Tìm về những vết chân xưa

Nguyễn Hoàng Sơn

Mấy tháng nay, cuộc sống mình bị xáo trộn từ khi nhận được email của Nhất Anh, kèm theo email của Phi Nga. Từ cô nàng mình liên lạc lại được với Hùng Con Cua rồi từ ông thần này lại đưa mình về với nhóm học thời tiểu học và trung học đệ nhất cấp ở Yersin. Mấy tháng nay cứ hết họp mặt với các bạn học xưa thăm viếng miền Nam Cali lại đến hội ngộ San Jose làm mình quên thời gian qua mau. Thật ra mình chỉ nhớ vài người còn lại coi như bà con mới khám phá ra.

Mình không biết tâm trạng của ông Marcel Proust khi xưa ra sao khi viết những tập "à la recherche du temps perdu", mình cứ lần mò mấy tháng nay đi thăm lại thời gian xưa bằng hình ảnh mà mình tưởng đã chôn vùi từ khi rời Đà Lạt năm nào. Mình dò dẫm từng bước, xem từng bức ảnh, đọc từng email, nghe bạn học cũ kể về thời niên thiếu của thời học chung trước hay sau 75 để tìm lại chút dư âm ngày nào. Có người email hỏi có nhớ cô này,

Tìm lại nhau

Nguyễn Hoàng Sơn

Cách đây hai tuần, gia đình mình có mướn một căn nhà 10 phòng, ngay biển ở miền nam Cali để mấy gia đình anh chị cùng con cái bên vợhọp mặt thường niên. Mình bận phải chạy lên vườn trông nom thợ nên về trước giờ khởi hành. Về đến nhà thì thấy quần áo của mình, đồ vệ sinh đã được đồng chí gái, chuẩn bị trong Vali xong xuôi từ lâu. Mình giật mình, nhận ra một cử chỉ mà vợ mình đã làm từ ngày lấy nhau trên 22 năm qua mà nay mình mới ngộra.

Từ ngày thằng con đi học đại học, xa nhà trên một năm nay, chỉ còn cô con gái ở nhà nên cũng bớt lo cho con nên mình mới có thì giờ tới võ đường mỗi tối. Mình chở cô gái đi bơi còn đồng chí gái đón về để hai mẹ con có ít phút trong xe để hàn huyên.

Mình cảm thấy khi thằng con đi học xa thì hai vợ chồng, hình như gần lại nhau,

(Tiên + Tục) Sư

Nguyễn Hoàng Sơn

Hôm trước vào trang nhà Văn Học, thấy hình mấy người bạn học cũ Văn Học, rủ nhau đi thăm thầy nhân ngày Thầy Giáo. Nhìn những người học trò cũ, xấp xỉ 60 tuổi, tóc muối nhiều hơn tiêu, có người đã về hưu đứng bên cạnh thầy Lưu Văn Nguyên, chống gậy khiến mình rất cảm động. Việt Nam ngày nay có ngày dành cho Thầy Cô, để nhớ ơn các thầy cô. Ngày xưa, mỗi lần Tết đến thì học trò có đi Tết cho thầy cô trong lớp.

Trong cuốn "Coeur" (Trái tim) của Edmondo De Amicis mà mình có dịp đọc khi đi làm ở Ý, hồi nhỏ có đọc bản việt ngữ do ông Hà Mai Anh đã dịch với tựa đề Những Tâm Hồn Cao Thượng, có kể câu chuyện về ông bố của Enrico Bottini, đọc báo thấy tin tức của người thầy cũ, đã đem ông ta theo về quê cũ, thăm người thầy khi xưa sau 40 năm. Cuốn sách này có rất nhiều ảnh hưởng cho sự thành lập của đảng Xã Hội Ý Đại Lợi và giúp hình thành các phong trào đấu tranh giai cấp của thanh niên trên thế giới của thế kỷ trước.

