt được hai môn học này thì sẽ biết sống và làm gương và quần chúng sẽ noi theo mà sống tương tự các sách ngày nay đều nói những người lãnh đạo phải thực thi sự hiểu biết, làm trước để cho các người dưới quyền bắt chước làm theo. Ông ta đề cao những thiểu số ưu tú.

Con chim đầu đàn phải bay cho đúng hướng, cao độ để cả đàn chim phía sau có thể tránh gió, tiết kiệm năng lượng rồi tuần tự thay phiên nhau dẫn dắt nhau bay về cùng nắng ấm. Nói nôm na, cái đầu tàu của chiếc xe lửa phải chạy cho đúng đường rầy nếu không sẽ gây ra tai nạn. Hồi còn ở Việt Nam, mình là anh cả trong nhà nên phải làm gương cho mấy người em như cái đầu xe lửa, kéo các toa xe lửa (mấy đứa em ) theo sau.
Sau này có con thì thiên chức làm cha càng khiến mình phải tự học, đi seminar để tự rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng hầu có thể dạy con, cho xứng đáng với thiên chức và bổn phận của mình. Mình lại thấy Plato đúng hơn vì không thể tư duy như Aristote, giá trị đạo đức trung dung, cứ để mấy đứa con tự hoạch định căn bản đạo đức của chúng, laisser à faire.

Nếu mình chấp nhận tư duy của Aristote, cho rằng không ai biết đúng hay sai. Nếu lương tâm mình xét đoán, cho biết hành động của mình là sai, mình vẫn tiếp tục làm thì sẽ làm gương xấu cho con mình noi theo. Trong bài hát "papa" của Paul Anka, có câu: "your children will live through you". Nếu mình gian ác thì con mình sẽ bắt chước vì nó nghĩ và chấp nhận gian ác là sự thường tình. Dân gian thường dặn dò con cháu "mua heo xem nái cưới gái xem dòng" để nhắc nhở giáo dục của mỗi gia đình.

Điểm vui là ở Hy Lạp, từ ông Socrates lại thấy các học trò như Plato, Aristote đều đưa ra những lập luận khác nhau rồi với thời gian tây phương đã thay đổi theo thời gian với những triết gia hậu thế trong khi ở phương đông, ông Khổng Khâu xuất hiện nhưng mấy ngàn năm sau, người ta vẫn tiếp tục nghe những lời giảng của ông Khổng Tử, không một ai dám phản bác.

Người ta biện luận cho rằng ông Alexander giết cha là đúng, Oliver Stone trong fim, chứng minh qua lời bà mẹ, bị thất sũng: nếu ông Alexander không giết cha mình là vua Philip, thì sẽ bị hãm hại sau này, bởi đứa em cùng cha khác mẹ vì mẹ của ông này được vua cưng chìu hơn và sẽ nối ngôi. Ông ta cho quay những đoạn fim, bà mẹ Angelina Jolie, trong vai Olympias bị ông chồng, vua Philip hiếp dâm trước mặt con trai khi nhỏ, để bào chửa cho sự việc.

Theo lịch sử thì ông vua Philip bị cận vệ mình giết chết khi Alexander mới có 19 tuổi thì rất khó mà quân đội của xứ Macedonia, dạo ấy phục tùng ông này nếu sự hãm hại cha mình là sự thật. Có người cho rằng người xứ Athens, chưa được thống nhất như ngày nay, ghét ông Alexander nên mới fao tin này, dần dần sự vu khống trở thành sự thật. Có người cho rằng Desmothenes, ăn tiền của vua Darius, Ba Tư, để fao tin này. Sau khi vua Philip bị ám sát, bà Olympias đã ra lệnh giết bà vợ kế và đứa con trai để trừ hậu hoạn.

Sự thật thì mình không biết rõ nhưng xứ Hy Lạp này xẩy ra nhiều bi kịch, huyền thoại đã làm nền tảng cho văn chương tây phương như Oedipus, một người khi sanh ra, được sấm tiên tri là sau này sẽ giết cha, lấy mẹ ruột mình làm vợ, sinh ra 4 đứa con. Khi biết ra sự thật thì bà mẹ tự tử còn ông ta tự móc mắt. Hy lạp cho nhân gian nhiều bi kịch cho nên không thể biết đâu là sự thật.

