Du Học Sinh

Du Học Sinh

Hôm nay, mình đi uống cà phê với mấy người bạn, đúng hơn là đàn anh, cựu du học sinh của Việt Nam Cộng Hoà, lớn tuổi hơn mình. Nhìn quanh, có một bác sĩ và 4 ông tiến sĩ khiến mình thất kinh. Nhìn lại mình là nông dân lại quen biết, ngồi chung toàn là sĩ. Nghe mấy ông này nói chuyện thì cứ đực người ra, ngơ ngác mà hóng chuyện. Kinh. Chắc phải kiếm cái chức nào để tự phong cho mình như “vườn sĩ” để có chút gì sĩ sĩ. Có ông được xem là lưỡng quốc trạng nguyên, tốt nghiệp tiến sĩ tại Pháp quốc, về Sàigòn làm việc rồi lại đi Hoa Kỳ chơi thêm một bằng tiến sĩ maze in USA.

Có hai anh tốt nghiệp tiến sĩ tại Úc Đại Lợi, khá thành đạt, đã đóng góp tài năng của mình cho nước đã cưu mang họ sau ngày 30/04/75. Hai anh tốt nghiệp ở tây còn thì maze in u ết ây. Mấy anh này đi du học trước mình nhưng vẫn có hoài bảo làm gì cho Việt Nam. Họ vẫn trăn trở trong những thời gian rảnh rỗi thay vì đi múa kép, hát Karaoke,…như phần đông người Việt tại Bôn Sa.

Sáng mai, đi đón một anh bạn quen thân thời ở New York, khi anh ta làm việc tại đại học Columbia, New York. Anh này là dân di tản nhưng cũng có hai bằng tiến sĩ, lại mon men đi học thêm vật lý Quantum để nghiên cứu thêm về triết học. Anh này là người Việt đầu tiên có tranh ở viện bảo tàng Guggenheim, New York. Báo người Việt làm triển lãm tranh của anh ta và thân hữu vào cuối tuần. Luôn tiện anh ta ngụ lại nhà mình và mượn tấm tranh “ra vào thiên cổ, anh ta vẽ 20 năm mới hoàn thành” mình mua của anh khi xưa để triển lãm.

Lý do mình kể, để phá tang sự ngộ nhận về sinh viên du học của Việt Nam Cộng Hoà trước 75. Do sự thiếu hiểu biết hay bị Việt Cộng giựt dây nên người Việt hải ngoại cứ chụp mũ tất cả du học sinh khi xưa là thân cộng, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Trong cộng đồng người Việt tỵ nạn hay có ý nghĩ là tất cả sinh viên du học của miền nam trước đều là Việt kiều yêu nước, chống phá chính phủ miền nam, đưa đến sự mất nước nhà tan.

Thật ra ở hải ngoại trước 75, sinh viên Việt Nam đi từ miền nam được chia hai nhóm: một nhóm chống cộng và một nhóm thân Hà Nội, đúng nghĩa hơn là theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, chống Việt Nam Cộng Hoà, được Hà Nội tôn vinh là Việt kiều yêu nước. Ngay tại Sàigòn cũng có nhiều thành phần chống đối chính phủ Việt Nam Cộng Hoà như linh mục, sư sãi, nhà báo,…nhưng xét lại về dân chủ, đã thể hiện Sàigòn ngày đó có tự do ngôn luận, dân chủ hơn 45 năm sau.

Hai nhóm này hay choảng nhau nhất là vào những ngày tết. Mình nhớ là gần Tết, ở Paris hai nhóm đều tổ chức tết. Cứ bên này tổ chức thì tối đó, nhóm bên kia rũ nhau đến phá đám, đánh nhau u đầu ở rạp Maubert. Báo chí thì nhóm chống cộng có tờ Nhân Bản của tổng hội sinh viên, còn bên theo Hà Nội thì có tờ Đoàn Kết của nhóm Việt kiều yêu nước.

Khi mình sang Ý Đại Lợi làm việc và chuẩn bị luận án tốt nghiệp thì giới sinh viên Việt Nam tại đây cũng chia thành 2 nhóm; thân và chống cộng.

Gia đình người Việt có nhiều cái buồn cười khi họp mặt nhau. Dạo ấy mình có quen một gia đình Việt Nam, sang Tây thời ông Diệm, bà con chi với gia đình ông tướng Nguyễn Khánh vì mình hay thấy mặt mỗi lần có kỵ. Nhà này có đâu 10 người con, có một cô con gái, lấy chồng Việt kiều yêu nước. Khi kỵ giỗ thì anh ta ngồi một góc trong khi cậu chú cô dâu chửi Việt Cộng.

Nói chung thì trước 75, nhóm Việt kiều yêu nước đông hơn nhóm chống cộng còn sau 75 thì dân vượt biển đến nhiều nên phe ta đông hơn, đi biểu tình đông hơn đám Việt kiều yêu nước.

Nói về chiến tranh Việt Nam, ở tây phương, giới trẻ trí thức chống cuộc chiến này rất đông vì dạo ấy ở Pháp, 25% cử tri người Pháp bầu cho đảng Cộng Sản Pháp, Ý Đại Lợi có đến 32% là đảng cộng sản, chưa nói đến đảng Xã hội,…

Các sinh viên du học của Việt Nam Cộng Hoà sang xứ người, còn trẻ, đi học chắc chắn bị ảnh hưởng của sách báo, tư duy thanh niên của tây phương nên có rất đông theo Hà Nội, chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, tương tự người tây phương chống lại chính quyền của nước sở tại, kêu là đầy tớ của đế quốc mỹ mà ta thấy qua vụ cách mạng văn hoá Mai 68, sinh viên học sinh tây âu xuống đường làm cách mạng văn hoá, hô hào Mao Trạch đông hay Hồ chí minh trong khi xe tăng Liên Xô tràn qua biên giới Tiệp Khắc đàn áp, bỏ tù người dân, dập tắc chính thể xã hội nhân bản ( le socialisme au visage humain) của đảng cộng sản Tiệp đang thi hành dạo ấy.

Mình nhớ những năm 70, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà có tổ chức nhiều chuyến về thăm quê hương cho các du học sinh, và kiều bào, để họ có thể tiếp xúc với sinh viên và thanh niên tại miền nam để hiểu rõ về tình hình đất nước.

Mình nhớ ở đại học Đàlạt có cuộc họp mặt các du học sinh và sinh viên đại học Đàlạt. Hình như họ gọi trại hè Nối Vòng Tay Lớn, sau này mình nghe anh Trần Văn Bá, tổng hội sinh viên Paris có mặt trong chuyến này. Đài truyền hình Sàigòn có tường trình qua bộ dân vận của ông Hoàng Đức Nhả. Lúc đi Tây mình cũng hy vọng sẽ có ngày theo mấy vụ này về thăm nhà. Ai ngờ gần 20 năm sau mới trở lại trong sự đau xót.

Khi Việt Cộng Đổi Mới, mình được mời và được chu cấp về Hà Nội tham dự hội thảo quốc tế về phát triển Việt Nam. Bên phái đoàn của Hà Nội, mình thấy hai nhân vật từng du học ở Pháp và Úc. Một ông là đảng viên cộng sản pháp, có bằng tiến sĩ của Tây, làm gì trong uỷ ban Việt kiều. Một ông du học chương trình Colombo ở úc về.

Mình nhận xét hai ông này, có học thức mà lại kính trọng mấy bộ trưởng, hay thứ trưởng, thậm chí mấy tên nào chả biết làm chức vụ gì mà mình có dịp tiếp xúc. Lúc đó mình mới nhớ đến luật sư Nguyễn Mạnh Tường, người Việt đầu tiên có hai bằng tiến sĩ ở pháp, tờ báo Quê Mẹ có xuất bản một cuốn sách về ông này.

Qua hình ảnh hai ông tiến sĩ khúm núm trước mấy ông ở trong bưng ra, mới hiểu câu nói của Mao sến sáng là trí thức không bằng cục phân. Mấy ông gian khổ ở trong bưng để đánh dẹp miền nam, nay họ phải hưởng thụ, để bù lại những năm tháng hy sinh tuổi trẻ nên khó mà có thể nhường quyền lực lại cho mấy tên trí thức vì yêu nước, đem tài của họ ra mà giúp Việt Nam đi lên.

Mình lâu lâu thấy tin tức của hai ông này trên báo chí của Hà Nội, ông thì được bầu vào quốc hội, ông thì có lần báo chí nói ông ta không được phong hàm giáo sư để lãnh tiền hưu, lại chửi bới.

Ơ Bỉ, có một ông giáo sư đại học, gốc Quảng Nam, dạy đại học, bỏ công giúp Việt Cộng từ thời trước 75 rồi sau 75. Sau này về hưu, ông ta về Việt Nam ở, ghi danh để tranh cử đại biểu quốc hội thì đảng không cho nên Chán Mớ Đời. Có ông giáo sư toán tại đại học Paris V, sau này mình có đọc bài ông ta viết trên trang nhà của ông đến khi ông ta chết mới hiểu thêm về các hoạt động của Việt kiều khi xưa. Mình sang tây vào thời gian chiến tranh Việt Nam đã tàn.

Mấy anh bạn của mình có lòng muốn đem tài trí của họ để giúp Việt Nam nhưng vì không cùng quan điểm chính trị nên họ ở lại hải ngoại và đóng góp tài trí của họ cho thế giới. Ngược lại, các Việt kiều yêu nước, sau bao nhiêu năm đấu tranh, cống hiến cho đảng từ thời sinh viên để rồi trở lại Việt Nam nhưng vẫn không được đảng tín nhiệm và khi về hưu cũng không được phong hàm để kiếm được chút tiền hưu trí, khiến mình thấy thương cho họ, không làm gì với bằng cấp của họ, ngoại trừ khúm núm trước mấy ông trong bưng ra. Uổng một đời. Ông Nguyễn Cơ Thạch, trước khi chết, có tuyên bố là chúng tôi đã phá nát đất nước .

Trong lịch sử Việt Nam, người ta nhận thấy những người tài giỏi không được thực thi tài mình, hay bị dìm hoặc giết chết như Nguyễn Trãi,… khi xưa, các vua Việt Nam hay có lệ triều cống, cứ bô bô đánh thắng thiên triều rồi phải triều cống, tặng phụ nữ việt đẹp, gấm lụa và những nghệ nhân giỏi.

Khi nhà Minh lên ngôi thì muốn dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh nên kêu vua Việt Nam và các phiên quốc khác triều cống những người tài giỏi và vua nam sợ nên lựa toàn những người giỏi nếu không thì vua nhà Minh xử phạt. Nếu mình không lầm thì dạo ấy vua Việt Nam đưa đâu 4 người tài giỏi nhưng sau chỉ nghe tiếng có hai người là Nguyễn An và Phạm Hoằng còn Vương Cấn và một người khác thì không nghe nhắc đến.

Nguyễn An là tổng công trình sư của Tử Cấm Thành và các đê điều sau này. Theo sử của đại học Oxford, dịch từ tài liệu nhà Minh thì ông Nguyễn An, bị thiến, vào cung thành chỉ huy xây dựng tử cấm thành. Sau này được vua chúa nhà Minh trọng đãi. Trong sách lịch sử của Trung Cộng ngày nay thì họ kèm thêm vài tên Hán để giảm uy tín và cơ nghiệp của một nghệ nhân từ An Nam sang, cho thấy sự hèn mọn của Hán Tiểu Nhân không phải đại hán như xưa. Chán Mớ Đời

Còn Phạm Hoằng thì càng kinh khủng về sự hiểu biết và tài trí thông minh. Người Tàu có sách vở trong văn khố của người tàu xưa viết để lại nhưng các quan văn của nhà Minh đọc không hiểu nhiều, đưa cho ông Phạm Hoằng đọc thì ông này giải thích ra sao nên từ đó được cho vào kho văn khố của nhà Minh để đọc và giảng lại cho các quan văn của nhà Minh.

Nếu hai ông này ở Việt Nam thì sớm muộn cũng bị lũ ngu dốt ám hại như trường hợp ông Nguyễn Trãi. Có ra nước ngoài dù là kẻ thù của dân tộc nhưng vẫn được trưng dụng vì họ tài giỏi và tạo nên những kiến trúc để đời cho người Tàu và thế giới ngày nay. Ở Việt Nam thì vì miếng cơm, bọn ngu dốt sẽ tìm mọi cách hãm hại để dành lấy quyền lợi cho bọn chúng.

Mỗi năm công ty Thompson Reuters thống kê 3,000 người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Trong số đó có đến 1,500 khoa học gia mỹ (50%), Anh quốc có 360 người, Trung Quốc có 200 người (6%). Đông Nam Á đứng đầu là Tân Gia Ba có 27 người, Việt Nam có 5 người nhưng chỉ có một người sinh sống tại Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành (CIRTECH) – Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)  còn mấy người kia đều giảng dạy tại các đại học Hoa Kỳ. Tân gia Ba là nước nhỏ thua thành phố Sàigòn với dân số 5 triệu người trong khi Việt Nam có đến 96 triệu với trên 24,356 tiến sĩ mà chỉ có một người có tên trong danh sách của Reuters. Chán mớ đời.

Ơ hải ngoại người Việt có 2 triệu người, lại có 4 người có công đóng góp cho nhân loại, nếu Việt Nam có một chính phủ như Tân Gia Ba, nghĩa là độc tài nhưng sáng suốt thì lấy 4 x 48 (96 triệu dân hay 48 lần người Việt hải ngoại), sẽ có 192 người có công đóng góp cho nhân loại. Gần bằng Trung Cộng với số 200 dù có gấp 15 lần dân số Việt Nam.

Tương tự với 2 triệu người Việt tại hải ngoại, người Việt gửi về Việt Nam 12 tỷ đôla hàng năm sau khi đóng thuế hay 18 tỷ trước khi đóng thuế. Nếu ta tính 18 tỷ là 10% thì xem ra 2 triệu người Việt ở hải ngoại làm GDP 180 tỷ còn người Việt tại Việt Nam phải nhân 48 lần hay 8,640 tỷ hàng năm. Theo tài liệu thì GDP của Việt Nam năm 2018 là 224 tỷ, kể cả bán lậu sản phẩm ma ze Trung Cộng và các chương trình hạ tầng cơ sở do Trung cộng cho vay. 96 triệu làm GDP hơn 44 tỷ hay 20% so với 2 triệu người Việt tại hải ngoại.

Báo New York Times cho biết giáo sư Ocean Vuong (Vương Quốc Vinh), người Việt mới được nhận giải của foundation Mac Arthur năm nay. Occean Vương là người Mỹ gốc Việt thứ năm và là nhà văn nhà thơ thứ hai nhận giải “Thiên Tài MacArthur.” Các nhân vật người Mỹ gốc Việt được vinh dự này bao gồm Huỳnh Sanh Thông (1987, thông dịch viên và chủ bút, đã qua đời), My Hang V. Huynh (2007, nhà hóa học), An-My Lê (2012, nhiếp ảnh gia), và Viet Thanh Nguyen (2017, nhà văn, giáo sư USC).

Mỗi thành viên nhận giải Thiên Tài MacArthur sẽ được thưởng $625,000 trong vòng năm năm. Trước 2013, giải thưởng có giá trị $500,000.