Tiền không khí

Nguyễn Hoàng Sơn

Nhớ hồi còn ở Đàlạt, mỗi khi có tiền, phụ bà cụ giao hàng cho khách, không xài, mình đem gửi quỹ tiết kiệm của ngân hàng Đông Phương ở khu Hoà Bình, cạnh nhà hàng Chic Shanghai. Sang Tây cũng bỏ tiền trong Caisse D' épargne,... Dạo ấy thấy tiền lời mỗi tháng là vui nên bỏ đánh bi da, ăn đậu đỏ bánh lọt, để dành tiền ở ngân hàng. Khi đi Tây, mình có đâu 40,000 đồng, rút ra đưa bà cụ. Trong đầu chỉ nghĩ ngân hàng lấy tiền trong quỹ tiết kiệm của khách hàng rồi cho vay lại ăn lời trên huê hồng. Ai ngờ đến khi sang Mỹ, ăn phải bùa mê thuốc lú của ai nên cái tính ngu lâu của mình từ Việt Nam đến giờ mới giác ngộ cách làm tiền của tư bản.

Thí dụ: chính phủ Obama cần tiền tháng này để trả tiền công chức hay lệ phí đánh golf của ông ta. Ông Obama sai bộ trưởng kinh tế kêu FED in tiền $10,000,000,000.00 trong khi ông ta ra lệnh in $10,000,000,000.00 tương đương công khố phiếu rồi giao cho FED giữ để lấy tiền mặt trả lương.

Tiếng Việt tình tôi


Trong cuộc điện đàm trên đài phát thanh Văn-Học Đà Lạt, phóng viên của đài nhận xét là chị Thuỷ, người đẹp Đức Trọng, tác giả nhiều bản nhạc về Đà Lạt, tuy sống ở Hoa Kỳ nhưng ít sử dụng những chữ anh ngữ trong cuộc điện đàm, không như đa số những người việt lưu vong tại đất Mỹ.

Hiện tượng người Việt lưu vong nói chuyện với nhau, bằng tiếng Việt lại hay đệm thêm tiếng nước sở tại rất khá phổ thông. Nhiều khi dùng tiếng nước sở tại hàng ngày nhiều hơn cả tiếng Việt nên các từ Việt hình như bị lưu đày trong ký ức của người Việt tị nạn. Cứ tưởng tượng nói chuyện với một ông Tây, bà Mỹ rồi cứ chêm tiếng Việt vô thì Voltaire hay Shakespeare đang ở trên bàn thờ cũng té xuống đất. Thật ra thì vấn nạn này đã có từ khi mình còn ở Việt Nam. Người lớn, thế hệ của ông cụ mình, khi nói chuyện hay xổ tiếng Tây hay xổ chữ Hán, các điển tích của Tầu. Người nghe như vịt nghe sấm nhưng không dám há mồm hỏi vì sợ bị mang tiếng ngu.
Có lần đánh quần vợt ở sân đại học Đà Lạt thì có một tên, học trên mình vài lớp ở Yersin, đang đánh banh rồi xuất khẩu kêu "Merde" khiến mình ngạc nhiên, trong khi đó có một tên học trường Việt, bảo là chửi đủ thứ. Mình hay xem podcast từ Việt Nam hay các chương trình của giới trẻ Việt Nam ngày nay thì khám phá ra họ sử dụng từ ngữ anh rất nhiều, y chang thế hệ cha ông. Đi Sơn Đoòng trong toán có 10 người mà có đến 5 người trẻ làm việc tại Việt Nam, thấy họ nói tiếng Việt chêm tiếng anh rất nhiều. Mình thì thích khẩu vị Bình dân học vụ. Mình cứ tự hỏi tại sao người Việt lại thích xổ tiếng người khi đàm thoại với người Việt. Câu hỏi này theo mình mấy chục năm nay mà vẫn chưa có đáp số.

Đa số những người Việt lưu vong như mình, sống ở nước sở tại hơn 2/3 đời người nên quen sử dụng tiếng của nước sở tại trong đời sống hàng ngày nên tiếng mẹ đẻ thì càng ngày càng hao mòn thêm. Nói chuyện với con; lúc bé thì tiếng Việt nhưng dần dần phải nói tiếng nước sở tại vì ngữ vựng của con quá hạn chế. Cuối tuần chịu khó đưa con đi học tiếng Việt nhưng chúng không đọc sách báo Việt ngữ nên dần dần cũng bớt nói tiếng Việt với chúng.