Theo mình hiểu, tuy là thầy trò nhưng cái thuyết của ông Aristote là tương đối, chủ quan và thực nghiệm trong khi ông thầy Plato lại tuyệt đối, khách quan và thực nghiệm. Plato cho rằng chỉ có một cách đúng cho tất cả mọi người. Có lẻ vì vậy người ngoan đạo, tin vào những điều răn của thượng đế, của Allah, của Abraham. Khách quan vì hành động của mình tự nó là đúng hay sai. Khi anh ăn cắp buồng chuối của người hàng xóm, dầy công chăm sóc là một hành động sai trái chớ không phải tuỳ cách nhìn của mỗi người.
Cái đúng và cái sai đều là tuyệt đối. Đạo đức là tuyệt đối vì con người không thể 99% hiền và 1% ác. Hôm nay anh hiền và ngày mai, buồn buồn anh trở nên gian ác. Đạo đức, sự thật phải là tuyệt đối 100%.

Mình và thằng Khánh Ù có thể bắt chước người cộng sản, tự bào chửa, hai đứa không có chuối trong khi nhà làm vườn có nhiều thì phải chia bớt, bà ta là địa chủ, có nợ máu với nhân dân. Tại sao mình không trồng chuối như bà làm vườn mà lại đi ăn cắp. Tương tự trong cuộc cải cách ruộng đất, người ta đấu tố các địa chủ, có nợ máu với nhân dân để cướp đất của người ta. Oái ăm thay là nữa thế kỷ sau,con cháu của những người đấu tố địa chủ để cướp đất lại bị một nhóm khác, nhóm đã xúi họ đấu tố địa chủ, cướp lại đất để làm giàu cho bản thân họ.

Mình nhớ thầy Nguyên nói với mình về chương trình "người cày có ruộng", chính quyền vnch, không kiểm soát an ninh các vùng có VC nằm vùng nên bỏ tiền ra, mua ruộng của các điền chủ, vì lý do an ninh, lên Sàigòn, rồi phát đất cho các tá điền nông dân cho chiến dịch dành dân. Trước sau cũng mất nhưng cho dân thì họ cám ơn, về với mình sau khi chương trình "ấp chiến lược " bị thất bại.

Theo ông Plato, tiêu chuẩn đạo đức không đến từ kinh nghiệm, phải thực nghiệm để tìm ra nguyên lý nhưng đạo đức đã có sẵn. Một người bệnh tâm thần thì không thể nào thực nghiệm để tìm cho mình một đáp số về cái đúng hay cái sai. Một thằng ngu lâu như mình, đi ăn cắp buồng chuối với thằng Khánh Ù, trải nghiệm nghe bà làm vườn chửi rồi đến con gái chửi vì cái lợi sẽ được ăn buồng chuối.

Một khi buồng chuối không chín, phải quăn thì mình mới chợp giác ngộ cách mạng là mình ngu dốt, không biết cách dú để cho buồng chuối chín. Công bà làm vườn, công mình và thằng Khánh Ù, rình mò cả tuần để chặt buồng chuối, dú cả tháng rồi không được ăn, hoá ra công cò công cốc hết. Do đó theo mình sự ngu dốt mới là cha đẻ của cái ác. Hành động ăn cắp buồng chuối của bà làm vườn là một việc fi đạo đức 100%.

Nhớ lần đầu về Hà Nội họp về phát triển Việt Nam trong thời Đổi Mới. Ngồi với các bộ trưởng và thứ trưởng của Hà Nội thì mình khám phá một điều là họ chưa vào giờ bao giờ đọc Karl Marx, Engel ngay cả Lenin dù khi họ phát biểu, cứ oang oang kêu gào xã hội chủ nghĩa vô địch, đánh cho mỹ cút nguỵ nhào, mặt dù Liên Xô đã xụp đổ 5 năm về trước.

Karl Marx viết chung với Engel; bản tuyên ngôn của đảng Cộng Sản (Manifest  der Kommunistschen partei) vào năm 1848, và Das Kapital (Tư Bản Luận) năm 1867-1894. Mình không hiểu nhiều chỉ thấy fong trào cộng sản là điều tất yếu, đáp án để trừ khử chủ nghĩa tư bản. Tư Bản Luận được viết sau đó gần 20 năm tương tự ông ta cho đáp số của xã hội nhiễu nhương thời đó với Bản tuyên ngôn của đảng cộng sản năm 1848, sau đó mới bắt đầu viết Tư Bản Luận để giải thích cho tuyên ngôn Cộng Sản mà ông ta và Engel đã viết trước đó 19 năm. Tương tự phương trình ax + b = 5,( 5) là đáp số, là Tuyên ngôn Cộng Sản (1848) còn Tư Bản Luận là ax + b, phương trình năm 1867-1894.