Cho thấy người Việt không ngu dốt, thua ai cả nếu được sinh sống trong một môi trường năng động, không bị ràng buộc, áp bức. Bằng chứng là họ học tập tốt không thua người ngoại quốc nhưng về Việt Nam là ngọng.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, mình có theo dõi, đọc những bài viết của nhóm sinh viên du học và lao công ở Đông Âu, đi từ miền Bắc. Những người này là con ông cháu cha của chế độ, bổng nhiên một số dẫy lên chống lại Hà Nội, viết báo đòi dân chủ như các nước đông âu mà họ đang sinh sống. Họ cũng ấp ủ những ước mơ cho Việt Nam, quê hương được có một ngày tươi sáng. Mình trích đây một bài thơ của một du học sinh đi từ miền Bắc, tên Trần Hồng Hà, có bút hiệu Cù lần, tổng biên tập tờ Diễn Đàn Praha. Sau này, có lẻ bị áp lực gia đình và chế độ nên anh ta quyên sinh trong rừng vắng.

Đất nước tôi
là những ông già
thiết tha
bên vĩa hè lịch sử
nào cô nào cậu
mua giùm xổ số tương lai

Đất nước tôi
là những chàng trai
trải kiến thức ngồi chờ bơm xe đạp
Thế giới vùn vụt qua trước mặt
IBM ai chở xe thồ!

Đất nước tôi
ngây ngất những giấc mơ
sao sáng rọi thiên đàng trên trần thế
Những mộng đẹp ai mang ra để
đắp lên mình Tổ Quốc mảnh chăn chiên

Đất nước tôi
dàn ngực chịu đạn tên
đổi lấy khúc đầu một phần ba lời Bác dạy
những vết thương vẫn còn sưng tấy
Răng liền môi, răng bập cắn vào môi

Đất nước tôi
trắng hếu những quả đồi
xương anh em chìa bắt tay “hữu nghị”
Đất nước tôi xót ngàn năm bị trị
Hỡi ôi dân tộc mất còn

Đất nước tôi
Đất nước những con người con
rạch lưỡi rồi tập nói
Suy nghĩ, tâm tư kính chiếu yêu vẫn rọi
Cồm cộm gót giày ,mũi Mác mũi Lê

Đất nước tôi thương nhớ vẫn đi về
Hình mẹ khom lưng trải dài trên bãi cát
Hạt muối mặn chát từ dòng nước mắt
Đắng vần thơ cho Người
Ôi Mẹ
Việt Nam ơi ….

Praha 1990

(Diễn Ðàn Praha số 15, ra ngày 26.2.1991)
Tác giả Cù Lần tức Trần Hồng Hà

Chán Mớ Đời

Riêng một góc bèo

Riêng một góc bèo
(Thân tặng Đinh Anh Quốc, một thời đi học)

Hắn tình cờ liên lạc lại được tên Sơn đen một thời đánh cờ tướng, lôi kéo hắn vào đám học sinh cũ của trường ngày xưa, giúp hắn gợi nhớ về một thời tuy xa nhưng lại rất gần của thời con nít ở Đàlạt.

Hắn nghe lời rủ rê của tên Sơn đen nên khỏ đàn hát những bài yêu thích của thời học trò, bỏ lên đài phát thanh của trường. Tên Sơn đen này khi xưa cũng rủ rê, xách động quần chúng, kêu hắn tham dự văn nghệ bán chè. Hắn nhát như sấy nhưng được Sơn đen nói mãi rồi cũng vác đàn đến trường. Trong buổi văn nghệ, hắn chơi bản Romanza Esperanza của Ferdinando Carulli mới tập nhưng lại được nhiều em mến mộ tài năng mới khập khểnh nên chiều chiều hắn cứ ngồi tập đàn nơi cửa sổ nhìn các em đi qua đi lại. Tình yêu dạo ấy rất thơ mộng, chỉ cần thấy dáng em bận cái áo len là hắn vui. Ôm rách nát trong tâm linh 
Ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn mà cặp Lê Uyên Phương ở quán Lục Huyền Cầm trên đường Võ Tánh hay hát, mà lâu lâu có tiền hắn hay chạy lên đó uống cà phê.
Gặp lại Đinh Đóng Guốc tại Virginia

Thừa thắng xông lên, hắn tham dự trại hè ở Giáo Hoàng Học Viện thì phát hiện ra một em cực xinh, bạn bè đặt cho cái tên mỹ miều: Lá Diêu Bông, con trung tá khiến hắn hơi sợ và lo lắng. Ông nội hắn chỉ lên tới đại uý Ngự Lâm Quân của ông Bảo Đại. Hắn vẫn cố gắng vượt lên số phận, nhịn ăn sáng để dành tiền, mua ô mai cho đối tượng rồi mượn xe, mượn giày của tên bạn đóng ở tiệm giày Hồ Út ở đường Phan Đình Phùng gần nhà hắn, chạy lên trường của Lá Diêu Bông trong lúc ra chơi để trao bức thư tình đầu đời mà tên Sơn đen hay gọi là bản đăng ký tình yêu kèm theo gói ô mai của Bà Cai.

Rồi dòng đời trôi qua, Việt Cộng vào Đàlạt đã thay đổi cuộc đời êm ả của hắn. Cây đàn của hắn được thay thế bằng cái cuốc chim trên những nông trường thanh niên xung phong. Cuối cùng nhờ biết được vài câu tiếng tây nên được đi học sư phạm, được bố trí đi dạy ở buông người thượng Chu Ru ở quận Lạc Dương. Đối tượng hắn cũng lêu bêu vào vùng trời mênh mông của con người mới của xã hội chủ nghĩa.
Có ông thần Lê HUy Cầm ở Đà Lạt sáng nay bỏ lên tấm ảnh này nên nhớ bạn học xưa, kể chuyện đời xưa

Con nít Chu Ru tiếng việt không thông nên hắn phải học tiếng Chu Ru qua các sách vở của đám đế quốc mỹ giảng đạo Tin Lành để lại, để giảng cho học trò như trong phim Ma rốc mà hắn đã xem khi xưa, tên thầy giáo ở Maroc phải học tiếng Berber thổ ngữ của người miền sa mạc, để dạy trẻ em đồng quê. Sáng nào hắn cũng “Siam drơi A dơi” hay ”Á dơi dò ngà gè”, còn khi gặp mấy sơn nữ thì phải ”A dơi nao tơ pơ” nhưng hắn thích nhất khi mấy sơn nữ hỏi “Hoă pơ jơ” là được mấy cô cho ăn sắn mệt thở để giảm cái đói liên miên trong thời xã hội chủ nghĩa này như bài hát mà hắn phải dạy các học sinh người Chu Ru hát “ tổ quốc ơi ăn khoai mì ngán quá”.

Ở lâu ngày trong buông thượng, áo quần hắn rách tả tơi nên bắt chước Trần Minh khi xưa, bận khố chuối. Một hôm hắn đi tắm tiên thì thấy mấy cô sơn nữ đến trước, đang tắm nên ngồi đợi thì nghe mấy cô sơn nữ ré lên, chỉ về hắn, cười hú chu ru chu rao. Hắn ngạc nhiên, không biết mấy cô này trêu cái gì thì cô giáo Minh, dân Đàlạt bị đày xuống đây dạy vùng kinh tế mới, mới bảo khẻ là củ chuối của hắn lòi ra rất hoành tráng khiến mấy cô sơn nữ cười. Hắn nhìn xuống thì quả thật củ chuối của hắn đang chào cờ, nên lòi ra khỏi cái khố Trần Minh Lá Chuối khi xưa đứng trước công chúa Tiên Dung. Công chúa thấy hoành tráng nên nhận làm chồng, sinh ra chế độ mẫu hệ tại vùng này.

Từ đó hắn được cô giáo Trần Thị Minh bồi dưỡng thêm về áo quần. Mỗi lần về Đàlạt thăm nhà là cô mang xuống cho hắn áo quần Chai Ùm để thay đổi, tránh bị mấy cô sơn nữ rữa mắt.

Rồi một hôm hắn đi Sàigòn mua đồ cho trường ở Sàigòn thì tình cờ gặp lại đối tượng một thời. Nay gia đình tan nát, bố đi học tập ngoài Bắc, mẹ nuôi một đàn em không nổi nên cô nàng lết ra chợ bán khoai mì vừa hát Ngày xưa ai lá Ngọc càng vàng ngày nay ai bán sữa đậu nành, vâng chính em ngày xưa ấy bán sữa đậu nành đạp chiếc xe mầu xanh. Hắn rủ đối tượng lên cao nguyên, với tiêu chí; có sắn ăn sắn có khoai ăn khoai song mối tình hữu nghị đôi ta không bao giờ thay đổi. Thế là cô nàng đói quá theo hắn lên buông Chu Ru. Ngày cưới của hắn và lá diêu bông chỉ có cái bánh ú và khoai mì để mời mọi người trong họ.

Thế là từ đó, sau khi ăn mấy củ khoai lang hay sắn, hắn cứ vác đàn ra hát “giấc mơ khoai tây”.

Ở nơi ấy hắn đã sống trên làng núi cao
Có hai người, chỉ có hai người đói rên ư ừ
Họ đã sống không khoai lang không thịt chó trâu
Có một mùa, chỉ có một mùa khoai mì i ì 

Rồi thời gian qua mau, vợ hắn sinh ra được hai bé gái, vợ chồng hắn không muốn con lớn lên nói tiếng Chu Ru, làm sơn nữ Phà Ca nên vợ chồng hắn đành cuốn gói về Đàlạt, rồi ra Vũng Tàu làm việc cho người em. Kể từ đó cuộc đời hắn lên hương về vật chất nhưng lại hại sức khoẻ về nhậu nhẹt. May thay cô em bảo lãnh gia đình hắn sang mỹ nên nợ cơm áo cũng bớt lo âu. Thời gian qua mau, hắn nhìn lại cuộc đời như bài ca sến nào đó kêu là vô thường khi không còn phải ăn khoai mì, uống xuyên tâm liên. Cố gắng làm con người mới của xã hội chủ nghĩa.

Dạo này Lá Diêu Bông bổng thích đi chùa, tụng kinh bắt hắn đi theo lên chùa để hát các bài nhạc vào đạo. Gần kinh kệ hắn bổng nhận ra được hạnh phúc bên Lá Diêu Bông nên vác đàn ra hát nhạc tây mà hắn mê một thời. Non je ne mange plus, non non je ne Manioc plus, oh que nous avons faim 

Nghe lời tên sơn đen, hắn thâu âm mấy bài hát bỏ lên đài phát thanh của trường để bà con lâu lâu nghe lại để nhớ về một thời ra chơi hay đứng lắng nghe những bài hát nhạc trẻ một thời. Hắn liên lạc lại được qua sơn đen một cô bạn học cũ, nay nghe nói làm ca sĩ ở Paris. Cô bé ngày xưa, nay hát cực hay.

Hôm nay, hắn thâu bài Riêng Một Góc Trời của Ngô Thuỵ Miên mà mỗi lần nghe là hắn nhớ đến cô giáo Minh, người đã giúp hắn qua cơn đói rách một thời bao cấp. Hát và thâu xong rồi thì hắn gửi cho Huyền Ma Sơ để bỏ lên đài phát thanh.

Hôm nhận email là bài hát đã được phát tuyến. Sau ăn tối, hắn cùng Lá Diêu Bông ngồi trước cái máy truyền hình xì mát rồi bấm nút. Tiếng đàn của hắn nghe du dương đưa hắn về một vùng trời bình yên, rồi giọng ca của hắn không thua gì Tuấn Ngọc trầm bổng cất vang lên trong không gian của căn nhà hắn. Hắn tuy không phải thiên tài âm nhạc nhưng bạn bè hay nói hắn cao to hơn Tuấn Ngọc, khiến hắn ngất ngây, lấy tay quay quay vòng tròn như Tuấn Ngọc trên sân khấu. Hắn nhìn sang Lá Diêu Bông mĩm cười, như hỏi nghe được không. He he he

Ngoài trời vài giọt tuyết đầu mùa rơi nhẹ nhàng trên cây sồi của miền Đông BẮc, như báo mùa đông sắp tới sẽ lạnh hơn năm kia.

Bổng hắn nghe có giọng tụng kinh của Lá Diêu Bông xen kẻ với giọng ca vịt đực của hắn. Hắn réo “tình yêu như nắng nắng đưa em về …” thì bên loa kia lại nghe giọng của Lá Diêu Bông “Nam mô a di đà phật rồi Booong, cóc cóc,… Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi đà la ni, bong cóc cóc,…

Hoá ra cái điện thoại thông minh của hắn có khả năng thâu stereo mà hắn không biết, nên một bên thâu tiếng hát của hắn và một bên thâu tiếng kinh cầu của vợ hắn ngoài phòng khách. Vợ hắn chợt như giác ngộ là tiếng kinh cầu của mụ quá hay, muốn thâu tiếng kinh kệ để gửi cho những người bạn để giúp họ mở khung trời sám hối xuất hiện như đã giác ngộ, đã hành hạ mấy thằng chồng trong đau thương của cõi Niết Bàn.

Từ hôm tình cờ thâu tiếng kinh kệ của Lá Diêu Bông, hắn được thêm một nhiệm vụ mới là thâu tiếng kinh kệ của vợ khi tụng kinh. Cái khổ là thâu xong, cô nàng lại mở to oang oang khắp nhà để nghe và hỏi hắn có phê không như mỗi lần hắn mở nhạc hắn cho vợ hắn nghe. Chán Mớ Đời 

Chán đời hắn chui vào xe, đóng cửa xe lại, cầm đàn khỏ: Bèo dạt mây trôi em đi tu anh đợi í a trên giường ơi ạ ơi a. Hoă pơ jơ

Chán Mớ Đời

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 


Hôn nhân và cố định

Hôn nhân và cố định

Sang Hoa Kỳ mình nghe báo chí nói là 50% hôn nhân đưa đến thất bại. Có lần một tên làm việc chung, rủ tham dự một cuộc hội thảo về chi đó không nhớ. Miễn phí nên mình bò đi theo. Bổng nhiên thấy tên nha sĩ mỹ của mình đứng lên nói trước đám đông là hắn ta đang tìm cách kết nối lại với bà vợ thứ 3, đã ly dị khiến mình thất kinh. Mình kiếm một bà chưa ra còn hắn đã ly dị lần thứ 3. Hải hùng.

Mình có quen một tên tàu, mua một chiếc xe xịn loại Ferrari của Ý Đại Lợi. Sau một thời gian, hắn bán lại cho một tên tàu nào khác, đem về Trung Cộng. Hỏi sao bán, hắn kêu tốn tiền bảo trì. Hắn nói là mua được chiếc xe xịn là chuyện dễ nhưng tiền bảo trì rất đắt. Mỗi lần đem xe đi thay dầu là tốn $5,000. Mình há mồm hỏi lại bao nhiêu, hắn kêu $5,000. Xe mình đi thay nhớt tốn có $16.99 nên khi đem xe mụ vợ, loại cao cấp đi thay nhớt là tốn $75, mình đã đau xót. Chắc chắn có trúng số mình cũng không dám mua xe xịn như thằng tàu.