Trên mạng xã hội thì thường thấy người gốc Việt, viết bằng tiếng nước sở tại nhiều hơn tiếng Việt. Để thông tin, người ta chọn viết ngôn ngữ mà mình bộc lộ rõ ràng cho nên phải viết bằng ngôn ngữ của nước sở tại.

Hè vừa rồi, mình có mấy đứa cháu sinh tại Pháp sang chơi. Mình phải nói tiếng Anh với chúng để chúng tập nói và hiểu tiếng Anh, khi nào chúng không hiểu thì xổ tiếng Pháp. Con gái mình thì bảo kỳ này gặp mấy đứa em cô cậu thì thoải mái hơn mấy lần trước. Nó học sinh ngữ ở trường môn Pháp Văn nên lần này biết bập bẹ tiếng Tây nên mấy chị em hiểu nhau sơ sơ, nghe nhạc chung,..., và hẹn sang năm gặp nhau lại ở Đà Lạt và năm tới thì ở Pháp.

Sau biến cố 75, các gia đình vượt biển, di tản hay lấy chồng nước ngoài..., bị phân tán nên thế hệ thứ hai ở nước ngoài sẽ có vấn đề khi liên lạc với nhau nhất là nếu người Việt lại chêm thêm tiếng nước sở tại thì chắc sẽ bú xua la mua. May là ngày nay ai nấy đều học anh ngữ nên cũng dễ nói chuyện với nhau. Mình về pháp với vợ con thì con cháu ông bà Cayla đều bập bẹ tiếng anh nên cũng nói chuyện với nhau được.
Thật ra khi về Việt Nam, nhóm người lưu vong lại bị khủng hoảng vì tiếng Việt được dùng ở Việt Nam ngày nay rất khác với thời VIỆT Nam Cộng Hoà. Tiếng Việt bây giờ hình như dùng các từ Hán ngữ nhiều hơn hay đọc theo lối chữ Tầu nhiều như "đảm bảo" thay vì khi xưa mình hay nghe "bảo đảm", "đăng ký" thay vì ghi danh hay ghi tên,... Cho nên người Việt tỵ nạn, không những lưu vong trên xứ người, lại lưu vong trên quê cha đất tổ.

Thời sinh viên, mình lang thang khắp Âu Châu trong những dịp hè hay đi làm nhiều nước nên đã nhận ra vấn đề sử dụng tiếng mẹ đẻ pha với tiếng sở tại khiến người ngoại quốc không hiểu nên mình tự nhủ khi nói tiếng Việt thì cố gắng không dùng tiếng nước ngoài, chỉ khi nào kẹt, không biết dịch ra sao vì từ đó quá chuyên môn. Khi viết thì mình cũng ráng ít thêm các cụm từ của nước sở tại.

Mình nhận thấy cái tính bảo hoàng hơn vua của người mình rất đỉnh. Sang Ý thì người Việt bên đó chê bai xứ Pháp dù chưa bao giờ bước chân đến xứ Gô-loa. Sang Pháp thì người Việt tại đó chê dân Mỹ, qua Mỹ thì dân này chê dân Tây ở dơ,... Người Việt nhìn người Việt lưu vong qua lăng kính của người sở tại thay vì nhìn người Việt qua lăng kính của một người Việt. Mình chỉ biết nói ở đâu quen đó để khỏi nghe chê bai.

Đọc sách báo Việt ngữ thì các tác giả lớn tuổi cứ vác các điển tích Tầu ra để minh chứng rằng mình là kẻ có học, kẻ sĩ đương thời. Mình nhớ dạo nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam để vẽ chùa cho cộng đồng người Việt. Mình tìm mua sách tiếng Việt về Phật giáo đọc, nhức đầu vì tác giả dùng hán tự nhiều lại thêm không dịch cho đọc giả nghe. Thật ra có những câu ngoại ngữ, khó dịch cho sát nghĩa qua tiếng Việt vì Văn hoá dị sàn. Cuối cùng mình phải đọc sách Tây, sách Anh để tham khảo.