Người Đức đã từ chối những tư tưởng do Karl Marx đề xướng tại đại hội Gotha năm 1875, 47 năm trước khi cách mạng của nhóm Bolchevist thành công tại Nga Sô. Ông Lenin khi trốn sang Thuỵ Sĩ, đã dùng tư tưởng của hai ông Marx và Engel như một công cụ để giúp ông ta xây dựng sự nghiệp chính trị. Tương tự Mao Trạch Đông cũng dùng các tư tưởng lỗi thời này để mưu đồ làm chính trị vì Trung Quốc dạo đó chưa có công nhân thợ thuyền bị bốc lộ trong các hảng xưởng như ở Tây Phương.

Trong thời gian Cải cách ruộng đất, có cụm từ "tố lưng", người ta không dám nhìn mặt người bị toà án nhân dân đấu tố, những người này từng là ân nhân của gia đình họ, vì tình thế bắt buộc họ phải đứng ra đấu tố người quen, bố mẹ chồng, chủ cũ nhưng họ chỉ dám đứng sau lưng để làm xong bổn phận của toà án nhân dân.

Sự ngu dốt là cái ác. Người ta ngu dốt, không chịu tìm tòi học hỏi, tự luyện kỹ năng thêm để đáp ứng với tình hình kinh tế, xã hội đương thời. Nghe kể ông Trần Đức Thảo, tiến sĩ triết học, tốt nghiệp ở Pháp về, có tóm tắc chủ nghĩa Marx Lenin rồi đưa cho một tổng bí thứ của đảng cộng sản, khiến ông này khó chịu và trù dập, vì mặc cảm, tưởng ông tiến sĩ kia đánh giá ông ta ngu, nên cần bản thảo tóm tắc. Tổng bí thư này chỉ có công đi theo kháng chiến chống Mỹ nên cũng không học hành bao nhiêu.
Vì thời cuộc, con người có thể không được đi học nhưng người ta vẫn có thể bồi dưỡng trí tuệ, kỹ năng sống thêm. Về Việt Nam, mình chỉ thấy ăn và nhậu và khoe mẻ. Người giàu thì chỉ biết khoe cái xe hơi, bộ đồ mới, cái iphone cực đỉnh,..., xét về mặt tri thức thì rỗng chả hiểu gì cả. Xem truyền hình thì thấy một ông cán bộ khá to, nói không hiểu lí do gà mỹ lại rẻ hơn gà nuôi tại Việt Nam. Thay vì cố gắng nâng cao phẩm chất gạo trồng tại Việt Nam, họ bô bô cho rằng sản xuất gạo thứ hai trên thế giới với giá rẻ gấp đôi gạo Thái Lan và Kamphuchia. Không ai nghĩ là mua một cái iphone thì người nông dân cần bán bao nhiêu tấn gạo.

William James trong cuốn “pragmatism” (chủ nghĩa thực dụng?, không biết dịch như vậy có đúng không) có nói: “triết học không làm được một chiếc bánh” nhưng nếu không có triết học để con người tự đặt lại vấn đề thì xã hội, nền văn minh nhân loại sẽ không bao giờ thay đổi. Khi đạo thiên chúa ăn sâu vào tây phương thì mọi việc đều được giải thích bằng những câu chuyện trong Tân Ước. Engel đưa ra các tiền giải thuyết đã khiến mọi việc thay đổi rồi Marx nhảy vào với những tệ trạng xã hội thời ấy, đưa thế giới đến những điêu linh ở thế kỷ 20 với những hệ luỵ còn đến ngày nay.

Dạo mình mới vào trường thì chủ nghĩa hậu hiện đại đã cáo chung, chủ nghĩa của ông Jacques Derida đang ăn khách nên kiến trúc sư xoay qua thiết kế theo trường phái Deconstruction làm đảo lộn mọi vấn đề mỹ thuật.