Tương tự lấy được vợ là chuyện đã khó nhưng sống lâu với người phối ngẫu, ấy là chuyện khác. Trước khi lấy vợ, mình có quen vài cô, đi chơi thì mình đưa họ toàn vào những chỗ sang trọng, tài tử giai nhân đầy nhưng cảm thấy không hợp dù là có đi trên biển, bãi biển, rất ư là lãng mạn, tình tứ như trong xi nê nhưng có cái gì đó, khiến mình không cảm thấy an lòng với mấy đối tượng này.


Ngược lại khi đi chơi với đồng chí gái thì chỉ ăn phở, bún bò và thịt gà nướng của El Pollo Loco mua hai tặng 1 mà mình lại cảm thấy nhẹ nhàng với cô nàng. Giờ nhớ lại thì mình để tâm, chú ý đến cô nàng hơn như đi lấy khăn giấy, lấy thêm salsa hay nước uống cho cô nàng thay vì ở tiệm ăn sang thì kêu phục vụ viên lấy. Nói chung là cảm thấy an bình bên đồng chí gái. Vào ăn phở không có ai vào gạ bán hoa hồng thắm cả.

Trước khi lên xe bông thằng bạn kêu cẩn thận vì hai năm đầu là rất quan trọng, là nền móng cho cuộc tình lâu dài về sau. Nghe tên này khuyến cáo nên mình hơi nhột, vội mua vài cuốn sách xây dựng hạnh phúc gia đình. Cái khổ là càng đọc càng hoảng sợ vì mấy tên viết sách đều nói đã từng ly dị đến lần thứ 2, 3, 5 như tên nha sĩ của mình. Kinh

Có ông thần tên John Gottman, viết nhiều cuốn sách về hạnh phúc hôn nhân, kêu những thứ sẽ đưa đến đổ vở hôn nhân hay tiên đoán về những cuộc tình hữu nghị sẽ tan biến khi rụng răng, môi hở lợi lạnh. Càng đọc của ông thần này càng thất kinh. Được cái là ông ta chỉ cách làm lành với vợ là phải biết kể chuyện tếu lâm nhất là phải chấp nhận sự lãnh đạo và ảnh hưởng của người vợ. Nói nôm na kiểu Việt Nam là phải sợ vợ, vợ lúc nào cũng sáng suốt và quang vinh cả.

Cái nguy hiểm là ông ta vạch ra cách nhận thức người đàn bà thông minh khiến minh thất kinh. Mình sinh ra trong một xã hội với truyền thống gia trưởng nên cứ đinh ninh đàn ông là thuộc thành phần cực kỳ thông minh hơn phụ nữ. Mình khám phá ra mụ vợ cực kỳ thông minh nên đành phải nghe vợ. Lâu lâu mình nói với vợ; em cực kỳ thông minh khiến mụ vợ khoái chí hỏi sao anh biết, mình trả lời là vì em lấy anh khiến nụ cười trên môi mụ vụt tắt ngay. Xong om.

Cuộc đời cũng thăng trầm sau khi lấy vợ nhưng may mắn khi mình được hãng cử đi học lớp của ông Steven Covey. Lớp này dài 3 ngày nhưng có lẻ là lớp quan trọng nhất mà mình đã học. Họ dạy phải xây dựng gia đình song song với sự nghiệp.

Họ đưa ví dụ hai người thợ cưa cây; một người cứ cắm đầu cưa từ sáng tới chiều còn người thì cứ mỗi tiếng lại ngừng, lấy cái dũa để mài dũa cái lưỡi cưa. Cuối ngày thì người hay ngưng để mài dũa lưỡi cưa, cưa được nhiều cây hơn người cắm cuối cưa không mài dũa lưỡi cưa.

Họ cho biết chúng ta cần phải mài dũa hàng ngày các hoạt động trách nhiệm của người cha, bổn phận làm con, làm chồng, làm bạn,…bằng cách lên chương trình hành động mỗi ngày, mỗi tuần phải làm gì để mài dũa các trách nhiệm, bổn phận của chúng ta. Dần dần chúng ta sẽ trở thành hữu ích, thành đạt trong đời sống về nghề nghiệp và gia đình.

Mỗi tuần phải ngồi xuống thảo và viết về những gì đã làm tuần qua, kiểu tự kiểm điểm rồi tính tuần tới sẽ làm gì. Về nghề nghiệp, về các hoạt động gia đình, Như rủ vợ đi ăn cơm trưa một lần trong tuần vì về nhà có con nên không có thì giờ nói chuyện riêng tư kiểu vợ muốn hẹn hò riêng như xưa.

Mỗi ngày ôm mi vợ một cái, gọi điện thoại hỏi thăm vợ. Sau này có dịch vụ nhắn tin thì cứ nhắn tin sẵn rồi gửi cho vợ kêu Ai Lo ve Du. Lâu lâu cũng phải xổ tiếng tây mông na mua, mông na bán bú xua la mua,…đúng bài bản theo giai điệu lãng mạn cho cuộc tình có đáp án bớt lãng xẹt. Vợ giận thì kêu mặt vợ rất đẹp khi có gương mặt hình sự của hải quan phi tường tân sân nhất, căm thù ai đó thế là hoà cả làng.

Tương tự với con, cha mẹ, anh em, bạn bè,... cũng vậy. Cây hạnh phúc thì cần được chăm sóc, tưới phân bón đủ thứ và tỉa bớt những cành lá lập dị hay cỏ rác, sên trùng,…

Mốt mình sẽ dẫn vợ đi ăn ở Ritz Carlton để đánh dấu 32 năm ngày phát hiện ra nhau. Tiệm này có ăn một lần cách đây đâu 15 năm nhưng chỉ là brunch với mấy đứa con nhưng rất ngon, 2 lần ăn đám cưới hai đứa cháu. Kỳ này chỉ hai vợ chồng để xem có ngon nữa không. 
Hai cha con đi học, gặp mấy tên bạn, đem con đến học. Dần dần mấy người thành công, dạy từ từ qua đời nên phải tranh thủ đem con đến học. Ông ngồi xe, mình gọi là Rich Dad, học chưa xong trung học, gia sản có trên 100 triệu, có hơn 10 cái Mobile Home Park cây xăng,…

Cuối tuần vừa qua, nghỉ lễ nhưng mình và thằng con đi học cả 3 ngày, chả thấy mặt vợ vì chiều về thì vợ đi chơi với bạn, sáng mình đi sớm. Lý do đồng chí gái chửi mình ngu vì đi học hoài mà chẳng đậu, xem như 25 năm qua, đồng chí gái đi ăn sinh nhật con bạn bè một mình với mấy đứa con. Mình không thích mất thì giờ, vỗ tay hát sinh nhật con người lạ. Hay ngồi nhậu với mấy ông bố. Đi học cuối tuần thì đồng chí gái phải đi một mình. Người ta đi biển có đôi, vợ tôi đi Party, lẻ loi với con.

Đọc cả ngàn sách
Chả nhớ gì cả
Chỉ nhớ nụ cười
Trên môi của vợ

Nhs

Chán Mớ Đời

Ký ức và âm nhạc

Ký ức và âm nhạc

Hôm trước, nhận được i-meo của tổ trưởng Mái ấm Văn Học, cập nhật tin tức bài vở cho tháng này. Mò mò xem sao thì khám phá tên bạn học thời tiểu học hát hò đủ thứ nên mở nghe như mấy chục năm trước nghe hắn hát hò, khá vui. Mỗi lần đi xa, mình hay mở nhạc thâu của mấy người bạn học cũ như tìm lại chút hương xưa của tuổi học trò. Mình có tếu cho anh chàng là mày hát nhạc tây vẫn còn đượm mùi nước mắm.

Ca nhạc sĩ Enrico Macias, nổi tiếng với bản nhạc mà ngày xưa giới học sinh như mình thích nghe  “L’amour c’est pour rien” mà ông thần nào dịch ra tiếng Việt rất phản cảm “tình cho không biếu không”, không diễn đạt được ca từ chính của bài hát. Sau này sang tây thì thích nghe bản nhạc ông ta kể về ngày lên tàu lưu vong rời quê hương “Adieu Mon Pays”,..

Lấy vợ thì thích nghe bản nhạc của ông ta, viết cho vợ, chỉ tiếc mụ vợ không hiểu tiếng Tây “Pour toutes ces raisons, je t’aime ». Ông này hát tiếng Tây với giọng Ả rập cho nên dân Tây không thích lắm nhưng được khán thính giả ngoại quốc nhất là người gốc Malgreb ưa chuộng. Cho nên người Việt mình hát với giọng nước mắm không có chi là phải ngại cả. Lâu lâu đến nhà bạn bè mới sang định cư gần đây, nghe họ hát nhạc Mỹ cũng kinh hoàng lắm. Mình có anh bạn người Quảng nhưng lại thích hát tiếng tây nên mỗi lần nghe anh ta hát là vừa có mùi nước mắm thêm quảng quảng. Vui ra phết. Cứ như thời học sinh ngày nào.

Anh bạn hát toàn nhạc thể loại Tiền Di Tản, nhạc tây, nhạc mỹ, nhạc Việt khiến mình thấy làm lạ, mò sang mấy người khác thì cũng như anh này. Dân hải ngoại thì hát nhạc tiền 75 còn dân trong nước thì có khuynh hướng hát những bài hậu 75, nhưng làm tại hải ngoại. Có người chưa bao giờ đi di tản, ở Việt Nam từ 75 đến nay, vẫn rên rỉ “Người di tản buồn, Khóc một dòng sông,…” Mình không học về tâm lý học nên không biết giải thích hiện tượng này ra sao ngoài ký ức nhà tù.

Người Việt rời Việt Nam, dù dưới bất cứ dưới dạng nào; di tản, vượt biển, đoàn tụ, du học,… đều bỏ lại sau lưng những hình ảnh của một đoạn đường đời của họ tại Việt Nam. Những hình ảnh ấy tường như bị hoá đá từ lúc bước chân lên tàu hay máy bay ra khỏi hải phận hay không phận Việt Nam. Người ta khám phá ra là các người bị bệnh mất trí nhớ, cho họ nghe lại những nhạc phẩm xưa thì bổng nhiên họ như được thức giấc, nhảy nhót, hát theo. Người mỹ hay vào các viện dưỡng lão để hát cho các người lớn tuổi nghe, giúp họ trở về ký ức.

Đồng chí gái hay theo bạn bè vào các viện dưỡng lão ở vùng này để hát giúp vui cho mấy người già cô đơn. Mình thì lạ, không thích nghe nhạc tiền 75. Mình tìm kiếm nhạc làm ngày nay như ca sĩ Mai Khôi, Lê Cát Trọng  Lý,… nhưng ở Việt Nam khó tìm nhạc hay có chất lượng.

Nay về già, con cháu đã lớn, người lưu vong bổng chợt nhận ra mình đã già như Omar Sharif trong vai Doctor Zhivago, đứng trước cái gương cũ, đưa tay chùi lấy lớp bụi phủ đầy gương, bổng nhận ra mình đã già. Ôi xót xa.

Họ tìm lại những câu ca của thời non dại của tuổi dậy thì, tập tành biết yêu như Erich Maria Remarque đã kể trong “Zeit zu leben und Zeit zu sterben” (Một thời để yêu một thời để nhớ?). Nhiều lần thân hữu họp mặt, mình thấy nhiều người bạn gân cổ hát những bản nhạc tiền chiến, thời họ chưa sinh, ông chồng thì ngồi nghe còn bà vợ khóc than một cuộc tình đau khổ, thương nhớ người yêu cũ. Mình chỉ biết cười và Chán Mớ Đời

Khám phá tại Hà Nội có ông nào tên Lộc Vàng, đi tù vì tội hát nhạc vàng, nhạc nguỵ của miền nam. Ông này kể bị ở tù 10 năm về tội hát nhạc miền nam, bạn tù chết trong tù vì thích hát nhạc này. Khi ông ra tù thì mọi góc phố của Hà Nội rên vang đầy tiếng nhạc vàng.

Có lần con gái hỏi mình sao hay nghe nhạc Đức, Tây và Ý hay Tây Ban Nha thì mới nhớ lại những ký ức của thời sinh viên ở Âu châu. Dạo còn sinh viên, mình cũng nghe hay hát những nhạc vàng thời trước 75 nhưng một hôm con Dominique Alba kêu mày hát toàn nhạc Hit Parade không à. Nhạc được yêu cầu nhiều nhất trên đài phát thanh, truyền hình Lục Xâm Bảo (radio television Luxembourg) do Andre Torrent đảm trách, mang danh hiệu Hit Parade. Hôm nào rảnh mình kể về chương trình này, được giới choai choai các nước pháp ngữ yêu chuộng như Bỉ, Pháp, Lục Xâm Bảo, Thuỵ Sĩ,... Sao không nghe nhạc vàng của Tây khiến mình như bò đội nón. Nó mới cho mình mượn băng cassette nhạc pháp thuộc dạng cao cấp tương tự như Trịnh Công Sơn, Cung Tiến, Văn Cao của Việt Nam thay vì Lam Phương, Duy Khánh,…

Dần dần mình bắt đầu làm quen với Georges  Brassens, Georges Moustaki, Léo Ferré, Barbara, Jacques Brel, Tuto Cutugno,… rồi những năm tháng sinh sống tại quê người, tạo dần những kỷ niệm về một đoạn đường đời khác, hậu Việt Nam với những bản nhạc tây, ý, đức, Tây Ban nha mà mình có dịp nghe khi sống tại các xứ này.

Tương tự khi mình viết kể chuyện đời xưa trước 1975 thì đám bạn thích lắm. Triệu Like. Dễ đọc, còn khi mình viết về lịch sử, kinh tế, tôn giáo,..thì chúng kêu chán con Gián khiến mình Chán Mớ Đời. Cho thấy về già chúng ta vẫn khó rời khỏi ký ức nhà tù, đậm mùi nước mắm của thời sinh sống tại Việt Nam.

Xong om

Khu Hoà Bình Đàlạt xưa

Khu Hoà Bình Đàlạt xưa

Tấm ảnh này #1, chụp trước năm 1960, khi chợ mới Đàlạt chưa được xây cất bên phía tay trái của tấm hình. Ở giữa là Chợ Cũ, được xây lại khi Chợ Gỗ bị cháy. Mình có tấm ảnh Chợ Gỗ trước khi bị cháy nhưng không biết bỏ ở đâu. Mất công mò quá. Mình nghe bà cụ kể là khi vào Đàlạt thì người ta gọi chợ gỗ vì làm bằng cây. Sau bị cháy nên họ xây lại bằng hắc lô xi măng như hình ở trên.

Ta thấy chợ được lợp bằng loại tôn xi măng, có cái tháp chuông để định vị từ xa, xem như điểm cao nhất Đàlạt thời ấy.