Có người cho rằng hiện tượng người Việt hay xổ nho hay tiếng Tây tiếng u là vì họ khinh thường tiếng mẹ đẻ. Nếu viết bằng tiếng nước sở tại thì họ sẽ cẩn thận tra khảo tự điển để dùng các chữ cho chính xác vì sợ người ngoại quốc chê bai nhưng tiếng Việt thì họ xem thường, viết sao cũng được, nói sao cũng không cho là quan trọng. Mình có bà chị vợ, được bầu làm chủ tịch nha sĩ bên Boston nên hàng năm phải gửi I‐meo cho mình nhờ dịch dùm bài diễn văn qua anh ngữ trong khi bà ta viết tiếng Việt trộn tiếng anh mệt nghỉ.

Việt Nam khi xưa đã có "Chữ Nôm" từ thời Phùng Hưng nhưng chữ viết chính dành cho hành chánh, Văn hoá vẫn là chữ Hán. Các nhà nho hay quan lại khi xưa, xem thường chữ Nôm, gọi là "Nôm na là cha mách que". Chữ Nôm bị coi thường nhưng ông Nguyễn Du lại diễn Nôm cuốn Đoạn Trường Tân Thanh của một người Hán tên Thanh Tâm Tài Nhân. Có lẽ khi đi xứ sang Tầu, ông ta có dịp đọc được cuốn sách này nên diễn Nôm giúp vốn liếng Văn học của Việt Nam có Kim Vân Kiều nếu không thì cũng bù trớt với 4,000 năm Văn Hiến. Nhờ diễn nôm nên giới Bình dân mới có thể thưởng thức, truyền tụng thành Văn chương truyền khẩu nên mới lưu cho đến hậu thế. Trong xã hội khi xưa, chỉ có độ chừng tối đa 5% dân chúng biết đọc chữ Hán (theo sách của người Pháp khi mới xâm chiếm Việt Nam). Mấy bài thờ Đường Luật, chữ Hán do người Việt làm đâu có là bao.

Người Triều Tiên cũng dính phải vấn nạn này. Khi xưa họ đã có chữ của họ rồi, có nhiều áng văn rất hay đến đời nhà Tống, nhà Đường, họ có cho nhiều người du học sang Trung Hoa để học hỏi văn chương. Khi trở về các du học sinh này ca tụng nền văn chương của trung hoa và cứ viết theo Hán văn. Rốt cuộc họ không có những áng văn đẹp như khi sử dụng tiếng Hàn. Cuối cùng họ khám phá ra vấn đề nên loại bỏ chữ Hán và sử dụng lại chữ Hàn quốc.

Tương tự, các du học sinh người Việt sang Pháp như Hoàng Anh Tuấn, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa,.. nhưng họ lại làm thơ bằng tiếng Việt nên ngày nay chúng ta có những bài thơ đi vào lòng người Việt. Nếu họ làm thơ bằng tiếng Tây vì họ là người Tây học thì chắc chả để gì cho hậu thế.

Người Việt lưu vong khinh thường tiếng mẹ đẻ có thể bắt nguồn từ sự khinh miệt Chữ Nôm của cha ông ta cho nên đến thế hệ của chúng ta, chữ Quốc Ngữ vẫn không được xem là quan trọng. Có lẽ vì thế mà một số nhà khá giả khi xưa, cho con cháu học trường Tây. Ông cụ mình thì học chữ Hán hồi nhỏ, có học thêm chữ Quốc ngữ sau khi giải ngũ còn bà cụ mình thì không bao giờ cắp sách đến trường nhưng có lẽ do phong trào hay ai đó nói ông bà cụ mình cho mình học trường Tây, hy vọng sẽ có một tương lai sáng sủa hơn đời ông bà cụ. Nông dân thì hoàn nông dân.