Mình đang say sưa giải thích cho đồng chí gái thì nghe tiếng ngáy, quay qua thấy mụ vợ đang nằm nơi ghế sa lông,  gọi đò trên sông Hương. Chán mớ đời!

Nhs

Quảng trường Hoà Bình Đàlạt khi xưa

Quảng Trường Hoà Bình Đàlạt khi xưa

Hình #1

Ở Pháp, hay các nước Âu châu, về thiết kế đô thị, đa số các thành phố nhỏ đều có một quảng trường để người ta họp chợ và có một nhà thờ công giáo với cái chuông cao vời vợi làm điểm nhấn, để mọi người từ xa có thể định hướng của mọi nơi.

Qua tấm ảnh này, chụp từ đường Thành Thái, (thời tây gọi là đường Đồng Khánh) góc đường Lê Đại Hành (thời tây gọi là đường Gia Long), cho thấy “place du Marché” (quảng trường chợ) có bến xe Taxi và xe đò xe đi Chi Lăng (thời Tây gọi là Saint Benoit) gần hồ Than Thở.

Mặt tiền của chợ cũ Đàlạt, có mấy lỗ thông hơi trên cao, xung quanh cái chợ để thoát hơi cho chợ ở trong. Mình nghe kể chợ này khi xưa gọi là chợ gỗ, sau bị cháy nên họ làm lại. Mình có một tấm ảnh cũ này nhưng lười đi lục lại.

Sau bến xe là Chợ Cũ của Đàlạt khi xưa, trước khi họ xây Chợ Lớn (Chợ Mới) phía dưới vườn rau xà lách xoong. Chợ cũ thấy có cái tháp chuông để tạo điểm nhấn, điểm cao nhất của thành phố để khắp nơi có thể nhắm về phía chợ, trung tâm thành phố.

Chợ Cũ được bao bọc bởi hai dãy nhà mà theo hồi ký của luật sư Giao, mấy dãy nhà này đều do thầu khoán Võ Đình Dung xây cất và cho thuê, sau này có một số đã được bán cho người thuê và số còn lại mất trắng thêm đất đai cho thuê như vườn ông Ba Đà khi Việt Cộng vào năm 1975.

Bên tay trái là dãy tiệm Đức Xương Long của gia đình Huỳnh Quốc Lương, nay ở Úc Đại Lợi, góc đường Minh Mạng mà nay người ta gọi là Trương Công Định.

Trước chợ (khu Hoà Bình) thấy các xe đò Chi Lăng và xe tắc xi đậu, chắc là bến xe, vẫn còn chiếc xe thổ mộ bên tay trái trước tiệm Đức Xương Long, góc khu Hoà BÌnh và đường Minh Mạng.

Quảng trường Hoà Bình sau 1960





Hình #2

Tấm ảnh thứ 2 này chụp từ Đường Thành Thái, đoán ngay địa điểm tiệm kem Việt Hưng. Ông chủ người bắc, có đến nhà mình vài lần. Thấy cái banderole mà rạp Ngọc Lan luôn luôn treo ở đây để quảng cáo phim đang chiếu tại rạp (A tout Casser) vì rạp này nằm sâu trong đường Thành Thái, ít ai đi qua đó như rạp Hoà Bình hay Ngọc Hiệp.

Hình này sau 1960, khi khu Hoà Bình được chỉnh sang lại với mặt tiền khác với khi xưa và cái tháp chuông to hơn trước, chắc là cái cầu thang được xây bên trong nhưng có vẻ theo trường phái “Brutalisme” với tam quan, 3 cửa sổ thêm cái véranda rộng hơn để che phía trước rạp xi nê Hoà Bình và đi vòng hai bên hông, xung quanh khu Hoà Bình để che nắng và mưa cho người bộ hành.

Bãi đậu xe Taxi được dời qua dãy nhà hàng Nam Sơn bên tay trái còn bãi đậu xe đò Chi Lăng được dời xuống chợ Mới, trước vũ trường La Tulipe Rouge.