Con đường ở giữa đi ra Khu Hoà Bình là đường Van Vollenhoven, tên của một toàn quyền Tây, sau 1954 thì đổi thành Phan Bội Châu, rồi có một dãy nhà hai tầng mà có tiệm giày Bata, nhà của Trần Thị Anh đào, hai chị em Nam Trân, Nam Trinh. Phía sau là một bãi đất trống, sau này được làm bến xe đò Tùng Nghĩa, xe đò Minh Trung chạy Sàigòn Đàlạt. Xe Peugeot 202 nhưng người ta độ lại chở 8 người. Băng trước 4 người và băng sau 4 người. Mình nhớ có đi Sàigòn một lần xe này với ông cụ hồi nhỏ. Xe đò đi Tùng Nghĩa Đức Trọng cũng bằng loại này.

Chỗ bến xe này có lối dẫn ra đường Hàm Nghi, nói chung là từ Khu Hoà Bình, muốn chạy ra đường Hàm Nghi thì phải chạy qua đây vì ngõ cà phê Tùng, nhà in Lâm Viên thì đường một chiều.

Bến xe thì phải có quán ăn. Khúc này nếu mình không lầm thì quán ăn đầy và sửa xe, vá bánh xe như ở khu rạp Ngọc Hiệp. Mình nhớ về Đàlạt lần đầu tiên, có gặp và ăn phở với ông giáo Kim ở đây.

Bên tay trái thì thấy vạc đất mà người ta trồng rau, rồi một dãy kiosque bên tay trái giúp tạo nên một không gian phố thị của chợ Cũ.

Chợ thì thấy thiên hạ ngồi ngoài đường bán thêm, thay vì chỉ trong chợ. Bà cụ mình khi ra riêng, mua lại một cái chỗ ngoài đường của bà nào, bỏ Đàlạt về Huế, nhưng phía bên tiệm đồng hồ Tiến Đạt. Nhờ đó mà bà cụ mình quen ông bà Tiến đạt, nhà kính Anh Lân, Việt Hoa, Việt Quang,…

Bên tay phải của tấm ảnh là một dãy nhà từ đường Hàm Nghi đi vào như quán Cà Phê Tùng, nhà in Lâm Viên, tiệm phở Quốc Hương, tiệm sách Liên Thanh, tiệm giày Đại Việt rồi tiệm vàng Bùi Thị Hiếu, con của ông Bùi Duy Chước. Ngay góc đó là đầu đường Tăng Bạt Hổ, đi xuống, đụng đường Minh Mạng ngay góc tiệm Vọng Nguyệt Lầu.
Đối diện tiệm vàng Bùi Thị Hiếu, qua đường Tăng Bạt Hổ là quán ăn Mekong, đám cưới ông bà cụ mình được tổ chức tại đây. Cách đây mấy năm, trong buổi hội ngộ Yersin với cô Ngô Thị Liên có con gái của ông đầu bếp nhà hàng này đến tham dự.

Cạnh tiệm Mekong là tiệm Việt Hoa, bán máy truyền hình radio,…rồi đến tiệm của bà Phúc Thị Lai, bán vãi rồi đến tiệm Chà Và, chuyên bán đồ Mỹ phẩm cho phụ nữ nên mình chỉ nhớ sơ sơ rồi đến tiệm Đức Xưng Long, bán tạp hoá rồi Lưu Hội Ký bán sắt, có thêm cái tiệm ở bên đường Duy Tân. Ông Lưu Hội Ký này, ngày xưa muốn hỏi bà cụ mình cho con trai của ông ta nhưng bà cụ không chịu, nếu không thì nay mình đã mang tên Lưu Linh.

Phía sau tiệm Mekong có bãi đất trống, có một dãy nhà là đường Nguyễn Biểu. Căn đầu bên tay phải là nhà của gia đình Hiệp Tam Kỳ, mình có học với con họ. Thằng đầu hơn mình một tuổi, không nhớ tên gì, thằng em tên Hùng. Thằng anh học đàn với mình với ông thầy dạy đàn tên Hà (nằm vùng) trên đường Tăng Bạt Hổ, sau này nó đánh đàn cho ty thông tin Đàlạt.

Dãy nhà này phía đường Minh mạng là của ông Bùi Duy Chước, tối thì có bà Bảy Quốc bán sữa đậu nành và bánh da lợn ngon tuyệt cú mèo ở đây. Căn thứ 3 hình như là nhà cũ của ông bà Hiệp Thạnh khi xưa, sau này dọn qua đường Duy tân, cho ai thuê. Có lần dì Thương, con bà Phúng dẫn mình đến đây lấy tiền mướn nhà.

Chỗ góc đường Minh Mạng, tiệm Đức Xương Long, có con là Huỳnh Quốc Lương, học chung với mình, nay ở Úc đại Lợi, nhìn qua đường có tiệm Lưu Hội Ký bán vật liệu xây cất, tiệm vàng Kim Thịnh, gần tiệm Anh Việt. Gần bên là tiệm Vĩnh Hoà, Kim Hưng,…

Bên kia đường Duy tân là tiệm bánh mì Vĩnh Chấn, sau Mậu Thân, họ trang bị lò bánh mì điện nhanh chóng ăn mê tơi. Mình nghe bà cụ kể là phía bên số lẻ của đường Duy Tân có mấy cái kiosque. Nếu nhìn tấm ảnh này thì thấy mấy cái kiosque mà bà cụ tả. Mình có tấm ảnh khúc này với mấy cái kiosque.

Sau này họ đập bỏ mấy kiosque và xây khu nhà lầu 4 tầng ở đoạn này và khách sạn Thuỷ Tiên, (xem hình dưới). Chỗ này có một con đường tên là Trương Vĩnh Ký mà ngay góc ấy là tiệm thuốc Bắc Thế An Đường có nhãn hiệu “con cua” nên người ta gọi là tiệm thuốc Con Cua. Có mấy người con nay ở Gia NÃ Đại, một tên là Huỳnh Quốc Hùng học chung với mình mà bạn bè hay gọi Hùng Con Cua.

Tiệm con cua này có một người anh và người chị là chủ nhân tiệm ăn và khách sạn Cẩm Đô. Mình có thăm viếng hai anh em này ở Pháp khi họ đi tỵ nạn. Nay nghe bác trai đã qua đời còn người em gái thì ở viện dưỡng lão. Họ không có con. Qua tây mà được ăn lại món mì Cẩm Đô do chính chủ nhân nấu. Sơn đen quả là hồng phúc.

Nhìn tấm ảnh thì thấy trường tiểu học Đoàn Thị Điểm đã được xây cất trước 1960 trên đường Trương Vĩnh Ký.

Từ tiệm Vĩnh Chấn đi lại phía đường Thành Thái thì có tiệm thuốc Tây Nguyễn Văn An, nhà hàng Chic Shanghai mà mình hay đem bồ câu đến đây bán. Dạo đó, nhà mình có nuôi Bồ câu, mình sơn chuồng rất đẹp nên chim bồ câu ở đâu hay bay về chuồng của mình để cù rũ, đạp mái thế là mình canh me, bắt mấy con chim dại gái này đem ra tiệm ăn này bán để họ làm Bồ câu hầm thuốc Bắc, hạt sen cho khách. Kế đó thì có tiệm vàng của bà Tư Bổ, tiệm Song Song của Vĩnh Ít, chắc cùng dòng họ với Vĩnh Chấn, Vĩnh Hoà, bán cà phê, trà rồi đến tiệm ông bà Võ Quang Tiềm mà bà cụ mình kêu bằng Dì Dượng, chị em bạn dì với mệ ngoại mình, bán rượu,.

Nghe nói khu Hoà Bình là do ông Võ Đình Dung, thầu khoán xây cất, ông ta làm chủ mấy căn ở dãy phố này. Thời Tây, ông Võ đình Dung, bà con chi bên vợ mình đi thầu xây cất rồi tụi Tây giao tiền giả nhưng tối nên không kiểm lại. Về nhà tối ngủ bà vợ thấy ai về mách nên đêm khuya thức dậy, xét lại mới khám phá ra tiền giả nên đem đốt hết. Vừa đốt xong là bảo an kéo lại lục soát nhà nhưng không thấy nên sau đó ông bà mới cúng tiền xây chùa Linh Sơn, được xem là nhà hảo tâm nổi tiếng của Đà Lạt rồi hưu trí, không làm ăn thầu xây cất nữa.

Nghe kể cách làm ăn hại nhau khi xưa và ngày nay nên mình không dám nghĩ đến làm ăn hay về sinh sống tại VN. Nghe kể cô con gái ông bà đi du học ở Pháp rồi đem con về giao cho gia đình nuôi rồi tập kết ra Bắc. Sau 75 có vào năm và chết trong Nam vì ung thư. Hình như mấy người này về cùng lược với cô giáo dạy mình việt văn khi xưa Ngô Thị Liên. Chỉ khác là gia đình chồng di cư vào Nam nên cô về  với Việt Nam Cộng Hoà, còn con gái ông bà Võ Đình Dung thì theo chồng ra Bắc.

Cạnh tiệm ông Võ Quang Tiềm thì có một ngân hàng hình như Đông Phương, Văn phòng Hàng Không Việt Nam, đến tiệm ăn Nam Sơn trước bãi xe taxi mà anh Bôn và Thanh của đội banh Đà Lạt bị Việt Cộng gài lựu đạn nơi xe bị nổ chết, cuối cùng là phòng nha sĩ Trình, bố tên Hy học Yersin với mình có lần nhổ mình mấy cái răng và mấy thang cấp nối đường Thành Thái qua Trương Vĩnh Ký chỗ trường Đoàn Thị Điểm mà mình từng học Hội Việt Mỹ ở đây.

Phía sau dãy phố này là đường Trương Vĩnh Ký, có mấy quán ăn mà nổi tiếng nhất là quán bánh xèo của hai ông bà người Huế. Xa Đà Lạt 40 năm nhưng mình vẫn nhớ rau xà lách couronne mà ngày xưa ăn phở thường có rau này. Bên Tây thì mình có ăn loại rau này có vị hơi đắng đắng, dòn dòn, lá có răng tua tua nhưng bên Mỹ thì không thấy bán. Về Đà Lạt tuy thèm nhưng không dám ăn vì lần đầu về mình bị Tào Tháo rượt ói mật xanh luôn vì ăn rau.

Chợ Đàlạt sau 1960

Xem tấm ảnh #2 này thì cho thấy Chợ Mới Đàlạt đã được xây cất. Chợ này do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế còn phần thiết kế đô thị xung quanh chợ là do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế như con đường đi ra bờ hồ từ chợ mới có mấy quán như cà phê Hạnh Tâm,… bến xe đò Sàigòn -Đàlạt,… Bức ảnh chắc được chụp sau cơn mưa. Dãy đường Phan Bội Châu, chưa có xây cất. Không thấy thiên hạ ngồi ngoài đường bán xung quanh khu Hoà BÌnh như trước.

Dựa theo hình ảnh thì mình đoán là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã thiết kế chiếc cầu đi từ khu Hoà Bình vào chợ mới trên lầu. Nếu để ý thì một bên cầu thẳng và một bên to ra ở đầu và hẹp ở giữa cầu. Thêm ông ta đã làm cái cầu thang từ đường Lê Đại Hành đi xuống chợ. Ông ta là khôi nguyên giải La MÃ nên có ở tại La MÃ 3 năm do chính phủ Pháp đài thọ, ăn ở tại Villa Médicis để nghiên cứu về chi đó mà mình quên hỏi khi gặp lại dượng, khi về thăm Việt Nam. Cái cầu thang rất bị ảnh hưởng của cầu thang ở quảng trường Plaza Espagna ở thủ đô La Mã.

Mấy kiosque bên tay phải đã bị tháo dỡ để từ khu Hoà BÌnh có cái nhìn xa rộng hơn về hồ Xuân Hương, không bị gò bó như xưa. Chỗ đó, mình nhớ có mấy kiosque bán lan và đồ lưu niệm cho du khách như cưa gỗ thông, đánh vernis . Mình nhớ là chỗ này có xây một pháp trường thời ông Kỳ, sau này được dỡ bỏ. Có người kêu là không bao giờ có. Bác nào có ký ức tốt tốt hay hình ảnh thì cho em xin. Em thì nhớ rõ ràng vì đi với thằng bạn, kêu nó đứng trước cái tường làm bằng bao cát rồi mình bắn nó cái đùng. Không Chết.

Khách sạn Mộng Đẹp (Modern) đã được xây cất, tương tự nhà hàng vũ trường La Tulipe Rouge. Hai dãy nhà song song cái chợ đã được xây vì mình có tấm ảnh chợ Đàlạt mới xây thì chưa thấy hai dãy nhà hai tầng này.

Ta thấy dãy kiosque bên tay trái của hội trường Hoà Bình đã bị dỡ bỏ. Khách sạn Thuỷ Tiên đã được xây cất cùng với dãy nhà khúc này trên địa điểm của mấy kiosque khi xưa. Còn chợ Đàlạt thì mình đã kể rồi.

Từ cầu thang đi vào chợ trên lầu, người ta có thể đi qua Khu Hoà Bình, tại đây có phòng triển lãm chi đó, có tiệm Thanh Nhà của gia đình bác Bửu Ngự, hàng xóm mình ở cư xá Công Chánh. Rồi đi tới đường Tăng Bạt Hổ, góc tiệm cầm đồ Bùi Thị Hiếu và tiệm ăn Mekong.

Chợ được dời xuống chợ dưới hay Chợ Mới, còn chợ cũ được xây thành hội trường Hoà Bình; gồm một rạp xi nê ở giữa, và xung quanh là các tiệm bán đồ nhỏ.

Cửa vào rạp xi-nê Hoà Bình được nâng cao lên vì cái nền của rạp bên trong được xây cao từ cửa ra vào và nghiêng thấp từ từ xuống màn ảnh để người ngồi dãy ghế phía sau không bị cái đầu của khán giả phía trước che khuất cho nên phải bước lên mấy bậc thang cấp mới vào foyer của rạp, bên trái là phòng bán vé mà mình từng chen lấn như đi ăn cướp để mua vé nhất là ba ngày Tết.

Thường mấy ngày Tết họ chiếu phim tồi nhất vì ai cũng đi coi, sau đó vài tuần khi khán giả hết tiền lì xì thì mới chiếu phim hay. Đối diện phòng bán vé là nơi quảng cáo các hình ảnh của phim đang chiếu hay sắp chiếu. Sau khi chen lấn mua được vé thì phải bước lên vài thang cấp mới vào được hội trường. Bên trong được chia làm hai dãy ghế. Hình như có ba loại vé cho ba loại ghế xanh vàng đỏ. Vé đắt nhất là màu xanh, gần cửa ra vào, sau đến vàng thì phải, rồi đỏ gần màn ảnh. Hồi nhỏ mình hay mua vé bình dân, ngồi hàng ghế đỏ nên coi xong thường là hai suất cho đã ghiền nên bước ra khỏi rạp là đói meo, mắt hoa, chóng mặt. Mình coi ở đây Dr. Zhivago, Le Cid, Tần Thuỷ Hoàng, La colère d' Achille, Tân Độc Thủ Đại Hiệp có Khương Đại Vệ đóng, Thập Tam Thái Bảo mà cuối cùng KĐV bị tứ Mã phân thây...