Có lẽ người mình đã bị nô lệ lâu năm, bị nền Văn hoá Khổng giáo, nô lệ hoá tinh thần trong hai ngàn năm dựng nước nên tinh thần vọng ngoại của mình quá cao. Mình chỉ thấy Văn hoá của kẻ cai trị là số một còn Văn hoá cha sinh mẹ đẻ của mình thì thuộc loại hủ lậu. Những kẻ biết chút đỉnh tiếng của người cai trị thì có đời sống tương đối khá hơn dân bị trị như các thầy thông, thầy ký khi xưa vô hình trung người mình nghĩ xổ tiếng Tây hay xổ nho là để khẳng định mình thuộc thành phần được giáo hoá bởi người cai trị hay nói cách khác là thành phần tiến bộ.

Hôm trước có một chị tải về một bài viết, giới thiệu ông Quách Vĩnh Thiện, hiện sinh sống tại Pháp. Ông là một kỹ sư điện toán, chơi nhạc tài tử và đã làm 77 bài hát với thơ của Nguyễn Du qua cuốn Kim Vân Kiều và 22 bài về Chinh phụ Ngâm. Mình có gửi mua. Mấy tuần nay, lên xe là nghe Thuý Kiều khóc Kim Trọng, cứ kêu Kim Lang ơi, thiếp đã phụ chàng! 16 tuổi đã leo tường ban đêm vào nhà Kim Trọng, chắc là để hành lạc vì kêu Kim Lang. Nay mới hiểu tại sao các cụ khi xưa cấm đọc truyện Kiều. Nghe truyện Kiều thì mới hiểu là bao nhiêu điển tích, câu nói mà người Việt dùng hàng ngày đều lấy trong Kim Vân Kiều của thi hào Nguyễn Du. Ngày xưa, học Việt Văn, ông thầy hay bà cô bắt học thuộc lòng nên chán. Nhưng nghe 77 bài hát, được phổ từ thơ trong Kim Vân Kiều, nghe rất lạ, nhẹ nhàng. Thật ra, nhạc sĩ phối âm, dùng nhạc cụ cổ truyền lẫn nhạc cụ Tây phương nên nghe có cái gì mới mới. Khi thì tango, khi thì đàn bầu,... Đang đợi Chinh Phụ Ngâm về.

Tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ mình cảm thấy thoải mái nhất khi diễn đạt hay đón nhận từ người khác. Nghe một câu chuyện tiếu lâm bằng tiếng Việt, vẫn khoái trá, đập bàn, vỗ đùi trong khi nghe một câu chuyện tiếu lâm bằng tiếng nước sở tại thì nhạt như nước ốc tương tự đọc mấy chuyện vui của nước ngoài dịch ra tiếng Việt. Tiếng Việt có cách ráp chữ, chơi chữ,...hiểu được thì rất thú vị.

Mụ vợ mình chuyên xổ tiếng Anh khi nói tiếng Việt. Khi nói chuyện với người Việt sinh sống bên này thì không sao nhưng đối với bạn bè, người thân ở VN hay Âu Châu cũng bú xua la mua nên nhiều khi mình phải thông dịch lại cho mấy người kia hiểu. Thật ra vợ mình không nghĩ đến chêm thêm tiếng anh để khẳng định giai cấp lập trường gì cả nhưng vì không để ý nên cứ pha sốt cà chua Mỹ khi ăn cá kho nước mắm. Bạn từ VN cũng lớ ngớ nhưng không dám hỏi. Nói cho ngay, một ngôn ngữ mà không đọc sách báo để trau dồi thêm thì sẽ bị mai một. Qua Hoa Kỳ nên mình chỉ dùng tiếng Tây Ban Nha và anh ngữ hàng ngày nên tiếng Tây, tiếng ý cũng như tiếng đức bị mai một, nên lâu lâu phải nghe France Culture hay đọc báo của mấy tiếng trên để bớt quên. Nên khi nói tiếng Việt là người ta hay xài tiếng anh vì quên chữ Việt Nam.
Thằng con mình có trách mình là không tiếp tục nói tiếng Việt với nó thì mình giải thích mẹ nó lười nói tiếng Việt với hai anh em nó. Đi làm về mệt nên muốn nói tiếng anh với con cho khỏe. Ở nước ngoài, dạy con nói tiếng Việt là một đòi hỏi khá lớn. Dạo hè nó về, mình nói tiếng Việt với nó và khuyến khích nó đọc sách tiếng Việt. Năm nay nó ghi tên học Nhật ngữ trong trường. Nó gia nhập hội sinh viên Nhật và Việt nhưng nó bảo thích Nhật hơn. Ở vùng Bolsa, có học sinh gốc Việt nhiều nên có môn sinh ngữ là Việt ngữ ở trung học trong khi nơi mình ở thì ít chỉ có lớp sinh ngữ Tầu và Nhật. Dạo này hai cha con nói chuyện bằng tiếng Việt.