Bên tay trái tấm ảnh thấy mấy thang cấp, nay vẫn còn, đi từ chợ Mới, băng qua đường Lê Đại Hành, đến đường Trương Vĩnh Ký. Căn đầu tiên là nhà trồng răng Nguyễn Văn Trình, bố thằng Nguyễn Hy học chung với mình khi xưa, sau này thấy nó đánh vũ cầu cho đội tuyển Đàlạt với Mã Kiến Hậu. Trên dãy này có tiệm ăn Chic Shanghai, nhà hàng Nam Sơn rồi tiệm rượu của ông bà Võ Quang Tiềm, tiệm thuốc tây Nguyễn Văn An, cuối cùng là tiệm bánh mì Vĩnh Chấn, ngay góc đường Duy Tân (thời tây gọi Maréchal Foch).

Hình này khi họ làm lại khu Hoà Bình, đem chợ xuống chợ Lớn (chợ Mới)
Khu này trước khi mình ra đời là chợ chính của Đà Lạt, sau này Chợ Mới được xây cất thì khu chợ này được đập phá để xây lại, dân địa phương gọi là Chợ Cũ hay Khu Hoà Bình. Ở trong thì họ làm nhà hát, rạp xi nê Hoà BÌnh. Mình đi xem phim đầu tiên tại rạp này là phim Hương Cảng “Tần Thuỷ Hoàng”, không nhớ năm nào nhưng sau khi ông Diệm bị lật đỗ vì trước đó, ông bà cụ hay dẫn đi xem xi nê ở rạp Ngọc Hiệp và Ngọc Lan. Xung quanh rạp hát là các tiệm buôn bán như hướng tây là có căn đầu tiên là tiệm đồng hồ Tiến Đạt, sau đó là tiệm kinh Anh Lân, rồi Việt Quang,…

Sau này, KTS Ngô Viết Thụ thiết kế thêm cái cầu nối liền khu Hoà Bình tới lầu 2 của chợ Mới góc tiệm chụp hình Hồng Châu và cái cầu thang từ góc Lê Đại Hành và Thành Thái xuống chợ Mới ngay bến xe Lam, Chi Lăng, cạnh vũ trường La Tulipe Rouge. 

Trước hội trường Hoà Bình là công trường khá lớn của hai đường Thành Thái từ rạp Ngọc Lan đến và đường Lê Đại Hành từ cầu ông Đạo lên. Mỗi lần có mít tinh thì được tổ chức tại đây. Hồi nhỏ thời đệ nhất Cộng Hoà, mình thấy các cuộc mít tinh của đoàn Thanh niên Cộng Hoà, áo xanh mà ông cụ là thành viên được tập họp tại đây. Sau này thời chính phủ NCK, có cho dựng một pháp trường bằng bao cát gần khu bán Lan, phía sau vũ trường Tulipe Rouge. Ngay căn nhà bên tay trái của ảnh #3, sau bị đập phá. Nghe nói để xử tội các gian thương như Tạ Vinh ở Sàigòn. 

Nhìn tấm ảnh này, mình có một cái nhìn rõ về khu Hoà Bình trước 1960, trước khi họ xây cái chợ Mới, tại vườn rau, bên tay trái của tấm ảnh. Có dãy nhà mà bà cụ mình kể, sau này họ đập bỏ khi xây cái chợ Mới. Hình #1, bên tay phải có thấy khúc đầu.

Hôm nào rảnh sẽ kể thêm về tấm ảnh này vì có đường Phan Bội Châu, Tăng BẠt Hổ, Duy Tân, Minh Mạng,…. (#3)



(Mình có thắc mắc tên đường Tăng Văn Danh gần trường Bùi Thị Xuân , giáp với đường võ Tánh vì không có ông thần tên Danh họ Tăng là ai trong lịch sử Việt Nam thì gần đây, nói chuyện với anh cựu giáo sư Bùi Thị Xuân, tên Võ Văn Điểm. Anh này nói Tăng Văn Danh là tên một người cảnh sát bị Việt Cộng giết khi tấn công vào Đàlạt năm Mậu Thân. Khi xưa, anh ta ở trọ đường này nên có hỏi xung quanh về vụ này.)

Theo Xuan Nguyen thì “Tăng Văn Danh là ông chủ tịch khu phố 4 tức khu vực Trại Hầm bị vc sát hại vào thời điễm bà Nguyễn Thị Hậu làm thị trưởng Đàlạt”.

NHS

Có bác này biết cách tải PDF lên facebook thì chỉ em với. Mỗi lần tải lên là thành tấm ảnh nên chữ nhỏ như con kiến. Cảm ơn