Sau năm Mậu Thân thì mình nhớ có lần lính Lực Lượng Đặc Biệt của Mỹ gồm toàn người Nùng, gốc Tàu,...được Mỹ trả lương đi lùng các lính cảnh sát dã chiến đánh. Mình đang ở chợ dưới thì nghe súng liên thanh thì ngạc nhiên vì dạo đó lính VNCH xài toàn M1 hay Garant bắn từng viên, chỉ có AK 47 mới bắn liên thanh được nhưng tiếng nổ nghe khác, nhìn ra thì thấy vài tên lính cảnh sát dã chiến chạy từ cầu thang chợ xuống bến xe lam rồi chạy vào dưới chợ núp, trong khi mấy tên lính LLĐB ôm súng ẢR17 chạy đi lùng. Sau này mới hiểu lí do; có một tên LLĐB gốc Hoa đang đứng chơi với tên soát vé ở rạp Hoà Bình thì có mấy tên lính cảnh sát dã chiến muốn vào coi cọp nhưng tên LLĐB không cho bị CSDC đánh thì anh chàng này chạy về trại kêu lính LLĐB mà mình có biết vài tên vì trên đường Thi Sách có tên Dũng đầu bò, người Nùng, nói giọng bắc cả dòng họ nó đi LLĐB hay lái xe Jeep Mỹ về, đeo súng AR 15, lựu đạn cá nhân loại nhỏ,…

Cuối rạp thì có hai cửa thoát phòng cháy, bên phải thì chạy thẳng ra ngoài cạnh tiệm bazar của một ông người chà và còn cửa bên trái thì chạy thẳng ra bên tiệm kính Anh Lân. Phía sau chổ tiệm Thanh Nhàn, nơi có con đường đi xuyên khu Hoà Bình từ tiệm Mekong xuống cầu thang vô lầu hai của chợ Mới thì có một cái cửa đôi phòng cháy. Hậu trường của rạp này nhỏ nên các gánh hát cải lương không mượn chỗ này vì không làm sân khấu được nên chỉ có tổ chức đại nhạc hội của Phi Thoàn, Tùng Lâm thôi mà mình có xem một hai lần ban AVT. Trường Văn Học thường mướn rạp này để chiếu phim hay văn nghệ cho học sinh của trường xem. Mình nhớ coi phim Nắng Chiều có người đẹp Bình Dương đóng và một lần trường Văn Học tổ chức văn nghệ có mời ban nhạc Rolling Wheels chơi.

Ông chủ tiệm đồng hồ Tiến Đạt, người Bắc, có cái tiệm coi như rộng nhất ở khu này vì ba căn nhập lại, sát góc bên trái của rạp Hoà Bình. Lúc mới xây thì chia ra từng căn cở tiệm sửa radio Việt Quang nhưng dần dà có người bán thì mấy hàng bên cạnh mua, nới rộng thêm tiệm của họ. Mỗi lần đi bát phố ở khu này, mình hay ghé lại xem đồng hồ Seiko, Bulova, Citizen,.. Mình thích nhất hiệu Seiko nhưng ông cụ mua hiệu Citizen vì rẻ nhưng cũng là niềm hạnh phúc vô biên. Sau này sang tây thì cái đồng hồ này chết máy nên cũng không đeo đồng hồ tự dạo đó. Năm ngoái về thăm Đà Lạt mình vẫn thấy cái đồng hồ con gà treo tường mà 50 trước bà cụ mình mua ở tiệm này, nay không còn chạy nữa.

Năm 3ème mình bắt đầu không thấy rõ chữ trên bảng nên phải xin lên bàn đầu ngồi nhưng ông cụ không cho đi khám mắt đến khi sang Văn Học thì oải quá năn nỉ ông cụ đưa ra tiệm kính Anh Lân để đo mắt thì thấy cận trên 4 độ. Có lẻ ông cụ mình là gốc Bắc Kỳ nên quen hay mua đồ ở mấy tiệm do dân Bắc cầy làm chủ. Tiệm Anh Lân cũng rộng tương tự tiệm Tiến Đạt, có cái bảng đọc chữ khi khám mắt ở giữa để xem độ cận của khách hàng. Mấy anh em mình đều là thân chủ của tiệm Anh Lân đến 75. Tiến Đạt thì sau 75 không thấy trở lại Đà Lạt. Mình có gặp lại con của tiệm kinh Anh Lân, 2 chị em. Một cô học cùng năm khi xưa.

Cạnh tiệm Anh Lân là tiệm sửa radio Việt Quang, có thâu băng nhạc chắc lậu nên dạo đó đi ngang là nghe nhạc Phượng Hoàng vang rền trời. Có lẻ dãy tiệm này hướng Tây hay Nam nên thấy có mấy tấm vãi, biển quảng cáo được che nắng mưa. Nghe nói bà Việt Quang nay sống ở ấp Cô Giang, trồng Lan bán. Ông cụ mình thân với ông Việt Quang nên hay tụ tập ở đây với nhóm đặc phái viên của tờ báo Tiền Tuyến và Con Ong. Có lần đám học sinh Văn hỌc cũ rũ mình đi uống cà phê ở tiệm con gái Việt Quang ở đường Lê Quí Đôn. Trong nhóm này có chú Nê, anh của chú Nô ở ấp Cô Giang hay hát trên đài phát thanh Đà Lạt. Chú Nê ngày xưa có dạo đi tù chung với bà cụ mình khi tham gia kháng chiến chống Tây. Chú Nô đi lính, hay đánh bóng bàn với anh Tín, du học bên Nhật về, đánh kiểu cầm thìa, vô địch vùng 2 ở cái tiệm cho mướn bàn ở đường Minh Mạng, ngay dốc Tăng Bạt Hổ, đối diện tiệm chè Long Phụng Lầu. Mỗi lần có tin gì lạ thì ông cụ mình hay đánh điện tín về Saigon. Nhóm này hay trù trì ở nhà hàng Mekong nơi tổ chức tiệc cưới của ông bà cụ mình khi xưa. Mình có ăn mì xào với ông cụ ở tiệm này một lần khi đậu bằng Trung học Pháp. Nguyễn Bình, ông thầy dạy Thái cực đạo của mình bị lính 302 chỉa súng, bị đánh hội đồng tại đây khi ngồi uống cà phê với hai cô gái. Ông này chả dạy gì cả, cứ vát xe moto 125 cc chở gái chạy vòng vòng.

Tiện đây mình tải email của anh Võ văn Điểm, cựu sinh viên đại học Đàlạt, giáo sư trường Bùi Thị Xuân, kể những kỷ niệm của anh ta về Đàlạt.

“Đọc bài Chợ Da Lat thật thú vị. Nhân đó tôi nhớ lại một số hình ảnh khi sống ở DL từ 1962-1965 và 1969-1972. Nhớ tản mạn, ghi ra anh đọc chơi như trò chuyện vậy.

1. Taxi : là xe Peugeot 202 có thể chở 4-5 khách. Xe đò nhỏ Minh Trung cũng là loại này, chạy đường Sai Gon, Nha Trang nhưng chở 7-8 người. Không  nhớ tên xe đò lớn, nhưng nhớ nám 1962 khi lên học đại học, tôi đi xe dò rất to tên Cosara chạy chậm rì, từ bến xe ở đ. Petrus Ky ,Saigon. Xe lam ba bánh thì chạy  trong thành phố, tới tận khu Chi Lăng , Cây số 4, Mã Thánh... Đi Đức Trọng, Tùng Nghĩa, Đơn Dương, Trại Mát, Trại Hầm, Cầu Đất... thì xe đò lớn hơn, bến xe trước ở sau khu Hoà Bình sau dời xuống trước Chợ Mới.

2. Năm 63 không còn thấy cái rond point trước rạp Hoà Bình , dãy nhà phía nhìn xuống Chợ Mới  thành khu đất trống lát gạch, có vài ba kiosque, bãi giữ xe ở chỗ này. Mặt phía đông khu Hoà Bình có mấy cửa hàng như Thu Lan bán quần áo len . Chủ quán là một cô ( hay bà) trẻ, rất đẹp, vẻ quí phái. Có người nói vua Bảo Đại từng muốn cô này làm tì thiếp, không rõ thực hư. Có tiệm giày Phong nhiều mặt hàng đẹp, thời thượng. Mấy tiệm mắt kiếng, đồng hồ...Mặt sau khu HB  có hai phòng lớn dùng làm phòng triển lãm, phòng thông tin. Có hành lang rộng đi  vào, và thông ra hai mặt hai bên đông tây.

3. Đ. Trương Vĩnh Ký có trường tiểu học Đoàn Thị Điểm , khu Nữ đai học xá gần đó. Đầu đường ( sau lưng tiệm Vĩnh Chấn, đối diện Ks Thuỷ Tiên có dãy hàng quán mái che bán cháo, xôi, bún từ chiều tới hai ba giờ sáng. Quán cô Bảo bán xôi gà nổi tiếng , khoảng năm 2000 tôi ghé, cô ấy còn nhận ra " ông này chuyên ăn khuya, hai ba giờ sáng ". Trên vỉa hè góc Duy Tân- Minh Mạng buổi chiều hôm có mấy  cô bà bày  bán đậu phọng rang giòn, đặc biệt bắp nướng thoa mỡ hành , trơi lạnh vưa ăn vưa lòng vòng các phố, rất thú vị. Đ. Lê Đại Hành phía chợ có hàng cây anh đào, mùa Têt nở hoa tưoi thắm, tình tứ. Đ. Duy Tân bên số chẵn có cà phê Las Vegas, bà chủ cỡ 40 tuổi hút thuốc rất điệu nghệ, như đầm già vậy.D.Minh Mạng có càphê Sakura  chuyên phát nhạc bolero của Trúc Phương , khuya mà nghe Thanh Thuý hát Nửa đêm ngoài phố buồn thúi ruột nhưng vẫn khoái. Gần đó có tiệm Hủ tiếu Nam Vang ngon ( góc Tăng Bạt Hổ) . Bên kia đường, có hẻm lát đá dẫn xuống Phan Đình Phùng , trong hẻm có quán kiosque gọi Quán Dê ngon, rẻ. Xịch về phía dưới gần trạm điện có bida Hồng Ngọc. Cuối dốc Minh Mạng, tiếp giáp Phan Đình Phùng ngay góc có cà phê Phi Nhạn, bên cạnh có tiệm bida mà các tài tử  Sàigon như Hùng Cường lên thường đánh cá dộ ăn thua lớn (sơn đen bổ túc tiệm bi da Mnh Tâm, nơi trù trì của Trung Ba Tai). Gần đó là quán bún bò Ân Ký. Con bà chủ tên Phan...? tự Nhẫn , tụi này gọi " chúa badaud " ,sinh viên CTKD, chơi thuốc phiện. Đi cải tạo về, nghèo đói, nghiện rượu, chết vì ung thư gan. Chơi thân với bọn tôi. Đối diện là rạp Ngọc Hiệp, tiệm cơm Như Ý, ks Cẩm Đô…



4. Mặt sau rạp Hoà Bình nhìn qua dãy phố.Sau lưng dãy phố là hàng quán mái che , có quầy càphê Domino do bà vợ ông càphe Tùng đứng bán, giá bình dân. Cạnh đó la quán Bảy Kỷ  bán thịt nướng, riêng steak bò khá ngon rẻ ( 7$ /dĩa cục bò cỡ nửa bàn tay , mỏng lét) . Bến xe Đơn Dương, Tùng Nghĩa... có lúc ở đây, sau mới dời xuống chỗ Cây Xăng đầu ấp Ánh Sáng , tại dây có quán phở Ngọc Lan, tô rất to, nhiều thịt hầm mềm, ông chủ người Bắc , coi bậm trợn. Con đường cặp theo hương đông rạp HB có nhà hàng Mekong ngay đầu Tăng Bạt Hổ. Bên này đuòng là tiệm cầm đô và nữ trang Bùi Thị Hiếu, kế đó tiệm may Paris mode, nhà sách  và nhà in Lâm Viên, càphe Tùng, tiệm cơm Bắc Hương”.



Hôm nào rảnh kể tiếp.

Tấm ảnh #3 là góc tiệm đồng hồ Tiến Đạt sau này. Chỗ bà cụ mình bán ở ngoài chợ.



NHS

Đông Phương Hội



Nhớ 14 năm trước, mình đi chơi với gia đình ở Pháp, thăm em út và bạn cũ. Đi dã ngoại ở trên núi vùng Grenoble thì chân mình bị đau. Về lại Cali, đi khám bác sĩ, cho rằng cái xương chân của mình có vấn đề, không cẩn thận thì phải mỗ gọt bớt xương đi. Phần thì đầu gối đau khi leo cầu thang nên hạn chế lên lầu trong ngày.

Mình thường nói đến những thiên sứ được chúa sai họ đến báo cho mình điều gì khiến cuộc đời mình thay đổi hay nói theo người lương thì đó là cái duyên, mình hạnh ngộ một người nào đó rồi họ nói chi đó hay tặng mình cuốn sách đã giúp mình thay đổi cuộc đời.

Dạo ấy đau chân thì có một anh bạn quen, có con sinh hoạt chung hướng đạo với con mình. Học sinh cũ của Yersin dưới mình 3 lớp. Cứ mỗi chủ nhật, anh ta đến gần mình nói chuyện về Nội Công Hồng Gia, môn phái mà anh ta theo học. Có trên 100 phụ huynh nhưng anh này cứ đè đầu mình mà tụng kinh Hồng Gia, kêu réo mình đi tập. Vợ mình tổ chức họp bạn ở nhà thì ông thần này cũng đè mình để nói đi tập nội công Hồng Gia.

Mình khi xưa, ở Đàlạt có tập Thái Cực Đạo, Nhu Đạo và Vovinam nên không thiết đi tập võ lại, nghĩ đi bơi là tốt rồi.

Cuối cùng như để khỏi phải nghe anh ta lêu bêu hoài nên mình đến tập thử, nếu không thích thì về để anh ta khỏi phải nói năng là phụ lòng tốt.
Hình như Chúa Phật cố ý thử mình; hôm mình bò lại võ đường thì anh bạn không đến nhưng mình lỡ đến từ 6:30 sáng, quán phở chưa mở cửa nên đành bò vào tập. Cách tập khác với những môn võ mình đã tập khi xưa. Cuối giờ có một ông lão tóc bạc phơ đến chào hỏi rồi bán cho mình bộ đồ giá $50 rồi ghi danh mình lấy thêm $50/ tháng, coi như mất toi $100.

Mình định bụng tập thử 100 ngày nếu không có kết quả thì ngưng. Mình đọc ở đâu đó, người ta nói muốn sở hữu một tập quán mới thì phải làm liên tục một việc gì trong vòng 3 tuần lễ, còn muốn kiểm chứng điều gì thì phải đợi 100 ngày. Tường như đã làm xong sứ mệnh của mình, anh bạn bỏ tập Hồng Gia.

Sau 6 tháng, đi thử nghiệm máu thì Cholesterol của mình từ 234 xuống 180 nên mình chí thú tập suốt 2 năm liền không nghỉ ngày nào, 7 ngày 1 tuần, ngoại trừ ngày tết và đi nghỉ hè với Vợ con.