Nếu mình viết tiếng Việt kiểu VIỆT Nam Cộng Hoà mà mình đã học khi xưa thì người Việt ở hải ngoại hiểu nhưng người thân, gia đình ở VN lại lắc đầu, bảo mình không biết tiếng Việt nên phải pha trộn cả hai. Mình hay bị mấy đứa em ở VN la, viết sai chính tả, dùng chữ không đúng nên phải khắc phục, đọc thêm báo chí trong nước để cập nhật hoá các " chữ hậu 75".

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Tiếng hát Văn-học

Nguyễn Hoàng Sơn

Mình có cái thú khi lái xe, nghe mấy bài giảng của giáo sư đại học để quên kẹt xe, đường xa. Hôm trước, chạy từ vườn về thì mệt, không muốn nghe bài vở nên mở đài phát thanh Văn Học Đàlạt nghe, ai ngờ gặp ngay tên Đá Xanh đang hát Anh Còn Nợ Em thêm cái điện thoại bị rớt xuống gầm xe nên không dám lượm, đành phải nghe đi nghe lại lời rên rỉ của tên Đá Xanh trong suốt 40 phút.

Mình rất ngạc nhiên là HMS đã bỏ công dàn dựng lên trang nhà Mái Ấm Văn Học Đàlạt quá tuyệt. Phần hình ảnh, phần thơ, phần văn, phần nhạc, phỏng vấn, đủ thứ trò. Mặc dầu con cái đã lớn nhưng công sức bỏ ra thêm tiền bạc đóng cho cái website Soundcloud để cựu học sinh Văn Học khắp thế giới có thể nghe dễ dàng. Phần kỹ thuật thì không lo lắm nhưng liên lạc các cựu học sinh của trường nhất là phải gạn lọc các tài liệu bài vở, hình ảnh rồi có người chê kẻ trách hùm bà lằng. Nhiều khi cô nàng imeo mình, xin ý kiến nên đổi vài từ cho nó thanh,

Thức ăn xứ Hàn

Nguyễn Hoàng Sơn

Đến xứ Hàn là ăn kim chi mệt thở. Ở đây mấy ngày bắt đầu ớn thức ăn xứ này, nay chỉ thèm cơm với Cá kho tộ, canh chua hay xà lách hoặc rau muống xào tỏi.

Ba cha con đến Hán Thành trễ trong khi đồng chí gái thì đã đến trước đó gần 3 tiếng. Trong khi ba cha con làm thủ tục quan thuế thì đồng chí gái đã gom lấy hết hành lý của ba cha con. Đúng là Hiền thê! Lấy xe jumbo taxi về nhà trọ, xong xuôi cả nhà đi ăn. Nhà trọ ở ngay trung tâm thành phố nên quán ăn đầy thêm mấy xe bán ngoài đường như các xe bán đồ ăn ở Việt Nam hay hongkong. Lớ quớ chưa biết gì thì thấy một tiệm ăn sáng sủa nên bò vào. Vừa ngồi thì ông chủ đưa cho cái thực đơn thì cả 4 tên gốc mít ngố ra vì không biết đọc tiếng Hàn, dù từng ăn kim chi ở Mỹ. May quá bên cạnh có cô gái xứ Hàn đang ngồi ăn với một tên da trắng nên hỏi thì được biết món đặc biệt trưa nay là 8,000 KWon/ người thế là chủ nói sao mình cứ iế, gục gặc như gà bị mắc dây thung.