Tập một thời gian thì mình tò mò lên mạng tìm kiếm tài liệu đọc về môn phái hay những thứ khác. Lơi bơi lại bò vào Diễn Đàn Võ Thuật, thấy có một anh chàng lấy danh hiệu TVTT (Thần Võ Trạm Trang), viết nhiều bài về Nội Công Hồng Gia La Phù Sơn. Sau này mới được biết anh ta là con nuôi của sư tổ của môn phái này ở Việt Nam. Mò mò làm quen thì thấy có một nhóm người Việt và ngoại quốc tập tại nhà, xem hình ảnh thì mình đoán là nhà ở Nam Cali nên liên lạc.

Đến nhà, anh chàng đang luyện phim bộ với vợ lại có một anh chàng trẻ có nickname Ngọc Linh Tử. Thấy mình đến là anh chàng TVTT nhảy ra, hồ hởi, giao thủ khiến mình đứng đực như ngỗng ị, chả hiểu gì cả. Mình nói mình không tập võ để tránh bị đòn thế là anh chàng này Chán Mớ Đời ngồi xuống xem phim bộ với vợ lại, còn mình thì nói chuyện với Ngọc Linh Tử. Sau đó cả hai thì đi ăn phở 50% khuyến mãi.

Ngọc Linh Tử cho biết là nhóm này sẽ mở lớp tập luyện lấy tên là Đông Phương Hội. Không phải là một môn phái, chỉ là nơi tập luyện về võ thuật cho giới trẻ và dưỡng sinh cho người lớn tuổi. Mình đồng ý theo tập với Đông Phương Hội vì cấu trúc sinh hoạt như một câu lạc bộ, khác với một võ đường truyền thống của người Việt.

Sau khi nói chuyện với Ngọc Linh Tử thì mình hiểu rõ hơn 1 tị về cách thức luyện tập của Đông Phương Hội, bồi đắp sức khoẻ cho bản thân. Không chạy theo mấy thuyết xa vời như phim chưởng hay truyện Kim Dung.

Về Nội Công Hồng Gia thì TVTT là con nuôi của sư tổ Hồng Giao Việt Nam nên luyện tập kỹ lưỡng hơn tại võ đường của anh bạn. Tập xong là phải xả gân cơ để tránh gân cốt bị lộn xộn về sau. Vợ của ông thầy kể ở Việt Nam khi xưa, sư tổ cứ đi kiếm ông thầy để dạy nhưng ông thầy lại thích tập Bạch Hạc hơn là Nội Công Hồng Gia. Nói chung thì cách kéo nội công ở võ đường anh bạn đơn giản hơn với cách luyện tập ở Đông Phương Hội.

Cái khó khăn nhất của mình khi đến tập ở Đông Phương Hội, là đem theo hành trang của những gì đã tập trước đây như Thái Cực Đạo, Nhu Đạo, Vovinam rồi Hồng Gia Việt Nam. Lối tập ở Đông Phương Hội lại khác với những môn phái khác. Tự người tập tìm về bản thể của chính mình qua sự luyện tập thay vì mượn những lời hay tiếng nói của sách báo, được tiểu thuyết hoá,… mình hơi lao chao không thấy kết quả cụ thể vì học và đọc đủ thứ.
Lúc đầu, mình tập Vịnh Xuân Quyền, Hồng gia La pHù Sơn, kiếm Nhật Bản, ngạnh công, Trạm Trang Công, Thái Cực Quyền, Wusu, …. Nói chung là như ăn bao bụng, tập đủ thứ rốt cuộc chẳng rành cái gì cả ngoại trừ biết đánh bể đít chai bia với tay không, chặt gãy cục gạch, xé rách cuốn niên giám, đấm nến cho tắt, nằm cho thiên hạ lấy búa tạ đập lên cục hắc lô đặt trên ngực thậm chí để cho thiên hạ cầm cái giáo đâm ngay cổ . Cổ mình không lũng mà cây giáo lại cong. Kinh

Một hôm, Ngọc Linh Tử cho mình đi bài Tiểu Niệm Đầu được xem là bài nội công của Vịnh Xuân Quyền. Trái với mọi lần, lần này đi chậm 45 phút thay vì 5 phút. Trong 45 phút mình cảm nhận thân thể mình như cái máy của đồng hồ, từ khất này lôi kéo khất kia, răng cưa này chạm vào răng cưa khác để giúp mấy mũi tên chỉ thời gian xoay như tạo lực trong người của mình . Lúc ấy mình mới giác ngộ những gì Ngọc Linh Tử nói với mình cả năm trước đó.

Kể từ đó mình từ bỏ tập tùm lum bú xua la mua, chỉ chú tâm tập Nội Công Hồng Gia, Thái Cực Quyền, Trạm Trang Công và Nội Kình Nhất Chỉ Thiền. Mình không đọc sách vở nữa, chỉ chú tâm theo dõi cơ thể của mình. Sách vở toàn là những gì người viết đọc ở đâu rồi viết lại theo ý của họ cộng thêm vài thứ hành tỏi dấm ớt, chưa chắc họ đã trải nghiệm. Dần dần mình có thể đứng Trạm Trang Công trên gạch cả tiếng đồng hồ, kéo nội công hơn 1 tiếng đồng hồ, đi Thái Cực Quyền 8 thức được 35 phút,…

Dần dần cơ thể mình bắt đầu nối kết với nhau giúp trở thành một khối. Mình nhớ có lần có mấy người tập dưới sự hướng dẫn của Ngọc Linh Tử từ xa, lâu lâu họ ghé lại Cali học tập tiếp. Có lần họ rủ mình đến chơi. Trong lúc Ngọc Linh Tử bận trả lời điện thoại, nhờ một anh chàng trẻ tuổi, tập Vovinam trên 20 năm, so tay với mình. Mình không bị áp đảo dù anh ta trẻ và khoẻ hơn mình. Sau đó anh chàng kể với Ngọc Linh Tử là không thấy lực mình ở đâu để bắt, biến mất rồi ở đâu lại thò ra lại.

Năm nay, anh ta ghé lại Đông Phương Hội, cũng giao thủ với mình. Ngọc linh Tử nói anh ta cầm tay mình cho chắc, rồi nói mình tìm cách thoát ra. Mình chỉ vẩy một cái là anh ta dội ra sau mấy bước. Anh ta nói tay mình dạo này lại chắt và cứng, không mềm như xưa. Chán Mớ Đời

Có lần anh bạn tập chung, kể là có xem võ đường nào tập tuỷ công gì đó, mấy huấn luyện viên của võ đường này lại đến Đông Phương Hội xin Ngọc Linh Tử dạy thêm. Anh ta nói họ để miếng gỗ trên hai tờ giấy, treo lũng lẵng bởi hai cái kiếm. Họ đánh cái phạch xuống miếng gỗ thì miếng gỗ bể đôi không làm tờ giấy rách. Kinh

Tuần sau, Ngọc Linh Tử đem miếng gỗ đến rồi làm tờ giấy đỡ bởi hai khúc gỗ thay vì hai lưỡi kiếm, tương tự. Kêu mình cầm cái cây đánh cái phụp lên miếng gỗ thì miếng gỗ bể văng tứ tung trong khi hai tờ giấy giữ miếng gỗ không bị nhúc nhích. Cho thấy mình chả cần tập gì môn võ học cao siêu lắm vẫn làm được những gì các tay võ sĩ hay võ sư làm được. Thật ra đều là mánh cả. Nếu mình sợ thì sẽ phá rách tờ giấy, còn không sợ khi ra đòn thì lực của mình sẽ chém như lưỡi kiếm của hiệp sĩ đạo. Một đi không trở lại. Không có gì đặc biệt. Khi mình hiểu vấn đề thì chả thấy ghê gớm gì cả. Mấy thầy võ đem ra hù thiên hạ để câu học trò.

Dạo này Ngọc Linh Tử cho mình tập thêm về Đan Điền thì khám phá ra rất oải. Làm nóng thân thể rất nhanh, thêm tập phát âm khi đứng tấn, dần dần người mình lơ lững rồi trầm xuống, Ngọc linh Tử đánh vào thân, không đau hay đẩy mình không té. Kinh

Thật ra nói mấy cái này thì không ai tin nhưng nếu xét về vật lý học thì rất dễ hiểu. Khi mình tạo cái âm thanh như cái diapason, làm run thân thể, thân thể mình trầm xuống như lu nước, sẽ tạo một lớp sóng bao phủ thân thể của mình không có chi là đặc biệt nhưng phải tập lâu hơn nếu muốn trong tích tắc có thể đạt được trạng thái này.

Mình thấy có nhiều người đến tập rồi bỏ đi, kêu không có gì đặc biệt như người đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Những người này không có nghị lực để tập hàng ngày, họ chỉ mong có phép lạ như tư duy mơ mộng về Phù Đổng Thiên Vương, tự dưng ăn hết nồi cơm là mạnh như thần, hay có cái nồi Thạch Sanh để nấu cơm ăn cả đời,.. Họ đâu biết là cần thời gian để bồi đắp xây dựng một cơ thể khoẻ mạnh.

Khi xưa, mình hay bị đau khi trời trở lạnh vào mùa đông, và đau cả tháng trời, uống trụ sinh đủ trò nhưng từ ngày tập Đông Phương Hội đến nay, chỉ cảm cúng lặt vặt vài ngày là xong. Tập Trạm Trang Công đã giúp hàn khí trong người thoát ra nên cơ thể ấm hơn xưa. Mùa đông thì vợ rút vô người mình còn mùa hạ thì đạp mình ra kêu nóng quá. Chán Mớ Đời

Đó là về nội lực, còn phần tinh thần thì ở Đông Phương Hội mình còn học thêm được cái tính bớt kiêu căng. Khi xưa trên diễn đàn, có ai viết cái gì nghịch nhỉ là mình phang liền. Từ ngày mình tập ở Đông Phương Hội thì cảm thấy không cần thiết phải đối đáp. Đồng chí gái la thì mình câm. Có lẻ nhờ đứng tập Trạm Trang Công chịu đựng được sự mệt mỏi nên không còn thấy phải ăn thua với mụ vợ. Gia đạo an vui thái bình. Trên diễn đàn ai chửi cũng cười ai chê cũng he hehe, giúp thân tâm tự tại. Đó là hạnh phúc. Nói chung là ngày nay mình thấy cuộc đời khá lạc quan không bè nhè như xưa. Có nhiều người trách mình không trả lời còm trên mạng. Thật ra mình đều đọc hết nhưng thấy không cần thiết, sợ cái tôi mình lớn nên không trả lời nhưng mình rất trân trọng. Có dịp thì mình trả lời bằng bài viết sau đó. Chịu khó theo dõi mình sẽ trả lời đâu đó những gì thiên hạ thắc mắc.

Cách đây 2 năm, leo núi Yosemite, mình bị trợt chân té gãy xương, nằm nhà mất 6 tháng. Bạn bè có vài người biết tin, gọi hỏi thăm rồi ai nấy lo phần họ, chỉ có vợ mình là chăm sóc sau khi lao động vinh quang cả ngày. Không ai để ý đến cái chân của mình, kiểu không có mợ chợ vẫn đông.

Trong 6 tháng mình phải nổ lực tập đi lại cái chân để tránh bị tật cà nhắc. Sáng bò ra câu lạc bộ thể thao, đi bộ dưới nước cho mạnh chân vì nước làm cái chân nhẹ đi. Dần dần mình đi lại được không cần đến cái gậy. Đi tập lại ở Đông Phương Hội dần dần cái chân mình mạnh lại như xưa.

Mình học được ở Đông Phương Hội cái ý chí vượt khỏi “nạn nhân hoá” của bản thân để chữa trị vết thương. Con người ta có cái bệnh lười nên họ chỉ mong thuốc tiên để chữa bệnh hay một thứ võ gì để học vài chiêu là trở thành võ lâm cao thủ như truyện Kim Dung.
Cô bé này không tiền mua giày nên đeo băng keo và vẽ dấu hiệu thần Nike với khẩu hiệu Just do ít, vẫn đoạ 3 huy chương vàng.

Mình nhận thấy có nhiều người gần 80 tuổi đi tập thường xuyên thì thấy sức khỏe của họ được cải thiện. Khi xưa, ngồi xuống đất không được nay ngồi bẹp hai chân còn bật ngửa lưng ra sau, sát mặt đất. Lúc mới tập, họ đứng tấn, kéo nội công độ 30 phút là rên, nay họ đứng 65 phút tỉnh bơ, cho thấy sức khoẻ họ được gia tăng.

Hồi còn bé, bạn của ông cụ kể cho mình câu chuyện; có một tên kia muốn trở thành lực sĩ, nghe trên núi có một ông thầy giỏi nên bò lên xin học. Ông thầy kêu bê cục đá trước sân thì anh ta không bưng nổi. Ông thầy kêu mỗi ngày có bổn phận bê con heo con xuống nuối tắm rữa rồi bế về, không được bỏ con heo xuống đất.

Anh này cứ làm vậy được 2 năm thì con heo to nặng mấy tạ nhưng không thấy ông thầy dạy chi cả nên hỏi lý do. Ông thầy kêu ra bưng cục đá trước sân. Anh ta bưng cục đá lên rất nhẹ nhàng. Cho thấy sự tập luyện hàng ngày sẽ đem đến cho ta sức khoẻ như anh chàng kia bế con heo trên vai suốt 2 năm trời.

Cái nghịch lý là người ta cố tìm đủ cách làm ra tiền rồi sức khoẻ yếu lại phải mua thuốc đi bác sĩ đủ trò, giúp mấy tên bán thuốc bổ làm giàu bú xua la mua ngoài bôn sa. Tại sao không bớt thời gian làm tiền để lo tập thể dục vì người xưa hay nói sức khoẻ là vàng nhưng người ta thích đô La hơn là vàng. (Còn tiếp)

Em chỉ chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, đừng co hỏi em vì em không biết mấy bác tập tành đến đâu nên khó trả lời. Nhiều người được em hướng dẫn ở Đông Phương Hội, mà còn chưa tập đúng thì nói chi biết nhau qua mạng.

Ai muốn xem tài liệu Đông Phương Hội -Vịnh Xuân Quyền trên facebook thì đánh lên.
https://www.facebook.com/pages/category/Athlete/Đông-Phương-Hội-Vịnh-Xuân-Quyền-265133590210969/

Tập ngàn thế võ
Chả thấy gì cả
Chỉ thấy nụ cười
Của vợ trên môi


Chán Mớ Đời

Võ Học và Thực Nghiệm *

Võ Học và Thực Nghiệm *

Trong cuốn "Surely You're Joking, Mr. Feynman", tiến sĩ Feynman, khôi nguyên  Nobel về Vật Lí Quantum, có nhắc đến giai thoại khi ông ta dạy đại học ở Ba Tây. Trước khi về Mỹ, ông ta được khoa trưởng, mời nói chuyện cho cả phân khoa; nhận xét của ông ta về ngành giáo dục của xứ BaTây.

Ông ta khởi đầu, nói với sinh viên: mục đích của buổi nói chuyện là để chứng minh; xứ Ba Tây không có giảng dạy Vật Lí. Ông ta nhận thấy trẻ em ở xứ này bắt đầu học Vật Lí sớm hơn trẻ em Hoa kỳ nhưng thực tế cho thấy xứ này không đào tạo được các nhà vật lí. Ông ta đơn cử câu chuyện về một học giả người Hy Lạp, dạy ngữ văn Hy Lạp cổ điển mà ngày nay, chính học sinh xứ này, ít người chịu học ngôn ngữ chết này.

Khi vị học giả được mời dạy môn này ở một nước khác ở Âu Châu thì khám phá nhiều sinh viên, ngay cả học sinh tiểu học đều thích học môn này. Có lần, trong kỳ thi tốt nghiệp, ông ta hỏi một sinh viên " Socrates nghĩ gì về sự liên hệ giữa Cái Đẹp và Sự Thật?" thì sinh viên này ú ớ. Ông ta hỏi lại " Socrates nói gì với Plato trong Symposium thứ 3?" thì sinh viên này trả lời bằng tiếng Hy Lạp cổ, thao thao bất tuyệt những gì Socrates đã nói với Plato. Third Symposium là tóm tắc những gì Socrates nói về sự liên hệ giữa sự thật và cái đẹp.
Ông Feynman cầm cuốn sách vật lí xuất bản tại xứ này, cho sinh viên biết là trong cuốn sách, không thấy nói đến thí nghiệm, chỉ có học thuộc lòng. Ông ta lật một trang gặp từ Triboluminescence, rồi đọc tiếp "Triboluminescence: ánh sáng tỏa ra khi các chrystal bị đè nát." Ông ta hỏi các thính giả, đây có phải là khoa học? Không! Đây chỉ là một từ được giải thích bằng những cụm từ khác như trong tự điển. Nếu người soạn sách viết thêm, nếu lấy đường và dùng cái kềm để nghiền nát trong bóng tối thì sẽ thấy ánh sáng tỏa ra thì các học sinh có thể thí nghiệm ở nhà. Hiện tượng này gọi là Triboluminescence.

Ông ta nói là trong số sinh viên được ông giảng dạy năm vừa qua, chỉ có hai sinh viên, có đầu óc tư duy đột phá, ngoài ra các sinh viên khác chỉ học như vẹt tương tự sinh viên học tiếng Hy Lạp cổ điển, thuộc làu Symposium III nhưng không hiểu những gì Socrates nói với Plato. Trong phần đặt câu hỏi thì có hai sinh viên đứng dậy; một sinh viên kể là lúc trẻ, cha mẹ làm ăn buôn bán ở Đức nên đi học bên đó, mới trở về Ba Tây năm ngoái. Một sinh viên khác nói vì ở làng quê, không tới trường được nên anh ta học qua sách, tham khảo các sách Anh ngữ. Phương pháp giáo dục ở xứ Ba Tây là cách mình học tại Việt Nam từ bé đến tú tài.

Khi mới bắt đầu tập Hồng Gia và Khí Công thì mình có tìm tòi sách vở, tài liệu trên mạng để đọc. Cái khó là từ bé đến đại học thì mình học chương trình Pháp, ngoại trừ hai năm cuối của trung học là chương trình Việt nhưng học ban toán nên không cần Việt ngữ nhiều. Khi đọc sách báo Việt ngữ thì mình không quen lối viết của tác giả nên không hiểu tường tận cái ý của họ, nhất là họ dùng Hán tự khá nhiều.

Đọc các tài liệu về Võ học thì mình cảm thấy các tác giả, viết sách kiểu từ chương như "Triboluminescence, là ánh sáng tỏa ra khi các chrystal bị nghiền nát". Có nhiều người viết liên tu như 3rd Symposium nhưng chắc chắn khi hỏi họ:  Socrates nói gì về sự liên hệ của cái đẹp và sự thật thì chắc họ chỉ đứng như bò đội nón. Mình thấy nhiều người viết về khí, tập tiểu Chu Thiên, đại Chu Thiên,.. nhưng mình đảm bảo là họ chưa bao giờ chứng nghiệm được những gì họ viết. Họ nghe thầy của họ hay đọc sách báo rồi viết lại. Khi mình đọc cái gì chưa được kiểm nghiệm mà lại tin, cho đó là sự thật, tương tự như người ta đi tìm Lá Diêu Bông.

Cái khó thứ hai là một số đông tập võ, bị huyễn hoặc bởi tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, nên có cái nhìn sai lệch về tập võ. Người tập võ cứ mong đạt được Võ công thượng thừa, tìm một bí kíp Võ công như Lâm Bình Chi, Nhạc Bất Quần,...nên vô tình chạy theo những cái gì chưa được kiểm nghiệm, chế biến xào nấu bởi các nhà văn hay dịch giả truyện kiếm hiệp.

Dạo mới tập Nội Công Hồng Gia, ông thầy đi làm ăn ở VN, nên lâu lâu mới về. Ngày thường thì ít ai đến tập nhưng nghe ông thầy về thì võ đường chật như nêm,  không có chỗ để đứng. Mọi người đến, hy vọng được ông thầy chỉ cho vài chiêu mới như học được bí kíp của môn phái. Họ chạy theo, tìm kiếm một bí kíp "mì ăn liền" để trị bá bệnh hay trở thành một Độc Cô Cầu Bại, tương tự cô gái mới lớn, Mỵ Nương mơ tưởng một chàng trai, một vị hoàng tử khi nghe tiếng sáo của anh lái đò trên sông. Trong cuộc đời, nhiều người như Mỵ Nương, khi nghe tiếng sáo, tơ tưởng đến những cái không tưởng để rồi thất vọng khi gặp mặt Trương Chi.

Quá trình tập luyện võ như đi trên con đường từ A đến Z. Trên đường đi, nếu tình cờ thấy một cô gái đẹp hay một đóa hoa đẹp, chân vẫn bước đi tới nhưng đầu óc vẫn nghĩ đến cô gái hay đoá hoa mới phát hiện, vô hình trung mình lại mất cơ hội nhận thấy những cái đẹp khác đang diễn ra trước mắt. Có người nói với mình; nhìn lên trời, thấy một đám mây, vài phúc sau thì đám mây ấy sẽ bay mất, thì tại sao lại cố tìm đám mây đã biến dạng?
Người ta đi tập ở câu lạc bộ thể thao, lại đậu xe cho gần cửa và đi cầu thang cuốn

Dạo mình mới tập Trạm Trang Công thì thường nhận thấy một luồng khí nóng ở bắp vế nhưng ráng quên để tiếp tục nhận xét những hiện tượng khác trong cơ thể. Trong cơ thể của mình nhiệt độ trung bình là 92 độ, khi máu là chất lõng, được di chuyển sẽ tạo ra nhiệt năng như dòng sông chảy qua đập thuỷ điện, có lẻ vì vậy mình hay nhận ra những luồng khí nóng nhưng một thời gian sau thì quen nên không để ý lắm. Nếu mình nghĩ đó là khí lực rồi cứ cố gắng tìm kiếm nguồn năng lực đó trong cơ thể như tìm đám mây đã bay mất thì rất khó mà tập cho tới đích.

Tương tự một chiếc máy bay cất cánh từ phi trường New York để bay đến Chicago thì không thể nào bay thẳng đến mục tiêu vì trên đường bay sẽ có những ngọn gió, mưa bão,..đẫy đưa chiếc máy bay ra khỏi đường bay. Nếu phi công không dùng địa bàn để chỉnh hướng cho máy bay trở lại đường bay, cứ để ngọn gió, đong đưa chiếc máy bay như con thuyền không bến thì chắc chắn sẽ không bao giờ đến đích.

Dạo mình mới tập Hồng Gia thì anh đứng lớp, nói rất nhiều,... Có nhiều người trách anh ta nói nhiều nhưng nghiệm lại, mình tiến bộ là nhờ nghe anh này nói. Hàng ngày, chúng ta có những lo toan nên khi đến Võ đường để tập thì đầu óc vẫn chưa định hướng được. Trong đầu cứ nghĩ; không biết đã tắt cái bếp chưa, nhớ phải trả tiền nhà, ngày mai nấu món gì cho chồng con ăn, trong sở cần làm cho xong công việc để cuối tuần khỏi phải vào sở, lâu lâu ngưng tập để trả lời điện thoại hay nhắn tin cho ai,.... Cho nên khi tập, chúng ta không tập trung được tâm trí, như chiếc máy bay, bị gió từ nhiều hướng thổi bạt bên trái rồi bên phải,.. dần dần khó mà đến đích. Chúng ta đứng tập trong lớp 2 tiếng nhưng kết quả không được nhiều so với ai bỏ tâm trí tập trong vòng một tiếng.

Mình có cái Duyên, gặp được nhóm Đông Phương Hội, giúp mình cởi bỏ những thông tin về Võ học, pha kiếm hiệp của Kim Dung. Mình bắt đầu lại từ đầu, kiếm đường rồi nghiền nát để xem có ánh lửa nào loé lên trong bóng tối để hiểu được hiện tượng này được gọi là Triboluminescence. Mình không muốn tìm bí kíp Võ công mì ăn liền, chỉ cần tập đều mỗi ngày. Mỗi ngày bỏ hai tiếng để tập, giúp thêm sức khoẻ để sau này trong tuổi già, không phải bị đau ốm như những người bệnh đến Đông Phương Hội, nhờ NLT chữa bệnh.

Vợ mình có người cháu bà con nhưng bằng tuổi mình. Mỗi lần đi ăn giổ là nghe anh chàng nói về những người bạn của hắn làm cái này, phát minh cái khác, trúng thầu, thắng lớn stocks, mua nhà lời to,.... Dạo mình mới mua cái vườn trên Riverside thì nhớ có lần nghe anh chàng kể; có người bạn, có cái vườn trồng bơ, kêu mấy người nuôi ong đem ong đến vườn để thay phấn nhuỵ hoa để tạo ra trái. Mình gọi hắn để xin cái số điện thoại của người bạn của hắn để học nghề thì được biết là người bạn, mà hắn kể thật ra là bạn của người làm chung sở với vợ hắn mà nay vợ hắn đổi hãng nên không liên lạc được.

Tương tự, khi mới tập thì mình hỏi mấy người đi trước thì họ nói như thể là họ đã nghiệm hết nhưng dần dần mới hiểu là họ chỉ nghe người nào nói, rồi thêm mắm thêm muối vào rồi cứ dây chuyền, sao thất bản chính. Vì vậy mình thích tập ở Đông phương Hội, để tránh bị lôi cuốn theo những cái huyễn hoặc.

Mình có cuốn sổ để ghi lại những cảm nhận khi tập hay làm những gì trong đời sống để sau này đọc lại để hiểu quá trình thực nghiệm của mình, tương tự các thất bại trong cuộc đời. Khi đọc lại để rút kinh nghiệm, nếu trường hợp nầy xẩy ra lại thì ứng phó ra sao. Sau này con cháu có cơ hội đọc những trãi nghiệm cuộc đời mình thì chúng sẽ thấy Triboluminescence : là đem các chrystal, như đường phèn, đường cát, đường mía,… nghiền nát trong bóng tối sẽ có những hiện tượng như sau.

Chúng sẽ hiểu những gì mình nói về cái đẹp và sự thật thay vì những câu chuyện kể về những người bạn của những người mình quen, đã làm cái này, thực hiện cái kia như Symposium III. Những gì mình ghi lại là những gì mình đã trải nghiệm, không phải nghe người khác kể rồi ghi lại. Tuy đơn sơ, không có gì to lớn nhưng vẫn thuộc về mình, do chính mình tự tạo hay đã kiểm nghiệm trong quá trình tập.

(còn tiếp)

Sovo89
June 11, 2014

Tìm về những vết chân xưa *

Tìm về những vết chân xưa *

Mấy tháng nay, cuộc sống mình bị xáo trộn từ khi nhận được email của Nhất Anh, kèm theo email của Phi Nga. Từ cô nàng mình liên lạc lại được với Hùng Con Cua rồi từ ông thần này lại đưa mình về với nhóm học thời tiểu học và trung học ở Yersin. Mấy tháng nay cứ hết họp mặt với các bạn học xưa thăm viếng miền Nam Cali lại đến hội ngộ San Jose làm mình quên thời gian qua mau. Thật ra mình chỉ nhớ vài người còn lại coi như bà con mới khám phá ra. Nhưng tình cảm gần gũi vẫn sâu đậm, có cùng chung mẫu số chung là cư dân Đà Lạt, học cùng trường.
Đường Hùng Vương nối dài dường Yersin, nơi mình qua lại mỗi ngày khi đi học ở Petit Lycee, bên tay phải có cái trang thờ người té xe chết, có con đường mòn đi xuống rồi lên thang cấp. Còn ai đi xe thì quẹo vào chỗ chiếc ngày ngã ba.

 Mình không biết tâm trạng của ông Marcel Proust khi xưa ra sao khi viết những tập "à la recherche du temps perdu", mình cứ lần mò mấy tháng nay đi thăm lại thời gian xưa bằng hình ảnh mà mình tưởng đã chôn vùi từ khi rời Đà Lạt năm nào. Mình dò dẫm từng bước, xem từng bức ảnh, đọc từng email, nghe bạn học cũ kể về thời niên thiếu của thời học chung trước hay sau 75 để tìm lại chút dư âm ngày nào. Có người email hỏi có nhớ cô này, tên nọ thì những lớp bụi thời gian từ từ xoá đi, lộ ra bức tranh xưa, được vá chấp bằng những kỷ niệm của ai đó hay của chính mình. Chỉ có khác là các nhạc phẩm được tải lên trên mạng khác với những nhạc phẩm mà thế hệ mình đã ưa chuộng, nghe trong "một thời để yêu và một thời để nhớ". Có lẻ các nhạc phẩm khi xưa không nói lên tâm trạng của chúng ta sau 40 năm bương chải với nghịch cảnh, thân phận làm người Việt Nam tỵ nạn ở đất khách quê người nên đã được thay thế bằng những bài hát buồn cho những cuộc tình lỡ, những ước mơ đã bị chôn vùi bởi thời gian và nghịch cảnh.

PMC khi xưa học chung với mình năm lớp 11 B, hay nói về ông Hoàng Đức Nhã trả lời tiếng Anh như gió với các phóng viên ngoại quốc, khen ông TT Thiệu đọc diễn văn bằng Anh ngữ khi công du ở Mỹ. Ngô Văn Thuỷ hay rủ đi thăm mấy ông thầy để mượn sách, nói về các loại hoa....Nhưng không hiểu sao thấy hình mấy người bạn xưa, các thầy nhưng không dám liên lạc vì như sợ đánh vỡ tấm tranh xưa? Hỏi thăm vài câu rồi ai ai lại về với không gian, vị trí hiện tại của mình và tấm tranh xưa có lẽ sẽ vĩnh viễn xa rời trong tâm khảm của mình. Video clip My Rose được làm để quảng cáo cho hảng xổ số mà Nhất Anh gửi là bằng chứng của ước mong càng nhiều thì càng thất vọng bao nhiêu như bài thơ Hoang Vu của cô Vi Khuê.