Tiệm ăn Đà-lạt

Nguyễn Hoàng Sơn

Gia đình mình hay đi ăn tiệm vào cuối tuần vì lười nấu ăn, con cái bận đi bơi, đi hướng đạo,..nên cứ cơm hàng chợ cháo hàng bún, chẳng bù lại mình khi xưa, mỗi lần đi ngang các tiệm ăn ở Đà Lạt như Chic Shanghai, Nam Sơn,.. là ước mơ được vào trong. Mình có vào trong hai tiệm này khi bắt chim bồ câu của thiên hạ đậu ở chuồng chim nhà mình, đem ra bán cho hai tiệm này . Có lần đi ngang tiệm Mekong, thấy ông cụ ngồi uống cà phê với bạn, vẫy tay kêu vào, cho uống chai xá xị con cọp trong ly đá lạnh, ngồi ghế nệm, thơm thơm mùi đồ ăn Tàu, sướng rêm mé đìu hiu.

Lần đầu tiên được ông bà cụ dẫn đi tiệm ăn, tiệm Như Ý ở đường Phan đình Phùng. Nằm giữa rạp xi nê Ngọc Hiệp và cây xăng Ngọc Hiệp có hai tiệm ăn Tầu tên Như Ý và Kim Linh. Bên trái tiệm Kim Linh, cạnh đường hẻm bên cạnh rạp Ngọc Hiệp, hình như có cái xe bán bánh mì thịt.

Thầy xưa Bạn cũ

Nguyễn Hoàng Sơn

Mình vừa bước vào quán An Tiến là đã nghe giọng thầy An kêu lên: "nhận ra rồi". Thầy trò ôm nhau như níu kéo vội vã trong giây khắc một quá khứ của 42 năm trước như trong phim Back to the future. Thầy tát vào mặt mình như thể hiện nỗi mừng gặp lại một người trò cũ, xa vắng từ 42 năm qua. Mấy chị em họ Chử đừng có đưa má cho thầy tát nhé. Đau lắm! Nhưng vui! PMC gọi nói thầy từ Bảo Lộc đã đi xe lên, hỏi có rảnh thì ra quán cho thầy gặp cả chiều thì có bạn đến đông thì không có thì giờ hỏi thăm nhau. Thầy kể có học trò từ 55 năm trước ở Huế, vào tìm đến thăm thầy. Thầy chỉ muốn xem mặt mình để xem mình còn giữ được tố chất Việt trong người hay đã biến thành Tây Tàu.

Mấy thầy trò lại tiếp tục câu chuyện dở dang của mấy tháng trước khi tên N.A. nhờ mình gọi phỏng vấn thầy để các học trò của thầy khi xưa được nghe lại giọng nói của Thầy.

Thầy cũ

Nguyễn Hoàng Sơn

Về thăm Việt Nam kỳ này, mình có duyên gặp lại 3 người thầy cũ, dù chỉ có dạy mình năm 11B nhưng vẫn để lại cho mình nhiều dấu ấn, ảnh hưởng về cuộc đời mình trong 41 năm qua.

Gặp lại thầy Nguyên thì khuôn mặt khắc khổ của thầy ngày xưa vẫn còn. Thầy vẫn nhớ mình, nhắc đến lá thư giới thiệu của thầy viết, gửi cho trường đại học bên Pháp khi mình xin ghi danh, đi du học. Thấy thầy bệnh hoạn sau khi đi tù về, bị tai biến rồi thêm bệnh trĩ. Thầy than cả đêm trước không ngủ được nên các học trò cũ, xin phép về để thầy nghỉ. Mình chỉ học thầy về hình học năm 11B, vẫn nhớ đến sự tận tâm của thầy, lo cho từng đứa học trò nhất là những ai không hiểu bài. Khuôn mặt thầy như đau buồn nếu có một ai không hiểu lời thầy giảng. Có lần một anh bạn học giải không ra đáp số nên thầy có hỏi anh ta tại sao không hiểu. Không khí trong lớp khá ngột ngạt nên mình kêu "Nhà nó nghèo",