 Mình nhớ khi xưa cô hàng xóm cho mượn cuốn truyện Dr. Zhivago của ông Boris Pasternak mà mình phải đọc suốt đêm để trả lại cho cô nàng sáng hôm sau và được xem phim của đạo diễn David Lean ở rạp Hoà Bình vào năm seconde. Cuốn phim này mình đã coi đi, coi lại không biết bao nhiêu lần trong suốt 50 mùa thu lá bay qua, bằng tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Đức rồi tiếng Anh. Mỗi lần đài truyền hình địa phương chiếu là mình phải coi dù ngày mai phải dậy sớm để lao động quang vinh. Mình rất mê phim của David Lean nhưng thích nhất vẫn là phim Dr. Zhivago vì phim này nói lên phần nào những gì gia đình và quê hương đã trải qua trong suốt 50 năm qua. Mình thích nhất cảnh Omar Sharif chùi bụi bặm đã đọng lại trên gương soi, chợp giật mình thấy mình già tương tự hôm nay khi mình cố gắng nhớ lại dĩ vảng của thời niên thiếu. Ông này như một người ngoại cuộc, ở xứ Ural, vùng chỉ có chó sói hú trong đêm đông dài, làm thơ không biết gì về tình hình vợ con, người yêu, xã hội đang trải qua các cuộc cách mạng , thanh trừng của đất nước.
Quốc Oai quê tôi

Trong 50 năm qua, mình như một kẻ ngoại cuộc, đứng bên lề của những thăng trầm của quê hương xưa. Có lần một anh bạn hỏi một du học sinh lớn tuổi từ VN, quê hương là gì? thì ông này trả lời Quê Hương là nơi nào mình cảm thấy yên vui chớ không phải là chùm khế ngọt. Mình nhớ lần đầu tiên về thăm quê nội có sông Đà núi Tản, chùa Thầy mà mình thường được nghe nhắc đến trong sách hay thi ca. Đi qua những con đê để vào làng thì mình cám ơn ông cụ đã rời quê năm lên 18 tuổi vào Nam vì nếu không thì có lẻ ngày nay cuộc đời mình đã khác. Nhìn Chùa Thầy dưới mưa khiến lòng mình bồi hồi, tư hỏi quê nội tôi đây, quê nội tôi đây.

 Sống chung quanh các đống phân với đàn ruồi nhặng bay vờn như ma trơi. Căn nhà thờ tự không có cửa sổ từ mấy chục năm nay, không phòng tắm. Mình đem con về Đà Lạt thăm nhưng có lẻ trong thâm tâm, chúng đã thầm cám ơn Bố đã có ý tưởng rời Đà Lạt ra đi để chúng có một cuộc sống tươm tất hơn gia đình của các cô chú ở VN. Mình còn may mắn vì có cơ hội thăm hỏi, đưa ông bà cụ đi chơi bên Tây, bên Mỹ còn nói chuyện được.

Mình có anh bạn gốc Quang Nam, làng Vĩnh Điện sống trong làng trong thời chiến tranh, sáng thì quốc gia bảo vót tranh làm hàng rào ấp chiến lược, tối đến các ông kẹ về bảo nhổ đi, kêu làm tay sai mỹ nguỵ như chị Lệ Lý Hayslip kể và hát những bài sáng quốc gia, chiều cộng sản khi dự đám cưới của mình. Anh bạn mình có giấc mơ làm bác sĩ nên trốn vào Saigon ở trong viện mồ côi, làng Hoà Bình của Tây Đức thì có một ông Mỹ mến và bảo lãnh đem về Mỹ nuôi. Sau này ra trường y khoa, anh có về lại quê nhưng anh ấy đau buồn vì không nói chuyện, bắt nhịp cầu được với mẹ vì bà ta sống lên trong một môi trường khác đối với anh ta như một con thú được nuôi trong chuồng nên các thói quen, suy nghĩ khó có thể xoá bỏ. Anh về thăm nhưng không thể kể hay giải thích về cuộc sống của anh vì đối với người mẹ rất là trừu tượng. Mỗi ngày chỉ lo đi lượm củi để nấu cơm trong khi anh ta xây nhà, mua bếp ga, máy giặt,...cho gia đình ở Việt Nam nhưng bà mẹ vẫn sống theo thói quen từ xưa, chấp nhận một lối sống xưa, không thay đổi theo thời gian, không rời làng quê, nơi chôn nhau cắt rún.

Mình xa Đà Lạt 50 năm nhưng gia đình vẫn còn ở đó nên có trở về thăm, người xưa còn đó nhưng cảnh cũ đã thay đổi quá nhiều. Lần đầu mình về năm 1992 thì Đổi Mới bắt đầu nên cảnh cũ còn đó nhưng rất thê lương so với thời trước 75. Những lần sau này thì thành phố như một cô gái già kẻ môi tô son, trùng tu lại nhan sắc đã quá mùa xuân và gỉai phẩu thẩm mỹ rất thô kệch tạo cho mình một cảm giác khó chịu.
Mình chẳng bao giờ viết lách ngoại trừ thư từ cho bạn bè, người thân vào dịp cuối năm qua các thiệp chúc Tết nhưng mấy tháng nay bổng có nhu cầu, cần viết ra những gì lùng bùng trong đầu nhưng càng viết thì cơn lốc càng xoáy mạnh đưa mình về quá khứ với một tốc độ chóng mặt. Mình cứ viết rồi xoá rồi viết rồi xoá nhiều khi quên lưu trữ trong máy nên khi nhớ đến thì lại phải viết lại. Mình có nhu cầu viết để giải toả những hình ảnh chập chờn của quá khứ. Sau buổi họp mặt tại nhà mình với nhóm bạn thời Văn Học thì mình có viết về hai chị em họ Trần, Ma soeur và những nhân vật khác trên cái IPad cũ rồi tự nhiên nó biến mất,...lục tìm trong iCloud cũng không thấy vì nó không cập nhất hoá được phần mềm.

Ngày xưa, mình hay nằm mộng bay về VN, bị công an lùng kiếm chẳng hiểu tại sao các Ác mộng trở về khi nhận được thư nhà. Mình thèm tô phở Phi Thuyền gần ga xe lửa, tô miến gà ở đường Trương Vĩnh Ký hay tô mì vịt tiềm cạnh tiệm Luồng Điện của gia đình Trần Trọng Ân,...nhưng sau khi về thăm Đà Lạt thì hết còn khắc khoải, những kỷ niệm của Đà Lạt từ từ được trả về miền quá khứ. Nay mình có hai hình ảnh Đà Lạt, một của thời học trò và một của những ngày vội vã trở về thăm gia đình, vội vã ra đi như sợ hãi, trốn lánh Đà Lạt ngày nay.

Cách đây vài năm bổng nhiên hai tên bạn thân nhất; một tên thời ở Việt Nam mà một tên từ ngày sang sinh sống tại Mỹ không hẹn lại rủ nhau đi Tây phương cực lạc khiến mình tự hỏi về cuộc đời, chặng đường gần 50 năm xa đàlạt và tương lai đi về đâu nên tự dạo đó không thiết làm ăn, khác với những toan tính ngũ niên, thập niên, từng năm, từng tháng, từng giờ như lúc trước thì mình cảm thấy an tâm tự tại. 

Hàng ngày chở con đi học, xem con bơi, mình cảm thấy thoải mái hơn hay đi bộ với vợ sau cơm chiều. Lúc trước thấy chán vì phải nghe đồng chí gái gia huấn nhưng nay thì mình vui vẻ nắm tay vợ đi như thời mới quen nhau. Có lẻ đó là những vết chân xưa mà thời gian đã làm mình bỏ quên hay vô tình không để ý đến.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Sơn đen


Cạo Gió.

Cạo Gió.

Nhớ có lần một cô sinh viên kể cho mình là bị đau nên nhờ anh bạn trai cạo gió rồi đi học, chỉ cho cô bạn mỹ cái lưng khiến cô bạn này kêu cảnh sát bắt anh bạn trai vì tội đánh đập dã man cô bạn gái.

Rời Việt Nam đã trên 43 năm nhưng mỗi lần vợ con đau là mình cạo gió mà con hỏi thì ngọng không biết giải thích làm sao, kêu scrape wind còn người Tàu thì gọi là Gua Sha nên nhiều khi thấy tụi mỹ kêu lộn Geisha làm mình cũng chới với.

Thế vận hội vừa rồi người Mỹ thấy vận động viên Michael Phelphs được giác hơi sau mỗi lần bơi đua nên người Mỹ bắt đầu tò mò về Cupping rồi cạo gió mà họ gọi Coinning hay Scraping.

Sinh ra và lớn lên tại Việt Nam rồi ra hải ngoại, mình cứ theo thói quen tập tục từ thời bé, mỗi lần cảm thấy khó chịu trong người là xức dầu khuynh diệp, cạo gió nhưng không hiểu lý do đến khi con hỏi hay người ngoại quốc hỏi thì ú ớ. Thật ra không phải chỉ cạo gió nhưng đa số là những tập tục cứ theo mình từ xưa đến nay, chỉ làm theo thói quen nhưng không hiểu chính xác nguồn gốc. Mình phải tìm đọc để giải thích cho con khi nào vái 2 cái , khi nào 3 cái và khi nào 4 cái,.... Nhiều cách đơn sơ những không rõ tường tận lại làm sai.

Thời còn ở Đà Lạt, mỗi lần đau là mình hay chạy qua nhà bà hàng xóm nhờ chích lễ. Chỉ nhớ bà ta lấy miễng chai rồi xoa dầu rồi lấy miễng chai chích vào trán và thái dương rồi nặn máu, lấy bông gòn chấm chấm thì thấy nhẹ, ho thì bà ta chích rồi nặn máu ở ngực. Chỉ tiếc dạo ấy không học nghề của bà ta. Nay ở hải ngoại người ta dùng cái kim dành cho những người bị bệnh tiểu đường tự thử máu để chích lễ.

Theo mình hiểu là những người khi xưa nghiên cứu về đông y thường kêu là bệnh chứng, những chứng cớ của trạng thái người bệnh. Người ta gọi là Lục Tà, những hàn, phong, thất, nhiệt, độc.

Lúc đầu khi tình trạng mất quân bình trong cơ thể mình thì hàn khí, phong ,..., nằm ở dưới cái lớp da làm chậm hay không cho máu huyết lưu thông đều đặn khiến cơ thể của người ta cảm thấy khó chịu. Do đó người ta khuyên không nên đeo nữ trang là vì vậy, nữ trang đeo nơi cổ sẽ cản trở khí di chuyển trên cơ thể, lâu ngày sẽ sinh bệnh.

Dân gian dùng phương pháp cạo gió để làm nóng những cơ thể để giúp các chân lông nở ra để các hàn khí, phong,..., nói chung là lục tà theo đó mà thoát ra. Người ta dùng các dụng cụ đông y để tác động cục bộ lên hệ thống kinh mạch và huyệt đạo, lợi dụng truyền dẫn và tác động điều tiết các tà khí, hổ trợ chính khí trong cơ thể.

Khi lục tà ( phong, hà, thấp, nhiệt, độc) thâm nhập vô sâu trong nội tạng thì đã trể, phải dùng cách khác để trị. Có lẻ vì vậy mà dầu con ó, dầu xanh được người lớn tuổi ưa chuộng vì khi trở trời thì thân hình của họ bị khó chịu, đau nhức nên cứ xức một tí dầu khuynh diệp, dầu cù là là thấy thông ngay.

Mình cứ quen dùng đồng bạc để cạo gió nhưng hỏi lại thì không đúng vì đồng bạc có răng cưa, có thể làm bể các mạch máu nhỏ hay xước da gây nhiễm trùng. Mấy người già thì da họ mõng, trên tay chân của họ thường thấy những vùng máu bị ụ lại do bể mạch máu. Đọc sách báo thì thấy họ có những trợ cụ với nhiều hình dạng khác nhau để cạo gió, thường được làm bằng sừng trâu, đá cẩm thạch,... Nên mình phải đi mua cả mỗi lần dùng đồng bạc thì sợ rách da của đồng chí gái.

Cạo gió, đánh cảm chỉ là phương pháp khi cơ thể mới mất quân bình, còn ở vòng ngoài vì khi đã đi sâu vào nội tạng thì phải dùng cách khác.

Ở Việt Nam, khi xưa mình thấy người lớn dùng hột gà, bỏ đồng bạc phía trong để đánh gió cho con nít. Sau này lớn lên thì hiểu là đồng bạc đổi màu vì dính vào trứng gà chớ chẳng phải gió ra hay gì cả.

Hôm trước có anh bạn, hướng dấn mình tập võ từ 10 năm nay, có chỉ mình cách cạo gió cho đúng cách. Khởi đầu ở hai cái huyệt ở cổ, nơi này là điểm mà tà khí xâm nhập cơ thể của mình. Từ hai chỗ này thì cạo xuống bả vai. Tuyệt đối không cạo xương sống vì ở vùng này có nhiều dây chằng, hệ thần kinh rất nhiều. Thấy rõ mình làm sai từ xưa đến nay mỗi lần cạo gió. Anh ta còn chỉ cách lấy ống giác hơi để cạo. Chắc mình sẽ gửi mua một bộ này  của đại hàn vì đồ tàu thì nay sợ rồi.

Học xong, về cạo gió cho mụ vợ thấy không bực mình nữa vì đang luyện tập. Cuộc đời vẫn đẹp sao khi tao biết cạo gió. Thật ra vào tuổi mình nên học mấy cái mẹo này để khi long thể hơi bất an là nên trị ngay vì để lâu thì hơi mệt. Khi lục tà vừa xâm nhập hàng rào ấp chiến lược thì cạo gió và giác hơi có thể đánh bật địch quân ra khỏi vòng đai quân sự thì khoẻ hơn là khi bị lậm vào nội tạng thì phải bác sĩ, càng về già thì càng tốn tiền về y tế.

Có anh anh chàng quen qua diễn đàn võ thuật ở Houston, kể cho anh bạn là nhờ uống trà của trái khổ qua nên lượng đường của anh này dạo này xuống thấp. Bác nào bị bệnh tiểu đường thì mua trái khổ qua về, gọt lấy bỏ hột rồi phơi khô, pha nước sôi như uống trà. Em có thấy ở chợ Việt Nam bán loại trà khổ qua nhưng mìh không biết họ bỏ chất bảo quản gì thôi thì tự túc tự cường vẫn tốt hơn.

Mình có được hướng dẫn cách tập để tránh bệnh về nhiếp hộ tuyến, bác nào bị cái này thì cố gắng đến Cali, em chỉ cho. Các bác gái cũng nên tập để giúp giử gìn tử cung tốt. Em chỉ mụ vợ nhưng mụ không chịu. Bởi rứa mới chán mớ đời. Môn này được gọi là Đế Vương Thần Công, khi xưa người ta chỉ cho vua tập vì vua đá gà quá độ. Nghe nói ở Đài Loan, mấy cô làm nhà thổ tập môn này để giúp khách hàng xả xú bắp nhanh để còn đi khách khách.

Hôm trước em có kể về tập nội công để tiêu nạp thêm sức khoẻ nhất là giúp xương rắn chắc. Có một bà người ý được anh bạn dạy em tập nội công trên 10 năm nay, hướng dẫn thì sau 18 tháng thì đi chụp hình lại thì bác sĩ thấy khá hơn xưa vì trước đó bà ta làm rớt cái bình bông xuống chân là đốt xương bị trúng, gãy.

Sovo89